Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần và xã hội người việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.07 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


TIỂU LUẬN
MƠN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
ĐỀ TÀI: TIỂU LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN VỚI XÃ
HỘI VÀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM

\
GVHD: Thầy
SVTH:
Mã lớp học:
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 1 năm 2020


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Điểm: …………………………

KÝ TÊN



MỤC LỤC
PHẦN A: MỞ BÀI...................................................................................................1
Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
Mục tiêu.................................................................................................................1
Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................1
Bố cục....................................................................................................................1
PHẦN B: NỘI DUNG.............................................................................................3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO...................................................3
1.1. Sự ra đời của Phật giáo...........................................................................3
1.2. Sự truyền đi của Phật giáo......................................................................3
1.3. Phật giáo tại Việt Nam.............................................................................4
CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA Phật giáo.................................6
2.1. Phật giáo là tôn giáo hay như là một triết học......................................6
2.1.1. Phật giáo như là một tôn giáo:.........................................................6
2.1.2. Phật giáo như là một Triết học:........................................................6
2.2. Tư tưởng triết học của Phật giáo............................................................7
2.2.1. Duyên khởi.........................................................................................7
2.2.2. Nhân Quả...........................................................................................8
2.2.3. Luân Hồi.............................................................................................9
2.2.4. Trung Đạo...........................................................................................9
2.2.5. Bình đẳng.........................................................................................10
2.2.6. Từ Bi.................................................................................................12
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN XÃ HỘI NGƯỜI
VIỆT NAM..........................................................................................................13


3.1. Phật giáo góp phần kiến tạo một xã hội bình đẳng, bác ái................13
3.2. Phật giáo góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc.........................13
3.3. Phật giáo khuyên mọi người sống lương thiện, tu tâm dưỡng tính...14

3.4. Giáo lý của Phật giáo góp phần giáo dục đạo đức con người............14
3.5. Phật giáo giúp xây dựng các mối quan hệ gia đình, xã hội................15
CHƯƠNG 4: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN
HÓA TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM.........................................................17
4.1. Ảnh hưởng của Phật giáo về mặt tư tưởng và đạo lý.........................17
4.1.1. Về mặt tư tưởng...............................................................................17
4.1.2. Về mặt đạo lý...................................................................................18
4.2. Ảnh hưởng của Phật giáo trong quá trình hội nhập..........................19
4.2.1. Ảnh hưởng của Phật giáo thơng qua sự dung hịa với các tín
ngưỡng truyền thống...................................................................................19
4.2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo thơng qua sự dung hịa, hịa hợp với
các tơn giáo khác..........................................................................................19
4.2.3. Ảnh hưởng của Phật giáo thơng qua sự dung hịa giữa các tông
phái Phật giáo...............................................................................................20
4.2.4. Ảnh hưởng của Phật giáo thơng qua sự dung hịa với các thế hệ
chính trị xã hội..............................................................................................21
4.2.5. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống người bình dân và giới
trí thức Việt Nam..........................................................................................22
4.3. Ảnh hưởng của Phật giáo trong nhân văn và xã hội..........................23
4.3.1. Ảnh hưởng của Phật giáo qua ca dao và thơ ca............................23
4.3.2. Ảnh hưởng của Phật giáo qua các tác phẩm văn học..................24
4.3.3. Ảnh hưởng Phật giáo qua phong tục, tập quán :..........................25
4.4. Ảnh hưởng của Phật giáo qua các loại hình nghệ thuật.....................27


4.4.1. Phật giáo thể hiện qua nghệ thuật sân khấu (Hát bội, hát chèo,
cải lương và kịch nói)...................................................................................27
4.4.2. Ảnh hưởng của Phật giáo qua nghệ thuật tạo hình......................28
PHẦN C: KẾT LUẬN...........................................................................................30
TÀI LIỆU KHAM THẢO.....................................................................................32



PHẦN A: MỞ BÀI
Lý do chọn đề tài
Ở mỗi người chúng ta ai cũng có một đức tin để theo học, từ đó hình thành
trên thế giới rất nhiều tơn giáo khác nhau như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi
giáo… . Tơn giáo có thể được định nghĩa là một hệ thống các văn hố, tín ngưỡng,
đức tin bao gồm các hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, các quan niệm về
thế giới, thể hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời
tiên tri, quan niệm đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố
siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh. Và ở nước Việt Nam ta, Phật giáo chiếm số
lượng lớn các tín đồ theo Phật giáo và Phật giáo mang nhiều ảnh hưởng đến đất
nước Việt Nam cũng như người Việt Nam. Vì vậy, nhóm em sẽ xây dựng tiểu luận
về ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần và xã hội Việt Nam.
Mục tiêu
Mục tiêu của chúng em là tìm hiểu các ảnh hưởng thực tế dưới sự tác động
của Phật giáo lên đất nước Việt Nam,từ đó cho thấy những ảnh hưởng tích cực
,những lợi ích mà Phật giáo mang lại cho đất nước Việt Nam cũng như người Việt
Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu về Phật giáo và sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với nước ta qua
một số sách báo và trên mạng. Sau đó chọn lọc nội dung và xây dựng bài tiểu luận
rồi nêu lên kết luận và ý kiến của nhóm về ảnh hưởng của Phật giáo.
Bố cục
Bố cục nghiên cứu được chia làm 3 phần chính như sau
Phần A: Mở đầu
1


Phần B: Thân bài

Phần C: Kết luận
Trong phần B, nhóm chúng em xây dựng 4 chương với các chương như sau:
Chương 1: Khái quát về Phật giáo
Chương 2: Tư tưởng triết học của Phật giáo
Chương 3: Ảnh hưởng của Phật giáo đến xã hội người Việt Nam
Chương 4: Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần người
Việt Nam

2


PHẦN B: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO
1.1.

Sự ra đời của Phật giáo
Phật giáo được Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn

Độ vào thế kỷ 6 TCN. Được truyền bá trong khoảng thời gian 49 năm khi Đức
Phật còn tại thế ra nhiều nơi đến nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của Phật
giáo khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức hay phương pháp tu học.
Ngay từ buổi đầu, Thích Ca, người sáng lập Phật giáo, đã tổ chức được một giáo
hội với các giới luật chặt chẽ. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, Phật giáo có
thể thích nghi với nhiều hồn cảnh xã hội, nhiều dạng người, nhiều tập tục ở các
thời kỳ khác nhau, và do đó ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng
phát triển rộng rãi trên toàn thế giới ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên
tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
1.2.

