Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Soi lại mình qua tấm gương sáng của người phụ nữ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.46 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SOI LẠI MÌNH QUA TẤM GƯƠNG SÁNG CỦA </b>


<b>NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM</b>



<b>Cao Vũ Minh</b>



Đại thi hào Nguyễn Du trong suốt cuộc đời của mình đã phải hai lần thốt lên lời
cảm thông sâu sắc đến thân phận người phụ nữ. “Đau đớn thay phận đàn bà”1<sub>, lời than </sub>
vãn, cảm thông ấy dường như là để dành riêng cho họ - những người phụ nữ đã phải chịu
quá nhiều nỗi bất công và khổ đau trong một xã hội mà tư tưởng trọng nam khinh nữ đã
từng hiện diện hàng ngàn năm như ở nước ta. Thơng thường trong xã hội thì một người bị
người khác khinh thường vì rất nhiều lý do: khơng thơng minh, khơng có tài, khơng có
sắc đẹp, nhìn chung là thua sút người khác về mọi mặt. Thế nhưng người phụ nữ Việt
Nam không thuộc dạng người kém cỏi hơn phái mạnh. Tuy nhiên họ vẫn không được coi
trọng. Trải qua “đêm trường thế kỷ” của chiến tranh, của chế độ phong kiến bất cơng, hủ
hóa, hình ảnh những người mẹ, người chị của dân tộc Việt Nam ngày càng trở nên sáng
ngời rạng rỡ. Họ đã khẳng định được phẩm chất của mình trong từng thời kỳ xã hội. Đến
ngày hơm nay, khơng ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của phụ nữ trên nhiều lĩnh
vực. Để ghi nhận những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam, ngày 8/3/1965
Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã phong tặng phụ nữ Việt Nam 8 chữ vàng “Anh hùng, bất
khuất, trung hậu, đảm đang”. Và ngày hôm nay - 8/3/2011 là một cơ hội tốt để mỗi người
chúng ta đánh giá lại những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.


Trong 8 chữ vàng thì “Anh hùng” được đặt ở vị trí đầu tiên. Để dễ bàn luận, chúng
ta cần hiểu nghĩa căn bản của hai chữ anh hùng. Anh hùng là gì? Theo Từ điển tiếng Việt
thì “Anh hùng” là người có tài năng xuất chúng, cơng to, đức cả khiến mọi người đều
kính phục. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Non sơng gấm vóc Việt Nam do phụ nữ




<b> ThS Luật học, Cơng đồn viên tổ Cơng đồn khoa Hành chính – Nhà nước.</b>



1<b><sub> Trong hai tác phẩm văn chương nổi tiếng của mình Nguyễn Du đã phải thốt lên:</sub></b>


<i><b>“Đau đớn thay phận đàn bà</b></i>


<i><b>Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”</b></i>


<b> (Truyện Kiều)</b>


<i><b>“Đau đớn thay phận đàn bà</b></i>
<i><b>Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu”</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Việt Nam, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”2<sub>. Đó là lời tổng kết </sub>
và ghi nhận những công lao to lớn của phụ nữ Việt Nam qua hàng ngàn năm đấu tranh
dựng nước và giữ nước.


Ngược dịng lịch sử, hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam hiện lên như những
ngọn lửa sáng, cháy hết mình cho những chiến cơng hiển hách của dân tộc. Có lẽ ai cũng
biết cuộc kháng chiến đầu tiên của dân tộc ta chống lại quân xâm lược Trung Quốc do ai
lãnh đạo. Chắc chắn đó khơng thể là ai khác ngồi Hai Bà Trưng – người đã khởi binh
chống lại quân Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh (năm 40 - 43 sau công
<i>nguyên). Có lẽ chúng ta cũng khơng qn câu nói đầy khí phách của Bà Triệu: “Tơi chỉ </i>


<i>muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân </i>


<i>Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp cho </i>


<i>người”. Thời xưa có Hai Bà Trưng, Bà Triệu, thời nay thì có anh hùng Ngơ Thị Tuyển </i>


với kỳ tích “tải đạn”, Võ Thị Thắng với nụ cười vượt thời gian.



