Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Luận văn - Chương trình kiểm toán Doanh thu tại Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn và dịch vụ tin học AISC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.25 KB, 71 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỤC LỤC</b>


<b>Chương 1 GIỚI THIỆU ... ... ...Trang 1</b>
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... ... Trang 1


1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài ... ... Trang1
1.1.2 Căn cứ nghiên cứu ... ... ...Trang 2


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ... ... Trang 3
1.2.1 Mục tiêu chung ... ... ... Trang 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ... ... ... Trang 3
1.3 CÁC CÂU HỎI CẦN NGHIÊN CỨU... ... Trang 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU... ... ...Trang 3
1.4.1 Không gian ... ... ... Trang 3
1.4.2 Thời gian ... ... ... Trang 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ... ... ....Trang 4


1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ... Trang 4


<b>Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LU ẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU ...</b>


<b>... ... ... ...Trang 6</b>


2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ... ... ... Trang 6


2.1.1 Khái niệm về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ... Trang 6
2.1.2 Nội dung của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ... Trang 6
2.1.3 Ý nghĩa của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ... Trang 7
2.1.4 Khái niệm doanh thu, chi phí, lợi nhuận... ...Trang 8
2.1.4.1 Khái niệm doanh thu... ... Trang 8
2.1.4.2 Khái niệm chi phí ... ... ..Trang 9


2.1.4.3 Khái niệm lợi nhuận ... ... Trang 9
2.1.5 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả kinh doanh ... Trang 10
2.1.5.1 Khả năng thanh tốn ... ... Trang 10
2.1.5.2 Phân tích tình hình đầu tư và nguồn vốn kinh doanh ... Trang 11
2.1.5.3 Phân tích hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh ... Trang 11
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU... ... Trang 12


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Chương 3 MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CƠNG TY TNHH XUẤT</b>


<b>NHẬP KHẨU THUỶ SẢN THI ÊN MÃ... ...Trang 16</b>


3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRI ỂN CỦA CÔNG TY ..Trang 16
3.1.1 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty ... Trang 17
3.1.1.1 Chức năng ... ... ... Trang 17
3.1.1.2 Nhiệm vụ... ... ... Trang 17
3.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban ... Trang 17


3.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức... ... Trang 17


3.1.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban ... ... Trang 19
3.1.3 Sản phẩm của công ty ... ... ..Trang 19
3.2 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ... ... Trang 19
3.2.1 Thuận lợi ... ... ... Trang 19
3.2.2 Khó khăn ... ... ... Trang 20


3.3 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ... Trang 20


<b>Chương 4 PHÂN TÍCH TH ỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH</b>


<b>DOANH CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN THI ÊN</b>



<b>MÃ QUA 3 NĂM (2006 - 2008) ... ... Trang 21</b>


4.1 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY QUA 3 NĂM (2006 - 2008) ... ... Trang 21


4.1.1 Đánh giá tổng quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ...Trang 21


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

4.1.5.1 Phân tích tình hình ph ải thu và hàng tồn kho ... Trang 46
4.1.5.2 Phân tích khả năng thanh khoản... ... Trang 46
4.1.5.3 Phân tích hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh ... Trang 47
4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN T Ố ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA
CÔNG TY... ... ... Trang 49
4.2.1 Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm ... Trang 52
4.2.2 Nhân tố giá bán trung bình và giá vốn hàng bán... Trang 53
4.2.3 Ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán h àng và chi phí quản lý doanh nghiệp .
... ... ... ... Trang 56
<b>Chương 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT</b>
<b>ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH XNH THUỶ SẢN THI ÊN</b>


<b>MÃ ... ... ... ...Trang 62</b>


5.1 NHỮNG MẶT MẠNH CỦA CÔNG TY ... ... Trang 62
5.2 NHỮNG TỒN TẠI VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY VÀ NGUYÊN NHÂN T ỒN TẠI CỦA NÓ ... Trang 62
5.3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY... ... ... Trang 64


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>DANH MỤC BIỂU BẢNG</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>DANH MỤC HÌNH</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>CHƯƠNG 1</b>


<b>GIỚI THIỆU</b>


<b>1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ T ÀI</b>


Trong nền kinh tế thị trường phát triển nhanh chóng v à phức tạp như hiện
nay, mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Vì thế, thơng tin tài
chính của doanh nghiệp là vấn đề cần được trình bày rõ ràng, dễ hiểu và công
khai cho đối tượng bên ngồi có quyền lợi trực tiếp đối với doanh nghiệp nh ư:


các cơ quan chức năng của Nhà nước, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ,


khách hàng, tập thể lao động…. Điều đó đ ã làm cho kiểm tốn trở thành việc làm
rất đáng quan tâm. Bằng tác dụng thực tiễn của m ình, kiểm tốn đã được khẳng
định là yếu tố tích cực, đảm bảo cho các luật lệ về chấp h ành nghiêm chỉnh các


chuẩn mực kế toán, các số liệu, t ài liệu kế tốn được chính xác, trung thực.


Doanh thu là một trong những khoản mục trọng yếu tr ên Báo Cáo Tài
Chính cụ thể là Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh. Ng ười sử dụng thơng
tin tài chính quan tâm đ ến vì khoản mục này giúp họ có thể đưa ra quyết định về


kinh doanh, đầu tư vào công ty và đánh giá kh ả năng tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên,


đây còn là các khoản mục dễ xảy ra gian lận và sai sót khi khoản mục Doanh thu


được xem là cơ sở để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nh à nước; doanh



nghiệp có thể thổi phồng lợi nhuận để chạy theo th ành tích hoặc hạ thấp khi cần
thiết và khơng thể thiếu được trong q trình kiểm tốn Báo Cáo tài chính.


Vì sự cần thiết đó mà em đã chọn “Chương trình kiểm tốn Doanh thu tại
Cơng ty TNHH Kiểm toán Tư vấn và dịch vụ tin học AISC” trong thời gian em
thực tập tại công ty. Do thời gian thực tập không dài, khả năng tiếp xúc thực tế v à
kiến thức còn nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi những sai sót, rất mong sự góp ý
của Quý Thầy cô và Quý công ty để em hoàn thành tốt luận văn này.


<b>1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.</b>


<b>1.2.1 Mục tiêu chung:Tìm hiểu và đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b> 1.2.2 Mục tiêu cụ thể:</b>


Thực hiện kiểm tốn Doanh thu tại Cơng ty Cổ phần thủy sản ABC thơng
qua chương trình kiểm tốn tại cơng ty TNHH Kiểm tốn t ư vấn và dịch vụ tin


học AISC.


Đánh giá sự tuân thủ của quy trình kiểm tốn này có đúng với quy định


chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hay khơng (Chuẩn mực kiểm tốn VSA) .


Đưa ra nhận xét ưu điểm và nhược điểm về quy trình kiểm tốn khoản


mục Doanh thu này và có thể đề xuất một số những giải pháp cho những nh ược
điểm.



<b>1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.</b>


<b>13.1 Không gian:</b>


Đề tài này được thực hiện tại cơng ty TNHH Kiểm tốn t ư vấn và dịch vụ


tin học AISC.


<b>1.3.2 Thời gian:</b>


Bắt đầu từ ngày 12/12/2008 và kết thúc ngày 20/04/2009.


<b>1.3.3 Đối tượng nghiên cứu:</b>


Do thời gian thực tập có hạn chế nên đề tài chỉ tập trung vào quy trình
kiểm tốn khoản mục doanh thu của cơng ty. Và đồng thời cũng do quy định của
công ty và tính chất bảo mật nghề nghiệp nên việc trình bày sử dụng số liệu thực
tế của công ty ABC sẽ có hạn chế .


<b>1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.</b>


Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đặt ra ở trên, nội dung đề tài sẽ lần lượt


trả lời những vấn đề sau:


Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm tốn Cơng ty có t ìm hiểu khách hàng trước


khi ký hợp đồng khơng?


Trước khi tiến hành kiểm toán tại khách h àng của mình cơng ty có lập kế



hoạch kiểm tốn cụ thể khơng?


Tìm hiểu hệ thống kiểm sốt nội bộ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Cơng ty có thực hiện các thử nghiệm kiểm sốt để đánh giá lại rủi ro kiểm
tốn khơng?


Trong giai đoạn thực hiện kiểm tốn:


Quy trình kiểm tốn đối với các thử nghiệm c ơ bản có đảm bảo mục tiêu
kiểm tốn hay khơng?


Trong giai đoạn hồn thành kiểm tốn:


Trước khi ra báo cáo kiểm toán cho khách h àng Ban kiểm sốt của cơng ty


có rà sốt lại số liệu được kiểm tốn viên kiểm hay khơng?


<b>1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.</b>


Trong quá trình thực hiện đề tài tơi đã lược khảo được một số tài liệu có
liên quan đến đề tài như là:


<b>+ Quy trình đánh giá rủi ro Kiểm tốn tại cơng TNHH kiểm tốn và</b>


<b>dịch vụ tin học AISC – Luận văn tốt nghiệp của trường Đại học kinh tế Th ành</b>


phố Hồ Chí Minh năm 2006 , do Trần Hoàng Lan thực hiện. Đề tài tập trung vào
việc hồn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán tại công ty TNHH AISC


nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả kiểm tốn tại cơng ty.


<b>+ Quy trình kiểm tốn thu nhập và chi phí tại cơng ty kiểm tốn v à</b>


<b>dịch vụ tin học AISC.- luận văn tốt nghiệp của tr ường đại học kinh tế thành phố</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>CHƯƠNG 2</b>


<b>PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU</b>


<b>2.1 PHƯƠNG PHÁP LU ẬN.</b>


<b>2.1.1 Khái niệm chung về kiểm toán.</b>


Kiểm toán là một q trình do kiểm tốn viên đủ năng lực và độc lập tiến
hành nhằm thu thập bằng chứng về những thơng tin có thể định l ượng của một tổ
chức, và đánh giá đúng nhằm thẩm định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các
thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.


<b>2.1.2 Phân loại kiểm tốn:</b>


<b>2.1.2.1Căn cứ vào mục đích kiểm tốn:</b>


Bao gồm kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ v à kiểm tốn báo cáo
tài chính.


<i>Kiểm tốn hoạt động:</i>


Tiến hành kiểm tra và đánh giá về sự hiện hữu và tính hiệu quả của một
hoạt động để đề xuất ph ương án cải tiến. Kết quả kiểm toán hoạt động chủ yếu


phục vụ lợi ích đơn vị.Ở đây, sự hữu hiệu l à mức độ hoàn thành nhiệm vụ hay
mục tiêu; còn hiệu quả được tính bằng cách so sánh giữa kết quả đạt đ ược và
nguồn lực sử dụng.


<i>Kiểm toán tuân thủ là:</i>


Việc kiểm tra nhằm đánh giá mức độ chấp hành pháp luật hay một văn
bản, một quy định nào đó của đơn vị. Kết quả kiểm toán tuân thủ d ùng để phục
vụ cho các cấp có thẩm quyền li ên quan.


<i>Kiểm tốn báo cáo tài chính:</i>


Là sự kiểm tra, trình bày ý kiến, nhận xét về báo cáo t ài chính của một
đơn vị, dựa vào chuẩn mực kiểm toán hay chế độ kế toán hiện h ành làm thước đo


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Kết quả kiểm toán báo cáo t ài chính để phục vụ cho đơn vị, nhà nước và
các nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung c ấp… để họ đưa ra những quyết định kinh tế


của mình.


Ngồi những loại hình kiểm tốn cơ bản trên, trong thực tế cịn có những
hình thức kết hợp. Ví dụ, kiểm tốn tích hợp l à sự kết hợp giữa kiểm toán báo
cáo tài chính, tuân thủ và hoạt động thường dùng trong kiểm toán nhà nước.


<b> 2.1.2.2 Căn cứ vào chủ thể kiểm toán:</b>


<i><b>Kiểm toán nội bộ:</b></i>


Là loại kiểm toán do những kiểm toán vi ên nội bộ thực hiện, chủ yếu thực
hiện kiểm toán hoạt động v à kiểm toán tuân thủ. Kiểm toán nội bộ l à cơng cụ của


nhà quản lý và chỉ có giá trị pháp lý đối với nh à quản lý, khơng có giá trị pháp lý
đối với bên ngồi doanh nghiệp.


Phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ rất đa dạng tùy thuộc vào quy mô
và cơ cấu tổ chức của đơn vị, cũng như yêu cầu khác của đơn vị. Thơng thường,


kiểm tốn nội bộ có thể đảm nhiệm các lĩnh vực sau đâ y:


<i>Kiểm toán nhà nước:</i>


Là loại kiểm toán do các kiểm toán vi ên của nhà nước tiến hành, chủ yếu
thực hiện kiểm toán tuân thủ nh ư xem xét việc chấp hành pháp luật ở mọi đơn vị.
Riêng tại các doanh nghiệp nh à nườc thì họ sẽ thực hiện cả kiểm tốn hoạt động.


<i>Kiểm toán độc lập:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b> 2.1.2.3 Quy trình kiểm tốn chung: Gồm 3 giai đoạn chính:</b>


<i>Giai đoạn chuẩn bị kiểm tốn</i>


<b> Sơ đồ 1: Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán</b>


<i>Giai đoạn thực hiện kiểm toán</i>


<b>Sơ đồ 2: Giai đoạn thực hiện kiểm toán</b>


Thực hiện các thủ tục phân
tích và thử nghiệm chi tiết
Thực hiện các



thử nghiệm cơ bản


<i><b>2</b><b>. Thực hiện TNCB</b></i>
Mức RRKS được đánh giá


có đúng như dự kiến


Tìm hiểu về kiểm sốt nội bộ


Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát (RRKS)


Trên cơ sở kết quả của TNKS, đánh giá lại của RRKS
Thiết kế những thử nghiệm c ơ bản dự kiến


Chuẩn bị kế hoạch


Thu thập thông tin cơ sở


Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách h àng


Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát


Xác định mức trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i>Giai đoạn hồn thành kiểm tốn</i>


<b>Sơ đồ 3: Hồn thành kiểm toán</b>


Trong cả 3 giai đoạn, kiểm toán vi ên cần phải tập hợp tất cả các t ài liệu về
quá trình làm việc và những bằng chứng thu thập đ ược trong hồ sơ kiểm toán. Hồ


sơ kiểm toán giúp cho việc tổ chức, kiểm tra, quan sát to àn bộ cuộc kiểm tra, nó


là nền tảng pháp lý để chứng minh cho ý kiến kết luận kiểm toán vi ên khi có
tranh chấp.


