Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.1 KB, 43 trang )

Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở

Bài

7

KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ

Nội dung

Mục tiêu

Trong bài này, người học sẽ được tiếp cận 

các nội dung:




Giúp sinh viên hiểu được vai trò của
thương mại quốc tế.
Phân tích được về cán cân thanh tốn
quốc tế, tỷ giá hối đối.
Phân tích và hiểu được cơ chế tác
động của chính sách vĩ mơ dưới các hệ
thống tỷ giá hối đối khác nhau và
dịng vốn lưu động hồn hảo.



Trình bày được vai trị của thương mại quốc tế.


Phân tích được cán cân thanh tốn quốc tế, tỷ
giá hối đối.
Phân tích được cơ chế tác động của chính
sách vĩ mơ dưới các hệ thống tỷ giá hối đối
khác nhau vốn lưu động hoàn hảo.

Hướng dẫn học

Để học tốt bài này sinh viên cần:




Đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo để chọn ra
những tài liệu tham khảo hữu ích nhất và cần
xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu được
cung cấp cho bài này để học tập tốt hơn.
Phải hiểu được kiến thức nền tảng đã được
học ở các bài trước thì mới có thể hiểu sâu
được bài 7 này. Bài 7 nghiên cứu về các chính
sách kinh tế vĩ mơ trong nền kinh tế mở, do
đó, sinh viên phải biết được nền kinh tế mở có
những đặc trưng gì. Sinh viên cần phải đọc và
hiểu được các khái niệm liên quan trong việc
phân tích nền kinh tế mở.

242
ECO102_Bai7_v2.0018102208



Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở

ạn không phải rời khỏi đất nước Việt Nam, nhưng bạn đang tham gia tích cực vào nền
kinh tế tồn cầu. Khi bạn đi đến các cửa hàng, siêu thị, bạn có thể chọn mua những quả
nho được sản xuất ra ở Mỹ hoặc ở Australia. Khi bạn gửi tiền vào ngân hàng ở địa
phương bạn đang sinh sống, ngân hàng có thể cho các doanh nghiệp ở tận châu Âu vay mượn
khoản tiền đó để sản xuất kinh doanh. Trong bài trước, chúng ta đã đơn giản hóa bằng việc giả
định phân tích trong nền kinh tế đóng. Tuy nhiên, trong thực tế, hầu hết các nền kinh tế là nền
kinh tế mở: họ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài, họ nhập khẩu khẩu hàng hóa và
dịch vụ từ nước ngồi về, và họ vay mượn các nguồn vốn từ các thị trường tài chính quốc tế. Tại
sao sự di chuyển hàng hóa và dịch vụ lại dễ dàng như vậy? Các nước thu được lợi gì và chịu
những thiệt hại gì khi tham gia vào nền kinh tế tồn cầu?
Đồng “đơ la mạnh” có nghĩa là gì? Tại sao nhiều người Việt Nam lại ưu thích tích trữ đồng
USD, cịn nhà sản xuất thì có những cảm giác hỗn hợp? Liệu chúng ta có nên lo lắng khi có sự
thâm hụt trong cán cân thương mại của quốc gia không? Đối với hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi
và hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, hệ thống tỷ giá nào tối ưu hơn? Tác động của chính sách tiền
tệ và chính sách tài khóa trong nền kinh tế mở và trong nền kinh tế đóng có gì khác nhau? Tất cả
câu hỏi và những vấn đề đặt ra này sẽ được trả lời trong nội dung bài học số 7 sau đây.

B

7.1.

Lý thuyết về lợi thế so sánh và xu hướng tự do hóa thương mại quốc tế

7.1.1.

Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh

a. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối

Adam Smith (1723 – 1790), nhà triết học người Xcốt–
len, là người đầu tiên khám phá ra khoa học kinh tế học
hiện đại. A.Smith (1776) là người đầu tiên đưa ra lý
thuyết về lợi thế tuyệt đối của thương mại quốc tế.
Khi nhu cầu lương thực tăng lên, phải tiếp tục sản xuất trên
những đất đai cằn cỗi, không đảm bảo được lợi nhuận cho
các nhà tư bản thì họ sẽ khơng sản xuất nữa. Trong điều
kiện đó A.Smith cho rằng có thể giải quyết bằng cách phát
triển sản xuất công nghiệp và sử dụng sản phẩm của ngành
này xuất khẩu để nhập lương thực từ nước ngồi về. Như
vậy, thơng qua việc mua bán trao đổi sản phẩm đã giải
Adam Smith (1723  1790)
quyết được mặt hạn chế của tăng trưởng.
Do đó, lợi thế tuyệt đối là lợi thế có được trong điều kiện so sánh chi phí để sản xuất ra
cùng một loại sản phẩm, và khi một nước sản xuất sản phẩm có chi phí cao hơn sẽ nhập
sản phẩm đó từ nước khác có chi phí sản xuất thấp hơn. Lợi thế này được xem xét từ hai
phía, đối với nước sản xuất sản phẩm có chi phí thấp sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn
khi bán sản phẩm trên thị trường quốc tế. Còn đối với nước sản xuất sản phẩm với chi
phí cao sẽ có được sản phẩm mà trong nước khơng có khả năng sản xuất hoặc sản xuất
khơng đem lại lợi nhuận, người ta gọi là bù đắp được sự yếu kém về khả năng sản xuất
trong nước.
Ngày nay, đối với các nước đang phát triển việc khai thác lợi thế tuyệt đối vẫn có ý
nghĩa quan trọng khi chưa có khả năng sản xuất một số loại sản phẩm, đặc biệt là tư liệu
sản xuất có chi phí có thể chấp nhận được. Ví dụ, việc khơng đủ khả năng sản xuất ra
243
ECO102_Bai7_v2.0018102208


Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở


máy móc thiết bị là khó khăn lớn đối với các nước đang phát triển, đã là nguyên nhân
dẫn đến đầu tư thấp. Như chúng ta đã biết, các khoản tiết kiệm chưa thể trở thành vốn
đầu tư chừng nào tư liệu sản xuất các doanh nghiệp cần đến chưa có. Bởi vì, đó là tư liệu
sản xuất chưa sản xuất được ở trong nước mà phải nhập từ nước ngoài.
Khi tiến hành nhập những tư liệu sản xuất này công nhân trong nước bắt đầu học cách sử
dụng các máy móc thiết bị mà trước đây họ chưa biết và sau đó họ học cách sản xuất ra
chúng. Về mặt này vai trị đóng góp của ngoại thương giữa các nước công nghiệp phát
triển và các nước đang phát triển thông qua việc bù đắp sự yếu kém về khả năng sản xuất
tư liệu sản xuất và yếu kém về kiến thức công nghệ của các nước đang phát triển cũng
được đánh giá là lợi thế tuyệt đối. Như vậy, một nước có lợi thế tuyệt đối nếu nước đó có
chi phí sản xuất thấp hơn so với nước khác (sự khác biệt về công nghệ giữa các nước).
Những nguyên nhân làm cho một nước có lợi thế tuyệt đối là do điều kiện tự nhiên
thuận lợi, điều kiện về vốn, về trang thiết bị kỹ thuật và do trình độ quản lý,... Ví dụ về lợi
thế tuyệt đối: Mỹ và Nhật Bản sản xuất thức ăn và ôtô theo các giả định: Sản xuất hai loại
hàng hóa thức ăn và hóa chất, đầu vào sử dụng là lao động, có sự khác biệt về cơng nghệ,
sản xuất cố định theo quy mơ, khơng có chi phí vận tải trong trao đổi. Bảng số liệu dưới
mô tả các tiêu chí đã nêu ra: Lao động được yêu cầu để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm.
Bảng 7.1. Hao phí sức lao động của Mỹ và Nhật Bản để sản xuất thức ăn và ơtơ
Hao phí sức lao động (đơn vị lao động)
Sản phẩm
Mỹ

Nhật

X (Thức ăn)

3

4


Y (Ơtơ)

9

6

Mỹ trở nên hiệu quả hơn trong sản xuất thức ăn (đòi hỏi 3 < 4 lao động), Nhật Bản có
hiệu quả hơn trong sản xuất ơtơ (địi hỏi 6 < 9 lao động). Trong nền kinh tế khép kín, cả
2 nước sẽ sản xuất cả 2 loại hàng hóa, nếu người tiêu dùng mong muốn có cả 2. Theo
Adam Smith, cả 2 nước có thể đạt được từ thương mại quốc tế thơng qua chun mơn
hóa (Mỹ sẽ sản xuất nhiều thức ăn, cịn Nhật Bản sản xuất nhiều ơtơ hơn).
Bảng 7.2. Lợi ích đạt được từ thương mại quốc tế qua lợi thế tuyệt đối
Kết luận

Mỹ

Nhật

Thay đổi của thế giới

Qô tô

-1

+1

0

Qthức ăn


+3

-1,5

1,5

Bây giờ, giả sử Mỹ giảm sản xuất một đơn vị ôtô, do đó dư thừa 9 lao động. 9 lao động
này có thể sản xuất 9 : 3 = 3 đơn vị thức ăn. Để giữ mức sản xuất ôtô cố định, Nhật Bản
nên sản xuất thêm 1 ôtô, điều này đòi hỏi 6 lao động. 6 lao động này có thể đã sản xuất
được 6 : 4 = 1,5 đơn vị thức ăn. Sản lượng tăng thêm là 1,5 đơn vị thức ăn thể hiện sự
đạt được từ thương mại.

b. Lợi thế tương đối (Lợi thế so sánh)
Lợi thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học, phát biểu rằng mỗi quốc gia sẽ
được lợi khi nó chun mơn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể
sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác);

244
ECO102_Bai7_v2.0018102208


Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở

ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể
sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối khơng hiệu quả bằng các nước khác).
Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể
nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong
việc sản xuất mọi hàng hóa. Nguyên tắc này do David Ricardo (1772  1823) đưa ra.
Theo Ricardo, các sự khác biệt đều mang tính tương đối, khơng phải tuyệt đối. Nếu EU
và Việt Nam sản xuất hai loại hàng hóa thức ăn và hóa chất, đầu vào sử dụng là lao

