Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

“Phân tích các giai đoạn chuyển biến tâm lý của phạm nhân trong quá trình thi hành án phạt tù. Từ đó rút ra các cách tác động phù hợp cho công tác giáo dục phạm nhân trong từng giai đoạn”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.03 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Công tác thi hành án phạt tù của nước ta được xác định một trong những
nhiệm vụ cơ bản, quan trọng và xuyên suốt đó là giáo dục cảm hóa giáo dục
phạm nhân để họ nhận rõ tội lỗi, ăn năn, hối cải, tích cực lao động cải tạo trở
thành người lương thiện, có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các
quy tắc, đạo đức của cuộc sống xã hội chủ nghĩa. Đảm bảo khi mãn hạn tù trở về
tái hòa nhập cộng đồng từ bỏ con đường phạm tội, trở thành người cơng dân
lương thiện, có ích cho xã hội.
“Phân tích các giai đoạn chuyển biến tâm lý của phạm nhân trong q
trình thi hành án phạt tù. Từ đó rút ra các cách tác động phù hợp cho công
tác giáo dục phạm nhân trong từng giai đoạn”


NỘI DUNG
I.

Q trình chuyển biến tâm lí của phạm nhân trong quá trình thi hành

án phạt tù
1. Các khái niệm
Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân
(Khoản 2 Điều 3 Luật thi hành án hình sự 2011).
Thi hành án hình sự là việc các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đưa bản
án, quyết định hình sự của Tịa án đã có hiệu lực ra thi hành làm cho nó phát huy
hiệu lực trên thực tế. Cơ quan thi hành án hình sự được quy định cụ thể tại
Khoản 2 Điều 10 Luật thi hành án hình sự 2010 bao gồm:
+ Trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam
thuộc quân khu (sau đây gọi là trại giam);
+ Cơ quan thi hành án hình sự Cơng an tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp tỉnh);
+ Cơ quan thi hành án hình sự Cơng an huyện, quận, thị xã, thành phố


thuộc tỉnh (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp huyện);
+ Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương (sau đây gọi là cơ
quan thi hành án hình sự cấp qn khu).
Ngồi ra, phạm nhân cịn có thể được thi hành án phạt tù tại Trại tạm giam
Công an cấp tỉnh, trại tạm giam thuộc quân khu và tương đương, Nhà tạm giữ
công an cấp huyện, nhà tạm giữ Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong quân đội
nhân dân. Người có thẩm quyền trong các cơ quan trên gồm có Giám thị, Phó
Giám thị, quản giáo, chuyên viên, nhân viên, kỹ thuật viên, sĩ quan, chiến sĩ vũ
trang bảo vệ, đây là những chủ thể tác động trực tiếp đến quá trình chuyển biến
tâm lí của phạm nhân trong q trình thi hành án phạt tù, trong đó vai trị của
quản giáo đặc biệt quan trọng như những người thầy đặc biệt nhằm cải tạo các
đối tượng phạm nhân trở thành người có ích cho xã hội.


Tâm lý tội phạm là tâm lý tiêu cực dưới sự phản ánh sự tác động của
những yếu tố tiêu cực trong môi trường đến cá nhân, định hướng, điều khiển,
điều chỉnh hành vi phạm tội của cá nhân. Như vậy, tâm lý của phạm nhân là tâm
lý của những người đã trải qua các giai đoạn của tố tụng từ khởi tố, điều tra, truy
tố, xét xử và bây giờ là chấp hành bản án đã có hiệu lực của Tịa án mà hình phạt
là hình phạt tù có thời hạn hoặc chung thân. Phạm nhân là những người đã thực
hiện hành vi phạm tội và hiện phải chịu trách nhiệm trước tội ác do mình gây ra,
do đó tâm lý của các đối tượng này sẽ có những đặc trưng nhất định. Trong quá
trình giáo dục phạm nhân, chúng ta không nên tẩy chay họ mà phải áp dụng đúng
các biện pháp nhằm giúp họ hoàn lương trở lại làm một cơng dân tốt, có ích cho
xã hội. Do đó, việc nghiên cứu tâm lý của phạm nhân là rất cần thiết nhằm biết
và nắm chắc tâm lý của họ để từ đó có thể áp dụng các biện pháp giáo dục khác
nhau.
2. Quá trình chuyển biến tâm lí của phạm nhân trong q trình thi hành
án phạt tù
Về mặt nguyên tắc, dưới tác động của hệ thống các biện pháp giáo dục tại

