Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Luận văn - Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 76 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>... ... ... ... Trang</b>


<b>Chương 1: GIỚI THIỆU... ... ... 1</b>


1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ... ... ... 1


1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu... ... ... 1


1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn ... ... . 2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu ... ... ... 3


1.2.1. Mục tiêu chung ... ... ... 3


1.2.2. Mục tiêu cụ thể ... ... ... 3


1.3. Phạm vi nghiên cứu ... ... ... 4


1.3.1. Không gian nghiên c ứu ... ... ... 4


1.3.2. Thời gian nghiên cứu ... ... ... 4


1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ... ... ... 4


1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu ... . 4


<b>Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU. 5</b>
2.1. Phương pháp luận... ... ... 5


2.1.1 Một số vấn đề về tín dụng ... ... ... 5



2.1.2. Chức năng của tín dụng ... ... ... 7


2.1.3 Phân loại tín dụng ... ... ... 7


2.1.4 Một số vấn đề về hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Đông Hải
tỉnh Bạc Liêu... ... ... ... 8


2.1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay v à thu nợ... 14


2.2. Phương pháp nghiên c ứu ... ... ... 16


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2.2.3. Phương pháp phân tích s ố liệu ... ... 17


<b>Chương 3: PHÂN TÍCH TH ỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN D ỤNG TẠI</b>
<b>NGÂN HÀNG NÔNG NGHI ỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN</b>
<b>ĐÔNG HẢI TỈNH BẠC LIÊU. ... ... ... 18</b>


3.1. Giới thiệu về NHNo&PTNT huyện Đông Hải tỉnh Bạc Li êu ... 18


3.1.1. Sự hình thành và phát triển ... ... .. 18


3.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự ... ... ... 18


3.1.3. Một số nét cơ bản về tổ chức nhân sự ... ... 19


3.1.4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn ... ... 19


3.2. Khái quát về tình hình hoạt động của ngân hàng qua 3 năm 2006-2008 ... 21


3.2.1. Một số lĩnh vực hoạt động của ngân h àng ... ... 21



3.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm từ 2006 -2008... 21


3.2.3. Những thuận lợi-khó khăn của ngân hàng trong quá trình hoạt động.... 23


3.2.4. Phương hướng phát triển trong năm 2009 ... ... 25


<b>Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC Y ẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ</b>
<b>HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN H ÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT</b>
<b>TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔNG HẢI TỈNH BẠ C LIÊU ... 27</b>


4.1. Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng ... ... 27


4.1.1. Phân tích huy động vốn theo tính chất nguồn ... ... 27


4.1.2. Phân tích huy động vốn theo thời gian ... ... 29


4.2. Phân tích tình hình doanh s ố cho vay... ... 32


4.2.1. Phân tích doanh s ố cho vay theo thành phần kinh tế... 32


4.2.2. Phân tích doanh s ố cho vay theo ngành kinh tế ... ... 34


4.2.3. Phân tích doanh s ố cho vay theo thời gian ... ... 36


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

4.3.2. Phân tích tình hình doanh số thu nợ theo ngành kinh tế... 41


4.3.3. Phân tích tình hình doanh s ố thu nợ theo thời gian ... 43


4.4. Phân tích tình hình d ư nợ cho vay ... ... 45



4.4.1. Phân tích dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế ... . 46


4.4.2. Phân tích dư nợ cho vay theo ngành kinh tế ... ... 47


4.4.3. Phân tích dư nợ cho vay theo thời gian ... ... 50


4.5. Phân tích tình hình nợ quá hạn và nợ xấu ... ... 51


4.5.1. Phân tích tình hình n ợ xấu theo thành phần kinh tế ... 54


4.5.2. Phân tích tình hình n ợ xấu theo ngành kinh tế... ... 56


4.5.3. Phân tích tình hình n ợ xấu theo thời gian ... ... 57


4.6. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ... 58


4.6.1. Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động ... ... 59


4.6.2. Hệ số thu nợ... ... ... 60


4.6.3. Tỷ lệ nợ quá hạn ... ... ... 60


4.6.4. Vịng quay vốn tín dụng ... ... ... 61


4.6.5. Tỷ suất lợi nhuận ... ... ... 61


<b>Chương 5: GIẢI PHẤP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN</b>
<b>DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG</b>
<b>THÔN HUYỆN ĐÔNG HẢI TỈNH BẠC LI ÊU ... ... 62</b>



5.1. Những mặt mạnh ... ... ... 63


5.2. Những mặt yếu ... ... ... 64


5.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ... ... 64


5.3.1. Giải pháp về tăng trưởng tín dụng ... ... 64


5.3.2. Giải pháp về chất lượng tín dụng ... ... 65


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

6.1. Kết luận:... ... ... .... 69


6.2. Kiến nghị: ... ... ... . 70


6.2.1. Đối với chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đông Hải ... 70


6.2.2. Đối với NHNo&PTNT tỉnh Bạc Liêu ... ... 70


6.2.3. Đối với các cơ quan chức năng huyện Đông Hải tỉnh Bạc Li êu... 71


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>CHƯƠNG 1 </b>


<b> GIỚI THIỆU </b>


<b>1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU </b>
<b>1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu </b>


Việt Nam đã chính thức trở thành một thành viên của tổ chức thương mại
viết tắc WTO vào đầu tháng 11 năm 2006 là một sự kiện nóng bỏng trong nền


kinh tế thế giới nói chung và kinh tế nước ta nói riêng. Cùng với sự hoà nhập sân
chơi đầy tiềm năng và cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, bên cạnh đó
trong những năm gần đây tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra
hết sức phức tạp, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng bởi sự suy
giảm kinh tế trên toàn thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng chịu ảnh hưởng
nhiều nhất. Vậy việc điều tiết vốn trong nền kinh tế của ngân hàng thương mại
luôn là giải pháp chủ đạo giúp nền kinh tế nước ta ổn định phát triển.


Để thực hiện tốt trong chức năng chủ đạo về điều tiết vốn trong nền kinh tế
thị trường thì hệ thống ngân hàng cũng có những chuyển biến mạnh mẽ nhất là
về lĩnh vực hoạt động tín dụng. Tín dụng là hoạt động mang tính chất sống còn
đối với hầu hết các ngân hàng thương mại và nó cũng đóng vai trị quan trọng
trong việc thực hiện chức năng điều tiết sự phát triển kinh tế của ngân hàng
thương mại. Với chức năng luôn giải quyết kịp thời nhu cầu về vốn cho người
dân nên ngân hàng đã đặt ra cho mình một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là
phải nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của mình bằng cách đẩy mạnh và mở
rộng các phương thức huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời cho khách
hàng một cách hợp lý nhất và đồng thời thu hồi vốn một cách hiệu quả nhất. Vì
vậy hệ thống ngân hàng các tỉnh trên tồn quốc gia cần phải có những phương
hướng hoạt động thiết thực có hiệu quả để góp phần cùng với ngân hàng nhà
nước thực hiện tốt chức năng vai trị của mình nhằm ổn định nền kinh tế nước ta
nói riêng và kinh tế thế giới nói chung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

nhỏ để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.


<b>1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn </b>


Bạc Liêu là một trong những tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm
năng lớn về sản xuất nơng nghiệp, khai thác đánh bắt - nuôi trồng thủy sản, làm
muối,… khi khai thác và phát huy tốt tiềm năng đó sẽ có tác động tích cực đến sự


phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Là một ngân hàng trong hệ thống
NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đông Hải tỉnh Bạc
Liêu khơng ngừng đổi mới và hồn thiện cơ chế hoạt động tín dụng là hoạt động
chiếm tỷ trọng dư nợ vay vốn chủ yếu. Với vai trò từng bước đẩy mạnh và mở
rộng các phương thức hoạt động từ huy động vốn đến cho vay một cách linh hoạt
nhằm đáp ứng khá đầy đủ, kịp lúc, kịp thời tới nhu cầu về vốn cho toàn dân cư và
doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đông Hải, từng bước đưa sản xuất kinh doanh
đạt hiệu quả, góp phần làm cho kinh tế phát triển ổn định.


Hiệu quả tín dụng ln là đề tài được các nhà quản trị trong hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam rất quan tâm. Điều này được thể hiện rõ trong các
báo cáo tổng kết của các ngân hàng thương mại hằng năm. Hầu hết các báo cáo
đều tập trung chủ yếu vào cơng tác đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu tăng
trưởng hoạt động tín dụng cũng như chất lượng của các hoạt động đó.


Nội dung phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng được thực hiện khá tồn
diện trên nhiều mặt: từ quy mơ, cơ cấu hoạt động tín dụng đến chất lượng cũng
như hiệu quả của hoạt động này. Do vậy, hầu hết các ngân hàng đều sử dụng hệ
thống chỉ tiêu phân tích rất rộng, khơng những mang tính tổng hợp mà cịn được
chi tiết hóa khá cụ thể. Điều này đã giúp cho các ngân hàng thương mại nắm bắt
được thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng mình, trên cơ sở đó có những
quyết sách phù hợp để nâng cao chất lượng hoạt động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

dụng thích hợp với từng đối tượng. Do đó phân tích hiệu quả tín dụng là nội dung
quan trọng để làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho nội dung đề tài này.


<b>1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU </b>
<b>1.2.1. Mục tiêu chung </b>


Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Đơng Hải,


tỉnh Bạc Liêu qua 3 năm từ 2006-2008, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng. Từ đó giúp Ngân hàng phát triển vững mạnh trong nền
kinh tế thị trường đang cạnh tranh gay gắt và khủng hoảng trầm trọng trên toàn
thế giới.


<b>1.2.2. Mục tiêu cụ thể </b>


- Phân tích thực trạng Ngân hàng và những kết quả đạt được từ hoạt động
tín dụng của NHNo&PTNT huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu qua 3 năm từ
2006-2008.


- Phân tích tính hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện
Đơng Hải tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở:


+ Phân tích tình hình cho vay
+ Phân tích tình hình thu nợ
+ Phân tích tình hình dư nợ
+ Phân tích tình hình nợ quá hạn
+ Phân loại nợ


+ Phân tích một số chỉ tiêu có liên quan khác như:


• Dư nợ / vốn huy động
• Hệ số thu nợ


• Tỷ lệ nợ xấu


• Vịng quay vốn tín dụng
• Tỷ suất lợi nhuận



• Và một số chỉ tiêu tài chính khác…


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

ngân hàng thu hút khách hàng nhiều hơn, để NHNo&PTNT huyện Đông Hải tỉnh
Bạc Liêu ln là nơi tạo sự hài lịng cho khách hàng.


<b>1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU </b>
<b>1.3.1. Không gian nghiên cứu </b>


Đề tài được nghiên cứu tại NHNo&PTNT huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu.


<b>1.3.2. Thời gian nghiên cứu: </b>


Đề tài được nghiên cứu trong suốt thời gian thực tập tại Ngân hàng
02/02/2009-25/04/2009


<b>1.3.3. Đối tượng nghiên cứu </b>


Tấc cả các đối tượng liên quan đến lĩnh vực Ngân hàng và hoạt động tín
dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Hải tỉnh
Bạc liêu như : các bảng số liệu báo cáo tài chính, bản tổng hợp doanh số cho vay
và doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn,..


<b>1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU </b>


<i> “Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Châu Thành A” do </i>
anh Lê Thiện Phúc thực hiện. Đề tài đã phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng và
đưa ra những biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng của ngân hàng trong
thời gian tới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>CHƯƠNG 2 </b>



<b>PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>


<b>2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN </b>
<b>2.1.1 Một số vấn đề về tín dụng </b>


<b>2.1.1.1 Khái niệm tín dụng </b>


Tín dụng làm một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái
kinh tế-xã hội. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì tín dụng là sự vay mượn trong đó hai
chủ thể người đi vay và người cho vay sẽ thoả thuận một thời hạn nợ và mức lãi
cụ thể. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì tín dụng là sự vận động của các nguồn vốn
từ nơi thừa đến nơi thiếu.


Tín dụng được sử dụng ngày nay (tiếng Anh: Credit; Pháp: Crédit) xuất phát
từ gốc latinh Creditum là lịng tin là sự tín nhiệm. Ở đây muốn nói về niềm tin
mà người cho vay hướng về người đi vay khi đem tiền bạc, tài sản ra cho vay sẽ
hoàn trả nợ đúng hạn. Nói cách khác, để quan hệ tín dụng tồn tại đòi hỏi phải tạo
lập được niềm tin và đây là cơ sở quan trọng cho quan hệ tín dụng hình thành.
Như vậy có thể đưa ra khái niệm tổng quát về tín dụng như sau: Tín dụng là một
quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hồn trả cả vốn và lãi sau một thời
gian nhất định.


Từ khái niệm đã nêu cho thấy trong quan hệ tín dụng người cho vay chỉ
nhượng lại quyền sử dụng vốn cho người đi vay trong một thời gian nhất định.
Tuy nhiên người đi vay khơng có quyền sở hữu số vốn ấy nên phải hoàn trả lại
cho người cho vay khi đến thời hạn đã thoả thuận. Sự hoàn trả này không chỉ là
sự bảo tồn về mặt giá trị mà vốn tín dụng cịn được tăng thêm dưới hình thức lợi
tức. Ở đây, quá trình vận động mang tính chất hồn trả của tín dụng là biểu hiện
đặc trưng nhất sự khác biệt giữa quan hệ tín dụng và các mối quan hệ kinh tế


khác.


Quan hệ tín dụng dù vận dụng phương thức sản xuất nào, đối tượng vay
mượn là hàng hoá hay tiền tệ thì tín dụng cũng mang 3 đặc điểm cơ bản:


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

người đi vay.


- Người sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới hình thức
lợi tức.


Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng, nhưng để hiểu rỏ về tín dụng
chúng ta có thể xem qua sơ đồ sau:


<b>Sơ đồ1: Sơ đồ quan hệ tín dụng </b>


Hàng hóa, tiền


<b>Phương tiện rao đổi </b>


Thanh tốn


<b>Chủ nợ</b>
<b>Con nợ</b>


<b>Mua chịu</b>
<b>Tiền mặt</b>


<b>Người bán hoặc </b>
<b>người cho vay</b>



<b>Người mua hoặc </b>
<b>người đi vay</b>


<i>(Nguồn: Robert Cole, Lon Mishler, Cređi managerment, 1998) </i>


<b>2.1.1.2 Tín dụng ngân hàng </b>


Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà
doanh nghiệp và cá nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Trong nền kinh tế thị trường, đại bộ phận quỹ tập trung qua ngân hàng, nó
khơng chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư hàng hố, trang trải các
chi phí sản xuất và thanh tốn các khoản nợ, mà cịn tham gia cấp vốn cho đầu tư
XDCB và đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu tín dụng tiêu dùng cá nhân.


<b>2.1.2. Chức năng của tín dụng </b>


<b>2.1.2.1. Chức năng phân phối lại tài ngun </b>


Tín dụng góp phần phân phối lại nguồn tài nguyên thể hiện ở chỗ:


-Người đi vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến thơng qua tín
dụng số tài ngun đó được phân phối lại cho người đi vay.


-Ngược lại người đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận được phần
tài nguyên được phân phối lại.


<b>2.1.2.2. Thúc đẩy lưu thông và sản xuất hàng hóa phát triển </b>


-Tín dụng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất được thực hiện


bình thường, liên tục và phát triển.


-Tín dụng tạo nguồn vốn để đầu tư, mở rộng phạm vi và qui mơ sản xuất.


-Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh tốn góp phần thúc đẩy
lưu thơng hàng hóa bằng việc tạo ra tín tệ và bút tệ.


<b>2.1.3 Phân loại tín dụng </b>


<b>2.1.3.1 Dựa vào mục đích tín dụng </b>


-Cho vay bất động sản là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và hình
thành bất động sản.


-Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp là loại cho vay
để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp
thương mại và dịch vụ.


-Cho vay nông nghiệp là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất
như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng,…


-Cho vay tiêu dùng là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của
cá nhân như mua sắm các vật dụng đắt tiền, trang trải các chi phí của đời sống.


<b>2.1.3.2 Dựa vào thời hạn tín dụng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.


-Cho vay trung hạn là loại cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng
và chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định.



-Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 60 tháng và thường được
sử dụng cho việc đáp ứng nhu cầu đầu tư.


<b>2.1.3.3 Dựa vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng </b>


-Cho vay khơng có đảm bảo là loại cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản
thân khách hàng. Đối với những khách hàng có khả năng tài chính mạnh, quản trị
có hiệu quả… thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân
khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung.


-Cho vay có bảo đảm là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế
chấp, cầm cố hoặc bằng sự bảo lãnh của bên thứ ba. Loại cho vay này áp dụng
cho các khách hàng khơng có uy tín cao đối với ngân hàng.


<b>2.1.3.4 Dựa vào phương thức hồn trả nợ vay </b>


-Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần
khi đáo hạn.


-Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay cho vay trả góp: là loại cho vay mà
khách hàng phải hồn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ.


-Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng khơng có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy khả
năng tài chính của mình để người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.


<b>2.1.4 Một số vấn đề về hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Đơng </b>
<b>Hải tỉnh Bạc Liêu </b>


<b>2.1.4.1 Quyền tự chủ của NHNo&PTNT huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu </b>



NHNo&PTNT huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu tự chịu trách nhiệm về quyết
định trong cho vay của mình; khơng một tổ chức cá nhân nào được can thiệp trái
pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của
NHNo&PTNT huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu


<b>2.1.4.2 Hợp đồng tín dụng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

đây mới đảm bảo tính hợp pháp cần có:


-Hai bên ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực pháp lý
- Mục đích ký kết hợp đồng phải hợp pháp


-Việc ký kết hợp đồng phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, không
bắt buộc, không nhầm lẫn.


Hợp đồng tín dụng gồm các loại:


- Hợp đồng tín dụng dùng cho khách hàng là pháp nhân và doanh nghiệp tư
nhân, công ty hợp danh.


- Hợp đồng tín dụng dùng cho khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp
tác.


- Sổ vay vốn dùng cho khách hàng là hộ gia đình sản xuất nơng, lâm, ngư
nghiệp vay vốn không phải bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.


<b>2.1.4.3 Đối tượng cho vay </b>



Đối tượng cho vay của NHNo&PTNT huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu bao
gồm:


Nhu cầu vốn vay cho chi phí trồng trọt chăn ni như: Phân bón, thuốc trừ
sâu, cơng làm đất, hạt giống, con giống, thức ăn gia súc, dịch vụ thú y.


Nhu cầu mua sắm vật tư, chi phí sản xuất các nghề tiểu thủ cơng , nhà máy
nước đá như: nguyên vật liệu, công cụ lao động nhỏ, tiền th nhân cơng, chi phí
sữa chữa máy móc…


Nhu cầu mua sắm vật tư hàng hóa đối với các hộ sản xuất kinh doanh,
thương nghiệp, dịch vụ.


Các nhu cầu phục vụ đời sống như: Xây dựng, sữa chữa, mua nhà ở, mua
sắm phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn, phương tiện đi học…


Đầu tư cho các chương trình, dự án nhằm phát triển nông thôn như: Cải tạo
vườn tạp, cho vay kéo điện, cho vay làm nhà ở nông thôn.


