Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Luận văn - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP tư vấn - đầu tư - xây dựng Gia Thịnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.15 KB, 100 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b>MỤC LỤC </b></i>



<i><b> Trang </b></i>


<i><b>CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ... 1 </b></i>


<b>1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 1 </b>


<b>1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ... 2 </b>


1.2.1 Mục tiêu chung ... 2


1.2.2 Mục tiêu cụ thể ... 2


<b>1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ... 2 </b>


<b>1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU... 2 </b>


1.4.1 Không gian nghiên cứu ... 2


1.4.2 Thời gian nghiên cứu ... 3


1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ... 3


<b>1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ... 3 </b>


<i><b>CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN </b></i>
<i><b>CỨU ... 5 </b></i>


<b>2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ... 5 </b>



2.1.1 Những vấn đề chung về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ... 5


2.1.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá ... 7


2.1.3 Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả ... 9


<b>2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 12 </b>


2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ... 12


2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ... 12


<i><b>CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP TƯ VẤN - </b></i>
<i><b>ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG GIA THỊNH ... 16 </b></i>


<i><b>3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ... 16 </b></i>


3.1.1 Giới thiệu chung ... 16


3.1.2 Ngành nghề kinh doanh ... 16


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>3.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KNH DOANH CỦA </b>


<b>CƠNG TY ... 20 </b>


<b>3.3. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN ... 24 </b>


3.3.1 Thuận lợi... 24


3.3.2 Khó khăn ... 24



3.3.3 Phương hướng phát triển ... 25


<i><b>CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG </b></i>
<i><b> KINH DOANH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ </b></i>
<i><b>HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY... 26 </b></i>


<b>4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU ... 26 </b>


4.1.1 Phân tích doanh thu theo thành phần ... 26


4.1.2 Đánh giá tình hình thực hiện doanh thu các cơng trình qua 3 năm ... 30


4.1.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu ... 36


<b>4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ ... 40 </b>


4.2.1 Phân tích chung tình hình thực hiện chi phí qua 3 năm ... 40


4.2.2 Phân tích biến động theo từng khoản mục chi phí qua 3 năm ... 45


4.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí ... 49


<b>4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN ... 53 </b>


4.3.1 Phân tích chung lợi nhuận của cơng ty ... 53


4.3.2 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận ... 57


4.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ... 59



<b>4.4. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ... 74 </b>


4.4.1 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu ... 75


4.4.2 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản ... 76


4.4.3 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ... 77


4.4.4 Tỷ số lợi nhuận ròng trên chi phí ... 78


<i><b>CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ </b></i>
<i><b>HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIA THỊNH ... 79 </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

5.1.1 Nguyên nhân chủ quan ... 79


5.1.2 Nguyên nhân khách quan ... 79


<b>5.2. MỘT SỐ NHÂN TỐ BÊN TRONG VÀ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI </b>
<b>TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KIH DOANH CỦA CƠNG TY ... 80 </b>


5.2.1 Mơi trường bên trong ... 80


5.2.2 Môi trường bên ngoài ... 81


<b>5.3. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG </b>
<b>KINH DOANH ... 82 </b>


5.3.1 Những kết quả đạt được ... 82



5.3.2 Những mặt hạn chế trong kinh doanh ... 83


<b>5.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT </b>
<b>ĐỘNG KINH DOANH ... 83 </b>


5.4.1 Biện pháp tăng doanh thu ... 84


5.4.2 Biện pháp hạ thấp chi phí ... 85


5.4.3 Một số biện pháp khác ... 86


<i><b>CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 88 </b></i>


<b>6.1. KẾT LUẬN ... 88 </b>


<b>6.2. KIẾN NGHỊ... 89 </b>


6.2.1 Đối với Nhà nước ... 89


6.2.2 Đối với công ty ... 89


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 91 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i><b>DANH MỤC BIỂU BẢNG </b></i>



<b> </b>
<b> </b>


<b> </b>



<i><b> Trang </b></i>


Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2006 - 2008 ... 21


Bảng 2: Chênh lệch kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2006 - 2008 ... 21


Bảng 3: Doanh thu theo thành phần của công ty qua 3 năm 2006 - 2008 ... 26


Bảng 4: Chênh lệch doanh thu theo thành phần của công ty qua 3 năm
2006 – 2008 ... 27


Bảng 5: Tình hình doanh thu thực hiện các cơng trình qua 3 năm
2006 - 2008 ... 30


Bảng 6: Tình hình khối lượng cơng trình thực hiện của từng quy mơ
cơng trình qua 3 năm ... 37


Bảng 7: Mức độ ảnh hưởng của khối lượng và giá đến doanh thu của
năm 2007 so với năm 2006 ... 38


Bảng 8: Mức độ ảnh hưởng của khối lượng và giá đến doanh thu của
năm 2008 so với năm 2007 ... 38


Bảng 9: Tình hình chung sử dụng chi phí của công ty qua 3 năm
2006 - 2008 ... 41


Bảng 10: Chênh lệch chi phí của công ty qua 3 năm 2006 - 2008 ... 42


Bảng 11: Tình hình biến động chi phí theo khoản mục qua 3 năm
2006 - 2008 ... 46



Bảng 12: Chênh lệch biến động chi phí theo khoản mục qua 3 năm
2006 - 2008 ... 46


Bảng 13: Tình hình chung lợi nhuận theo khoản mục của công ty qua 3 năm .. 54


Bảng 14: Chênh lệch lợi nhuận theo khoản mục của công ty qua 3 năm ... 54


Bảng 15: Tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận qua 3 năm 2006 - 2008... 58


Bảng 16: Ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận ... 61


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i><b>DANH MỤC HÌNH </b></i>



<i><b> </b></i>


<i><b> </b></i>


<i><b>Trang </b></i>


Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chưc của cơng ty ... 17


Hình 2: Sơ đồ hình thức kế tốn tại cơng ty Gia Thịnh ... 20


Hình 3: Biểu đồ biểu diễn kết quả kinh doanh của cơng ty Gia Thịnh ... 24


Hình 4: Biểu đồ biểu diễn tổng doanh thu của công ty qua 3 năm ... 29


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i><b>DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT </b></i>




CP : Cổ phần


TSCĐ : Tài sản cố định


DT : Doanh thu


LN : Lợi nhuận


TNDN : Thu nhập doanh nghiệp


TBình : Trung bình


C.Trình : Cơng trình


QLDN : Quản lý doanh nghiệp


NVL : Nguyên vật liệu


SX : Sản xuất


HĐKD : Hoạt động kinh doanh


HĐTC : Hoạt động tài chính


KH : Kế hoạch


TH : Thực hiện


GVHB : Giá vốn hàng bán



BH : Bán hàng


QLDN : Quản lý doanh nghiệp


CSH : Chủ sở hữu


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i><b>TĨM TẮT NỘI DUNG </b></i>



Cơng ty CP tư vấn - đầu tư - xây dựng Gia Thịnh là công ty kinh doanh đa lĩnh


vực, trong quá trình hoạt động cơng ty đạt hiệu quả rất tốt ở các lĩnh vực xây lắp.


Lợi nhuận ở lĩnh vực này chiếm tỷ trọng cao trong tổng lợi nhuận của công ty.


Chính vì vậy mà khi thực tập tại cơng ty, được sự đồng ý của công ty nên em chọn


đề tài “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP tư vấn - đầu tư - xây


dựng Gia Thịnh”. Đề tài phân tích gồm 6 chương:


<b>Chương 1: Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu </b>


Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu tầm quan trọng của đề tài cũng như


là đề ra mục tiêu nghiên cứu chung và cụ thể để tiến hành phân tích hiệu quả hoạt


động kinh doanh của công ty.


<b>Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu </b>



Chương này sẽ đi vào tìm hiểu một số lý thuyết về phân tích hiệu quả hoạt


động kinh doanh như: Khái niệm, đối tượng, ý nghĩa, nội dung, nhiệm vụ. Một số


khái niệm về tình hình tiêu thụ, doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các tỷ số tài chính


cơ bản để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Phương pháp thu


thập số liệu nào, phương pháp phân tích số liệu nào được sử dụng trong đề tài.


<b>Chương 3: Giới thiệu khái quát về Công ty CP tư vấn - đầu tư - xây dựng Gia </b>
<b>Thịnh </b>


Chương này sẽ giới thiệu tổng quát về công ty, quá trình hình thành và phát


triển, ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức và bộ máy kế tốn nào được áp dụng.


Ngồi ra, ở chương 3 còn giới thiệu khái quát về q trình hoạt động kinh doanh của


cơng ty trong 3 năm hoạt động 2006 - 2008, những khó khăn, thuận lợi cũng như là


phương hướng hoạt động của công ty trong những năm tớ i như thế nào sẽ được trình


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>Chương 4: Phân tích thực trạng, hiệu quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố </b>
<b>ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty </b>


Dựa trên những số liệu do công ty cung cấp, chương này tiến hành phân tích


tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Sự tăng hay giảm của doanh thu, chi phí, lợi



nhuận của cơng ty sẽ chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố nào thì trong chương 4 này


sẽ được tìm hiểu cụ thể. Ngồi ra, chương này cịn đánh giá tình hình tài chính của


cơng ty như thế nào thơng qua việc phân tích các tỷ số tài chính của cơng ty.


<b>Chương 5: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh </b>
<b>của công ty Gia Thịnh. </b>


Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu những tác động của môi trường bên


trong cũng như là mơi trường bên ngồi đối với cơng ty. Tìm ra những điểm mạnh,


điểm yếu, cơ hội cũng như những thách thức của công ty đang phải đối mặt, từ đó


đưa ra những kết quả mà công ty đã đạt được cũng như những hạn chế và dựa vào


thực trạng phân tích đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh


doanh của công ty trong thời gian sắp tới.


<b>Chương 6: Kết luận và kiến nghị </b>


Chương 6 sẽ tổng kết lại tồn bộ q trình đã phân tích từng những chương


trước, đúc kết những thuận lợi, những mặt mạnh mà công ty đã đạt được, đồng thời


khắc phục những khó khăn nhằm giúp cơng ty ngày càng phát triển và đứng vững


trên thị trường. Trong chương này sẽ có một số đề xuất ý kiến cho công ty cũng như



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>CHƯƠNG 1 </b>


<b> GIỚI THIỆU </b>



<b>1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU </b>


Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường, vấn đề đặt lên


hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp là hiệu quả kinh doanh. Có hiệu quả kinh doanh


mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh được với các doanh nghiệp


khác, vừa có điều kiện tích luỹ và mở rộng sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo đời


sống cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Để làm được điều


đó, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn


biến và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, những mặt mạnh, mặt yếu của doanh


nghiệp trong mối quan hệ với mơi trường xung quanh. Chính vì thế, có thể nói phân


tích hoạt động kinh doanh chiếm một vị trí rất quan trọng trong quá trình hoạt động


của doanh nghiệp. Đó là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả mà các doanh


nghiệp đã sử dụng từ trước đến nay.


Mặt khác, qua phân tích kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp tìm ra các biện



pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp, nhằm


huy động mọi khả năng về tiền vốn, lao động, đất đai… vào quá trình sản xuất kinh


doanh, nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.


Ngoài ra, phân tích kinh doanh cịn là những căn cứ quan trọng phục vụ cho


việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó,


các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định về chiến lược kinh doanh có hiệu quả


hơn.


Với kiến thức tích lũy được trong thời gian học tập tại trường và thời gian thực


tập ba tháng tại Công ty CP Tư vấn - Đầu tư - Xây dựng Gia Thịnh, được tiếp xúc


với hoạt động kinh doanh thực tế của công ty, em đ ã nhận thức được tầm quan trọng


của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. Và là một trong những sinh viên


<i><b>quan tâm đến lĩnh vực phân tích kinh doanh, em đã quyết định chọn đề tài“Phân </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU </b>
<b>1.2.1 Mục tiêu chung </b>


Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty CP tư vấn -


đầu tư - xây dựng Gia Thịnh qua 3 năm 2006 – 2008. Từ đó, đưa ra một số giải pháp



nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty.


<b>1.2.2 Mục tiêu cụ thể </b>


- Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, l ợi nhuận của công ty qua 3 năm 2006


- 2008 nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của cơng ty.


- Phân tích các chỉ tiêu về tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh


của cơng ty.


- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của cơng


ty nói chung, ảnh hưởng đến lợi nhuận nói riêng.


- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho


công ty.


<b>1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU </b>


Để phục vụ tốt cho việc phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh


của công ty Gia Thịnh, em đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu như sau:


- Công ty đang hoạt động có hiệu quả? Trong những năm gần đây, tình hình


kinh doanh của cơng ty như thế nào?



- Doanh thu qua các năm có tăng? Tốc độ tăng như thế nào?


- Tình hình sử dụng chi phí của cơng ty ra sao? Có phù hợp với tình hình kinh


doanh của cơng ty hiện nay?


- Lợi nhuận của cơng ty có tăng đều qua các năm? Lợi nhuận năm sau có cao


hơn năm trước?


- Nhân tố nào làm ảnh hưởng đến lợi nhuận? Nhân tố nào làm ảnh hưởng tích


cực, tiêu cực đến lợi nhuận?


<b>1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU </b>
<b>1.4.1 Không gian nghiên cứu </b>


Đề tài được thực hiện tại công ty CP tư vấn - đầu tư - xây dựng Gia Thịnh


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>1.4.2 Thời gian nghiên cứu </b>


- Luận văn này được thực hiện trong thời gian thực tập từ 08/02/2009 đến


01/05/2009.


- Số liệu sử dụng trong luận văn là số liệu thực tế của công ty từ năm 2006 đến


2008.



<b>1.4.3 Đối tượng nghiên cứu </b>


- Đề tài chỉ đi sâu phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công


ty thông qua việc phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Phân tích các chỉ


tiêu tài chính cơ bản có liên quan đến việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh


của cơng ty. Việc phân tích này đều dựa vào báo cáo tài chính năm của cơng ty qua


3 năm, cụ thể là dựa vào 2 bảng: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động


kinh doanh. Từ đó, tìm ra được các ngun nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động


kinh doanh và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho


công ty.


- Công ty CP tư vấn - đầu tư - xây dựng Gia Thịnh là một công ty kinh doanh


nhiều lĩnh vực khác nhau như là: xây dựng các công trình, mua bán vật liệu xây


dựng, môi giới bất động sản,..Trong 3 năm 2006 - 2008, công ty chỉ thực hiện xây


dựng cơng trình nhà ở với qui mơ lớn nên đây cũng là đối tượng nghiên cứu của đề


tài luận văn này.


<b>1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU </b>



Trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình, em đã có tham khảo một số đề tài


của các anh chị khóa trước như:


* Nguyễn Như Anh (2007), sinh viên khoá 29 của Khoa Kinh tế - QTKD,


<i>Trường Đại Học Cần Thơ.“ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Cơng ty cổ </i>


<i>phần Nông Lâm sản Kiên Giang ”. Nội dung nghiên cứu: </i>


+ Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của cơng ty năm 2004 - 2006.


+ Phân tích doanh thu, lợi nhuận năm 2004 - 2006.


+ Đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

* Huỳnh Ngọc Dung (2008), sinh viên khoá 30 của Khoa Kinh tế - QTKD,


<i>Trường Đại Học Cần Thơ. “Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại </i>


<i><b>công ty TNHH thương mại- dịch vụ- xây dựng- sản xuất Hoàng Dũ”. Nội dung </b></i>


nghiên cứu:


- Phân tích tình hình tiêu thụ cho từng sản phẩm chính.


- Phân tích tình hình chi phí, lợi nhuận của cơng ty năm 2005 - 2007


- Sử dụng ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa.



Các phương pháp phân tích dung trong đề tài là: phương pháp so sánh, phương


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>CHƯƠNG 2 </b>


<b>PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>


<b>2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN </b>


<b>2.1.1 Những vấn đề chung về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh </b>
<b>2.1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh </b>


Phân tích hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất l à nghiên cứu tất cả


các hiện tượng, các hoạt động có liên quan trực tiếp và gián tiếp với kết quả hoạt


động kinh doanh của con người. Q trình phân tích được tiến hành từ bước khảo


sát thực tế đến tư duy trừu tượng tức là sự việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số


liệu, xử lý phân tích các thơng tin số liệu, tìm nguyên nhân, đến việc đề ra các định


hướng hoạt động và các giải pháp thực hiện các định hướng đó.


<b>2.1.1.2 Vai trị của phân tích hoạt động kinh doanh </b>


- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm


tàng trong hoạt động kinh doanh mà cịn là cơng cụ cải tiến cơ chế quản lý trong


kinh doanh.



Bất kì hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như thế


nào đi nữa cũng còn những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ


thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện được và khai thác chúng để


mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thơng qua phân tích doanh nghiệp mới thấy rõ


nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để cải


tiến quản lý.


- Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận


đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của


mình. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng


các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.


- Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh


doanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra


quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra, đánh


giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh.



- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro.


Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra. Doanh nghiệp


phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đốn các điều


kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra các chiến lược kinh doanh cho phù


hợp. Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về tài chính, lao


động, vật tư… Doanh nghiệp cịn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở


bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh… trên cơ sở phân tích trên,


doanh nghiệp dự đốn các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phịng ngừa trước khi


xảy ra.


- Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nh à quản


trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khác, khi


họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thơng qua phân tích họ mới có


thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay… với doanh nghiệp


nữa hay không.


<b>2.1.1.3 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh </b>



Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là kết quả và quá trình hoạt


động sản xuất kinh doanh có kế hoạch của đơn vị kinh tế, những nhân tố phát sinh


bên trong hoặc ngoài đơn vị kinh tế, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh


của doanh nghiệp.


<b>2.1.1.4. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh </b>


Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là:


- Đánh giá thường xun tồn diện q trình sản xuất kinh doanh, kết quả đạt


được bằng các chỉ tiêu kinh tế.


- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đạt được và mức độ ảnh hưởng


của mỗi nhân tố.


- Phát hiện và đề ra biện pháp, phương pháp nhằm hạn chế những mặt yếu


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định, bởi vì nhiệm


vụ của phân tích là nhằm xem xét, đánh giá, dự đốn có thể đạt được trong tương lai


nên rất thích hợp với chức năng hoạch định các mục tiêu kinh doanh của doanh


nghiệp trong nền kinh tế thị trường.



<b>2.1.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá </b>
<b>2.1.2.1 Doanh thu </b>


- Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là toàn bộ giá trị sản phẩm hàng


hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán, cung cấp cho khách hàng trong kỳ. Giá trị của


hàng hóa được thỏa thuận ghi trong hợp đồng kinh tế về mua bán và cung cấp sản


phẩm hàng hóa dịch vụ và đã được ghi trên hóa đơn bán hàng hoặc ghi trên các hóa


đơn chứng từ khác có liên quan đến việc bán hàng hay là sự thỏa thuận giữa người


mua và người bán. Doanh thu có vai trị rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp,


doanh thu phản ánh tình hình tiêu thụ hàng hóa trong kỳ, là cơ sở đánh giá hiệu quả


hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố đó


là: Số lượng sản phẩm bán ra và giá bán.


Doanh thu = Số lượng sản phẩm bán ra * giá bán.


- Doanh thu bán hàng thuần: Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu bán


hàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị


hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.



<b> </b> <b>2.1.2.2 Chi phí</b>


Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thơng


hàng hóa. Đó là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trong q


trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát


sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ


khâu mua nguyên liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó.


- Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền tồn bộ chi phí của doanh nghiệp để


hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.


- Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao TSCĐ, bao bì, chi phí vật


liệu, chi phí mua ngồi, chi phí bảo quản, quảng cáo…


- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí chi ra có liên quan đến việc


tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý gồm


nhiều loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao. Đây là


nhựng khoản chi phí mang tính chất cố định, nên có khoản chi nào tăng lên so với



kế hoạch là điều khơng bình thường, cần xem xét ngun nhân cụ thể.


- Chi phí tài chính (Chi phí lãi vay) là tồn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi trả


cho các khoản đã vay trong kỳ.


<b>2.1.2.3 Lợi nhuận </b>


Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu


trừ mọi chi phí. Nói cách khác lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu


bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí


hoạt động, thuế.


Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác nhau


giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của tổ chức phi lợi nhuận là


cơng tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, khơng mang tính chất kinh


doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến cùng là lợi


nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng


đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận.


Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có:



- Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu


trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ


đặc biệt, thuế xuất khẩu, và trừ giá vốn hàng bán.


- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: l à lợi nhuận thu được từ hoạt động


kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh


doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này được tính tốn dựa trên cơ sở


lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi


phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính


của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính


trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bao


gồm:


+ Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh.


+ Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.


+ Lợi nhuận về cho thuê tài sản.



+ Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác.


+ Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng.


+ Lợi nhuận cho vay vốn.


+ Lợi nhuận do bán ngoại tệ.


- Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp khơng dự tính tr ước


hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận khác có


thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới.


Thu nhập bất thường của doanh nghiệp bao gồm:


+ Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.


+ Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng.


+ Thu từ các khoản nợ khó địi đã xử lý, xóa sổ.


+ Thu các khoản nợ không xác định được chủ.


+ Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng


quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra…


Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi nhuận



<b>bất thường. </b>


<b>2.1.3 Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả kinh doanh </b>


<i><b>2.1.3.1 Các hệ số về lợi nhuận </b></i>


<i><b>a. Hệ số tổng lợi nhuận </b></i>


Hệ số tổng lợi nhuận cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Doanh số - Trị giá hàng đã bán theo giá mua
Hệ số tổng lợi nhuận =


<b> Doanh số bán </b>


Như vậy, về nguyên lý, khi chi phí đầu vào tăng, hệ số tổng lợi nhuận sẽ giảm


và ngược lại. Trong thực tế, khi muốn xem các chi phí này có cao q hay khơng,


người ta sẽ so sánh hệ số tổng số lợi nhuận của một công ty với hệ số của các công


ty cùng ngành. Nếu hệ số tổng lợi nhuận của các công ty cùng ngành cao hơn thì


cơng ty cần có giải pháp tốt hơn trong việc kiểm soát các chi phí đầu vào.


<i><b>b. Hệ số lợi nhuận hoạt động: </b></i>


Hệ số lợi nhuận hoạt động cho biết việc sử dụng hợp lý các yếu tố trong quá


trình sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.



Thu nhập trước thuế và lãi (EBIT)
Hệ số lợi nhuận hoạt động =


<b> Doanh thu </b>


Hệ số này là thước đo đơn giản nhằm xác định địn bẩy hoạt động mà một cơng


ty đạt được trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Hệ số biên lợi


nhuận hoạt động cho biết một đồng vốn bỏ ra có thể thu về bao nhi êu thu nhập trước


thuế. Hệ số lợi nhuận hoạt động cao có nghĩa là quản lý chi phí có hiệu quả, hay


doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoạt động. Các nhà quản lý cần phải tìm ra các


nguyên nhân khiến hệ số lợi nhuận hoạt động cao hay thấp để từ đó họ có thể xác


định xem cơng ty hoạt động có hiệu quả hay không, hoặc xem giá bán sản phẩm đã


tăng nhanh hơn hay chậm hơn chi phí vốn.


<b>2.1.3.2 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời </b>


<i><b>a. Lợi nhuận trên tài sản (ROA) </b></i>


Đây là tỷ số đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Tỷ số này được xác định


bằng công thức:







</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh trong


kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản


xuất kinh doanh càng lớn.


<i><b>b. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) </b></i>


Tỷ số này đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là tỷ số rất quan


trọng đối với các cổ đơng vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ. Tỷ số này được


tính bằng công thức sau:


Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứ


một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao


nhiêu đồng về lợi nhuận.


