Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

chính sách kinh tế của indonesia và quan hệ với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.45 KB, 33 trang )

1
Đề tài: Indonesia và Đông Timor
Câu hỏi gợi mở
1. Đất nước nào có số dân đông đứng thứ tư trên thế giới ?
2. Tên gọi dựa theo đặc điểm tự nhiên của Indonesia ?
3. Đất nước nào từng là 1 tỉnh của Indonesia trong khoảng những năm 1976-
1999?
4. Vị trí của Đông Timor trên bản đồ ?
Bố cục nội dung
Phần 1: Đông Timor
Phần 2: Indonesia
I. Tổng quan về Indonesia
II. Các chính sách kinh tế của Indonesia
III. Bài học kinh nghiệm quốc tế rút ra cho Việt Nam
Phần 1: Kinh tế Đông Timor
Về tự nhiên xã hội
Đông Timor tên đầy đủ là cộng hòa dân chủ Đông Timor, là một quốc đảo
nhỏ bé với diện tích là 24 000 km vuông. Dân số cả nước là 1 131 612 người
(tháng 11/2009) với hơn 10 dân tộc có văn hoá và ngôn ngữ riêng. Tiếng Tetum và
tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính thức, tiếng In-đô-nê-xi-a và tiếng Anh là
ngôn ngữ làm việc. Phần lớn người dân theo đạo Thiên chúa giáo chiếm 98% tổng
dân số cả nước. Khí hậu chia làm 2 mùa, mùa khô từ tháng 5 tới tháng 12, mùa
mưa từ tháng 12 tới tháng 4.
Từ năm 1976-1999, Đông Ti Mo bị Indonesia chiếm đóng cai quản. Được tự
trị từ năm 2002, tuy nhiên do những hậu quả nặng nề từ chiến tranh và một nền
chính trị thiếu ổn định , trong một khoảng hơn một thập kỷ, Đông Ti Mo vẫn là
một nước nghèo kém phát triển với tỷ lệ thất nghiệp cao và nền kinh tế tăng trưởng
2
chậm. Nông nghiệp là ngành chính, chiếm tới 25% tổng sản phẩm quốc dân và
75% lực lượng lao động. Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu chiếm 85% tổng
giá trị xuât khẩu. Đông Timor có tiềm năng về khí đốt và dầu mỏ.


Tổng thu nhập quốc dân của Đông Timor năm 2011 là 1.054 tỷ USD (Theo
WB). Thu Nhập trên đầu người vào loại thấp nhất trên thế giới khoảng 896
USD/Người (Năm 2011 theo WB)
Bảng 1: Thu nhập quốc dân của Đông Timor qua các năm
Đơn vị: Triệu USD
GDP
(Giá so sánh với năm 2000)
314.1 296.0 321.0 362 389
(Số liệu từ trang web Bộ LĐTBVXH)
Biểu đồ thể hiện tổng giá trị sản phẩm quốc dân của
Đông Timor qua các năm
Nhận xét
3
Từ biểu đồ và bảng số liệu ta thấy:
Từ năm 2005 tới năm 2009, GDP của Đông Timor có tăng nhưng tăng chậm,
xấp xỉ 23.8%, trung bình mỗi năm tăng 5.98% tương ứng giá trị tăng tuyệt đối
trong 5 năm thấp 74.9 triệu USD. Nền kinh tế phát triển chậm do nhiều nguyên
nhân trong đó sự bất ổn về chính trị là nguyên nhân chính cản trở sự phát triển kinh
tế. Riêng trong giai đoạn 2005 tới 2006, GDP giảm 5.7% xuống 296 triệu USD.
Bảng 2: Chỉ tiêu về xuất, nhập khẩu của Đông Timor từ năm 2005 tới 2009
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Xuất khẩu 43.5 60.7 19.2 49.2 34.5
Nhập khẩu 109.1 100.8 206.1 268.6 295.1
Cán cân
thương mại
-65.7 -40.1 -180.9 -219.4 -260.6
( Số liệu từ trang web BTBLĐVXH)
Biểu đồ thể hiện giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của Đông Timor từ
năm 2005 tới năm 2009.

Nhận xét
4
Từ bảng số liệu và biểu đồ ta thấy:
Xuất khẩu không ổn định qua các năm. Trong vòng 5 năm, giá trị xuất khẩu
có 2 năm giảm, 2 năm tăng. Tổng chung 5 năm, GTXK giảm xấp xỉ 20.7% xuống
còn 34.5 triệu USD.
Nhập khẩu tăng liên tục qua các năm. Từ năm 2006 tới 2008 tăng mạnh nhất
với tốc độ trung bình năm là 83.2%. Tổng chung qua 5 năm GTNK tăng 170.5%
lên 295.1 triệu USD.
Về đối ngoại
Với các nước trên thế giới
Ngay sau khi độc lập, Đông Timo đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều
nước: Trung Quốc, Inđônêxia, Ố-xtrây-li-a, Mỹ, Nhật, một số nước ASEAN…,
Đông Timo cũng đã chính thức trở thành thành viên thứ 191 của LHQ, thành viên
thứ 84 của IMF và WB, thành viên thứ 61 của ADB. Đến nay, Đông Timo đã thiết
lập quan hệ ngoại giao với khoảng 90 nước và đã có 15 cơ quan đại diện ở nước
ngoài, trong đó chủ yếu là một số nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Bồ Đào Nha,
Inđônêxia, Thái Lan Hiện ở Đili có 9 cơ quan đại diện nước ngoài, trong đó có
Mỹ, Nhật, Trung Quốc, EU, Bồ Đào Nha, Inđônêxia, Ố-xtrây-li-a, Ma-lai-xi-a và
Thái Lan.
Đông Timo chủ trương thúc đẩy quan hệ láng giềng thân thiện, đặc biệt là với
Ố-xtrây-li-a, Inđônêxia và Bồ Đào Nha, cũng như các nước ASEAN, coi trọng
quan hệ với các nước lớn như Trung Quốc, Mỹ và EU. Ô-xtrây-li-a là nước viện
trợ quan trọng nhất cho Đông Timo.
Ngày 26/2/2002, tại Bali, Inđônêxia đã diễn ra cuộc gặp đầu tiên giữa Bộ
trưởng Ngoại giao ba nước Ố-xtrây-li-a-Inđônêxia-Đông Timo để thảo luận về các
vấn đề như xây dựng quan hệ hợp tác kinh tế giữa ba nước sau khi Đông Timo
5
chính thức tuyên bố độc lập, tái hồi hương người tỵ nạn Đông Timo, phân định
lãnh hải khu vực phía Đông và phía Bắc Đông Timo, và phòng chống tội phạm