<b>2.1.4.4 Nguyên tắc và điều kiện vay vốn </b>


a ) Nguyên tắc


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
-Phải hồn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng
tín dụng


-Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục địch sử
dụng tiền vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng



b) Điều kiện


- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật. Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân
VN Khách hàng doanh nghiệp Khách hàng là cá nhân


- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp


- Có năng lực tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết Có vốn tự có
tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Không
có nợ khó địi hoặc nợ q hạn trên 6 tháng tại NHNo&PTNT huyện Đông Hải
tỉnh Bạc Liêu. Khách hàng phải mua bảo hiểm tài sản đầy đủ trong suốt thời gian
vay vốn của ngân hàng cho vay


- Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu
quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ khả
thi.


- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy đinh của Chính phủ,
NHNN VN và hướng dẫn của NHNo&PTNT VN. Đối với khách hàng là
pháp nhân cá nhân nước ngoài


<b>2.1.4.5 Căn cứ xác định mức tiền cho vay </b>


Hộ vay vốn được cho vay phần thiếu hụt so với tổng nhu cầu vốn hợp lý cần
thiết cảu dự án sau khi trừ đi vốn tự có.


Mức cho vay = Tổng nhu cầu vốn tự có của dự án – Vốn tự có


Để đảm bảo an tồn hạn chế rủi ro tín dụng các tổ chức tín dụng cho vay


theo giá trị tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>2.1.4.6. Lãi suất cho vay </b>


Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với
số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định. Thơng thường lãi suất tính
cho q, tháng, năm.


Lãi suất là cơ sở để tính giá trị thu hồi được của vốn vay sau một thời gian
nhất định. Tùy theo từng phương pháp cho vay và cách trả lãi, ngân hàng có thể
sử dụng hai cách tính lãi là:


+ Lãi đơn: lãi tính độc lập khơng nhập vào vốn gốc mà chỉ tính một lần vào
cuối kỳ hạn.


+ Lãi kép: lãi tính theo lối nhập vào vốn gốc từng kỳ để tăng vốn.


<b>2.1.4.7 Quy trình cho vay </b>


Sau đây là quy trình cho vay vốn tại NHNo&PTNT huyện Đơng Hải:


<b>Sơ đồ 2: Quy trình ln chuyển hồ sơ vay vốn </b>


(7)


(1) (8) (6)
(5)



(2)


(4b)


(3) (4c)


(4a)


<i>(Nguồn: Phịng Kế tốn) </i>


Giám đốc
P. Kế tốn
P. Ngân quỹ


Phó Giám đốc
Trưởng phịng tín dụng


Cán bộ tín
Khách hàng


Chú thích sơ đồ:


(1) Khi khách khách hàng có nhu cầu vay vốn thì khách hàng trực tiếp đến
gặp cán bộ tín dụng để trình bày mục đích vay vốn và phương án vay vốn. Sau
khi cán bộ tín dụng xem xét và tiến hành thẩm định phương án sản xuất kinh
doanh của khách hàng, nếu khả thi thì hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.


(2) Sau khi đã xem xét và ký duyệt hồ sơ, cán bộ tín dụng trình hồ sơ cho
Trưởng(phó) phịng tín dụng duyệt.



</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

cầu cán bộ tín dụng điều chỉnh sau đó trình lên Phó Giám đốc phê duyệt.


(4a) Sau khi nhận hồ sơ từ Trưởng(phó) phịng tín dụng Phó Giám đốc xem
xét các yếu tố trong hồ sơ và xét duyệt cho vay với số tiền, thời hạn ghi trên hợp
đồng tín dụng. Nếu trên mức phán quyết thì chuyển hồ sơ đến Giám đốc hoặc
đưa ra hội đồng xem xét.


(4b) Sau khi Giám đốc đã xem xét phê duyệt hồ sơ thì chuyển hồ sơ về cho
cán bộ tín dụng. Giám đốc phê duyệt hồ sơ khi phó Giám đốc đi cơng tác.


(4c) Cán bộ tín dụng giữ lại giấy tờ cần thiết, còn những giấy tờ khơng cần
thiết thì trả lại cho khách hàng.


(5) Cán bộ tín dụng gửi hồ sơ về phịng kế toán.


(6) Khi nhận hồ sơ từ cán bộ tín dụng thì bộ phận kế tốn có trách nhiệm
lưu giữ hồ sơ, mở sổ lưu cho vay. Làm thủ tục phát tiền, chuyển hồ sơ đến bộ
phận ngân quỹ nếu khách hàng yêu cầu cần rút tiền mặt.


(7) Bộ phận ngân quỹ nhận phiếu chi kèm đơn xin vay và làm thủ tục giải
ngân, phát tiền vay cho khách hàng.


(8) Cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra quá trình sữ dụng vốn vay của khách hàng:
- Kiểm tra giấy báo đôn đốc thu lãi và thu nợ.


- Gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ nếu khách hàng yêu cầu.
- Thanh lý, giải toả thế chấp khi hợp đồng chấm dứt.


<b>2.1.4.8 Quy định về trả nợ gốc và lãi vay </b>



a) Các kỳ hạn trả nợ (gốc và lãi) của khoản vay gồm cả thời gian ân hạn và
số tiền gốc trả nợ cho mỗi kỳ hạn được thoả thuận giữa NHNo&PTNT huyện
Đông Hải tỉnh Bạc Liêu và khách hàng căn cứ vào:


-Đặc điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.


-Khả năng tài chính, thu nhập và nguồn trả nợ của khách hàng.


b) Các thông báo về khoản nợ gốc, lãi đến hạn được ngân hàng cho vay gởi
tới khách hàng trước ít nhất 05 ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

theo hợp đồng tín dụng) nhưng khơng q mức lãi và phí đã thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng.


d) NHNo&PTNT huyện Đơng Hải tỉnh Bạc Liêu có thể thu nợ trước kỳ hạn
nếu:


- Khách hàng đồng ý trả nợ trước hạn.
- Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích.


- Khách hàng vi phạm các cam kết về quản lý, sử dụng tài sản bảo đảm tiền
vay được NHNo&PTNT huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu giao cho quản lý.


e) Lãi tiền vay được tính theo số ngày thực tế nhận nợ và số dư nợ của
khoản vay.


f) Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi (bao gồm cả các kỳ trả nợ cụ thể đã
thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng), nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và
không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc khơng được gia hạn nợ gốc
hoặc lãi thì NHNo&PTNT huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu được quyền chủ động


trích tài khoản tiền gởi của khách hàng để thu nợ hoặc chuyển toàn bộ dư nợ gốc
sang nợ quá hạn và thông báo cho khách hàng biết.


<b>2.1.4.9. Gia hạn nợ </b>


Khi đến hạn trả nợ nếu khách hàng khơng có khả năng trả hết nợ do nguyên
nhân khách quan và có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì Ngân Hàng cho vay xem
xét cho gia hạn nợ:


- Đối với cho vay ngắn hạn: Được gia hạn tối đa bằng một chu kỳ sản xuất
kinh doanh, nhưng không quá 12 tháng; trường hợp đặc biệt Ngân Hàng cho vay
trình Tổng Giám Đốc để báo cáo Ngân Hàng Nhà Nước xem xét giải quyết.


- Đối với cho vay trung và dài hạn: Được gia hạn tối đa bằng ½ thời hạn cho
vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng; trường hợp đặc biệt ngân hàng cho
vay trình Tổng Giám Đốc để báo cáo cho Ngân Hàng Nhà Nước xem xét giải
quyết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Trường hợp khách hàng không trả nợ vay đúng kỳ hạn do nguyên nhân
khách quan và có văn bản đề nghị thì Ngân Hàng cho vay xem xét và quyết định
cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Nếu khơng điều chỉnh được kỳ hạn thì ngân hàng
cho vay chuyển số nợ vay chưa trả được của kỳ hạn đó sang nợ quá hạn.


Việc đề nghị gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ của khách hàng và việc gia
hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ của Ngân Hàng cho vay phải được thực hiện trước
khi đến hạn trả nợ và các bên có thể thoả thuận bổ sung hợp đồng tín dụng theo
thời hạn trả nợ mới. Các khoản nợ được gia hạn nợ hoặc được điều chỉnh kỳ hạn
vẫn áp dụng lãi suất đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng của nợ trong hạn cho
đến hết thời hạn được gia hạn hoặc được điều chỉnh kỳ hạn.



<b>2.1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay và thu nợ </b>


Trong hoạt động của ngân hàng, mục tiêu chính là làm thế nào để nâng cao
hiệu quả hoạt động tín dụng, bên cạnh đó việc nâng cao chất lượng tín dụng cũng
khơng kém phần quan trọng, vì thế để đánh giá hiệu quả chất lượng tín dụng ta
dựa vào các chỉ tiêu sau:


<b>2.1.5.1. Doanh số cho vay </b>


Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân
hàng phát vay trong một khoảng thời gian nào đó khơng kể món vay đó đã thu
hồi hay chưa, thường xác định theo tháng, quý hoặc năm.


<b>2.1.5.2. Doanh số thu nợ </b>


Doanh số thu nợ là tồn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các
khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó.


<b>2.1.5.3. Dư nợ tín dụng </b>


Dư nợ tín dụng là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm nào đó ngân hàng hiện
cho vay bao nhiêu và đây cũng chính là khoản mà ngân hàng phải thu về. Dư nợ
tín dụng là để đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng qua các chỉ tiêu so
sánh mức độ tăng giảm qua các năm.


<b>2.1.5.4. Nợ quá hạn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

rộng quy mơ tín dụng. Và nợ q hạn cũng là một cơ sở để phản ánh chất lượng
<b>tín dụng của hoạt động ngân hàng. </b>



<b>2.1.5.5. Hệ số thu nợ (%) </b>




Doanh số thu nợ


Hệ số thu nợ = x 100%
Tổng doanh số cho vay




Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ
vay của khách hàng, chỉ tiêu này cho ta biết được số tiền mà ngân hàng thu được
trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ doanh số cho vay. Hệ số này càng lớn
<b>thì cơng tác thu hồi vốn của ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại. </b>


<b>2.1.5.6. Nợ xấu/ tổng dư nợ (%) </b>


Chỉ tiêu này đo lường chất lượng tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng
nào có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân
<b>hàng đó cao. </b>


Nợ xấu


Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100%
Tổng dư nợ


<b>2.1.5.7. Vịng quay vốn tín dụng (Vòng) </b>





<b> </b>


Doanh số thu nợ


Vịng quay vốn tín dụng =


Dư nợ bình qn


Trong đó:


Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
Dư nợ bình quân =


2


Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi
nợ vay nhanh hay chậm. Nó phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thơng qua
tính ln chuyển của nó. Đồng vốn được quay vịng càng nhanh thì càng hiệu quả
và đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.


<b>2.1.5.8. Vốn huy động/Tổng dư nợ </b>


Vốn huy động
Vốn huy động/Tổng dư nợ =


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp
cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy
<b>động. </b>



<b>2.1.5.9. Tỷ suất lợi nhuận </b>


Là tỷ số tính theo % giữa lợi nhuận và số vốn đầu tư của Ngân hàng. Tỷ
suất lợi nhuận sẽ chỉ cho Ngân hàng biết đầu tư vào đâu thì có hiệu quả. Lĩnh vực
đầu tư nào có tỷ suất lợi nhuận càng cao thì càng có hiệu quả.


Lợi nhuận


Tỷ suất lợi nhuận = x100%
Dư nợ bình quân


<b>2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>


<b>2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu </b>


Do đề tài tập trung phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng
Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu, nên quá
trình nghiên cứu sẽ được tiến hành tại khu vực trụ sở chính NHNo&PTNT huyện
Đơng Hải, các phịng giao dịch ở các xã thơng qua báo cáo tổng kết gửi về
NHNo&PTNT huyện Đông Hải. Số liệu sử dụng trong đề tài là các số liệu về
doanh số cho vay, doanh số thu nợ và số dư nợ…., qua 3 năm liên tục
2006-2008. Những số liệu trên dùng để phục vụ cho việc phân tích các chỉ tiêu về hiệu
quả hoạt động tín dụng. Đồng thời số liệu cũng được thu thập qua phỏng vấn để
có thể xác định tình hình và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động tín
dụng của Ngân hàng.


<b>2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu </b>


Những số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính của Ngân hàng, các thông tin
trên báo đài, Internet,…



</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Thu thập số liệu từ báo cáo tổng kết hoạt động của Ngân hàng và về doanh
số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, nợ quá hạn, kết quả hoạt động của
ngân hàng qua 3 năm (2006-2008) và định hướng phát triển của Ngân hàng năm
2009.


Các báo cáo phương án hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong ba năm
2006-2008


Ngoài ra cịn có một số dữ liệu sơ cấp được cung cấp từ nhân viên, khách
hàng của ngân hàng.


<b>2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu </b>


– Phương pháp đồ thị: sử dụng các đồ thị, biểu đồ để miêu tả khái quát các
chỉ tiêu phân tích.


– Phương pháp tỷ trọng: phương pháp này dùng để nghiên cứu kết cấu
những chỉ tiêu phân tích của Ngân hàng.


– Phương pháp tỷ số: phương pháp này nhằm xem xét các chỉ tiêu kết quả
và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.


– Phương pháp so sánh:


+ So sánh bằng số tuyệt đối: được biểu hiện bằng các con số cụ thể thể
hiện mức độ hoàn thành kế hoạch hay chỉ tiêu đề ra.


yo : chỉ tiêu năm trước
y1 : chỉ tiêu năm sau


∆y = y1-yo


Trong đó:


∆y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.


+ So sánh bằng các số tương đối: được biểu hiện bằng tỷ lệ %, phản ánh
kết cấu, tốc độ tăng giảm của các chỉ tiêu phân tích.


y1-yo


∆y = x 100 %
yo


yo : chỉ tiêu năm trước
y1 : chỉ tiêu năm sau
Trong đó:


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>CHƯƠNG 3 </b>


<b> PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN </b>
<b>HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN </b>


<b>ĐÔNG HẢI TỈNH BẠC LIÊU </b>


<b>3.1. GIỚI THIỆU VỀ NHNo&PTNT HUYỆN ĐÔNG HẢI </b>
<b>3.1.1. Sự hình thành và phát triển </b>


Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc
Liêu được thành lập theo quyết định số 73/QĐ-HĐQT-TCCB ngày 30/03/2002


của Tổng Giám Đốc ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
trên cơ sở tách ra từ NHNo&PTNT huyện Giá Rai tỉnh Bạc Liêu. Ngân hàng
chính thức đi vào hoạt động từ ngày 25/02/2002. Hiện nay ngân hàng đã mở
thêm chi nhánh cấp III tại Định Thành ( hoạt động từ ngày 02/02/2005 ) và
phòng giao dịch Long Điền ( Khai trương vào tháng 11/2005 ). Trụ sở chính của
ngân hàng tại: Khu vực III, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu.


<b>3.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự </b>


Do ngân hàng là chi nhánh tại huyện của ngân hàng tỉnh Bạc Liêu nên cơ
cấu tổ chức nhân sự còn đơn sơ, thông qua sơ đồ sau:


<b>Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức chi nhánh hội sở NHNo&PTNT huyện Đông Hải </b>


PHĨ GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC


PHỊNG KẾ HOẠCH -
KINH DOANH


PHỊNG KẾ TỐN CHI NHÁNH CẤP


III, PHÒNG GIAO
DỊCH


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>3.1.3. Một số nét cơ bản về tổ chức nhân sự </b>


Công tác tổ chức cán bộ luôn được ban Giám Đốc NHNo&PTNT huyện
Đông Hải quan tâm hàng đầu. Việc tuyển chọn đề bạt, bố trí cán bộ được tổ chức
một cách rất thận trọng, chính xác trên cơ sở trình độ học vấn, năng lực sở trường


của từng người; bố trí đúng người, đúng việc để đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt
động; những người có đức có tài được thận trọng đào tạo và phát huy tài năng;
những cán bộ hạn chế về trình độ học vấn, có khó khăn trong việc bồi dưỡng
nâng cao trình độ thì được tạo điều kiện học tập và bồi dưỡng để có đủ khả năng
hồn thành tốt công việc.


Ban lãnh đạo thường xuyên quan tâm, động viên tinh thần cán bộ học tập và
làm tốt công việc được giao. Trong cơ quan ln có sự đồn kết nhất trí cao,
quyết tâm vượt mọi khó khăn để hồn thành thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch
hàng năm, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội địa phương và phát
triển bền vững của ngành, của cơ quan trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh
mạnh mẽ giữa các ngân hàng thương mại cổ phần và các tổ chức tín dụng khác.
Chính vì thế mà qua hai năm vừa qua NHNo&PTNT huyện Đơng Hải ln giữ
vai trị lá cờ đầu trong toàn hệ thống NHNo&PTNT tỉnh.


<b>3.1.4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn </b>
<i><b>Ban Giám Đốc </b></i>


Trực tiếp điều hành toàn bộ các hoạt động của ngân hàng, tổ chức thực hiện
tốt các quy định, chế độ ngân hàng cấp trên và chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân các
cấp, chịu trách nhiệm trước NHNo&PTNT tỉnh Bạc Liêu về kết quả kinh doanh
của đơn vị.


Ban Giám Đốc gồm có hai người:


- Giám Đốc chỉ đạo chung và trực tiếp công tác kế hoạch, tổ chức cán bộ.
- Phó Giám Đốc thay quyền Giám Đốc theo uỷ quyền.


<i><b>Phòng kế hoạch kinh doanh </b></i>



Đây là phòng ban quan trọng và lớn nhất trong đơn vị, gồm có một trưởng
phịng, một phó phịng và các cán bộ tín dụng. Phịng kế hoạch kinh doanh chủ
yếu thực hiện công việc cấp tín dụng và thu hồi nợ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

- Thống kê phân tích thơng tin số liệu, xây dựng đề xuất kế hoạch chiến lược
kinh doanh.


- Xây dựng kế hoạch huy động vốn và cho vay các thành phần kinh tế theo kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà, chỉ đạo của ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bạc liêu, và chỉ thị của thủ tướng Chính Phủ
(nếu có).


- Xây dựng chương trình dự án, thẩm định dự án đầu tư, lựa chọn phương án
đầu tư khả thi.


- Điều chuyển vốn giữa ngân hàng chi nhấnh cấp III và các phòng giao dịch.
- Thực hiện chế độ báo cáo với ngân hàng Nhà Nước tỉnh và NHNo&PTNT
Việt Nam theo chế độ.


- Tổ chức chỉ đạo phòng ngừa rủi ro tín dụng.


- Thực hiện báo cáo sơ kết, tổng kết tháng, quý, năm.


- Tổng hợp thông tin kinh tế, quản lý danh mục khách hàng.


<i><b>Phòng kế tốn – kho quỹ </b></i>


Đây là phịng ban chiếm vị trí trung gian trong đơn vị, gồm một trưởng
phịng, một phó phịng và các kế tốn viên. Các cơng việc của phịng ban này
gồm:



- Tổ chức theo dõi hạch toán kế toán, hạch toán thống kê các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh theo quy định của bộ tài chính hiện hành của hệ thống ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, đảm bảo phản ánh chính xác, kịp
thời, đầy đủ mọi tình hình và sự biến động của tài sản nợ do đơn vị quản lý.


- Tổng hợp, xử lý, cung cấp, lưu trữ thông tin tại chi nhánh.


- Phân tích hoạt động tài chính và tham mưu lãnh đạo trong cơng tác quản lý
tài chính, vốn, tài sản.


- Thực hiện các nghiệp vụ tin học và triển khai các chương trình ứng dụng
cơng nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh.


