Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích các yếu tố chủ thể, khách thể, nội dung của một quan hệ pháp luật và minh họa bằng những ví dụ cụ thể?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.11 KB, 14 trang )

Tiểu luận: Phân tích các yếu tố chủ thể, khách thể, nội dung của một quan hệ
pháp luật và minh họa bằng những ví dụ cụ thể?
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống xã hội, các thành viên trong xã hội không thể tồn tại một
cách riêng lẻ, tách biệt với nhau. Để hoạt động, phối hợp với nhau giữa họ luôn có
mối liên hệ mật thiết, từ đó hình thành nên các mối quan hệ xã hội. Các quan hệ
này được điều chỉnh bởi các quy phạm xã hội nhất định, tuy nhiên khơng phải mọi
quan hệ đều có thể điều chỉnh bằng các quy phạm xã hội thông thường như quy
phạm đạo đức, tôn giáo,..trong những trường hợp cụ thể cần đến sự tác động của
quan hệ pháp luật. Vậy mối quan hệ pháp luật là mối quan hệ như thế nào? Nó
được xác định ra sao? Để tìm được câu trả lời cho câu hỏi đó và để hiểu rõ hơn,
sâu sắc hơn về mối quan hệ này em sẽ phân tích các yếu tố chủ thể, khách thể, nội
dung của một quan hệ pháp luật và minh họa bằng ví dụ cụ thể về một mối quan hệ
phổ biến trong xã hội đó là mối quan hệ hơn nhân gia đình.
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.

Khái niệm quan hệ pháp luật:

Khái niệm quan hệ xã hội: Là những mối liên hệ vật chất, tinh thần của các
chủ thể trong xã hội.
Khái niệm quan hệ pháp luật: Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy
phạm pháp luật điều chỉnh. Trong đó, các bên tham gia quan hệ có các quyền và
nghĩa vụ được nhà nước đảm bảo thực hiện.
Đặc điểm của quan hệ pháp luật:
Là những quan hệ được hình thành trên cơ sở pháp luật.
2.

-


+) Pháp luật quy định những chủ thể có khả năng tham gia quan hệ pháp luật.


+) Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể quan hệ pháp luật.
+) Pháp luật quy định nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện quyền, nghĩa
vụ.
+) Pháp luật quy định những biện pháp xử lí những trường hợp thực hiện không
đúng quyền, thực hiện quyền không đúng đắn, trốn tránh nghĩa vụ, thực hiện nghĩa
vụ không đầy đủ.


Quan hệ pháp luật mang tính ý chí
+) ý chí đơn phương của nhà nước. Thơng qua quy phạm pháp luật, nhà nước
thể hiện ý chí của mình đối với các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật: được làm
gì, cần làm gì,…
+) ý chí của hai bên tham gia quan hệ pháp luật nhưng ý chí đó nằm trên khn
khổ của ý chí nhà nước.
• Quan hệ pháp luật mang tính giai cấp
+) Quan hệ pháp luật luôn luôn được xác định về mặt chủ thể và các chủ thể đó
có nghĩa vụ cụ thể theo quy định của pháp luật.
+) Quan hệ pháp luật có nội dung bao gồm quyền và nghĩa vụ của các bên tham
gia luôn luôn được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.


Quan hệ pháp luật có tính cụ thể, xác định chặt chẽ.
Các thành phần của quan hệ pháp luật:
Chủ thể của quan hệ pháp luật:
Khái niệm: Là các cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ pháp luật và có những
3.


a.
1.

điều kiện do pháp luật quy định.
Những điều kiện mà cá nhân, tổ chức đáp ứng được để có thể trở thành chủ
thể của quan hệ pháp luật gọi là năng lực chủ thể.
Năng lực chủ thể bao gồm hai yếu tố:
+ Năng lực pháp luật: là khả năng hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ pháp lý
theo quy định của pháp luật.


+ Năng lực hành vi: là khả năng của một cá nhân, tổ chức bằng chính hành vi
của mình tham gia vào quan hệ pháp luật.
2.

Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi:

+ Năng lực pháp luật là điều kiện cần, năng lực hành vi là điều kiện đủ để cá
nhân, tổ chức trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật.
+ Nếu chủ thể có năng lực pháp luật mà khơng có hoặc mất năng lực hành vi
hay bị Nhà nước hạn chế năng lực hành vi thì họ khơng thể tham gia một cách tích
cực vào các quan hệ pháp luật. Chủ thể chỉ có thể tham gia thụ động vào các quan
hệ pháp luật thông qua hành vi của người thứ ba hoặc được Nhà nước bảo vệ trong
một số quan hệ pháp luật nhất định.
+ Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi nên khơng thể có chủ thể
pháp luật khơng có năng lực pháp luật mà lại có năng lựchành vi. Vì khi khơng quy
định các quyền, nghĩa vụ pháp lý cho chủ thể thì Nhà nước cũng khơng cần phải
tính đến điều kiện để cá nhân, tổ chức có thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý
đó.
+ Năng lực pháp luật của cá nhân mở rộng dần theo năng lực hành vi của họ.

b.

Nội dung của quan hệ pháp luật:

bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lí của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.
+) Quyền chủ thể:
Khái niệm: Là khả năng chủ thể được xử sự theo những cách thức nhất định mà
pháp luật cho phép.
Đặc điểm:
-

Là khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định được pháp luật cho

-

phép.
Khả năng của chủ thể yêu cầu các chủ thể có liên quan thực hiện nghĩa vụ
của họ nhằmđảm bảo việc thực hiện quyền chủ thể của mình.


-

Khả năng của chủ thể yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ
quyền, lợi ích của mình.

+) Nghĩa vụ chủ thể:
Khái niệm: Là cách xử sự mà chủ thể buộc phải thực hiện theo quy định của pháp
luật nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác.
Đặc điểm:
-


Chủ thể phải thực hiện cách xử sự nhất định do pháp luật quy định nhằm

c.

đáp ứng quyền của chủ thể kia.
Chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện nghĩa vụ.
Khách thể của quan hệ pháp luật:

là những lợi ích vật chất, tinh thần hoặc các lợi ích xã hội khác mà các chủ thể
mong muốn đạt được khi tham gia các quan hệ pháp luật.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Khái quát chung về quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình
a.

Khái niệm luật hơn nhân và gia đình

Hơn nhân và gia đình là các hiện tượng xã hội, phát sinh và phát triển cùng
với sự phát triển của xã hội loài người. Hơn nhân và gia đình là biểu hiện mối quan
hệ xã hội giữa vợ và chông, giữa cha mẹ, và con cái, giữa các thành viên trong gia
đình.
Khái niệm “luật hơn nhân và gia đình” có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác
nhau: là một ngành luật, một môn học hoặc một văn bản pháp luật cụ thể.
- Với ý nghĩa là một ngành luật trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, Luật
hơn nhân và gia đình Việt Nam là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước
ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình về nhân thân và về
tài sản.
b.

