Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Thông hai lá dẹt, loài cây đặc hữu ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.62 KB, 18 trang )

Thông hai lá dẹt, loài cây đặc hữu ở Việt Nam
5/29/2009 6:03:56 PM
Thông hai lá dẹt có tên khoa học là
Ducampopinus Krempfii, thuộc họ thông
(Pinaceae). Đây là loài thông cổ với đặc trưng là
có hai lá dẹt hình lưỡi kiếm, trên thế giới chỉ có
độc nhất ở Việt Nam
1. Phân loại học
Thông hai lá dẹt có tên khoa học là
Ducampopinus Krempfii, thuộc họ thông
(Pinaceae). Đây là loài thông cổ với đặc trưng
là có hai lá dẹt hình lưỡi kiếm, trên thế giới chỉ
có độc nhất ở Việt Nam và có phân bố hẹp ở
tỉnh Lâm Đồng. Đây là loài thông được nhiều
nhà thực vật học trên thế giới hết sức quan
tâm. Ban đầu, loài thông quý hiếm này được
gọi là Pinus Krempfii H. Lec. (thuộc họ
Abietaceae), mang tên nhà thực vật học người
Đức M. Krempf, người đầu tiên thu mẫu vật
thông hai lá dẹt ở thượng nguồn Sông Mao trên
độ cao 1.350m. Sau này, nhà thực vật học
người Pháp là A. Chevalier đã lấy tên Ducamp,
một quản đốc thủy lâm người Pháp, người tổ
chức nên Cục lâm nghiệp ở Đông Dương, để
đặt tên cho loài là Ducampopinus Krempfii
(Lec) A. Chev. Người ta còn gọi loài thông này
với cái tên khác nữa là thông Sré.
2. Phân bố
Trong công trình Thực vật học đại cương của
Đông Dương, Hickel cho biết thông hai lá dẹt
gặp ở độ cao 1.200 - 1.500m tại một vài khu


phân bố chính ở Lâm Đồng, song nơi dễ tiếp
cận nhất là vùng Cổng Trời. Vùng Cổng Trời
trên dãy Hòn Nga thuộc xã Lát, huyện Lạc
Dương, cách thành phố Đà Lạt 20km, khu phân
bố có diện tích khoảng 750ha. Vào mùa khô,
đường đến khu vực này không gặp trở ngại gì
lớn. Từ năm 1989, chúng tôi đã có nhiều dịp
đến đây để thu thập mẫu thực vật, cây con tái
sinh, chụp ảnh và quay video về loài thông quý
hiếm này.
Đứng xa vùng phân bố tự nhiên mấy kilômét
cũng đã thấy tán lá hình quạt của những cây
thông hai lá dẹt cao tuổi nổi lên rất rõ, chiếm
lĩnh tầng tán trội của rừng. Càng lại gần, tán
cây càng nổi bật và đây cũng là đặc điểm dễ
nhận biết nhất của loài thông quý này.
Thông hai lá dẹt thường gặp ở độ cao trên
1.000m. ở Cổng Trời, cây mọc thành quần thụ
lớn ở độ cao 1.600m. Trong đợt điều tra gần
đây ở vùng núi Bidoup, chúng tôi cũng gặp
thông hai lá dẹt mọc rải rác ở độ cao 1.600m
trở lên.
Vùng núi Bidoup nằm trong khu bảo tồn thiên
nhiên Thượng Đa Nhim, có diện tích trên
10.000ha, thuộc xã Đa Chay, huyện Lạc
Dương, nằm dưới sự quản lý của hai trạm quản
lý rừng đầu nguồn là trạm Long Lanh và trạm
Đa Chay. Đây là khu phân bố thứ hai mà
chúng tôi đã tới khảo sát và khu vực khảo sát
thuộc địa phận Long Lanh, cách thành phố Đà