- Các nghiệp vụ về kho quỹ về thu, chi, vận chuyển tiền.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>3.2. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUA </b>
<b>3 NĂM 2006-2008 </b>


<b>3.2.1. Một số lĩnh vực hoạt động của ngân hàng </b>


<b>- Huy động vốn: Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, khơng </b>


kỳ hạn bằng VNĐ, bằng ngoại tệ của mọi cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
- Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các thành phần kinh tế ở
tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống trong đó chiếm tỷ
trọng cao vẫn là cho vay sản xuất.


- Nhận làm dịch vụ chuyển tiền cho các cá nhân và tổ chức.
- Nhận thu tiền mặt, ngân phiếu thanh toán của khách hàng.


- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.
- Nhận làm dịch vụ phục vụ cho người nghèo.


- Nhận phục vụ và mở tài khoản cá nhân, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp
Nhà Nước.


- Cho vay các chương trình chỉ định của chính phủ.


<b>3.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm từ 2006-2008 </b>


Ngày nay bất kỳ một tổ chức kinh tế, ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào
muốn tồn tại và phát triển thì bắt buộc làm ăn phải có hiệu quả và đạt được lợi
nhuận cao là mục tiêu hàng đầu. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh
gay gắt thì việc tạo ra lợi nhuận tối đa với chi phí thấp nhất là vấn đề quyết định.
Đây chính là điều phản ánh rõ nét nhất hiệu quả sử dụng vốn. Kết quả hoạt động
của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc
Liêu được thể hiện qua bảng số liệu sau:


<b>Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2006-2008 </b>


<i> ĐVT: Triệu đồng </i>


<b>SO SÁNH 07/06 </b> <b>SO SÁNH 08/07 </b>
<b>CHỈ TIÊU </b> <b>NĂM </b>


<b>2006 </b>


<b>NĂM </b>
<b>2007 </b>



<b>NĂM </b>


<b>2008 </b> <b><sub>SỐ TIỀN % SỐ TIỀN % </sub></b>


Tổng thu <sub>32.994,00 38.817,00 32.512,00</sub> <sub>5.823,00 17,65 </sub><sub>(6.305,00) (16,24)</sub>


Tổng chi <sub>23.757,00 27.465,00 20.586,00</sub> <sub>3.708,00 15,61 </sub><sub>(6.879,00) (25,05)</sub>
<b>Thu - Chi </b>


<b>9.237,00 11.352,00 11.926,00</b> <b>2.115,00 22,90 </b> <b>574,00</b> <b>5,06</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Qua bảng số liệu về tình hình thu chi của NHNo&PTNT huyện Đông Hải
cho ta rút ra được những nhận xét chung về tình hình hoạt động kinh doanh của
ngân hàng qua ba năm 2006-2008 đều tăng về lợi nhuận một cách đáng kể. Cụ
thể tổng lợi nhuận đạt được năm 2007 là 11.352 triệu đồng, tăng 2.115 triệu đồng
so với năm 2006 (9.237 triệu đồng) tăng 22,9 % so với năm 2006. Năm 2007 tình
hình giá cả một số mặc hàng tăng cao nhưng vẫn khơng làm cho lợi nhuận Ngân
hàng vì thế mà giảm đi, Lý do lợi nhuận tăng cao là do trong năm 2007 tổng thu
của ngân hàng là 38.817 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 5.823 triệu đồng
(32.994 triệu) về tương đối là tăng 17,67 % so với năm 2006. Về chi phí thì trong
năm 2007 ngân hàng chi 27.465 triệu đồng, tuy có tăng hơn năm 2006 là 3.708
triệu đồng nhưng mức tăng chi phí của năm 2007 khơng vượt hơn so với tổng thu
của năm 2007 so với năm 2006. (5.823 triệu đồng), Vì thế ngân hàng vẫn có lợi
nhuận cao và vượt chỉ tiêu đối với đề ra trong năm 2006 chỉ với 3 tỷ 500 triệu.


Cũng như đối với năm 2007 thì trong năm 2008 ngân hàng vẫn làm ăn có
hiệu quả lợi nhuận đạt 11.926 triệu đồng tăng hơn so với năm 2007 là 574 triệu
đồng về tương đối tăng 5,06%; tuy lợi nhuận tăng tương đối không cao như năm
2007 đối với năm 2006 nhưng Ngân hàng vẫn đạt chỉ tiêu đề ra trong năm 2008,
cụ thể là tổng thu của năm 2008 là 32.512 triệu đồng giảm hơn so với năm 2007


là 6.879 triệu đồng, nhưng bên cạnh đó thì tổng chi phí của ngân hàng chỉ là
20.586 triệu đồng, giảm so với năm 2007 là 6.879 triệu đồng do đó ngân hàng
vẫn làm ăn có hiệu quả đạt 11.926 triệu đồng và tăng so với năm 2007 là 574
triệu đồng về tương đối thì tăng 5,06 %. Lý do tốc độ tăng trưởng của năm 2008
so với năm 2007 cịn chậm là vì trong năm 2008 kinh tế tồn huyện gặp nhiều
khó khăn như thời tiết, dịch bệnh diễn ra càng phức tạp làm cho thu nhập của
tồn huyện bị ảnh hưởng đáng kể. Vì thu nhập của huyện chủ yếu là ngành nuôi
trồng thuỷ sản, làm muối…và những ngành này chịu ảnh hưởng của thời tiết là
chính, nên ngân hàng cũng đã cố gắn rất nhiều trong công tác huy động và cho
vay để có thể đạt được hiệu quả cao như báo cáo trên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>Hình 1: Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh qua 3 năm 2006-2008 </b>


3 2 . 9 9 4 , 0 0


2 3 . 7 5 7 , 0 0


9 . 2 3 7 , 0 0


3 8 . 8 1 7 , 0 0


2 7 . 4 6 5 , 0 0


1 1 . 3 5 2 , 0 0


3 2 . 5 1 2 , 0 0


2 0 . 5 8 6 , 0 0


1 1 . 9 2 6 , 0 0



0 , 0 0
5 . 0 0 0 , 0 0
1 0 . 0 0 0 , 0 0
1 5 . 0 0 0 , 0 0
2 0 . 0 0 0 , 0 0
2 5 . 0 0 0 , 0 0
3 0 . 0 0 0 , 0 0
3 5 . 0 0 0 , 0 0
4 0 . 0 0 0 , 0 0


<b>T R I Ệ U Đ Ồ N G</b>


N Ă M 2 0 0 6 N Ă M 2 0 0 7 N Ă M 2 0 0 8


<b>N Ă M</b>
<b>K Ế T Q U Ả K IN H D O A N H</b>


T ổ n g t h u
T ổ n g c h i
T h u - C h i


<b>3.2.3. Những thuận lợi-khó khăn của ngân hàng trong quá trình hoạt động </b>


Bên cạnh những kết quả đạt được trong kinh doanh của ngân hàng đã nói
trên thì Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đơng Hải tỉnh
Bạc Liêu vẫn cịn gặp khơng ít những khó khăn trong q trình hoạt động của
mình, và sau đây là những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng trong những năm
vừa qua.



<b>3.2.3.1. Thuận lợi </b>


Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thơn Việt Nam đã có nhiều văn
bản chỉ đạo kịp thời, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của từng chi nhánh.


Được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương trực tiếp tham gia xử
lý, thu hồi nợ của ngân hàng, cũng như trong việc phối hợp, công tác quản lý,
đầu tư vốn đối với các hộ sản xuất.


Năm 2008 kinh tế của huyện Đông Hải vẫn tăng trưởng hiệu quả, GDP đạt
9,6 % trong đó cơ cấu GDP:


- Nơng – Ngư – Lâm nghiệp chiếm 64 %
- Công nghiệp và xây dựng chiếm 15 %
- Thương mại và dịch vụ chiếm 21 %


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

thủy sản kên đến 39.125ha, trong đó quảng canh cải tiến kết hợp chiếm:
37.189ha, công nghiệp và bán công nghiệp chiếm: 1.155ha, ni thủy sản khác:
781ha. Diện tích làm muối 1.358ha, số diện tích sản xuất nơng nghiệp cịn lại là
932ha.


Đội ngũ cán bộ của ngân hàng có năng lực, nhiệt tình, năng động, chịu khó
từng bước khắc phục khó khăn, tự nâng cao trình độ để đủ sức nắm bắt và đáp
ứng kịp thời yêu cầu đổi mới ngày càng cao của ngành, của cơ quan, có khả năng
tư vấn và phục vụ mọi nhu cầu vốn chính đáng của người dân.


Khách hàng truyền thống, có uy tín qua q trình hoạt động của ngân hàng
vẫn tiếp tục ổn định và ngày càng tạo được mối quan hệ bình đẳng khắn khích
hơn. Sự tăng trưởng tín dụng của ngân hàng cũng thể hiện qua sự tín nhiệm của
khách hàng, số hộ vay vốn của ngân hàng.



Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh hơn tạo ra nhiều cơ hội cho người
dân yên tâm mở rộng đầu tư vốn, thực hiện từng bước chủ trương của chính phủ
là kích cầu để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển qua kênh tín dụng.


<b>3.2.3.2. Khó khăn </b>


Bên cạnh những thuận lợi thì ngân hàng cũng cịn gặp nhiều khó khăn trong
q trình hoạt động. Trong vài năm gần đây tình hình ni trồng thuỷ sản của
người dân gặp nhiều khó khăn do thời tiết thay đổi thất thường , người dân chưa
có kinh nghiệm trong việc chọn con giống, kỹ thuật ni tơm cịn hạn chế, giá cả
vật liệu, thức ăn nuôi tôm tăng cao trong khi đó giá tơm thì đang giảm nên người
dân còn chậm trải trong việc sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<b>3.2.4. Phương hướng phát triển trong năm 2009 </b>


Năm 2009 hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT huyện Đơng
Hải có nhiều thuận lợi cơ bản, các khoản nợ xấu đã được tiếp tục đánh giá theo
mức độ rủi ro để phân loại, trích lập dự phịng rủi ro và được xử lý từ quỹ dự
phòng trong năm 2008, chất lượng tín dụng nội bảng dần nâng lên rõ rệt so với
những năm trước đây đã phản ánh đúng với tình hình thực tế, đội ngũ cán bộ
bước đầu tiếp cận và cơ bản đã thích ứng dần với cơ chế điều hành mới hiện nay.
Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng nền kinh tế trong nước nói chung và của huyện
nói riêng vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, đó là: Các chính sách cơ chế mới của
Chính phủ, NHNN đang tác động trực tiếp đến hoạt động ngân hàng như lãi suất
huy động vốn, cho vay và cả về áp lực tăng trưởng tín dụng các đối tượng có
nhiều rủi ro, trong khi tình hình sản xuất NTTS thường xuyên bị dịch bệnh chưa
có giải pháp khắc phục mang tính chất bền vững, cơ cấu kinh tế của địa phương
còn phụ thuộc lớn vào Nông - Ngư- Lâm nghiệp (chiếm đến 64% cơ cấu kinh tế);
Các loại hình kinh doanh dịch vụ chủ yếu là nhỏ, lẻ.



Mặt khác, cơ cấu tín dụng của Chi nhánh dư nợ cho vay đối tượng NTTS
còn chiếm tỷ lệ khá cao trên 62%/tổng dư nợ nội bảng. Nợ đã XLRR đến thời
điểm 31/12/2008 là quá lớn lên đến 103.096 triệu đồng, chiếm đến 55,5%/tổng
dư nợ nội bảng và ngoại bảng... trong điều kiện đó mục tiêu của Chi nhánh phải
hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh năm 2009 có quỹ thu nhập để đảm bảo tiền
lương theo quy định. Do vậy, đòi hỏi năm 2009 từng cán bộ, Phòng TD, KT-NQ,
các PGD nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo Chi nhánh phải có những vận dụng một
cách linh hoạt về các chính sách, cơ chế mới của NHNN vào các giải pháp thực
hiện các chỉ tiêu KHKD, thay đổi về nhận thức, tư duy, có đánh giá sát với tình
hình thực tế tại địa phương ở từng thời điểm để đưa ra và thực hiện tốt các giải
pháp trong hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu là hoàn thành nhiệm vụ kinh
doanh năm 2009.


Từ nhiệm vụ trên, Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Đông Hải đề ra
mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể để tập trung chỉ đạo hoạt động kinh doanh năm 2009,
như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

Duy trì và thực hiện các giải pháp có hiệu quả của những năm trước đây; Tiếp
tục nghiên cứu, đề ra các giải pháp mới có tính chất cụ thể và sát với tình thực tế
tại chi nhánh, chú trọng đến những biện pháp quản lý, giám sát việc chấp hành sự
chỉ đạo của cấp dưới; Huy động vốn tiếp tục được quan tâm thường xuyên và
phát huy tối đa các lợi thế của Chi nhánh nhằm thu hút nguồn vốn từ dân cư tăng
trưởng cao; Công tác tăng trưởng tín dụng dựa trên cơ sở chọn lọc cả về đối
tượng khách hàng và đối tượng đầu tư; Chủ động tiếp cận trực tiếp khách hàng là
DNNQD, hộ kinh doanh; Kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành quy trình thẩm định,
cấp, quản lý tín dụng từ đó củng cố chất lượng tín dụng theo hướng tích cực hơn
về nội bảng và ngoại bảng; Tập trung cao độ và thường xuyên xử lý thu hồi các
khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ xấu và nợ đã được XLRR; Về tài chính đảm
<i>bảo quỹ thu nhập đủ chi lương theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. </i>



<i>Mục tiêu cụ thể: </i>


<i> - Huy động vốn: 106.125 triệu đồng, tăng trưởng 16,89% </i>


Trong đó:


+ Huy động ngoại tệ 25.000 USD, quy đổi VNĐ là 425 triệu đồng


+ Tiền gửi từ dân cư: 79.425 triệu đồng, tăng trưởng 24,77%, chiếm
74,84%/tổng nguồn vốn huy động tại địa phương.


- Dư nợ: 94.594 triệu đồng, tăng trưởng 14,57%


- Tỷ lệ nợ xấu: <=2,09%/tổng dư nợ


<b>- Tỷ lệ cho vay trung hạn, dài hạn: 32,76%/tổng dư nợ </b>


<b>- Tài chính: Đủ chi lương theo quy định của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam </b>


- Ngoại tệ:


+Thu đổi: 700.000USD


+ Chi trả kiều hối: 765.000USD


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<b>CHƯƠNG 4 </b>


<b> PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT </b>
<b>ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT </b>



<b>TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔNG HẢI TỈNH BẠC LIÊU </b>


<b>4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG </b>


Huy động vốn là một trong những hoạt động sống còn của NHTM Việt
Nam nói chung và ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn huyện Đơng
Hải nói riêng, nó giúp cho ngân hàng tồn tại và phát triển. Ngày nay hoạt động
huy động vốn của ngân hàng cũng gặp khơng ít khó khăn vì nó cịn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như: Lãi suất huy động, thu nhập của dân cư, uy tín của ngân
hàng, tốc độ phát triển kinh tế của địa phương và nhiều yếu tố tác động
khác…Do đó các ngân hàng phải tập trung toàn lực để hoàn thành mục tiêu là tạo
uy tín và nâng cao chất lượng tín dụng lên hàng đầu, vì thế ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Hải cũng không ngoại lệ. Mọi thành
viên của ngân hàng đã ý thức được điều đó nên đã hồn thành tốt mục tiêu mà
ngân hàng đề ra, và sau đây là tình hình huy động vốn của ngân hàng qua ba năm
2006-2008.


<b>4.1.1. Phân tích huy động vốn theo tính chất nguồn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

việc sử dụng vốn. Để thấy rõ điều đó chúng ta tham khảo tình hình huy động vốn
của Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc
Liêu được cho ra kết quả từ bảng số liệu sau:


<b>Bảng 2: Nguồn vốn huy động theo tính chất nguồn </b>


<i>ĐVT: Triệu đồng </i>


<b>SO SÁNH 07/06 </b> <b>SO SÁNH 08/07 </b>
<b>CHỈ TIÊU </b> <b>NĂM <sub>2006 </sub></b> <b>NĂM <sub>2007 </sub></b> <b>NĂM <sub>2008 </sub></b>



SỐ TIỀN % SỐ TIỀN %


Tiền gửi dân cư


18.670,00 41.623,00 63.657,00 22.953,00 122,94 22.034,00 52,94
Tiền gửi của tổ chức


kinh tế xã hội 17.487,00 24.847,00 23.476,00 7.360,00 42,09 (1.371,00) (5,52)


Tiền gửi tổ chức tín


dụng 2.158,00 2.189,00 3.653,00 31,00 1,44 1.464,00 66,88


<b>Tổng vốn huy động </b>


<b>38.315,00 68.659,00 90.786,00 30.344,00 79,20 22.127,00 32,23 </b>


<i>(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) </i>


Qua bảng số liệu phân tích ở trên cho ta thấy được tình hình huy động vốn
của ngân hàng qua ba năm 2006-2008 đều tăng mạnh. Nguồn vốn huy động năm
2007 đạt 68.659 triệu đồng tăng 30.344 triệu đồng so với năm 2006 (38.315 triệu
đồng) về tương đối tăng 79,2% so với năm 2006 là do ngân hàng đã thực hiện
nhiều chính sách huy động có hiệu quả, điển hình như trong năm 2007 lãi suất
ngân hàng biến động rất nhiều nên hàng đã rất chủ động trong việc điều tiết lãi
suất rất nhiều đễ đạt được hiệu quả cao như bảng số liệu ở trên.


Đến năm 2008 thì ngân hàng đã cónhững chuyển biến tích cực, thực hiện



</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

vượt theo phương án được duyệt, nguồn vốn huy động từ dân cư tăng mạnh so
với năm 2007, có sự tăng trưởng cao, ổn định và chiếm tỷ trọng 70,19%/tổng
nguồn vốn huy động. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Chi nhánh ln có mức
tăng trưởng nguồn vốn cao; Kết quả này cho thấy công tác huy động vốn đã có
sự chuyển biến manh mẽ về nhận thức tầm quan trọng trong đội ngũ cán bộ Chi
nhánh trong năm qua. Thể hiện rõ qua biểu đồ sau:


<b>Hình 2: Biểu đồ thể hiện vốn huy động theo tính chất nguồn </b>


1 8 .6 7 0 ,0 0<sub>1 7 .4 8 7 ,0 0</sub>


2 .1 5 8 ,0 0


3 8 .3 1 5 ,0 0 4 1 .6 2 3 ,0 0


2 4 .8 4 7 ,0 0


2 .1 8 9 ,0 0
6 8 .6 5 9 ,0 0


6 3 .6 5 7 ,0 0


2 3 .4 7 6 ,0 0


3 .6 5 3 ,0 0
9 0 .7 8 6 ,0 0


0 ,0 0
1 0 .0 0 0 ,0 0
2 0 .0 0 0 ,0 0


3 0 .0 0 0 ,0 0
4 0 .0 0 0 ,0 0
5 0 .0 0 0 ,0 0
6 0 .0 0 0 ,0 0
7 0 .0 0 0 ,0 0
8 0 .0 0 0 ,0 0
9 0 .0 0 0 ,0 0
1 0 0 .0 0 0 ,0 0


<b>T R IỆ U Đ Ồ N G</b>


N Ă M 2 0 0 6 N Ă M 2 0 0 7 N Ă M 2 0 0 8


<b>N Ă M</b>
<b>V Ố N H U Y Đ Ộ N G</b>


T iề n g ử i d â n c ư


T iề n g ử i c ủ a t ổ c h ứ c
k in h t ế xã h ộ i
T iề n g ử i t ổ c h ứ c t ín
d ụ n g


T ổ n g v ố n h u y đ ộ n g


<b>4.1.2. Phân tích huy động vốn theo thời gian </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng ta cần phải xem xét tình hình
huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng. Tham khảo bảng số liệu sau để
thấy rõ hơn công tác huy động vốn của ngân hàng hơn.