<i><b>c. Lợi nhuận trên doanh thu (ROS) </b></i>


Tỷ số này phản ảnh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong


kỳ. Công thức xác định tỷ số này là:



Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có bao


nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của


doanh nghiệp càng cao.


Trên thực tế, hệ số lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, cịn trong bản


thân một ngành thì cơng ty nào quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào tốt hơn thì sẽ


có hệ số này cao hơn. Xét từ góc độ nhà đầu tư, một cơng ty có điều kiện phát triển


thuận lợi sẽ có mức lợi nhuận ròng cao hơn lợi nhuận ròng trung bình của ngành và


có thể liên tục tăng. Ngoài ra, một công ty càng giảm chi phí của mình một cách


hiệu quả thì hệ số lợi nhuận rịng càng cao.
ROE


Lợi nhuận rịng


Vốn chủ sở hữu bình quân
=


ROS


Lợi nhuận ròng


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<i><b>d. Lợi nhuận trên chi phí </b></i>



Tỷ số này phản ảnh khả năng sinh lời trên cơ sở chi phí phát sinh trong kỳ.


Công thức xác định tỷ số này là:


Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí đầu vào bỏ ra trong kỳ sản xuất


kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả


hoạt động kinh doanh của công ty càng lớn.


<b>2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>
<b>2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu </b>


Các số liệu sử dụng trong đề tài này chủ yếu là số liệu thứ cấp được Công ty


cung cấp bao gồm: Bảng cân đối kết toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ


phịng tài chính - kế tốn để phân tích hoạt động kinh doanh của cơng ty. Đồng thời,


thu thập một số thông tin từ báo, tạp chí và từ nguồn internet để phục vụ thêm cho


<b>việc phân tích. </b>


<b>2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu </b>


Trong đề tài nghiên cứu này chủ yếu là dùng phương pháp so sánh và phương


pháp thay thế liên hồn để phân tích số liệu trong từng mục tiêu nghiên cứu.


- Phân tích theo chiều ngang : là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả



về số tuyêt đối và số tương đổi trên từng chỉ tiêu của từng bảng (Bảng cân đối kế


toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh).


- Phân tích theo chiều dọc: là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối


tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng bảng và giữa các bảng.


- Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn nhằm xác định các


nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của cơng ty. Các nhân tố đó tác động tích cực hay


tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty. Từ đó xem xét mà có biện


pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cơng ty.


<b> </b>


Lợi nhuận/chi phí


Lợi nhuận ròng


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>2.2.2.1 Phương pháp so sánh </b>


<i><b>a. Khái niệm và nguyên tắc </b></i>


<i>* Khái niệm: </i>


Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so



sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử


dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và


dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.


<i>* Nguyên tắc: </i>


- Tiêu chuẩn so sánh:


+ Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh.


+ Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua.


+ Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành.


+ Chỉ tiêu bình quân của nội ngành.


+ Các thơng số thị trường.


+ Các chỉ tiêu có thể so sánh khác.


- Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không


gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính tốn; quy


mơ và điều kiện kinh doanh.


<i><b>b. Các phương pháp so sánh </b></i>



<i>* Phương pháp so sánh số tuyệt đối </i>


Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so


sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ


trước.


Số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lượng của sự kiện.


Tác động của so sánh: phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy


mô, khối lượng.




Tăng ( +) giảm ( - ) tuyệt đối = Chỉ tiêu thực hiện – Chỉ tiêu kế hoạch


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Số tương đối là một chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần (%) phản ánh tình


hình của sự kiện, khi số tuyệt đối khơng thể nói lên được. Số tương đối còn là tỷ lệ


phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để đánh giá một vấn đề nào


đó ở 2 thị trường khác nhau. Phương pháp số tương đối còn giúp ta nghiên cứu cơ


cấu của một hiện tượng như cơ cấu ngành, cơ cấu doanh thu. Các loại số tương đối:



- Số tương đối kế hoạch


- Số tương đối hoàn thành kế hoạch


<b>2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn </b>


<i><b>a. Khái niệm </b></i>


Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự


nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân


tích tức là đối tượng phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần


thay thế.


<i><b>b. Đặc điểm </b></i>


- Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó thì chỉ có nhân tố đó


được biến đổi còn các nhân tố khác được cố định lại.


- Các nhân tố phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định, nhân tố số lượng


sắp trước, nhân tố chất lượng sắp sau. Xác định ảnh hưởng của nhân tố số lượng


trước, chất lượng sau.


- Lần lượt đem số thực tế vào thay cho số kế hoạch của từng nhân tố, lấy kết



quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần tr ước sẽ được mức độ ảnh hưởng của


nhân tố vừa biến đổi, các lần thay thế hình thành một mối quan hệ liên hoàn. Tổng


đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải đúng bằng đối tượng phân tích.


<i><b>c. Cách thực hiện </b></i>


Giả sử một chỉ tiêu kinh tế Q bao gồm có 4 nhân tố ảnh h ưởng là a, b, c, d. Các


nhân tố này tác động tới Q bằng tích số.


<b>Thể hiện bằng phương trình: Q = a . b . c . d</b>


<i>* Quy ước rằng: </i>


Kế hoạch ký hiệu là 0


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ thực hiện so với kỳ


kế hoạch.


<b>ΔQ = Q</b>
<b>1 – Q0 </b>
Với: Q


1 = a1 . b1 . c1 . d1


Q



0 = a0 . b0 . c0 . d0


<i>* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng bằng cách thay thế </i>


<b>- Thay thế bước 1 (cho nhân tố a): a</b>


<b>0</b>b0c0d0 <b>bằng a1</b>b0c0d0


<b> Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a sẽ là: </b>


<b> </b> <b>Δa = a</b>


1b0c0d0 - a0b0c0d0


- Thay thế bước 2 (cho nhân tố b): a


1<b>b0</b>c0d0 bằng a1<b>b1</b>c0d0


<b> Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b sẽ là: </b>


<b> </b> <b>Δb = a</b>


1b1c0d0 – a1b0c0d0


- Thay thế bước 3 (cho nhân tố c): a


1b1<b>c0</b>d0 bằng a1b1<b>c1</b>d0


<b> Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c sẽ là: </b>



<b> </b> <b>Δc = a</b>


1b1c1d0 – a1b1c0d0


- Thay thế bước 4 (cho nhân tố d): a


1b1c1<b>d0 </b>bằng a1b1c1<b>d1</b>
<b> Mức độ ảnh hưởng của nhân tố d sẽ là: </b>


<b> </b> <b>Δd = a</b>


1b1c1d1 – a1b1c1d0


<b>Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng. </b>


<b> </b> <b>Δa + Δb + Δc + Δd = a</b>


1b1c1d1 - a0b0c0d0


 Đúng bằng đối tượng phân tích


<b>ΔQ = Q</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>CHƯƠNG 3 </b>



<b>GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN </b>


<b>TƯ VẤN - ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG GIA THỊNH </b>



<b>3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY </b>
<b>3.1.1 Giới thiệu chung </b>



- Tên công ty: Công ty Cổ Phần Tư Vấn - Đầu Tư - Xây Dựng Gia Thịnh.


- Tên giao dịch: Gia Thịnh Investment - Construcction - Commercial


Corporation.


- Tên viết tắt: Gia Thịnh Corp.


- Giấy phép kinh doanh số: 54.0.3.000015 cấp ngày 01/07/2003 do Sở Kế


hoạch và Đầu tư Vĩnh Long cấp.


- Địa chỉ trụ sở chính: Số 62 Phạm Thái Bường - Phường 4 - Thị xã Vĩnh


Long - Tỉnh Vĩnh Long.


- Điện thoại: 0703.823.645


- Người đại diện theo pháp luật của cơng ty: Ơng Nguyễn Văn Đơng, chức vụ


Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc công ty.


- Vốn điều lệ: 3.000.000.000 đồng.


Thời gian hoạt động của Công ty là 20 năm kể từ ngày được cơ quan đăng ký


kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cơng ty có thể chấm dứt hoạt


động trước thời hạn hoặc kéo dài them thời gian hoạt động theo quyết định của Đại



hội cổ đơng. Cơng ty cũng có thể chấm dứt hoạt động trước thời hạn theo quy định


của pháp luật.


<b>3.1.2 Ngành nghề kinh doanh </b>


- Xây dựng các cơng trình: Dân dụng, giao thông (cầu, đường, cống..), thủy


lợi; San lắp mặt bằng, lắp đặt trang thiết bị cho các cơng trình xây dựng; Trang trí


nội, ngoại thất; Sửa chữa, bảo trì, vệ sinh cơng nghiệp cơng trình xây dựng.


- Khai thác cát, sỏi, đá (không hoạt động tại trụ sở); Trồng cây công nghiệp.


- Mua bán vật liệu xây dựng, sắt thép, ống thép, kim loại màu (kết cấu thép,


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

đồng), nông sản thực phẩm, máy móc nơng ngư cơ, thiết bị máy ngành: Cơng


nghiệp, nơng nghiệp khai khống, lâm nghiệp,…


- Môi giới bất động sản: Kinh doanh nhà; Cho thuê mặt bằng, nhà xưởng, văn


phòng, nhà ở, cho thuê máy móc thiết bị ngành xây dựng, giao thơng, thuỷ lợi.


<b>3.1.3 Cơ cấu tổ chức </b>


<b>3.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức </b>


<i><b>Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty </b></i>



Công ty có cơ cấu tổ chức theo mơ hình trực tuyến-chức năng. Đứng đầu là


Ban Giám Đốc điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, các phòng ban vừa làm


tham mưu cho Ban Giám Đốc, vừa trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao phó.


Bộ máy gọn nhẹ, cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản


lý, các phịng ban được phân cơng trách nhiệm quyền hạn rõ ràng tránh được sự bất


cập trong công việc.


BAN GIÁM
ĐỐC


P. KẾ TOÁN P. KỸ


THUẬT


KẾ
TOÁN
THANH


TOÁN


THỦ
QUỶ
KẾ



TOÁN
KHO
KẾ TOÁN


TRƯỞNG


GIÁM SÁT
KỸ THUẬT


KỸ
THUẬT


VIÊN


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận </b>


<i><b>a. Ban giám đốc </b></i>


<i>* Giám Đốc </i>


- Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, đi sâu vào các


mặt tổ chức, nhân sự, chính sách lao động, tiền lương, định hướng chiến lược phát


triển sản xuất kinh doanh, giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất


kinh doanh, cơng tác xây dựng và phát triển đồn thể.


- Lãnh đạo theo chế độ một thủ trưởng và điều lệ hoạt động của công ty.



- Chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước Đảng, nhà nước và pháp


luật nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


<i>* Phó Giám Đốc </i>


- Thực hiện nhiệm vụ do Giám Đốc phân cơng hoặc ủy quyền và có quyền


quyết định các phần việc đó.


- Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc và nhà nước về kết quả thực hiện nhiệm


vụ của mình được phân cơng.


- Tham mưu đề xuất lên Giám Đốc những kiến nghị, chiến lược kinh doanh có


hiệu quả cho cơng ty. Cùng tập thể Ban Giám Đốc chịu trách nhiệm những quyết


định quan trọng.


<i><b>b. Các phòng ban </b></i>


<i>* Phịng Kế Tốn </i>


- Có nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh đầy đủ, kịp


thời, chính xác và trung thực về tình hình kinh doanh của công ty (hợp đồng mua


bán, các khoản nợ, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, tình hình thực hiện



nghĩa vụ thuế đối với nhà nước). Lập các báo cáo quyết toán hàng tháng, hàng quý,


hàng năm.


- Tham mưu cho Ban Giám Đốc về cơng tác hạch tốn thống kê, quản lý tài


sản, nguồn vốn… và việc thực hiện chế độ kế toán theo qui định hiện hành.


<i>* Phòng Kỹ Thuật </i>


- Nộp hồ sơ thầu, giám sát thực hiện, theo dõi tốc độ thi cơng các cơng trình


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

- Thiết kế, xây dựng các cơng trình, tiến hành thực hiện các cơng trình theo kế


hoạch đã định. Chịu trách nhiệm về chất lượng của công việc hoàn thành.


- Lên kế hoạch cụ thể về tình hình thực hiện các cơng trình, thường xuyên


tham khảo ý kiến của Giám Đốc để có hướng điều chỉnh kịp thời và phù hợp.


- Tổ chức phân chia công việc rõ ràng, hợp lý đến từng bộ phận phụ trách.


<b>3.1.4 Hình thức kế tốn sử dụng </b>


Cơng ty áp dụng phần mềm kế toán access được thiết kế theo ngun tắc của


hình thức kế tốn “Nhật ký Chung”.


Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế toán “Nhật ký Chung” trên máy vi



tính như sau:


- Hằng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chi tiết


kế toán cùng loại để kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi


Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết


kế sẵn trên phần mềm kế tốn.


- Theo quy trình của phần mềm kế tốn, các thơng tin được nhập vào tự động


lên sổ kế toán tổng hợp (Sổ Nhật ký Chung, Sổ cái) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết có


liên quan.


- Cuối quý, cuối năm (hoặc bất kỳ thời điểm nào cần thiết) kế toán thực hiện


các thao tác khóa sơt và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp


và số liệu chi tiết được thực hiện tự động và ln đảm bảo chính xác, trung thực


theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế tốn có thể kiểm tra, đoái chiếu


số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.


- Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.


- Cuối năm “sổ Nhật Ký Chung và Sổ Cái” được in ra giấy đóng thành quyển



</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>SƠ ĐỒ GHI SỔ KẾ TỐN TRÊN MÁY VI TÍNH </b>
<b>Theo hình thức “NHẬT KÝ CHUNG” </b>


<i><b>Hình 2: Sơ đồ hình thức kế tốn tại cơng ty Gia Thịnh </b></i>


<i>* Ghi chú </i>


: Nhập số liệu hàng ngày.


: In sổ, báo cáo cuối quý, cuối năm.


: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra.


<b>3.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY </b>
Là một cơng ty cổ phần, qua 6 năm hình thành và phát triển, Công ty CP tư


vấn - đầu tư - xây dựng Gia Thịnh đã từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị


trường thông qua doanh thu bán hàng liên tục tăng nhanh trong thời gian qua. Điều


này được thể hiện rõ qua bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty.


Dưới đây là bảng tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm hoạt


động 2006 - 2008:
Chứng từ


kế tốn


<b>SỔ KẾ TỐN </b>


- Sổ Nhật Ký Chung.
- Sổ Cái.


- Sổ, thẻ chi tiết


BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Máy vi tính


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<b> Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2006 - 2008 </b>


<i>Đơn vị tính: 1.000 đồng </i>


<b>STT </b> <b>CHỈ TIÊU </b> <b>Năm 2006 </b> <b>Năm 2007 </b> <b>Năm 2008 </b>


1 Doanh thu thuần 3.320.047 35.510.679 71.860.122


2 Tổng chi phí 3.303.911 35.453.544 62.669.724


3 Thuế TNDN phải nộp 6.078 16.221 1.750.407


4 Lợi nhuận sau thuế 25.912 69.152 7.462.262


<i>(Nguồn: Phòng kế tốn của cơng ty Gia Thịnh) </i>


Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh trên, để biết công ty kinh doanh có hiệu


quả khơng, sử dụng phương pháp so sánh ta có bảng thể hiện chênh lệch kết quả


hoạt động kinh doanh của công ty như sau:



<b> Bảng 2: CHÊNH LỆCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH </b>


<b>QUA 3 NĂM 2006 - 2008 </b>


<i>Đơn vị tính: 1.000 đồng </i>


<b>STT </b> <b>CHỈ TIÊU </b> <b>2007/2006 </b> <b>2008/2007 </b>


<b>Số tiền </b> <b>% </b> <b>Số tiền </b> <b>% </b>


1 Doanh thu thuần 32.190.632 969,58 36.349.443 102,36


2 Tổng chi phí 32.149.633 973,08 27.216.180 76,77


3 Thuế TNDN phải nộp 10.143 166,88 1.734.186 10.691


4 Lợi nhuận sau thuế 43.240 166,88 7.393.110 10.691


<i>(Nguồn: Lấy từ bảng 1) </i>


Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta nhận thấy rằng


tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty có bước đột phá đáng kể. Đây là khoảng


thời gian thịnh vượng nhất của công ty từ khi mới thành lập đến nay.


Doanh thu qua các năm liên tục tăng cao, năm sau luôn tăng cao và nhanh hơn


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

đến con số 71.860.122 ngàn đồng. Vì sao doanh thu lại tăng nhanh và cao đến thế?



Đây là câu hỏi mà một khi ai nhìn thấy những con số đó đều phải suy nghĩ. Nhưng


thật ra khơng có gì phải đáng ngạc nhiên, vì đây là một cơng ty xây dựng kinh doanh


đa ngành nghề mà đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh trong 3 năm 2006 - 2008 của công


ty là thực hiện dự án xây dựng nhà ở bán trả góp.


Hiện nay, nhà ở là một nhu cầu bức thiết trong đời sống xã hội, vì thế sản phẩm


nhà ở đã trở thành một loại hàng hoá trong nền kinh tế thị trường. Dự án này đã


mang lại nhiều lợi nhuận chưa từng có cho cơng ty từ trước đến nay. Đầu năm 2006,


công ty mới bắt đầu khởi công thực hiện dự án trên, đến giữa năm 2007 dự án xây


nhà bán trả góp mới hồn thành và vì thế doanh thu mang về cho công ty năm 2006


chủ yếu là nhận sửa chữa, xây dựng những cơng trình dân dụng nhỏ như: sửa chữa


cửa hàng bia Cửu Long, sửa chữa khách sạn Thái Bình, nâng nền quán ăn Điểm


Hẹn,…Còn doanh thu từ dự án xây nhà bán trả góp trên đem lại cho công ty là từ


năm 2007 khi một số ít căn nhà đã xây xong và đưa vào kinh doanh. Chính vì thế,


doanh thu năm 2007 cao hơn năm 2006 rất nhiều, và đây chính là thời điểm quan


trọng để công ty tự khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực xây dựng trên thị



trường hiện nay.


Năm 2007 so với năm 2006 là thế, còn năm 2008 so với năm 2007 thì sao?


Năm 2008 là năm có doanh thu thịnh vượng nhất từ trước đến nay của công ty,


doanh thu mang lại cho công ty vào năm này chính là doanh thu từ việc bán nhà của


dự án xây nhà bán trả góp trên, phần lớn khoảng 50% số lượng căn nhà đã được bán


và thu được tiền. Nhìn vào con số khổng lồ của doanh thu năm 2008, ta có thể khẳng


định rằng việc công ty bỏ vốn đầu tư vào dự án xây nhà bán trả góp là một quyết


định đúng đắn và có hiệu quả nhất. Chính từ quyết định này mà doanh thu mang về


cho công ty rất cao, thực tế là năm 2008 cao hơn năm 2007 gần gấp đôi.


Cùng với tốc độ tăng cao của doanh thu thì chi phí qua các năm cũng tăng liên


tục. Cụ thể là, năm 2007 tổng chi phí tăng 973,08% so với năm 2006 tức tăng với


con số 32.149.633 ngàn đồng. Năm 2008 tổng chi phí tăng 27.216.180 ngàn đồng


tức tăng với mức tương ứng 76,77% so với năm 2007. Phần lớn trong tổng chi phí,


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí khác chiếm tỷ trọng khơng đáng kể trong


tổng chi phí. Tổng chi phí tăng có rất nhiều ngun nhân, nhưng vì giá vốn chiếm tỷ



trọng cao nhất nên những nhân tố ảnh hưởng đến giá vốn thì đó chính là nguyên


nhân làm cho tổng chi phí tăng hay giảm. Nguyên nhân giá vốn hàng bán qua các


năm đều tăng là do tình hình thị trường của năm 2007 - 2008 có nhiều biến động,


giá nguyên vật liệu dùng trong xây dựng biến động tăng, tiền lương cơ bản cũng


tăng theo chính sách của Nhà nước,..nên kéo theo tổng chi phí cũng tăng cao.


Tốc độ tăng của chi phí cao nhưng tốc độ tăng của doanh thu cũng cao, ở năm


2008 tốc độ tăng của doanh thu thì lại cao và nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí và


do đó lợi nhuận của công ty vẫn tăng cao qua các năm. Lợi nhuận năm sau ln cao


hơn năm trước và cịn tăng với tốc độ khá nhanh, năm 2007 lợi nhuận cao hơn năm


2006 đến 43.240 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ 166,87% so với năm 2006. Đến năm


2008 lợi nhuận sau thuế của công ty tăng vượt bậc nhờ doanh thu đem lại từ việc


bán nhà của dự án xây nhà bán trả góp khá lớn, cụ thể là tăng 7.393.110 ngàn đồng


so với năm 2007. Từ lợi nhuận của năm 2008 đã cho thấy công ty đang hoạt động


đúng hướng có hiệu quả và đây chính là móc đánh dấu bước phát triển vượt bậc của


cơng ty và ngày càng khẳng định uy tín cũng như chất lượng thành phẩm của cơng



ty.


Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của Cơng ty trong những năm qua


đạt kết quả khá tốt. Doanh thu liên tục tăng kéo theo lợi nhuận tăng. Đây là điều


kiện thuận lợi để cơng ty có thể phát triển mạnh hơn trong tương lai, vì vậy cơng ty


nên duy trì và phát huy năng lực của mình. Tuy nhiên, đây chỉ là phân tích sơ lược


một số chỉ tiêu về kết quả đạt được của công ty trong ba năm qua. Chúng ta sẽ đi


phân tích sâu hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh của cơng ty ở những chương tiếp


theo để có thể thấy rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.


Dưới đây là biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh của Công ty qua ba năm 2006


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<i><b>Hình 3: Biểu đồ biểu diễn kết quả kinh doanh của công ty Gia Thịnh </b></i>


<b>3.3. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN </b>
<b>3.3.1 Thuận lợi </b>


<b>- Công ty trong giai đoạn hưởng ưu đãi chính sách của Nhà nước. </b>


- Cơng ty là loại hình doanh nghiệp vốn cổ phần do cổ đơng góp vốn. Cơ chế


quản lý tập trung dân chủ năng động hơn để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của cổ


đơng



- Phát huy được vai trò làm chủ của người lao động và các cổ đông tạo được


tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh.


- Cơng ty có lực lượng cán bộ và công nhân trực thuộc trẻ, khỏe, năng động,


biết kết hợp với cán bộ kỉ thuật và thợ có tay nghề lâu năm kinh nghiệm. Thêm vào


đó, có các đội thi cơng có tay nghề lâu năm đã trang bị được máy móc thiết bị tương


đối đầy đủ để thi công các công trình hiện nay.


Bên cạnh đó, do cơng ty nằm ngay trung tâm của tỉnh Vĩnh Long nên thuận lợi


cho việc hoạt động kinh doanh theo ngành nghề của cơng ty. Và đó cịn là một lợi


thế để cạnh tranh với các đối thủ khác trên cùng địa bàn.


<b>3.3.2 Khó khăn </b>


- Công ty mới thành lập doanh nghiệp, mọi khách hàng và nhà đầu tư chưa biết


đến nhiều.


- Cơng ty cịn gặp nhiều khó khăn về vốn, cơ sở vật chất. Sự tăng giá của các


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

- Chức năng thi công, xây lắp và cơng việc chính của cơng ty hiện nay cịn gặp


một số khó khăn như:



+ Cạnh canh với đối các đội bạn.


+ Mặt bằng thi công trúng thầu triển khai còn chậm do khâu bồi hoàn giải


tỏa.


+ Vốn thanh toán chậm làm ảnh hưởng đến luân chuyển vốn của doanh


nghiệp.


