Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

nh chế tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.25 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING
LỚP 28 – KHOÁ 33
o0o
HỆ THỐNG CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH VÀ
CÁCH THỨC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
CHUYỂN TIỀN TIẾT KIỆM (S) THÀNH ĐẦU
TƯ (I)
SV: Trần Chí Vương
Lớp 28
Khóa 33
Tp Hồ Chí Minh, 2008
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING
LỚP 28 – KHOÁ 33
o0o
HỆ THỐNG CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH VÀ
CÁCH THỨC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
CHUYỂN TIỀN TIẾT KIỆM (S) THÀNH ĐẦU
TƯ (I)
SV: Trần Chí Vương
Lớp 28
Khóa 33
Tp Hồ Chí Minh, 2008
2
LỜI MỞ ĐẦU
Các tập đoàn kinh tế đều có nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Để thực hiện tốt nhiệm
vụ huy động vốn, các tập đoàn phải triển khai nhiều hình thức như vay thương
mại, vay vốn tín dụng xuất khẩu, phát hành trái phiếu, cổ phần hoá và phát hành
thêm cổ phiếu.


Nguồn vốn huy động thì lớn, thường xuyên, dòng tiền đi về liên tục những giữa
huy động và sử dụng luôn có sự cách quãng về thời gian. Để số vốn này sinh lời
thì nó phải được quản lý và vận động tạo ra lợi nhuận trong khi vẫn đảm bảo
đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn.
Trước những yêu cầu đó, các tập đoàn phải xác lập cho mình một tổ chức
chuyên môn được đào tạo chuyên nghiệp, hoạt động theo quy trình bài bản để
thực hiện công việc này. Trong khi bản thân bộ phận tài chính kế toán của tập
đoàn không có khả năng thực hiện tốt được thì việc hình thành các định chế tài
chính là giải pháp tích cực. Các định chế tài chính sẽ tạo thế chủ động cho các
tập đoàn trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, là cầu nối tập
đoàn với thị trường tài chính; đồng thời thực hiện khâu kinh doanh tiền tệ của
tập đoàn.
Mặt khác, do không có một trung gian tài chính có thể cùng một lúc đáp ứng
đầy đủ các dịch vụ tài chính trong khi các dịch vụ này lại rất đa dạng và phong
phú, một tập đoàn có thể có nhiều loại hình trung gian tài chính khác nhau. Việc
có các định chế tài chính khác nhau sẽ giảm bớt hạn chế đối với hoạt động của
từng định chế.
1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại các định chế tài chính
1.1. Khái niệm
Trong nền kinh tế, bên cạnh những chủ thể thừa vốn luôn luôn tồn tại các
chủ thể thiếu vốn, từ đó nảy sinh nhu cầu chuyển vốn từ chủ thể thừa vốn đến
chủ thể thiếu vốn một cách trực tiếp và gián tiếp:
- Trực tiếp
Chủ thể thừa vốn đáp ứng trực tiếp nhu cầu tài trợ của chủ thể thiếu vốn
bằng việc mua các chứng khoán khởi thủy do các chủ thể thiếu vốn phát hành.
- Gián tiếp
Chủ thể thừa vốn không đáp ứng trực tiếp nhu cầu tài trợ của các chủ thể
thiếu vốn thông qua các định chế tài chính đóng vai trò trung gian tài chính (gọi
là các định chế tài chính trung gian)
Định chế tài chính hay còn gọi là trung gian tài chính. Thuật ngữ định chế