trại giam, giáo dục thông qua chế độ sinh hoạt, lao động, học tập, ở phạm nhân
sẽ diễn ra q trình chuyển biến tâm lí theo những mặt tích cực được phát triển,
tiêu cực dần được hạn chế. Trong gia đoạn này tâm lý phạm nhân có nhiều sự
thay đổi tựu trung lại thì có thể chia trạng thái tâm lý của phạm nhân trong quá
trình thi hành án phạt tù thành bốn giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1 (3-4 tháng đầu) - giai đoạn thích nghi, làm quen với điều
kiện sống nơi giam giữ, cải tạo. Đây là giai đoạn đặc biệt khi phạm nhân mới
đến và phải va chạm với nhiều khó khăn, với những yêu cầu mới đối với hành
động của mình. Việc phậm nhân biết thích ứng với mơi trường mới hay khơng,
việc tìm thấy bạn bè hay khơng, thái độ của quản giáo đối với phạm nhân, những
việc được giao trong sản xuất ở trại cải tạo – đó là những vấn đề địi hỏi phạm
nhân cần có câu trả lời chính những câu hỏi này làm cho phạm nhân căng thẳng,


lo lắng, tâm trạng ức chế, mất ngủ,… Giai đoạn đầu khi mới tới trại cải tạo phạm
nhân vẫn có những thái độ tiêu cực như dễ kích động, chán trường nguy hiểm
hơn là tâm lý chỉ chờ sơ hở để trốn trại. Sự cách ly xã hội làm gia tăng trạng thái
đè nén. Đó là kết quả của trạng thái cùng quẫn, hệ quả của sự sụp đổ các kế
hoạch trong cuộc sống, sụp đổ các mục tiêu và hy vọng. Ở phạm nhân có thể
xuất hiện sự thiếu tin tưởng vào sức mạnh của mình, vào khả năng có cuộc sống
của bình thường. Tới thời điểm vào trại tù, ở một vài phạm nhân có cảm giác đè
nén về ý thức về tội lỗi của mình trước xã hội va gia đình. Trạng thái điển hình ở
nơi giam cầm là buồn chán. Chính nỗi buồn, nhớ gia đình, người thân và tự do
đã tác động mạnh mẽ tới phạm nhân. Từ đó xuất hiện xuất hiện trạng thái cáu
bẩn, kích động và căng thẳng bên trong. Trạng thái buồn chán này đã tích tụ các
xúc cảm âm tính có thể bộc phát bất ngờ thành trạng thái kích động và hành
động hung hãn. Do đang sống một cuộc sống tự do nay lại sống tại một nơi mà
xung quanh toàn là những người đã thực hiện hành vi phạm tội do đó phạm nhân
rất chán nản. Khi vào trong trại thì phạm nhân phải tuân theo những nội quy, quy
chế của trại tuy nhiên ban đầu phạm nhân ln chống đối khơng thực hiện và chỉ

chờ có cơ hội để bỏ trốn.
Có thể lấy một ví vụ cụ thể về hành vi trốn trại như sau: Phạm nhân bỏ
trốn là Tăng Công Sơn (Sinh năm 1994, ở xã Tân Tiến, thành phố Bắc Giang,
tỉnh Bắc Giang) đang chấp hành án tại Trại đội 2, thuộc Phân trại số 4, trại giam
Thanh Phong. Sơn đã bị Tòa án tuyên phạt với mức án là 5 năm tù về Tội cướp
giật tài sản bắt đầu từ ngày 02/2/2015. Trong khi đang cải tạo tại một mỏ đá trên
địa bàn xã Đơng Hưng thì bất ngờ bỏ trốn.
Đây chỉ là một trong số những ví dụ về việc bỏ trốn đặc biệt là trong giai
đoạn đầu khi mới vào trại do tâm lý chưa ổn định và chưa cam chịu. Vậy nên,
các giám thị trại giam cần phải có những biện pháp giáo dục nhằm giúp phạm
nhân sớm thích nghi với cuộc sống tại trại giam.


- Giai đoạn 2- giai đoạn phạm nhân xuất hiện sự quan tâm đối với các
hoạt động ở trại. Cuối giai đoạn thích ứng, đa số phạm nhân dần chấp nhận
cuộc sống thực tại của mình. Những dấu hiệu chủ yếu của phản ứng phù hợp là:
sự tương ứng giữa hành động của phạm nhân với thông tin về viễn cảnh của
mình ở trại giam; việc chấp hành chế độ giam giữ, các yêu cầu của quản giáo,
khả năng kiểm sốt hành động và xúc cảm của mình. Sự thích ứng bình thường
có đặc trưng là những trạng thái tâm lý của phạm nhân mà khơng khác với khi
cịn tự do. Cụ thể, họ bắt đầu quan tâm đến những gì diễn ra xung quanh, tham
gia tích cực vào cuộc sống, sinh hoạt tập thể, lao động, học tập,... Nói cách khác,
họ dần đi vào nền nếp được thiết lập ở trại, tiếp nhận các hoạt động giáo dục với
thái độ quan tâm, cầu tiến, do đó tác động giáo dục bắt đầu phát huy hiệu quả.
- Giai đoạn 3 - giai đoạn kết hợp giữa các tác động giáo dục từ bên
ngồi với q trình tự giáo dục. Lúc này phạm nhân đã ý thức được một cách
sâu sắc sự cần thiết phải thay đổi bản thân, thay đổi lối sống và cách suy nghĩ
trước đây, mong muốn được giải thoát khỏi sự ám ảnh của tội ác mà mình đã gây
ra. Do đó họ rất chăm chỉ rèn luyện để nhanh chóng đươc tự do sống một cuộc
sống bình thường như những cơng dân khác. Phạm nhân xây dựng các mục tiêu

