Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

bình luận về cơ chế bảo hiến của Mỹ và liên hệ với Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.97 KB, 15 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM
MƠN LUẬT SO SÁNH
Đề số 12: Anh/chị hãy bình luận về cơ chế bảo hiến của Mỹ và liên hệ với Việt
Nam.
NHÓM 3 – K2B

Hà Nội – 2016


MỞ ĐẦU
Trong dự thảo văn kiện Đại hội Đảng X có yêu cầu: “Xây dựng cơ chế bảo vệ
Hiến pháp, định rõ cơ chế, cách thức bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và
luật trong đời sống kinh tế – xã hội”. Việc tham khảo kinh nghiệm trong việc
giám sát và bảo vệ Hiến pháp của một số nước để rút ra những kiến nghị phục
vụ việc tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hình thành một cơ chế bảo hiến có hiệu quả
trong q trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hết
sức cần thiết. Trên cơ sở đó, bài viết dưới đây sẽ tập trung tìm hiểu về cơ chế
bảo hiến của các nước trên thế giới đặc biệt là Hoa Kỳ từ đó đưa ra những liên
hệ với cơ chế bảo hiến của Việt Nam để có một cái nhìn khách quan nhất về vấn
đề này.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu khơng thể tránh khỏi những thiếu
sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy, cơ để bài viết của nhóm
được hồn thiện hơn.

NỘI DUNG
I – KHÁI NIỆM BẢO HIẾN – BẢO VỆ HIẾN PHÁP
Ở các nước trên thế giới khơng có một khái niệm thống nhất về cơ chế
bảo vệ Hiến pháp. Thuật ngữ “bảo vệ Hiến pháp” được tích cực sử dụng ở Việt


Nam, ở Liên bang Nga nhưng thuật ngữ này không được dùng nhiều ở các nước
trên thế giới và ngay cả ở Nga khái niệm trên cũng chưa được đưa vào luật. Ở
Anh và Mỹ có một khái niệm là “judical review” có thể tạm dịch là kiểm tra tư
pháp. Bản chất của khái niệm này là dùng để chỉ việc kiểm tra của cơ quan tư
pháp đối với tính hợp hiến của các đạo luật do cơ quan lập pháp đưa ra. Khái
niệm này tương đương với khái niệm “bảo hiến” hay “kiểm hiến” mà một số
sách trước đây về luật hiến pháp ở Việt nam hay dùng.

2


Bảo hiến (hay bảo vệ hiến pháp) về ý nghĩa cốt lõi được hiểu là kiểm sốt
tính hợp hiến của các đạo luật, là xem xét xem những đạo luật được đưa ra có
phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp hay không. Theo cách hiểu
này, bảo hiến không nhằm vào các văn bản dưới luật. Sự bảo hiến chỉ nhằm vào
những đạo luật do Quốc hội đưa ra bởi những văn kiện này đứng ở tột đỉnh của
hệ cấp những hành vi pháp lý. Tuy nhiên cách hiểu bảo hiến chỉ là kiểm sốt
tính hợp hiến của các đạo luật là một cách hiểu theo nghĩa hẹp. Thực tiễn của
chế độ bảo hiến ở các nước cho thấy, các định chế bảo hiến được sinh ra khơng
chỉ đơn thuần là kiểm sốt tính hợp hiến của hành vi lập pháp. Toà án Hiến pháp
ở nhiều quốc gia châu Âu bên cạnh việc kiểm sốt tính hợp hiến của các đạo luật
của Nghị viện còn thực hiện nhiều chức năng khác để bảo vệ nội dung và tinh
thần của Hiến pháp như giải quyết tranh chấp giữa lập pháp và hành pháp, giữa
liên bang và tiểu bang, giữa trung ương và địa phương; kiểm sốt tính hợp hiến
trong hành vi của Tổng thống cũng như của các quan chức trong bộ máy hành
pháp… Ở nghĩa rộng hơn, bảo hiến được hiểu là kiểm sốt tính hợp hiến của
các hành vi của các định chế chính trị được quy định trong Hiến pháp.