Lạt 50km, có thể dễ dàng đi lại vào mùa khô.
Theo các tài liệu và các nhà khoa học thì ngoài
hai vùng trên, thông hai lá dẹt còn có thể thấy
ở một số nơi khác thuộc Lâm Đồng và Khánh
Hòa; Poilane đã tìm thấy loài cây này ở vùng
phụ cận Nha Trang và ở Đơn Dương; M.
Schmid và Trương Văn Lên thấy có ở Suối
Vàng, gần Đà Lạt; Lê Kim Biên thu được mẫu ở
đèo Ngoạn Mục; Võ Văn Chi, Vũ Văn Dũng tìm
thấy ở vùng Cổng Trời...
3. Một số đặc điểm sinh học - sinh thái
Thông hai lá dẹt thường gặp rải rác như là
những cây đại thụ cao trên dưới 30m, đường
kính có thể đạt 1,5-1,6m, đôi khi tới 2m. Tán
của cây thường khá rộng, dày, sẫm màu và có
hình rẻ quạt. Đoạn thân dưới cành lớn, hầu
như không có cành nhánh, tròn đều và đâm
thẳng vào tán lá.
Cây mầm thường có khoảng 10-13 lá mầm đầu
tiên có hình xoắn cong về một hướng như lưỡi
liềm, lá dài khoảng 2-3cm, sau đến là các lá
nhỏ mọc quanh thân, dài
1,5-2,5cm. Khi cây ở độ tuổi non (5-20 tuổi),
lá dài và rộng bản (dài 10-15cm) hơn lá cây
trưởng thành, xếp như hai lưỡi kéo ở phần đầu
cành. Khi cây trưởng thành, lá nhỏ và ngắn lại
(dài 4-5cm), màu sẫm, mọc thành búi dày ở
đầu cành, làm cho tán cây thông già trở nên
dày và sẫm màu hơn.
Hạt màu nâu nhạt và có cánh trắng, khi chín,

hạt có thể phát tán trong một phạm vi tương
đối rộng và nón quả còn tồn tại một thời gian
trên cây. Quả chín vào mùa mưa nên đây là
một khó khăn lớn đối với việc thu thập hạt vì
khó đến được rừng để xem xét và thu hái đúng
thời gian.
Có thể gặp nhiều cây non tái sinh ngay dưới
tán rừng rậm ở Cổng Trời, còn ở vùng Long
Lanh, nhiều cây tái sinh bên các khoảng trống,
đường mới ủi phục vụ khai thác Pơmu một vài
năm trước đây. Cây tái sinh thường gặp nhất ở
độ tuổi 1 đến 5, rất hiếm cây có đường kính từ
10 đến 40cm. Điều đó chứng tỏ rằng rừng
thông hai lá dẹt ở Cổng Trời và Bidoup hầu như
không có thế hệ trung gian. Việc duy trì các
rừng thông này tồn tại lâu dài trong trạng thái
tự nhiên với tổ thành loài cây ổn định đang là
một câu hỏi lớn đặt ra đối với chúng ta.
Dưới tán những cây thông hai lá dẹt khổng lồ ở
vùng Cổng Trời là những cây lá rộng đặc trưng
cho rừng á nhiệt đới ẩm, như các cây thuộc họ
sồi dẻ (Fagaceae), họ long não (Lauraceae), họ
mộc lan (Magnoliaceae). Ngoài ra còn thấy hồi
núi, thông lông gà, cau rừng, hồng rừng và các
loài thực vật chỉ thị cho độ ẩm cao đặc trưng
của rừng là cây tóc thần vệ nữ, đỗ quyên, rêu,
các loài phong lan v.v... Phẫu diện đất ở đây
cho thấy tầng thảm mục xốp, màu nâu sẫm,
dày 20cm, tầng Ao cũng dày tới 20cm.
Khác với ở vùng Cổng Trời, ở vùng núi Bidoup,