và cố gắng thực hiện trong điều kiện mới. Trong thời gian cải tạo đã có sự thích
ứng với những hậu quả của việc cách ly xã hội, phạm nhân bắt đầu cuộc sống
thực sự với những hy vọng vào tương lai. Có thể nói rằng trong giai đoạn này
ngồi việc có sự tác động giáo dục từ các quản giáo thì trong chính bản thân mỗi
phạm nhân cũng có khao khát được thay đổi tức là họ tự giáo dục chính mình. Vì
vậy, trong giai đoạn này các biện pháp giáo dục thường mang lại hiệu quả rất
cao.
Q trình thích ứng của phạm nhân sẽ trở nên tốt hơn nếu giáo dục viên
giải tỏa được sự đề kháng bên trong đối với những yêu cầu mới và hướng tính
tích cực của phạm nhân vào những mục tiêu có giá trị về mặt xã hội. Sự khác
biệt giữa những yêu cầu cũ và mới có một ý nghĩa nhất định: thông thường phạm


nhân dễ thích ứng với các điều kiện của chế độ giam giữ bình thường và khó
thích ứng với chế độ giam giữ đặc biệt cũng như nhà tù.
- Giai đoạn 4 - Trước khi được trả tự do. Sự trông mong ngày mãn hạn
tù làm cho những ngày tháng còn lại ở trại trở nên nặng nề đối với khơng ít phạm
nhân. Bên cạnh đó, những băn khoăn, e ngại về cuộc sống tương lai, về thái độ
của gia đình, người thân, bạn bè và cộng đồng nói chung cũng được gia tăng cả
về tần suất và cường độ. Do đó, tâm lý của phạm nhân trở nên căng thẳng, phức
tạp; tính phản ứng, tính dễ bị kích động càng bộc lộ rõ. Hậu quả phát sinh là tính
đa cảm và trạng thái hoảng loạn. Rất nhiều phạm nhân cũng đã mong muốn trở
lại cuộc sống như trước tuy nhiên chính những người xung quanh họ đã khước từ
cơ hội đó của họ. Có một tác phẩm văn học nổi tiếng của Nam Cao cũng thể hiện
được sự vô tâm, vô cảm cũng như sự ruồng bỏ của những người xung quanh đối
với những phạm nhân bằng câu nói ám ảnh của nhân vật Chí Phèo “Ai cho tao
lương thiện”. Đây chính là minh chứng cho trạng thái tâm lý căng thẳng, phức
tạo dễ kích động của phạm nhân dù cho ngày tự do của mình đã sắp đến.
Như vậy, nhìn chung mức độ thích ứng của phạm nhân đối với các biện
pháp giáo dục cải tạo tăng lên theo thời gian ở trại. Tuy nhiên điều này không có

nghĩa là chúng ta có thể thụ động chờ đợi sự tiến bộ của phạm nhân. Tóm lại,
trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam, tâm lý của phạm nhân có nhiều
nét đặc trưng. Việc nắm vững các đặc điểm này và trên cơ sở đó tìm hiểu mức độ
biểu hiện của chúng ở từng phạm nhân cụ thể có ý nghĩa khá quan trọng đối với
cơng tác giáo dục phạm nhân của các cán bộ giáo dục, quản giáo trại giam.
II. Các cách tác động phù hợp cho công tác giáo dục phạm nhân trong từng
giai đoạn
1. Giai đoạn thích nghi, làm quen với điều kiện sống nơi giam giữ, cải tạo
Việc tiếp nhận những thành viên mới tới cũng có những lưu ý nhất định.
Đầu tiên, đội trưởng sẽ đi giới thiệu về truyền thống của tập thể, với tính chất
của cơng việc sản xuất, về các điều kiện được trả tự do trước thời hạn, về những


