Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Đại cương tần thần học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.13 KB, 191 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b>PHẦN I </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ĐẠI CƯƠNG TÂM THẦN HỌC



<i><b>Nguyễn Văn Ngân </b></i>


<b>1. Nội dung và đối tượng nghiên cứu của tâm thần học. </b>


<i><b>1.1. Định nghĩa: </b></i>


Tâm thần học là một môn y học chuyên nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng,
bệnh nguyên, bệnh sinh, các phương pháp điều trị và dự phòng bệnh tâm thần,
các phương pháp tổ chức cứu chữa, vệ sinh tâm thần và giám định pháp y tâm
thần.


<i><b>1.2. Các thuật ngữ về tâm thần học: </b></i>


Trong quá trình nghiên cứu, tùy thuộc vào truyền thống của các quốc gia
khác nhau, các trường phái tâm thần học khác nhau mà người ta sử dụng thuật
ngữ khác nhau. Ở các nước phương Tây thuật ngữ về "Tâm thần học" được sử
dụng khá thống nhất, bắt nguồn từ chữ Hylạp "Psychiatria"; đó là một từ ghép
bao gồm:"Psyche"có nghĩa là tâm thần, tâm hồn, tâm lý và "Iatria" có nghĩa là
chữa bệnh, y học.


Do đó "Tâm thần học" theo tiếng Anh: Psychiatry
<i>Pháp gọi là Psychiatric. </i>


Các nước nói tiếng Tây Ban Nha thì dùng từ Psyquiatria.


Ở Việt Nam, một số tác giả đề nghị dùng cụm từ "Tâm bệnh học"để thay cho
“Tâm thần học”. Tuy nhiên cho đến nay, thuật ngữ "Tâm thần học" vẫn được


đang dùng một cách phổ biến.


<i><b>1.3. Nội dung nghiên cứu của tâm thần học: </b></i>


<b>1.3.1. Tâm thần học cơ sở: </b>


+ Nghiên cứu các qui luật biểu hiện và phát triển của các triệu chứng rối loạn
hoạt động tâm thần.


+ Nghiên cứu nguyên nhân và cơ chế phát sinh các bệnh tâm thần.
+ Nghiên cứu các nguyên tắc phân loại bệnh tâm thần.


+ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh tâm thần.
+ Nghiên cứu các phương pháp thăm khám bệnh nhân tâm thần.
<i>+ Nghiên cứu các qui luật phục hồi chức năng tâm thần,... </i>


<b>1.3.2. Tâm thần bệnh học: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>1.3.3. Tâm thần học chuyên biệt: </b>


Do sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, do đòi hỏi của đời sống xã hội, do
yêu cầu phát triển của y học nói chung, tâm thần học không ngừng mở rộng và
phát triển phạm vi nghiên cứu. Đến nay nhiều chuyên ngành tâm thần học khác
nhau đã hình thành và phát triển như:


+ Tâm thần học trẻ em: nghiên cứu các bệnh tâm thần ở lứa tuổi nhỏ và lứa
tuổi học đường.


+ Tâm thần học người già: nghiên cứu các bệnh tâm thần ở người cao tuổi.
+ Tâm thần học quân sự: nghiên cứu các đặc điểm bệnh tâm thần ở các binh


sĩ trong thời bình và thời chiến; nghiên cứu các phương pháp tổ chức vận chuyển,
điều trị bệnh nhân tâm thần theo tuyến; nghiên cứu các phương pháp vệ sinh tâm
thần trong quân đội.


+ Tâm thần học pháp y: nghiên cứu các vấn đề giám định tư pháp tâm thần,
những tiêu chuẩn mất năng lực chịu trách nhiệm hành vi trước pháp luật,...


+ Các chuyên ngành giám định sức khỏe tâm thần, dịch tễ học tâm thần, tâm
thần xã hội học, vệ sinh học tâm thần, dược lý học tâm thần, di truyền học tâm
thần, miễn dịch học tâm thần, hình thái học bệnh tâm thần, ... đều có vị trí nhất
<b>định trong Tâm thần học làm cho tâm thần học phát triển không ngừng. </b>


<i><b>1.4. Đối tượng nghiên cứu của tâm thần học: </b></i>


Có thể nói một cách ngắn gọn là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Tâm thần
học là bệnh tâm thần. Người ta quan niệm bệnh tâm thần là sự biến đổi hoạt động
của não, trong đó các phản ứng tâm thần mâu thuẫn gay gắt, sâu sắc với những
mối quan hệ thực tế biểu hiện bằng các rối loạn về phản ánh thế giới thực tại qua
cảm giác và tri giác, qua ý thức và tư duy, qua cảm xúc và tình cảm, qua sức chú
ý và trí nhớ và cuối cùng được biểu hiện bằng các rối loạn nhân cách, hành vi, tác
phong làm cho người bệnh mất sự hoà hợp với xã hội và bị loại ra khỏi xã hội trở
thành người bệnh tâm thần.


<b>2. Tầm quan trọng của các bệnh tâm thần. </b>


Người ta nhận thấy rằng: xã hội càng phát triển thì tỷ lệ người mắc bệnh tâm
thần càng tăng. Hiện nay theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) tỷ
lệ người mắc bệnh tâm thần ở các nước phát triển chiếm khoảng 10% dân số.


Tỷ lệ này ở các nước khác nhau có sự thay đổi như: ở Mỹ là 10,2% dân số, ở


Pháp là 9,2%, Bungari 12,1%, Liên Xô (cũ) là 9,8%, ...


Ở các nước đang phát triển, theo thông báo chưa đầy đủ của TCYTTG, tỷ lệ
người mắc bệnh tâm thần chiếm 15 - 20% dân số.


Ở Việt Nam, các nghiên cứu dịch tễ học tâm thần trong toàn quốc cho thấy tỷ
lệ người mắc bệnh tâm thần chiếm 10,4 - 16,6% dân số.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

tâm thần/1000 dân; Anh có 1,8 giường bệnh tâm thần/1000 dân; Liên Xơ (cũ) có
1,5 − 2 giường bệnh tâm thần/1000 dân còn Việt Nam chỉ có 1 giường bệnh tâm
thần/ 8000 dân. TCYTTG chủ trương phấn đấu trên toàn thế giới cần có 3 giường
bệnh tâm thần /1000 dân.


Trong những thập kỷ trước, người ta coi tỷ lệ giường bệnh tâm thần như là
một chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội và tính nhân đạo của một quốc
gia. Nhưng trong những năm gần đây, do sự phát triển của y học và xã hội, nhiều
quốc gia chủ trương đưa bệnh nhân tâm thần về điều trị tại cộng đồng, lồng ghép
việc điều trị bệnh nhân tâm thần vào y tế cộng đồng, đảm bảo cho bệnh nhân
được điều trị phục hồi chức năng tâm thần toàn diện hơn.


Việc điều trị bệnh tâm thần chỉ bằng hoá dược là chưa đủ mà cần phải được
điều trị toàn diện bằng các phương pháp tâm lý - xã hội khác nữa. Mặt khác, việc
chăm sóc, điều trị bệnh nhân tâm thần là trách nhiệm của mỗi gia đình và tồn xã
hội chứ khơng phải chỉ riêng ngành y tế.


Do vậy chủ trương đưa bệnh nhân tâm thần về điều trị tại cộng đồng vừa làm
giảm bớt gánh nặng về sự gia tăng giường bệnh tâm thần cho xã hội và là xã hội
hoá ngành Y tế nói chung và chuyên ngành tâm thần nói riêng.


TCYTTG cũng đang khuyến khích thực hiện chủ trương đúng đắn này trong


cộng đồng quốc tế. Vì vậy hiện nay, bệnh tâm thần có vị trí quan trọng trong
những vấn đề xã hội và y tế khơng kém gì bệnh ung thư và tim mạch.


<b>3. Mối liên quan của tâm thần học với các môn Y học khác. </b>


Tâm thần học có liên quan mật thiết với tất cả các môn Y học khác nhau như
sự liên quan hoạt động của hệ thần kinh với toàn bộ cơ thể sống. Người ta thấy
rằng: mọi bệnh cơ thể đều có thể gây ra rối loạn tâm thần, thí dụ như các rối loạn
tâm thần thực tổn (ogranic mental disorders).


Ngược lại, tất cả các căng thẳng tâm lý hay các stress tâm thần đều có thể gây
ra một hoặc nhiều bệnh thực thể nào đó, thí dụ các bệnh cơ thể tâm sinh
(psychosomatic diseases) như hen phế quản, loét dạ dày, vẩy nến, ...


<i><b>3.1. Liên quan với thần kinh học: </b></i>


Tâm thần học và thần kinh học là 2 môn học cùng nghiên cứu một đối tượng
chung là bộ não và hệ thần kinh, nhưng dưới 2 góc độ khác nhau.


+ Thần kinh học chuyên nghiên cứu những bệnh tổn thương thực thể ở hệ
thần kinh và ở não. Những tổn thương này gây ra các rối loạn chủ yếu trong chức
năng tiếp thu (cảm giác) và chức năng thực hiện (vận động, trương lực,...).


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i><b>3.2. Liên quan với nội khoa và các khoa lâm sàng khác: </b></i>


Có thể nói rằng: bệnh tâm thần là một bệnh tồn thân, có mối liên quan
nhân-quả với nhiều bệnh nội khoa và ngoại khoa khác nhau (thí dụ như các bệnh tim
mạch, nội tiết, bệnh lao, ung thư đều có thể có rối loạn tâm thần rất đa dạng).


Ngược lại, stress tâm lý có thể dẫn đến các bệnh nội khoa như loét dạ dày,


hen phế quản, vẩy nến, cao huyết áp, ...


Bệnh nhân tâm thần có thể mắc các bệnh ngoại khoa như viêm ruột thừa, tắc
ruột, thủng dạ dày,... và thường gây ra nhiều khó khăn trong chẩn đốn vì người
bệnh khơng khơng thể mơ tả chính xác các cảm giác của mình.


<i><b>3.3. Liên quan với các môn y học cận lâm sàng: </b></i>


Nhờ sự phát triển của các ngành hoá sinh học, hình thái bệnh học, miễn dịch
học, di truyền học, điện sinh lý thần kinh, X quang, huyết học,... mà Tâm thần
học đã phát triển tiến bộ không ngừng về mọi mặt. Ví dụ: nghiên cứu hố sinh
học thần kinh về các chất trung gian hoá học (catecholamin, serotonin, GABA),
nghiên cứu về các amin của não, nghiên cứu về vitamin nhóm B,... đã làm sáng
tỏ nhiều điều bí ẩn trong bệnh sinh của một số bệnh tâm thần khác nhau.


<b>4. Mối liên quan của tâm thần học với các môn khoa học xã hội. </b>


Người ta cho rằng: Y học là nơi hội tụ, kết hợp giữa các môn khoa học tự
nhiên và khoa học xã hội. Trong đó tâm thần học lại là sự kết hợp hài hoà, chặt
chẽ giữa các khuynh hướng phát triển khoa học tự nhiên với khoa học xã hội, bởi
vì việc tìm hiểu căn nguyên, bệnh sinh và các quan điểm điều trị bệnh tâm thần
phụ thuộc vào các quan điểm triết học và tâm lý học nhất định. Đây là nơi đấu
tranh gay gắt nhất và không khoan nhượng giữa các học thuyết về triết học và
tâm lý học, giữa các quan điểm duy tâm và duy vật. So với các môn y học khác
thì tâm thần học gắn bó với một số mơn khoa học xã hội rất chặt chẽ. Trong từng
thời kỳ lịch sử khác nhau của quá trình phát triển, tâm thần học đã chịu sự chi
phối của nhiều quan điểm triết học và tâm lý học khác nhau. Do đó, mà người ta
còn cho rằng: tâm thần học là một môn y học - một ngành khoa học tự nhiên
nhưng mang đậm màu sắc xã hội, phản ánh tính nhân đạo, tính nhân văn, sự phát
triển và tiến bộ của một xã hội. Mối liên quan giữa tâm thần học với một số môn


khoa học xã hội có thể tóm tắt như sau:


<i><b>4.1. Liên quan với triết học: </b></i>


Những vấn đề lớn trong tâm thần học như bản chất của tâm thần, mối liên
quan giữa tâm thần và cơ thể, giữa tâm thần và môi trường xung quanh, giữa ý
thức và tiềm thức, giữa hoạt động có ý chí và hoạt động bản năng,... đều là những
vấn đề mà triết học đặc biệt quan tâm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Triết học duy vật biện chứng là cơ sở chủ đạo và định hướng cho các trường
phái tâm thần học ở các quốc gia đi theo quan điểm triết học Mác-xít.


<i><b>4.2. Liên quan với tâm lý học: </b></i>


Tâm lý học đại cương, tâm lý học y học là những môn cơ sở chủ yếu của tâm
thần học. Sự phát triển của và các môn tâm lý thực nghiệm cùng với những
phương pháp của chúng đã đóng góp nhiều tư liệu khách quan trong chẩn đoán
các bệnh tâm thần.


<i><b>4.3. Liên quan với giáo dục học: </b></i>


Trẻ em chậm phát triển trí tuệ, trẻ em có các khuyết tật trong hoạt động tâm
thần cần được điều trị kiên trì và cơng phu bằng các phương pháp giáo dục - y
học chuyên biệt.


Các thầy thuốc chữa bệnh bằng giáo dục - y học uốn nắn các rối loạn tính nết,
lệch lạc hành vi, tác phong và dạy cho trẻ thiểu năng tâm thần học chữ, học nghề
đơn giản, đồng thời cũng hướng dẫn và bồi dưỡng nhân cách cho những bệnh
nhân có các rối loạn thần kinh và rối loạn nhân cách.



<i><b>4.4. Liên quan với tư pháp: </b></i>


Bệnh nhân tâm thần có thể có những hành vi phạm tội như xâm phạm đến tài
sản hoặc tính mạng người khác. Những hành vi vi phạm pháp luật ấy ở người
bình thường thì phải chịu sự xét xử của pháp luật. Đối với bệnh nhân tâm thần,
họ phải qua sự giám định của thầy thuốc tâm thần xem họ có năng lực chịu trách
nhiệm về hành vi của mình hay khơng, nếu có thì ở mức độ nào.


Tư pháp cịn có những qui định riêng cho người bệnh tâm thần về quyền công
dân, quyền bầu cử, quyền sở hữu tài sản, quyền hôn nhân.... Thí dụ: Luật hơn
nhân và gia đình của nước ta qui định trong khoản b điều 7 là "không nên kết hôn
trong trường hợp người đang mắc bệnh tâm thần khơng có khả năng nhận thức
hành vi của mình".


Ngồi các ngành khoa học nói trên, tâm thần học cịn có liên quan đến nhiều
lĩnh vực khác về văn hoá nghệ thuật, kiến trúc, thống kê học, xã hội học,... Do
vậy, người thầy thuốc tâm thần phải có kiến thức sâu rộng không những trong
các môn y học mà cả trong một số ngành khoa học - xã hội khác để tiến hành tốt
công tác của mình.


<b>5. Tóm tắt lịch sử phát triển ngành tâm thần học. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i><b>5.1. Thời Thượng cổ: </b></i>


Bệnh tâm thần cũng như mọi bệnh tật khác, có lẽ đã xuất hiện ngay từ khi bắt
đầu có lồi người. Sự phản ứng sớm nhất và sơ khai nhất về bệnh tâm thần người
ta cho rằng bệnh là do ma quỉ ám ảnh.


Một điều khó có thể giải thích được là: cho đến nay những khái niệm sơ khai,
nguyên thủy ấy về bệnh tâm thần vẫn tồn tại ở một số bộ tộc, ở một số nước,


ngay cả ở những nước phát triển. Quan điểm phổ biến thời bấy giờ về bệnh tâm
thần là các quan điểm tơn giáo thần bí. Người ta cho rằng: bệnh tâm thần là do sự
giận dữ của thần thánh gây ra và do đó mà người bệnh tâm thần bị ngược đãi,
đánh đập, thiêu sống.


Những quan điểm tiến bộ thời kỳ này mãi cho đến những năm giữa của thiên
niên kỷ trước Công Nguyên mới được manh nha và phát triển. Người ta tôn thờ
một thầy thuốc người Hy Lạp - Hyppocrate (460-370 trước Công Nguyên) là
người cha sáng lập ra nền y học hiện đại. Ơng đã mơ tả các bệnh tâm thần, mơ tả
4 loại khí chất ở người và cho rằng bệnh tâm thần là bệnh của bộ não. Người ta đã
phát hiện trên các sọ người cổ đại được khai quật có mang dấu vết những lỗ
khoan sọ và cho rằng đó có thể là sọ người bệnh tâm thần được khoan để chữa
bệnh.


<i><b>5.2. Thời kỳ Trung cổ: </b></i>


Dưới sự thống trị của thiên chúa giáo và chế độ phong kiến, bệnh nhân tâm
thần được coi là hiện thân của quỉ dữ hoặc là những tên phù thủy chống lại ý
chúa. Vì vậy người bệnh tâm thần bị truy nã khắp nơi, bị trừng phạt hết sức dã
man, bị trói buộc bằng các gơng cùm, xiềng xích, tra tấn tàn bạo, thiêu sống, bị
dìm xuống nước, đưa lên các dụng cụ quay cho kiệt sức..., một số khác còn bị
treo cổ, hành hình. Người ta ước tính có hàng ngàn người bị giết chết như vậy
bởi nhà thờ thiên chúa giáo.


Vào thế kỷ thứ XII, mặc dù đã có những cơ sở đầu tiên dành cho bệnh nhân
tâm thần được xây dựng, song đó cũng chỉ là các trại tập trung trong các tu viện
kín cổng cao tường. Một số nơi còn nhốt chung bệnh nhân tâm thần với những
phạm nhân tại các trại giam. Một số nơi khác xây dựng các trại tập trung dành
riêng cho người "điên" với chế độ quản lý hà khắc, tàn bạo và rất man rợ. Mọi
khuynh hướng nhằm giải thích bệnh tâm thần theo quan điểm duy vật đều bị đàn


áp tàn khốc.


<i><b>5.3. Thời kỳ từ cuối thế kỷ thứ XVIII và thế kỷ thứ XIX: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Cuộc đại cách mạng tư sản Pháp (năm 1789) thành công là luồng sinh khí
mới có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khoa học y học nói chung và tâm
thần học nói riêng. Năm 1793, Philippe Pinel (1745-1826) là người đầu tiên đã
xố bỏ xiềng xích trói buộc cho những người bệnh tâm thần tại 2 trại người
"điên" là Bicêtre và Salpêtriere ở Pháp. Ông đã cải tiến chế độ săn sóc cứu trợ,
cải thiện hoàn cảnh sinh hoạt, phân loại sắp xếp người bệnh theo mức độ bệnh
nặng hay nhẹ, chống những hành vi ngược đãi, tàn bạo, khinh thường người
bệnh. Ông yêu cầu đổi tên những trại người điên thành các bệnh viện tâm thần.
Tóm lại P. Pinel đã mang "hơi ấm của tình người" đến cho bệnh nhân tâm thần.
Những tư tưởng và hành động cải cách tiến bộ của Ông thực sự là một cuộc cách
mạng. Ảnh hưởng của P. Pinel lan rộng và được hưởng ứng ở nhiều nước. Thời
kỳ này, tồn tại 2 trường phái tâm thần đối lập nhau đó là trường phái tâm hồn
(psyche) và trường phái thể chất (soma).


Trường phái "tâm hồn" cho rằng: bệnh tâm thần là một bệnh của tâm hồn,
khơng phụ thuộc gì vào thể xác. Tâm thần bị rối loạn là sản phẩm của tội lỗi,
của việc suy nghĩ ác độc. Biện pháp điều trị là phải thuyết phục, phải "sửa
chữa" tâm hồn.


Trường phái "thể chất" cho rằng: bệnh tâm thần là kết quả của những biến đổi
vật chất trong cơ thể, biến đổi các cơ quan nội tạng và ở não. Các nhà tâm thần
học và hình thái bệnh học như Griesinger, Rokitansky, Wirchow đã cố gắng đi
tìm những ổ bệnh lý khu trú tại não ở bệnh nhân tâm thần.


K.Kahlbaum (1828-1899) là người đầu tiên nghiên cứu tâm thần học lâm
sàng có hệ thống, phân chia các rối loạn tâm thần thành các đơn vị bệnh lý độc


lập theo các tiêu chuẩn cụ thể là:


+ Bệnh căn thống nhất.


+ Hình ảnh giải phẫu bệnh lý và sinh bệnh học thống nhất.
+ Biểu hiện lâm sàng thống nhất.


Tiếp theo đó Emil Kraepelin (1856-1926) là nhà tâm thần học lâm sàng,
người học trò xuất sắc nhất của K. Kahlbaum đã dày công quan sát và đúc kết
những qui luật tiến triển và kết thúc của nhiều bệnh tâm thần và dựa trên những
qui luật đó để vạch ra ranh giới của từng bệnh riêng biệt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

sinh bệnh và làm hoàn chỉnh các phương pháp điều trị dựa vào nguyên nhân và
bệnh sinh.


Năm 1894, Wundt đã có những nghiên cứu đầu tiên và đặt cơ sở cho phát
triển tâm lý thực nghiệm.


H. Maudsley (1835 - 1918), người Anh đã sáng lập ngành tâm thần học pháp
y và tâm thần học trẻ em dựa trên cơ sở vận dụng học thuyết tiến hoá và các
nguyên tắc thống nhất giữa cơ thể và mơi trường, giữa sự thích ứng và phát triển.


Các nhà tâm thần học ở nước Nga cũng đã có những đóng góp quan trọng
cho sự phát triển của tâm thần học trong giai đoạn này. Năm 1857, Bộ môn tâm
thần học đầu tiên được thành lập tại Petersburg. Các nghiên cứu của I.P.
Merjeevsky về não nhỏ (microencephalia, 1872), nghiên cứu của V. Kandinsky
về ảo giác giả (1880), đã đánh đấu những bước đi ban đầu của tâm thần học Nga.
Đặc biệt là nghiên cứu của X.X. Korxakov về loạn tâm thần do rượu (1887) đã
mở đường cho nhiều nghiên cứu khác về loạn tâm thần thực tổn.



<i><b>5.4. Thời kỳ đầu thế kỷ thứ XX cho đến nay: </b></i>


Ở hầu hết các nước trên thế giới, tâm thần học ngày càng phát triển mạnh mẽ,
có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực tổ chức cứu chữa bệnh nhân tâm thần, trong lĩnh
vực nghiên cứu lâm sàng tâm thần học và trong lĩnh vực điều trị học.


<b>5.4.1. Theo quan điểm của I. Pavlov: </b>


Những nghiên cứu về phản xạ có điều kiện của I. Pavlov năm 1903 đã mở
đường cho những hiểu biết quan trọng về cơ chế hoạt động tâm thần có cơ sở
sinh lý hoạt động thần kinh cao cấp, cùng với các nghiên cứu chụp não bơm khí
của Dandy (1918), nghiên cứu điện não của H. Berger (1924) là những đóng góp
quan trọng cho sự phát triển tâm thần học.


Các nghiên cứu về bệnh mất trí tuổi già của Alzheimer (1907); nghiên cứu về
rối loạn tâm thần do nhiễm khuẩn, nhiễm độc của Bonhoeffer (1912), nghiên cứu
về bệnh tâm thần phân liệt của E. Bleuler (1911); các nghiên cứu của Janet về
suy nhược thần kinh, nghiên cứu của Gannuskin về nhân cách bệnh đã làm phong
phú thêm các hiểu biết về lâm sàng tâm thần học.


Trong giai đoạn này, ngoài những tiến bộ trong lâm sàng và điều trị, các nhà
tâm thần học vẫn chủ trương xây dựng và củng cố lý luận tâm thần học trên cơ sở
2 quan điểm triết học duy vật biện chứng và triết học duy tâm siêu hình (vốn
thường xuyên đấu tranh không khoan nhượng với nhau, đại biểu cho 2 lực lượng
xã hội khác nhau).


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>5.4.2. Theo quan điểm của S. Freud: </b>


Sigmund Freud (1865 - 1939) là bác sĩ người Áo. Ông làm việc cùng thời với
E. Kraepelin (1856 - 1926). Trong khi E. Kraepelin nghiên cứu trên các bệnh


nhân ở bệnh viện tâm thần quốc gia thì S. Freud nghiên cứu ở các bệnh viện tư
nhân và các bệnh nhân của Ông chủ yếu là những người thuộc tầng lớp q tộc
tại thủ đơ Viên. Phương pháp nghiên cứu của Ông khá rộng rãi trong một số bệnh
tâm căn (neuroses) và đã phát hiện ra cơ chế đằng sau sự hình thành triệu chứng
ở loại bệnh này. Ông đã đúc kết thành học thuyết mang tên mình về vấn đề phân
tích tâm lí hay phân thần, phân tâm (psychoanalysis).


Theo quan điểm của S. Freud thì hành vi của con người không những được
quyết định bởi sự đánh giá đúng về thực tế khách quan do ý thức, mà còn được
quyết định bởi những dục vọng tiềm ẩn, do những bản năng, do những xung đột
giữa ý thức với những dục vọng bản năng không được thoả mãn. Trong những
dục vọng bản năng này, vai trò căn bản quan trọng nhất chi phối tất cả là bản
năng tình dục.


Con người từ khi mới sinh ra đã có những bản năng, bản năng thống trị ngay
trong đứa trẻ và quyết định mối quan hệ của đứa trẻ với cha mẹ nó.


Do cuộc sống xã hội lồi người có tổ chức, có luật lệ, có những qui định của
phong tục tập quán nên các dục vọng không thể thực hiện được, chúng bị dồn
nén lại trong tiềm thức, người mang dục vọng không rõ được nội dung các dục
vọng đó. Các bản năng bị dồn nén ấy được biểu hiện trong các giấc mơ và dưới
hình thức các triệu chứng bệnh.


Muốn chữa được bệnh, cần phải đưa ra ánh sáng các dục vọng thầm kín bị
dồn nén, đi sâu phân tích, tìm đốn ý nghĩa tượng trưng của những dấu hiệu
bệnh lý bằng phương pháp phân tích tâm lý (psychoanalyse). Thí dụ: theo S.
Freud thì nghiện rượu là biểu hiện tình dục cùng giới, bệnh tâm thần phân liệt là
biểu hiện tình dục với chính bản thân mình và tự say mê mình, trầm cảm chu kỳ
là nỗi buồn nhớ về một thời nằm trong bụng mẹ là thời kỳ hạnh phúc nhất của
cuộc sống con người,...



Đáng chú ý là học thuyết Freud dựa hoàn toàn vào quan điểm duy tâm siêu
hình của Nietzche. Theo Nietzche thì động lực làm cho thế giới phát triển là "Ý
chí muốn có quyền lợi". Nietzche đề ra luận điểm những dục vọng có quyền lợi
thể hiện trong những giấc mơ của con người.


Học thuyết Freud có ảnh hưởng rất lớn ở các nước phương tây, đặc biệt là ở
Mỹ từ những năm 1940 - 1970. Ảnh hưởng của thuyết phân thần mạnh đến nỗi
người ta không thể có một vị trí lý luận nào nếu họ khơng phải là một tín đồ thực
sự của học thuyết này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

người khơng phải do bóc lột mà là do bản chất tâm lý sâu xa của con người, do
những dục vọng bản năng bị dồn nén, do tiềm thức của con người, ...


Học thuyết Freud khơng có các chứng cứ khoa học xác thực mà dựa trên cơ
sở tôn giáo siêu hình, do đó mà sau này chính những người học trị của Ơng đã
chỉ trích lại Ơng và cải biên một số điểm cho phù hợp với thực tại được mệnh
danh là "tân Freud".


Thí dụ: Adler không công nhận bản năng tình dục là quan trọng nhất mà là ý
chí muốn có quyền lực, nhưng đó vẫn chỉ là sự biến tướng của Freud. Vai trò chủ
đạo trong các luận thuyết này vẫn là vai trị của tiềm thức, vơ thức trong đời sống
con người. Ở Mỹ, trong vòng hơn một thập kỷ qua, sự tôn thờ quá mức học
thuyết Freud cũng giảm dần. Hiện nay, nếu người ta chỉ tin vào phân tích tâm lý
thì sẽ khơng thể đạt được một học vị nào trong ngành tâm thần học Mỹ.


Tuy nhiên, công bằng mà nói thì S. Freud đã cung cấp cho chúng ta một
phương pháp minh hoạ có giá trị về sự phát triển và động thái của nhân cách.
Ông cũng hình thành những khái niệm bổ ích trong việc giải thích hành vi bệnh
lý và chức năng tượng trưng của một số triệu chứng.



Về mặt kỹ thuật điều trị thì lý thuyết phân thần của S. Freud thất bại hoàn
toàn. Mặc dù vậy, một số nhà tâm thần học ngày nay không coi tâm căn là một
bệnh mà chỉ là sự không thành công trong phương pháp giải quyết những vấn đề
của cuộc sống, cho nên kỹ thuật về liệu pháp tâm lý của S. Freud vẫn cịn có giá
trị nhất định.


Ngồi ra, người ta cịn nhận thấy những trường phái tâm thần khác như
trường phái tâm lý học chiều sâu, Học thuyết sinh tồn và nhân chủng, trường
phái sinh học, trường phái triết trung, trường phái tâm thần động học đã làm
phong phú thêm kho tàng lý luận trong Tâm thần học. Song, điều đó cũng cho
thấy rằng những quan niệm về bệnh tâm thần, về bệnh căn, bệnh sinh, về
phương pháp điều trị cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Do đó nhiệm
vụ của các nhà tâm thần học hiện nay cũng như trong tương lai vẫn phải tiếp tục
<i><b>nghiên cứu và chứng minh. </b></i>


<b>5.4.3. Về những quan điểm điều trị tiến bộ: </b>


Về phương diện điều trị bệnh tâm thần trong giai đoạn này với nhiều phương
pháp khác nhau đã đạt nhiều tiến bộ có tính chất nhảy vọt:


+ Năm 1917, W. V. Jauregg đề xuất gây cơn sốt rét điều trị bệnh liệt tuần tiến
do giang mai.


+ Năm 1934, Sakel (Áo) dùng phương pháp sốc insuline.


+ Năm 1935, V. Meduna (Hungari) gây cơn co giật bằng thuốc cardiazon.
+ Năm 1938, Cerletti (Ý) gây cơn co giật bằng điện.


+ Năm 1949, V. A. Giliarovsky dùng máy gõ nhịp gây ngủ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

+ H. Laborit đề xuất phương pháp điều trị bệnh nhân tâm thần bằng đông
miên kết hợp với liều thuốc cocktailytique đã làm cho tâm thần học thay đổi bộ
mặt một cách cơ bản.


<b>5.4.4. Sự ra đời của các thuốc hướng tâm thần: </b>


Sự ra đời thuốc của an thần kinh lần đầu tiên đã đánh dấu một mốc son cho
sự phát triển của kỷ nguyên mới các thuốc hướng thần.


Năm 1949, Charpentier đã tổng hợp thành công chlorpromazin. Năm 1952,
các nhà tâm thần học Pháp J. Delay và J. Deniker, lần đầu tiên sử dụng
chlorpromazin vào lâm sàng tâm thần cho kết quả tốt đã mở ra một thời kỳ mới
dùng thuốc chữa bệnh tâm thần như các bệnh nội khoa khác. Từ đó, người ta liên
tiếp tổng hợp được nhiều loại thuốc hướng tâm thần khác nhau.


Ngành dược lý học tâm thần ra đời đã đem lại những kết quả kỳ diệu trong
điều trị bệnh tâm thần. Ngành tâm thần đã chuyển sang bước ngoặt mới. Trên cơ
sở tác dụng của thuốc hướng tâm thần nhiều phương pháp điều trị khác nhau đã
ra đời và phát huy tác dụng như liệu pháp tâm lý, liệu pháp lao động và các liệu
pháp tái thích ứng xã hội khác làm cho bệnh nhân tâm thần ngày càng được điều
trị tồn diện hơn.


Liệu pháp hố dược là một biện pháp chữa bệnh tâm thần quan trọng, trong
đó chlopromazin là thuốc đầu tiên. Nếu hành động "phá xiềng cho người bệnh
tâm thần" của P. Pinel được xem là cuộc cách mạng thứ nhất trong tâm thần học
thì sự xuất hiện của thuốc chlopromazin được xem là cuộc cách mạng thứ hai.


Liệu pháp hoá dược đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của tâm thần học như:



+ Về kiến trúc bệnh viện tâm thần, hệ thống mở đã thay thế hệ thống kín, làm
mất ấn tượng bệnh viện tâm thần là một nhà tù. Có thể xây dựng bệnh viện tâm
thần ngay giữa nơi dân cư đông đúc, gần gũi với nhân dân.


+ Cho phép giảm số bệnh nhân nội trú, giảm số ngày nằm viện và đại đa số
bệnh nhân có thể được điều trị ngoại trú với kết quả tốt.


+ Đã thu hẹp phạm vi của liệu pháp sốc điện đến mức thấp nhất.


+ Đã cải thiện mối quan hệ thầy thuốc với bệnh nhân, bệnh nhân với bệnh
nhân, bệnh nhân với gia đình và láng giềng. Nhờ đó, bệnh nhân tâm thần có thể
được gia đình và cộng đồng chấp nhận ngày càng nhiều hơn.


+ Đã thật sự làm giảm được sự đau khổ cho người bệnh tâm thần, duy trì
được khả năng lao động, làm giảm được các hành vi nguy hại, đỡ được một phần
gánh nặng cho gia đình và xã hội.


<b>5.4.5. Những quan niệm mới trong tâm thần học: </b>


Từ năm 1960, tâm thần học có một bước chuyển quan trọng về xây dựng mơ
hình tổ chức cứu chữa bệnh tâm thần và chăm sóc sức khoẻ tâm thần (CSSKTT)
trên cơ sở lồng ghép với y tế cộng đồng như:


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Giải toả các cơ sở nội trú gị bó, đưa tối đa bệnh nhân tâm thần trở về với gia
đình, giảm giường bệnh nội trú.


Với các chủ trương trên đã xuất hiện 2 loại mơ hình tổ chức CSSKTT:
Khu vực tâm thần học (secteur de psychiatrie gennerale) ở Pháp.
Khu vực dịch tễ học (epidemiological catchment area - ECA) ở Mỹ.

<i>* Khu vực tâm thần: </i>




+ Khu vực tâm thần học, tương ứng với một khu vực địa lý với dân số
67.000 dân theo thông tư ngày 15 tháng 3 năm 1960 - Cộng hoà Pháp.


+ Khu vực tâm thần học được xác định bởi 4 tiêu chuẩn:
- Về địa lý: là khu vực quản lý một số dân cư nhất định.
- Về bệnh: các bệnh tâm thần, nghiện rượu, nghiện ma tuý.


- Về chính sách y tế: phát hiện sớm, phòng bệnh và chăm sóc sau khi ra viện.
- Thực hiện CSSKTT: có nhiều bộ môn tham gia như bác sĩ tâm thần, cán bộ
tâm lý lâm sàng, cán sự xã hội, y tá tâm thần.


Mỗi khu vực tâm thần có một khoa nội trú 50 giường tại một bệnh viện tâm
thần gần nhất.


+ Xây dựng khu vực tâm thần học nhằm 3 mục đích:


- Làm cho mọi cơng dân có thể được chăm sóc có chất lượng ở gần nhà
mình nhất.


- Tránh việc nằm viện hoặc tái nằm viện bằng cách hướng các cố gắng vào
việc phòng bệnh và điều trị sau đợt nằm viện.


- Cải thiện các điều kiện nằm viện và nhất là chuyển các nhân viên gác bệnh
nhân thành y tá.


+ Tương đương với 2 khu vực tâm thần chung, có một khu vực tâm thần trẻ em.

<i>* Khu vực dịch tễ học (ECA): </i>



Khu vực Dịch tễ học (ECA) được thành lập ở Mỹ năm 1963, quản lý một khu


vực địa lý với 200.000 dân. Nhiệm vụ cũng tương tự như của khu vực tâm thần
của Pháp. Đây là mơ hình CSSKTT tiên tiến nhưng chỉ có thể áp dụng cho các
nước giàu:


+ Về cơ sở tâm thần: về số giường bệnh tâm thần (một giường bệnh tâm thần
cho 1.000 dân).


+ Về nhân lực: có ê kíp tâm thần hoàn chỉnh gồm bác sĩ tâm thần chuyên
khoa sâu các loại, cử nhân tâm lý lâm sàng, cán sự xã hội và y tá tâm thần.


+ Về kinh phí: theo nghiên cứu mới đây của GS. Domathy Rice, ở Mỹ năm
1990, kinh phí cho bệnh nhân tâm thần là 148 tỷ đô la, cho lạm dụng rượu là 99
tỷ đô la, cho nghiện ma túy là 67 tỷ đô la.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>5.4.6. Tổ chức mạng lưới CSSKTT trẻ em trong nhà trường phổ thông: </b>


Theo tài liệu của Mỹ (Susan G. Keys và CS), các trường học đang nhận ra
rằng việc cộng tác với các ngành khác trong cộng đồng là cần thiết trong việc
CSSKTT cho học sinh trong nhà trường. Người ta cũng đề nghị tăng cường các
dịch vụ CSSKTT trong nhà trường và có thể tư nhân hố các dịch vụ này.


Có 3 cơ cấu của mơ hình mạng lưới:

<i>* Đội CSSKTT: </i>



Đội này phải đảm bảo chương trình, do tư vấn của nhà trường lãnh đạo và
phải gặp nhau đều đặn để thực hiện các mục tiêu:


+ Xác định những nhu cầu của nhà trường, gia đình và xã hội.
+ Chỉ rõ ra những mục tiêu nhiệm vụ của các bên.



+ Phát triển chương trình điều phối cho các ban ngành trong phạm vi nhà
trường và giữa các trường với đại cộng đồng.


+ Đề xuất các kế hoạch mới.


+ Giám sát liên lạc giữa các ban, ngành và các chương trình cho học sinh, cán
bộ trường học, các gia đình, các cơ quan trong cộng đồng và các thể chế xã hội.


+ Đưa ra những kiến nghị đổi mới ở trường học, cơ quan và chính sách của
chính phủ.


+ Thành lập các nhóm phát triển chương trình: đây là mơ hình cơ cấu thứ 2
mà tư vấn nhà trường chịu trách nhiệm thành lập và điều phối.


+ Nếu đội CSSKTT mở rộng mục tiêu can thiệp từ học sinh đến các gia đình
thì nhóm phát triển chương trình sẽ phải lập kế hoạch cho cộng đồng, nó bao gồm:


- Đưa ra một chiến lược cho những người lãnh đạo đã được chỉ định trong hội
phụ huynh.


- Yêu cầu sự giúp đỡ của các đơn vị kề cận trong cộng đồng như cơ quan
công an, công viên, nơi giải trí, nhà thờ,...


- Tiến hành họp với thành viên gia đình để đảm bảo các gia đình có quyền
đánh giá vấn đề và có quyền đề nghị.


- Nhóm phát triển chương trình trình bày kế hoạch cho đội CSSKTT xem xét
lại, đóng góp ý kiến và quyết định thời gian thực hiện.


- Sau khi đánh giá những yêu cầu, nhóm phát triển chương trình sẽ đưa ra


những can thiệp để giúp đỡ các gia đình có vấn đề, tạo dựng mối quan hệ khăng
khít hơn giữa nhà trường và gia đình.


- Trước khi thực hiện kế hoạch, đội CSSKTT sẽ xem lại kế hoạch, đưa ra ý
kiến thảo luận và quyết định thủ tục theo dõi tiến hành kế hoạch.


Trong mơ hình tổ chức này, đội CSSKTT sẽ giám sát tất cả mọi mặt của
nhóm phát triển chương trình.


+ Đội quản lý các trường hợp học sinh có vấn đề về SKTT:


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

. Các nhân viên quản lý, tư vấn nhà trường, nhà Tâm lý học, y tá nhà trường,
giáo viên, đại diện của cơ sở SKTT địa phương và các cơ quan khác.


. Phụ huynh học sinh cũng tham gia vào đội quản lý này.


. Đội quản lý học sinh xem xét từng trường hợp do nhà trường, phụ huynh và
các cơ quan chức năng khác gửi đến và đưa ra kế hoạch hành động có sự phối
hợp giữa các ban ngành và theo dõi sự thực hiện kế hoạch.


. Đội quản lý học sinh có thể do đội CSSKTT trực tiếp thực hiện hoặc hoà
nhập vào hiệp hội trợ giúp học sinh nhà trường,...


Ví dụ: các tác giả Australia (L. T. Blume, J. Sara và K. Kirkby) nêu dự án
quốc gia mới được thử nghiệm:


. Mục đích của dự án là gắn kết sự tiếp cận của nhà trường để tăng cường
SKTT và phòng chống tự sát ở các trường PTTH.


. Thông qua các nhóm hoạt động có hiệu quả gồm: giáo dục đào tạo, y tế và


các cơ sở SKTT cấp nhà nước, trường học các địa phương và cộng đồng.


. Nhóm hoạt động sẽ phối hợp với nhau để đảm bảo phục vụ cho những học
sinh có nguy cơ về SKTT như: việc chuyển đi viện, điều trị và theo dõi tiếp theo.


Các tác giả Australia khác (R. Galbally và C. Borthwick) nêu về tổ chức tăng
cường SKTT ở tỉnh Victoria: tổ chức này có nhiệm vụ thiết kế các chương trình
đầu tiên về SKTT ở các trường tiểu học. Họ xây dựng trên 3 mơ hình thí điểm
trong 150 trường học.


- Chương trình này nhằm:


. Thiết kế một bộ khung nhằm giúp đỡ các nhà trường làm việc theo chiều
hướng trở thành tổ chức tăng cường SKTT.


. Để tạo ra một mạng lưới tổ chức tăng cường cho việc CSSKTT.
. Để tăng thêm sự hiểu biết về CSSKTT học đường.


. Cơ sở y tế CSSK ban đầu tại địa phương và gia đình.


Ví dụ: ở Thái Lan có hình thức hội CSSKTT học đường, bao gồm các thành
phần tham gia như:


. Bệnh viện: khoa tâm thần thanh thiếu niên, khoa tâm thần cộng đồng, có
nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ học sinh ở các trường học.


. Nhà trường: gồm hiệu trưởng, giáo viên tham vấn và hướng dẫn học sinh,
giáo viên giảng dạy đặc biệt cho các trẻ em khiếm khuyết về tâm thần.


. Gia đình: để thực hiện công việc cụ thể cho CSSKTT, họ thành lập những


<i>đội công tác bao gồm những giáo viên, nhà tâm thần học và cha mẹ học sinh. </i>


+ Mục tiêu cơng tác CSSKTT:


- Phịng các vấn đề về SKTT: cần giáo dục rộng rãi cho các phụ huynh, giáo
viên và học sinh.


- Chữa bệnh: cần giải quyết bằng liệu pháp sinh học, tâm lý, tâm lý và xã hội.
<i>* Vai trò của giáo viên trong nhà trường: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

+ Có kỹ năng giải quyết các trường hợp cụ thể theo chiến lược và phương
pháp đúng.


+ Nếu trường hợp có vấn đề về SKTT nặng thì học sinh phải được gửi đi
bệnh viện.


<i>* Vai trò của nhà tâm thần học: </i>
+ Tham vấn với nhân viên nhà trường.


+ Hướng dẫn, tư vấn cho giáo viên và phụ huynh học sinh.
+ Giải quyết và điều trị cho trẻ em bị bệnh nặng.


<b>5.4.7. Lồng ghép chăm sóc sức khoẻ tâm thần với công tác giáo dục: </b>
<i>* Ở Australia: </i>


Các tác giả R.Galbally, C.Borthwick nhận thấy rằng: tăng cường sức khoẻ
học đường là tăng cường sức khoẻ thông qua việc lập kế hoạch và sử dụng một
chương trình giảng dạy đổi mới với quan điểm con người là một thể thống nhất.
Cung cấp cho giáo viên có đủ thời gian để bao quát các vấn đề sức khoẻ, khuyến
khích những lối sống lành mạnh và sử dụng kỹ thuật giảng dạy thích hợp. Nó làm


cho học sinh có thể hướng tới có tiềm năng đầy đủ về sức khoẻ thể chất, tâm thần
và xã hội. Nó cho phép học sinh hoạt động và tự nâng cao hiểu biết về sức khoẻ
và từ đó coi trọng sức khoẻ.


Các tác giả cũng nêu ra chiến lược SKTT trong nhà trường là yếu tố chủ chốt
của thanh thiếu niên. Điều thiết yếu của SKTT là phải lồng ghép vào y tế cộng
đồng chung của nhà trường.


Nếu theo giáo dục sức khoẻ truyền thống, coi giáo dục sức khoẻ giới hạn
trong lớp học thì việc tăng cường SKTT trong nhà trường hiện nay có tầm nhìn
rộng hơn, bao gồm tất cả những khía cạnh của cuộc sống trong nhà trường và
mối quan hệ trong cộng đồng xã hội.


Nếu nhấn mạnh giáo dục vệ sinh cá nhân học đường thì cần tăng cường hơn
nữa giáo dục SKTT dựa trên mô hình về sức khoẻ cơ thể - tâm thần - xã hội và
môi trường.


+ Theo các tác giả khác như: G. C. Patton, L. Bond và H. Butler cần có sự
tiếp cận có hệ thống để tăng cường SKTT trong các nhà trường PTTH ở
Australia.


+ Chương trình này được lồng ghép vào chương trình giáo dục chính và liên
kết giữa nhà trường với cộng đồng, đặc biệt chú ý đến nhu cầu của các học sinh
đang có vấn đề về SKTT ở trường học.


<i>* Ở Thái Lan: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

+ Mục tiêu của đề án là giáo dục SKTT giúp cho các giáo viên và học sinh có
thể ứng dụng kiến thức vào trong đời sống hàng ngày, làm sao để mọi người hiểu
khái niệm về " sức khoẻ tâm thần ".



+ Nội dung lồng ghép của đề án bao gồm:
- Sức khoẻ tâm thần trong đời sống hàng ngày.
- Động lực nhóm trong mối quan hệ của con người.
- Quá trình phát triển trong những giai đoạn sống.
- Ảnh hưởng của gia đình trong phát triển nhân cách.
- Những stress và sự thích ứng với stress.


- Ảnh hưởng của giáo viên đối với học sinh.
- Rối loạn ứng xử, trí tuệ và sự thích ứng.
- Kỷ luật và sự phát triển của trẻ em.


<b>6. Sự phát triển tâm thần học ở Việt Nam. </b>


<i><b>6.1. Tóm tắt về lịch sử phát triển tâm thần học ở Việt Nam: </b></i>


Cũng như trong lịch sử loài người, ở nước ta bệnh tâm thần xuất hiện từ khi
có con người trong những bộ lạc, thị tộc đầu tiên. Khi có bệnh tâm thần tất nhiên
là có thầy thuốc và có phương pháp chữa bệnh.


Chỉ tiếc rằng do việc biên soạn, ấn lốt của ơng cha ta chưa phát triển, việc
lưu trữ gặp nhiều khó khăn, qua nhiều thời kỳ chiến tranh dựng nước và giữ nước
nên đến nay các tài liệu sưu tầm được quá ít .


Tuệ Tĩnh (thế kỷ thứ XV) đã nghiên cứu các bệnh thuộc tâm, các chứng mất
ngủ, điên cuồng, kém trí nhớ. Ơng đã có những khái niệm phân biệt điên và
cuồng. Điên là vui, cười nói năng rối loạn, do tâm huyết không đủ mà phát ra nên
điều trị bằng an thần dưỡng huyết. Cuồng là nói sai, làm sai, khơng cịn lý trí,
chạy nhảy, làm càn do đàm hoả thịnh mà phát ra, nên điều trị bằng thanh hỏa hạ
đàm, lợi đại tiện, khơng ăn no. Ơng đã dùng thuốc nam, cây cỏ để trị các bệnh lo


sợ, bực tức, cuồng nhiệt, cười nói vơ cớ, nói về ma quỉ,...


Hải Thượng Lãn Ông (thế kỷ thứ XVIII) đã luận bàn nhiều về y lý, về tâm và
thần, về phương pháp tiết dục, về phương pháp an thần bổ tâm, an thần dưỡng
tâm. Ông đã sử dụng cách chữa bằng tình chí để chữa cho các bệnh nhân rối loạn
thất tình mà sinh ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<i><b>6.2. Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ: </b></i>


Trong thời kỳ thực dân pháp thống trị, việc điều trị bệnh tâm thần chưa
được quan tâm. Môn Tâm thần học khơng có trong chương trình giảng dạy ở
trường Đại học Y khoa Hà Nội và khơng có một bác sĩ chuyên khoa tâm thần
nào. Các nhà thương Biên Hoà, nhà thương Vôi ở Bắc Giang và khu "trại điên"
ở Bạch Mai - Hà Nội thực chất là nơi giam giữ người "điên" để khỏi phá rối
trật tự xã hội. Những người điên bị nhốt trong các phòng chật hẹp và hôi thối,
trần truồng, tranh nhau những nắm cơm ném qua lỗ hở đục ở cửa. Nhiều bệnh
nhân chết ở đây khơng có tên tuổi mà được gọi bằng các con số. Khi kích động
được sử dụng roi vọt, dây trói, áo trói, cùm chân tay,...


