Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

KHẢO sát SAI sót TRONG HAI GIAI đoạn CHUẨN bị và THỰC HIỆN THUỐC tại TRUNG tâm y tế CHÂU THÀNH hậu GIANG 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.45 KB, 29 trang )

1

SỞ Y TẾ HẬU GIANG
TRUNG TÂM Y TẾ CHÂU THÀNH - HẬU GIANG
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SƠ

KHẢO SÁT SAI SÓT TRONG HAI GIAI ĐOẠN CHUẨN
BỊ VÀ THỰC HIỆN THUỐC TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ CHÂU THÀNH HẬU GIANG
NĂM 2019
Chủ nhiệm đề tài: DS.Thái Hoàng Hưng
Cộng sự: CNĐD. Lâm Ngọc Trinh
DSTH. Lê Thị Tuyết Hồng
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/ 05 / 2019 đến ngày 01 / 10 / 2019

1


2

Châu Thành, Năm 2019

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH-VIỆT
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................4
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................7
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm khảo sát và thời gian khảo sát..................................................12
2.2 Đối tượng khảo sát..................................................................................12
2.3 Nội dung khảo sát....................................................................................12
2.4 Phương pháp chọn mẫu...........................................................................13
2.5 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................13
2.6 Phương pháp thu thập số liệu..................................................................13
2.7 Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................14
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
CHƯƠNG 6: KIẾN NGHỊ
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU THAM KHẢO
2


3

3


4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AHRQ

Cơ quan nghiên cứu và chất lượng chăm
sóc sức khỏe


BHYT

Bảo hiểm y tế

HSCC

Hồi sức cấp cứu

SST

Sai sót thuốc

NCCMERP

Hội đồng điều phối quốc gia về báo cáo và
phịng ngừa sai sót thuốc

4


5

DANH MỤC HÌNH
Hình

Trang

Hình 1: Phân loại sai sót trong thực hành thuốc

5


7


6

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH- VIỆT
Medication administration error

Sai sót trong thực hành thuốc

Preparation and administration

Chuẩn bị và dùng thuốc

Unordered drug error

Sai thuốc

Extra - dose error

Sai do thêm liều

Wrong - patient error

Sai bệnh nhân

Wrong - dose error

Sai liều


Wrong dosage - form error

Sai dạng bào chế

Wrong technique error

Sai kỹ thuật chuẩn bị

Omission error

Sai do bỏ lỡ thuốc

Wrong - time error

Sai thời gian

Wrong technique error

Sai kỹ thuật dùng thuốc

Other medication error

Sai sót thuốc

Wrong - route error

Sai đường dùng

6



7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu của việc điều trị bằng thuốc là cải thiện chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân đồng thời giảm thiểu tối đa nguy cơ cho bệnh nhân. Hiện nay,
trên thế giới cũng như Việt nam, việc sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn, tiện
dụng và hợp lý càng được quan tâm. Có thể nói sử dụng thuốc an toàn là một
trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà chức trách, các chuyên gia
y tế và của cả người dân. Cần phải nhận thức rõ rằng sai sót trong sử dụng
thuốc là điều khó tránh khỏi trong thực hành hành lâm sàng. Các đơn vị y tế
cần có những giải pháp và chính sách nhằm giảm thiểu các sai sót này. Sử
dụng thuốc là một quy trình phức tạp gồm nhiều giai đoạn: kê toa, sao
chép y lệnh, cấp phát, chuẩn bị và thực hiện thuốc cho bệnh nhân. Sai sót xảy
ra nhiều nhất ở hai giai đoạn kê đơn và thực hiện thuốc cho bệnh nhân. Tuy
nhiên, 48% sai sót trong kê đơn có thể ngăn chặn được, trong khi đó chỉ có
thể phịng ngừa được dưới 2% sai sót khi thực hiện thuốc [3]. Tại Việt Nam,
vấn đề sử dụng thuốc an toàn trong bệnh viện được quan tâm hơn bao giờ hết
trong thời gian gần đây. Bước đầu đã có nghiên cứu về sai sót trong thực
hành thuốc được tiến hành, cho thấy 37,7% tỷ lệ sai sót, cao hơn so với các
nghiên cứu trên thế giới và tỷ lệ sai sót được đánh giá nghiêm trọng là
8,8%[2].
Theo AHRQ, tổ chức nghiên cứu y tế và chất lượng hoa Kỳ cập nhật
06.2017, sai sót thuốc bản chất là các sai sót CĨ THỂ PHÒNG TRÁNH
(preventable adverse drug events – preventable ADEs)[1], nếu như chúng
7