yêu cầu liên quan đến việc dọn dẹp lán trại cũng như chuẩn bị đồ ăn và chỉ cho
phạm nhân mới tới chỗ nằm ổn định. Sau đó phạm nhân được tiếp xúc với những
người nòng cốt trong đội để thu thập thông tin về lối sống, điều kiện và nguyên
nhân thúc đẩy họ phạm pháp; những đặc điểm tâm lý tính cách của họ.... Sau khi
đã tiến hành các biện pháp thông dụng cũng như đặc biệt với những phạm nhân
mới đến, nhà tâm lý và lãnh đạo phụ trách công tác giáo dục sẽ đưa ra những kết
luận về mức độ theo những thang điểm có sẵn và đưa ra những điều kiện đủ để
cho phạm nhân hội nhập cuộc sống mới. Phạm nhân chấp nhận những điều kiện
của trại sẽ được phân về các buồng giam hay cịn gọi là những mái nhà sẽ gắn bó
với mình cho tới khi được trả tự do.
Việc phân bố phạm nhân theo các đội phụ thuộc hành vi của phạm nhân,
vào mức độ xây dựng đúng đắn quan hệ với những người xung quanh, vào thái
độ phản ứng đối với những nhận xét của giáo dục viên và lãnh đạo trại. Nói cách
khác, việc phạm nhân được đưa về trại phụ thuộc nhiều vào phẩm chất đạo đức
hơn là theo yêu cầu của sản xuất, lao động .Tuy nhiên việc này cũng vẫn cần ý
kiến tham khảo của lãnh đạo cơ sở sản xuẩt đối với những trường hợp đặc biệt.
Việc chia vào những đội dựa theo những tiêu chí cụ thể giúp việc hình thành

nhân tố lành mạnh trong các đội, nó có thể gây ảnh hưởng tích cực đến những
người mới tới cũng như đến những phạm nhân lười biếng. Những người này khi
gia nhập vào các đội sẽ thấy rằng những hành động chống đối quy định của họ
khơng được mọi người ủng hộ, do đó sau khi đã hòa nhập theo trật tự mới ở trại,
bản thân họ cũng ủng hộ việc giữ gìn kỷ luật trong trại cải tạo.
Phức tạp và khó khăn nhất đó chính là cơng tác làm cho những người bị
coi là “bị tẩy chay” thích ứng đối với điều kiện sinh hoạt trong trại. Khi những
người “bị tẩy chay” đến trại cần phải thực hiện tác động tâm lý nhằm mục đích
tạo ra cho họ tâm thế bền vững đối chọi với các kiểu xâm hại về mặt thể xác
cũng như tinh thần. Đồng thời cần phải tiến hành trao đổi với mọi phạm nhân về
thái độ tôn trọng con người dù đó là ai. Thực tế cho thấy những người “bị tẩy
chay” dễ hòa nhập về mặt tâm lý – xã hội cũng như trong lao động nếu như họ


được ở tập thể đội, nhóm có ảnh hưởng tích cực đối với họ. Do đó nên chọn cho
họ những đội có bầu khơng khí tích cực, có đội trưởng là những người có uy tín
và biết cách tổ chức công việc. Thông thường bằng cách áp dụng các phương
pháp tác động tâm lý sẽ tạo ra cho phạm nhân quan điểm về sự cần thiết của việc
tạo ra những điều kiện sống bình thường cho mỗi người khơng phụ thuộc vào
màu da, tiếng nói, hoặc thành phần dân tộc…nhất là đối với vị trí của phạm nhân
trong hồn cảnh mất tự do. Thời gian đầu những phạm nhân này cần được các
cán bộ đặc biệt để ý, thường xuyên kiểm tra. Dần dần theo thời gian, phần lớn
các phạm nhân chấp nhận đối tượng “bị tẩy chay” này như thành viên bình đẳng
như mọi thành viên khác (trị chuyện, chia sẻ thức ăn, khơng tách chỗ ngủ…), về
phần mình chính những đối tượng này cũng cố gắng làm sao để xứng đáng lòng
tin của mọi người. Bản thân họ khơng chỉ cố gắng khơng phạm tội mà cịn tích
cực tham gia ngăn ngừa những hành vi phạm tội.
2. Giai đoạn phạm nhân xuất hiện sự quan tâm đối với cuộc sống ở trại
Sau giai đoạn làm quen thích nghi, phạm nhân sẽ bắt đầu quen dần với
cuộc sống và sinh hoạt trong trại. Ở giai đoạn này, sự quan tâm của phạm nhân

đối với các hoạt động diễn ra trong trại đã bắt đầu xuất hiện, có thể là ít hoặc
nhiều, tích cực hoặc tiêu cực. Chính vì vậy mà giai đoạn này là giai đoạn rất
quan trọng đối với q trình giáo dục cải tạo phạm nhân. Có thể tạo được sự
quan tâm, hứng thú cũng như ý thức tham gia hoạt động, lao động và tuân thủ
các quy định trong quá trình giáo dục, cải tạo hay khơng tùy thuộc vào việc nắm
bắt tâm lí, đưa ra các tác động phù hợp để hướng phạm nhân tham gia vào cuộc
sống trong trại một cách tích cực, giúp phạm nhân cải tạo tốt, tạo tiền đề cho việc
tái hịa nhập cộng đồng. Giai đoạn này có thể khẳng định rằng việc tác động giáo
dục bắt đầu có hiệu quả.
Trong giai đoạn này, các cách tác động chủ yếu đối với phạm nhân để giáo
dục, cải tạo phạm nhân đạt hiệu quả đó là:


-

Chuẩn bị tâm lý cho phạm nhân: tuy phạm nhân đã trải qua giai đoạn thích

nghi, làm quen với đời sống trong trại, nhưng việc chuẩn bị tâm lý trong giai
đoạn này là vẫn cần thiết. Bởi vì, khi có sự quan tâm nhất định đối với cuộc sống
mới thì phạm nhân có thể phát sinh các trạng thái tâm lí như lo lắng, hoang
mang, căng thẳng khơng biết bản thân có tham gia được vào cuộc sống trong trại
hay khơng, hoặc ở một số phạm nhân sẽ có tâm thế chống đối hoặc tiêu cực. Nếu
như không chuẩn bị tốt tâm lý cho phạm nhân trong giai đoạn này thì có thể sẽ
dẫn đến khó khăn trong việc giúp phạm nhân thích ứng và tuân thủ các quy định
của trại giam.
Q trình chuẩn bị tâm lý này địi hỏi người quản giáo phải có sự quan sát,
phân tích để có thể đưa ra những đánh giá khách quan và chính xác nhất về phạm
nhân và mức độ thích ứng, mức độ quan tâm và trạng thái tâm lý khác xuất hiện
ở phạm nhân trong giai đoạn này để có thể tiến hành phân loại phạm nhân, nhóm
phạm nhân sao cho phù hợp, tránh trường hợp tạo tâm lý tiêu cưc, chống đối ở

phạm nhân.
- Phân loại phạm nhân: Việc phân loại phạm nhân là cần thiết cho quá trình
cải tạo và giáo dục phạm nhân. Mỗi phạm nhân sẽ có một đặc điểm tâm lý khác
nhau. Có thể phân loại được phạm nhân là điều quan trọng trong việc định hướng
được sẽ có biện pháp giáo dục nào đối với từng nhóm phạm nhân và cá nhân các
phạm nhân. Có thể phân loại phạm nhân như: phạm nhân hồn tồn sửa mình,
phạm nhân cịn thiếu sót trong giáo dục và phạm nhân khơng chịu cải tạo trong
q trình chấp hành hình phạt. Việc phân loại phạm nhân sẽ giúp cho việc tìm ra
các biện pháp giáo dục phù hợp như đối với phạm nhân có ý thức sửa mình thì sẽ
có biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện để họ có thể tích cực hơn trong q
trình cải tạo. Đối với phạm nhân có ý định chống đối, khơng chấp hành có thể áp
dụng các biện pháp mạnh hơn và giáo dục thơng qua giáo dục theo nhóm tích
cực, các cá nhân tích cực trong nhóm sẽ giúp các cá nhân có biểu hiện khơng
chấp hành thay đổi từ từ và dần đạt được kết quả giáo dục như mong đợi.


-

Nhấn mạnh những mặt tốt, biểu dương những thành tích đạt được của

phạm nhân trong quá trình cải tạo, giáo dục trong trại: mỗi phạm nhân đều có
những phẩm chất tâm lý khác nhau, quá trình nhận thức và cải tạo khác nhau nên
trong q trình đó cần có những đánh giá để biểu dương những phạm nhân có
thái độ tích cực và có biểu hiện cải tạo tốt. Việc biểu dương các phạm nhân có
thái độ và thành tích tốt giúp tạo cho phạm nhân đó tâm lý phấn khởi, tích cực
hơn trong q trình sống trong trại, hơn nữa, qua việc biểu dương thành tích của
các cá nhân đó sẽ là động lực thúc đẩy các phạm nhân khác cố gắng hơn trong
quá trình giáo dục cải tạo. Biện pháp tác động này giúp cho môi trường trong trại
đi vào ổn định với ý thức chấp hành quy định trong trại của các phạm nhân ngày
được nâng cao.

Với biện pháp tác động này thì người quản giáo phải có sự gần gũi, khơng
có thành kiến đối với phạm nhân, có khả năng quan sát và nhận định một cách
khách quan để đánh giá những phẩm chất tốt, những biểu hiện tích cực đáng biểu
dương của phạm nhân. Bên cạnh đó, người quản giáo phải có khả năng tạo uy
tín, lịng tin đối với phạm nhân để có thể giúp cho phạm nhân tin tưởng vào
quyết định của mình cũng như có tác động đến nhận thức, ý thức và hoạt động
của phạm nhân.
- Định hướng, tạo hứng thú cho phạm nhân đối với các hoạt động trong trại
bằng các hoạt động lao động, sinh hoạt tinh thần có tác động tâm lý tích cực đối
với phạm nhân: trong hoạt động giáo dục cải tạo khơng chỉ có lao động mà cần
có các hoạt động tinh thần giúp tạo cho phạm nhân tinh thần tích cực, được tiếp
xúc với các hoạt động như ở cuộc sống bên ngoài sẽ giúp phạm nhân vơi bớt sự
lạc lõng và tâm lý chán trường.
Việc áp dụng biện pháp tác động này đòi hỏi người quản giáo phải có khả
năng sáng tạo, tự xây dựng và giải quyết linh hoạt các hoạt động, nhiệm vụ phát
sinh trong trại. Cán bộ phải có sự thấu hiểu tâm lý phạm nhân, kiên nhẫn và ln
có cái nhìn bao quát, nắm bắt tâm lý phạm nhân để xây dựng các hoạt động giáo
dục thích hợp đối với các phạm nhân theo từng giai đoạn.