<b>3.3.3 Phương hướng phát triển </b>


Phát huy hiện có công ty là tập trung vào ngành xây lắp là chính. Đồng thời,


sắp xếp tuyển chọn lại nhân lực tạo mối liên tương quan kết hợp thực hiện ngành


nghề xây dựng nhà để bán, nâng cao trình độ tư vấn thiết kế cho khách hàng thông


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b>CHƯƠNG 4 </b>


<b>PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH </b>
<b> VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH </b>


<b>DOANH CỦA CÔNG TY </b>


<b>4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU </b>
<b>4.1.1 Phân tích doanh thu theo thành phần </b>


Tại cơng ty Gia Thịnh thì doanh thu bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh



doanh và doanh thu từ hoạt động khác. Trong đó, doanh thu từ hoạt động kinh doanh


gồm doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu từ hoạt động tài


chính.


Vì cơng ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên doanh thu từ hoạt động kinh


doanh, cụ thể là doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn


trong tổng doanh thu của công ty. Để biết được tình hình doanh thu theo thành phần


của cơng ty như thế nào, ta có bảng số liệu sau:


<b> Bảng 3: DOANH THU THEO THÀNH PHẦN CỦA CÔNG TY </b>


<b>QUA 3 NĂM 2006 - 2008 </b>


<i>Đơn vị tính: 1.000 đồng </i>


<b>STT </b> <b>CHỈ TIÊU </b> <b>Năm 2006 </b> <b>Năm 2007 </b> <b>Năm 2008 </b>


1 Doanh thu thuần bán hàng


và cung cấp dịch vụ 3.320.047 35.510.679 71.860.122


2 Doanh thu tài chính 11.678 21.796 17.144


3 Doanh thu khác 4.176 6.441 5.128



4 <b>Tổng Doanh thu </b> <b>3.335.901 </b> <b>35.538.916 </b> <b>71.882.394 </b>


<i>(Nguồn: Phịng kế tốn của cơng ty Gia Thịnh) </i>


Từ bảng số liệu trên, sử dụng phương pháp so sánh ta xác định được mức


chênh lệch trong doanh thu, % thực hiện doanh thu và đánh giá sự biến động của nó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

hưởng của nó đến hiệu quả kinh doanh của công ty v à đề ra biện pháp kịp thời, thích


hợp để tăng doanh thu của cơng ty. Ta có bảng số liệu sau:


<b> Bảng 4: CHÊNH LỆCH DOANH THU THEO THÀNH PHẦN CỦA CÔNG </b>


<b>TY QUA 3 NĂM 2006 - 2008 </b>


<i>Đơn vị tính: 1.000 đồng </i>


<b>STT </b> <b>CHỈ TIÊU </b> <b>2007/2006 </b> <b>2008/2007 </b>


<b>Số tiền </b> <b>% </b> <b>Số tiền </b> <b>% </b>


1 Doanh thu thuần bán hàng


và cung cấp dịch vụ 32.190.632 969,58 36.349.443 102,36


2 Doanh thu tài chính 10.118 86,64 - 4.652 - 21,34


3 Doanh thu khác 2.265 54,24 - 1.313 - 20,39



4 <b>Tổng Doanh thu </b> <b>32.203.015 </b> <b>965,35 36.343.478 </b> <b>102,26 </b>


<i>(Nguồn: Lấy từ bảng 3) </i>


Từ 2 bảng số liệu trên cho thấy, tổng doanh thu qua các năm đều tăng cao. Tuy


nhiên, mức biến động tăng không ổn định, đặc biệt là năm 2007 và năm 2008 doanh


thu tăng quá nhanh so với năm 2006. Nguyên nhân chính là do dự án xây nhà bán


trả góp của cơng ty đã hồn thành vào giữa năm 2007 và từ dự án này đã mang lại


nhiều doanh thu cho công ty.


* Tổng doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 một lượng là 32.203.015


ngàn đồng, tương đương với tỷ lệ đến 965,35%. Tốc độ tăng doanh thu đáng kinh


ngạc, nó đánh dấu một bước ngoặt lớn cho cơng ty từ khi mới thành lập đến nay. Cụ


thể hơn là:


- Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 tăng 969,58% so


với năm 2006, tương ứng với số tuyệt đối là 32.190.632 ngàn đồng. Do năm 2006 là


năm mới bắt đầu xây dựng dự án xây nhà bán trả góp nên doanh thu mang lại từ việc


bán nhà là chưa có mà danh thu có được chủ yếu là từ cung cấp dịch vụ, nhận những



cơng trình dân dụng nhỏ từ bên ngoài như là: sửa chữa khách sạn Thái Bình, nâng


nền quán ăn Điểm Hẹn, sửa chữa văn phịng làm việc của Mobifone,…Vì thế mà,


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

trên, khoảng gần 20% căn nhà đã được bán ra vào năm này. Và do đó, năm 2007 đạt


doanh thu rất cao so với năm 2006. Trong năm 2007, bên cạnh doanh thu từ việc


bán nhà thì cơng ty cịn nhận thầu thực hiện thêm một số cơng trình nhỏ vừa khác


nên doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ cũng mang về cho công ty một số lượng


khơng nhỏ, nó góp phần làm tăng tổng doanh thu của cả năm.


- Doanh thu hoạt động tài chính của năm 2007 cũng cao hơn năm 2006, tăng


10.118 ngàn đồng so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ 86,64%. Mặc dù, doanh thu


từ hoạt động này tăng cao so với năm trước nhưng nhìn chung nó chỉ chiếm một tỷ


trọng nhỏ trong tổng doanh thu của cả năm nên khi đem so với doanh thu thuần thì


con số tăng này khơng đáng kể.


- Doanh thu khác của năm 2007 cũng tăng cùng với hai khoản doanh thu trên


so với năm 2006 nhưng số tiền nhỏ không đáng kể, cụ thể năm 2007 tăng 2.265


ngàn đồng so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ 54,24%. Khoản doanh thu này chủ



yếu là từ việc thanh lý tài sản của công ty. Nguyên nhân khoản thu này tăng là do


năm 2007 công ty thanh lý nhiều tài sản hơn năm 2006, khoản thu về từ việc thanh


lý của năm 2007 có hiệu quả hơn.


Như vậy, cả ba khoản doanh thu của năm 2007 đều tăng vượt bậc so với năm


2006, đặc biệt là khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng rất cao


969,58% so với năm 2007. Điều này là rất tốt nhưng cũng rất đáng lo ngại vì sự biến


động tăng của doanh thu này quá lớn nên áp lực kinh doanh của những năm tiếp


theo sau cũng rất lớn. Nhưng nhìn chung thì cơng ty đã có những bước tiến vượt


bậc, đây chính là thời điểm đánh dấu bước ngoặt lớn của công ty.


* Đến năm 2008, tổng doanh thu lại tiếp tục tăng cao lên đến con số


71.882.394 ngàn đồng. Một con số khổng lồ chưa từng có từ trước đến nay của cơng


ty. Nó tăng cao hơn năm 2007 một lượng tuyệt đối là 36.343.478 ngàn đồng, tương


ứng với tỷ lệ 102,26%. Sở dĩ nó tăng cao so với năm 2007 rất nhiều, tăng hơn gấp


đôi là do năm 2008 doanh thu từ việc kinh doanh nhà ở mang về cho công ty rất cao.


Trong tổng doanh thu năm 2008, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản



</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu và nó có mức ảnh hưởng cao nhất đến


tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty.


- Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 tiếp tục tăng


mạnh so với năm 2007. Hồn thành xong dự án xây nhà bán trả góp đưa vào kinh


doanh và đây là giai đoạn mang lại doanh thu nhiều nhất cho công ty. Dự án hoàn


thành vào giữa năm 2007 nhưng số lượng nhà bán được nhiều nhất lại là vào năm


2008. Năm 2008, có khoảng gần 50% trong tổng số căn nhà đã được bán ra và mang


lại cho công ty khoản doanh thu khá cao. Vì vậy, doanh thu thuần của năm 2008


tăng hơn gấp đôi so với năm 2007.


- Doanh thu hoạt động tài chính của năm 2008 thì lại thấp hơn năm 2007,


nguyên nhân giảm là do công ty thanh lý một số tài sản ở năm 2007 và vì thế khoản


thu nhập từ việc cho thuê tài sản giảm dẫn đến doanh thu tài chính năm 2008 giảm


so với năm 2007. Tuy vậy, nhưng khi đem so sánh với tốc độ tăng của tổng doanh


thu năm 2008 so với 2007 thì số giảm của doanh thu này không đáng kể.


- Doanh thu khác của năm 2008 cũng giảm so với năm 2007, giảm 1.313 ngàn



đồng tức giảm với tỷ lệ 20,39%. Khoản thu này giảm cũng đồng nghĩa với năm


2008 việc thanh lý tài sản giảm cho nên doanh thu cũng giảm so với năm 2007.


Mặc dù, doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác của năm 2008 giảm


so với năm 2007 nhưng do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2008


tăng cao 102,36% so với năm 2007 nên làm cho tổng doanh thu của năm 2008 vẫn


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

Như vậy, qua bảng phân tích số liệu ở trên cho thấy doanh thu từ bán hàng và


cung cấp dịch vụ chiếm một vị trí quan trọng trong tổng doanh thu của cơng ty. Nó


khơng chỉ là nguồn thu chủ yếu của cơng ty mà nó cịn phản ánh được tốc độ phát


triển của tồn cơng ty, từ đó có thể thấy được thị trường tiêu thụ của công ty đang


mở rộng hay bị thu hẹp.


<b>4.1.2 Đánh giá tình hình thực hiện doanh thu các cơng trình qua 3 năm </b>
Doanh thu thực hiện các cơng trình được thể hiện cho trong bảng dưới đây:


<b> Bảng 5: TÌNH HÌNH DOANH THU THỰC HIỆN CÁC CƠNG TRÌNH </b>


<b> QUA 3 NĂM 2006 – 2008 </b>


<i>Đon vị tính: 1.000 đồng </i>



<b>QUY MƠ </b>
<b>C.TRÌNH </b>


<b>Năm 2006 </b> <b>Năm 2007 </b> <b>Năm 2008 </b>


<b>SL </b> <b>DT </b> <b>% </b> <b>SL </b> <b>DT </b> <b>% </b> <b>SL </b> <b>DT </b> <b>% </b>


Lớn 1 875.550 26,37 2 29.303.109 82,45 3 61.406.828 85,43


Vừa 3 531.249 16,00 5 2.505.692 7,05 7 4.829.378 6,72


TBình 8 1.504.075 45,30 9 2.554.210 7,19 15 4.653.312 6,47


Nhỏ 9 409.173 12,33 12 1.175.905 3,31 10 992.876 1,38


Tổng 21 3.320.047 100 28 35.538.916 100 35 71.882.394 100


<b>DT TBình </b> <b>158.097,5 </b> <b>1.269.247 </b> <b>2.053.782 </b>


<i>(Nguồn: Phịng kế tốn của cơng ty Gia Thịnh) </i>


Dựa vào bảng 5 ta nhận thấy rằng số lượng cơng trình mà công ty đã thực hiện


qua các năm đều tăng, năm 2006 số lượng cơng trình hồn thành là 21, năm 2007


tăng lên 28 cơng trình và đến năm 2008 thì tổng số cơng trình thực hiện đã lên đến


35 cơng trình. Vậy, tổng số lượng cơng trình thực hiện năm 2007 tăng hơn năm


2006 là 7 cơng trình, tức tăng 33,33%. Năm 2008 thì tăng hơn năm 2007 là 7 cơng



trình, tương ứng với tỷ lệ 25%. Nhìn chung thì tổng số lượng cơng trình tăng đều


qua các năm, mỗi năm đều tăng lên 7 công trình, nhưng về quy mơ cũng như doanh


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

* Năm 2006, tổng số lượng cơng trình thực hiện là 21 cơng trình, trong đó có 1


cơng trình với quy mơ lớn, 3 cơng trình với quy mơ vừa, 8 cơng trình trung bình và


9 cơng trình với quy mơ nhỏ. Cơng trình có quy mô nhỏ chiếm tỷ trọng cao nhất


42,86% trong tổng số lượng công trình thực hiện của cả năm, trong khi đó loại cơng


trình quy mơ lớn chỉ chiếm 4,76%, quy mơ vừa chiếm 14,29% và loại cơng trình có


quy mơ trung bình chiếm 38,09%. Nguyên nhân là do công ty mới thành lập nên


lĩnh vực hoạt động cịn hạn chế, chưa đa dạng. Vì thế số lượng cơng trình mà cơng


ty nhận thầu đa số là những cơng trình có quy mơ nhỏ, trung bình, có thời gian thi


cơng ngắn hạn. Mặc khác, do năm 2006 công ty đang tiến hành thực hiện dự án lớn,


xây nhà bán trả góp, nên cần nhiều nhân lực và thời gian vì vậy loại cơng trình có


quy mơ nhỏ và ngắn hạn được ưu tiên hơn trong giai đoạn này. Đồng thời, công ty


cũng đang từng bước mở rộng và phát triển trong nhiều lĩnh vực hơn.


- Loại cơng trình với quy mơ nhỏ chiếm tỷ trọng cao trong cả 4 loại quy mơ



cơng trình nhưng doanh thu mang về của loại quy mô này lại không phải là cao nhất


mà là thấp nhất chỉ chiếm 12,33% trong tổng doanh thu cả năm. Vì là cơng trình có


quy mơ nhỏ nên doanh thu mang về cũng nhỏ so với các loại cơng trình quy mơ


khác. Tính trung bình thì doanh thu của mỗi cơng trình có quy mô nhỏ chỉ khoảng


45.464 ngàn đồng.


- Doanh thu của loại cơng trình có quy mơ trung bình là cao nhất chiếm tới


45,3% trong tổng doanh thu của cả năm. Tính trung bình thì mỗi cơng trình quy mơ


trung bình có doanh thu khoảng 188.009 ngàn đồng. Vì quy mơ trung bình nên


doanh thu mang về cũng cao hơn quy mô nhỏ, và vì thế với số lượng 8 cơng trình


trong cả năm chỉ ít hơn loại quy mơ nhỏ 1 cơng trình đã mang về với doanh thu cao


hơn loại cơng trình có quy mơ nhỏ rất nhiều.


- Doanh thu của loại cơng trình có quy mơ vừa chiếm 16% trong tổng doanh


thu của cả năm. Loại cơng trình được xếp vào có quy mơ vừa tức thời gian thực hiện


và hoàn thành cơng trình đó phải từ 4 - 6 tháng. Tính trung bình mỗi cơng trình


mang về doanh thu cho công ty là khoảng 177.083 ngàn đồng. Vậy với doanh thu



</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

doanh thu trung bình của cơng trình có quy mơ trung bình mang về cao hơn cho


công ty. Mặc dù vậy, nhưng khi đánh giá vị trí của cơng ty trên thị trường thì loại


cơng trình có quy mô lớn và vừa được chú trọng nhiều hơn. Vì vậy nên để cơng ty


khẳng định mình trên thị trường thì số lượng cơng trình thực hiện có quy mô càng


lớn càng tốt.


- Doanh thu của loại cơng trình có quy mơ lớn chiếm 26,37% trong tổng doanh


thu của cả năm. Mặc dù, chỉ có 1 cơng trình được thực hiện ở năm 2006 này nhưng


doanh thu mang về của nó là cao nhất nếu tính trung bình doanh thu của mỗi cơng


trình của từng loại quy mơ. Doanh thu trung bình của mỗi cơng trình ở loại quy mơ


trung bình chỉ là 188.009 ngàn đồng, cịn 1 cơng trình của loại quy mô lớn này mang


về đến 875.550 ngàn đồng doanh thu. Vậy có thể nói rằng những cơng trình có quy


mơ lớn thì doanh thu mang về của nó cũng lớn. Do đó, công ty cần tập trung tìm


kiếm và nhận thực hiện nhiều cơng trình, dự án có tầm cở lớn để hiệu quả kinh


doanh ngày càng phát triển và cũng dần khẳng định vị trí của mình trên thương


trường.



* Năm 2007, tổng số lượng cơng trình thực hiện là 28 cơng trình tăng 7 cơng


trình so với năm 2006. Số lượng cơng trình thực hiện theo từng loại quy mô đều


tăng so với năm 2006. Cụ thể là, loại cơng trình có quy mơ lớn tăng thêm so với


năm 2006 là 1 cơng trình, loại cơng trình có quy mơ vừa tăng thêm 2 cơng trình, loại


cơng trình có quy mơ trung bình tăng 1 cơng trình và loại có quy mơ nhỏ cũng tăng


3 cơng trình so với năm 2006. Số lượng cơng trình thực hiện của năm 2007 tăng là


đều đáng mừng vì từ đó cho thấy cơng ty đang hoạt động đúng định hướng và có sự


phát triển đáng kể. Doanh thu mang về cho công ty cao nhất là loại cơng trình có


quy mơ lớn, chiếm 82,45% trong tổng doanh thu của cả năm. Trong khi đó, loại


cơng trình có quy mơ vừa mang về doanh thu cho công ty chỉ chiếm 7,05% trong


tổng doanh thu của cả năm, loại cơng trình có quy mơ trung bình doanh thu mang về


tương ứng với tỷ lệ 7,19% và loại cơng trình có quy mô nhỏ doanh thu chỉ chiếm


3,31% trong tổng doanh thu của cả năm.


- Loại cơng trình có quy mô lớn đạt doanh thu cao nhất và cao hơn rất xa so


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

trình có quy mô lớn nhưng doanh thu mang về từ 2 công trình này thì rất hấp dẫn,



tính trung bình mỗi cơng trình mang về doanh thu cho công ty lên tới 14.651.554


ngàn đồng chiếm gần 41,23% trong tổng doanh thu của cả năm. Như vậy, qua kết


quả trên cho thấy công ty đã có bước tiến vượt bậc so với các năm trước. So với


năm 2006 thì số cơng trình có quy mơ lớn của năm 2007 chỉ tăng thêm 1 cơng trình


nhưng kết quả đạt được thì rất hồn hảo so với năm 2006. Thơng thường cơng trình


có quy mơ lớn là những cơng trình có thời gian thực hiện từ 6 tháng trở lên và doanh


thu ghi nhận là sau khi cơng trình hồn thành xong và thu được tiền từ khách hàng,


do đó khoản doanh thu của năm 2006 có thể đến năm 2007 mới được ghi nhận vì


mỗi cơng trình lớn có thể kéo dài đến 2 năm. Vì vậy mà doanh thu của năm 2007


biến động tăng rất cao so với năm 2006.


- Doanh thu của loại cơng trình có quy mơ vừa chiếm 7,05% trong tổng doanh


thu của cả năm. So với tỷ lệ phần trăm của loại quy mô này ở năm 2006 chiếm 16%


thì năm 2007 thấp hơn tới 8,95%. Nhưng khi đem so sánh con số tuyệt đối với nhau


thì năm 2007 có doanh thu cao hơn rất nhiều so với năm 2006, tính trung bình thì


mỗi cơng trình của loại quy mơ này có doanh thu khoảng 501.138 ngàn đồng. Trong



khi đó ở năm 2006 trung bình mỗi cơng trình chỉ mang về doanh thu khoảng


177.083 ngàn đồng, vậy tính ra mỗi cơng trình ở loại quy mô này năm 2007 cao hơn


gấp gần 2,83 lần so với năm 2006. Do năm 2007, công ty nhận được nhiều dự án có


quy mơ vừa hơn năm 2006 và do số lượng cơng trình tăng lên nên doanh thu cũng


tăng. Như vậy, ở năm 2007 này khơng những tăng số lượng cơng trình thực hiện mà


cịn tăng ln cả doanh thu khi thực hiện một cơng trình nào đó so với năm 2006.


- Doanh thu của loại cơng trình có quy mơ trung bình chiếm 7,16% trong tổng


doanh thu của cả năm. Tính trung bình thì mỗi cơng trình mang về doanh thu cho


công ty khoảng 283.801 ngàn đồng, cao hơn năm 2006 là 95.792 ngàn đồng tương


đương với tỷ lệ 50,95% cho mỗi cơng trình trung bình. Số lượng cơng trình thực


hiện ở năm 2007 của loại quy mơ trung bình chỉ tăng thêm 1 cơng trình so với năm


2006 nhưng doanh thu mang về tăng thêm rất cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

nhiều nhất đến 12 cơng trình nhưng doanh thu mang về cho cơng ty thì thấp nhất chỉ


có 1.175.905 ngàn đồng. Tính trung bình thì mỗi cơng trình của loại quy mơ này có


khoảng 97.992 ngàn đồng doanh thu, so với năm 2006 thì năm 2007 số lượng cơng



trình thực hiện tăng và đồng thời doanh thu của mỗi cơng trình mang về cho cơng ty


cũng tăng lên đáng kể, tăng hơn gấp đôi doanh thu trung bình của mỗi cơng trình.


Mặc dù doanh thu mang về cho công ty không cao nhưng không thể bỏ qua không


thực hiện những công trình có quy mơ nhỏ này, vì nó chính là cơ sở là nền móng để


thực hiện tốt các cơng trình có quy mơ lớn hơn. Bên cạnh đó, những cơng trình có


quy mơ nhỏ này nó cịn mang lại nguồn vốn lưu động kịp thời và nhanh chóng cho


cơng ty hơn những loại cơng trình có quy mô lớn khác.


* Năm 2008, tổng số lượng cơng trình thực hiện là 35 cơng trình tăng 7 cơng


trình so với năm 2007 và tăng tới 14 cơng trình so với năm 2006. Khác với năm


2007 và năm 2006, ở năm 2008 này tỷ trọng về số lượng cơng trình loại quy mơ


trung bình là cao nhất chiếm 42,86% trong số 35 cơng trình thực hiện của cả năm,


trong khi đó loại cơng trình quy mơ lớn chỉ chiếm 8,57%, quy mô vừa chiếm 20%


và loại công trình có quy mơ nhỏ chiếm 28,57% trong tổng số 35 cơng trình của cả


năm. Tổng số lượng cơng trình thực hiện trong năm 2008 tăng 25% so với năm 2007


và tăng đến 66,67% so với năm 2006.



Trong năm 2008 này, số lượng cơng trình thực hiện theo từng loại quy mô đa


số là tăng so với năm 2007, chỉ có ở loại cơng trình có quy mơ nhỏ thì giảm so với


năm 2007 là 2 cơng trình. Cụ thể là, loại cơng trình có quy mơ lớn tăng thêm so với


năm 2007 là 1 cơng trình, loại cơng trình có quy mơ vừa tăng thêm 2 cơng trình, loại


cơng trình có quy mơ trung bình tăng đến 6 cơng trình so với năm 2007. Số lượng


cơng trình thực hiện qua các năm đều tăng, điều này chứng tỏ công ty đang hoạt


động có hiệu quả, và đồng thời thấy được uy tín của công ty cũng dần dần được


nâng cao. Doanh thu của từng loại quy mơ cơng trình mang về cho cơng ty cụ thể


như sau:


- Doanh thu của loại cơng trình với quy mô lớn mang về cho công ty là cao


nhất, chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của cả năm. Doanh thu này không chỉ


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

doanh thu của cả 3 năm. Tính trung bình thì mỗi cơng trình mang về doanh thu cho


cơng ty khoảng 20.468.942 ngàn đồng. So với năm 2007 thì năm 2008 khơng những


có số lượng cơng trình thực hiện cao hơn mà doanh thu trung bình của mỗi cơng


trình lớn cũng cao hơn rất nhiều, tính trung bình thì mỗi cơng trình cao hơn



5.817.387 ngàn đồng tức tăng 39,7% so với năm 2007.