<b>Bảng 3: Nguồn vốn huy động theo thời gian </b>


<i>ĐVT: Triệu đồng </i>


<b>SO SÁNH 07/06 </b> <b>SO SÁNH 08/07 </b>
<b>CHỈ TIÊU </b> <b>NĂM <sub>2006 </sub></b> <b>NĂM <sub>2007 </sub></b> <b>NĂM <sub>2008 </sub></b>


SỐ TIỀN % SỐ TIỀN %


Tiền gửi không kỳ


hạn <sub>20.028,00 31.436,00 27.395,00 11.408,00 56,96 </sub><sub>(4.041,00)</sub> <sub>(12,85)</sub>


Tiền gửi có kỳ hạn


18.287,00 37.223,00 63.391,00 18.936,00 103,55 26.168,00 70,30


<b>Tổng vốn huy động </b> <b><sub>38.315,00 68.659,00 90.786,00 30.344,00 79,20 22.127,00 32,23 </sub></b>


<i>(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) </i>


Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Hải đã thực
hiện nhiều chính sách huy động vốn hợp lý thể hiện qua ba năm vốn huy động
tăng khá cao, đến năm 2007 chi nhánh đã tăng số tiền huy động lên đến 68.659
triệu đồng tăng về tuyệt đối so với năm 2006 là 30.344 triệu đồng tăng về tương
đối là 79,20%. Nguồn vốn tăng do tốc độ tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn
tăng với tốc độ khá cao, trong đó tiền gửi có kỳ hạn năm 2007 tăng về tuyệt đối


là 18.936 triệu đồng so với năm 2006 với tăng về tương đối là 103,55%cịn Tiền



gửi khơng kỳ hạn tăng hơn năm 2006 là 11.408 triệu đồng tốc độ tăng là 56,96%
so với năm 2006. Tiền gửi không kỳ hạn tăng chủ yếu là trong thời gian qua chi
nhánh đã thực hiện chính sách ưu đãi về phí chuyễn tiền đối với Khách hàng mở
tài khoản tiền gửi từ đó tác động đến việc mở tài khoản thanh tốn cá nhân. Việc
mở tài khoản thanh tốn có nhiều thuận lợi và giúp cho Người dân quen với cách
thanh tốn hiện đại khơng dùng tiền mặt, thanh tốn qua ngân hàng. Đối với tiền


gửi có kỳ hạn tăng với tốc độ cao 103,55% so với năm 2006 một phần là do Chi


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

chỉ tăng so với năm 2007 là 22.127 triệu đồng với về tương đối tăng là32,23% so
với năm 2007. Nguồn vốn huy động tăng ít hơn so với tốc độ tăng của năm 2007
là do Tiền gửi không kỳ hạn đạt 27.395 triệu đồng, giảm so với năm 2007 là
4.041 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 30,18%/tổng nguồn vốn huy động.


Nhìn chung tình hình huy động vốn của Ngân hàng có cơ cấu chưa phù hợp
trong năm đầu 2006 với tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn tiền


gửi có kỳ hạn (20.028 triêu đồng về vốn huy động khơng kỳ hạn, cịn có kỳ hạn


chỉ được 18.287 triệu đồng) đến năm 2007 thì bằng uy tín và khả năng của mình
Ngân hàng đã tạo ra nhiều Khách hàng mới có số dư tiền gửi lớn và giữ vững mối
quan hệ với những khách hàng củ để cân đối lại nguồn vốn không kỳ hạn và có


kỳ hạn.


Nhưng đến năm 2008 thì nguồn vốn huy động có tăng lên đối với tổng
nguồn vốn cụ thể là đạt 90.786 triệu đồng và theo cơ cấu tiền gửi thì năm 2008
tiền gửi có kỳ hạn cũng đã chiếm tỷ lệ cao hơn tiền gửi không kỳ hạn gần gấp đôi.
Một nguyên nhân đáng kể đến là do loại hình huy động vốn khơng kỳ hạn thì


ngân hàng cần phải có một khoảng tiền mặt cao vì tính chất loại hình này nguồn
vốn do dân có thể rút bấc cứ lúc nào nên có thể làm cho ngân hàng thiếu hụt tiền
mặt. Vì vậy năm 2008 ngân hàng đã quan tâm đến loại hình huy động vốn có kỳ
hạn hơn vì tính chất loại hình này ngân hàng không cần lượng tiền mặt tại ngân
hàng nhiều, nên ngân hàng có thể thuận tiện hơn trong hoạt động cho vay của
mình hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<b>Hình 3: Biểu đồ thể hiện vốn huy động theo thời gian </b>


2 0 .0 2 8 ,0 0<sub>1 8 .2 8 7 ,0 0</sub>
3 8 .3 1 5 ,0 0


3 1 .4 3 6 ,0 03 7 .2 2 3 ,0 0
6 8 .6 5 9 ,0 0


2 7 .3 9 5 ,0 0
6 3 .3 9 1 ,0 0


9 0 .7 8 6 ,0 0


0 ,0 0
1 0 .0 0 0 ,0 0
2 0 .0 0 0 ,0 0
3 0 .0 0 0 ,0 0
4 0 .0 0 0 ,0 0
5 0 .0 0 0 ,0 0
6 0 .0 0 0 ,0 0
7 0 .0 0 0 ,0 0
8 0 .0 0 0 ,0 0
9 0 .0 0 0 ,0 0


1 0 0 .0 0 0 ,0 0


<b>T R IỆ U Đ Ồ N G</b>


N Ă M 2 0 0 6 N Ă M 2 0 0 7 N Ă M 2 0 0 8


<b>N Ă M</b>


<b>V Ố N H U Y Đ Ộ N G T H E O T H Ờ I G I A N</b>


T iề n gử i k h ô n g k ỳ h ạ n
T iề n gử i c ó k ỳ h ạ n
T ổ n g v ố n h u y đ ộ n g


<b>4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY </b>
<b>4.2.1. Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế </b>


Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đơng Hải hoạt động
dưới hình thức là một ngân hàng thương mại Nhà Nước nên có mối quan hệ tín
dụng tương đối rộng. Ngân hàng có mối quan hệ với nhiều thành phần kinh tế
khác nhau được thể hiện như: cá nhân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nông
nghiệp, cán bộ công nhân viên, những người buôn bán nhỏ. Trong những năm
gần đây với sự thay đổi cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các ngành, các
thành phần kinh tế phát triển, quan trọng là phát triển kinh tế tư nhân đã làm tăng
sản lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh nhu cầu sử dụng vốn điều đó
tạo điều kiện cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông
Hải phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

thể vào từng loại hình cho vay chính vì thế mà các loại hình nay tăng giảm
khơng đồng đều. Và tình hình cho vay được tổng hợp qua bảng số liệu dưới đây:



<b>Bảng 4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế </b>


<i><b>ĐVT: Triệu đồng </b></i>


<b>SO SÁNH 07/06 </b> <b>SO SÁNH 08/07 </b>
<b>CHỈ TIÊU </b> <b>NĂM <sub>2006 </sub></b> <b>NĂM <sub>2007 </sub></b> <b>NĂM <sub>2008 </sub></b>


SỐ TIỀN % SỐ TIỀN %
Hộ gia đình,


cá nhân 105.490,00 101.637,00 118.342,00 (3.853,00) (3,65) 16.705,00 16,44


DNNQD <sub>500,00 </sub> <sub>400,00 </sub> <sub>4.250,00 </sub> <sub>(100,00)</sub> <sub>(20,00)</sub><sub> 3.850,00 962,50 </sub>


HTX <sub>290,00 </sub> <sub>0,00 </sub> <sub>- </sub> <sub>(290,00)</sub> <sub>(100,00)</sub><sub> - </sub><sub>- </sub>


<b>Tổng </b> <b><sub>106.280,00 102.037,00 122.592,00 </sub></b> <b><sub>(4.243,00) </sub></b> <b><sub>(3,99) 20.555,00 20,14 </sub></b>


<i>(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) </i>


Qua ba năm tình hình doanh số cho vay tăng giảm không đồng đều cụ thể


qua các thành phần kinh tế sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

đạt 118.342 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 17.605 triệu đồng về tương đối
tăng 16,44%, và còn những lý do cũng như đã nêu ở phần cho vay theo thành
phần kinh tế đã nói ở trên.


<i>Đối với cho vay Hợp tác xã:</i>Năm 2006 doanh số cho vay của chi nhánh đối


với HTX là 290 triệu đồng nhưng qua 2 năm 2007 và năm 2008 thì doanh số cho
vay ở đối tượng này là 0 đồng. Nguyên nhân là hiện nay trong huyện có 22 HTX
nhưng phần lớn các HTX này đều có nhu cầu về vốn đều hoạt động vào lĩnh vực
nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối nhưng phục vụ chủ yếu là cho sản xuất ni
trồng thủy sản là chính. Tuy nhiên qua khảo sát tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của tất các HTX trên địa bàn huyện kết quả cho thấy thời gian qua qua có
4 HTX hiệu quả. Mặt khác có HTX có quỹ đất sản xuất lại cho bên ngoài thuê
mướn và khi xin vay lại mang danh nghĩa là HTX. Mặt khác trong năm qua tình
hình thời tiết khơng ổn đinh do thiên tai lũ lụt, cộng thêm dịch bệnh tôm bị nốm
trắng nên nhìn chung hoạt động kinh doanh của các HTX qua 2 năm 2007 và
năm 2008 là khơng có hiệu quả nên ngân hàng đã ngừng cấp tín dụng cho đối
tượng chỉ lo thu nợ ở đối tượng này chứ không cho vay tiếp.


<b>4.2.2. Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế </b>


Để thấy rõ tình hình cho vay theo ngành kinh tế của ngân hàng qua ba năm
2006-2008 ta cần tham khảo bảng số liệu sau:


<b>Bảng 5: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế </b>


<i><b>ĐVT: Triệu đồng </b></i>


<b>SO SÁNH 07/06 </b> <b>SO SÁNH 08/07 </b>
<b>CHỈ TIÊU </b> <b>NĂM <sub>2006 </sub></b> <b>NĂM <sub>2007 </sub></b> <b>NĂM <sub>2008 </sub></b>


SỐ TIỀN % SỐ TIỀN %


Trồng trọt <sub>431,00 506,00 498,00 75,00 </sub><sub>17,40 </sub><sub>(8,00)</sub> <sub>(1,58)</sub>


Chăn nuôi <sub>124,00 85,00 72,00 </sub><sub>(39,00)</sub> <sub>(31,45)</sub> <sub>(13,00)</sub> <sub>(15,29)</sub>



NTTS và


Muối 86.206,00 74.206,00 66.390,00 (12.000,00) (13,92) (7.816,00) (10,53)


KDDV và TM <sub>3.168,00 7.390,00 19.668,00 4.222,00 </sub><sub>133,27 </sub><sub>12.278,00 </sub><sub>166,14 </sub>


Đời sống và


cho vay khác 15.561,00 19.450,00 31.714,00 3.889,00 24,99 12.264,00 63,05


<b>Tổng </b> <b><sub>105.490,00 101.637,00 118.342,00 </sub></b> <b><sub>(3.853,00) </sub></b> <b><sub>(3,65) 16.705,00 16,44 </sub></b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<i>Đối với cho vay nơng nghiệp, ni trồng thuỷ sản: Bạc Liêu có vị trí địa lý </i>
thuận lợi để phát triển chăn nuôi, và trồng trọt như nuôi tôm sú, trồng hoa
màu…Do đó cho vay nơng nghiệp cũng rất quan trọng. Năm 2006 doanh số cho
vay nông nghiệp là trồng trọt chiếm 431 triệu đồng, chăn nuôi chiếm 124 triệu
đồng, đến năm 2007 số tiền cho vay như sau: trồng trọt có tăng doanh số là 506
triệu đồng tăng 75 triệu đồng so với năm 2006. Sở dĩ có sự tăng này là do người
dân ở khu vực sản xuất nông nghiệp trong một vài năm trở lại đây chủ yếu là dự
án ngắn hạn. Và một lý do thứ hai là do chi phí liên quan đến hệ thống tưới tiêu
khi hạn kéo dài như: xăng, dầu lên giá; chi phí thuốc phịng và chữa bệnh tăng,
và thời tiết thay đổi thất thường…


Mặc khác, nông nghiệp là một lĩnh vực chứa nhiều rủi ro, phụ thuộc nhiều
vào điều kiện tự nhiên khơng phụ thuộc vào thiện chí trả nợ của khách hàng nên
chi nhánh vẫn có sự kiềm chế đối với loại hình cho vay này nhất là những năm
gần đây: thời tiết thay đổi thất thường, sâu bệnh, dịch bệnh….xảy ra trên cây
trồng, vật nuôi ngày càng nhiều nên doanh số cho vay năm 2008 có giảm chỉ còn
498 triệu đồng, giảm so với năm 2007 là 8 triệu đồng. Mặt khác, người dân


chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nên cũng góp phần làm giảm doanh số cho
vay trong lĩnh vực này. Trong chăn nuôi cũng giảm rõ rệt như trồng trọt với cùng
lý do.


Cần lưu ý trong doanh số cho vay của ngành nuôi trồng thuỷ sản và làm
muối vì các năm này doanh số đã giảm dần qua các năm do người dân trong tồn
huyện đã khơng cịn mặn mà với con tơm vụ muối vì giá cả thức ăn và tiền nhân
cơng tăng cao, chỉ cịn bám trụ là những hộ chuyên canh con tôm kết hợp với
trồng lúa trên đất ni tơm là cịn trụ nổi với vng tơm của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

hàng đã làm ăn có hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ và thương mại.
<i>Cho vay đời sống và cho vay khác: </i>Một đối tượng cho vay góp phần cải
thiện đời sống vật chất của người dân đó là cho vay đời sống và cho vay tiêu
dùng, cho vay bất động sản. Việc cho vay này góp phần vào sự phát triển kinh tế
sản xuất, nâng cao khả năng tiêu dùng của người dân.


Doanh số cho vay đời sống và tiêu dùng cũng tăng khá mạnh là do kinh tế
ngày càng phát triển nên nhu cầu mua sắm của người dân tăng lên, nhu cầu học
tập đi lại cũng ngày gia tăng. Trong vay tiêu dùng nâng cao chất lượng cuộc
sống, bản thân khách hàng có thu nhập ổn định từ lương, có từ nguồn thu nhập
khác nên khi mua hàng hố hay dịch vụ nào tức thời khơng có đủ khả năng tài
chính trong nhất thời thì khách hàng đã nghỉ đến ngân hàng. Cũng só thể nói tuy
kinh tế khó khăn nhưng ngân hàng vẫn đạt chỉ tiêu trong loại hình cho vay này,
cụ thể qua ba năm tăng dần doanh số cho vay đời sống, trong năm 2008 đạt tới
31.714 triệu đồng, tăng gần gấp đơi so với năm 2007 chỉ có 19.450 triệu đồng.
Nhìn chung ngân hàng làm ăn rất là hiệu quả qua hai năm 2007-2008.


<b>4.2.3. Phân tích doanh số cho vay theo thời gian </b>


Vốn đầu tư của ngân sách Nhà Nước hết sức khó khăn, vốn của các doanh


nghiệp cá nhân hạn chế… sức ép vốn đầu tư trong nền kinh tế đối với kênh tín
dụng ngân hàng càng lớn. Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn huyện
Đông Hải với hoạt động tín dụng đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn nhất thời của
các thành phần kinh tế, ngành kinh tế trong địa bàn hoạt động. Tình hình tín dụng
của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Hải được thể
hiện qua bảng sau:


<b>Bảng 6: Doanh số cho vay theo thời gian </b>


<i><b>ĐVT: Triệu đồng </b></i>


<b>SO SÁNH 07/06 </b> <b>SO SÁNH 08/07 </b>
<b>CHỈ TIÊU </b> <b>NĂM <sub>2006 </sub></b> <b>NĂM <sub>2007 </sub></b> <b>NĂM <sub>2008 </sub></b>


SỐ TIỀN % SỐ TIỀN %


Ngắn hạn <sub>62.849,00 58.629,00 81.637,00 </sub><sub>(4.220,00)</sub> <sub>(6,71)</sub><sub> 23.008,00 39,24 </sub>
Trung hạn <sub>43.431,00 43.408,00 40.955,00 </sub> <sub>(23,00)</sub> <sub>(0,05)</sub> <sub>(2.453,00)</sub> <sub>(5,65)</sub>


Dài hạn <sub>0,00 0,00 0,00 0,00 - 0,00 - </sub>


<b>Tổng </b> <b><sub>106.280,00 102.037,00 122.592,00 (4.243,00) </sub></b> <b><sub>(3,99) 20.555,00 20,14 </sub></b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nên nhu cầu vay vốn của khách hàng
ngày càng tăng cao. Đồng thời với chính sách cho vay phù hợp với tình hình kinh
tế thị trường do đó chi nhánh đã thu hút một lượng lớn khách hàng có nhu cầu
đến vay vốn. Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng


doanh số cho vay hàng năm, doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng đã tăng



giảm không đồng điều qua các năm, cụ thể: năm 2006 đạt 62.849 triệu đồng


nhưng qua năm 2007 giảm xuống chỉ còn 58.629 triệu đồng và đến năm 2008


tăng gần gấp hai lần năm 2007, đạt 81.637 triệu đồng. Ngân hàng Nông nghiệp


và phát triển nông thôn huyện Đơng Hải với hoạt động tín dụng ngắn hạn là chủ
yếu đã đáp ứng nhu cầu vốn nhất thời của các thành phần, ngành kinh tế trong
địa bàn hoạt động. Có được kết quả như vậy là do ngân hàng đề ra lãi suất phù
hợp với khả năng hộ sản xuất kinh doanh, những người nông dân, những khách
hàng chủ yếu của ngân hàng với hạn mức tối thiểu cho một khoản vay là vài triệu


đồng phù hợp với nhu cầu vốn và khả năng trả nợ của nông dân. Như chúng ta


thấy trong năm 2007 thị trường trong và ngoài nước biến động thất thường như
giá cả tăng cao, thời tiết thay đổi thất thường, dịch bệnh, và nông dân bị thất mùa
thu hoạch tôm….đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế của huyện. Chính vì vậy
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Hải đã chủ động
giảm bớt doanh số cho vay ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra.


Doanh số cho vay trung và dài hạn cũng đã giảm đi một ít qua các năm


nhưng giảm ít hơn doanh số cho vay ngắn hạn, cụ thể năm 2006 là 43.431 triệu


đồng. Doanh số cho vay năm 2007 là 43.408,00 triệu đồng chỉ chiếm tỷ trọng


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

Hải nói riêng, và ngân hàng cụ thể đã nêu trên.


Cho vay trung hạn, dài hạn có đặc điểm là thời hạn thu hồi vốn dài, tốc độ
luân chuyển đồng vốn lâu nên chi nhánh rất thận trọng trong việc xem xét cho


vay và khi cho vay thì áp dụng mức lãi suất cao với phương thức trả lãi hàng
tháng, trả vốn gốc theo kỳ (3 tháng hoặc 6 tháng) nên đã phần nào hạn chế rủi ro
và thu lợi nhuận cao. Cho nên ở mỗi phương thức vay ngắn hạn hay trung dài hạn
đều có những mặt tích cực của nó nên tùy vào khả năng cung ứng vốn của chi
nhánh ở mỗi thời điểm, tùy vào nhu cầu của khách hàng cũng như xu hướng phát
triển chung của nền kinh tế mà chi nhánh quyết định nên bổ sung vốn vào loại
hình kinh doanh nào để cho vay ngắn hạn tăng trưởng nhanh hay cho vay trung
dài hạn phát triển mạnh.


Ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn lớn hơn nhiều so với doanh số cho vay
trung, dài hạn là do chi nhánh cấp 3 mới thành lập để an toàn và nhanh chóng thu
hồi đồng vốn, nên chi nhánh đã tập trung vào loại hình cho vay ngắn hạn, chính
vì vậy doanh số cho vay trung, dài hạn có tăng nhưng tăng chậm hơn doanh số
cho vay ngắn hạn.


Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm vị trí chủ lực trong doanh số cho vay của
ngân hàng bằng chứng là doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất
trong doanh số cho vay tăng theo nhu cầu thị trường tiếp đến là cho vay trung và
dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng khơng thể phủ nhận vai trị của tín dụng
trung và dài hạn. Khoản vay này có tác dụng tích cực đến doanh thu tín dụng vì
nó chia sẻ được rủi ro trong cho vay của ngân hàng. Doanh số cho vay tăng là do
nhu cầu vay tăng, các doanh nghiệp cần nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất
kinh doanh, mở rộng thị trường và bên cạnh thì mức sống của người dân đang
được cải thiện nên các nhu cầu tiêu dùng cũng tăng cao. Nên họ cần nguồn vốn
để thực hiện những điều đó. Chính vì vậy, doanh số cho vay ngắn hạn của ngân
hàng đã tăng đáng kể trong giai đoạn này


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

nhánh. Qua những số liệu đã nêu trên thì được biểu hiện trên biểu đồ sau đây để
thấy rỏ hơn tình hình tăng giảm của doanh số cho vay của ngân hàng như sau:



<b>Hình 4: Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay theo thời gian </b>


6 2 .8 4 9 ,0 0


4 3 .4 3 1 ,0 0


0 ,0 0
1 0 6 .2 8 0 ,0 0


5 8 .6 2 9 ,0 0
4 3 .4 0 8 ,0 0


0 ,0 0
1 0 2 .0 3 7 ,0 0


8 1 .6 3 7 ,0 0


4 0 .9 5 5 ,0 0


0 ,0 0
1 2 2 .5 9 2 ,0 0


0 ,0 0
2 0 .0 0 0 ,0 0
4 0 .0 0 0 ,0 0
6 0 .0 0 0 ,0 0
8 0 .0 0 0 ,0 0
1 0 0 .0 0 0 ,0 0
1 2 0 .0 0 0 ,0 0
1 4 0 .0 0 0 ,0 0



<b>T R IỆ U Đ Ồ N G</b>


N Ă M 2 0 0 6 N Ă M 2 0 0 7 N Ă M 2 0 0 8


<b>N Ă M</b>


<b>D O A N H S Ố C H O V A Y T H E O T H Ờ I G IA N</b>


N g ắ n h ạ n
T ru n g h ạ n
D à i h ạ n
T ổ n g


<b>4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ </b>


Một ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả và bền vững bên cạnh việc mở
rộng doanh số cho vay cịn phải chú trọng đến cơng tác thu nợ, nó được thể hiện
bằng năng lực của cán bộ tín dụng đồng thời phản ánh về mặt hiệu quả của ngân
hàng, nhằm đảm bảo vốn hiện có và tăng số vịng quay của đồng vốn mà ngân
hàng bỏ ra đầu tư. Doanh số thu nợ này tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của ngân
hàng với người đi vay, vòng quay vốn của người đi vay trong một chu kỳ sản
xuất kinh doanh nào đó. Nếu số thu nợ càng lớn so với doanh số thu nợ chung
cho vay thì có thể kết luận rằng việc sử dụng vốn của ngân hàng có hiệu quả.


<b>4.3.1. Phân tích tình hình doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 2006-2008.


<b>Bảng 7: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế </b>



<i>ĐVT: Triệu đồng </i>


<b>SO SÁNH 07/06 </b> <b>SO SÁNH 08/07 </b>
<b>CHỈ TIÊU </b> <b>NĂM <sub>2006 </sub></b> <b>NĂM <sub>2007 </sub></b> <b>NĂM <sub>2008 </sub></b>


SỐ TIỀN % SỐ TIỀN %
Hộ gia đình,


cá nhân 223.884,00 122.678,00 119.037,00 (101.206,00) (45,20) (3.641,00) (2,97)


DNNQD <sub>280,00 465,00 </sub><sub>3.235,00 185,00 </sub><sub>66,07 </sub><sub>2.770,00 </sub><sub>595,70 </sub>


HTX <sub>580,00 0,00 </sub> <sub>- </sub><sub>(580,00)</sub> <sub>(100,00)</sub><sub> - </sub><sub>- </sub>


<b>Tổng </b> <b><sub>224.744,00 123.143,00 122.272,00 (101.601,00) </sub></b> <b><sub>(45,21) </sub></b> <b><sub>(871,00) </sub></b> <b><sub>(0,71) </sub></b>


<i>(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) </i>


Trong 3 năm qua doanh số thu nợ của ngân hàng đặc biệt là đối với hộ gia


đình và cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất trong năm. Nhưng công tác thu nợ cũng


gặp nhiều khó khăn thể hiện qua doanh số thu nợ qua ba năm điều giảm dần. Cụ
thể năm 2006 doanh số thu nợ hộ gia đình và cá nhân lên tới 223.884 triệu đồng
nhưng đến năm 2007 giảm chỉ còn 122.678 triệu đồng giảm 101.206 triệu đồng
về tương đối giảm gần phân nữa so với năm 2006, cũng như năm 2007 thì năm
2008 doanh số thu nợ của ngân hàng cũng giảm một ít so với năm 2007 cụ thể
năm 2008 đạt 122.272 triệu đồng giảm so với năm 2007 là 871 triệu đồng về
tương đối giảm 0,71%, qua số tương đối ta thấy năm 2008 tuy doanh số thu nợ có


giảm một ít nhưng khơng đáng kể. Điều đó cho chúng ta thấy rằng trong năm
2008 ngân hàng đã rất cố gắn trong công tác thu nợ của mình để đạt được hiệu
quả về lợi nhuận năm 2008 là 11.926 triệu đồng và vượt chỉ tiêu ngân hàng đề ra
trong năm 2008 vừa qua vì một số lý do như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch
bệnh diễn ra trên địa bàn vừa qua.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<b>4.3.2. Phân tích tình hình doanh số thu nợ theo ngành kinh tế </b>


<b> Trong những năm vừa qua ngân hàng hoạt động gặp một số khó khăn như </b>


kinh tế tồn cầu suy thối trầm trọng, nên công tác cho vay và thu nợ của ngân
hàng cũng gặp một số khó khăn đáng kể, sau đây là tình hình thu nợ theo cơ cấu
ngành của ngân hàng trong ba năm để nói lên điều đó.


<b>Bảng 8: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế </b>


<i><b>ĐVT: Triệu đồng </b></i>


<b>SO SÁNH 07/06 </b> <b>SO SÁNH 08/07 </b>
<b>CHỈ TIÊU </b> <b>NĂM <sub>2006 </sub></b> <b>NĂM <sub>2007 </sub></b> <b>NĂM <sub>2008 </sub></b>


SỐ TIỀN % SỐ TIỀN %


Trồng trọt <sub>784,00 529,00 463,00 </sub><sub>(255,00)</sub> <sub>(32,53)</sub> <sub>(66,00)</sub> <sub>(12,48)</sub>


Chăn nuôi <sub>116,00 106,00 81,00 </sub> <sub>(10,00)</sub> <sub>(8,62)</sub> <sub>(25,00)</sub> <sub>(23,58)</sub>


NTTS và


Muối 199.954,00 98.005,00 74.011,00 (101.949,00) (50,99) (23.994,00) (24,48)



KDDV và


TM 2.696,00 4.659,00 16.508,00 1.963,00 72,81 11.849,00 254,32


Đời sống và


cho vay khác 20.334,00 19.379,00 27.974,00 (955,00) (4,70) 8.595,00 44,35


<b>Tổng </b> <b><sub>223.884,00 122.678,00 119.037,00 (101.206,00) </sub></b> <b><sub>(45,20) </sub></b> <b><sub>(3.641,00) </sub></b> <b><sub>(2,97) </sub></b>


<i>(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) </i>


Qua bảng số liệu phân tích ở trên chúng ta có nhận xét về tình hình thu nợ
của ngân hàng như sau: Nhìn chung doanh số thu nợ của Ngân hàng đã giảm dần
qua các năm cụ thể năm 2007 doanh số thu nợ đạt 122.678 triệu đồng giảm so
với năm 2006 101.206 triệu đồng, lý do mà doanh số giảm là vì hoạt động của
Ngân hàng chủ yếu phụ thuộc vào các ngành nuôi trồng thủy sản và trồng
trọt-chăn nuôi, nên khi doanh số cho vay đối với các loại hình trên giảm thì dẫn đến
doanh số thu nợ cũng giảm theo, tương tự trong năm 2008 cũng ảnh hưởng rất
nhiều chủ yếu là ngành nuôi trồng thủy sản giảm rất đáng kể. Để thấy cụ thể hơn
chúng ta tham khảo qua phân tích ảnh hưởng của từng ngành như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

ảnh hưởng đến công tác thu nợ của chi nhánh. Năm 2007 doanh số thu nợ đối với
ngành trồng trọt và chăn ni chủ yếu là giảm vì một số lý do nêu trên, cụ thể đói
với trồng trọt chỉ đạt doanh số là 529 triệu đồng, doanh số thu nợ giảm so với
năm trước là 225 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 32,53% đây là sự chuyển biến xấu
báo hiệu cho người trồng trọt và chăn nuôi sản xuất kém hiệu quả do ảnh hưởng
của cúm gia cầm và một số bệnh trên cây trồng hạn chế. Doanh số thu nợ đối với
ngành chăn nuôi cũng như vậy, trong những năm vừa qua ảnh hưởng của giá cả


thị trường về thức ăn và các loại thuốc ngừa bệnh trên cây trồng vật nuôi tăng
cao, bên cạnh giá cả bán ra của một số loại tôm sú trên địa bàn đã giảm đáng kể
làm cho công tác thu nợ của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn.


Đối với một ngành mà nếu nói đến thì mọi người trong địa bàn cũng như
trong nước điều biết đến nó trong những năm vừa qua nó mang lại lợi ích không
ít cho người dân. Nhưng trong 2 năm vừa qua đặc biệt là năm 2008 thì bà con
gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất của mình vì giá cả giảm mạnh và bệnh
tật quá nhiều do nguồn nước ơ nhiễm và sơng ngịi bị bồi lắp cạn kiệt thiếu nước
đó chính là ni trồng thủy sản và làm muối. Trong năm 2007 doanh số thu nợ
giảm rõ rệt cụ thể là chỉ đạt 98.005 triệu đồng và giảm gấp đôi so với năm 2006
đạt được. Do ngân hàng đã có biện pháp kịp thời về loại hình cho vay này nên
trong năm 2008 tình hình thu nợ tuy có giảm so với năm 2007 về tuyệt đối là
23.994 triệu đồng, do thấy được hiệu quả mang lại không cao từ loại hình cho
vay này nên ngân hàng đã hạn chế cho vay nuôi trồng thuỷ sản cụ thể chỉ được
vay thế chấp 1ha đất nuôi tôm chỉ được vay tối đa 10 triệu đồng mà thôi, nhưng
vẫn hạn chế các đối tượng khách hàng mới và làm ăn kém hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

đã rất có cơng trong cơng tác thu nợ và thực hiện tốt chỉ đạo của lãnh đạo trong
ngân hàng.


Đối với cho vay đời sống và cho vay khác doanh số thu nợ của ngân hàng
cũng có biến chuyển tốt thông qua ba năm đạt được tuy doanh số có tăng giảm
khơng đều nhưng cũng đáng kể đến là trong năm 2008 doanh số thu nợ đạt được
27.974 triệu đồng tăng 8.595 triệu đồng so với năm 2007 vượt so với năm 2007
là 44,35%. Cho vay đời sống và cho vay khác chủ yếu là cho vay tiêu dùng và
cán bộ công nhân viên chức và một số cho vay đối với mua sắm sửa chửa nhà
cửa. Đặc biệt đối với cán bộ cơng chức với mục đích sử dụng vốn của loại hình
trên là để tiêu dùng cá nhân, nâng cao mức sống không phục vụ mục tiêu sản
xuất kinh doanh nên công tác thu hồi nợ được chi nhánh triển khai thực hiện tốt


theo Văn bản số 53/NHNoBL-KHKD ngày 22/01/2009 của Ngân hàng
No&PTNT Bạc Liêu về việc hướng dẫn cho vay tiêu dùng. Ngân hàng thường áp
dụng phương thức trả nợ đối với loại hình này là chia đều, vốn lãi trả hàng tháng,
khách hàng trả nợ cho ngân hàng bằng tiền lương của mình, nên cơng tác thẩm
định nguồn thu nhập của khách hàng trước khi cấp tín dụng được đánh giá là
quan trọng nhất. Hiệu quả thu nợ của các loại hình trên phụ thuộc nhiều vào giai
đoạn thẩm định khách hàng, do trả gốc lãi hàng tháng nên trong năm nếu doanh
số cho vay tăng cao sẽ tác động làm doanh số thu nợ của loại hình trên tăng
tương ứng. Qua 3 năm qua doanh số thu nợ của loại hình cho vay trên có sự
chênh lệch và tăng trưởng khác nhau, nhưng nhìn chung doanh số thu nợ của loại
hình này đều tăng qua từng năm.


Doanh số thu nợ tăng là do công tác thẩm định đối với loại hình này cao vì
chủ yếu được cho vay bằng tín chấp (nên rủi ro cao). Ngân hàng áp dụng phương
thức trả nợ chia đều vốn và lãi hàng tháng và khách hàng trả nợ bằng số tiền
lương hàng tháng của mình (đây là nguồn thu ổn định) tạo điều kiện thuận lợi
cho cán bộ công nhân viên và phù hợp với mức thu nhập.


<b>4.3.3. Phân tích tình hình doanh số thu nợ theo thời gian </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

dụng của ngân hàng được chặc chẻ hơn, như được thể hiện qua bảng số liệu về
tình hình thu nợ theo thời gian như sau:


<b>Bảng 9: Doanh số thu nợ theo thời gian </b>


<i>ĐVT: Triệu đồng </i>


<b>SO SÁNH 07/06 </b> <b>SO SÁNH 08/07 </b>
<b>CHỈ TIÊU </b> <b>NĂM <sub>2006 </sub></b> <b>NĂM <sub>2007 </sub></b> <b>NĂM <sub>2008 </sub></b>



SỐ TIỀN % SỐ TIỀN %


Ngắn hạn <sub>126.207,00 63.779,00 76.566,00 </sub><sub>(62.428,00)</sub> <sub>(49,46)</sub><sub> 12.787,00 20,05 </sub>


Trung hạn <sub>96.706,00 58.930,00 45.652,00 </sub><sub>(37.776,00)</sub> <sub>(39,06)</sub> <sub>(13.278,00)</sub> <sub>(22,53)</sub>


Dài hạn <sub>1.831,00 434,00 54,00 </sub><sub>(1.397,00)</sub> <sub>(76,30)</sub> <sub>(380,00)</sub> <sub>(87,56)</sub>


<b>Tổng </b> <b><sub>224.744,00 123.143,00 122.272,00 (101.601,00) </sub></b> <b><sub>(45,21) </sub></b> <b><sub>(871,00) </sub></b> <b><sub>(0,71) </sub></b>


<i>(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) </i>


Qua bảng số liệu ta thấy lĩnh vực thu nợ ngắn hạn luôn luôn chiếm tỷ trọng
cao hơn thu nợ trung,dài hạn. Do đặc điểm của cho vay ngắn hạn là có vịng quay
vốn nhanh, khoản vay phát sinh sẽ nhanh chóng được thu hồi ngay trong năm,
một mặt là do các khoản vay ngắn hạn thường có số tiền vay nhỏ mà phương
thức trả nợ lại rất thuận lợi cho khách hàng (thường kéo dài theo chu kỳ kinh
doanh, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ tốt) nên công tác thu hồi nợ của loại
hình cho vay ngắn hạn có nhiều thuận lợi hơn.


Tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn và doanh số thu nợ ngắn hạn tăng giảm
qua 3 năm không đồng điều, trong năm 2006 đạt vượt chỉ tiêu đề ra của ngân
hàng chủ yếu do: doanh số cho vay ngắn hạn nhiều, cho vay ngắn hạn có vịng
vốn tín dụng nhanh, khoản vay phát sinh nhanh chóng được thu hồi ngay trong
năm, khoản tiền vay thường nhỏ….


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

nhiều khó khăn .