Trong Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ I
(năm 1952) tại chiến khu Việt Bắc có 7 người vinh dự được Nhà nước phong tặng danh
hiệu anh hùng. Trong 7 anh hùng thì có một người là phụ nữ. Đó là nữ du kích Nguyễn
Thị Chiên. Với thành tích “tay khơng bắt giặc”, bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu
anh hùng khi mới 22 tuổi3<sub>. Nối tiếp truyền thống cách mạng anh hùng đó, phụ nữ Việt </sub>
Nam đã không ngừng lập những chiến công hiển hách. Cả đất nước sẽ không bao giờ
quên những nữ chiến sĩ anh hùng bất khuất trong ngục tù; hàng triệu người mẹ, người vợ
chịu hy sinh gian khổ, chu toàn việc nhà, động viên chồng, con lên đường chiến đấu và
bản thân cũng trực tiếp tham gia kháng chiến và hy sinh, tiêu biểu như nữ anh hùng
Nguyễn Thị Minh Khai, Mạc Thị Bưởi, Lê Thị Hồng Gấm, mẹ Suốt, đội quân tóc dài của
tỉnh Bến Tre, đội nữ du kích Củ Chi… Có thể họ - những người phụ nữ Việt Nam, không
phải là những tài năng xuất chúng nhưng với những cống hiến quên mình cho sự nghiệp
dựng nước và giữ nước. Họ xứng đáng được tôn vinh là anh hùng.


Sẽ thật thiếu sót nếu nói rằng anh hùng mà khơng có được tinh thần bất khuất. Bất
khuất và anh hùng gắn bó mật thiết với nhau như hai mặt của một bàn tay. Khó có thể nói


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

anh hùng mà lại không bất khuất và ngược lại. Bất khuất, đó là tình thế của con người khi
đối diện với “giàu sang khơng thay đổi, nghèo khó khơng chuyển lay, uy vũ không khuất
phục”.


Những năm cuối thế kỷ XVIII, nữ tướng Bùi Thị Xuân đã kiên cường khởi nghĩa
chống lại nhà Nguyễn Ánh. Tinh thần bất khuất của Bùi Thị Xuân đã được nhân dân Việt
Nam truyền kể cho nhau nghe như một huyền thoại, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc.


Bùi Thị Xuân là một đô đốc tài ba, chuyên huấn luyện voi chiến cho Tây Sơn,
nhiều lần đội quân voi chiến này đánh tan quân của nhà Thanh lẫn quân của Nguyễn Ánh.
Sau khi lật đổ nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh cho tứ mã phân thây vua Cảnh Thịnh (con của
vua Quang Trung). Còn nữ tướng Bùi Thị Xuân – người nhiều phen làm cho Nguyễn
Ánh khốn đốn nên Nguyễn Ánh rất căm hận. Khi nghe bà bị bắt, Nguyễn Ánh sai người


đem đến trước mặt hỏi giọng đắc chí:


<i>- Ta và Nguyễn Huệ ai hơn? </i>
Bà trả lời:


<i>- Chúa công ta; tay kiếm tay cờ mà làm nên sự nghiệp. Trong khi nhà người đi </i>


<i>cầu viện ngoại bang, hết Xiêm đến Tàu làm tan nát cả sơn hà, cùng đều bị chúa công ta </i>
<i>đánh cho không cịn manh giáp. Đem so với Chúa cơng ta, nhà ngươi chẳng qua là ao </i>
<i>trời nước vũng. </i>


Nguyễn Ánh gằn giọng:


<i>- Người có tài sao khơng giữ nổi ngai vàng cho Cảnh Thịnh? </i>
Bà ung dung đáp:


<i>- Nếu có một nữ tướng như ta nữa thì cửa Nhật Lệ khơng để lạnh. Nhà ngươi khó </i>


<i>mà đặt chân được tới đất Bắc hà…</i>4


Nhắm không thể khuất phục bà nên Nguyễn Ánh ra lệnh hành quyết. Nguyễn Ánh
bắt chính con voi mà Bùi Thị Xuân cưỡi phải giẫm chết bà. Bọn lính bắt bà phải quỳ
xuống để cho voi giẫm nhưng bà không chịu quỳ mà tiến thẳng về phía con voi. Con voi
lùi dần nhưng vì bị xích nên con voi khơng lùi được nữa. Con voi thương chủ, chảy nước
mắt nên dùng vòi quấn quanh người Bùi Thị Xuân đưa lên cao rồi quật một cái thật mạnh


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

xuống đất để bà chết ngay. Sau đó, con voi phá tung dây xích chạy thẳng vào rừng. Từ đó
khơng ai cịn nhìn thấy con voi này nữa5<sub>.</sub>


Thế kỷ XIX, XX cũng in đậm dấu ấn của những nữ chiến sĩ cách mạng kiên trung,


bất khuất. Đó là chị Võ Thị Sáu (1935 - 1952) - người nữ anh hùng mới tròn 15 tuổi đã
giác ngộ lý tưởng, hoạt động cách mạng, bị tù đày khổ ải và bị tun án tử hình nhưng
lịng khơng hề nao núng, vẫn hô to “Hồ Chủ tịch muôn năm” trước tiếng súng của kẻ thù.


Trong mùa hè rực lửa năm 1972, Thạch Hãn (Quảng Trị) đã trở thành dịng sơng
oanh liệt, ơm vào lịng hàng ngàn người con ưu tú của tổ quốc, khi họ dũng cảm vượt
sông dưới làn đạn địch, theo tiếng gọi của chiến trường. Máu đỏ hòa vào nước. Thịt
xương tan vào đất. Họ mãi mãi nằm xuống cho khát vọng tự do. Trong chúng ta, nếu đã
có dịp một lần ghé thăm dịng Thạch Hãn thì sẽ khơng bao giờ quên những câu thơ trầm
hùng bi tráng của nhà thơ Lê Bá Dương:


<i>“Đò qua Thạch Hãn Xin chèo nhẹ</i>
<i>Đáy sơng cịn đó bạn tơi nằm</i>
<i>Có tuổi hai mươi thành sóng vỗ</i>


<i>Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm”</i>


<i> (Đò qua Thạch Hãn __ Lê Bá Dương)</i>


Và nếu có dịp thì cũng nên một lần trở lại ngã ba Đồng Lộc để thắp một nén
hương tưởng nhớ mười cô gái thanh niên xung phong đã hy sinh nơi đây. Bom đạn đã
cướp đi sự sống, xương máu của các chị đã hịa vào lịng đất mẹ góp phần làm nên màu
xanh cho Đồng Lộc hôm nay. Các chị ra đi vào độ tuổi đôi mươi - cái tuổi đang độ xuân
thì, đẹp nhất của đời người. Chắc hẳn trước lúc ra đi, các chị cũng mang trong mình
những ước mơ hoài bão, những dự định cho mai sau... Nhưng các chị đã hy sinh cả quảng
đời thanh xuân của mình, đi theo tiếng gọi của Tổ quốc với một ước mơ thật giản dị:


<i>Mười bát nhang, hương cắm thế đủ rồi</i>
<i>Còn hương nữa, dành phần cho đất</i>
<i>Chúng tơi chưa có chồng và chưa ngỏ lời u</i>



<i>Ngày bom vùi tóc tai bết đất</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>Nằm trong mộ rồi mái đầu chưa gội được</i>
<i>Thỉnh cầu đất cằn cỗi nghĩa trang</i>


<i>Cho mọc dậy vài cây Bồ kết</i>
<i>Hương chia đều trong hư ảo khói nhang</i>


<i><b> (Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc__ Vương </b></i>


<i><b>Trọng)</b></i>


Tinh thần bất khuất kiên trung của các chị mãi mãi là gương sáng cho thế hệ mai
sau noi theo.