Dưới thời thuộc Pháp, cả nước ta có 2 cơ sở tâm thần được xây dựng theo
kiểu tập trung. Ở miền Nam, có Bệnh viện tâm thần Biên Hoà xây dựng từ năm
1915 với nhiều đợt tu bổ và phát triển thêm. Bệnh viện hoạt động cho đến ngày
nay. Năm 1975 có tới 1800 giường bệnh, thu dung bệnh nhân của tất cả các tỉnh
miền Nam. Tỷ lệ bệnh tâm thần ở Việt Nam hiện nay là khoảng 20%. Vấn đề đặt
ra là phải giải quyết sao cho phù hợp về việc quản lý và chăm sóc SKTT ở một
nước có thu nhập thấp như nước ta hiện nay.


<i><b>6.3. Chính sách chung lâu dài: </b></i>


+ Không xây dựng các bệnh viện lớn tập trung, mà xây dựng các bệnh viện


tâm thần của tỉnh cỡ nhỏ và trung bình: 100 - 300 - 500 giường bệnh tùy theo số
dân của từng địa phương.


+ Tổ chức hệ thống khám bệnh tâm thần ngoại trú ở tuyến quận, huyện và xã,
phường để người dân có nhu cầu tư vấn có thể tiếp cận được dễ dàng hơn với tổ
chức chăm sóc SKTT và với tổ chức chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở cộng đồng.


+ Tiến tới quản lý, chăm sóc và cứu chữa tất cả các loại bệnh tâm thần.


<i><b>6.4. Chính sách trong giai đoạn trước mắt: </b></i>


+ Mở rộng dần phạm vi quản lý chăm sóc từ các bệnh tâm thần cần chú ý đặc
biệt đến tất cả các bệnh tâm thần khác, từ mức độ chăm sóc thấp đến trình độ
chuyên khoa sâu.


+ Sử dụng bác sĩ đa khoa được tập huấn chuyên khoa tâm thần ngắn hạn để
phục vụ bệnh nhân tâm thần, lồng ghép công tác CSSKTT vào mạng lưới y tế cơ
sở. Việc tập huấn chuyên khoa được tổ chức thực hiện hàng năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

NGUYÊN NHÂN CÁC BỆNH TÂM THẦN



<i><b>Nguyễn Văn Ngân </b></i>
<i><b>Ngô Ngọc Tản </b></i>


<b>1. Đặc điểm chung. </b>


Nguyên nhân các bệnh tâm thần là vấn đề phức tạp. Những giả thuyết về
nguyên nhân bệnh tâm thần chưa được chứng minh cụ thể. Mối liên quan giữa
nguyên nhân và hậu quả của bệnh tâm thần cũng chưa xác định được rõ ràng.
Việc gây bệnh tâm thần thực nghiệm trên súc vật chưa làm được và gặp nhiều


khó khăn vì chỉ có con người mới có tình cảm, ngơn ngữ và có sự lao động sáng
tạo bằng công cụ do chính mình làm ra. Cho đến nay còn nhiều bệnh tâm thần
chưa rõ nguyên nhân. Vì vậy, trong tâm thần học cịn tồn tại các quan điểm, các
học thuyết khác nhau, đơi khi cịn trái ngược nhau về nguyên nhân các bệnh tâm
thần.


Vấn đề bản chất của bệnh tâm thần ở những thời kỳ lịch sử khác nhau bao
giờ cũng có xu hướng phù hợp với quan điểm triết học của thời kỳ đó. Sự đối lập
giữa 2 quan điểm cơ bản duy vật và duy tâm về nguồn gốc và bản chất của loạn
tâm thần trong tâm thần học thế giới cho đến nay vẫn còn gay gắt.


Quan điểm duy tâm cho rằng chỉ có thể tìm thấy bản chất của bệnh tâm thần
trong tâm hồn con người. Đó là các biến đổi tâm lý tách rời khỏi thể chất.


S. Freud nhấn mạnh sự dồn nén các dục vọng vào tiềm thức (nhất là tình dục)
là nguyên nhân của các bệnh tâm thần. Ơng cho rằng: những thúc đẩy tình dục bị
xã hội, đạo đức xem là nguy hiểm đến bản ngã (ego) và siêu ngã (superego) nên
đã bị đẩy lùi vào cõi vô thức. Trong cõi vơ thức, các địi hỏi bị dồn nén, liên kết
với nhau tạo thành các mặc cảm. Mặc cảm là toàn bộ các biểu tượng được liên
kết với nhau, bị dồn nén mà tạo lên chiêm bao và bệnh tâm thần. Các mặc cảm
không chịu ở nguyên trong vùng vô thức. Các dục vọng bị dồn nén đã tìm cách
"trả thù" bằng sự xuất hiện dưới hình thức của ý thức và tượng trưng sự giải toả
trá hình. Người bệnh tâm thần có cách giải toả trá hình cho những dục vọng bị
dồn nén như nói nhịu, chiêm bao. Thầy thuốc có thể giúp cho bệnh nhân giải toả
thực sự các mặc cảm bằng phương pháp phân tâm (psycho-analyse).


Quan điểm duy vật xem bệnh tâm thần gây ra do sự rối loạn hoạt động của
não. Khuynh hướng duy vật nghiên cứu bệnh căn của các bệnh tâm thần trên
quan điểm "Quyết định luận" (déterminisme). Theo quan điểm này, bệnh tâm
thần phải do một nguyên nhân nhất định nào đó gây ra. Nguyên nhân của một


bệnh tâm thần có thể có một nhưng cũng có thể có nhiều. Tuy có nhiều nguyên
nhân nhưng vẫn có các nguyên nhân chính và nguyên nhân phụ trợ thúc đẩy q
trình phát bệnh nhanh chóng hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

thúc của bệnh phụ thuộc vào tác động qua lại của những nguyên nhân, những ảnh
hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài và phụ thuộc vào trạng thái của từng
cơ thể. Thí dụ: rối loạn tâm thần do chấn thương sọ não thì có bệnh nhân bị chấn
thương rất nặng mà rối loạn tâm thần lại nhẹ, ngược lại có bệnh nhân tổn thương
não thì nhẹ mà rối loạn tâm thần lại nặng nề vơ cùng. Nói tóm lại, sự phát sinh,
tiến triển và kết thúc của bệnh tâm thần phụ thuộc vào các mối quan hệ của
những tác nhân bên ngoài và bên trong cơ thể.


Yếu tố nội sinh là các trạng thái thể chất và sinh lý của cơ thể, bao gồm:
+ Loại hình hoạt động thần kinh cao cấp của mỗi cá thể.


+ Trạng thái của loại hình thần kinh trong lúc có tác động gây hại.
+ Giới tính của cá thể.


+ Lứa tuổi của cá thể.


+ Các nhân tố di truyền gồm: các mầm mống di truyền, gen di truyền, đặc
điểm miễn dịch - sinh học, đặc điểm phản ứng cơ thể,...


Ý nghĩa của tác nhân ngoại sinh và nội sinh ở trong các bệnh tâm thần và ở
mỗi cá thể là rất khác nhau. Thí dụ: đối với rối loạn tâm thần do chấn thương sọ
não thì tác động trực tiếp từ bên ngoài chiếm ưu thế. Ngược lại, đối với rối loạn
tâm thần nhiễm khuẩn thì các phản ứng nội sinh của cơ thể chiếm ưu thế. Các
yếu tố này gây ra sốt cao, nhiễm độc và xuất hiện các triệu chứng đa dạng như:
hội chứng mê sảng, hội chứng lú lẫn, hội chứng suy nhược thần kinh và cơ thể.



Trong một số bệnh tâm thần khác thì diễn biến của bệnh cũng không phù hợp
với nguyên nhân sinh ra nó như: bệnh tâm thần phân liệt chẳng hạn thì các hiện
tượng bệnh lý dường như do trạng thái sinh lý cơ bản của bệnh tự phát sinh mà
không xác định được rõ rệt. Do vậy, có thể khẳng định rằng yếu tố nguyên nhân
gây rối loạn tâm thần là có, nhưng không phải bao giờ cũng quyết định toàn bộ
sự phát triển của bệnh.


Trong nhiều trường hợp nguyên nhân gây bệnh chỉ là yếu tố phát động khởi
đầu của bệnh. Về sau, sự tiến triển của quá trình bệnh lý cùng với những biến
dạng hoặc biến chứng của bệnh diễn ra trong giới hạn của những qui luật nhất
định khơng có liên quan gì với nguyên nhân ban đầu gây ra bệnh. Điều này
thường xảy ra với các bệnh tâm thần phân liệt và động kinh.


<b>2. Nguyên nhân của một số bệnh tâm thần. </b>


Sau khi nghiên cứu và khẳng định sự tác động qua lại phức tạp và tinh tế giữa
các yếu tố ngoại sinh và nội sinh, chúng ta hãy tìm hiểu đặc điểm của một số
nguyên nhân chủ yếu có thể gây ra bệnh tâm thần.


<i><b>2.1. Nguyên nhân do nhiễm khuẩn: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Nhiễm khuẩn cũng có thể là toàn thân gây rối loạn tâm thần do não bị tác động
gián tiếp của nguyên nhân gây bệnh do các độc tố của vi khuẩn gây nên. Thí dụ
như: bệnh thương hàn, sốt mò, sởi,... Mặt khác, cũng có thể nhiễm khuẩn trực
tiếp tác động tới não thứ phát sau nhiễm khuẩn tồn thân. Thí dụ như: nhiễm
khuẩn huyết. Một số trường hợp khác nhiễm khuẩn tiềm tàng ở hốc mũi, xoang
mặt, tai giữa có thể làm phát triển rối loạn tâm thần.


<i><b>2.2. Nguyên nhân do nhiễm độc: </b></i>



Nhiễm độc là nguyên nhân thường gặp nhất. Nhiễm độc mãn tính có thể gặp
ở những người tiếp xúc trực tiếp với hố chất cơng nghiệp do nghề nghiệp như:
nhiễm độc chì, thủy ngân, thuốc đạn, thuốc trừ sâu, oxytcacbon,... Cũng có thể
gặp nhiễm độc mãn tính ở những người nghiện rượu, nghiện ma túy, nghiện
thuốc ngủ,... Các rối loạn tâm thần ở đây trực tiếp do tác động của chất độc được
tích luỹ lại và cũng có thể gián tiếp do nhiễm độc gây ra các rối loạn chuyển hố
trong cơ thể.


Có thể liệt kê vào nguyên nhân nhiễm độc cả những người tiếp xúc với sóng
siêu cao tần, chất phóng xạ, tia X do khơng chấp hành các qui tắc bảo vệ an tồn
lao động có thể ảnh hưởng đối với cơ thể và hệ thần kinh trung ương.


<i><b>2.3. Nguyên nhân do chấn thương sọ não: </b></i>


Các chấn thương sọ não có thể do chiến tranh, do tai nạn lao động và cũng có
thể do tai nạn giao thơng.


Chấn thương sọ não có thể là chấn thương kín hoặc chấn thương mở ở sọ não
đều có thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra các rối loạn tâm thần. Các rối loạn tâm
thần do chấn thương sọ não ở giai đoạn xa đều là những di chứng nặng nề. Đồng
thời là thiệt thòi lớn cho bản thân bệnh nhân, là gánh nặng cho gia đình và xã hội.


<i><b>2.4. Nguyên nhân do u não và các rối loạn tuần hoàn não: </b></i>


U não và các rối loạn tuần hồn não có thể là các nguyên nhân trực tiếp do
tổn thương tổ chức não gây ra các rối loạn tâm thần. Vị trí các tổn thương khu trú
ở não kèm theo biểu hiện rối loạn tâm thần khác nhau. Dựa vào các rối loạn này,
người ta có thể chẩn đốn xác định được định khu của các tổn thương.


<i><b>2.5. Nguyên nhân do stress tâm lý: </b></i>



Stress tâm lý là những nguyên nhân hay gặp; tùy theo cường độ, thời gian tác
động và loại hình thần kinh mà có thể gây ra những mức độ, trạng thái rối loạn
tâm thần khác nhau. Có nhiều trường hợp dẫn đến mất khả năng lao động, tàn
phế về chức năng tâm thần. Việc tiến hành các biện pháp vệ sinh tâm thần có ý
<b>nghĩa to lớn trong việc dự phòng các bệnh trên. </b>


<b>3. Một số yếu tố thuận lợi cho việc phát sinh các bệnh tâm thần. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

sức khoẻ toàn thân đều có ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành và diễn biến
của từng loại bệnh và các thể bệnh tâm thần như:


<i><b>3.1. Yếu tố di truyền: </b></i>


Yếu tố di truyền cũng có khi là nguyên nhân nhưng cũng có khi chỉ là yếu tố
thuận lợi cho việc phát triển bệnh. Người ta chú ý đến yếu tố di truyền trong
những bệnh như: tâm thần phân liệt, bệnh loạn tâm thần hưng-trầm cảm,...
Những yếu tố này trong nhiều trường hợp cũng chỉ là yếu tố thuận lợi cho bệnh
phát sinh mà thơi. Thí dụ: có gia đình cả bố và mẹ bị rối loạn tâm thần mà các
con của họ thì bình thường và ngược lại có người bị bệnh tâm thần mà trong tiền
sử gia đình khơng có ai bị bệnh tương tự. Khi nghiên cứu rối loạn tâm thần ở các
cặp song sinh cùng trứng và khác trứng, người ta nhấn mạnh vai trò di truyền
trong các bệnh tâm thần.


Tuy nhiên, các nghiên cứu không xác định được gen di truyền mà người ta
chỉ tìm được các yếu tố di truyền về thể tạng và cơ địa. Trên cơ sở đó, dưới tác
động của các yếu tố khác hoặc tác nhân có hại, có thể phát sinh ra các bệnh tâm
thần khác nhau. Những yếu tố nguy cơ này đóng một vai trị quan trọng trong
việc xuất hiện các yếu tố có mang tính di truyền. Thí dụ: trong khởi phát tâm
thần phân liệt có người bắt đầu sau nhiễm khuẩn, có người bắt đầu sau một chấn


thương tâm lý hoặc chấn thương sọ não, đơi khi cịn gặp sau khi sinh đẻ. Mặc dù
vậy, vấn đề di truyền trong bệnh lý tâm thần còn là một vấn đề bí ẩn. Do người ta
chưa tìm thấy gen di truyền và phương thức di truyền bệnh này.


<i><b>3.2. Yếu tố nhân cách: </b></i>


Nhân cách bao gồm toàn bộ đặc điểm tâm lý của một con người, là tổng hợp
những nét riêng biệt của một con người, làm cho người này có những nét khác
hẳn với người kia. Nhân cách bao gồm nhiều thành phần như: xu hướng (khuynh
hướng, ham thích), khí chất, tính cách, năng lực, loại hình thần kinh.


Nếu nhân cách mạnh, bền vững thì khả năng chống đỡ bệnh tật tốt hoặc nếu
bị bệnh thì khả năng hồi phục cũng nhanh hơn so với người có nhân cách yếu và
nhân cách không thăng bằng.


Đơi khi loại hình thần kinh đóng một vai trị quyết định trong các thể lâm
sàng của bệnh. Thí dụ: như bệnh tâm căn hysteria thường chỉ xuất hiện ở người
có loại hình thần kinh yếu, khơng thăng bằng và có xu hướng nghệ sĩ, ích kỷ.


<i><b>3.3. Yếu tố lứa tuổi: </b></i>


Mỗi lứa tuổi đều có một đặc điểm tâm lý và sinh lý khác nhau. Vì vậy khi bị
bệnh tâm thần thì tùy theo lứa tuổi mà biểu hiện lâm sàng, tiến triển và tiên lượng
của bệnh cũng khác nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<i><b>3.4. Yếu tố giới tính: </b></i>


Giới tính ảnh hưởng rất lớn đến việc phát sinh các bệnh tâm thần. Nữ giới
thường có những rối loạn tâm thần ở các thời kỳ khác nhau trong trong quá trình
hoạt động của tuyến sinh dục.



Trong các thời kỳ dậy thì, bắt đầu có kinh nguyệt, thời kỳ sinh đẻ, thời kỳ
mãn kinh thường hay phát sinh các bệnh tâm thần nhất. Đây là thời kỳ khủng
hoảng cả về sinh lý và tâm lý dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại lai. Ở nữ giới
thường hay gặp một số bệnh tâm thần như: tâm căn hysteria, rối loạn khí sắc chu
kỳ, rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu. Ngược lại ở nam giới hay gặp các bệnh rối
loạn tâm thần do rượu, rối loạn tâm thần do nhiễm độc, rối loạn tâm thần do chấn
thương sọ não.


<i><b>3.5. Các yếu tố cơ thể: </b></i>


Giai đoạn khởi phát các bệnh rối loạn tâm thần thường xuất hiện khi sức khoẻ
cơ thể bị giảm sút do thiếu dinh dưỡng kéo dài, làm việc quá sức, mất ngủ kéo
dài, sau một bệnh nhiễm khuẩn nặng hoặc các bệnh cơ thể khác,... Ngược lại,
chính các bệnh rối loạn tâm thần cũng làm cho cơ thể suy sụp tạo thành vòng
luẩn quẩn. Vì vậy trong điều trị các bệnh rối loạn tâm thần cần phải điều trị tồn
diện thì bệnh mới nhanh hồi phục.


<b>4. Các nguyên tắc xác định nguyên nhân bệnh tâm thần. </b>


+ Việc xác định nguyên nhân của một bệnh tâm thần vẫn là vấn đề rất khó
khăn. Để có thể xác định được nguyên nhân đúng, người thầy thuốc cần lưu ý các
đặc điểm sau:


- Bản chất hoạt động tâm thần là hoạt động của bộ não. Vì vậy bệnh tâm
thần trước hết do nguyên nhân trực tiếp làm tổn thương tổ chức não hay làm trở
ngại hoạt động của não gây nên.


- Cơ thể và tâm thần là một khối thống nhất. Các bệnh tâm thần đều có ảnh
hưởng đến cơ thể và ngược lại các bệnh cơ thể có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt


động tâm thần. Vì vậy bệnh tâm thần là một bệnh của toàn bộ cơ thể.


- Cơ thể, tâm thần và mơi trường sống có liên quan mật thiết với nhau, có tác
động qua lại với nhau, có ảnh hưởng lẫn nhau. Con người hoạt động cải tạo môi
trường và chịu ảnh hưởng của môi trường mà môi trường gồm có mơi trường
thiên nhiên và môi trường xã hội. Vì vậy tác động của mơi trường có thể phát
sinh bệnh tâm thần. Muốn dự phịng bệnh tâm thần thì phải cải tạo điều kiện ăn,
ở, làm việc, các tệ nạn xã hội, các hủ tục lạc hậu, các phương pháp giáo dục, các
tác nhân chấn thương tâm lý,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

- Khi xác định nguyên nhân bệnh tâm thần cần nghiên cứu tỉ mỉ, cân nhắc
thận trọng để xác định đâu là nguyên nhân chính, đâu là nguyên nhân phụ hay
yếu tố thuận lợi.


- Tìm nguyên nhân chính của bệnh tâm thần không thể chỉ căn cứ vào yếu tố
trực tiếp khi xuất hiện bệnh mà phải căn cứ vào đặc điểm diễn biến lâm sàng của
bệnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

PHÂN LOẠI CÁC BỆNH TÂM THẦN



<i><b>Nguyễn Văn Ngân </b></i>
<i><b>Ngô Ngọc Tản </b></i>
<i><b>Bùi Quang Huy </b></i>


<b>1. Khái niệm về phân loại các bệnh tâm thần. </b>
<i><b>1.1. Lịch sử trong phân loại bệnh tâm thần: </b></i>


Phân loại các bệnh tâm thần luôn luôn là vấn đề thời sự trong tâm thần học.
Cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trong phân loại các bệnh tâm thần. Ngay
cả đến định nghĩa thế nào là bệnh tâm thần, thế nào là rối loạn tâm thần và thế


nào là khơng bình thường về mặt tâm thần cũng vẫn là chủ đề của nhiều cuộc
thảo luận trong tâm thần học. Còn nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhiều nhận
định khác nhau về vấn đề này. Về các triệu chứng và hội chứng rối loạn tâm thần
còn nhiều bất đồng, đặc biệt là những ý kiến về đơn vị bệnh lý và danh pháp các
bệnh đó. Tuy nhiên việc phân loại bệnh tâm thần vẫn ngày càng được hoàn thiện
dần và phát triển.


Năm 1882, V.Kh. Kandinsky là người đầu tiên đã khởi thảo bảng phân loại
các bệnh tâm thần. Tuy bảng phân loại của V.Kh. Kandinsky rất sơ khai, song đã
khẳng định rằng các rối loạn tâm thần là một nhóm các đơn thể bệnh. Đến năm
1898, nhà tâm thần học Đức là E. Kraepelin (1856-1926) mới thống nhất các
triệu chứng rối loạn tâm thần riêng lẻ vào một số các đơn thể bệnh nhất định. Căn
cứ vào các tiêu chuẩn biểu hiện lâm sàng giống nhau mà Ông đưa ra một bảng
phân loại các bệnh tâm thần dựa trên nguyên tắc phân chia theo các đơn thể bệnh
riêng biệt. Người ta coi đây là bảng phân loại các bệnh tâm thần đầu tiên trên thế
giới. Cho đến những năm gần đây, một số quốc gia vẫn sử dụng bảng phân loại
bệnh này và làm nền tảng để bổ sung mới.


Tuy vậy, ở một số nước khác, các nhà tâm thần học nhận thấy cách phân chia
các đơn thể bệnh có tính chất gượng ép, vì rằng các triệu chứng rối loạn tâm thần
rất đa dạng và có những đơn thể bệnh có quá nhiều nguyên nhân, quá nhiều dạng
cảnh. Họ chủ trương chỉ phân loại các triệu chứng và hội chứng bệnh là đủ và
cho rằng khơng có những đơn thể bệnh tâm thần mà chỉ có những hội chứng tâm
thần. Cho đến gần đây vẫn có nhà tâm thần học cho rằng bệnh tâm thần chỉ có
một với nhiều cách biểu hiện lâm sàng khác nhau. Do đó, hiện nay vẫn tồn tại hai
trường phái khác nhau về phân loại các bệnh tâm thần. Một phái chủ trương hội
chứng luận và một trường phái chủ trương phân bệnh luận. Tuy nhiên trong từng
trường phái cũng không thống nhất với nhau về cách phân chia các nhóm, các
thể, ...



</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<i><b>1.2. Hệ thống phân loại bệnh quốc tế (ICD): </b></i>


Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của xã hội đòi hỏi ngành
tâm thần phải có những danh pháp thống nhất và phân loại thống nhất, TCYTTG
đã nghiên cứu và đưa ra cách phân loại các bệnh tâm thần lần đầu tiên, nằm trong
Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 6, công bố vào năm 1948.


Bảng phân loại quốc tế về các bệnh tâm thần lần đầu tiên này, tuy còn nhiều
thiếu sót, nhưng đã đánh dấu một bước phát triển mới của tâm thần học thế giới.
Bảng phân loại quốc tế các bệnh tâm thần này ngày càng được bổ sung và hoàn
thiện. Nhiều nước, nhiều tác giả đã đề xuất cách phân loại của mình.


Đại hội ngành Thần kinh-Tâm thần tồn Liên Xơ năm 1963 đã thơng qua bản
dự án phân loại các bệnh tâm thần của mình và đệ trình với TCYTTG.


Bảng phân loại của Liên Xô đã được TCYTTG chấp nhận và bổ sung vào
Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 8, công bố năm 1968. Bảng phân loại này
được áp dụng tương đối rộng rãi trên thế giới.


Hệ thống phân loại bệnh quốc tế dựa theo phương pháp thập phân. Các loại
bệnh được mã hoá từ 00 đến 99. Số thứ tự của các bệnh tâm thần được xếp vào
mã số: 29, 30, 31. Các đơn thể bệnh được ghi bằng mã số thứ 3 từ 0-9. Thí dụ
bệnh tâm thần phân liệt là 295. Các thể bệnh riêng lẻ được ghi bằng mã số thứ 4
từ 0-9 như bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân được ghi bằng mã số 295.1.


Cách phân loại này thuận tiện cho việc sử dụng máy tính trong nghiên cứu,
thống kê và trong y tế cộng đồng.


<i><b>1.3. Hệ thống phân loại bệnh của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ (DSM): </b></i>



Song song với sự hoàn thiện và củng cố Bảng phân loại bệnh quốc tế, bổ
sung lần thứ 8, 9, 10 thì ở các nước phương tây, đặc biệt là ở Mỹ, việc phân loại
các bệnh tâm thần có những sự khác biệt.


Hội Tâm thần học Mỹ nghiên cứu theo yêu cầu của công ty bảo hiểm Mỹ và
đã đưa ra một hệ thống phân loại bệnh khác, thay thế hệ thống phân loại bệnh
quốc tế (vì bị coi như khơng thuận tiện cho việc nghiên cứu các bệnh tâm thần).
Hệ thống phân loại bệnh tâm thần của Mỹ được gọi là "Sách giáo khoa về chẩn
đoán và thống kê các bệnh tâm thần" (diagnostic and statistical manual of mental
disorders-DSM), phát hành lần đầu tiên vào năm 1952 (DSM-I).


Hội Tâm thần học Mỹ thường xuyên bổ sung và hoàn thiện cho hệ thống
phân loại của mình.


DSM-II (1968), DSM-III (1980), DSM-III-R (năm 1987, đã tinh lọc lại các
tiêu chuẩn của DSM-III ), DSM-IV (1994).


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

Những lần xuất bản bổ sung càng về sau này thì 2 hệ thống phân loại ICD và
DSM càng xích lại gần nhau hơn.


Hiện nay, DSM-III-R, DSM-IV có nhiều bổ sung mới được coi như là một
cuốn sách giáo khoa chung cho ngành Tâm thần học Việt Nam nói riêng và đa số
các nước phương tây nói chung.


<i><b>1.4. Các đặc trưng của bảng phân loại DSM-IV (năm 1994): </b></i>


+ Là bảng phân loại quốc gia của Mỹ.


+ Có thể áp dụng cho các nền văn hố và truyền thống Tâm thần học của Mỹ
và một số nước kinh tế phát triển ở phương Tây khác mà có cùng truyền thống


tâm thần học như của Mỹ.


+ Phản ánh đặc trưng của hệ thống chăm sóc sức khoẻ và thực hành hiện thời
(việc chăm sóc có quản lý).


+ Có tính đổi mới.


+ Được cập nhật thường xuyên hơn.


+ Kết hợp chặt chẽ với các kết quả nghiên cứu hiện nay.
+ Dựa trên cơ sở nhất trí của các chun gia trong tồn quốc.
+ Đạt được nhiều mục đích như đào tạo, nghiên cứu luật y tế,...


<i><b>1.5. Sự khác biệt giữa ICD-10 và DSM-IV: </b></i>


+ Khác nhau về thuật ngữ.


+ Khơng có sự tương đương về một số tiêu chuẩn chẩn đoán.


+ Khác nhau trong việc sắp xếp, tạo thành nhóm các loại chẩn đoán.


+ Khác nhau trong các tiêu chuẩn chẩn đoán đặc hiệu như thời gian tồn tại
các triệu chứng trong tâm thần phân liệt ở ICD-10 là 1 tháng còn trong DSM-IV
đòi hỏi phải trên 6 tháng.


+ Các loại hoạt động xã hội thì ICD-10 tránh đề cập đến nhưng DSM-IV lại
đóng vai trò cốt yếu.


+ Khác nhau trong hệ thống các trục chẩn đốn, trong ICD-10 có 3 trục cịn
trong DSM-IV lại có những 5 trục.



+ Sắp xếp hệ thống ghi mã số khác nhau như chữ số và chữ cái trong ICD-10
khác với chữ số trong DSM-IV.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>2. Phân loại các bệnh tâm thần theo hệ thống phân loại quốc tế. </b>


<i><b>2.1. Bảng phân loại bệnh quốc tế về các bệnh tâm thần lần thứ 8, năm 1968 </b></i>
<i><b>(ICD-8): </b></i>


<i>* Mục 29: Các bệnh loạn tâm thần: </i>
290: Mất trí tuổi già và trước tuổi già.
291: Các bệnh loạn tâm thần do rượu.


292: Các bệnh loạn tâm thần do nhiễm khuẩn nội sọ.


293: Các bệnh loạn tâm thần có liên quan đến các thương tổn não khác.
294: Các bệnh loạn tâm thần có liên quan đến các điều kiện thể chất khác.
295: Bệnh tâm thần phân liệt.


296: Các bệnh loạn tâm thần cảm xúc.
297: Các trạng thái paranoid.


298: Các trạng thái khác và không đặc hiệu.


<i>* Mục 30: Các bệnh loạn thần kinh, các rối loạn nhân cách v à các rối loạn </i>
<i>khác không phải rối loạn tâm thần: </i>


300: Các bệnh loạn thần kinh.
301: Bệnh nhân cách.



302: Các lệch lạc về tình dục.
303: Nghiện rượu.


304: Nghiện ma túy.


305: Các rối loạn thể chất giả định do nguyên nhân tâm lý.
306: Các triệu chứng loạn thần kinh đặc biệt.


307: Các rối loạn tạm thời do hoàn cảnh.
308: Rối loạn hành vi tác phong trẻ em.


309: Các rối loạn không phải tâm thần, do các nguyên nhân thể chất.
<i>* Mục 31: Thiểu năng tâm thần: </i>


310: Tâm thần phát triển trì trệ sát mức bình thường.
311: Tâm thần phát triển trì trệ mức độ nhẹ.


312: Tâm thần phát triển trì trệ mức độ trung bình.
313: Tâm thần phát triển trì trệ mức độ nặng.


314: Tâm thần phát triển trì trệ mức độ nghiêm trọng.


315: Thiểu năng tâm thần khơng biệt hố theo mức độ biểu hiện.


<i><b>2.2. Bảng phân loại bệnh quốc tế về các bệnh tâm thần lần thứ 9, năm 1979 </b></i>
<i><b>(ICD-9): </b></i>


<i>* Mục 290-299: Các bệnh loạn tâm thần: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

.1: Sa sút tâm thần trước tuổi già.



.2: Sa sút tâm thần tuổi già thể trầm cảm hoặc hoang tưởng.
.3: Sa sút tâm thần tuổi già với trạng thái lú lẫn cấp.


.4: Sa sút tâm thần do bệnh động mạch.
.8: Các sa sút tâm thần khác.


.9: Các sa sút tâm thần không xác định.
291: Loạn tâm thần do rượu.


.0: Sảng run.


.1: Loạn tâm thần Korsakov do rượu.
.2: Các sa sút tâm thần khác do rượu.
.3: Các trạng thái ảo giác khác do rượu.
.4: Say rượu bệnh lý.


.5: Hoang tưởng ghen tuông do rượu.
.8: Các loạn tâm thần khác do rượu.


.9: Loạn tâm thần do rượu không xác định.
292: Loạn tâm thần do thuốc.


.0: Hội chứng cai thuốc.


.1: Các trạng thái hoang tưởng và ảo giác do thuốc.
.2: Dạng bệnh lý do ngộ độc thuốc.


.8: Các loạn tâm thần khác do ngộ độc thuốc.



.9: Các loạn tâm thần do ngộ độc thuốc không xác định.
293: Các trạng thái rối loạn tâm thần thực thể tạm thời.
.0: Các trạng thái lú lẫn cấp.


.1: Các trạng thái lú lẫn bán cấp.
.8: Các trạng thái lú lẫn khác.


.9: Các trạng thái lú lẫn không xác định.


294: Các trạng thái rối loạn tâm thần thực thể trường diễn.
.0: Hội chứng Korsakov không do rượu.


.1: Sa sút tâm thần kết hợp với bệnh được xếp vào chỗ khác.
.8: Các trạng thái rối loạn tâm thần khác.


.9: Các trạng thái rối loạn tâm thần thực thể trường diễn không xác định.
295: Tâm thần phân liệt.


.0: Thể đơn thuần.
.1: Thể thanh xuân.
.2: Thể căng trương lực.
.3: Thể paranoid.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

.5: Tâm thần phân liệt tiềm tàng.
.6: Tâm thần phân liệt di chứng.
.7: Thể phân liệt cảm xúc.
.8: Các thể khác.


.9: Thể không xác định.
296: Loạn tâm thần cảm xúc.



.0: Loạn tâm thần hưng-trầm cảm: thể hưng cảm.
.1: Loạn tâm thần hưng-trầm cảm: thể trầm cảm.


.2: Loạn tâm thần hưng-trầm cảm: thể tuần hoàn giai đoạn hưng cảm.
.3: Loạn tâm thần hưng-trầm cảm: thể tuần hoàn giai đoạn trầm cảm.
.4: Loạn tâm thần hưng-trầm cảm: thể tuần hoàn giai đoạn hỗn hợp.


.5: Loạn tâm thần hưng-trầm cảm: thể tuần hoàn, trạng thái hiện tại khơng chỉ
rõ kiểu gì.


.6: Loạn tâm thần hưng-trầm cảm khác và không xác định.
.8: Các loạn tâm thần cảm xúc khác.


.9: Loạn tâm thần cảm xúc không xác định.
297: Các trạng thái hoang tưởng.


.0: Trạng thái hoang tưởng thể đơn thuần.
.1: Hoang tưởng có hệ thống (paranoia).
.2: Hoang tưởng kỳ quái (paraphrenia).
.3: Loạn tâm thần cảm ứng.


.8: Các trạng thái hoang tưởng khác.


.9: Các trạng thái hoang tưởng không xác định.


298: Các bệnh loạn tâm thần khác không do căn nguyên thực thể.
.0: Thể trầm cảm.


.1: Trạng thái kích động.


.2: Lú lẫn phản ứng.


.3: Cơn hoang tưởng ngắn, đột xuất.


.4: Loạn tâm thần hoang tưởng căn nguyên tâm lý.
.8: Loạn tâm thần phản ứng khác và không xác định.


.9: Loạn tâm thần không do căn nguyên thực thể không xác định.
299: Loạn tâm thần đặc hiệu ở trẻ em.


.0: Tự kỷ trẻ em.


.1: Loạn tâm thần tan rã.


.8: Các loạn tâm thần trẻ em khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<i>* Mục 300 - 316: Các bệnh loạn thần kinh, bệnh nhân cách và những bệnh </i>
<i>khác không bị rối loạn tâm thần: </i>


300: Loạn thần kinh.
.0: Các trạng thái lo âu.
.1: Hysteria.


.2: Các trạng thái ám ảnh sợ.


.3: Các rối loạn ám ảnh và cưỡng bức.
.4: Loạn thần kinh trầm cảm.


.5: Suy nhược thần kinh.



.6: Hội chứng giải thể nhân cách.
.7: Hội chứng nghi bệnh.


.8: Các rối loạn thần kinh khác.
.9: Loạn thần kinh không xác định.
301: Rối loạn nhân cách.


.0: Rối loạn nhân cách hoang tưởng có hệ thống (nhân cách paranoia).
.1: Rối loạn nhân cách loạn khí sắc.


.2: Rối loạn nhân cách khép kín (nhân cách dạng phân liệt).
.3: Rối loạn nhân cách động kinh (bùng nổ).


.4: Rối loạn nhân cách ám ảnh.
.5: Rối loạn nhân cách hysteria.
.6: Rối loạn nhân cách suy nhược.


.7: Rối loạn nhân cách chống đối xã hội.
.8: Các rối loạn nhân cách khác.


.9: Rối loạn nhân cách không xác định.
302: Các lệch lạc và rối loạn tình dục.
.0: Loạn dâm đồng giới.


.1: Loạn dâm với súc vật.
.2: Loạn dâm với trẻ em.


.3: Loạn dâm cải trang khác giới.
.4: Loạn dâm phô trương.



.5: Chuyển giới tính.


.6: Rối loạn về nhận định lý lịch tâm thần tình dục.
.7: Lãnh đạm và bất lực tình dục.


.8: Các lệch lạc rối loạn tình dục khác.


.9: Các lệch lạc và rối loạn tình dục khơng xác định.
303: Hội chứng phụ thuộc rượu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

.0: Loại morphin.
.1: Loại bacbituric.
.2: Loại cocain.
.3: Cần sa.


.4: Loại amphetamin và các thuốc kích thích tâm thần khác.
.5: Các chất gây ảo giác.


.6: Các chất khác.


.7: Kết hợp thuốc loại morphin với một chất khác.
.8: Kết hợp thuốc khơng có chất loại morphin.
.9: Phụ thuộc thuốc không xác định.


305: Lạm dụng thuốc ở người không phụ thuộc thuốc.
.0: Rượu.


.1: Thuốc lá.
.2: Cần sa.



.3: Chất gây ảo giác.


.4: Bacbituric và thuốc an thần.
.5: Loại morphin.


.6: Loại cocain.
.7: Loại amphetamin.
.8: Thuốc chống trầm cảm.


.9: Các thuốc khác, kết hợp và không xác định.


306: Rối loạn các chức năng sinh lý do căn nguyên tâm lý.
.0: Xương, cơ.


.1: Hô hấp.
.2: Tim mạch.
.3: Da.


.4: Dạ dày, ruột.


.5: Sinh dục và tiết niệu.
.6: Nội tiết.


.7: Giác quan.


.8: Các chức năng khác.
.9: Không xác định.


307: Các triệu chứng và rối loạn đặc biệt không phân loại ở các chỗ khác.
.0: Nói lắp.



.1: Chán ăn.
.2: Tic.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

.4: Rối loạn giấc ngủ không do nguyên nhân thực thể.
.5: Rối loạn ăn uống, các rối loạn khác và không xác định.
.6: Đái dầm.


.7: Ỉa đùn.


.8: Đau đớn tâm thần.


.9: Các triệu chứng khác và không xác định.


308: Các trạng thái phản ứng cấp ở một tình huống rất gay cấn.
.0: Với các rối loạn nổi bật về cảm xúc.


.1: Với các rối loạn nổi bật về ý thức.


.2: Với các rối loạn nổi bật về tâm thần vận động.
.3: Với các rối loạn khác.


.4: Hỗn hợp.


.9: Không xác định.


309: Các rối loạn về sự thích ứng.
.0: Phản ứng trầm cảm ngắn ngủi.
.1: Phản ứng trầm cảm kéo dài.



.2: Với các rối loạn nổi bật về cảm xúc khác hơn là trầm cảm.
.3: Với các rối loạn nổi bật về cư xử.


.4: Với các rối loạn hỗn hợp về cảm xúc và cư xử.
.8: Các rối loạn về thích ứng khác.


.9: Các rối loạn về thích ứng không xác định.


310: Các biểu hiện tâm thần đặc hiệu không phải rối loạn tâm thần do một
tổn thương thực thể nhẹ ở não.


.0: Hội chứng thùy trán.


.1: Biến đổi trí tuệ hoặc nhân cách thuộc một thể khác.


.2: Hội chứng sau chấn thương (chấn động hay đụng giập não).
.8: Các hội chứng khác.


.9: Các hội chứng không xác định.


311: Rối loạn trầm cảm không phân loại ở chỗ khác.
312: Rối loạn về cư xử không phân loại ở chỗ khác.
.0: Rối loạn cư xử đơn độc.


.1: Rối loạn cư xử cả nhóm.


.2: Rối loạn cư xử có tính chất cưỡng bức.
.3: Rối loạn hỗn hợp cư xử và cảm xúc.
.8: Các rối loạn cư xử khác.



.9: Các rối loạn cư xử không xác định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

.0: Thể bất an và sợ hãi.
.1: Thể buồn rầu và thất vọng.


.2: Quá nhậy cảm, nhút nhát và xa lánh xã hội.
.3: Thể quan hệ khó khăn với người khác.
.8: Các thể khác hoặc hỗn hợp.


.9: Rối loạn khơng xác định.
314: Tính khơng ổn định ở trẻ em.


.0: Rối loạn đơn thuần về hoạt động và ý chí.
.1: Tính khơng ổn định với sự chậm phát triển.
.2: Rối loạn cư xử kết hợp với tính khơng ổn định.
.8: Các rối loạn khác.


.9: Rối loạn không xác định.
315: Chậm phát triển đặc hiệu.
.0: Chậm biết đọc.


.1: Chậm biết tính tốn.


.2: Các khó khăn đặc hiệu khác trong học tập ở trường.
.3: Rối loạn phát triển tiếng nói và ngơn ngữ.


.4: Chậm phát triển vận động đặc hiệu.
.5: Rối loạn hỗn hợp về phát triển.
.8: Các rối loạn khác.



.9: Các rối loạn không xác định.


316: Yếu tố tâm thần kết hợp với những bệnh được phân loại ở chỗ khác.
<i>* Mục 317 - 319: Chậm phát triển tâm thần: </i>


317: Chậm phát triển tâm thần nhẹ.


318: Chậm phát triển tâm thần khác ở mức độ được xác định.
.0: Chậm phát triển tâm thần trung bình.


.1: Chậm phát triển tâm thần nặng.


.2: Chậm phát triển tâm thần nghiêm trọng.


319: Chậm phát triển tâm thần mức độ không xác định.


<i><b>2.3. Bảng phân loại bệnh quốc tế về các bệnh tâm thần lần thứ 10 năm 1992 </b></i>
<i><b>(ICD-10): </b></i>


Theo ICD10 các bệnh tâm thần được xếp vào phần F từ F00-F99.


<i>* F00 - F09: Các rối loạn tâm thần thực tổn bao gồm cả rối loạn tâm thần </i>
<i>triệu chứng: </i>


F00: Mất trí trong bệnh Alzheimer.
.0: Khởi phát sớm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

.2: Thể khơng điển hình hoặc thể hỗn hợp.
.9: Không biệt định.



F01: Mất trí trong bệnh mạch máu.
.0: Mất trí mạch máu khởi phát sớm.
.1: Mất trí do nhồi máu rải rác.
.2: Mất trí mạch máu dưới vỏ não.


.3: Mất trí mạch máu vỏ, dưới vỏ não hỗn hợp.
.8: Mất trí mạch máu khác.


.9: Mất trí mạch máu khơng biệt định.


F02: Mất trí trong các bệnh khác được xếp loại ở chỗ khác.
.0: Mất trí trong bệnh Pick.


.1: Mất trí trong bệnh Creutzfeldt-Jacob.
.2: Mất trí trong bệnh Huntington.


.3: Mất trí trong bệnh Parkinson.
.4: Mất trí trong bệnh nhiễm HIV.


.8: Mất trí trong các trạng thái biệt định khác được phân loại ở chỗ khác.
F03: Mất trí khơng biệt định.


F04: Hội chứng quên thực tổn không do rượu và các chất tác động tâm thần
khác.


F05: Sảng không do rượu và các chất tác động tâm thần khác.


F06: Các rối loạn tâm thần khác do tổn thương và rối loạn chức năng não và
bệnh lý cơ thể.



.0: Các ảo giác thực tổn.


.1: Rối loạn căng trương lực thực tổn.
.2: Rối loạn hoang tưởng thực tổn.
.3: Rối loạn khí sắc thực tổn.
.4: Rối loạn lo âu thực tổn.
.5: Rối loạn phân ly thực tổn.


.6: Rối loạn cảm xúc không ổn định thực tổn.
.7: Rối loạn nhận thức nhẹ.


.8: Các rối loạn tâm thần biệt định khác do tổn thương và rối loạn chức năng
não và do bệnh cơ thể.


.9: Rối loạn tâm thần không biệt định do tổn thương não và rối loạn chức
năng não và bệnh cơ thể.


F07: Các rối loạn nhân cách và hành vi do bệnh não, tổn thương và rối loạn
chức năng não.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

.1: Hội chứng sau viêm não.
.2: Hội chứng sau chấn động não.


.8: Các rối loạn nhân cách và hành vi thực tổn khác do bệnh não, tổn thương
não hoặc rối loạn chức năng não.


.9: Rối loạn hành vi và nhân cách thực tổn không biệt định do bệnh não, tổn
thương não hoặc rối loạn chức năng não.


F09: Rối loạn tâm thần thực tổn hoặc triệu chứng không biệt định.



<i>* F10 - F19: Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động </i>
<i>tâm thần: </i>


F10: Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu.


F11: Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các thuốc an thần và thuốc
ngủ.


F12: Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng cần sa.


F13: Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các thuốc an thần và thuốc
ngủ.


F14: Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng cocain.


F15: Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất kích thích khác
bao gồm cả cafein.


F16: Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất gây ảo giác.
F17: Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng thuốc lá.


F18: Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các dung môi dễ bay hơi.
F19: Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng nhiều loại ma túy và các
chất tác động tâm thần khác.


F1x.0: Nhiễm độc cấp.
F1x.1: Sử dụng gây hại.
F1x.2: Hội chứng nghiện.
F1x.3: Trạng thái cai.



F1x.4: Trạng thái cai với mê sảng.
F1x.5: Rối loạn loạn thần.


F1x.6: Hội chứng quên.


F1x.7: Rối loạn loạn thần di chứng và khởi phát muộn.
F1x.8: Các rối loạn tâm thần và hành vi khác.


F1x.9: Rối loạn tâm thần và hành vi không biệt định.


<i>* F20 - F29: Bệnh tâm thần phân liệt, các rối loạn loại phân liệt và các rối </i>
<i>loạn hoang tưởng: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

.1: Tâm thần phân liệt thể thanh xuân.
.2: Tâm thần phân liệt thể căng trương lực.
.3: Tâm thần phân liệt thể không biệt định.


.4: Tâm thần phân liệt thể trầm cảm sau phân liệt.
.5: Tâm thần phân liệt thể di chứng.


.6: Tâm thần phân liệt thể đơn thuần.
.8: Tâm thần phân liệt các thể khác.


.9: Tâm thần phân liệt thể không biệt định.
F21: Các rối loạn loại phân liệt.


F22: Các rối loạn hoang tưởng dai dẳng.
.0: Rối loạn hoang tưởng.



.8: Rối loạn hoang tưởng dai dẳng khác.


.9: Rối loạn hoang tưởng dai dẳng không biệt định.
F23: Các rối loạn loạn thần cấp và nhất thời.


.0: Rối loạn loạn thần cấp đa dạng khơng có triệu chứng của bệnh tâm thần
phân liệt.


.1: Rối loạn loạn thần cấp đa dạng với triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt.
.2: Rối loạn loạn thần cấp giống phân liệt.


.3: Rối loạn loạn thần cấp khác với hoang tưởng là chủ yếu.
.8: Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời khác.


.9: Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời không biệt định.
F24: Rối loạn hoang tưởng phản ứng.


F25: Các rối loạn phân liệt cảm xúc.


.0: Rối loạn phân liệt cảm xúc, loại hưng cảm.
.1: Rối loạn phân liệt cảm xúc, loại trầm cảm.
.2: Rối loạn phân liệt cảm xúc, loại hỗn hợp.
.8: Các rối loạn phân liệt cảm xúc khác.


.9: Rối loạn phân liệt cảm xúc không biệt định.
F28: Các rối loạn loạn thần không thực tổn khác.
F29: Bệnh loạn thần không thực tổn không biệt định.
<i>* F30 - F39: Rối loạn khí sắc (cảm xúc): </i>


F30: Giai đoạn hưng cảm.


.0: Hưng cảm nhẹ.


.1: Hưng cảm không có các triệu chứng loạn thần.
.2: Hưng cảm có các triệu chứng loạn thần.


.8: Các giai đoạn hưng cảm khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

F31: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực.


.0: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hưng cảm nhẹ.


.1: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hưng cảm khơng có triệu chứng
loạn thần.


.2: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hưng cảm có triệu chứng
loạn thần.


.3: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nhẹ và vừa.
.4: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng khơng có
triệu chứng loạn thần.


.5: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng có triệu chứng
loạn thần.


.6: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hỗn hợp.
.7: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại thuyên giảm.
.8: Các rối loạn cảm xúc lưỡng cực khác.


.9: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực không biệt định.
F32: Giai đoạn trầm cảm.



.0: Giai đoạn trầm cảm nhẹ.
.1: Giai đoạn trầm cảm vừa.


.2: Giai đoạn trầm cảm nặng khơng có các triệu chứng loạn thần.
.3: Giai đoạn trầm cảm nặng có các triệu chứng loạn thần.


.8: Giai đoạn trầm cảm khác.


.9: Giai đoạn trầm cảm không biệt định.
F33: Rối loạn trầm cảm tái diễn.


.0: Rối loạn trầm cảm tái diễn hiện tại giai đoạn nhẹ.
.1: Rối loạn trầm cảm tái diễn hiện tại giai đoạn vừa.


.2: Rối loạn trầm cảm tái diễn hiện tại giai đoạn nặng khơng có triệu chứng
loạn thần.