động, có sự khác biệt về cơng nghệ, sản xuất cố định theo quy mô, lao động được lưu
động giữa các nhân tố không phải giữa các quốc gia, khơng có chi phí vận tải. Bảng số
liệu dưới chỉ ra số lượng lao động để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm:
Bảng 7.3. Hao phí sức lao động sản xuất thức ăn và hóa chất của EU và Việt Nam
Quốc gia/Hàng hóa

Thức ăn

Hóa chất

EU

4

8

Việt Nam

6

30

EU có hiệu quả cao trong sản xuất cả hai hàng hóa, được sử dụng 4 < 6 lao động cho
thức ăn và 8 < 30 lao động cho hóa chất. Tại sao EU vẫn bn bán với Việt Nam? EU có
hiệu quả gấp gần 30/8 lần Việt Nam trong sản xuất hóa chất, trong khi hiệu quả gấp 1,5
lần trong sản xuất thức ăn. Theo Ricardo, cả hai nước có thể đạt được thương mại quốc
tế thơng qua chun mơn hóa (EU sẽ sản xuất nhiều hóa chất, cịn Việt Nam sẽ sản xuất
nhiều thức ăn).
Giả sử Việt Nam sản xuất ít đi 1 hóa chất, khi đó họ sẽ có 30 lao động tự do. Ba mươi
lao động này sẽ sản xuất 30 : 6 = 5 đơn vị thức ăn. Để giữ cho mức sản xuất cố định, EU

nên sản xuất thêm 1 đơn vị hóa chất, điều này địi hỏi cần 8 lao động. Tám lao động này
có thể sẽ sản xuất được 8 : 4 = 2 đơn vị thức ăn.
Chúng ta có bảng số liệu tổng hợp thương mại như sau:
Bảng 7.4. Lợi ích đạt được từ lợi thế so sánh đối với hóa chất và thức ăn qua
Kết luận

EU

Việt Nam

Thay đổi của thế giới

Hóa chất

+1

-1

0

Thức ăn

-2

+5

+3

Sự tăng lên của sản xuất ở trên đại diện đạt được của thương mại quốc tế. Như vậy, nhờ
thương mại quốc tế mà cả hai nước đều cùng có lợi. Thương mại quốc tế dựa trên lý

thuyết về lợi thế so sánh sẽ góp phần thúc đẩy sự phân cơng lao động xã hội và quá trình
hợp tác cả hai bên cùng có lợi trên phạm vi quốc tế, đồng thời làm tăng khả năng sản
xuất và tăng khả năng tiêu dùng của mọi quốc gia.
7.1.2.

Xu hướng tự do hóa thương mại quốc tế

Tự do hóa thương mại là sự nới lỏng can thiệp của Nhà nước hay Chính phủ vào lĩnh
vực trao đổi, buôn bán quốc tế. Tự do hóa thương mại vừa là nhu cầu hai chiều của hầu
hết các nền kinh tế thị trường, bao gồm: nhu cầu bán hàng hóa, đầu tư ra nước ngồi và
nhu cầu mua hàng hóa, nhận vốn đầu tư của nước ngoài. Nhà nước áp dụng các biện
pháp cần thiết để từng bước giảm thiểu những hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế
quan trong quan hệ thương mại với nước ngoài, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
245
ECO102_Bai7_v2.0018102208


Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở

triển của các hoạt động thương mại quốc tế cả về bề rộng
và bề sâu. Để bảo hộ nền thương mại trong nước hoặc
thực hiện các mục tiêu xác định trong chính sách thương
mại quốc tế của mình, Chính phủ các nước đã áp dụng
những biện pháp nhất định (như đã nêu ở trên). Khi đó
các hoạt động thương mại khơng cịn thuần túy được
điều tiết bởi quan hệ cung cầu trên thị trường quốc tế,
mà còn chịu sự điều chỉnh của các chính sách của các
chính phủ. Như vậy tự do hóa thương mại chính là loại
bỏ các biện pháp hạn chế hay bảo hộ thương mại của các
chính phủ.

David Ricardo (1772 1823)
Để phát huy lợi thế so sánh khi thực hiện tự do hóa
thương mại, cần phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu sau:
 Đảm bảo sự ổn định vĩ mơ, nhất là ổn định chính trị, kinh tế, tạo khơng khí hợp tác
hồ bình hữu nghị và thuận lợi chocác hoạt động hợp tác kinh doanh.
 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp một cách đồng bộ nhất quán, phù hợp với
luật pháp và thông lệ quốc tế nhằm tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các hoạt động
kinh tế đối ngoại.
 Cải cách và nâng cao hiệu quả quản lý hành chính của các cơ quan chính phủ, nhất là
các cơ quan có liên quan đến hoạt động ngoại thương (điều kiện này hết sức quan
trọng đối với các nước có nền kinh tế chuyển đổi như: Trung Quốc và Việt Nam).
 Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội trước hết là những trung tâm
giao lưu kinh tế và cửa ngõ thông thương với thị trường thế giới như hệ thống đường
giao thông, thông tin liên lạc, điện nước, và các dịch vụ thiết yếu... đạt trình độ quốc
tế, tạo mơi trường kinh doanh năng động và hiệu quả cho các doanh nghiệp trong
nước và các nhà đầu tư quốc tế.
 Đào tạo và xây dựng một nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển, nhất là giới
kinh doanh, doanh nghiệp trên lĩnh vực thương mại quốc tế, có đủ chun mơn và
bản lĩnh để làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài (vấn đề này là hết sức cấp
thiết đối với Việt Nam).
Theo định nghĩa của tự do hóa thương mại thì việc điều chỉnh chính sách thương mại
quốc tế theo xu hướng tự do hóa thương mại tức là điều chỉnh sao theo hướng loại bỏ
những hạn chế hay bảo hộ thương mại của các chính phủ. Tuy nhiên như đã trình bày ở
trên, vấn đề quan trọng ở đây là việc loại bỏ phải được thực hiện theo lộ trình bởi ngay
một lúc nếu chính phủ loại bỏ những rào cản thương mại quốc tế thì có thể gây ra thiệt
thịi rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước, các ngành kinh tế trong nước và lớn hơn là
nền kinh tế của cả quốc gia. Thật vậy, đối với những doanh nghiệp hay những ngành
kinh tế có năng lực cạnh tranh yếu thì việc phải đối phó bất ngờ với việc dỡ bỏ những
rào cản thương mại của Chính phủ là điều khó có thể làm được và việc phải đối đầu với
nguy cơ phá sản hay sụp đổ là điều tất nhiên. Điều này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khác về

xã hội như tình trạng thất nghiệp tăng cao, một số tệ nạn xã hội gia tăng.
Tự do hóa thương mại là việc cần phải làm đối với tất cả các nước trong điều kiện hội
nhập kinh tế. Tuy nhiên, tự do hóa thương mại cần phải được thực hiện theo những bước
246
ECO102_Bai7_v2.0018102208


Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở

đi phù hợp, nhất là đối với các nước đang phát triển. Nếu khơng chú trọng đến trình tự tự
do hóa, các nước này có thể phải gánh chịu những bài học đắt giá. Việc xác định lộ trình
tự do hóa thương mại cần dựa vào đặc điểm, điều kiện, và nội lực của mỗi nước.
7.2.

Xu hướng hạn chế thương mại quốc tế

7.2.1.

Những quan điểm hạn chế thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng
hóa vơ hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi
ích cho các bên. Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với một tỷ lệ lớn
trong GDP. Mặc dù thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, tầm
quan trọng kinh tế, xã hội và chính trị của nó mới được để ý đến một cách chi tiết trong
vài thế kỷ gần đây. Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công
nghiệp hóa, giao thơng vận tải, tồn cầu hóa, cơng ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân
lực bên ngoài. Việc tăng cường thương mại quốc tế thường được xem như ý nghĩa cơ
bản của "tồn cầu hóa". Bên cạnh những ưu điểm, thương mại quốc tế còn tồn tại một số
hạn chế sau:

 Khi tiến hành hoạt động thương mại quốc tế sẽ hạn chế khuyến khích được sản xuất
trong nước phát triển, vì mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng cao, chế độ bảo hộ trong
nước sẽ bị hạn chế.
 Khi có thương mại quốc tế sẽ khơng đảm bảo được quốc phịng và an ninh.
 Có thể tạo điều kiện gây nên độc quyền trong nước, do sự hỗ trợ của chính phủ hoặc
sự cấu kết giữa các tập đồn lớn.
 Có thể làm mai một mất nền văn hóa bản sắc dân tộc. Với những hạn chế đó, đã xuất
hiện quan điểm bảo hộ mậu dịch,...
Mỗi quốc gia cần áp dụng các chính sách cần thiết để điều chỉnh dịng vận động hàng
hóa trong nước với hàng hóa nước ngồi nhằm bảo vệ hàng hóa nội địa trước sự xâm
nhập ngày càng mạnh mẽ của hàng hóa nước ngồi. Cần phải bảo hộ sản xuất trong
nước, bảo hộ nền công nghiệp non trẻ của nước nhà và tạo nhiều công ăn việc làm cho
người lao động.
7.2.2.