Là một đất nước luôn đối diện với nạn ngoại xâm, lại là một đất nước với nền văn
minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp, nên người
phụ nữ Việt Nam có bản sắc và phong cách riêng: vừa là người chiến sĩ chống ngoại xâm
anh hùng, bất khuất vừa là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh, đồng thời là
người chủ gia đình đảm đang. Có thể nói, trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, phụ nữ
Việt Nam anh hùng, bất khuất. Trong cuộc sống thường nhật, phụ nữ Việt Nam lại rất
trung hậu, đảm đang. Nguyên phi Ỷ Lan và thứ phi Nguyễn Thị Bích Châu là hai tấm
gương sáng về sự trung hậu, đảm đang đó.


Nguyên phi Ỷ Lan vốn là vợ vua Lý Thánh Tông. Mặc dù được sánh duyên cùng
vua nhưng Ỷ Lan không lấy việc trau chuốt nhan sắc để mong được tình yêu của vua mà
quan tâm đến hết thảy mọi công việc trong triều đình. Ỷ Lan khổ cơng học hỏi, miệt mài
đọc sách, nghiền ngẫm nghĩa sách nên chỉ một thời gian ngắn mọi người đều kinh ngạc
trước sự hiểu biết uyên thâm về nhiều mặt của Ỷ Lan.



Thời nguyên phi Ỷ Lan nhiếp chính thay vua trị vì đất nước, Lý Thánh Tơng và
Lý Thường Kiệt nhiều lần đem quân đánh Chiêm Thành nhưng đánh mãi không thắng
phải rút quân về. Đến châu Cư Liên, nghe tin Nguyên phi giúp việc nội trị, lòng dân cảm
hóa, hịa hợp, trong cõi vững vàng, tơn sùng Phật giáo, dân gọi bà là Quan Âm. Vua nói:
“Nguyên phi là đàn bà mà còn làm được như thế, là nam nhi lại chẳng được việc gì hay
sao?”. Sau đó, vua bèn quay lại đánh Chiêm Thành và cuối cùng giành được thắng lợi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

và đem gả cho những người đàn ông không vợ. Bà đã cho xây trên 150 cái tháp và hàng
trăm chùa trên khắp đất nước. Nhân dân yêu quý gọi Ỷ Lan là Bà Tấm xứ Bắc6<i><sub>.</sub></i>


Đến thời nhà Trần, nước ta lại xuất hiện một “Ỷ Lan thứ hai”. Đó là Nguyễn Thị
Bích Châu - vợ vua Trần Duệ Tơng. Bà có nhan sắc xinh đẹp, hơn nữa lại văn hay chữ
tốt, trong cung đình nhà vua khó có phi tần nào sánh kịp.


Trong nước lúc bấy giờ chính sự đổ nát, bà thảo một bản điều trần với nhan đề
“Kê minh Thập sách” để dâng lên vua. Trong đó nêu lên mười điều vua nên làm. Vua
xem qua có khen nhưng lại khơng áp dụng nên chính sự vẫn rối ren.


Năm Đinh Tỵ (1377), Duệ Tông cất 12 vạn binh đi đánh Chiêm Thành. Bà Bích
Châu dâng biểu can ngăn, phân tích lợi hại rất rành mạch. Vua vẫn khơng nghe mà vẫn
chuẩn bị đội ngũ để tự mình “thân chinh”. Thấy vậy, bà Bích Châu lại viết một bài biểu
lời lẽ tha thiết, khuyên chồng nên nghĩ lại. Nhưng bài biểu của bà cuối cùng cũng bị xếp
vào một xó. Thấy chồng quyết tâm kéo quân đi, Bích Châu rất buồn, nhưng rồi bà cũng
xin phép chồng cho mình đi theo và ln sát cánh bên chồng.