II. CÁC MƠ HÌNH CƠ CHẾ BẢO HIẾN CƠ BẢN TRÊN THẾ GIỚI
Mỗi nhà nước xuất phát từ điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể của

mình mà xây dựng mơ hình, hay cơ chế bảo vệ Hiến pháp phù hợp. Các mơ hình
cơ chế bảo hiến trên thế giới hiện nay có thể khái qt thành 3 mơ hình cơ bản:
Thứ nhất là mơ hình bảo hiến theo kiểu Mỹ (American Model), có đặc
điểm là giao cho Toà án Tư pháp xem xét tính hợp hiến của các đạo luật. Mơ
hình này thơng qua việc giải quyết các vụ việc cụ thể, dựa vào các đơn kiện của
đương sự, các sự kiện pháp lý cụ thể mà bảo vệ Hiến pháp. Mơ hình này có ưu
điểm là bảo hiến khơng trừu tượng vì nó liên quan trực tiếp đến những vụ việc
cụ thể nên bảo vệ Hiến pháp một cách cụ thể. Mô hình này cũng có nhược điểm,
3


giao quyền bảo hiến cho Tồ án Tư pháp thì thủ tục tố tụng rất dài dòng. Hơn
nữa, phán quyết chỉ có tính ràng buộc đối với các bên tham gia tố tụng, tranh
tụng vụ việc cụ thể đó, chỉ bảo vệ Hiến pháp từng vụ việc cụ thể. Mô hình của
Mỹ, sở dĩ giao cho Tồ án Tư pháp là xuất phát từ hệ thống pháp luật của các
nước theo hệ thống Anh – Mỹ (Common Law), chủ yếu là án lệ. Án lệ được xem
là pháp luật để xét xử.
Thứ hai là mơ hình bảo vệ Hiến pháp của các nước châu Âu
(European Model). Đây là kiểu thành lập cơ quan chuyên trách để thực hiện
bảo vệ Hiến pháp. Mơ hình này có cái hay là kết hợp được việc giải quyết các vụ
việc cụ thể, đồng thời giải quyết cả những việc có tác dụng chung cho cả xã hội
thông qua đề nghị của những người, cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà
nước. Ví dụ như Tổng thống có thể đề nghị sửa đổi, bãi bỏ một văn bản nào đó
của Nghị viện trái với Hiến pháp. Nó giải quyết cả ở tầm vĩ mơ và cả những vụ
việc cụ thể liên quan đến quyền cơ bản của người dân được yêu cầu phán xét.
Thứ ba là mơ hình bảo hiến hỗn hợp kiểu Âu – Mỹ (The Mixed
Model). Tức là kết hợp các yếu tố của cả 2 mơ hình trên, gọi là mơ hình bảo
hiến của châu Âu và Mỹ, vừa trao cho cơ quan bảo hiến chuyên trách như Toà
án Hiến pháp, vừa trao quyền bảo hiến cho tất cả các toà án khi giải quyết các vụ
việc cụ thể có quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật và được quyền

không áp dụng các đạo luật được coi là khơng phù hợp với Hiến pháp. Mơ hình
này được áp dụng ở Bồ Đào Nha, Thuỵ Sỹ, và một số nước châu Mỹ Latin như
Columbia, Venezuela, Peru, Braxin.
Ngoài ra cũng có mơ hình giám sát thơng qua các cơ quan như Nghị viện,
Hội đồng nhà nước hoặc cơ quan đặc biệt nào đó của Nghị viện đảm đương ln
chức năng bảo vệ Hiến pháp .
Ngồi các mơ hình cơ chế bảo vệ Hiến pháp kể trên cịn có mơ hình giám
sát tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật kiểu Pháp (The
4