Khái niệm quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình



Khái niệm: quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là những quan hệ xã hội
mà được các quy phạm pháp luật hơn nhân và gia đình điều chỉnh thì gọi là quan
hệ pháp luật hơn nhân và gia đình.
Về hình thức quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình bao gồm hai nhóm:
quan hệ pháp luật về nhân thân và quan hệ pháp luật về tài sản.
2. Các thành phần của quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình
2.1. Về chủ thể của quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình.
chủ thể của quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình: đó là những cá nhân
tham gia vào quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình, được Nhà nước thừa nhận có
quyền và nghĩa vụ pháp lý trong mối quan hệ pháp luật đó.
Một trong những đặc thù cơ bản của quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình
là ở chỗ chủ thể của nó chỉ là cá nhân. Cá nhân muốn trở thành chủ thể quan hệ
pháp luật hơn nhân gia đình phải có năng lực pháp luật hơn nhân gia đình và năng
lực hành vi.
Vậy, thế nào là nào là năng lực pháp luật hơn nhân gia đình và năng lực hành vi?
Năng lực pháp luật pháp luật hơn nhân gia đình là khả năng của cá nhân có
quyền và nghĩa vụ về hơn nhân và gia đình. Trong một số trường hợp, năng lực
pháp luật pháp luật hơn nhân gia đình phát sinh từ lúc sinh ra (Ví dụ: Khả năng có
quyền được cha mẹ, anh chị cấp dưỡng và giáo dục). Trong một số trường hợp
khác, năng lực pháp luật pháp luật hơn nhân và gia đình phát sinh từ lúc cá nhân
đạt một độ tuổi nhất định (Ví dụ: độ tuổi kết hôn: tại khoản 1, Điều 9 Luật hơn
nhân và gia đình năm 2000 quy định “nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám
tuổi trở lên” mới được kết hôn).
Năng lực hành vi hôn nhân gia đình của cá nhân là khả năng bằng các hành
vi của mình tạo ra cho bản thân những quyền và nghĩa vụ hơn nhân và gia đình,
phát sinh khi đạt một độ tuổi nhất định. Về nguyên tắc độ tuổi đó là độ tuổi thành
niên. Thế nhưng khả năng thực hiền quyền đó có thể sớm hơn. Luật hơn nhân và



gai đình Việt Nam đã có quy định cụ thể và thực tế thì mọi trẻ em từ đủ 9 tuổi trở
lên có quyền đồng ý hay khơng đồng ý làm con ni (Điều 71). Những người
khơng có năng lực hành vi do bị bệnh tâm thần thì khơng có khả năng bằng các
hành vi của mình tạo cho bản thân quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực hôn nhân và
gia đình ( khơng thể kết hơn, khơng thể là người giám hộ….) Đối với những người
này thì quyền và nghĩa vụ về nhân thân cũng như tài sản trong lĩnh vực hơn nhân
và gia đình sẽ do những người giám hộ thực hiện cho. Trừ một số trường hợp,
quyền kết hơn hoặc li hơn thì khơng ai có thể thay thế được.
2.2.Về nội dung quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Đó là cơ sở làm phát sinh các quyền
và nghĩa vụ chủ thể hơn nhân và gia đình cho mỗi người. Các quyền và nghĩa vụ
đó là nội dung của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.
Các quyền và nghĩa vụ hơn nhân gia đình có thể là về nhân thân và về tài
sản. Trong quyền và nghĩa vụ tài sản cịn có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng. Quyền
về nhân thân hồn tồn khơng có nội dung kinh tế.
Ví dụ: quan hệ pháp luật về quyền nhân thân giữa vợ và chồng bao gồm các
quan hệ nhân thân phi tài sản, là quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về lao động, học
tập, hoạt động nghề nghiệp, nó cịn bao hàm cả tình u, sự chung thủy, hịa thuận
và kính trọng lẫn nhau, những cư xử đúng đắn và việc dạy bảo con cái,.. dựa trên
những quy định của Luật hơn nhân và gia đình, các quy tắc tập quán của dân tộc và
đạo đức xã hội.
Trong Điều 18 Luật hơn nhân và gia đình quy định : “Vợ chồng chung thủy,
thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no
ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững.” Đây là những yếu tố quan trọng hàng
đầu quyết định hạnh phúc và sự bền vững của gia đình. Cuộc sống vợ chồng tự
nhiên và cần thiết phải được xây đắp, duy trì trên cơ sở sự gắn kết giữa tình yêu và