Sự truyền đi của Phật giáo

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã lập ra tiền lệ. Ngài hướng dẫn chư tăng đi

khắp nơi trên thế giới để giảng giải giáo huấn của mình. Ngài không kêu gọi người
khác lên án và từ bỏ tơn giáo của họ, rồi theo đạo mới, vì ngài khơng tìm cách thiết
lập tơn giáo riêng của mình. Mục tiêu của Ngài là chỉ giúp người khác vượt qua nỗi
bất hạnh và khổ đau mà họ tạo ra cho bản thân, vì thiếu hiểu biết về thực tại. Các
thế hệ môn đồ sau này cảm nhận nguồn cảm hứng từ tấm gương của Đức Phật, và
họ chia sẻ với người khác những phương tiện của ngài mà họ thấy hữu ích cho đời
sống của họ. Đây là cách mà hiện nay, điều được gọi là “Phật giáo”, đã lan xa và
rộng.
Đơi khi, q trình này cũng tiến triển một cách tự nhiên, xảy ra đối với Phật
giáo ở những quốc gia ốc đảo, dọc theo Con Đường Tơ Lụa ở Trung Á, trong hai
thế kỷ trước và sau Công Nguyên. Khi các nhà cai trị địa phương và người dân đã
hiểu biết thêm về tôn giáo Ấn Độ này, họ đã mời các nhà sư từ vùng bản xứ của
3


các thương nhân này làm cố vấn hoặc giảng sư, và cuối cùng, nhiều người đã chấp
nhận tín ngưỡng Phật giáo. Một phương pháp tự nhiên khác là sự đồng hóa văn hóa
lâu dài của những người xâm chiếm những đất nước khác.
Thường thì sự phổ biến là do ảnh hưởng của một quốc vương hùng mạnh,
người đã chấp nhận và ủng hộ Phật giáo. Vào giữa thế kỷ thứ 3 trước Công
Nguyên, Phật giáo đã lan rộng khắp miền Bắc Ấn Độ, nhờ sự ủng hộ của cá nhân
Vua A Dục (King Ashoka). Vị vua xây dựng đế quốc hùng mạnh này khơng hề bắt
buộc thần dân của mình phải có niềm tin vào Phật giáo, nhưng bằng cách ban sắc
lệnh được khắc trên những cột bằng sắt khắp nơi trong vương quốc của mình, hơ
hào dân chúng sống một cuộc đời đạo đức, và chính ngài cũng theo những nguyên
tắc ấy, nhà vua đã khiến cho người khác chấp nhận giáo huấn của Đức Phật.
Vua A Dục cũng tích cực truyền đạo bên ngồi vương quốc của mình bằng
cách gởi các nhà truyền giáo đến những vùng đất xa xôi. Đôi khi, nhà vua đã thực

hiện điều này theo lời mời của những nhà cai trị nước ngoài. Trong những dịp
khác, nhà vua có sáng kiến gởi các nhà sư làm đặc sứ ngoại giao cho mình. Tuy
nhiên, các nhà sư viếng thăm các nước ngoại quốc không hề tạo áp lực mạnh,
khiến người khác cải đạo, mà chỉ đưa ra những lời dạy của Đức Phật, để người dân
tự lựa chọn.
Những nhà vua sùng đạo khác, như nhà thống trị Altan Khan của Mông Cổ,
vào thế kỷ 16, đã thỉnh các đạo sư Phật giáo đến vương quốc của họ, và cơng bố
Phật giáo là tín ngưỡng chính thức của đất nước, để thống nhất dân chúng và củng
cố sự cai trị của họ. Trong tiến trình này, có thể họ đã ngăn cấm một số hành trì tơn
giáo của những người khơng theo Phật giáo, những tơn giáo bản xứ và thậm chí
ngược đãi những người theo các tôn giáo này, nhưng những hành động nặng tay đó
chủ yếu là do động cơ chính trị. Những nhà cai trị đầy tham vọng này chưa bao giờ
bắt thần dân của họ chấp nhận các hình thức tín ngưỡng hay thờ phụng theo Phật
giáo. Điều đó khơng có trong tín ngưỡng của tơn giáo này.
4


1.3.

Phật giáo tại Việt Nam
Phật giáo Việt Nam là Phật giáo được bản địa hóa khi du nhập vào Việt

Nam, Phật giáo Việt Nam mang những đặc điểm tương đồng và khác biệt so với
Phật giáo của các nước khác trên thế giới. Việt Nam nằm trong vùng ảnh hưởng
của văn hóa Trung Quốc cổ đại nên mang nhiều nét của văn hóa Trung Quốc, đặc
biệt là tơn giáo. Phật giáo là tơn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam,
mang nhiều ảnh hưởng của hệ phái Phật giáo Bắc tông. Tuy nhiên, ở khu vực miền
Nam, hệ phái Phật giáo Nam tơng cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ, nhất là trong
cộng đồng người Khmer Nam bộ. Theo thống kê của Ban Tơn giáo chính phủ Việt
Nam năm 2020, hiện có hơn 4,600,000 tín đồ Phật giáo, cịn theo số liệu thống kê

của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ quy y tam bảo, có
839 đơn vị gia đình Phật tử và khoảng 44.498 tăng ni, hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá,
tịnh thất, niệm Phật đường.

5


CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA PHẬT GIÁO
2.1.

Phật giáo là tôn giáo hay như là một triết học

2.1.1. Phật giáo như là một tôn giáo:
Nếu hiểu tôn giáo hay đạo là niềm tin tuyệt đối vào Thượng đế, là đấng sáng
tạo ra vũ trụ, và có nhiều quyền lực tồn năng để người theo đạo đó tơn thờ thì ở
Tây phương có các đạo như Đạo Thiên Chúa, Đạo Cơ Đốc, Đạo Do Thái, Đạo Hồi.
Các đạo này là đạo thờ có một Thần hay gọi là các tơn giáo độc thần. Cịn ở Ấn Độ
thì có Ấn Độ giáo (Hinduism) thờ nhiều thần hay đạo đa thần. Như vậy Phật giáo
không được coi là một tôn giáo, bởi vì:
Phật giáo khơng tin có Thượng đế, khơng tin có Đấng Sáng Tạo ra vũ trụ và
kiểm soát số phận định mệnh của nhân loại.
Đức Phật là một con người lịch sử. Ngài khơng bao giờ tự xưng mình là
Thượng đế, khơng bao giờ tự xưng mình là Đấng Sáng Tạo ra vũ trụ.
Phật giáo không chấp nhận ở đức tin mù quáng và tuyệt đối. Phật giáo
khuyên mọi người đừng thụ động chấp nhận những điều gì bạn đã đọc hay nghe,
và cũng đừng tự động phản đối các điều đó ngay. Người nghiên cứu Phật giáo cũng
như người Phật tử cần phải dùng trí tuệ của mình để phán đốn các điều ấy.
Nếu hiểu tơn giáo là niềm tin vào đạo lý và sự thực hành các nghi lễ, tục lệ
và tổ chức của một nhóm người, của một tổ chức thì Phật giáo là một tơn giáo cũng
như các tôn giáo khác như đạo Thiên Chúa, đạo Do Thái, đạo Hồi , Ấn Độ giáo