Những công cụ để hạn chế thương mại quốc tế

a. Thuế quan
Khái niệm thuế quan
Thuế quan là một thứ thuế đánh vào hàng hóa xuất - nhập khẩu. Thuế quan có nhiều
loại, có loại thuế quan mang tính chất cấm đốn và thuế quan khơng có tính chất cấm
đốn. Thuế quan có tính chất cấm đốn thường có mức thuế quan cao đến mức làm nản
lịng việc nhập khẩu, đóng cửa, cấm đốn việc bn bán mặt hàng đó. Mức thuế quan
khơng có tính chất cấm đốn là mức thuế quan vừa phải, có xu hướng làm giảm sút nhập
khẩu nhưng khơng xóa bỏ thương mại.
Tác dụng của thuế quan
Thuế quan làm tăng giá cả hàng hóa, giảm khối lượng tiêu thụ hàng hóa, giảm khối
lượng hàng nhập khẩu và tăng khả năng sản xuất trong nước, tăng thu nhập cho Chính
247
ECO102_Bai7_v2.0018102208



Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở

phủ. Giả sử một nước nhỏ cần nhập khẩu quần áo đề phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng
trong nước. Nếu khơng có thương mại quốc tế, giá bán sản phẩm trong nước là 8 USD
và các doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ cung cấp một lượng sản phẩm là 200. Khi có
thương mại quốc tế, nếu khơng có thuế quan, với mức của thế giới theo giá cả 4 USD,
nhu cầu tiêu thụ quần áo là 300. Sản xuất trong nước là 100 đơn vị sản phẩm và phải
nhập khẩu một lượng là EF = 300 – 100 = 200.
Để khuyến khích sản xuất trong nước, Chính phủ áp đặt một mức thuế quan là 2 USD
trên một đơn vị quần áo nhập khẩu, sẽ làm giá tăng lên tới 6 USD một đơn vị quần áo.
Lượng hàng trong nước sản xuất thêm là 50 đơn vị, mức nhập khẩu giảm xuống còn 100
( HI ), tiêu dùng trong nước giảm đi LF  50 đơn vị. Thuế thu về cho Chính phủ trong
trường hợp này là 200 USD. Từ đó, thuế quan sẽ làm tăng chi phí sản xuất trong nước
thiệt hại trong việc thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và làm tăng thu nhập chính phủ. Vì vậy,
cần phải tính tốn giữa cái lợi qua thuế quan mang lại cho Chính phủ, các doanh nghiệp
và các thiệt hại cho người tiêu dùng.

Hình 7.1. Ví dụ về tác động của thuế quan đối với nước nhỏ

Thuế quan có thể làm thay đổi điều kiện thương mại theo hướng có lợi cho một nước lớn
và làm thiệt hại bạn hàng của nước đó. Điều kiện thương mại là tỷ lệ giữa giá tối ưu làm
cho giá cả hàng hóa tăng lên so với giá cả hàng hóa đó ở nước ngồi nên mức cầu trong
nước về hàng hóa đó giảm xuống. Nếu mức cầu trong nước là một bộ phận đáng kể của
mức cầu thế giới thì giá cả hàng hóa đó ở thế giới cũng bị giảm xuống. Do vậy, phần
thuế quan sẽ rơi vào người nước ngồi. Điều này thực hiện được với một nước có sức
mạnh độc quyền trên thế giới.
Với một mức thuế quan làm giảm mức cầu nhập khẩu, nâng mức cung trong nước có thể
góp phần làm giảm thất nghiệp, làm tăng GNP trong nước. Thuế quan là biện pháp tạm

thời để bảo vệ sản xuất của ngành công nghiệp non trẻ. Với các tác dụng theo nhiều
chiều như vậy, việc áp dụng nguyên tắc thuế quan bảo hộ phải được cân nhắc cẩn thận
trong điều kiện cụ thể của từng nước, từng thời kỳ, từng loại hàng hóa.
248
ECO102_Bai7_v2.0018102208


Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở

b. Hạn ngạch
Khái niệm hạn ngạch
Hạn ngạch là mức giới hạn mà Chính phủ quy định đối với khối lượng hàng hóa
xuất - nhập khẩu. Nếu với hình thức thuế quan, lượng hàng nhập khẩu phụ thuộc vào
mức độ linh hoạt của cung cầu trên thị trường thì bảo hộ bằng hạn ngạch là hình thức
Nhà nước xác định trước khối lượng hàng nhập khẩu và cấp giấy phép cho một số tổ
chức có đủ tiêu chuẩn được nhập khẩu khối lượng này. Tác động của hạn ngạch cũng
gần giống như thuế quan.
Tác động của hạn ngạch
Giả sử trên hình 7.2 mơ tả thị trường một loại hàng hóa sản xuất trong nước. Giả sử
Chính phủ quyết định lượng quần áo nhập khẩu trong năm là Q2. Nếu các tổ chức nhập
khẩu bán với giá mua hàng trên thị trường quốc tế là P2, khi đó Q2 phản ánh khả năng
sản xuất trong nước và Q2’ phản ánh nhu cầu quần áo trong nước. Giá trị Q2 = Q2’ – Q2
phản ánh lượng quần áo cần nhập.

Hình 7.2. Tác động của hạn ngạch đối với nước nhỏ

Với mức giá P2 thì lượng cần phải nhập là đoạn AB . Chính phủ chỉ cho phép nhập khẩu
một lượng là đoạn HK=ΔQ1 cho nên lượng sản xuất trong nước tăng lên từ Q2 đến Q1.
Để giải quyết lượng quần áo thiếu hụt Chính phủ chủ trương tăng sản xuất trong nước
bằng cách nâng giá bán đến mức P1 (P1 = P2 + chênh lệch giá). Với mức giá P1 sẽ có: Q1

là sản lượng sản xuất trong nước, Q1’ nhu cầu quần áo trong nước, Q1 = Q1’ – Q1 là
lượng quần áo nhập khẩu.
Như vậy, với mức giá P1 nhu cầu nhập khẩu quần áo vừa bằng với lượng quần áo Nhà
nước quyết định nhập. Hiệu quả của bảo hộ hạn ngạch gần giống như hiệu quả bằng thuế
quan: Sản xuất trong nước tăng (từ Q2  Q1), lượng hàng hóa nhập khẩu giảm (từ Q2
đến Q1). Lợi ích người tiêu dùng bị giảm (diện tích P1KBP2) do nhu cầu tiêu dùng giảm
từ Q2’ đến Q1’.

249
ECO102_Bai7_v2.0018102208


Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở

c. Một số công cụ phi thuế quan khác
Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế do Chính phủ một số quốc gia đặt ra
để bảo vệ hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu khơng vượt q số lượng đã ấn định, giới hạn
hàng nhập khẩu để bảo vệ doanh nghiệp trong nước. Các biện pháp bao gồm:
 Thứ nhất, cấm nhập khẩu. Các nước trên thế giới chỉ được sử dụng biện pháp này vì
mục tiêu bảo vệ đạo đức công cộng, sức khoẻ con người, tài nguyên thiên nhiên, an
ninh quốc phịng... Vì thế, những hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu của các
quốc gia thường là vũ khí, đạn dược.
 Thứ hai, sử dụng giấy phép. Theo chế độ này, hàng hóa muốn thâm nhập vào lãnh
thổ của một nước phải xin giấy phép nhập khẩu của cơ quan chức năng. Ví dụ: Đến
năm 2017, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan và Trung Quốc cũng gặp
khơng ít khó khăn do biện pháp này gây ra.
Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật là một trong những hàng rào kỹ thuật
thường được các nước áp dụng. Một mặt các tiêu chuẩn này tạo điều kiện thuận lợi cho
thương mại quốc tế bằng cách giúp người mua nước ngoài đánh giá được quy cách, chất
lượng của sản phẩm nhưng mặt khác chúng cũng có thể trở thành rào cản thương mại

nếu quá khác biệt giữa các nước. Một trong những rào cản lớn khác với hàng hóa và
doanh nghiệp là biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời (bao gồm biện pháp tự vệ, chống
bán phá giá, trợ cấp và đối kháng). Trong đó, quan trọng nhất phải kể đến biện pháp
chống bán phá giá. Một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu giá xuất khẩu thấp hơn mức
giá của sản phẩm tương tự tại nước xuất khẩu. Các nước được phép đánh thuế chống bán
phá giá với các sản phẩm bán phá giá khi điều tra được hàng nhập khẩu đã được bán phá
giá vào thị trường nước mình đồng thời chứng minh được việc bán phá giá này gây thiệt
hại cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự ở trong nước.
Có thể nói, khơng một nước nào trên thế giới lại từ bỏ việc áp dụng các biện pháp phi
thuế - một công cụ để bảo hộ sản xuất trong nước hay để đạt được một số mục tiêu kinh
tế - xã hội nhất định. Theo quy định của WTO, các nước sẽ phải dần dần xóa bỏ một số
hàng rào phi thuế, đặc biệt là các biện pháp hạn chế định lượng. Tuy nhiên, cùng với tiến
trình đó, việc tạo ra và sử dụng các cơng cụ phi thuế mới, tinh vi hơn là điều không thể
tránh khỏi. Trong quá trình mở cửa, hội nhập Việt Nam càng cần phải hiểu rõ các hàng
rào phi thuế quan để vừa đẩy mạnh được xuất khẩu, vừa bảo hộ hiệu quả các ngành sản
xuất non trẻ trong nước.
7.3.

Cán cân thanh toán quốc tế

Do việc xúc tiến những quan hệ với các nước về các lĩnh vực từ thương mại, dịch vụ,
đầu tư, tín dụng... cho đến ngoại giao, xã hội, văn hóa, khoa học cơng nghệ... cho nên
nảy sinh ra quan hệ thu chi tiền tệ đối ngoại của mỗi nước, việc nảy sinh này được phản
ánh tập trung trong cán cân thanh toán quốc tế của nước đó. Cán cân thanh tốn quốc tế
là một bản đối chiếu giữa các khoản tiền thu được từ nước ngoài với các khoản tiền trả
cho nước ngoài của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Thực chất, cán cân thanh
toán quốc tế là một tài liệu thống kê, có mục đích cung cấp sự kê khai đầy đủ dưới hình
thức phù hợp với u cầu phân tích những quan hệ kinh tế tài chính của một nước với
nước ngoài trong một thời gian xác định. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý,
250

ECO102_Bai7_v2.0018102208


Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở

song thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh tốn từ phía người cư trú
trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch địi
hỏi sự thanh tốn từ phía người cư trú ở ngồi nước cho người cư trú ở trong nước được
ghi vào bên tài sản có.
Cán cân thanh toán = Cán cân vãng lai + Cán cân vốn + Sai số thống kê
Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh kết quả của hoạt động trao đổi đối ngoại của nước
đó với các nước khác. Cho biết một cách trực quan tình trạng cơng nợ của một quốc gia
tại một thời điểm nhất định. Cán cân bội thu hay bội chi cho biết nước đó là chủ nợ hay
đang mắc nợ nước ngoài. Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh địa vị kinh tế của một
quốc gia trên trường quốc tế. Địa vị này là kết quả tổng hợp của các hoạt động thương
mại, dịch vụ và các chính sách rút vốn ra khỏi nước khác.
Như vậy cán cân thanh toán quốc tế là một tài liệu quan trọng nhất đối với các nhà hoạch
định chính sách ở tầm vĩ mơ. Một hệ thống số liệu tốt hay xấu trên cán cân có thể ảnh
hưởng đến tỷ giá từ đó sẽ tạo ra những biến động trong phát triển kinh tế  xã hội. Thực
trạng của cán cân làm cho nhà hoạch định chính sách thay đổi nội dung chính sách kinh
tế. Chẳng hạn, thâm hụt cán cân thanh tốn có thể làm Chính phủ nâng lãi suất lên hoặc
giảm bớt chi tiêu công cộng để giảm chi về nhập khẩu. Do đó, Chính phủ dựa vào cán
cân để thiết kế chiến lược phát triển kinh tế  xã hội và có những đối sách thích hợp cho
từng thời kỳ.
Ví dụ: Bảng 7.5. Xác định cán cân thanh toán của nền kinh tế Mỹ năm 1999.
Bảng 7.5. Cán cân thanh toán của Mỹ, 1999 (tỷ USD)
TÀI KHOẢN VÃNG LAI