<b>2.1.3 Nội dung khoản mục Doanh Thu</b>


<b> 2.1.3.1 Khái niệm doanh thu:</b>


Doanh thu được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao


gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản được khấu trừ khỏi
doanh thu và doanh thu thuần.


Doanh thu bán hàng là giá tr ị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh
nghiệp đã thực hiện trong kỳ. Đối với doanh nghiệp l à đối tượng chịu thuế giá trị
gia tăng theo phương pháp khấu trừ, doanh thu này không bao gồm thuế giá trị


gia tăng.


Doanh thu thuần là doanh thu bán hàng sau khi đ ã khấu trừ các khoản giảm
trừ, như giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại,… thuế tiêu thụ đặc biệt
hoặc thuế xuất khẩu tính tr ên doanh thu thực hiện trong kỳ. Riêng đối với các
doanh nghiệp là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo ph ương pháp trực tiếp,
thuế giá trị gia tăng đầu ra đ ược tính cho doanh thu bán h àng nhưng sau đó được
đưa vào trong các kho ản được giảm trừ để loại khỏi doanh thu thuần.


Xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến


Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ



Xem xét về giả định hoạt động li ên tục


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Doanh thu và cung cấp dịch vụ là một khoản mục trọng yếu tr ên báo cáo
tài chính vì là cơ sở để người sử dụng đánh giá về tình hình hoạt động và quy mơ
kinh doanh của doanh nghiệp.Do đó, khoản mục n ày là đối tượng của nhiều sai
phạm dẫn đến báo cáo tài chính bị sai lệch trọng yếu v ì những lý do sau:


Trong nhiều trường hợp, việc xác định thời điểm thích hợp v à số tiền để
ghi nhận doanh thu đòi hỏi sự xét đoán, chẳng hạn đối với doanh thu của hợp
đồng xây dựng hoặc cung cấp dịch vụ có liên quan đến nhiều niên độ.


Doanh thu có quan hệ mật thiết với lợi nhuận m à lợi nhuận là chỉ tiêu
quan trọng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh, nó ảnh h ưởng lớn đến các
mối quan hệ kinh tế phát sinh trong t ương lai.


Doanh thu trong nhiều đơn vị là cơ sở đánh giá kết quả hoặc th ành tích
nên có khả năng bị thổi phồng cao hoặc hạ thấp h ơn so với thực tế.


Tại Việt Nam, doanh thu có quan hệ chặt chẽ, gắn liền với việc tính thuế
giá trị gia tăng đầu ra, là nguồn tạo ra lợi nhuận để xác định thuế thu n hập doanh
nghiệp đối với Nhà nước, nên có khả năng doanh thu bị khai thấp h ơn hoặc chi
phí bị thổi phồng cao hơn so với thực tế để tránh thuế.


<i>Sơ đồ hạch toán Doanh Thu</i>


<b>Sơ đồ 4: Hạch toán Doanh thu</b>
Kết chuyển


521



911


112,111


3332,3333
531,532


Chiết khấu thương mại


Giảm, trả lại hàng bán


Thuế XK- TTTĐB


Doanh thu phải thu


33311
Thu tiền ngay


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b> 2.1.3.2 Đặc điểm của khoản mục d oanh thu:</b>


Doanh thu được ghi nhận khi thỏa mãn hai điều kiện sau:


Khi doanh nghiệp đã hoàn tất chu trình bán hàng, nghĩa là hàng hóa đã
được chuyển giao quyền sở hữu từ ng ười bán sang người mua, khi dịch vụ đ ã


thực hiện và cung cấp cho khách hàng rồi.


Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi lấy tiền mặt hoặc đ ược người
mua chấp nhận thanh toán sau.



Đặc biệt, đối với một số ngành kinh doanh như ngành xây d ựng, khi hạch


toán doanh thu phải cân xứng với giá vốn chứ khơng hạch tốn theo từng giai
đoạn trả tiền.


Như vậy, ta cần phải lưu ý khi xem xét hạch toán doanh thu, sai phạm về


doanh thu thường xảy ra do kế toán vi phạm nguyên tắc ghi nhận doanh thu n ày.


<b> 2.1.3.3 Phân loại doanh thu và điều kiện ghi nhận Doanh thu.</b>


<i>Phân loại doanh thu</i>


+ Doanh thu bán hàng.


+ Doanh thu cung cấp dịch vụ
+ Doanh thu nội bộ.


+ Doanh thu khác.


+ Doanh thu hoạt động tài chính.
<i>Điều kiện ghi nhận Doanh thu.</i>


Việc ghi nhận doanh thu phải theo nguy ên tắc “dồn tích”. Theo chế độ kế
tốn Việt Nam nêu rõ: “Cơ sở dồn tích là mọi nghiệp vụ kinh tế, t ài chính của
doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh
thu, chi phí phải ghi sổ kế tốn vào thời điểm phát sinh, không căn cứ v ào thời
điểm thực tế thu hoặc chi tiền hoặc t ương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên



cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong q khứ, hiện


tại và tương lai”.
Ví dụ:


Bán hàng thu tiền ngay: ghi nhận doanh thu ngay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Giao hàng theo hợp đồng: khi hàng gửi đi do đó ghi nhận doanh thu.
Người mua ứng trước tiền do đó ghi gửi h àng đi đồng thời ghi nhận


doanh thu.


<b>2.1.4 Quy trình kiểm toán doanh thu bán h àng và cung cấp dịch vụ.</b>


<b>2.1.4.1 Tìm hiểu hệ thống kiểm sốt nội bộ, thiết kế v à thực hiện các</b>


<b>thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ bán h àng.</b>


Hệ thống kiểm soát nội bộ l à một quá trình do ban giám đốc, nhà quản lý
và các nhân viên của đơn vị chi phối, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo
hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu sau đây:


- Báo cáo tài chính đáng tin c ậy.


- Các luật lệ và quy trình được tuân thủ.
- Hoạt động hữu hiệu và có hiệu quả.


Đối với chu trình doanh thu, kiểm soát nội bộ sẽ bao gồm mọi thủ tục li ên


quan đến việc tổ chức về bán h àng và theo dõi công nợ của khách hàng để ngăn



ngừa các sai phạm có thể xảy ra trong chu tr ình này.


Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các nghiệp vụ trong chu tr ình doanh thu
do nhà quản lý thiết lập thường đáp ứng các mục ti êu sau:


- Doanh thu ghi sổ của hàng hóa gửi đi bán cho khách hàng là có thật.
- Các nghiệp vụ bán hàng được phê chuẩn đúng đắn.


- Các nghiệp vụ bán hàng phải ghi sổ đầy đủ.


- Doanh thu ghi sổ hàng gửi bán được tính đúng số tiền và ghi sổ chính xác.
- Doanh thu được ghi sổ đúng thời hạn.


- Các nghiệp vụ bán hàng được ghi vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp có số liệu
phải khớp với nhau.


<i><b>Tìm hiểu về kiểm sốt nội bộ:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Tính chính trực và giá trị đạo đức: thông qua nội quy của đ ơn vị và các
nhân viên thực hiện nội quy đó.


- Triết lý quản lý và phong cách điều hành: kiểm tốn viên tìm hiểu quan
điểm của nhà quản lý; thích rủi ro, ham lợi nhuận th ì Báo cáo tài chính sẽ có


nguy cơ bị thổi phồng.


- Cơ cấu tổ chức: kiểm toán vi ên nghiên cứu hồ sơ tổ chức, cách thức
phân định quyền hạn, trách nhiệ m.



<i><b>Đánh giá rủi ro:</b></i>


Đối với chu trình doanh thu, một hệ thống kiểm sốt nội bộ tốt cần có khả


năng nhận diện đánh giá và xử lý rủi ro.


Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận hay chiếm thị phần, từ đó xác
định rủi ro có liên quan.


Phân tích rủi ro trong hoạt động hiện tại của đơn vị, rủi ro gần với công
việc hàng ngày, nó phụ thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.


Phát hiện ra những rủi ro mới xuất hiện: do thay đổi quy chế môi tr ường
hoạt động, thay đổi nhân sự, sữa đổi hệ thống thông tin.


Đánh giá rủi ro: ISA 400 quy định “ sau khi t ìm hiểu về hệ thống kế toán


và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán vi ên phải thực hiện việc đánh giá rủi ro
ở mức độ cơ sở dẫn liệu đối với mỗi số d ư tài khoản hay loại nghiệp vụ chủ yếu”.


<i><b>Tìm hiểu về thơng tin và truyền thơng:</b></i>
Một chu trình bán hàng phải đảm bảo:
- Tất cả các đơn đặt hàng điều được xử lý.
- Tất cả các lô hàng điều được xử lý.


- Tất cả các lơ hàng điều được phát hóa đơn.
- Tất cả các hóa đơn điều được hạch tốn.


Trong chu trình doanh thu, y ếu tố thông tin và truyền thông được phân ra
thành các công đoạn:



</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

- Sổ sách kế toán.


Ý nghĩa của việc kiểm soát chứng từ là đảm bảo nhiệm vụ được ghi chép
chính xác, thích hợp và có tính pháp lý.


<i><b>Hoạt động kiểm sốt trong chu tr ình doanh thu:</b></i>
- Đơn đặt hàng của khách hàng.


- Lệnh bán hàng.


- Kiểm ra đơn đặt hàng và phê chuẩn phương thức bán chịu.
- Yếu kém trong khâu này dễ dẩn đến nợ khó địi.


+ Tín dụng phải được phê chuẩn đúng đắn trước khi quá trình tiêu thụ
xảy ra.


+ Hàng hóa chỉ được gửi sau khi đã được phê chuẩn đúng đắn về giá,
kể cả phương thức thanh tốn phí vận chuyển v à chiết khấu phải được phê chuẩn.
- Xuất kho: khi lệnh bán h àng đã được phê chuẩn chuyển cho thủ kho, thủ
kho xuất hàng chuyển cho khách hàng.


- Lập hóa đơn và gửi cho khách hàng: do bộ phận kế toán lập.
+ Đánh số thứ tự gửi hàng.


+ So sánh lệnh bán hàng với chứng từ gửi hàng, đơn đặt hàng và
các thông tin điều chỉnh nếu có.


+ Ghi giá.



+ Tính tiền và thuế.
- Theo dõi thanh toán.


+ Phân nhiệm giữa kế toán tổng hợp v à kế toán chi tiết, ghi sổ nhật
ký bán hàng và chi tiết phải thu.


+ Nếu là nghiệp vụ bán chiệu thì phải liệt kê các khoảng nợ theo
nhóm tuổi để lập dự phịng.


+ Nếu là nghiệp vụ thu tiền ngay th ì phải ghi vào sổ nhật ký thu
tiền hay tiền gửi và phải có giấy báo có của ngân h àng.


<i><b>Giám sát.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>2.1.4.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát thiết kế các thử nghiệm c ơ bản:</b>


<i><b>Rủi ro tiềm tàng ( RRTT): là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng</b></i>
nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo t ài chính chứa đựng sai sót trọng yếu
mặc dù có hay khơng có hệ thống kiểm sốt nội bộ.


<i>RRTT trong đặc điểm kinh doanh:</i>


Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp có tỷ lệ sinh lời cao hay thấp.
Doanh thu bán hàng có tác đ ộng bởi nhân tố mơi tr ường kinh tế xã hội, tỷ trọng


hàng bán chủ yếu.


Chính sách thuế xuất nhập khẩu, chính sách kh uyến khích đầu tư của
chính phủ.



Tỷ giá hối đối.


Khái niệm going-concern có bị vi phạm khơng.


<i>RRTT trong bản chất khoản mục:</i>


Thời điểm thừa nhận doanh thu có ph ù hợp với ngun tắc kiểm tốn
khơng ( dồn tích, phù hợp thời điểm và số tiền bán hàng được ghi nhận có thể bị
sai lệch do chuẩn mực khơng r õ ràng, do cách tính tốn ph ức toán phức tạp hay
phụ thuộc vào quyền trả lại của người mua).


Số lượng nghiệp vụ bán h àng thu tiền ngay có diễn ra th ường xun
khơng. Giá tri thu tiền bình qn mỗi lần thu là bao nhiêu và có thể dễ dàng bị
gian lận khơng.


<i><b>Rủi ro kiểm sốt ( RRKS):</b></i>


Rủi ro kiểm sốt là những sai sót xảy ra tr ên báo cáo tài chính mà h ệ
thống kiểm sốt nội bộ khơng kiểm tra đ ược hoặc khơng phát hiện đ ược.


Ví dụ: như các nghiệp vụ điều chỉnh doanh thu và nợ phải thu có thể che
giấu hành vi biển thủ tiền mặt thu đ ược từ khách hàng bằng cách khai khống các
khoản chiết khấu, ghi các khoản chiết khấu, ghi các khoản bán h àng bị trả lại, giả
tạo hay xóa sổ nợ phải thu khó đ ịi khơng địi được.


Tính tốn sai sót.
Cố tình nhập liệu sai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

CR x IR
AR


=


<i><b>Rủi ro phát hiện( RRPH): RRPH là khả năng xuất hiện các sai sót tr ên</b></i>
báo cáo tài chính mà các ki ểm tốn viên khơng phát hiện ra được. bằng quan hệ
minh họa giữa các loại rủi ro (chuẩn mực kiểm tốn VAS 400).