v...v…
2.1.2. Phật giáo như là một Triết học:
Khi nghiên cứu “Phật giáo như là một triết học”, chúng ta sẽ nghiên cứu các
lĩnh vực triết học chính yếu của Phật giáo như sau: Vũ trụ luận, Nhận Thức luận,
Nhân minh luận hay luận lý học, Luân lý luận hay Đạo đức học , Giải thoát luận
hay con đường giải thoát của Phật giáo.

6


Để nghiên cứu Phật giáo như là một triết học, chúng ta sẽ nghiên cứu các tư
tưởng tơn giáo có trước khi Đức Phật ra đời và có cùng thời với Đức Phật, các lời
dạy của Đức Phật, các lý thuyết triết học và các lý luận của các luận sư Phật giáo
sau ngày Đức Phật nhập Niết bàn. Chúng ta sẽ tìm hiểu lời dạy của Đức Phật và sự
khai triển lời dạy này bởi các luận gia Phật giáo. Những phán đoán thuần lý và lý
luận của các vị này, những kết luận về quan điểm của họ. Từ đó, chúng ta sẽ nhận
rõ chân lý của lời Phật dạy.
Phật giáo không lưu lại một kinh điển do chính Thích Ca Mâu Ni viết bằng
một văn tự nào; đây có thể là một ưu điểm, và có thể là một may mắn cho tư tưởng
Phật giáo. Điều này giúp cho tư tưởng Phật giáo khơng bị dính chặt vào văn tự. Do
đó, khi nghiên cứu tư tưởng Phật giáo, người học Phật cần đem sự hiểu biết, trí tuệ
của mình để có thể thấu hiểu cái triết lý thâm sâu và siêu việt này.
Phật giáo lúc mới đầu là một triết học, nhưng dần dần dân tộc Ấn độ biến
Phật giáo thành một tôn giáo. Rồi tôn giáo này được truyền bá rộng rãi và phổ biến
khắp thế giới.Ngày nay với sự phát triển vượt bậc, Phật giáo đã trở thành một trong
những tôn giáo lớn của thế giới, vượt qua khỏi khái niệm một tôn giáo và là một tư
tưởng triết học.
2.2.

Tư tưởng triết học của Phật giáo


2.2.1. Duyên khởi
Duyên Khởi là tư tưởng, giáo lý cơ bản nhất của Phật giáo, thể hiện quan
điểm của Phật giáo đối với đời người, với tồn tại và sinh mệnh, là cơ sở triết học
của giáo thuyết cụ thể và tư tưởng quan trọng của Phật giáo, như nhân quả, khơng
hữu, trung đạo, bình đẳng, từ bi, giải thốt v.v…
Nói cách khác, các giáo thuyết cụ thể và tư tưởng quan trọng của Phật giáo
đều là sự triển khai của tư tưởng Duyên Khởi. Thuyết Duyên Khởi khác với thuyết
Vơ Nhân (khơng có ngun nhân), thuyết Ngẫu nhiên, thuyết Thần tạo và thuyết
Định mệnh; nó là một luận thuyết tương đối hợp lý về sự sinh thành diễn biến và
7


về bộ mặt vốn có của thế giới. Duyên Khởi luận là thế giới quan độc đáo của Phật
giáo, là đặc sắc lớn nhất và đặc trưng căn bản để phân biệt Phật giáo với các tôn
giáo khác.
Duyên Khởi là một mối quan hệ, cũng là một quá trình. Phật giáo cho rằng
do vạn vật trong vũ trụ đều là Duyên Khởi nên đều có tứ tướng sinh, trú, dị, diệt, là
một q trình khơng ngừng biến dị. Cũng vậy, con người sống trong quá trình sinh,
lão, bệnh, tử và sinh tử lưu chuyển. Cần thừa nhận tư tưởng quá trình đó hàm chứa
tư tưởng vận động, biến hóa, phát triển, nên coi đó là biểu hiện của tư duy biện
chứng.
2.2.2. Nhân Quả
Dựa vào phép Duyên Khởi, Phật giáo tiến thêm một bước đưa ra tư tưởng
Nhân Quả Báo Ứng nhằm giải thích mối quan hệ giữa hoạt động thân tâm (thể xác
và tinh thần) của các chúng sinh với kết quả. Về ln lý, nó trình bày thuyết thiện
có thiện báo, ác có ác báo, tức thiện Nhân lạc Quả, ác Nhân khổ Quả, cho ta cơ sở
tư tưởng vững chắc và hữu hiệu để quảng đại tín đồ tu trì đạo đức bỏ ác theo thiện.
Phật giáo cho rằng hoạt động thân tâm của chúng sinh không những đem lại
quả báo cho chính mình mà cịn mang lại quả báo cho không gian, môi trường sinh

tồn của sinh mệnh; từ đó lại chia quả báo ra làm hai loại “Chính Báo” và “Y Báo”
(“y” : dựa vào, theo).
Chính Báo là nói thân tâm chúng sinh chiêu cảm được dựa theo nghiệp nhân
trong quá khứ, tức sự tồn tại sinh mạng cụ thể là chủ thể, là chính thể của quả báo
trực tiếp.
Y Báo là nói sự tồn tại sinh mệnh chúng sinh chiêu cảm được dựa theo túc
nghiệp trong quá khứ; sự tồn tại đó dựa vào ngoại vật, hồn cảnh, gồm quần áo,
nhà ở, đất đai sơng núi và tồn bộ thế giới xung quanh.
Tóm lại, Chính Báo chỉ chúng sinh, chúng sinh thế gian; Y Báo chỉ nơi chốn
chúng sinh dựa vào, tức quốc thổ thế gian. Phật giáo còn cho rằng bối cảnh thời
8