Năm 2008 tổng doanh số thu nợ là 122.272 triệu đồng giảm hơn năm 2007
là 871 triệu đồng lý do là vì doanh số cho vay trung và dài hạn giảm mạnh cụ thể


năm 2008 doanh số thu nợ trung hạn chỉ đạt 45.652 triệu đồng giảm so với năm
2007 là 13.278 triệu đồng, một phần là do năm 2008 tình hình kinh tế chung của
huyện gặp khơng ít khó khăn do khủng hoảng tồn cầu về kin tế, nên ngân hàng
đã có phương hướng tập trung mạnh hơn trong công tác cho vay và thu nợ ngắn
hạn, vì loại hình này có thời hạn trả nợ ngắn nên ngân hàng cũng hạn chế được
nhiều rủi ro hơn. Nói chung tình hình thu nợ trong 3 năm qua giảm rỏ rệt thể hiện
rỏ hơn qua biểu đồ sau đây:


<b>Hình 5: Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ theo thời gian </b>


1 2 6 .2 0 7 ,0 0


9 6 .7 0 6 , 0 0


1 . 8 3 1 ,0 0
2 2 4 .7 4 4 ,0 0


6 3 .7 7 9 , 0 0<sub>5 8 .9 3 0 ,0 0</sub>


4 3 4 ,0 0
1 2 3 .1 4 3 ,0 0


7 6 .5 6 6 , 0 0


4 5 .6 5 2 ,0 0


5 4 ,0 0
1 2 2 .2 7 2 ,0 0


0 ,0 0


5 0 . 0 0 0 ,0 0
1 0 0 . 0 0 0 ,0 0
1 5 0 . 0 0 0 ,0 0
2 0 0 . 0 0 0 ,0 0
2 5 0 . 0 0 0 ,0 0


<b>T R I Ệ U Đ Ồ N G</b>


N Ă M 2 0 0 6 N Ă M 2 0 0 7 N Ă M 2 0 0 8


<b>N Ă M</b>


<b>D O A N H S Ố T H U N Ợ T H E O T H Ờ I G IA N</b>



N gắ n h ạ n
T r u n g h ạ n
D à i h ạ n
T ổ n g


<b>4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<b>4.4.1. Phân tích dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế </b>


Dư nợ là kết quả có được từ diễn biến tình hình cho vay, nó thể hiện số vốn
đã cho vay nhưng chưa thu hồi được tại thời điểm báo cáo. Dư nợ gồm 2 yếu tố:
dư nợ trong hạn và dư nợ quá hạn. Nợ quá hạn là yếu tố bất cứ ngân hàng nào
cũng quan tâm vì khi người vay chậm trể trong việc trả nợ vay cho ngân hàng
một phần là do khả năng tài chính bị giảm sút. Do đó gây ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy phân tích dư nợ cho vay đối với thành
phần kinh tế sẽ giúp chúng ta thấy được ngân hàng hoạt động có hiệu quả hay


không qua các năm vừa qua cho ở bảng số liệu sau:


<b>Bảng 10: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế </b>


<i>ĐVT: Triệu đồng </i>


<b>SO SÁNH 07/06 </b> <b>SO SÁNH 08/07 </b>
<b>CHỈ TIÊU </b> <b>NĂM <sub>2006 </sub></b> <b>NĂM <sub>2007 </sub></b> <b>NĂM <sub>2008 </sub></b>


SỐ TIỀN % SỐ TIỀN %
Hộ gia đình, cá


nhân 102.951,00 81.910,00 81.215,00 (21.041,00) (20,44) (695,00) (0,85)


DNNQD


400,00 335,00 1.350,00 (65,00) (16,25) 1.015,00 302,99


HTX


0,00 0,00 - 0,00 - - -


<b>Tổng </b> <b><sub>103.351,00 82.245,00 82.565,00 (21.106,00) </sub></b> <b><sub>(20,42) 320,00 0,39 </sub></b>


<i>(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) </i>


Từ kết quả thu được qua bảng số liệu Ngân hàng cung cấp cho ta thấy tuy
ngân hàng có quy mơ cịn nhỏ nhưng ta thấy cơng thác thu nợ đã đem đến hiệu
quả qua ba năm dư nợ của ngân hàng đã giảm rất nhiều, cụ thể cho thấy năm



2006 dư nợ còn nhiều lên đến 103.351 triệu đồng, nhưng đến năm 2007 thì đã


giảm dư nợ rất nhiều chỉ cịn 82.245 triệu đồng. Điều này đã nói lên ngân hàng


đã rất tích cực trong tác hoạt động của mình và chứng tỏ được là một đơn vị làm
ăn có hiệu quả trong tồn ngành của tỉnh và ln là lá cờ đầu trong công tác thi
đua mà ngân hàng tỉnh đã đề ra. Năm 2008 ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn huyện Đông Hải vẫn giữ lá cờ đầu trong công tác thi đua của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

vẫn chiếm tỷ trọng cao trên tổng dư nợ (chiếm đến 62,15%) đây là một trong
những khó khăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của đơn vị
trong những năm tiếp theo, do điều kiện sản xuất nuôi trồng thuỷ sản phụ thuộc
nhiều vào thời tiết, mùa vụ, chứa đựng những rủi ro lớn... Để thực hiện được tỷ lệ
cơ cấu tín dụng phù hợp theo chỉ đạo NHNo tỉnh trong thời gian tới địi hỏi phải
có những quyết tâm chỉ đạo và thực hiện kiên trì ở những năm tiếp theo, gắn kết
có hiệu quả giữa việc cấp tín dụng với phát triển các sản phẩm dịch vụ, tiện ích
của NHNo và dựa trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội của địa phương theo hướng
cơ cấu các thành phần kinh tế có sự chuyển dịch mạnh từ Nông - Lâm - Ngư -
Diêm nghiệp sang Công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Để hiểu rõ thêm về tình
hình dư nợ của ngân hàng trong những năm qua ta đi vào phân tích dư nợ theo
ngành sau đây.


<b>4.4.2. Phân tích dư nợ cho vay theo ngành kinh tế </b>


Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế chủ yếu là chúng ta phân tích xâu hơn
trong cơ cấu phân theo thành phần kinh tế của hộ gia đình và cá nhân đã nói ở
trên, sau đây là kết quả thu được từ ngân hàng.


<b>Bảng 11: Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế</b>



<i>ĐVT: Triệu đồng </i>


<b>SO SÁNH 07/06 </b> <b>SO SÁNH 08/07 </b>
<b>CHỈ TIÊU </b> <b>NĂM <sub>2006 </sub></b> <b>NĂM <sub>2007 </sub></b> <b>NĂM <sub>2008 </sub></b>


SỐ TIỀN % SỐ TIỀN %


Trồng trọt <sub>404,00 381,00 416,00 </sub> <sub>(23,00)</sub> <sub>(5,69)</sub><sub> 35,00 </sub><sub>9,19 </sub>


Chăn nuôi <sub>112,00 91,00 82,00 </sub><sub>(21,00)</sub> <sub>(18,75)</sub> <sub>(9,00)</sub> <sub>(9,89)</sub>


NTTS và Muối <sub>82.738,00 58.939,00 51.318,00 </sub><sub>(23.799,00)</sub> <sub>(28,76)</sub> <sub>(7.621,00)</sub> <sub>(12,93)</sub>


KDDV và TM <sub>3.164,00 5.895,00 9.055,00 2.731,00 86,31 3.160,00 53,60 </sub>


Đời sống và cho


vay khác 16.533,00 16.604,00 20.344,00 71,00 0,43 3.740,00 22,52


<b>Tổng </b> <b><sub>102.951,00 81.910,00 81.215,00 (21.041,00) </sub></b> <b><sub>(20,44) </sub></b> <b><sub>(695,00) </sub></b> <b><sub>(0,85) </sub></b>


<i>(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

đã thu hút được nhiều dự án. Bên cạnh đó cũng có nhiều đổi mới quản lý trong
cơ cấu quản lý, chú trọng cơng tác tăng trưởng tín dụng, tăng cường cơng tác tiếp
thị, thường xun áp dụng chính sách ưu đãi, linh động và tăng cường mối quan
hệ uy tín với khách hàng. Kết quả các mục tiêu trên là đẩy mạnh cơng tác cấp tín
dụng: thu hút được lượng khách hàng mới, giữ vững quan hệ với khách hàng


truyền thống.



Sau khi thông qua những số liệu mà ngân hàng cung cấp thì chúng ta thấy
rằng tình hình dư nợ của ngân hàng thơng qua ba năm đã có thay đổi rõ rệt, cụ
thể đã giảm đáng kể từ năm 2006-2008. Dư nợ cho vay nông nghiệp bao gồm
trồng trọt và chăn nuôi cũng giảm qua 3 năm, nhưng do cho vay nông nghiệp
mang nhiều rủi ro và đạt lợi nhuận thấp nên Chi nhánh đã có kế hoạch kiểm sốt
đối với loại hình cho vay trên vừa duy trì tốc độ thu nợ, vừa đảm bảo tỷ lệ cho
vay thấp nhằm đem đến hiệu quả và an tồn cho hoạt động tín dụng. Năm 2007
dư nợ đối với trồng trọt đã giảm một ít so với năm 2006 cụ thể dư nợ chỉ còn 381
triệu đồng giảm 23 triệu và về tương đối cũng giảm được 5,69%, còn dư nợ cho
vay cũng đã giảm nhiều so với năm 2006 cụ thể năm 2007 chỉ còn 91 triệu đồng
giảm 21 triệu đồng so với năm 2006 và về tương đối đã giảm được 18,75%. Điều
này cho ta thấy ngân hàng đã rất thành công trong công tác thu nợ đối với lĩnh
vực này nên dư nợ đã giảm đáng kể trong năm 2007 vừa qua.


Và sang năm 2008 dư nợ vẫn còn giảm cụ thể như sau: Trồng trọt đạt 416
triệu đồng, tăng so đầu năm 35 triệu đồng, lý do là các hộ sản xuất trồng lúa
trong năm đã sử dụng vốn vay đạt hiệu quả do giá lúa tăng lên, một nguyên nhân
khác nữa là do một số người dân đã đến hạn nhưng tiếp tục gia hạn nợ để phục


vụ cho vụ tiếp theo nên đã làm cho dư nợ tăng lên. Chăn nuôi đạt 82 triệu đồng,


giảm so đầu năm 9 triệu đồng có sự thay đổi về mức chênh lệch trên là vì trong
những năm vừa qua dịch cúm gia cầm và bệnh tật nhiều nên ngân hàng đã chủ
động hạn chế cho vay trong lĩnh vực trên và chủ yếu cho vay tái đầu tư nên dư nợ
có phần giảm hơn so với năm 2007


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

2006 là 23.799 triệu đồng về tương đối đã giảm 28,76%, một lý do khác làm cho
dư nợ loại hình này giảm là vì vào cuối năm 2007 diêm dân huyện Đông Hải đã
đạt mùa làm muối và giá muối trong nước đã tăng cao nên công tác thu nợ của


ngân hàng thuận lợi hơn nhiều, nên dư nợ cuối năm 2007 giảm được nhiều. Nên
sang năm 2008 ngân hầng đã chủ động hơn trong công tác quản lý dư nợ, cụ thể
đối với dư nợ cho vay NTTS còn 51.318 triệu đồng, giảm so đầu năm -7.621
triệu đồng như chúng ta đã thấy về doanh số cho vay cũng như tình hình thu nợ
đã phân tích ở trên lý do dư nợ giảm ở ngành này nhiều cũng do giá con tôm sú
và một số mặc hàng thủy sản trong địa bàn đã giảm rất nhiều, mặc khác ngân
hàng cũng đã hạn chế cho vay đối với lĩnh vực này nên dư nợ cũng giảm theo.


Ngân hàng đã chú trọng hơn trong lĩnh vực cho vay đối với các ngành kinh
doanh thương mại và dịch vụ nên dư nợ cũng còn tăng cao do ngành này doanh
số cho vay cịn cao, ngân hàng đã cố gắng tạo uy tín đối với khách hàng quen
thuộc và thu hút nhiều khách hàng mới trong lĩnh vực này hơn do đã đem lại lợi
ích đáng kể cho ngân hàng cụ thể năm 2007 ngân hàng duy trì dư nợ là 5.895
triệu đồng tăng so với năm 2006 là 2.731 triệu đồng và trong năm 2008 ngân
hàng chỉ còn dư nợ trong kinh doanh dịch vụ: 9.055 triệu đồng, tăng so đầu năm
3.160 triệu đồng điều này chứng tỏ ngân hàng đã cố gắng rất nhiều trong tác
quản lý nợ đối với lĩnh vực này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

còn đang cố gắng phát triển đối với lĩnh vực này. Một mặc làm cho dư nợ tăng
cao trong năm 2008 là vì một số cán bộ cơng chức vẫn cịn chậm trả nợ vì đồng
lương của họ vẫn chưa tăng mà giá cả thị thì q cao,.v.v…


<b>4.4.3. Phân tích dư nợ cho vay theo thời gian </b>


Trong những năm trở lại đây họat động của các NHTM CP diễn ra rất sơi
nổi, ngày càng có nhiều chi nhánh cấp 1 cấp 2… được thành lập trên địa bàn tỉnh,
phong cách năng động nhạy bén và biết cách điều chỉnh để thích ứng với sự thay
đổi của mơi trường kinh doanh, đã đem lại sự tăng trưởng nhanh nâng cao mức
cạnh tranh với các ngân hàng quốc doanh và gặt hái được những kết quả rất khả



quan.


<b>Bảng 12: Dư nợ cho vay theo thời gian </b>


<i>ĐVT: Triệu đồng </i>


<b>SO SÁNH 07/06 </b> <b>SO SÁNH 08/07 </b>
<b>CHỈ TIÊU </b> <b>NĂM <sub>2006 </sub></b> <b>NĂM <sub>2007 </sub></b> <b>NĂM <sub>2008 </sub></b>


SỐ TIỀN % SỐ TIỀN %


Ngắn hạn <sub>54.511,00 49.361,00 54.432,00 </sub> <sub>(5.150,00)</sub> <sub>(9,45)</sub><sub> 5.071,00 10,27 </sub>


Trung hạn <sub>48.239,00 32.717,00 28.020,00 </sub><sub>(15.522,00)</sub> <sub>(32,18)</sub> <sub>(4.697,00)</sub> <sub>(14,36)</sub>


Dài hạn <sub>601,00 167,00 113,00 </sub><sub>(434,00)</sub> <sub>(72,21)</sub> <sub>(54,00)</sub> <sub>(32,34)</sub>


<b>Tổng </b> <b><sub>103.351,00 82.245,00 82.565,00 (21.106,00) </sub></b> <b><sub>(20,42) 320,00 0,39 </sub></b>


<i>(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) </i>


Qua bảng số liệu chúng ta thấy dư nợ của ngân hàng giảm dần qua ba năm,
cụ thể năm 2007 dư nợ của chi nhánh chỉ còn 82.245 triệu đồng giảm so với năm
2006 là 21.106 triệu đồng về tương đối giảm 20,42% điều này cũng chứng tỏ
trong năm 2007 ngân hàng đã rất cố gắng trong công tác quản lý và thu hồi nợ.
Đến năm 2008 dư nợ tuy có tăng hơn so với năm 2007 là 320 triệu đồng về tương
đối tăng 0,39%.Chủ yếu là do cho vay ngắn hạn là loại hình mà ngân hàng quản
lý hiệu quả hơn vì thời gian thu nợ ngắn nên ngân hàng đã cho vay khá cao trong
lĩnh vực này nên dư nợ vẫn còn khá cao cụ thể tăng đến 5.071 triệu đồng về
tương đối tăng 10,27% nên cũng góp phần cho tổng dư nợ vẫn cịn tăng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

số cho vay đối với lĩnh vực này cũng giảm đi một ít như đã phân tích ở phần trên,
một lý do không thể phủ nhận là trong năm 2008 kinh tế toàn cầu bị khủng hoảng
trầm trọng gây ảnh hưởng khơng ít đối với kinh tế toàn huyện, nên nhiều dự án
đầu tư khơng được các cơng ty thực hiện vì sợ thua lỗ.


Nói tóm lại ngân hàng đã duy trì hoạt động tín dụng có hiệu quả trong ba
năm vừa qua và là đơn vị chủ chốt của kinh tế toàn huyện trong thời buổi kinh tế
suy giảm như ngày hôm nay. Để thấy rõ sự biến động dư nợ của ngân hàng qua
các năm vừa qua chúng ta tham khảo biểu đồ về tình hình dư nợ như sau:


<b>Hình 6: Biểu đồ thể hiện Dư nợ cho vay theo thời gian </b>


5 4 .5 1 1 ,0 0
4 8 .2 3 9 ,0 0


6 0 1 ,0 0
1 0 3 .3 5 1 ,0 0


4 9 .3 6 1 ,0 0


3 2 .7 1 7 ,0 0


1 6 7 ,0 0
8 2 .2 4 5 ,0 0


5 4 .4 6 2 ,0 0


2 8 .0 2 0 ,0 0



1 1 3 ,0 0
8 2 .5 9 5 ,0 0


0 ,0 0
2 0 .0 0 0 ,0 0
4 0 .0 0 0 ,0 0
6 0 .0 0 0 ,0 0
8 0 .0 0 0 ,0 0
1 0 0 .0 0 0 ,0 0
1 2 0 .0 0 0 ,0 0


<b>T riệ u đ ồ n g</b>


N Ă M 2 0 0 6 N Ă M 2 0 0 7 N Ă M 2 0 0 8


<b>N ă m</b>
<b>D ư n ợ t h e o t h ờ i g ia n</b>


N gắ n h ạ n
T r u n g h ạ n
D à i h ạ n
T ổ n g


<b>4.5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ Q HẠN VÀ NỢ XẤU: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

dụng của ngân hàng. Mặt khác, nợ quá hạn còn gây ứ động vốn của ngân hàng,
giảm hiệu quả hoạt động tín dụng. Đây là vấn đề luôn được các ngân hàng
<i>thương mại quan tâm đến. Vì vậy chúng ta cần xem “Kết quả phân loại nợ theo </i>
<i>Quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR” để nhằm hạn chế cho ngân hàng trong hoạt </i>
động và mang lại lợi nhuận tối đa, sau đây là bảng phân loại nợ:



<b>Bảng 13: Phân loại nợ theo Quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR</b>


<i>ĐVT: Triệu đồng </i>


<b>NĂM </b>
<b>2006 </b>


<b>NĂM </b>
<b>2007 </b>


<b>NĂM </b>


<b>2008 </b> <b>SO SÁNH 07/06 </b> <b>SO SÁNH 08/07 </b>
<b>SỐ </b>


<b>TT </b>


<b>NHÓM </b>
<b>NỢ </b>


<b>Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % </b>


1 Nhóm <sub>1 88.790 78.256 78.796 </sub><sub>(10.534) </sub><sub>(10,2) 540 0.66 </sub>


2 Nhóm 2 <sub>5.720 3.009 3.719 </sub><sub>(2.711) </sub><sub>(2,62) 710 0,86 </sub>


3 Nhóm 3 <sub>- 609 50 </sub><sub>609 </sub><sub>0,6 </sub><sub>(559) </sub><sub>(0,68) </sub>


4 Nhóm 4 <sub>- 257 </sub> <sub>- </sub><sub>257 </sub><sub>0,25 </sub><sub>(257) </sub><sub>(0,31) </sub>



5 Nhóm 5 <sub>8.841 114 </sub> <sub>- </sub><sub>(8.727) </sub><sub>(8,44) </sub><sub>(114) </sub><sub>(0,14) </sub>


<b>Nợ xấu </b>


<b>(3)+(4)+(5) </b> <b>8.841 </b> <b>980 </b> <b>50 (7.861) (88,92) (930) (94,90) </b>


<b>Tổng dư nợ </b> <b><sub>103.351 82.245 82.565 320 0,39 </sub><sub>(21.106) </sub><sub>(20,42) </sub></b>


<i>( Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

Xã An Phúc 0,05%


Xã Định Thành 0,17%


Xã Định Thành A 2,75%


Thị trấn Gành Hào 0,25%


Xã An Trạch 0,88%
Xã Long Điền Đông 1,27%


Xã Long Điền Tây 1,76%


Xã Long Điền 2,71%


Xã Long Điền Đông A 1,14%


Trong các món nợ thì ngân hàng phân như sau:
+ Nhóm 2: Quá hạn từ 10 – 90 ngày



+ Nhóm 3: Quá hạn từ 91 – 180 ngày
+ Nhóm 4: Quá hạn từ 181 – 360 ngày
+ Nhóm 5: Quá hạn trên 360 ngày


Năm 2008 thì ngân hàng cũng đã cố gắn trong việc chấn chỉnh kiểm soát
diễn biến nợ đến hạn phát sinh hàng tháng, quý được theo dõi chặt chẽ và thu hồi
một cách kiên quyết, dùng nhiều giải pháp khác nhau để chỉ đạo điều hành và
thực hiện. Kết quả nợ xấu đến 31/12/2008 là 50 triệu đồng, chiếm tỷ lệ
0,06%/tổng dư nợ đạt theo kế hoạch đề ra.


Tuy nhiên, đến cuối năm nợ xấu tiềm ẩn vẫn ở tỷ lệ khá cao (tỷ lệ nhóm 2 là
4,50% trên tổng dư nợ) đây là khoản nợ có khả năng chuyển sang nợ xấu ở quý
I/2009 trong đó Hội sở huyện là 399 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,05%; PGD Định
Thành là 2.156 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 6,96%; PGD Long Điền là 399 triệu đồng,
chiếm tỷ lệ 8,56%; các xã có tỷ lệ nợ nhóm 2 trên 5% gồm Định Thành A
10,79%; Long Điền 9,16%; Định Thành 7,35%; An Trạch 7,64%.


