Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.64 KB, 2 trang )
Trải qua 62 năm, kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, các phong thì thi
đua yêu nước luôn là một động lực to lớn thúc đẩy phong trào quần chúng. Từ phong trào thi đua “Diệt
giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”, “Bình dân học vụ” đến phong trào thi đua “Hai tốt” được
phát động sâu rộng trong toàn ngành Giáo dục từ năm 1961.
Trên nền tảng của phong trào thi đua “Hai tốt”, bắt đầu từ năm học 2006 – 2007, phong trào thi đua
trong ngành Giáo dục đã có chuyển biến tích cực. Với tinh thần đổi mới công tác thi đua khen thưởng để
để đánh giá và bình xét thi đua khen thưởng phù hợp với sự phát triển và điều kiện địa lý các địa
phương. Việc chia các tỉnh, thành vào 7 vùng thi đua đã có tác dụng tốt đối với các địa phương và sự
lãnh đạo của Bộ.
Ngành Giáo dục đã có những đổi mới quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá công tác thi đua,
khen thưởng thông qua cuộc vận động “Hai không”. Đây thực sự là khâu đột phá nhằm thiết lập lại trật
tự, kỷ cương trong giáo dục và là bước khởi đầu trong đổi mới công tác thi đua của ngành.
Vận dụng sáng tạo nội dung cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Bộ
GD&ĐT đã phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là
một tấm gương dạo đức, tự học và sáng tạo”, tình hình vi phạm đạo đức nhà giáo đã giảm dần, niềm tin
trong học snh, phụ huynh về hình ảnh người thầy giáo XHCN được từng bước củng cố vững chắc. Từ
năm học 2008-2009, ngành Giáo dục đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện
– Học sinh tích cực” với 5 nội dung, coi đây là giải pháp lâu dài để nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, đặt biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh với một cơ chế chính trị xã hội đủ mạnh có sự
tham gia của hai Bộ và ba đoàn thể và sự đồng thuận của các cấp từ trung ương đến địa phương.
Bên cạnh các phong trào thi đua, công tác khen thưởng cũng được tổ chức nghiêm túc từ Hội đồng cơ sở
đến Hội đồng thi đua, khen thưởng ngành. Tiêu chí khen thưởng công khai, rõ ràng, công bằng, dân chủ;
chất lượng thẩm định hồ sơ khen thưởng được nâng cao; số lượng tập thể và cá nhân được khen thưởng
tăng... Những doanh nghiệp, các nhà hảo tâm có đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp giáo dục cũng được
ngành giáo dục tôn vinh...
Phát biểu tại Đại hội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, sắp tới, giai đoạn 2011-2015, đất
nước và ngành Giáo dục đang đứng trước thách thức và trách nhiệm rất to lớn. Đại hội Đảng xác định
có 3 khâu đột phá trong đó có phát triển nguồn nhân lực để biến khó khăn tạm thời thành sức mạnh quốc
gia trong cạnh tranh quốc tế làm nền tảng phát triển bền vững. Hiện Chính phủ đang triển khai chương
trình phát triển nhân lực, trong đó có 5 cấu phần. Đó là, nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam;
xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực đảm bảo cân đối cung cầu; chiến lược phát triển giáo dục; phát