Đây là thời điểm thu được nhiều lợi nhuận nhất trong 3 năm thực hiện dự án


lớn, dự án xây nhà bán trả góp. Vì thế doanh thu mang lại của 3 cơng trình quy mơ


lớn này là rất cao, nó chiếm một vị trí quan trọng trong việc khẳng định mình với


khách hàng, cạnh tranh và đánh bại đối thủ. Số lượng thực hiện cơng trình có quy


mơ lớn càng nhiều thì vị trí của cơng ty trên thị trường càng lớn. Do đó, cơng ty phải


không ngừng nổ lực,phát triển và hoàn thiện hơn trong mọi lĩnh vực kinh doanh.


Đây chính là mục tiêu cần phải hướng tới của cơng ty trong những năm cạnh tranh


gay gắt sắp tớí.


- Loại cơng trình với quy mơ vừa có doanh thu chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong


tổng doanh thu của cả năm sau loại cơng trình có quy mơ lớn. Tính trung bình thì


mỗi cơng trình mang về doanh thu cho công ty khoảng 689.911 ngàn đồng, cao hơn


năm 2007 là 188.773 ngàn đồng tức cao hơn 37,67% cho mỗi cơng trình trung bình.


Số lượng cơng trình thực hiện ở năm 2008 của loại quy mô vừa chỉ tăng thêm 2


cơng trình so với năm 2007 nhưng doanh thu mang về tăng thêm rất cao, tăng thêm



2.323.686 ngàn đồng tương ứng trung bình mỗi cơng trình tăng thêm sẽ mang về


doanh thu tăng thêm là 1.161.843 ngàn đồng. Như vậy, trung bình mỗi năm loại


cơng trình có quy mơ này đều tăng lên thêm 2 cơng trình nhưng qua số doanh thu


tăng thêm cho thấy tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của


số lượng. Doanh thu qua mỗi năm đều tăng nhanh nguy ên nhân một phần là do công


ty biết sắp xếp, quản lý và điều hành tốt đội ngũ nhân viên của mình, hệ thống phân


cơng quản lý chặt chẽ và ngày càng có hiệu quả hơn.


- Doanh thu của loại công trình có quy mơ trung bình chiếm khoảng 6,47%


trong tổng doanh thu của cả năm. Số lượng cơng trình hồn thành là 15 cơng trình


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

cơng trình thực hiện tăng được thêm 6 cơng trình, doanh thu tăng hơn năm 2007 là


2.099.102 ngàn đồng tức mỗi cơng trình trung bình tăng thêm 349.850 ngàn đồng


doanh thu.


- Doanh thu của loại cơng trình có quy mơ nhỏ chiếm tỷ trọng thấp nhất chỉ


khoảng 1,38% trong tổng doanh thu của cả năm. Tính trung bình mỗi cơng trình


mang về cho công ty khoảng 99.288 ngàn đồng. Mặc dù số lượng cơng trình thực



hiện loại quy mơ nhỏ trong năm 2008 ít hơn năm 2007, ít hơn 2 cơng trình nhưng


doanh thu trung bình mỗi cơng trình mang về của năm 2008 lại cao hơn năm 2007.


Ở năm 2007, doanh thu trung bình mỗi cơng trình chỉ khoảng 97.992 ngàn đồng tức


năm 2008 cao hơn 1.296 ngàn đồng cho mỗi cơng trình. Doanh thu của loại cơng


trình quy mô này chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh thu nên khoảng chênh


lệch giữa các năm không đáng kể.


<b>4.1.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu </b>


Ta thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty chiếm tỷ trọng


cao và là khoản doanh thu chủ yếu trong tổng doanh thu của công ty. Do đó, ở đây


ta đi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ


cũng tức là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình doanh thu của cơng ty. Ta


có phương trình doanh thu như sau:


Doanh thu (M) = Khối lượng (q) x Giá bán (p)


Mặc dù doanh thu bán hàng bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khách quan, chủ


quan khác nhau. Nhưng từ phương trình trên ta thấy doanh thu bán hàng bị ảnh



hưởng trực tiếp bởi 2 nhân tố là khối lượng và giá bán.


Do công ty Gia Thịnh kinh doanh lĩnh vực đặc biệt, lĩnh vực xây dựng, nên


doanh thu chịu ảnh hưởng bởi khối lượng cơng trình thực hiện trong năm và giá bán


hay giá nhận thầu cơng trình trung bình. Vậy, phương trình trên được viết lại như


sau:


Doanh thu (M) = Khối lượng cơng trình (q) x Giá bán hay giá nhận thầu (p)


Ta gọi:


q06, p06 là khối lượng cơng trình và giá nhận thầu trung bình của năm 2006


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

q08, p08 là khối lượng cơng trình và giá nhận thầu trung bình của năm 2008


Dưới đây là bảng số liệu mô tả tình hình khối lượng cơng trình và giá nhận


thầu trung bình của từng loại cơng trình theo từng quy mơ cơng trình như sau:


<b> Bảng 6: TÌNH HÌNH KHỐI LƯỢNG CƠNG TRÌNH THỰC HIỆN CỦA </b>


<b>TỪNG QUY MƠ CƠNG TRÌNH QUA 3 NĂM </b>


<i>Đơn vị tính: 1.000 đồng </i>


<b>QUY MƠ </b>


<b>C.TRÌNH </b>


<b>Năm 2006 </b> <b>Năm 2007 </b> <b>Năm 2008 </b>


q06 p06 q07 p07 q08 p08


Lớn 1 875.550 2 14.651.554 3 20.468.942


Vừa 3 177.083 5 501.138 7 689.911


TBình 8 188.009 9 283.801 15 310.220


Nhỏ 9 45.463 12 97.992 10 99.288


<b>Tổng </b> <b>21 </b> <b>1.286.105 </b> <b>28 </b> <b>15.534.485 </b> <b>35 </b> <b>21.568.361 </b>


<i>(Nguồn: Phịng kế tốn của cơng ty Gia Thịnh) </i>


Nhìn từ bảng số liệu trên ta thấy qua các năm thì giá nhận thầu trung bình của


tất cả các loại quy mơ cơng trình đều tăng là do sự biến động tăng giá cả của thị


trường. Bên cạnh sự tăng cao của giá nhận thầu cơng trình thì khối lượng cơng trình


cũng tăng và tăng đều qua các năm, trừ loại công trình có quy mơ nhỏ của năm


2008. Nguyên nhân là do trong thời buổi hiện nay, mức sống của người dân ngày


càng được nâng cao và kéo theo đó là nhu cầu về nhà mở cũng ngày càng tăng.



Thêm vào đó là do uy tín của cơng ty đối với khách hàng ngày càng được nâng cao


nhờ vào chất lượng của thành phẩm ngày càng được công ty quan tâm hàng đầu. Từ


đó mà khối lượng cơng trình nhận thầu tăng lên hàng năm. Và bằng cách sử dụng


phương pháp thay thế liên hoàn, ta sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng cụ thể của


từng nhân tố: khối lượng cơng trình và giá nhận thầu trung bình đến doanh thu của


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<b>Bảng 7: MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG VÀ GIÁ ĐẾN DOANH THU CỦA NĂM 2007 VỚI 2006 </b>


<i>Đơn vị tính: 1.000 đồng </i>


<b>QUY MƠ C.TRÌNH M06 = q06 x p06</b> <b>q07 x p06</b> <b>M07 = q07 x p07</b> <b>q07/06</b> <b>p07/06</b> <b>M07/06</b>


Lớn 875.550 1.751.100 29.303.109 875.550 27.552.009 28.427.559


Vừa 531.249 885.415 2.505.692 354.166 1.620.277 1.974.443


Trung bình 1.504.075 1.692.081 2.554.210 188.006 862.129 1.050.135


Nhỏ 409.173 545.556 1.175.905 136.383 630.349 766.732


Tổng 3.320.047 4.874.152 35.538.916 1.554.105 30.664.764 32.218.869


<i>(Nguồn: Lấy từ bảng 6) </i>


<b>Bảng 8: MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG VÀ GIÁ ĐẾN DOANH THU CỦA NĂM 2008 VỚI 2007 </b>



<i>Đơn vị tính: 1.000 đồng </i>


<b>QUY MƠ C.TRÌNH M07 = q07 x p07</b> <b>q08 x p07</b> <b>M08 = q08 x p08</b> <b>q08/07</b> <b>p08/07</b> <b>M08/07</b>


Lớn 29.303.109 43.954.662 61.406.828 14.651.553 17.452.158 32.103.711


Vừa 2.505.692 3.507.966 4.829.378 1.002.274 1.321.412 2.323.686


Trung bình 2.554.210 4.257.015 4.653.312 1.702.805 396.297 2.099.102


Nhỏ 1.175.905 979.920 992.876 - 195.985 12.956 - 183.029


Tổng 35.538.916 52.699.563 71.882.394 17.160.647 19.182.831 36.343.478


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

* Ghi chú: q07/06 = q07 x p06 - q06 x p06


p07/06 = q07 x p07 - q07 x p06


<b> </b> M07/06 = q07/06 + p07/06 hay M07/06 = M07 - M06


Và q08/07 = q08 x p07 - q07 x p07


p08/07 = q08 x p08 - q08 x p07


M08/07 = q08/07 + p08/07 hay M08/07 = M08 - M07


<b>4.1.3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu năm 2007 </b>


Nhìn vào bảng số liệu 7 ta thấy doanh thu năm 2007 của công ty tăng



32.218.869 ngàn đồng là do nhân tố giá nhận thầu trung bình tăng 30.664.764 ngàn


đồng và nhân tố khối lượng cơng trình tăng 1.554.105 ngàn đồng. Trong đó, nhân tố


giá tăng cao và nhiều hơn nhân tố khối lượng, nó chiếm tỷ trọng cao trong tổng


doanh thu tăng lên của công ty.


- Nhân tố giá bán hay giá nhận thầu trung bình tăng cao là do giá của mỗi loại


quy mơ cơng trình đều tăng lên, đặc biệt là loại cơng trình có quy mơ lớn. Loại quy


mơ tầm cở này mang lại doanh thu cho công ty rất cao nên do đó làm cho nhân tố


giá tăng cao tác động mạnh đến doanh thu và làm doanh thu tăng lên.


- Ta thấy khối lượng cơng trình của tất cả các loại quy mơ cơng trình của cơng


ty đều tăng mạnh, đặc biệt là loại cơng trình có quy mơ càng lớn thì việc khối lượng


cơng trình tăng sẽ dẫn đến doanh thu cũng tăng.


Vậy, do cả giá nhận thầu trung bình và khối lượng cơng trình theo từng quy


mơ cơng trình của công ty đều tăng nên đã dẫn đến doanh thu của năm 2007 tăng


cao so với năm 2008.


<b>4.1.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu năm 2008 </b>



Nhìn vào bảng 8 ta thấy, nhân tố giá bán tăng 19.182.831 ngàn đồng và nhân


tố khối lượng cơng trình thực hiện tăng 17.160.647 ngàn đồng đã làm cho tổng


doanh thu của năm 2008 so với năm 2007 tăng lên 36.343.478 ngàn đồng. Trong đó:


- Nhân tố giá nhận thầu trung bình tăng là do giá của loại cơng trình có quy


mô lớn tăng mạnh. Cùng theo đó thì giá của loại cơng trình có quy mô vừa, trung


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

thể hiện trong bảng 7. Kết quả này cho thấy, công ty hoạt động ngày càng có hiệu


quả hơn, năm sau các chỉ tiêu làm cho doanh thu tăng đều tăng so với năm trước.


- Nhân tố khối lượng cơng trình thực hiện tăng là do khối lượng của từng loại


quy mơ cơng trình đều tăng mạnh. Mặc dù, loại khối lượng cơng trình có quy mơ


nhỏ có giảm 2 cơng trình so với năm 2007 nhưng giá thầu trung bình cho mỗi cơng


trình khơng giảm nên khoản biến động giảm này không cao.


Vậy, năm 2008 này thì nhân tố giá vẫn là nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự tăng


lên của tổng doanh thu mặc dù tốc độ tăng tương đối chậm hơn so với năm 2007.


Điều này là đáng mừng nhưng cũng đáng lo ngại cho cơng ty, vì muốn phát triển,


cạnh tranh và đứng vững trên thương trường thì tăng giá không phải là biện pháp



hay nhất. Mặc dù, doanh thu tăng rất cao nhưng đó khơng phải là chiến lược lâu dài.


Vì vậy, cơng ty cần nên có biện pháp, kế hoạch lâu dài cụ thể để nhằm làm tăng


doanh thu qua hằng năm.


<b>4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ </b>


Bên cạnh doanh thu thì chi phí cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng


trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Một sự biến động tăng hay giảm nhỏ của chi phí


cũng đều ảnh hưởng đến lợi nhuận. Do đó, chúng ta cần phải xem xét tình hình thực


hiện chi phí một cách chặt chẽ và hết sức cẩn thận nhằm hạn chế sự gia tăng chi phí


<b>khơng như mong muốn và để có thể làm giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất. </b>


<b>4.2.1 Phân tích chung tình hình thực hiện chi phí qua 3 năm </b>


Do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mang đặc th ù riêng, là một công


ty chuyên về các lĩnh vực sản xuất công nghiệp bao gồm việc sửa chữa, bảo trì,


đóng mới, lắp đặt trang thiết bị cho các cơng trình xây dựng,…lĩnh vực xây lắp gồm


xây dựng các chung cư, nhà ở, các cơng trình giao thơng,…cho nên kết cấu chi phí


của cơng ty cũng có nét khác so với lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác.



Dựa vào bảng 9 bên dưới ta thấy, cả 3 năm giá vốn hàng bán đều chiếm tỷ


trọng cao nhất trong tổng chi phí hàng năm của cơng ty. Vì đây là công ty kinh


doanh theo nhiều lĩnh vực nên chi phí giữa các năm khơng ổn định, nó tăng giảm


phụ thuộc vào số lượng cơng trình thực hiện của cả năm. Chi phí cịn phụ thuộc vào


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

hình thành từ giá vốn hàng bán, vì giá thành của một cơng trình là cơ sở để quyết


định giá bán hay giá nhận thầu của cơng trình đó.


<b> Bảng 9: TÌNH HÌNH CHUNG SỬ DỤNG CHI PHÍ CỦA CƠNG TY </b>


<b>QUA 3 NĂM 2006 – 2008 </b>


<i>Đơn vị tính: 1.000 đồng </i>


<b>CHỈ TIÊU </b> <b>Năm 2006 </b> <b>Năm 2007 </b> <b>Năm 2008 </b>


<b>Số tiền </b> <b>% </b> <b>Số tiền </b> <b>% </b> <b>Số tiền </b> <b>% </b>


Giá vốn hàng bán 2.787.356 84,36 25.960.271 73,22 53.852.060 85,93


Chi phí bán hàng 2.269 0,07 2.848 0,008 12.199 0,018


Chi phí QLDN 503.737 15,25 458.767 1,299 683.973 1,09


Chi phí tài chính 9.344 0,28 9.030.532 25,47 8.120.354 12,96



Chi phí khác 1.205 0,04 1.126 0,003 1.138 0,002


<b>Tổng chi phí </b> <b>3.303.911 </b> <b>100 </b> <b>35.453.544 </b> <b>100 </b> <b>62.669.724 </b> <b>100 </b>


<i>(Nguồn: Phịng kế tốn của cơng ty Gia Thịnh) </i>


* Năm 2006, tổng chi phí phần lớn được hình thành từ giá vốn hàng bán, do


đó các khoản mục chi phí khác rất thấp so với tổng chi phí. Chẳng hạn như, chi phí


bán hàng chỉ khoảng 2.269 ngàn đồng cho cả năm, nguyên nhân thấp như vậy là nhờ


vào loại hình kinh doanh của công ty khác với các doanh nghiệp sản xuất kinh


doanh khác, không cần phải tốn nhiều thời gian cũng như không phải có những


khoản chi dành cho quảng cáo, quảng bá…mà chủ yếu là nhờ vào mối quan hệ hợp


tác của công ty với khách hàng và đặc biệt là nhờ vào uy tín cũng như chất lượng


thành phẩm của các công trình mà cơng ty đã thực hiện. Vì vậy, chất lượng của


thành phẩm cần phải được đặt lên hàng đầu để từ đó làm tăng thêm uy tín cho cơng


ty và đưa thương hiệu cơng ty lên vị trí cao nhất.


Bên cạnh đó, chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 2006 chiếm tỷ trọng cũng


tương đối cao khoảng 15,25% trong tổng chi phí của cả năm. Chi phí quản lý doanh



</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

nước, điện thoại, cơng tác phí, chi phí tiếp khách, tiền th văn phịng,..Do có nhiều


khoản mục như vậy nên đã làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao.


Chi phí tài chính năm 2006 chính là chi phí lãi vay mà cơng ty phải trả trong


năm đó, chi phí tài chính lên tới 9.344 ngàn đồng chiếm 0,28%. Vì vốn chủ sở hữu


của cơng ty ít chỉ có 30% tổng nguồn vốn, để thực hiện một dự án lớn thì cần rất


nhiều vốn nên phần lớn số vốn hoạt động của công ty là đi vay từ ngân hàng và lãi


phải trả hàng năm cao là điều không tránh khỏi. Cịn khoản chi phí khác thì nhỏ


khơng đáng kể so với các khoản chi phí trên, chỉ khoảng 1.205 ngàn đồng. Phần lớn


các khoản chi phí khác này là chi phí cho công tác từ thiện của cơng ty đóng góp


hàng năm.


Qua bảng 9 ta thấy được tình hình chung thực hiện chi phí của cơng ty qua 3


năm và thấy được khoản mục chi phí nào chiếm tỷ trọng cao nhất, thấp nhất trong


tổng chi phí của cả năm. Từ số liệu có trong bảng 9, ta thiết lập bảng sau:


<b> Bảng 10: CHÊNH LỆCH CHI PHÍ CỦA CƠNG TY QUA 3 NĂM 2006 - 2008 </b>


<i>Đơn vị tính: 1.000 đồng </i>



<b>STT </b> <b>CHỈ TIÊU </b> <b>2007/2006 </b> <b>2008/2007 </b>


<b>Số tiền </b> <b>Số tiền </b>


1 Giá vốn hàng bán 23.172.915 27.891.789


2 Chi phí bán hàng 579 9.351


3 Chi phí QLDN - 44.970 225.206


4 Chi phí tài chính 9.021.188 - 910.178


5 Chi phí khác <b>-79 </b> <b>12 </b>


6 Tổng chi phí <b>32.149.633 </b> <b>27.216.280 </b>


<i>(Nguồn: Lấy từ bảng 9) </i>


* Năm 2007, như đã trình bày ở phần trên, chi phí của lĩnh vực hoạt động kinh


doanh này phụ thuộc vào số lượng cũng như quy mơ từng cơng trình thực hiện, do


đó chi phí tăng cao và biến động như thế cũng khơng có gì là bất ổn. Năm 2007, số


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

so với năm 2006, nên chi phí cao hơn năm 2006 là điều tất yếu. Điều cần chú ý so


sánh ở đây là tốc độ tăng của chi phí với tốc độ tăng của doanh thu có tạo ra lợi


nhuận cao nhất không.



Dựa vào bảng 1 và bảng 2 (trang 21) ta thấy, tốc độ tăng của chi phí cao hơn


doanh thu 3,5%. Vậy, từ năm 2006 sang năm 2007 tình hình kinh doanh của cơng ty


có bước đột phá rõ rệt nhưng vì đây là bước đầu của sự phát triển nên tình hình sử


dụng chi phí chưa chặt chẽ lắm nên đã làm cho tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc


độ tăng của doanh thu. Mặc dù tốc dộ tăng có cao hơn doanh thu nhưng con số


chênh lệch rất nhỏ, tin chắc rằng công ty sẽ hồn thiện tình trạng này trong thời gian


khơng lâu. Trong tổng chi phí của cả năm 2007 thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng


cao nhất, thấp nhất vẫn là chi phí khác và chi phí bán hàng, cụ thể như sau:


- Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của cả năm. So


với năm 2006, giá vốn hàng bán năm 2007 chiếm tỷ trọng trong tổng chi phí thấp


hơn, nhưng khi so sánh về số tuyệt đối thì giá vốn hàng bán năm 2007 cao hơn năm


2006 lên tới 23.172.915 ngàn đồng, tức cao hơn tương ứng với tỷ lệ 831,36%.


Nguyên nhân tăng cao cũng là do trong năm 2007 công ty thực hiện nhiều cơng


trình hơn và với quy mơ lớn hơn.


- Chi phí bán hàng của năm 2007 chỉ tăng thêm một lượng nhỏ nhưng doanh



thu mang về cho năm 2007 cao hơn rất nhiều so với năm 2006. Khi đem so sánh tỷ


trọng của chi phí bán hàng trong tổng chi phí thì năm 2007 khoản chi phí này chiếm


tỷ trọng thấp hơn nhiều so với năm 2006. Cụ thể, năm 2007 chi phí bán hàng chỉ


chiếm khoảng 0,008% tổng chi phí của cả năm, còn năm 2006 chi phí bán hàng


chiếm tới 0,07% tổng chi phí của năm 2006. Như vậy, từ kết quả trên cho thấy rằng


<b>chi phí bán hàng đã được cơng ty sử dụng hợp lý và đúng mục đích. </b>


- Chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 2007 giảm tương ứng với tỷ lệ 8,93%


so với năm 2006. Tỷ trọng của chi phí này cũng giảm đáng kể, so với năm 2006 với


15,25% tổng chi phí thì năm 2007 đã giảm xuống chỉ cịn chiếm 1,229% trong tổng


chi phí của cả năm. Nguyên nhân chính là do bộ phận quản lý của công ty được


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

- Chi phí tài chính của năm 2007 thì lại chiếm tỷ trọng trong tổng chi phí đứn g


thứ hai sau giá vốn hàng bán. Để thực hiện dự án lớn thì cần có nhiều vốn, nguồn


vốn chủ yếu là đi vay, thông thường năm 2006 vay thì đến năm 2007 mới có thể trả


<b>nợ và lãi vay nên vì vậy mà số chi phí lãi vay của năm 2007 là cao nhất. </b>


- Chi phí khác chiếm tỷ trọng không đáng kể so với tổng chi phí, chỉ chiếm



khoảng 0,003%. So với năm 2006 thì khoản chi phí này có giảm nhưng giảm với số


<b>lượng nhỏ khơng làm ảnh hưởng đến tình hình chi phí chung của công ty. </b>


* Năm 2008, tổng chi phí của cả năm tăng cao so với năm 2007, cụ thể tăng


đến 27.216.180 ngàn đồng tức tăng 76,77%. Do năm 2008 số lượng cơng trình thực


hiện tăng, quy mơ của cơng trình thực hiện cũng lớn hơn so với năm 2007, nên dẫn


đến chi phí cao hơn năm 2007. Dựa vào bảng 1 và bảng 2 (trang 21) cho thấy, tốc độ


tăng của doanh thu nhanh hơn và cao hơn chi phí, so với năm 2007 thì doanh thu


năm 2008 tăng hơn là 102,36% trong khi đó chi phí chỉ tăng với tốc độ 76,77%.