xuyên quốc gia, cũng như các vấn đề liên quan đến an ninh trong khu vực. Đây là
cuộc gặp có tính “lịch sử” mở ra chương mới cho mối quan hệ giữa ba nước.
Đông Timo đã tham dự các Hội nghị CC ASEAN, AMM với tư cách khách
mời của nước chủ nhà. Tại cuộc họp ARF tại Viêng Chăn ngày 29/7/2005, Đông
Timo đã được gia nhập làm thành viên thứ 25 của Diễn đàn này.
Với Việt Nam
1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 28/7/2002
2. Hợp tác chính trị:
Ngày 19/8/2009. Đại sứ Ti-mo Lex-te tại Ma-lai-xi-a kiêm nhiệm Việt Nam
trình quốc thư lên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Ngày 14-16/9/2009, Ngoại
trưởng Ti-mo Lex-te (Zacarias Albano da Costa) thăm chính thức Việt Nam. Hai
bên đã thống nhất thành lập Ủy ban hỗn hợp về kinh tế, thương mại và kỹ thuật.
3. Hợp tác thương mại
Hợp tác thương mại còn ở mức khiêm tốn, nhưng có nhiều triển vọng. Năm
2008 kim ngạch hai chiều đạt 48 triệu USD (Việt Nam xuất 112.000 tấn gạo sang
Ti-mo Lex-te ); Đến năm 2009, kim ngạch thương mại 11 tháng đầu năm đạt 96
triệu USD (chủ yếu là ta xuất khẩu gạo sang Ti-mo Lex-te ). Bộ trưởng Công
Thương và Du lịch Bạn Gin đờ Cốt-xta An-vít đã có chuyến thăm chính thức và
làm việc tại Việt Nam (22-24/9/2009), trong chuyến thăm, Bộ trưởng Công thương
Việt Nam và Bộ trưởng Công Thương và Du lịch Ti-mo Lex-te đã ký MOU về
thương mại gạo, trong đó, Việt Nam sẽ cung cấp cho Ti-mo Lex-te 200.000 tấn
gạo trắng mỗi năm từ năm 2010 – 2012. Hai bên còn có tiềm năng hợp tác trong
lĩnh vực dầu khí, khai khoáng, nông nghiệp, thuỷ sản và xây dựng.
6
Phần 2: Kinh tế Indonesia
I. Tổng quan chung về Indonesia
1. Thông tin tổng quan chung
Tên nước: Cộng hoà Indonesia (The Republic of Indonesia)
Thủ đô: Jakarta, (Có khoảng 10 triệu dân)
Đơn vị tiền tệ: Rupiah.

Ngôn ngữ: Bahasa Indonesia (chính thức), Hà Lan, Anh, và hơn 583 thổ ngữ.
2. Đặc điểm về địa lý, tự nhiên sinh thái
2.1Đặc điểm địa lý
Diện tích: Phần đất rộng 1,9 triệu km2 (đứng thứ 16 trên thế giới về diện tích
đất liền) và phần nước 9,9 triệu km2.
Nằm trong khoảng múi giờ UTC +7 đến +9, giữa hai lục địa Đông Nam
Á và Châu Đại Dương
Có biên giới trên bộ với Malaysia trên hòn đảo Borneo và Sebatik, Papua
New Guineatrên đảo New Guinea, và Đông Timor trên đảo Timor; chung biên giới
với Singapore, Malaysia, và Philippines ở phía bắc và Australia ở phía nam bằng
một dải nước hẹp.
Là quốc gia quần đảo lớn nhất trên thế giới, gồm trên 17.500 hòn đảo lớn nhỏ.
4 đảo lớn nhất: Sumatra, Java, Bali, Kalimantan.
Nhận xét
Vị trí chiến lược thuận lợi phát triển kinh tế [Indonesia nằm trên trục đường
biển và hàng không quốc tế] [Là đường giao thông hàng hải nối Châu Á, Châu Âu
với Châu Đại Dương và nối liền châu Mỹ với Châu Á và châu Âu.]
7
Lãnh thổ trải rộng trên nhiều hòn đảo gây khó khăn cho việc quản lý và việc
thực hiện một cách thống nhất các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế.
2.2 Đặc điểm tự nhiên sinh thái
Khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa: mùa khô từ tháng 5 đến tháng 10 và
mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 4.
Các con sông lớn nhất là các đường giao thông quan trọng nối giữa các khu
định cư trên đảo. Lượng mưa trung bình hàng năm tại các vùng đất thấp. Độ ẩm
nói chung cao, trung bình khoảng 80%. Nhiệt độ ít thay đổi trong năm
Indonesia nằm trên các rìa của các mảng kiến tạo Thái Bình Dương, Âu Á,
và Úc khiến nước này trở thành nơi có nhiều núi lửa và thường xảy ra các vụ động
đất. Indonesia đứng thứ hai thế giới về mức độ đa dạng sinh học và có nhiều nguồn
tài nguyên thiên nhiên lớn, gồm dầu mỏ, khí tự nhiên, thiếc, đồng, và vàng.