trách nhiệm . Việc quy định này nhằm đề cao đạo lý chung và tạo ra ý thức trách

nhiệm cho mỗi người trong quan hệ vợ chồng, không thể bằng các biện pháp
cưỡng chế hay quyền lực nhà nước mà điều chỉnh mối quan hệ vốn tế nhị và riêng
tư này.Có thể khẳng định rằng, tình nghĩa vợ chồng là dựa trên sự tự nguyện, ý
thức và tình cảm cá nhân, hồn tồn khơng có nội dung kinh tế.
Các quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình xuất phát từ sự kiện kết hôn, từ
truyền thống hoặc nuôi dưỡng là những sự kiện, trạng thái có tính chất đặc biệt
không giống như hợp đồng, nghĩa vụ dân sự. Trong quan hệ pháp luật hơn nhân và
gia đình thì yếu tố tính cảm gắn bó giữa các chủ thể là một nét đặc trưng và trong
rất nhiều trường hợp yếu tố tình cảm đó quyết định xác lập, tồn tại hay chấm dứt
quan hệ hơn nhân và gia đình. Do vậy, quan hệ nhân thân chiếm một vị trí hàng
đầu trong tồn bộ hệ thống pháp luật hơn nhân và gia đình.
Quyền và nghĩa vụ tài sản có đặc điểm là nó gắn liền với nhân thân của con
người nhất định. Điều 50 của Luật hơn nhân và gia đình có quy định về nghĩa vụ
cấp dưỡng như sau: “ Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con,
giữa anh chị em với nhau, giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này. Nghĩa vụ
cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho
người khác….” Điều này có nghĩa là, ví dụ: người cha già yếu đang được người
con cấp dưỡng không thể chuyển giao quyền này cho ông bạn thân của mình đang
lâm vào hồn cảnh khó khăn hơn; vợ và chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau,
một trong hai người chết sẽ chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đó ( trong luật dân sự
thì có thể chuyển cho người thừa kế trong trường hợp dặc biệt).
Từ đó đi đến kết luận rằng quyền và nghĩa vụ hơn nhân và gia đình khơng
thể chuyển nhượng cho người khác. Ví dụ khơng thể nhượng quyền nhận tiền cấp
dưỡng cho người khác, không thể nhường nghĩa vụ giáo dục con cái cho người
khác…


Quyền chủ thể luật hơn nhân và qia đình thực hiện theo các quan hệ pháp
luật, theo bản chất pháp lý thì nó là quyền tương đối: Chủ thể trong quan hệ pháp
luật hơn nhân và gia đình ln ln đối lập với một chủ thể khác.

Ví dụ: như quyền của cha mẹ tồn tại bởi vì có một chủ thể khác liên quan.
Đó là đứa con. Mọi quyền hơn nhân của vợ chồng tồn tại vì có hơn nhân hợp pháp;
chấm dứt hơn nhân có nghĩa là chấm dứt quyền nhân thân. Rõ ràng quyền chủ thể
trong luật hôn nhân và gia đình, đó là quyền tương đối.
Trong một số trường hợp, quyền và nghĩa vụ pháp luật vừa là tương đối vừa
là tuyệt đối.
Ví dụ: cha mẹ có quyền địi con mình từ những người khác đang chiếm giữ
bất hợp pháp trên cơ sở pháp luật hoặc theo quyết định của tòa án.
Quyền của vợ chồng đối với tài sản chung là tương đối đồng thời cũng là
tuyệt đối (quyền sở hữu). Điều 28 trong Bộ luật dân sự có viết: “1. Vợ chồng có
quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản
chung. Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia
đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của cộng đồng. 3. Việc xác lập, giao dịch và
chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn
sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải
được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận trừ tài sản chung đã chia để đầu tư kinh doanh
tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.”
Theo khoản 1 Điều 28, quyền chiếm hữu là yếu tố đầu tiên của quyền sở
hữu, đó là quyền năng của chủ sở hữu “nắm giữ, quản lý tài sản” , là quyền kiểm
soát, chi phối và làm chủ vật đó theo ý chí của mình. Vợ chồng có quyền ngang
nhau trong việc chiếm giữ tài sản chung, điều đó khơng có nghĩa cả hai bên phải là
người trực tiếp nắm giữ, quản lý tài sản mà cho dù chỉ một bên nắm giữ tài sản thì
cả hai bên đều có quyền sử dụng, định đoạt đối với khối tài sản chung đó.


