Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

CĐ trò chơi toán 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.68 KB, 18 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Trường tiểu học Phạm Phú Thứ
I- TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ TRÒ CHƠI GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT
BẢNG NHÂN CHIA.
ll- ĐẶT VẤN ĐỀ
- Chương trình toán lớp 3 là một bộ phận của chương trình toán Tiểu học
và là sự tiếp tục của chương trình toán lớp 2. Chương trình này kế thừa và phát
triển những thành tựu về dạy toán Lớp 3 ở nước ta. Thực hiện đổi mới về cấu
trúc, nội dung để giúp học sinh tăng cường thực hành và ứng dụng kiến thức
mới học thuộc bảng nhân chia của chương trình toán Tiểu học, là nền tảng để
các em làm được tính, giải được toán ở các lớp sau này. Cùng với lứa tuổi dễ
nhớ, mau quên việc học thuộc và nhớ các bảng nhân chia là vấn đề không dễ
dàng gì đối với các em. Ở một tiết học chưa đủ mà giáo viên còn phải ôn tập cho
học sinh ở tất cả các tiết học luyện tập, các em đã học thuộc bảng nhân tại lớp
nhưng hôm sau lại quên hoặc muốn nhớ một phép tính các em phải đọc nhẩm cả
bảng nhân - điều này rất tốn thời gian.
- Qua nghiên cứu thực trạng của lớp, mặc dù phép nhân chính là phép cộng
nhiều số hạng bằng nhau rồi được lập thành bảng, các em hiểu bài rồi học thuộc
nhưng các em lại mau quên.
- Lí do chọn đề tài :
Việc học sinh không nhớ bảng nhân chia làm cho chất lượng bài tập của
các em không cao, khiến tôi trăn trở tìm nguyên nhân và nhiều biện pháp khắc
phục. Vì vậy tôi áp dụng hình thức “Trò chơi để giúp các em học tốt bảng nhân,
chia trong chương trình lớp 3”
- Giới hạn đề tài : Đề tài chỉ nghiên cứu một số trò chơi giúp các em học tốt
bảng nhân chia chứ không đi sâu vào nghiên cứu phép nhân và phép chía ở toán
lớp 3.Nên khi trình bày trò chơi có thể các phép tính không được trình bày chặt
chẽ và logic.
III- CƠ SỞ LÍ LUẬN
Ng ười thực hiện: Lê Thị Huyền Anh Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm Trường tiểu học Phạm Phú Thứ


Đối với học sinh tiểu học, chơi cũng là nhu cầu không thể thiếu được. Vì
vậy việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học toán là hết sức cần thiết và
có ích góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện.
Trò chơi học tập là hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi ,giải trí
nhưng có nội dung gắn với bài học, hoạt động học tập của học sinh . Trò chơi
học tập có tác dụng giúp học sinh : Thay đổi động hình ,chống mệt mỏi; Tăng
cường khả năng thực hành ,vận dụng các kiến thức đã học ;Phát triển hứng thú ,
tập thói quen tập trung , tính độc lập ,ham hiểu biết và khả năng suy luận .
Khi chơi trẻ tưởng tượng , suy ngẫm , thử nghiệm ,lập luận để đạt kết quả
mà lại không nghĩ là mình đang học .Sự “khô khan” của giờ học toán do đó sẽ
được giảm nhẹ , quá trình học tập diễn ra một cách tự nhiên hơn , hấp dẫn hơn .

IV- CƠ SỞ THỰC TIỄN :
- Ở lứa tuổi Tiểu học cơ thể của trẻ đang trong thời kỳ phát triển hay nói
cụ thể là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện, vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn
thấp nên trẻ không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ mệt nhất là hoạt động
quá mạnh và ở môi trường thiếu dưỡng khí.
- Học sinh Tiểu học nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi
chúng không tập trung cao độ. Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong
học tập và phải thường xuyên được luyện tập.
- Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện
tượng nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.
- Trẻ hiếu động , ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới, song các
em chóng chán. Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng
dạy học, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, tổ chức
các trò chơi xen kẽ... để củng cố khắc sâu kiến thức.
-Thực trạng chủ yếu ở học sinh lớp 3B tôi chủ nhiệm tình hình học vẹt
bảng nhân chia còn quá cao .
V- NỘI DUNG:
Từ thực trạng trên của lớp, tôi bắt tay vào nghiên cứu tìm tòi và vận dụng