French Model). Theo mơ hình này việc giám sát tính hợp hiến chỉ được tiến
hành đối với các văn bản được phê chuẩn bởi Hạ viện nhưng chưa được ban
hành bởi Tổng thống. Mơ hình kiểu Pháp cho phép việc giám sát tính hợp hiến
của văn bản quy phạm pháp luật được tiến hành ngay trước khi văn bản được
ban hành do đó hạn chế đáng kể số văn bản vi hiến, đảm bảo tính thống nhất của
hệ thống pháp luật nhưng điểm yếu của nó là tạo điều kiện cho cơ quan bảo hiến
(Hội đồng Hiến pháp) can thiệp quá nhiều vào quá trình lập pháp của Nghị
viện.
Lý thuyết về bảo hiến thường chia các mơ hình bảo hiến bằng cơ quan tư
pháp thành hai mơ hình cơ bản: mơ hình bảo hiến phi tập trung hố với đại diện
tiêu biểu là Mỹ và mơ hình bảo hiến tập trung hố với đại diện tiêu biểu là Đức.
Mơ hình bảo hiến kiểu Mỹ được thiết lập đầu tiên tại Mỹ (năm 1803) và
được xem là mơ hình bảo hiến phi tập trung bởi quyền giám sát tính hợp hiến
của các đạo luật thuộc về tất cả các toà án. Hầu hết các nước theo hệ thống pháp
luật Anh – Mỹ đều áp dụng mơ hình này. Ngồi ra mơ hình bảo hiến kiểu Mỹ
cịn được áp dụng ở một số nước theo truyền thống Luật La Mã ở châu Mỹ Latin
và ở một số nước châu Âu như Hy Lạp, Na Uy, Đan Mạch…
Mơ hình bảo hiến kiểu châu Âu được thiết lập đầu tiên ở Áo (năm 1920)
và được áp dụng ở hầu hết các nước châu Âu và một số nước châu Mỹ Latin,

châu Á, châu Phi…Mô hình này được gọi là mơ hình bảo hiến tập trung hố bởi
chỉ có một cơ quan chun trách được giao quyền giám sát, bảo vệ Hiến pháp.

III – CƠ CHẾ BẢO HIẾN CỦA MỸ
Mỹ là quốc gia đầu tiên xác lập quyền giám sát Hiến pháp của Tòa án tư
pháp và đã xây dựng nên một mơ hình cơ quan bảo hiến riêng được gọi là mơ
hình bảo hiến kiểu Mỹ (American Model).
5


Đây là mơ hình giám sát tư pháp Hiến pháp (Judicial review) và là mơ
hình bảo hiến phi tập trung (Decentralised constitutional control). Trong mơ
hình này, thẩm quyền giám sát Hiến pháp được giao cho các Tịa án có thẩm
quyền chung thực hiện. Theo đó, bất kỳ Tịa án nào cũng có thể ra phán quyết về
tính hợp Hiến của các đạo luật. Hoạt động bảo hiến gắn liền với việc giải quyết
các vụ việc cụ thể tại Tòa án (giám sát cụ thể).
Toà án Tối cao Liên bang Mỹ đã tự nhận cho mình vai trị kiểm tra tư
pháp qua suy luận pháp lý được đưa ra lần đầu trong vụ Marbury v. Madison
(1803). Trong bản án của vụ án này, Toà án tối cao liên bang đã đưa ra một
nguyên tắc rõ ràng về kiểm tra tư pháp: “Trong một vụ tranh chấp mà Toà án
phải xem xét, nếu một bên đương sự đưa ra sự bất hợp hiến của đạo luật mà
người ta muốn đem thi hành, thì Tồ án phải kiểm tra xem sự bất hợp hiến đó có
thật hay khơng, và nếu có thật, Tồ án phải từ chối áp dụng đạo luật bất hợp
hiến” . Thẩm phán Marshall đã khẳng định quyền từ chối áp dụng một đạo luật
trái với Hiến pháp vì cho rằng: “Hiến pháp là đạo luật cơ bản và có hiệu lực
pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật của một quốc gia…Nếu tồ án có
nghĩa vụ tn thủ Hiến pháp, nếu Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao hơn tất cả
các văn bản pháp lý thông thường khác của cơ quan lập pháp, thì tồ án phải
vận dụng Hiến pháp để giải quyết vụ án chứ không phải các văn bản pháp luật
thơng thường”.

Mọi Tồ án Liên bang đều có thể xem xét sự phù hợp của đạo luật đối với
Hiến pháp và từ chối áp dụng đạo luật đó nếu nó vi hiến và chỉ có Tồ án Liên
bang có quyền xem xét về sự phù hợp của các điều khoản trong Hiến pháp của
bang với Hiến pháp Liên bang. Q trình xem xét tính hợp hiến của Toà án Liên
bang được gọi là “judicial review”.
Mặc dù quyền tài phán hiến pháp thuộc về tất cả các tồ án nhưng người
ta hay nhắc đến vai trị của Toà án Tối cao Mỹ (với 9 thẩm phán cao cấp do
Tổng thống bổ nhiệm và Thượng nghị viện phê chuẩn với nhiệm kỳ suốt đời) vì
6