đại, môi trường sống, quốc thổ, núi sông đều là quả báo do đa số chúng sinh cùng
chiêu cảm được, gọi là “Cộng Báo”.
Các tư tưởng quả báo này của Phật giáo thể hiện sự hiểu rõ mối quan hệ
Duyên Khởi đối với mối quan hệ tương hỗ giữa thế giới chủ thể và thế giới khách
thể, thế giới chủ quan và thế giới khách quan, thể hiện sự quan tâm đối với kết quả
hoạt động của các loại chúng sinh, sự quan tâm đối với môi trường tự nhiên, môi
trường sống.
2.2.3. Luân Hồi
Nghiệp và luân hồi không những chỉ là những khái niệm của Triết học Phật
giáo mà có từ trong Upanishad. Cuộc đời con người là sự ghánh chịu hậu quả của
nghiệp đương thời và các kiếp sống trước rồi nó tiếp tục chi phối cả đời sau.
Nghiệp báo trong một đời là sự tổng hợp của các nghiệp gây ra trong hiện tại cộng
với các nghiệp gây ra trong quá khứ, nó quyết định đời sau xấu hay tốt, thiện hay
ác.
Luân hồi: Chữ phạn là Samsara. Có nghĩa là bánh xe quay tròn. Phật giáo
cho rằng, sau khi một thể xác sinh vật nào đó chết thì linh hồn sẽ tách ra khỏi thể
xác và đầu thai vào một sinh vật khác nhập vào một thể xác khác (có thể là con

người, lồi vật thậm chí cỏ cây). Cứ thế mãi do kết quả, quả báo hành động của
những kiếp trước gây ra. Phật giáo đã chủ chương tìm con đường diệt khổ. Con
đường giải thốt đó khơng những địi hỏi ta nhận thức được nó mà cao hơn ta phải
hành động, phải thấm nhuần tứ diệu đế.
2.2.4. Trung Đạo
Là con đường chính giữa khơng lệch về bên nào, vượt trên sự cực đoan, lệch
về hai bên hữu vô (“không”), nhất dị, khổ lạc, yêu ghét. Trung Đạo là lập trường
căn bản và đặc sắc cơ bản của Phật giáo. Thích Ca Mâu Ni phản đối thuyết Thần
Ngã của đạo Bà La Môn; về lý luận đề xuất phép Duyên Khởi “Thử hữu bỉ hữu,
thử sinh bỉ sinh”, “Thử vô bỉ vô, thử diệt bỉ diệt”, từ đó nhấn mạnh “Ly vu nhị
9


biên, thuyết vu Trung Đạo”. Cũng là nói dựa theo thuyết Duyên Khởi bất hữu bất
vô, bất nhất bất dị, bất thường bất đoạn, bất lai bất khứ.
Trong thực tiễn, Thích Ca Mâu Ni đề xuất “Bát Chính Đạo”, vừa phản đối
chủ nghĩa khoái lạc lại phản đối chủ nghĩa khổ hạnh, đề xướng Trung Đạo Hạnh
bất khổ bất lạc, tức tư duy, lời nói, hành vi, ý chí, đời sống … của con người đều
nên vừa phải, giữ ở mức ở giữa khơng lệch bên nào.
Vì vạn pháp là Duyên Khởi, được xác định trong mối quan hệ, cho nên có
tính “Vơ Ngã”, tức vừa khơng có Tự tính, khơng có tính thực thể, cũng tức là bản
tính, bản chất là Không. Đây là bản nghĩa của Không. Vạn pháp nếu đã xác lập
trong mối quan hệ cũng tất nhiên là một q trình biến đổi hỗ động, có tính “Vơ
thường”, sinh diệt vơ thường, cũng là Khơng. Từ đó có thể nói do Dun Khởi mà
tính Khơng, Dun Khởi tức tính Khơng, Dun Khởi và tính Khơng là đồng nghĩa
ngữ.
Không lại chia làm hai loại Nhân Không và Pháp Khơng. Nhân (người)
Khơng cịn gọi là Ngã Khơng, là sự nhân vơ tự tính của chủ thể; Pháp Khơng là sự
pháp vơ tự tính của khách thể. Về vấn đề chư pháp có hay khơng có thực thể, tức
cách nhìn mối liên hệ và phân biệt Duyên Khởi với Thực hữu, sự vật với tự tính,

hiện tượng với bản chất.
Từ các điều nói trên có thể hiểu: xét về mặt hiện tượng, Duyên Khởi pháp là
tồn tại, là có (“hữu”); xét về mặt bản chất của Duyên Khởi pháp, là khơng tồn tại,
là Khơng. Có (“hữu”) và Khơng là cách nhìn hai mặt với một sự vật.
2.2.5. Bình đẳng
a. Bình đẳng giữa người với người
“Tăng nhất A hàm kinh” cho rằng 4 hạng người (“Tứ chủng tính”) trong xã
hội Ấn Độ cổ là Bà La Môn, Sát Đế Lợi, Khuyển Xá và Thủ Đà La nên bình đẳng
với nhau, phản đối dựa vào chủng tính và đẳng cấp để bàn luận sự cao quý, hạ tiện,
cao thấp của con người; nhấn mạnh phải dựa vào sự cao thấp về đạo đức, sự nông
10


sâu về trí tuệ để đánh giá thành tích của con người; chủ trương tu trì tố chất, nâng
cao đạo đức, trí tuệ để tiến lên cõi lý tưởng của đời người. Bình đẳng tứ chủng tính
của Phật giáo thể hiện tư tưởng bình đẳng nhân quyền, là phong trào nhân quyền
đặc biệt phản đối sự phân biệt chủng tính và áp bức giai cấp, nó nhất trí với u
cầu bình đẳng nhân quyền của xã hội hiện đại.
b. Bình đẳng chúng sinh
Thông thường Phật giáo coi 9 giới từ Bồ Tát tới địa ngục (trong 10 giới
không kể Phật) nhất là lục đạo từ Trời đến địa ngục, là chúng sinh. Phật giáo cho
rằng chúng sinh khác nhau tuy có tính khác biệt nhưng bản chất sinh tồn và sinh
mệnh của chúng sinh thì bình đẳng; Phật giáo đặc biệt nhấn mạnh mọi chúng sinh
đều có Phật tính. Kinh Niết Bàn khẳng định mọi chúng sinh đều có Phật tính, tức là
bình đẳng với nhau về ngun nhân, căn cứ và khả năng thành Phật.
c. Bình đẳng giữa chúng sinh với Phật
Phật giáo tuyên truyền tư tưởng “sinh Phật bất nhị, sinh Phật nhất như”, cho
rằng chúng sinh và Phật, về bản chất đều có đủ Chân như Phật tính; chúng sinh mê
vọng hồn tồn khơng diệt Chân như Phật tính; Phật giác ngộ cũng hồn tồn
khơng tăng thêm Chân như Phật tính, mà đều như nhau, có khả năng thành Phật.