8


ta có các biện pháp dự phịng tốt và một hệ thống kiểm soát chặt chẽ để
phát hiện và ngăn chặn sai sót khơng cho tiếp cận đến bệnh nhân. Đây cũng
là một trong những vấn đề được sự quan tâm của Ban lãnh đạo trung tâm.
Hiện trung tâm có nhiều biện pháp hỗ trợ ngăn ngừa sai sót thuốc như:
sử dụng phần mềm kê đơn điện tử cho bệnh nhân nội trú và ngoại trú, khoa
Dược có triển khai mạnh việc thông tin, tư vấn sử dụng thuốc cho bác sĩ,
điều dưỡng;công tác dược lâm sàng tại bệnh viện.
Bên cạnh đó đã có đề tài được thực hiện tại trung tâm nói về sai sót
trong việc kê đơn thuốc ngoại trú. Với mong muốn tìm hiểu thêm vấn đề sai
sót trong nội trú. Chúng tơi tiến hành đề tài: “Khảo sự sai sót trong hai giai
đoạn chuẩn bị và thực hiện thuốc tại TTYT huyện Châu Thành Hậu Giang
năm 2019”

8


9

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Mục tiêu tổng quát:
Khảo sát sai sót trong hai giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thuốc tại TTYT
huyện Châu Thành Hậu Giang năm 2019.
Mục tiêu cụ thể:
Xác định tỉ lệ sai sót.
Phân loại sai sót trong hai giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thuốc cho bệnh
nhân.
Qua đó đưa ra một số đề xuất để góp phần giảm thiểu sai sót tại Trung tâm y
tế Châu Thành - Hậu Giang


9


10

Chương 1: TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về Sai sót thuốc:[1]
1.1.1

Định nghĩa về Sai sót trong sử dụng thuốc:

Sai sót trong sử dụng thuốc (SST – tên tiếng Anh là medication error) là
những sai sót có thể phịng ngừa được, gây ra việc sử dụng thuốc không hợp
lý hoặc gây nguy hại cho bệnh nhân.[1].
1.1.2.Sai sót trong thực hành thuốc:[6]
Sai sót trong thực hành thuốc (medication administration error) được định
nghĩa như một sai lệch so với y lệnh của thầy thuốc được viết trong bệnh án hoặc
được nhập vào hệ thống máy tính của bệnh viện. Một số nghiên cứu đã định nghĩa
sai sót trong thực hành thuốc là: “bất kỳ sai lệch nào trong giai đoạn chuẩn bị hoặc
giai đoạn dùng của một thuốc so với y lệnh của bác sỹ, quy trình chuẩn của bệnh
viện hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất”.
Sai sót trong thực hành thuốc bản thân nó lại bao gồm các sai sót trong giai
đoạn chuẩn bị thuốc (preparation) và giai đoạn dùng thuốc (administration). Các

10


11

loại sai sót trong giai đoạn thực hành thuốc được có thể được phân loại thành:


• Sai sót trong giai đoạn chuẩn bị
 Sai thuốc (unordered drug error): là việc thực hành một liều thuốc mà không

được kê đơn cho bệnh nhân.
 Sai do thêm liều (extra - dose error): là một liều thuốc được đưa vượt mức
tổng số lần được kê đơn bởi thầy thuốc hoặc một liều thuốc được đưa khi y
lệnh đã kết thúc. Ví dụ: thầy thuốc đã kê đơn thuốc được đưa một lần vào
buổi sáng, tuy nhiên bệnh nhân lại nhận thêm một liều giống như vậy vào
buổi tối, khi đó một sai sót do thêm liều đã xảy ra.
 Sai bệnh nhân (wrong - patient error): một vài nghiên cứu sử dụng phân loại
sai bệnh nhân theo nguyên tắc phân loại sai sót của Hội đồng điều phối quốc
gia về báo cáo và phịng ngừa sai sót thuốc (NCCMERP). Sai sót này có thể
là sai thuốc đối với bệnh nhân nhận được liều thuốc và sai do bỏ lỡ thuốc đối
với bệnh nhân không nhận được thuốc.
Trường hợp sai bệnh nhân và trường hợp sai do thêm liều có thể coi như một
trường hợp sai thuốc.
 Sai liều (wrong - dose error): xảy ra khi bất kỳ liều thuốc được đưa vào sai

số lượng đối với mỗi dạng bào chế có sẵn (ví dụ viên nén), hoặc là, trong sự
phán xét của người quan sát, nhiều hơn hay ít hơn 10% so với định liều
đúng đối với thuốc tiêm và 17% đối với các loại thuốc khác (ví dụ: chất lỏng
11