.3: Rối loạn trầm cảm tái diễn hiện tại giai đoạn nặng có triệu chứng loạn thần.
.4: Rối loạn trầm cảm tái diễn hiện tại thuyên giảm.


.8: Các rối loạn trầm cảm tái diễn khác.


.9: Rối loạn trầm cảm tái diễn không biệt định.
F34: Các trạng thái rối loạn khí sắc dai dẳng.
.0: Khí sắc chu kỳ.


.1: Loạn khí sắc.


.8: Các rối loạn khí sắc dai dẳng khác.



</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

.0: Các rối loạn khí sắc đơn độc khác.
.1: Các rối loạn khí sắc tái diễn khác.
.8: Các rối loạn khí sắc biệt định khác.
F39: Rối loạn khí sắc khơng biệt định.


<i>* F40-F48: Các rối loạn bệnh tâm căn có liên quan đến stress và dạng cơ thể: </i>
F40: Các rối loạn lo âu ám ảnh sợ.


.0: Ám ảnh sợ khoảng trống.
.1: Ám ảnh sợ xã hội.


.2: Ám ảnh sợ đặc hiệu.


.8: Các rối loạn lo âu ám ảnh sợ khác.


.9: Rối loạn lo âu ám ảnh sợ không biệt định.
F41: Các rối loạn lo âu khác.


.0: Rối loạn hoảng sợ.
.1: Rối loạn lo âu lan toả.


.2: Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm.
.3: Các rối loạn lo âu hỗn hợp khác.
.8: Các rối loạn lo âu biệt định khác.
.9: Rối loạn lo âu không biệt định.
F42: Rối loạn ám ảnh nghi thức.


.0: Ý nghĩ hoặc nghiền ngẫm ám ảnh chiếm ưu thế.
.1: Hành vi nghi thức chiếm ưu thế.



.2: Các ý nghĩ và hành vi ám ảnh hỗn hợp.
.8: Các rối loạn ám ảnh nghi thức khác.


.9: Rối loạn ám ảnh nghi thức không biệt định.


F43: Phản ứng với stress trầm trọng và rối loạn sự thích ứng.
.0: Phản ứng stress cấp.


.1: Rối loạn stress sau sang chấn.
.2: Các rối loạn sự thích ứng.


.8: Các phản ứng với stress trầm trọng khác.


.9: Phản ứng với stress trầm trọng không biệt định.
F44: Các rối loạn phân ly.


.0: Quên phân ly.
.1: Trốn nhà phân ly.
.2: Sững sờ phân ly.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

.5: Các co giật phân ly.


.6: Tê và mất giác quan phân ly.
.7: Các rối loạn phân ly hỗn hợp.
.8: Các rối loạn phân ly khác.


.9: Rối loạn phân ly không biệt định.
F45: Các rối loạn dạng cơ thể.



.0: Rối loạn cơ thể hố.


.1: Rối loạn dạng cơ thể khơng biệt định.
.2: Rối loạn nghi bệnh.


.3: Rối loạn chức năng thần kinh thực vật dạng cơ thể.
.4: Rối loạn đau dạng cơ thể dai dẳng.


.8: Các rối loạn dạng cơ thể khác.


.9: Rối loạn dạng cơ thể không biệt định.
F48: Các rối loạn tâm căn khác.


.0: Bệnh tâm căn suy nhược.


.1: Hội chứng giải thể nhân cách-tri giác sai thực tại.
.8: Các rối loạn tâm căn biệt định khác.


.9: Rối loạn tâm căn không biệt định.


<i>* F50-F59: Các hội chứng hành vi kết hợp với các rối loạn sinh lý và các </i>
<i>nhân tố cơ thể: </i>


F50: Các rối loạn ăn uống.
.0: Chán ăn tâm thần.


.1: Chán ăn tâm thần không điển hình.
.2: Ăn vơ độ tâm thần.


.3: Ăn vơ độ tâm thần khơng điển hình.



.4: Chứng ăn nhiều kết hợp với các rối loạn tâm lý khác.
.5: Chứng nôn kết hợp với các rối loạn tâm lý khác.
.8: Các rối loạn ăn uống khác.


.9: Rối loạn ăn uống không biệt định.
F51: Các rối loạn giấc ngủ không thực tổn.
.0: Mất ngủ không thực tổn.


.1: Ngủ nhiều không thực tổn.


.2: Các rối loạn nhịp thức ngủ không thực tổn.
.3: Miên hành.


.4: Hoảng sợ khi ngủ.
.5: Ác mộng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

.9: Rối loạn giấc ngủ không thực tổn không biệt định.


F52: Loạn chức năng tình dục khơng do rối loạn hoặc bệnh thực tổn.
.0: Thiếu hoặc mất ham muốn tình dục.


.1: Ghét sợ tình dục và thiếu thích thú tình dục.
.2: Thất bại trong đáp ứng tình dục.


.3: Loạn chức năng khối dục.
.4: Phóng tinh sớm.


.5: Co thắt âm đạo khơng thực tổn.
.6: Đau khi giao hợp không thực tổn.


.7: Xu hướng tình dục quá mức.


.8: Loạn chức năng tình dục khác khơng do rối loạn hoặc bệnh thực tổn.
.9: Loạn chức năng tình dục khơng biệt định, không do rối loạn hoặc bệnh
thực tổn.


F53: Các rối loạn hành vi và tâm thần kết hợp với thời kỳ sinh đẻ, không
phân loại ở nơi khác.


0: Các rối loạn tâm thần và hành vi nhẹ kết hợp với thời kỳ sinh đẻ không
phân loại ở nơi khác.


.1: Các rối loạn tâm thần và hành vi nặng kết hợp với thời kỳ sinh đẻ không
phân loại ở nơi khác.


.8: Các rối loạn tâm thần và hành vi khác kết hợp với thời kỳ sinh đẻ không
phân loại ở nơi khác.


.9: Các rối loạn tâm thần thời kỳ sinh đẻ không biệt định.


F54: Các nhân tố tâm lý và hành vi kết hợp với rối loạn hoặc bệnh phân loại
ở nơi khác.


F55: Lạm dụng các chất không gây nghiện.
.0: Các thuốc chống trầm cảm.


.1: Các thuốc nhuận tràng.
.2: Các thuốc giảm đau.
.3: Các chất kháng axit.
.4: Các vitamin.



.5: Các steroid hoặc hormon.


.6: Các thuốc dân tộc hoặc cây cỏ đặc hiệu.
.8: Các chất khác không gây nghiện.


.9: Không biệt định.


F59: Các hội chứng hành vi không biệt định kết hợp với các rối loạn sinh lý
và các nhân tố cơ thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

.0: Rối loạn nhân cách paranoid.
.1: Rối loạn nhân cách dạng phân liệt.
.2: Rối loạn nhân cách chống xã hội.


.3: Rối loạn nhân cách cảm xúc không ổn định.
.4: Rối loạn nhân cách kịch tính (hysteria).
.5: Rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức.
.6: Rối loạn nhân cách lo âu.


.7: Rối loạn nhân cách phụ thuộc.


.8: Các rối loạn nhân cách đặc hiệu khác.
.9: Rối loạn nhân cách không biệt định.


F61: Các rối loạn nhân cách hỗn hợp và các rối loạn nhân cách khác.
.0: Các rối loạn nhân cách hỗn hợp.


.1: Các biến đổi nhân cách phức tạp.



F62: Các biến đổi nhân cách lâu dài không thể gán cho một tổn thương não
hoặc một bệnh não.


.0: Biến đổi nhân cách kéo dài sau trải nghiệm thảm hoạ.
.1: Biến đổi nhân cách lâu dài sau bệnh tâm thần.


.8: Các biến đổi nhân cách lâu dài khác.


.9: Biến đổi nhân cách lâu dài không biệt định.
F63: Các rối loạn thói quen và xung động.
.0: Đánh bạc bệnh lý.


.1: Gây cháy bệnh lý.
.2: Ăn cắp bệnh lý.
.3: Nhổ tóc bệnh lý.


.8: Các rối loạn thói quen và xung động khác.


.9: Rối loạn thói quen và xung động không biệt định.
F64: Các rối loạn về phân định giới tính.


.0: Loạn dục chuyển giới.
.1: Loạn dục cải trang 2 vai trị.


.2: Rối loạn phân định giới tính của trẻ em.
.8: Các rối loạn phân định giới tính khác.


.9: Các rối loạn phân định giới tính khơng biệt định.
F65: Các rối loạn về ưa chuộng giới tính.



.0: Loạn dục đồ vật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

.4: Loạn dục với trẻ em.


.5: Loạn dục gây đau chủ động hoặc bị động.
.6: Các rối loạn về ưa chuộng tình dục nhiều loại.
.8: Các rối loạn về ưa chuộng tình dục khác.


.9: Rối loạn về ưa chuộng tình dục khơng biệt định.


F66: Các rối loạn hành vi và tâm lý kết hợp với sự phát triển và định hướng
giới tính.


.0: Rối loạn về sự trưởng thành tình dục.


.1: Định hướng tình dục loạn trương lực bản thân.
.2: Rối loạn quan hệ tình dục.


.8: Các rối loạn phát triển tâm lí tình dục khác.


.9: Rối loạn phát triển tâm lí tình dục không biệt định.


F68: Các rối loạn khác về hành vi và nhân cách ở người thành niên.
.0: Sự hình thành của những triệu chứng cơ thể vì những lý do tâm lý.


.1: Dụng ý đưa ra hay giả tạo các triệu chứng hoặc rối loạn các hoạt năng cơ
thể hay tâm lý.


.8: Các rối loạn biệt định khác về nhân cách và hành vi người thành niên.
F69: Rối loạn không biệt định về hành vi và nhân cách ở người thành niên.


<i>* F70-F79: Chậm phát triển tâm thần: </i>


F70: Chậm phát triển tâm thần nhẹ.
F71: Chậm phát triển tâm thần vừa.
F72: Chậm phát triển tâm thần nặng.
F73: Chậm phát triển tâm thần trầm trọng.
F78: Chậm phát triển tâm thần khác.


F79: Chậm phát triển tâm thần không biệt định.
F7x.0: Khơng có tật chứng về tác phong.


F7x.1: Tật chứng về tác phong rõ ràng.
F7x.8: Những tật chứng tác phong khác.
F7x.9: Không nêu tật chứng về tác phong.
<i>* F80-F89: Các rối loạn về phát triển tâm lý: </i>


F80: Các rối loạn đặc hiệu về phát triển lời nói và ngơn ngữ.
.0: Rối loạn đặc hiệu về kết âm.


.1: Rối loạn ngôn ngữ về khía cạnh thể hiện.
.2: Rối loạn ngơn ngữ về khía cạnh tiếp nhận.


.3: Vọng ngơn mắc phải với động kinh (bệnh Landau-Kleffner).
.8: Các rối loạn khác về phát triển lời nói và ngơn ngữ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

F81: Các rối loạn đặc hiệu về phát triển các kỹ năng ở học đường.
.0: Rối loạn đặc hiệu về đọc.


.1: Rối loạn đặc hiệu về chính tả.



.2: Rối loạn đặc hiệu về kỹ năng tính tốn.
.3: Rối loạn hỗn hợp về kỹ năng ở học đường.


.8: Các rối loạn khác về phát triển kỹ năng ở học đường.
.9: Rối loạn phát triển kỹ năng ở học đường không đặc hiệu.
F82: Rối loạn đặc hiệu về phát triển chức năng vận động.
F83: Các rối loạn hỗn hợp và đặc hiệu về phát triển.
F84: Các rối loạn phát triển lan toả.


.0: Tính tự kỷ của trẻ em.
.1: Tính tự kỷ khơng điển hình.
.2: Hội chứng Rett.


.3: Rối loạn phân rã khác của tuổi trẻ em.


.4: Rối loạn quá động kết hợp với chậm phát triển tâm thần và động tác
định hình.


.5: Hội chứng Aspergers.


.8: Các rối loạn lan toả khác về phát triển.
.9: Rối loạn phát triển lan toả không biệt định.
F88: Các rối loạn khác của phát triển tâm lý.


F89: Các rối loạn không đặc hiệu của phát triển tâm lý.


<i>* F90-F98: Các rối loạn hành vi và cảm xúc thường khởi phát ở tuổi trẻ em </i>
<i>và thanh thiếu niên: </i>


F90: Các rối loạn tăng động.



.0: Rối loạn của hoạt động và chú ý.
.1: Rối loạn hành vi tăng động.
.8: Các rối loạn tăng động khác.


.9: Các rối loạn tăng động không biệt định.
F91: Các rối loạn hành vi.


.0: Rối loạn hành vi trong mơi trường gia đình.


.1: Rối loạn hành vi ở những người kém thích ứng xã hội.
.2: Rối loạn hành vi ở những người cịn thích ứng xã hội.
.3: Rối loạn thách thức chống đối.


.8: Các rối loạn hành vi khác.


.9: Rối loạn hành vi không biệt định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

.0: Rối loạn hành vi trầm cảm.


.8: Các rối loạn hỗn hợp khác của hành vi và cảm xúc.


.9: Rối loạn hỗn hợp của hành vi và cảm xúc không biệt định.
F93: Các rối loạn cảm xúc với sự khởi phát đặc biệt ở tuổi trẻ em.
.0: Rối loạn lo âu, sợ chia ly ở trẻ em.


.1: Rối loạn lo âu ám ảnh sợ ở trẻ em.
.2: Rối loạn lo âu sợ xã hội ở trẻ em.
.3: Rối loạn ganh tị giữa anh chị em ruột.
.8: Các rối loạn cảm xúc khác ở trẻ em.



.9: Rối loạn cảm xúc ở trẻ em không biệt định.


F94: Rối loạn hoạt động xã hội với sự khởi phát đặc biệt ở trẻ em và thanh
thiếu niên.


.0: Khơng nói chọn lọc.


.1: Rối loạn phản ứng trong sự gắn bó của trẻ em.
.2: Rối loạn giải ức chế trong sự gắn bó của trẻ em.
.8: Các rối loạn hoạt động xã hội khác của trẻ em.
.9: Rối loạn hoạt động xã hội ở trẻ em không biệt định.
F95: Các rối loạn Tic.


.0: Rối loạn Tic nhất thời.


.1: Rối loạn Tic vận động và lời nói mạn tính.


.2: Rối loạn Tic phối hợp nhiều loại vận động và lời nói (hội chứng Tourette).
.8: Các rối loạn Tic khác.


.9: Rối loạn Tic không biệt định.


F98: Các rối loạn hành vi và cảm xúc khác thường khởi phát ở tuổi trẻ em và
thanh thiếu niên.


.0: Đái dầm không thực tổn.
.1: Ỉa đùn không thực tổn.


.2: Rối loạn ăn uống ở tuổi sơ sinh và trẻ em.



.3: Ăn bậy bạ (ăn các thức ăn không dinh dưỡng) của sơ sinh và trẻ em.
.4: Các rối loạn vận động định hình.


.5: Nói lắp.


.6: Nói lúng búng.


.8: Các rối loạn hành vi và cảm xúc biệt định khác thường khởi phát ở tuổi
trẻ em và thanh thiếu niên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

F99: Rối loạn tâm thần không biệt định khác.


Mục này không khuyến khích dùng, chỉ sử dụng khi không thể sử dụng một
mã số nào khác từ F00-F98.


Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các bệnh tâm thần khá cụ thể và tỷ
mỉ đã mô tả lâm sàng và các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán trong từng mục nhằm
đáp ứng các yêu cầu phát triển của ngành tâm thần. Bảng phân loại theo ICD-10
đã phản ánh tương đối đầy đủ những trường phái và truyền thống chủ yếu về
Tâm thần học trên thế giới.


<b>3. Phân loại các bệnh tâm thần theo hệ thống phân loại của Hội Tâm </b>
<b>thần học Mỹ. </b>


<i><b>3.1. Phân loại của Hội Tâm thần học Mỹ lần thứ III có chỉnh lý (DSM-III-R) năm </b></i>
<i><b>1987: </b></i>


<i> Rối loạn phát triển: </i>
+ Chậm phát triển trí tuệ:



317.00 Chậm phát triển trí tuệ nhẹ.


318.00 Chậm phát triển trí tuệ trung bình.
318.10 Chậm phát triển trí tuệ nặng.


318.20 Chậm phát triển trí tuệ nghiêm trọng.


319.00 Chậm phát triển trí tuệ mức độ khơng xác định.
<i>* Rối loạn phát triển lan toả: </i>


299.00 Rối loạn tự kỷ.


Định rõ nếu bắt đầu ở thời thơ ấu.


299.00 Rối loạn phát triển lan toả không định rõ ở nơi khác.


<i> Rối loạn phát triển đặc hiệu: </i>
<i> + Rối loạn kỹ năng học đường: </i>


315.10 Rối loạn phát triển về tính tốn.


315.80 Rối loạn phát triển về biểu hiện bằng chữ viết.
315.00 Rối loạn phát triển về đọc.


+ Rối loạn ngơn ngữ và lời nói:
315.39 Rối loạn phát triển về âm tiết.


315.31* Rối loạn phát triển về biểu hiện bằng ngôn ngữ.
315.31* Rối loạn phát triển về tiếp thu ngôn ngữ.



+ Rối loạn kỹ năng vận động:


315.40 Rối loạn phát triển về phối hợp động tác.


315.90 * Rối loạn phát triển đặc hiệu không định rõ ở nơi khác.
+ Rối loạn phát triển khác:


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

314.01 Gia tăng hành vi với khiếm khuyết sự chú ý.
+ Rối loạn cư xử:


312.20 Thể cả nhóm.


312.00 Thể đơn độc gây hấn.
312.90 Thể không xác định.


313.81 Rối loạn bướng bỉnh-chống đối.
+ Rối loạn lo âu thời thơ ấu hoặc thiếu niên:
309.21 Rối loạn lo âu do phân ly.


313.21 Rối loạn tránh né ở thời thơ ấu hoặc thiếu niên.
<i>313.00 Rối loạn lo âu quá khứ. </i>


+ Rối loạn ăn uống:


307.10 Chán ăn loạn thần kinh.
307.51 Ăn vô độ loạn thần kinh.
307.52 Ăn bậy.


307.53 Rối loạn nhai lâu ở trẻ nhỏ (dưới 2 tuổi).


307.50 Rối loạn ăn uống không định rõ ở nơi khác.
+ Rối loạn ý thức bản thân về giới tính:


302.60 Rối loạn ý thức bản thân về giới tính ở thời thơ ấu.
<b>302.50 Lệch lạc dục tính chuyển giới (transsexualism). </b>


302.85* Rối loạn ý thức bản thân về giới tính ở thời thiếu niên và người lớn,
thể không chuyển giới.


302.85* Rối loạn ý thức bản thân về giới tính không định rõ ở nơi khác.
+ Rối loạn TIC:


307.23 Rối loạn Tourette.


307.22 Rối loạn TIC vận độnh về thanh âm mạn tính.
307.21 Rối loạn TIC thoảng qua.


307.20 Rối loạn TIC không định rõ ở nơi khác.
+ Rối loạn về bài tiết:


307.70 Ỉa đùn chức năng.
307.60 Đái dầm chức năng.


+ Rối loạn lời nói khơng được xếp loại ở nơi khác:
307.00* Nói lắp bắp (cluttering).


307.00* Nói lắp (stuttering).


+ Các rối loạn khác ở thời thơ ấu và thiếu niên:
313.23 Khơng nói chọn lọc.



313.82 Rối loạn ý thức bản thân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

307.30 Rối loạn định hình/thói quen.


314.00 Rối loạn khiếm khuyết sự chú ý không biệt định.
<i> Các rối loạn tâm thần thực thể: </i>


+ Sa sút tâm thần khởi phát ở tuổi già và trước tuổi già:
Sa sút thoái hoá tiên phát thể Alzheimer khởi phát ở tuổi già:
290.30 Với mê sảng.


290.20 Với hoang tưởng.
290.21 Với trầm cảm.
<b>290.00* Không biến chứng. </b>
+ Đánh giá mã số ở chữ số thứ 5:
1: Với mê sảng.


2: Với hoang tưởng.
3: Với hoang tưởng.
0: Không biến chứng.


290.1X Sa sút thoái hoá tiên phát của thể Alzheimer khởi phát ở trước tuổi già.
290.4X Sa sút do nhồi máu nhiều ổ.


290.00* Sa sút tâm thần tuổi già không định rõ ở nơi khác.
290.10* Sa sút tâm thần trước tuổi già không định rõ ở nơi khác.


+ Các rối loạn tâm thần thực thể gây ra bởi những chất tác động tâm thần:
- Rượu.



303.00 Ngộ độc rượu.


291.40 Ngộ độc đặc ứng (say rượu bệnh lý).
291.80 Tình trạng cai rượu không biến chứng.
291.00 Cơn sảng do cai rượu.


291.30 Tình trạng ảo giác.
291.10 Rối loạn quên.


291.20 Sa sút tâm thần kết hợp với nghiện rượu.


- Amphetamine hoặc các chất tác động giống giao cảm.
305.70* Ngộ độc.


292.00* Tình trạng cai.
292.81* Mê sảng.


292.11* Rối loạn hoang tưởng.
- Cafeine.


305.90* Ngộ độc.
- Cần sa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

- Cocaine.


305.60* Ngộ độc.
292.00* Hội chứng cai.
292.81* Cơn sảng.



292.11* Rối loạn hoang tưởng.
- Các chất gây ảo giác.


305.30* Trạng thái ảo giác.
292.11* Rối loạn hoang tưởng.
292.84* Rối loạn khí sắc.


292.89* Rối loạn tri giác sau khi dùng chất gây ảo giác.
- Hít chất tác động tâm thần


305.90* Ngộ độc.
- Nicotine.


292.00 Tình trạng cai.
- Thuốc phiện.


305.50* Ngộ độc thuốc phiện.
292.00* Tình trạng cai.


- Phencyclidine (PCP).
305.90* Ngộ độc (PCP).
292.81* Mê sảng.


292.11* Rối loạn hoang tưởng.
292.84* Rối loạn khí sắc.


292.90* Rối loạn tâm thần thực thể không định rõ ở nơi khác.
- Thuốc làm êm dịu, thuốc ngủ hoặc thuốc chống lo âu.
305.40* Ngộ độc.



292.00* Tình trạng cai thuốc êm dịu, thuốc ngủ hoặc thuốc chống lo âu, khơng
có biến chứng.


292.00* Mê sảng do cai.
292.83* Rối loạn quên.


- Các chất tác động tâm thần khác không đặc hiệu.
305.90* Ngộ độc.


292.00* Tình trạng cai thuốc.
292.81* Mê sảng.


292.82* Sa sút tâm thần.
292.83* Rối loạn quên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

292.84* Rối loạn khí sắc.
292.89* Rối loạn lo âu.
292.89* Rối loạn nhân cách.


292.90* Rối loạn tâm thần thực thể không định rõ ở nơi khác.


+ Rối loạn tâm thần thực thể kết hợp với bệnh cơ thể hay những rối loạn cơ
thể ở trục III mà nguyên nhân đã rõ hoặc chưa rõ:


293.00 Mê sảng.


294.10 Sa sút tâm thần.
204.00 Rối loạn quên.


293.81 Rối loạn hoang tưởng thực thể.


293.82 Trạng thái ảo giác thực thể.
293.83 Rối loạn khí sắc thực thể.
293.80* Rối loạn lo âu thực thể.
310.10 Rối loạn nhân cách thực thể.


294.80* Rối loạn tâm thần thực thể không định rõ ở nơi khác.
+ Các rối loạn do sử dụng các chất tác động tâm thần:


- Rượu.


303.90 Lệ thuộc.
305.00*Lạm dụng.


- Amphetamine hoặc các chất tác động giống giao cảm.
303.40 Lệ thuộc.


305.70*Lạm dụng.
- Cần sa.


304.30 Lệ thuộc.
305.20*Lạm dụng.
- Cocaine.


304.20 Lệ thuộc.
305.60*Lạm dụng.
- Chất gây ảo giác.
305.50*Lệ thuộc.
305.30*Lạm dụng.


- Hít những chất tác động tâm thần.


304.60 Lệ thuộc.


305.90*Lạm dụng.
- Nicotine.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

- Thuốc phiện.
304.00 Lệ thuộc.
305.00*Lạm dụng.
- Phencyclidine (PCP).
304.50*Lệ thuộc.
305.90*Lạm dụng.


- Thuốc êm dịu, thuốc ngủ hay thuốc chống lo âu.
304.10 Lệ thuộc.


305.40*Lạm dụng.


304.90* Lệ thuộc nhiều chất.


304.90*Lệ thuộc chất tác động tâm thần không định rõ ở nơi khác.
<b>305.90*Lạm dụng chất tác động tâm thần không định rõ ở nơi khác. </b>
<i> Tâm thần phân liệt: </i>


+ Đánh mã ở chữ số thứ 5:
1: Bán mãn tính.


2: Mãn tính.


3: Bán mạn tính với tình trạng gia tăng cấp tính.
4: Mạn tính với tình trạng gia tăng cấp tính.


5: Đang thuyên giảm.


0: Không xác định.
+ Tâm thần phân liệt:


295.2X Thể căng trương lực.
295.1X Thể thanh xuân.
295.3X Thể hoang tưởng.
295.9X Thể không xác định.
295.6X Thể di chứng.


+ Rối loạn hoang tưởng:


297.10 Rối loạn hoang tưởng (paranoid)
Định rõ: Thể được yêu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

Thể không xác định.


<i><b>*Rối loạn tâm thần không được sắp xếp ở nơi khác: </b></i>
298.80 Loạn tâm thần phản ứng ngắn ngủi.


295.40 Rối loạn tâm thần dạng phân liệt.
295.70 Rối loạn phân biệt cảm xúc.
297.30 Rối loạn tâm thần cảm ứng.


<b>298.90 Rối loạn tâm thần không định rõ ở nơi khác. </b>
<i> Rối loạn khí sắc: </i>


+ Đánh mã vào chữ số thứ 5 tình trạng hiện tại của trầm cảm nặng và rối loạn
lưỡng cực.



1: Nhẹ.


2: Trung bình.


3: Nặng, khơng có các biểu hiện loạn thần.


4: Khơng có biểu hiện loạn thần (định rõ phù hợp hoặc khơng phù hợp với
khí sắc).


5: Thun giảm một phần.
6: Thuyên giảm hoàn toàn.
0: Không xác định.


Đối với các giai đoạn trầm cảm nặng, định rõ là thể mạn tính hay là thể sầu uất.
Trong rối loạn lưỡng cực: rối loạn lưỡng cực không định rõ ở nơi khác, trầm
cảm nặng tái phát và rối loạn trầm cảm không định rõ ở nơi khác, định rõ nếu có
tính chất theo mùa.


+ Các rối loạn lưỡng cực:
296.6X Thể hỗn hợp.
296.4X Thể hưng cảm.
296.5X Thể trầm cảm.
301.13 Thể khí sắc chu kỳ.


296.70 Rối loạn lưỡng cực không định rõ ở nơi khác.
+ Các rối loạn trầm cảm:


Trầm cảm nặng.



296.2X Giai đoạn duy nhất.
296.3X Tái phát.


300.40 Loạn khí sắc (loạn thần kinh trầm cảm).
311.00 Rối loạn trầm cảm không định rõ ở nơi khác.


<i> Các rối loạn lo âu (các rối loạn thần kinh lo âu và ám ảnh sợ): </i>
+ Rối loạn hoảng sợ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

300.01 Khơng có ám ảnh sợ khoảng trống.


300.22 Ám ảnh sợ khoảng trống khơng có tiền sử rối loạn hoảng sợ.
300.23 Ám ảnh sợ xã hội.


300.29 Ám ảnh sợ đơn thuần.
300.30 Rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
300.89 Rối loạn stress sau sang chấn.
300.02 Rối loạn lo âu lan toả.


300.00 Rối loạn lo âu không định rõ ở nơi khác.
<i> Rối loạn dạng cơ thể: </i>


300.70* Rối loạn sợ dị dạng cơ thể.


300.11 Rối loạn chuyển dạng (loạn thần kinh hysteria thể chuyển dạng)
300.70* Nghi bệnh (loạn thần kinh nghi bệnh).


300.81 Rối loạn cơ thể hoá.
300.80 Rối loạn đau dạng cơ thể.



300.70* Rối loạn đau dạng cơ thể không xác định.
300.70* Rối loạn dạng cơ thể không định rõ ở nơi khác.


<i> Các rối loạn phân ly (rối loạn thần kinh hysteria thể phân ly): </i>
300.14 Rối loạn đa nhân cách.


300.13 Cơn bỏ nhà ra đi do căn nguyên tâm lý.
300.12 Quên do căn nguyên tâm lý.


300.60 Rối loạn giải thể nhân cách (loạn thần kinh giải thể nhân cách).
300.15 Rối loạn phân ly không định rõ ở nơi khác.


<i> Các rối loạn về tình dục: </i>
+ Loạn dâm:


302.40 Loạn dâm phô trương.
302.81 Loạn dâm đồ vật.
302.89 Loạn dâm cọ xát.
302.20 Loạn dâm với trẻ em.


302.83 Loạn dâm thích đau (bị động).
302.84 Loạn dâm gây đau (chủ động).
302.30 Loạn dâm cải trang khác giới.
302.82 Loạn dâm nhìn trộm.


302.90* Loạn dâm khơng định rõ ở nơi khác.
+ Loạn chức năng tình dục:


Định rõ: Chỉ rõ căn nguyên tâm lý hay do căn nguyên tâm lý và sinh học
(Chú ý: nếu chỉ do căn nguyên sinh học, đánh mã số ở trục III).



</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

302.71 Giảm ham muốn tình dục.
302.79 Căm ghét tình dục.


+ Rối loạn kích thích tình dục:


302.72* Rối loạn kích thích tình dục ở nữ.
302.72* Rối loạn sự cường dương ở nam.
+ Rối loạn cực khoái:


302.73 Ức chế cực khoái ở nữ.
302.74 Ức chế cực khoái ở nam.
302.75 Xuất tinh sớm.


+ Rối loạn tình dục dạng đau:
302.76 Đau khi giao hợp.
302.51 Chứng co thắt âm đạo.


302.70 Loạn chức năng tình dục khơng định rõ ở nơi khác.
+ Các rối loạn tình dục khác:


302.90* Rối loạn tình dục khơng định rõ ở nơi khác.
<i> Rối loạn giấc ngủ: </i>


+ Loạn ngủ (dyssomnias):
+ Mất ngủ:


307.42* Có liên quan đến rối loạn tâm thần khác (không do nguyên nhân
thực thể).



780.50* Liên quan đến yếu tố thực thể đã biết.
307.42 Mất ngủ tiên phát.


+ Ngủ nhiều:


307.44 Liên quan đến một rối loạn tâm thần khác (không do nguyên nhân
thực thể).


780.50* Liên quan đến yếu tố thực thể đã biết.
780.54* Ngủ nhiều tiên phát.


307.45 Rối loạn nhịp điệu thức ngủ.


307.40* Rối loạn ngủ không định rõ ở nơi khác.
+ Giấc ngủ dị thường (parasomnias):


307.47 Rối loạn lo âu trong giấc mơ (ác mộng).
307.46* Cơn hoảng sợ trong giấc ngủ.


307. * Chứng miên hành.


307.40* Giấc ngủ dị thường không định rõ ở nơi khác.
<i> Các rối loạn giả tạo: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

300.16 Với triệu chứng phân ly.


<b>300.19 Rối loạn giả tạo không định rõ ở nơi khác. </b>


<i> Những rối loạn về kiểm sốt xung động khơng xếp loại được ở nơi khác: </i>
312.34 Rối loạn bùng nổ từng cơn.



312.31 Xung động ăn cắp.


312.31 Ham mê đánh bạc bệnh lý.
312.33 Xung động đốt nhà.


312.39* Xung động nhổ tóc.


312.39* Rối loạn kiểm sốt xung động không định rõ ở nơi khác.
<i> Rối loạn điều chỉnh: </i>


309.24 Với khí sắc lo âu.
309.00 Với khí sắc trầm cảm.
309.30 Với rối loạn cư xử.


309.40 Với rối loạn hỗn hợp cảm xúc và cư xử.
309.28 Với những biểu hiện về cảm xúc hỗn hợp.
309.82 Với các rối loạn cơ thể.


309.83 Với sự xa lánh xã hội.


309.23 Với sự ức chế khả năng làm việc (hoặc học tập).
<b>309.90 Rối loạn điều chỉnh không định rõ ở nơi khác. </b>
<i> Những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến bệnh cơ thể: </i>
316.00 Những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến bệnh cơ thể.
+ Rối loạn nhân cách:


Chú ý: đánh mã số trên trục II.
<b>- Nhóm A: </b>



301.00 Paranoid.
301.20 Khép kín.
301.22 Kiểu phân liệt.
- Nhóm B:


301.70 Chống đối xã hội.
301.83 Ranh giới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

301.40 Ám ảnh cưỡng chế.
301.84 Gây hấn thụ động.


301.90 Rối loạn nhân cách không định rõ ở nơi khác.


+ Các mã số cho những rối loạn không thể quy vào một rối loạn tâm thần
nhưng cần được chú ý hoặc điều trị:


V 32.30 Vấn đề học đường.


V 71.01 Hành vi chống đối xã hội ở người lớn.


V 40.00 Hoạt động trí tuệ mức ranh giới (được đánh mã số ở trục II).
V 71.02 Hành vi chống đối xã hội ở trẻ em hay thiếu niên.


V 65.20 Giả vờ.


V 61.10 Vấn đề vợ chồng.


V 15.81 Không tuân theo chế độ điều trị.
V 62.20 Vấn đề nghề nghiệp.



V 61.20 Vấn đề quan hệ cha mẹ-con cái.
V 62.81 Vấn đề khác trong quan hệ mọi người.


V 61.80 Những tình huống đặc biệt khác trong gia đình.


V 62.89 Vấn đề trong một giai đoạn của cuộc sống hoặc vấn đề hoàn cảnh cuộc
sống khác.


V 62.82 Sự mất người thân không biến chứng.
+ Các mã số bổ sung:


300.90 Rối loạn tâm thần không đặc hiệu (khơng có loạn thần).
V 71.09* Khơng có chẩn đoán hoặc rối loạn trên trục I.


799.90* Chẩn đốn hoặc rối loạn được tạm hỗn trên trục I.
V 71.09* Khơng có chẩn đốn hoặc rối loạn trên trục II.
799.90* Chẩn đoán hoặc rối loạn được tạm hoãn trên trục II.
+ Hệ thống đa trục:


Trục I : Hội chứng lâm sàng-mã V.


Trục II: Rối loạn phát triển - Rối loạn nhân cách.
Trục III: Các bệnh tật cơ thể.


Trục IV: Độ nặng của yếu tố stress tâm lý xã hội.
Trục V: Đánh giá chung về hoạt động.


<i><b>3.2. Phân loại của Hội Tâm thần học Mỹ lần thứ IV (DSM-IV) năm 1994: </b></i>


<i> Các rối loạn thường được chẩn đoán tiên phát ở trẻ em, thiếu niên và vị </i>


<i>thành niên: </i>


+ Chậm phát triển trí tuệ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

317. Chậm phát triển trí tuệ nhẹ.
318.0 Chậm phát triển trí tuệ vừa.
318.1 Chậm phát triển trí tuệ nặng.


318.2 Chậm phát triển trí tuệ nghiêm trọng.
319. Chậm phát triển trí tuệ nặng khơng biệt định.
+ Rối loạn học tập:


315.00 Rối loạn đọc.
315.1 Rối loạn làm toán.
315.2 Rối loạn viết.


315.9 Rối loạn học tập không biệt định khác.
+ Rối loạn kỹ năng vận động:


315.4 Rối loạn phát triển tâm thần phối hợp.
+ Rối loạn diễn đạt:


315.31 Rối loạn ngôn ngữ.


315.31 Rối loạn ngôn ngữ pha trộn giữa tiếp nhận và biểu hiện.
315.39 Rối loạn phát âm.


307.0 Nói lắp.


307.9 Rối loạn truyền thông không biệt định khác.


+ Rối loạn phát triển tâm thần bền vững:


299.00 Rối loạn tự kỷ.
299.80 Rối loạn Rett.


299.10 Rối loạn mất thống nhất ở trẻ em.
299.80 Rối loạn Asperger.


299.80 Rối loạn phát triển tâm thần bền vững khơng biệt định khác.
+ Khó chú ý và rối loạn gián đoạn hành vi:


314.XX Rối loạn khó chú ý/tăng động.
. 01 Loại phối hợp.


. 00 Lại ưu thế mất chú ý.
. 01 Loại ưu thế tăng động.


314.9 Rối loạn khó chú ý/ tăng động khơng biệt định khác.
+ Rối loạn dinh dưỡng và ăn ở trẻ nhỏ và thiếu niên:
307.52 Ăn dở.


307.53 Rối loạn nhai lại.


<i>307.59 Rối loạn dinh dưỡng ở trẻ nhỏ và thiếu niên không biệt định khác. </i>
+ Rối loạn Tic:


307.23 Rối loạn Tourette.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

307.21 Rối loạn tic ngắn.



307.20 Rối loạn tic không biệt định khác.
+ Rối loạn bài tiết:


Ỉa đùn:


787.6 Ỉa đùn có táo bón.


307.7 Ỉa đùn khơng có táo bón.


307.6 Đái dầm (không do bệnh thực tổn).


+ Các rối loạn khác ở trẻ nhỏ, thiếu niên và vị thành niên:
309.21 Rối loạn lo âu chia ly.


313.23 Câm chọn lọc.


313.89 Rối loạn phản ứng gắn bó ở trẻ nhỏ và thiếu niên.
307.3 Rối loạn vận động đa chiều.


313.9 Rối loạn ở trẻ nhỏ, thiếu niên và vị thành niên khơng biệt định khác.
<i> Sảng, mất trí, qn và các rối loạn nhận thức khác: </i>


+ Sảng:


293.0 Sảng do bệnh thực tổn.
- Sảng do ngộ độc.


- Sảng do cai.


- Sảng do nhiều bệnh sinh.



780.9 Sảng không biệt định khác.
+ Mất trí:


290.XX Mất trí loại Alzheimer khởi phát sớm.
.10 Khơng có biến chứng.


.11 Có sảng.


.12 Có hoang tưởng.
.13 Có trầm cảm.


290.XX Mất trí loại Alzheimer khởi phát muộn.
.0 Khơng có biến chứng.


.3 Có sảng.


.20 Có hoang tưởng.
.21 Có trầm cảm.


290.XX Mất trí do mạch máu.
.40 Khơng có biến chứng..
.41 Có sảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

+ Mất trí do nguyên nhân thực tổn khác:
294.9 Mất trí do bệnh HIV.


294.1 Mất trí do chấn thương sọ não.
294.1 Mất trí do bệnh Parkinson.
294.1 Mất trí do bệnh Huntington.



290.10 Mất trí do bệnh Creutzfeldt-Jakob.
294.1 Mất trí do bệnh thực tổn khác.
- Do hố chất gây mất trí bền vững.
- Mất trí do nhiều bệnh sinh.


294.8 Mất trí khơng biệt định khác.
<i> Rối loạn trí nhớ: </i>


294.0 Rối loạn trí nhớ do bệnh thực tổn.
- Rối loạn trí nhớ bền vững do hố chất.
294.8 Rối loạn trí nhớ không biệt định khác.
<i> Rối loạn nhận thức khác: </i>


294.9 Rối loạn nhận thức không biệt định khác.


<i> Rối loạn tâm thần do bệnh thực tổn không biệt định ở nơi khác: </i>
293.89 Rối loạn căng trương lực do bệnh thực tổn.


300.1 Thay đổi nhân cách do bệnh thực tổn.


293.9 Rối loạn tâm thần không biệt định khác do bệnh thực tổn.
<i> Rối loạn tâm thần liên quan đến một chất: </i>


+ Rối loạn liên quan đến rượu:
<i>- Rối loạn do sử dụng rượu: </i>
303.90 Phụ thuộc rượu.
305.00 Lạm dụng rượu.
- Rối loạn do rượu tạo ra:
303.00 Ngộ độc rượu.


291.8 Cai rượu.


291.0 Sảng do ngộ độc rượu.
291.0 Sảng do cai rượu.


291.2 Mất trí bền vững do rượu.
291.1 Quên bền vững do rượu.
291.X Loạn tâm thần do rượu.
.5 Có hoang tưởng.


.3 Có ảo giác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

291.8 Rối loạn lo âu do rượu.


291.8 Mất khả năng tình dục do rượu.
291.8 Rối loạn giấc ngủ do rượu.


291.9 Rối loạn không biệt định khác do rượu.
+ Rối loạn liên quan tới amphetamin:


<i>- Rối loạn do sử dụng amphetamin: </i>
304.40 Phụ thuộc amphetamin.
304.70 Lạm dụng amphetamin.
- Rối loạn do amphetamin tạo ra:
292.89 Ngộ độc amphetamin.
292.0 Cai amphetamin.


292.81 Sảng do ngộ độc amphetamin.
292.XX Loạn tâm thần do amphetamin.
.11 Có hoang tưởng.



.12 Có ảo giác.


292.84 Rối loạn cảm xúc do amphetamin.
292.89 Rối loạn lo âu do amphetamin.


292.89 Mất khả năng tình dục do amphetamin.
292.89 Rối loạn giấc ngủ do amphetamin.


292.9 Rối loạn không biệt định khác liên quan đến amphetamin.
+ Rối loạn liên quan đến cafein:


- Rối loạn do cafein gây ra:
305.90 Ngộ độc cafein.


292.89 Rối loạn lo âu do cafein.
292.89 Rối loạn giấc ngủ do cafein.


292.9 Rối loạn không biệt định khác gây ra do cafein.
+ Rối loạn liên quan đến cần sa:


- Rối loạn do sử dụng cần sa:
304.30 Phụ thuộc cần sa.
305.20 Lạm dụng cần sa.
- Rối loạn do cần sa gây ra:
292.89 Ngộ độc cần sa.


292.81 Sảng do ngộ độc cần sa.
292.XX Loạn tâm thần do cần sa.
.11 Có hoang tưởng.



.12 Có ảo giác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

292.9 Rối loạn không biệt định khác do cần sa.
+ Rối loạn liên quan đến cocain:


- Rối loạn do sử dụng cocain:
304.20 Phụ thuộc cocain.
305.60 Lạm dụng cocain.
- Rối loạn do cocain gây ra:
292.89 Ngộ độc cocain.
292.0 Cai cocain.


292.81 Sảng do ngộ độc cocain.
292.XX Loạn tâm thần do cocain.
.11 Có hoang tưởng.


.12 Có ảo giác.


292.84 Rối loạn cảm xúc do cocain.
292.89 Rối loạn lo âu do cocain.


292.89 Mất khả năng tình dục do cocain.
292.89 Rối loạn giấc ngủ do cocain.


292.9 Rối loạn không biệt định khác do cocain.
+ Rối loạn liên quan đến chất gây ảo giác:
- Rối loạn do sử dụng chất gây ảo giác:
304.50 Phụ thuộc chất gây ảo giác.
305.30 Lạm dụng chất gây ảo giác.


- Rối loạn do chất gây ảo giác:
292.89 Ngộ độc chất gây ảo giác.


292.89 Rối loạn tiếp nhận bền vững do chất gây ảo giác.
292.81 Sảng do ngộ độc chất gây ảo giác.


292.XX Loạn tâm thần do chất gây ảo giác.
.11 Có hoang tưởng.


.12 Có ảo giác.


292.84 Rối loạn cảm xúc do chất gây ảo giác.
292.89 Rối loạn lo âu do chất gây ảo giác.


292.9 Các rối loạn không biệt định khác do chất gây ảo giác.
+ Rối loạn liên quan đến thuốc xông:


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

292.81 Sảng do ngộ độc thuốc xơng.
292.82 Mất trí bền vững do thuốc xơng.
292.XX Loạn tâm thần do thuốc xơng.
.11 Có hoang tưởng.


.12 Có ảo giác.


292.84 Rối loạn cảm xúc do thuốc xông.
292.89 Rối loạn lo âu do thuốc xông.


292.9 Rối loạn không biệt định khác do thuốc xông.
+ Rối loạn liên quan đến nicotin:



- Rối loạn do sử dụng nicotin:
305.10 Phụ thuộc nicotin.
- Rối loạn do nicotin:
292.0 Cai nicotin.


292.9 Các rối loạn không biệt định khác do nicotin.
Rối loạn điều chỉnh:


+ Các rối loạn liên quan tới opi:
- Các rối loạn do sử dụng opi:
304.00 Phụ thuộc opi.


305.50 Lạm dụng opi.
- Rối loạn do opi:
292.89 Ngộ độc opi.
292.0 Cai opi.


292.81 Sảng do ngộ độc opi.
292.XX Loạn tâm thần do opi.
.11 Có hoang tưởng.


.12 Có ảo giác.


292.84 Rối loạn cảm xúc do opi.
292.89 Mất khả năng tình dục do opi.
292.89 Rối loạn giấc ngủ do opi.


292.9 Các rối loạn không biệt định khác do opi.
+ Rối loạn liên quan đến phencyclidine:



</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

292.81 Sảng do ngộ độc phencyclidine.
292.XX Loạn tâm thần do phencyclidine.
.11 Có hoang tưởng.


.12 Có ảo giác.


292.89 Rối loạn cảm xúc do phencyclidine.
292.89 Rối loạn lo âu do phencyclidine.


292.9 Các rối loạn không biệt định khác do phencyclidine.


+ Các rối loạn liên quan đến thuốc an thần, thuốc gây ngủ và thuốc chống lo âu:
- Các rối loạn do sử dụng thuốc an thần, gây ngủ và thuốc chống lo âu:
304.10 Phụ thuộc thuốc an thần, gây ngủ và thuốc chống lo âu.


305.40 Lạm dụng thuốc an thần, gây ngủ và thuốc chống lo âu.
- Các rối loạn do thuốc an thần, gây ngủ và thuốc chống lo âu:
292.89 Ngộ độc thuốc an thần, gây ngủ và thuốc chống lo âu.
292.0 Cai thuốc an thần, gây ngủ và thuốc chống lo âu.


292.81 Sảng do ngộ độc thuốc an thần, gây ngủ và thuốc chống lo âu.
292.81 Sảng do cai thuốc an thần, gây ngủ và thuốc chống lo âu.


292.81 Mất trí bền vững do thuốc an thần, gây ngủ và thuốc chống lo âu.
292.83 Rối loạn trí nhớ bền vững do thuốc an thần, gây ngủ và thuốc chống
lo âu.


292.XX Loạn tâm thần do thuốc an thần, gây ngủ và thuốc chống lo âu.
.11 Có hoang tưởng.



.12 Có ảo giác.


292.84 Rối loạn cảm xúc do thuốc an thần, gây ngủ và thuốc chống lo âu.
292.89 Rối loạn lo âu do thuốc an thần, gây ngủ và thuốc chống lo âu.
292.89 Mất khả năng tình dục do thuốc an thần, gây ngủ và thuốc chống lo âu.
292.89 Rối loạn giấc ngủ do thuốc an thần, gây ngủ và thuốc chống lo âu.
292.9 Các rối loạn không biệt định do thuốc an thần, gây ngủ và thuốc chống
lo âu.


+ Rối loạn liên quan đến nhiều chất:
304.80 Phụ thuộc nhiều chất.


+ Các rối loạn liên quan đến các chất khác:
- Các rối loạn do sử dụng các chất khác:
304.90 Phụ thuộc chất khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

292.0 Cai chất khác.
292.81 Sảng do chất khác.


292.82 Mất trí bền vững do chất khác.
292.83 Rối loạn trí nhớ do chất khác.
292.XX Loạn tâm thần do chất khác.
.11 Có hoang tưởng.


.12 Có ảo giác.


292.84 Rối loạn cảm xúc do chất khác.
292.89 Rối loạn lo âu do chất khác.


292.89 Mất khả năng tình dục do chất khác.


292.89 Rối loạn giấc ngủ do chất khác.


292.9 Các rối loạn không biệt định khác do chất khác.
<i> Tâm thần phân liệt và các loạn tâm thần khác: </i>
295.XX Tâm thần phân liệt.


.30 Thể paranoid.
.10 Thể thanh xuân.
.20 Thể căng trương lực.
.90 Thể không biệt định.
.60 Thể di chứng.


295.40 Rối loạn dạng phân liệt..
295.70 Rối loạn phân liệt cảm xúc.
297.1 Rối loạn hoang tưởng.
298.8 Rối loạn tâm thần ngắn.
297.3 Rối loạn tâm thần cảm ứng.


293.XX Loạn tâm thần do bệnh thực tổn.
.11 Có hoang tưởng.


.12 Có ảo giác.


--- Loạn tâm thần do một chất.


298.9 Loạn tâm thần không biệt định khác.
<i> Rối loạn khí sắc: </i>


<i>+ Mã số lưu hành cho trầm cảm chủ yếu hoặc rối loạn lưỡng cực được biểu </i>
hiện ở chữ số thứ 5:



1. Nhẹ.
2. Vừa.


3. Nặng, khơng có loạn tâm thần.
4. Nặng có loạn tâm thần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

6. Lui bệnh hồn tồn.
0. Khơng biệt định.
+ Trầm cảm chủ yếu:


296.XX Rối loạn trầm cảm chủ yếu.
.2X Một giai đoạn duy nhất.