Nhận xét
Địa hình và khí hậu lý tưởng thuận lợi cho phát triển nghề nuôi trồng, đánh
bắt thủy hải sản, ngành giao thông đường biển, trung chuyển hàng hóa phát triển.
Hai phần ba diện tích lãnh thổ là rừng nhiệt đới ẩm với nhiều loại gỗ quý thuận lợi
cho ngành lâm sản phát triển. Có thế mạnh trong phát triển du lịch, đặc biệt nổi
tiếng là hòn đảo thiên đường Bali.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
Một số ngọn núi lửa vẫn còn hoạt động đe dọa đời sống của nhân dân và sản
xuất của nền kinh tế
3. Chính trị, văn hóa, xã hội
3.1Chính trị
8
Indonesia theo thể chế cộng hòa với một bộ máy lập pháp và tổng thống do
dân bầu. Với tư cách một quốc gia đơn nhất, quyền lực tập trung trong tay chính
phủ trung ương.
3.2 Văn hóa
Ngôn ngữ quốc gia, tiếng Indonesia, được dạy trong các trường học và đại
học, và được sử dụng bởi hầu hết mọi người dân Indonesia. Đây là ngôn ngữ được
dùng trong thương mại, chính trị, truyền thông quốc gia, giáo dục và hàn lâm.
Có khoảng 300 nhóm sắc tộc, mỗi nhóm có văn hóa khác biệt và đã phát triển
qua nhiều thế kỷ, với ảnh hưởng từ Ấn Độ, Ả Rập, Trung Quốc, Malaysia và Châu
Âu.
3.3 Xã hội
Dân số Indonesia đông thứ tư trên thế giới, 237,424,363 người (2011), mật
độ dân số vào khoảng 123.76 người/km2. Tốc độ tăng dân số là 1,6% trên năm.
Người dân Indonesia chủ yếu là người Java (45% dân số) ngoài ra còn có
người Sundan (14%), Madura (7,5%), Malay (7,5%), các dân tộc khác (26%).
Indonesia là quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới (Chiếm 87% dân
số) còn lại theo đạo Thiên Chúa (9%), Hindu (2%), các tôn giáo khác (2%).
Tỷ lệ người nghèo tại Indonesia là 27,1% (1998), tỷ lệ thất nghiệp là 10.3%

(2005). Tình trạng chênh lệch giàu nghèo và chỉ số phát triển con người vào mức
trung bình với hệ số GINI là 36,8 (2011) và HDI là 0,617 (2011)
Nhận xét
Có nguồn nhân lực dồi dào
Sự phức tạp về dân tộc, tín ngưỡng sẽ gây ít nhiều khó khăn cho công tác
quản lý và triển khai.
9
4. Kinh tế
4.1 Tổng quan
Indonesia có một nền kinh tế thị trường trong đó chính phủ đóng vai trò chủ
đạo. Nó có hơn 164 công ty sở hữu quốc doanh, hoạt động kinh doanh các mặt
hàng cơ bản như dầu mỏ, gạo, và điện lực.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia được ước tính khoảng 1208 tỉ
USD (2012) (theo PPP), GDP danh nghĩa khoảng 928.274 tỷ USD. Năm 2012, ước
tính GDP bình quân đầu người danh nghĩa là 3797 đô la, và GDP trên đầu người
theo sức mua tương đương (PPP) là 4943 (đô la quốc tế).
Lĩnh vực dịch vụ là ngành lớn nhất của nền kinh tế và chiếm 45,3% GDP
(2005). Tiếp theo là công nghiệp (40,7%) và nông nghiệp (14,0%). Nông nghiệp sử
dụng 44,3% trong tổng số lực lượng lao động 95 triệu người. Tiếp theo là lĩnh vực
dịch vụ (36,9%) và công nghiệp (18,8%). Các ngành công nghiệp chính là dầu mỏ
và khí thiên nhiên, dệt, may, và khai thác mỏ. Các sản phẩm nông nghiệp chính là
dầu cọ, gạo, chè, cà phê, gia vị, và cao su.
Các thị trường xuất khẩu chính (2009) là Nhật Bản (17.28%), Singapore
(11.29%), Hoa Kỳ (10.81%) và Trung Quốc (7.62%). Nhập khẩu nhiều hàng của
Nhật Bản (18,0%), Trung Quốc (16,1%), và Singapore (12,8%). Năm 2011 lạm
phát của Indonesia là 5.3%, nợ công là 454,3 tỷ USD (56,2% GDP)
4.2 Đặc điểm
Trong thập kỷ 1960, nền kinh tế đã suy giảm nghiêm trọng vì sự bất ổn chính
trị, một chính phủ trẻ và không có kinh nghiệm, và chủ nghĩa kinh tế quốc gia yếu
kém, dẫn tới tình trạng nghèo đói nghiêm trọng. Sau khi chế độ Sukarno sụp đổ hồi