Nói theo ý nghĩa đó thì chúng sinh và Phật là bình đẳng bất nhị. Điều này khác hẳn
với cách nói của tơn giáo khác, coi “nhân thần vi nhị” (người và thần là hai thể
khác nhau), nói người là do thần tạo ra hoặc từ thần mà ra.
d. Bình đẳng giữa chúng sinh với vơ tình
“Vơ tình” tức là khơng có ý thức tình cảm, là thứ khơng có tính tinh thần.
Xét về điểm cùng có Phật tính như nhau, thì vật vơ tình và chúng sinh khơng có
khác biệt bản chất, bình đẳng vơ nhị với nhau. Cần nói đây là sự xác nhận tơn
nghiêm đối với các sinh vật và vô sinh vật trong giới tự nhiên, là sự kính trọng đối
với mn vật.

11


Quan niệm bình đẳng của Phật giáo dựa trên học thuyết Duyên Khởi, xây
dựng trên sự bình đẳng Nhân Quả. Chúng sinh và Phật đều như nhau cùng có Chân
như Phật tính, bình đẳng về mặt ngun nhân thành Phật, chúng sinh và Phật đều
có khả năng thành tựu Phật quả, tiến lên cõi Niết Bàn lý tưởng cao nhất, là sự bình
đẳng về mặt kết quả. Chúng sinh và Phật bình đẳng Nhân Quả, khơng có gì khác
biệt. Tư tưởng bình đẳng Nhân Quả này của Phật giáo là nói về khả năng, có tính
phi hiện thực, nó cung cấp cơ sở lý luận cho thuyết giải thoát.
Quan niệm bình đẳng của Phật giáo thể hiện sự thống nhất sinh mệnh quan,
tự nhiên quan và lý tưởng giá trị quan. Quan niệm bình đẳng cận đại coi trọng bình
đẳng nhân quyền, nó có mối quan hệ bổ sung với quan niệm bình đẳng về mặt giải
thốt con người do Phật giáo đề xướng.
2.2.6. Từ Bi
Trên cơ sở tư tưởng Dun Khởi, Bình Đẳng, Phật giáo cho rằng trong đại
hồn lưu sinh thái vũ trụ, mọi chúng sinh đều có thể từng là người thân của ta. Ta
nên có tâm thái bình đẳng, tình nghĩa báo ơn, tâm nguyện từ bi để đem lại cho
chúng sinh sự an lạc, trừ bỏ sự đau khổ của chúng sinh. Phật giáo tuyên truyền tư
tưởng “Tam Duyên Từ Bi”, chia đối tượng từ bi làm 3 loại, từ đó quy kết thành 3

lọai từ bi: - chúng sinh duyên bi; - pháp duyên bi; - vơ dun bi. Trong 3 loại đó,
“Vơ dun từ bi” là loại cao nhất. Từ bi là tư tưởng đặc thù của Phật giáo, nó
khơng hồn tồn giống với nhân ái, bác ái do các giáo phái khác đề xướng. Từ bi
không bị hạn chế bởi đẳng cấp, giai cấp, nó cũng loại trừ tính thiên tư hẹp hòi.

12


CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN XÃ HỘI NGƯỜI VIỆT
NAM
3.1.

Phật giáo góp phần kiến tạo một xã hội bình đẳng, bác ái
Đức Phật dạy rằng hạnh phúc tối thượng là an lạc, và khơng thể có hạnh

phúc chân thật nếu khơng có an lạc.
Đức Phật khơng hề chia cấp bậc mà có cái nhìn ngang bằng với tất cả chúng
sinh. Phật giáo chủ trương bình đẳng, Phật là đức Phật đã thành, chúng sinh là Đức
Phật sẽ thành, chúng sinh đều có Phật tính, đều bình đẳng trước Phật. Với Phật,
không ai tiểu nhân, không ai quân tử, cũng khơng có qn, khơng có dân, chia cắt
nhau bằng các hàng rào cấp bậc giai cấp; chỉ có một niềm từ bi bác ái, khơng có
hằn học, ốn ghét, phục thù. Đó cũng là điều phù hợp với bản chất dân tộc Việt
Nam. Tiếp đó Phật kêu gọi sự tự giác, vị tha không những để giải quyết nỗi khổ
của mình mà cịn phải cứu nhân độ thế. Người ta chỉ thấy ở đây một chủ nghĩa
nhân đạo lớn lao và có phần tích cực. Có thực hiện được hay không là vấn đề khác
mà chúng ta cần xem xét, để phê phán giá trị của học thuyết này nhưng ở đây thì rõ
ràng đó là những điểm chính yếu làm cho Phật giáo gắn bó được với quần chúng.
3.2.

Phật giáo góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Phật giáo có ảnh hưởng sâu đậm và lâu dài.

Trong q trình phát triển, Phật giáo với tư cách là một tôn giáo, đã có nhiều đóng
góp cho văn hóa Việt Nam. Nhà sư và ngơi chùa có vai trị quan trọng trong đời
sống dân gian cổ truyền. Ở Bắc Bộ trước đây hầu như làng nào cũng có chùa.
Ngồi thờ Phật, chùa cịn thêm tín ngưỡng dân gian thờ thần tiên, thờ các vị tướng
có cơng với nước. Ngơi chùa trở thành một trung tâm văn hố ở nơng thơn. Có thể
nói Phật giáo đã góp phần làm phong phú thêm nền văn hố dân tộc. Nho giáo về
mặt nào đó làm cho tư tưởng văn hố khơ cứng thì Phật giáo có phần làm mền hơn,
phong phú và sinh động hơn. Hội chùa cũng như hội làng là tiêu biểu cho sự hồ hởi
của công xã, là một dịp để con người được giải phóng tình cảm, hồ cái ta của
13


mình vào cái ta của làng xã, khơng bị giáo lý khn phép gị bó và toả chiết tâm
hồn. Dưới mái nhà chùa mà vẫn được phép giao lưu tình cảm, bao nhiêu câu
chuyện tình duyên đằm thắm đã xảy ra bên cạnh cửa thiền. Thế ra cửa từ bi khơng
hề nghiêm ngặt như chốn sân Trình cửa Khổng. Phật chứng nhận cho cuộc sống
hồn nhiên, bình yên của làng xã.
3.3.