trong một vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án Liên bang, hai bên bao giờ cũng
đem việc tranh tụng ra trước cơ quan tư pháp cao nhất, phán quyết chung thẩm
do vị thẩm phán cao nhất đưa ra.
Toà án Mỹ chỉ có quyền tun bố đạo luật khơng hợp hiến sẽ không được
áp dụng trong vụ án cụ thể chứ khơng có quyền tun bố huỷ bỏ đạo luật đó.
“Chúng ta khơng có quyền nói như một số người cho rằng nếu các vị Chánh án
có quyền tuyên bố một đạo luật trái với tinh thần Hiến pháp là một đạo luật vô
hiệu lực, các vị Chánh án sẽ có quyền quyết định theo ý nghĩ riêng của mình,
thay thế quyết định do cơ quan lập pháp ban hành bằng một quyết định dựa trên
ý kiến riêng của họ” .Như vậy về nguyên tắc, hiệu lực phán quyết của Toà án
chỉ giới hạn trong các vụ án cụ thể. Tuy nhiên có một nguyên tắc bổ sung cho sự
thiếu hụt hiệu lực toàn vẹn của các phán quyết hiến pháp là nguyên tắc xác định
việc giải thích Hiến pháp của Toà án Tối cao liên quan đến tất cả các toà án cấp
dưới. Mặc dù về nguyên tắc, Toà án khơng có quyền huỷ bỏ một đạo luật bất
hợp hiến, đạo luật đó vẫn tồn tại, nhưng việc Tồ án từ chối áp dụng một đạo
luật bất hợp hiến trong trường hợp cụ thể trên thực tế đã vô hiệu hố đạo luật đó.
Với truyền thống tơn trọng án lệ, trong những trường hợp tương tự, nếu đương
sự viện dẫn đạo luật đã bị Toà án tuyên bố bất hợp hiến, Toà thụ lý vụ án sẽ từ
chối áp dụng nó.

Tồ án Tối cao Mỹ chú trọng bảo vệ các quyền tự do và bình đẳng của
cơng dân thơng qua việc kiểm tra tính hợp hiến của các phán quyết của tồ án
(đặc biệt trong lĩnh vực hình sự), các quyết định hành chính và các văn bản quy
phạm pháp luật. Ngay từ năm 1937, Thẩm phán Cardozzo tuyên bố: “Điều
khoản về thủ tục phù hợp do pháp luật quy định (due process of law) chứa đựng
các quyền gắn liền với quan niệm tự do trong khuôn khổ và tất cả các quyền có
nguồn gốc từ truyền thống và lương tâm của dân tộc Mỹ, được coi như các
quyền cơ bản”. Trên cơ sở đó, tất cả các quyền đã được thừa nhận trong mười
sửa đổi bổ sung Hiến pháp Mỹ đầu tiên và cả một số quyền mới được đưa ra (ví
dụ quyền được bảo vệ đời tư) đã được gộp vào trong nguyên tắc “due process of
7


law” và có hiệu lực đối với cả Nhà nước liên bang và chính quyền các bang.
Trên cơ sở đó đã có rất nhiều án lệ được xây dựng theo tinh thần tiến bộ về
quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và các quyền trong thủ tục tố tụng hình sự,
đặc biệt là dưới thời Chánh án Warren (1953-1969). Theo án lệ của Toà án Tối
cao liên bang trong vụ Brown v. Board of Education of Topeka (1954), các bang
có nghĩa vụ tơn trọng quyền bình đẳng giữa các chủng tộc. Nguyên tắc về bảo
hộ quyền bình đẳng trước pháp luật được mở rộng áp dụng đối với các quyền
chính trị và quyền bào chữa. Về quyền bình đẳng giới tính thiếu quy định cụ thể
trong Hiến pháp nhưng dưới thời Chánh án Burger (1969 – 1986) và dưới thời
Chánh án Rehnquist (1986 – nay), Toà án Tối cao đã phát triển án lệ theo xu
hướng bảo vệ các quyền của phụ nữ, các hành vi phân biệt đối xử căn cứ vào
giới tính đều bị coi là trái Hiến pháp.