Cơng thức liên hệ các rủi ro trong kiểm toán
AR =DR*CR*IR


DR


Trong đó:


AR (audit rick ): rủi ro kiểm tốn.
IR (inherent rick): rủi ro tiềm tàng.
CR (control rick): rủi ro kiểm soát.
DR (detection): rủi ro phát hiện.


<b>2.1.4.3 Thực hiện các thử nghiệm kiểm sốt:</b>


Dựa trên q trình tìm hiểu về hệ thống KSNB, kiểm toán vi ên tiến hành
thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.


Nếu kiểm toán viên đánh giá RRKS cao th ì kiểm tốn viên khơng cần thực
hiện thử nghiệm kiểm soát m à mở rộng phạm vi thử nghiệm c ơ bản.


Ngược lại, RRKS thấp th ì kiểm tốn viên thiết kế thử nghiệm kiểm soát,


kiểm toán viên sẽ thực hiện các thử nghiệm kiểm soát cho những thủ tục kiểm
soát mà họ dựa vào đó để giảm các thử nghiệm cơ bản.



Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro kiểm soát
Biến động của rủi


ro phát hiện


Cao Trung bình Thấp


Cao Thấp nhất Thấp hơn Trung bình


Trung bình Thấp hơn Trung bình Cao hơn
Đánh giá của kiểm


toán viên về rủi ro
tiềm tàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<i><b>Kiểm tra mẫu các nghiệp vụ bán h àng:</b></i>


Chọn một số hóa đơn đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, vận đơn.
Đối chiếu về chủng loại, quy cách, số l ượng, đơn giá, ngày gửi hàng, chữ ký phê


chuẩn bán chịu. tính tổng từng loại h àng, từng hóa đơn.


Kiểm tốn viên chú ý về khoản hàng cần ký gửi vì chúng có thể được ghi
nhận doanh thu bán hàng mà doanh thu chỉ được thu nhận khi thu tiền bán h àng
ký gửi. Tìm hiểu chính sách chiết khấu, cần phân tích doanh thu v à số tiền thu
được, số chiết khấu, tỷ lệ phần trăm giữa số chiết khấu v à số tiền, sau đó phản


ánh chênh lệch trọng yếu và giải thích nguyên nhân.



<i><b>Chọn mẫu đối chiếu giữa chứng từ chuyển h àng với những hóa đơn có</b></i>
<i><b>liên quan:</b></i>


Kiểm tốn viên cần chú ý đến số thứ tự li ên tục của chứng từ có liên quan
là đơn đặt hàng, chứng từ chuyển hàng đi và hóa đơn bán hàng.


<i><b>Xem xét sự cho phép và ghi chép về hàng bán bị trả lại hay bị hư</b></i>
<i><b>hỏng:</b></i>


Tất cả hàng hóa bị trả lại, hay bị hư hỏng điều phải được chứng minh bởi
các tài liệu đã được đánh số thứ tự, được duyệt và ý kiến của người có thẩm
quyền và họ phải độc lập với việc chi quỹ hay giữ sổ kế toán. Mặt khác cũng phải
kiểm tra công việc cộng dồn, vi êc tính giá, ghi nhật ký,chuyển vào sổ cái, sổ chi
tiết hàng bán bị trả lại và tài khoản phải thu của khách hàng có liên quan.


<b>2.1.4.4 Thực hiện các thử nghiệm c ơ bản:</b>


<i><b>Thủ tục phân tích:</b></i>


Để kiểm tra tính hợp lý chung của doanh thu kiểm toán vi ên có thể sử


dụng một số thủ tục phân tích sau đây:


Lập bảng phân tích doanh thu từng tháng, từng đ ơn vị trực thuộc và xem
xét các trường hợp có doanh thu tăng giảm bất th ường.


So sánh doanh thu kỳ này với kỳ trước theo từng tháng. Các biến động bất
thường cần giải thích nguy ên nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Cần chú ý là khơng có một ngun tắc cứng nhắc và những nguyên tắc


nhanh nào cho việc áp dụng kỹ năng phân tích. Tuy nhi ên, những thủ tục phân
tích được áp dụng có hiệu quả h ơn trong bảng kết quả kinh doanh với những lo ại


hình nghiệp vụ liên quan hơn là đối với tài khoản trong bảng cân đối kế toán.
Điều này là do tài khoản trong bảng kết quả dễ dự đốn h ơn, cịn tài khoản trong


bảng tổng kết tài sản thường được kết hợp nhiều loại hình nghiệp vụ vì vậy phức
tạp hơn.


<i><b>Thử nghiệm chi tiết:</b></i>


<b>Thử nghiệm 1: Sự có thực của các nghiệp vụ bán h àng được ghi chép.</b>


<b>Mục tiêu: Thử nghiệm này nhằm phát hiện các nghiệp vụ bán h àng không</b>


xảy ra nhưng lại được ghi trên nhật ký bán hàng.


Đối chiếu các nghiệp vụ bán h àng được ghi chép trên nhật ký bán hàng


với đối chiếu chứng từ gốc có li ên quan như: đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế,
lệnh bán hàng hoặc phiếu xuất kho vận đ ơn, hóa đơn.


Lấy mẫu các nghiệp vụ bán h àng và xem xét quá trình thu ti ền. Nếu chúng
đã được thanh toán, hoặc bị trả lại th ì đó là bằng chứng cho thấy nghiệp vụ bán


hàng đã thực sự xảy ra.


<b>Thử nghiệm 2: Sự ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ bán h àng.</b>


<b>Mục tiêu: Nhằm phát hiện ra các nghiệp vụ bán h àng không được ghi trên</b>



sổ kế tốn. Do đó, kiểm tốn vi ên phải xuất phát từ những chứ ng từ gốc để kiểm
tra việc ghi chép các nghiệp vụ tr ên nghiệp vụ bán hàng. Còn lựa chọn lại chứng
từ gốc nào thì cịn dựa trên đặc điểm kiểm sốt nội bộ của đ ơn vị trong nghiệp vụ
bán hàng. Thông thường nên chọn loại chứng từ được lập ra cho mọi nghiệp vụ


bán hàng, ví dụ các vận đơn. Trong trường hợp đơn vị không sử dụng vận đ ơn,
kiểm tốn viên có thể tìm kiếm các tài liệu khác như thẻ kho.


<b>Thử nghiệm 3: Sự chính xác của hóa đ ơn.</b>


<b>Mục tiêu: Nhằm đảm bảo các nghiệp vụ bán h àng được tính giá đúng.</b>


Thơng thường kiểm toán viên thường kiểm tra những nội dung sau của hợp đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Đối chiếu với bảng giá, các bảng xét duyệt giá, hợp đồng… để xác định về


giá của sản phẩm hàng hóa tiêu thụ.


Kiểm tra việc tính tốn tr ên hóa đơn.


<b>Thử nghiệm 4: Phân loại doanh thu.</b>


Phân biệt giữa doanh thu bán chịu v à thu tiền ngay.


Phân biệt giữa doanh thu bán h àng và các khoản thu nhập khác nh ư: cho
thuê tài sản, bán tài sản, các khoản lãi phát sinh do bán trả góp.


Phân biệt các loại doanh thu chịu thuế khác nhau v ì những loại doanh thu
khác nhau có thể chịu mức thuế suất khác nhau.



<b>Thử nghiệm 5: việc khóa sổ với các nghiệp bán h àng</b>


Kiểm tốn viên lựa chọn một số nghiệp vụ bán h àng đã xảy ra trước và
sau khi khóa sổ để kiểm tra chứng từ gốc, so sánh n ày trên hóa đơn GTGT, nh ật
ký, sổ chi tiết.


<b>2.1.5 Kiểm tốn doanh thu hoạt động t ài chính.</b>


<b>2.1.5.1 Đặc điểm:</b>


Về nguyên tắc kế toán: tài khoản doanh thu hoạt động t ài chính (TK515)
dùng để phản ánh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận đ ược chia và


doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp được coi là thực hiện trong
kỳ, không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đ ã thu tiền hay sẽ được thu
tiền.


<i>Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:</i>


+ Tiền lãi: lãi cho vay; lãi tiền gửi; lãi bán hàng trả chậm, trả góp; lãi đầu
tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán đ ược hưởng do mua hàng hóa, dịch


vụ, lãi cho th tài chính…


+ Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác thuê tài sản ( bằng sáng
chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm vi tính…)


+ Cổ tức, lợi nhuận được chia.



+ Thu nhập về hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán ngắn hạn, d ài hạn.
+ Thu nhập về các hoạt động đầu t ư khác


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>2.1.5.2 Kiểm toán doanh thu hoạt động t ài chính.</b>


Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh doanh thu hoạt động t ài chính:
Mục tiêu là kiểm tra xem các nghiệp vụ có thực sự phát sinh và việc ghi
nhận có đúng với doanh thu hoạt động t ài chính hay không. Cần chú ý một số
điểm sau:


Các trường hợp cho thuê tài sản mà người thuê trả trước cho tiền thuê cho


nhiều kỳ, số tiền thu được đó phải phản ánh v ào doanh thu nhận trước và chỉ ghi
nhận thu nhập tài chính theo kỳ kế toán mà thu nhập thực sự xảy ra. Riêng đối
với các đơn vị chuyên cho thuê tài sản dưới dạng cho thuê hoạt động phần thu
nhập từ hoạt động phần thu nhập hoạt động cho thu ê phải được ghi nhận vào
doanh thu bán hàng chứ không ghi nhận vào thu nhập hoạt động tài chính.


Đối với các khoản lợi nhuận đ ược chia từ hoạt động li ên doanh mới được


hạch tốn vào thu nhập. Khơng được tính vào thu nhập hoạt động tài chính về các
khoản thu hồi vốn góp thanh toán v ãng lai với các đối tác.


<b>2.1.6 Kiểm toán thu nhập khác:</b>


<b>2.1.6.1 Đặc điểm:</b>


Thu nhập khác quy định trong chuẩn mực VAS 14 gồm các khoản thu từ
hoạt động khơng thường xun, ngồi các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm:



Thu về thanh lý tài sản cố định, nhượng bán tài sản cố định.
Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng.


Thu tiền bảo hiểm được bồi thường.


Thu được các khoản nợ phải thu đ ã xóa sổ tính vào chi phí của kỳ trước.


Khoản nợ phải trả nay mất chủ đ ược ghi tăng thu nhập.
Các khoản thu khác


<b>2.1.6.2 Kiểm toán thu nhập khác:</b>


Mục tiêu của khoản mục này là có thực sự phát sinh thu nhập hay không.
Thường các vấn đề sau được lưu ý:


Trường hợp thanh lý nhượng bán tài sản cố định: thu nhập bao gồm to àn


bộ số tiền thu được do thanh lý, nhượng bán và giá trị phế liệu thu hồi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Tìm kiếm các khoản thu nhập khác không đ ược ghi chép.


Xem xét các nghiệp vụ ghi giảm chi phí trong kỳ; nhiều đ ơn vị hoạch toán
các nghiệp vụ này vào các khoản thu nhập khác để giảm chi phí trong kỳ. Sai sót
này khơng làm ảnh hưởng đến tổng thu nhập của đ ơn vị nhưng lại gây biến động
đối với từng loại thu nhập.


Xem xét các nghiệp vụ thu tiền bất th ường hoặc có nội dung khơng rõ
ràng: những khoản thu này có thể là những thu nhập khác mà đơn vị lại vơ tình
hay cố ý ghi chép vào nội dung khác.



Đối với các khoản thu có tính chất định kỳ ( tiền cho thu ê tài sản lãi cho


vay): kiểm toán viên cần lập bảng kê thu nhập từng tháng để phát hiện những
tháng chưa được ghi chép. Nếu chưa thu được tiền, kiểm tốn viên có thể đề nghị


đơn vị ghi có tài khoản thu nhập hoạt đơng t ài chính và ghi nợ tài khoản phải thu


của khách hàng hay phải thu khác.


<b>2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU.</b>


<b>2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.</b>


Thu thập tài liệu từ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.


Số liệu thu thập từ việc tham gia cuộc kiểm tốn doanh thu tại cơng ty cổ
phần thủy sản ABC.


Ngồi ra cịn trao đổi thêm dưới hình thức vấn đáp với những ng ười có
liên quan đến các vấn đề cần tìm hiểu như kiểm tốn viên chính , nhân viên cơng


ty ABC…


<b>2.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.</b>


Dùng phương pháp phân tích các s ố liệu, thơng tin để tìm ra các biến động


bất thường tìm ra những nguyên nhân đó. Ở đề tài này tôi sử dụng hai phương
pháp để phân tích đó là:



+ Phương pháp so sánh: là phương pháp nghiên c ứu số liệu dựa trên căn
cứ số liệu qua các năm của khách h àng mà tiến hành so sánh định lượng để đưa
ra sự khác biệt, những thay đổi của các đối t ượng nghiên cứu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

tương đối lẫn số tuyệt đối .V à từ đó sẽ đưa ra nhận định, xem xét nguy ên nhân


của những biến động đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>CHƯƠNG 3</b>


<b>GIỚI THIỆU VỀ CƠNG TY TNHH KIỂM TỐN & T Ư VẤN DỊCH</b>
<b>VỤ TIN HỌC AISC</b>


<b>3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRI ỂN</b>


Cơng ty TNHH Kiểm tốn và Dịch vụ Tin học TPHCM, t ên tiếng Anh là
Auditing & Informatic Services Company Limited (vi ết tắt là AISC), là tổ chức
tư vấn, kiểm tốn độc lập hợp pháp có quy mơ lớn, hoạt động tr ên tồn cõi Việt


Nam.


Tiền thân là Cơng ty Kiểm tốn và Dịch vụ Tin học, được thành lập theo
Quyết định số 1292/QĐ-UB-TM ngày 29/4/1994 của UBND Thành phố Hồ Chí
Minh và Thơng báo số 637/TC/CĐKT ngày 21/3/1994 của Bộ Tài Chính.


