Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đáp án đề thi chọn HSG GDCD 10 cấp tỉnh sở GD&ĐT Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.47 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


<b>THÁI NGUYÊN </b> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC


ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2016 - 2017


MÔN THI: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 10
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)


Câu 1 (8 điểm). Em hãy phân tích cách thức vận động, phát triển phổ biến nhất
của sự vật và hiện tượng. Cho ví dụ để minh họa. Qua đó, em rút ra bài học thực tiễn gì
cho bản thân?


Câu 2 (6 điểm). Em hãy giải thích để làm rõ quan điểm: “Thực tiễn là cơ sở của
nhận thức, là động lực của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để
kiểm tra kết quả của nhận thức”.


Câu 3 (2 điểm). Theo em, thế nào là người có nhân phẩm, thế nào là người có
lịng tự trọng? Lấy ví dụ để minh họa.


Câu 4 (4 điểm). Em hiểu đạo đức là gì? Thế nào được coi là một người có đạo
đức? Hãy phân tích vai trị của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân.


<i>--- Hết --- </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2016 - 2017


MÔN THI: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 10
Thời gian làm bài: 150 phút



Câu 1 (8 điểm). Em hãy phân tích cách thức vận động, phát triển phổ biến nhất
của sự vật và hiện tượng. Cho ví dụ để minh họa. Qua đó, em rút ra bài học thực tiễn gì
cho bản thân?


Trả lời:


1. Phân tích cách thức vận động, phát triển phổ biến nhất của sự vật, hiện tượng:
(4 điểm)


Cách thức vận động, phát triển phổ biến nhất của sự vật, hiện tượng là sự biến đổi
dần dần về lượng dẫn đến sự biến đổi nhanh chóng về chất. (1 điểm)


- Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và lượng thống nhất với
nhau. (1 điểm)


Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện
tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng
khác.


Khái niệm lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng,
biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh,
chậm), số lượng (ít, nhiều)… của sự vật và hiện tượng.


- Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến
đổi về lượng. Sự biến đổi này diễn ra một cách dần dần. Khi sự biến đổi về lượng đạt
đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời
thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.


(2 điểm)



2. Cho ví dụ minh họa: Thí sinh tự lấy ví dụ (2 điểm)
3. Rút ra bài học thực tiễn cho bản thân: (2 điểm)


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Trong học tập và rèn luyện phải kiên trì và nhẫn nại, khơng coi thường việc
nhỏ.


- Tích cực học tập để tích lũy tri thức nhằm tạo nên sự thay đổi về chất.


- Tránh mọi hành động nôn nóng đốt cháy giai đoạn hoặc nửa vời, vì sẽ không
đem lại kết quả như mong muốn.


Câu 2 (6 điểm). Em hãy giải thích để làm rõ quan điểm: “Thực tiễn là cơ
sở của nhận thức, là động lực của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn
để kiểm tra kết quả của nhận thức”.


Trả lời:
Giải thích quan điểm:


1. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức: (1.5 điểm)


Mọi sự hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ thực tiễn. Nhờ có sự tiếp
xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu
được bản chất, quy luật của chúng. Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng thời là q
trình phát triển và hồn thiện các giác quan của con người. Nhờ đó, khả năng nhận thức
của con người ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng.


2. Thực tiễn là động lực của nhận thức: (1.5 điểm)



Thực tiễn luôn luôn vận động, luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức
và tạo ra những tiền đề vật chất cần thiết thúc đẩy nhận thức phát triển.


3. Thực tiễn là mục đích của nhận thức: (1.5 điểm)


Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn. Mục đích
cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng nhu cầu vật
chất, tinh thần của con người.


4. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả của nhận thức: (1.5 điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Câu 3 (2 điểm). Theo em, thế nào là người có nhân phẩm, thế nào là người có
lịng tự trọng? Lấy ví dụ để minh họa.


Trả lời:


1. Người có nhân phẩm: là người có lương tâm, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành
mạnh, luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội và người khác, biết tôn
trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ. (0.5 điểm)


Ví dụ: Thí sinh tự lấy ví dụ. (0.5 điểm)


2. Người có lịng tự trọng: là người biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình; biết làm
chủ các nhu cầu bản thân, kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn khơng chính đáng và
cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ, đồng thời biết quý trọng
danh dự, nhân phẩm của người khác. (0.5 điểm)


Ví dụ: Thí sinh tự lấy ví dụ. (0.5 điểm)



Câu 4 (4 điểm). Em hiểu đạo đức là gì? Thế nào được coi là một người có đạo
đức? Hãy phân tích vai trị của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân.


Trả lời:


1. Khái niệm đạo đức: là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người
tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.


(15 điểm)


2. Một người được coi là có đạo đức là người biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho
phù hợp với lợi ích chung của xã hội và của người khác. (1 điểm)


3. Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân là:


Đạo đức góp phần hồn thiện nhân cách con người. Đạo đức giúp cá nhân có ý
thức và năng lực sống thiện, sống có ích, tăng thêm tình yêu đối với Tổ quốc, đồng bào
và rộng hơn là nhân loại. Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, năng lực khác
sẽ khơng cịn ý nghĩa. (2 điểm)


<i>--- Hết --- </i>


</div>

<!--links-->

×