Giá trị


(1) Xuất khẩu ròng về hàng hóa

–347,2

(2) Xuất khẩu rịng dịch vụ

79,6

(3) Thu nhập đầu tư rịng

–24,7

(4) Thanh tốn chuyển nhượng rịng

–46,6

(5) Cán cân tài khoản vãng lai (1+2+3+4)

–338,9

TÀI KHOẢN VỐN
(6) Thay đổi về tài sản của cư dân Mỹ ở nước ngoài

–381,0

(7) Thay đổi về tài sản cư dân nước ngoài ở Mỹ

706,2

(8) Thay đổi về tài sản của Chính phủ Mỹ ở nước ngồi


8,3

(9) Thay đổi về tài sản của Chính phủ nước ngồi ở Mỹ

44,5

(10) Cán cân tài khoản vốn (6+7+8+9)

378,0

(11) SAI SỐ THỐNG KÊ

–39,1

CÁN CÂN THANH TOÁN (5+10+11)

0

Lỗi và sai số thống kê: Khoản mục này nếu có là do sự sai lệch về thống kê do nhầm lẫn,
bỏ sót hoặc khơng thu thập được số liệu. Nguyên nhân là những ghi chép của những
khoản thanh tốn hoặc hóa đơn quốc tế được thực hiện vào những thời gian khác nhau,
địa điểm khác nhau và có thể bằng những phương pháp khác nhau. Do vậy, những ghi
chép này là cơ sở để xây dựng những thống kê của cán cân thanh toán quốc tế chắc chắn
khơng hồn hảo. Từ đó, dẫn đến những sai số thống kê.

251
ECO102_Bai7_v2.0018102208



Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở

7.3.1.

Tài khoản vãng lai

a. Khái niệm tài khoản vãng lai
Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán của một quốc
gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với
người cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong
nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ
được ghi bằng mực đỏ). Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh tốn của người cư trú
ngồi nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên "có" (ghi bằng mực đen).
Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ.
Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, hay khi tiết
kiệm nhiều hơn đầu tư. Ngược lại, tài khoản vãng lai thâm hụt khi quốc gia nhập nhiều
hơn hay đầu tư nhiều hơn. Mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hàm ý quốc gia gặp hạn
chế trong tìm nguồn tài chính để thực hiện nhập khẩu và đầu tư một cách bền vững.
Theo cách đánh giá của IMF, nếu mức thâm hụt tài khoản vãng lai tính bằng phần trăm
của GDP lớn hơn 5%, thì quốc gia bị coi là có mức thâm hụt tài khoản vãng lai không
lành mạnh.

b. Các khoản mục cán cân vãng lai
Khoản mục cán cân vãng lai được chia thành 4 nhóm nhỏ: Thương mại hàng hóa, dịch
vụ, yếu tố thu nhập, chuyển tiền thuần.
 Cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa
o Cán cân này phản ánh những khoản thu chi về xuất nhập khẩu hàng hóa trong một
thời kỳ nhất định. Khi cán cân thương mại thặng dư điều này có nghĩa là nước đó
đã thu được từ xuất khẩu nhiều hơn phải trả cho nhập khẩu. Ngược lại, cán cân
bội chi phản ánh nước đó nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Khi xuất khẩu, trị giá

hàng xuất khẩu được phản ánh vào bên Có. Khi nhập khẩu, trị giá hàng nhập
khẩu được phản ánh vào bên Nợ. Vì xuất khẩu làm phát sinh cung ngoại tệ và cầu
nội tệ trên thị trường ngoại hối. Nhập khẩu làm phát sinh cầu ngoại tệ. Cán cân
xuất nhập khẩu dịch vụ (Cán cân thương mại vơ hình).
o Cán cân này phản ánh các khoản thu chi từ các hoạt động dịch vụ về vận tải (cước
phí vận chuyển thuê tàu, bến bãi,...) du lịch, bưu chính, cố vấn pháp luật, dịch vụ
kỹ thuật, bản quyền, bằng phát minh,... Thực chất của cán cân dịch vụ là cán cân
thương mại nhưng gắn với việc xuất nhập khẩu dịch vụ. Khi ghi chép sổ sách:
Xuất khẩu dịch vụ phản ánh bên Có; Nhập khẩu dịch vụ phản ánh bên Nợ.
 Cán cân thu nhập (Yếu tố thu nhập)
Phản ánh các dòng tiền về thu nhập chuyển vào và chuyển ra. Bao gồm:
o Thu nhập của người lao động (tiền lương, tiền thưởng, thu nhập khác...) do người
không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại.
o Thu nhập từ hoạt động đầu tư như: FDI, ODA,... Các khoản thanh toán và được thanh
toán từ tiền lãi, cổ tức đến những khoản thu nhập từ đầu tư ở nước ngoài từ trước.
o Thu nhập chảy vào phản ánh bên Có (làm tăng cung ngoại tệ). Khi chuyển thu
nhập ra được phản ánh bên Nợ (làm giảm cung ngoại tệ).
252
ECO102_Bai7_v2.0018102208


Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở



7.3.2.

Chuyển tiền đơn phương
Bao gồm các khoản chuyển giao một chiều khơng được hồn lại như: Viện trợ khơng
hồn lại; khoản bồi thường, quà tặng, quà biếu; trợ cấp tư nhân, trợ cấp chính phủ. Các

khoản thu đơn phương được xem như tăng thu nhập nội địa do thu được từ nước ngoài,
làm tăng cung ngoại tệ (phản ánh vào bên có). Các khoản phải trả đơn phương do phải
thanh tốn cho người nước ngồi phát sinh cầu ngoại tệ (phản ánh vào bên Nợ).

Tài khoản vốn

Tài khoản vốn (còn gọi là cán cân vốn) là một bộ phận của cán cân thanh tốn của một
quốc gia. Nó ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản thực như bất động sản
hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa người cư trú trong nước với
người cư trú ở quốc gia khác. Khi những tuyên bố về tài sản nước ngoài của người sống
trong nước lớn hơn tuyên bố về tài sản trong nước của người sống ở nước ngồi, thì
quốc gia đó có thặng dư tài khoản vốn (hay dịng vốn vào ròng). Theo quy ước, dòng
vốn vào ròng phải bằng thâm hụt tài khoản vãng lai. Tài khoản tài chính (hay tài khoản
đầu tư) là một bộ phận của tài khoản vốn ghi lại những giao dịch về tài sản tài chính. Tài
khoản vốn phản ánh sự chuyển dịch tư bản của một nước với các nước khác (luồng vốn
được đầu tư vào hay đầu tư ra của một quốc gia). Các luồng vốn gồm hai loại: Luồng
vốn ngắn hạn và luồng vốn dài hạn.
 Cán cân vốn ngắn hạn: Bao gồm các khoản vốn ngắn hạn chảy vào (Có) và chảy ra
(Nợ). Nó bao gồm: Tín dụng thương mại, tín dụng ngắn hạn ngân hàng và các khoản
tiền gửi ngắn hạn.
 Cán cân vốn dài hạn: Phản ánh các khoản vốn dài hạn bao gồm: FDI (Khi FDI chảy
vào phản ánh Có, khi FDI chảy ra phản ánh Nợ); các khoản tín dụng quốc tế dài hạn:
Tín dụng thương mại dài hạn (khoản vay hoặc cho vay của các tổ chức tín dụng nước
ngồi theo điều kiện thực tế: Khi đi vay phản ánh bên Có, khi cho vay hoặc trả nợ thì
phản ánh bên Nợ); tín dụng ưu đãi dài hạn (Các khoản vay ODA: Khi đi vay phản
ánh bên Có, khi cho vay phản ánh bên Nợ); các khoản đầu tư gián tiếp khác bao gồm
các khoản mua, bán cổ phiếu, trái phiếu quốc tế nhưng chưa đạt đến số lượng kiểm
sốt cơng ty (Nếu bán cổ phiếu, trái phiếu tức là vốn vào thì phản ánh bên Có. Cịn
nếu mua thì vốn ra tức là phản ánh bên Nợ); các khoản vốn chuyển giao khơng hồn
lại (khoản viện trợ khơng hồn lại cho mục đích đầu tư, các khoản nợ được xóa. Tài

sản của người di cư: Vào ghi bên Có, ra ghi bên Nợ).
Mối quan hệ giữa tài khoản vốn và lãi suất: Cân đối tài khoản vốn có quan hệ mật thiết
với lãi suất. Khi lãi suất trong nước tăng lên, đầu tư vào trở nên hấp dẫn hơn, vì thế dịng
vốn vào sẽ gia tăng, trong khi đó dịng vốn ra giảm bớt. Cán cân tài khoản vốn, nhờ đó,
được cải thiện. Ngược lại, nếu lãi suất trong nước hạ xuống, cán cân vốn sẽ bị xấu đi.
Khi lãi suất ở nước ngoài tăng lên, cán cân tài khoản vốn sẽ bị xấu đi. Và, khi lãi suất ở
nước ngoài hạ xuống, cán cân vốn sẽ được cải thiện.
Mối quan hệ giữa tài khoản vốn và tỷ giá hối đoái: Khi đồng tiền trong nước lên giá so
với ngoại tệ, có nghĩa là tỷ giá hối đối danh nghĩa giảm đi, dịng vốn vào sẽ giảm trong
khi dòng vốn ra tăng lên. Hậu quả là tài khoản vốn xấu đi. Ngược lại, khi đồng tiền trong
nước mất giá (tỷ giá tăng), tài khoản vốn sẽ được cải thiện.
253
ECO102_Bai7_v2.0018102208


Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở

7.3.3.

Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế

a. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh tốn quốc tế có thể rơi vào tình trạng bội thu hoặc bội chi. Tình trạng này
khơng cố định theo thời gian mà luôn luôn thay đổi vị trí. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán
cân thanh tốn quốc tế đó là: cán cân thương mại, lạm phát, thu nhập quốc dân, tỷ giá
hối đoái, sự ổn định chính trị của đất nước, khả năng quản lý kinh tế của Chính phủ.
 Cán cân thương mại
Là yếu tố quan trọng quyết định đến vị trí của cán cân thanh toán mà cán cân thương
mại lại phụ thuộc yếu tố tác động trực tiếp đến nó. Ví dụ như: Thương mại hữu hình
là một trong những hạng mục thường xun của cán cân thanh tốn. Tùy theo trình

độ phát triển khoa học kỹ thuật, độ phong phú của tài nguyên thiên nhiên mà có một
số quốc gia khác lại ở vào vị trí nhập siêu. Thương mại vơ hình là dịch vụ và du lịch.
Có một số quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về vị trí địa lý, cảnh quan và khí hậu đã
trở thành nơi thu hút khách du lịch của thế giới.
 Lạm phát
Với điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu tỷ lệ lạm phát của một quốc gia cao
hơn so với các nước khác có quan hệ mậu dịch, làm giảm sức cạnh tranh của hàng
hóa của nước này trên thị trường quốc tế do đó làm cho khối lượng xuất khẩu giảm.
 Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân
Nếu mức thu nhập của một quốc gia tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của quốc
gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau.
Do mức thu nhập thực tế (đã điều chỉnh do lạm phát) tăng, mức tiêu thụ hàng hóa
cũng tăng.
 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đối
Nếu tiền của một nước bắt đầu tăng giá so với tiền của quốc gia khác, tài khoản vãng
lai của nước đó sẽ giảm, nếu các yếu tố khác bằng nhau. Khi đó, hàng hóa xuất khẩu
từ nước này sẽ trở nên đắt hơn đối với các nước nhập khẩu nếu đồng tiền của họ
mạnh. Kết quả là nhu cầu hàng hóa đó giảm.
 Sự ổn định chính trị của một đất nước, chính sách đối ngoại của quốc gia
Sự ổn định chính trị của một đất nước là cơ sở vững chắc để phát triển kinh tế, và là
điều kiện tiên quyết để các quốc gia khác tăng cường quan hệ kinh tế. Bên cạnh đó,
chính sách đối ngoại trở thành điều kiện đủ cho mọi quan hệ kinh tế trực tiếp. Trong
điều kiện mở cửa kinh tế và hội nhập, chính sách đối ngoại phù hợp sẽ là yếu tố mở
đường cho mọi yếu tố khác phát triển.
 Khả năng và trình độ quản lý kinh tế của Chính phủ
Đây là yếu tố tạo sự phát triển bền vững và tăng trưởng liên tục của nền kinh tế. Yếu
tố này vừa mang tính thử nghiệm vừa đánh giá sự năng động trong điều hành nền
kinh tế của Chính phủ trong đó có quan hệ kinh tế đối ngoại cũng sẽ đạt được. Do
đó, cán cân thanh tốn quốc tế sẽ được cải thiện theo chiều thuận.


254
ECO102_Bai7_v2.0018102208


Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở

b. Một số giải pháp duy trì cân bằng cán cân thanh tốn
Mục tiêu quan trọng trong chính sách kinh tế của mỗi quốc gia là đảm bảo cho cán cân
thanh toán được cân bằng. Khi cán cân thanh toán bội thu hay bội chi thì các nước
thường sử dụng các biện pháp để điều chỉnh.
Khi cán cân bội thu, các nước thường sử dụng số bội thu đó để tăng cường đầu tư ra
nước ngoài và bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia.
Bội chi cán cân sẽ có tác động tiêu cực đến việc phát triển kinh tế của các quốc gia, quan
hệ kinh tế đối ngoại và quan hệ kinh tế  xã hội khác. Chúng ta có thể xem xét một số
biện pháp nhằm điều chỉnh cán cân thanh toán khi bội chi như sau:
 Giảm chi tiêu ngân sách nhà nước sẽ tác động đến tổng cầu do đó góp phần cải thiện
cán cân thanh toán ngắn hạn. Giảm chi tiêu ngân sách nhà nước thường đi đơi với
chính sách thắt chặt tiền tệ, thuế khóa như: Tăng lãi suất cho vay để giảm đầu tư,
dùng công cụ thuế để hạn chế tiêu dùng nhất là hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng.
 Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngồi
có thể áp dụng các biện pháp sau: Nâng lãi suất tiền gửi nhằm thu hút ngoại tệ từ nước
ngoài vào; vay của nước ngồi và tìm kiếm nguồn viện trợ nhà nước; tạo môi trường đầu
tư thuận lợi, thủ tục dễ dàng, ưu đãi về thuế, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
 Điều chỉnh tỷ giá hối đối nhằm khuyến khích xuất khẩu tăng thu ngoại tệ đồng thời
hạn chế nhập khẩu tiết kiệm ngoại tệ. NHTƯ dùng cách thay đổi lãi suất tái chiết
khấu của ngân hàng để điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế. Nếu lãi suất tái chiết
khấu tăng trong khi lãi suất của các nước trong khu vực vẫn giữ nguyên thì sẽ thu hút
được lượng ngoại tệ lớn ở trong nước và ngoài nước vào ngân hàng, như vậy cung
cầu ngoại tệ sẽ được cải thiện. Khi cần thiết NHTƯ hạ lãi suất tái chiết khấu sẽ mở
rộng quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp

mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước
ngồi tăng thu ngoại tệ. Chính sách hối đoái là biện pháp tác động trực tiếp vào tỷ giá
hối đoái nghĩa là NHTƯ hay cơ quan ngoại hối của nhà nước dùng các nghiệp vụ
trực tiếp mua, bán ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá phù hợp với điều kiện của mình
trong từng giai đoạn, phù hợp mục tiêu chính sách kinh tế đối ngoại.
 Áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch nhằm kích thích xuất khẩu hàng hóa ra nước
ngồi, tăng thu ngoại tệ bù đắp sự thiếu hụt, sử dụng hàng rào thuế quan hạn chế
nhập khẩu.
 Sử dụng quyền rút vốn đặc biệt SDR tại IMF. Khi một quốc gia là thành viên chính
thức tại IMF thì quốc gia đó có thể sử dụng quyền rút vốn đặc biệt hoặc thực hiện
xuất vàng để trang trải các khoản nợ nước ngoài.
Một số giải pháp mang tính chiến lược:
 Tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ tùy thuộc vào điều kiện tài ngun, trình
độ phát triển khoa học cơng nghệ của quốc gia trong đó trình độ khoa học cơng nghệ
giữ vị trí quyết định.
 Có chính sách hợp lý và năng động để thu hút khách du lịch, kiều hối, xuất khẩu lao
động, xuất khẩu công nghệ nhằm tăng thu ngoại tệ.
 Quản lý thu chi ngoại tệ theo nguyên tắc tăng thu giảm chi ngoại tệ.
 Đổi mới chính sách quản lý kinh tế đối ngoại để thu hút vốn đầu tư.
 Nâng cao trình độ quản lý và điều hành kinh tế của Chính phủ và các cấp chính quyền.
255
ECO102_Bai7_v2.0018102208


Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở

7.4.

Tỷ giá hối đoái


7.4.1.

Tỷ giá hối đoái và các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là số lượng đơn vị tiền nội tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ. Nói
cách khác là tỷ giá mua bán (trao đổi) giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái
được coi là một cơng cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng quan trọng phục vụ cho chính sách
thương mại của mỗi quốc gia sao cho có lợi nhất trong điều kiện thương mại quốc tế. Tỷ
giá hối đoái là một vấn đề kinh tế, từ thế kỷ XV – XVII đã được các nhà tư tưởng trọng
thương chủ nghĩa quan tâm bàn đến. Tuy nhiên, nó được nghiên cứu một cách có hệ
thống đầy đủ và chi tiết trong các học thuyết hiện đại. Thơng thường có 2 xu hướng thay
đổi tỷ giá hối đoái:
 Một là, xu hướng phá giá đồng nội tệ (nghĩa là làm giảm giá đồng tiền bản tệ). Xu
hướng này thường được áp dụng để khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh và
khuyến khích xuất khẩu. Thực hiện được hướng này, thì các nước phải nắm rõ tình
hình diễn biến thương mại quốc tế,...
 Hai là, xu hướng tăng giá đồng nội tệ. Xu hướng này thường được áp dụng để
khuyến khích nhập khẩu và tăng điều kiện cạnh tranh trong nước, hạn chế việc đầu tư
sản xuất kinh doanh. Thơng thường kèm theo chính sách này là chính sách thay đổi
lãi suất theo hướng tăng lãi suất.
Cách xác định tỷ giá hối đoái
Để tránh nhầm lẫn khi phân tích, chúng ta thường quy ước sử dụng ký hiệu sau:
 Ký hiệu e là tỷ giá hối đối của đồng nội tệ tính theo đồng tiền nước ngồi. (Hay tỷ
giá hối đối của đồng tiền ở thị trường ngoại hối của đồng tiền đó).
 Ký hiệu E là tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ tính theo đồng nội tệ. (Hay tỷ giá hối
đối của đồng tiền có liên quan trong thị trường ngoại hối đang xem xét).
Ví dụ: Ở Việt Nam nếu ta coi đồng nội tệ là VND, đồng ngoại tệ thường sử dụng là USD
thì tỷ giá hối đối của đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ đầu năm 2018 là:
e


USD
1

VND 22.500

Và tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ đầu năm 2018 là:
E

VND 22.500

 22.500
USD
1

Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
 Cán cân thương mại: Trong các điều kiện khác không đổi nếu nhập khẩu của một
nước tăng thì đường cung về tiền của nước đó sẽ dịch chuyển sang phía phải, và
ngược lại nếu xuất khẩu của một nước tăng thì đường cầu tiền sẽ dịch chuyển sang
phía phải (e tăng).
 Tỷ lệ lạm phát tương đối: Nếu tỷ lệ lạm phát của một nước cao hơn tỷ lệ lạm phát
của một nước khác thì nước đó sẽ cần nhiều tiền hơn để mua một lượng tiền nhất
định của nước kia. Điều này làm cho đường cung tiền dịch chuyển sang phải và tỷ
giá hối đoái giảm xuống.