Vậy, từ kết quả trên cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty ngày càng


có hiệu quả và cũng cho thấy cơng ty đang sử dụng chi phí một cách hợp lý và đúng


mục đích. Một đồng chi phí bỏ ra đều mang lại nhiều lợi ích cho cơng ty. Trong tổng


chi phí của cả năm 2008 thì giá vốn hàng bán cũng là khoản chi phí chiếm tỷ trọng


cao nhất, cụ thể hơn như sau:


- Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của cả năm. So


với năm 2007 thì năm 2008 giá vốn hàng bán tăng hơn gấp 2 lần, cụ thể tăng



27.891.789 ngàn đồng tương đương với tỷ lệ tăng 107,44%. Nguyên nhân tăng cao


là do số lượng cơng trình thực hiện của năm 2008 tăng, quy mô của số công trình


<b>thực hiện cũng lớn hơn so với năm 2007. </b>


- Chi phí tài chính của năm 2008 cũng là khoản chi phí chiếm tỷ trọng thứ hai


sau giá vốn hàng bán trong tổng số chi phí của cả năm, chiếm tới 12,96%. So với


năm 2007 thì khoản chi phí này của năm 2008 thấp hơn, giảm 910.178 ngàn đồng


tương ứng với tỷ lệ giảm 10,08%. Khoản đầu tư từ nguồn vốn đi vay từ năm 2006


dần dần đã được trả bớt, do đó khoản chi phí lãi vay cũng ít đi qua từng năm. Chi


phí lãi vay càng nhỏ thì số tiết kiệm được của công ty càng nhiều lên, và nguồn vốn


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

- Chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 2008 này cao hơn năm 2007 một


lượng 225.206 ngàn đồng tức tăng 49,09% so với năm 2007. Nguyên nhân tăng là


do trong năm 2008 số lượng cơng trình nhận thi cơng nhiều tới 35 cơng trình, nên


chi phí phát sinh trong bộ phận quản lý cũng nhiều dẫn đến chi phí quản lý doanh


nghiệp tăng cao so với năm 2007. Tuy vậy nhưng khi đem so sánh tỷ trọng của


khoản chi phí này chiếm trong tổng chi phí của từng năm thì năm 2008 chiếm tỷ



<b>trọng thấp nhất, chỉ khoảng 1,09%. </b>


- Chi phí bán hàng và chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí của


cả năm, chi phí bán hàng chiếm 0,018% và chi phí khác chỉ khoảng 0,002%. Vì vậy,


mặc dù hai khoản chi phí này trong năm 2008 có tăng so với năm 2007 nhưng mức


<b>ảnh hưởng của nó thì khơng làm ảnh hưởng đến tổng chi phí của cơng ty. </b>


Tình hình chung về sử dụng chi phí qua 3 năm 2006 - 2008 được thể hiện


trên biểu đồ sau:


<i><b>Hình 5: Biểu đồ biểu diễn tình hình chung sử dụng chi phí qua 3 năm </b></i>


<b>4.2.2 Phân tích biến động theo từng khoản mục chi phí qua 3 năm </b>


Công ty Gia Thịnh là một công ty xây lắp vì thế kết cấu trong khoản mục chi


phí phải bao gồm thêm khoản chi phí sử dụng máy thi cơng. Ngồi 3 khoản mục


chính như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sản


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

doanh những mặt hàng thiết yếu khác, trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm 3


khoản mục chính đó là: chi phí ngun vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp


và chi phí sản xuất chung. Tình hình biến động chi phí theo từng khoản mục cụ thể



được cho trong bảng sau:


<b> Bảng 11: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ THEO KHOẢN MỤC </b>


<b>QUA 3 NĂM 2006 -2008 </b>


<i>Đơn vị tính: 1.000 đồng </i>


<b>STT </b> <b>CHỈ TIÊU </b> <b>Năm 2006 </b> <b>Năm 2007 </b> <b>Năm 2008 </b>


1 NVL trực tiếp 2.298.137 22.540.967 47.198.409


2 Nhân công trực tiếp 315.970 2.365.846 4.501.785


3 Chi phí máy thi cơng 75.705 709.782 1.342.154


4 Chi phí SX chung 97.544 343.676 809.712


5 <b>Tổng </b> <b>2.787.356 </b> <b>25.960.271 </b> <b>53.852.060 </b>


<i>(Nguồn: Phòng kế tốn của cơng ty Gia Thịnh) </i>


Từ bảng số liệu trên, để thấy được mức độ chênh lệch của từng khoản mục chi


phí qua từng năm, ta dùng phương pháp so sánh số tương đối và so sánh số tuyệt đối


để phân tích và được tập hợp cho trong bảng sau:


<b> Bảng 12: CHÊNH LỆCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ THEO KHOẢN MỤC </b>



<b>QUA 3 NĂM 2006 – 2008 </b>


<i>Đơn vị tính: 1.000 đồng </i>


<b>STT </b> <b>CHỈ TIÊU </b> <b>2007/2006 </b> <b>2008/2007 </b>


<b>Số tiền </b> <b>% </b> <b>Số tiền </b> <b>% </b>


1 NVL trực tiếp 20.242.830 880,84 24.657.442 109,39


2 Nhân công trực tiếp 2.049.876 648,76 2.135.939 90,28


3 Chi phí máy thi cơng 634.077 837,56 632.372 89,09


4 Chi phí SX chung 246.132 252,33 466.036 135,60


5 Tổng <b>23.172.915 </b> <b>831,36 </b> <b>27.891.789 </b> <b>107,44 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

* Năm 2007 so với năm 2006: Tất cả các khoản mục chi phí năm 2007 đều


tăng mạnh so với năm 2006. Nguyên nhân là do năm 2007 số lượng cơng trình nhận


thi cơng nhiều hơn và quy mơ cơng trình xây dựng cũng lớn hơn năm 2006. Khác


với một số ngành nghề khác, chi phí tăng sẽ ảnh hưởng khơng tốt đến tình hình hoạt


động kinh doanh của cơng ty, cịn lĩnh vực hoạt động của công ty Gia Thịnh thì


khơng quan trọng việc tăng mạnh của chi phí mà chỉ quan tâm chi phí tăng có mang



lại doanh thu tăng cao hay khơng. Vì số lượng cơng trình nhận thi cơng trong 1 năm


khơng bị hạn chế nếu cịn nằm trong năng lực của cơng ty mà nó tuỳ thuộc vào sự


tín nhiệm của khách hàng và tuỳ thuộc vào nhu cầu của thị trường.


- Trong tổng chi phí phát sinh thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ


trọng cao nhất, năm 2006 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm 82,45% và đến


năm 2007 khoản mục chi phí này chiếm tới 86,83%. So sánh ở góc độ tương đối thì


khoản chi phí ngun vật liệu trực tiếp của năm 2007 chiếm tỷ trọng trong tổng chi


phí phát sinh cao hơn năm 2006 là 4,38%, tăng tỷ trọng tức là so với các khoản mục


chi phí khác thì chi phí ngun vật liệu trực tiếp đưa vào sản xuất ngày càng tăng.


<i>- Bên cạnh đó, chi phí nhân cơng cũng là yếu tố cần thiết trong việc cấu thành </i>


nên giá thành của thành phẩm. Chi phí nhân cơng của năm 2007 cũng tăng cao so


với năm 2006, nguyên nhân là do số lượng cơng trình thực hịên trong năm 2008


tăng lên, quy mô cơng trình cũng lớn hơn. Chi phí nhân cơng tăng chứng tỏ số lượng


nhân công của công ty tăng và lương của cơng nhân cũng tăng. Vì một dự án lớn cần


rất nhiều nhân công nên khi số lượng cơng trình nhận thầu trong năm tăng lên thì số



lượng nhân công tăng lên hoặc là số giờ làm thêm của cơng nhân cũng tăng theo và


<i>vì thế mà chi phí nhân cơng tăng cao so với năm 2006. </i>


- Chi phí sử dụng máy thi công trong năm 2006 tương đối nhỏ chỉ khoảng


75.705 ngàn đồng, nhưng đến năm 2007 đã tăng lên 709.782 ngàn đồng. Tốc độ


biến động cũng nhanh và mạnh cùng với sự biến động tăng của hai khoản chi phí


trên. Nguyên nhân tăng cao như thế là do ở năm 2007 công ty sử dụng máy thi công


để thực hiện những cơng trình xây dựng có quy mơ lớn nhiều nên chi phí bỏ ra cho


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

thu mang về chủ yếu là do thực hiện những cơng trình có quy mơ nhỏ, trung bình


nên chi phí sử dụng máy thi cơng cho những cơng trình này là rất ít.


- Chi phí sản xuất chung của năm 2007 cũng tăng so với năm 2006, khoản


mục này cũng tăng mạnh nhưng không tăng bằng các khoản mục chi phí khác, vì tỷ


trọng của khoản mục chi phí chung này chiếm không lớn chỉ khoảng 3,5% năm


2006 và chỉ khoảng 1,32% trong tổng chi phí phát sinh năm 2007. Vì tổng chi phí


phát sinh của năm 2006 nhỏ hơn năm 2007 rất nhiều nên phần trăm tỷ trọng của


khoản mục chi phí sản xuất chung tính trong tổng chi phí từng năm của năm 2007



thấp hơn năm 2006 mặc dù số tiền thì cao hơn gấp 3,5 lần.


* Năm 2008 so với năm 2007: Từng khoản mục chi phí của năm 2008 cũng


đều tăng so với năm 2007, nhưng tốc độ tăng đã giảm nhẹ so với năm 2007. Tương


ứng với số lượng cơng trình thực hiện trong năm 2008 tăng mà chi phí phát sinh


cũng tăng theo. Năm 2007 tăng thêm 7 cơng trình so với năm 2006 và năm 2008


cũng tăng 7 cơng trình so với năm 2007 nhưng qua phân tích biến động chi phí cho


thấy tốc độ tăng của chi phí ở năm 2007 tăng nhanh và cao hơn tốc độ tăng của chi


phí ở năm 2008. Như vậy, có thể kết luận rằng tình hình biến động chi phí tăng của


năm 2008 là theo chiều hướng tốt và hợp lý khi hiệu quả sử dụng chi phí ngày càng


được nâng cao. Biến động của từng khoản mục cụ thể như sau:


- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản


mục chi phí, năm 2008 chiếm tới 87,65% tổng chi phí phát sinh, cao hơn tỷ trọng ở


năm 2007 là 0,82%. So sánh con số tuyệt đối thì chi phí nguyên vật liệu rong năm


2008 cao hơn rất nhiều so với năm 2007. Nguyên nhân tăng cao của chi phí ngun


vật liệu là do năm 2008 cơng ty thực hiện nhiều cơng trình hơn và quy mơ của các



cơng trình cũng tăng, dẫn đến chi phí nguyên vật liệu tăng. Mặc khác, một phần


khoản chi phí này biến động tăng cũng là do giá của các vật liệu dùng trong xây


dựng tăng cùng với sự biến động giá cả trên thị trường. Vì hai lý do này đã làm cho


chi phí nguyên vật liệu tăng cao so với năm 2007.


- Chi phí nhân cơng trực tiếp ở năm 2008 cũng tham gia nhiều hơn so với năm


2007. Trong tổng chi phí phát sinh năm 2008 thì chi phí nhân cơng chiếm tỷ trọng


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

chi phí sản xuất chung và chi phí sử dụng máy thi công. Nguyên nhân tăng so với


năm 2007 cũng là do số lượng cơng trình thực hiện trong năm tăng và quy mơ của


cơng trình thực hịên cũng lớn hơn.


- Chi phí sử dụng máy thi công của năm 2008 cũng cao hơn năm 2007, và


cũng vì lý do quy mơ cơng trình xây dựng ngày càng lớn nên chi phí dùng cho máy


thi cơng cũng cao. Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công của năm 2008 này


chiếm tỷ trọng trong tổng chi phí phát sinh của cả năm khoảng 2,49%.


- Chi phí sản xuất chung của năm 2008 chiếm tỷ trọng thấp nhất chỉ khoảng


1,5% trong tổng chi phí phát sinh của cả năm. So sánh với năm 2007 thì khoản mục



chi phí này cao hơn 466.036 ngàn đồng tức tăng với tỷ lệ 135,6% so với năm 2007.


Chi phí sản xuất chung của công ty bao gồm những khoản như: chi phí vật liệu, chi


phí dụng cụ sản xuất, tiền điện dùng cho thi cơng, chi phí kiểm nghiệm, lấy mẫu


bêtông,…


<b>4.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí </b>


Hoạt động của công ty chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau, trong đó


có nhân tố khách quan và chủ quan. Chí phí hoạt động của công ty cũng vậy, chịu sự


tác động rất lớn của các nhân tố trên, có những trường hợp làm tăng chi phí và có


những trường hợp làm giảm chi phí. Một trong những mục tiêu phấn đấu của cơng


ty là giảm chi phí để có điều kiện tăng lợi nhuận. Từ việc phân tích các chỉ tiêu về


chi phí của cơng ty, ta nhận thấy qua 3 năm hoạt động, giá vốn luôn chiếm tỷ trọng


lớn trong tổng chi phí của cơng ty. Do đó ở đây, ta chỉ xem xét các nhân tố ảnh


hưởng đến giá vốn và cũng xem đây chính là nhân tố này ảnh hưởng đến tình hình


chi phí của cơng ty. Ta có phương trình sau:


Giá vốn hàng bán (GV) = Chi phí NVL trực tiếp (a) + Chi phí nhân cơng trực



tiếp (b) + Chi phí sử dụng máy thi cơng (c) + Chi phí SX chung (d)


Từ phương trình ta thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí giá vốn


hàng bán là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sử


dụng máy thi cơng và chi phí sản xuất chung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b> 4.2.3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vốn năm 2007 </b>
Ta có phương trình giá vốn hàng bán như sau:


GV = a + b + c + d


- Giá vốn hàng bán năm 2006 là:


GV06 = a06 + b06 + c06 + d06


= 2.298.137 + 315.970 + 75.705 + 97.544


= 2.787.356


Vậy, giá vốn hàng bán năm 2006 của công ty là 2.787.356 ngàn đồng.


- Giá vốn hàng bán năm 2007 là:


GV07 = a07 + b07 + c07 + d07


= 22.540.967 + 2.365.846 + 709.782 + 343.676


= 25.960.271



Vậy, giá vốn hàng bán năm 2007 của công ty là 25.960.271 ngàn đồng


- Đối tượng phân tích:


GV07/06 = GV07 - GV06


= 25.960.271 - 2.787.356


= 23.172.915


Vậy, giá vốn hàng bán của năm 2007 so với năm 2006 tăng 23.172.915 ngàn


đồng.


<i>* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng </i>


Năm 2007: GV07 = a07 + b07 + c07 + d07


Năm 2006: GV06 = a06 + b06 + c06 + d06


Thế lần 1: a07 + b06 + c06 + d06


Thế lần 2: a07 + b07 + c06 + d06


Thế lần 3: a07 + b07 + c07 + d06


Thế lần 4: a07 + b07 + c07 + d07


- Ảnh hưởng bởi nhân tố a (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)



a = (a07 + b06 + c06 + d06) - (a06 + b06 + c06 + d06)


= a07 - a06


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

= 20.242.830


Vậy, do chi phí nguyên vật liệu năm 2007 tăng so với năm 2006 nên đã làm


cho giá vốn hàng bán tăng 20.242.830 ngàn đồng.


- Ảnh hưởng bởi nhân tố b (chi phí nhân cơng trực tiếp)


b = (a07 + b07 + c06 + d06) - (a07 + b06 + c06 + d06)


= b07 - b06


= 2.365.846 - 315.970


= 2.049.876


Vậy, do chi phí nhân công trực tiếp năm 2007 tăng so với năm 2006 nên đã làm


cho giá vốn hàng bán tăng 2.049.876 ngàn đồng.


- Ảnh hưởng bởi nhân tố c (chi phí sử dụng máy thi cơng)


c = (a07 + b07 + c07 + d06) - (a07 + b07 + c06 + d06)


= c07 - c06



= 709.782 - 75.705


= 634.077 ngàn đồng.


Vậy do chi phí sử dụng máy thi cơng của năm 2007 tăng so với năm 2006 nên


đã làm cho giá vốn hàng bán tăng 634.077 ngàn đồng.


- Ảnh hưởng bởi nhân tố d (chi phí sản xuất chung)


d = (a07 + b07 + c07 + d07) - (a07 + b07 + c07 + d06)


= c07 - c06


= 343.676 - 97.544


= 246.132


Vậy, do chi phí sản xuất chung năm 2007 tăng so với năm 2006 nên đã làm cho


giá vốn hàng bán tăng 246.132 ngàn đồng.


- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng


Các nhân tố đều làm tăng giá vốn hàng bán: + 23.172.915


+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : + 20.242.830


+ Chi phí nhân cơng trực tiếp : + 2.049.876



</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

Như vậy, giá vốn hàng bán của năm 2007 tăng so với năm 2006 là:


a + b + c + d = 20.242.830 + 2.049.876 + 634.077 + 246.132


= 23.172.915 ngàn đồng  đúng bằng đối tượng


phân tích GV07/06.


<b>4.2.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vốn năm 2008 </b>
Tương tự, ta có phương trình giá vốn hàng bán như sau:


GV = a + b + c + d


- Giá vốn hàng bán năm 2008 là:


GV08 = a08 + b08 + c08 + d08


= 47.198.409 + 4.501.785 + 1.342.154 + 809.712


= 53.852.060


Vậy, giá vốn hàng bán năm 2008 của công ty là 53.852.060 ngàn đồng.


- Giá vốn hàng bán năm 2007 là:


GV07 = a07 + b07 + c07 + d07


= 22.540.967 + 2.365.846 + 709.782 + 343.676



= 25.960.271


Vậy, giá vốn hàng bán năm 2007 của công ty là 25.960.271 ngàn đồng


- Đối tượng phân tích:


GV08/07 = GV08 - GV07


= 53.852.060 - 25.960.271


= 27.891.789


Vậy, giá vốn hàng bán của năm 2008 so với năm 2007 tăng 27.891.789 ngàn


đồng.


<i>* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng </i>


Năm 2007: GV07 = a07 + b07 + c07 + d07


Năm 2008: GV08 = a08 + b08 + c08 + d08


Thế lần 1: a08 + b07 + c07 + d07


Thế lần 2: a08 + b08 + c07 + d07


Thế lần 3: a08 + b08 + c08 + d07


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

Ta tiến hành phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố tương tự như phân tích các



nhân tố ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán của năm 2007.


- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng


Các nhân tố đều làm tăng giá vốn hàng bán: + 27.891.789


+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : + 24.657.442


+ Chi phí nhân cơng trực tiếp : + 2.135.939


+ Chi phí sử dụng máy thi công : + 632.372


+ Chi phí sản xuất chung : + 466.036


Như vậy, giá vốn hàng bán của năm 2008 tăng so với năm 2007 là:


a + b + c + d = 24.657.442 + 2.135.939 + 632.372 + 466.036


= 27.891.789 ngàn đồng  đúng bằng đối tượng


phân tích GV08/07<b>. </b>


<i><b>4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN </b></i>


Trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào, mục tiêu hướng tới cuối cùng của cơng


ty chính là lợi nhuận. Hay nói cách khác lợi nhuận là kết quả cuối cùng mà doanh


nghiệp luôn mong đợi, lợi nhuận chính là thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh



của cơng ty. Lợi nhuận càng cao thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng


quy mơ của đơn vị. Mục đích của việc phân tích lợi nhuận là đánh giá được mức độ


hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó tìm ra những nhân tố ảnh hưởng,


những nguyên nhân gây khó khăn, hay là những nguyên nhân mang lại thuận lợi cho


quá trình hoạt động của công ty để đề ra những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao


mức lợi nhuận trong kỳ kinh doanh tiếp theo.


<b>4.3.1 Phân tích chung lợi nhuận của cơng ty </b>


Phân tích chung tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động của tồn cơng ty,


của từng bộ phận lợi nhuận giữa kỳ này so với kỳ trước, nhằm thấy khái quát tình


hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên.


Tổng lợi nhuận sau thuế = Tổng lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN


Tổng lợi nhuận trước thuế được hình thành từ 2 khoản lợi nhuận chính sau: lợi


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

của lợi nhuận trước thuế theo thành phần qua 3 năm được thể hiện trong bảng dưới


đây:


<b> Bảng 13: TÌNH HÌNH CHUNG LỢI NHUẬN THEO KHOẢN MỤC </b>



<b>CỦA CƠNG TY QUA 3 NĂM </b>


<i>Đơn vị tính: 1.000 đồng </i>


<b>STT </b> <b>CHỈ TIÊU </b> <b>Năm 2006 </b> <b>Năm 2007 </b> <b>Năm 2008 </b>


1 Lợi nhuận từ HĐKD 29.019 80.058 9.208.680


2 Lợi nhuận khác 2.971 5.314 3.990


3 Tổng LN trước thuế 31.990 85.372 9.212.670


4 Thuế TNDN 6.078 16.221 1.750.407


5 Tổng LN sau thuế 25.912 69.152 7.462.262


<i>(Nguồn: Phịng kế tốn của cơng ty) </i>


Qua bảng trên ta thấy tình hình lợi nhuận chung của công ty qua 3 năm đều


tăng với tốc độ nhanh. Để biết được lượng tăng giảm bao nhiêu, từ đó tìm ngun


nhân của sự tăng giảm và đề ra giải pháp. Bằng phương pháp so sánh ta có bảng số


liệu sau:


<b> Bảng 14: CHÊNH LỆCH LỢI NHUẬN THEO KHOẢN MỤC CỦA </b>


<b>CÔNG TY QUA 3 NĂM </b>



<i>Đơn vị tính: 1.000 đồng </i>


<b>STT </b> <b>CHỈ TIÊU </b> <b>2007/2006 </b> <b>2008/2007 </b>


<b>Số tiền </b> <b>% </b> <b>Số tiền </b> <b>% </b>


1 Lợi nhuận từ HĐKD 51.039 175,88 9.128.622 11.402


2 Lợi nhuận khác 2.343 78,86 - 1.324 - 24,92


3 Tổng LN trước thuế 53.382 166,88 9.127.298 10.691


4 Thuế TNDN 10.143 166,88 1.734.186 10.691


5 Tổng LN sau thuế 43.240 166,88 7.393.110 10.691


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

Qua bảng phân tích trên cho thấy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là thành


phần chủ yếu trong tổng lợi nhuận của công ty. Mặc dù, bên cạnh lợi nhuận từ hoạt


động kinh doanh thì trong tổng lợi nhuận trước thuế của cơng ty cịn có lợi nhuận từ


hoạt động khác nhưng lợi nhuận từ hoạt động này chiếm tỷ lệ rất thấp cụ thể năm


2006 chỉ chiếm 9,29%, năm 2007 chiếm 6,22% và đến năm 2008 thì tỷ lệ này chỉ


còn 0,04% trong tổng lợi nhuận trước thuế của từng năm. Trong khí đó, lợi nhuận từ


hoạt động kinh doanh qua các năm chiếm tỷ trọng trong tổng lợi nhuận từng năm



đều tăng lên, năm 2006 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng trong tổng


lợi nhuận của công ty là khoảng 90,71% đến năm 2007 tỷ lệ này tăng lên 93,78% và


đến năm 2008 thì tỷ lệ này lên tới 99,96% gần như là toàn bộ lợi nhuận trong tổng


lợi nhuận của cả năm. So sánh con số tương đối là thế, cịn với con số tuyệt đối thì


cụ thể như sau:


- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhìn chung đều tăng mạnh qua các năm.