giữa thập niên 1960, chính sách Trật tự Mới đã mang lại một mức độ kỷ lục cho
chính sách kinh tế nhanh chóng làm giảm lạm phát, ổn định tiền tệ, tái cơ cấu nợ
nước ngoài, và thu hút đầu tư cũng như viện trợ từ nước ngoài. Indonesia là thành
10
viên duy nhất của OPEC tại Đông Nam Á, và sự bùng nổ giá dầu mỏ thời thập niên
1970 đã mang lại một nguồn thu xuất khẩu lớn giúp duy trì tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao. Sau những cải cách thêm nữa hồi thập niên 1980, Đầu tư nước ngoài đổ vào
Indonesia, đặc biệt vào những khu vực chế tạo phát triển nhanh và định hướng xuất
khẩu, và từ năm 1989 tới năm 1997, kinh tế Indonesia phát triển với tốc độ trung
bình trên 7%.
Trong hơn 30 năm của thời kỳ Trật tự mới (1966-1998), chiến lược phát triển
kinh tế của Inđônêxia trải qua 2 giai đoạn chính. Giai đoạn đầu là giai đoạn thay
thế nhập khẩu, hướng nội (1966-1982) lấy sản xuất dầu khí làm trọng tâm và giai
đoạn hướng ngoại (1983 đến nay) chủ yếu thông qua xuất khẩu hàng hóa ngoài dầu
lửa. Từ 1970 - 1997, tốc độ phát triển kinh tế tăng từ 7% đến 8%/năm. Từ tháng
7/1998, kinh tế In-đô-nê-xi-a chịu tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng kinh tế
Đông Á nên phải yêu cầu IMF và quốc tế giúp đỡ để vượt qua khủng hoảng. Cho
đến nay, In-đô-nê-xi-a đã có một số chỉ số vĩ mô được cải thiện như tỷ giá đồng
nội tệ được kìm giữ xung quanh mức 9.000 Rupiah /USD, dự trữ ngoại tệ tính đến
3/2006 đạt 34 tỷ USD, lạm phát 1 con số. Từ năm 2001 đến nay, tuy có khó khăn
nhưng tăng trưởng kinh tế (GDP) của In-đô-nê-xi-a giữ được ở mức khá. GDP tăng
trung bình hàng năm đạt khoảng 3-4%. Trong cuộc Khủng hoảng tài chính Đông Á
năm 1997–1998, Indonesia là nước chịu tác động mạnh nhất. Tỷ giá tiền tệ nước
này so với đồng đô la Mỹ đã giảm từ khoảng 2.000 Rp tới 18.000 Rp, và nền kinh
tế giảm 13,7%.Từ đó đồng rupiah đã ổn định ở mức trong khoảng 10.000
Rp/dollar, và đã xuất hiện dấu hiệu khôi phục kinh tế quan trọng tuy còn chậm
chạp. Sự bất ổn chính trị, cải cách kinh tế chậm chạp và tham nhũng ở mọi cấp độ
chính phủ và kinh doanh từ năm 1998 đã ảnh hưởng tiêu cực tới sự phục hồi kinh
tế.
11

Ví dụ, Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp Indonesia đứng hạng 143 trên 180
nước trong bảng Chỉ số nhận thức tham nhũng của họ. Tuy nhiên, tốc độ tăng
trưởng GDP đã vượt 5% trong cả hai năm 2004 và 2005, và được dự báo sẽ còn
tăng thêm. Mặc dù vậy, tốc độ tăng này chưa đủ mạnh đề dẫn tới một sự thay đổi
lớn trong tỷ lệ thất nghiệp, và mức tăng lương, giá nhiên liệu và gạo tăng cao càng
làm trầm trọng hơn vấn đề đói nghèo. Năm 2006, ước tính 17,8% dân số sống dưới
mức mức nghèo khổ, 49,0% dân số sống với chưa tới 2 đô la mỗi ngày, và tỷ lệ
thất nghiệp ở mức 9,75%.
Năm 2005, có thặng dư thương mại, với kim ngạch xuất khẩu đạt 83,64 tỷ
USD và kim ngạch nhập khẩu là 62,02 tỷ. Các mặt hàng nhập khẩu chính của
Indonesia gồm máy móc và thiết bị, hoá chất, nhiên liệu và các mặt hàng thực
phẩm.
Dưới đây là bảng thống kê tổng sản phẩm quốc nội của Indonesia theo giá cả
thị trường bởi Quỹ tiền tệ quốc tế. Đơn vị tính là triệu rupiah.
Năm GDP Trao đổi USD (rupiah)
Chỉ số lạm phát
(2000=100)
1980 60.143.191 626.98 12
1985 112.969.792 1.110,58 20
1990 233.013.290 1.842,80 29
1995 502.249.558 2.248,60 44
2000 1.389.769.700 8.396,33 100
2005 2.678.664.096 9.705,16 155
12
5. Đối ngoại
5.1 Tổng quan
Luôn nêu cao tự cường quốc gia, tự cường khu vực và đa dạng hoá quan hệ,
kiên trì chính sách đối ngoại "độc lập và tích cực", hoà bình, độc lập, trung lập và
không liên kết. Trong đó, In-đô-nê-xi-a coi trọng quan hệ với ASEAN, các nước và
các trung tâm lớn như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, EU, Nga…, tranh thủ về vốn, kỹ

thuật và thị trường cho phát triển kinh tế. In-đô-nê-xi-a đồng thời đẩy mạnh hoạt
động ngoại giao đa phương trong các tổ chức, diễn đàn khu vực và thế giới, thúc
đẩy vai trò và vị thế của In-đô-nê-xi-a ở khu vực và trên thế giới.
Là sáng lập viên của ASEAN (1967). In-đô-nê-xi-a chủ trì Hội nghị Á-Phi
năm 1955 và là một trong những sáng lập viên của phong trào “Không liên kết”.
Tháng 9/1992, In-đô-nê-xi-a tổ chức Hội nghị Không Liên kết lần thứ 10, tích cực
đóng góp vào việc củng cố và tăng cường vai trò của phong trào, thúc đẩy hợp tác
Nam - Nam và đối thoại Bắc - Nam. Tháng 4/2005, In-đô-nê-xi-a đã tổ chức thành
công Lễ kỷ niệm 50 năm Hội nghị Băng-Đung.
Muốn cải tổ và dân chủ hoá Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc theo hướng mở
rộng thành viên Hội đồng. In-đô-nê-xi-a cũng tích cực tham gia các hoạt động của
lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hiệp quốc.
5.2 Quan hệ Việt Nam
 Về chính trị
Ngày 10/8/1964 Indonesia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt
Nam.
Hai nước thiết lập quan hệ ở cấp Tổng lãnh sự quán (12/1955) và nâng lên
hàng Đại sứ 15/8/1964. Trong thời kỳ Việt Nam chống Mỹ, In-đô-nê-xi-a vẫn duy
trì quan hệ ngoại giao với ta. Năm 1963 In-đô-nê-xi-a đồng ý để cho Mặt trận dân
tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đặt cơ quan ở Gia-các-ta, đến 29/7/l975, In-
đô-nê-xi-a công nhận Chính phủ cách mạng lâm thời.
13
Sau Hiệp định Pa-ri về Việt Nam năm 1973, In-đô-nê-xi-a tham gia Uỷ ban
quốc tế ở Việt Nam. Từ 1975, quan hệ 2 nước bắt đầu được cải thiện và thúc đẩy.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm In-đô-nê-xi-a năm 1978. Từ 1990 đến nay quan
hệ 2 nước bước vào giai đoạn mới, với việc trao đổi nhiều chuyến thăm cấp cao
như Tổng thống Xu-hác-tô (11/1990), Tổng thống Mê-ga-oát-ti (8/2001). Chủ tịch
Trần Đức Lương thăm chính thức In-đô-nê-xi-a vào ngày 10-12/11/2001. Tổng
thống Megawati thăm chính thức Việt Nam từ ngày 25 đến 27/6/2003. Dịp này, hai
nước đã ký nhiều hiệp định và MOU, trong đó quan trọng nhất có “Tuyên bố về