Như vậy, có thể kết luận về Mơ hình bảo hiến kiểu Mỹ với các đặc điểm sau
đây:
-


Tất cả các Tịa án đều có quyền xem xét tính hợp Hiến của các đạo luật. Tịa án
xem xét tính hợp Hiến của một đạo luật khi quy định của đạo luật đó được áp

-

dụng để giải quyết các vụ việc cụ thể tại Tòa án;
Quyền bảo hiến gắn liền với việc giải quyết một vụ việc cụ thể, theo đó, việc

-

kiện tụng chính là tiền đề để Tịa án xem xét tính hợp Hiến của các đạo luật;
Quyền bảo hiến chỉ được các Tòa án sử dụng trong trường hợp có sự liên quan
trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người đề nghị xem xét tính hợp Hiến
của các đạo luật. Đặc điểm này xác định rõ ràng hơn phạm vi của quyền giám

-

sát, tránh sự trừu tượng và kém hiệu quả;
Một đạo luật chỉ bị tun bố là vi Hiến khi Tịa án có đủ căn cứ rõ ràng rằng đạo

-

luật đó mâu thuẫn hoặc khơng phù hợp với Hiến pháp;
Phán quyết của Tịa án về tính hợp Hiến thường chỉ có hiệu lực bắt buộc trong
phạm vi các bên của vụ việc được giải quyết, trừ những trường hợp được áp

-

dụng nguyên tắc tiền lệ (Stare decisis);
Khi một đạo luật bị tuyên bố là vi Hiến thì đạo luật đó khơng cịn giá trị áp

dụng. Tuy nhiên, Tịa án tư pháp khơng có thẩm quyền hủy bỏ hay tuyên bố đạo
8


luật đó vơ hiệu như trong hệ thống giám sát Hiến pháp tập trung. Tịa án chỉ
khơng áp dụng đạo luật đó trên thực tế. Phán quyết của Tịa án cấp trên có hiệu
lực bắt buộc đối với các tịa án cấp dưới, phán quyết của Tòa án tối cao có giá trị
bắt buộc đối với cả hệ thống tư pháp. Như vậy, về hình thức đạo luật vẫn cịn
-

hiệu lực, nhưng thực tế không được áp dụng nữa;
Phán quyết của Tịa án về tính hợp Hiến của đạo luật khơng có hiệu lực chung
thẩm như trong mơ hình Hội đồng bảo hiến hay Tịa án Hiến pháp, mà có thể bị
xem xét lại bởi một Tòa án cấp trên.
Kể từ khi xuất hiện ở nước Mỹ năm 1803 đến nay, mơ hình này đã được
nhiều nước áp dụng như Canada, Mexico, Thụy Điển, Argentina, Hy Lạp… Tư
tưởng tam quyền phân lập chính là nguồn gốc cho sự hình thành mơ hình bảo
hiến kiểu Mỹ, nên phần lớn các quốc gia áp dụng học thuyết tam quyền phân lập
“cứng” đều lựa chọn mơ hình bảo hiến này.
Một số nước khi áp dụng mơ hình bảo hiến kiểu Mỹ đã có những thay đổi
nhất định phù hợp với điều kiện thực tế của mình. Vì vậy, nếu như ở Mỹ,
Argentina…, bất kỳ tịa án nào cũng có quyền kiểm tra tính hợp Hiến của văn
bản quy phạm pháp luật thì ở một số nước như Ấn Độ, Manta… thẩm quyền này
chỉ thuộc về Tòa án Tối cao. Ở một số nhà nước liên bang, bên cạnh Tòa án cấp
cao nhất của quốc gia (Tòa án Tối cao liên bang), Tòa án cấp cao nhất của các
chủ thể liên bang (Tòa án Tối cao tiểu bang ở Ấn Độ, Tòa án cao nhất của các
tỉnh Canada…) cũng có quyền giám sát Hiến pháp.

IV – CƠ CHẾ BẢO HIẾN TRONG MƠ HÌNH NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN XHCN TẠI VIỆT NAM

Ở Việt Nam, một đất nước đang định hướng xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, thì Hiến pháp chiếm vai trị thượng tơn trong hệ thống
pháp luật. Sở dĩ nói như vậy vì Hiến pháp là điều kiện cho một trật tự pháp lý ổn
định cao vốn là đặc trưng của Nhà nước pháp quyền. Về mặt thực tiễn, sự bền
vững của trật tự hiến định là nền tảng cho sự vận hành một xã hội ổn định - xã
9