Phật giáo khuyên mọi người sống lương thiện, tu tâm dưỡng tính
Đức Phật dạy các điều thiết yếu khơng chỉ cho việc tu tập nội tâm của từng

cá nhân vì hạnh phúc của nhân loại mà còn cho sự cải thiện đời sống xã hội. Vì
vậy, Ngài thuyết giảng về đặc tính chung nhất của nhân loại, bất kể màu da chủng
tộc hoặc các đặc tính sinh lý và tạo ra một cuộc cách mạng loại bỏ các hệ thống
giai cấp mà rất thịnh hành tại Ấn Độ thời bấy giờ. Để biểu lộ khái niệm đồng nhất
của nhân loại, Đức Phật đã khơi dậy mối đồng cảm không những của giai cấp vua
chúa, quý tộc, thương gia, mà còn với giai cấp cùng đinh, người xin ăn, kẻ cướp…

Lối sống mà Đức Phật đã dạy rất đơn giản, đối với người tại gia, chỉ áp dụng
năm nguyên tắc sống: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói
dối và khơng uống rượu, đây là một bảng ngun tắc thật sự rất đơn giản. Nhưng
lối sống của Phật giáo, con đường mà Đức Phật đã mô tả không ngừng lại ở
nguyên tắc này. Lời dạy đó được đơn giản hóa theo một cách mà ai cũng có thể
hiểu được và làm được là bố thí (dàna), trì giới (sila) và thiền định (bhàvana).
Giáo lý nghiệp báo hay nghiệp nhân quả báo của Phật giáo đã trở thành nếp
sống tín ngưỡng hết sức sáng tỏ đối với người Việt Nam có hiểu biết, có suy nghĩ.
Người ta biết lựa chọn ăn ở hiền lành, dù tối thiểu thì đó cũng là kết quả tự nhiên
âm thầm của lý nghiệp báo, nó chẳng những thích hợp với giới bình dân mà cịn
ảnh huởng đến giới trí thức.
3.4.

Giáo lý của Phật giáo góp phần giáo dục đạo đức con người
Đạo lý ảnh hưởng nhất là giáo lý từ bi, tinh thần hiếu hòa, hiếu sinh của Phật

giáo đã ảnh hưởng và thấm nhuần sâu sắc trong tâm hồn của người Việt. Như vậy,
14


có thể nói rằng Phật giáo là một trong những tôn giáo của thế giới bao hàm nhiều
phương pháp tốt đẹp có thể cải thiện và giáo dục tâm tính cho con người. Nó đánh
thức nơi con người đức tính tự trọng và tinh thần trách nhiệm bản thân, phổ biến
trong nhân loại đức tính khoan dung, từ bi, tình huynh đệ, cùng dứt trừ được nơi
con người lòng sân hận và bạo tàn. Cho nên, tự trọng, tự tín, khoan dung, từ bi, trí
tuệ là những đức tánh tốt đẹp có thể tạo được cho nhân loại nhờ ảnh hưởng của
Phật giáo.
Có thể thấy rằng những tư tưởng Phật giáo cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến đời
sống của thanh thiếu niên hiện nay. Như ở các trường phổ thơng, các tổ chức đồn,
đội ln phát động các phong trào nhân đạo như Lá lành đùm lá rách, quỹ Giúp

bạn nghèo vượt khó , quỹ Viên gạch hồng ... Và ta khơng thể phủ nhận Phật giáo
đã góp phần tạo nên những giá trị tốt đẹp ấy. Và ta càng phải nhắc đến giá trị đó
trong khi cuộc sống ngày nay ngày càng xuất hiện những hiện tượng tiêu cực.
Trong khi có những sinh viên cịn khó khăn đã dồn hết sức mình để học tập cống
hiến cho đất nước thì vẫn cịn một số bộ phận thanh niên ăn chơi, đua đòi, làm tiêu
tốn tiền bạc của cha mẹ và đất nước. Thế hệ trẻ ngày nay nhiều người chỉ biết chạy
theo vật chất, bị cuốn hút bởi những thứ ăn chơi sau đoạ làm hại đến gia đình và
cộng đồng. Hơn bao giờ hết việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ trở nên rất quan
trọng và một trong những phương pháp hữu ích là nêu cao truyền bá tinh thần cũng
như tư tưởng nhà Phật trong thế hệ trẻ. Đó thực sự là cơng việc cần thiết để giáo
dục lớp trẻ hiện nay.
3.5.

Phật giáo giúp xây dựng các mối quan hệ gia đình, xã hội.
Những mối quan hệ trong gia đình và xã hội như cha mẹ, anh em, vợ chồng,

con cái, bạn bè, họ hàng, láng giềng,… Phật giáo xem là thiêng liêng đáng được
tơn kính và lễ lạy, tơn thờ. Nhưng người ta phải lễ lạy, tôn thờ những mối quan hệ
ấy như thế nào? Đức Phật dạy rằng người ta có thể lễ lạy và tôn thờ những điều ấy

15


chỉ thông qua việc thực thi trách nhiệm và bổn phận của anh ta đối với những điều
ấy.
Trước tiên, cha mẹ là thiêng liêng đối với con cái, nhắc đến công lao dưỡng
dục của cha mẹ, Phật dạy: "muôn việc ở thế gian, khơng gì hơn cơng ơn ni
dưỡng lớn lao của cha mẹ" (Kinh Thai Cốt), hay kinh Nhẫn Nhục dạy: "cùng tốt
điều thiện khơng gì hơn hiếu, cùng tốt điều ác khơng gì hơn bất hiếu". Đức Phật
dạy: phải quan tâm chăm sóc bố mẹ của mình ở độ tuổi xế chiều, phải làm bất cứ