Khuôn khổ Hợp tác Hữu nghị và Toàn diện bước vào thế kỷ 21”, Hiệp định Phân
định ranh giới thềm lục địa và Hiệp định Miễn thị thực cho người mang hộ chiếu
phổ thông. Ngày 6/10/2004, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và In-đô-nê-xi-a đã
ký Bản ghi nhớ hợp tác hai Bộ Ngoại giao. Tổng thống In-đô-nê-xi-a là ông Xu-xi-
lô Bam-bang Giu-đô-giô-nô đã thăm chính thức Việt Nam từ 28-30/5/2005. Lãnh
đạo hai nước nhất trí duy trì các cơ chế tham khảo ý kiến hiện nay giữa hai nước và
thiết lập cơ chế tham vấn ở cấp cao. Hai nước đã ký MOU về Hợp tác phòng ngừa
và đấu tranh chống tội phạm và MOU về Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục. Thủ
tướng Chính phủ Phan Văn Khải thăm chính thức In-đô-nê-xi-a từ ngày 22-
23/2/2006. Nhân dịp này, hai bên đã ký Thoả thuận về Hợp tác Du lịch.
Từ 6-7/11/2006, tại Ba-tam (In-đô-nê-xi-a) đã diễn ra cuộc họp giữa hai đoàn
cán bộ liên ngành của Việt Nam và In-đô-nê-xi-a nhằm giải quyết vấn đề ngư dân
và tàu thuyền của Việt Nam hiện còn bị kẹt tại In-đô-nê-xi-a.
 Về hợp tác kinh tế, đầu tư, khoa học công nghệ và văn hóa
Về đầu tư, In-đô-nê-xi-a tập trung vào các lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu
khí, khai thác than, ngân hàng, khách sạn, chế biến xuất khẩu gỗ, sản xuất sợi
Polyester và hoạt chất tẩy rửa DBSA, may mặc và dịch vụ dầu khí. Tính đến hết
14
năm 2005, In-đô-nê-xi-a có 13 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là
130 triệu USD, tập trung vào lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng.
Kim ngạch thương mại hai chiều đạt 1,18 tỷ USD năm 2004 và năm 2005 đạt
1,17 tỷ USD. Năm 2006 kim ngạch thương mại hai chiều đạt khoảng 1,7 tỷ USD.
Trong 4 tháng đầu năm 2007, kim ngạch thương mại hai chiều đạt gần 930 triệu
USD. In-đô-nê-xi-a tiếp tục là thị trường truyền thống về nhập khẩu gạo của ta. Ta
nhập chính các mặt hàng hoá chất và các sản phẩm hoá chất, bông, vải sợi, nguyên
phụ liệu dệt may, máy móc thiết bị, sắt thép, kim loại thường… Hai Bộ Thương
mại đã ký MOU năm 2003 về Hàng đổi hàng nhưng đến nay vẫn khó triển khai vì
cơ cấu hàng hai bên khá giống nhau và chưa tìm ra được phương thức thanh toán.
Tháng 4/2005, hai nước đã tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh.
Từ khi lập Uỷ ban hỗn hợp năm 1990, hai nước đã họp được 4 phiên.

Mặt hàng xuất khẩu chính của Indonesia sang Việt Nam bao gồm phân bón,
sản phẩm từ dầu, gỗ, nguyên liệu cho công nghiệp dệt, may mặc và thuộc da, máy
móc, thiết bị…Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Indonesia là dầu thô,
gạo, tiêu, rau quả… Trong nội bộ ASEAN, Indonesia là bạn hàng lớn thứ tư của
Việt Nam sau Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Đầu tư của Indonesia vào Việt Nam tập trung vào một số lĩnh vực như chế
biến gỗ, khai thác than, dịch vụ khách sạn, lắp ráp xe gắn máy, sản xuất thuốc lá,
sản xuất thuốc tẩy… Tuy nhiên, Việt Nam chưa đầu tư vào Indonesia.
 Các hiệp định thỏa thuận đã ký
Hiệp định về hợp tác Văn hóa ký ngày 19/12/1960
Hiệp định Thương mại ký ngày ngày 23/3/1995 (thay cho Hiệp định 8/11/1978)
Hiệp định về hợp tác kinh tế, KHKT (21/11/1990)
Hiệp định về việc thành lập UBHH hai nước (21/11/1990)
Hiệp định Khuyến khích và bảo đảm đầu tư (25/10/1991)
15
Hiệp định vận tải biển (25/10/1991)
Hiệp định vận chuyển hàng không dân dụng (25/10/1991)
Hiệp định hợp tác lâm nghiệp (5/11/1991)
Hiệp định thương mại mới (ký lại 23/3/1995)
Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (22/12/1997)
MOU về Cuộc họp UBHH lần thứ 3 và Nghị định thư Bổ sung Hiệp định Hợp tác
Kinh tế-KHKT (10/11/2001)
MOU về Hợp tác Thuỷ sản giữa Bộ Thuỷ sản Việt Nam-Bộ Biển và Thuỷ sản In-
đô-nê-xi-a (8/1/2003)
Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp tác hữu nghị và toàn diện bước vào thế kỷ 21
tháng 6/2003
Hiệp định về Phân định ranh giới thềm lục địa, Hiệp định về miễn thị thực cho
người mang hộ chiếu phổ thông do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên và Bộ
trưởng Ngoại giao Hát-xan Uy-ra-giu-đa ký
Thỏa thuận hợp tác (MOU) về hàng đổi hàng giữa hai Bộ Thương mại (2003)

Thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực dầu khí
Thỏa thuận về hợp tác kỹ thuật giữa Hiệp hội cà phê-ca cao với Hiệp hội các nhà
xuất khẩu cà phê In-đô-nê-xi-a (26/6/2003)
MOU về Hợp tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và MOU về Hợp tác trong
lĩnh vực giáo dục (28-30/5/2005)
Thoả thuận về Hợp tác Du lịch (2/2006). MOU về hợp tác mua bán gạo (5/4/2007).
( Nguồn: /> /> /> />newsPath=/vnemb.vn/cn_vakv/ca_tbd/nr040819102944/ns070731094247
)
II. Các chính sách kinh tế tại Indonesia
Chính sách thương mại quốc tế
Trong thời kỳ những năm 1980 tới năm 1997 Indonesia theo đuổi chiến lược
công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Khi khủng hoảng tư bản xảy ra, giá dầu suy
16
giảm khiến cho lượng dầu xuất khẩu của Indonesia giảm sút nghiêm trọng, tốc độ
tăng trưởng chậm (năm 1982: 2.2%, năm 1985: 2.5%), cán cân thương mại bị thâm
hụt 6.1 tỷ USD, nợ nước ngoài lên tới 30% GDP.
Để khắc phục tình trạng này, sắc lệnh số 4 của tổng thống ban hành tháng
4/1985 tiến hành giảm mạnh và đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu, cho phép mở
rộng các hoạt động bốc dỡ hàng hóa tại các cầu cảng trong vòng 24h mỗi ngày, cho
phép các công ty có quyền bán tháo tất cả các hàng hóa trị giá trên 5000 USD. Sắc
lệnh này tạo điều kiện giảm chi phí nhập khẩu và tăng doanh thu từ thuế nhập khẩu
cho chính phủ.
Năm 1986, thu nhập từ xuất khẩu dầu mỏ tiếp tục giảm mạnh. Indonesia tích
cực thực hiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu phi dầu lửa bằng 2 biện pháp cải cách
thương mại vào tháng 5/1986:
• Phá bỏ các trở ngại về thuế quan, cho phép các ngành công nghiệp xuất khẩu
được tự do nhập khẩu các sản phẩm cần thiết cho sản xuất.
• Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu bằng cách phá giá đồng
Rupiah 45% so với đồng USD, thiết lập hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt
hơn.

Những biện pháp trên được đặc biệt chú trọng thực hiện kể từ năm 1987, tiến
tới tự do hóa thương mại hoàn toàn.
Kết quả là từ năm 1981 tới năm 1989 tỷ trọng sản phẩm không phải dầu mỏ
tăng gấp 3 lần trong tổng giá xuất khẩu.
Bảng số liệu tỷ trọng sản phẩm không phải dầu mỏ trong tổng giá xuất khẩu.
Đơn vị %
Năm 1981 1982 1983 1984 1985 1986 1987 1988 1989
Tỷ
trọng
27.8 30.7 35.9 43.0 51.1 62.9 64.1 73.8 72.7
17
Biểu đồ 1: Tỷ trọng sản phẩm không phải dầu mỏ trong tổng giá trị xuất khẩu của
Indonesia qua các năm.
Vào ngày 7/5/2012 bộ trưởng Bộ Thương mại Gita Wirjawan ban hành Quyết
định số 29/M-Dag/Per/2012 ký về hạn chế xuất khẩu khoáng sản. Indonesia thi
hành chính sách về hạn chế nhập khẩu tài nguyên khoáng sản nhằm hạn chế xuất
khẩu tài nguyên khoáng sản, ngăn chặn khai thác quá mức, đảm bảo hoạt động
khai thác khoáng sản thân thiện với môi trường. Mặt khác đáp ứng yêu cầu về tăng
giá trị sản phẩm tinh chế từ khoáng sản và tăng thu thuế xuất khẩu.
Quyết định này quy định các công ty muốn xuất khẩu khoáng sản phải có giấy
chứng nhận của Tổng Vụ Khoáng sản. Để được cấp giấy này, công ty phải hội đủ 3
điều kiện. Thứ nhất, đệ trình kế hoạch hoạt động, quá trình phát triển và các cơ sở
tinh chế khoáng sản vào trước năm 2014. Thứ hai, ký thoả thuận tổng thể và có tư
cách pháp nhân rõ ràng trong sạch. Thứ ba, công ty phải trả tiền bản quyền để được
cấp giấy phép khai thác mỏ. Nghị định này phân chia các khoáng sản thành ba
nhóm gồm nhóm kim loại gồm có 21 loại, gồm các loại quặng: sắt, man gan,
đồng, kẽm, co ban, nhôm, chì, thiếc, crôm, mô líp đen, ilmenite, ti tan, zirconium,
bạc, vàng, bạch-kim và antimoan.Nhóm phi kim loại có 10 loại gồm: cao lanh,
thạch anh, đá vôi, fenspat, zirconium silicate, zeolite và kim cương.Nhóm đá gồm
đá cẩm thạch, mã não, đá granit, topaz, ngọc bích, toseki và peridotit.