Ví dụ: Trung tá Hiền cơng tác tại Trại giam A2(Tổng cục VIII, Bộ Cơng an đóng
tại xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) kể về trường hợp phạm nhân
P. đã từng ở mấy trại giam trước khi chuyển về Trại giam A2. Phạm nhân này có
hồ sơ “lẫy lừng” với 2 lần gây án trong trại, 16 lần vi phạm ở các trại giam; từng
phạm tội giết người và chống người thi hành công vụ khi đang thụ án trong trại
giam. Từ bản án đầu tiên 8 năm, giờ phạm nhân này phải thụ án 33 năm. Phạm
nhân P. được chuyển vào Trại giam A2 được hơn 2 năm. Những ngày mới nhập
trại, phạm nhân P. tỏ thái độ bất cần. Cán bộ quản giáo vừa quan tâm, hỏi han,
động viên cải tạo vừa giao phạm nhân tốt kèm cặp, khuyên nhủ, tâm sự. Mưa
dầm thấm lâu, hiện nay phạm nhân P. đã chấp hành nội quy, được xếp loại từ yếu

lên trung bình.
3. Giai đoạn kết hợp giữa các tác động giáo dục từ bên ngoài với q trình
tự giáo dục
Kết hợp cơng tác giáo dục, dạy nghề phạm nhân với sự tự giác của phạm
nhân là một trong những phương tiện cải tạo hiệu quả trong giai đoạn này. Toàn
bộ hệ thống tác động tâm lý về đạo đức trong trại cải tạo hướng tới việc đạt mục
tiêu chủ yếu là giáo dục lại phạm nhân, có nghĩa là thay đổi,xây dựng lại ý thức
của họ, loại trừ những thói quen độc hại nhằm đưa họ về cuộc sống bình thường.
Một trong những phương tiện tác động tâm lý chủ yếu của các nhà quản giáo đối
với phạm nhân đó là thuyết phục lại. Thuyết phục lại được hiểu là thay đổi căn
bản và cải tổ lại quan điểm, niềm tin của nhân cách thay chúng bằng những nội
dung khác đối ngược lại. Để phá vỡ những quan điểm, niềm tin cũ nhất thiết phải
tạo sự nghi ngờ về tính đúng đắn của chúng, giúp phạm nhân ý thức về mâu
thuẫn hoặc tính thiếu căn cứ của chúng. Nếu như phạm nhân có những nghi ngờ
như trên thì đó mới chỉ là giai đoạn đầu tiên, khơng ít trường hợp mặc dù phạm
nhân hiểu sai lầm và tính nguy hiểm của những quan điểm của mình, song khơng
thể nào từ bỏ đến cùng những điều đó; nguyên nhân là do quán tính của ý thức.


Thay đổi quan điểm là sự phá vỡ những quan điểm sai trái được hình
thành trong phạm nhân. Khi hình thành quan điểm mới của phạm nhân cần phải
dựa trên những gì tích cực đã có được hình thành sẵn trong con người của phạm
nhân, đồng thời cũng thay đôi môi trường giao tiếp, môi trường xã hội của phạm
nhân. Khi tiếp cận, gần gũi con người phạm nhân, luôn có thể tìm thấy một cái gì
đó tốt đẹp, tươi sáng. Có người - mong muốn khơng làm cho người thân trong
gia đình buồn rầu vì những tin tức xấu về mình; người khác – hứng thú đối với
kỹ thuật, máy móc; có người – say mê âm nhạc... Nếu như các nhà quản giáo biết
sử dụng những đặc điểm của hứng thú, nhu cầu, xúc cảm, dựa trên những điểm
tích cực của phạm nhân, của những quan hệ của phạm nhân với những người có
xu hướng xã hội tích cực thì cơng tác thuyết phục lại phạm nhân có hy vọng