Năm 2008 khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh này là cao nhất và là năm đạt


lợi nhuận lớn nhất từ trước đến nay, khoản lợi nhuận này còn tăng cao và xa hơn so


với năm 2007 và năm 2006. Nguyên nhân của sự biến động mạnh như thế là do đây


là một công ty kinh doanh sản phẩm xây lắp nên lợi nhuận mang về cho công ty từ


lĩnh vực này là rất lớn, cao hơn nhiều so với những doanh nghiệp sản xuất kinh


doanh mặt hàng khác. Vì cần sự đầu tư nhiều của nhân lực và tài lực nên lợi nhuận


mang về cũng sẽ cao nếu công ty biết tận dụng hợp lý và đúng mục đích của nguồn


vốn. Mặc khác, lợi nhuận mang về cho công ty vào năm 2008 cao hơn so với năm


2007 và 2006 là vì vào thời gian này dự án lớn xây nhà bán trả góp của cơng ty đã



hồn thành và đang đi vào thời kỳ cao điểm nhất trong 2 năm thực hiện dự án. Phần


lớn khoảng 50% số lượng căn nhà được bán ra trong năm 2008 này nên doanh thu từ


dự án này mang về cho công ty cao nhất và vì vậy mà lợi nhuận của năm 2008 mới


tăng vượt bậc đến thế.


Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch từ lãi gộp trừ đi chi


phí bán hàng và chi phí quản lý. Lãi gộp là khoản chênh lệch của doanh thu trừ đi


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

quả phân tích trên cho thấy năm 2008 là năm mà công ty đạt lợi nhuận khổng lồ từ


khi mới thành lập đến nay. Lợi nhuận của công ty qua các năm đều tăng, điều này


chứng tỏ công ty đã nổ lực hết mình trong cơng tác quản lý cũng như trong từng bộ


phận và kết quả mang về cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty là có


hiệu quả.


- Lợi nhuận từ hoạt động khác chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng lợi nhuận trước


thuế của công ty. Lợi nhuận này là chênh lệch từ thu nhập hoạt động khác với chi


phí hoạt động khác. Thu nhập từ hoạt động khác của công ty chủ yếu là thu nhập từ


thanh lý tài sản. Khoản lợi nhuận từ hoạt động này cũng không ổn định, cụ thể năm



2006 khoản lợi nhuận này được là 2.971 ngàn đồng, năm 2007 tăng lên 5.314 ngàn


đồng và đến năm 2008 thì giảm xuống chỉ còn 3.990 ngàn đồng. Việc thanh lý tài


sản hàng năm không nhất thiết phải giống nhau, và thu nhập mang về từ việc thanh


lý này cũng không nhất thiết là phải cao hơn chi phí. Có lúc khi thanh lý một tài sản,


khoản thu về còn nhỏ hơn chi phí bỏ ra để thanh lý tài sản đó, vì vậy mà sự biến


động của khoản lợi nhuận này qua các năm có thể tăng hoặc giảm. Mặc dù, khoản


lợi nhuận từ hoạt động này có tăng và cũng có giảm nhưng con số nhỏ không đáng


kể khi đem so sánh với tổng lợi nhuận của công ty và vì tỷ trọng của khoản lợi


nhuận từ hoạt động này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lợi nhuận của công ty.


- Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước: do lợi nhuận của công ty qua


các năm đều tăng nên tình hình thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với Nhà nước


cũng tăng. Nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với Nh à nước khi hoạt


động kinh doanh có lãi đó chính là khoản thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu


nhập doanh nghiệp hiện hành áp dụng mức lãi suất là 19% trong tổng lợi nhuận kế


toán trước thuế. Vậy, năm 2007 có khoản chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là



16.221 ngàn đồng tăng 10.143 ngàn đồng so với năm 2006 tức tăng tương ứng với


tỷ lệ 166,88%. Năm 2008, khoản chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp này tăng lên


rất cao so với năm 2007 khi mà lợi nhuận trước thuế mang về của năm 2008 cho


doanh nghiệp cũng rất cao, khoản chi phí thuế này là 1.750.407 ngàn đồng tăng hơn


năm 2007 tới 1.734.286 ngàn đồng tức tăng với tỷ lệ 10.691%. Tốc độ tăng của


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

càng tăng thì nghĩa vụ thực hiện đối với Nhà nước của công ty cũng tăng theo tỷ lệ


thuận. Như vậy, qua các năm cho thấy tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà


nước của công ty càng tăng, điều này nó góp phần làm tăng khoản thu cho Nhà nước


cũng đồng nghĩa với việc công ty gián tiếp tạo ra phúc lợi xã hôi cho người dân


thông qua Nhà nước.


Tóm lại, nhìn chung hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm đạt


hiệu quả tương đối cao, biểu hiện là lợi nhuận sau thuế qua các năm đều tăng. Tuy


nhiên sự gia tăng này chưa đồng đều giữa các khoản mục lợi nhuận, lợi nhuận của


công ty chủ yếu là do hoạt động kinh doanh đem lại. Tuy nhiên, sự đánh giá tình


hình lợi nhuận thơng qua sự so sánh như thế thì khơng thể đánh giá chính xác hiệu



quả hoạt động kinh doanh của cơng ty được, vì kết quả cuối cùng chịu ảnh hưởng


của nhiều nhân tố. Chính vì vậy mà trong việc phân tích lợi nhuận, chúng ta phải sử


dụng các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận để thấy được qui mô kinh doanh, hiệu quả sử


dụng vốn của công ty.


<b>4.3.2 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận </b>


Kết quả phân tích của phần trên vừa trình bày cho thấy lợi nhuận của công ty


qua các năm đều tăng và còn tăng với tốc độ nhanh chóng. Tuy lợi nhuận của năm


sau ln có những biến động tăng không ổn định so với năm trước nhưng khi xét ở


một góc độ khác, góc độ hồn thành kế hoạch thì chúng có đạt được kế hoạch đề ra


hay khơng? Và mức độ hồn thành kế hoạch lợi nhuận cụ thể của từng năm như thế


nào? Để tìm hiểu thêm phần này ta đi vào những phân tích cụ thể sau đây:


Qua bảng số liệu bên dưới cho thấy, tình hình chung thực hiện kế hoạch lợi


nhuận của công ty đạt hiệu quả tức mức độ hoàn thành kế hoạch của lợi nhuận cao.


Cụ thể hơn: năm 2006 lợi nhuận thực hiện tăng so với kế hoạch đề ra là 819 ngàn


đồng tương đương với tỷ lệ tăng 2,9%. Tuy con số tăng không cao nhưng đây là dấu



hiệu tốt, công ty chỉ cần duy trì được mức độ hồn thành kế hoạch như vậy thì hiệu


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<b>Bảng 15: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH LỢI NHUẬN </b>
<b>QUA 3 NĂM 2006 – 2008 </b>


<i>Đơn vị tính: 1.000 đồng </i>


<b>NĂM </b> <b>LỢI NHUẬN </b> <b>TH / KH </b>


<b>KH </b> <b>TH </b> <b>Số tiền </b> <b>% </b>


2006 28.200 29.019 819 2,90


2007 81.500 80.058 - 1.442 - 1,77


2008 9.058.000 9.208.680 150.680 1,66


<b>Tổng </b> <b>9.167.700 </b> <b>9.317.757 </b> <b>150.057 </b> <b>1,64 </b>


<i>( Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh của công ty) </i>


Ở năm 2006 này, mức lợi nhuận theo kế hoạch đề ra của công ty là 28.200


ngàn đồng, trong khi đó mức lợi nhuận thực tế cơng ty mang về lên tới 29.019 ngàn


đồng. Vậy, mức độ hoàn thành kế hoạch của năm 2006 sẽ là 102,9%, con số này


chứng tỏ năm 2006 công ty khơng những hồn thành tốt kế hoạch lợi nhuận đề ra


mà còn vượt kế hoạch tới 2,9%. Dựa vào nhu cầu về xây dựng của một số đối tác, về



nhà ở của khách hàng cho thấy rằng số lượng cơng trình nhận thầu trong năm 2007


sẽ có chiều hướng tăng và cũng sẽ có nhiều cơng trình với quy mơ lớn hơn năm


2006 nên lợi nhuận kế hoạch của công ty đặt ra cho năm 2007 là 81.500 ngàn đồng,


cao hơn lợi nhuận kế hoạch của năm 2006 tới 53.300 ngàn đồng. Tuy nhiên, lợi


nhuận thực hiện chỉ mang về cho công ty trong năm 2007 là 80.058 ngàn đồng, thấp


hơn dự kiến 1.442 ngàn đồng tức giảm so với kế hoạch tương ứng với tỷ lệ 1,77%.


Vậy, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của năm 2007 này đạt 98,23%, tuy khơng hồn thành


100% kế hoạch đề ra nhưng lợi nhuận thực tế cũng đâu quá thấp so với kế hoạch và


mức độ hoàn thành như vậy cũng đã một tỷ lệ rất hoàn hảo. Nguyên nhân làm cho


lợi nhuận thực hiện giảm so với kế hoạch chủ yếu là do phần chi phí lãi vay phải trả


trong năm 2007 quá cao so với năm 2006, chi phí tăng làm cho lợi nhuận từ hoạt


động kinh doanh giảm nên từ đó dẫn đến lợi nhuận thực hiện thấp hơn kế hoạch đề


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

Kế hoạch lợi nhuận của năm 2008 đặt ra rất cao, cao hơn nhiều so với năm


2007, một phần là do cơng ty nhìn thấy được thị trường mới, đầu tư vào lĩnh vực


kinh doanh mới. Phần lớn là do trước đây khi thực hiện dự án có quy mơ lớn cơng ty



đã có những tính tốn cụ thể và lâu dài cho kế hoạch doanh thu của từng năm và


theo sự tính tốn này thì năm 2008 là năm mang lại nhiều doanh thu nhất cho cơng


ty. Vì thế mà kế hoạch lợi nhuận của công ty năm 2008 được đặt ra rất cao lên con


số hàng tỷ đồng, cụ thể là 9.058.000 ngàn đồng cao hơn kế hoạch của năm 2007 đến


8.976.500 ngàn đồng. Theo tính tốn là vậy nhưng đáng mừng hơn là lợi nhuận thực


hiện còn cao hơn kế hoạch đề ra, lợi nhuận thực tế mang về cho công ty l à 9.208.680


ngàn đồng tăng 150.680 ngàn đồng so với kế hoạch đề ra, tức tăng với tỷ lệ 1,66%.


Vậy, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận thực tế của năm 2008 đạt 101,66% so với


kế hoạch. So với năm 2007 thì năm 2008 có mức độ hồn thành kế hoạch cao hơn,


năm 2008 khơng chỉ hồn thành tốt kế hoạch đã đặt ra mà còn vượt chỉ tiêu 1,66%.


Đây là điều đáng hãnh diện về công ty, tuy vượt chỉ tiêu khơng cao nhưng đã nói lên


được sự quyết tâm của tồn thể cơng ty.


Hồn thành kế hoạch kinh doanh là lý do để công ty tồn tại và phát triển trên


thương trường kinh doanh. Mục tiêu của việc đánh giá hoàn thành kế hoạch là nhằm


để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả kinh doanh



của doanh nghiệp. Do đó, việc đánh giá tình hình hồn thành kế hoạch lợi nhuận là


rất cần thiết. Tóm lại, qua phần phân tích nhận xét ở trên cho thấy tình hình thực


hiện kế hoạch lợi nhuận của công ty đạt kết quả hơn mong đợi. Kế hoạch lợi nhuận


đề ra của từng năm ln có định hướng và phù hợp với khả năng của công ty. Kế


hoạch đặt ra và thực tế đạt được tuy có chênh lệch tăng giảm nhưng khoảng chênh


lệch rất nhỏ khơng đáng kể. Vì vậy mà có thể nói khâu thực hiện phịng kế hoạch -


kinh doanh của công ty đã sử dụng đúng chức năng và năng lực của từng nhân viên.


Điều này giúp cho công ty tiết kiệm được nhiều khoản chi phí khơng cần thiết và


giúp cho hiệu quả hoạt động của công ty ngày càng có hiệu quả hơn.


<b>4.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như: khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán của hàng


hóa, giá vốn của các sản phẩm, chi phí lưu thơng, thuế suất,...


Nhưng do lĩnh vực hoạt động đặc biệt của mình, nên lợi nhuận của cơng ty Gia


Thịnh phải chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố chính: doanh thu và chi phí.


Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí



Với kết quả hoạt động kinh doanh như ở phần phân tích trên thì rõ rang lợi


nhuận của công ty 3 năm luôn biến động không ngừng. Việc lợi nhuận tăng hay


giảm là do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, mức độ ảnh hưởng được xác định như sau:


Nếu các yếu tố khác không đổi, doanh thu tăng sẽ làm cho lợi nhuận tăng theo


và ngược lại doanh thu giảm thì lợi nhuận cũng giảm.


Chi phí thì ngược lại với doanh thu, chỉ tiêu này tỷ lệ nghịch với lợi nhuận, tức


chi phí tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm và khi nó giảm thì lợi nhuận sẽ tăng. Trừ


những trường hợp đặc biệt khi tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn so với tốc độ tăng


của doanh thu thì sẽ làm cho lợi nhuận giảm thậm chí bị lỗ. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ


tăng của chi phí so với doanh thu thấp khơng đáng kể, khi đó lợi nhuận sẽ tăng


nhưng chỉ tăng ở mức thấp.


Qua bảng số liệu 16 bên dưới, để thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân


tố đến lợi nhuận ta dùng phương pháp thay thế liên hồn để phân tích.


<b>5.2.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2007 </b>
 Như ta đã biết thì:



Lợi nhuận HĐKD = DT thuần - GVHB - Chi phí BH - Chi phí QLDN


Gọi LKD là chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động kinh doanh


a : Doanh thu thuần


b : Giá vốn hàng bán


c : Chi phí bán hàng


d : Chi phí quản lý doanh nghiệp


Ta có: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh là


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<b> Bảng 16: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN LỢI NHUẬN </b>


<i>Đơn vị tính: 1.000 đồng </i>


<b>CHỈ TIÊU </b> <b>Năm 2006 </b> <b>Năm 2007 </b> <b>Năm 2008 </b> <b>2007/2006 </b> <b>2008/2007 </b>


DT thuần 3.320.047 35.510.679 71.860.122 32.190.632 36.349.433


DT HĐTC 11.678 21.796 17.144 10.118 - 4.652


DT khác 4.176 6.441 5.128 2.265 - 1.313


<b>Tổng DT </b> <b>3.335.901 </b> <b>35.538.916 71.882.394 32.203.015 36.343.478 </b>


GVHB 2.787.356 25.960.271 53.852.060 23.172.915 27.891.789



Chi phí bán


hàng 2.269 2.848 12.199 579 9.351


Chi phí QLDN 503.737 458.767 683.973 - 44.970 225.206


Chi phí tài chính 9.344 9.030.532 8.120.354 9.021.188 - 910.178


Chi phí khác 1.205 1.126 1.138 - 79 12


<b>Tổng Chi phí </b> <b>3.303.911 </b> <b>35.453.544 62.669.724 32.149.633 27.216.180 </b>


<i>Nguồn: Phịng kế tốn của cơng ty </i>


- Lợi nhuận HĐKD năm 2007 là:


LKD07 = a07 - b07 - c07 - d07


= 35.510.679 - 25.960.271 - 2.848 - 458.767


= 9.088.793


Vậy, lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2007 của công ty Gia Thịnh là


9.088.793 ngàn đồng.


- Lợi nhuận HĐKD năm 2006 là:


LKD06 = a06 - b06 - c06 - d06



= 3.320.047 - 2.787.356 - 2.269 - 503.737


= 26.685


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

- Đối tượng phân tích:


LKD = LKD07 - LKD06


= 9.088.793 - 26.685


= 9.062.108 ngàn đồng


Vậy, lợi nhuận hoạt động kinh doanh của năm 2007 so với năm 2006 tăng


9.062.108 ngàn đồng.


<i>* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng </i>


Năm 2007: LKD07 = a07 - b07 - c07 - d07


Năm 2006: LKD06 = a06 - b06 - c06 - d06


Thế lần 1: a07 - b06 - c06 - d06


Thế lần 2: a07 - b07 - c06 - d06


Thế lần 3: a07 - b07 - c07 - d06


Thế lần 4: a07 - b07 - c07 - d07



- Ảnh hưởng bởi nhân tố a (Doanh thu thuần)


a = (a07 - b06 - c06 - d06) - (a06 - b06 - c06 - d06)


= a07 - a06


= 35.510.679 - 3.320.047


= 32.190.632


Vậy, do doanh thu thuần năm 2007 so với năm 2006 tăng nên đã làm cho lợi


nhuận hoạt động kinh doanh tăng 32.190.632 ngàn đồng.


- Ảnh hưởng bởi nhân tố b (Giá vốn hàng bán)


b = (a07 - b07 - c06 - d06) - (a07 - b06 - c06 - d06)


= - b07 + b06


= - 25.960.271 + 2.787.356


= - 23.172.915


Vậy, do giá vốn hàng bán năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 nên đã làm lợi


nhuận hoạt động kinh doanh giảm 23.172.915 ngàn đồng.


- Ảnh hưởng bởi nhân tố c (Chi phí bán hàng)



c = (a07 - b07 - c07 - d06) - (a07 - b07 - c06 - d06)


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

= - 2.848 + 2.269


= - 579


Vậy, do chi phí bán hàng năm 2007 so với năm 2006 tăng nên đã làm cho lợi


nhuận hoạt động kinh doanh giảm 579 ngàn đồng.


- Ảnh hưởng bởi nhân tố d (Chi phí quản lý doanh nghiệp)


d = (a07 - b07 - c07 - d07) - (a07 - b07 - c07 - d06)


= - d07 + d06


= - 458.767 + 503.737


= 44.970


Vậy, do chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 2007 giảm so với năm 2006 nên


đã làm cho lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng được 44.970 ngàn đồng.


- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng


+ Nhân tố làm tăng lợi nhuận : + 32.235.602 ngàn đồng


 Doanh thu thuần : + 32.190.632
 Chi phí QLDN : + 44.970



+ Nhân tố làm giảm lợi nhuận : - 23.173.494 ngàn đồng


 Giá vốn hàng bán : - 23.172.915
 Chi phí bán hàng : - 579


Như vậy, lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2007 tăng so với năm 2006 là:


a + b + c + d = 32.190.632 - 23.172.915 - 579 + 44.970


= 9.062.108 ngàn đồng  đúng bằng đối


tượng phân tích LKD


 Tương tự ta thiết lập cơng thức lợi nhuận hoạt động tài chính


Lợi nhuận HĐTC = Doanh thu HĐTC - Chi phí tài chính


Gọi LTC là chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động tài chính


a : Doanh thu HĐTC


b : Chi phí tài chính


Lợi nhuận hoạt động tài chính là: LTC = a - b


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

= 21.796 - 9.030.532


= - 9.008.736



Vậy, lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2007 của cơng ty Gia Thịnh bị lỗ


9.008.736 ngàn đồng.


- Lợi nhuận HĐTC năm 2006 là:


LTC06 = a06 - b06


= 11.678 - 9.344


= 2.334


Vậy, lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2006 của công ty Gia Thịnh lãi 2.334


ngàn đồng.


- Đối tượng phân tích:


LTC = LTC07 - LTC06


= - 9.008.736 - 2.334


= - 9.011.070 ngàn đồng


Vậy, lợi nhuận hoạt động tài chính của năm 2007 so với năm 2006 giảm


9.011.070 ngàn đồng.


<i>* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng </i>



Năm 2007: LTC07 = a07 - b07


Năm 2006: LTC06 = a06 - b06


Thế lần 1: a07 - b06


Thế lần 2: a07 - b07


- Ảnh hưởng bởi nhân tố a (Doanh thu HĐTC)


a = (a07 - b06) - (a06 - b06)


= a07 - a06


= 21.796 - 11.678


= 10.118


Vậy, do doanh thu HĐTC năm 2007 so với năm 2006 tăng nên đã làm cho lợi


nhuận hoạt động tài chính tăng được 10.118 ngàn đồng.


- Ảnh hưởng bởi nhân tố b (Chi phí tài chính)


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

= - b07 + b06


= - 9.030.532 + 9.344


= - 9.021.188



Vậy, do chi phí tài chính năm 2007 tăng hơn nhiều so với năm 2006 nên đã làm


lợi nhuận hoạt động kinh doanh giảm hết 9.021.188 ngàn đồng.


- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng


+ Nhân tố làm tăng lợi nhuận : + 10.118 ngàn đồng


 Doanh thu HĐTC : + 10.118


+ Nhân tố làm giảm lợi nhuận : - 9.021.188 ngàn đồng


 Chi phí tài chính : - 9.021.188


Như vậy, lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2007 giảm so với năm 2006 là:


a + b = 10.118 - 9.021.188


= - 9.011.070 ngàn đồng  đúng bằng đối


tượng phân tích LTC.


 Đối với lợi nhuận khác ta thực hiện tương tự các bước như trên.


Lợi nhuận khác = Doanh thu khác - Chi phí khác


Gọi LKH là chỉ tiêu lợi nhuận khác


a : Doanh thu khác



b : Chi phí khác


Lợi nhuận khác sẽ là: LTC = a - b


- Lợi nhuận khác năm 2007 là:


LKH07 = a07 - b07


= 6.441 - 1.126


= 5.315


Vậy, lợi nhuận khác năm 2007 của công ty Gia Thịnh lãi 5.315 ngàn đồng.


- Lợi nhuận khác năm 2006 là:


LTC06 = a06 - b06


= 4.176 - 1.205


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

- Đối tượng phân tích:


LKH = LKH07 - LKH06


= 5.315 - 2.971


= 2.344 ngàn đồng


Vậy, lợi nhuận khác của năm 2007 so với năm 2006 tăng 2.344 ngàn đồng.



<i>* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng </i>


Năm 2007: LKH07 = a07 - b07


Năm 2006: LKH06 = a06 - b06


Thế lần 1: a07 - b06


Thế lần 2: a07 - b07


- Ảnh hưởng bởi nhân tố a (Doanh thu khác)


a = (a07 - b06) - (a06 - b06)


= a07 - a06


= 6.441 - 4.176


= 2.265


Vậy, do doanh thu khác năm 2007 so với năm 2006 tăng nên đã làm cho lợi


nhuận khác tăng được 2.265 ngàn đồng.


- Ảnh hưởng bởi nhân tố b (Chi phí khác)


b = (a07 - b07) - (a07 - b06)


= - b07 + b06



= - 1.126 + 1.205


= 79


Vậy, do chi phí khác năm 2007 giảm so với năm 2006 nên đã làm lợi nhuận


khác tăng 79 ngàn đồng.


- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng


+ Nhân tố làm tăng lợi nhuận : + 2.344 ngàn đồng


 Doanh thu khác : + 2.265
 Chi phí khác : + 79


Vậy, lợi nhuận khác năm 2007 tăng so với năm 2006 là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

= 2.344 ngàn đồng  đúng bằng đối tượng


phân tích LKH.


Như vậy, tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên ta được lợi nhuận


trước thuế của năm 2007 tăng so với năm 2006 một khoản là:


LKD + LTC + LKH = 9.062.108 - 9.011.070 + 2.344


= 53.382 ngàn đồng.


<b>5.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2008 </b>



<b> Tương tự như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của năm 2007. </b>
 Đối với lợi nhuận hoạt động kinh doanh


Lợi nhuận HĐKD = DT thuần - GVHB - Chi phí BH - Chi phí QLDN


Gọi LKD là chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động kinh doanh


a : Doanh thu thuần


b : Giá vốn hàng bán


c : Chi phí bán hàng


d : Chi phí quản lý doanh nghiệp


Ta có: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh là


LKD = a - b - c - d


- Lợi nhuận HĐKD năm 2008 là:


LKD08 = a08 - b08 - c08 - d08


= 71.860.122 - 53.852.060 - 12.199 - 683.973


= 17.311.890


Vậy, lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2008 của công ty Gia Thịnh là



17.311.890 ngàn đồng.