.3X Tái phát.


300.4 Loạn khí sắc.


311 Rối loạn trầm cảm khơng biệt định khác.
+ Rối loạn lưỡng cực:


296.XX Rối loạn lưỡng cực I.
.0X Một cơn hưng cảm duy nhất.


.40 Cơn tái phát giai đoạn gần nhất là hưng cảm nhẹ.
.4X Cơn tái phát giai đoạn gần nhất là hưng cảm.
.6X Cơn tái phát, giai đoạn gần nhất là pha trộn.
.5X Cơn tái phát giai đoạn gần nhất là trầm cảm.
.7 Cơn tái phát, giai đoạn gần nhất là không biệt định.
296.89 Rối loạn lưỡng cực II.



301.13 Rối loạn khí sắc chu kỳ.


296.80 Rối loạn lưỡng cực không biệt định khác.
293.83 Rối loạn cảm xúc do bệnh thực tổn.
--- Rối loạn cảm xúc do một chất.


296.90 Rối loạn cảm xúc không biệt định khác.
<i> Rối loạn lo âu: </i>


300.01 Hoảng sợ không có ám ảnh sợ khoảng trống.
300.21 Hoảng sợ có ám ảnh sợ khoảng trống.


300.22 Ám ảnh sợ khoảng trống không có tiền sử hoảng sợ.
300.29 Ám ảnh sợ biệt định.


300.23 Ám ảnh sợ xã hội.


308.3 Rối loạn ám ảnh-xung động.
309.81 Rối loạn stress sau sang chấn.
300.3 Rối loạn stress cấp.


300.02 Rối loạn lo âu lan toả.


293.89 Rối loạn lo âu do bệnh thực tổn.
--- Rối loạn lo âu do một chất.


300.00 Rối loạn lo âu không biệt định khác.
<i> Rối loạn dạng cơ thể: </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

300.81 Rối loạn dạng cơ thể không biệt định.
300.11 Rối loạn biến đổi.


307.XX Đau.


.80 Phối hợp với yếu tố tâm lý.


.89 Phối hợp với yếu tố tâm lý và bệnh thực tổn.
300.7 Nghi bệnh.


300.7 Rối loạn biến dạng cơ thể.


300.81 Rối loạn dạng cơ thể không biệt định khác.
<i> Các rối loạn nhân tạo khác: </i>


300.XX Các rối loạn nhân tạo.


.16 Với dấu hiệu tâm lý và triệu chứng chiếm ưu thế.
.19 Với dấu hiệu cơ thể và triệu chứng chiếm ưu thế.
300.19 Rối loạn nhân tạo không biệt định khác.
<i> Các rối loạn phân ly: </i>


300.12 Quên phân ly.
300.13 Bỏ chạy phân ly.


300.14 Rối loạn xác định phân ly.
300.6 Rối loạn giải thể nhân cách.


<b>300.15 Rối loạn phân ly không biệt định khác. </b>
<i> Rối loạn tình dục và xác định giới tính: </i>


+ Mất khả năng tình dục:


- Rối loạn ham muốn tình dục:
302.71 Giảm ham muốn tình dục.
302.79 Ghét quan hệ tình dục.
- Rối loạn gợi dục:


302.72 Rối loạn gợi dục ở nữ.


302.72 Rối loạn cường dương ở nam.
- Rối loạn khoái cảm:


302.73 Rối loạn khoái cảm ở nữ.
302.74 Rối loạn khoái cảm ở nam.
302.75 Xuất tinh sớm.


- Đau trong quan hệ tình dục:


302.76 Đau khi quan hệ tình dục (khơng thực tổn).
306.51 Co thắt âm đạo (không thực tổn).


+ Mất khả năng tình dục do bệnh thực tổn:


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

625.0 Đau khi quan hệ tình dục ở nữ do bệnh thực tổn.
608.89 Đau khi quan hệ tình dục ở nam do bệnh thực tổn.
625.8 Mất khả năng tình dục ở nữ khác do bệnh thực tổn.
608.89 Mất khả năng tình dục ở nam khác do bệnh thực tổn.
--- Mất khả năng tình dục do một chất.


302.70 Mất khả năng tình dục khơng biệt định khác.


+ Loạn dục:


302.4 Loạn dục phô trương.
302.81 Loạn dục khêu gợi.
302.89 Loạn dục với đồ vật.
302.2 Loạn dục với trẻ em.
302.83 Khổ dâm.


302.84 Ác dâm.


302.3 Rối loạn khêu gợi chuyển giới.
302.82 Xem trộm.


302.9 Loạn dục không biệt định khác.
+ Rối loạn xác định giới tính:


302.XX Rối loạn xác định giới tính.
.6 Ở trẻ em.


.85 Ở người vị thành niên và người lớn.


302.6 Rối loạn xác định giới tính khơng biệt định khác.
<i> Rối loạn ăn: </i>


307.1 Chán ăn tâm lý.
307.51 Ăn nhiều tâm lý .


307.50 Rối loạn ăn không biệt định khác.
<i> Rối loạn giấc ngủ: </i>



+ Rối loạn giấc ngủ tiên phát:
- Rối loạn giấc ngủ:


307.42 Mất ngủ tiên phát.
307.44 Ngủ nhiều tiên phát.
407 Ngủ lịm.


780.59 Rối loạn giấc ngủ liên quan đến hô hấp.
307.45 Rối loạn nhịp ngủ trong ngày.


307.47 Rối loạn giấc ngủ không biệt định khác.
- Mê mộng:


307.46 Miên hành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

307.47 Mê mộng không biệt định khác.


+ Rối loạn giấc ngủ liên quan đến bệnh toàn thân khác:
307.42 Mất ngủ do bệnh tâm thần khác.


307.44 Ngủ nhiều do bệnh tâm thần khác.
+ Các rối loạn giấc ngủ khác:


780.XX Rối loạn giấc ngủ do bệnh thực tổn.
.52 Loại mất ngủ.


.54 Loại ngủ nhiều.
.59 Loại mê mộng.
.59 Loại pha trộn.



--- Rối loạn giấc ngủ do một chất.


<i> Các rối loạn xung động không được phân loại ở nơi khác: </i>
312.34 Rối loạn bùng nổ gián đoạn.


312.32 Ăn cắp bệnh lý.
312.33 Đốt nhà bệnh lý.
312.31 Đánh bạc bệnh lý.
312.39 Nhổ tóc bệnh lý.


312.30 Rối loạn xung động không biệt định khác.
<i> Rối loạn điều chỉnh: </i>


309.XX Rối loạn điều chỉnh.
.0 Có trầm cảm.


.24 Có lo âu.


.28 Có lo âu pha trộn trầm cảm.
.3 Có rối loạn định hướng.


.4 Có rối loạn cảm xúc pha trộn định hướng.
.9 Không biệt định.


<i> Rối loạn nhân cách: </i>


301.0 Rối loạn nhân cách thể paranoid.
301.20 Rối loạn nhân cách khép kín.
301.22 Rối loạn nhân cách dạng phân liệt.
301.7 Rối loạn nhân cách thể chống đối xã hội.


301.83 Rối loạn nhân cách thể ranh giới.
301.50 Rối loạn nhân cách thể kịch tính.
301.81 Rối loạn nhân cách thể tự yêu mình.
301.82 Rối loạn nhân cách thể xa lánh.
301.6 Rối loạn nhân cách thể phụ thuộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

301.9 Rối loạn nhân cách thể không biệt định khác.


<i> Các vấn đề khác có thể là tiêu điểm chú ý trong lâm sàng: </i>
316 Yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến bệnh cơ thể.


<i> Thuốc gây rối loạn vận động: </i>
332.1 Parkinson do thuốc an thần.


333.92 Hội chứng ác tính do thuốc an thần.
333.7 Căng trương lực cấp do thuốc an thần.
333.99 Bồn chồn cấp do thuốc an thần.


333.82 Loạn vận động muộn do thuốc an thần.
333.1 Run do thuốc an thần.


33.90 Rối loạn vận động không biệt định khác do thuốc an thần.
- Rối loạn do các thuốc khác:


995.2 Tác dụng phụ của các thuốc không biệt định khác.
<i> Các vấn đề liên quan: </i>


V61.9 Các vấn đề liên quan tới rối loạn tâm thần hoặc bệnh cơ thể.
V61.20 Quan hệ giữa cha mẹ và con cái.



V61.1 Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
V61.8 Quan hệ giữa các anh chị em trong gia đình.
V62.82 Các quan hệ khơng biệt định khác.


+ Các vấn đề liên quan đến lạm dụng, sao nhãng:
V61.21 Lạm dụng sức khoẻ trẻ em.


V61.21 Lạm dụng tình dục trẻ em.
V61.21 Sao nhãng trẻ em.


V61.1 Lạm dụng sức khoẻ người lớn.
V61.1 Lạm dụng tình dục người lớn.


+ Các điều kiện thêm vào có thể là tiêu điểm chú ý lâm sàng:
V15.81 Không tuân theo điều trị .


V65.2 Giả ốm.


V71.01 Hành vi chống đối xã hội ở người lớn.


V71.02 Hành vi chống đối xã hội ở trẻ em và vị thành niên.
V62.89 Chức năng hiểu biết ở mức độ ranh giới.


V80.9 Tàn lụi nhận thức liên quan đến tuổi.
V62.82 Có vấn đề về cản trở.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

313.82 Có vấn đề được xác định.
V62.4 Có vấn đề về văn hố.


<b>V62.89 Có vấn đề về giai đoạn của cuộc sống. </b>


<i> Các mã thêm vào: </i>


300.9 Loạn tâm thần khơng biệt định.
V71.09 Khơng chẩn đốn ở phụ lục I.
799.9 Chẩn đoán ở phụ lục I.


V71.09 Khơng chẩn đốn ở phụ lục II
799.9 Chẩn đoán ở phụ lục II.


MỘT SỐ XÉT NGHIỆM THƯỜNG QUI


TRONG LÂM SÀNG TÂM THẦN



<i><b>Cao Tiến Đức </b></i>


Khám bệnh tâm thần không chỉ phải khám toàn diện cả nội khoa, thần kinh,
nghiên cứu tỷ mỉ từng mặt các rối loạn hoạt động tâm thần, mà còn phải làm các
xét nghiệm cận lâm sàng.


Trong lâm sàng tâm thần, các xét nghiệm chủ yếu dùng để chẩn đốn phân
biệt, nhiều trường hợp để tìm nguyên nhân và các bệnh lý kết hợp khác.


<b>1. Xét nghiệm máu. </b>


+ Thay đổi công thức bạch cầu trong rối loạn tâm thần nhiễm khuẩn.


+ Hiện tượng giảm hoặc mất bạch cầu đa nhân (agranulocytose) có thể gặp
khi dùng các thuốc an thần kéo dài.


+ Urê huyết tăng trong bệnh tâm thần phân liệt thể tối độc.



+ Xét nghiệm canxi huyết để chẩn đoán phân biệt giữa tetani và rối loạn
phân ly, co giật phân ly.


+ Xét nghiệm kali huyết để chẩn đoán phân biệt giữa Westphal và liệt phân ly.
+ Cholesterol tăng ở rối loạn tâm thần do xơ vữa động mạch.


+ Xét nghiệm đường huyết cần thiết trong sốc insuline.


+ Các phản ứng huyết thanh và giang mai, VDRL, TPI (Nelson) TA, TPHA,...
+ Các phản ứng huyết thanh về HIV/AIDS.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<b>2. Xét nghiệm dịch não tủy. </b>
<i><b>2.1. Khái niệm về dịch não tủy: </b></i>


+ Dịch não tủy (DNT) được sinh ra bởi các đám rối mạch mạc nằm ở trong
não thất, chủ yếu là não thất bên. DNT được chứa đầy trong các não thất và
khoang dưới nhện của não và tủy sống. DNT được hấp thu vào hệ thống tĩnh
mạch bởi các hạt Pachioni ở màng não.


+ Bình thường DNT trong suốt, khơng màu. Nó làm nhiệm vụ bảo vệ não và
tủy sống, đồng thời tham gia vào nhiệm vụ dinh dưỡng và chuyển hoá của hệ
thần kinh trung ương.


+ Áp lực của DNT bình thường cân bằng với áp lực của các tĩnh mạch và các
xoang tĩnh mạch trong sọ và trong ống sống, áp lực này dao động (theo nhịp dao
động của các động mạch ở não và tủy sống).


+ Các thành phần sinh học của DNT được điều hoà bởi hệ thống hàng rào
(barier) mạch máu não - DNT và DNT- não và tủy sống.



+ Xét nghiệm DNT có giá trị lớn trong chẩn đốn các bệnh thần kinh. Có thể
lấy DNT xét nghiệm qua chọc vào bể lớn dưới chẩm (đường chọc này dễ xảy ra tai
biến nên ít thực hiện). Đường chọc ở khe cột sống thắt lưng (từ dưới đốt LIII trở
xuống) an tồn hơn. Vì vậy chọc sống thắt lưng được thực hiện thông dụng hơn.


<i><b>2.2. Chỉ định chọc sống thắt lưng: </b></i>


+ Để lấy DNT xét nghiệm (sinh hoá, tế bào, vi khuẩn...).
+ Để nghiên cứu về áp lực DNT, sự lưu thông DNT.
+ Để đưa thuốc vào DNT nhằm mục đích điều trị.


+ Để bơm thuốc cản quang, chụp não bơm khí, chụp bao rễ thần kinh.


<i><b>2.3. Chống chỉ định: </b></i>


+ Phù nề não nặng.
+ Tăng áp lực trong sọ.


<i><b>2.4. Một số xét nghiệm về dịch não tủy: </b></i>


+ Tỷ trọng của dịch não tủy (DNT): bình thường là 1,006 - 1,009. Sức căng
bề mặt là: 7,15 - 7,20 dyn/cm2. Chỉ số khúc xạ là 1,33510. Độ nhớt của DNT
không lớn: 1,01 - 1,06. pH là 7,4- 7,6.


+ Lượng tế bào đếm trong buồng Fuks- Rosenthal trong điều kiện sinh lý có
0 đến 3 tế bào trong 1mm3<sub> dịch DNT và chỉ có lympho. Lượng đó vượt quá 5 tế </sub>
bào trong 1mm3<sub> dịch DNT là trạng thái bệnh lý. </sub>


+ Các phản ứng về protein:



- Phản ứng Nonne - Appelt bình thường thấy trắng đục nhẹ hoặc có vết.
- Phản ứng Phenic, Pandy: bình thường có thể thấy trắng đục.


<i><b>2.5. Các xét nghiệm về dịch não tủy trong một số bệnh lý: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

Dưới đây là một số thay đổi về DNT trong một số bệnh hay gặp:
+ Trong viêm màng não mủ:


- DNT đục, tế bào tăng cao 500-1000 bạch cầu trong 1mm3, đa số bạch cầu
đa nhân trung tính, có bạch cầu thối hoá.


- Protein tăng cao 1-3g/lít, glucose giảm rõ, thậm chí chỉ có vết, NaCl có thể
bình thường.


- Cấy DNT có thể có vi khuẩn mọc (màng não cầu, phế cầu...).
+ Trong viêm màng não lao:


- DNT có màu vàng chanh nhưng trong, áp lực tăng.


- Tế bào tăng từ vài chục đến vài trăm tế bào trong 1mm3, lúc đầu có cả tế
bào bạch cầu đa nhân trung tính và lymphocyte.


- Về sau chỉ có lymphocyte chiếm ưu thế (70-90%), để lắng trong ống
nghiệm 24 giờ có nổi váng.


- Protein tăng nhẹ, glucose và muối giảm. Cấy DNT có thể thấy BK (+).
+ Viêm não do giang mai:


<i>- Có hình ảnh lâm sàng riêng (xem trong giáo trình "Rối loạn tâm thần thực </i>
<i>tổn", trang 45). </i>



- Làm các xét nghiệm trong DNT như: BW, VDRL, Kahn-Cytochol,... là các
phản ứng lên bông không đặc hiệu.


+ Trong viêm màng não do virus:
- Màu sắc DNT vẫn trong suốt.


- Protein tăng nhẹ hơn trong viêm màng não mủ.
- Tế bào tăng chủ yếu lymphocyte.


- Các phản ứng viêm: Pandy (+), Nonne-Appelt (+).


- Viêm màng não do virus có thể lấy DNT để nuôi cấy phân lập virus, nhưng
ít trường hợp phát hiện được virus ở DNT, tỷ lệ âm tính giả cao.


- DNT vẫn trong, áp lực tăng, protein tăng nhẹ 0,6- 0,7g/l, tế bào tăng nhẹ,
thời gian đầu là bạch cầu đa nhân, sau đó là lympho.


+ Trong tai biến mạch máu não:


- Ở bệnh nhân bị xuất huyết dưới nhện hoặc chảy máu vào não thất thì DNT
lẫn máu, nếu lấy 3 ống nghiệm đựng DNT sẽ thấy cả 3 ống đều lẫn máu, để
không đông. Do chảy máu vào khoang dưới nhện nên protein tăng và tỷ lệ thành
phần tế bào trong DNT tương tự như ở máu.


- Những trường hợp ổ máu tụ nhỏ, xa khoang dưới nhện và não thất: xét
nghiệm DNT khơng có hồng cầu và các xét nghiệm khác không thay đổi rõ.


- Ở bệnh nhân nhồi máu não (huyết khối, tắc động mạch não): có thể thấy áp
lực DNT tăng nhẹ, protein tăng nhẹ, tế bào bình thường, các xét nghiệm khác hầu


hết bình thường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<b>3. Chụp X quang sọ não. </b>
<i><b>3.1. Chụp hộp sọ: </b></i>


+ Xương sọ có bị hủy ở bờ trong: nghĩ đến giang mai (nhất là khi kết hợp
với tổn thương xương chầy).


+ Xương sọ rất dày, nhất là vùng trán (bệnh Morgangni-Stewart-Morel).
+ Có nhiều vùng khuyết: bệnh Schuller- Christian.


+ Dấu ấn ngón tay: nghĩ đến tăng áp lực nội sọ.


+ Vết hằn các mạch máu: nghĩ đến u màng não khi tập trung ở một khu vực.
+ Hố yên rộng:


- Mỏm hố yên, nhất là mỏm sau mòn: tăng áp lực nội sọ.


- Hố yên rộng như quả bóng, đáy hố yên bị hủy xương: u tuyến yên.


- Đám vơi hố: nghĩ đến u hố vơi (u sọ hầu, u màng não, u mạch máu, túi phồng
động mạch...).


<i><b>3.2. Chụp động mạch não: </b></i>


Cần được tiến hành khi nghi ngờ có dị dạng, co thắt, tắc động mạch não, tắc
<i>nghẽn tĩnh mạch, u não. </i>


<i><b>3.3. Chụp các não thất: </b></i>



Bơm hơi hay bơm chất cản quang khi nghi có u não, teo não.


<i><b>3.4. Đồng vị phóng xạ: </b></i>


Chỉ định khi có khả năng là u não. Phương pháp này có khả năng khu trú cao.


<b>4. Ghi hình ảnh não để xác định chẩn đoán trong rối loạn tâm thần. </b>


Ngày nay phương pháp ghi hình ảnh não (l'imageriecerebrale en psychiatrie)
ngày càng được phổ biến trong tâm thần học và được chỉ định trong các trường
hợp sau:


+ Trạng thái lú lẫn tâm thần hoặc sa sút tâm thần chưa rõ nguyên nhân.
+ Giai đoạn đầu của rối loạn tâm thần chưa rõ nguyên nhân.


+ Rối loạn vận động chưa rõ nguyên nhân.


+ Chán ăn tâm thần, đặc biệt ở thể khơng điển hình.
+ Căng trương lực kéo dài.


+ Giai đoạn đầu tiên của rối loạn khí sắc hoặc rối loạn nhân cách nặng rõ rệt
ở người trên 50 tuổi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH


TRONG LÂM SÀNG TÂM THẦN



<i><b>Cao Tiến Đức </b></i>


<b>1. Chụp cắt lớp vi tính trong chấn thương sọ não. </b>
<i><b> 1.1. Chỉ định chụp cắt lớp vi tính trong chấn thương sọ não: </b></i>



+ Chấn thương sọ não cần can thiệp phẫu thuật.


+ Có triệu chứng thần kinh ngay sau chấn thương hoặc sau khoảng tỉnh suy
giảm vận động, rối loạn ý thức, rối loạn cơ tròn, giãn đồng tử...


+ Hội chứng chảy máu màng não.
+ Chấn thương gây lõm sọ.
+ Yêu cầu của pháp y.


<i><b>1.2. Hình ảnh máu tụ ngồi màng cứng: </b></i>


+ Biểu hiện là một ổ tăng đậm, có tỷ trọng đặc hiệu của máu tụ, hình thấu
kính 2 mặt lồi hoăc một mặt lồi và một mặt phẳng, phía lồi tiếp giáp mặt trong
của xương sọ.


+ Các cấu trúc đường giữa bị đẩy sang phía đối diện. Những phần khác nhau
của khoang trong và khoang ngoài dịch não tủy cũng bị đè và đẩy.


<i><b>1.3. Hình ảnh máu tụ dưới màng cứng: </b></i>


+ Là một vùng tăng đậm sát xương từ hình thấu kính một mặt phẳng, một
mặt lồi hoặc hình lưỡi liềm, nhiều khi khơng phân biệt được với hình ảnh máu tụ
ngoài màng cứng.


+ Nếu thấy xuất hiện hình tăng đậm của máu tụ ở rãnh não hoặc bờ trong của
ổ máu tụ có hình răng cưa hay hình lượn sóng thì đó là dấu hiệu của máu tụ dưới
màng cứng.


+ Máu tụ ngoài màng cứng hay dưới màng cứng thường đòi hỏi phải phẫu


thuật nên việc chẩn đoán phân biệt 2 loại này là rất tương đối cần thiết cho điều trị.


<i><b>1.4. Hình ảnh máu tụ dưới màng cứng mãn tính: </b></i>


+ Loại máu tụ này xuất hiện từ 2-3 tháng sau chấn thương, ngắn nhất là 3
tuần lễ. Những ổ đốm chảy máu nhỏ dưới màng cứng ban đầu, về sau được tổ
chức hoá.


+ Máu, huyết thanh được tiết ra từ tổ chức hạt. Một dạng dịch huyết thanh
được tiết dần vào các khoang có vỏ nhiều lớp, làm chúng lớn dần lên.


+ Triệu chứng lâm sàng của máu tụ dưới màng cứng mãn tính khơng đặc
hiệu. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính của máu tụ nổi bật là dấu hiệu hình lưỡi liềm
chốn chỗ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75></div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

+ Trong trường hợp này nếu tiêm cản quang tĩnh mạch sẽ thấy mô não trở
nên đậm hơn trong khi ổ dịch thì khơng ngấm thuốc và kém đậm hơn. Cuối cùng
là một ổ dịch sẽ hình thành và người ta thấy có một khoang giảm tỷ trọng sát
xương kèm theo dấu hiệu choán chỗ.


+ Những ổ dịch này có thể nhiễm khuẩn và trở thành một ổ mủ dưới màng cứng.


<b>2. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính trong các bệnh thoái hoá não. </b>


Teo não là cơ sở hình thái học của nhóm bệnh lý không giống nhau nhưng
hay gặp ở bệnh nhân cao tuổi. Đặc điểm của teo não là thể tích của não giảm, các
khoang dịch trong và khoang dịch ở ngoài rộng thêm ra.


<i><b>2.1. Teo não lan toả: </b></i>



+ Thoái triển sinh lý: gặp ở tuổi từ 30 - 90 tuổi. Trọng lượng não giảm đi từ
7 - 11%, còn được gọi là não úng thủy sinh lý.


Tình trạng này có thể nhận biết trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, khi hệ
thống não thất rộng đều và đối xứng, cũng như tăng nhẹ kích thước của các bể
liên bán cầu, bể đảo, bể đáy và các rãnh của vỏ não.


+ Sa sút trí tuệ tuổi già: hiện không có mối liên quan chắc chắn với teo não
của sa sút trí tuệ tuổi già. Tuy vậy có thể theo dõi tình trạng teo não với các số đ o
khoang dịch.


+ Bệnh Alzheimer: các biến đổi thoái triển của não tạo ra các triệu chứng lú
lẫn trước 60 tuổi. Các dấu hiệu trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính khơng khác biệt
với sa sút trí tuệ tuổi già.


Tuy nhiên, một số tác giả cho rằng: tình trạng teo não trong bệnh Alzheimer
đặc biệt tăng rõ ở thùy thái dương và hồi hải mã. Nhất là nếu chụp cắt lớp vi tính
theo mặt phẳng cắt hố sọ sau để làm rõ sừng thái dương.


+ Teo não do nguyên nhân mạch máu: sự giảm tưới máu do bệnh xơ vữa
động mạch gây hư hại tổ chức não và tạo ra não úng thủy. Trên hình ảnh chụp cắt
lớp vi tính có thể thấy dấu hiệu của teo não lan toả phối hợp với những vùng nhồi
máu, nhũn não rộng.


<i><b>2.2. Teo não cục bộ: </b></i>


+ Bệnh Pick gây ra teo vỏ não cục bộ ở thùy trán và thùy thái dương- trán.
Các triệu chứng xuất hiện từ 40 - 50 tuổi.


+ Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính cho thấy giãn rộng hệ thống não thất, sớm


nhất ở sừng trán và giãn không đồng đều, chủ yếu ở khoang dưới nhện của vùng
cực trán, thùy thái dương và thùy đảo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

<i><b>2.3. Bệnh di truyền Huntington: </b></i>


Dấu hiệu chụp cắt lớp vi tính của bệnh múa giật di truyền Huntington là teo não
cục bộ ở nhân đuôi kèm theo giãn cục bộ ở não thất bên, rõ nhất là hai sừng trán.


<i><b>2.4. Bệnh teo tiểu não: </b></i>


+ Bệnh teo não tiểu não được coi là một phần của các chứng thoái hoá di
truyền tủy - tiểu não, nhưng cũng có thể xuất hiện như một triệu chứng của
những nguyên nhân khác nhau như hội chứng cận ung thư, ngộ độc hay nghiện
rượu.


+ Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính có thể thấy giãn bể lớn (bể tiểu não dưới) và
bể thùy nhộng, khoang dưới nhện. Xung quanh tiểu não mở rộng làm cho cuộn
não trên mặt tiểu não đối diện với lều tiểu não trở nên rõ ràng hơn.


+ Trong chứng liệt tiến triển, hoặc teo vỏ não do xoắn khuẩn giang mai chủ
yếu ở thùy trán: hình ảnh chụp cắt lớp vi tính có thể thấy khoang dưới nhện vùng
trán rộng bất thường.


<b>3. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính trong viêm não. </b>


Tùy theo sự phát triển của bệnh, có thể phân biệt tình trạng viêm tồn thể hay
khu trú.


<i><b>3.1. Viêm não khu trú: </b></i>



+ Viêm não khu trú có thể do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng: các thương tổn
khu trú của não có thể do vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra. Thường gặp
là các hình ảnh chụp cắt lớp vi tính của một hay nhiều ổ là giảm tỷ trọng. Tỷ
trọng của ổ trở nên không đồng đều sau khi tiêm chất cản quang tĩnh mạch.


+ Viêm não khu trú có thể xảy ra do sự di chuyển của các ổ viêm xuất phát từ
xương chũm, xoang mặt, nhọt ở mặt, viêm tủy xương hoặc nhiễm khuẩn huyết do
tụ cầu, viêm nội tâm mạc, giãn phế quản nhiễm khuẩn, áp xe não và hay gặp
trong các vết thương sọ não hở.


+ Chụp cắt lớp vi tính phát hiện dấu hiệu choán chỗ và một ổ hay vùng giảm
tỷ trọng. Sau khi tiêm chất cản quang tĩnh mạch, người ta sẽ thấy hiện ra một hay
nhiều vòng đậm. Các áp xe não thường hay gặp ở mô chất trắng của não và có
vùng giảm tỷ trọng của phù não bao bọc.


<i><b> 3.2. Các u hạt đặc hiệu: </b></i>


<b> 3.2.1. Các u hạt đặc hiệu: </b>


Các u lao, nấm hay gôm giang mai, u hạt trong bệnh sarcoit gây ra tình trạng
choán chỗ nội sọ. Trên ảnh chụp cắt lớp vi tính thường gặp là một vùng giảm
đậm kèm theo dấu hiệu choán chỗ, nhiều khi khó phân biệt với các u đậm khác.


<b>3.2.2. Bệnh ấu trùng sán lợn: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

+ Các nang ấu trùng sán lợn thường có kích thước 4-7mm, giống như một
kén nhỏ và có thể thấy một chấm đậm đầu sán ở gần trung tâm của nang. Đôi khi
3-4 nang tụ lại thành một chùm nang và có khi phát hiện nang trong não thất.


+ Đó là dấu hiệu khơng thuận lợi cho người bệnh vì nang di chuyển trong các


khoang dịch có thể gây ra tắc nghẽn lưu thông dịch não tủy và gây ra các triệu
chứng lâm sàng ồ ạt. Các ổ vơi hố của nang sán hoại tử rất đặc hiệu vì có kích
thước gần đồng đều, từ 3-5mm và phân bố rải rác khắp 2 bán cầu.


<b>4. Tiêu chuẩn hình ảnh chụp cắt lớp vi tính của các u nội sọ: </b>


+ Dấu hiệu gián tiếp của tình trạng chốn chỗ, chuyển vị đường giữa, chuyển
chỗ của đám rối màng mạch, đè ép và biến dạng của não thất bên, tắc dòng chảy
của dịch não tủy và gây ra não úng thủy.


+ Thương tổn khu trú thể hiện thay đổi đậm độ, tỷ trọng của tổ chức u có thể
thấp hơn so với mô não lành bên cạnh do thành phần nước và lipit trong u cao hơn.


+ Tỷ lệ của u có thể thấp hơn so với mô não lân cận do bản thân cấu trúc u,
do quá trình thấm canxi hoặc do chảy máu. Tình trạng chảy máu và thấm canxi
có thể dưới dạng nhiều ổ nhỏ trong một u tỷ trọng thấp và gây ra một hình ảnh
khơng đồng nhất của tình trạng hỗn hợp tỷ trọng.


+ Một tỷ trọng không nhỏ các u não, nhất là khu vực dưới lều, có tỷ trọng
giống mơ não lành, do đó khơng thể hiện ra trên các lớp cắt.


+ Phù quanh u: tình trạng này xuất hiện ở tủy não làm cho tủy não cũng
giảm đậm và càng đối quang so với mô xám của não (tìm các hình ảnh của dấu
hiệu chốn chỗ).


ĐIỆN NÃO ĐỒ TRONG LÂM SÀNG TÂM THẦN



<i><b>Cao Tiến Đức </b></i>


<b>1. Những khái niệm chung. </b>


<i><b>1.1. Nhịp alpha (ký hiệu </b><b>): </b></i>


+ Ở người khoẻ mạnh, điện não đồ (EEG) ghi được các dao động đều đặn có
tần số từ 8 đến 13 ck/sec, biên độ khoảng 50 v đó là nhịp alpha. Nhịp alpha xuất
hiện rõ nhất ở các vùng chẩm, đơi khi có thể xuất hiện ở các vùng chẩm-trung
tâm và chẩm- thái dương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

+ Nếu trên EEG không ghi được nhịp alpha thì trong 75% trường hợp có thể
kích thích nhịp này xuất hiện bằng cách mở mắt và nhắm mắt liên tục.


+ Nhịp alpha bị giảm đi hoặc bị biến mất khi:


- Có một số kích thích bất kỳ nào từ bên ngồi, nhất là kích thích ánh sáng.
- Lao động trí óc hoặc khi chú ý đặc biệt.


- Mở mắt (ngay cả trong phịng tối hồn tồn).


- Ở vùng chẩm nhịp alpha bị giảm mạnh khi kích thích ánh sáng thị giác, khi
kích thích âm thanh và giảm nhẹ khi kích thích xúc giác.


- Kích thích ánh sáng nhịp thường gây ra phản ứng đồng hoá nhịp ánh sáng
(nhịp alpha sẽ mang tần số trùng với tần số kích thích ánh sáng).


- Ví dụ: trong rối loạn trầm cảm (depressive disorder) sự giảm nhịp alpha
khác nhau khi dùng các kích thích khác nhau về bản chất và cường độ. Sự suy
giảm này chỉ là tạm thời trong phản ứng định hướng đối với những tác động đột
ngột từ bên ngoài.


- Khơng có phản ứng giảm nhịp alpha đối với kích thích ánh sáng là biểu hiện
bệnh lý.



+ Ở người mù từ khi đẻ ra không ghi được nhịp alpha. Có mối liên hệ tỷ lệ thuận
giữa chỉ số alpha và thị lực.


+ Tính chất bệnh lý của nhịp alpha được thể hiện trong các trường hợp:
- Mất đối xứng về tần số lớn hơn một sóng giữa 2 bán cầu.


- Mất phản ứng đối với kích thích từ ngoài hặc mất đối xứng về tính phản
ứng giữa 2 bán cầu.


- Nhịp alpha mất dạng thoi, biến dạng nhọn, xuất hiện kịch phát nhịp alpha.


<i><b>1.2. Nhịp beta (ký hiệu </b><b> ): </b></i>


+ Tần số nhịp  dao động từ 14 - 35 ck/sec hoặc cao hơn, biên độ ít khi vượt
quá 20 v. Nhịp  thường xuất hiện trên EEG nhưng ít khi là loại sóng chiếm ưu
thế.


+ Nhịp  xuất hiện chủ yếu ở các vùng trước não (đặc biệt là vùng trán và
trung tâm). Ở một số người nhịp này xuất hiện ở cả thái dương, nhất là thái
dương trước và thái dương sau.


+ Nhịp  thường ghi được ở phụ nữ. Trong trạng thái bình thường chỉ số  ổn
định ở từng người. Tăng cường nhịp  được đánh giá như sự tăng hưng phấn của
vỏ não.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<i><b>1.3. Nhịp Rolando (nhịp </b><b>): </b></i>


+ Có hình vòm xuất hiện tại vùng trung tâm của não (vùng gần rãnh Rolando).
Tại đây, bên cạnh nhịp  tần số 18  3 ck/sec ghi được sóng chậm hơn khoảng 2


lần với tần số 9  2ck/sec (nhiều khi lẫn với sóng  10 - 11 ck/sec. Đó là nhịp .
+ Nhịp  cũng giảm giống nhịp  khi kích thích xúc giác và cảm thụ bản thể,
đặc biệt khi nắm tay. Khác với nhịp , nhịp  không phản ứng với ánh sáng.


+ Dạng sóng này không đối xứng: một pha dạng nhọn, một pha có dạng hình
vịng cung.


+ Nhịp  xuất hiện trong dạng các chớp sóng khi cảm xúc mạnh, khi lo âu,
khi có cơn động kinh. Người ta cho rằng nhịp  là sự biểu hiện tình trạng quá
hưng phấn của vỏ não vùng Rolando.


+ Nhịp sóng này thường xuất hiện ở các bệnh nhân có rối loạn thần kinh tâm
thần (Dongier: 1957), nhưng có thể gặp cả trên EEG của những người khoẻ mạnh
đặc biệt những thanh niên.


<i><b>1.4. Nhịp teta (ký hiệu </b><b>): </b></i>


+ Có tần số từ 4 - 7 ck/sec.


+ Nhịp teta xuất hiện chủ yếu trên EEG của trẻ em. Sau 10 tuổi chỉ số và biên
độ nhịp teta giảm đi.


+ Trên EEG người lớn khoẻ mạnh nhịp teta xuất hiện thưa thớt với biên độ
<b>thấp. Nhịp teta thường xuất hiện nhịp khu trú chỉ ra ổ bệnh lý tổn thương vỏ não. </b>


<i><b>1.5. Nhịp delta (ký hiệu </b><b>): </b></i>


+ Có tần số 0,5 đến 3,5 ck/sec. Biên độ nhịp delta khoảng 20 v.


+ Trên EEG của những người khoẻ mạnh, lớn tuổi, trong trạng thái tỉnh táo


không ghi được nhịp delta (trong một vài trường hợp cá biệt có thể ghi được sóng
delta với tần số khoảng 3 ck/sec và biên độ gần 20 v, xuất hiện đơn độc ở các
vùng não trước).


+ Sau lứa tuổi 17 rất ít khi ghi được nhịp delta. Nhịp delta xuất hiện chủ yếu
ở một số trẻ em nhỏ, còn ở người lớn chỉ gặp trong trạng thái gây mê. Sự xuất
hiện nhịp delta liên quan đến sự giảm mạnh trương lực vỏ não. Nhịp delta tăng
biên độ và chỉ số là dấu hiệu đầu tiên của thiếu oxy não, liên quan đến tổn thương
thực thể não (u não, đột qụy não, áp xe não, giập não,...).


+ Sóng delta kịch phát xuất hiện thành nhịp đồng bộ cả hai phía, ghi được khi
tổn thương các cấu trúc dưới vỏ não.


<b>2. Điện não đồ trong một số bệnh ở hệ thần kinh trung ương. </b>
<i><b>2.1. Điện não đồ trong bệnh động kinh: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

+ Điện não đồ (ĐNĐ) giúp chẩn đốn chính xác bệnh động kinh, khu trú ổ
động kinh, tính chất và tiên lượng bệnh, cũng như giúp cho chẩn đoán phân biệt
giữa động kinh với các cơn co giật hysteria hoặc các cơn rối loạn ý thức kịch
phát không phải động kinh.


+ Theo các số liệu nhiều cơng trình nghiên cứu vi điện cực, các loạt sóng
tăng đồng bộ của các nơron là cơ sở biến đổi bệnh lý trên EEG trong cơn động
kinh. Các loạt sóng tăng đồng bộ này là hậu quả của những biến đổi khử cực kịch
phát do sự tổng cộng các điện thế khử cực mạnh sau xináp.


+ Dấu hiệu đặc trưng nhất của EEG trong động kinh là sự xuất hiện các loạt
sóng kịch phát gồm các spaik hoặc các sóng nhọn biên độ cao có thời gian tương
ứng là 15 - 60 mili giây và 60 - 500mili giây. Theo số liệu của Kuglen (1963),
những nhóm sóng này xuất hiện ở bệnh nhân không bị động kinh với xác suất là


1/1000.


+ Khi ổ động kinh nằm ở vỏ não thường ghi được loạt kịch phát pik, sóng
nhọn, sóng delta và thoi sóng 10ck/sec.


+ Khi ổ động kinh nằm dưới vỏ não thường thấy xuất hiện các phức bộ
pik-sóng chậm với tần số 3 ck/sec đối xứng 2 bán cầu (đồng bộ tiên phát 2 phía),
chứng tỏ có sự truyền xung bệnh lý qua các cấu trúc thalamus không đặc trưng.


+ Khi có nhiều ổ tổn thương não thấy loạn nhịp lan toả trong dạng các sóng
bệnh lý kịch phát pik, sóng nhọn, phức bộ sóng có biên độ khác nhau xuất hiện
ổn định trong thời gian giữa các cơn (Jasper, 1941-1949).


+ Theo số liệu của I.S. Egorova: khoảng 30% trường hợp động kinh có EEG
trong giới hạn bình thường. Ngun nhân có thể do ổ động kinh nhỏ, nằm sâu ở
các cấu trúc dưới vỏ não (trên lâm sàng cơn thường xuất hiện về đêm), hoặc bệnh
nhân dùng thuốc chống động kinh tại thời điểm trước khi ghi điện não.


+ Trong những trường hợp này cần phải sử dụng các nghiệm pháp chức năng
thích hợp thì mới có thể làm cho sóng động kinh xuất hiện trên EEG.


<i><b> 2.2. Điện não đồ trong cơn động kinh: </b></i>


+ Ít khi người ta ghi được điện não đúng vào lúc cơn động kinh xuất hiện.
+ Trong một số trường hợp, sau một vài nghiệm pháp chức năng (kích thích
ánh sáng, tăng thơng khí) cơn động kinh xuất hiện cùng với các biến đổi kịch
phát trên EEG.


+ Việc phân tích các sóng điện não trong trường hợp này thường khó khăn vì
có nhiều sóng giả do cơn co giật gây ra.



<b>2.2.1. Cơn co giật toàn thể (động kinh cơn lớn): </b>


+ Xảy ra đồng thời với các sóng nhọn biên độ cao, các spaik, pik, nằm lẫn lộn
hoặc chồng lên các sóng chậm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

trạng thái co cứng). Đầu cơn, nếu động kinh nằm ở vỏ não thì thấy mất đối xứng
rõ trên EEG, nếu ổ động kinh nằm ở dưới vỏ não thì thấy sóng bệnh lý xuất hiện
đối xứng ở 2 bán cầu.


+ Sau khoảng 15 - 30 giây, các spaik tạo thành nhóm các sóng chậm xen kẽ
gọi là phức bộ spaik- sóng chậm. Sự xuất hiện các phức bộ này trùng hợp với pha
co giật trên lâm sàng. Sau đó, số lượng các spaik giảm đi, các sóng chậm delta
tăng lên. Nếu bệnh nhân ngủ sau cơn động kinh sẽ ghi được bản EEG điện não
đặc trưng cho giấc ngủ.


<b>2.2.2. Cơn co giật cục bộ (động kinh cơn nhỏ): </b>


+ Xuất hiện cùng lúc với các phức bộ spaik-sóng chậm hình vịm 3 - 4 ck/sec.
Đến cuối cơn, tần số sóng chậm giảm xuống 2 ck/sec và biến mất khi cơn kết thúc.
+ Cơn động kinh nhỏ dễ xuất hiện khi kích thích ánh sáng tần số 10 - 18 Hz
hoặc tăng thơng khí 2 phút.


<b>2.2.3. Cơn tâm thần vận động (động kinh thái dương): </b>


+ Đơi khi cịn được gọi là động kinh thái dương do đa số trường hợp ổ bệnh
lý nằm ở vùng thái dương, một số khác khu trú ở vùng trán và rãnh hố mắt.


+ Cơn thường bắt đầu bằng sự tăng giảm đột ngột sóng điện não từ 1-10 giây,
sau đó ghi được các dao động biên độ thấp, đến cuối cơn thì tần số giảm đi (1 -2


ck/sec) cịn biên độ lại tăng lên.


+ Sóng chậm xuất hiện đồng bộ hai phía và thường ghi được ở vùng trán- thái
dương. Có thể thấy xuất hiện các spaik, các sóng nhọn và mất đối xứng về biên
độ sóng giữa 2 bán cầu.


<b>2.2.4. Cơn thực vật và cơn nội tạng (động kinh gian não): </b>


+ Ghi được các phức bộ kịch phát pik-sóng chậm. Gibls và CS (1956),
Walter và CS (1960) quan sát thấy các nhóm nhịp đặc trưng trên EEG của những
bệnh nhân này.


+ Đó là pik đơn pha, xuất hiện đồng bộ và đối xứng ở các vùng giống nhau
trên cả hai bán cầu.


+ Vì vậy người ta cho rằng các pik này đặc trưng cho "động kinh thalamus và
hypothalamus"


<i><b>2.3. Điện não đồ giữa các cơn động kinh: </b></i>


+ Trên EEG của những bệnh nhân động kinh toàn thể, khoảng 70 - 80%
trường hợp thấy loạn nhịp lan toả hoặc khu trú.


+ Thường ghi được các chớp sóng nhọn và pik, các nhóm sóng chậm teta và
delta, các loạt sóng kịch phát. Khoảng 20 - 25% (theo I.S. Egorova, 1973) trường
hợp ghi được các phức bộ pik-sóng đối xứng 2 bán cầu với tần số 3,5 - 4,5
ck/sec.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

+ Dấu hiệu biến đổi bệnh lý rõ nhất ghi được ở những người bị động kinh
thường xuyên, còn nếu trong một năm chỉ lên 1 - 2 lần thì EEG có thể như người


bình thường.


+ Ở những người bị động kinh cơn nhỏ trong thời kỳ ngồi cơn, EEG có thể
bình thường hoặc bệnh lý.


+ Theo Jasper (1949) và I.S. Egorova (1973) khoảng 60 - 70% trường hợp
ghi được các phức bộ kịch phát pik-sóng chậm đối xứng 2 phía và bắt gặp từng
đợt các chớp sóng nhọn đối xứng.


+ Điểm đặc trưng nhất của ổ động kinh là tiêu điểm xuất hiện các loại pik
đơn pha hoặc thành những chớp sóng đơn độc hoặc xuất hiện từng đợt trên EEG.


+ Khi ổ bệnh lý khu trú ở bề mặt giữa bán cầu thấy xuất hiện các chớp
pik-sóng chậm đồng bộ 2 phía. Tukel (1952) cho rằng các phức bộ này xuất hiện nhờ
sự lan truyền nhanh của các loạt sóng bệnh lý từ tiêu điểm động kinh đến các cấu
trúc dưới vỏ não và sự lôi cuốn thứ phát vỏ não vào hoạt động bệnh lý.


+ Khác với tính chất đồng bộ tiên phát khi ổ động kinh nằm ở cấu trúc dưới
vỏ não, người ta gọi hoạt động này là hoạt động đồng bộ 2 phía thứ phát. Các
biểu hiện trên EEG của hoạt động này là:


- Ít lặp lại thành nhịp.
- Ít đều đặn.


- Thường mất đối xứng giữa 2 bán cầu, biên độ sóng trên phía tổn thương lớn
hơn.


+ Trong trường hợp ổ bệnh lý nằm ở vùng trán hoặc thái dương, nhờ mối liên
hệ liên bán cầu, sóng bệnh lý xuất hiện ổ "soi gương" trên bán cầu đối diện. Biên
độ các sóng điện não tại đó giống như ở bán cầu bị tổn thương.



+ Trong trường hợp này muốn phát hiện chính xác ổ bệnh lý cần ghi điện não
trong giấc ngủ nhân tạo. Theo Kenedy (1958): sóng nhanh xuất hiện ở giai đoạn
đầu của giấc ngủ tại vùng có ổ bệnh lý thường ít hơn.


<b>3. Nghiệm pháp chức năng trong bệnh động kinh. </b>
<i><b>3.1. Nghiệm pháp thơng khí: </b></i>


Tăng thơng khí (2') ở người lớn, trong đa số trường hợp làm xuất hiện trên
EEG các cơn kịch phát spaik- sóng chậm. Những biến đổi rõ nhất là ngay sau khi
tăng thơng khí 2-3 phút.


<i><b>3.2. Kích thích bằng ánh sáng: </b></i>


+ Kích thích bằng ánh sáng là một trong những nghiệm pháp chức năng đơn
giản nhất. Người ta bắt đầu kích thích ánh sáng bằng một chớp sáng/1sec, sau đó
tăng dần lên 5, 10, 15, 20, 25 chớp sáng/1sec và làm ngược lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

+ Vào khoảng 80% số người khoẻ mạnh trên EEG lúc này quan sát thấy sự
đồng hố nhịp do kích thích ánh sáng.


+ Ở bệnh nhân có thể thấy cơn co giật-ánh sáng, xuất hiện trong dạng phức
bộ spaik- sóng chậm ở các vùng đối xứng của 2 bán cầu. Nhiều khi phức bộ này
xuất hiện đồng thời với cơn mất ý thức.


+ Theo Gastau (1958), kiểu cơn này quan sát được ở 40% bệnh nhân bị động
kinh cơn nhỏ và bệnh nhân bị động kinh cơn lớn.


<i><b>3.3. Kích thích bằng âm thanh: </b></i>



Kích thích bằng âm thanh đơn độc hoặc tần số nhịp từ 300-1000Hz, đa số
trường hợp biến đổi điện não rõ nhất khi kích thích âm thanh với tần số 500Hz và
kết hợp với kích thích ánh sáng.


<i><b>3.4. Kích thích bằng giấc ngủ: </b></i>


+ Kích thích bằng giấc ngủ, nhiều trường hợp sóng điện não bệnh lý xuất
hiện trong giấc ngủ tự nhiên hoặc khi dùng thuốc.


+ Theo số liệu I.S. Ergorova (1973): ghi điện não trong giấc ngủ giúp phát
hiện sóng bệnh lý ở 25% số bệnh nhân chưa có chẩn đoán lâm sàng rõ ràng. Thể
hiện là:


- Dạng sóng động kinh lan toả hoặc khu trú.
- Đối xứng của các nhịp nhanh.


- Tính phản ứng của EEG bị biến đổi.


- Rối loạn mối tương quan về thời gian trong giấc ngủ.


+ Theo số liệu của Merlis (1951): nghiệm pháp bằng giấc ngủ có hiệu quả
nhất (50% trường hợp) trong các trường hợp động kinh tâm thần vận động.