Theo Quyết định số 5029/QĐ -UBND ngày 07/11/2007 c ủa UBND Thành
phố Hồ Chí Minh về việc ph ê duyệt phương án chuyển đổi Công ty Kiểm tốn v à
Dịch vụ Tin học thành Cơng ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học; và Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102064184 ng ày 13/8/2008 của Sở Kế
<b>hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, cơng ty đ ã chuyển đổi thành Cơng ty</b>



<b>TNHH Kiểm tốn và Dịch vụ Tin học TPHCM (AISC).</b>


AISC là Cơng ty Kiểm tốn duy nhất tại Việt Nam có li ên doanh với một
cơng ty Kểm toán Quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán v à tư vấn, đó là cơng ty liên
doanh Price Waterhouse Coopers-AISC.


AISC là thành viên của Tổ chức Kế toán Kiểm toán Quốc tế Inpact Asia
Pacific.


AISC cũng là một trong các cơng ty kiểm tốn độc lập đầu ti ên được Ủy
Ban Chứng Khoán Nhà Nước cho phép kiểm toán các tổ chức phát h ành và kinh
doanh chứng khoán theo Quyết định số 51/2000/QĐ - UBCK2 ngày 19/06/2000
của Chủ tịch Ủy Ban Chứng Khoán Nh à Nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

chất lượng dịch vụ được cung cấp và uy tín của Công ty là những tiêu
chuẩn hàng đầu mà mọi nhân viên của AISC luôn ln thực hiện.


Phương pháp kiểm tốn của chúng tôi đ ược dựa theo các nguyên tắc chỉ


đạo của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam v à các Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế


phù hợp với luật pháp và các quy định của Chính phủ Việt Nam.


AISC đặc biệt có đội ngũ chuy ên viên với trình độ nghiệp vụ cao, được


đào tạo có hệ thống tại Việt Nam, Anh, Bỉ, Ai -Len và có nhiều năm kinh nghiệm


trong lĩnh vực Kiểm toán, Tin học, T ài chính - Kế tốn và Quản lý doanh nghiệp.
Khách hàng của AISC hầu hết trong tất cả ng ành nghề như Ngân hàng – Thương


mại – Xây dựng – Dịch vụ – Bưu chính viễn thơng – Công nghiệp thuộc nhiều
thành phần kinh tế.


<b>3.2 TRỤ SỞ CHÍNH CỦA CƠNG TY.</b>


142 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.HCM
Số tài khoản: 102010000083007 SGD2 – NHCTVN TP.HCM
Mã số thuế: 0300513041


Điện thoại: (84-08)9305163; Fax: (84-08) 9304281


<b>Chi nhánh Hà Nội:</b>


Địa chỉ: P.24.2, Lầu 24, Lô E9, T òa nhà Vimeco, Phạm Hùng - Q.Cầu Giấy
Điện thoại:(04) 3782 0045 - 6 - 7


Fax: (04) 3782 0048
Email:


<b>Chi nhánh Đà Nẵng:</b>


Địa chỉ: 92A Quang Trung - Q.Hải Châu - Đà Nẵng
Điện thoại: (0511) 389 5619


Fax: (0511) 389 5620
Email:


<b>Văn phòng đại diện Cần Thơ:</b>


Địa chỉ: 64 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Cần Thơ


Điện thoại: (071) 381 3004


Fax: (071) 382 8765


Email:


<b>Văn phòng đại diện Hải Phòng:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

Fax: (031) 392 0973
Email:


<b>3.3 NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG.</b>


AISC hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, chính trực, bả o vệ
quyền lợi và bí mật kinh doanh của khách h àng như quyền lợi của chính bản thân
mình trên cơ sở tuân thủ luật pháp quy định. Nguy ên tắc đạo đức nghề nghiệp,
chất lượng dịch vụ được cung cấp và uy tín của công ty là những tiêu chuẩn hàng
đầu mà mọi nhân viên của AISC luôn luôn thực hiện.


AISC giúp cho các doanh nghi ệp, các đơn vị kinh tế thực hiện tốt cơng tác
tài chính- kế tốn theo đúng quy đ ịnh pháp luật của nh à nước Việt Nam và các
nguyên tắc chuẩn mực kế toán quốc tế, đảm bảo s ố liệu kế toán phản á nh đúng
đắn thực trạng của quá trình sản xuất kinh doanh v à kết quả kinh doanh của


doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp kịp thời phát hiện v à chấn chỉnh các sai
sót, phịng ngừa những rủi ro và thiệt hại có thể xảy ra trong quá tr ình hoạt động
kinh doanh của mình.


AISC giúp cho các doanh nghi ệp trong nước, các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi, các tổ chức hoạt động ở Việt Nam, nhất là ở TP.HCM nắm



</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<b>3.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC:</b>


<b>Sơ đồ 5: Tổ chức bộ máy công ty kiểm toán AISC</b>


<b>3.5 NHỮNG DỊCH VỤ DO AISC CUNG CẤ P</b>


<b>Kiểm tốn:</b>


 Kiểm tốn báo cáo tài chính.


 Kiểm tốn dự tốn và quyết tốn cơng trình xây dựng cơ bản.
 Xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá theo luật địn h.


 Thẩm định giá trị tài sản và góp vốn liên doanh.
<b>BAN TỔNG GIÁM ĐỐC</b>


CHI NHÁNH
ĐÀ NẴNG


CHI NHÁNH
HÀ NỘI


VĂN PHỊNG
ĐẠI DIỆN
CẦN THƠ


VĂN PHỊNG
ĐẠI DIỆN
HẢI PHỊNG


PHỊNG HÀNH CHÍNH


PHỊNG ĐÀO TẠO – TIẾP THỊ
PHỊNG KIỂM TỐN XDCB


(2 PHỊNG)


PHỊNG TIN HỌC


PHỊNG KIỂM TỐN DOANH NGHIỆP
(6 PHỊNG)


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>Tư vấn Quản lý - Tài chính - Kế tốn - Thuế:</b>
 Tiến hành đăng ký chế độ kế toán.


 Hướng dẫn áp dụng chế độ Kế tốn –Tài chính – Thống kê – Thuế theo


luật định.


 Tư vấn về đầu tư.


 Tư vấn về quản lý.


 Tư vấn cải tổ hệ thống kế toán v à quản trị kinh doanh, mơi tr ường kiểm


sốt nội bộ.


 Tư vấn về thuế.


 Hướng dẫn và thực hiện kế tốn, lập các báo cáo t ài chính, báo cáo thuế.



<b>Đào tạo:</b>


 Mở các lớp kiểm toán nội bộ, kế toán thực h ành, kế toán tin học.


<b>Dịch vụ tin học:</b>


 Tư vấn về việc lựa chọn các thiết bị tin học, c ài đặt các hệ thống thông tin


trong quản trị kinh doanh.


 Cung cấp các phần mềm tin học nh ư: quản trị kinh doanh, kế toán thuế
doanh nghiệp, quản lý khách sạn, quản lý ngân sách nh à nước, quản lý các
định mức XDCB.


<b>3.6 NHƯNG ĐIỂM NỔI BẬT CỦA AISC</b>


Trong q trình chọn lựa cơng ty kiểm toán, Quý C ơ Quan thường quan
tâm cái gì đã tạo nên sự khác biệt giữa cơng ty kiểm tốn n ày với cơng ty kiểm
tốn khác. Đó chính là nh ờ các điểm nổi bật của AISC nh ư sau:


Chất lượng dịch vụ mang tính chuy ên nghiệp đem đến cho khách h àng
những giá trị thực. Hiện nay AISC đ ã có trên hơn 500 khách hàng s ử dụng tất cả
các dịch vụ của AISC cung cấp.


Kiểm toán ngân hàng cũng là một trong những thế mạnh của AISC. Tr ên
15 ngân hàng mà AISC tham gia kiểm toán: Hệ thống ngân h àng đầu tư và phát
triển Việt Nam, Ngân hàng Đệ nhất (Đài Loan), Ngân hàng Trung Qu ốc, Ngân
hàng Phát triển Nhà TPHCM, Ngân hàng Phương Đông, Ngân hàng Vi ệt Á,
Ngân hàng Gia Định, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng SG Côn g thương, Ngân



</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Hiện nay chúng tôi đã ứng dụng phần mềm phục vụ cho việc kiểm tốn
các cơng trình xây dựng cơ bản, do đó đã giúp nhiều doanh nghiệp có được báo
cáo kiểm tốn kịp thời, chính xác, tiế t kiệm thời gian và chi phí. Đây cũng chính
là thế mạnh của AISC trong kiểm tốn xây dựng c ơ bản.


Huấn luyện nghiệp vụ cho nhân vi ên các Doanh nghiệp theo các khoá hạn
về các vấn đề cấp thiết phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp m à AISC đang
tiến hành như: Phân tích báo cáo tài chính – thẩm định dự án đầu tư, Kế toán
thực hành chuyên nghiệp, Quản trị Sản xuất, Kế toán tr ưởng theo chương trình
Bộ Tài Chính ….


Tin học hóa quản lý cũng l à một trong những đòi hỏi cấp thiết của Doanh
nghiệp. Hiện nay, phần mềm của AISC đã và đang được khách hàng tín nhiệm và
đã đáp ứng hầu hết được nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.


<b>3.7 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦ A AISC</b>


Nhìn chung sự hoạt động của cơng ty đang đi dần v ào ổn định, tốc độ tăng
trưởng về doanh thu trong những năm gần đây có nhiều thay đổi khá lớn với sự


nỗ lực của tồn thể Cán bộ Cơng nhân vi ên cơng ty, năm 2008 đ ã thu được kết
quả như sau:


<b>Bảng 1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh</b> <i>Triệu đồng</i>


<i>( Nguồn từ cơng ty TNHH Kiểm tốn t ư vấn và dịch vụ tin học AISC)</i>


Nhìn vào bảng bảng số liệu trên cho thấy doanh thu của công ty tăng
21.43% và chi phí tăng 18.37% so với năm 2007. Tuy nhi ên tốc độ tăng doanh


thu tăng cao hơn tốc độ tăng của chi phí, điều n ày sẽ làm cho lợi nhuận sau thuế


của doanh nghiệp tăng cao. Nguy ên nhân doanh thu của công ty tăng là do số
lượng khách hàng của công ty tăng lên đến năm 2008 là hơn 1000 khách hàng


<b>Chênh lệch 2008/2007</b>


<b>Chỉ tiêu</b> <b>2007</b> <b>2008</b>


<b>Tuyệt đối</b> <b>Tương đối</b>


Tổng doanh thu 20.763.022 25.212.24 4.449.219 21.43


Tổng chi phí 19.358.616 22.914.122 3.555.506 18.37


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

tăng đáng kể so với năm 2007 và do khách hàng ngày càng tín nhi ệm cơng ty hơn


dẫn đến các bản hợp đồng có giá trị ng ày càng cao. Về tổng chi phí tăng do trong
năm cơng ty đã mua một số máy tính xách tay để phục vụ cho nhân vi ên làm việc


thuận lợi và có hiệu quả hơn, thứ hai là trong năm 2008 công ty đ ã mua thêm xe
để phục vụ cho cơng việc kiểm tốn ở các tỉnh xa, những nguy ên nhân này đã


làm cho tổng chi phí của cơng ty tăng lên so với năm 2007 là 3 tỷ 555 triệu.


<b>3.8 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NĂM TỚ I</b>


Về công tác đào tạo không ngừng nâng cao tr ình độ kiểm tốn viên thơng
qua chiến lược đào tạo chuyên sâu. Hồn thiện cơng tác tổ chức phối hợp giữa
ban đào tạo với trưởng, phó các phịng ban trong điều phối lịch học và công tác



nâng cao hơn nữa hiệu quả của các ch ương trình huấn luyện.


Có kế hoạch trang bị và thường xuyên cập nhật kiến thức, chuy ên môn
cho các chuyên viên ki ểm toán nhằm đáp ứng nhu cầ u ngày càng cao của thị
trường nhất là trong điều kiện Việt Nam đ ã gia nhập hiệp hội kế toán quốc


tế…vừa tạo cơ hội mở rộng kinh doanh, vừa gia tăng khả năng cạnh tranh.


Về công tác tổ chức quản trị tiếp tục nâng cao năng lực quản lý v à khả năng lãnh
đạo, đặc biệt là các lãnh đạo phòng ban xem trọng hơn công tác điều hành và


quản lý của mình phụ trách kiện tồn bộ máy tổ chức điều hành công ty.


Tuyển chọn và thường xuyên bổ sung nhằm phát triển đội ngũ nhân vi ên có đủ
trình độ và u cầu.


Tăng cường cơng tác tiếp thị khách hàng, giữ vững các khách hàng củ,


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<b>CHƯƠNG 4</b>


<b>KIỂM TỐN DOANH THU TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN ABC</b>


<b>4.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY</b>


<b>4.1.1 Đặc điểm hoạt động của Công ty Cổ phần thủy sản ABC</b>


Được thành lập vào năm 1978, Công ty cổ phần thủy sản ABC hoạt động


dưới hình thức là nhà chế biến và xuất khẩu thủy sản và luôn là một trong những



doanh nghiệp thủy sản hàng đầu của Việt Nam về chế biến và xuất khẩu tôm sú.


Sản phẩm của công ty đ ược khách hàng đánh giá cao và luôn là s ự lựa chọn hàng


đầu nhờ vào chất lượng tốt, an toàn và ổn định. Từ năm 2003, công ty đ ã áp dụng


thành công hệ thống truy xuất nguy ên liệu đến tận ao nuôi. Với thành tựu đạt


được như vậy, Công ty cổ phần thủy sản ABC đã đi tiên phong trong vi ệc quản lý


được nguồn ngun liệu tươi sạch và an tồn.