- Lợi nhuận HĐKD năm 2007 là:


LKD07 = a07 - b07 - c07 - d07


= 35.510.679 - 25.960.271 - 2.848 - 458.767


= 9.088.793


Vậy, lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2007 của công ty Gia Thịnh là


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

LKD = LKD08 - LKD07


= 17.311.890 - 9.088.793


= 8.223.097 ngàn đồng


Vậy, lợi nhuận hoạt động kinh doanh của năm 2008 so với năm 2007 tăng


8.223.097 ngàn đồng.


<i>* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng </i>


Năm 2008: LKD08 = a08 - b08 - c08 - d08


Năm 2007: LKD07 = a07 - b07 - c07 - d07


Thế lần 1: a08 - b07 - c07 - d07



Thế lần 2: a08 - b08 - c07 - d07


Thế lần 3: a08 - b08 - c08 - d07


Thế lần 4: a08 - b08 - c08 - d08


- Ảnh hưởng bởi nhân tố a (Doanh thu thuần)


a = (a08 - b07 - c07 - d07) - (a07 - b07 - c07 - d07)


= a08 - a07


= 71.860.122 - 35.510.679


= 36.349.443


Vậy, do doanh thu thuần năm 2008 so với năm 2007 tăng nhiều nên đã làm cho


lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng 36.349.443 ngàn đồng.


- Ảnh hưởng bởi nhân tố b (Giá vốn hàng bán)


b = (a08 - b08 - c07 - d07) - (a08 - b07 - c07 - d07)


= - b08 + b07


= - 53.852.060 + 25.960.271


= - 27.891.789



Vậy, do giá vốn hàng bán năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 nên đã làm lợi


nhuận hoạt động kinh doanh giảm 27.891.789 ngàn đồng.


- Ảnh hưởng bởi nhân tố c (Chi phí bán hàng)


c = (a08 - b08 - c08 - d07) - (a08 - b08 - c07 - d07)


= - c08 + c07


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

= - 9.351


Vậy, do chi phí bán hàng năm 2008 so với năm 2007 tăng nên đã làm cho lợi


nhuận hoạt động kinh doanh giảm 9.351 ngàn đồng.


- Ảnh hưởng bởi nhân tố d (Chi phí quản lý doanh nghiệp)


d = (a08 - b08 - c08 - d08) - (a08 - b08 - c08 - d07)


= - d08 + d07


= - 683.973 + 458.767


= - 225.206


Vậy, do chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 2008 cũng tăng so với năm


2007 nên đã làm cho lợi nhuận hoạt động kinh doanh giảm 225.206 ngàn đồng.



- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng


+ Nhân tố làm tăng lợi nhuận : + 36.349.443 ngàn đồng


 Doanh thu thuần : + 36.349.443


+ Nhân tố làm giảm lợi nhuận : - 28.126.346 ngàn đồng


 Giá vốn hàng bán : - 27.891.789
 Chi phí bán hàng : - 9.351
 Chi phí QLDN : - 225.206


Như vậy, lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2008 tăng so với năm 2007 là:


a + b + c + d = 36.349.443 - 27.891.789 - 9.351 - 225.206


= 8.223.097 ngàn đồng  đúng bằng đối tượng


phân tích LKD


 Đối với lợi nhuận hoạt động tài chính


Lợi nhuận HĐTC = Doanh thu HĐTC- Chi phí tài chính


Gọi LTC là chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động tài chính


a : Doanh thu HĐTC


b : Chi phí tài chính



Lợi nhuận hoạt động tài chính là: LTC = a - b


- Lợi nhuận HĐTC năm 2008 là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

= - 8.103.210


Vậy, lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2008 của công ty Gia Thịnh lỗ


8.103.210 ngàn đồng.


- Lợi nhuận HĐTC năm 2007 là:


LTC07 = a07 - b07


= 21.796 - 9.030.532


= - 9.008.736


Vậy, lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2007 của cơng ty Gia Thịnh bị lỗ


9.008.736 ngàn đồng.


- Đối tượng phân tích:


LTC = LTC08 - LTC07


= - 8.103.210 - (- 9.008.736)


= 905.526 ngàn đồng



Vậy, lợi nhuận hoạt động tài chính của năm 2008 so với năm 2007 mặc dù đều


lỗ nhưng năm 2008 lỗ ít hơn 905.526 ngàn đồng.


<i>* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng </i>


Năm 2008: LTC08 = a08 - b08


Năm 2007: LTC07 = a07 - b07


Thế lần 1: a08 - b07


Thế lần 2: a08 - b08


- Ảnh hưởng bởi nhân tố a (Doanh thu HĐTC)


a = (a08 - b07) - (a07 - b07)


= a08 - a07


= 17.144 - 21.796


= - 4.652


Vậy, do doanh thu HĐTC năm 2008 so với năm 2007 giảm nên đã làm cho lợi


nhuận hoạt động tài chính giảm đi 4.652 ngàn đồng.


- Ảnh hưởng bởi nhân tố b (Chi phí tài chính)



b = (a08 - b08) - (a08 - b07)


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

= - 8.120.354 + 9.030.532


= 910.178


Vậy, do chi phí tài chính năm 2008 giảm so với năm 2007 nên đã làm lợi


nhuận hoạt động kinh doanh tăng được 910.178 ngàn đồng.


- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng


+ Nhân tố làm tăng lợi nhuận : + 910.178 ngàn đồng


 Chi phí tài chính : + 910.178


+ Nhân tố làm giảm lợi nhuận : - 4.652 ngàn đồng


 Doanh thu HĐTC : - 4.652


Như vậy, lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2008 giảm so với năm 2007 là:


a + b = - 4.652 + 910.178


= 905.526 ngàn đồng  đúng bằng đối


tượng phân tích LTC.


 Đối với lợi nhuận khác ta thực hiện tương tự các bước như trên.



Lợi nhuận khác = Doanh thu khác - Chi phí khác


Gọi LKH là chỉ tiêu lợi nhuận khác


a : Doanh thu khác


b : Chi phí khác


Lợi nhuận khác sẽ là: LTC = a - b


- Lợi nhuận khác năm 2008 là:


LTC08 = a08 - b08


= 5.128 - 1.138


= 3.990


Vậy, lợi nhuận khác năm 2008 của công ty Gia Thịnh lãi 3.990 ngàn đồng.


- Lợi nhuận khác năm 2007 là:


LKH07 = a07 - b07


= 6.441 - 1.126


= 5.315


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

LKH = LKH08 - LKH07



= 3.990 - 5.315


= - 1.325 ngàn đồng


Vậy, lợi nhuận khác của năm 2008 so với năm 2007 giảm 1.325 ngàn đồng.


<i>* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng </i>


Năm 2008: LKH08 = a08 - b08


Năm 2007: LKH07 = a07 - b07


Thế lần 1: a08 - b07


Thế lần 2: a08 - b08


- Ảnh hưởng bởi nhân tố a (Doanh thu khác)


a = (a08 - b07) - (a07 - b07)


= a08 - a07


= 5.128 - 6.441


= - 1.313


Vậy, do doanh thu khác năm 2008 so với năm 2007 giảm nên đã làm cho lợi


nhuận khác giảm 1.313 ngàn đồng.



- Ảnh hưởng bởi nhân tố b (Chi phí khác)


b = (a08 - b08) - (a08 - b07)


= - b08 + b07


= - 1.138 + 1.126


= - 12


Vậy, do chi phí khác năm 2008 tăng so với năm 2007 nên đã làm lợi nhuận


khác giảm 12 ngàn đồng.


- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng


+ Nhân tố làm giảm lợi nhuận : - 1.325 ngàn đồng


 Doanh thu khác : - 1.313
 Chi phí khác : - 12


Vậy, lợi nhuận khác năm 2008 tăng so với năm 2007 là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

= - 1.325 ngàn đồng  đúng bằng đối tượng


phân tích LKH.


Như vậy, tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên ta được lợi nhuận


trước thuế của năm 2008 tăng so với năm 2007 một khoản là:



LKD + LTC + LKH = 8.223.097 + 905.526 - 1.325


= 9.127.298 ngàn đồng.


Qua phân tích trên ta thấy được tình hình lợi nhuận của cơng ty qua 3 năm hoạt


động. Lợi nhuận tăng cao liên tục qua 3 năm. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất


kinh doanh của cơng ty rất có hiệu quả. Tuy nhiên, để có thể duy trì và gia tăng lợi


nhuận trong những năm sau, cơng ty cần có những biện pháp sau:


- Để tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh, công ty nên sử dụng tiết kiệm và có


hiệu quả các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, kiểm sốt chặt


chẽ sự phát sinh của các chi phí này trong q trình hoạt động kinh doanh. Khoản


chi phí bán hàng của công ty khá hợp lý, nhưng đến năm 2008 thì chi phí này tăng


cao so với năm 2007 và năm 2006. Vì thế, để giảm chi phí bán hàng và tránh khoản


chi phí này tăng với tốc độ nhanh như vậy, tốt nhất là công ty nên sắp xếp bố trí lại


cơ cấu tổ chức ở bộ phận bán hàng, phân công đúng người đúng việc làm cho năng


suất lao động tăng cao và giảm được các chi phí liên quan đến cơng tác bán hàng.


Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp có thể cắt giảm bằng cách tránh những hao



mòn tổn thất khi sử dụng các thiết bị văn phòng, nên sử dụng tiết kiệm và tránh sử


dụng lãng phí các cơng cụ văn phịng để phục vụ cho lợi ích riêng. Đồng thời, công


ty nên hạn chế các khoản chi phí tiếp khách, chi phí hội họp, đối với cơng ty thì đây


là khoản chi phí đã góp phần làm cho chi phí quản lý tăng cao. Giá vốn hàng bán


tăng cũng là nguyên nhân làm cho lợi nhuận giảm, do đó cũng cần có biện pháp để


cắt giảm chi phí này. Chẳng hạn mua nguyên vật liệu của nhà cung ứng có giá bán


thấp mà chất lượng vẫn đảm bảo, hoặc tạo mối quan hệ hữu nghị lâu dài với nhà


cung ứng để được giảm giá hoặc chiết khấu khi mua với số lượng nhiều, sử dụng tiết


kiệm và tránh những hao phí mất mát trong q trình xây dựng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

này công ty nên hạn chế tối đa việc vay vốn ngân hàng, chỉ đi vay khi thấy thật sự


cần thiết, tích cực thu hồi các khoản nợ bị chiếm dụng quá lâu, hoặc có biện pháp xử


lý thoả đáng có lợi cho phía cơng ty. Khi hoạt động kinh doanh có hiệu quả thu được


nhiều lợi nhuận sau khi đã trích lập các quỹ và nộp thuế cho ngân sách Nhà nước,


lượng tiền mặt còn thừa chưa cần thiết sử dụng công ty phải gửi ngay vào ngân hàng


để thu lãi góp phần làm tăng thêm thu nhập tài chính hoặc nhanh chóng trả những



khoản nợ đi vay để trả lãi thấp.


- Ngồi ra, cơng ty cịn thu được một khoản lợi nhuận nhỏ khác ngồi hoạt


động kinh doanh chính và hoạt động tài chính. Đó là thu nhập từ việc cho thuê mặt


bằng, thuê nhà xưởng, thuê kho bãi, thuê các phương tiện máy móc thiết bị phục vụ


sản xuất. Thu nhập giảm là do công ty chưa sửa chữa lại và tiến hành trích khấu hao


đối với những máy móc thiết bị sử dụng trong thời gian q dài. Do đó, cơng ty nên


đại tu sửa chữa và đối với những tài sản đã khấu hao hết cần thanh lý và nhượng bán


lại, nếu cần thiết cơng ty có thể đầu tư mua sắm các trang thiết bị máy móc hiện đại


nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cho thuê ngoài, sẽ


góp phần làm tăng thêm thu nhập cho cơng ty.


<b>4.4. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ </b>


Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của tồn bộ quá


trình hoạt động kinh doanh của đơn vị, nó được xác định bằng chênh lệch giữa phần


doanh thu thực hiện được trong kỳ và toàn bộ chi phí tương xứng tạo nên doanh thu


đó. Khi đơn vị hoạt động càng có hiệu quả thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều. Tuy



nhiên để có thể đánh giá chính xác hơn hiệu quả của toàn bộ hoạt động cũng như


từng lĩnh vực hoạt động của đơn vị thì ta cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ


so sánh với phần giá trị đã thực hiện được, với tài sản và với vốn chủ sở hữu bỏ ra.


Như ta đã biết, lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất trong quá trình hoạt động


kinh doanh của tồn cơng ty. Vì vậy, để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì khơng


phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan


hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo


ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể. Một số chỉ tiêu về khả năng


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

<b> Bảng 17: CÁC TỶ SỐ VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM </b>


<b>CHỈ TIÊU </b>


<b>ĐVT </b> <b>Năm 2006 </b> <b>Năm 2007 </b> <b>Năm 2008 </b>


Lợi nhuận ròng


1.000


đồng 25.912 69.152 7.462.262


Doanh thu thuần



1.000


đồng 3.320.047 35.510.679 71.860.122


Tổng chi phí hoạt động


1.000


đồng 3.303.911 35.453.544 62.669.724


Tổng tài sản bình quân


1.000


đồng 51.543.578 39.342.803 40.506.252


Vốn CSH bình quân


1.000


đồng 10.653.340 19.217.466 25.844.560


Tỷ số lợi nhuận trên


doanh thu (ROS) % 0,78 0,19 10,38


Tỷ số lợi nhuận trên tổng


tài sản (ROA) % 0,05 0,18 18,42



Tỷ số lợi nhuận trên vốn


chủ sở hữu (ROE) % 0,24 0,36 28,87


Tỷ số lợi nhuận ròng trên


chi phí % 0,78 0,20 11,91


<i>(Nguồn: Phịng kế tốn của cơng ty Gia Thịnh) </i>


<b>4.4.1 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu </b>


Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu sẽ cho ta biết được mức lợi nhuận thu


được trong mức doanh thu có được thơng qua q trình cung cấp dịch vụ cũng như


quá trình tiêu thụ thành phẩm trong kỳ kinh doanh. Tỷ số này càng cao thì càng tốt


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận trên doanh thu của năm 2008 là cao


nhất, và thấp nhất là năm 2007. Cụ thể, tỷ số này của năm 2006 là 0,78%, điều này


có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu có được từ việc cung cấp các dịch vụ và sau


khi đã trang trãi cho các khoản chi phí thì cịn lại 0,78 đồng lợi nhuận. Năm 2007 tỷ


số lợi nhuận trên doanh thu đã giảm xuống chỉ còn 0,19%, có nghĩa là trong 100


đồng doanh thu tạo ra có 0,19 đồng lợi nhuận, giảm so với năm 2006 là 0,56% tức



trong 100 đồng doanh thu của năm 2007 tạo ra có lợi nhuận giảm 0,56 đồng so với


năm 2006. Nguyên nhân giảm là do tuy tốc độ tăng doanh thu cao, nhưng do chi phí


chiếm tỷ trọng cũng khá cao và do đó dẫn đến tốc độ tăng lợi nhuận của công ty


giảm xuống so với năm 2006. Một phần là do năm 2007 công ty đầu tư quá nhiều


vào dự án lớn, dự án xây nhà bán trả góp, nên chi phí lãi vay phải trả của năm 2007


rất cao làm cho tổng chi phí tăng với tốc độ nhanh hơn tổng doanh thu dẫn đến lợi


nhuận của năm 2007 tăng nhưng với tốc độ thấp hơn.


Xét đến năm 2008 ta thấy đây là năm công ty đạt thắng lợi nhiều nhất, tỷ số lợi


nhuận trên doanh thu lên đến 10,38%, cũng đồng nghĩa là trong 100 đồng doanh


mang về cho cơng ty có tới 10,38 đồng lợi nhuận, tăng so với năm 2007 tới 10,19%.


Tỷ số này tăng cao là do lợi nhuận của công ty tăng cao, tuy doanh thu cũng tăng l ên


nhưng tốc độ tăng của doanh thu không cao bằng tốc độ tăng của lợi nhuận nên đã


làm cho tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu tăng lên. Trong năm 2008 này, chi phí


đã được quản lý chặt chẽ hơn nên làm cho tốc độ tăng của chi phí chậm hơn tốc độ


tăng cảu doanh thu và từ đó làm cho lợi nhuận tăng cao. Mặt khác, năm 2008 là năm



hưởng doanh thu cao nhất từ dự án lớn trên do đó đã làm cho lợi nhuận tăng lên


đáng kể.


Nhìn chung, dựa vào tỷ số này cho thấy năm 2008 cơng ty đã có bước vượt


bậc, chứng tỏ cơng ty đã có những biện pháp cải thiện tốt.


<b>4.4.2 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản </b>


Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư, phản


ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ


doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.


Dựa vào bảng phân tích trên cho thấy tỷ số này qua các năm đều tăng, đặc biệt


là năm 2008, tăng cao so với năm 2007 và năm 2006. Điều này có nghĩa là hiệu quả


sử dụng tài sản của công ty ngày càng tăng, cứ 100 đồng tài sản bỏ ra ở năm 2008


thì thu về lợi nhuận nhiều hơn 18,24 đồng so với năm 2007. Nguyên nhân của sự


tăng mạnh đến thế là do lợi nhuận của công ty năm 2008 tăng với tốc độ nhanh so


với năm 2007, trong khi đó giá trị tổng tài sản của năm 2008 lại tăng với tốc độ



chậm hơn so với năm 2007.


Qua đây cho thấy rằng sự sắp xếp, phân bổ, sử dụng và quản lý tài sản của


công ty là hữu hiệu đã đem lại nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh tại đây


trong tương lai.


<b>4.4.3 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu </b>


Vốn chủ sở hữu là một phần trong tổng nguồn vốn của công ty, đây là một


trong những nguồn vốn phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra tài


sản cho công ty. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết 100 đồng vốn chủ sở


hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.


Dựa vào bảng phân tích trên, ta nhận thấy rằng ROE của công ty cao hơn ROA


cao hơn gấp nhiều lần, điều đó cho thấy vốn tự có của cơng ty là thấp và hoạt động


chủ yếu từ các khoản nợ vay. Vốn tự có này hoạt động hiệu quả, qua các năm đề


tăng. Nguyên nhân dẫn đến việc tăng mạnh tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu


vào năm 2008 là do lợi nhuận của công ty tăng lên rất cao, tốc độ tăng của lợi nhuận


lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu cho nên tỷ số ROE của công ty



mới tăng mạnh vào năm này.


Kết quả này cho thấy công ty ngày càng chủ động về vốn mặc dù trong giai


đoạn này vẫn còn nhiều thiếu hụt. Với sự tăng lên liên tục như vậy của tỷ số tin chắc


trong tương lai hoạt động kinh doanh của cơng có nhiều biến chuyển tốt. Trên cơ sở


này cơng ty cần có những biện pháp cụ thể nhằm giữ vững và phát huy lợi thế sẳn có


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

<b>4.4.4 Tỷ số lợi nhuận rịng trên chi phí </b>


Tỷ số lợi nhuận rịng trên chi phí phản ánh khả năng sinh lời của một đồng chi


phí đầu vào bỏ ra, phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí của công ty. Tỷ số này cho biết


với 100 đồng chi phí bỏ ra đem sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao


nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho cơng ty. Tỷ số này càng cao thì càng tốt đối với


mỗi doanh nghiệp, càng lớn thì chứng tỏ cơng ty sử dụng chi phí có hiệu quả.


Dựa vào bảng phân tích số liệu trên, ta nhận thấy rằng lợi nhuận trên chi phí


của năm 2008 là cao nhất, cao hơn nhiều so với năm 2007 và năm 2006. Điều này


cho thấy năm 2008 cơng ty sử dụng chi phí rất có hiệu quả, mỗi đồng chi phí bỏ ra


đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều tạo ra lợi nhuận cho công ty không



nhiều thì ít, theo sự phân tích trên thì cứ 100 đồng chi phí bỏ ra đem về cho cơng ty


tới 11,91 đồng lợi nhuận. Còn năm 2006 và năm 2007 thì tình hình sử dụng chi phí


kém hiệu quả hơn, cứ 100 đồng chi phí bỏ ra chỉ mang về cho công ty 0,78 đồng lợi


nhuận năm 2006 và 0,2 đồng ở năm 2007. Nguyên nhân của việc sử dụng chi phí


kém hiệu quả ở năm 2007 là do cơng ty chưa có biện pháp kiềm chế những chi phí


phát sinh không cần thiết, và vì đây là giai đoạn công ty mới bắt đầu phát triển


thương hiệu của mình trên thị trường bằng những cơng trình có quy mô lớn nên


không tránh khỏi những thiếu xót trong việc quản lý chặt chẽ cho phí phát sinh, dẫn


đến chi phí quá cao và làm cho lợi nhuận giảm, kéo theo đó làm cho tỷ số lợi nhuận


trên chi phí nhỏ. Đến năm 2008, công ty đã thực hiện những biện pháp quản lý chi


phí hữu hiệu nên mặc dù chi phí có tăng cao nhưng tăng với tốc độ thấp làm cho lợi


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

<b>CHƯƠNG 5 </b>


<b>MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG </b>
<b>KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIA THỊNH </b>


<b>5.1. NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH </b>
<b>DOANH CỦA CƠNG TY </b>



<b>5.1.1 Nguyên nhân chủ quan </b>


Công ty đã không ngừng nắm bắt kịp thời sự biến động của thị trường, nhu cầu


của người dân về xây dựng để có được những thơng tin kịp thời từ đó đưa ra chiến


lược phù hợp cho từng đối tượng.


Đối với các đơn vị mà công ty mua hàng hố, ngun vật liệu thì cơng ty ln


tạo mối quan hệ tốt nên việc chuyên chở và vận chuyển ln diễn ra nhanh chóng và


sn sẽ, nhờ đó ln đáp ứng kịp thời để thi cơng và hồn thành đúng thời gian mà


khách hàng yêu cầu và thực hiện đúng hợp đồng đã ký. Mặt khác, cơng ty có một


đội ngũ chuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ về chất lượng của hàng hoá, nguyên vật


liệu mua từ các đơn vị cung cấp. Do vậy, nên chất lượng thành phẩm của công ty tạo


ra luôn đạt chất lượng cao.


Về chất lượng của thành phẩm thì cơng ty không ngừng nâng cao nhưng về giá


bán cũng giá nhận thầu của các cơng trình thì cơng ty luôn đưa ra mức giá hợp lý và


phù hợp nhất, giá bán phải đi đôi với chất lượng. Có đơi lúc giá thành của một số


nguyên vật liệu cao nên giá nhận thầu cũng cao nhưng luôn đảm bảo chất lượng.



Về phương thức thu tiền thì công ty luôn linh hoạt để phù hợp với từng đối


tượng khách hàng. Phương thức chủ yếu cho một cơng trình nhận thầu là nhận tiền


đặt cọc trước 50% và hồn thành xong sẽ nhận khoản cịn lại, cịn đối với dự án xây


nhà bán trả góp thì sẽ cho khách hàng trả tiền góp hàng tháng hoặc cách 3 tháng trả


một lần cho đến khi thu hết số tiền bằng hoặc lớn hơn giá trị của căn nhà đó.


<b>5.1.2 Nguyên nhân khách quan </b>


<i>- Về phía Nhà nước: Nhà nước đang thực hiện chính sách hỗ trợ vốn cho các </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

giấy tờ nhà đất. Chính những thơng tin này đã góp phần gián tiếp làm cho hoạt động


kinh doanh của công ty ngày càng phát triển.