<i><b>3.5. Nghiệm pháp ấn xoang cảnh: </b></i>


Khi ấn động mạch cảnh trong từ 40 - 60 giây thì ở nhiều bệnh nhân động
kinh thấy xuất hiện các sóng nhọn và sóng delta. Trong nhiều trường hợp người
ta thấy những sóng bệnh lý này xuất hiện khu trú.


<b>4. Điện não đồ trong cơn rối loạn ý thức kịch phát. </b>



+ Những tính chất của EEG trong các cơn rối loạn ý thức kịch phát khơng có
bản chất động kinh, các cơn rối loạn ý thức đột ngột có thể xuất hiện trong nhiều
trạng thái bệnh lý khác. Những cơn kiểu này nhiều khi rất giống cơn động kinh
nhưng rất khác nhau về phương pháp điều trị, dự phòng.


+ Các cơn ngất, xuất hiện do thiếu oxy não đột ngột và trầm trọng, thiếu máu
não cấp, rối loạn sự trao đổi chất, rối loạn chuyển hoá glucoza, suy tuyến thượng
thận, suy tuyến giáp cấp tính và những rối loạn thần kinh - nội tiết khác,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

+ Sự phân bố theo vùng của EEG nền ở các trạng thái ngất nhìn chung giống
phân bố EEG ở các rối loạn thần kinh chức năng.


+ Khác với động kinh, những bệnh nhân bị ngất trên EEG chỉ xuất hiện khi
sử dụng các nghiệm pháp chức năng:


- Tăng thơng khí là nghiệm pháp có hiệu quả nhất và sau đó là nghiệm pháp
ấn động mạch cảnh.


- Khi so sánh với cơ cấu phân bố các kiểu EEG, người ta thấy ở các bệnh
nhân bị ngất có những biến đổi bệnh lý "có điều kiện" trên EEG kiểu 2.


- Khi sử dụng các nghiệm pháp tăng thông khí tăng gấp 3 lần và khi ấn động
mạch cảnh tăng gấp 6 lần so với số người khoẻ mạnh.


- Khi thấy xuất hiện sóng chậm bệnh lý trong những trường hợp rối loạn ý
thức, bệnh nhân không phản ứng với các kích thích hoặc trả lời sai. Họ thường
phàn nàn bị chóng mặt, cảm giác khó chịu, giảm trương lực cơ đột ngột, v.v...


- Ở những bệnh nhân bị rối loạn thần kinh thực vật, trên EEG ghi được sóng


bệnh lý khi tăng thơng khí. Ở những bệnh nhân bị thiểu năng tuần hoàn não khu
vực do các mạch máu lớn nuôi dưỡng bị tắc hoặc hẹp, thì các nghiệm pháp như
ấn động mạch cảnh và xoay đầu là có hiệu quả nhất.


+ Ở đa số bệnh nhân trên EEG nền không ghi được các loạt sóng kịch phát
đặc trưng cho cơn động kinh.


+ Như vậy, khác với cơn động kinh, đối với các bệnh nhân có xu hướng ngất
ít khi ghi được các loạt sóng kịch phát trên EEG. Đối với họ, sự xuất hiện các
sóng teta và delta biên độ cao hơn 30 - 50 v khi dùng các nghiệm pháp chức
năng là đặc trưng nhất.


<b>5. Điện não đồ trong u não. </b>


+ Hiện nay, đã có một số phương pháp hiện đại giúp chẩn đốn chính xác
các loại bệnh lý choán chỗ trong não (u não, áp xe não, máu tụ trong não) như
chụp sọ não cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ hạt nhân. Tuy nhiên, do điều kiện kỹ
thuật cũng như kinh tế nên không phải tất cả các bệnh nhân nghi u não đều được
làm xét nghiệm nói trên. Vì vậy, EEG vẫn có giá trị đáng kể cho việc giúp chẩn
đoán sớm, chẩn đoán định khu khối u, đánh giá tiên lượng và kết quả điều trị
bệnh. Ngồi ra EEG cịn giúp phân loại những bệnh nhân có nghi u não, để tiếp
tục làm các xét nghiệm nói trên, tránh lãng phí.


+ Dấu hiệu đặc trưng của EEG trong u não là các sóng bệnh lý tăng lên theo
sự phát triển của khối u.


+ Những biến đổi EEG trong u não bao gồm:
- Biến đổi khu trú ở vùng gần sát khối u.
- Những biến đổi thứ phát ở xa khối u.
- Những biến đổi não toàn bộ lan toả.



</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

+ Trong giai đoạn khối u mới phát triển, trên EEG thường ghi được các sóng
kích thích vỏ não, biểu hiện trong:


- Mất nhịp alpha và nhịp alpha có dạng nhọn.


- Kèm theo sự tăng biên độ nhịp beta lên gấp 2 - 3 lần.
- Xen kẽ với một số sóng động kinh lan toả.


+ Ở một số bệnh nhân ghi được sóng nhọn ổn định trên EEG. Hiện tượng
kích thích vỏ não như vậy được tạo ra bằng dòng xung từ các vùng cảm thụ của
mạch máu và màng não do khối u phát triển. Theo đà phát triển của khối u, biên
độ các nhịp nhanh giảm đi, trên EEG thấy xuất hiện các sóng delta biên độ thấp,
lan toả.


+ Tại vùng vỏ não chịu tác dụng chèn ép trực tiếp của khối u có thể xuất hiện
tiêu điểm động kinh trên nền loạn nhịp điện não toàn bộ. Khối u càng phát triển,
tiêu điểm này sẽ dịch chuyển sang các vùng não lân cận.


+ Khi các hội chứng não toàn bộ tăng lên như phù não, thiếu oxy não, tăng áp
lực dịch, bên cạnh các sóng delta biên độ cao ở vùng gần khối u thấy các sóng
chậm lan toả. Thường quan sát thấy 2 giai đoạn biến đổi chung trên EEG.


- Giai đoạn tăng cường biên độ các sóng chậm lan toả.


- Giai đoạn giảm biên độ tất cả các sóng đến mức chỉ ghi được "đường cong
dẹt" phản ánh những rối loạn trầm trọng trong quá trình trao đổi chất ở não. Lúc
này cần có những biện pháp điều trị phục hồi tích cực.


+ Những biến đổi khu trú ở vùng có khối u: trong giai đoạn phát triển sớm


của khối u, trên EEG xuất hiện nhịp alpha dạng nhọn, mất dạng thoi, biên độ cao
(tới 150 v) giảm hoặc mất phản ứng của nhịp alpha đối với kích thích ánh sáng
giảm biên độ hoặc mất sóng alpha ở vùng chẩm. Ở phía có khối u thấy giảm tần
số nhịp alpha từ 2 - 3 ck/sec.


+ Nhịp beta tần số từ 18 - 25 ck/sec có biên độ tăng lên và giảm tính phản
ứng ở phía có tổn thương.


+ Các biểu hiện lâm sàng của khối u thường xuất hiện đồng thời với các nhịp
chậm trên EEG. Sóng chậm delta khu trú là dấu hiệu đặc trưng nhất ở u não.
Sóng delta ở vùng gần khối u thường là sóng chậm đa hình, nó có thể biến đổi
khi sử dụng các nghiệm pháp chức năng. Dạng sóng delta dẹt, biên độ thấp kèm
theo mất hoàn toàn nhịp alpha và beta phản ánh những biến đổi rõ nhất ở vỏ não.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

<b>6. Điện não đồ trong rối loạn tuần hoàn não. </b>


+ Trong rối loạn tuần hồn não, EEG có những biến đổi khu trú hoặc lan toả.
Xuất hiện các nhịp chậm, các loạt kịch phát và vùng "im lặng điện". Sự xuất hiện
các dấu hiệu này phụ thuộc vào độ nặng, độ rộng và tốc độ, thời gian xảy ra rối
loạn tuần hoàn não, đồng thời cũng phụ thuộc vào tuần hoàn bàng hệ.


+ Rối loạn tuần hoàn não hệ động mạch đốt sống - thân nền chiếm 20-30%
trường hợp rối loạn tuần hoàn não cấp và khoảng 50% trường hợp rối loạn tuần
hoàn não chung. Những rối loạn này thường xảy ra theo kiểu thiếu máu não cục
bộ và phụ thuộc vào mức độ tổn thương động mạch đốt sống.


+ Trong tắc động mạch đốt sống - nền não, các triệu chứng lâm sàng phát
triển cấp tính do tổn thương khu trú thân não và thùy chẩm (rối loạn hơ hấp, tuần
hồn và rối loạn thực vật, ...). Trên EEG thấy những biến đổi lan toả, trầm trọng
trong dạng mất nhịp alpha, sóng chậm chiếm ưu thế, có các loạt sóng teta và


delta đồng bộ xuất hiện từng đợt. Ấn động mạch cảnh làm xuất hiện rõ các biến
đổi bệnh lý trên EEG.


+ Trong các trường hợp vữa xơ động mạch đốt sống - thân nền khơng kèm
theo thối hố cột sống cổ thường thấy các dấu hiệu thiểu năng tuần hồn não
mạn tính. Trên phim chụp động mạch thấy hẹp động mạch đốt sống và động
mạch thân nền. Trên EEG thấy các biến đổi điện não mức độ nhẹ hoặc vừa, giảm
chỉ số biên độ nhịp alpha, tăng nhịp beta, xuất hiện các sóng chậm teta khơng đều
tại vùng chẩm. Trong một số trường hợp ghi được một số sóng chậm biên độ
cao. Nghiệm pháp ấn động mạch cảnh và ngửa cổ có hiệu quả gần như nhau.


+ Trong trường hợp vữa xơ động mạch đốt sống - thân nền kèm theo những
biến đổi bệnh lý đốt sống cổ có chèn ép động mạch đốt sống trên lâm sàng thấy
các triệu chứng tổn thương 2 phía của não và hệ thống tiểu não. Ở tất cả các bệnh
nhân này thấy kiểu đau đặc trưng ở vùng cổ và chẩm, lan ra mặt và nhãn cầu.
Thay đổi tư thế đột ngột thường làm tăng các triệu chứng chóng mặt, buồn nơn,
song thị, giật nhãn cầu... Những biến đổi trên EEG thường mang tính chất lan
toả, giảm chỉ số nhịp alpha, giảm biên độ tất cả các sóng, xuất hiện sóng chậm
teta khơng đều đặn. Nghiệm pháp ngửa cổ thường xuyên có hiệu quả ở những
bệnh nhân bị gai xương 2 bên.


+ Trong giai đoạn đầu của bệnh vữa xơ lan toả mạch máu não, EEG tương
đối ổn định. Có thể thấy giảm nhẹ biên độ nhịp alpha, trong một số trường hợp
giảm tần số nhịp alpha (8 - 9 ck/sec) hoặc mất dạng thoi.


+ Trong giai đoạn tiếp theo, nhịp beta biên độ thấp hình dạng giống nhịp
alpha và thường nằm gối lên nhịp alpha, làm cho đỉnh sóng alpha bị "tách đôi",
"chèn ép", dẫn đến các biến dạng hình sin của nhịp alpha. Sóng chậm biên độ
thấp (khoảng 20 v) bắt đầu xuất hiện.



</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

hình. Sự mất đối xứng giữa các vùng giống nhau trên 2 bán cầu là dấu hiệu thiếu
máu não cục bộ. Mất đối xứng ổn định, không bị biến đổi trong thời gian dài là
dấu hiệu có tổn thương não ở vùng sóng chậm đa hình xuất hiện.


<b>7. Điện não đồ trong chấn thương sọ não. </b>


+ Tại thời điểm chấn thương sọ não, trên EEG thấy giảm mạnh hoạt động
điện của não cho tới đường đẳng điện, sau đó xuất hiện sóng delta (William,
Denny-Brown, 1994).


+ Trong giai đoạn chấn thương sọ não cấp tính, vùng não trung gian bị kích
thích mạnh, làm tăng hoạt động điện của các tế bào não. Vì vậy, trong những
phút đầu tiên sau chấn thương sẽ xuất hiện các dao động tần số cao, có các sóng
chậm xen kẽ. Các sóng chậm xuất hiện rõ khi chấn thương não mức độ nặng.


+ Ở giai đoạn xa sau chấn thương sọ não: dấu hiệu biến đổi bệnh lý xuất hiện
trên EEG là do hậu quả của rối loạn tuần hoàn tại các vùng khác nhau và quá
trình thối hố, teo các trung tâm có liên quan với vùng não bị tổn thương. Sự
biến đổi EEG phụ thuộc vào mức độ tổn thương não.


+ Chấn thương sọ não mức độ nhẹ: EEG biến đổi nhẹ với dấu tăng hưng
phấn vỏ não, xuất hiện nhiều sóng nhanh lan toả, một số sóng nhọn hoặc nhóm
sóng nhọn khu trú. Những biến đổi này sẽ mất đi sau khoảng một tháng kể từ khi
bị chấn thương.


+ Trong chấn thương sọ não mức độ vừa: EEG biến đổi rõ rệt và đa dạng hơn
phụ thuộc vào mức độ tổn thương não. Trên nền giảm biên độ và tần số nhịp
alpha ghi được các sóng teta và delta biên độ tăng nhưng xuất hiện thưa thớt, chỉ
số thấp.



+ Trong chấn thương sọ não mức độ nặng hơn thấy xuất hiện nhiều nhóm
sóng chậm teta và delta biên độ cao, ổn định. Sự xuất hiện từng đợt sóng teta
được coi như dấu hiệu đặc trưng nhất của tổn thương thân não. Khi tổn thương
thân não mức độ nặng thì trên nền sóng delta lan toả xuất hiện các "chớp sóng
thân não" (1,5 - 2 ck/sec) đồng bộ 2 bán cầu, chủ yếu tại các vùng não trước .


+ Trong chấn thương sọ não mức độ nặng với giập não lớn thấy EEG rối loạn
trầm trọng với các sóng chậm biên độ cao, có rối loạn khu trú nhưng khơng có
ranh giới rõ rệt. Sau chấn thương 20 - 30 ngày, các dấu hiệu khu trú xuất hiện rõ
rệt hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

+ Các cơn động kinh trên lâm sàng: tiêu điểm của động kinh thường xuất
hiện trước cơn động kinh trên lâm sàng từ 6 tháng đến 1 năm. Ở số bệnh nhân
còn lại, cơn động kinh sẽ xuất hiện bất cứ lúc nào, đặc biệt trong trạng thái biến
đổi chức năng đột ngột hoặc gắng sức.


+ Những biến đổi não toàn bộ ở giai đoạn xa sau chấn thương sọ não hở ít
gặp hơn so với chấn thương sọ não kín, và thường là các biến đổi thứ phát từ các
cấu trúc dưới vỏ não. Khi vá hộp sọ thì thấy những biến đổi trên EEG, khu trú
giảm rõ rệt và dần dần biến mất.


+ Chấn thương sọ não có bọc máu tụ gây ra những biến đổi trên EEG giống
như trong chấn thương sọ não hở. Khi có bọc máu tụ dưới màng cứng kèm theo ổ
đụng giập não thì sóng bệnh lý trên EEG tồn tại lâu nhất ở giai đoạn sau chấn
thương (tới 10 năm hoặc hơn).


+ Ở những bệnh nhân này cần phải phát hiện ổ động kinh ẩn. Những bệnh
nhân có bọc máu tụ ngoài màng cứng, mặc dù chèn ép não tương đối mạnh
nhưng tổn thương não do đụng giập não khơng lớn thì EEG trở lại bình thường
trong khoảng 6 tháng.



+ Ở giai đoạn sau chấn thương sọ não, hiện tượng giảm chỉ số nhịp alpha
thường gặp nhất. Trên nền nhịp alpha biên độ thấp (10 - 20 v) ghi được các
sóng nhanh mất đồng bộ, tần số cao. Sự xuất hiện các loạt kịch phát sóng chậm,
các chớp sóng tần số cao dạng sóng alpha phản ánh tiên lượng xấu.


+ Dấu hiệu này có thể là hậu quả của các quá trình phá hủy, chèn ép não, sẹo
não,... Sự xuất hiện sóng động kinh khẳng định cơn co giật sắp xảy ra và là tiêu
chuẩn quan trọng trong giám định khả năng lao động. Bệnh lý ẩn hoặc giả bệnh
không cho phép làm các công việc trong điều kiện dễ mất an toàn và làm các
nghề điều khiển phương tiện giao thông.


<b>8. Điện não đồ trong rối loạn tâm căn. </b>


+ Trong rối loạn tâm căn, EEG có tính chất chung là không ổn định, dễ biến
đổi. Ở những bệnh nhân này không thấy dấu hiệu tổn thương não khu trú, trên
EEG không ghi được các nhịp chậm teta và delta. Những biến đổi điện não chủ
yếu thấy trong tần số nhịp alpha. Nhịp alpha thường thấy các chớp sóng, xen kẽ
các sóng chậm đa hình biên độ thấp (< 25 v) hoặc điện não đồ dẹt với các sóng
nhanh mất đồng bộ (3 - 4 v).


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

+ Trong suy nhược thần kinh thường thấy loạn nhịp nhanh, đơi khi có các pik
và sóng nhọn biên độ thấp. Theo Adam (1959): khoảng 10% trường hợp suy
nhược thần kinh có EEG dẹt, đa số cịn lại có các sóng điện não biên độ thấp.


+ Ở những bệnh nhân tăng hưng phấn, tăng tính kích thích (dạng suy nhược
thần kinh thể cường), trên EEG ghi được các nhịp nhanh, các pik biên độ thấp;
còn ở những bệnh nhân có dấu hiệu ức chế (suy nhược thần kinh thể nhược),
trên EEG thấy các nhịp chậm biên độ thấp chiếm ưu thế.



<b>9. Điện não đồ trong các rối loạn tâm thần. </b>


+ Giá trị chẩn đoán của EEG đối với bệnh tâm thần ít hiệu quả hơn so với
bệnh thần kinh. Tuy vậy vẫn thấy tỷ lệ EEG bệnh lý tăng rõ rệt ở nhóm bệnh
nhân tâm thần, mức độ biến đổi bệnh lý tỷ lệ thuận với mức độ nặng và tính chất
phức tạp của các rối loạn tâm thần.


+ Ở những bệnh nhân tâm thần thấy xuất hiện các nhịp chậm. Đó là biểu hiện
của sự chậm phát triển trong quá trình trưởng thành của não.


+ Các sóng kịch phát (pik, phức bộ pik-sóng chậm và sóng chậm), ở bệnh
nhân khơng có các dấu hiệu động kinh trên lâm sàng là biểu hiện của những biến
đổi hưng phấn theo giai đoạn trong hệ thống thalamus-vỏ não, là nguyên nhân
phát sinh các rối loạn tâm thần.


+ Trong trạng thái sững sờ thấy xuất hiện các loại spaik và các nhịp nhanh
tạo thoi ở phần sau - bên của đồi thị và chúng biến mất khi bệnh nhân thoát khỏi
trạng thái này. EEG có giá trị trong việc đánh giá khách quan kết quả điều trị,
tiên lượng và giám định bệnh tâm thần.


+ Trong bệnh tâm thần phân liệt, khơng có các biến đổi EEG đặc trưng. Quan
sát thấy một số biến đổi EEG trong các dạng loạn tâm thần tuổi dậy thì và hội
chứng catatonia với dấu hiệu:


- Sóng nhanh mất đồng bộ, biên độ thấp, tần số 25 - 30 ck/sec chiếm ưu thế.
Sóng này được gọi là sóng "choppi", chúng xuất hiện từng đợt hoặc liên tục, khu
trú hoặc lan toả. Sóng "choppi" xuất hiện do có nhiều loạt xung kích thích từ các
cấu trúc dưới vỏ lên vỏ não, gây mất đồng bộ ở vỏ não. Loạt sóng này thường
gặp ở những bệnh nhân ln chìm trong các cảm xúc mạnh.



- Sóng dạng động kinh quan sát thấy ở 20 - 25% trường hợp các bệnh nhân
tâm thần phân liệt. Các nhịp đa pik, các chớp sóng chậm và phức bộ pik-sóng
chậm khác với sóng động kinh ở chỗ có biên độ thấp và thường xuất hiện ở vùng
sau trung tâm.


- Nhịp alpha rất dễ biến đổi, phản ứng với ánh sáng giảm hoặc đảo ngược.
Sóng chậm ít xuất hiện, nhưng nếu xuất hiện ở lứa tuổi thanh niên sẽ là chỉ tiêu
đánh giá mức độ rối loạn rõ hơn quá trình phát triển và trưởng thành của não.
Sóng này thường gặp ở những người uể oải, lạnh lùng, chậm chạp. Tính dễ biến
đổi của EEG phù hợp với tính cách khơng ổn định của bệnh nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

- Trên nền mất đồng bộ chung thấy nhịp alpha tăng đồng bộ khu trú.


- Xuất hiện sóng nhanh, pik, sóng nhọn và sóng động kinh đơn độc ở vùng
thái dương hoặc trán.


- Trong giai đoạn cấp tính, các nhịp nhanh biên độ thấp chiếm ưu thế. Ở thể
nhẹ ghi được nhịp alpha biên độ thấp.


- Nếu còn xuất hiện các nhịp chậm, mặc dù trên lâm sàng đã có nhiều cải
thiện thì là dấu hiệu phục hồi chưa bền vững về chức năng của não.


+ Rối loạn tâm thần tuổi già và trước tuổi già: trên EEG của những bệnh nhân
này thấy tần số, biên độ các sóng đều giảm, liên quan với thiểu năng tuần hoàn
não, vữa xơ động mạch, ...


- Rối loạn tâm thần loại này thường liên quan với bệnh thực thể ở não và quá
trình teo trong não. Quan sát thấy mối tương quan thuận giữa biến đổi điện não
với giảm trí tuệ và mất trí (dementia), thường là giảm các chỉ số điện não.



- Trong hoang tưởng paranoia do teo thì EEG có thể bình thường.


- EEG có thể biến đổi rõ rệt ở tuổi già trong các quá trình teo não tiến triển
chậm, trong bệnh Alzheimer.


LƯU HUYẾT NÃO ĐỒ TRONG LÂM SÀNG TÂM THẦN



<i><b> </b><b> </b></i>


<i><b>Nguyễn Văn Ngân </b></i>


<b>1. Khái niệm. </b>


+ Ghi lưu huyết não (rheoencephalography-REG) là một trong những phương
pháp có hiệu quả để nghiên cứu tuần hoàn máu não ở người. Nó cho phép nhận
những thơng tin liên tục về tình trạng huyết động của não trong khoảng thời gian
dài.


+ Phương pháp tiến hành khá đơn giản, khơng có chống chỉ định, cho kết quả
khách quan với độ chính xác cao. REG là hình ảnh tổng hợp theo nhịp mạch của
dòng máu não, phản ánh sự khác nhau về thể tích của dòng máu động mạch đi
vào và dòng tĩnh mạch đi ra.


+ Phương pháp nghiên cứu REG dựa theo nguyên lý cho một dòng điện tần
số cao (20 - 40 KHz) với cường độ yếu (10 mA) chạy qua vùng não cần nghiên
cứu và ghi lại trên đồ thị các dao động tổng điện trở theo nhịp mạch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

+ Nghiên cứu biến đổi của REG dưới ảnh hưởng của thuốc giãn mạch và các
nghiệm pháp chức năng cho phép người ta giải thích được ý nghĩa của các thành
phần sóng REG đặc trưng cho những biến đổi các trạng thái mạch máu não khác


nhau như tăng trương lực, giảm trương lực, mất trương lực, tăng áp lực tĩnh mạch
hoặc tăng áp lực dịch thể trong sọ,...


+ REG được sử dụng để chẩn đốn chính trong các tổn thương mạch máu não
do xơ vữa động mạch và các nghiệm pháp chức năng dùng để đánh giá mức độ
các tổn thương được chính xác hơn.


<b>2. Phương pháp ghi lưu huyết não. </b>


+ Trong những năm gần đây, các nhà Lâm sàng và các nhà Sinh lý học đặc
biệt chú ý đến vấn đề tuần hồn máu não ở trang thái bình thường và bệnh lý.


+ Người ta đã cố gắng tìm kiếm một phương pháp mới có thể ghi được trạng
thái của các mạch máu não và những biến đổi huyết động của não. Phương pháp
ghi lưu huyết não ra đời đóng góp tích cực cho cơng tác nghiên cứu và chẩn đoán
các bệnh của hệ thống mạch máu não.


+ Phương pháp REG dựa vào sự ghi lại biến thiên điện trở của tổ chức não
tức là ghi lại sự phụ thuộc vào thể tích dịng máu đi đến cung cấp cho não. REG
còn cho phép đánh giá gián tiếp sự nạp máu, tính chất đàn hồi và trương lực
thành mạch của hệ thống mạch não.


+ Năm 1926, A.V. Lebedinsky nghiên cứu ảnh hưởng của hệ TKTV lên tính
dẫn điện các cơ vân thấy: trong trạng thái bình thường thì tính dẫn điện của cơ ổn
định, cịn khi kích thích thì sẽ làm biến đổi rõ rệt điện trở của cơ.


+ Nhiều tác giả xác định rằng: da có điện trở cao nhất, mỗi vùng da khác nhau
đều có điện trở khác nhau và phụ thuộc vào trình trạng cung cấp máu cho nó.


+ Năm 1937, H. Mann đã đề nghị dùng cầu Wheatstone để nghiên cứu tính


dẫn điện của tổ chức. Bằng phương pháp này, tác giả đã nhận thấy tuần hoàn
máu ngoại vi có biến đổi tính dẫn điện đồng bộ với nhịp mạch, cịn biên độ của
sóng phụ thuộc vào thể tích khối lượng máu lưu hành.


+ Sau đó, Nyboer (1940) đã sử dụng dòng điện xoay chiều tần số cao để
nghiên cứu tuần hoàn máu và gọi là “ghi thể tích điện trở“ (impedance
plethysmography).


+ Năm 1941, A.A. Kedrov và A.I. Naumenko đã ghi được dao động điện trở
trong hộp sọ. Năm 1950 K. Polzer và F. Schuhfriend là người đầu tiên đã ghi
được lưu huyết não và xác định được phương pháp này có giá trị trong chẩn đốn
các loại bệnh lý của mạch máu não. Các tác giả đề nghị gọi là “ghi lưu huyết
não” ( rheoencephalography-REG).


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

cảnh trong phía bán cầu tương ứng và nghiên cứu cũng chỉ ra rằng DNT khơng
tham gia vào việc hình thành REG.


+ Nhiều tác giả nhận thấy REG biến đổi rất rõ trong bệnh xơ vữa động mạch
não và giúp cho chẩn đoán sớm bệnh trước khi có dấu hiệu lâm sàng. Ngoài ra
REG cịn giúp cho chẩn đốn phân biệt được giữa chảy máu não, nhũn não do
thiếu máu cục bộ và ổ máu tụ dưới màng cứng.


+ Năm 1965, E.M. Dunaeva và T.A. Sivukha đã sử dụng đạo trình
chũm-chẩm để nghiên cứu hệ động mạch đốt sống-thân nền. Kết quả cho thấy: khi REG
có biến đổi là có biểu hiện của bệnh thoái hoá đốt sống cổ.


+ REG là một phương pháp đáng tin cậy, dễ thực hiện và khơng có chống chỉ
định để nghiên cứu tuần hoàn máu não, giúp chẩn đốn chính xác tình trạng
mạch máu não.



<b>3. Các chỉ tiêu chính của lưu huyết não đồ. </b>


+ REG thực chất là đường biểu diễn của tổng điện trở theo nhịp mạch thể
hiện bằng một chu chuyển tim.


+ Có 2 đạo trình cơ bản như trán - chũm, thể hiện sự biến đổi điện trở của
động mạch cảnh trong, chũm - chẩm thể hiện sự biến đổi của động mạch đốt
sống - thân nền.


+ Căn cứ vào đó người ta đưa ra những nhận xét đánh giá các đặc điểm của
dạng sóng như nhánh lên, đỉnh sóng, nhánh xuống...


<i><b>3.1. Chỉ tiêu đánh giá cường độ nạp máu não: </b></i>


<b>3.1.1. Biên độ REG (A): </b>


+ Biên độ REG được đo từ chân sóng đến đỉnh cực đại, tính ra mm. Dựa vào
độ cao của biên độ chuẩn để suy ra giá trị thực tế của biên độ REG tính theo .


- Thí dụ: X- mm tương ứng với 0,05; 0,1; 0,25 .
+ Biên độ chuẩn C cao 10 mm tương ứng với 0,1 .


+ Biên độ REG (A) cao 15 mm tương ứng với X .


+ Bình thường người khoẻ mạnh, biên độ REG là 0,15  (0,05 - 0,25)
<b>3.1.2. Chỉ số REG (A/C): </b>


+ Chỉ số REG là chỉ số giữa độ cao cực đại của REG (A), so với biên độ
chuẩn C và gọi tỷ số này là chỉ số lưu huyết não. Chỉ số REG đánh giá cường độ
nạp máu não.



+ Bình thường chỉ số REG là 1 - 3.
- Người lớn: A/C = 1,5


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

<b>3.1.3. Cường độ nạp máu (Smm/giây): </b>


+ Cường độ nạp máu là tính diện tích của REG để đánh giá đại lượng biến
đổi thể thể tích nhịp mạch trung bình. Nếu sử dụng máy tính sẽ tính tốn và đánh
giá cường độ nạp máu được dễ dàng.


+ Đo 5 sóng REG rồi chia cho thời gian T người ta được một đại lượng tương
ứng với sự dao động dịng máu não trung bình.


Tổng S của 5 sóng
S mm/ giây =


Tổng T của 5 sóng


<b>3.1.4. Hệ số mất đối xứng của 2 bán cầu (K): </b>


+ Hệ số này được tính bằng cách lấy hiệu số của biên độ cao trừ đi biên độ
thấp rồi chia cho biên độ thấp nhân với 100%.




A1- A2


K =  100%
A2



Trong đó:


- K: Hệ số mất đối xứng.
- A1: Biên độ REG cao hơn.
- A2: Biên độ REG thấp hơn.


+ Ở người khoẻ mạnh hầu hết khơng có mất đối xứng, chỉ có một số ít
(5-10%) người ta thấy dấu hiệu mất đối xứng. Bình thường thấy:


- Đạo trình trán-chũm: K = 8,6% - 13%.
- Đạo trình chũm-chẩm: K = 13,7% - 15,2%.
- Nói chung bình thường cho phép là < 25%.
<b>3.1.5. Lưu lượng tuần hoàn (V): </b>


Lưu lượng tuần hoàn là lưu lượng tuần hoàn máu qua bán cầu não:
HATB  60


Vl/ph =


1,36x - 3,14


Trong đó:


HAtối đa - HAtối thiểu


HA trung bình = + HAtốithiểu


3

x = %


T


- T: Chu kỳ của REG.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

<i><b>3.2. Chỉ tiêu đánh giá trương lực mạch máu não: </b></i>


<b>3.2.1. Thời gian giãn mạch cực đại (): </b>


+ Là độ dài đường đi lên của REG tính bằng giây hoặc bằng mili giây, người
ta đã xác định được giá trị trung bình của pha đi lên là 0,12 sec.


+ Bình thường là: 0,15 - 0,16 sec.


+ Nói chung: 0,1 - 0,2 sec.
<b>3.2.2. Chỉ số mạch: </b>



T


+ Nhiều tác giả sử dụng tỷ lệ phần trăm giữa thời gian nhánh lên () so với


thời gian của cả chu kỳ (T) của sóng REG và gọi là chỉ số mạch.
+ Trung bình là: 15%.


+ Thông thường dao động từ 15 - 25%


+ Chỉ số mạch dùng để đánh giá trương lực thành mạch máu.
<b>3.2.3. Góc  : </b>


+ Độ dốc đường đi lên nhanh hay chậm có ảnh hưởng rõ rệt đến hình dạng


của góc .


- Thời gian nhánh lên () giống nhau nhưng hình dạng và góc lên của REG
có thể khác nhau.


- Người ta cho rằng độ dốc của nhánh lên là chỉ tiêu rất có giá trị để đánh giá
tính co giãn của thành mạch.


+ Góc  dao động từ 75 - 890<sub>. </sub>
+ Trung bình là 810<sub>. </sub>


+ Nếu góc  trên REG khó đo được thì phải dựa vào đường nén của REG.
<b>3.2.4. Thời gian : </b>


+ Là thời gian của pha đi xuống của REG được tính từ đỉnh sóng REG xuống
tới chân sóng.


+ Đại lượng này ít ổn định và phụ thuộc vào độ dài của chu chuyển tim.
+ Trung bình  = 0,7sec.


+ Thời gian  kéo dài phản ánh trương lực thành mạch do có sự cản trở dịng
máu đi ra khỏi não.


<i><b>3.3. Chỉ tiêu đánh giá tốc độ dòng máu não: </b></i>


<b>3.3.1. Tốc độ dòng máu qua não được tính theo cơng thức Jacquy: </b>

y = 0,8208  3,2164 sec  X


Trong đó :



</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

+ Trong bệnh lý thời gian kéo dài tối đa 19 - 20 sec.


<b>3.3.2. Tốc độ thể tích dịng máu đi vào (A/) và tốc độ thể tích dịng máu đi ra </b>
<b>(A/) tính bằng đơn vị ( /sec): </b>


Bình thường:


A/ dòng vào = 0,7-0,9 /sec.
<b> A/ dòng ra = 0,6-0,4 /sec. </b>


<b>4. Chuẩn bị ghi lưu huyết não. </b>


Bình thường đối tượng ghi lưu huyết não nằm ngửa, đầu gối bằng một gối
mỏng, êm, đặt các điện cực ở các vị trí cần ghi theo chỉ định (chú ý đặt đối xứng
2 bên), điều chỉnh máy sao cho kim chỉ ở vị trí cực đại, thoạt đầu chưa cho dòng
điện qua đầu đối tượng ghi, ghi độ chuẩn của máy, sau đó cho dòng điện qua đầu
đối tượng ghi và bắt đầu ghi với tốc độ chạy của băng giấy phù hợp .


<b>5. Ứng dụng lưu huyết não trong lâm sàng. </b>
<i><b>5.1. Lưu huyết não trong chấn thương sọ não kín: </b></i>


+ Một số tác giả (Fasano và cs, 1961) cho rằng chấn thương sọ não kín có
bọc máu tụ thì mới gây ra các biến đổi trên REG. Nhiều tác giả khác (Jenkner,
1962, 1963, Martinelli, Rottini, 1962) đã quan sát thấy những biến đổi của REG
ở những bệnh nhân bị chấn thương sọ não mà khơng có bọc máu tụ.


+ Gastaut (1960) thấy giảm biên độ REG ở phía tổn thương kèm theo đỉnh
sóng dạng phẳng. Jenkner quan sát thấy dấu hiệu tăng biên độ REG, tăng độ dốc
đường đi lên ở phía tổn thương. Tác giả cho rằng: những biến đổi REG như vậy


liên quan đến giãn mạch khu trú ở vùng bị đụng dập.


+ Trong chấn thương não kín, tùy thuộc vào mức độ chấn thương mà có thể
thấy 2 kiểu biến đổi trên REG:


- Trong chấn thương sọ não kín mức độ vừa và nặng, đỉnh sóng REG có dạng
nhọn, đường đi lên dốc, đường đi xuống nhanh, đỉnh thứ 2 nằm thấp gần đường
đẳng điện và xuất hiện sóng tĩnh mạch ở phía bị tổn thương. Những tiến đổi trên
REG phản ánh giảm trương lực mạch máu và dấu hiệu cản trở dòng máu đi ra.
Khoảng 4 tháng sau chấn thương thì hình ảnh REG trở lại bình thường.


- Trong chấn thương sọ não kín mức độ nhẹ, đỉnh sóng REG có dạng trịn,
sóng phụ dâng cao thậm chí cịn cao hơn đỉnh cực đại. Sóng tĩnh mạch xuất hiện
không thường xuyên. Biên độ REG giảm nhẹ, những biến đổi REG phản ánh sự
tăng trương lực mạch máu và cản trở dòng máu đi ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

<i><b>5.2. Hình ảnh lưu huyết não trong u não: </b></i>


+ Các tác giả quan sát thấy những biến đổi trên REG ở những bệnh nhân u
não. Angelino thấy ở 60% bệnh nhân u não có tăng thời gian nhánh lên. Jenkler
(1962) thấy các khối u não có ít mạch máu đi đến, do chèn ép não đã làm giảm
biên độ REG ở người có khối u, cịn trong các khối u não có quá nhiều mạch máu
bao bọc thì biên độ REG có thể tăng ở phía khối u.


+ Các tác giả khác, bằng cách ghi đồng thời REG bán cầu và REG khu vực
cho thấy: ghi REG nhiều kênh không chỉ giúp phát hiện vùng não có rối loạn
tuần hồn ở gần khối u mà còn cho thấy những biến đổi huyết động ở những
vùng não nằm ở xa khối u.


+ Các khối u não rất khác nhau về khu trú cũng như tình trạng tưới máu. Điều


này gây ra những ảnh hưởng khác nhau của chúng đối với tuần hoàn não chung
và tuần hoàn não khu vực.


+ Trong u bán cầu đại não, REG của đạo trình F-M mất đối xứng rõ rệt. Hầu
hết ở các bệnh nhân này thấy giảm biên độ REG ở phía bán cầu có khối u (hệ số
mất đối xứng 75,2  8,3%).


+ Ở một số ít bệnh nhân thấy tăng biên độ REG, một số thấy mất đối xứng
không rõ rệt và cịn một số trong giới hạn bình thường (<20%) ở đạo trình F-M.
Nhưng ở đạo trình M-O, REG mất đối xứng rõ rệt, điều này cho thấy vị trí khối u
ở vùng đỉnh-chẩm và thái dương-chẩm.


+ Trong u nền não, sự phù hợp giữa REG và EEG thể hiện khá rõ rệt. Thí dụ:
kết quả ghi đồng thời REG và EEG ở 10 bệnh nhân bị u não vùng hố yên cho
thấy chỉ có 5/10 bệnh nhân có biên độ khu trú rõ trên EEG, còn ở tất cả 10 bệnh
nhân đều có biên độ rõ trên REG. Ngồi ra, ở 5 bệnh nhân thấy giảm rõ rệt biên
độ REG ở bán cầu có khối u (tới 50,2%), còn lại ở 5 bệnh nhân thấy tăng nhẹ
biên độ REG ở phía có khối u. Ở đa số bệnh nhân thấy tỷ số /T% là 26%, một
vài người không thấy biến đổi tỷ số này.


+ Ở đạo trình chẩm, tỷ số /T% khơng biến đổi, trong khi đó ở đạo trình trán
hầu hết các bệnh nhân đều có tỷ số /T% tăng rõ. Điều này cho thấy dấu hiệu
tăng trương lực mạch máu não ở vùng gần khối u.


+ Biên độ REG ở vùng trán tăng rõ rệt (63,5%), điều này không chỉ liên quan
với tăng tuần hồn máu ở khối u mà cịn có thể do khối u vùng này chèn vào các
động mạch, tĩnh mạch và mao mạch gây cản trở dòng đi ra ở vùng động mạch
não trước tưới máu.


<i><b>5.3. Lưu huyết não trong xuất huyết não: </b></i>



+ Jenkner (1957-1962) thấy REG ở bệnh nhân bị bọc máu tụ dưới màng cứng
có thời gian alpha kéo dài, biên độ thấp và mất sóng phụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

rằng: chảy máu trong não làm giảm biên độ và độ nghiêng của REG, mất sóng
phụ ở phía xuất huyết.


+ Vì vậy, khơng thể phân biệt được chảy máu dưới màng cứng hay chảy máu
trong não. Khi ổ máu tụ lớn thấy giảm biên độ REG trên cả hai bán cầu.


+ Trong chảy máu dưới màng nhện thấy giảm cường độ nạp máu não. Sự
giảm biên độ REG một phía đặc biệt ở đạo trình khu vực, là dấu hiệu điển hình
của chảy máu nhỏ dưới nhện có diện hẹp.


+ Chảy máu dưới màng nhện diện rộng vùng nền não gây ra những biến đổi
lan toả, rõ rệt trong huyết động của não.


+ Trong chảy máu não vùng vỏ não - dưới vỏ não và chảy máu ở một bên,
diện hẹp, trên nền biến đổi tồn bộ REG có thể quan sát thấy giảm một phía biên
độ REG ở phía ổ bệnh lý.


+ Trong chảy máu não phía bên, ngay sau khi máu tràn vào não thất và chảy
máu diện rộng vỏ não-dưới vỏ não, thấy tăng biên độ REG ở bán cầu và tăng
<b>biên độ REG ở cả khu vực. </b>


<i><b>5.4. Lưu huyết não trong bệnh lý động mạch kết hợp: </b></i>


+ Ở những bệnh nhân tổn thương động mạch cảnh trong kết hợp với động
mạch đốt sống-thân nền, REG mất đối xứng ở cả đạo trình trán-chũm và ở cả đạo
trình chũm-chẩm.



+ Ở phía bị tổn thương, đỉnh sóng REG dạng trịn rộng, sóng phụ khơng xuất
hiện, đây là dấu hiệu xơ cứng mạch máu não ở vùng bị bệnh. Dấu hiệu thiếu máu
não rõ rệt trên bán cầu cùng phía khi có tổn thương 3 mạch máu lớn của não.


+ Trong trường hợp này quan sát được các rối loạn trầm trọng về chức năng
của các cấu trúc vỏ não, dưới vỏ não và thân não.


+ Dấu hiệu thiếu máu não rõ khi tổn thương 2 hoặc 3 mạch máu lớn xuất hiện
không chỉ do tắc cơ học các mạch máu này, mà còn do hạn chế khả năng bù trừ
của vòng Willis.


<i><b>5.5. Lưu huyết não trong rối loạn động mạch đốt sống-thân nền: </b></i>


+ Rối loạn hệ động mạch đốt sống-thân nền chiếm 25 - 30% trường hợp rối
loạn tuần hồn não, trong đó 65% trường hợp là do tổn thương phần động mạch
đốt sống nằm ở ngoài não.


+ Theo Hutchinson, Jales (1957 - 1961): nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn
tuần hoàn hệ động mạch đốt sống-thân nền là hẹp động mạch đốt sống phần nằm
ngoài não do bệnh lý vữa xơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

<i><b>5.6. Lưu huyết não trong vữa xơ động mạch não: </b></i>


+ Trong vữa xơ động mạch não, trên REG trước hết thấy biến đổi hình dạng
sóng. Đường đi lên chậm, đỉnh sóng phẳng, sóng phụ mờ, nằm gần đỉnh cực đại
và biên độ REG giảm.


+ Những dấu hiệu này xuất hiện rất sớm trước khi có triệu chứng vữa xơ
động mạch não trên lâm sàng.



+ Do đó REG khơng chỉ giúp chẩn đoán vữa xơ động mạch mà còn là một
xét nghiệm cận lâm sàng đáng tin cậy giúp cho phát hiện sớm vữa xơ động mạch
não.


+ Các dấu hiệu thường gặp trên REG trong vữa xơ động mạch não là:
- Giảm độ đàn hồi của thành mạch:


<b>. Tăng thời gian nhánh lên. </b>
<b>. Tăng chỉ số mạch. </b>


<b>. Đỉnh sóng dạng vịm hoặc cao nguyên. </b>


<b>. Sóng phụ xuất hiện kém hoặc không xuất hiện. </b>
<b>. Tăng tốc độ truyền sóng mạch. </b>


- Giảm cường độ nạp máu não:


<b>. Giảm biên độ REG. </b>


<b>. Giảm lưu lượng tuần hoàn máu não/phút. </b>


+ Vữa xơ động mạch máu não chia làm 4 giai đoạn biến đổi REG:


- Giai đoạn 1: đỉnh sóng dạng trịn hoặc hơi phẳng, sóng phụ xuất hiện nhưng
hơi mờ, thời gian nhánh lên khoảng 0,16 sec, chỉ số mạch (/T%) khoảng
17-18% và biên độ bình thường hoặc giảm nhẹ.


- Giai đoạn tiến triển: đỉnh sóng REG dạng trịn rộng hoặc phẳng, sóng phụ
xuất hiện kém, thời gian nhánh lên khoảng 0,18 sec, chỉ số mạch khoảng 24


-25% và biên độ REG bình thường hoặc giảm.


- Giai đoạn vữa xơ động mạch não: đỉnh sóng REG dạng cao nguyên, sóng
phụ mờ hoặc khơng xuất hiện, thời gian nhánh lên khoảng 20 sec, chỉ số mạch
khoảng 28% và biên độ REG giảm rõ rệt.


- Giai đoạn vữa xơ động mạch não rõ (thường có biến đổi tâm thần kèm
theo): sóng REG dạng hình sin, thời gian nhánh lên kéo dài(> 0,23 sec), chỉ số
mạch tăng > 30% và biên độ REG giảm rõ rệt.


<i><b>5.7. Lưu huyết não trong cao huyết áp: </b></i>


+ Đa số ở bệnh nhân cao huyết áp, trên REG thấy biến đổi như trong vữa xơ
động mạch não.


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

+ Theo Ennia: đối với bệnh cao huyết áp mà không kèm theo các dấu hiệu
của vữa xơ động mạch não, thấy sóng phụ cịn rõ nhưng thường nằm cao hơn
đỉnh cực đại, giảm biên độ và đỉnh sóng phẳng.


<i><b>5.8. Lưu huyết não trong cao huyết áp kịch phát: </b></i>


+ Những biến đổi huyết động của não rõ nhất trong thời gian cao huyết áp kịch
phát; có trường hợp cơn cao huyết áp xảy ra dữ dội, đột ngột, diễn biến nhanh.


+ Huyết áp có thể tới 250/140 mmHg hoặc 230/120 mmHg. Xuất hiện đau
đầu dữ dội, chóng mặt, giảm thị lực, buồn nôn và nôn không liên quan đến bệnh
tiêu hoá. Dấu hiệu thần kinh chủ yếu mỏi các chi, tê mơi, các ngón tay và rối loạn
nhẹ ngôn ngữ.


+ Các cơn cao huyết áp kéo dài thường khác với cơn cao huyết áp kịch phát.


Cao huyết áp kéo dài bắt đầu không dữ dội, phát triển từ từ. Thường có huyết áp
190/110 mmHg hoặc 260/150 mmHg.


+ Trong cơn thấy đau đầu dữ dội, nặng đầu và có tiếng vo ve, ù ù trong đầu,
buồn ngủ, đơi khi có rối loạn định hướng. Nhiều khi liệt các chi và rối loạn ngôn
ngữ; trên REG ghi vào đầu cơn thấy biên độ cao, nhánh lên có chỗ vồng, sóng
phụ mờ và nằm cao hơn sóng REG.


<i><b>5.9. Lưu huyết não trong huyết áp thấp: </b></i>


+ Hiện nay có rất ít tài liệu về vấn đề này. Ronkin nghiên cứu 20 bệnh nhân
huyết áp thấp ở tuổi 27 - 58, huyết áp từ 80/40 mmHg hoặc 100/60 mmHg thấy
REG có những biến đổi nhất định.


+ Những biến đổi này không theo một quy luật nào cả. Trong 50% trường
hợp thấy sóng phụ xuất hiện rõ và thường có 2 - 3 sóng. Dấu hiệu này ở một mức
độ nào đó phản ánh sự giảm trương lực thành mạch.


+ Những trường hợp còn lại trên REG lại có dấu hiệu của tăng trương lực
mạch máu, thậm chí có dấu hiệu điển hình của vữa xơ động mạch não như giảm
góc lên, tăng thời gian alpha, đỉnh sóng trịn, phẳng, sóng phụ xuất hiện kém rõ rệt.


<i><b>5.10. Lưu huyết não trong một số bệnh nhiểm khuẩn và bệnh mãn tính ở hệ thần </b></i>
<i><b>kinh trung ương: </b></i>


<b>5.10.1. Viêm não - màng não: </b>


+ Viêm não-màng não do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong các trường hợp
này, REG có thời gian alpha kéo dài, giảm sóng phụ, sóng phụ nằm sát đỉnh,
nhánh xuống beta hình vịng và xuất hiện sóng tĩnh mạch. Hình ảnh REG phản


ánh dấu hiệu tăng áp lực DNT do phù nề não.


+ Phụ thuộc vào mức độ bệnh có thể thấy 2 xu hướng biến đổi REG:


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

- REG của bệnh nhân mức độ nhẹ hơn, có đường đi lên chậm, sóng phụ
chuyển lên sát đỉnh cực đại, đôi khi cả nhánh xuống beta cũng chuyển lên phía
trên.


<b>5.10.2. Xơ cứng rải rác: </b>


+ Trên các bệnh nhân xơ cứng rải rác, ít quan sát thấy những biến đổi REG.
Giá trị biên độ REG trong giới hạn bình thường, hình dạng sóng gần giống của
người khoẻ mạnh với đường đi lên nhanh, sóng dạng nhọn, đường đi xuống chậm
và sóng phụ rõ, vị trí sóng phụ thường không ổn định do không ổn định về
trương lực mạch.


+ REG vùng chẩm thường bị biến đổi do ảnh hưởng của nhịp thở với dấu
hiệu tăng nhịp mạch và xuất hiện rõ hơn ở thân não.