Những khoản nợ phải trích lập và XLRR chủ yếu là đối tượng NTTS, đây là
đối tượng có nhiều rủi ro; Do đó trong năm 2009 việc đầu tư các đối tượng này
sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế và theo mức độ rủi ro.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

hàng một lượng vốn để phục vụ cho hoạt động tín dụng và các hoạt động dịch vụ
tại ngân hàng ngày càng có hiệu quả và phát triển.


Vâng để hiểu rõ hơn về tình hình nợ xấu hay nợ quá hạn của ngân hàng
chúng ta đi vào phân tích xâu hơn về tình hình nợ q hạn theo thành phần,
ngành, và theo thời gian nợ để thấy được điều đó.


<b>4.5.1. Phân tích tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế </b>



Có thể nói nợ xấu là nguyên nhân chủ yếu gây rủi ro tín dụng: Rủi ro tín
dụng biểu hiện ra bên ngồi là việc khơng hồn thành nhiệm vụ trả nợ, vốn bị ứ
động khó có khả năng thu hồi, nợ xấu ngày càng lớn, các khoản lãi chưa thu ngày
càng gia tăng…Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:


<i>Đối với khách hàng là cá nhân: do hoàn cảnh gia đình khó khăn, thu nhập </i>
khơng ổn định, sử dụng vốn khơng đúng mục đích dẫn đến mất vốn không trả
được gốc và lãi cho ngân hàng. Do đa số khách hàng muốn vay thêm trong khi
nợ gốc và lãi khơng thanh tốn cho ngân hàng, làm cho tiền lãi ngày càng tăng
dẩn đến khơng trả được nợ. Khách hàng có tư tưởng bao cấp, ỷ lại, mong chờ xoá
nợ của nhà nước.


<i>Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Năng lực chun mơn và uy tín của </i>
người lãnh đạo đơn vị giảm thấp, khả năng tài chính của doanh nghiệp bị giảm
do lỗ lã, kinh doanh sản xuất không đạt hiệu quả. Do các doanh nghiệp sử dụng
vốn sai mục đích. Do sự thay đổi chính sách của nhà nước, thị trường cung cấp
vật tư bị đột biến, nhất là bị cạnh tranh và mất thị trường tiêu thụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<i>Nguyên nhân khách quan khác: Hoạt động cho vay của ngân hàng là một </i>
hoạt động rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế xã hội: Nguyên
nhân chính là do thiên tai lũ lụt thường xuyên xảy ra, nhất là bệnh cúm gia cầm
kéo dài làm cho việc chăn nuôi gia cầm của khách hàng bị ảnh hưởng rất lớn, các
bệnh về lúa (lùn xoắn lá, vàng lá,….) có người bị mất cả vốn. Do những năm qua
tình hình biến động giá cả nơng sản, hàng hoá làm cho tỷ lệ lạm phát tăng cao.
Do giá cả thị trường tăng đặt biệt là giá vàng trong nước tăng cao, giá xăng dầu
tăng và một số mặc hàng cũng tăng mạnh.


Qua số liệu ngân hàng cung cấp chúng ta thấy kết quả nợ xấu được biểu
hiện qua bảng số liệu sau:



<b>Bảng 14: Nợ xấu theo thành phần kinh tế</b>


<i>ĐVT: Triệu đồng </i>


<b>SO SÁNH 07/06 </b> <b>SO SÁNH 08/07 </b>
<b>CHỈ TIÊU </b> <b>NĂM <sub>2006 </sub></b> <b>NĂM <sub>2007 </sub></b> <b>NĂM <sub>2008 </sub></b>


SỐ TIỀN % <sub>TIỀN </sub>SỐ %


Hộ gia đình, cá nhân


8.841,00 980,00 50,00 (7.861,00) (88,92) (930,00) (94,90)


DNNQD


0,00 0,00 0,00 0,00 - 0,00 -


HTX <sub>0,00 </sub><sub>0,00 </sub><sub>0,00 0,00 - </sub><sub>0,00 - </sub>


<b>Tổng </b> <b><sub>8.841,00 980,00 50,00 </sub><sub>(7.861,00) </sub></b> <b><sub>(88,92) </sub></b> <b><sub>(930,00) </sub></b> <b><sub>(94,90) </sub></b>


<i>(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

Nhìn chung nợ xấu đối với những ngân hàng làm ăn có hiệu quả ln chiếm
tỷ lệ rất ít trong tổng dư nợ, do đó chúng ta dễ nhận thấy rằng những ngân hàng
có khoản nợ xấu càng ít thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó sẽ càng cao và
ngược lại. Để biết điều này có đúng hay khơng chúng ta đi tìm hiểu tình hình nợ
xấu của ngân hàng theo cơ cấu ngành kinh tế và thời hạn ở nội dung sau đây.



<b>4.5.2. Phân tích tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế </b>


Cũng như đối với phân theo thành phần kinh tế thì nợ xấu phân theo ngành
được cụ thể hoá hơn của từng ngành trong kinh tế, được cho bảng số liệu sau về
tình hình nợ xấu của ngân hàng qua ba năm qua.


<b>Bảng 15: Nợ xấu theo ngành kinh tế </b>


<i>ĐVT: Triệu đồng </i>


<b>SO SÁNH 07/06 </b> <b>SO SÁNH 08/07 </b>
<b>CHỈ TIÊU </b> <b>NĂM <sub>2006 </sub></b> <b>NĂM <sub>2007 </sub></b> <b>NĂM <sub>2008 </sub></b>


SỐ TIỀN % SỐ TIỀN %


Trồng trọt


2,00 0,00 - (2,00) (100,00) - -


Chăn nuôi <sub>0,00 6,00 </sub> <sub>- </sub> <sub>6,00 </sub> <sub>- </sub> <sub>- </sub> <sub>- </sub>


NTTS và Muối <sub>8.563,00 763,00 </sub> <sub>0,00 </sub><sub>(7.800,00)</sub> <sub>(91,09)</sub> <sub>(763,00)</sub> <sub>(100,00)</sub>


KDDV và TM <sub>44,00 69,00 50,00 </sub> <sub>25,00 56,82 </sub> <sub>(19,00)</sub> <sub>(27,54)</sub>


Đời sống và cho


vay khác 232,00 142,00 0,00 (90,00) (38,79) (142,00) (100,00)


<b>Tổng </b> <b><sub>8.841,00 980,00 50,00 (7.861,00) </sub></b> <b><sub>(88,92) </sub></b> <b><sub>(930,00) </sub></b> <b><sub>(94,90) </sub></b>



<i>(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) </i>


Qua bảng số liệu cho chúng ta thấy rằng nợ xấu ở ngành trồng trọt và chăn
nuôi hầu như đã được thu hết, do ngân hàng đã hạn chế cho vay trong lĩnh vực
này và đã có biện pháp kịp thời để thu nợ trong những năm vừa qua. Và đáng
khen hơn ngân hàng đã khơng cịn nợ xấu trong năm 2008 đối với ngành nuôi
trồng thủy sản và làm muối vì trong năm 2008 ngân hàng chủ yếu tập chung cho
công tác thu nợ đối với lĩnh vực này hơn là cho vay. Cũng như vậy đối với cho
vay đời sống và cho vay khác thì ngân hàng cũng đã khơng có nợ xấu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

lý do mà chúng ta thấy rõ là do năm 2007 giá cả leo thang, đời sống người dân
trong huyện gặp nhiều khó khăn nên cũng ảnh hưởng khơng ít đến tình hình thu
nợ của ngân hàng, dẫn đến nợ xấu có phần tăng lên, nhưng ngân hàng vẫn có lợi
nhuận cao trong hoạt động của mình. Để thấy rõ điều đó hơn chúng ta tham khảo
tình hình nợ xấu theo thời gian của ngân hàng qua ba năm sau đây:


<b>4.5.3. Phân tích tình hình nợ xấu theo thời gian </b>


Phân loại nợ xấu theo thời gian là vấn đề dễ quản lý nhất đối với nghiệp vụ
tín dụng trong ngân hàng. Thông qua bảng số liệu sau đây chúng ta sẽ thấy tình
hình nợ xấu của ngân hàng qua ba năm 2006-2008.


<b>Bảng 16: Nợ xấu theo thời gian</b>


<i>ĐVT: Triệu đồng </i>


<b>SO SÁNH 07/06 </b> <b>SO SÁNH 08/07 </b>
<b>CHỈ TIÊU NĂM 2006 </b> <b>NĂM <sub>2007 </sub></b> <b>NĂM <sub>2008 </sub></b>



SỐ TIỀN % SỐ TIỀN %


Ngắn hạn <sub>1.314,00 497,00 50,00 </sub><sub>(817,00)</sub> <sub>(62,18)</sub> <sub>(447,00)</sub> <sub>(89,94)</sub>


Trung hạn <sub>7.437,00 445,00 </sub> <sub>0,00 </sub><sub>(6.992,00)</sub> <sub>(94,02)</sub> <sub>(445,00)</sub> <sub>(100,00)</sub>


Dài hạn <sub>90,00 38,00 0,00 </sub><sub>(52,00)</sub> <sub>(57,78)</sub> <sub>(38,00)</sub> <sub>(100,00)</sub>


<b>Tổng </b> <b><sub>8.841,00 980,00 50,00 </sub><sub>(7.861,00) </sub></b> <b><sub>(88,92) </sub></b> <b><sub>(930,00) </sub></b> <b><sub>(94,90) </sub></b>


<i><b>(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

còn 50 triệu đồng giảm 447 triệu đồng và về tương đối cũng đã giảm được
89,94%, điều này nói lên ngân hàng đã làm ăn rất hiệu quả trong hai năm vừa
qua. Nhìn chung tình hình nợ xấu trung và dài hạn của ngân hàng cũng giảm
mạnh tương tự khoản nợ của ngắn hạn, cho thấy rằng ngân hàng rất quan tâm đến
vấn đề nợ xấu của đơn vị mình. Cụ thể trong năm 2007 nợ xấu của trung hạn chỉ
còn 445 triệu đồng giảm so với năm 2006 là 6.992 triệu đồng về tương đối giảm
94,02% so với năm 2006, đây là kết quả rất đáng khen đội ngũ cán bộ trong toàn
ngân hàng đã làm được trong năm 2007 vừa qua, duy trì được thành tích như vậy
thơng qua năm 2008 thì ngân hàng đã đạt vượt chỉ tiêu là khoản nợ xấu của trung
và dài hạn khơng cịn và đã giảm 100% về tương đối thể hiện biểu đồ sau:


<b>Hình 7: Biểu đồ thể hiện Nợ xấu theo thời gian </b>


1 . 3 1 4 , 0 0
7 . 4 3 7 , 0 0


9 0 , 0 0
8 . 8 4 1 , 0 0



4 9 7 , 0 04 4 5 , 0 0
3 8 , 0 0


9 8 0 , 0 0


5 0 , 0 00, 0 00 , 0 050 , 0 0
0 , 0 0


1 . 0 0 0 , 0 0
2 . 0 0 0 , 0 0
3 . 0 0 0 , 0 0
4 . 0 0 0 , 0 0
5 . 0 0 0 , 0 0
6 . 0 0 0 , 0 0
7 . 0 0 0 , 0 0
8 . 0 0 0 , 0 0
9 . 0 0 0 , 0 0


<b>T R I Ệ U Đ Ồ N G</b>


N Ă M 2 0 0 6 N Ă M 2 0 0 7 N Ă M 2 0 0 8


<b>N Ă M</b>


<b>N Ợ Q U Á H Ạ N T H E O T H Ờ I G IA N</b>


N g ắ n h ạ n
T r u n g h ạ n
D à i h ạ n


T ổ n g


<b>XẤU</b>


<b>4.6. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG </b>
<b>TÍN DỤNG </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

ngoài việc dựa vào số liệu trên các bảng, ta cịn có thể dùng các chỉ tiêu tài chính
để phân tích.


Sau đây là kết quả của việc xử lý các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động tín dụng như: Dư nợ / Tổng vốn huy động, hệ số thu nợ, tỷ lệ nợ quá hạn,
vịng quay vốn tín dụng, và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu trong ba năm vừa qua 2006-2008:


<b>Bảng 17: Các chỉ số dùng để đánh giá hiệu quả tín dụng.</b>


<i>(Nguồn: Phịng kế hoạch kinh doanh) </i>


<b>STT Chỉ tiêu </b> <b>ĐVT Năm 2006 </b> <b>Năm 2007 </b> <b>Năm 2008 </b>
1 Tổng nguồn vốn huy động Triệu đồng 38.315 68.659 90.786
2 Doanh số cho vay Triệu đồng 106.280 102.037 122.592


3 Doanh số thu nợ Triệu đồng 224.744 123.143 122.272


4 Tổng dư nợ Triệu đồng 103.351 82.245 82.565


5 Nợ xấu Triệu đồng 8.841 980 50


6 Dư nợ bình quân Triệu đồng 162.583 92.798 82.405



7 Lợi nhuận Triệu đồng 9.237 11.352 11.926


8 Dư nợ / tổng NVHĐ Lần 2,70 1,20 0,91


9 Hệ số thu nợ =


(3)/(2)*100% % 211 121 100


10 Tỷ lệ nợ xấu =


(5)/(4)*100% % 8,55 1,19 0,06


11 Vịng quay vốn tín dụng =


(3)/(6) Vòng 1,38 1,33 1,48


12 Tỷ suất lợi nhuận =


(7)/(6)*100% % 5,68 12,23 14,47


Qua bảng số liệu về các chỉ số thu được ở trên ta đưa ra những kết luận cụ
thể như sau:


<b>4.6.1. Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

Nhận xét thấy trong ba năm qua tình hình huy động vốn của ngân hàng còn
thấp được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Năm 2006 bình
qn 2,7 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2007 thì tình
hình huy động vốn của ngân hàng có cải thiện hơn so với năm 2006, bình quân


1,2 đồng dư nợ chỉ có 1 đồng vốn huy động tham gia cùng. Sang năm 2008 cơng
tác huy động vốn có tốt hơn, bình qn 0,91 đồng dư nợ thì có một đồng vốn huy
động trong đó. Vì vậy chúng ta thấy ngân hàng hoạt động rất có hiệu quả qua các
năm vừa qua.


<b>4.6.2. Hệ số thu nợ </b>


Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ ngân hàng, nó
phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định. Hệ số này
càng cao được đánh giá hiệu quả thu nợ càng tốt càng tốt.


Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thu nợ của ngân hàng trong những năm qua


giảm đáng kể. Cụ thể,năm 2006 hệ số thu nợ là 211% một con số khá cao, nhưng


đến năm 2007 giảm xuống chỉ còn 121% và giảm hơn so với năm 2006 tới 90%.


Đến năm 2008 thì hệ số thu nợ cịn 100%. Tuy qua ba năm điều giảm nhưng hệ
số thu nợ của ngân hàng vẫn cịn khá cao trên 100, điều đó cho thấy công tác thu
nợ của chi nhánh trong 3 năm qua tốt, đạt được kết quả như vậy phải kể đến vai
trị của cán bộ tín dụng trong việc đôn đốc, động viên khách hàng trả nợ đúng
hạn.


<b>4.6.3. Tỷ lệ nợ xấu </b>


<b>Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tìn dụng của ngân hàng một cách </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

<b>4.6.4. Vịng quay vốn tín dụng </b>


Vịng quay vốn tín dụng của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển


nông thôn huyện Đơng Hải trong những năm qua có sự biến động khơng theo


một chiều tăng hoặc giảm, mà có sự giảm sau đó tăng lại. Năm 2006 vịng quay


vốn tín dụng là 1,38 vịng, năm 2007 giảm xuống chỉ còn 1,33 vòng , đến năm


2008 lại tăng lên 1,48 vòng. Nguyên nhân giảm sút là do trong năm 2006-2007


tình trạng hạn hán, dịch cúm gia cầm, giá cả các mặt hàng tăng cao đã làm ảnh
hưởng đến lợi nhuận của người dân nên khách hàng xin Ngân hàng cho gia hạn
nợ. Ngoài ra, trong năm 2008 Ngân hàng đã mở rộng cho vay vào một số ngành
nghề truyền thống như làm muối, tái sản xuất chăn ni…theo chính sách của


huyện đề ra, ảnh hưởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng<b>. </b>


<b>4.6.5. Tỷ suất lợi nhuận </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<b>CHƯƠNG 5 </b>


<b> GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI </b>
<b>NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THƠN </b>


<b>HUYỆN ĐƠNG HẢI TỈNH BẠC LIÊU </b>


Năm 2008, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức
tạp và khó dự báo, lạm phát tăng cao trong những tháng đầu năm, giá cả một số
vật tư chủ yếu tăng và biến động lớn; trong khi hàng hố nơng dân sản xuất ra
tiêu thụ chậm gây áp lực lớn về mặt bằng giá cả và khó khăn đối với sản xuất và
đời sống nhân dân. Trong những tháng cuối năm lạm phát từng bước được kiểm
soát, chỉ số giá tiêu dùng giảm, nhưng CPI toàn quốc vẫn tăng 22,97% so với


năm 2007 ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.


Mặc dù bối cảnh kinh tế trong năm qua gặp nhiều khó khăn nhưng với chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước sự quan tâm chỉ đạo Huyện uỷ và UBND
huyện nên tình hình kinh tế - xã hội của huyện Đông Hải đến cuối năm tiếp tục
duy trì được phát triển và đã đạt được một số thành tích đáng phấn khởi, tăng
trưởng kinh tế 9,6%.


<i>Về lĩnh vực hoạt động ngân hàng: </i>


<i> Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách nhằm kiềm chế lạm phát </i>
và ổn định nền kinh tế vĩ mô, đã ban hành nhiều quyết định nhằm điều tiết vĩ mô
về hoạt động ngân hàng như: Các quyết định tăng tỷ lệ dư trữ bắt buộc và quyết
định về cơ chế điều hành lãi suất, các quy định về cơ chế điều hành tỷ giá và giao
dịch ngoại hối. Các quyết định trên đã có tác dụng tích cực đối với thị trường tiền
tệ, tạo được sự ổn định của thị trường những tháng cuối năm, lãi suất cho vay ở
mức từ 12 đến 13,5%/năm, huy động ở mức 10 đến 11%/năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<b>5.1. NHỮNG MẶT MẠNH: </b>


Trong quá trình xây dựng kế hoạch cơ bản ngân hàng đã nắm bắt được
những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đã đề ra những giải pháp tương đối
phù hợp với tình hình thực tế tại các thời điểm khác nhau; Công tác thu hồi nợ
xấu, nợ đã được xử lý rủi ro được duy trì thường xuyên, liên tục, kiên quyết, bám
sát địa bàn và kết hợp chặt chẽ với địa phương để xử lý thu hồi nợ.


Tổ chỉ đạo cụm xử lý nợ luôn được ngân hàng củng cố, duy trì thường
xuyên để chỉ đạo kiên quyết trong năm 2008; Thường xuyên kiểm tra các mặt
công tác tại chi nhánh, phòng giao dịch đến tận địa bàn và giải quyết cơ bản kịp
thời những khó khăn vướng mắc của PGD trực thuộc và địa bàn trong mọi mặt


công tác.


Nguồn vốn huy động tăng trưởng khá và ổn định, cơ cấu nguồn vốn đã từng
bước được điều chỉnh tương đố phù hợp theo chỉ đạo của NHNo&PTNT tỉnh cụ
thể: Tiền gửi dân cư đến 31/12/2008 là 63.656 triệu đồng, tăng so với đầu năm
22.033 triệu đồng, tăng trưởng 52,93%, chiếm tỷ trọng 70,12%/tổng nguồn vốn
huy động.