12

uống, khí dung). Sự phán xét của người quan sát dựa trên thiết bị đo lường
được quy định, ví dụ vạch chia của bơm tiêm hay cốc uống. Sai liều chỉ được
tính cho thuốc mỡ, dung dịch thuốc, thuốc đơn giản khi liều đó được chỉ rõ

lượng dùng bởi người kê đơn.
 Sai dạng bào chế (wrong dosage - form error): là việc dùng một liều thuốc
trong một dạng khác với dạng được kê đơn. Ví dụ: đưa một viên nén khi một
dịch huyền phù được chỉ định.
 Sai kỹ thuật chuẩn bị (wrong technique error): là một thao tác khơng đúng
hoặc bỏ bước trong quy trình chuẩn bị thuốc so với y lệnh hoặc quy trình của
nhà sản xuất.
• Sai sót trong giai đoạn dùng thuốc
 Sai do bỏ lỡ thuốc (omission error): sẽ được ghi lại nếu một bệnh nhân
không nhận một liều thuốc đã được kê đơn tính đến lúc dùng liều tiếp theo
mà khơng có lý do rõ ràng. Nếu bệnh nhân từ chối thuốc hoặc bệnh nhân
được yêu cầu “không đưa thuốc đường miệng trước khi phẫu thuật” thì
khơng được tính là một sai sót. Người quan sát phát hiện ra sai do bỏ lỡ
thuốc bằng cách so sánh các liều thuốc được dùng tại thời gian đưa thuốc vào
với các liều nên được đưa vào tại thời gian đó theo y lệnh của bác sỹ. Một
liều thuốc khơng được đưa vào thì một sai sót do bỏ lỡ thuốc được tính trừ
phi có giải thích khác.
 Sai đường dùng (wrong - route error): xảy ra khi một thuốc được đưa vào
qua một vị trí hay nơi khác trên cơ thể bệnh nhân so với được kê đơn. Ví dụ
dùng thuốc uống trong khi thuốc kê đơn là dùng đường đặt. Sai đường dùng
cũng bao gồm việc đưa vào một liều sai vị trí (ví dụ đưa thuốc vào tai phải
thay vì tai trái).
 Sai thời gian (wrong - time error): được định nghĩa là việc dùng một liều
thuốc nhiều hơn 60 phút trước hoặc sau thời gian dùng thuốc quy định khi
khơng có lý do phù hợp. Lý do như khi bệnh nhân đang trải qua một quy

12


13


trình tại nơi khác trong bệnh viện. Quy định thời gian dùng thuốc chuẩn
của bệnh viện nên được theo dõi.
 Sai kỹ thuật dùng thuốc (wrong technique error): là một thao tác khơng đúng
hoặc bỏ bước trong quy trình dùng thuốc so với y lệnh hoặc quy trình của
nhà sản xuất.
 Sai sót khác (other medication error): xảy ra khi sai sót được phát

hiện khơng nằm trong phân loại có trước . Ví dụ sai sót dùng sai thiết bị tiêm
truyền.
1.2. Hậu quả của sai sót thuốc: [1]






Gây tăng tác dụng phụ của thuốc
Giảm hiệu quả điều trị
Kéo dài thời gian nằm viện
Gây tăng chi phí điều trị
Làm giảm lịng tin của bệnh nhân với chất lượng điều trị bệnh của cơ
sở y tế

1.3. Tình hình sai sót thuốc trên thế giới[4]:
Trong một báo cáo ở Hoa Kỳ, sai sót sử dụng thuốc chiếm khoảng 20% sai
sót y khoa bất chấp những nỗ lực để giảm bớt gần đây. Ở Úc, người cao tuổi có
tỷ lệ báo cáo về các sự cố về thuốc cao hơn do lượng thuốc sử dụng nhiều hơn
và khả năng nhập viện cũng cao hơn (các thống kê trong bệnh viện là nguồn báo
cáo chính về các sai sót y khoa) so với các nhóm tuổi khác. Gánh nặng tài chính

là đáng kinh ngạc với ước tính chỉ chi phí của các lỗi sử dụng thuốc có thể phịng
ngừa được ở Hoa Kỳ trong khoảng từ 17 đến 29 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Ở Úc, chi
phí được ước tính là trên 350 triệu đơ la Mỹ hàng năm. Vì các lỗi sử dụng thuốc
có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn trong quá trình cấp phát thuốc, từ lúc bác sỹ
kê toa đến việc y tá đưa thuốc đến bệnh nhân và tại bất kỳ điểm nào trong hệ
thống y tế, nên việc cần phải can thiệp vào tất cả các khía cạnh của việc cấp phát
thuốc là cần thiết. Một nghiên cứu được thực hiện trên 11 đơn vị y khoa và phẫu
thuật trong hơn 6 tháng tại Hoa Kỳ cho thấy các kiểu sai sót phổ biến nhất là: sai
13


