Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Sức mạnh giá - Phương pháp tìm kiếm cổ phiếu tiềm năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.09 KB, 2 trang )

Sức mạnh giá - Phương pháp tìm kiếm cổ phiếu tiềm năng
Lúc mới bắt đầu loại cổ phiếu này có thể có thứ
hạng rất thấp nhưng sau đó khi dòng tiền bắt đầu
chú ý cổ phiếu này thứ hạng cổ phiếu sẽ tăng rất
mạnh.
Một trong những khó khăn nhất trong quá trình đầu tư chứng khoán là tìm kiếm cổ phiếu tăng giá mạnh
nhất.
Nghiên cứu về External Relative Strength (Sức mạnh giá) sẽ giúp bạn “gỡ rối” khó khăn trên.

những cổ phiếu tăng gấp 2, 3 lần nhưng cũng có cổ phiếu chỉ tăng có 10 – 20%, việc tìm đúng các cổ phiếu
dẫn đầu trong hơn 300 mã chứng khoán đang giao dịch trở nên dễ dàng hơn nhờ chỉ số Sức mạnh giá.
Cách tính chỉ số Sức mạnh giá:
Chỉ số này rất dễ nhầm lẫn với chỉ số Relative Strength Index (RSI), tuy nhiên cách tính toán và phương
pháp sử dụng lại hoàn toàn khác nhau.
Chỉ số sức mạnh giá được tính bằng cách so sánh sự thay đổi giá của cổ phiếu với tất cả cổ phiếu trên thị
trường với sau đó được xếp hạng từ 0 đến 99. Ví dụ: một cổ phiếu có chỉ số Sức mạnh giá là 90 là cổ phiếu
có mức độ tăng giá trong quá khứ mạnh hơn 90% tất cả các cổ phiếu trên thị trường.
Sự thay đổi giá được tính là mức độ tăng hoặc giảm giá trong thời kỳ một năm với trọng số là sự thay đổi
giá trong 3 tháng gần nhất.
Phương pháp sử dụng:
Theo cách tính toán thì các cổ phiếu dẫn đầu thường có đặc điểm như sau: lúc mới bắt đầu có thể có thứ
hạng rất thấp thường dưới 40 nhưng sau đó khi dòng tiền bắt đầu chú ý cổ phiếu này thứ hạng cổ phiếu sẽ
tăng rất mạnh. Độ ổn định của loại cổ phiếu này thường trong một tuần tăng trên 20 điểm và sẽ tăng lên
duy trì ở mức cao thường trên 80 điểm.
Dựa trên đặc điểm của các cổ phiếu dẫn đầu có thể lựa chọn cổ phiếu theo hai phương pháp:
Dòng tiền duy trì ổn định: chọn các cổ phiếu duy trì thứ hạng ở mức cao thường là trên 80 điểm, tuy nhiên
đây là những cổ phiếu đã tăng một thời gian do đó có rủi ro dòng tiền có thể thoát khỏi cổ phiếu này do đó
nên mua cổ phiếu loại này khi giá điều chỉnh sau đó tăng lại nhưng thứ hạng vẫn duy trì trên cao.
Dòng tiền mới bắt đầu chảy vào: chọn cổ phiếu có thứ hạng ở thấp và bắt đầu tăng thứ hạng mạnh mẽ và
ổn định, tuy nhiên phương pháp này có rủi ro là có thể đây là dòng tiền đầu cơ cực ngắn do đó nên mua cổ
phiếu thể hiện việc tăng tương đối ổn định với xếp hạng tối thiểu từ 40 – 60.


Công cụ quan trọng phối hợp để lựa chọn cổ phiếu đầu tư.
Hiện nay nhà đầu tư Việt Nam có nhiều cách để lựa chọn cổ phiếu, tuy nhiên mỗi cách thức có những ưu và
nhược điểm. Ví dụ: việc theo dõi bảng giá để chọn cổ phiếu sẽ có nhược điểm là chỉ đánh giá được 1 phiên
giao dịch mà không nhìn thấy được khoảng thời gian dài hơn. Cách thức này cũng bị động nhiều khi phải
quyết định ngay nếu không sẽ không mua hoặc bán được.
Một số nhà phân tích kỹ thuật dùng chỉ số Relative Strength Comparative so sánh cổ phiếu với index nhưng
nó chỉ nói nên là cổ phiếu đó mạnh hơn thị trường mà không chỉ ra có phải cổ phiếu dẫn đầu hay không.
Việc sử dụng chỉ số Sức mạnh giá phối hợp với công cụ khác sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng và chính xác hơn
trong việc tìm kiếm cổ phiếu để đầu tư.
Trên thế giới việc sử dụng chỉ số Sức mạnh giá hay tên tiếng anh là External Relative Strength (RS) rất phổ
biến trong việc tìm kiếm cổ phiếu tiềm năng, trong đó nhà đầu tư lừng danh William O’Neil với phương
Sức mạnh giá là một chỉ số phân tích kỹ thuật giúp nhà đầu tư sàng lọc ra các cổ phiếu “mạnh mẽ”
về giao dịch trên thị trường so với các cổ phiếu khác.
pháp đầu tư CANSLIM nổi tiếng sử dụng công cụ này để tìm ra các cổ phiếu dẫn đầu (Leader) đó là các cổ
phiếu đáp ứng chữ “L” trong mô hình lựa chọn cổ phiếu CANSLIM.
Theo Mai Thanh Bình
Tổng Giám Đốc CTCP Nghiên Cứu Đầu Tư Phú Toàn.

×