<b>4.1.2 Hình thức sở hữu vốn</b>


Hình thức sở hữu: Cơng ty cổ phần thủy sản ABC được chuyển đổi từ
doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần theo Quyết định số 1006/QĐHC
-CTUBT ngày 20/12/2005 và Quy ết định số 21456 ngày 27/04/2006 của Ủy Ban
Nhân Dân tỉnh Sóc Trăng. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 590 1235
đăng ký ngày 08/05/2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng cấp.


Trụ sở chính của Cơng ty đặt tại : 123 Quốc Lộ 1A, Phường 7, Thành phố
Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng.


Vốn điều lệ của Công ty l à: 7.500.000.000 đồng ( Bảy tỷ năm trăm triệu
đồng ).


<b>4.1.3 Ngành nghề kinh doanh :</b>


- Sản xuất mua bán hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.


- Mua bán một số hàng nông súc sản, các mặt hàng phục vụ nuôi trồng
thủy sản.


- Nhập khẩu một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, nguyên nhiên vật liệu,
vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

- Vận tải hàng hóa đường bộ.


<b>4.1.4 Tổ chức và đặc điểm hoạt động của bộ máy kế tốn cơng ty.</b>


<i><b>Niên độ kế tốn và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán .</b></i>


Niên độ kế tốn của cơng ty cổ phần thủy sản l à năm tài chính bắt đầu từ
ngày 01 tháng 1 và bắt đầu ngày 31 tháng 12.


Đơn vị tiền sử dụng trong kế toán l à Đồng Việt Nam (VND).


<i>Chế độ kế toán đang áp dụng.</i>


Chế độ kế toán của cơng ty l à kế tốn doanh nghiệp Việt Nam.


Hình thức kế tốn áp dụng: Công ty sử dụng h ình thức chứng từ ghi sổ
trên máy vi tính.


<i><b>Các chính sách kế tốn đang áp dụng.</b></i>


<b>+ Phương pháp tính giá xu ất kho: theo phương pháp bình quân gia quy ền</b>
cuối kỳ và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.


<b>+ Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: theo phương pháp khấu hao</b>


theo đường thẳng.


+ Phương pháp hạch toán thuế Giá trị gia tăng : hạch toán thuế Giá trị gia
tăng theo phương pháp kh ấu trừ.


Sơ đồ tổ chức cơng ty:


<b>Sơ đồ 6: Tổ chức bộ máy kế tốn ABC</b>
KẾ TOÁN TRƯỞNG


KẾ TOÁN TỔNG HỢP


KẾ TOÁN
VẬT TƯ,
THÀNH
PHẨM


KẾ TOÁN
TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH


KẾ TỐN
CƠNG
NỢ


KẾ TỐN
TIỀN
LƯƠNG


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b>4.2 ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘ I BỘ CỦA CÔNG TY CỔ</b>



<b>PHẦN THỦY SẢN ABC</b>


<b>4.2.1 Mơ tả hệ thống kiểm sốt nội bộ:</b>


<b>4.2.1.1 Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ:</b>


Sau khi thu thập và nghiên cứu những thơng tin từ t ình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh, phỏng vấn những ng ười có trách nhiệm trong việc quản lý theo
dõi kế toán trong việc ghi nhận v à phản ánh doanh thu, thông qua bảng câu hỏi
(xem phụ lục 1):


Thông qua bảng câu hỏi được chúng tôi phỏng vấn tại công ty bao gồm
những người có liên quan đến việc bán hàng và ghi nhận doanh thu. Kiểm tốn
chúng tơi cho rằng hệ thống kiểm sốt nội bộ khá hữu hiệu.


Cơng ty theo dõi và ghi nh ận doanh thu đúng với chuẩn mực kế tốn quy
định. Các quy trình kiểm tra xuất bán hàng hóa có sự phê duyệt của Ban giám


đốc. Cho thấy rằng hệ thống kiểm soát nội bộ là tương đối ổn định.


<b>4.2.1.2 Đánh giá về rủi ro kiểm sốt.</b>


Qua q trình tìm hiểu và phân tích hoạt động kiểm sốt nội bộ của cơng
ty. Tơi thấy rằng hệ thống kiểm sốt nội bộ của công ty l à khá chặt chẽ. Do đó,
có khả năng ngăn chặn các sai phạm xảy ra tương đối cao, rủi ro kiểm soát l à
tương đối thấp.


Dựa vào bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ li ên quan đến
việc kiểm soát và ghi nhận doanh thu kiểm toán viên nhận xét HTKSNB của


công ty thiết kế như trên có thể ngăn ngừa và phát hiện được những gian lận và
sai sót. Kiểm tốn viên cho rằng mức rủi ro kiểm soát l à CR = 30%, IR = 75%,
AR = 5%.


Ta có liên hệ các rủi ro kiểm toán:


DR= suy ra DR = 22.22%
AR


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<b>4.2.1.3 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm sốt:</b>


Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ cực kỳ quan trọng trong việc kiểm
tốn trong giai đoạn tìm hiểu khách hàng. Do vậy kiểm toán viên thường thiết kế


bảng đánh giá rủi ro kiểm sốt trong quy tr ình doanh thu bán hàng nh ư sau:


Sai phạm thường xảy ra Kiểm soát cần thiết Thử nghiểm kiểm sốt


Đơn đặt hàng khơng


được phê chuẩn.


Hóa đơn có thể ghi


khơng đúng giá.


Hóa đơn có thể lập


khống, hay phát hành
hai hóa đơn cùng một



lúc.


1. Chọn một số Đơn
đặt hàng để kiểm tra


việc xét duyệt.


2. Quan sát việc kiểm
tra hợp đồng kinh tế,
đối chiếu đơn giá trên


hóa đơn với bảng giá


được duyệt của đơn


vị.


3. Kiểm tra hợp đồng
với đơn đặt hàng và
hóa đơn.


4. Đối chiếu chữ ký


giữa bộ phận bán
hàng và bộ phận kế
tốn.


1. Có xét duyệt.



2. Có kiểm tra hợp đồng,
và áp dụng đúng bảng
giá.


3. Nội dung rõ ràng, có
đánh số liên tục.


4. Có tổ chức độc lập.


Giao hàng không đúng


chủng loại, số lượng,
quy cách.


5 Quan sát việc phân
chia trách nhiệm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<b>THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT 1</b>


- Thời gian: ngày 21/01/2009.


- Địa điểm: Phịng kế tốn tổng hợp công ty cổ phần Thủy Sản ABC.
- Công việc:


+ Yêu cầu được xem xét các đơn đặt hàng trong năm 2008.


+ Từ các đơn đặt hàng, chọn ngẫu nhiên đơn đặt hàng để kiểm tra việc
phê duyệt của thủ trưởng đơn vị.


- Kết quả: Tất cả các đơn đặt hàng được chọn đều được phê duyệt bởi thủ


trưởng đơn vị.


<b>THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT 2</b>


- Thời gian: ngày 21/01/2009.


- Địa điểm: Phịng kế tốn tổng hợp cơng ty cổ phần Thủy Sản ABC.
- Công việc:


+ Yêu cầu được xem xét các hợp đồng trong năm 2008.


+ Từ các hợp đồng kinh tế, đối chiếu đơn giá trên hóa đơn với bảng giá
được duyệt của đơn vị.


Kết quả: Tất cả các hợp đồng có áp dụng đúng bảng giá.


<b>THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT 3</b>


- Thời gian: ngày 21/01/2009.


- Địa điểm: Phịng kế tốn tổng hợp công ty cổ phần Thủy Sản ABC.
- Công việc:


+ Yêu cầu được xem xét các hóa đơn bán hàng trong năm 2008 và ch ọn
một số hóa đơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT 4</b>


- Thời gian: ngày 21/01/2009.



- Địa điểm: Phịng kế tốn tổng hợp cơng ty cổ phần Thủy Sản ABC.
- Công việc:


Thu thập và đối chiếu chữ ký của các bộ phận bán h àng, bộ phận kho, kế
toán, thủ quỹ, Ban giám đốc.


Kết quả: Tất cả các bộ phận có tổ chức độc lập với nhau


<b>. THỬ NGHIỆM KIỂM SỐT 5</b>


<b>Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam</b>


<b>Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc</b>


<b>BIÊN BẢN QUAN SÁT VIỆC PHÂN CHIA TRÁCH NHIỆM</b>


- Thời gian: 21/01/2009.


- Địa điểm: Kho hàng công ty cổ phần thủy sản ABC.


- Công việc: Quan sát nhân vi ên giao hàng có thuộc bộ phận kho hay
không.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<b>4.2.2 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát.</b>


Qua các thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán vi ên nhận định hệ thống kiểm
sốt của cơng ty là khá hữu hiệu và đánh giá mức rủi ro kiểm soát đúng nh ư ban
đầu mà kiểm toán viên đưa ra như trên.


Việc chúng ta đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị là hữu hiệu


sẽ làm giảm các thử nghiệm cơ bản, có thể giảm khối lượng cơng việc của kiểm
tốn viên.


<b>4.2.3 Mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo và cho từng khoản mục:</b>


<b>4.2.3.1 Mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính.</b>


Trong q trình thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính, thì việc xác lập
mức trọng yếu và rủi ro kiểm soát cực kỳ quan trọng . Có quyết định khá lớn đến
giai đoạn thực hiện các thử nghiệm c ơ bản như việc chọn mẫu để kiểm tra chứng


từ, sai sót có thể bỏ qua…Việc xác lập mức trọng yếu tùy thuộc vào loại hình
kinh doanh của doanh nghiệp kiểm tốn m à có thể đưa ra mức trọng yếu cho phù
hợp. Ngồi ra cịn dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán viên.


Căn cứ vào ngành nghề sản xuất của công ty ABC v à đây cũng là cơng ty


cổ phần có nhiều cổ đơng g óp vốn. Mức trọng yếu ở đây xác lập l à dựa trên lợi
nhuận trước thuế. Vì vậy, mức sai sót có thể chấp nhận của bảng kết quả hoạt
động kinh doanh mà kiểm toán viên ước lượng là:


<b>PM = 5% x Σlợi nhuận trước thuế = 5% x250.498.820 = 12.524.941</b>


<b>4.2.3.2 Mức trọng yếu cho từng khoản mục .</b>


Mức trọng yếu cho từng khoản mục bằng 50% mức trọng yếu cho to àn bộ báo
cáo tài chính nhưng khơng vư ợt q số dư 10% giá trị của khoản mục( Xem phụ


lục 2).



<b>4.3 THỰC HIỆN THỬ NGHIỆM C Ơ BẢN.</b>


Quá trình thực hiện thử nghiệm cơ bản lần lượt là thực hiện các thủ tục
phân tích, trên cơ sở đó chọn mẫu cho thử nghiệm chi tiết đối với khoản mục


doanh thu.


Đối với phương pháp chọn mẫu của cơng ty kiểm tốn AISC l à: 100%


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>4.3.1 Tài liệu yêu cầu khách hàng cần chuẩn bị:</b>


- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối số phát sinh.
- Sổ kế toán chi tiết theo từng loại doanh thu.


- Chứng từ kế toán bao gồm các tờ khai thuế hải quan, hóa đ ơn GTGT,
các hợp đồng kinh tế và các văn bản quy định pháp luật khác…


<b>4.3.2 Mục tiêu kiểm tốn:</b>


- Tính phát sinh: Doanh thu đư ợc ghi sổ phản ánh tất cả các khoản doanh
thu thực sự phát sinh trong kỳ.


- Tính đầy đủ: Doanh thu thể hiện tất cả các khoản phải thu đã phát sinh
và được ghi nhận đầy đủ.


- Tính chính xác: Việc ghi nhận và phân loại doanh thu phản ánh chính
xác các khoản phải thu trong kỳ.


- Tính đánh giá: Doanh thu đư ợc ghi đúng với giá trị thực sự.
- Tính hiện hữu: Doanh thu được ghi nhận là có thực.



</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>4.3.3 Hồ sơ kiểm toán và kết quả kiểm toán.</b>


<b>4.3.3.1 Hồ sơ kiểm toán</b>


<b>Bảng 2 BIỂU CHỈ ĐẠO</b>


<b>PY:</b>Khớp với số dư năm trước đã kiểm toán.


<b>T/B: Khớp với bảng BCKQHDKD ch ưa kiểm toán.</b>


<b>BS: Khớp với bảng BCKQHDKD đ ã kiểm tốn</b>


Tên đơn vị Cơng ty CPTS ABC Ngày kiểm toán 03/02/2009 Mã số P1


Niên độ 2008 Người kiểm toán Trang:


Tài khoản 511,515,711 Ngày rà soát


Nội dung Người rà soát


<b>Số tk</b> <b>Tên tài</b>


<b>khoản</b>


<b>Mã số</b> <b><sub>Số liệu chưa kiểm</sub></b>


<b>toán</b>


<b>31/12/2008</b>



<b>Điều chỉnh</b>


<b>Số liệu đã</b>


<b>kiểm toán</b>


<b>31/12/2008</b>


<b>Số liệu đã</b>


<b>kiểm toán</b>


<b>31/12/2007</b>


511 Doanh thu bán hàng <b>10.894.354.319</b>


T/B


20.000.000 <b>10.874.354.319</b>


<b>BS</b>


<b>8.134.400.090</b>


<b>PY</b>


515 Doanh thu hoạt động


tài chính


<b>16.437.430</b>
<b>T/B</b>
<b>16.437.430</b>
<b>BS</b>
<b>10.386.800</b>
<b>PY</b>


711 Thu nhập khác <b>160.230.700</b>


<b>T/B</b>


20.000.000 <b>180.230.700</b>


<b>BS</b>


<b>134.000.000</b>


<b>PY</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<b>Bảng 3 BẢNG TỔNG HỢP LỖI</b>


Tên đơn vị Cơng ty CPTS ABC Ngày kiểm tốn 03/02/2009 Mã số P2


Niên độ 2008 Người kiểm toán Trang:


Tài khoản 511 Ngày rà soát


Nội dung Doanh thu bán hàng Người rà sốt


Báo cáo KQHĐKD BCĐKT



Số giấy tham


chiếu


Diễn giải


Nợ Có Nợ Có


P7-1 Kế tốn ghi nhầm


thu nhập khác


vào việc ghi nhận


doanh thu


Nợ 511 20.000.000


Có 711 20.000.000


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<b>Bảng 4 Chương trình kiểm tốn doanh thu</b>


Tên đơn vị Cơng ty CPTS ABC Ngày kiểm toán 03/02/2009 Mã số P2


Niên độ 2008 Người kiểm toán Trang:


Tài khoản 511 Ngày rà soát


Nội dung Doanh thu bán hàng Người rà soát



Cơ sở dẫn liệu
Nội dung


<b>C</b> <b>A</b> <b>V</b> <b>E</b> <b>P</b>


Tham chiếu


<b>Thủ tục phân tích:</b>


- So sánh doanh thu k ỳ này với doanh thu
kỳ trước xem xét sự tăng giảm.