14

liều (28%), lựa chọn sai thuốc (9%), dùng sai thuốc (9%), các thuốc đã biết
gây dị ứng (8% ), quên liều (7 %), sai thời điểm dùng thuốc (6%) hoặc sai tần
suất dùng thuốc(6%). Kết quả này có thể so sánh được với dữ liệu từ hệ thống
kiểm soát sự cố Australia chỉ ra rằng các sai sót về thuốc phổ biến nhất tại bệnh
viện là quên liều (>25%), quá liều (20%), sai thuốc (10%), lạm dụng thuốc
(<5%), ghi tên biệt dược khơng chính xác (<5%) hoặc phản ứng có hại của
thuốc(<5%).
1.4. Tình hình sai sót thuốc tại Việt Nam[5]:
Tại hội nghị Dược lâm sàng tổ chức ngày 19/4/2018, các chuyên gia y tế đã
đưa ra những con số giật mình về việc kê đơn thuốc: 90% đơn thuốc có sự sai
sót. Theo kết quả khảo sát việc kê đơn tại 6 khoa của 2 bệnh viện công lập cho
thấy, trong gần 5.300 đơn thuốc, có tới 2.000 đơn có sai sót. Tỷ lệ sai sót lên đến
gần 40%, nhiều nhất là sai cách dùng thuốc, sai trong chuẩn bị thuốc, sai nhóm
thuốc và sai thời điểm dùng thuốc. Một nghiên cứu khác về sử dụng thuốc tại 10
tỉnh cho thấy, 66% đơn thuốc có kê vitamin, kê biệt dược đắt tiền khơng cần thiết
so với thuốc kháng sinh có cùng hiệu quả điều trị. Đặc biệt, theo nghiên cứu của
Bệnh viện Nhân dân 115 cho thấy, có tới 90% các đơn thuốc vẫn cịn sai sót,

nhiều đơn có tới 10-12 loại thuốc nhưng trùng biệt dược.

14


15

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
2.1 Địa điểm khảo sát và thời gian khảo sát:
- Địa điểm khảo sát: khảo sát được thực hiện tại Trung tâm Y Tế Châu
Thành – Hậu Giang.
- Thời gian khảo sát: Từ tháng 05/ 2019 đến tháng 10/2019
2.2 Đối tượng khảo sát:
Thao tác chuẩn bị và thực hiện thuốc trên bệnh nhân của điều dưỡng tại
Trung tâm Y Tế Châu Thành – Hậu Giang.
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu: Chọn 2 giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thuốc
(thuốc tiêm và thuốc uống) cho bệnh nhân trong thời gian nghiên cứu tại
Khoa Nội và Khoa HSCC Trung Tâm Y tế Châu Thành Hậu Giang.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Các trường hợp khơng thích hợp để quan sát (bị điều dưỡng từ chối, bệnh
nhân đang cấp cứu, bệnh nhân bị chuyển đi khoa khác),
+ Thuốc không được sử dụng bằng đường tiêm và đường uống.
+ Những quan sát khơng hồn chỉnh.
15


16

2.2.3. Cỡ mẫu:

Với n là cỡ mẫu
N là số lượng tổng thể
e là sai số tiêu chuẩn (0,05)
Do N dao động trong khoảng 40-50 lượt điều trị/ngày. Cho nên N ở đây
chúng tơi chọn là 40. Vì thế n theo cơng thức tính được 36 lượt điều trị/ ngày.
Nên cỡ mẫu trong thời gian 5 tháng của đợt nghiên cứu sẽ là 3600 lượt điều
trị.
2.2.4. Cách lấy mẫu:
Lấy mẫu từng ngày theo số lượng công thức, chia đều cho 2 khoa. Không
lấy mẫu vào các ngày lễ và ngày nghỉ cho tới khi đủ mẫu khảo sát.
2.3 Nội dung khảo sát:
2.3.1 Xác định tỉ lệ sai sót:
Quan sát được xác định là sai sót khi có sự khác biệt giữa thuốc sử dụng cho
bệnh nhân với y lệnh của bác sĩ, chính sách hay quy định của bệnh viện và
hướng dẫn của nhà sản xuất.
2.3.2. Phân loại sai sót trong hai giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thuốc cho
bệnh nhân:
Sai thuốc: ghi nhận lại khi chuẩn bị một loại thuốc khác so với chỉ định của
bác sĩ.
Sai liều: ±10% so với liều được chỉ định
Sai dạng bào chế: khi dùng một liều thuốc trong một dạng khác với dạng
được kê đơn.Khơng tính sai dạng bào chế nếu bệnh nhân có nhu cầu đặc biệt
cần phân phối dưới dạng thuốc thay thế.
Kỹ thuật chuẩn bị thuốc không đúng: thuốc được pha chế hoặc thao tác
không đúng trước khi sử dụng.
16