những gì mình phải làm vì nhu cầu của bố mẹ, phải duy trì danh dự của gia đình và
tiếp tục phát huy truyền thống của gia đình, phải bảo vệ tài sản, của cải do bố mẹ
kiếm được, và lo tổ chức tang đám khi bố mẹ qua đời. Bố mẹ, ngược lại, phải có
một số trách nhiệm đối với con cái của mình: phải giáo dục con cái tránh xa những
việc làm xấu xa, tội lỗi; hướng chúng vào những nghề nghiệp lành mạnh và có lợi
lạc; cho con cái ăn học đến nơi, đến chốn; dựng vợ, gả chồng cho chúng ở những
nơi gia đình tốt, và giao của cải tài sản cho chúng đúng lúc.
Thứ hai, mối quan hệ giữa thầy và trị: học trị phải cung kính và vâng lời
thầy, phải hỗ trợ thầy lúc cần thiết, phải siêng năng học tập. Và ngược lại thầy đối
với trò: phải rèn luyện và dạy dỗ học trò nên người tốt; giới thiệu học trò cho bạn
bè của chúng, và cố gắng tạo việc làm đảm bảo sau khi học trò học xong.
Thứ ba, mối tương quan giữa vợ và chồng: tình yêu giữa vợ và chồng được
xem như rất là tơn giáo và thiêng liêng. Nó được gọi là Sadara – Brahmacariya
(đời sống gia đình thiêng liêng). Vợ và chồng phải chân thành tin tưởng lẫn nhau,
tôn trọng và hết mình vì nhau, và có trách nhiệm với nhau.
Thứ tư, mối quan hệ giữa bạn bè, họ hàng quyến thuộc và hàng xóm: họ phải
hiếu khách và nhân từ đối với nhau, nói lời vui vẻ và dễ chịu, làm việc lợi lạc cho
nhau, đối xử bình đẳng với nhau, giúp đỡ nhau trong những lúc cần thiết, và cưu
mang lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

16


CHƯƠNG 4: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM
4.1.

Ảnh hưởng của Phật giáo về mặt tư tưởng và đạo lý

4.1.1. Về mặt tư tưởng

Tư tưởng hay đạo lý căn bản của Phật giáo là đạo lý Duyên Khởi, Tứ Diệu
Đế và Bát chánh Đạo. Ba đạo lý này là nền tảng cho tất cả các tông phái Phật giáo,
nguyên thủy cũng như Đại Thừa đã ăn sâu vào lòng của người dân Việt.
Đạo lý Duyên Khởi là một cái nhìn khoa học và khách quan về thế giới hiện tại.
Duyên khởi nghĩa là sự nương tựa lẫn nhau mà sinh tồn và tồn tại. Không những
các sự kiện thuộc thế giới con người như thành, bại, thịnh, suy mà tất cả những
hiện tượng về thế giới tự nhiên như cỏ, cây, hoa, lá cũng điều vâng theo luật duyên
khởi mà sinh thành, tồn tại và tiêu hoại. Có 4 loại duyên cần được phân biệt: thứ
nhất là Nhân Duyên (điều kiện gần gũi nhất); thứ hai là Tăng Thượng Duyên
(những điều kiện có tư liệu cho nhân duyên); thứ ba là Sở Duyên Duyên tức
(những điều kiện làm đối tượng nhận thức); thứ tư là Đẳng Vô Gián Duyên (sự liên
tục không gián đoạn, cần thiết cho sự phát sinh trưởng thành và tồn tại).
Luật nhân quả cần được quan sát và áp dụng theo nguyên tắc duyên sinh mới
có thể gọi là luật nhân quả của Phật giáo, theo đạo lý duyên sinh, một nhân đơn
độc khơng bao giờ có khả năng sinh ra quả, và một nhân bao giờ cũng đóng vai trò
quả, cho một nhân khác. Về giáo lý nghiệp báo hay nghiệp nhân quả báo của Phật
giáo đã được truyền vào nước ta rất sớm. Giáo lý này đương nhiên đã trở thành nếp
sống tín ngưỡng hết sức sáng tỏ đối với người Việt Nam có hiểu biết, có suy nghĩ.
Người ta biết lựa chọn ăn ở hiền lành, dù tối thiểu thì đó cũng là kết quả tự nhiên
âm thầm của lý nghiệp báo, nó chẳng những thích hợp với giới bình dân mà cịn
ảnh huởng đến giới trí thức. Có thể nói mọi người dân Việt điều ảnh hưởng ít nhiều
qua giáo lý này. Vì thế, lý nghiệp báo luân hồi đã in dấu đậm nét trong văn chương
bình dân, trong văn học chữ nơm, chữ hán, từ xưa cho đến nay để dẫn dắt từng thế
17


hệ con người biết soi sáng tâm trí mình vào lý nhân quả nghiệp báo mà hành động
sao cho tốt đẹp đem lại hịa bình an vui cho con người. Mặt khác họ hiểu rằng
nghiệp nhân không phải là định nghiệp mà có thể làm thay đổi, do đó họ tự biết
sửa chữa, tu tập cải ác tùng thiện. Sống ở đời, đột nhiên những tai họa, biến cố xảy

ra cho họ, thì họ nghĩ rằng kiếp trước mình vụng đường tu nên mới gặp khổ nạn
này. Không than trời trách đất, cam chịu và tự cố gắng tu tỉnh để chuyển hóa dần
ác nghiệp kia.
4.1.2. Về mặt đạo lý
Đạo lý ảnh hưởng nhất là giáo lý từ bi, tinh thần hiếu hòa, hiếu sinh của Phật
giáo đã ảnh hưởng và thấm nhuần sâu sắc trong tâm hồn của người Việt. Đều này
ta thấy rõ qua con người và tư tưởng của Nguyễn Trải (1380-1442), một nhà văn,
nhà chính trị, nhà tư tưởng việt Nam kiệt xuất, ông đã khéo vận dụng đạo lý Từ Bi
và biến nó thành đường lối chính trị nhân bản đem lại thành cơng và rất nổi tiếng
trong lịch sử nước Việt.
Ngoài đạo lý Từ Bi, người Việt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc một đạo lý khác
của Phật giáo là đạo lý Tứ Ân, gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân
chúng sanh. Đạo lý này được xây dựng theo một trình tự phù hợp với bước phát
triển của tâm lý về tình cảm của dân tộc Việt. Tình thương ở mọi người bắt đầu từ
thân đến xa, từ tình thương cha mẹ, họ hàng lan dần đến tình thương trong các mối
quan hệ xã hội với thầy bạn, đồng bào quê hương đất nước và mở rộng đến quê
hương cao cả đối với cuộc sống của nhân loại trên vũ trụ này. Đặc biệt trong đạo lý
tứ ân, ta thấy ân cha mẹ là nổi bật và ảnh hưởng rất sâu đậm trong tình cảm và đạo
lý của người Việt. Vì Phật giáo rất chú trọng đến hiếu hạnh, và được Đức Phật đã
thuyết giảng đề tài này trong nhiều kinh khác nhau như Kinh Báo Phụ Mẫu Ân,
kinh Thai Cốt, kinh Hiếu Tử, kinh Đại Tập, kinh Nhẫn Nhục, kinh Vu Lan.. nhắc
đến công lao dưỡng dục của cha mẹ, Phật dạy: "muôn việc ở thế gian, không gì
hơn cơng ơn ni dưỡng lớn lao của cha mẹ" (Kinh Thai Cốt), hay kinh Nhẫn
18