<i>- Về phía xã hội: Ngày nay, cuộc sống ngày càng được nâng cao về mọi mặt, </i>


bên cạnh đó thì nhu cầu về nhà ở cũng ngày càng cao, đặc biệt là những khu vực


trung tâm đơng dân cư. Vì vậy, đây là một lợi thế rất lớn cho công ty vì trụ sở của


cơng ty nằm ngay trung tâm tỉnh. Mặt khác, do tập quán của người Việt Nam mình


rất quan tâm đến chổ ở nên theo đó nhiều chung cư quy mơ lớn được hình thành để


đáp ứng nhu cầu đó.



<b>5.2. MỘT SỐ NHÂN TỐ BÊN TRONG VÀ MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI TÁC </b>
<b>ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY </b>


Qua q trình phân tích ở Chương 3 và Chương 4 ta thấy môi trường bên trong


và môi trường bên ngồi có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của cơng ty.


Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì việc kết hợp giữa mơi trường bên ngồi và


các yếu tố nội tại bên trong là không thể thiếu được. Vì vậy, sự kết hợp này có ý


nghĩa quan trọng trong việc đề ra giải pháp kinh doanh đúng đắn và hữu hiệu cho


công ty.


<b>5.2.1 Môi trường bên trong </b>
<b>5.2.1.1 Điểm mạnh </b>


- Vị thế của công ty là nằm ngay trung tâm tỉnh Vĩnh Long (giờ là Thành phố


Vĩnh Long), điều kiện giao thông dễ dàng. Vì vậy rất thuận lợi cho các quá trình


giao dịch, hợp tác và trao đổi cũng như vận chuyển các nguyên vật liệu dùng trong


xây dựng.


- Đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, đầy nhiệt quyết và được đào tạo


tốt.



- Uy tín của cơng ty ngày càng được nâng cao nhờ vào chất lượng của thành


phẩm mà cơng ty nhận thực hiện và cung cấp, hồn thành cơng trình đúng thời hạn


cho khách hàng, điều kiện thanh tốn phù hợp với nhiều hình thức trong đó được ưa


chuộng nhất là hình thức trả góp.


- Tình hình tài chính của cơng ty khá ổn định. Nguồn vốn kinh doanh của công


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

<b>5.2.1.2 Điểm yếu </b>


- Nguồn vốn vay hàng năm của công ty khá lớn do công ty cần vốn để đầu tư


nhiều vào dự án có quy mơ lớn. Do đó, làm cho chi phí lãi vay hàng năm phải trả


cao.


- Mặc dù doanh thu của công ty qua các năm đều tăng nhưng chi phí cũng tăng


rất cao làm cho lợi nhuận của cơng ty có phần bị giảm sút.


- Phương tiện máy móc, thiết bị dùng trong xây dựng còn lạc hậu và chưa


được đổi mới. Vì khoản đầu tư cho máy móc thiết bị cần phải có một số vốn lớn nên


cơng ty cịn hạn chế ở mặt này.


<b>5.2.2 Mơi trường bên ngồi </b>



<b>5.2.2.1. Cơ hội </b>


Môi trường kinh doanh đã tạo ra những cơ hội lớn cho hoạt động kinh doanh


của công ty.


<i> Khả năng mở rộng thị trường </i>


Vĩnh Long đang dần dần trở thành đơ thị loại 3, vì thế Vĩnh Long là một trong


những trung tâm kinh tế của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, đời sống của người


dân ngày càng được cải thiện và nâng cao thì nhu cầu về nhà ở cũng càng được quan


tâm hơn. Vì vậy, đây là cơ hội tốt để công ty phát triển thêm nhiều lĩnh vực trong


ngành xây dựng và mở rộng thêm thị trường.


Bên cạnh đó, thị trường ngoài tỉnh Vĩnh Long rất có tiềm năng mà cơng ty


chưa chủ động đầu tư.


<i> Khả năng áp dụng những tiến bộ công nghệ </i>


Việc áp dụng các thiết bị, máy móc hiện đại vào hoạt động kinh doanh sẽ


mang lại nhiều lợi ích thiết thực, chi phí kinh doanh giảm xuống, các công việc được


diễn ra nhanh hơn, gọn nhẹ hơn.



<b>5.2.2.2. Thách thức </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

 Thứ nhất là, môi trường kinh tế không ổn định, các chính sách và cơ chế


quản lý kinh tế vĩ mơ Nhà nước đang trong q trình đổi mới và hoàn thiện. Đặc biệt


năm 2007 lạm phát tăng cao, giá cả thị trường tăng làm ảnh hưởng đến quá trình


kinh doanh của công ty.


 Thứ hai là, hiện nay tại Vĩnh Long xuất hiện thêm nhiều công ty xây dựng


kinh doanh cùng lĩnh vực với công ty nên sự cạnh tranh giữa các công ty này trở nên


ngày càng gay gắt hơn. Địi hỏi cơng ty cần phải có biện pháp thu hút được khách


hàng chú ý đến mình, từ đó chi phí quảng cáo tăng lên là đều tất nhiên.


 Thứ ba là, ngày nay môi trường kinh tế phát triển vượt bậc, nhất là khi


Việt Nam gia nhập WTO tạo ra nhiều thử thách cho các doanh nghiệp, cơng ty nói


chung - tại Vĩnh Long nói riêng.


<b>5.3 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG KINH </b>
<b>DOANH </b>


<b>5.3.1 Những kết quả đạt được </b>



Trong q trình hoạt động kinh doanh, cơng ty Gia Thịnh đã đạt được một số


kết quả khả quan như sau:


- Lợi nhuận qua 3 năm của công ty tăng lên với tốc độ nhanh chóng, đặc biệt


là năm 2008 tăng cao và vượt xa so với năm 2007 và năm 2006.


- Cùng với tốc độ tăng nhanh của lợi nhuận thì doanh thu thuần qua 3 năm


cũng tăng tương đối nhanh. Nhờ thực hiện dự án xây nhà bán trả góp tại địa bàn nên


hiệu quả kinh doanh của công ty rất cao và nhờ đó ngày càng nhiều khách hàng biết


đến cơng ty.


- Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng đều qua các năm, dựa vào


bảng cân đối kế tốn của cơng ty ta thấy được đều này. Cơng ty kinh doanh có hiệu


quả nên ngày càng đầu tư nhiều vào nguồn vốn chủ sở hữu nên nguồn vốn này đều


tăng qua 3 năm. Điều đó chứng tỏ tình hình kinh doanh qua các năm của công ty khá


ổn định và có chiều hướng phát triển rộng hơn trong tương lai.


- Số lượng cơng trình thực hiện qua mỗi năm đều tăng và quy mô của công


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

và đồng thời cho thấy uy tín của cơng ty ngày càng được nâng cao, khách hàng ngày



càng tín nhiệm và luôn ủng hộ cho công ty.


- Công ty xây dựng được đội ngũ cán bộ cơng nhân vi ên vững về chun mơn,


có tay nghề, làm việc trong khuôn khổ kỷ luật, nghiêm túc, làm đúng việc đúng


nhiệm vụ được giao, tôn trọng ý kiến tập thể. Trong những năm vừa qua, thấy được


xu thế phát triển của xã hội, lãnh đạo công ty quyết định tạo điều kiện cho cán bộ


công nhân viên được đi học nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ nhằm phục vụ cho


việc kinh doanh tại đơn vị.


<b>5.3.2 Những mặt hạn chế trong kinh doanh </b>


Bên cạnh những thành tựu trên, công ty Gia Thịnh cũng cịn có một số hạn chế


cần phải khắc phục như sau:


- Trong 3 năm 2006 - 2008, tình hình kinh tế của nước ta có nhiều biến động,


đặc biệt là tình hình tài chính. Lạm phát tăng, lãi suất cho vay của các ngân hàng


cũng tăng nên chi phí lãi vay của công ty từ đó mà cũng tăng lên. Chi phí lãi vay


tăng làm cho doanh thu giảm xuống và làm giảm tổng lợi nhuận của công ty.


- Do những năm qua, tình hình vật giá thị trường có nhiều biến đổi, giá của các



nguyên vật liệu dùng trong xây dựng biến động tăng nên dẫn đến chi phí nguyên vật


liệu của cơng ty tăng lên và nó góp phần làm cho giá thành của sản phẩm cũng như


giá nhận thầu các cơng trình cao. Từ đó nó làm giảm doanh thu của công ty, và dẫn


đến giảm lợi nhuận.


- Cơng ty vẫn chưa có những chiến lược quảng cáo cụ thể gây nhiều hơn đến


sự chú ý của người dân.


- Phương tiện máy móc thiết bị dùng xây dựng và trong kinh doanh còn lạc


hậu. Từ đó, ảnh hưởng đến tiến độ hồn thành của các cơng trình.


<b>5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH </b>
Trong cơ chế thị trường hiện nay để có thể tồn tại và phát triển được đòi hỏi


các doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả và ngày càng tăng mức lợi


nhuận của mình. Tuy nhiên lợi nhuận và chi phí là hai đối tượng tỷ lệ nghịch với


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

pháp khắc phục và có hướng kinh doanh phù hợp cho kỳ tiếp theo đạt hiệu quả cao


hơn nữa. Qua phân tích, ta thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty


khả quan và có hiệu quả, vậy để duy trì và gia tăng thêm lợi nhuận trong những năm


tiếp theo, công ty cần thực hiện một số giải pháp ngắn hạn và dài hạn sau:



<b>5.3.1 Biện pháp tăng doanh thu </b>


Trong hoạt động kinh doanh, doanh thu là yếu tố quan trọng hàng đầu trong


việc tạo ra lợi nhuận. Muốn tăng lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh


doanh thì phải có những biện pháp tăng doanh thu hợp lý. Thực trạng phân tích các


nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của công ty ở Chương 4 cho thấy, doanh thu qua


các năm đều tăng cao mà nguyên nhân biến động tăng đó là do giá bán hay giá nhận


thầu trung bình của cơng ty tăng cao hơn là tăng số lượng cơng trình thực hiện.


Nhưng trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh như ngày nay việc tăng giá bán


để tăng doanh thu là một điều bất lợi để cạnh tranh với đối thủ, vì vậy để tăng doanh


thu ta chỉ có thể tăng khối lượng sản phẩm dịch vụ bán ra, cụ thể ở lĩnh vực kinh


doanh của cơng ty Gia Thịnh thì chỉ có thể tăng số lượng cơng trình nhận thầu trong


năm.


Thực trạng cho thấy, doanh thu qua 3 năm của công ty đều tăng cao và tăng với


tốc độ nhanh. Vì thế, để những năm tiếp theo đạt mức lợi nhuận bằng và cao hơn


năm 2008 thì là một vấn đề khó khăn, cơng ty cần phải đầu tư nhiều đến khâu tìm



kiếm theo đối tác và khách hàng. Để có thể duy trì được mức doanh thu tăng cao


như thế, công ty cần phải thực hịên một số giải pháp để có thể tăng khối lượng cơng


trình cụ thể như sau:


- Tích cực mối quan hệ với các địa phương trong khu vực để đấu thầu các


cơng trình bằng các nguồn vốn khác nhau và thi công đảm bảo tiến độ đúng thiết kế,


chất lượng cao, có mỹ quan để ngày càng nhiều khách hàng lựa chọn và tìm đến


cơng ty.


- Kết hợp với các đơn vị kinh doanh cùng ngành với phương châm đôi bên


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

- Nâng cao uy tín của cơng ty bằng cách nâng cao chất lượng thành phẩm từ


các cơng trình. Muốn vậy thì cơng ty phải có bộ phận chuyên kiểm tra chất lượng


của các nguyên vật liệu đầu vào và chất lượng của các cơng trình đã đang xây dựng.


- Cơng ty cần chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng bằng nhiều hình thức


như: tăng cường quảng cáo, hoạt động môi giới để mang đến những nguồn thơng tin


bổ ích cho khách hàng về cơng ty. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao


doanh thu.



- Công ty có thể nhận thầu với giá thầu thấp đối với những cơng trình cơng


cộng vì phúc lợi xã hội. Mặc dù như vậy doanh thu sẽ thấp và lợi nhuận không cao


nhưng có thể tạo mối quan hệ với người dân, thương hiệu cơng ty được bíêt đến


nhiều và từ đó có thể nhờ mối quan hệ đó tìm kiếm được thêm nhiều khách hàng.


<b>5.3.2 Biện pháp hạ thấp chi phí </b>


Bên cạnh những biện pháp tăng doanh thu thì những biện pháp làm giảm chi


phí cũng rất quan trọng trong mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Q trình phân tích cho


thấy, chi phí qua 3 năm cũng tăng cao và tăng với tốc độ nhanh, có năm tốc độ tăng


của chi phí cịn cao hơn tốc độ tăng của doanh thu. Điều này là khơng tốt vì vậy để


giảm chi phí và tránh tình trạng chi phí tăng nhanh hơn doanh thu ta cần thực hiện


một số biện pháp sau:


- Nâng cao ý thức của nhân viên trong việc sử dụng tiết kiệm các nguồn


nguyên nhiên liệu, điện, nước,..Hạn chế các trường hợp sử dụng lãng phí các dụng


cụ, thiết bị để phục vụ cho lợi ích riêng.


- Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Ngày nay tình hình biến động về



giá là khá phức tạp, nhiều mặt hàng chỉ sau vài ngày giá tăng đột biến gây nhiều khó


khăn cho hoạt động kinh doanh. Vì thế cơng ty phải thường xun theo dõi giá cả thị


trường, đặc biệt là giá cả ngun vật liệu dùng trong xây dựng, có những chính sách


dự trữ hợp lý các nguồn này nhằm tiết kiệm được một khoản chi phí khi giá tăng đột


ngột.


- Tìm kiếm nhiều nhà cung cấp từ đó tham khảo, so sánh giá cả và chất lượng


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

- Đối với chi phí lãi vay: Do tình hình tài chính có nhiều biến động, chi phí lãi


vay phải trả cao nên làm giảm lợi nhuận. Vì vậy, cơng ty cần hạn chế những khoản


vay khơng cần thiết. Cần có kế hoạch trả nợ cụ thể, tranh thủ trả nợ nhanh vì để thời


hạn dài thì lãi suất càng cao. Mỗi năm, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đều tăng,


do đó cơng ty nên có chính sách đầu tư thêm cho nguồn vốn kinh doanh bằng vốn


chủ sở hữu hơn là sử dụng vốn đi vay.


- Đối với chi phí kiến thiết: Phải có kế hoạch đầu tư ngay từ ban đầu cho


khoản chi phí thiết kế nhằm hạn chế việc thay đổi mẫu thiết kế nhiều lần, dẫn đến


giảm khoản chi phí kiến thiết sau khi hồn thành cơng trình.



- Đối với chi phí nhân cơng: Cơng ty cũng có thể tiết kiệm chi phí nhân cơng


bằng cách chấm dứt hợp đồng đối với những lao động không thật sự cần thiết,


khơng có năng lực và thường xun bê trễ, khơng hồn thành nhiệm vụ.


- Đối với chi phí sử dụng máy thi cơng: Vận hành và bảo trì đúng kỷ thuật đối


với những máy móc dùng trong cơng trình nhằm hạn chế đến mức tối đa các trường


hợp hư hỏng gây phát sinh những chi phí khơng cần thiết.


<b>5.3.4 Một số giải pháp khác </b>


<i>- Để duy trì hoạt động kinh doanh trong dài hạn, công ty đã đặt nhân tố con </i>


người lên vấn đề hàng đầu, tiếp thu bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật, công nhân viên ngày


càng giỏi, nâng cao trình độ chun mơn của từng người, có chế độ khen phạt kịp


thời thoả đáng để khuyến khích tinh thần làm việc của cơng nhân viên góp phần làm


tăng năng suất lao động.


- Trước khi mua sắm một tài sản cố định cần phải xem xét nhiều khía cạnh


xem nó có đáp ứng được nhu cầu sử dụng của công ty hay không nhằm tránh tình


trạng đầu tư lãng phí. Sử dụng phương pháp và mức trích khấu hao hợp lý, tránh



việc trích khấu hao quá nhiều dẫn đến chi phí cao, hoặc trích khấu hao quá ít dẫn


đến khơng thu hồi được vốn khi hết thời hạn trích khấu hao.


- Thực hiện thanh lý hoặc nhượng bán đối với những tài sản đã hư hỏng hoặc


không sử dụng. Đầu tư những tài sản mới, hiện đại phục vụ tốt cho nhu cầu hoạt


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

- Đối với lượng tiền mặt: Hạn chế tối đa việc lưu trữ tiền mặt quá nhiều trong


công ty. Cần có biện pháp sử dụng lượng tiền mặt hợp lý và đúng mục đích. Nên gửi


số tiền mặt không cần sử dụng vào ngân hàng để thu lãi và góp phần làm tăng lợi


nhuận hoạt động tài chính.


- Đối với các khoản phải thu: Cơng ty nên đẩy mạnh tích cực việc thu hồi các


khoản phải thu, bằng cách chủ động tìm đến khách hàng để địi nợ, tạo điều kiện cho


khách hàng thanh toán một lần bằng cách giảm giá bán 1% cho những hợp đồng


mua nhà thanh tốn ngay. Từ đó sẽ làm hạn chế phần nào nguồn vốn lưu động bị ứ


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

<b>CHƯƠNG 6 </b>


<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ </b>


<b>6.1. KẾT LUẬN </b>



Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là công việc rất quan trọng của các nhà


quản trị bởi một kế hoạch sản xuất kinh doanh cho dù có khoa học và chặc chẽ đến


đâu chăng nữa thì so với thực tế đang diễn ra vẫn chỉ là một dự kiến. Thông qua


thực tiễn kiểm nghiệm, phân tích và đánh giá để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng trực


tiếp hoặc gián tiếp tác động đến kết quả kinh doanh của công ty. Từ đó mới có giải


<b>pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn nữa. </b>


Qua quá trình thực tập tại cơng ty và kết quả phân tích hiệu quả hoạt động sản


xuất kinh doanh thông qua các số liệu do công ty CP Tư Vấn - Đầu Tư - Xây Dựng


Gia Thịnh cung cấp thì em nhận thấy rằng: Trong 3 năm hoạt động, công ty kinh


doanh tương đối có hiệu quả, đặc biệt là năm 2008. Doanh thu của công ty tăng liên


tục qua các năm, và lợi nhuận của những năm sau luôn cao hơn những năm trước.


Cơng ty ln phấn đấu hồn thành kế hoạch đã đặt ra, đó là nhờ sự nổ lực của tồn


thể nhân viên trong cơng ty, đặc biệt là sự lãnh đạo của giám đốc công ty.


Tuy nhiên bên cạnh những thành quả mà công ty đã đạt được thì cơng ty cịn


nhiều mặt hạn chế cần khắc phục như: máy móc thiết bị vẫn còn lạc hậu, nguồn vốn



kinh doanh chưa được ổn định, chủ yếu là vốn đi vay nên dẫn đến chi phí cao. Do đó


cơng ty cần phải có kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn thực hiện cơng trình, cũng


như phải có kế hoạch sử dụng chi phí hợp lý. Từ đó, để khắc phục những khó khăn,


phát huy những thành tựu đạt đựơc, giúp cho công ty luôn đứng vững trên thương


trường, và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.


Mặc dù vậy, trong nền kinh tế thị trường năng động như hiện nay, sự cạnh


tranh giữa các công ty, doanh nghiệp ngày càng gay gắt, phức tạp và quyết liệt, đặc


biệt là trong lĩnh vực xây dựng. Nhưng công ty ln phấn đấu phát huy năng lực của


mình và đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng lên hàng đầu. Chính sự vươn lên đó,


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

tin rằng cơng ty sẽ còn phát triển xa hơn nữa trong tương lai, từng bước khẳng định


vị trí của mình trên thị trường.


<b>6.2. KIẾN NGHỊ </b>


Hiệu quả kinh doanh không những l à thước đo chất lượng, phản ánh trình độ tổ


chức, quản lý hoạt động kinh doanh mà còn là vấn đề sống cịn của cơng ty. Trong


điều kiện nền kinh tế thị trường, công ty muốn tồn tại, muốn vươn lên thì trước hết



địi hỏi hoạt động kinh doanh phải có hiệu quả kinh tế. Hiệu quả hoạt động kinh


doanh càng cao thì cơng ty càng có điều kiện phát triển và mở rộng hoạt động kinh


<b>doanh đầu tư, mua sắm thiết bị, cải thiện và nâng cao đời sống nhân viên. </b>


Qua thời gian 3 tháng thực tập tại cơng ty, được tiếp xúc với tình hình thực tế


tại đây, sau khi tìm hiểu và phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty,


dựa trên những giải pháp em xin có một số kiến nghị như sau:


<b>6.2.1 Đối với Nhà nước </b>


Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi


cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


Cơ quan Nhà nước nên tạo điều kiện đầu tư vốn kịp thời và thanh toán vốn


theo chủ trương, kế hoạch phát triển của toàn xã hội để đơn vị có thể thuận lợi trong


mọi hoạt động kinh doanh. Mọi thủ tục xây dựng cơ bản cần thống nhất tạo nhiều cơ


hội, khả năng cho đơn vị mở rộng qui mô sản xuất.


<b>6.2.2. Đối với công ty </b>


Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp



cùng ngành là một vấn đề hết sức gay gắt địi hỏi cơng ty phải ln sẵn sàng đối mặt


và phấn đấu khắc phục những khó khăn, yếu kém để luôn đứng vững trên thị trường.


- Xây dựng một đội ngũ chuyên về công tác dự báo, theo dõi giám sát tình


hình thực hiện của cơng trình. Từ đó, cơng ty có thể nắm bắt được những sự cố có


thể xảy ra để có biện pháp khắc phục kịp thời.


- Nâng cao năng lực quản lý, trình độ chun mơn nghiệp vụ và tay nghề cho


công nhân, nhân viên kỷ thuật,… nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

- Giữa các bộ phận trong quá trình quản lý cũng như xây dựng các cơng trình


phải có sự phối hợp nhịp nhàng, đồn kết, giúp đở lẫn nhau nhằm vì mục tiêu chung


là nâng cao chất lượng của thành phẩm, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh


doanh và năng lực cạnh tranh cho công ty.


- Tăng cường kiểm soát chặt chẽ và thực hiện tiết kiệm chi phí giúp tăng lợi


nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Công ty cần xây dựng kế hoạch


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

<i><b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b></i>



<i>1. Bùi Văn Trịnh (2008). Bài giảng phân tích hoạt động kinh doanh, Trường </i>



Đại học Cần Thơ, Khoa kinh tế - QTKD.


<i>2. Nguyễn Thị Mỵ, Phan Đức Dũng (2006). Phân tích hoạt động kinh doanh, </i>


NXB Thống kê, TP.HCM.


<i>3. Nguyễn Thanh Nguyệt, Trần Ái Kết. Quản trị tài chính, Tủ sách Đại học </i>


Cần Thơ.


<i>4. Nguyễn Quang Thu (2005). Giáo trình Quản trị tài chính căn bản, NXB </i>


Thống kê, TP.HCM.


<i>5. Nguyễn Năng Phúc (2006). Phân tích tài chính cơng ty cổ phần, NXB Tài </i>


Chính.


<i>6. Phạm Văn Dược, Đặng Thị Kim Cương (2005). Phân tích hoạt động kinh </i>


<i>doanh, NXB Tổng hợp, TP. HCM. </i>


Các báo cáo tài chính năm 2006, 2007 và 2008 của Công ty CP Tư vấn - Đầu


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100></div>

<!--links-->

×