17


Bỏ sót: sẽ được ghi lại nếu một bệnh nhân khơng nhận một liều thuốc
đã được kê đơn tính đến lúc dùng liều tiếp theo mà khơng có lý do rõ ràng.
Sai sót được loại trừ khi: bệnh nhân từ chối dùng thuốc hoặc khơng sử dụng
thuốc vì nhận thấy có chống chỉ định.
Sai thời gian: khi dùng một liều thuốc nhiều hơn 60 phút trước hoặc sau thời
gian dùng thuốc quy định mà khơng có lý do phù hợp..
Sai đường dùng: khi một thuốc được đưa vào qua một vị trí hay nơi khác
trên cơ thể bệnh nhân so với được kê đơn.
Kỹ thuật thực hiện thuốc không đúng: một thao tác khơng đúng hoặc bỏ
bước trong quy trình dùng thuốc so với y lệnh hoặc quy trình của nhà sản
xuất( sai khi xảy ra tương kỵ, sai kỹ thuật tiêm…)
Sai tốc độ: (>15% so với tốc độ khuyến cáo)
Thuốc khơng được chỉ định: sai sót khi thực hành một liều thuốc không
được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân
Gộp liều/ Chẻ liều: Khi thuốc được chỉ định dùng 2 lần, mỗi lần 1 đơn vị
liều nhưng được thực hiện 2 đơn vị liều cho một lần duy nhất hoặc thuốc
được chỉ định dùng 2 đơn vị liều một lần nhưng được thực hiện 2 lần, mỗi
lần 1 đơn vị liều.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát tiến cứu.
2.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU:
Quan sát trực tiếp “có ngụy trang”.
Thời gian quan sát: 5 ngày liên tục ở mỗi khoa, mỗi ngày từ 7:00 - 16:00.
Khơng tiết lộ mục đích thật của nghiên cứu để hạn chế tối đa sự thay đổi
hành vi của điều dưỡng.
Vì lý do đạo đức nên trong một số trường hợp nếu người quan sát nhận thấy
có bất kỳ sai sót nào khi dùng thuốc có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho
17



18

bệnh nhân (như sai thuốc), người quan sát sẽ can thiệp tới điều dưỡng [2].
Trong trường hợp sai sót nghiêm trọng phát hiện ra sau đó, người quan sát sẽ
phản ánh trực tiếp với khoa lâm sàng [2].
Cách tính số liệu:
+ Một quan sát được tính là một lần chuẩn bị và thực hiện hoàn chỉnh một
liều thuốc cho bệnh nhân.
+ Tỷ lệ sai sót được tính bằng tổng số quan sát có sai sót chia cho tổng số các
trường hợp được quan sát.
+ Tỷ lệ từng loại sai sót được tính bằng số sai sót ở từng loại chia cho tổng
số quan sát có sai sót.
2.6. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft
Excel.

18


19

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ
3.1. Tỉ lệ sai sót trong 2 giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thuốc:
Tổng số quan sát

6724

Quan sát có sai sót

4623


Trong đó

1

3085

2

1230

3

293

4

15

Hình 3.1: Số sai sót trong 2 giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thuốc:
Nhận xét: Có tới 4623 quan sát có sai sót, chiếm tỉ lệ 68,75%. Một quan sát có thể
có nhiều hơn một sai sót. Lần lượt quan sát có từ 1-4 sai sót. Quan sát có “1 sai
sót” số lượng cao nhất (3085), tiếp theo là quan sát có “2 sai sót” (1230), quan sát
có “3 sai sót” (293), quan sát có “4 sai sót (15).
3.2. Phân loại sai sót trong hai giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thuốc cho bệnh
nhân:
19