thành cơng.
Ví dụ: Trong trường hợp phạm nhân nữ phạm tội “Trộm cắp tài sản” với mức tài
sản không quá lớn trong mỗi lần phạm tội như 2-3 triệu đồng, tâm lý của họ nhận
thức sai lầm về hành vi của mình rằng nó khơng hề nguy hiểm cho xã hội và cho
rằng mình có thể thực hiện nhiều lần trộm cắp chỉ 500 nghìn đồng là khơng thể
bị kết án. Tuy nhiên đó là sự sai lầm trong quan điểm của phạm nhân, do đó
trong q trình cải tạo các nhà quản giáo cần giải thích cho phạm nhân hiểu về
tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó, tác động tiêu cực của hành vi do họ
thực hiện đến con cái, người thân của phạm nhân, cũng như đào tạo nghề nhằm
giúp họ có con đường kiếm sống sau khi mãn hạn tù nhằm tránh thói quen không
lao động nên đi trộm cắp, thực hiện hành vi phạm tội.
Ngồi những biện pháp tâm lý thì việc bắt các phạm nhân phải lao động
cũng là một trong những phương tiện quan trọng nhất để cải tạo và giáo dục lại
phạm nhân. Vai trò giáo dục của lao động thể hiện ở chỗ: lao động ngăn ngừa
con người thối hóa, lao động tổ chức tâm lý con người, tạo điều kiện để giao
tiếp liên nhân cách. Lao động được tổ chức tốt sẽ là cầu nối con người với xã
hội. Lao động hiệu quả và tổ chức đúng đắn sẽ làm cho phạm nhân phát triển sức
khỏe, phát triển các phẩm chất khác của cá nhân, hình thành cảm giác trách


nhiệm lao động. Lao động cịn có chức năng thay thế - làm cho phạm nhân quên
những ý nghĩ nặng nề cũng như những kiểu hành động có xu hướng chống xã
hội. Lao động trong điều kiện trại cải tạo khơng chỉ có mục tiêu giáo dục mà cịn
đáp ứng mục tiêu kinh tế: lao động phạm nhân bù đắp cho nhà nước những chi
phí xây dựng và phát triển trại cải tạo.
Lao động đối với phạm nhân là bắt buộc và đồng bộ, phạm nhân trong quá
trình cải tạo đều phải chấp hành đúng nội quy lao động và thực hiện nghiêm
chỉnh theo tổ chức của trại giam. Trong đó là việc định ra các mức lao động và
chỉ tiêu lao động cụ thể cho từng đối tượng phạm nhân theo các ngành nghề khác
nhau. Việc định ra các mức lao động có tác động thúc đẩy phạm nhân hồn thành

cơng việc trong từng khoảng thời gian nhất định, tạo cho họ tính tự giác và tinh
thần trách nhiệm với cơng việc được giao, khắc phục những thiếu sót tâm lý tiêu
cực “ngại lao động ”, “bất mãn lao động ” và dẫn đến “chống đối lao động”.
Việc đưa ra chỉ tiêu định mức lao động cụ thể cho phạm nhân khơng có
nghĩa là một sự “khổ sai ”, sự “đày đọa” như trong suy nghĩ của một số phạm
nhân theo kiểu “nước sông công tù ”. Ngược lại, chỉ tiêu định mức lao động
trong việc hoạch định kế hoạch cụ thể theo sản phẩm cho phạm nhân kích thích
tính tích cực của trí lực, thể lực trong việc hoàn thành và vượt chỉ tiêu định mức
lao động được đề ra. Chỉ những lao động nào phạm nhân có sự cố gắng, nỗ lực
vượt qua khó khăn để đạt chỉ tiêu định mức lao động được phân cơng thì mới
mang lại ý nghĩa chân chính thúc đẩy hành vi lao động của phạm nhân. Bên cạnh
đó thì việc đạt thành tích lao động cao trong việc hồn thành và vượt chỉ tiêu
định mức lao động là một trong những điều kiện để các nhà quản giáo đánh giá
xếp loại thi đua cho từng phạm nhân theo từng tháng, từng quý và theo năm. Đó
sẽ là yếu tố thúc đẩy phạm nhân tích cực lao động, đạt kết quả cao trong lao
động và thực hiện tự giác lao động theo nội quy trại giam.
4. Giai đoạn trước khi trả tự do


Giai đoạn này là giai đoạn khó khăn nhất đối với những người đã từng là
phạm nhân, là sự thích ứng của họ đối với cuộc sống ngoài xã hội, thơng thường
thì đó là những mơi trường mới và đầy khó khăn, họ chưa sắp xếp cân bằng được
cuộc sống trước và sau khi ra trại, khơng cịn những quan hệ xã hội cũ, khơng có
chỗ ở, khó khăn trong xin việc. Tất cả những điều này đòi hỏi những phạm nhân
sắp được trả tự do cần phải nỗ lực về ý chí, kiên trì, sức chịu đựng. Thường thì
khi sắp được trả tự do thì mọi người đều có những tâm trạng như chán trường,
suy nghĩ nhiều và lo lắng cho cuộc sống sau này của mình. Điều này bắt buộc
các nhà quản giáo phải tiến hành công việc chuẩn bị tâm lý đặc biệt đối với cuộc
sống mới cho phạm nhân đang chuẩn bị được trả tự do từ khi phạm nhân còn
trong trại.