hội của các quan hệ bình đẳng, tự do giữa các chủ thể trong các quan hệ kinh tế,
chính trị, xã hội. Sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội đồng thuận là yếu
tố không thể thiếu được cho sự vận hành hệ thống chính trị trên cơ sở thừa nhận,
ủng hộ của các lực lượng xã hội (tính chính đáng của quyền lực), cho phép loại
bỏ đến mức thấp nhất những yếu tố phủ định hoặc chống đối trật tự hiện hữu.
Vì thế mà vấn đề bảo hiến cũng được đặt lên hàng đầu vì Hiến pháp có
hai khả năng quan trọng: một là, những quy định của Hiến pháp về quyền con
người là đầy đủ nhất, toàn diện nhất so với những quy định của các đạo luật; hai
là, chính sự chế ước và hạn chế quyền lực đã trở thành lá chắn hữu hiệu chống
lại sự tùy tiện của quyền lực đối với quyền con người. Vì vậy, Nhà nước pháp
quyền cần có Hiến pháp để bảo đảm được cốt cách đặc trưng của nó. Bởi thế,
bảo hiến là bảo vệ quyền con người, là thực hiện mục tiêu và đòi hỏi của Nhà
nước pháp quyền.
Ở nước ta, Bảo hiến được vận hành theo những cơ chế riêng :


Thiết chế bảo vệ hiến pháp được tổ chức và hoạt động tuân theo nguyên tắc
quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ
quan trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp và nguyên
tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Về vị trí, thiết chế bảo vệ hiến pháp nằm trong bộ máy nhà nước với các
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của NNPQ XHCN. Đây là đặc điểm thể hiện sự

khác biệt với thiết chế bảo vệ hiến pháp trong các Nhà nước khác. Trong NNPQ
XHCN Việt Nam, quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, thuộc về nhân dân,
quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ
quan trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thiết chế bảo vệ
hiến pháp trong NNPQ XHCN Việt Nam nằm trong bộ máy nhà nước XHCN
được phân công thực hiện chức năng bảo vệ hiến pháp, bảo vệ ý chí cao nhất
của nhân dân được thể hiện trong hiến pháp, thực hiện quyền lực thống nhất của
nhân dân. Mối quan hệ giữa thiết chế bảo vệ hiến pháp và các cơ quan khác

10


không phải là mối quan hệ kiềm chế, đối trọng lẫn nhau, mà là mối quan hệ phối
hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện quyền lực.
Điểm khác biệt quan trọng của thiết chế bảo vệ hiến pháp trong NNPQ
XHCN Việt Nam so với các thiết chế bảo vệ hiến pháp khác là thiết chế này đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo việc thành lập, đề ra quan điểm chỉ đạo về cơ cấu, nhân sự, nhiệm vụ, quyền
hạn... của thiết chế bảo vệ hiến pháp.


Cơ cấu của thiết chế bảo vệ hiến pháp

NNPQ XHCN Việt Nam đang trong giai đoạn định hình, do đó phải có
những bước chuyển đổi mang tính quá độ. Thiết chế bảo vệ hiến pháp cũng phát
triển theo quy luật chung đó. Trong giai đoạn đầu, cơ cấu của thiết chế khơng có
cơ quan chun trách bảo vệ hiến pháp. Hoạt động bảo vệ hiến pháp được giao
cho nhiều cơ quan và cá nhân như: Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ
tịch nước, Thủ tướng Chính phủ. Giữa các thiết chế có sự phân công nhiệm vụ
bảo vệ hiến pháp theo hệ thống thứ bậc: cơ quan có địa vị pháp lý cao hơn được

giao nhiệm vụ quan trọng hơn, cơ quan có địa vị pháp lý cao hơn được quyết
định hậu quả pháp lý cao hơn đối với đối tượng chịu sự tác động của hoạt động
bảo vệ hiến pháp. Cùng với sự phát triển của NNPQ XHCN, thiết chế bảo vệ
hiến pháp sẽ phát triển theo hướng hình thành một cơ quan bảo vệ hiến pháp
chuyên trách.