Năm 2008 cho vay đã kiểm soát được hiệu quả vốn đầu tư nhất là các đối
tượng vay sử dụng vào mục đích kinh doanh dịch vụ; chất lượng tín dụng được
cải thiện theo hướng tích cực hơn với tỷ lệ nợ xấu cuối năm 0,06%; Cơ cấu tín
dụng đã dần được chuyển sang đối tượng ít được rủi ro, hạn chế cho vay đối
tượng sản xuất phụ thuộc nhiều vào thời tiết... đảm bảo về chất lượng tín dụng và
kiểm soát về đối tượng cho vay tạo điều kiện ổn định dư nợ và cải thiện tốt hơn
về chất lượng trong năm 2009.


Thu nợ đã được xử lý rủi ro tuy không đạt theo kế hoạch tỉnh giao nhưng đã
đóng góp lớn vào kết quả tài chính trong năm 2008.


Tài chính thực hiện vượt kế hoạch NHNo tỉnh giao, có quỹ thu nhập theo
quy định của ngành (hệ số tiền lương làm ra 1,8 lần)


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

Phát huy tốt công tác thu đua khen thưởng


<b>5.2. NHỮNG MẶT YẾU </b>


Dư nợ không đạt theo kế hoạch đề ra; việc tăng trưởng tín dụng theo hướng
mở rộng các đối tượng kinh doanh có tăng nhưng ở tỷ lệ tăng trưởng kiêm tốn;
tình hình sản xuất ni trồng thường xuyên bị thiệt hại do dịch bệnh, giá tôm
giảm thấp làm ảnh hưởng đến công tác thu nợ; trong năm 2008 phảI đánh giá lại


các món nợ có rủi ro và đã XLRR lên đến 8 tỷ đồng.


Trong năm qua Chi nhánh đã từng bước điều chỉnh cơ cấu tín dụng sang
một số đối tượng là doanh nghiệp, hộ kinh doanh ở những ngành nghề khác nhau
do đó địi hỏi năng lực thẩm định, quản lý tín dụng cần phải được nâng lên và đã
có một vài Đ/c cán bộ đã dần được tiếp cận và cơ bản là có khả năng đáp ứng
được nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, vẫn còn một vài cán bộ vẫn còn làm việc
theo lối mịn, khơng chịu khó học tập, nghiên cứu, trình độ nghiệp vụ yếu dẫn
đến việc tiếp xúc với khách hàng là các đối tượng doanh nghiệp rất ngại hoặc có
tiếp xúc nhưng khơng được tự tin, quyết đoán đã đánh mất đi nhiều cơ hội đầu tư
mở rộng để tăng trưởng tín dụng.


<b>5.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG </b>
<b>5.3.1. Giải pháp về tăng trưởng tín dụng </b>


- Những khoản nợ trong hạn tiếp tục được quan tâm thu hồi được số tiền lãi
phát sinh theo tháng, quý các kỳ hạn đã thoả thuận với khách hàng khi cho vay,
mục đích làm sao giảm số nợ lãi, nợ gốc trước khi đến hạn quan tâm nhiều hơn
là đối tượng NTTS. Việc thu hồi các khoản nợ lãi đối với những món vay kinh
doanh dịch vụ nhất thiết phải phân kỳ thu nợ lãi theo quý nhưng cần thoả thuận
ngoài HĐTD thu lãi hàng tháng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

- Đối với nợ quá hạn tại thời điểm quý kế hoạch: Đây là những món nợ gây
ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch nợ xấu trong quý kế hoạch; CBTD ngoài việc
nắm chặt danh sách những khách hàng có nợ quá hạn cần thiết phải theo dõi các
thời gian, các kỳ đã cam kết trước đây đã xử lý để đưa ra một biện pháp xử lý
thích hợp hơn. Trên cơ sở các thời hạn đã cho cam kết CBTD phải nắm vững tình
hình thu nhập của khách hàng để thu hồi nợ (riêng đối với nợ NTTS việc làm này
là rất cần thiết).



- Đối với nợ xấu: Những món nợ đã thuộc nhóm nợ xấu rất cần thiết phải
báo cáo cho lãnh đạo trực tiếp đồng thời chỉ đạo CBTD sắp xếp thời gian phù
hợp để lãnh đạo trực tiếp xem xét làm việc từng trường hợp cụ thể để đưa các
hướng giải quyết;


- Ngồi ra Cán bộ ngân hàng cần phải tìm mọi biện pháp cùng tháo gỡ
những khó khăn mà hiện nay khách hàng gặp phải.


<b>5.3.2. Giải pháp về chất lượng tín dụng </b>
<b>5.3.2.1 Đối với cơng tác cho vay </b>


Kế hoạch cho vay năm 2009, Chi nhánh tập trung ưu tiên tăng trưởng tín
dụng, ở đối tượng kinh doanh dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp, nông thơn của
DNNQD, hộ kinh doanh cá thể, ngồi ra trong trong định hướng sẽ tiếp tục tăng
trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng mà khách hàng là đối tượng cán bộ công chức,
giáo viên trên địa bàn hưởng lương từ ngân sách nhà nước, từ các doanh nghiệp,
những dự án đã được triển khai thí điểm và được các cơ quan chức năng đánh giá
có hiệu quả của huyện đồng thời duy trì dư nợ là đối tượng NTTS; Triển khai
nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng; Để thực hiện đạt kế hoạch dư nợ Ngân hàng
No&PTNT huyện Đông Hải đề ra một một giải pháp cơ bản như sau:


<i><b>* Về nguyên tắc chung: Cho vay phải tuân thủ quy trình tín dụng trên cơ </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

thức cho vay phù hợp với điều kiện quản lý và khả năng đáp ứng của chương
<i>trình IPCAS để hạn chế thấp nhất khả năng rủi ro tín dụng. </i>


<b>* Về từng đối tượng cụ thể: </b>


<i>Đối với DNNQD, hộ kinh doanh </i>



- Tạo điều kiện thuận lợi về nguồn vốn, các thủ tục vay vốn cho việc mở
rộng đối tượng là DNNQD, hộ kinh doanh dịch vụ ở khu vực thị trấn, các khu
vực chợ thuộc xã, khu vực tập trung dân cư. Xem đây là đối tượng cơ bản cho
việc tăng trưởng tín dụng trong năm 2009 dần nâng tỷ lệ dư nợ đối tượng kinh
doanh dịch vụ từ 12,6% lên 19% trên tổng dư nợ.


- Cùng với cán bộ thanh toán tại Chi nhánh xem xét doanh số thanh tốn
của khách hàng nhằm đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng
thời gian qua, đây cũng là một kênh thông tin quan trọng để thẩm định trước khi
cấp tín dụng.


- Giới thiệu các phương thức cho vay của Ngân hàng No đang áp dụng,
công việc này làm sao phải hướng vào các lợi ích, quyền lợi của khách hàng khi
quan hệ tín dụng với NHNo. Bên cạnh đó, nếu thấy cần thiết có thể áp dụng
những chính sách tín dụng của NHNo (nếu có), những kỹ năng về xử lý mang
tính nghiệp vụ để thu hút khách hàng.


<i>Đối với cho vay nuôi trồng thủy sản </i>


- Tập trung thu hồi nợ đến hạn; giúp ngân hàng tránh rủi ro tín dụng và
trích lập dự phịng XLRR kịp thời hiệu quả.


- Xem xét cho vay trên cơ sở hộ sản xuất đáp ứng đủ điều kiện về thủy
nông nội đồng, nằm trong quy hoạch sản xuất của huyện, nhu cầu chi phí thực tế
cho việc cải tạo ao đầm, con giống thả nuôi trên cơ sở thẩm định chặt chẽ, thận
trọng đối với đối tượng này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<i>Đối với cho vay tiêu dùng (CBCNBV) </i>


- Thực hiện tốt theo Văn bản số 53/NHNoBL-KHKD ngày 22/01/2009


của Ngân hàng No&PTNT Bạc Liêu về việc hướng dẫn cho vay tiêu dùng. Đầu
năm tiếp tục làm việc cụ thể với Kho bạc Nhà nước Đông Hải để ký tiếp hợp
đồng uỷ nhiệm thu nợ CBCNV đồng thời cùng với kho bạc cùng tháo gỡ những
khó khăn vướng mắc trong thời gian qua (nếu có).


- Mặt khác, chỉ đạo phịng tín dụng lập kế hoạch làm việc đến tất cả các
đơn vị trong thời gian ngay đầu năm để tiếp tục cho vay tăng trưởng dư nợ đối
tượng này.


<b>5.3.2.2. Đối với công tác thu hồi nợ và xử lý nợ </b>


- Tiếp tục cho rà sốt thơng báo các phân kỳ đến hạn trong năm 2008 mà
năm trước đã phân kỳ cho hộ trả dần. Trong năm 2009 đơn vị xử lý đôn đốc
100% số hộ có nợ ngoại bảng từ nay và kết thúc vào ngày 30/5/2009.


- Kiên trì đơn đốc thu hồi theo cam kết đối với các hộ cịn hoạt động đánh
bắt có thu nhập.


- Kết hợp cùng Cơ quan pháp luật nhất là Cơ quan THA xử lý những
trường hợp có quyết định của tòa án.


<b>5.3.2.3. Thực hiện triển khai Quyết định số 131/TTg-CP và Thông tư số </b>
<b>02/TT-NHNN trong việc xem xét đôn đốc và thu hồi nợ trong năm 2009 </b>


- Báo cáo các nội dung việc việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, các nhân
vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh cho cấp uỷ, UBND các cấp; Triển
khai chủ trương này đến các xã, thị trấn trên toàn huyện nhằm tuyên truyền đến
tận các khách hàng đang còn vay nợ tại Chi nhánh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

- Động viên khách hàng có phương án sản xuất - kinh doanh chưa hiệu


quả do chi phí PA tăng cao, nay do các khoản chi phí trực tiếp sản xuất kinh
doanh đã giảm; Có thể tất tốn nợ vay trước thời hạn, xây dựng lại phương án
sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả hơn.


<b>5.4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN </b>


- Thực hiện tốt các thể thức huy động hiện có; Tăng cường cơng tác tuyên
truyền đến những khách hàng có nguồn tiền mặt nhàn rỗi, khách hàng có nguồn
vốn kinh doanh tạm thời chưa thực hiện sản xuất kinh doanh dịch vụ, triển khai
<b>tốt các đợt huy động vốn do NHNo&PTNT Việt Nam phát động. </b>


- Phân công cán bộ tư vấn giúp khách hàng lựa chọn những thang lãi suất
thích hợp, áp dụng những chính sách linh hoạt hơn đối với những khách hàng
hiện có nhằm duy trì ổn định nguồn vốn huy động từ dân cư, thường xuyên theo
dõi những khách hàng có tiền gửi tiết kiệm tại Chi nhánh đến hạn để kịp thời tư
vấn khách hàng tiếp tục gửi lại.


- Phân công cán bộ am hiểu nghiệp vụ làm cơng tác tư vấn cho khách
hàng có nhu cầu gửi tiền. Tư vấn giới thiệu đến khách hàng những thể thức huy
động vốn mà quyền lợi của khách hàng luôn được đảm bảo và sự an tâm khi gửi
tiền, đồng thời thể thức đó dễ chuyển sang các thể thức khác khi lãi suất tiền gửi
biến động tăng.


- Quán triệt sâu rộng tất cả CBCNV trong đơn vị về tầm quan trọng của
công tác huy động vốn trong hoạt động ngân hàng để từ đó tất cả các cán bộ Chi
nhánh thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình phải quan tâm nhiều hơn đến
công tác huy động vốn. Sử dụng cơng cụ tiền thưởng khuyến kích cá nhân có
nhiều đóng góp trong cơng tác huy động vốn có tăng trưởng từ dân cư.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<b>CHƯƠNG 6 </b>



<b> KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ </b>


<b>6.1. KẾT LUẬN: </b>


Qua phân tích đánh giá hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Đông
Hải trong ba năm vừa qua thơng qua việc phân tích các chỉ tiêu vể tình hình
nguồn vốn huy động; doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn; ta thấy hoạt
động tín dụng tại Chi nhánh ngày một phát triển mạnh và đạt hiệu quả cao


Về công tác huy động vốn đạt mức tăng trưởng cao năm 2007-2008 lần lượt
là 68.659,00 triệu đồng và 90.786,00 triệu đồng tăng nhiều so với năm 2006,
trong đó chủ yếu là đồng nội tệ, còn ngoại tệ rất thấp vì vậy chi nhánh cần có
biệh pháp thu hút đối với vốn ngoại tệ đến đơn vị nhiều hơn.


Về hoạt động tín dụng: qua các năm quy mơ hoạt động của chi nhánh cũng
được mở rộng, vấn đề này được thể hiện thông qua doanh số cho vay của ngân
hàng tăng lên trong năm ba năm vừa qua, vốn tín dụng của ngân hàng đã tạo điều
kiện hoạt động sản xuất của người dân, cũng như các tổ chức kinh tế được tiến


hành thuận lợi và đạt được kết quả mong muốn.


Về kết quả hoạt động kinh doanh: Qua 2 năm 2007-2008 ta thấy lợi nhuận
của ngân hàng đạt được là rất cao và là đơn vị giữ lá cờ đầu trong toàn tỉnh trong
hai năm vừa qua, đây là sự thể hiện q trình nỗ lực vượt bậc trong cơng tác sắp
xếp bộ máy, tiến hành đào tạo để nâng cao tay nghề cho hầu hết cán bộ, công
nhân viên. Tuy nhiên nhìn chung thì tình hình huy động vốn của ngân hàng chưa
được khả quan, trong khi tiền nhàn rỗi trong dân còn rất nhiều. Điều đó cho thấy
để phục vụ đầy đủ nhu cầu vốn hiện nay ngân hàng cần đẩy mạnh công tác huy
động nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế, cá nhân… để phục vụ nhu cầu vốn ngày



càng tăng của khách hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

Đông Hải đã từng bước nâng cao sức cạnh tranh, phát huy tên tuổi vị thế của
riêng mình trong hệ thống ngân hàng trong tỉnh trong các năm tới.


<b>6.2. KIẾN NGHỊ: </b>


<b>6.2.1. Đối với chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đông Hải </b>


<i>Thực hiện triển khai Quyết định số 131/TTg-CP và Thông tư số </i>
<i>02/TT-NHNN trong việc xem xét đôn đốc và thu hồi nợ trong năm 2009 </i>


- Báo cáo các nội dung việc việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, các nhân
vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh cho cấp uỷ, UBND các cấp; Triển
khai chủ trương này đến các xã, thị trấn trên toàn huyện nhằm tuyên truyền đến
tận các khách hàng đang còn vay nợ tại Chi nhánh.


- Mặt khác chỉ đạo CBTD đến làm việc về nội dung chủ trương hỗ trợ lãi
suất của Chính phủ với khách hàng cịn dư nợ mục đích làm cho khách hàng hiểu
và nhận thức rõ quyền lợi từ chủ trương này; Thời gian thực hiện chậm nhất là
vào ngày 05/3/2009 sau đó Chi nhánh sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả chỉ
đạo và tìm ra hướng tháo gỡ khó khăn nếu phát sinh.


- Động viên khách hàng có phương án sản xuất - kinh doanh chưa hiệu
quả do chi phí PA tăng cao, nay do các khoản chi phí trực tiếp sản xuất kinh
doanh đã giảm; Có thể tất tốn nợ vay trước thời hạn, xây dựng lại phương án
sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả hơn.


- Trên cơ sở phương án kinh doanh năm 2009 được NHNo Tỉnh duyệt,


đơn vị giao chi nhánh trực thuộc; các chi nhánh căn cứ vào mục đích, định
hướng, số liệu cụ thể và giải pháp tổ chức triển khai thực hiện, thường xuyên báo
những thuận lợi khó khăn cho BGĐ.


- Phịng tín dụng, kế tốn thường xun đơn đốc kiểm tra theo dõi việc
thực hiện kế hoạch


<b>6.2.2. Đối với NHNo&PTNT tỉnh Bạc Liêu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

- Hiện nay CBTD của đơn vị đa phần là mới chưa có kinh nghiệm nhiều
trong lĩnh vực cho vay các DNNQD do đó khi tiếp cận với những đối tượng này
còn rất nhiều lúng túng trong việc hướng dẫn cho khách hàng lập các phương án,
dự án; thiết lập các báo cáo thẩm định, thẩm định hồ sơ vay vốn…Kiến nghị
NHNo&PTNT tỉnh mở các lớp tập huấn ngắn ngày hoặc có văn bản hướng dẫn
cụ thụ thể các đối tượng kinh doanh nhất là các khách hàng kinh doanh dịch vụ
có điều kiện.


- Giúp đơn vị khảo sát, thiết kế trụ sở làm việc NHNo&PTNT huyện
Đông Hải.


<b>6.2.3. Đối với các cơ quan chức năng huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu </b>


Trong những năm qua, vấn đề ni tơm khơng có hiệu quả làm ảnh hưởng
đến đời sống của người dân. Đây là vấn đề cần được chính quyền địa phương
quan tâm nhiều hơn nữa, Nhà nước cần hỗ trợ Ngân hàng cho vay, đặc biệt là vay
ưu đãi để người dân có vốn tái sản xuất nâng cao đời sống kinh tế của người dân
Huyện nhà.


Cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin
về KH, ký duyệt hồ sơ vay vốn cho KH giúp cho hoạt động tín dụng của Ngân


hàng được thuận lợi hơn.


Cần quan tâm hơn nữa trong việc xử lý nợ và tổ chức thành lập trung tâm
phát mãi tài sản cầm cố, thế chấp để Ngân hàng thu hồi vốn để tái đầu tư.


Nên có những hình thức hạn chế đối với cán bộ xã, phường ký xác nhận với
hộ vay vốn không chặt chẽ, không đúng đối tượng gây ảnh hưởng đến hoạt động
của Ngân hàng.


Mở ra nhiều hơn các buổi tiếp xúc giữa người dân và những người chuyên
môn về ngành nông nghiệp, để hướng dẫn người dân hiểu rõ về ngành nghề của
mình, hiểu biết hơn về khoa học kỹ thuật và biết áp dụng vào cuộc sống cũng
như trong công việc để làm ăn ngày càng đạt kết quả cao hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>
<b>***** </b>


<b>1. Giáo trình Tiền tệ ngân hàng, Th.s Thái văn Đại-Bùi văn Trịnh, năm 2005 </b>
<b>2. Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng, Thái văn Đại, Cần Thơ 2007. </b>


<b>3. Lý thuyết tài chính tiền tệ, PGS.PTS Dương Thị Bình Minh (chủ biên), </b>


NXB Giáo Dục 1997.


<b>4. Tiền tệ-Thanh tốn & Tín dụng quốc tế, MBA. Nguyễn Thị Cẩm Tuyền, </b>


Tủ sách Đại Học Cần Thơ 2003.


<b>5. Cẩm nang Tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam, Lưu hành nội bộ, Hà Nội </b>



năm 2002.


<b>6. Cẩm nang Tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam, Lưu hành nội bộ, Hà Nội </b>


năm 2003.


<b>7. Sổ tay Tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam, Lưu hành nội bộ, Hà Nội tháng </b>


7 năm 2004.


<b>8. Phương án kinh doanh năm 2008 của Ngân hàng nông nghiệp và phát </b>


triển nông thôn huyện Đông Hải, Lưu hành nội bộ, Đông Hải năm 2008.


<b>9. Phương án kinh doanh năm 2009 của Ngân hàng nông nghiệp và phát </b>


</div>

<!--links-->

×