256
ECO102_Bai7_v2.0018102208


Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở


Sự vận động của tư bản: Khi người nước ngoài mua tài sản tài chính, lãi suất có ảnh
hưởng mạnh. Khi lãi suất của một nước tăng lên một cách tương đối so với nước
khác thì các tài sản của nó tạo ra tỷ lệ tiền lời cao hơn và có nhiều người dân nước
ngồi muốn mua các tài sản đó. Điều này làm cho đường cầu về tiền của nước đó
dịch chuyển sang phải và làm tăng tỷ giá hối đối của nó. Đây là một trong những
ảnh hưởng quan trọng nhất tới tỷ giá hối đoái ở các nước phát triển cao.
 Dự trữ và đầu cơ ngoại tệ: Tất cả đều có thể làm dịch chuyển các đường cung và cầu
tiền tệ. Đầu cơ có thể gây ra những thay đổi lớn về tiền, đặc biệt trong điều kiện
thông tin liên lạc hiện đại và công nghệ máy tính hiện đại có thể trao đổi hàng tỷ đô
la giá trị tiền tệ mỗi ngày.
Trên đây là 4 nguyên nhân cơ bản gây nên sự dịch chuyển các đường cung cầu trên thị
trường ngoại hối. Sự dịch chuyển này đến lượt nó sẽ gây ra những dao động của tỷ giá
hối đoái. Như một phản ứng dây chuyền, những biến động của tỷ giá hối đoái lại tác
động đến nền kinh tế trong nước.


7.4.2.

Thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối là nơi đồng tiền của quốc gia này được trao đổi với đồng tiền của
quốc gia khác. Những chủ thể kinh tế tham gia thị trường này thường là các thể chế tài
chính, các ngân hàng trung ương và các chính phủ, những cơng ty, những nhà đầu cơ
tiền tệ,...
Cầu về tiền trên thị trường ngoại hối: là khối lượng tiền mà người nước ngồi muốn mua
và có khả năng mua (chuyển đổi) đồng tiền trong nước ở các mức giá khác nhau trên thị
trường ngoại hối.
Có cầu về tiền của nước A trên thị trường ngoại hối khi dân cư từ các nước khác mua
hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra tại nước A. Các hãng sản xuất và những người làm
công sản xuất ra hàng hóa phải chi trả bằng tiền mặt của nước A, điều này đòi hỏi những

người mua là người nước ngoài phải mua tiền trong thị trường ngoại hối. Một nước xuất
khẩu càng nhiều thì cầu đối với đồng tiền nước đó càng lớn trên thị trường ngoại hối.
Đường cầu về một loại tiền là một hàm số của tỷ giá hối đối, đường này dốc xuống về
phía phải. Tỷ giá hối đối càng cao thì hàng hóa của nước đó càng trở nên đắt hơn đối
với những người nước ngồi và càng ít hàng hóa được xuất khẩu hơn.
Cung về tiền trên thị trường ngoại hối: là khối lượng tiền mà người dân trong nước
muốn và có khả năng chuyển đổi đồng tiền nước ngoài ở các mức giá khác nhau trên thị
trường ngoại hối. Đường cung về tiền là một hàm của tỷ giá hối đối của nó, đường này
dốc lên trên về phía phải. Tỷ giá hối đối càng cao thì hàng hóa nước ngồi càng rẻ và
hàng hóa ngoại được nhập khẩu vào thị trường quốc tế càng nhiều.
Hình 7.3 mơ tả, khi cung tiền bằng cầu tiền trên thị trường ngoại hối (đường cung tiền
cắt đường cầu tiền) ta xác định được trạng thái cân bằng trên thị trường ngoại hối. Tại
trạng thái cân bằng E, chúng ta xác định được tỷ giá hối đoái là e0. Nếu xuất khẩu tăng
lên, cầu tiền trên thị trường ngoại hối tăng lên, đường cầu tiền dịch chuyển sang phải, tỷ
giá hối đoái sẽ tăng lên. Nếu nhập khẩu tăng lên, cung tiền trên thị trường ngoại hối
tăng, đường cung tiền dịch chuyển sang phải, tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống.

257
ECO102_Bai7_v2.0018102208


Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở

Hình 7.3. Cân bằng cung tiền và cầu tiền trên thị trường ngoại hối

7.4.3.

Các hệ thống tỷ giá hối đối

Có nhiều kiểu hệ thống đã được thiết lập các tỷ giá hối đoái như: Các hệ thống tỷ giá cố

định, các hệ thống tỷ giá thả nổi (các tỷ giá thị trường linh hoạt) và các tỷ giá thả nổi có
quản lý.

a. Hệ thống tỷ giá cố định: Bretton Woods (1944 – 1971)
Tỷ giá hối đối cố định, cịn được gọi là tỷ giá hối đoái neo, là một kiểu chế độ tỷ giá hối
đối trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay
với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đo giá trị khác, như vàng chẳng hạn.
Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm.
Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định. Tỷ giá hối
đoái cố định là một lựa chọn chế độ tỷ giá ngược hồn tồn với tỷ giá hối đối thả nổi.
Gần cuối thế chiến thứ II một hội nghị đa quốc gia đã được tổ chức ở Bretton Woods
New Hampshise (Mỹ) để hoạch định “một hệ thống các tỷ giá hối đối có trật tự thuận
lợi cho luồng thương mại tự do”.
Hệ thống này có các yếu tố sau:
 Giá của vàng được cố định là 35 đô la Mỹ một Ounce. Nghĩa là giá trị của đồng đô la
Mỹ được cố định theo vàng.
 Tiền của các nước tham gia hệ thống được cố định theo đồng đô la Mỹ, các NHTƯ
của những nước này có trách nhiệm duy trì các tỷ giá hối đoái của họ bằng việc mua
và bán đô la trên thị trường ngoại tệ.
 Quỹ tiền tệ (IMF) đã được tạo ra để quản lý hệ thống này và làm một số chức năng
của NHTƯ quốc tế.
Các chức năng của quỹ tiền tệ thế giới IMF trong hệ thống này là: Đảm bảo rằng các
nước duy trì các tỷ giá hối đối như đã thoả thuận cho các NHTƯ tham gia quỹ này vay
tiền, khi dự trữ của họ khơng cịn đủ để mua hoặc bán đủ lượng tiền đô la để hỗ trợ các
tỷ giá hối đoái của họ nữa; bàn bạc với các nước tham gia về những thay đổi trong các tỷ
giá hối đối của họ.
Hệ thống này đã gặp một số khó khăn:
258
ECO102_Bai7_v2.0018102208



Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở

Dự trữ không tương xứng: Quy mô thương mại quốc tế tăng nhanh chóng trong
những năm 1950  1960 gây nên những vận động tiền tệ lớn. Điều này đòi hỏi các
NHTƯ phải mua và bán đô la nhiều lên nhằm duy trì các tỷ giá hối đối đã thoả
thuận. Một số ngân hàng nhận thấy rằng dự trữ về đô la và vàng hiện tại là không
tương xứng để duy trì tỷ giá cố định.
 Các điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo xu hướng lâu dài: Các tỷ lệ tăng trưởng về xuất
khẩu và nhập khẩu cũng như tỷ lệ lạm phát rất khác nhau giữa các nước gây nên
những thay đổi dài hạn về giá trị tương đối của tiền tệ. Nhiều nước đã đề nghị IMF
thay đổi các tỷ giá hối đoái của họ.
 Các cuộc khủng hoảng mang tính đầu cơ: Khi đã rõ ràng rằng một đồng tiền được
đánh giá quá cao hoặc quá thấp so với tỷ giá hiện tại của nó thì các nhà đầu cơ sẽ
mua hoặc bán những lượng tiền lớn theo dự đoán của họ về sự thay đổi tỷ giá hối
đoái. NHTƯ sẽ phải chi tiêu những lượng tiền ngoại tệ lớn nhằm cố gắng duy trì tỷ
giá cố định cho tới khi nó được thay đổi.
Vào năm 1971 các nước khơng cịn khả năng đảm bảo rằng những đồng đơ la Mỹ có thể
được chuyển đổi thành vàng và tháng 8 năm 1971, Chính phủ Mỹ đã buộc phải xóa bỏ
chế độ bản vị vàng của đồng USD.
Trong xu hướng mở cửa và hội nhập kinh tế, việc theo đuổi chế độ tỷ giá cố định có thể
dẫn đến một số vấn đề sau:
 Nếu tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn thế giới, nước đó sẽ mất dần khả năng cạnh
tranh trên các thị trường quốc tế, gây tổn thất cho cán cân thanh toán quốc tế và
ảnh hưởng xấu đến sản xuất trong nước.
 Để đảm bảo tỷ giá hối đối cố định, Chính phủ thường phải sử dụng các công cụ hạn
chế nhập khẩu như thuế quan, hạn ngạch,... và hạn chế luồng vốn luân chuyển quốc
tế nhằm kiềm chế thâm hụt cán cân thanh toán. Điều này mâu thuẫn với yêu cầu của
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
 Hệ thống tỷ giá hối đối cố định khơng cho phép sử dụng chính sách tiền tệ vào các

mục tiêu như ổn định giá cả hoặc tạo thêm công ăn việc làm, mà chỉ sử dụng vào một
mục tiêu duy nhất là duy trì giá cả cố định ở mức đã cơng bố.