18
Chính phủ có kế hoạch áp thuế suất 20% đối với 14 loại khoáng sản xuất khẩu
gồm: Đồng, vàng, bạc, thiếc, chì, crôm, bạch kim, bô xít, quặng sắt, cát sắt, ni ken,
mô líp đen, man gan và ăng ti moan. (Nguồn: />tuc/34392/chinh-sach-moi-cua-indonesia-ve-han-che-xuat-khau-tai-nguyen-khoang-san.aspx)
Chính sách đầu tư
Năm 1993 lượng vốn đầu tư trực tiếp FDI vào Indonesia suy giảm do vốn
chảy vào các thị trường mới như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Đối mặt với vấn
đề này, chính phủ Indonesia đưa ra Sắc lệnh số 20/1994 về đầu tư nước ngoài với
nhiều giải pháp như nới lỏng chính sách, hủy bỏ chính sách Bản địa hóa, cho phép
lập công ty 100% vốn nước ngoài Kết quả là lượng FDI năm 1994 tăng 75% so
với năm 1993 lên 14,100 triệu USD.
Năm 2002, chính phủ Indonesia đã thay thế Luật Đầu tư số 21/1967 bằng một
bộ Luật Đầu tư mới. Điểm mấu chốt của bộ luật này là Indonesia không phân biệt
đầu tư trong nước và nước ngoài. Từ năm 2004, Chính phủ Indonesia thi hành
nhiều chính sách “trải thảm đỏ” mời gọi đầu tư nước ngoài như đơn giản hóa thủ
tục lập doanh nghiệp, thành lập các đặc khu kinh tế theo kiểu Trung Quốc, đơn
giản hóa thủ tục hải quan và thuế khóa…Kết quả là nhiều đại gia công nghiệp đã
tìm đến Indonesia, trong đó có cả doanh nghiệp châu Á như Singapore, Trung
Quốc, Nhật Bản, doanh nghiệp đến từ Mỹ và châu Âu trong những lĩnh vực quan
trọng như năng lượng, sản xuất ô tô, công nghệ viễn thông
Hiện nay, Indonesia đang thực hiện chiến lược toàn cầu để thúc đẩy xuất khẩu
và thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo sự phát triển kinh tế nhanh chóng và tạo
thêm việc làm cho các ngành công nghiệp sản xuất cần nhiều nhân công ở đảo Java
(đảo phát triển nhất ở Indonesia, nơi có thủ đô Jakarta).
Chiến lược dựa trên định hướng xuất khẩu bao gồm hai chính sách lớn. Trước
tiên, là để khắc phục những sai lầm như trường hợp của Hà Lan về vấn đề tỷ giá và
19
làm cho tỷ giá hối đoái hiệu lực thực tế (REER) trở nên tích cực. Ở trong nước, tỷ
giá REER tích cực có thể mang lại cho các sản phẩm nội địa khả năng cạnh tranh
về mặt tài chính trên các thị trường quốc tế. Còn ở bên ngoài, nó tác động đến khả

năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, và do đó, tác động tới cán cân thương
mại. Chính sách thứ hai nhằm thúc đẩy khả năng cạnh tranh quốc tế (của hàng hóa
nội địa) là việc nâng cao năng lực sản xuất thương phẩm.
Indonesia tiếp tục thúc đẩy thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, với lợi thế là
chính trị tương đối ổn định, kinh tế đang trên đà phát triển nhanh (tăng trưởng
6%/năm kể từ năm 2007), nguồn tài nguyên dồi dào, thị trường tiêu thụ đầy hứa
hẹn với 200 triệu dân.
Tính đến tháng 6/2011, Indonesia đã thu hút 27,2 tỷ USD đầu tư nước ngoài
qua kênh trái phiếu chính phủ, gấp 3 lần so với cuối năm 2010 và dự kiến đạt 33 tỉ
USD vào năm 2014.
Chính sách về tiền tệ
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Indonesia là nhằm phục vụ mục
tiêu giảm lạm phát trung hạn đồng thời hỗ cho sự tăng trưởng kinh tế.
Sau 2 cú sốc dầu lửa 1973 và 1982, hệ thống tài chính tiền tệ Indonesia bộc
lộ những yếu kém trong việc quản lý và điều tiết tiền tệ. Một trong các nguyên
nhân là do thị trường tín dụng Indonesia hoàn toàn phụ thuộc vào NHTW
Indonesia. Do đó, tháng 6/1983 chính phủ đã ban hành chính sách tự do hóa ngành
ngân hàng, với mục tiêu trước mắt là đối phó với những biến động lãi suất và giá
cả bên ngoài đối với nền kinh tế.
Đầu năm 2011, NHTW Indonesia vừa ban hành chính sách mới nhằm tăng
cường sự ổn định của hệ thống tài chính-tiền tệ quốc gia, hỗ trợ người nghèo làm
việc trong các DN vừa và nhỏ được tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ tài chính.
Năm 2004, lãi xuất công cụ tài có xu hướng giảm xuống song ở tốc độ chậm
hơn năm 2003 do sự chuyển đổi chính sách tiền tệ từ nới lỏng sang thắt chặt. Để hỗ
trợ cho ổn định tỷ giá hối đoái, ngân hàng trung ương tiến hành quản lý các giao
20
dịch ngoại hối, cung và cầu ngoại hối và cơ cấu dòng vốn đổ vào, đồng thời tăng
tính hiệu quả của hệ thống giám sát giao dịch ngoại hối.
Ở Indonesia, lãi suất được quyết định hàng tháng trong cuộc họp của Hội
đồng Thống đốc căn cứ vào độ chênh lệch giữa lạm phát hiện tại và lạm phát mục