+ Trong nhiều trường hợp, nghiệm pháp quay đầu làm giảm rõ biên độ REG
vùng chẩm ở một phía.


+ Sự giảm dòng máu não khi quay đầu về phía ổ tổn thương phản ánh tác
động xấu của yếu tố có căn nguyên ngồi mạch máu đến dịng máu trong động
mạch đốt sống.


<b>5.10.3. Xơ cột bên teo cơ: </b>


Trên REG bán cầu của một số bệnh nhân mắc bênh xơ cột bên teo cơ, quan
sát thấy đỉnh sóng dạng trịn, sóng phụ mờ, phản ảnh dấu hiệu tăng nhẹ trương


lực mạch và giảm nhẹ độ đàn hồi của thành mạch.


<b>5.10.4. Loạn dưỡng gan-não: </b>


+ Trong loạn dưỡng gan-não những rối loạn chủ yếu theo hướng mất trương
lực mạch. Do mô gan bị phá hủy và rối loạn chức năng nên một số lượng lớn các
chất giống histamin và các chất gây độc khác đối với mạch máu được tạo ra. Các
chất này tác động lên mạch máu làm cho tuần hoàn máu bị rối loạn trầm trọng.


+ Với những bệnh nhân nặng, trên REG thấy đường lên nhanh và đường
xuống cũng nhanh, sóng phụ nằm gần đường đẳng điện, sóng tĩnh mạch, phản
ánh sự mất trương lực mạch ở phía não bị tổn thương.


+ Với những bệnh nhân nhẹ hơn thấy đỉnh sóng REG dạng trịn, sóng phụ và
đường xuống dịch lên phía trên, trong khi đó khơng thấy biến đổi độ dốc và thời
<i><b>gian nhánh lên. </b></i>


<i><b>5.11. Lưu huyết não trong động kinh và Migraine: </b></i>


<b>5.11.1. Lưu huyết não trong bệnh động kinh: </b>


+ Những biến đổi tuần hồn não khơng phải là nguyên nhân của cơn động
kinh mà chỉ là một trong những biểu hiện do các kích thích xuất phát từ vùng vận
động của não.


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

chứng của bệnh não do huyết áp cấp tính phát triển trong cơn huyết áp cao ác
tính có kèm theo tăng áp lực DNT do phù não.


+ Trong cơn, thấy tăng biên độ REG, sóng phụ dịch chuyển xuống phía dưới,
thể hiện sự tăng tuần hoàn não là do giảm trương lực mạch máu não.



+ Trong cơn động kinh Bravais-Jacson, ở phía bán cầu bị bệnh REG có
đường đi lên nhanh, đỉnh sóng nhọn và sóng phụ xuất hiện rõ rệt, trong khi đó ở
bán cầu đối diện đỉnh sóng REG thường dạng trịn, sóng phụ xuất hiện khơng rõ
rệt.


Như vậy, khi ổ động kinh nằm ở một bán cầu thì sẽ dễ dàng nhận thấy mất
đối xứng trên REG với sự giảm trương lực mạch máu ở phía bị bệnh.


+ Trong động kinh do sẹo sau phẫu thuật cũng quan sát thấy, mất đối xứng
trên REG. Bên phía phẫu thuật, biên độ REG cao hơn phía đối diện. Lúc này, ở
bán cầu não có các hiện tượng ứ trệ huyết động.


Tóm lại, có thể nói những rối loạn huyết động của não do tăng áp lực DNT
gây nên phù nề mô não sẽ thúc đẩy sự xuất hiện các cơn động kinh.


<b>5.11.2. Lưu huyết não trong bệnh Migraine: </b>


Nhiều tác giả nghiên cứu tính chất và nguồn gốc các cơn đau đầu nhận thấy:
+ Trong cơn đau, biên độ REG tăng, đường đi lên nhanh, sóng phụ xuất hiện
rõ. Như vậy, trong cơn đau thấy dấu hiệu giãn mạch não.


+ Jenkner thấy rằng: đau đầu do rối loạn vận mạch làm mất đối xứng giữa 2
bán cầu về biên độ REG. Sự mất đối xứng càng rõ ràng ở trong cơn đau. Ngồi
cơn cũng có thể mất đối xứng, phía bên đau thấy tăng biên độ REG.


+ Ngoài cơn, mặc dù các dấu hiệu lâm sàng đã giảm đáng kể, nhưng vẫn thấy
một số biến đổi nhất định trên REG. Đa số trường hợp giảm trương lực mạch,
một số trường hợp co thắt mạch như đỉnh sóng nhọn, khơng có sóng phụ, tăng tỷ
số giữa thời gian alpha/thời gian bêta.



+ Với các bệnh nhân này thấy sự luân chuyển giữa tăng và giảm trương lực
mạch, chứng tỏ trương lực mạch máu không ổn định. Biên độ REG biến đổi tỷ lệ
thuận với sự biến đổi của trương lực mạch máu não.


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

SIÊU ÂM DOPPLER QUA SỌ TRONG LÂM SÀNG TÂM THẦN


(Transcranial Doppler)



<i><b>Trần Văn Cường </b></i>


<b>1. Khái niệm về siêu âm Doppler qua sọ. </b>


+ Năm 1965, Myazaki và Kato là những người đầu tiên báo cáo việc sử dụng
siêu âm Doppler để đánh giá tình trạng các mạch máu não đoạn ngồi sọ. Kỹ
thuật này khơng cho phép đánh giá tình trạng mạch máu não đoạn trong sọ.


+ Năm 1982, Aaslid và CS. đã sử dụng máy siêu âm Doppler với đầu dị có
tần số thấp (2 MHz) cho phép sóng siêu âm xuyên qua được cấu trúc của xương
sọ và đo được tốc độ dòng máu ở các động mạch nền não của đa giác Willis. Kể
từ đó đến nay siêu âm Doppler qua sọ (transcranial Doppler-TCD) được ứng
dụng đánh giá về chẩn đoán, điều trị và theo dõi các bệnh nhân tai biến mạch
máu não, các bệnh nhân phẫu thuật tim và động mạch.


+ Ở Việt Nam, việc ứng dụng kỹ thuật TCD vào lĩnh vực lâm sàng và nghiên
cứu mới chỉ là bước đầu.


+ Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, nhiều kỹ thuật
mới được ứng dụng vào y học để chẩn đoán và điều trị như kỹ thuật chụp cắt lớp
vi tính (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp mạch cộng hưởng từ, chụp
mạch mã hoá xoá nền,... những kỹ thuật này vẫn khơng thay thế hồn tồn được


TCD.


+ CT scan, chụp mạch cộng hưởng từ, chụp mạch xố nền có ưu điểm là
không gây nguy hại, cho kết quả chính xác về hình thái học của não và các mạch
máu trong não. Nhưng giá tiền mỗi lần chụp khá đắt, rất ít khi thực hiện được
nhiều lần, hơn nữa nó ít được chú ý để đánh giá tình trạng chức năng của các
mạch máu não (đo tốc độ tuần hoàn, phản ứng vận mạch não), sự tự điều hoà lưu
lượng máu não.


+ Chụp động mạch não cho biết chính xác về hình thái học các mạch máu
não, hình ảnh đẹp và khá chi tiết hơn chụp mạch xoá nền, nhưng đây là phương
pháp nguy hại, gây chảy máu, tỷ lệ tai biến của kỹ thuật này theo nhiều tác giả
trên thế giới từ 0,1 - 12% (tùy thuộc vào kỹ năng tay nghề của người làm và tình
trạng bệnh nhân).


+ Việc sử dụng TCD có ưu điểm là đánh giá được tình trạng chức năng của
các mạch máu não, hơn nữa đây là phương pháp không nguy hại, rẻ tiền, có thể
tiến hành kỹ thuật để theo dõi bệnh nhân nhiều lần, có thể làm ngay tại giường
bệnh. Các tác giả còn nhấn mạnh rằng "TCD là một ống nghe của não".


<b>2. Nguyên lý và phương pháp. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

trong dòng máu như hồng cầu, ghi lại sự thay đổi về tần số, tốc độ của hồng cầu
chuyển động trong dòng máu.


+ Các tín hiệu ghi được qua thăm dò ở vùng thái dương. Đầu dị đặt ở vị trí
phía trên cung gò má để theo dõi tốc độ dòng máu của động mạch não giữa, động
mạch cảnh trong đoạn trong sọ, các động mạch não trước và động mạch não sau.
+ Đầu dò đặt ở vị trí ổ mắt cho biết tốc độ dòng máu của động mạch cảnh
trong và động mạch mắt. Đầu dò đặt ở vị trí dưới chẩm ghi được tốc độ dòng


máu của các động mạch đốt sống và động mạch nền. Thêm vào đó, cần chú ý đến
hướng dịng chảy, các đặc điểm của dạng sóng.


+ Hiện nay trên thế giới đã có loại máy TCD mới với nhiều hình ảnh dịng
máu màu và theo khơng gian 3 chiều, cho phép biết được bản đồ của các mạch
máu trong não theo 3 bình diện khác nhau. Kỹ thuật đó gọi là TCCD
(transcranial colour coded duplex sonography).


+ Sự chính xác của phương pháp TCD phụ thuộc chủ yếu vào kiến thức và
kinh nghiệm của người thao tác. Tốc độ dòng máu đo được sẽ rất khác nhau, tùy
theo tuổi, hematocrit, huyết áp, áp lực trong sọ và hoạt động chức năng của não.


Do đó, đánh giá kết quả cần so sánh tốc độ của cả hai bên bán cầu não và so
sánh trên cùng một bệnh nhân tại các thời điểm ghi khác nhau, dưới những điều
kiện bệnh lý khác nhau.


+ Khoảng 5 - 15% các trường hợp không phát hiện được các mạch máu khi
thăm dò vùng thái dương do xương sọ quá dầy, sóng siêu âm không thể xuyên
qua được (thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi).


+ Khoảng 10 - 20% các trường hợp không phát hiện được động mạch não
trước và động mạch não sau, do sự khác nhau về giải phẫu của đa giác Willis
hoặc do vấn đề về kỹ thuật.


<b>3. Ứng dụng siêu âm Doppler qua sọ trong lâm sàng. </b>
<i><b>3.1. Nghiên cứu huyết động học trong não: </b></i>


+ TCD thường được áp dụng để nghiên cứu đánh giá cảm ứng huyết động
học trong não ở bệnh nhân bị hẹp hoặc tắc động mạch cảnh trong vùng cổ. Tốc
độ trung bình của động mạch não giữa do hẹp động mạch cảnh trong thường là


giảm khi độ hẹp > 90%.


+ Có thể đánh giá tuần hoàn bàng hệ qua động mạch thông trước và động
mạch thông sau bằng thủ thuật ép động mạch cảnh gốc ở vùng cổ.


+ Sự thay đổi tốc độ dòng máu của động mạch não giữa thường là giảm do
tăng CO2 hoặc khi tiêm tĩnh mạch thuốc lợi tiểu acetazolamide cho biết tình trạng
đảo ngược tốc độ dịng máu của động mạch não khi có tuần hồn bàng hệ.


+ TCD cũng được áp dụng để đánh giá hướng đi và tốc độ của động mạch đốt
sống và động mạch nền khi có hội chứng đoạt máu của động mạch dưới đòn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

<i><b>3.2. Phát hiện và theo dõi co thắt mạch sau chảy máu dưới nhện: </b></i>


+ Co thắt mạch não là biến chứng nguy hiểm của chảy máu dưới nhện. Chụp
động mạch não là phương pháp chính xác nhất để đánh giá co thắt mạch não. Tuy
nhiên đây là phương pháp dễ có tai biến và không thể làm nhiều lần được.


+ Để giải quyết nhược điểm này, TCD có thể theo dõi sự tiến triển của co thắt
mạch não sau chảy máu dưới nhện. Ngày nay, TCD đã trở thành một phương
pháp phổ biến và hữu ích để theo dõi hậu quả của co thắt mạch não do chảy máu
dưới nhện.


+ Tốc độ dòng máu sẽ tăng lên, tốc độ ghi được ở động mạch não giữa >
200cm/s có giá trị dự báo co thắt mạch ở mức độ nặng. Điều này có giá trị quan
trọng cho thầy thuốc lâm sàng để quyết định can thiệp bằng phẫu thuật hoặc sử
dụng thuốc.


<i><b>3.3. Thông động-tĩnh mạch não: </b></i>



+ Thông động-tĩnh mạch não là sự phát triển bất thường của mạch máu
não.TCD cho phép xác định các thông động-tĩnh mạch kích thước trung bình và
lớn, các mạch nuôi trong thông động-tĩnh mạch bị tăng thể tích ,tăng tốc độ dịng
máu và giảm sức cản.


+ Sử dụng các test gây tăng thơng khí sẽ nâng cao hiệu quả chẩn đoán. TCD
thường được ứng dụng để đánh giá hiệu qủa của việc gây tắc mạch chọn lọc để
điều trị thông động-tĩnh mạch não.


<i><b>3.4. Tăng áp lực trong sọ: </b></i>


+ Áp lực tưới máu não được xác định khác nhau giữa huyết áp và áp lực
trong sọ. Tốc độ dịng máu não và hình dạng sóng TCD rất nhạy cảm đối với việc
thay đổi cấp tính của tăng áp lực trong sọ.


+ TCD là phương pháp không nguy hiểm cho các bệnh nhân bị tăng áp lực
trong sọ. Khi tăng áp lực trong sọ, hình dạng sóng TCD trở nên cao và nhọn phản
ánh sự giảm áp lực tưới máu não.


<i><b>3.5. Chết não: </b></i>


+ Do có sự tiến bộ của y học, người ta có thể duy trì tồn vẹn của hệ thống
tim-phổi ở các bệnh nhân chết não.


+ Chẩn đoán chết não trở thành vấn đề y học, luật pháp và xã hội cũng như
liên quan đến việc ghép các cơ quan.


+ Xác định chết não dựa vào 3 thông số:
- Tiêu chuẩn lâm sàng.



- Tiêu chuẩn điện não đồ.
- Tiêu chuẩn chụp động mạch.


+ Ngày nay TCD đã thay thế cho chụp động mạch trong nghiên cứu chết não.
Hình ảnh TCD trong chết não được biểu hiện ở 2 dạng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

- Tốc độ dòng chảy giảm hoặc là ngừng toàn bộ dòng chảy. Tốc độ 10cm/s
<i><b>thường là biểu hiện tình trạng chết não. </b></i>


<i><b>3.6. Theo dõi trong phẫu thuật: </b></i>


TCD là kỹ thuật không gây nguy hại và dễ thực hiện để theo dõi tuần hoàn
não trong các phẫu thuật ở tim và động mạch cảnh.


<i><b>3.7. Trong bệnh Migraine: </b></i>


+ Trong nhức đầu do nguyên nhân mạch máu như bệnh Migraine, TCD thường
thấy tăng tốc độ dòng chảy và giảm phản ứng vận mạch.


+ TCD còn cho phép đánh giá đáp ứng của mạch máu đối với các thuốc điều
<b>trị bệnh nhân Migraine. </b>


<i><b>3.8. Trong tắc mạch não (cerebral emboli): </b></i>


+ Dựa vào kỹ thuật TCD, có thể phát hiện được các trường hợp tắc mạch não
trong khi mổ tim-phổi, khi đang mổ khai thông động mạch cảnh (carotid
endarterectomy) do hẹp động mạch cảnh trong.


+ Điều này rất quan trọng để quyết định cho bệnh nhân có dùng thuốc chống
đơng hay khơng.



CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG LÂM SÀNG TÂM THẦN


(magnetic resonance imaging)



<i><b>Ngô Ngọc Tản </b></i>


<b>1. Khái niệm. </b>


+ Chẩn đoán bằng hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) là một trong các phương
pháp chẩn đoán bằng hình ảnh đang được sử dụng ngày càng nhiều trong thời
gian hiện nay.


+ Cơ sở của phương pháp là các thí nghiệm về cộng hưởng từ của F. Bloch
và E. Purcell (1945,1946). Năm 1967, J. Jackson đã tiến hành thực nghiệm cộng
hưởng từ trên động vật.


+ Đến năm 1983, MRI bắt đầu được ứng dụng trong lâm sàng bởi tính ưu việt
cho hình ảnh rõ nét các cấu trúc bình thường và bệnh lý.


<b>2. Nguyên lý tạo hình ảnh cộng hưởng từ. </b>


+ Người ta không sử dụng tia X như trong chụp cắt lớp vi tính, MRI sử dụng
nguyên lý cộng hưởng từ hạt nhân khi phát sóng radio.


<i>Bảng 1: So sánh CT và MRI: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

- Nguyên tắc vật lý
- Nguyên lý đo
- Độ phân giải
- Độ mỏng lớp đo



Tia X
- Tỷ trọng
- < 1mm
- 2 - 5 mm


Cộng hưởng từ hạt nhân hydrogen.
- Độ tập trung proton


- < 1mm
- 1 - 3 mm


+ Trong cơ thể, các nguyên tố như phospho (31), flo (19), oxy (17), carbon
(13), natri (23), lithium (7) đều có thể cho hình ảnh cộng hưởng từ. Song hiện
nay, người ta đang sử dụng cộng hưởng từ của nguyên tố hydrogen (1) vì:


- Hydrogen gắn liền với nước, có ở hầu hết các tổ chức trong cơ thể.


- Hydrogen được cấu tạo bởi 1 proton ở hạt nhân và 1 electron ở lớp vỏ, nó
có từ trường hạt nhân lớn, có khả năng cho tín hiệu tốt nhất để tạo hình ảnh.


<b>3. Tiến hành tạo hình ảnh bằng cộng hưởng từ. </b>


+ Có 5 bước cơ bản khi tiến hành tạo hình ảnh bằng cộng hưởng từ, thứ tự
các bước như sau:


- Đặt người bệnh vào một từ trường mạnh.
- Phát sóng radio.


- Tắt sóng radio.



- Các tín hiệu từ người bệnh phát ra được hệ thống máy tính ghi lại.
- Dựng lại hình ảnh từ các tín hiệu đó.


+ Ngun lý chung của phương pháp tạo ảnh bằng cộng hưởng từ có thể tóm
tắt như sau:


- Dựa vào tính cộng hưởng với sóng radio của một số nguyên tố trong cơ thể
khi đặt cơ thể trong một từ trường mạnh.


- Người ta có thể điều khiển cho các nguyên tố đó phát tín hiệu và xử lý các
tín hiệu đó để tạo nên hình ảnh giúp cho chẩn đốn bệnh.


+ Khơng đi sâu vào bản chất vật lý của các bước khi tiến hành tạo ảnh bằng
cộng hưởng từ, nhưng cần hiểu sơ qua các bước như sau:


<i><b>3.1. Đặt người bệnh trong một từ trường mạnh: </b></i>


+ Từ trường do một khối nam châm tạo ra, có khoảng trống ở giữa để đặt
người bệnh nằm. Nam châm trong máy cộng hưởng từ có lực từ 0,2T đến 2T (1T =
1 Tesla = 10.000 Gauss). Máy MRI ở thành phố Hồ Chí Minh có lực từ 0,2T; cịn
máy của Bệnh viện Hữu Nghị là 1,2T.


+ Người ta giả định hạt nhân như một thanh nam châm cực nhỏ, vì proton
trong nhân chuyển động sẽ sinh ra từ trường hạt nhân.


+ Khi đưa nam châm cực nhỏ vào một từ trường mạnh thì nam châm nhỏ bé
này sẽ chịu ảnh hưởng của từ trường bên ngoài và xoay hướng. Các proton trong
cơ thể sẽ chuyển hướng như sau:



</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

- Các proton ngồi chuyển đụng quay (spin) cịn chuyển động đảo (pricessional
motion) giống như người ta động vào con quay, con quay chỉ đảo nghiêng mà
không đổ.


- Tốc độ đảo của proton cực nhanh gọi là tần số đảo (pricession frequency).
- Tần số đảo phụ thuộc vào từ trường bên ngoài, từ trường càng mạnh thì tần
số đảo càng lớn. Tần số đảo được tính theo phương trình Larnor.


f0 (MHz) = 4,258 H0 (KG).


f0: tần số đảo ngược tính bằng MHz


H0: sức mạnh từ trường bên ngồi tính bằng T (Tesla).


- Tần số đảo rất quan trọng vì nó liên quan với hiện tượng cộng hưởng trong
máy cộng hưởng từ.


<i><b>3.2. Phát sóng radio: </b></i>


+ Người ta phát sóng radio có cùng tần số với tần số đảo của các proton. Tần
số đảo được tính theo phương trình Larnor đã trình bầy ở trên.


+ Khi các proton đang đảo theo từ trường bên ngồi được tiếp sóng radio
phát vào, chúng nhận năng lượng mới tạo nên hiện tượng "cộng hưởng" điện từ.


+ Sau khi tiếp nhận năng lượng của sóng radio, các proton này đảo đồng nhịp
với sóng radio. Người ta gọi hiện tượng này là từ hố ngang (transversal
magnetisation).


<i><b>3.3. Tắt sóng radio: </b></i>



+ Khi tắt sóng radio, các proton đang đảo đồng nhịp với sóng radio bị mất
năng lượng, dần dần trở về trạng thái ban đầu như khi chưa được phát sóng radio.
Người ta gọi hiện tượng này là thời gian thư duỗi.


+ Thời gian thư duỗi gồm 2 quá trình:
- Thời gian thư duỗi T1:


Q tình từ hố dọc (ML) lớn dần cho tới khi đạt tới trị số ban đầu như lúc
chưa phát sóng radio, gọi là thư duỗi dọc (longitudial relaxation) hay thời gian
T1.


- Thời gian thư duỗi T2:


Quá trình từ hoá ngang vừa mới được hình thành nhờ xung radio nay suy
giảm cho đến khi mất hẳn, gọi là thư duỗi ngang (transversal relaxation) hay thời
gian T2.


+ Thời gian thư duỗi T1 và T2 là 2 hiện tượng khác biệt nhau và chúng có ý
nghĩa to lớn trong quá trình tạo hình ảnh cộng hưởng từ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

+ Sự khác biệt giữa ảnh T1 và ảnh T2 chính là sự khác nhau về cường độ tín
hiệu giữa các tổ chức hiện trên ảnh, cịn gọi là đối quang tổ chức. Đó chính là sự
khác nhau ở T1<i><b> giữa các tổ chức. </b></i>


<i><b>3.4. Thu tín hiệu và tính tốn: </b></i>


Cường độ tín hiệu cộng hưởng từ hạt nhân sau khi tắt sóng radio (thời gian
T1 và T2) được một máy tính điện tử (MTĐT) chuyên dụng thu nhận, xử lý và
<b>dựng lại hình ảnh người ta gọi là hình ảnh MRI. </b>



<b>4. Tổ chức bình thường trên hình ảnh cộng hưởng từ. </b>
<i><b>4.1. Tổ chức não và dịch não tủy: </b></i>


+ Sự khác biệt độ tập trung proton của chất xám và chất trắng là rất nhỏ. Tuy
nhiên, sự khác biệt T1 ở 2,5 MHz là khoảng 23%.


+ Sự tương phản tự nhiên to lớn này cho thấy chất trắng và chất xám trên ảnh
cộng hưởng từ nhìn thấy rõ hơn trên ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT. Scan).


- Trên ảnh T2: nếu trên ảnh cộng hưởng từ thấy dịch não tủy màu trắng, đó là
ảnh T2.


- Trên ảnh T1: dịch não tủy tối hơn tổ chức đặc, chất xám của não tối hơn
chất trắng của não.


<i><b>4.2. Tổ chức cơ và da đầu: </b></i>


Sự tương phản T1 giữa cơ, da đầu và tổ chức bình thường của cơ thể là rất lớn
(-25% đến + 40%), do đó hình ảnh T1 có sự tương phản cao và trên ảnh MRI các
tổ chức này nhìn thấy rất rõ.


<i><b>4.3. Xương đặc: </b></i>


Các proton tập trung ở xương có T2 rất ngắn, vì thế xương khơng nhìn thấy
được trên lớp cắt cộng hưởng từ đầu tiên. Vỏ xương chứa 23% proton/cm3, ít hơn
so với tổ chức xương xốp, vì thế vỏ xương khơng nhìn thấy trên ảnh cộng hưởng
từ. Tủy xương nhìn thấy rõ, đặc biệt ở các hình tăng đậm T1.


<b>5. Một số hình ảnh bệnh lý trên ảnh cộng hưởng từ. </b>


<i><b>5.1. U não: </b></i>


Các u não lành tính hoặc ác tính, u ở trong não hoặc ngồi não đều nhìn thấy
rõ trên ảnh cộng hưởng từ. Trong nhiều trường hợp u não trên ảnh cắt lớp vi tính
và trên ảnh cộng hưởng từ là như nhau. Trên ảnh cộng hưởng từ có những ưu
điểm sau:


+ Phù quanh u trên ảnh cộng hưởng từ nhìn rõ hơn ảnh cắt lớp vi tính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

<i><b>5.2. Tràn dịch não (hydrocephalus): </b></i>


Hệ thống não thất bên và não thất 4 nhìn rõ trên phim cộng hưởng từ và cắt
<i><b>lớp vi tính, nhưng cống Sylvius chỉ nhìn thấy trên ảnh cộng hưởng từ. </b></i>


<i><b>5.3. U tủy sống: </b></i>


+ Trên hình ảnh cộng hưởng từ bình thường khơng nhìn thấy vỏ xương cột
sống (phần xương đặc) và bộ phận dây chằng cột sống.


- Trên hình ảnh T1: tủy sống, đĩa đệm và tủy xương của thân cột sống có cùng
cường độ tín hiệu, nhưng dịch não tủy có cường độ tín hiệu thấp nên trên hình
ảnh cộng hưởng từ dịch não tủy có biểu hiện tối, do đó giúp người ta nhìn rõ giới
hạn của tủy.


- Trên hình T2: tín hiệu sáng nhất là dịch não tủy. Tủy và thân đốt sống giảm
cường độ tín hiệu (các hình ảnh của T2 ngược lại với T1).


+ Ở người trẻ, nhân nhầy đĩa đệm và lớp trong của vịng sợi đĩa đệm có đặc
trưng là cường độ tín hiệu cao; cường độ tín hiệu đó giảm cùng với tuổi và giảm
khi có sự thối hố ở đĩa đệm.



+ Hình ảnh u tủy sống:


- Đối với u sọ - tủy sống: trên ảnh cắt lớp vi tính nhìn rất kém, vì xương cho
hình ảnh giả và khó xác định u có cấu trúc đồng tỉ trọng hoặc giảm tỉ trọng.
Nhưng trên ảnh cộng hưởng từ thì khắc phục được những thiếu sót trên.


- Trên hình ảnh T1 và T2: ở các đoạn khác nhau của tủy đặc biệt có cùng
cường độ hoặc giảm cường độ ở T1 và tăng cường độ ở T2.


- U màng tủy (meningioma): phát hiện tương đối rõ trên hình ảnh T1, cho tín
hiệu có cùng cường độ so với cấu trúc của thân não. Ở T2 u màng tủy có cường
độ tín hiệu thấp, nhìn thấy rõ trên nền của tăng cường độ tín hiệu DNT.


- U nội tủy (ependymoma): ở u vùng nội tủy, chiều dày của tủy đôi khi tới
20-22 mm (bình thường lớn nhất là đoạn tủy cổ, kích thước tối đa chỉ là 8mm),
trong một số trường hợp nhìn thấy rìa u lồi lõm và khơng thuần khiết.


- Chẩn đoán u nội tủy thì hình ảnh cộng hưởng từ cho thấy rõ hơn tủy. Điều
này giúp cho việc đưa ra chiến thuật điều trị thích hợp.


+ U dưới màng cứng ngoài tủy: trên ảnh cộng hưởng từ cho biết rõ vị trí u,
kích thước của u và thậm chí cho thấy cả ổ nhuyễn tủy (nếu có) do u chèn ép vào
động mạch nuôi tủy.


+ U rễ thần kinh: trên hình ảnh T1 thấy u có cùng cường độ tín hiệu hoặc tăng
cường độ tín hiệu, nhưng khơng nhiều so với tủy. U có đường viền rõ và cấu trúc
<i><b>thuần nhất. </b></i>


<i><b>5.4. Rối loạn tuần hoàn não: </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

CT là kỹ thuật dễ tiến hành hơn và nhanh hơn so với MRI và là biện pháp đặc
hiệu để chẩn đoán sớm chảy máu nội sọ ngay trong giai đoạn cấp tính; mặt khác
MRI lại nhạy cảm hơn với trường hợp tai biến mạch máu não nhỏ, tiến triển
hoặc tai biến ở hố sọ sau.


Với hình ảnh tương phản, những bất thường sẽ nổi bật trên MRI, hơn nữa có
thể xác định sự tiến triển của ổ nhồi máu từ cấp tính thành mạn tính bằng cách
nhìn trước hết vào mạch máu, sau đó đến tổ chức não và cuối cùng là tổ chức đệm.


<i><b>5.5. Rối loạn mất myelin: </b></i>


Các rối loạn trầm cảm, hưng phấn và vô cảm là ba triệu chứng rối loạn tâm
thần nổi bật phối hợp với xơ cứng rải rác (multiple sclerosis-MS). Các nghiên
cứu cho thấy tỷ lệ của rối loạn trầm cảm trong MS thường là > 20%, trong một số
báo cáo, tỷ lệ này là hơn 50%.


Tỷ lệ của rối loạn hưng cảm và vô cảm trong MS chưa được xác định, nhưng
các triệu chứng này hay gặp trong lâm sàng. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực gặp tỷ
lệ cao trong bệnh nhân MS trong nhân dân (gấp gần 2 lần). Rõ ràng, tổn thương
thùy thái dương trái trong MS có liên quan chặt chẽ với rối loạn hưng cảm.


Đến nay, vẫn chưa có biện pháp nào đủ tin cậy để chẩn đoán MS. Tuy nhiên,
MRI là phương pháp tốt nhất để tìm hiểu đặc điểm MS ở vỏ não và tủy sống. Hơn
nữa, MRI là khám xét cận lâm sàng tốt nhất nhằm xác định MS. MRI có thể xác
định độ lớn và vị trí tổn thương, nghiên cứu các tổn thương mới và đánh giá tiến
triển của bệnh. Thường là nhìn thấy sự tương phản rõ ràng xung quanh ổ tổn
thương cấp tính hoặc ổ tổn thương mới trên kỹ thuật T2 hoặc sự đáp ứng với điều
trị.



Paty và CS công bố các tiêu chuẩn sử dụng cho chẩn đoán MS trên MRI áp
dụng trong lâm sàng. Các tiêu chuẩn này bao gồm 4 tổn thương hoặc hơn, các
chất trắng được nhìn thấy trên T2 hoặc có 3 tổn thương nếu một trong số đó nằm
cạnh não thất.


Do đặc điểm của MS trên MRI và do độ nhậy trong việc xác định mất myelin
nên MRI là công cụ cận lâm sàng quan trọng bổ sung đầy đủ các tiêu chuẩn của
Posner để chẩn đoán và phân loại bệnh là có thể bị MS hoặc chẩn đốn xác định
chắc chắn bị MS.


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

<i><b>5.6. Bệnh nhiễm khuẩn: </b></i>


Nhiều loại bệnh nhiễm khuẩn có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng
rối loạn tâm thần, bao gồm vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng, virus và virus chậm
hoặc prion.


Mặc dù giang mai thần kinh đã được y văn nói đến nhiều, nhưng nhiễm HIV
ở hệ TKTW ngày càng đóng vai trị quan trọng hơn trong lâm sàng. Biểu hiện
đầu tiên là rối loạn trầm cảm, một số ít trường hợp có rối loạn tâm thần, gặp
trong đa số các trường hợp có HIV dương tính, có tới hơn 20% các trường hợp có
đầy đủ các tiêu chuẩn của rối loạn trầm cảm chủ yếu.


Ở giai đoạn muộn tỷ lệ rối loạn trầm cảm tăng cao hơn do tăng các yếu tố
thuận lợi cho rối loạn trầm cảm như tăng kích thích các vùng dưới vỏ và hệ
limbic. Những bệnh nhân có miễn dịch, CT và MRI rất hữu ích giúp cho chẩn
đoán sớm nhiễm khuẩn.


Một trong 2 xét nghiệm này, có thể được sử dụng ngay khi mới có thay đổi
trạng thái rối loạn tâm thần. MRI thường được sử dụng trong bệnh nhân nhiễm
HIV để nghiên cứu các thay đổi tổn thương chất trắng xảy ra trong các trường


hợp viên não cấp tính, tiên phát do HIV.


Mặc dù, không dễ dàng áp dụng rộng rãi nhưng MRI có thể cùng với chụp
cắt lớp phát điện tử dương (PET: positron emission tomography) để phát hiện sự
tăng chuyển hoá và chụp cắt lớp với photon (SPECT: single-photon emission
computed tomography) để phát hiện sự tăng tưới máu trong vỏ não, vùng dưới
vỏ, thùy thái dương, các hạch nền, đồi thị; sự tăng chuyển hoá và tăng tưới máu ở
các vùng của vỏ não.


Mặc dù chưa có triệu chứng lâm sàng, người ta đã thấy có sự thay đổi chất
hoá học trong não trên MRS cũng giống như trong giai đoạn đầu có phản ứng
huyết thanh dương tính HIV trước khi tiến triển thành AIDS.


Các vữa xơ bán cấp trong não ít gặp, ở bệnh nhân nhiễm khuẩn hệ thống
TKTW, mỗi năm tại Mỹ gặp 200 trường hợp. Có thể ban đầu biểu hiện bằng rối
loạn hành vi, có thể gặp ảo giác, sau đó tiến triển nhanh thành mất trí. CT có hình
ảnh teo vỏ não và giãn rộng não thất. MRI có thể nhìn thấy rõ ràng các hạch nền.
Chẩn đoán chức năng bằng PET và SPECT là giống nhau trong nhiễm HIV.


Creutzfeldt-Jakob hiếm gặp trong nhiễm khuẩn hệ TKTW. Các xét nghiệm
thường khơng có gì bất thường mặc dù PET và SPECT có thể chỉ ra nhiều vùng
giảm chuyển hoá và cấp máu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

hiện lâm sàng cấp tính, các xét nghiệm này có thể là sự trợ giúp quan trọng để
chẩn đốn sớm và có thể bắt đầu điều trị.


<i><b>5.7. Chấn thương sọ não: </b></i>


Chấn thương sọ não, đặc biệt là vết thương ở phía trước dưới của thùy trán
hoặc các vết thương đầu nặng chính là nguyên nhân gây biến đổi nhân cách,


thường biểu hiện là mất ức chế.


Các triệu chứng rối loạn tâm thần có thể phát triển cấp tính và có thể có nhớ
bịa, hoang tưởng không hệ thống, thường xuất hiện trong sảng và quên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

Các triệu chứng rối loạn cảm xúc (đặc biệt là rối loạn trầm cảm) có thể xảy ra
sau chấn thương phía sau thùy trán 2 bên và hạch nền thùy trán, chấn thương
thùy thái dương bên phải và hệ limbic được đặc trưng bởi các triệu chứng rối
loạn hưng cảm .


CT và MRI có thể xác định có chảy máu nội sọ hay khơng. CT nhìn chung
hay được sử dụng trong chấn thương sọ não cấp do nhanh, hình ảnh chảy máu
cấp tính và vỡ xương sọ rõ ràng và dễ thực hiện hơn so với MRI. Nhưng MRI
chính xác hơn, trong lâm sàng chấn thương sọ não vừa và nhẹ thường hay được
chỉ định làm MRI do có độ nhạy cao, đặc biệt với những vết thương nhỏ ở vùng
<i><b>chất trắng và những thay đổi bán cấp hoặc mạn tính do chảy máu nội sọ gây ra. </b></i>


<i><b>5.8. Rối loạn vận động: </b></i>


+ Nhiều rối loạn vận động tiên phát có biểu hiện rối loạn loạn thần. Chúng
thường phối hợp với các rối loạn tâm thần biệt định, bao gồm các chẩn đoán rối
loạn cảm xúc, rối loạn ám ảnh, xung động và rối loạn lo âu cũng như thay đổi
nhân cách khác.


+ Các xét nghiệm nghiên cứu bệnh sinh chưa thể tiến hành đầy đủ, nhưng ít
nhất có thể biết được vị trí giải phẫu của tổn thương trong rối loạn vận động.


+ Hầu hết các rối loạn vận động có nguồn gốc từ các nhân thần kinh và theo
lý thuyết thì các ý nghĩ ám ảnh, hành vi xung động và cảm xúc khơng bình
thường xuất hiện trong rối loạn vận động.



+ Trong thực tế lâm sàng thần kinh, rối loạn vận động được phân loại thành
tăng động hoặc giảm động. Rối loạn tăng động là múa giật và rối loạn trương lực
cơ. Rối loạn giảm phối hợp vận động là bệnh Parkinson và biểu hiện lâm sàng là
run, vận động chậm, mất tư thế tự nhiên, rối loạn nói, mất khả năng vận động có
ý thức.


+ Rối loạn giảm động là biểu hiện các triệu chứng ngoại tháp khác nhau,
nguyên nhân do viêm não, teo não và tổn thương, thoái hoá thần kinh do nhiều
nguyên nhân khác nhau. MRI giúp cho thấy rõ vị trí tổn thương trong các rối loạn
vận động.


<i><b>5.9. Động kinh: </b></i>


+ Động kinh được phân loại theo lâm sàng và điện não cần phân biệt giữa
động kinh cục bộ và động kinh toàn thể.


+ Sự phân biệt tiếp theo là mức độ của rối loạn ý thức, cơn đơn giản thì mất ý
thức một phần, trong khi cơn phức tạp thì mất ý thức tồn bộ.


+ Nguyên nhân của động kinh chỉ tìm thấy ở 1/4 số trường hợp động kinh
cục bộ, hầu hết các trường hợp động kinh là động kinh cục bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

<i><b>5.10. Mất trí: </b></i>


+ Các trường hợp nhẹ và vừa người ta quan sát được sự teo não tiến triển.
Nhưng ít có mối liên quan của biểu hiện và mức độ teo não với mất trí loại
Alzheimer.


+ Có tỷ lệ cao các bệnh nhân lớn tuổi có sự tăng chất trắng trên nghiên cứu


T2. Mặc dù thay đổi chất trắng liên quan đến các vi tổn thương thứ phát do vữa
xơ các mao mạch. Nhưng người ta chỉ thấy có mối liên quan nghèo nàn với triệu
chứng của mất trí cùng lúc ấy. MRI có vai trị chính trong đánh giá bệnh
Alzheimer với các nguyên nhân khác nhau.


Ví dụ: chẩn đoán phân biệt với mất trí do vữa xơ mạch máu bằng cách sử
dụng hình ảnh MRI, bởi vì người ta có thể nhìn thấy các ổ nhồi máu nhỏ rải rác.


Hình ảnh của hồi hải mã cũng thấy rõ trên MRI, qua đó thấy rõ các bất
thường về hình dáng và kích thước.


+ MRI đánh giá mức độ chuyển hoá khơng bình thường ở thùy trán và thùy
thái dương của bệnh nhân.


+ Nồng độ N-acetyl và các chất dẫn truyền thần kinh giảm ở thùy trán và
thuỳ thái dương ở bệnh nhân Alzheimer so với người bình thường.


+ Kết hợp các bất thường của não và hồi hải mã với MRI sẽ có các số liệu
cho phép chẩn đoán tin cậy hơn. MRI là kỹ thuật bổ sung cho phép đánh giá mất
trí loại Alzheimer.


GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN



<i><b>Trần Văn Cường </b></i>


<b>1. Đại cương giám định pháp y tâm thần. </b>
<i><b>1.1. Khái niệm: </b></i>


Pháp y tâm thần (PYTT) là một bộ phận của tâm thần học, phát triển cùng
với sự phát triển chung của ngành tâm thần học. Nếu như tâm thần bệnh học chỉ


chú ý nghiên cứu vấn đề chẩn đốn, tìm nguyên nhân và tính chất bệnh với mục
đích chữa bệnh và phịng bệnh thì PYTT chủ yếu nghiên cứu mối liên hệ đặc biệt
của các trạng thái rối loạn tâm thần đối với những vấn đề dân sự và hình sự.


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

Công tác giám định PYTT có mối liên quan mật thiết giữa các ngành y tế,
công an, viện kiểm sát, toà án. Để tiến hành được dễ dàng, thông suốt cần phải
có những qui định cụ thể rõ ràng các nguyên tắc, thủ tục có tính chất pháp luật.


Người bệnh tâm thần do bị rối loạn về ý thức, cảm xúc, tư duy và hành vi tác
phong... dẫn đến chỗ phá hoại mối quan hệ đúng đắn giữa người bệnh với tập thể,
với xã hội. Nhiều trường hợp làm mất khả năng lao động, khả năng phục vụ
trong quân đội, khả năng sử dụng quyền công dân và khả năng chịu trách nhiệm
về hành vi của mình. Vì vậy nhiệm vụ của giám định PYTT là giúp đỡ cho cơng
an, tồ án xác định chính xác những bị can nghi có rối loạn tâm thần, xác định
họ có bị bệnh tâm thần hay không? bệnh gì? mức độ bệnh ra sao? có giả bệnh
hoặc làm tăng triệu chứng bệnh không? trách nhiệm của bị can đối với hành vi
phạm pháp thế nào? ...


Giám định PYTT còn nhằm bảo vệ quyền lợi cho bệnh nhân tâm thần cũng
như trách nhiệm của xã hội về những thiệt thịi dân sự. Có những bệnh nhân tâm
thần khơng làm được một số nghề nào đó hoặc được miễn trách nhiệm về một số
nghĩa vụ (nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ lao động...) hoặc không sử dụng được một
số quyền lợi công dân (như quyền bầu cử, ứng cử, ký kết hợp đồng, kết hôn...).
Từng trường hợp đều phải được giám định đánh giá cụ thể các mức độ rối loạn
tâm thần của họ.


PYTT cịn có nhiệm vụ giám định trạng thái tâm thần của người làm chứng và
người bị thiệt hại nghi có rối loạn tâm thần trong các vụ án hình sự cũng như các
vụ kiện dân sự, giám định khả năng hành vi dân sự và khả năng chịu trách nhiệm
của những người có liên quan trong các vụ kiện dân sự mà nghi có rối loạn tâm


thần.


Trong giám định PYTT vấn đề quan trọng là vấn đề xác định năng lực trách
nhiệm hình sự.


Theo nguyên tắc cơ bản của pháp luật thì những người bình thường trên 14
tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi phạm pháp của
mình.


Người bị tâm thần được thừa nhận là mất năng lực chịu trách nhiệm hình sự
chỉ khi nào do trạng thái rối loạn tâm thần cấp tính hoặc mạn tính mà họ khơng
nhận thức được, điều khiển được hành vi của mình. Rối loạn hoạt động tâm thần
đến mức người bệnh không hiểu được hậu quả về hành động của mình, khơng
nhận thức được tính chất nguy hại đối với xã hội và tính chất phi pháp của những
hành động do họ gây nên.


Giám định viên PYTT căn cứ tài liệu thực tế về y học, nghiên cứu trạng thái
tâm thần của bị can trong lúc phạm tội để giải quyết vấn đề năng lực trách nhiệm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

<b>1.1.1. Tiêu chuẩn y học: </b>


Là vấn đề chẩn đoán bệnh tật, ví dụ như bệnh tâm thần phân liệt, bệnh động
kinh, bệnh loạn thần phản ứng... nhưng không phải mọi bệnh tâm thần đều được
miễn trách nhiệm về hành vi phạm pháp mà còn phải nghiên cứu từng trường
hợp cụ thể.


Có những bệnh như bệnh tâm thần phân liệt, liệt toàn thể tiến triển thì chỉ chỉ
một số ít trường hợp người bệnh mới được xem là có đủ năng lực chịu trách
nhiệm. Nhưng có những bệnh như nhân cách bệnh thì chỉ những trường hợp cá
biệt, người bệnh mới được xem là không đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.



Chỉ dựa vào tiêu chuẩn y học để xác định năng lực trách nhiệm là chưa đủ, vì
mức độ nặng nhẹ của mỗi bệnh khác nhau. Có trường hợp bệnh trong cơn cấp tính,
có trường hợp bệnh mãn tính đã đến giai đoạn sa sút, có trường hợp bệnh đang
trong giai đoạn thuyên giảm tốt,... thì năng lực chịu trách nhiệm có khác nhau.


Do đó sau khi chẩn đoán bệnh, tiêu chuẩn pháp luật trở thành tiêu chuẩn chỉ
đạo trực tiếp để quyết định vấn đề năng lực chịu trách nhiệm.


<b>1.1.2. Tiêu chuẩn pháp luật: </b>


Gồm 2 yếu tố: về khả năng nhận thức được hành vi và về khả năng ý chí
kiềm chế, chỉ đạo được hành vi của mình.


Nội dung tiêu chuẩn pháp luật không nên có sự giải thích thu hẹp. Thực tế
có một số người có những hành vi xét bề ngồi thì hành vi của họ như có dự
tính rất chính xác nhưng như vậy không có nghĩa là họ vẫn còn đủ năng lực
chịu trách nhiệm.


Vấn đề không phải chỉ là năng lực nhận thức được hành vi mà còn địi hỏi
phải có năng lực nhận thức được tính chất nguy hiểm đối với xã hội của những
hành vi đó.


Ý nghĩa của tiêu chuẩn pháp luật là phân tích, đánh giá được cụ thể tính chất
và mức độ nặng nhẹ trạng thái rối loạn tâm thần của bị can khi gây án. Do đó
phải có đầy đủ những đặc trưng của 2 tiêu chuẩn y học và tiêu chuẩn pháp luật
mới có đủ căn cứ để xác định năng lực trách nhiệm hình sự.


Giám định viên căn cứ vào tình hình bệnh tật và tính chất nguy hiểm của
những hành vi do bệnh nhân gây nên mà nêu ý kiến về phương pháp chữa bệnh


bắt buộc hay không bắt buộc đối với những người được xem là miễn năng lực
trách nhiệm hình sự và đối với những người bị bệnh tâm thần sau khi phạm pháp.


Điều trị bắt buộc áp dụng đối với những người bệnh tâm thần có hành vi
phạm pháp nghiêm trọng như chém chết người, đánh người gây thương tích, mưu
sát, phá rối trật tự trị an.


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

<i><b>1.2. Lịch sử phát triển môn giám định pháp y tâm thần: </b></i>


Trong lịch sử loài người việc giám định pháp y tâm thần đã hình thành từ xa
xưa, trước khi Tâm thần học ra đời( với Philipe: 1792 ).


+ Luật La Mã quy định miễn trừng phạt các bệnh nhân tâm thần phạm pháp.
+ Thời trung cổ: Luật hội thánh không trừng phạt người điên.


+ Một thời kỳ dài từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII: Tu viện là nơi duy nhất
giải quyết vấn đề bệnh nhân tâm thần.


<b>1.2.1. Giám định pháp y tâm thần ở Đức (bao gồm cả Phổ, Áo ): </b>


Luật Culpa (nước Áo: 1768 ) có ghi đối với người hoàn toàn bị mất trí, sự
phân biệt đúng sai bị giảm sút thì được miễn trách nhiệm. Luật ngày 1/9/1934
điều 51 có đoạn ghi: "một hành vi có thể sẽ không bị trừng phạt nếu như phạm
tội trong lúc hành động do rối loạn tâm thần".


<b>1.2.2. Giám định pháp y tâm thần ở Nga: </b>


Năm 1864, nhà nước Sa Hoàng cải cách hệ thống tồ án. Theo các qui định
thì với những can phạm bị nghi ngờ bị bệnh tâm thần, khi xét xử nhất thiết phải
có sự tham gia của một hoặc hai thầy thuốc tâm thần để xác định mức độ rối loạn


tâm thần của can phạm ở thời điểm gây án và hiện tại.


Năm 1887, trường Đại học tổng hợp Matxcơva thành lập khoa Tâm thần
trong đó có bộ phận giám định PYTT.


Tháng 6-1918, Hội đồng tư pháp nhân dân Nga thông qua bản hướng dẫn các
tiêu chuẩn xác định người bị rối loạn tâm thần phạm tội và cho thành lập các cơ
sở giám định PYTT.


Năm 1921, tại Matxcơva xây dựng viện giám định với đầy đủ các tiêu chuẩn
miễn trách nhiệm hình sự. Luật hình sự bổ sung ngày 1-1-1961 là bước hồn
chỉnh thêm cơng tác giám định PYTT.


<b>1.2.3. Giám định PYTT ở Pháp: </b>


Nửa thế kỷ trước khi ra đời đạo luật của Napoléon thì người bệnh tâm thần
vẫn bị đặt ra ngồi vịng pháp luật. Đạo luật hình sự (Napoléon) ban hành ngày
30/6/1938, Điều 604 ghi rõ: người bệnh tâm thần khi phạm tội ở trong trạng thái
mất trí thì khơng có tội.