nhiều hình thức trò chơi để giúp các em học tốt bảng nhân, chia trong chương
Ng ười thực hiện: Lê Thị Huyền Anh Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm Trường tiểu học Phạm Phú Thứ
trình toán Lớp 3, không chỉ áp dụng ở tiết học đó mà còn áp dụng nhiều ở tiết
luyện tập khác, sau bài học rồi ở những tiết ôn tập giữa học kì, cuối học kì... cụ
thể như sau:
1. Trò chơi”tìm bạn” : Trò chơi này nhằm rèn luyện cho các em kĩ năng tiếp
nhận vấn đề một cách nhanh nhẹn rồi đưa ra quyết định lựa chọn đúng.
a) Chuẩn bị:
-Giáo viên chuẩn bị một số thẻ từ (Kèm phụ lục 1)
b)Cách chơi:
-Chọn 12 học sinh bất kì, mỗi em cầm một thẻ từ có mang các số
hoặc các phép tính. Bốn học sinh mang thẻ số lên trước, 8 em còn
lại cầm thẻ và nhẩm xem kết quả của tích là bao nhiêu. Nghe hiệu
lệnh các em sẽ chạy lên đứng sau các bạn có kết quả giống mình.
+Ví dụ cụ thể như sau:
-Sau khi hướng dẫn cách chơi giáo viên gọi học sinh mang thẻ từ số
20,18,24,10 lên bảng.
-Nghe hiệu lệnh các em mang thẻ từ còn lại chạy lên tìm vị trí thích
hợp của mình

220


->Nhận xét tuyên dương
* Với phép chia ta cũng làm tương tự như phép nhân .
Ng ười thực hiện: Lê Thị Huyền Anh Trang 3
20
18
24

10
4x5
2x9
8x3
5x2
2x10
6x3
6x4
10x1
Sáng kiến kinh nghiệm Trường tiểu học Phạm Phú Thứ
- Lưu ý khi chơi trò chơi này, không phải tất cả học sinh được chơi mà
chỉ một số ít vì thế giáo viên nên chọn tất cả mọi đối tượng học sinh cùng
chơi ,điều này tạo hứng thú học tập cho các em ,nhất là với học sinh trung bình
và yếu .
2.Trò chơi”vi tính”: Ở trò chơi này đòi hỏi cả lớp đều hoạt động .Việc thuộc
và nhớ bảng nhân dễ dàng hơn một bảng chia nên giáo viên thường hướng dẫn
học sinh cách suy bảng chia từ bảng nhân . Với trò chơi vi tính áp dụng tốt với
những tiết ôn tập bảng chia vì các phép chia trong bảng đều không quá 10. Điều
đó các em thể hiện trên ngón tay của mình (trên màn hình vi tính )
a) Chuẩn bị : Đôi tay
b)Cách chơi:
+Giáo viên nói : Vi tính ,vi tính .
+Học sinh trả lời : Nhấp nháy, nhấp nháy .
+Giáo viên nói : Bấm máy , bấm máy .
+Học sinh trả lời : Số mấy, số mấy .
+Giáo viên nói : 24 : 4
+Học sinh đưa 6 ngón tay .
->Giáo viên sẽ kiểm tra học sinh được thể hiện bằng các ngón tay , nhắc
nhở những em làm sai ,những em chậm .
Tương tự nhiều lần với tất cả các bảng chia 2,3,4,5,6,.....giáo viên đọ cho