được hiểu theo 2 góc độ: tổ chức được thành lập vì mục đích đặc biệt và nó có
3
những thể chế hay những quy tắc được xã hội và luật pháp thừa nhận, cơ chế
hoạt động của các tổ chức này. Trung gian tài chính là hoạt động tài chính phản
ánh sự điều phối vốn giữa người tiết kiệm và người cần vốn cuối cùng. Tóm lại,
định chế trung gian tài chính là những tổ chức thực hiện huy động nguồn tiền
của những người tiết kiệm cuối cùng và sau đó cung cấp cho những người cần
vốn cuối cùng. Hoạt động chủ yếu và thường xuyên của nó là huy động các
nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế xã hội dưới các hình thức tiền gửi, phí bảo
hiểm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và các loại chứng từ có giá khác, sau đó sử
dụng các nguồn vốn huy động này để cấp tín dụng cho vay hoặc thực hiện các
hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động kinh doanh khác chủ yếu nhằm mục
đích lợi nhuận.
1.2. Đặc điểm
- Các định chế tài chính trung gian là những tổ chức làm cầu nối giữa
những chủ thể cung và cầu vốn trên thị trường.
Trong quá trình hoạt động, các định chế tài chính trung gian phát hành
các công cụ tài chính để huy động vốn trên thị trường, sau đó sử dụng số vốn
này để đầu tư, cung cấp cho thị trường tài chính dưới các hình thức cho vay
hoặc mua các loại chứng khoán… Thông qua hoạt động của các định chế tài
chính, nó góp phần vào quá trình phân phối, điều hòa các nguồn tài chính nhằm
thỏa mãn cao nhất nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế xã hội.
- Các định chế tài chính trung gian là đơn vị kinh doanh tiền tệ - tín dụng.
Chênh lệch giữa mức lãi suất hoặc lợi nhuận đầu tư cao hơn khi cho vay
đầu tư so với các khỏan lãi phải thanh toán cho người tiết kiệm, người cho vay
tạo ra thu nhập cho những định chế tài chính trung gian.
Như vậy thông qua hoạt động của mình, các định chế tài chính trung gian
mang lại thu nhập (tiền lãi) cho những người có những món tiết kiệm nhỏ, giúp
những người vay có thể vay được những món tiền lớn, đồng thời còn tạo ra thu
nhập cho chính bản thân các định chế tài chính trung gian.

1.3. Phân loại các định chế trung gian tài chính
- Căn cứ vào mục đích hoạt động, các định chế tài chính trung gian được
phân loại thành:
+ Các trung gian tài chính kinh doanh
Việc huy động vốn và đầu tư vốn dựa trên cơ sở lợi ích kinh tế giữa chi
phí huy động vốn và thu nhập từ việc sử dụng vốn, tức là kinh doanh vì mục
tiêu lợi nhuận.
Ví dụ: các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm,
quỹ đầu tư, công ty chứng khoán,…
+ Các trung gian tài chính vì mục đích xã hội
4
Hoạt động của các định chế tài chính trung gian này nhằm mục đích hỗ
trợ xã hội, duy trì ổn đinh sản xuất, đời sống xã hội, không nhằm mục đích kinh
doanh thu lợi nhuận.
Ví dụ: ngân hàng chính sách xã hội, quỹ bảo hiểm xã hội,…
- Căn cứ vào mức độ thực hiện chức năng trung gian, các định chế tài
chính trung gian được phân loại thành:
+ Các định chế nhận tiền gửi
Các định chế nhận tiền gửi là các định chế tài chính trung gian mà hoạt
động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân, sau đó
sử dụng nguồn vốn này để cấp tín dụng và thực hiện các hoạt động trung gian
thanh toán
Ví dụ: các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng,…
+ Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng
Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng thu nhận vốn định kỳ trên cơ sở thu
nhận vốn định kỳ trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận với khách hàng. Các định chế
tài chính trung gian này có xu hướng sử dụng vốn vào các hoạt động đầu tư
chứng khoán và các hoạt động đầu tư trung và dài hạn khác.
Ví dụ: công ty bảo hiểm ( nhân thọ và phi nhân thọ), quỹ trợ cấp hưu trí,


+ Các trung gian đầu tư
Các trung gian đầu tư huy động vốn bằng cách phát hành các loại chứng
từ có giá như trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư,…đồng thời sử dụng vốn đầu tư
vào những mục đích riêng biệt vì quyền lợi của các chủ đầu tư.
Ví dụ: công ty tài chính, quỹ đầu tư.
2. Cách thức hoạt động của các định chế trung gian tài chính
2.1. Các định chế ngân hàng
Ngân hàng là một định chế trung gian tài chính thực hiện các hoạt động
ngân hàng và cung cấp các dịch vụ tài chính có liên quan. Cùng với sự phát
triển của nền kinh tế theo cơ chế thị trường, các định chế ngân hàng phát triển
thành 2 loại hình: ngân hàng trung ương và ngân hàng trung gian. Ngân hàng
trung ương thực hiện chức năng phát hành tiền và kiểm soát cung tiền trong nền
kinh tế. còn các ngân hàng trung gian thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân
hàng với nội dung chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền
này để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán.
Hiện nay, ngân hàng trung gian phát triển rất đa dạng về loại hình sở hữu
và các lĩnh vực chuyên doanh. Từ đó hình thành nên các loại hình như ngân
hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách… đồng thời, mạng
lưới ngân hàng được mở rộng phạm vi hoạt động nên đã tạo điều kiện cho các
ngân hàng trung gian đóng vai trò quan trọng trong số các loại hình định chế tài
chính trung gian tài chính về khả năng thu hút vốn nhàn rỗi trong công chúng.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×