<b>1.2.4. Hiện trạng của ngành giám định PYTT trên thế giới: </b>


Ở Ý, người sáng lập học thuyết sinh học tội phạm là Sesare Lombroso
(1835-1909) phát triển tư tưởng phạm tội bẩm sinh. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất
những tư tưởng sinh học hoá nêu trên phổ biến ở một số nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

<b>1.2.5. Lịch sử giám định PYTT ở nước ta: </b>
<i>* Những qui định của pháp luật: </i>


Giám định pháp y tâm thần đã được tiến hành từ năm 1970 nhưng chỉ được


làm lẻ từng vụ việc theo hình thức cơng văn thoả thuận giữa cơ quan luật pháp và
y tế.


Tháng 6-1985 Luật hình sự, tháng 6-1988 Luật tố tụng hình sự, tháng 7-1988
Nghị định 117 - HĐBT đã được ban hành trong đó có những điều quy định về
tình trạng khơng có năng lực hình sự, giảm năng lực trách nhiệm hình sự, và
những qui định về nguyên tắc trưng cầu giám định, kết luận giám định, điều trị bắt
buộc... Từ đó cơng tác giám định PYTT được tiến hành thường xuyên và chặt
chẽ.


<i>* Những qui định trong công tác giám định pháp y tâm thần: </i>


Giám định PYTT có nhiều liên quan đến luật pháp, bởi vậy tiến hành công tác
này phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, không thể tùy tiện. Giám định
PYTT là sử dụng kiến thức tâm thần để xác định trạng thái rối loạn tâm thần của
người cần giám định trước, trong và sau khi hành động gây án có bị rối loạn tâm
thần hay khơng? Qua đó giúp cơ quan tố tụng đánh giá năng lực trách nhiệm cũng
như khả năng thi hành án một cách khách quan nhằm góp phần bảo vệ pháp luật
nghiêm minh, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân.


<b>2. Tổ chức giám định pháp y tâm thần. </b>


Tổ chức giám định PYTT được thành lập ở cấp TW và cấp tỉnh, thành phố
theo điều 4 Nghị định 117/HĐBT ngày 21-7-1988 về giám định tư pháp, theo
Thông tư 78/TT-GĐ ngày 26-1-1989 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Nghị
định 117/HĐBT.


<i><b>2.1. Ở cấp Trung ương Bộ Y tế: </b></i>


Sau khi trao đổi với Bộ Tư pháp, Bộ Y tế đã có quyết định 64/BYT-QĐ ngày


18-2-1989 bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần cấp trung ương. Tại điểm
2 Thông tư trên, Bộ Y tế ủy nhiệm Bệnh viện Tâm thần Trung ương giúp Bộ
quản lý công tác giám định PYTT.


Căn cứ vào tình hình thực tế, ở nước ta có 2 địa điểm thường trực tiếp nhận
các trường hợp giám định cấp trung ương. Địa điểm thứ nhất tại Bệnh viện Tâm
thần Trung ương I chịu trách nhiệm cho các tỉnh, thành phố phía Bắc và chung
cho cả nước. Địa điểm thứ 2 tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương II (Biên Hoà)
cho các tỉnh phía Nam.


<i><b>2.2. Ở cấp tỉnh, thành phố: </b></i>


Do UBND ra quyết định theo đề nghị của Sở Y tế và Sở Tư pháp và bộ phận
thường trực đặt tại cơ sở chuyên khoa tâm thần.


<i><b>2.3. Tiêu chuẩn giám định viên PYTT: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

+ Có phẩm chất chính trị tốt.


+ Có trình độ chun mơn từ đại học trở lên.


+ Có thâm niên cơng tác về nghiệp vụ chun mơn đó ít nhất là 5 năm.


Nơi nào có 3 giám định viên tâm thần trở lên thì thành lập tổ giám định
PYTT và bổ nhiệm một giám định viên trưởng.


<i><b>2.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của giám định viên: </b></i>


Mỗi giám định viên đều có nhiệm vụ và quyền hạn theo qui định ở điểm 6, 9,
10 Nghị định 117/HĐBT. và Điều 44 Bộ luật tố tụng hình sự.



<b>2.4.1. Nhiệm vụ: </b>


+ Thực hiện các nội dung giám định theo yêu cầu của cơ quan trưng cầu.
Kết luận giám định bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết
luận đó.


+ Giải thích bản kết luận giám định theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố
tụng.


+ Giám định bổ sung hoặc giám định lại khi cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu.
+ Không được để lộ tài liệu và kết quả giám định.


+ Tuân thủ các qui định khác của pháp luật tố tụng.


+ Người nào từ chối hoặc trốn tránh trách nhiệm kết luận giám định thì bị xử
lý theo điều 242/BLHS.


<b>2.4.2. Quyền hạn: </b>


+ Từ chối việc thực hiện giám định trong trường hợp thời gian không đủ để
tiến hành giám định; các tài liệu cung cấp khơng đủ hoặc khơng có giá trị kết
luận nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chun mơn của
mình hoặc có lý do chính đáng khác.


+ Yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng bổ sung tài liệu và tạo mọi điều kiện cần
thiết phục vụ cho việc giám định.


+ Viết kết luận riêng của mình vào bản kết luận chung nếu khơng thống nhất
với kết luận chung (trường hợp giám định tập thể).



+ Giám định viên tiến hành giám định bằng kiến thức và phương pháp nghiệp
vụ chun mơn của mình. Cơ quan tiến hành tố tụng không can thiệp vào công
việc chuyên môn của giám định viên.


+ Khi tiến hành giám định, giám định viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm
theo tính chất từng vụ việc do cơ quan trưng cầu giám định trả (theo qui định
thông tư liên bộ Tư pháp - Tài chính...).


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

+ Khi giám định viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được cơ quan trưng cầu và cơ
quan chủ quản xét khen thưởng. Khi vi phạm các điều qui định thì xét kỷ luật.
Mức khen thưởng hoặc kỷ luật tùy vụ việc.


<b>2.4.3. Giám định viên trưởng: </b>


Tại điều 11 Nghị định 117/HĐBT qui định nhiệm vụ quyền hạn của giám
định viên trưởng như sau:


+ Giúp thủ trưởng ngành chuyên môn quản lý danh sách giám định viên.
+ Đầu mối liên hệ công tác với các cơ quan hữu quan.


+ Cử giám định viên tham gia giám định kịp thời từng vụ việc.


<i><b>2.5. Phân cấp giám định: </b></i>


<b>2.5.1. Giám định viên cấp trung ương: </b>


+ Giám định các vụ việc do cơ quan tố tụng TW ngang cấp trưng cầu.


+ Giám định các trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn tuyến tỉnh, thành


phố nhưng phải thông qua ngành dọc, cấp trên của cơ quan trưng cầu ra quyết
định.


<b>2.5.2. Giám định cấp tỉnh, thành phố: </b>


Giám định các vụ việc do cơ quan tố tụng địa phương trưng cầu (tỉnh, thành
phố, huyện, quận).


<i><b>2.6. Thẩm quyền trưng cầu giám định PYTT: </b></i>


Đối với mọi trường hợp khi đưa ra xét xử thì mọi người công dân kể cả bị
can đều có quyền yêu cầu giám định nhưng chỉ có cơ quan tố tụng mới có
quyền ra quyết định trưng cầu giám định. Phần này được qui định trong thông
<b>tư của Bộ Tư pháp. </b>


<i><b>2.7. Các hình thức giám định pháp y tâm thần: </b></i>


Căn cứ điều 131 BLTTHS việc tiến hành giám định theo hình thức nào phải
tùy thuộc vào tính chất phức tạp và nghiêm trọng của vụ việc đó.


<b>2.7.1. Giám định nội trú: </b>


Hình thức này giám định với những trường hợp khó khăn và phức tạp cho
việc chẩn đoán bệnh cũng như xác định năng lực trách nhiệm hình sự. Can phạm
được lưu lại tại cơ sở giám định PYTT của bệnh viện chuyên khoa tâm thần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

<b>2.7.2. Giám định tại phòng khám: </b>


Áp dụng cho những trường hợp đơn giản để chẩn đoán và xác định năng lực
trách nhiệm hình sự. Can phạm được đưa tới phòng khám chuyên khoa, tại đó


giám định viên tiến hành thăm dò và cho kết quả giám định. Đương nhiên giám
định viên đã phải nghiên cứu hồ sơ và cho làm các xét nghiệm cần thiết phục vụ
cho giám định trước đó.


<b>2.7.3. Giám định tại chỗ: </b>


Đối với một số trường hợp nếu như sau khi giám định viên xem xét thấy có
thể tiến hành giám định tại chỗ được và thuận lợi thì tiến hành. Thường thì áp
dụng đối với trường hợp đang bị giam giữ, nếu đưa ra ngồi có khó khăn về quản
lý và phức tạp về chuyên môn.


<b>2.7.4. Giám định tại hội đồng xét xử : </b>


Hình thức giám định tại hội đồng xét xử chỉ áp dụng cho những trường hợp
bệnh tật đã rõ ràng và đã có thời gian điều trị nội trú. Mục đích của hình thức
giám định này thực chất là giám định viên được trưng cầu tại hội đồng xét xử để
làm sáng tỏ thêm kết luận của tập thể giám định hoặc của mình cho hội đồng xét
xử và bên tham dự rõ.


<b>2.7.5. Giám định vắng mặt: </b>


Là những trường hợp giám định đặc biệt, thường gặp trong pháp y tâm thần,
khi khơng có mặt bị can hoặc bị cáo. Khi cả hai bên đều vắng mặt, có thể gọi là
giám định theo hồ sơ.


Thường là giám định bị can gây án, người bị hại bị chết, sau đó bị can tự sát
thành cơng. Việc giám định chỉ cịn dựa vào các hồ sơ và những người làm chứng.


Ngoài ra, khi giám định những trường hợp hồ sơ đầy đủ, song toà án hoặc
viện kiểm sát còn nghi ngờ kết luận của hội đồng giám định pháp y này và giao


hồ sơ cho hội đồng giám định khác.


Những trường hợp cần đánh giá về khả năng hành vi của những người đã
chết trong các vụ kiện dân sự được gọi là giám định vắng mặt một bên (hay một
phần).


<i><b>2.8. Nội dung hồ sơ và nguyên tắc tiếp nhận giám định: </b></i>


Tại điều 130 Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định những trường hợp cần giám
định PYTT. Khi cần giám định PYTT, phải làm một số việc sau:


+ Cơ quan có thẩm quyền trưng cầu gửi trước quyết định trưng cầu giám định
cho giám định viện trưởng (nêu rõ lý do, mục đích, yêu cầu giám định).


+ Giám định viên trưởng giao nhiệm vụ cho các giám định viên trong tổ.
+ Gửi toàn bộ hồ sơ tài liệu điều tra thu thập được cho giám định viên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

+ Yêu cầu nội nội dung hồ sơ giám định:
- Quyết định trưng cầu giám định.


- Cáo trạng.
- Lý lịch bị can.


- Bản tự khai của can phạm.
- Các bản cung.


- Các lời khai nhân chứng.


- Các tài liệu khi điều tra thu thập được như thư từ , di chúc, nhật ký,...



- Nhận xét tình hình sức khoẻ (đặc biệt là sức khoẻ tâm thần của can phạm do
y tế cơ sở cung cấp).


- Bản nhận xét của thân nhân gia đình can phạm (nhận xét về đặc điểm tính
tình của can phạm từ nhỏ tới giai đoạn hiện tại).


- Nhận xét của cơ quan quản lý trước khi phạm pháp (về mối quan hệ với
mọi người xung quanh, việc chấp hành các chính sách, nội qui cơ quan, ý thức tổ
chức kỷ luật,... có gì đặc biệt khơng?).


- Nhận xét của cơ quan giam giữ, chú ý những biểu hiện khác thường so với
các can phạm khác.


<i><b>2.9. Tổ chức một cơ sở giám định nội trú: </b></i>


<b>2.9.1. Cán bộ: </b>


Trong điều kiện hiện nay cơ sở giám định nội trú pháp y tâm thần gồm:
+ Nhân viên y tế: bác sỹ làm nhiệm vụ theo dõi khám xét để giám định, y tá
hộ lý làm nhiệm vụ chăm sóc ni dưỡng.


+ Cơng an làm nhiệm vụ quản lý can phạm.
<b>2.9.2. Nhân viên: </b>


<i><b>Nhân viên làm việc tại cơ sở giám định được hưởng một số chế độ riêng. </b></i>


<i><b>2.10. Nội dung biên bản giám định pháp y tâm thần: </b></i>


Kết luận giám định là rất quan trọng do đó phải được ghi lại bằng văn bản
gồm các phần sau:



<b>2.10.1. Phần mở đầu: </b>


+ Nêu rõ cơ quan trưng cầu giám định.
+ Lý do mục đích u cầu giám định.
+ Hình thức tiến hành giám định.
+ Thời gian, địa điểm giám định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

<b>2.10.2. Nội dung: </b>


+ Tóm tắt hồ sơ bị can.
+ Tiền sử bị can.


+ Diễn biến trạng thái tâm lý bị can.
+ Phân tích tài liệu hồ sơ.


+ Phần khám xét.


+ Khám toàn diện nội khoa, thần kinh các chuyên khoa.
+ Khám tâm thần.


+ Đánh giá các kết quả xét nghiệm.
<b>2.10.3. Kết luận: </b>


Phải trả lời đầy đủ nội dung yêu cầu giám định.
Nêu rõ hai tiêu chuẩn:


+ Về y học: can phạm có bị bệnh tâm thần khơng? nếu bị thì bệnh gì? mức độ
bệnh ra sao? các bệnh khác kèm theo nếu có?.



+ Về pháp luật: nếu can phạm mắc bệnh tâm thần thì ảnh hưởng về bệnh tật
đối với khả năng nhận thức và điều khiển hành vi đến đâu. Trên cơ sở đó để xác
định năng lực trách nhiệm.


<i><b>2.11. Đánh giá kết quả giám định: </b></i>


Kết quả giám định chỉ là một trong những chứng cớ để cơ quan tiến hành xét
sử xem xét về năng lực trách nhiệm hành vi.


Sau khi nghiên cứu kiểm tra, kết luận giám định, nếu có vấn đề nào chưa rõ
thì cơ quan xét xử có quyền u cầu giám định viên làm rõ thêm. Nếu vấn đề nào
chưa đồng ý với kết luận thì cần nêu rõ lý do và có quyền trưng cầu giám định
viên khác giám định lại.


<b>3. Bắt buộc chữa bệnh. </b>


<i><b>3.1. Đối tượng, điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh: </b></i>


<b>3.1.1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh: </b>


Theo điều 13 và điều 35 của Bộ Luật hình sự thì đối tượng phải áp dụng biện
pháp bắt buộc chữa bệnh (BBCB) bao gồm:


+ Người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh
tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

+ Người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh
khác tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.



<b>3.1.2. Điều kiện áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh: </b>


Cơ quan có thẩm quyền nêu ở mục 3.1 chỉ quyết định áp dụng biện pháp bắt
buộc chữa bệnh đối với đối tượng nêu ở mục 3.1.1, sau khi đã có kết luận của hội
đồng giám định pháp y tâm thần (gọi tắt là hội đồng giám định) về tình trạng
mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của họ.


<b>3.1.3. Thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh: </b>


+ Trong giai đoạn điều tra và truy tố, việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa
bệnh do viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp với cơ quan điều tra đang thụ lý hoặc
viện trưởng viện kiểm sát đang thụ lý vụ án quyết định.


+ Trong giai đoạn xét xử, việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh do
chánh án, phó chánh án toà án nhân dân hay toà án quân sự cấp quân khu trở lên
được phân cơng làm chủ toạ phiên tồ quyết định.


<i><b>3.2. Thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh: </b></i>


<b>3.2.1. Giai đoạn điều tra: </b>


Khi có nghi ngờ đối tượng thuộc trường hợp bị áp dụng bịên pháp bắt buộc
chữa bệnh, cơ quan điều tra thụ lý vụ án phải trưng cầu giám định pháp y tâm
thần. Nếu hội đồng giám định kết luận họ không bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh
khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì
vẫn tiến hành tố tụng theo thủ tục chung.


Trong trường hợp hội đồng giám định kết luận họ bị bệnh tâm thần hoặc một
bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của
mình, thì cơ quan điều tra gửi yêu cầu áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh


cùng kết luận giám định cho viện kiểm sát cùng cấp.


Căn cứ vào kết luận của hội đồng giám định và yêu cầu của cơ quan điều tra,
viện kiểm sát ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Trong quyết
định, phải chỉ rõ cơ sở chuyên khoa y tế chịu trách nhiệm thi hành quyết định áp
dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và phải được gửi cho cơ quan điều tra thụ lý
vụ án để tổ chức hoặc phối hợp với trại tạm giam (trong trường hợp đối tượng
đang bị tạm giam) đưa người bị bắt buộc chữa bệnh đến cơ sở chuyên khoa y tế
đã nêu trong quyết định.


Nhận được quyết định bắt buộc chữa bệnh của viện kiểm sát, cơ quan điều tra
thụ lý vụ án phải ra quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra đối với bị can
có quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh (nếu đã khởi tố).


<b>3.2.2. Giai đoạn truy tố: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi của mình, thì vẫn tiến hành tố tụng theo thủ tục chung.


Trong trường hợp hội đồng giám định kết luận bị can mắc bệnh tâm thần
hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành
vi của mình , thì căn cứ vào kết luận của hội đồng giám định, mà viện kiểm sát ra
quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Trong đó chỉ rõ cơ sở chuyên
khoa y tế chịu trách nhiệm thi hành quyết định đồng thời ra quyết định đình chỉ
hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can đã có quyết định áp dụng biện pháp bắt
buộc chữa bệnh và phải được gửi cho cơ quan điều tra đã điều tra vụ án để tổ
chức hoặc phối hợp với trại tạm giam (trong trường hợp đối tượng bị tạm giam)
đưa người bị bắt buộc chữa bệnh đến cơ sở chuyên khoa y tế theo quyết định.
Trong quân đội, thủ tục áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc theo quyết định
của viện kiểm sát quân sự các cấp thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.



<b>3.2.3. Giai đoạn xét xử: </b>


Sau khi toà án nhận được bản cáo trạng hồ sơ vụ án do viện kiểm sát gửi đến
và trong suốt thời gian chuẩn bị xét xử và xét xử cũng như thời gian bản án chưa
có hiệu lực pháp luật, chưa có quyết định thi hành án, nếu có nghi ngờ đối tượng
nêu ở mục 3.1.1.thì tồ án phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Nếu hội
đồng giám định kết luận họ không bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất
khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì vẫn tiếp tục
tố tụng theo thủ tục chung.


Trong trường hợp hội đồng giám định kết luận họ bị bệnh tâm thần hoặc một
bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của
mình, thì căn cứ vào kết luận của hội đồng giám định, toà án ra quyết định áp
dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Trong đó chỉ rõ cơ sở chuyên khoa y tế chịu
trách nhiệm thi hành quyết định, đồng thời ra quyết định đình chỉ hoặc tạm đình
chỉ vụ án đối với người bị bắt buộc chữa bệnh (căn cứ vào từng trường hợp cụ
thể quy định tại điều 12 Bộ Luật hình sự và điều 284 Bộ Luật tố tụng hình sự).


Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh được gửi cho cơ quan điều
tra đã điều tra vụ án để tổ chức hoặc phối hợp với trại tạm giam (trong trường
hợp đối tượng đang bị tạm giam) đưa người bị bắt buộc chữa bệnh đến cơ sở
chuyên khoa y tế nêu trong quyết định. Việc tổ chức đưa người bị bắt buộc chữa
bệnh đến cơ sở chuyên khoa y tế theo quyết định của toà án quân sự các cấp thực
hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.


<b>3.2.4. Giai đoạn thi hành án: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

nơi người bị kết án đang tại ngoại cư trú phải trưng cầu giám định pháp y tâm
thần.



Đối với trường hợp người bị kết án đang bị tạm giam, đang thi hành án ở
phân trại quản lý phạm nhân hoặc trại giam mà có nghi ngờ họ bị bệnh tâm thần
hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành
vi của mình thì giám thị trại giam, trưởng trại tạm giam đề nghị cục quản lý trại
giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng của Bộ Công an trưng cầu giám định
pháp y tâm thần.


Đối với các trại giam, trại tạm giam quân sự thì đề nghị cơ quan điều tra hình
sự cấp quân khu, quân đồn, cục điều tra hình sự của Bộ Quốc phòng quản lý
trực tiếp các trại giam đó trưng cầu giám định pháp y tâm thần.


Nếu hội đồng giám định kết luận những đối tượng khơng mắc bệnh tâm thần
hoặc cịn khả năng điều khiển hành vi của mình thì các cơ quan có trách nhiệm
vẫn thực hiện theo quy định trong Bộ Luật hình sự, Bộ Luật tố tụng hình sự, pháp
lệnh thi hành án phạt tù để quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo họ.


Trong trường hợp hội đồng giám định kết luận họ bị bệnh tâm thần hoặc một
bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình,
thì cơ quan trưng cầu giám định pháp y tâm thần phải gửi yêu cầu áp dụng biện
pháp bắt buộc chữa bệnh và kết luận giám định cho toà án nhân dân cấp tỉnh.


Toà án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án phạt tù đang tại ngoại cư trú
hoặc nơi có trại giam hay trại tạm giam đang giam giữ người bị kết án, căn cứ
vào kết luận của hội đồng giám định và yêu cầu của cơ quan trưng cầu giám định
pháp y tâm thần, ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.


Trong quyết định phải chỉ rõ cơ sở chuyên khoa y tế chịu trách nhiệm thi
hành quyết định. Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh phải được
gửi cho cơ quan giam giữ người bị kết án tù để tổ chức đưa họ đến cơ sở chuyên


khoa y tế được nêu trong quyết định.


<b>3.2.5. Thủ tục chung: </b>


+ Khi đưa người bị bắt buộc chữa bệnh tới cơ sở chuyên khoa y tế (trong tất
cả những trường hợp được hướng dẫn trên đây), phải có quyết định áp dụng biện
pháp bắt buộc chữa bệnh của viện kiểm sát hoặc toà án, bản sao kết luận của hội
đồng giám định và hồ sơ sức khoẻ (nếu có).


+ Cơ sở chuyên khoa y tế có trách nhiệm thi hành quyết định biện pháp bắt
buộc chữa bệnh, không được từ chối tiếp nhận người bị bắt buộc chữa bệnh nếu
đã có đủ văn bản nói trên.


+ Việc giao nhận phải được lập thành biên bản. Ngay sau khi tiếp nhận người
bị bắt buộc phải được chữa bệnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

+ Cơ quan đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh phải thông
báo ngay cho thân nhân người bị bắt buộc chữa bệnh biết.


+ Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của
cơ sở chuyên khoa y tế hoặc đơn yêu cầu của thân nhân người bị áp dụng biện
pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc yêu cầu của viện kiểm sát hoặc toà án đã quyết
định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, phải trưng cầu giám định pháp y tâm
thần để xác định tình trạng bệnh tật của họ (trừ trường hợp người bị bắt buộc
<i>chữa bệnh đã chấp hành xong hình phạt tù). </i>


+ Nếu hội đồng giám định kết luận người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi
bệnh, thì trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định, viện
kiểm sát hoặc toà án ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, đồng
thời có thể quyết định phục hồi tố tụng đã bị tạm đình chỉ theo thủ tục chung do


pháp luật qui định.


+ Quyết định đình chỉ thực hiện biện pháp bắt buộc chữa bệnh và phục hồi tố
tụng đã bị tạm đình chỉ phải được gửi cho cơ quan đã đưa người bị bắt buộc chữa
bệnh đến cơ sở chuyên khoa y tế và các cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan để
thi hành.


+ Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ thực hiện
biện pháp bắt buộc chữa bệnh, cơ quan đã đưa người bị bắt buộc chữa bệnh đến
cơ sở chuyên khoa y tế phải đến nhận họ lại.


+ Sau 15 ngày kể từ ngày cơ sở chuyên khoa y tế nhận được quyết định đình
chỉ thực hiện biện pháp bắt buộc chữa bệnh mà cơ quan có trách nhiệm không
đến nhận người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh và cũng khơng có thơng tin
gì khác thì cơ sở chuyên khoa y tế làm thủ tục xuất viện bình thường cho người
bị bắt buộc chữa bệnh.


+ Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm đến nhận người, nhưng khơng đến hoặc
đến không đúng thời hạn nêu trên, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.


<i><b>3.3. Việc quản lý và điều trị người bị bắt buộc chữa bệnh: </b></i>


<b>3.3.1. Theo điều 227 bộ luật tố tụng hình sự: </b>


+ Kể từ thời điểm nhận người bị bắt buộc chữa bệnh, cơ sở chuyên khoa y tế
có trách nhiệm quản lý và điều trị người bị bắt buộc chữa bệnh.


+ Việc quản lý và điều trị người bị bắt buộc chữa bệnh được thực hiện như
đối với những người bị bệnh tâm thần khác.



<b>3.3.2. Đối với Bộ Cơng an: </b>


Có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế đào tạo, xét duyệt, tuyển chọn cán bộ,
nhân viên bảo vệ ở các cơ sở chuyên khoa y tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

<b>3.3.3. Đối với cơ sở bắt buộc chữa bệnh: </b>


Khi có người bị bắt buộc chữa bệnh trốn, cơ sở bắt buộc chữa bệnh phải tổ
chức ngay các biện pháp để truy tìm như đối với người bị bệnh tâm thần khác và
báo cho cơ quan cơng an cấp tỉnh nơi có cơ sở chun khoa y tế biết để cùng phơí
hợp truy tìm đồng thời báo cho viện kiểm sát hoặc toà án đã ra quyết định áp dụng
biện pháp bắt buộc chữa bệnh biết để thông báo cho thân nhân của bệnh nhân.


<b>3.3.4. Đối với cơ sở bắt buộc chữa bệnh có người chết: </b>


+ Khi có người bị bắt buộc chữa bệnh chết, cơ sở chuyên khoa y tế phải báo
ngay cho cơ quan điều tra thuộc công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
viện kiểm sát nơi có cơ sở chuyên khoa y tế đến lập biên bản để xác định nguyên
nhân chết, làm thủ tục khai tử với chính quyền cơ sở, đồng thời thông báo cho
thân nhân người chết biết trước khi tổ chức việc chôn cất.


+ Sau 24 giờ, kể từ khi nhận được thông báo về việc việc người bị bắt buộc
chữa bệnh chết mà cơ quan điều tra, viện kiểm sát không đến, cũng như thân
nhân hoặc gia đình người bị bắt buộc chữa bệnh khơng có đề nghị đưa họ về gia
đình để tổ chức chơn cất, thì cơ sở chun khoa y tế tổ chức việc chôn cất theo
quy định chung.


+ Sau khi tổ chức việc chôn cất, cơ sở chuyên khoa y tế phải gửi thông báo
cho viện kiểm sát hoặc toà án đã ra quyết định bắt buộc chữa bệnh và cho trại
tạm giam, trại giam (nếu người chết trước khi đưa vào cơ sở chuyên khoa y tế là


người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù).


<i><b>3.4. Chế độ, ăn, ở, sinh hoạt, thăm gặp: </b></i>


+ Người bị bắt buộc chữa bệnh ở cơ sở chuyên khoa y tế được Nhà nước đảm
bảo ăn, ở, mặc, sinh hoạt và chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế.


+ Thân nhân của người bị bắt buộc chữa bệnh được đến thăm, ni dưỡng,
chăm sóc người bị bắt buộc chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế và cơ sở
chuyên khoa y tế.


<i><b>3.5. Tổ chức cơ sở chuyên khoa y tế: </b></i>


+ Cơ sở chuyên khoa y tế được tổ chức tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương
I (Thường Tín - Hà Tây) có trách nhiệm tiếp nhận quản lý, điều trị những người
bị bắt buộc chữa bệnh ở các tỉnh thuộc thẩm quyền xét xử phúc thẩm theo lãnh
thổ của toà phúc thẩm toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

VỆ SINH TÂM THẦN VÀ DỰ PHÒNG CÁC


BỆNH TÂM THẦN



<i><b>Nguyễn Văn Ngân </b></i>


<b>1. Đại cương. </b>


<i><b>1.1. Các khái niệm cơ bản có liên quan đến vệ sinh tâm thần và dự phòng các </b></i>
<i><b>bệnh tâm thần: </b></i>


Vệ sinh tâm thần là một chuyên ngành của Bộ môn Vệ sinh học, chuyên
nghiên cứu các biện pháp để bảo vệ và tăng cường sức khoẻ tâm thần cho nhân


dân, nghiên cứu các điều kiện phù hợp nhất về mặt chức năng tâm - sinh lý cho
hoạt động của con người.


Phòng bệnh tâm thần là một chuyên ngành của Bộ môn tâm thần học có
nhiệm vụ phịng ngừa bệnh tâm thần và hạn chế những hậu quả do các bệnh tâm
thần gây ra.


Tâm lý học là bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu những hoạt động tâm
thần của con người trong những điều kiện sinh lý bình thường.


Tâm lý y học là một chuyên ngành của tâm lý học chuyên nghiên cứu những
khía cạnh tâm lý trong các trạng thái bệnh lý của con người.


Nhờ sự phát triển khoa học kỹ thuật, người ta đã xác định được các tiêu
chuẩn một cách hoàn thiện hơn về vệ sinh học và tâm lý học. Các tác giả đã tập
trung nghiên cứu để nắm được tất cả những thông tin mới, thiết bị kỹ thuật mới
và điều kiện lao động mới cho phép nghiên cứu ứng dụng cuộc cách mạng khoa
học - kỹ thuật để đạt được những kết quả tốt hơn cho lợi ích của con người.


Từ năm 1948, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra một khái niệm toàn diện hơn
về sức khoẻ. "Sức khỏe không những chỉ là trạng thái không bệnh, không tật mà
cịn là trạng thái hồn toàn thoải mái về cơ thể, tâm thần và xã hội". Theo định
nghĩa này thì sức khoẻ bao gồm 3 yếu tố cấu thành là sức khoẻ cơ thể, sức khoẻ
tâm thần và sức khoẻ cho khả năng hoạt động xã hội.


<i><b>1.2. Nội dung của cơng tác chăm sóc sức khoẻ tâm thần: </b></i>


Chăm sóc sức khoẻ tâm thần có những nội dung hoạt động rất đa dạng và
phong phú. Về mặt tổ chức, chăm sóc sức khoẻ tâm thần thường kết hợp với các
cơ quan chức năng, đoàn thể quần chúng và các tổ chức xã hội khác nhau nhằm


nâng cao chất lượng cuộc sống, các kỹ năng sống cho hoàn thiện, thoải mái về
mặt tâm thần và xã hội cho nhân dân.


+ Nội dung kết hợp là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

- Tổ chức chăm sóc chữa bệnh tại bệnh viện kết hợp với tổ chức chăm sóc
sức khoẻ tại cộng đồng.


- Kết hợp chuyên ngành sức khoẻ tâm thần với các chuyên ngành có liên
quan như tâm lý học, xã hội học, giáo dục, văn hố, lao động xã hội, cơng an.


- Kết hợp giữa dự phòng, điều trị, nghiên cứu khoa học, đào tạo của chuyên
ngành chăm sóc sức khoẻ tâm thần trong nước với việc quan hệ và hợp tác quốc tế.
- Kết hợp giữa mạng lưới sức khoẻ tâm thần cộng đồng với mạng lưới y tế
chung của cơng tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu (chủ yếu theo mơ hình lồng ghép
với mạng lưới chăm sóc sức khoẻ ban đầu nói chung).


Như vậy, công tác chăm sóc sức khoẻ tâm thần địi hỏi phải có sự kết hợp
rộng rãi với nhiều ngành, nhiều cơ quan chức năng ở mỗi khu vực y tế và mỗi
tỉnh, thành phố.


+ Việc chăm sóc sức khoẻ tâm thần bao gồm cả tâm thần học lẫn vệ sinh tâm
thần không thể tách rời. Nó bổ sung cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau nhằm năng cao
sức khoẻ tâm thần cho nhân dân.


+ Vệ sinh tâm thần không chỉ là nhiệm vụ riêng của chuyên ngành tâm thần
mà việc bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân còn phải là nhiệm vụ chung của ngành y tế
và của các thầy thuốc không những chuyên khoa tâm thần mà còn cả những thầy
thuốc ở các chuyên khoa khác như nội khoa, nhi khoa, các tổ chức bảo vệ sức khoẻ
nói chung, các nhà tâm lý học, xã hội học, giáo dục học,... Trong đó các thầy thuốc


chuyên ngành tâm thần học và các nhà tâm lý học đóng vai trị chủ đạo.


+ Vệ sinh tâm thần có những nhiệm vụ là nghiên cứu cả về mặt lý thuyết lẫn
thực hành trong những hoạt động như:


- Vệ sinh tâm thần trong lao động sản xuất.
- Vệ sinh tâm thần lứa tuổi.


- Vệ sinh tâm thần trong học tập và giảng dạy.


- Vệ sinh tâm thần trong đời sống gia đình và đời sống tình dục.
- Vệ sinh tâm thần trong trạng thái nghỉ ngơi và sinh hoạt hàng ngày.
- Vệ sinh tâm thần ở người già.


- Đấu tranh với những thói hư tật xấu như uống rượu, hút thuốc lá, nghiện ma
túy.


<i><b>1.3. Nhiệm vụ của công tác vệ sinh tâm thần: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

+ Tổ chức hướng dẫn những lớp học tại cộng đồng. Truyền đạt những kiến
thức vệ sinh tâm thần, hình thành thói quen tiêm chủng cho các nhân viên y tế,
giáo viên và cho cha mẹ học sinh....


+ Giáo dục vệ sinh tâm thần rộng rãi trong cộng đồng.


+ Tuyên truyền rộng rãi các kiến thức vệ sinh tâm thần, thu hút được mọi tổ
chức xã hội tham gia.


<i><b>1.4. Nội dung của cơng tác dự phịng các bệnh tâm thần: </b></i>



Cũng như vệ sinh tâm thần, dự phòng các bệnh tâm thần là một bộ phận của
cơng tác phịng bệnh nói chung của ngành y tế. Nó có những nhiệm vụ cụ thể
nhằm phòng ngừa, dự phòng các bệnh và các rối loạn tâm thần.


+ Nội dung chung của cơng tác dự phịng bệnh tâm thần là:


- Ngăn ngừa bệnh tâm thần, khơng cho nó phát triển trong nhân dân và bảo
vệ sức khoẻ tâm thần cho cộng đồng.


- Ngăn chặn các yếu tố bất lợi cho sức khoẻ tâm thần và các yếu tố có nguy
cơ cao có thể phát sinh ra các bệnh tâm thần như các stress tâm lý, các bệnh cơ
thể cấp tính, mãn tính, các dị tật bẩm sinh, các yếu tố độc hại đối với sức khoẻ
tâm thần trong môi trường cơng tác,...


- Chăm sóc bệnh nhân tâm thần ở các bệnh viện chuyên khoa hay tại cộng
đồng. Những người có nguy cơ cao thì ngăn ngừa, không để xảy ra những tổn
thương tâm lý và cơ thể nghiêm trọng để có thể phát sinh các bệnh tâm thần.


Dự phòng các bệnh tâm thần không phải chỉ là công tác của riêng chuyên
ngành tâm thần học và các thầy thuốc chuyên khoa tâm thần mà còn là nhiệm vụ
chung của ngành y tế, các ngành có liên quan như tâm lý học, giáo dục học, xã
hội học, các giáo viên hướng dẫn cho trẻ khuyết tật, mọi tầng lớp nhân dân và
của toàn xã hội.


<b>+ Nội dung cụ thể của cơng tác dự phịng các bệnh tâm thần là: </b>


- Dự phòng các bệnh tâm thần cho nhóm dân cư trong cộng đồng có nguy cơ
cao như con cái, anh, chị, em của những người bệnh tâm thần phân liệt; thiểu
năng tâm thần có tính chất gia đình; nghiện rượu và nghiện ma túy,...



- Dự phòng các bệnh tâm thần cho những người lao động trong những môi
trường độc hại và căng thẳng về mặt tâm lý như tiếp xúc với những hoá chất độc
lâu dài, trong môi trường tiếng ồn cao, độ rung xóc mạnh và kéo dài,...


- Dự phòng các bệnh tâm thần cho những người mắc bệnh cơ thể có nguy cơ
cao làm cho bệnh tâm thần vốn đã tiềm tàng nay có cơ hội phát bệnh.


- Dự phòng các bệnh tâm thần cho trẻ em và vị thành niên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

- Điều trị củng cố, đề phòng các hành vi nguy hiểm cho xã hội do bệnh nhân
tâm thần gây ra.


- Phát triển điều trị toàn diện cho các bệnh nhân tâm thần, chống tái phát,
chống mạn tính hố, tăng cường tái thích ứng xã hội và hoà nhập cộng đồng.


<b>2. Công tác vệ sinh tâm thần. </b>


<i><b>2.1. Công tác vệ sinh tâm thần trong lao động sản xuất: </b></i>


+ Lao động là một hoạt động có tổ chức và trong điều kiện thoải mái theo
nhu cầu của con người. Lao động còn là một nhân tố quan trọng bậc nhất để bảo
vệ, củng cố sức khoẻ tâm thần, sức khoẻ cơ thể và để tái sản xuất sức lao động
toàn diện.


+ Năm 1970, Hội nghị thế giới lần thứ XVII, đã thảo luận về vấn đề nạn thất
nghiệp có liên quan chặt chẽ với nhu cầu việc làm cho người lao động. Người ta
đã xác định tâm lý thực nghiệm có vai trị rất quan trọng trong việc chứng minh
được nhu cầu việc làm gắn liền với các nhu cầu khác của con người sống trong
xã hội văn minh.



+ Lao động không chỉ là củng cố sức khoẻ tâm thần để tái sản xuất sức lao
động và phát triển năng lực của con người mà cịn có thể có khả năng điều trị cho
những bệnh nhân tâm thần để phục hồi chức năng lao động và tái thích ứng, hoà
nhập với cộng đồng.


+ Hiện nay, liệu pháp lao động và tái thích ứng xã hội ngày càng được mở
rộng ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước phát triển và đã thu được những
kết quả nhất định. Tùy từng trạng thái bệnh lý, người ta chỉ định các mức độ lao
động khác nhau, loại hình lao động khác nhau và trình độ kỹ thuật khác nhau.


<i><b>2.2. Vệ sinh tâm thần lứa tuổi: </b></i>


Sự phát triển tâm thần và cơ thể của con người trải qua các giai đoạn khác
nhau và các giai đồn này khơng hồn tồn trùng hợp với nhau.


<b>2.2.1. Các giai đoạn phát triển của cơ thể: </b>
+ Tuổi nhũ nhi < 1 tuổi.


+ Tuổi trẻ em < 12 tuổi.
+ Tuổi thiếu niên 12 - 16 tuổi.
+ Tuổi thanh niên 16 - 22 tuổi.
+ Tuổi trưởng thành 22 - 50 tuổi.
+ Tuổi trung niên 51 - 70 tuổi.
+ Tuổi già > 70 tuổi.


<b>2.2.2. Các thời kỳ phát triển tâm thần: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

+ Thời kỳ thứ hai: phát triển tri giác vận động < 3 tuổi.
+ Thời kỳ thứ ba: phát triển cảm xúc 3 - 12 tuổi.
+ Thời kỳ thứ tư: phát triển tư duy 12 - 14 - 16 tuổi.


<b>2.2.3. Những điểm cần chú ý trong dự phòng các bệnh tâm thần: </b>
+ Chú ý những nét đặc trưng của bệnh tâm thần theo lứa tuổi.


+ Chú ý những tính chất nhảy vọt khơng đồng đều của sự phát triển tâm thần
theo lứa tuổi.


+ Chú ý những yếu tố phát triển tâm thần nhanh hơn trong đời sống bình
thường của những năm đầu tiên theo lứa tuổi.


+ Chú ý những nét riêng biệt trong loại hình phản ứng tâm thần của trẻ em
theo lứa tuổi.


<i><b>2.3. Lứa tuổi trẻ em và vấn đề vệ sinh tâm thần: </b></i>


+ Những đứa trẻ sinh ra có khuynh hướng thiên về hoạt động bản năng và
những phản ứng khơng điều kiện, trong cuộc sống có nhiều nỗi bất hạnh như nạn
đói, bệnh tật thì những đứa trẻ này có các phản ứng trường diễn dần dần trở
thành phản xạ có điều kiện và dễ là cơ sở để hình thành bệnh tâm thần trẻ em.


+ Trong 3 năm đầu của cuộc đời, đứa trẻ phát triển vận động và phát triển tri
giác. Vận động là những chức năng cơ bản nhất của con người, nên mọi tác động ở
lứa tuổi này đều hình thành những nét nhân cách đặc trưng xấu hoặc tốt cho đứa trẻ.
+ Ở thời kỳ 3 - 12 tuổi: là thời kỳ hình thành và hoàn thiện về phản ứng cảm
xúc, mọi tác động trong thời kỳ này đều có ảnh hưởng đến cảm xúc của đứa trẻ,
nhất là trong giai đoạn chuẩn bị cắp sách đến trường dễ có những khủng hoảng
về mặt tâm lý. Nếu khơng thích ứng được thì các stress này sẽ trở thành các căng
thẳng tâm lý dễ phát sinh ra bệnh tâm thần ở trẻ em.


+ Thời kỳ tuổi vị thành niên (12 - 16 tuổi): là thời kỳ hoàn thiện việc phát
triển giới tính và phát triển nhân cách, cảm xúc, tư duy,... để trở thành một con


người toàn diện. Thời kỳ này biến đổi sâu sắc về giới tính và nội tiết có thể có
những khủng hoảng tâm lý nghiêm trọng rất hay mắc các chứng bệnh tâm thần
đặc biệt là các bệnh tâm thần nội sinh như tâm thần phân liệt.


<i><b>2.4. Lứa tuổi học trò và những vấn đề vệ sinh tâm thần: </b></i>


Tuổi học trị nói chung kéo dài từ 6 tuổi đến 22 tuổi. Trong thời kỳ này chủ
yếu nói đến lứa tuổi 16 - 22 tuổi, lứa tuổi quá độ từ vị thành niên lên người lớn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

Thời kỳ bắt đầu vào đời, chưa có vốn sống, những căng thẳng trong cơng tác
nếu thích ứng được thì sẽ vượt qua, nếu khơng thích ứng nổi sẽ phát sinh một
loạt các rối loạn tâm thần.


Vì vậy, cần phải chuẩn bị tâm lý cho các em, những ước mơ, những hoài bão
lúc này phải cụ thể hoá bằng những kinh nghiệm sống, bằng những kiến thức
khoa học của nhà trường trang bị cho các em, những kiến thức xã hội đương thời,
để các em phải làm quen với thực tế và phải đối mặt dần với thực tế. Đây là bước
ngoặc của cuộc đời, định hướng nghề nghiệp và ấn định sự nghiệp cả cuộc đời
cống hiến cho xã hội sau này.


<i><b>2.5. Công tác vệ sinh tâm thần trong cuộc sống gia đình và đời sống tình dục: </b></i>


Để đảm bảo cuộc sống gia đình và hạnh phúc lứa đôi cần phải chú ý đến 5
yếu tố sau.


<i>* Yếu tố cơ thể: </i>


+ Cần phải có sức khoẻ tồn diện cả về thể chất, tâm thần và xã hội, cả về thể
lực và trí lực để đáp ứng với yêu cầu lao động xã hội và các hoạt động xã hội
khác theo nhu cầu của mỗi người. Tránh những stress do không đáp ứng với các


hoạt động xã hội của mỗi người.


+ Cần thường xuyên rèn luyện thể lực và những kỹ năng sống để thích ứng
trong mọi điều kiện và mọi hoàn cảnh theo nhu cầu của cuộc sống trong xã hội
văn minh.


<i>* Yếu tố vật chất: </i>


+ Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo hạnh phúc gia đình và hạnh phúc lứa
đôi. Xã hội càng phát triển, người ta càng chú ý đến chất lượng cuộc sống, không
những chỉ ăn ngon, mặc đẹp mà cịn cần phải có đủ điều kiện vật chất để mua
sắm tiện nghi sinh hoạt hàng ngày, để vui chơi, giải trí, tham quan, du lịch,...


+ Cần phải đảm bảo lượng vật chất thích hợp cần và đủ đáp ứng được với
nhu cầu của mỗi người, mỗi gia đình trong điều kiện có thể cho phép, tránh
những stress do thiếu thốn vật chất gây ra hoặc do nhu cầu quá cao so với điều
kiện vật chất không đáp ứng được.


<i>* Yếu tố văn hoá: </i>


+ Nhu cầu về văn hoá của mỗi người khác với nhu cầu về vật chất. Xã hội
càng phát triển thì nhu cầu về văn hoá ngày càng cao. Nhu cầu vui chơi, giải trí
và nhiều loại hình văn hố khác nhau phù hợp với mỗi người và mỗi gia đình có
hoàn cảnh khác nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

+ Tuy vậy cũng cần biết cách thích ứng với mọi loại hình văn hố khác nhau,
để tránh các stress trong cuộc sống, tránh các cám dỗ và đấu tranh với các loại
hình văn hố đồi trụy.


<i>* Yếu tố tình dục: </i>



+ Xét về khía cạnh tâm lý thì yếu tố tình dục thuộc về hoạt động bản năng.
Nhưng đối với con người thì hoạt động tình dục là một hành vi tế nhị, kín đáo, nó
khơng bộc lộ một cách trực diện như các hành vi khác.


+ Trong cuộc sống tình cảm vợ chồng, yếu tố tình dục là một yếu tố quan
trọng, nó trở lên thi vị hoá, cảm xúc tồn màu hồng, khơng những duy trì được
cuộc sống hài hồ trong quan hệ vợ chồng, tình cảm vợ chồng càng trở lên nồng
thắm hơn, tăng cường thêm nghị lực để vượt qua mọi trở ngại của cuộc sống, mà
còn duy trì được quan hệ với mơi trường xung quanh và quan hệ xã hội.


+ Tổn thương trong quan hệ vợ chồng thì khó thể có gì bù đắp được. Nó sẽ bị
mất niềm tin, tình cảm vợ chồng trở nên ngăn cách, vô vị và cảm xúc trở nên khô
lạnh dần và không ổn định, mang nhiều oán hờn và hận thù. Đó là những stress
khó thuyết phục nhất.


<i>* Yếu tố tâm lý: </i>


+ Yếu tố tâm lý là trung tâm của mọi yếu tố tác động đến công tác vệ sinh
tâm thần trong cuộc sống gia đình và đời sống tình dục. Bởi vậy, cơng tác bảo vệ
và chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nhân dân đều coi trọng yếu tố tâm lý.


+ Mọi yếu tố khác trong cuộc sống gia đình đều có thể trở thành các căng
thẳng tâm lý và đều gây ra các stress cho mỗi con người và mỗi gia đình. Cần
phải rèn luyện nhân cách, tu dưỡng đạo đức ngay từ khi còn tuổi ấu thơ, đặc biệt
là trong thời kỳ còn tuổi học đường và tuổi vị thành niên, để thích ứng với mọi
hồn cảnh, tránh các stress bất lợi trong cuộc sống, trong công tác hàng ngày,
trong mối quan hệ phức tạp của xã hội.


<i><b>2.6. Đấu tranh với những thói hư tật xấu: </b></i>



Thói hư tật xấu thường đi ngược lại với những nét văn hoá tốt đẹp và làm mất
dần, làm sói mịn những thuần phong, mỹ tục của dân tộc.


Ngay từ tuổi ấu thơ, những tệ nạn nghiện thuốc lá, rượu chè, cờ bạc của cha
mẹ đã đầu độc cho trẻ những thói hư tật xấu. Trong thời kỳ này đứa trẻ đang
hình thành vận động, tri giác-vận động và hình thành cảm xúc. Mỗi tác động của
cha mẹ đều ảnh hưởng đến nhân cách đứa trẻ. Nghiện thuốc lá, nghiện rượu
không những làm biến đổi nhân cách mà cịn gây ngộ độc mãn tính cho đứa trẻ.


Tuổi 5 - 15 là lứa tuổi có nhiều thay đổi về tâm-sinh lý. Đứa trẻ có nhiều hoài
bão, ước mơ lãng mạn, cả tin và học làm người lớn. Nếu không được giáo dục,
buông lỏng kỷ luật, sẽ rất dễ bị lừa gạt, bng thả, đua địi, nghiện hút.


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

nhưng chưa có vốn sống của cuộc đời, đòi hỏi cần phải được chăm sóc về mặt
tâm lý chu đáo.


Trong giai đoạn này, các em rất dễ lao vào con đường nghiện ngập, cờ bạc
làm thoái hoá nhân cách, suy đồi đạo đức, nhân phẩm bị vẩn đục.


Giai đoạn trưởng thành, chủ yếu là nghiện rượu, nghiện thuốc lá, nghiện ma
túy, cờ bạc, mãi dâm,... làm tha hoá về đạo đức, đồi trụy về lối sống.