thông hai lá dẹt cổ thụ với đường kính
1,0-1,6m mọc xen với nhiều loài cây hạt trần
quý hiếm khác, như thông năm lá Đà Lạt
(Pinus Dalatensis), Pơmu, có khi còn gọi là
thông hôi (Fokienia Hodgensii), bạch tùng
(Podocarpus Imbricatus), hồng tùng
(Dacrydium Pierrei) v.v... Đặc biệt là ngoài
nhiều cây lá rụng đặc trưng, còn gặp cả hồi núi
và cả cây quế đã bị chặt đổ ngang đường có vỏ
rất dày và đường kính lớn (50cm).
Khu vực Long Lanh gần với đỉnh Gia-rít
(1.900m), một trong ba đỉnh cao của dãy
Bidoup, vài năm trước đây đã bị khai thác
Pơmu, vì vậy ở đây chỉ còn gặp rất ít loài cây
này, hoặc chỉ còn một số cây nhỏ. Giữa rừng
thông ba lá và rừng già nguyên sinh là một
khoảng trống rộng vài ba kilômét bao gồm
toàn đồi trọc do hậu quả của việc phá rừng già
làm nương rẫy, nên thông ba lá cứ lấn dần mãi
vào rừng già. Nhờ đầu tư vào trồng rừng Đa
Nhim mà mấy năm gần đây, việc đốt rừng làm
nương đã phần nào bị chặn lại.
Thông hai lá dẹt sinh trưởng rất chậm, tăng
trưởng đường kính khoảng 1mm/năm, như vậy
nếu cây có đường kính 2,5m thì tuổi cây có thể
đạt tới 1.000 năm, hoặc ít ra có tuổi hàng trăm
năm.
4. Thực trạng và biện pháp bảo tồn
Do bị phá rừng làm nương, các rừng thông hai
lá dẹt đang bị đe dọa, nhiều cây bị mất môi

trường sinh sống tối ưu, bị chết rụi, nhiều cây
quá già cũng tự đổ gãy. Tái sinh tự nhiên hầu
như chỉ hạn chế ở giai đoạn cây mầm, lại gặp
chủ yếu ở nơi có khoảng trống, ven đường;
mặt khác lại thiếu vắng các cây tái sinh ở tuổi
trung gian, nên khó có thể đủ sức thay thế
những cánh rừng thông hai lá dẹt cổ thụ hiện
đang tồn tại. Có thể nhận thấy rất rõ ngay trên
đường đi, rừng thông ba lá nằm kề bên rừng
thông hai lá dẹt, và khi rừng thông hai lá dẹt bị
đốt phá làm nương rẫy, thông ba lá chiếm lĩnh
dần vùng đất trống. Cứ xu thế đó rừng thông
hai lá dẹt hỗn giao cây lá rộng sẽ bị thông ba
lá thay thế trong một thời gian không xa.
Việc gây trồng thông hai lá dẹt ở ngoài vùng
phân bố tự nhiên còn nhiều trở ngại, cần được
nghiên cứu xem xét. Người ta đã đưa thông hai
lá dẹt về trồng ở vườn hoa Đà Lạt và hiện còn
một cây, song có sức sinh trưởng kém. Từ năm
1989, chúng tôi đã bứng một số cây thông hai
lá dẹt tái sinh về trồng thử ở trạm lâm sinh
Măng Linh (Đà Lạt), song do nhiều nguyên
nhân nên sự tồn tại và sinh trưởng của chúng
gặp nhiều khó khăn. Gần đây, chúng tôi tiếp
tục các thử nghiệm gây trồng loài cây này ở Đà
Lạt và tổ chức thu hái hạt để tìm hiểu khả
năng nảy mầm của hạt giống, góp phần vào
công tác bảo tồn exsitu loài thông quý hiếm
này.
Trên cơ sở đầu tư của Bộ khoa học, công nghệ

và môi trường, đề tài Bảo tồn nguồn gen thực
vật rừng do Viện khoa học lâm nghiệp Việt
Nam chủ trì từ năm 1988, đã phối hợp với các
cơ quan chức năng và địa phương như với Cục
kiểm lâm và đặc biệt là với Sở nông lâm thủy
Lâm Đồng, Ban quản lý rừng đặc dụng Lâm
Viên (Đà Lạt), Trung tâm nghiên cứu lâm sinh
Lâm Đồng (thuộc Viện), đã nhiều lần tiến hành

×