- Phân tích DT theo từng tháng xem xét sự
biến động bất thường.


X x x <b>P4</b>


<b>Thử nghiệm chi tiết</b>


<b>I. Doanh bán hàng:</b>


Đối chiếu số liệu trên BCTC với số liệu trên


các sổ kế toán tổng hợp và sổ chi tiết. X <b>P5</b>


Tổng hợp các quan hệ t ài khoản đối ứng để


tìm các đối ứng bất thường của DT. x <b>P6</b>



Đối chiếu nghiệp vụ bán h àng được ghi


chép trên sổ kế toán, nhật ký bán h àng với
các chứng từ gốc có liên quan như: đơn đặt
hàng, hợp đồng kinh tế, thanh lý ,tờ khai
thuế hải quan, hóa đơn GTGT.


X X <b>P7</b>


Kiểm tra những chứng từ có số phát sinh
lớn, đối chiếu số liệu trên hoá đơn với sổ chi
tiết và sổ tổng hợp doanh thu.


X <b>P8</b>


Kiểm tra tính đúng kỳ đối với nghiệp vụ


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<b>Ghi chú:</b>


<b>C: Tính đầy đủ.</b>


<b>V: Đánh giá.</b>


<b>E: Hiện hữu/ quyền sở hữu.</b>


<b>P: Trình bày.</b>


<b>A: Tính chính xác.</b>


nghiệp vụ doanh thu phát sinh tr ước và sau


thời điểm khoá sổ (5 đến 10 ng ày) để xem
xét ngày tháng ghi trên s ổ nhật ký bán hàng,
vận đơn với ngày tháng trên nhật ký bán
hàng và sổ chi tiết.


<b>II. Doanh thu hoạt động tài chính.</b>


1. Đối chiếu số liệu doanh thu hoạt động t ài
chính trên sổ chi tiết với sổ cái, bảng cân đối
kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh.


Kiểm tra chứng từ gốc đối chiếu với sổ kế
toán việc ghi nhận doanh thu hoạt động tài
chính.


X x <b>P10</b>


<b>III. Thu nhập khác.</b>


2. Sử dụng sổ chi tiết cho khoản mục thu về
thanh lý tài sản cố định….đối chiếu với sổ
cái thu nhập khác.


3. Kiểm tra chứng từ gốc bi ên bản thanh lý
tài sản cố định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

I.Mục tiêu: Doanh thu và thu nh ập được ghi nhận đầy đủ và có thực.


II.Cơng việc: So sánh doanh thu kỳ n ày so với kỳ trước để xem xét sự biến động


và giải thích nguyên nhân sự biến động chênh lệch.


III. Kết quả: xem chi tiết tại P4-1, P4-2.


IV. Kết luận: Doanh thu và thu nhập là trung thực và hợp lý.


Tên đơn vị Cơng ty CPTS ABC Ngày kiểm tốn 03/02/2009


Mã số
P4


Niên độ 2008 Người kiểm toán Trang:


Tài khoản 511,711,515 Ngày rà soát


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<b>Bảng 5: Bảng Phân tích Doanh thu năm 2008 so với năm 2007</b>


<b>Nhân xét:</b>


Nhìn chung thì doanh thu bán hàng và cung c ấp dịch vụ năm 2008 đạt
10.894.354.319 tăng lên so v ới năm 2007 là 2.759.954.220 chiếm tỷ lệ là


33,93%. Trong đó, doanh thu tăng cao nh ất là doanh thu các hợp đồng bán xuất


khẩu năm 2008 tăng so với 2007 l à 2.355.513.500 chiếm tỷ lệ 33,17%, do công
ty nhận nhiều hợp đồng xuất khẩu n ước ngồi nhiều hơn. Cơng ty đã tìm được
khách hàng mới ở các thị trường tìm năng như Canada, châu M ỹ La tinh, châu
Phi... Đặc biệt là ở thị trường Nhật chiếm 60% các mặt h àng tôm đông lạnh xuất


khẩu góp phần rất lớn trong việc tăng doanh thu trong năm 2008. Ngo ài ra thì


trong năm 2008 thì doanh thu tiêu thụ nội địa cũng tăng một cách đáng kể l à
Tên đơn vị Cơng ty CPTS ABC Ngày kiểm tốn 03/02/2009


Mã số
P4-1


Niên độ 2008 Người kiểm toán Trang:


Tài khoản 511,515,711 Ngày rà soát


Nội dung Người rà soát


ĐVT:Đồng
<b>Năm</b>


<b>2008</b> <b>2007</b>


<b>Chênh lệch</b>


<b>STT</b> <b>Chỉ tiêu</b>


<b>Số Tiền</b> <b>Số Tiền</b> <b>Số tiền</b> <b>Tỷ lệ (%)</b>


1


Doanh thu bán hàng


và cung cấp dịch vụ <b>10.894.354.319</b> <b>8.134.400.090</b> 2.759.954.220 33,93 %


1a Doanh thu xuất khẩu 9.456.780.500 7.101.267.000 2.355.513.500 33,17 %



1b Doanh thu nội địa 1.437.573.810 1.033.133.090 404.440.720 39,15 %


2


Doanh thu hoạt động


tài chính <b>16.437.430</b> <b>10.386.800</b> 6.050.630 58,25 %


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

404.440.720 do doanh nghi ệp đã chú trọng đến thị trường trong nước đây
cũng là một thị trường đầy tìm năng với số dân trên 80 triệu người.


Đối với doanh thu hoạt độ ng tài chính năm 2008 đ ạt 16.437.430 tăng so


với năm 2007 là 6.050.630 chiếm tỷ lệ 58,25% chủ yếu l à do được hưởng lãi tiền
gởi không kỳ hạn tăng từ lãi hoạt động tài chính và nguyên nhân th ứ hai là công
ty được hướng lãi từ việc chêch lệch tỷ giá vào cuối năm do việc bán ngoại tệ.


Đối với thu nhập khác cũng tăng đáng kể so với năm 2007 l à 26.230.700


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<b>Bảng 6 Bảng phân tích Doanh thu theo t ừng tháng</b>


<b>Ghi chú:</b> <b>£</b> kiểm tra tổng cộng, đã đối chiếu với sổ tổng hợp, Bảng cân đối phát
sinh.


<b>Nhận xét:</b>


<b>Doanh thu bán hàng: khoản mục này có biến động lớn trong các tháng</b>


của quí IV do những tháng cuối năm nhận đ ược nhiều hợp đồng xuất khẩu thủy


sản về các mặt hàng tôm sú. Thông thường đối với các mặt hàng thủy sản thì hợp
đồng xuất khẩu sẽ tập trung v ào các tháng 8,9,10,11,12 vì đây là thời điểm cuối


năm thường diễn ra nhiều sự kiện n hư lễ hội làm cho các nhu cầu mặt hàng về
Tên đơn vị Cơng ty CPTS ABC Ngày kiểm tốn 03/02/2009


Mã số
P4-2


Niên độ 2008 Người kiểm toán Trang:


Tài khoản 511,711,515 Ngày rà soát


Nội dung Người rà soát


<i>ĐVT: Đồng</i>
<b>Doanh thu bán hàng</b> <b>Doanh thu hoạt động tài chính</b> <b>Thu nhập khác</b>


Tháng 1 122.500.278 680.000 290.000


Tháng 2 16.707.020 290.000 0


Tháng 3 406.520.770 450.000 0


Tháng 4 44.512.686 290.000 0


Tháng 5 672.557.789 670.000 89.000.000


Tháng 6 212.071.338 230.000 0



Tháng 7 112.437.486 300.000 0


Tháng 8 1.072.745.143 156.000 0


Tháng 9 2.563.035.480 1.900.000 0


Tháng 10 1.413.719.244 3.409.000 30.500.000


Tháng 11 1.873.906.711 1.476.000 0


Tháng 12 2.383.640.374 7.769.430 40.730.700


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

thủy sản tăng cao nên suất tiêu thụ mạnh. Nguyên nhân thứ hai là, vào những
tháng này ở Châu Âu và Bắc Mỹ đang vào mùa đơng việc đánh bắt thủy sản gặp
nhiều khó khăn đây cũng l à thuận lợi cho công ty xuất khẩu nhiề u thủy sản làm
tăng doanh thu xuất khẩu ( gần 80% trong tổng Doanh thu) của công ty. C òn các


tháng từ tháng 1 đến tháng 7 th ì khơng có sự biến động lớn doanh thu trong các
tháng tháng này chủ yếu là công ty bán nội địa.


<b>Doanh thu hoạt động tài chính: chủ yếu doanh thu này là công ty được</b>


hưởng lãi từ tiền gửi tại các ngân h àng mà cơng ty có mở tài khoản họăc là do


được hưởng chênh lệch tỷ giá vào cuối năm. Nhìn chung thì khoản mục này


khơng có biến động nhiều. Mà chỉ có biến động nhiều trong tháng 12 v ì là do
được hưởng chênh lệch tỷ giá từ việc bán ngoại tệ, cuối thời điểm năm 2008 do


công ty xuất khẩu nhiều thu được nhiều ngoại tệ, công ty tiến h ành bán ngoại tệ


để hưởng chênh lệch tỷ giá do đồng ngoại tệ bắt đầu tăng v ào những tháng cuối


năm 2008.


<b>Thu nhập khác: chủ yếu là việc thanh lý nhượng bán tài sản đây là những</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

I.Mục tiêu: Doanh thu được ghi chép chính xác.


II. Cơng việc: Đối chiếu doanh thu tr ên sổ chi tiết, sổ cái, bảng cân đối phát sinh
và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.


<b>III. Kết quả: xem chi tiết tại P5- 1</b>


IV. Kết luận: Doanh thu và thu nhập là trung thực và hợp lý.


Tên đơn vị Công ty CPTS ABC Ngày kiểm toán 03/02/2009 Mã số P5


Niên độ 2008 Người kiểm toán Trang:


Tài khoản 511 Ngày rà soát


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<b>Bảng 7 Bảng cân đối phát sinh</b>


<b> : Số liệu lấy từ bảng cân đối số phát sinh,</b>


<i><b> : Số liệu khớp đúng với báo cáo kế t quả hoạt động kinh doanh.</b></i>


<b> : Số liệu đã được đối chiếu với sổ chi tiết.</b>


Tên đơn vị Công ty CPTS ABC Ngày kiểm toán 03/02/2009



Mã số
P5-1


Niên độ 2008 Người kiểm toán Trang:


Tài khoản 511 Ngày rà soát


Nội dung Doanh thu bán hàng Người rà sốt


<b>Nợ</b> <b>Có</b>


Ghi chú


<i><b>Số dư đầu kỳ</b></i>


<b>Phát sinh trong kỳ</b>


Tháng 1 122.500.278 122.500.278


,


Tháng 2 16.707.020 16.707.020


,


Tháng 3 406.520.770 406.520.770


,



Tháng 4 44.512.686 44.512.686


,


Tháng 5 672.557.789 672.557.789


,


Tháng 6 212.071.338 212.071.338


,


Tháng 7 112.437.486 112.437.486


,


Tháng 8 1.072.745.143 1.072.745.143


,


Tháng 9 2.563.035.480 2.563.035.480


,


Tháng 10 1.413.719.244 1.413.719.244


,


Tháng 11 1.873.906.711 1.873.906.711



,


Tháng 12 2.383.640.374 2.383.640.374


,


<i><b>Tổng phát sinh</b></i> <b>10.894.354.319</b> <b>10.894.354.319</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

I. Mục tiêu: doanh thu được ghi chép chính xác.


II. Cơng việc: thu thập sổ tổng hợp doanh thu và các tài khoản đối ứng.


<b>III. Kết quả: xem chi tiết tại P6-1.</b>


IV. Kết luận: doanh thu ghi nhận trung thực hợp lý.


Tên đơn vị Công ty CPTS ABC Ngày kiểm toán 03/02/2009


Mã số
P6


Niên độ 2008 Người kiểm toán Trang


Tài khoản 511 Ngày rà soát


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<b>Công ty cổ phần thủy sản ABC</b>


<b>SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 511</b>


<b>Kỳ phát sinh: từ ngày 01/01/2008 đến ngày 31/12/2008</b>



<b>Bảng 8 Tổng hợp các TK đối ứng</b>


<b> đã kiểm tra tài khoản đối ứng</b>


Nhận xét


Việc ghi nhận doanh thu bán hàng, đơn vị chỉ sử dụng tài khoản 131,11,112 để
ghi nhận.


Khớp đúng với bảng kết quả hoạt động kinh doanh .


Tên đơn vị Công ty CPTS ABC Ngày kiểm toán 03/02/2009

số:P6-1


Niên độ 2008 Người kiểm toán Trang


Tài khoản 511 Ngày rà soát


Nội dung Doanh thu bán hàng Người rà soát


Tên tài khoản đối ứng SHTK Phát sinh nợ Phát sinh có


Phải thu khách hàng


Xác định kết quả


131,111,112



911 <b>10.894.354.319 </b>


<b>10.894.354.319</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<b>I. Mục tiêu: Doanh thu được ghi nhận đầy đủ và có thực.</b>


<b>II. Cơng việc: kiểm tra các tờ khai thuế đối chiếu doanh thu tr ên sổ chi tiết, sổ</b>


cái, bảng cân đối phát sinh v à báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.