Quyền sử dụng là “quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài
sản”.
Quyền định đoạt là “quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ
quyền sở hữu đó” Đây chính là quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình tuyệt đối.
Do tính chất và đặc trưng của quan hệ pháp luật về sở hữu nên một bên chủ

thể ln được xác định và có các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
của mình, đó là chủ sở hữu. Cịn chủ thể phía bên kia là tất cả những thành viên
trong xã hội ( quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình tương đối).
Quan hệ pháp luật nhân thân phi tài sản chỉ có thể là tương đối. Việc quy
định quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong Luật hơn nhân và gia đình đóng
vai trị quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ khác trong gia đình, là cơ sở
pháp lý để thực hiện các chức năng kinh tế và đáp ứng những nhu cầu vật chất của
các thành viên trong gia đình. Đây cũng là điều kiện để Nhà nước quản lý xã hội,
bảo đảm mục tiêu xây dựng và phát triển xã hội vững mạnh, văn minh.
2.3. Về khách thể của quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình
Khi nói đến một quan hệ pháp luật, khơng chỉ nói đến những điểm cơ bản
của quan hệ pháp luật đó mà cịn phải đề cập đến những yếu tố tạo nên những đặc
trưng cơ bản ấy. Một trong những yếu tố tạo nên các đặc trưng ấy là khách thể.
Khách thể của quan hệ pháp luật là một phạm trù pháp lý, là một bộ phận cấu
thành của quan hệ pháp luật. Đó là những cái mà chủ thể của quan hệ pháp luật
hướng tới, tác động vào. Hay nói cách khác đó là những lợi ích vât chất, lợi ích
tinh thần mà pháp luật bảo vệ cho các quan hệ pháp luật đó. Khách thể cũng là một
trong những yếu tố tạo nên đặc trưng cơ bản của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia
đình. Khác với các quan hệ pháp luật khác, nếu như khách thể của quan hệ pháp
luật dân sự có thể là đối tượng của thế giới vật chất cũng như những giá trị tinh
thần hay khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ


thì khách thể của quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình có thể là lợi ích nhân
thân, các hành vi và các vật. Thường thường khách thể có tính chất tổng hợp, bao
gồm tất cả các loại trên:
• Lợi ích nhân thân: họ tên, ngành nghề, việc làm cũng có khi lợi ích nhân
thân cũng là gia đình…
• Các hành vi : việc giáo dục là thuộc về hành vi: nó có thể như một q
trình liên

tục, trong một khoảng thời gian tương đối dài. Các hành vi đó có thể là: Mọi hoạt
động để quản lý tài sản chung của vợ chồng, mọi việc làm thể hiện sự chăm sóc đối
với cha mẹ như việc phục dưỡng …
• Vật : Vật với ý nghĩa là một phạm trù pháp lý, là bộn phận của thế giới vật
chất, có thể đáp ứng được một nhu cầu nào đó của con người. Vật như là một
khách thể của quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình, nó có thể là đồ vật trong
khối tài sản chung của vợ chồng ( ví dụ như đồ đạc trị giá trong gia đình : đồ cổ, ti
vi, …). Nhưng khơng phải bất cứ bộ phận nào của thế giới vật chất đều được thể
hiện dượi dạng là vật, đó là khi nó được chuyển về một hình thức khác hay thể hiện
dưới hình thức khác, ví dụ như một số tài sản chung của vợ chồng được thể hiện
dưới hình thức một số tiền nào đó ( giả sử như tiền cấp dưỡng).
Đối với khách thể của luật hôn nhân và gia đình cần chú ý một đặc điểm khá
nổi bật mà người ta hay lầm tưởng đó là khách thể của quan hệ pháp luật hơn nhân
và gia đình- Đó là con cái. Trong mọi trường hợp khi nhìn bề ngồi có thể tưởng
rằng con cái là khách thể của quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình ( ví dụ tranh
chấp giữa cha và mẹ về việc giáo dục con cái hay về việc giao con cho ai đó
ni….thì thực tế con cái lại là một trong các chủ thể, tranh chấp trong trường hợp
đó là việc sử dụng quyền của cha mẹ trong việc giáo dục con cái.). Nhưng thực
chất trên thực tế con cái không thể là khách thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và
gia đình.