b. Các hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi (linh hoạt)
Tỷ giá hối đoái thả nổi được xác định hoàn toàn bởi các lực lượng cung và cầu của thị
trường, khơng có sự can thiệp nào của Chính phủ. Về mặt lý thuyết, các tỷ giá cần điều
chỉnh một cách tự động theo những thay đổi trong lạm phát, trong cán cân thương mại
và các luồng vốn và duy trì “sự ngang bằng của sức mua” sao cho có thể mua được một
lượng hàng nhất định từ cùng một lượng tiền của một trong hai nước. Từ 1971, Mỹ và
một số nước khác đã cho phép tiền của họ thả nổi hoàn toàn hoặc phần lớn.
Mặc dù vậy hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi vẫn gặp phải những khó khăn: Trước năm
1971 nhiều nhà kinh tế đã ủng hộ việc để các tỷ giá hối đoái thả nổi tự do và dự tính
rằng các tỷ giá sẽ tương đối ổn định vì đầu cơ sẽ giữ chúng sát với sự ngang bằng của
sức mua. Trong thực tế các tỷ giá đã chao đảo mạnh và đã tách rời khỏi sự ngang bằng
của sức mua trong những thời kỳ dài. Lý do là:

259
ECO102_Bai7_v2.0018102208


Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở






Có những sự vận động về vốn do những khác biệt về lãi suất trong các nước gây ra.
Các mục tiêu của chính sách trong nước đã làm cho các nước theo đuổi những chính

sách tiền tệ khác nhau, chúng làm lãi suất thực tế khác nhau và làm cho những luồng
vốn lớn chảy vào các nước có lãi suất cao, đẩy tỷ giá hối đoái của nước này lên bất
kể các điều kiện thương mại.
Đầu cơ tiền tệ quốc tế cũng dẫn tới việc tăng và giảm khá lớn các tỷ giá hối đối và
những thay đổi này khơng liên quan tới các điều kiện thương mại.
Sự thay đổi về cơ cấu trong và giữa các nền kinh tế. Các giá trị tương đối của nhiều
hàng hóa đã thay đổi cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp mới và sự suy
giảm của những ngành cũ làm cho giá trị trao đổi thực tế thay đổi so với các giá trị
dự kiến thông qua sự ngang bằng sức mua.

c. Các hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý
Một hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý (hay khơng thuần nhất) là một hệ thống trong đó
tỷ giá hối đoái được phép thay đổi phù hợp với điều kiện thị trường, nhưng đơi khi
Chính phủ can thiệp vào để ngăn ngừa khơng cho nó vận động ra ngồi các giới hạn nhất
định. Khơng để cho tỷ giá hoàn toàn thả nổi theo các lực lượng cung và cầu như trong hệ
thống tỷ giá thả nổi, các ngân hàng trung ương đều có những can thiệp nhất định vào thị
trường ngoại hối.
Khác với hệ thống tỷ giá hối đối cố định, mục đích của sự can thiệp của ngân hàng
trung ương trong hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý là hạn chế hoặc thu hẹp biên độ giao
động của tỷ giá hối đoái. Như vậy, hệ thống tỷ giá hối đối thả nổi có quản lý là sự kết
hợp hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi với sự can thiệp của ngân hàng trung ương. Sử dụng
hệ thống này có thể phát huy được những điểm mạnh và hạn chế được những yếu điểm
của hai hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi và cố định.

d. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và Tỷ giá hối đoái thực tế
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá hối đối mà khơng xét đến tương quan giá cả hay
tương quan lạm phát giữa hai nước. Tỷ giá hối đối thực là tỷ giá hối đối có xét đến
tương quan giá cả giữa hai nước hoặc tương quan tỷ lệ lạm phát giữa hai nước. Quan hệ
giữa hai loại tỷ giá này được thể hiện qua cách tính sau:
Tỷ giá hối đối thực tế = Tỷ giá hối đối danh nghĩa × Giá nước ngồi/Giá nội địa =

Tỷ giá hối đối danh nghĩa × Tỷ lệ lạm phát nước ngoài/Tỷ lệ lạm phát trong nước.
7.4.4.

Một số giải pháp ổn định tỷ giá hối đối

Có nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá, sau đây là 10 giải phải chủ yếu:
 Giải pháp thứ nhất là tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, thanh tra
xử lý vi phạm trên thị trường ngoại tệ tự do để ngăn chặn đầu cơ.
 Giải pháp thứ hai là giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới
vốn đã kéo dài và hiện còn ở mức quá cao để ngăn chặn các nhà đầu cơ mua USD
nhập khẩu vàng để hưởng chênh lệch giá. Điều này không chỉ là các nhà đầu cơ trên
thị trường tự do, mà dư luận còn nghi ngờ cả với các tổ chức tín dụng.

260
ECO102_Bai7_v2.0018102208


Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở
















Giải pháp thứ ba là thu hút mạnh hơn lượng ngoại tệ từ các nguồn, nhất là FDI,
ODA, kiều hối, khách quốc tế đến Việt Nam... Đây là biện pháp khơng chỉ là thu hút
nguồn lực mà cịn góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối, ổn
định tỷ giá... Kiểm soát nhập khẩu những mặt hàng cần hạn chế, cần kiểm soát, nhất
là những hàng hiệu.
Giải pháp thứ tư là giữ chênh lệch giữa lãi suất huy động giữa VND và USD đủ lớn
để tăng sức hấp dẫn đối với VND, để tăng việc chuyển đổi từ USD sang VND, tăng
thu hút ngoại tệ từ kiều hối, du lịch...
Giải pháp thứ năm là các ngân hàng thương mại tiếp tục chuyển nhanh quan hệ tín
dụng (gửi và cho vay bằng ngoại tệ) sang quan hệ mua bán đứt đoạn về ngoại tệ. Giải
pháp này còn góp phần hạn chế tình trạng đơ la hóa.
Giải pháp thứ sáu là thực hiện chặt chẽ hơn trong việc cung ứng ngoại tệ cho các đối
tượng, kể cả nghiên cứu thẩm định kỹ hơn việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài đầu tư
của các doanh nghiệp, trong điều kiện Việt Nam cần thu hút ngoại tệ. Hạn chế chi
ngoại tệ từ nguồn ngân sách cho việc đi công tác nước ngồi của cơng chức nhà nước.
Giải pháp thứ bảy là ngân hàng nhà nước bơm thanh khoản USD cho thị trường liên
ngân hàng can thiệp khi cần thiết.
Giải pháp thứ tám là yêu cầu các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp xuất khẩu
tăng cung USD ra thị trường.
Giải pháp thứ chín là thực hiện phương thức “trườn bị” thay cho phương thức “giật
cục” - tức là thông qua việc điều chỉnh tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân
hàng, mà không điều chỉnh định kỳ một lần với tốc độ lớn, để hạn chế đầu cơ đón
đầu tạo sóng.
Giải pháp thứ mười là ổn định tâm lý, lòng tin vào đồng tiền quốc gia. Tâm lý, lòng
tin vào đồng tiền quốc gia không chỉ là vấn đề kinh tế, mà cịn là vấn đề chính trị;
thường phải mất nhiều thời gian mới củng cố, cải thiện được.


7.5.

Tổng cầu trong nền kinh tế mở

7.5.1.

Cầu về xuất, nhập khẩu

Trong mơ hình này chúng ta mở rộng đến khu vực ngoại thương, tức là khu vực xuất
nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Xuất khẩu là những hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch
vụ trong nước để bán ra nước ngoài. Ngược lại, nhập khẩu là nhập những hàng hóa, dịch
vụ được sản xuất ra nước ngồi, được nhân dân trong nước mua. Nếu đem giá trị hàng
hóa xuất khẩu trừ đi giá trị hàng hóa nhập khẩu ta có khái niệm xuất khẩu rịng hay cán
cân thương mại. Cán cân thương mại là giá trị xuất khẩu ròng. Khi xuất khẩu lớn hơn
nhập khẩu nền kinh tế có thặng dư cán cân thương mại. Khi nhập khẩu vượt xuất khẩu,
nền kinh tế bị thâm hụt cán cân thương mại. Xuất khẩu ròng làm tăng thu nhập quốc dân
và tổng sản phẩm quốc dân. Nhu cầu về xuất khẩu rịng cũng làm tăng tổng nhu cầu của
nền kinh tế.
Mơ hình tổng chi tiêu của nền kinh tế lúc này bằng: AE = C + I + G + NX
Trong đó: NX = X - IM là xuất khẩu rịng, X là cầu về hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu,
IM là cầu về hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu.
261
ECO102_Bai7_v2.0018102208


Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở

X
IM


IM  IM  MPM .Y
Nhập
siêu

Xuất siêu

X

XX

IM
0

X = IM

Y

Hình 7.4. Đường xuất khẩu và đường nhập khẩu

Khi X > IM thì NX > 0 cán cân thương mại thặng dư (xuất siêu).
 Khi X < IM thì NX < 0 cán cân thương mại thâm hụt (nhập siêu).
 Khi X = IM thì NX = 0 cán cân thương mại cân bằng.
Yếu tố nào quyết định nhu cầu về xuất khẩu, nhập khẩu? Nhu cầu về xuất khẩu phụ
thuộc chủ yếu vào nước ngoài, phụ thuộc vào tỷ giá hối đối. Nhu cầu này chủ yếu
khơng liên quan đến thu nhập và sản lượng trong nền kinh tế trong nước (nếu tỷ giá hối
đoái cố định). Do vậy, chúng ta coi cầu về hàng xuất khẩu là độc lập và không đổi so với
sản lượng: X  X .
Ngược lại, nhu cầu nhập khẩu từ bên ngồi có thể là nhu cầu về nguyên vật liệu cho sản
xuất nội địa hay hàng hóa tiêu dùng của hộ gia đình. Trong cả hai trường hợp, nhập khẩu
có thể tăng khi thu nhập và sản lượng trong nước tăng.



Ta có: IM = MPM×Y hoặc IM = IM + MPM  Y
trong đó: MPM là xu hướng nhập khẩu cận biên.
MPM = IM/Y hoặc MPM  IM (với 0 < MPM < 1)
Y
Xu hướng nhập khẩu cận biên cho biết khi thu nhập (quốc dân tăng lên một đơn vị, công
dân trong nước muốn chi thêm cho hàng nhập khẩu là bao nhiêu.
Ví dụ: Thu nhập quốc dân của Việt Nam là 28 tỷ, Việt Nam thường dành khoảng 7 tỷ để
nhập khẩu hàng hóa nước ngồi để tiêu dùng trong nước. Khi đó xu hướng nhập khẩu
cận biên là: MPM = 7/28 = 0,25.
7.5.2.