<b>III. Kết quả: xem chi tiết tại P7-1.</b>


<b>IV. Kết luận: Doanh thu và thu nhập là trung thực và hợp lý.</b>


Tên đơn vị Công ty CPTS ABC Ngày kiểm toán 03/02/2009

số:P7


Niên độ 2008 Người kiểm toán Trang


Tài khoản 511 Ngày rà soát


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<b>Bảng 9 Đối chiếu các tờ khai thuế</b>


<b>Tháng</b>


<b>PS Có TK 511</b> <b>Tờ khai thuế</b> <i><b><sub>Chênh lệch</sub></b></i> <sub>Ghi chú</sub>


1 122.500.278 122.500.278 <i><sub>0</sub></i> <sub>,</sub>



2 16.707.020 16.707.020 <i><sub>0</sub></i> <sub>,</sub>


3 406.520.770 406.520.770 <i><sub>0</sub></i> <sub>,</sub>


4 44.512.6861 44.512.6861 <i><sub>0</sub></i> <sub>,</sub>


5 672.557.789 672.557.789 <i><sub>0</sub></i> <sub>,</sub>


6 212.071.338 212.071.338 <i><sub>0</sub></i> <sub>,</sub>


7 112.437.486 112.437.486 <i><sub>0</sub></i> <sub>,</sub>


8 1.072.745.143 1.072.745.143 <i><sub>0</sub></i> <sub>,</sub>


9 2.563.035.480 2.543.035.480 <i><sub>20.000.000*</sub></i> <sub></sub>


10 1.413.719.244 1.413.719.244 <i><sub>0</sub></i> <sub>,</sub>


11 1.873.906.711 1.873.906.711 <i><sub>0</sub></i> <sub>,</sub>


12 2.383.640.374 2.383.640.374


<i>0</i>


,


<b>Tổng</b> <b>10.894.354.319</b> <b>10.874.354.319</b> <i><b><sub>20.000.000*</sub></b></i>


<b>Ghi chú:</b>



<b> : Khớp đúng với tờ khai thuế</b>


* : Đây là khoản thu nhập khác (bán phế liệu) nhầm v ào 511


<b> : Số liệu đã đối chiếu với sổ cái</b>


<b>Nợ TK 511 20.000.000</b>


<b>Có TK711 20.000.000 P2</b>


Tên đơn vị Cơng ty CPTS ABC Ngày kiểm tốn 03/02/2009

số:P7-1


Niên độ 2008 Người kiểm toán Trang


Tài khoản 511 Ngày rà soát


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<b>I. Mục tiêu: Doanh thu được ghi nhận có thực.</b>


<b>II. Cơng việc: Kiểm tra những chứng từ có số phát sinh lớn đối chiếu với sổ chi</b>


tiết Doanh thu.


<b>III. Kết quả: xem chi tiết tại P8-1.</b>


<b>IV. Kêt luận: doanh thu ghi nhận là có thực.</b>


Tên đơn vị Cơng ty CPTS ABC Ngày kiểm tốn 03/02/2009




số:P8


Niên độ 2008 Người kiểm toán Trang


Tài khoản 511 Ngày rà soát


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<b>Bảng 10: Đối chiếu các hóa Đơn</b>


<b>Ghi chú:</b>


Tổng số tiền kiểm mẫu l à: 4.656.919.944


<b>: Số liệu khớp đúng giữa sổ chi tiết v à hóa đơn, chứng từ gốc,đã có kiểm</b>
tra số lượng bán và giá bán


<b>Ngày</b> <b>HĐ</b>


<b>Diễn Giãi</b> <b>Số đơn vị</b> <i><b><sub>Số kiểm toán</sub></b></i> <sub>Ghi chú</sub>


02/05/08 03264 Xuất bán tôm sú L1 125.645.145 125.645.145



13/05/08 03371 Xuất bán tôm sú L1-23 215.562.000 215.562.000



26/05/08 03422 Xuất bán tôm sú L1-14 75.462.528 75.462.528



04/07/08 03769 Bán tôm chân trắng loại L1 45.213.200 45.213.200




16/07/08 03805 Bán xô loại L3 13.705.146 13.705.146



25/08/08 03881 Bán tôm sú loại bốc vỏ L1-4 456.798.245 456.798.245



30/08/08 03887 Xuất bán tôm thành phẩm 456.253.892 456.253.892



07/11/08 04082 Xuất bán tôm sú L1 564.212.589 564.212.589



09/11/08 04153 Xuất bán tôm sú L1-14 665.248.930 665.248.930



23/11/08 04213 Xuất bán tôm cấp đông 124.503.200 124.503.200



01/12/08 04251 Bán tôm sú TO -23 145.862.534 145.862.534



06/12/08 04289 Xuất bán tôm sú L1- 76.914.534 76.914.534



12/12/08 04289 Xuất bán tôm thành phẩm 1.532.895.623 1.532.895.623



25/12/08 04289 Bán tôm thàn phẩm TS-1 158.642.378 158.642.378




Tên đơn vị Công ty CPTS ABC Ngày kiểm toán 03/02/2009



số:P8-1


Niên độ 2008 Người kiểm toán Trang


Tài khoản 511 Ngày rà soát


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

I. Mục tiêu: doanh thu và thu nhập được ghi chép đúng niên độ.


II. Công việc: Chọn những nghiệp vụ bán h àng trước và sau 5 ngày kể từ ngày
kết thúc niên độ xem có được ghi chép đúng niên độ.


III. Kết quả: xem chi tiết tại P9 – 1.


IV. Kết luận: Doanh thu được ghi chép đúng niên độ.


Tên đơn vị Cơng ty CPTS ABC Ngày kiểm tốn 03/02/2009



số:P9


Niên độ 2008 Người kiểm toán Trang


Tài khoản 511 Ngày rà soát


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<b>Bảng 11: Đối chiếu Hóa đơn chia cắt niên độ</b>



<b> Đã đối chiếu phù hợp giữa sổ chi tiết, chứng từ ghi sổ với hoá đ ơn bán hàng</b>
năm 2008.


<b>: Đã đối chiếu phù hợp giữa sổ chi tiết,chứng từ ghi sổ với hoá đơn bán hàng</b>
năm 2009.


Tên đơn vị Cơng ty CPTS ABC Ngày kiểm tốn 03/02/2009



số:P9-1


Niên độ 2008 Người kiểm toán Trang


Tài khoản 511 Ngày rà sốt


Nội dung Doanh thu bán hàng Người rà sốt


<b>Hóa đơn</b>
<b>STT</b>


<b>Ngày</b> <b>Số hóa đơn</b> <i><b>Số tiền</b></i> Ghi chú


1 29/12/08 42890 124.568.323 <sub></sub>


2 30/12/08 42891 10.564.235 <sub></sub>


3 31/12/08 42892 5.632.565 <sub></sub>


4 31/12/08 42893 8.952.613 <sub></sub>



5 31/12/08 42894 234.568.950 <sub></sub>


6 01/01/09 42895 98.265.315 <b></b>


7 01/01/09 42896 75.962.456 <b></b>


8 01/01/09 42897 80.124.568 <b></b>


9 02/01/09 42898 125.364.895 <b></b>


10 02/01/09 42899 62.576.555 <b></b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

<b>I. Mục tiêu: Doanh thu hoạt động tài chính được ghi chép chính xác và có thực.</b>


<b>II. Cơng Việc:</b>


Đối chiếu số liệu doanh thu hoạt động t ài chính trên sổ chi tiết với sổ cái,


bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .
Kiểm tra chứng từ gốc đối chiếu với sổ kế toán.


<b>III. Kết quả: xem chi tiết tại P10-1</b>


<b>IV. Kết luận: Doanh thu hoạt động tài chính được ghi chép đầy đủ và có thực.</b>


Tên đơn vị Cơng ty CPTS ABC Ngày kiểm toán 03/02/2009


Mã số
P10



Niên độ 2008 Người kiểm toán Trang:


Tài khoản 515 Ngày rà soát


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<b>Bảng 12: Sổ chi tiết lãi tiền gủi ngân hàng</b>


Chứng từ Diễn giãi Số tiền Ghi


chú
Ngày tháng


ghi sổ


Số Ngày


24/01/08 09761 30/01/08 Thu tiền lãi ngân hàng vietcombank
ST


2.100.000 


28/01/08 09765 28/01/08 Thu tiền do việc bán ngoại tệ
2000USD


1.309.000 


13/01/08 09768 Thu tiền lãi Ngân hàng SHBC chi
nhánh Cần Thơ


1.476.000 



31/03/08 09787 31/03/08 Thu tiền lãi không kỳ tại ngân hàng
Vietcombank ST


450.000 


26/04/08 090021 26/04/08 Thu lãi Ngân hàng Kiên Long CT 290.000 


23/05/08 090023 23/05/08 Thu lãi Ngân hàng nông nghi ệpST 670.000 


25/06/08 090034 25/06/08 Thu lãi ngân hàng Viêtcombank 230.000 


21/07/08 090123 21/07/08 Thu lãi tiên không kỳ hạn Saccombank 170.000 


24/07/08 090234 24/07/08 Thu lãi Ngân hàng ACB 130.000 


12/08/08 090115 12/08/08 Thu lãi Vietcombank ST 156.000 


29/09/08 090224 20/09/08 Thu lãi ngân hàng nông nghi ệp 1.460.000 


30/09/08 090211 30/09/08 Thu lãi Ngân hàng SHBC CT 440.000 


24/10/08 090334 24/10/08 Thu lãi Ngân hàng Saccombank 680.000 


30/11/08 090335 30/11/08 Thu tiền lãi ngân hàng Vietconbank 290.000 


31/12/08 090981 31/12/08 Thu lãi Ngân hàng SHBC CT 3.890.000 


30/12/08 090678 30/12/08 Thu tiền lãi ngân hàng Vietconbank 3.879.4330 



Tổng công <b>16.437.430</b>


<b>P4-1</b>


<b>Ghi chú:</b>


 Đã đối chiếu kiểm tra chứng từ ph ù hợp sổ chi tiết với sổ cái, bảng cân đối kế tốn,
Kết quả hoạt động kinh doanh.


Tên đơn vị Cơng ty CPTS ABC Ngày kiểm toán 03/02/2009


Mã số
P10-1


Niên độ 2008 Người kiểm toán Trang:


Tài khoản 515 Ngày rà soát


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

<b>I. Mục tiêu: Thu nhập khác được ghi chép chính xác v à có thực.</b>


<b>II. Cơng việc: Chọn tất cả các nghiệp vụ thanh lý TSCĐ đ ược ghi trên sổ chi tiết</b>


để kiểm tra đối chiếu với các chứng từ có li ên quan (biên bản thanh lý TSCĐ).


<b>III. Kết quả: xem chi tiết tại P10-1.</b>


<b>IV. Kết luận: Thu nhập được ghi nhận là có thực.</b>


Tên đơn vị Cơng ty CPTS ABC Ngày kiểm tốn 03/02/2009



Mã số
P11


Niên độ 2008 Người kiểm toán Trang:


Tài khoản 711 Ngày rà soát


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<b>Bảng 13 Sổ chi tiết tài khoản 711</b>


Ghi chú: Đã kiểm tra khớp đúng với biên bản thanh lý TSCĐ.


Tên đơn vị Công ty CPTS ABC Ngày kiểm toán 03/02/2009 Mã số P9-1


Niên độ 2008 Người kiểm toán Trang:


Tài khoản 711 Ngày rà soát


Nội dung Thu nhập khác Người rà soát


<b>Chứng từ</b> <b>Chi tiết việc thanh lý việc nhượng bán</b>


<b>Ngày tháng</b>


<b>ghi sổ</b> <b><sub>Số hiệu</sub></b> <b><sub>Ngày tháng</sub></b> <b>Diễn giải</b> <b><sub>Nguyên giá</sub></b> <b><sub>Hao mòn</sub></b> <b><sub>Giá trị còn lại</sub></b> <b><sub>Giá bán</sub></b> <b><sub>Gía trị thu hồi</sub></b>


21/05/08 TL00932 21/05/08 Thanh lý 2 container 567.809.087 567.809.087 0 36.000.000 36.000.000


30/05/08 TL00934 30/05/08 Thanh lý một dây
chuyền cấp đông



790.000.000 790.000.000 0 53.000.000 53.000.000


23/01/08 TL00924 23/01/08 Thanh lý một máy photo 12.809.000 12.809.000 0 290.000 290.000


12/10/08 TL09812 12/10/08 Thanh lý một tủ cấp
đông


89.500.000 89.500.000 0 1.000.000 1.000.000


23/10/08 TL09813 Thanh lý một xe tải 4


tấn


1.456.000.000 1.456.000.000 0 29.500.000 29.500.000


16/12/08 TL09814 16/12/08 Thanh lý 15 máy tính 156.000.000 156.000.000 0 11.437.000 11.437.000


26/12/08 TL09815 26/12/08 Thanh lý một xe tải
chuyên chở hàng 70 tấn


600.000.000 600.000.000 0 29.293.700 29.293.700


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<b>4.3.3.2 Kết quả kiểm tốn</b>


Q trình thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu tr ên bảng
Báo cáo kết quả kinh doanh ng ày 31/12/2008 của Công ty Cổ phần Thủy sản
ABC đã đạt được kết quả như sau:


Đối với khoản mục Doanh thu, việc ghi nhận giá trị doanh thu tại đ ơn vị



được kiểm tốn cịn tồn tại sai sót đã được nêu tại Bảng tổng hợp lỗi v à điều


chỉnh số liệu trên Biểu chỉ đạo như: công ty đã hạch toán nhầm một khoản thu
nhập khác (TK711) vào doanh thu (511).