20


LOẠI SAI SÓT

SỐ SAI SÓT

Sai thuốc

0

Sai liều chuẩn bị

0

Sai dạng bào chế

0

Dùng thuốc đã hỏng

0

Kỹ thuật chuẩn bị

1031

Tỉ lệ(%)

15,53

thuốc không đúng

Bỏ sót
Thuốc

0
khơng

được

0

chỉ định
Sai thời gian

2257

33,99

Sai tốc độ

2247

33,85

Sai đường dùng

0

Kỹ thuật thực hiện

1104


16,63

thuốc không đúng
Sai liều thực hiện

0

Gộp liều/ Chẻ liều

0

Nhận xét: Có 4 sai sót xảy ra trong hai giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thuốc cho
bệnh nhân tại Trung tâm y tế Châu Thành Hậu Giang bao gồm: Kỹ thuật
chuẩn bị thuốc không đúng, Sai thời gian, Sai tốc độ, Kỹ thuật
thực hiện thuốc khơng đúng. Trong đó Sai thời gian là lỗi phổ biến
nhất (2257; 33,99%), tiếp theo là lỗi sai tốc độ (2247; 33,85%).
Kỹ thuật thực hiện thuốc không đúng và Kỹ thuật chuẩn bị thuốc

20


21

không

đúng

lần


lượt

là (1104;16,63%)

(1031;

15,53%). Không phát hiện lỗi sai các trường hợp cịn lại.

CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1 Tỉ lệ sai sót trong 2 giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thuốc:
4.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn đối tượng nghiên cứu giống với nghiên
cứu của Đoàn Thị Minh Diệu*, Trần Kim Trí*, Nguyễn Hương Thảo*, Nguyễn
Tuấn Dũng*- Khảo sát sai sót trong hai giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thuốc tại
một bệnh viện Đa khoa Thành Phố Hồ Chí Minh.
4.1.2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu quan sát trực tiếp được sử dụng để phát hiện các sai sót
liên quan đến thuốc. Kỹ thuật này được phát triển Barker và McConnell (1962); kể
từ đó nó đã được công nhận là “tiêu chuẩn vàng” và được sử dụng trong các nghiên
cứu khác nhau [7].
Phương pháp quan sát được xem là vượt trội hơn so với các phương pháp khác để
điều tra sai sót liên quan thuốc như kỹ thuật báo cáo giấu tên, kỹ thuật báo cáo biến
cố (bao gồm cả báo cáo tự nguyện), kỹ thuật phân tích biến cố nghiêm trọng, tổng
hợp hồ sơ bệnh án, vì nó nhạy hơn trong việc phát hiện sai sót, độc lập hơn so với
việc mọi người thiếu sẵn sàng báo cáo sai sót hay thiếu nhận thức về sai sót.[7]
Một hạn chế của phương pháp quan sát trực tiếp là hiệu ứng Hawthorne (tức là tác
động của người quan sát đến đối tượng quan sát). Nhưng điều này đã được chứng
minh rằng,nếu người quan sát công bằng và tế nhị thì đối tượng quan sát sẽ nhanh
chóng cư xử lại bình thường [7].

21


22

Người quan sát chỉ can thiệp một cách tế nhị trong trường hợp sai sót nghiêm
trọng. Ngồi ra, người quan sát cho thấy sự sẵn sàng học hỏi từ điều dưỡng về lâm
sàng và những vấn đề thực tiễn trong việc chuẩn bị và dùng thuốc bằng cách nói
chuyện thân mật với các điều dưỡng khi họ đã hoàn thành việc. Điều này tạo ra một
môi trường thân thiện và thoải mái giữa người quan sát và đối tượng quan sát.
Ngoài ra dữ liệu được thu thập trên bảy ngày liên tục nên làm giảm tiếp được hiệu
ứng Hawthorne, làm điều dưỡng trở nên quen thuộc hơn.[7]
Một hạn chế của phương pháp quan sát là khung thời gian thu thập dữ liệu. Chúng
tôi thu thập dữ liệu một tuần với mỗi khoa. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn như vậy
thì không thể nghiên cứu được các biến cố hiếm [7].
4.1.3. Tỉ lệ sai sót trong 2 giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thuốc:
Tỉ lệ sai sót chung:
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã quan sát thao tác chuẩn bị và thực hiện
thuốc của điều dưỡng với 3600 lượt điều trị cho bệnh nhân của Trung Tâm y tế
Châu Thành Hậu Giang. Với tổng số 6.724 quan sát, có tới 4.623 quan sát có sai
sót, chiếm tỉ lệ 68,75%. Tỉ lệ này khá cao so với một nghiên cứu tại một bệnh viện
Đa Khoa Thành phố Hồ Chí Minh được đăng trên tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh
*Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 (46,3%) [3], nhưng khi loại trừ lỗi sai thời gian
là 35,19% tương đồng với một nghiên cứu tại một bệnh viện Đa Khoa Thành phố
Hồ Chí Minh được đăng trên tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh *Tập 17 * Phụ bản
của Số 4 * 2013 là 35,3%[3], của Đồn Thị Ngọc Diệp- Khảo sát sai sót trong thực
hành thuốc tại một số khoa lâm sàng, bệnh viện nhi Trung Ương (36,4%)[2], của
Trần Vân Anh - Khảo sát sai sót trong thực hành thuốc tại một bệnh viện tuyến
huyện (38,6%)[7]. Các nghiên cứu trước đó sử dụng phương pháp tương tự cho
thấy tỷ lệ sai sót (khơng có sai sót do sai thời gian) trong khoảng 7,5% và 33% [7].