Hàm số và đồ thị tổng chi tiêu trong nền kinh tế mở

Hàm số tổng cầu trong nền kinh tế mở có dạng sau:

AE 4  C  I  G  X  MPC  T   MPC(1  t)  MPM  Y

262
ECO102_Bai7_v2.0018102208


Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở

AE

450

AE1


E4
AE4

A4
A3 '

AE3
E3’

E1

A1
0

Y1

Y3’ Y4

Y

Hình 7.5. Mơ hình tổng chi tiêu trong nền kinh tế mở

Đồ thị hàm tổng cầu AE4, cho thấy độ dốc của đường AE4 lớn hơn độ dốc của đường
AE3’. Có thể có 3 trường hợp xảy ra đối với điểm cân bằng:
 Có thể E4 trước E3’ nếu X < IM và Y4 < Y3’.
 Có thể E4 nằm sau E3’ nếu X > IM và Y4 > Y3’.
 Có thể E4 trùng với E3’ nếu X = IM và Y4 = Y3’.
7.5.3.


Xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở

Sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở khi có thuế phụ thuộc vào thu nhập quốc dân:

T  T  t  Y . Khi đó hàm tổng cầu có dạng như sau: AE = C + I + G + NX.
Hàm tổng chi tiêu có dạng:

AE 4  C  I  G  X  MPC  T   MPC(1  t)  MPM  Y
Sản lượng cân bằng của nền kinh tế được xác định khi Y = AE, do đó

Y4 

1
(C  I  G  X  IM  MPC  T)
1  MPC(1  t)  MPM

1
 0 thì m'' được gọi là số nhân trong nền kinh tế mở
1  MPC(1  t)  MPM
MPC
''
và m ''t 
 0 thì m t được gọi là số nhân về thuế trong nền
1  MPC(1  t)  MPM
đặt: m'' 

kinh tế mở, và A 4  (C  I  G  X  IM) .
Số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở
Hàm tổng cầu: AE 4  C  I  G  NX   MPC(1  t)  MPM   Y  MPC  T
Sản lượng cân bằng:


Y4 

1
(C  I  G  NX  MPC  T)
1  MPC(1  t)  MPM
263
ECO102_Bai7_v2.0018102208


Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở

Vì m '' 

1
là số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở, ta có thể suy ra
1  MPC(1  t)  MPM

 MPC
 0 , là số nhân về thuế trong nền kinh tế mở. Nếu hướng
1  MPC(1  t)  MPM
nhập khẩu cận biên MPM, khi MPM càng lớn thì m’’ càng nhỏ, điều này cho thấy, hàng
hóa nhập khẩu có thể làm giảm sản lượng trong nước và do đó ảnh hưởng đến mức việc
làm, thất nghiệp trong nước và ngược lại. Số nhân về thuế càng lớn thì sản lượng cân
bằng trong nền kinh tế càng giảm.
Khi đó sản lượng cân bằng có thể được viết lại bằng công thức:
m ''t 






Y4  m'' A 4  MPC  T  m '' A 4  m''t  T .
7.6.

Tác động của chính sách vĩ mơ dưới các hệ thống tỷ giá hối đối khác nhau

Một nền kinh tế nhỏ khi tham gia vào thị trường chung của thế giới, nhu cầu cung ứng
vốn của nước đó khơng ảnh hưởng được đến mức lãi suất chung của thế giới. Trong một
đất nước như vậy, lãi suất trong nước có xu hướng dao động xung quanh mức lãi suất
của thế giới. Nói cách khác, chúng ta giả sử rằng, mức lãi suất của thế giới là cho trước,
kí hiệu là r*, thì r = r* (trong đó r là lãi suất thực tế trong nước).

Hình 7.6. Cán cân thanh toán cân bằng và vốn vận động hoàn toàn tự do

Giả sử khi lãi suất trong nước tăng lên trên mức lãi suất của thế giới (r > r*), sẽ có nhiều
cơng dân và các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào trong nước để có thể thu được
một khoản tiền lãi cao hơn. Một luồng vốn sẽ “chảy” vào trong nước cho đến khi lãi suất
trong nước cân bằng với mức lãi suất của thế giới (r = r*). Trường hợp ngược lại, khi lãi
suất trong nước thấp hơn lãi suất thế giới (r < r*), một số vốn trong nước sẽ “khóac áo ra
đi”, cho tới khi cân bằng về lãi suất được lặp lại.
Để mơ tả tình huống trên chúng ta hãy sử dụng đường cán cân thanh toán cân bằng trong
điều kiện luồng vốn vận động hoàn toàn tự do, một đường song song với trục hoành ở
mức lãi suất r = r* (hình 7.6), bổ sung vào mơ hình IS–LM. Sau đây, chúng ta sẽ xem

264
ECO102_Bai7_v2.0018102208


Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở


xét cơ chế tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở
dưới các hệ thống tỷ giá hối đoái khác nhau, tư bản vận động hồn tồn tự do trong mơ
hình IS–LM với hệ trục tọa độ là lãi suất thực tế và sản lượng thực tế (r, Y).
7.6.1.

Hoạt động của chính sách tài khóa dưới các hệ thống tỷ giá hối đối khác nhau

a. Tác động của chính sách tài khóa trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá cố
định, vốn lưu động hoàn hảo
Giả sử một nền kinh tế đang đạt mức sản lượng thấp, tiêu dùng giảm, đầu tư giảm, thất
nghiệp gia tăng. Trạng thái cân bằng của nền kinh tế đang ở điểm E0. Bây giờ Nhà nước
quyết định sử dụng chính sách tài khóa mở rộng bằng việc tăng chi tiêu của Chính phủ.
Trong thời hạn ngắn, giá cả chưa kịp thay đổi, tổng cầu sẽ tăng lên. Đường IS0 dịch
chuyển sang bên phải đến vị trí IS1, nếu nền kinh tế là đóng, cân bằng mới thiết lập tại
E1 (hình 7.7).

Hình 7.7. Tác động của chính sách tài khóa trong một nền kinh tế mở
với hệ thống tỷ giá cố định, vốn lưu động hoàn hảo

Tuy nhiên, trong nền kinh tế mở, tại E1 lãi suất đã tăng trên mức lãi suất thế giới r1 > r*.
Tư bản đổ dồn vào trong nước, tỷ giá hối đoái (e) tăng lên. NHTƯ can thiệp bằng cách
mua dự trữ ngoại hối, đẩy nội tệ vào lưu thơng. Dân chúng cũng chuyển từ tài sản nước
ngồi sang tài sản trong nước. Cung tiền tệ thực tế tăng lên. Đường LM0 dịch chuyển
sang LM1. Cân bằng mới được thiết lập tại E2 với sản lượng tăng lên, mức lãi suất cân
bằng trên đường cán cân thanh toán cân bằng. Như vậy, Chính sách tài khóa trong
trường hợp này có thể hạn chế tháo lui đầu tư, như là điều phải xảy ra trong nền kinh tế
đóng, nhằm khuyến khích tăng sản lượng.
Tác động của chính sách tài khóa trong nền kinh tế mở mạnh hơn tác động của nó trong
nền kinh tế đóng, ít ra là về mặt ngắn hạn. Trong thời kỳ hạn dài, sự tăng lên của tổng

cầu sẽ dẫn đến tăng mức giá chung, giảm khả năng cạnh tranh của các hàng hóa trong
nước, giảm xuất khẩu rịng, sản lượng giảm. Q trình sẽ tiếp tục cho đến khi trạng thái
cân bằng cũ (E0) được thiết lập lại. Tuy vậy, lúc này cán cân thương mại bị thâm hụt.
265
ECO102_Bai7_v2.0018102208


Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở

Thực tế là trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định, với mức lãi suất của thế giới đã cho,
chính sách tài khóa khơng thể đạt được cùng lúc hai mục tiêu: Cân bằng trong nước và
cân bằng ngoài nước.

b. Tác động của chính sách tài khóa trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá thả
nổi và vốn lưu động hoàn hảo
Giả sử nền kinh tế đang cân bằng tại E0 (hình 7.8). Trong nền kinh tế đóng: Khi Chính
phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, tổng cầu sẽ tăng lên, lãi suất tăng và tỷ giá
hối đoái cũng tăng (e tăng, E giảm), xuất khẩu giảm đi. Như vậy, có sự tháo lui hồn
tồn, khơng chỉ do đầu tư trong nước mà cịn do lãi suất giảm từ r1  r*.

Hình 7.8. Tác động của chính sách tiền tệ trong một nền kinh tế mở
với hệ thống tỷ giá cố định, vốn lưu động hồn hảo

Chính sách tài khóa mở rộng làm cho đường IS0 dịch chuyển đến vị trí IS1. Trong nền
kinh tế mở, ở điểm cân bằng mới (E1) lãi suất cao hơn lãi suất thị trường thế giới. Tư bản
tràn vào trong nước. Cán cân thanh toán thặng dư. Đồng tiền nội địa tăng giá, xuất khẩu
giảm. Kết quả là đường IS1 dịch chuyển về vị trí ban đầu: Cân bằng được thiết lập ở vị
trí ban đầu E0, sản lượng không tăng lên và cán cân thương mại xấu đi.
Như vậy, tác động của chính sách tài khóa trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá hối
đoái thả nổi và vốn lưu động hoàn hảo, kém hiệu lực hơn so với chính sách tài khóa

trong nền kinh tế đóng.
7.6.2.

Hoạt động của chính sách tiền tệ dưới các hệ thống tỷ giá hối đoái khác nhau

a. Tác động của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá cố
định, vốn lưu động hoàn hảo
Giả sử nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng E0 (hình 7.9). Trong nền kinh tế đóng,
Ngân hàng trung ương quyết định thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, với việc tăng
cung tiền danh nghĩa. Với mức giá đã cho, cung tiền thực tế tăng lên, đường LM0 dịch
phải đến LM1. Lãi suất giảm xuống mức lãi suất thế giới r1 < r*. Các nhà đầu tư trong
nước sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngồi. Một luồng vốn sẽ chạy ra nước ngoài.
Ngân hàng trung ương phải bán dự trữ ngoại tệ để giữ tỷ giá hối đối khơng đổi. Q

266
ECO102_Bai7_v2.0018102208


×