Nhục dạy: "cùng tốt điều thiện khơng gì hơn hiếu, cùng tốt điều ác khơng gì hơn
bất hiếu". Bởi Phật giáo đặc biệt chú trọng chữ hiếu như thế nên thích hợp với nếp
sống đạo lý truyền thống của dân tộc Việt.
Nhìn chung, đạo lý hiếu ân trong ý nghĩa mở rộng có cùng một đối tượng

thực hiện là nhắm vào người thân, cha mẹ, đất nước, nhân dân , chúng sanh, vũ trụ,
đó là mơi trường sống của chúng sanh gồm cả mặt tâm linh nữa. Đạo lý Tứ Ân cịn
có chung cái động cơ thúc đẩy là Từ Bi, Hỷ Xã khiến cho ta sống hài hòa với xã
hội, với thiên nhiên để tiến đến hạnh phúc chân thực và miên trường. Từ cơ sở tư
tưởng triết học và đạo lý trên đã giúp cho Phật giáo Việt Nam hình thành được một
bản sắc đặc thù rất riêng biệt của nó tại Việt Nam, góp phần làm phong phú và đa
dạng hóa nền văn hóa tinh thần của dân tộc Việt.
4.2.

Ảnh hưởng của Phật giáo trong quá trình hội nhập

4.2.1. Ảnh hưởng của Phật giáo thông qua sự dung hịa với các tín ngưỡng
truyền thống
Khi được truyền vào Việt Nam, Phật giáo đã tiếp xúc ngay với các tín
ngưỡng bản địa, do vậy đã kết hợp chặt chẽ với các tín ngưỡng này. Biểu tượng
chùa Tứ Pháp thực ra vẫn chỉ là những đền miếu dân gian thờ các vị thần tự nhiên
Mây, Mưa, Sấm, Chớp và thờ Đá. Lối kiến trúc của chùa chiền Việt Nam là tiền
Phật hậu Thần cùng với việc thờ trong chùa các vị thần, các vị thánh, các vị thành
hoàng thổ địa và vị anh hùng dân tộc.
4.2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo thơng qua sự dung hịa, hịa hợp với các
tơn giáo khác.
Đó là kết quả của sự phối hợp và kết tinh của Phật giáo với đạo Nho và đạo
Lão, được các nhà vua thời Lý cơng khai hóa và hợp pháp hóa. Chính vì đặc tính
dung hịa và điều hợp này mà Phật giáo Việt Nam đã trở thành tín ngưởng truyền
thống của dân tộc Việt. Nó chẳng phải Phật giáo Ấn Độ hay Trung Hoa, Tiểu Thừa
hay Đại Thừa, mà nó là tất cả những khuynh hướng tâm linh của người dân Việt.
19


Nó thực ra là cái "Đồng Qui Nhi Thù Đồ", cùng về một đích mà đường lối khác

nhau, chính tinh thần khai phóng của Phật giáo Việt Nam đã kết tinh lấy Chân,
Thiện, Mỹ làm cứu cánh để thực hiện. Nho giáo thực hiện cứu cánh ấy bằng con
đường Thiện, tức là hành vi đạo đức để tới chỗ nhất quán với Mỹ và Chân. Đạo
giáo thực hiện cứu cánh ấy bằng con đường Mỹ, tức là tâm lý nghệ thuật để tới chỗ
nhất quán với Thiện và Chân. Phật giáo thực hiện cứu cánh ấy bằng con đường trí
tuệ giác ngộ để đạt tới chỗ nhất quán Chân, Thiện, Mỹ. Đó là thực tại Tam Vi Nhất
của tinh thần tam Giáo Việt Nam. Trong nhiều thế kỷ hình ảnh tam giáo tổ sư với
Phật Thích Ca ở giữa, Lão Tử bên trái và Khổng Tử bên phái đã in sâu vào tâm
thức của người dân Việt.
4.2.3. Ảnh hưởng của Phật giáo thơng qua sự dung hịa giữa các tơng phái
Phật giáo
Đây là một nét đặc trưng rất riêng biệt của Phật giáo Việt Nam so với các
quốc gia Phật giáo láng giềng. Chẳng hạn như Thái Lan, Tích Lan, Lào,
Campuchia chỉ có Phật giáo Nam Tơng, ở Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, Mơng
Cổ thuần t chỉ có Phật giáo Bắc Tơng. Nhưng ở Việt Nam thì lại dung hịa và
điều hợp cả Nam Tơng và Bắc Tơng. Chính vì tinh thần khế lý khế cơ của Phật
giáo cộng với tinh thần khai phóng của Phật giáo Việt Nam mới có được kết quả
như vậy. Tuy thiền tơng chủ trương bất lập văn tự, song ở Việt Nam chính các vị
thiền sư xưa lẫn nay đã để lại rất nhiều trước tác có giá trị, đặc biệt các thiền viện ở
Việt nam điều tụng kinh gõ mõ như các tự viện Tơng Tịnh Độ. Dịng thiền Tỳ Ni
Đa Lưu Chi thì kết hợp với Mật Giáo, có nhiều thiền sư phái này như ngài Vạn
Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không điều nổi tiếng là giỏi phép thuật trong
việc trừ tà, chữa bệnh. Điều đặc sắc ở đây là trong khi khai triển Phật giáo Việt
Nam, các thiền sư Việt Nam đã không theo thiền kiểu mẫu của các thiền sư Ấn Độ
và Trung Hoa mà mở lấy một con đường riêng, phù hợp với dân tộc. Và trong khi
tiếp nhận với hai luồng ảnh hưởng ấy, các thiền sư Việt Nam đã khéo léo điều
20



×