Tỷ lệ sai sót của một số loại sai sót cụ thể trong trong 2 giai đoạn chuẩn bị và
thực hiện thuốc:
22


23

Chỉ có 4 loại sai sót xảy ra trong hai giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thuốc cho
bệnh nhân tại Trung tâm y tế Châu Thành Hậu Giang. Không phát hiện lỗi sai
các trường hợp còn lại. Khác biệt so với một nghiên cứu tại một bệnh viện
Đa Khoa Thành phố Hồ Chí Minh được đăng trên tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh
*Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 với 11 loại sai sót, của Trần Vân Anh - Khảo
sát sai sót trong thực hành thuốc tại một bệnh viện tuyến huyện với 9 loại sai sót,
của Đồn Thị Ngọc Diệp- Khảo sát sai sót trong thực hành thuốc tại một số khoa
lâm sàng, bệnh viện nhi Trung Ương với 7 loại sai sót. Điều này cho thấy điều
dưỡng tại Trung tâm y tế Châu thành Hậu Giang thực hiện tốt nguyên tắc trong
dùng thuốc 3 kiểm tra, 5 đối chiếu và thực hành đúng theo y lệnh của bác sỹ.
Sai thời gian là lỗi phổ biến nhất trong các loại sai sót (với 2.257 chiếm 33,99%).
Tỉ lệ này khá tương đồng so với một nghiên cứu tại một bệnh viện Đa Khoa Thành
phố Hồ Chí Minh được đăng trên tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh *Tập 17 * Phụ
bản của Số 4 * 2013 (46,3%) [3], của Trần Vân Anh - Khảo sát sai sót trong thực
hành thuốc tại một bệnh viện tuyến huyện (33,3%)[7]. Khá lớn so với nghiên cứu
của Đồn Thị Ngọc Diệp chỉ có 8,4% [2]. Chúng tơi quy định sai thời gian khi điều
dưỡng thực hiện sai khác 60 phút so với thời gian bác sỹ chỉ định trong bệnh án,
nhưng khơng có sự thống nhất giữa việc chỉ định thời gian trong bệnh án với thời
gian thực tế bệnh nhân cần được dùng. Lỗi này thường gặp ở khoa nội nhiều hơn
do số lượng bệnh đông hơn các khoa còn lại. Các ngày trong tuần thứ 2 và thứ 6 là
4 điều dưỡng. Các thứ còn lại là 3 điều dưỡng. 1 điều dưỡng điều trị 12 bệnh nhân
trở lên nên nhiều khi y lệnh của bác sĩ kê đơn là 8h nhưng 8h30, 9h thuốc mới tới
bệnh nhân. Tuy nhiên bên cạnh đó mỗi buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6 khoảng 8h bác

sĩ sẽ đi khám bệnh cho từng bệnh nhân và sẽ có sự điều chỉnh thuốc (vì thuốc đã
được kê từ ngày hôm trước), thời gian khám xong cho bệnh nhân tùy thuộc số
lượng bệnh nhân, và khác nhau với mỗi ngày, mỗi khoa khác nhau. Nhưng trong
bệnh án hầu hết các thuốc thường được chỉ định dùng ca sáng là 8h, sai sót do sai
23