tiêu, làm cơ sở cho lãi suất tín phiếu NHTW (SBI) 1 tháng (bình quân gia quyền).
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia (ICB) Darmin Nasution nhận
định nước này vẫn đang đối mặt với sức ép lạm phát do giá lượng thực và dầu mỏ
leo thang, đồng thời cho rằng sự tăng giá của đồng nội tệ (rupiah) sẽ giúp kiềm chế
các áp lực về giá và việc điều chỉnh tăng giá đồng tiền này có thể được tiếp tục
trong năm nay.
Chính sách tỷ giá
* Thời kì khủng hoảng tài chính Đông Á
Indonesia là một trong những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng
hoảng này, cùng Hàn Quốc và Thái Lan. Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng
tài chính Đông Á năm 1997 là những cuộc tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng
loạt khỏi các nước châu Á. Khi mới bị tấn công tiền tệ, đáng lẽ phải lập tức thả nổi
đồng tiền của mình, các nước châu Á lại cố sức bảo vệ tỷ giá để đến nỗi cạn kiệt cả
dự trữ ngoại hối nhà nước mà lại càng làm cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài.
Tháng 7, khi Thái Lan thả nổi đồng Baht, cơ quan hữu trách tiền tệ của
Indonesia đã nới rộng biên độ dao động của tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và Dollar
Mỹ từ 8% lên 12%. Tháng 8, đồng Rupiah bị giới đầu cơ tấn công và đến ngày 14
thì chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý được thay thế bằng chế độ thả nổi hoàn
toàn. Đồng Rupiah liên tục mất giá. IMF đã thu xếp một gói viện trợ tài chính khẩn
cấp cho Indonesia lên tới 23 tỷ Dollar, nhưng Rupiah tiếp tục mất giá do đồng
Rupiah bị bán ra ồ ạt và lượng cầu Dollar Mỹ ở Indonesia tăng vọt. Tháng 9, cả giá
21
Rupiah lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm xuống mức thấp lịch sử, tỷ lệ
lạm phát tăng vọt.
Trước khủng hoảng, tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và Dollar vào khoảng
2000/1. Nhưng trong thời kỳ khủng hoảng, tỷ giá đã giảm xuống mức 18.000/ 1.
Bảng : Tình hình phá giá của các đồng tiền ĐNA
Đồng tiền
Tỷ giá so với USD Mưc độ phá giá
Đơn vị: %

Ngày 1/7 Ngày 6/10
BAHT 25.65 36.37 42
RUPI 24.75 38.65 56
PESO 26.37 34.92 32
MR 2.5 3.38 35
SGD 1.43 1.548 8.3
(Nguồn : Tin kinh tế Việt Nam ngày 6/8/97, Đài BBC 6/10/97)
* Sau năm 2004, tỷ giá hối đoái của đồng Rupiah tương đối ổn định.
Năm 2004, 1 USD = 8940 IDR
Năm 2005, 1 USD = 9704.7 IDR
Năm 2013, 1 USD = 9649.7847 IDR, 1 EUR = 12989.5752 IDR.
/> />Indonesia đã và đang thực thi một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt và cơ chế
ổn định giá cả, từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái neo và hướng tới chế độ mục tiêu lạm
phát. Đồng thời, quốc gia này cũng nỗ lực gia tăng lượng dữ trự ngoại hối nhà
nước của mình.
Điều chỉnh tỷ giá thông qua cắt bớt số 0 trên đồng tiền-Thông tin tháng
7/2012( />te/201112/116361.vnplus)
22
Đồng rupiah của Indonesia. (Nguồn: Internet)
Theo thông tin từ Bộ Tài chính Indonesia, chính phủ nước này vừa đồng ý đề
xuất của Ngân hàng Trung ương (BI) về việc loại bỏ bớt ba số không trong hệ
thống các loại mệnh giá tiền rupiah (Rp) hiện hành, song giá trị thanh toán của
đồng Rp vẫn được giữ nguyên. Theo đó, chẳng hạn loại tiền có ghi mệnh giá 1.000
Rp sẽ trở thành 1 Rp, nhưng giá trị vẫn là 1.000 Rp. Bộ trưởng Tài chính Agus
Martowardojo ngày 6/12 cho biết sau khi hoàn tất các thủ tục tại Bộ Luật pháp và
Nhân quyền, sang năm 2012 chính phủ sẽ trình một dự thảo luật lên Hạ viện (DPR)
về vấn đề nói trên. Dự thảo luật mà BI xây dựng, khi được chính thức thông qua,
sẽ mất 10 năm triển khai với 4 giai đoạn khác nhau để giảm thiểu các rối loạn có
thể trong xã hội. Từ năm 2011-2012 là thời gian dành cho chiến dịch thông tin
tuyên truyền. Từ năm 2013-2015 là giai đoạn chuyển tiếp. Khoảng từ năm 2016-

2018, cơ quan chức năng sẽ bắt đầu thu hồi dần tiền Rp "cũ," và từ năm 2019-2020
đồng Rp "mới" sẽ được đưa vào lưu hành.
Thống đốc BI Darmin Nasution cho biết đề xuất chính sách nói trên của BI
dựa trên thực tế tỷ giá hối đoái của đồng Rp là “quá thấp so với các loại tiền tệ
khác.” Đây cũng là một phần trong nỗ lực điều chỉnh thích ứng với những cải cách
kinh tế khu vực tiến tới thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015.
23
Hiện tại, tỷ giá giữa đồng Rp với đồng USD là 9.100 Rp/1 USD - mức thấp thứ ba
xét về tỷ giá hối đoái đối với đồng USD, đứng sau đồng metical của Mozambique
(23.100) và Việt Nam đồng (21.000). Việc cắt bớt đi 3 số không cuối cùng của các
tờ Rp sẽ chuyển tỷ giá trao đổi của loại tiền này với đồng USD thành mức 9,1 Rp/1
USD.
Chính sách khoa học công nghệ
Indonesia quốc gia vạn đảo có bước phát triển ấn tượng và đạt được kết quả
vượt bậc như hiện nay không thể phủ nhận vai trò của khoa học và công nghệ
(KH&CN). Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng sự tiến bộ nhanh chóng của KH&CN
Inđônêxia thời gian qua phải kể đến vai trò “cầu nối” cùng với chính sách và
truyền thông làm nên sự thành công của Inđônêxia.
Hình 1. Năng suất nghiên cưú khoa học quốc gia của 11 nước trong khu vực
Đông Á tính theo số công bố quốc tế trên một triệu dân .
24
NSNCQG của Indonesia sở dĩ thấp nhất trong 11 nước không phải do số
lượng công bố quốc tế của các nhà khoa học tại đây ít mà phần nào do dân số đông
đúc của Indonesia.
Hình 2: Tương quan mạnh giữa NSNCQG với bình quân GDP. Dữ liệu năm
2004
25

×