Các nghiên cứu cho thấy chỉ có sự chuẩn bị về mặt đạo đức và thực tiễn
cho phạm nhân đối với cuộc sống bình thường là chưa đủ. Cần phải có sự chuẩn
bị về mặt tâm lý; điều này thể hiện ở việc tạo ra tâm lý tích cực, kết quả của
những tác động định hướng này chính là sự hình thành tâm lý chuẩn bị sống ở
những điều kiện mới, tâm lý này bảo đảm việc gia nhập dễ dàng vào môi trường
xã hội mới và hoạt động trong đó. L.I.Vaxilev có nhận xét rằng: “ Điều quan
trọng hơn cả là kích thích những phẩm chất tích cực của cá nhân trong q trình
chuẩn bị tâm lý phạm nhân đối với cuộc sống trong những điều kiện mới. Điều
này có thể làm bằng cách hướng tới mặt tích cực, bằng cách nhắc tới những
cơng lao đóng góp trước kia của cá nhân, kích thích tâm thế tích cực, tình cảm
đạo đức-chính trị và pháp luật, bằng sự thể hiện niềm tin rằng phạm nhân sẽ
xứng đáng với sự tin tưởng của các giáo dục viên…Có thể nhắc tới những sai
lầm đã qua, nhưng nếu như nhắc nhiều về các phẩm chất tiêu cực cũng như
hành động sai trái của cá nhân phạm nhân đã quyết đoạn tuyệt với quá khứ tội
phạm của mình, thì thường sẽ tạo ra rào cản tâm lý, làm cho cá nhân trở nên
“trơ” đối với những tác động tâm lý”.


Một trong những biện pháp tác động tâm lý thường áp dụng phổ biến đó là
trao đổi tâm lý trị liệu với phạm nhân; bao gồm những vấn đề sau: thơng tin về
trình tự phóng thích và việc chấp hành sau này các quy tắc của quản chế hành
chính; giới thiệu các quy định đăng ký cư trú; góp ý về việc xin việc làm; khuyên
cách xây dựng lại quan hệ với gia đình; khuyên về việc nên học ngành gì và ở
đâu; cách cư xử nếu như khi gặp sự nghi kị và lo ngại từ phía những người xung
quanh…Những cuộc trao đổi tâm lý tri liệu này được tiến hành đối với cá nhân
phạm nhân hoặc theo nhóm những người đã quen biết lẫn nhau, gần gũi nhau về
mặt tâm lý. Trong những nhóm này thường xuất hiện các quan hệ cởi mở với
nhau, và vai trò của giáo dục viên cũng như của nhà tâm lý đó là gợi ý thơng qua
những ví dụ cụ thể về những giải pháp đúng đắn trong những tình huống phức
tạp. Đối với những người phạm nhân đóng kín hoặc dễ tổn thương thì chủ yếu

nên tiến hành trao đổi cá nhân.
Q trình thích ứng đối với các điều kiện cuộc sống trong mơi trường xã
hội bình thường sau một thời kỳ dài mất tự do là vô cùng phức tạp, q trình này
địi hỏi ở cá nhân huy động tất cả những phẩm chất tốt nhất của mình. Con người
cần phải khôi phục lại hoặc học hỏi trong một thời gian ngắn một loạt các kỹ
năng: học cách chi tiêu tiền mình đã dành dụm được trong khi làm việc trong
trại, lo cho mình quần áo, thức ăn, chỗ ở, đi lại..
Thích ứng xã hội phụ thuộc phần lớn vào mức độ xa cách xã hội của
người được trả tự do, tính chất hoạt động phạm tội, mức độ lâu dài của hoạt động
này, trạng thái môi trường mà con người này tham dự. Q trình thích ứng hóa
xã hội có thể coi như là thành cơng một khi người được trả tự do xây dựng được
các mối quan hệ có lợi về mặt xã hội trong các lĩnh vực cơ bản của hoạt động
thường ngày (bảo đảm các quan hệ bình thường trong gia đình, chỗ làm việc ổn
định, sinh hoạt lành mạnh…) cũng như đoạn tuyệt liên hệ với thế giới tội phạm.

KẾT LUẬN



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật thi hành án hình sự 2010;
2. Giáo trình Tâm lý học tư pháp - Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội;
3. Bài giảng “Chương 6: Cơ sở tâm lý của hoạt động thi hành án phạt tù”,
Trần Thị Thanh, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
4. Một số đặc điểm tâm lý của phạm nhân – Chu Văn Đức NCS. Viện Tâm lý
học – Tạp chí Tâm lý học Số 4(97), 4-2007;
5.

Phóng


sự:

“Chuyện

về

.

những

người

quản

giáo”.

Nguồn:



×