Khi bà mất được sắc phong “Chế Thắng linh thần” và được lập đền thờ tại Kỳ Anh
(Hà Tĩnh). Đến thời Lê, vua Lê Thánh Tơng đích thân làm một bài thơ điếu bà Bích Châu
như sau:



<i>Bản thị Hy Lăng cung lý nhân</i>
<i>Lâm nguy vị quốc độc vong thân</i>
<i>Yên phong nhất trận đào hao lãng</i>


<i>Xuân dạ tam canh độ nhược tân</i>
<i>Hàn thủy vô đoan mai Sở phụ</i>
<i>Hương hồn hà xứ điếu Tương quân?</i>


<i>Ta hồ, bách vạn hùng binh lữ</i>
<i>Bất tận thư sinh nhất hịch văn!</i>


Dịch thơ Nôm:


<i>Nàng xưa cung nữ của Hy Lăng (Miếu hiệu của vua Trần Duệ Tơng)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>Vì nước lâm nguy, quyết xả thân</i>
<i>Một trận gió yêu gây sóng cả</i>
<i>Hồn nương bến bãi suốt đêm xuân</i>


<i>Bông dưng sông lạnh vùi thân gái</i>
<i>Biết chốn nào đây viếng nữ thần?</i>
<i>Chán nhỉ, vạn ngàn quân tướng mạnh</i>


<i>Chẳng bằng tờ hịch gã thư sinh!</i>


Bài thơ thật cảm động. Sáu câu đầu vua ca tụng đức xả thân cứu nước của bà Bích
Châu. Hai câu kết có ngụ ý chê vua Duệ Tơng và tự đề cao mình. Có lẽ hương linh bà
Bích Châu khơng vui, vì chạm vào tình cảm kính trọng chồng. Cho nên khi vua Lê Thánh
Tông thắng trận, lúc khải hoàn qua đây, bà lại báo mộng cho vua, tạ ơn và van xin vua:



- Bài thơ nhà vua đề ở Đền lời ý đều hay, duy hai câu kết có ý phẩm bình chuyện
cũ, khiến lịng thiếp không được yên!


Nhà vua sực tỉnh, sửa ngay hai câu kết thành:


<i>Cương thường vạn cổ ưng vô quý</i>
<i>Từ hạ thư cưu hý thủy văn</i>
<i>(Vạn cổ cương thường lòng chẳng thẹn</i>


<i>Thư cưu giỡn sóng dưới chân đền)</i>7


Một cung phi lúc sống đã tỏ lịng trung can nghĩa khí, lúc mất đi vẫn hiển linh để
giữ trọn đạo trung hiếu như bà Nguyễn Thị Bích Châu, thật là một tấm gương sáng của
giới nữ lưu, đáng cho hậu thế soi chung.


Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày càng diễn ra ác liệt trong phạm vi
cả nước. Hàng vạn nam giới hăng hái lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc, ngày
19/3/1965, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động phong trào phụ nữ ba đảm nhiệm:
Đảm nhiệm sản xuất, công tác thay người đi chiến đấu; đảm nhiệm gia đình để chồng con
yên tâm chiến đấu; đảm nhiệm phục vụ chiến đấu và chiến đấu. Để động viên các chiến
sỹ ngoài mặt trận, Hội phụ nữ nhiều tỉnh đã phát động hội viên viết thư giao ước thi đua
với tiền tuyến “Chiến trường anh quyết lập công, hậu phương em quyết một lòng thi


</div>

<!--links-->
Quan niệm về tứ đức “Công – Dung – Ngôn – Hạnh” của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay
  • 25
  • 23
  • 23
  • ×