III. VÍ DỤ CỤ THỂ
Anh Nguyễn Văn Nam ( 25 tuổi ) và chị Đào Tuyết Mai ( 22 tuổi ) là cơng
dân nước Cộng Hồ Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Sau một thời gian tìm hiểu, cảm
thấy hịa hợp và mong muốn chung sống, đồng thời hội tụ đầy đủ điều kiện kết hôn
theo luật hôn nhân và gia đình hiện hành, hai người đã tiến hành đăng kí kết hơn,
chính thức trở thành vợ chồng và qua đó xác định quan hệ hơn nhân giữa hai
người.
a.


Chủ thể quan hệ pháp luật: chủ thể là anh Nam và chị Mai. Hai người có đầy đủ

b.

năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
Nội dung của quan hệ pháp luật: nội dung của quan hệ pháp luật hôn nhân giữa
anh Nam và chị Mai quy định về quyền và nghĩa vụ của hai người trong quan hệ
hôn nhân. Về tương quan giữa quyền và nghĩa vụ của hai vợ chồng trong quan hệ
hôn nhân, điều 19 luật hơn nhân và gia đình quy định vợ chồng bình đẳng với
nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Đây là một quy
định thể hiện rõ tư tưởng bình đẳng giới của Đảng và nhà nước ta. Về hình thức
được chia ra làm quyền và nghĩa vụ nhân thân , quyền và nghĩa vụ tài sản:
Quyền và nghĩa vụ nhân thân: (Những điều luật được nêu ra dưới đây đều
thuộc luật Hơn nhân và gia đình)
- Thứ nhất: hai vợ chồng Nam-Mai có quyền và nghĩa vụ chung thủy, thương yêu ,
quý trọng, chăm sóc lẫn nhau, cùng nhau xây dựng gia đình (điều 18).Tuy nhiên
quy định này vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để trong thực tế. Tình trạng ly
thân, ngoại tình, vẫn đang tồn tại rất phổ biến trong xã hội.
- Thứ hai: hai vợ chồng được tự do lựa chọn tơn giáo, tín ngưỡng, niềm tin để theo
đuổi. Mỗi người phải tơn trọng tín ngưỡng của đối phương, tuyệt đối không được
cản trở hoạt động tự do tôn giáo của mỗi bên (điều 22).


Ví dụ: Anh Nam theo đạo Phật , mỗi tháng ăn chay một lần. Chị Mai theo
đạo thiên chúa, cuối tuần đi lễ nhà thờ. Hai người đều tôn trọng đức tin của nhau.
- Thứ ba: anh Nam và chị Mai phải tơn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau,
giữ gìn cho nhau, khơng được hành hạ, ngược đãi, xúc phạm danh dự, uy tín của
nhau (điều 21). Tuy luật quy định như vậy nhưng trên thực tế hiện nay những vụ
việc bạo hành gia đình vẫn xảy ra rất phổ biến và đối tượng hứng chịu bạo hành là

phụ nữ. Theo số liệu thống kê của Tổng cục dân số Việt Nam năm 2010, có 58%
phụ nữ từng kết hơn cho biết họ từng phải chịu ít nhất một trong ba loại bạo lực là
bạo lực thể xác, bạo lực tình dục , bạo lực kinh tế - tinh thần. Đây là một con số
đáng báo động.
- Thứ tư: hai người có quyền được phát triển về mọi mặt, được học tập nâng cao
trình độ, bồi dưỡng văn hóa, tham gia các hoạt động chính trị- xã hội, theo đuổi các
sở thích cá nhân, đồng thời có nghĩa vụ giúp đỡ lẫn nhau để cả hai cùng phát triển
(điều 23). Tất nhiên về hành động cụ thể sẽ hồn tồn được căn cứ vào tình hình
thực tế của cả hai người, đặc biệt là người vợ.
- Thứ năm: Đây là một quy định tiến bộ, đem lại cơ hội cũng như sự phát triển cho
cả hai vợ chồng sau khi kết hơn. Chị Mai có thể tham gia hoạt động chính trị, tiến
hành ứng cử Hội Đồng Nhân Dân, tham gia các khóa học, chứ khơng phải bị lệ
thuộc vào công việc nhà. Tương tự, anh Nam cũng sẽ phải có nghĩa vụ san sẻ cơng
việc gia đình, chăm sóc con cái với vợ.
Quyền và nghĩa vụ tài sản:
- Thứ nhất: hai vợ chồng có quyền ủy quyền cho nhau để thực hiện các bước xác
lập, thực hiện và cắt đứt các giao dịch mà theo quy định của pháp luật có sự đồng ý
của cả hai vợ chồng (điều 24). Việc ủy quyền cần được thực hiện bằng văn bản.
Ví dụ: chị Mai ủy quyền cho anh Nam đứng ra bán căn nhà là tài sản chung của cả
hai vợ chồng.