Nhìn chung, quy trình kiểm tốn khoản mục Doanh thu tại Cơng ty Kiểm
tốn tư vấn và dịch vụ tin học AISC n ói chung, quy trình kiểm tốn doanh thu
Cơng ty Cổ phần Thủy sản ABC nói riêng đã tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam. Tuy nhiên, do đặt thù của hoạt động kiểm tốn mà q
trình kiểm tốn được thiết lập chỉ có thể nhận ra các sai sót trong phạm vi của
những thử nghiệm cơ bản được tiến hành để kiểm toán và mức trọng yếu PM sai
sót có thể bỏ qua. Kết quả kiểm tốn tr ên Báo cáo tài chính của cơng ty thủy sản
ABC cụ thể là khoản mục Doanh thu là phản ánh trung thực hợp lý.


<i>Số: 230/AISC-KTDN5</i>


<b>BÁO CÁO KIỂM TỐN</b>


<i><b>Kính gửi: Hội đồng quản trị, Ban giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản ABC</b></i>
Công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tin học AISC đã kiểm toán Bảng
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh v à Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cùng thuyết
minh Báo cáo tài chính cho giai đo ạn tài chính kết thúc từ ngày 31/12/2008 của


Công ty Cổ phần Thủy sản ABC (dưới đây gọi tắt là Công ty).


Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính này thu ộc trách nhiệm của ban
giám đốc Công ty. Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về BCTC này căn


cứ trên kết quả kiểm toán.
<b>Cơ sở ý kiến:</b>



Chúng tơi đã tiến hành cuộc kiểm tốn theo các chuẩ n mực kiểm toán Việt


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

để có sự đảm bảo hợp lý rằng BCTC khơng c ịn chứa đựng các sai sót trọng yếu.


Chúng tơi đã thực hiện việc kiểm tra theo ph ương pháp chọn mẫu và áp dụng các


thử nghiệm cần thiết, các bằng chứng xác minh những thông tin trong BCTC.
Cuộc kiểm toán cũng bao gồm đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực v à chế độ
kế toán hiện hành, các nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng, các ước
tính và xét đốn quan tr ọng do Công ty thực hiện cũng như đánh giá cách trình


bày tổng qt BCTC. Chúng tơi cho rằng cơng việc kiểm tốn đ ã đưa ra những
cơ sở hợp lí để làm căn cứ cho ý kiến của chúng tôi.


<b>Ý kiến của kiểm tốn viên:</b>


Theo ý kiến chúng tơi, xét trên phương diện trọng yếu thì BCTC của Cơng
ty CPTS ABC đã phản ánh một cách trung thực v à hợp lí tình hình tài chính tại
ngày 31/12/2008 cũng như kết quả hoạt động kinh doanh v à các luồng lưu
chuyển tiền tệ cho năm t ài chính kết thúc kết thúc vào cùng ngày nêu trên và
được lập phù hợpvới chuẩn mực và chế độ kế toán và các quy định pháp luật có


liên quan.


<i>TP HCM, ngày 18 tháng 02 năm 2009</i>


KIỂM TOÁN VIÊN GIÁM ĐỐC AISC


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<b>CHƯƠNG 5</b>



<b>NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH KIỂM TỐN</b>


Qua q trình học tập nghiên cứu và tiếp cận thực tế với các quy tr ình
kiểm tốn tại AISC, đặc biệt là được tiếp cận thực tế quy tr ình kiểm tốn doanh
thu và được tham gia trực tiếp kiểm tốn, tơi xin đ ưa ra một số nhận xét về quy


trình kiểm tốn của cơng ty.


<b>5.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CƠNG TY</b>


Cơng ty AISC là một trong những cơng ty kiểm tốn độc lập h àng đầu tại
Việt Nam và là công ty duy nh ất liên doanh với PRICE WATERHOUSE
COOPERS một trong những công ty có uy tín về kiểm tốn. Chính v ì vậy, có
những mơi trường chun nghiệp, hồn chỉnh mà cịn có một đội ngũ nhân viên
kiểm toán năng động sáng tạo v à có thể đương đầu với mọi rủi ro.


Thành công phần lớn trong công ty AISC phần lớn dựa v ào đội ngũ nhân
viên kiểm toán. Họ là những tài năng đã được đào tạo chính quy trong nước và
nước ngồi, có trình độ chun mơn cao, nghiệp vụ vững vàng, được tham dự các


khóa đào tạo về lĩnh vực kiểm toán ở n ước ngoài. Nhờ vậy, họ tiếp thu được


nhiều kiến thức kiểm tốn trong n ước và nước ngồi và đã phối hợp linh hoạt vào
thực tiễn của Việt Nam. Sự phát triển lớn mạnh của công ty l à nhờ sự lãnh đạo
năng động, nhạy bén của Ban giám đốc không ngừng nâng cao chất l ượng dịch


vụ kiểm tốn tốt hơn.


Ngồi ra, kiểm tốn viên chính của cơng ty AISC là những người giàu


kinh nghiệm, họ từng là kế tốn trưởng tại các cơng ty lớn, l à các cán bộ nòng cốt
lâu năm trong các lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng. V ới bề dày kinh nghiệm và


nền tảng kiến thức vững chắc, các kiểm tốn vi ên chính sẽ nắm bắt nhanh về thiết
kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Từ đó, giảm bớt được
thời gian để giải quyết khối l ượng công việc trong kế hoạch kiểm tốn.


<b>5.2 ĐÁNH GIÁ QUY TR ÌNH KIỂM TỐN.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

Quy trình kiểm tốn được chia ra nhiều công đoạn cụ thể. Mỗi công đoạn
lại được quy định rõ ràng, cụ thể những công việc phải l àm. Điều này giúp cho
kiểm tốn viên thực hiện cơng việc dễ d àng, nhanh chóng hơn và tránh được việc
bỏ sót cơng việc hay mất nhiều thời gian cho những công việc không li ên quan.
Nhờ vậy mà hiệu quả công việc được nâng cao.


Trong quy trình kiểm tốn doanh thu tại AISC mặc d ù có sự linh hoạt
trong công việc sử dụng thủ tục kiểm toán, nh ưng tất cả các thủ tục mà kiểm tốn
viên đưa ra trong quy tr ình này luôn đảm bảo đầy đủ các mục ti êu kiểm toán đưa


ra.


Các thử nghiệm chi tiết của các kiểm toán vi ên đã thoã mãn đầy đủ các
mục tiêu đề ra như: Tính chính xác của số liệu, sự hiện hữu, sự chia cắt niên độ,
sự đánh giá, trình bày và cơng bố,...


Đối với khoản mục doanh thu, kiểm tốn viên ln kiểm tra thủ tục


Cut-off bằng cách chọn vài hóa đơn trước và sau ngày kết thúc niên độ để kiểm tra
xem doanh nghiệp ghi nhận doanh thu v à chi phí có đúng kỳ khơng.



Các báo cáo kiểm tốn trước khi phát hành luôn được sự xét duyệt của ban
kiểm soát rà soát một cách cẩn thận trước khi phát hành báo cáo cho khách hàng.
Thể hiện một trách nhiệm rất cao tr ước khi ra báo cáo kiểm tốn.


<b>Tuy nhiên bên cạnh đó quy trình kiểm tốn vẫn có tồn tại một số hạn chế:</b>


<i>Về hệ thống kiểm sốt nội bộ.</i>


Trong cơng cuộc kiểm tốn hiện nay tại công ty, việc kiểm tra v à đánh giá
hệ thống kiểm soát nội bộ ch ưa thực sự được chú trọng.


Đối với các cơng ty nhỏ kiểm tốn vi ên ít có chú trọng việc thực hiện các


thử nghiệm kiểm soát mà việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đ ược thực hiện
chủ yếu thông qua quan sát, kiểm tra tổng quát t ài liệu và cuối cùng là thơng qua
phỏng vấn nhằm đánh giá tr ình độ nhân viên. Tuy nhiên, đây ch ỉ là những thủ tục
không cho được bằng chứng cụ thể, cũng nh ư việc đánh giá trên chủ yếu dựa vào


kinh nghiệm của kiểm tốn viên.


Đối với các cơng ty lớn, sau khi t ìm hiểu về tình hình tổng qt của cơng ty,


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

chưa thực sự xem xét một cách to àn diện hết mọi khía cạnh của hệ thống


kiểm soát nội bộ của khách h àng.


<i>Về chương trình kiểm tốn</i>


Mặc dù cơng ty đã có xây dựng một quy trình kiểm tốn chung cho tất cả
các loại hình doanh nghiệp sản xuất – thương mại dịch vụ nhưng chưa xây dựng


được chương trình kiểm tốn cho từng loại h ình doanh nghiệp cụ thể. Do đó các


kiểm tốn viên phải linh hoạt đề ra các ch ương trình kiểm tốn với khách hàng
mà đang kiểm tốn.


Ngồi ra lực lượng kiểm tốn viên của công ty hiện nay rất mỏng, biên chế
vài ba người một tổ kiểm toán, khi xuống đ ơn vị kiểm tốn cịn gặp nhiều khó


khăn như chưa nắm được thật chắc tình hình đơn vị được kiểm toán, thời gian


kiểm tốn khơng được kéo dài, cường độ lao động cao, áp lực công v iệc lớn, như
vậy việc dể xảy ra sai sót, rủi ro l à dễ hiểu. Nếu những ý kiến nhận xét kiểm tốn
mà khơng xác đáng, khách quan v ới tình hình thực tế của đơn vị được kiểm tốn


hoặc thơng tin khơng kịp thời th ì hiệu quả của kiểm toán sẽ thấp.


<b>5.3 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO QUY TR ÌNH KIỂM TỐN AISC.</b>


Trên cơ sở lý luận đã được truyền đạt tại nhà trường kết hợp với quá trình


nghiên cứu, tìm hiểu về quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng tại cơng ty
AISC, tơi có một số đề nghị và giải pháp thực hiện với mong muốn đ ược đóng
góp vào việc hồn thiện quy trình kiểm tốn của cơng ty.


<i>Về hệ thống kiểm sốt nội bộ .</i>


Cơng ty có những quy định cụ thể thống nhất về việc thực hiện t ìm hiểu hệ
thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, khách hàng ở tất cả các phần hành với
đầy đủ các bước thực hiện vì đây là một khâu rất quan trọng khơng thể thiếu



trong quy trình kiểm tốn. Muốn vậy công ty cần phải xây dựng các công cụ t ìm
hiểu về hệ thống kiểm sốt nội bộ áp dụng thống nhất cho công ty nh ư: Bảng câu
hỏi kiểm sốt nội bộ, Bảng mơ tả về kiểm soát nội bộ mẫu, các ký hiệu sử dụng
trong lưu đồ về hệ thống kiểm soát nội bộ thay cho hiện nay mỗi kiểm toán vi ên


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

công ty khi kiểm tra có thể nhận định một cách mau lẹ, chính xác về tính hữu
hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách h àng, giảm thiểu được các rủi ro.


<i>Bổ sung quy trình kiểm tốn.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<b>CHƯƠNG 6</b>


<b>KẾT LUẬN VÀ KIỀN NGHỊ</b>


<b>6.1 KẾT LUẬN</b>


Hoạt động kiểm tốn độc lập tại Việt nam d ù cịn non trẻ nhưng cũng đạt
được những bước phát triển đáng kể trong những năm vừa qua, kiểm toán độc lập


cung cấp cho các nhà đầu tư, các chủ nợ, các nhà quản lý Doanh nghiệp v à các
cơ quan chính phủ những thơng tin có độ tin cậy để l àm căn cứ cho các quyết


định kinh tế hoặc thực thi trác h nhiệm quản lý, giám sát của m ình.


Gắn liền với sự phát triển của hoạt động kiểm toán l à hàng loạt các cơng ty
kiểm tốn ra đời với đủ các loại h ình doanh nghiệp, do đó sự cạnh tranh tr ên thị
trường hiện nay hết sức gay gắt. Để có thể đứng vững v à ngày một phát triển địi


hỏi các cơng ty kiểm tốn phải khơng ngừng nâng cao chất l ượng kiểm tốn của
cơng ty mình. Một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất l ượng dịch vụ kiểm


tốn là hồn thiện quy trình kiểm tốn, trong đó quy tr ình doanh thu đóng vai trò
quan trọng trên Bảng kết quả kinh doanh nói ri êng cũng như Báo cáo tài chính
nói chung. Vì vậy, cơng ty AISC nên tiếp tục hồn thiện và nâng cao chất lượng
kiểm tốn khoản mục này.


Quy trình kiểm tốn doanh thu tại cơng ty AISC đ ã khơng ngừng hồn thiện
và phát triển, đã góp phần rất lớn trong việc hạn chế các rủi ro kiểm toán. Tuy
nhiên vẫn còn một số hạn chế cần được hoàn thiện hơn, đặc biệt là việc xem xét
đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ doanh thu v à nợ phải thu, việc áp dụng các


thủ tục phân tích trong quy trình kiểm tốn.


<b>6.2 KIẾN NGHỊ:</b>


Cơng ty nên có chính sách đãi ngộ các nhân viên của mình nhiều hơn để có
thể làm cho nhân viên của cơng ty gắn bó nhiều h ơn và tích cực phấn đấu trong
công việc nhằm nâng cao được chất lượng dịch vụ.


Thường xuyên mở lớp cập nhật kiến thức chuy ên môn cũng như các quy


định có liên quan đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán nhằm đ ào tạo thêm nhiều nhân


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

tập và rút ra được những kinh nghiệm thực tế ch o mình. Đây là nhân tố quan
trọng hàng đầu trong kế hoạch phát triển lâu d ài của công ty.


Với sự phát triển của thị tr ường hiện nay số lượng khách hàng ngày càng tăng,
trong khi đó lượng nhân viên cơng ty chưa đáp ứng đủ vì thế cơng ty cần có


</div>

<!--links-->

×