học sinh không theo thứ tự bảng chia nào cả .
3.Trò chơi”ai nhanh nhất”: Trò chơi này kích thích sự nhanh nhẹn của học
sinh ,óc phán đoán nhanh đưa ra quyết định đúng .
a)Chuẩn bị :
- Học sinh: Phấn , bảng con , khăn lau bảng .
-Giáo viên : 1 bảng phụ , 1 thư ký ghi kết quả ở bảng phụ .
b)Cách chơi:
Giáo viên đọc một tích hay một thương , học sinh ghi nhanh kết quả của
thương hay tích đó vào bảng con . Em nào ghi xong đưa bảng cô sẽ chọn 5 bạn
nhanh nhất để làm người thắng cuộc sau 5 lần chơi ,ai là người thắng nhiều nhất
Ng ười thực hiện: Lê Thị Huyền Anh Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm Trường tiểu học Phạm Phú Thứ
sẽ đạt được danh hiệu “Người nhanh nhất ”.
Ví dụ : + Lần 1 : Giáo viên đọc 27: 3 , học sinh viết 9
Năm học sinh Viễn,Tiến ,Vy ,Thư ,Lộc được chọn .
+ Lần 2 : Giáo viên đọc 5 x 8 ,học sinh viết 40
Năm học sinh Vy, Huy,Thành Hòa , Minh được chọn.
+ Lần 3 :Giáo viên đọc 6 x 4 , học sinh viết 24
Năm học sinh Linh ,Quyền,Hằng ,Vy , Ngọc được chọn .
+ Lần 4 :Giáo viên đọc 36 : 4 ,học sinh viết 9
Năm học sinh Hằng, Trúc ,Vy ,Tiến ,Thư được chọn .
+ Lần 5 : Giáo viên đọc 35 :5 ,học sinh viết 7
Năm học sinh Hòa ,Nhi ,Trúc ,Vy , Quyền được chọn .
->Sau 5 lần chơi ,thư ký quay bảng phụ ghi kết quả ( kèm phụ lục 2 )
- Giáo viên : Bạn nào đạt danh hiệu : “Người nhanh nhất ” .
- Học sinh : Bạn Vy
-> Nhận xét tuyên dương .
4.Trò chơi”ghép hoa ”:
Ở trò chơi này học sinh sẽ hoạt động theo nhóm ,mỗi nhóm 5 em
.Các em sẽ hợp tác nhau để hoàn thành sản phẩm của mình .

a) Chuẩn bị :
- 3 bộ , mỗi bộ có 5 cánh hoa có viết các tích và thương , nhị hoa có
ghi các số 8,9,7 ( kèm phụ lục 3 )
b) Cách chơi :
- Giáo viên sẽ đính 3 nhị hoa lên bảng .
-Nghe hiệu lệnh , các học sinh trong nhóm lần lượt lên đính các cánh hoa
vào nhị sao cho bông hoa đúng loại của mình .
Ví dụ :
- Ba nhóm thực hiện cụ thể như sau :
* Nhóm 1 Tạo bông hoa có nhị bằng 8 :
Ng ười thực hiện: Lê Thị Huyền Anh Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm Trường tiểu học Phạm Phú Thứ
* Nhóm 2 : Tạo bông hoa có nhị bằng 9 :
Ng ười thực hiện: Lê Thị Huyền Anh Trang 6
8
32:4
8x1
40:5
2x424:3
9
45:5
27:336:4
18:2
3x3
Sáng kiến kinh nghiệm Trường tiểu học Phạm Phú Thứ
* Nhóm 3 Tạo bông hoa có nhị bằng 7
Nhận xét đánh giá đúng sai và đánh giá cả tính thẩm mĩ của học sinh .
5.Trò chơi”điền số nhanh nhất ”:
a) Chuẩn bị : Bảng phụ , bút viết bảng (Kèm phụ lục 4 )
b) Cách chơi : Mỗi nhóm 5 học sinh , chia 2 nhóm .

- Giáo viên treo bảng phụ ,các em sẽ tiếp sức điền vào ô trống những
số cần thiết sao cho nhanh và đúng .
- Sau khi nghe hiệu lệnh các em sẽ điền tiếp sức .
- Ví dụ :

x x 2 = 18
: 5 = 5

40 : = 10
Ng ười thực hiện: Lê Thị Huyền Anh Trang 7
9
25
4
7
35:5
63 :914: 2
7x1
42:6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×