24

thời gian đã tiềm ẩn ngay ở khâu bác sĩ kê đơn. Đối với ca dùng thuốc buổi
chiều thì gần như khơng có xảy ra sai sót trên.
Sai tốc độ với 2247 quan sát có sai sót chiếm 33,85%. Tỉ lệ này khá
tương đồng so với một nghiên cứu tại một bệnh viện Đa Khoa Thành phố Hồ Chí
Minh được đăng trên tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh *Tập 17 * Phụ bản của Số 4 *
2013 (43,9%) [3], thấp hơn nhiều so với Trần Vân Anh - Khảo sát sai sót trong
thực hành thuốc tại một bệnh viện tuyến huyện (95,3%) [7]. Lỗi sai này thường gặp
trong tiêm truyền tĩnh mạch. Các thuốc dùng đường tiêm tĩnh mạch đều được điều
dưỡng dùng thuốc bằng cách tiêm bằng tay, do vậy tỷ lệ gặp sai sót cao.
Kỹ thuật thực hiện thuốc không đúng và Kỹ thuật chuẩn bị thuốc
không đúng lần lượt là (1104; 16,63%) (1031; 15,53%). Tỉ lệ nếu
tính chung khá tương đồng với một nghiên cứu tại một bệnh viện Đa Khoa
Thành phố Hồ Chí Minh được đăng trên tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh *Tập 17 *
Phụ bản của Số 4 * 2013 ( 3,6%; 29,6%), của Đoàn Thị Ngọc Diệp- Khảo sát sai
sót trong thực hành thuốc tại một số khoa lâm sàng, bệnh viện nhi Trung Ương( sai
kỹ thuật chuẩn bị: 20,5%), thấp hơn nhiều so với Trần Vân Anh - Khảo sát sai sót
trong thực hành thuốc tại một bệnh viện tuyến huyện ( 47,2%; 9,1%). Lỗi sai này
đa phần là theo thói quen của điều dưỡng pha thuốc khơng sát khuẩn ống thuốc
bằng cồn trước khi tiêm.
Mức độ sai sót ảnh hưởng đến bệnh nhân trên lâm sàng:
Theo nghiên cứu tại một bệnh viện Đa Khoa Thành phố Hồ Chí Minh được đăng

trên tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh *Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013. Lỗi sai
thời gian thường không gây hại nhiều đến bệnh nhân. Tuy nhiên, lỗi này phản ảnh
hệ thống vận hành chưa hợp lý, từ cách kê toa giờ sử dụng thuốc, hoạt động cấp
phát thuốc của khoa Dược đến sự quá tải trong công việc của điều dưỡng[3]. Do
đó, một số tài liệu khuyến cáo nên báo cáo tỷ lệ sai sót trong cả hai trường hợp có
tính và khơng tính lỗi sai thời gian (2,3,4)[3].
24


25

Theo nghiên cứu của Trần Vân Anh - Khảo sát sai sót trong thực hành thuốc
tại một bệnh viện tuyến huyện [7]. Tốc độ tiêm là vấn đề rất quan trọng và cần lưu ý
trong quá trình thực hiện tiêm tĩnh mạch đối với một thuốc. Khi tốc độ tiêm q
nhanh có thể dẫn đến trình trạng sốc do nồng độ thuốc trong máu tăng cao đột ngột
[7]. Có thể giảm thiểu sai sót này bằng cách đào tạo điều dưỡng về những thuốc có
nguy cơ cao gặp sai sót, đồng thời Trung tâm nên cung cấp thêm trang thiết bị phục
vụ cho việc thực hành thuốc để giúp kiểm sốt tốc độ/thời gian tiêm truyền tốt hơn
(ví dụ như bơm tiêm điện) [7].
Một số hạn chế của đề tài:
Chưa khảo sát sai sót trong sao chép y lệnh và cấp phát thuốc.
Số liệu chỉ mới được thu thập ở 2 khoa lâm sàng, do đó kết quả bước đầu chỉ cho
thấy những lỗi sai sót trong giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thuốc của khoa có số
lượng bệnh nhân đông của Trung tâm y tế Châu Thành Hậu Giang.
Những trường hợp khơng quan sát được vì một số lí do như: nhiều điều dưỡng
chuẩn bị và thực hiện thuốc cùng một lúc, bệnh nhân được cách ly, cấp cứu.
Không ghi nhận các liều thuốc được chuẩn bị và thực hiện vào ban đêm (từ sau 19
giờ đến trước 7 giờ sáng), là thời gian điều dưỡng ít tập trung và dễ mắc sai sót.
Hướng nghiên cứu tiếp theo là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sai sót, tìm
hiểu ngun nhân cụ thể của từng sai sót và triển khai các biện pháp can thiệp

nhằm hạn chế sai sót xảy ra.

25


×