Nhiệm vụ, quyền hạn

Nhiệm vụ, quyền hạn của thiết chế bảo vệ hiến pháp trong NNPQ XHCN
Việt Nam không đa dạng và phức tạp như trong các Nhà nước khác mà chủ yếu
tập trung vào các nội dung như: giám sát tính hợp hiến của văn bản quy phạm
pháp luật, giải thích hiến pháp, bảo vệ quyền và tự do cơ bản của công dân.
NNPQ XHCN Việt Nam vận hành theo nguyên tắc quyền lực nhà nước thống
nhất, có sự phân cơng, phân cấp và phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, do vậy trong thực tế ít nảy sinh tranh
chấp, mâu thuẫn giữa các nhánh quyền lực và giữa trung ương và địa phương.
11


Nhiệm vụ giải quyết tranh chấp giữa các nhánh quyền lực và tranh chấp trung
ương - địa phương không đặt ra đối với thiết chế bảo vệ hiến pháp trong NNPQ
XHCN Việt Nam.
Hiến pháp trong NNPQ XHCN Việt Nam không có hiệu lực trực tiếp như
hiến pháp trong nhiều Nhà nước khác. Nhiệm vụ bảo vệ quyền và tự do hiến
định của công dân trong NNPQ XHCN chủ yếu được thực hiện thông qua hoạt
động giám sát văn bản của cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền xem
có vi phạm hoặc hạn chế quyền và tự do của cơng dân hay khơng.



Phương thức vận hành đa dạng, chủ yếu thể hiện mối quan hệ phối hợp,
phân công và hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện quyền lực nhà nước và chịu sự
chi phối bởi các quan điểm lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Những đặc thù của thể chế và thiết chế bảo vệ hiến pháp có ảnh hưởng quan
trọng đến phương thức vận hành của cơ chế bảo vệ hiến pháp trong NNPQ
XHCN Việt Nam. Các phương thức đó tồn tại trong nhiều nguồn của thể chế bảo
vệ hiến pháp. Sự vận hành của cơ chế bảo vệ hiến pháp có thể tiến hành thơng
qua các hình thức như kiểm tra văn bản, chất vấn, xem xét báo cáo, tổ chức đoàn
giám sát v.v.. Mỗi hình thức lại được tiến hành với những quy trình, thủ tục khác
nhau. Trình tự, thủ tục bảo vệ hiến pháp, mối quan hệ giữa thiết chế bảo vệ hiến
pháp và các cơ quan khác thể hiện sự phối hợp hoặc kiểm soát bên trong của các
cơ quan.
Đặc biệt, phương thức vận hành của cơ chế bảo vệ hiến pháp vẫn thể hiện và
chịu sự ảnh hưởng bởi quan điểm lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đây là đặc trưng khác biệt lớn của phương thức bảo vệ hiến pháp trong NNPQ
XHCN Việt Nam so với các phương thức bảo vệ hiến pháp khác. Hiện nay, sự
vận hành của cơ chế bảo vệ hiến pháp trong NNPQ XHCN Việt Nam đặt trong
sự chỉ đạo mang tính phân cơng và phối hợp để thực hiện quyền lực nhà nước
Cụ thể thông qua hoạt động giám sát của các cơ quan có chức năng giám sát.
Từ phân tích ở trên, có thể suy ra được vì sao hiện nay cơ chế quyền lực nhà
nước tập trung, không phân quyền, lại coi nhẹ vấn đề tài phán hiến pháp. Bởi lẽ,
12


theo cơ chế này, toàn bộ quyền lực về mặt hình thức thuộc về các cơ quan đại
biểu cao nhất là Quốc hội. Quốc hội vừa là cơ quan lập hiến, vừa là cơ quan lập
pháp, vừa có quyền giải thích, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Trong bối cảnh đó,
nếu nảy sinh những cáo buộc, chỉ trích về một đạo luật nào đó là vi hiến, Quốc
hội có thể làm cho nó hợp hiến bằng cách đưa ra giải thích, hoặc sửa đổi hay bãi
bỏ nó - tất cả đều nhằm mục đích ‘nắn sửa” đạo luật đó cho phù hợp với Hiến