- Thứ hai: hai người có quyền đại diện cho nhau khi một trong hai người mất đi
năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ.
Ví dụ: chị Mai bị tai nạn giao thơng bất tỉnh thì anh Nam được ra làm đại diện để
giải quyết các giao dịch dân sự của chị Mai.
- Thứ ba: hai vợ chồng phải chịu trách nhiệm đối với giao dịch dân sự hợp pháp do
một trong hai người thực hiện nhằm đảm bảo nhu cầu sinh hoạt thiết yếu cho gia
đình (điều 25).
Ví dụ: anh Nam vay ngân hàng để lấy tiền kinh doanh nuôi gia đình thì khi đó chị

Mai cũng sẽ chịu trách nhiệm gánh món nợ.
- Thứ tư: vợ chồng có nghĩa vụ ngang nhau trong quản lí và sử dụng tài sản chung
bao gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, sản xuất, kinh doanh,
và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kì hơn nhân, tài sản
được thừa kế chung hoặc tặng chung. Quyền sử dụng đất là tài sản chung sau khi
kết hôn cùng những tài sản được thỏa thuận là tài sản chung (điều 28).
- Thứ năm: hai vợ chồng có quyền sở hữu, quản lí và sử dụng tài sản riêng bao
gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng riêng, đồ dung cá nhân, tài sản có được
khi kết hôn (điều 32 và điều 33).
- Thứ sáu: hai người có quyền được thừa kế tài sản của nhau trong trường hợp một
người chết hoặc bị tòa án tuyên bố tử hình thì bên cịn sống quản lí tài sản chung
trừ trường hợp trong di chúc chỉ định người khác quản lí hoặc người thừa kế chỉ
định người khác quản lí.
c.

Khách thể:

Khách thể trong quan hệ hơn nhân giữa hai anh chị Nam-Mai bao gồm: Lợi ích
nhân thân như thân phận vợ chồng. Các hành vi: Vợ chồng chung thủy, u
thương, chăm sóc cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc. Tài sản chung của hai
vợ chồng. Con cái không được xem là tài sản chung.


KẾT LUẬN
Có thể nói, quan hệ pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh
các quan hệ xã hội xung quanh cuộc sống của mỗi chúng ta. Có những mối quan hệ
pháp luật đơn giản, dễ nhận biết, nhưng còn nhiều mối quan hệ mà gồm nhiều chủ
thể tham gia, cho thấy mức độ và tính chất của nó rất phức tạp và khó dự đốn. Bởi
vậy việc hiểu rõ quan hệ pháp luật và tìm hiểu các thành phần cấu tạo của nó là
điều rất cần thiết đối với chúng ta, giúp chúng ta nhận biết được những quan hệ

pháp luật tồn tại xung quanh mình, từ đó nắm rõ quyền hạn cũng như nghĩa vụ của
mình trong từng quan hệ pháp luật cụ thể.
Do những kiến thức và hiểu biết còn hạn chế, bài tiểu luận khơng tránh khỏi
những thiếu sót vậy nên rất mong được các thầy, cơ xem xét và góp ý để bài tiểu
luận của em được hoàn thành hơn. Em xin chân thành cảm ơn !



×