pháp. Một cách khác, Quốc hội thậm chí có thể sửa đổi Hiến pháp để bảo đảm
tính hợp hiến của một đạo luật nhất định.
Cũng chính vì lí do vậy mà mặc dù đã được xuất hiện trong dự thảo Hiến
pháp năm 2013 tại Điều 120 với tên gọi Hội đồng Hiến pháp, tuy nhiên việc
thành lập và quy định về cơ quan này đã bị đề xuất và loại bỏ sau đó.
Triển vọng xây dựng mơ hình cơ quan bảo hiến chuyên trách:
Mặc dù đã bị loại bỏ nhưng khơng có lẽ là mơ hình về cơ quan bảo hiến
chuyên trách lại không khả thi. Trên thực tế, tại các quốc gia trên thế giới, mơ
hình cơ quan bảo hiến chuyên trách đã xuất hiện từ khá lâu. Cụ thể : Định chế
bảo hiến chuyên biệt TAHP ra đời đầu tiên ở Áo năm 1920 dựa trên những lập
luận của nhà hiến pháp học Hans Kelsen cùng với một số học giả khác. Sau đó,
nó được áp dụng ở Tiệp Khắc (nay là Séc và Slovakia), Ý, Đức, Tây Ban Nha,
Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Tư. TAHP đặc biệt trở thành một hiện tượng ở các nền dân
chủ mới hồi cuối thế kỷ trước. Hiện nay, tỉ lệ áp dụng mơ hình TAHP ở các
vùng khác nhau của thế giới như sau: Châu Âu là 76%; Châu Á - 57 %; Châu
Phi - 51 %; Trung Đông - 33%; Châu Mỹ - 20%.
Chính sự năng động và vai trị tích cực của các TAHP ở Hàn Quốc, Đài
Loan, Mông Cổ, Thái Lan và Indonesia trong việc thúc đẩy tiến trình dân chủ
hóa và tự do hóa ở các quốc gia này là một yếu tố quan trọng làm cho việc xây
dựng mơ hình cơ quan bảo hiến chuyên trách ở Việt Nam là một triển vọng và
cần được đề cập nhiều trong thời gian tới khi mà nước ta có những sự thay đổi
tư duy cũng như bộ máy nhà nước.
Ở Việt Nam, để bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp, các Hiến pháp 1946,
1959 và 1980 trước đây, cũng như Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) đã có
13


những quy định chung về giám sát Hiến pháp, giao cho tất cả các cơ quan nhà
nước từ trung ương đến địa phương đều có thẩm quyền bảo đảm thi hành Hiến
pháp, kiểm tra, giám sát và xử lý các văn bản pháp luật trái Hiến pháp, trong đó

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao. Thực tiễn trong thời gian qua đã
chứng minh sự vận hành cơ chế, bảo vệ Hiến pháp hiện nay đang phát huy hiệu
quả, Hiến pháp ln được bảo vệ. Hiện nay, có những ý kiến cho rằng chúng ta
cần học theo mơ hình của các nước trên thế giới như Mỹ hay Châu Âu, tuy
nhiên dưới góc độ nghiên cứu nhận thấy rằng việc thành lập Tòa án Hiến pháp
như ở Châu Âu hay mơ hình giám sát Hiến pháp với Tài phán Hiến pháp khơng
tách rời mà nằm trong hệ thống Tịa án ở mơ hình Mỹ đều khơng hợp lý đối với
nước ta.

KẾT LUẬN
Theo quy định của pháp luật hiện hành, ở Việt nam đã hình thành một cơ
chế bảo hiến với thiết chế và nội dung giám sát hiến pháp tương đối cụ thể. Tuy
nhiên chúng ta chưa có một cơ chế nào để giám sát chính hoạt động của Quốc
hội và giám sát tính hợp hiến của các đạo luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành.
Nhiều thiết chế quan trọng trong giám sát và bảo vệ hiến pháp như thẩm quyền
huỷ bỏ, đình chỉ văn bản trái Hiến pháp trong thực tiễn hầu như không được áp
dụng . Qua nghiên cứu cơ chế bảo vệ Hiến pháp ở các nước trên thế giới, chúng
ta tiếp thu được những kinh nghiệm làm cơ sở đề xuất những giải pháp hữu hiệu
phục vụ việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế giám sát và bảo vệ Hiến pháp ở Việt
Nam. Vấn đề là cần tham khảo áp dụng cách tổ chức cơ chế bảo hiến nào, vận
dụng những định chế nào phải tính rất kỹ, phải nghiên cứu rất sâu chứ khơng
vận dụng máy móc bởi ở mỗi nước một kiểu, có hình thức bảo hiến khác nhau.
Chúng ta tham khảo kinh nghiệm xây dựng và vận hành cơ chế bảo vệ Hiến
pháp của các nước trên thế giới vì các nước này đã đi trước nhưng đồng thời vẫn
phải xuất phát từ thực tiễn Việt Nam.
14


Mục Lục


15



×