Vì vậy, cần phải đấu tranh với những thói hư, tật xấu và tệ nạn của xã hội làm
cho xã hội văn minh hơn, hiện đại hơn đáp ứng với mong mỏi của đại đa số quần
chúng nhân dân.


<b>3. Dự phòng các bệnh tâm thần. </b>


<i><b>3.1. Các quần thể dân cư có nguy cơ rối loạn tâm thần cao: </b></i>



Trong nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nhân dân, người ta chú ý
đến những nhóm dân cư có nguy cơ bị bị rối loạn tâm thần cao như:


+ Con cái, anh, chị, em ruột thịt,... của những người cha hoặc mẹ hoặc cả cha
lẫn mẹ bị mắc bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn trầm cảm, hưng cảm, cảm xúc
lưỡng cực, rối loạn lo âu,... cần chú ý đến các strsss và những bệnh cơ thể kèm
theo ở các đối tượng này bởi chúng dễ làm cho người bệnh bị rối loạn tâm thần.


+ Các đối tượng phải lao động trong những điều kiện mà chế độ bảo hộ lao
động khơng đảm bảo, có các yếu tố độc hại như: tiếng ồn, rung xóc, phải tiếp xúc
với hố chất độc, phải tiếp xúc với các môi trường độc hại khác và phải tiếp xúc
với những môi trường căng thẳng về tâm lý kéo dài dễ bị rối loạn tâm thần. Người
ta cần chú ý đến chế độ độc hại, chế độ khám chữa bệnh định kỳ cho người lao
động.


+ Những điều kiện lao động nặng nhọc, có những yếu tố ảnh hưởng đến các
cơ quan trong cơ thể dễ bị các rối loạn tâm thần. Người ta cần chú ý về chế độ
làm việc và nghỉ ngơi cho người lao động.


+ Đặc biệt là nguy cơ rối loạn tâm thần tăng cao ở những đối tượng có lối
sống tự do, buông thả và mắc các tệ nạn xã hội như lạm dụng rượu, nghiện rượu
mạn tính, say rượu bệnh lý và các rối loạn tâm thần do rượu.


<i><b>3.2. Các nguy cơ rối loạn tâm thần do điều kiện lao động sản xuất và các biện </b></i>
<i><b>pháp dự phòng: </b></i>


<i>* Trong các bệnh nghề nghiệp hiếm gặp: </i>


+ Các bệnh nghề nghiệp hiếm gặp như bệnh phóng xạ, nhiễm độc các kim


loại nặng trong công nghiệp: nhiễm độc chì, thủy ngân, asen,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

thương mạch máu, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn cảm xúc và nhiều rối loạn
bệnh lý khác như rung giật, nhiễm độc,... gọi là rối loạn tâm thần thực tổn.


<i>* Trong các bệnh nghề nghiệp thông thường : </i>


Trong các bệnh nghề nghiệp thông thường, người ta thường gặp là các biểu
hiện lâm sàng như suy nhược thần kinh, viêm dây thần kinh ngoại vi, tăng huyết
áp, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn khí sắc, lo âu, ám ảnh,...


<i>* Các biện pháp phòng bệnh: </i>


Các biện pháp phòng bệnh đã qui định thành luật bảo vệ và chăm sóc sức
khoẻ tâm thần cho người lao động ở môi trường độc hại.


Các biện pháp vệ sinh tâm thần và vệ sinh chung phải làm theo đúng qui
<b>định. </b>


Các biện pháp cụ thể là:


+ Nghiên cứu các điều kiện cụ thể về chế độ làm việc, nghỉ ngơi cho người
lao động trong mỗi xí nghiệp và mỗi phân xưởng.


+ Nghiên cứu các bệnh thần kinh-tâm thần trong khi khám bệnh chung.


+ Tư vấn cho người lao động biết cách để bảo vệ sức khoẻ tâm thần và biết đi
kiểm tra sức khoẻ định kỳ để làm xét nghiệm cần thiết.


+ Thấy có dấu hiệu bệnh lý và có nguy cơ tăng lên phải lập ngay các báo cáo


thống kê, phân tích theo ngành dọc.


+ Kiểm tra sức khoẻ định kỳ 3 - 4 tháng/1 lần.
+ Điều trị dự phòng.


+ Tránh những nguy hiểm xảy ra.


+ Cần đấu tranh với những tệ nạn xã hội như nghiện rượu, nghiện ma túy.
+ Thường xuyên giáo dục vệ sinh tâm thần cho người lao động.


+ Có chính sách đãi ngộ với những bệnh nhân bị bệnh nghề nghiệp.


<i><b>3.3. Những bệnh cơ thể làm tăng nguy cơ rối loạn tâm thần: </b></i>


Các bệnh cơ thể mạn tính làm tăng nguy cơ rối loạn tâm thần lên 5% và đặc
biệt là các bệnh não cấp tính làm tăng nguy cơ rối loạn tâm thần lên đến 15%.


Những bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, vữa xơ động
mạch,... làm cho rối loạn tâm thần tăng lên đáng kể. Biểu hiện bằng các triệu
chứng như rối loạn cảm xúc, lo âu, lo sợ và hốt hoảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

<i><b>3.4. Dự phòng các rối loạn tâm thần: </b></i>


+ Phải điều trị bệnh cơ thể nói chung.


+ Phải điều trị tồn diện để dự phịng các rối loạn tâm thần.


+ Nếu có rối loạn tâm thần, phải có thầy thuốc chuyên ngành tâm thần kê đơn
kết hợp.



+ Cần thiết phải điều trị ngoại trú và điều trị củng cố.


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

<i><b>PHẦN II </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

RỐI LOẠN TRI GIÁC



<i><b>Nguyễn Văn Ngân </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

<i><b>1.1. Khái niệm chung: </b></i>


Nhận thức của con người là một quá trình đi từ nhận thức cảm tính đến lý
tính, bao gồm cảm giác, tri giác, biểu tượng, tư duy, suy luận, phán đốn... Do đó
khi tiến hành nghiên cứu nhận thức không thể tách rời riêng rẽ từng phần của cả
một quá trình thống nhất nói trên.


Trong Tâm lý y học và Tâm thần học người ta chia quá trình nhận thức thống
nhất ra từng phần để nghiên cứu cho thuận tiện và đơn giản, điều đó chưa hồn
tồn đúng đắn. Vì vậy các khái niệm riêng lẻ về cảm giác, tri giác, tư duy và
nghiên cứu riêng biệt về các quá trình bệnh lý của chúng cũng chỉ là các khái
niệm hết sức tương đối. Nhưng ở một chừng mực nào đó, các nghiên cứu trên đã
phản ánh được những nét cơ bản của quá trình nhận thức.


<i><b>1.2. Khái niệm tâm lý học về cảm giác và tri giác: </b></i>


Cảm giác là sự phản ánh vào ý thức con người, các thuộc tính riêng lẻ của sự
vật hiện tượng khách quan đang trực tiếp tác động vào các giác quan. Ví dụ: cảm
giác màu sắc, mùi vị, âm thanh,...


Tri giác là sự phản ánh vào ý thức con người một sự vật khách quan thống
nhất, trọn vẹn, là sự phản ánh cao hơn cảm giác



Cảm giác và tri giác là đều là sự phản ánh trực tiếp, cụ thể các thuộc tính bề
ngồi của sự vật, hiện tượng khách quan. Cảm giác thì phản ánh từng thuộc tính
<b>riêng lẻ cịn tri giác thì phản ánh tổng thể các thuộc tính đó. </b>


<b> 2. Những rối loạn về cảm giác và tri giác. </b>
<i><b>2.1. Tăng cảm giác (hyperesthesia): </b></i>


Tăng cảm giác là tăng khả năng thụ cảm với những kích thích tự nhiên
(ngưỡng kích thích hạ thấp) mà trong trạng thái bình thường không nhận thấy.
Ánh sáng bình thường cũng làm cho người bệnh hoa mắt, màu sắc của các vật
xung quanh trở nên rực rỡ khác thường. Những tiếng động làm inh tai, tiếng đập
cửa như súng nổ. Các mùi trở nên nồng nặc, có tính chất kích thích, ...


Hiện tượng tăng cảm giác thường gặp trong trạng thái quá mệt mỏi ở người
bình thường, trạng thái suy kiệt nặng, hội chứng suy nhược thần kinh, trong một
số bệnh cơ thể cấp tính và các biểu hiện ban đầu của một số bệnh loạn tâm thần
cấp tính. Sự phát triển này đi trước một số trạng thái mù mờ ý thức.


<i><b>2.2. Giảm cảm giác (hypoesthesia): </b></i>


Giảm cảm giác là giảm khả năng thụ cảm với những kích thích tự nhiên (nói
cách khác là ngưỡng kích thích tăng lên).


Tất cả mọi sự vật người bệnh tiếp thu một cách lờ mờ, không rõ rệt, xa xăm
như thể nhìn qua một màn sương mù, mờ mờ, ảo ảo, khơng rõ hình thù.


Âm thanh nghe mờ nhạt, thiếu sự cộng hưởng, tiếng nói của những người
xung quanh trở nên khơng có bản sắc và khơng rõ của ai,...



</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

<i><b>2.3. Loạn cảm giác bản thể, loạn nội cảm giác (cenestopathia): </b></i>


Loạn cảm giác bản thể là những cảm giác rất đa dạng, rất lạ lùng và khó tả,
rất khó chịu và nặng nề trong các nội tạng. Người bệnh trở nên gò bó, nóng ran,
đè nén, đau xé, trào ra, đảo lộn, ngứa ngáy,... mà không xác định được nguyên
nhân. Chúng khác với tăng cảm giác xảy ra do kích thích bệnh lý của dưới vỏ
khuếch tán lên vỏ não do tăng cường các xung động từ những đầu ngoại biên của
các giác quan phân tích.


Khác với giảm cảm giác là do sự hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất bị
suy yếu trong khi còn bảo tồn được tối đa hệ thống tín hiệu thứ hai. Trong khi đó
loạn cảm giác bản thể là do sự ức chế hệ thống nội thụ cảm có tác dụng áp đảo và
điều chỉnh của cơ quan ngoại thụ cảm.


Loạn cảm giác bản thể thường gặp trong các hội chứng nghi bệnh, trong các
trạng thái trầm cảm.


<i><b>2.4. Ảo tưởng (tri giác nhầm - illusion): </b></i>


<b>2.4.1. Khái niệm: </b>


Ảo tưởng là tri giác sai lệch về một sự vật hay một hiện tượng khách quan
<i>(sự vật có thật ở bên ngồi). Thí dụ: " Trơng gà hố cuốc" </i>


Có thể gặp ảo tưởng ở người bình thường trong các điều kiện đặc biệt làm
cho quá trình tri giác bị trở ngại như: ánh sáng lờ mờ, chú ý không đầy đủ, quá
mệt nhọc, quá lo lắng, sợ hãi. Ngồi ra, ảo tưởng cũng cịn là một hiện tượng hay
gặp trong các trạng thái bệnh lý tâm thần.


<b>2.4.2. Các loại ảo tưởng: </b>



<i>* Ảo tưởng cảm xúc (affective illusion): </i>


Xuất hiện trong các trạng thái cảm xúc bệnh lý: lo âu, sợ hãi, trạng thái trầm
cảm, hoặc trầm cảm paranoid, trạng thái hưng cảm .


Thí dụ: Bệnh nhân Trần Văn B., có hoang tưởng bị truy hại, khi thống thấy
bóng người qua cửa sổ, bệnh nhân co người lại vì sợ cơng an đến bắt ...


<i>* Ảo tưởng lời nói (verbal illusion): </i>


+ Ảo tưởng lời nói là tri giác sai lầm về nội dung lời nói. Bệnh nhân nghe rất
rõ lời nói nhưng nghe câu này thành câu khác.


+ Cần phân biệt với hoang tưởng liên hệ: Trong hoang tưởng, bệnh nhân
không nghe rõ mà suy đoán câu chuyện qua thái độ của người xung quanh hoặc
bệnh nhân nghe rõ ràng câu nói nhưng tìm một ý nghĩ thầm kín phía sau câu nói
ấy theo trạng thái cảm xúc của mình.


<i>* Ảo ảnh kỳ lạ (ảo tưởng kỳ lạ - pareidolic illsion): </i>


+ Là tri giác nhầm thị giác đa dạng, sinh động, phong phú và rất kỳ lạ, xuất
hiện không phụ thuộc vào cảm xúc của bệnh nhân mà ngược lại làm thay đổi cảm
xúc bệnh nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>

vị anh hùng trong chuyện thần thoại, những quái vật, những toà nhà khổng lồ,
những cảnh vật sặc sỡ nhiều màu sắc.


Bênh nhân Lê Văn H. 52 tuổi, trung tá, nghỉ hưu, kể: "Khi còn tại ngũ, ở đơn
vị tên lửa, tôi uống rượu khá nhiều, nhưng ít khi bị say. Năm 1984, tôi bị viêm


gan nên uống rượu hạn chế hơn. Năm 1990, tôi nghỉ hưu, thấy buồn, tôi lại uống
nhiều rượu hơn. Lúc say rượu, tơi khơng đập phá gì mà chỉ nhìn cố định vào bức
tường và thấy những điều rất khác lạ làm tôi uống rượu nhiều hơn. Tơi thấy rất
sảng khối vì thấy những cảnh đẹp lạ thường mà những cảnh đẹp này tôi chỉ thấy
ở quán bà Tân và chỉ ngồi ở một vị trí đầu bàn như thế này, nhìn lên tường mới
thấy. Khi chưa uống say, thì thấy trên tường vôi cũ kỹ, các vết rạn nứt bẩn thỉu
mà sao uống say tôi lại cảm thấy chúng trở thành những nét hoa văn rất đẹp,
những cô gái và những con cá vàng cùng bơi với nhau. Tôi cảm thấy vợi đi nỗi
cô đơn khi vợ và con đi làm vắng nhà cả ngày".


+ Cần phân biệt ảo tưởng với sự nhận xét sai lầm và kết luận không đúng đắn.
Nhận nhầm những mảnh kính vỡ do mặt trời chiếu sáng chói lồ khơng phải là ảo
tưởng, khơng phải nhận thức cảm tính bị đánh lừa mà là một sự phán đoán sai lầm.


+ Thường gặp trong trạng thái mê sảng rối loạn ý thức của loạn tâm thần
nhiễm khuẩn, nhiễm độc .


<i><b>2.5. Ảo giác (hallucination): </b></i>


<b>2.5.1. Một số vấn đề chung: </b>
<i>* Định nghĩa ảo giác: </i>


+ Ảo giác là tri giác về một sự vật khơng hề có trong thực tại khách quan.
+ Ảo giác là tri giác khơng có đối tượng.


+ Ảo giác là một cảm xúc mạnh về tri giác trước kia mà khơng hề có một
kích thích nào mới của ngoại cảnh phù hợp với nó. Đối với người bệnh, ảo giác
là một tri giác có thật chứ khơng phải là một điều gì tưởng tượng. Trong ảo giác,
người bệnh trông thấy, nghe thấy, ngửi thấy thật chứ không phải là tưởng tượng,
hình dung ra.



Thí dụ, Griesinger đã trích dẫn: " Tôi nghe thấy những tiếng nói, bởi vì tơi
nghe thấy những tiếng nói.Việc ấy xảy ra như thế nào tôi không biết, nhưng
những tiếng nói đó đối với tơi cũng rành rọt như tiếng nói của anh, nếu như tơi
tin được những lời nói của anh là thật thì cho phép tơi tin là có thật những lời nói
mà tơi nghe thấy, cảm thấy ở mức độ khác nhau".


<i>* Phân loại ảo giác: </i>


Có nhiều cách phân loại ảo giác khác nhau:


<i>+ Phân chia theo giác quan: ảo thị, ảo thính, ảo xúc giác, ảo khứu giác và ảo </i>
giác nội tạng.


<i>+ Phân chia theo kết cấu: ảo giác thô sơ và ảo giác phức tạp. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

- Ảo giác thật (hallucination).


<i><b>- Ảo giác giả (pseudo - hallucination). </b></i>


<i>Bảng 2: Phân biệt giữa ảo giác thật và ảo giác giả. </i>


<b>Ảo giác thật </b> <b>Ảo giác giả </b>


Tính chất


- Tiếp nhận sự vật rất thật, rất rõ
ràng


- Không phân biệt được đâu là ảo


giác, đâu là sự vật thật.


- Tiếp nhận sự vật rất mơ hồ, lạ lùng,
không giống với thực tại


- Phân biệt được hình ảnh ảo và thật
nhưng thụ động.


Vị trí xuất


chiếu - Sự vật được mang lại từ bên <sub>ngồi, có vị trí thích hợp </sub> Sự vật được mang lại từ chính trong <sub>cơ thể bệnh nhân (trong đầu, trong dạ </sub>
dầy, trong mỏm cụt cẳng tay...).
Cảm giác bị


chi phối Bệnh nhân khẳng định có ai cưỡng bức, làm sẵn cho họ các hình ảnh,
tiếng nói và chi phối họ, làm cho họ
rất khó chịu.


<b>2.5.2. Các loại ảo giác: </b>


<i> Ảo giác thật (hallucination): </i>
+ Ảo thính giác (ảo thanh):
- Rất thường gặp.


- Ảo thanh thô sơ (akoasm): tiếng ve kêu, tiếng ù, tiếng súng, tiếng chuông...
- Ảo thanh rõ rệt (phonema): bệnh nhân nghe thấy các tiếng nói rõ rệt, nam
hay nữ, tuổi nào, âm sắc cường độ ra sao, tiếng quen hoặc lạ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

- Nội dung của ảo thanh: rất đa dạng, có thể bàng quan, đe doạ báo trước một
điều dữ, chế nhạo, cảnh báo trước, tiên đoán. Tiếng nói có thể là cùng một tiếng,


có thể phát ra những tiếng riêng" Tiếng gọi" hay nói một mình, nói tay đơi, hay
nhiều tiếng nói về những hành động trong dĩ vãng,...


- Tiếng nói có thể trực tiếp với bệnh nhân, hoặc nhiều tiếng nói với nhau về
bệnh nhân, tiếng nói có thể bình phẩm (ảo thanh bình phẩm) hoặc ra mệnh lệnh
bắt buộc bệnh nhân phải thực hiện (ảo thanh ra lệnh) thường là hành động nguy
hiểm như nhảy nhà lầu, lao vào ô tô, giết người, ...


Bệnh nhân Nguyễn Thị Như M. 19 tuổi, khu tập thể Kim Liên, Hà Nội kể:
“Cháu khơng bị gì cả, chỉ rất khó chịu vì ln ln có tiếng nói của cụ già chừng
70-75 tuổi, giọng nói cịn rất rắn giỏi, văng vẳng bên tai mà nói rằng:"Cháu nhất
định phải chết, vì đời trước tổ tiên cháu mắc nợ với trời phật".Cháu đã nói với mẹ
và cháu đã được điều trị ngoại trú ở bệnh viện Bạch Mai. Bệnh đã ổn định,
nhưng chỉ dừng thuốc một tuần, tiếng nói lại xuất hiện, vẫn tiếng nói của ơng già
như cũ. Cách đây khoảng 3 tuần, tiếng nói xuất hiện dồn dập hơn và yêu cầu
cháu phải nhảy xuống sông Hồng mà chết, thế là cháu chạy một mạch thẳng ra
bến phà Đen rồi nhảy xuống sông, cháu không còn suy nghĩ nào khác. Rất may,
cháu được cứu thoát và được đưa vào đây điều trị. Cháu cảm ơn các chú đã làm
sốc điện cho cháu hết tiếng nói rồi. Bây giờ, cháu cảm thấy rất thoải máí".


Có thể gặp ảo thanh trong nhiều loại bệnh tâm thần khác nhau: rối loạn stress,
tâm thần phân liệt,...


+ Ảo thị giác:


- Ảo thị giác hay gặp trong lâm sàng, chỉ sau ảo thanh và thường kết hợp với
ảo thanh.


- Ảo thị thường xuất hiện khi quá trình tri giác bị trở ngại như rối loạn ý thức
(mê sảng, mê mộng).



- Nội dung ảo thị rất đa dạng: hình ảnh có thể rõ rệt hoặc mơ hồ; có thể là
hình ảnh tĩnh hoặc động, thường xuyên thay đổi dưới nhiều hình thức đa dạng
như trên sân khấu hoặc màn ảnh (ảo giác giống sân khấu); có thể phát sinh những
hình ảnh đơn độc một sự vật, một bộ phận của cơ thể (ảo giác đơn dạng); có thể
một đám đông, một bầy thú dữ, những sinh vật kỳ quái (ảo giác đa dạng); hình
ảnh có thể q to (ảo thị khổng lồ-macroptic hallucination) hoặc quá nhỏ (ảo thị
tí hon-microptic hallucination),...


- Thái độ của bệnh nhân có thể say mê, sợ hãi, khiếp đảm hoặc bàng quan
trước ảo thị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

không uống, không ngủ được, người cảm thấy bồn chồn, tự nhiên vật vã và
không biết gì nữa. Chuyển xuống khoa này mà tôi cũng chẳng hay biết gì, tơi
thực sự mê man, đi lại, tiểu tiện không tự chủ và tơi nhìn thấy giường của tơi bị
ướt, mặc dù trời lúc đó đang nắng to, tơi phải đi giặt chiếu, đồng thời thấy những
con giun bò lổm ngổm ở dưới sàn nhà. Những chú giun cứ ngóc đầu lên trông
ghê rợn và những cái lá cây sao mà nhiều sâu đen đến thế. Một lần nữa, tôi yêu
cầu phải thu dọn, mọi người ngơ ngác, ngạc nhiên và sau đó cười ồ lên".


- Phát sinh hình ảnh ảo thị thường là bên ngoài trường thị giác (ảo giác ngoài
thị trường).


- Ảo thị giác có thể gặp trong nhiều bệnh rối loạn tâm thần khác nhau: bệnh rối
loạn tâm thần cấp tính, nhiễm độc, trạng thái cai rượu, TTPL thể căng trương
lực,...


+ Ảo xúc giác:


- Ít gặp hơn ảo thanh và ảo thị giác.



- Nội dung đa dạng: có thể là các cảm giác ngoài da như bỏng buốt, kim
châm, côn trùng bị, có thể là các cảm giác bất thường trong nội tạng.


- Thường gặp trong nhiễm độc hoặc hội chứng cai rượu, thuốc phiện; trong
hoang tưởng nghi bệnh.


+ Các loại ảo khứu và ảo vị giác:


- Rất ít gặp trong thực tiễn lâm sàng và thường hay đi đôi với nhau như mùi
bẩn thỉu, hôi thối, ghê tởm.


- Thường gặp trong các loạn tổn thương thực thể não theo định khu khác
nhau (u não, nhiễm độc,...).


+ Ảo giác nội tạng (visceral hallucination):


- Nội dung rất phức tạp: bệnh nhân thấy các sinh vật, dị vật trong cơ thể như
đỉa ở trong tai, rắn trong bụng, ếch trong dạ dầy...


- Khó phân biệt ảo giác nội tạng với loạn cảm giác bản thể. Cảm giác bản thể
là những cảm giác nặng nề không cụ thể, còn ảo giác bao giờ cũng cụ thể và phát
sinh ở một nơi nào trên cơ thể.


+ Ảo giác đặc biệt:


- Ảo thanh cơ năng (functional hallucination): xuất hiện đồng thời với âm
thanh có thực bên ngồi cho đến khi nó hết tác động. Rất dễ nhầm với ảo tưởng.
Ảo tưởng xuất hiện khi có tác nhân kích thích thực tế. Trái với ảo tưởng, sự phản
ánh đối tượng có thật trong ảo giác cơ năng khơng hồ lẫn với các biểu tượng


bệnh tật mà tồn tại song song với chúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148>

gian. Những cảm giác sai lầm về các vật này thường kèm theo sự biến đổi tri giác
về khoảng cách.


- Ảo giác lúc giở thức giở ngủ (hypnogical hallucination): là những hình ảnh
phát sinh không theo ý muốn trước lúc ngủ, khi nhắm mắt và ở chỗ tối. Hình ảnh
rất đa dạng, lạ lùng, kỳ quái không giống các đối tượng thực tế.


<i> Ảo giác giả (pseudo - hallucination): </i>
+ Ảo thanh giả:


- Ảo thanh giả là dạng ảo giác giả hay gặp nhất trong lâm sàng.


- Nội dung của ảo thanh giả rất đa dạng, đáng chú ý là có bệnh nhân thấy như
tư duy mình vang lên thành tiếng, bị bộc lộ.


- Ảo thanh giả là bộ phận chính của hội chứng tâm thần tự động và là tiêu
chuẩn hàng đầu để chẩn đoán bệnh TTPL theo ICD-10F.


+ Ảo giác giả vận động:


Bệnh nhân thấy hành động của mình như được làm sẵn, có người nào đó
mượn tay chân mình làm một hành động gì đó, mượn miệng mình nói liên tục mà
bản thân họ không kiềm chế được.


+ Các loại ảo giác giả khác:
Ít gặp trong lâm sàng tâm thần.


<i><b>2.6. Các rối loạn tâm lý - giác quan (psychosensorial disorders): </b></i>



Rối loạn tâm lý giác quan gần giống tri giác nhầm nhưng chúng bền vững và
dai dẳng hơn. Người ta chia rối loạn tâm lý giác quan thành hai loại.


<b>2.6.1. Tri giác sai thực tại (derealization): </b>


+ Là tri giác sai lầm về một vài thuộc tính vốn có nào đó, ví dụ như: kích
thước, trọng lượng, mầu sắc của thực tại khách quan....


+ Tri giác loạn hình (dysmorphopsia): hình ảnh về sự vật siêu vẹo, xoắn vặn.
+ Tri giác biến hình (metamorphopsia): sự vật to ra (macropsia) hay sự vật
nhỏ lại (micropsia).


<b>2.6.2. Giải thể nhân cách (depersonalization): </b>


+ Là rối loạn sơ đồ cơ thể. Bệnh nhân tri giác sai về vị trí cơ thể mình: tay
dài ra, mũi ở gáy, khơng có tim, cơ thể nhẹ như bơng...


</div>
<span class='text_page_counter'>(149)</span><div class='page_container' data-page=149>

RỐI LOẠN TRÍ NHỚ



<i><b>Nguyễn Văn Nhận </b></i>


<b>1. Khái niệm tâm lý học về trí nhớ. </b>


Trí nhớ là một quá trình tâm lý, phản ánh những sự vật, hiện tượng đã từng
tác động vào con người. Kết quả của quá trình nhớ là những biểu tượng của nhận
thức, kinh nghiệm, cảm xúc, thái độ... về sự vật hiện tượng con người lưu giữ lại.
Dưới góc độ hoạt động tâm lý, cấu trúc của hoạt động trí nhớ cũng bao gồm các
động cơ, mục đích, phương tiện, các hành động, thao tác... Thực chất của trí nhớ
là sự ghi lại, giữ lại và làm xuất hiện lại những gì cá nhân thu được trong hoạt


động sống.


Trong lâm sàng, người ta quan tâm đến hiệu quả của các quá trình ghi nhớ
(ghi nhớ có chủ định, khơng chủ định, ghi nhớ có ý nghĩa, ghi nhớ máy móc, ghi
nhớ bằng mắt, bằng tai...); các quá trình giữ gìn, củng cố, để lưu giữ các dấu vết;
các quá trình tái hiện (nhận lại, nhớ lại, hồi tưởng lại sự vật, hiện tượng).


Người ta còn quan tâm đến các thuộc tính, đến chất lượng (độ tin cậy, độ
chính xác, độ bền vững...) của trí nhớ.


<b>2. Những rối loạn về trí nhớ. </b>
<i><b>2.1. Giảm nhớ và tăng nhớ: </b></i>


Đây là sự thay đổi bệnh lý hiệu quả của toàn bộ hoạt động trí nhớ, hoặc của
từng q trình ghi nhớ, giữ gìn, tái hiện.


+ Giảm nhớ (hypomnesia):


Hay gặp giảm hiệu quả của quá trình nhớ và quá trình lưu giữ tài liệu trong
q trình lão hố. Trong tổn thương não và trong những trạng thái đặc biệt, như
khi sợ hãi, khi xúc động... thì hay gặp giảm hiệu quả quá trình tái hiện.


+ Tăng nhớ (hypermnesia):


Hiệu quả nhớ của người bệnh tăng một cách bệnh lý, cao hơn hẳn so với
những người khác. Đa số các bệnh nhân này chỉ nhớ đến một loại kích thích nhất
định, liên quan đến những ký ức sâu sắc, đến điều kiện nghề nghiệp, mà họ
khơng thể có cách gì để khơng nhớ đến kích thích đó.


<i><b>2.2. Mất nhớ (amnesia): </b></i>



Trong những thời điểm, hoàn cảnh nhất định, người bệnh không thể nhớ
được cái gì đã xảy ra trong quá khứ. Trong lâm sàng, thường gặp một số loại
mất nhớ sau:


+ Quên ngược chiều (retrograde amnesia):


</div>
<span class='text_page_counter'>(150)</span><div class='page_container' data-page=150>

+ Quên thuận chiều (anterograde amnesia):


Sau chấn thương sọ não, bệnh nhân bị hơn mê; khi tỉnh thì bệnh nhân khơng
thể nhớ được điều gì đã xảy ra từ sau khi tai nạn đến lúc tỉnh.


<i>+ Quên hệ thống: </i>


Người bệnh không thể nhớ được một sự vật, một đối tượng, một chi tiết nào
đó liên quan đến sự trọn vẹn, đến sự liên tục của sự kiện cần nhớ.


+ Cơn mất nhớ:


- Sự mất nhớ xẩy ra tức khắc, thông tin cần nhớ nào đó (khơng phải là tất cả
các thơng tin nhớ) bị tan rã hoàn toàn. Loại mất nhớ này thường xẩy ra chốc lát
và sau đó trí nhớ nhanh chóng được hồi phục.


- Nguyên nhân của mất nhớ rất nhiều và phức tạp, trong đó có nguyên nhân
tâm lý bệnh sinh (nhất là trong mất nhớ hệ thống).


- Trong thực tế, thường gặp trường hợp: khi ở trạng thái có ý thức thì bệnh
nhân không tái hiện được, song khi ở trạng thái vơ thức thì người bệnh nhớ lại.


<i><b>2.3. Loạn nhớ (dysmnesia): </b></i>



Trong rối loạn nhớ, khơng có sự gián đoạn các thơng tin đưa vào, khơng có
sự suy giảm khả năng nhớ, mà là sự lệch lạc về chất lượng các "dấu ấn" được tạo
ra, là sự thay đổi bệnh lý về chất lượng, thuộc tính của quá trình nhớ.


Người ta thường gặp các loại rối loạn nhớ sau:
+ Nhớ sai (paramnesia):


- Người bệnh tái hiện các sự kiện khơng chính xác về thời gian và khơng
gian, nhớ sai trình tự các sự kiện, hoặc đem các sự kiện cũ xếp vào lô các sự kiện
vừa xẩy ra. Trong giới hạn nhất định, bệnh nhân vẫn tái hiện được toàn bộ các sự
kiện, không thiếu một chi tiết nào, song về trình tự các sự kiện, về thời gian,
không gian diễn ra các sự kiện thì họ nhớ sai. Các dạng chính của nhớ sai gồm:


. Tái hiện các ký ức khơng chính xác, nhưng về trí nhớ cảm xúc cũng đúng
như khi có ký ức đó (ekmnesia).


. Nhớ sai hợp nhất và nhớ sai phân đôi: Người bệnh chia ký ức thành 2 phần
theo thời gian hoặc theo không gian. Khi tái hiện nó, họ nhập hai phần này vào
một đối tượng khác hoặc họ gắn hai phần đó vào hai đối tượng khác nhau.


- Nhớ không chính xác về thời gian còn biểu hiện dưới dạng: người bệnh có
ảo tưởng từng gặp gỡ, từng trải nghiệm. Họ có cảm nhận mình chưa gặp đối
tượng này, hoặc đã gặp, song vẫn cho rằng những cản giác về đối tượng của họ là
mới lạ. Hay ngược lại, tuy là gặp đối tượng quen biết, song người bệnh vẫn cảm
nhận rằng chưa hề gặp đối tượng này bao giờ.


+ Nhớ dị biệt (alomnesia):


- Là tổng hợp tất cả các hiện tượng ảo tưởng nhớ. Bằng những cảm giác sai,


tri giác nhầm, người bệnh tạo ra các sự kiện nhớ có thật, song lại đưa thêm vào
chúng những ý nghĩa, những diễn đạt khác, trái ngược với thực tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(151)</span><div class='page_container' data-page=151>

. Nhớ vơ vào mình (kryptomnesia): người bệnh đinh ninh rằng, chính họ đã
đặt ra giai điệu quen thuộc này và tin chắc là trước đây chưa ở đâu, chưa bao giờ
được nghe một giai điệu như thế. Trường hợp này cũng giống như người "ăn
cắp". Nhưng người bệnh làm việc này một cách không chủ định, và khác với
người "đánh cắp" thật ở chỗ họ khơng muốn có sự phê phán của người khác.


. Nhận lại giả: là sự thiếu sót trong nhận biết, nhớ lại sự vật, hiện tượng. Ảo
tưởng nhớ này thể hiện ở chỗ người ta có một kỷ niệm cụ thể được ghi vào trong
trí nhớ, như một sự "đợi chờ" và sự "đợi chờ" này đã làm cho nó phai mờ dần so
với sự mong mỏi. Tự nhiên, kỷ niệm từ quá khứ xuất hiện, song không được hiện
tại chấp nhận, bởi vì sự kiện xảy ra đã lâu, nội dung của nó khơng cịn chính xác
và phù hợp nữa.


. Nhớ giả (pseudo-reminiscence): là hiện tượng người bệnh nhớ về ký ức của
chính mình (mà ký ức này tự nó khơng đầy đủ), song các q khứ được "cày xới"
này lại trở lên khác lạ đối với người bệnh.


+ Nhớ bịa (confabulation):


- Đây là một triệu chứng phức tạp: người bệnh bổ sung vào trí nhớ của mình
những nội dung khơng đúng, rất khác lạ. Người bệnh đã bịa ra nhưng chưa đúng,
là sự bịa đặt mang ý nghĩa của hành động tự nhiên, bình thường.


- Khởi đầu trong nhớ bịa là người bệnh đưa ra những nội dung giả mạo một
cách rất tùy tiện.


- Nhớ bịa rất đa dạng và sinh động, hơn cả chuyện hoang đường và thường


nảy sinh khi não bị tổn thương lớn hoặc trong rối loạn tâm thần sâu sắc.


- Đặc điểm của nhớ bịa là người bệnh không duy trì lâu những cái mà họ
khẳng định và nếu có sự khơng thống nhất thì cứ 1 - 2 lần lại thay đổi một nội
dung khác, cũng giống như các chuyện hoang đường.


+ Nhớ ảo (hallucination mnesia):


- Cũng tương tự như ảo giác, nhớ ảo là những ký ức khơng có các tiền đề
thực tiễn. Những người khơng chun mơn nói đây là sự bịa đặt từ đầu đến cuối.


- Cũng như trong ảo giác, người bệnh tự khẳng định là những sự kiện mà họ
nhớ đó (nhớ ảo) đúng như sự mơ tả vốn có của nó. Ảo nhớ thường xuất hiện như
một sự bổ sung của hoang tưởng. Ở người bệnh bị hoang tưởng thể paranoid, ám
ảnh đã giúp tạo nên nhớ ảo, mà trong đó một ký ức nổi lên là một cá nhân nào đó
đối xử với họ như kẻ thù.


- Điều này là trái ngược, như đã dự báo, người bệnh không tạo ra hoang
tưởng, mà họ có ảo giác về kẻ thù chống lại họ, song ngược lại, hoang tưởng là
cái thứ nhất, còn ảo giác chỉ là cái thứ hai.


+ Viễn tưởng giả (pseudo- fantastic):


</div>
<span class='text_page_counter'>(152)</span><div class='page_container' data-page=152>

- Nhất là ở trẻ em, đôi khi người ta thấy chúng kể về những tai nạn khó tin
như: đổ bể, đánh nhau, thương tích... Sự sợ hãi của cha mẹ càng tăng thêm khi thấy
trẻ nói những điều đó một cách tự nhiên, khơng e ngại, "khơng chớp mắt". Sự giả
dối này có thể được xác định bằng cách xem trẻ có cịn biết sợ hãi hay không.


- Không thể nói ngay rằng chúng là hoàn toàn bịa ra, cái gì cũng được tạo ra
cả, song ở người bệnh thì họ ln ln tin rằng những điều đơm đặt, thêu dệt của


mình vẫn nằm trong giới hạn cho phép.


- Sự giả dối này hay gặp trong rối loạn phân ly và trong các rối loạn khác.
- Rối loạn trí nhớ gặp cả trong bình thường cũng như trong bệnh lý, song nó
ln ln có ý nghĩa lớn lao trong tổn thương não.


- Trong loạn thần nội sinh, khi thấy có rối loạn trí nhớ là có giá trị rất lớn.
- Rối loạn bệnh lý trí nhớ có liên quan chặt chẽ với các hiện tượng bệnh lý
tâm thần khác.


RỐI LOẠN TƯ DUY



<i><b>Nguyễn Văn Ngân </b></i>


<b>1. Khái niệm tâm lý học về tư duy. </b>
<i><b>1.1. Định nghĩa: </b></i>


+ Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh gián tiếp và khái quát các thuộc
tính, các mối liên hệ bản chất của sự vật, hiện tượng.


+ Khác với các quá trình nhận thức cảm tính là cảm giác và tri giác, tư duy
phản ánh những mối liên hệ bên trong, mang tính quy luật của các sự vật khách
quan. Do đó có thể nói rằng tư duy là một quá trình nhận thức lý tính.


+ Đặc điểm của tư duy là gắn liền với ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện để
diễn đạt tư duy. Vì vậy, trong lâm sàng Tâm thần học người ta nghiên cứu rối
loạn tư duy thông qua nghiên cứu những biểu hiện về ngôn ngữ.


<i><b>1.2. Các thao tác tư duy: </b></i>



Quá trình tư duy thường biểu hiện bằng một chuỗi ý nghĩ liên quan với nhau,
ý nghĩ này dẫn dắt đến ý nghĩ khác và cuối cùng dẫn tới kết quả phản ánh được
bản chất của sự vật hiện tượng. Mọi ý nghĩ vừa là sản phẩm của tư duy, vừa là
vật liệu để tiếp tục quá trình tư duy. Quá trình này được thực hiện bằng các thao
tác tư duy.


<b>1.2.1. Phân tích và tổng hợp: </b>


+ Là sự phân chia ra các dấu hiệu trong ý nghĩ, phân loại thành từng phần
theo những dấu hiệu khác nhau rồi tập hợp lại theo những dấu hiệu giống nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(153)</span><div class='page_container' data-page=153>

Bằng cách đó người ta phát hiện ra những thuộc tính mới của các sự vật và hiện
tượng nghiên cứu.


<i><b>1.2.2. So sánh: </b></i>


Là đối chiếu trong ý nghĩ hai hoặc nhiều tài liệu, rút ra từ các sự vật hiện
tượng, những cái chung và cái cá biệt. So sánh dẫn đến trừu tượng hoá.


<b>1.2.3. Trừu tượng hoá: </b>


Là bỏ qua những dấu hiệu thứ yếu, không bản chất, tách biệt ra những dấu
hiệu cơ bản, chủ yếu, bản chất của sự vật hiện tượng.


<b>1.2.4. Khái quát hoá: </b>


+ Là tách ra và liên kết lại những thuộc tính, sự vật hiện tượng có cùng dấu
hiệu chung.


+ Những cái chung cho các đối tượng khác nhau gồm hai loại:


- Những dấu hiệu giống nhau


- Những dấu hiệu thuộc về bản chất.
<b>1.2.5. Cụ thể hoá: </b>


Là sự vận động của ý nghĩ đi từ cái chung đến cái riêng hoặc đi vào từng mặt
nhất định nào đó của sự vật, hiện tượng.


<b>1.2.6. Phân loại: </b>


Xếp những sự vật, hiện tượng riêng biệt vào từng nhóm nhất định. Việc xếp
loại đó thường dựa trên những dấu hiệu bản chất.


<b>1.2.7. Hệ thống hoá: </b>


+ Là sự sắp xếp các đối tượng theo một thứ tự nhất định. Khác với phân loại,
hệ thống hoá có thể tiến hành theo những dấu hiệu bản chất cũng như dấu hiệu
không bản chất.


+ Để nghiên cứu rối loạn tư duy người ta phân chia ra rối loạn hình thức tư
duy và rối loạn nội dung tư duy.


<b>2. Các rối loạn hình thức tư duy. </b>


Rối loạn hình thức biểu hiện tư duy được phân chia theo kết cấu ngôn ngữ,
nhịp điệu ngôn ngữ, theo hình thức phát ngơn và theo ý nghĩa, mục đích của
ngơn ngữ.


<i><b>2.1. Theo nhịp điệu ngôn ngữ: </b></i>



<b>2.1.1. Nhịp nhanh: </b>


+ Tư duy phi tán: liên tưởng mau lẹ, nội dung nông cạn, chủ đề luôn thay đổi,
gặp trong trạng thái hưng cảm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(154)</span><div class='page_container' data-page=154>

+ Nói hổ lốn: nói ln mồm, ý tưởng linh tinh, nội dung vô nghĩa (gặp ở
bệnh nhân sa sút trí tuệ).


<b>2.1.2. Nhịp chậm: </b>


+ Tư duy chậm chạp: dòng ý tưởng chậm, suy nghĩ khó khăn, sau mỗi câu
hỏi phải rất lâu mới trả lời được (gặp trong trạng thái rối loạn trầm cảm).


+ Tư duy ngắt quãng: khi đang nói chuyện, dịng ý tưởng như bị cắt đứt làm
cho bệnh nhân khơng nói được nữa, mãi sau đó lại tiếp tục nói về chủ đề khác
(gặp trong bệnh TTPL).


+ Tư duy lai nhai: bệnh nhân rất khó chuyển chủ đề câu chuyện, ln đi vào
chi tiết vụn vặt của một chủ đề (gặp trong bệnh động kinh).


+ Tư duy định kiến: luôn luôn lặp lại một chủ đề (gặp trong hội chứng
paranoia).


<i><b>2.2. Theo hình thức phát ngơn: </b></i>


+ Nói một mình: nói rõ ràng hay lẩm bẩm một mình, khơng có liên quan đến
xung quanh (gặp trong tâm thần phân liệt giai đoạn cuối).


+ Nói tay đơi trong tưởng tượng: thường là nói chuyện với ảo thanh (gặp
trong bệnh TTPL và rối loạn tâm căn).



+ Trả lời cạnh: hỏi một đằng bệnh nhân trả lời một nẻo (gặp trong bệnh TTPL).
+ Khơng nói: có nhiều ngun nhân khác nhau: do trầm cảm; phủ định; lú
lẫn; sa sút; liệt chức năng phát âm hoặc do ảo giác hoang tưởng chi phối.


+ Nói lặp lại: ln ln nói lặp lại một từ, cụm từ hoặc một câu, khơng ai hỏi
cũng nói.


+ Đáp lặp lại: tất cả các câu hỏi khác nhau bệnh nhân trả lời bằng một từ,
cụm từ hoặc một câu nhất định (gặp trong loạn thần kinh, hội chứng căng trương
lực).


+ Nhại lời: hỏi bệnh nhân không trả lời mà chỉ nhắc lại câu hỏi (gặp trong rối
loạn tâm căn, hội chứng căng trương lực).


+ Cơn xung động lời nói: im lặng, lầm lì tự nhiên chửi rủa tục tằn.


<i><b>2.3. Theo kết cấu ngôn ngữ: </b></i>


+ Rối loạn kết âm và phát âm: bao gồm nhiều loại như nói khó, nói thì thào,
nói lắp, nói giọng mũi, giả giọng địa phương, giả giọng nước ngoài, các giọng
tiếng ký sinh khi nói (khịt mũi, hắng giọng..).


+ Ngôn ngữ phân liệt (schizophasia): từng câu đúng ngữ pháp, có ý nghĩa,
giữa các câu mất logic, khơng có ý nghĩa... (gặp trong bệnh TTPL giai đoạn cuối).


+ Ngôn ngữ không liên quan: bệnh nhân nói những từ và những câu rời rạc
không liên quan với nhau (gặp trong rối loạn ý thức của hội chứng lú lẫn).


+ Chơi ngữ pháp: đảo lộn các thành phần trong câu dùng trạng từ chỉ thời


gian thay cho các trạng từ chỉ địa điểm... (gặp trong bệnh TTPL).


</div>
<span class='text_page_counter'>(155)</span><div class='page_container' data-page=155>

+ Nói tiếng riêng: bệnh nhân bịa ra một thứ tiếng riêng chỉ bệnh nhân mới
hiểu nổi.


<i><b>2.4. Theo ý nghĩa, mục đích ngơn ngữ: </b></i>


+ Suy luận bệnh lý: sử dụng thao tác tư duy cứng nhắc, vụn vặt (gặp trong
bệnh TTPL).


+ Tư duy hai chiều: trong ngôn ngữ luôn luôn xuất hiện hai câu có ý nghĩa
trái ngược nhau (gặp trong bệnh TTPL).


+ Tư duy tự kỷ: bệnh nhân nói về thế giới bên trong kỳ lạ của mình (gặp
trong bệnh TTPL).


+ Tư duy tượng trưng: gắn cho sự việc thực tế những ý nghĩa tượng trưng
(gặp trong bệnh TTPL).


<b>3. Các rối loạn nội dung tư duy. </b>


Các rối loạn nội dung tư duy được chia ra 3 loại chính: định kiến, ám ảnh và
hoang tưởng .


<i><b>3.1. Định kiến (overvalued ideas): </b></i>


<b>3.1.1. Định nghĩa: </b>


<b> Định kiến là những ý tưởng dựa trên cơ sở những sự kiện có thực, nhưng </b>
bệnh nhân gắn cho nó một ý nghĩa quá mức. Ý tưởng ấy chiếm ưu thế trong ý


thức bệnh nhân và được duy trì bằng một cảm xúc mãnh liệt.


<b>3.1.2. Phân biệt định kiến với ám ảnh và hoang tưởng: </b>
+ Định kiến phát sinh từ những hoàn cảnh thực tế.


+ Bệnh nhân không thấy chỗ sai của định kiến nên không tự đấu tranh, tuy
nhiên khi được đả thơng có dẫn chứng cụ thể hoặc do thời gian mà định kiến có
thể suy giảm dần.


Thí dụ: Đối với một sự không vừa lòng nhỏ nhặt như sai hẹn, góp ý khơng
chính xác hoặc là những bất công nhỏ bé nào đó xẩy ra trong thực tế, theo thời
gian dưới ảnh hưởng của sự điều chỉnh bên trong, không mất đi mà ngược lại
tăng cường lên và chiếm một vị trí thống trị trong ý thức của người bệnh, mọi ấn
tượng tiếp theo không làm lãng quên mà ngược lại còn gián tiếp nhắc nhở làm
cho phản ứng cấp diễn thêm lên. Sự xúc phạm do chế riễu không bị quên đi với
thời gian, mà càng suy nghĩ nhiều về nó, người bệnh càng thêm xúc động mạnh
mẽ. Luôn luôn nhớ lại, người bệnh càng thêm đau khổ. Đầu óc thường xuyên bận
rộn về những chuyện suy đi nghĩ lại, về mọi chi tiết của sự bất công đã qua và về
những kế hoạch trả thù sắp tới.


+ Trong ám ảnh, bệnh nhân còn khả năng phê phán song không đủ khả năng
dứt ra khỏi ám ảnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(156)</span><div class='page_container' data-page=156>

<i><b>3.2. Hiện tượng ám ảnh (obsession): </b></i>


+ Là những ý tưởng, hồi ức, cảm xúc, hành vi không phù hợp với thực tế,
luôn luôn xuất hiện ở người bệnh với tính chất cưỡng bức. Người bệnh còn biết
phê phán hiện tượng đó là vơ lý, là không cần thiết, là sai, muốn tự xua đuổi đi
nhưng không thể được.



+ Những hiện tượng ám ảnh thường đi kèm với nhau, hình thành hội chứng
hay trạng thái ám ảnh. Nó bao gồm lo sợ ám ảnh, xu hướng hay hành vi ám ảnh
và ý tưởng ám ảnh.


<b>3.2.1. Ý tưởng ám ảnh (obsessional idee): </b>


<i>+ Suy luận ám ảnh: người bệnh luôn luôn phải suy nghĩ về những vẫn đề </i>
khơng có ý nghĩa, không thể giải quyết được. Thí dụ: tại sao trái đất hình cầu ?
Nếu trái đất hình trụ thì sẽ ra sao ? Tạo sao cái ghế lại bốn chân ?


<i>+ Tính tốn ám ảnh: người bệnh luôn phải bận tâm với những tính tốn vơ </i>
ích. Ví dụ: người bệnh cứ phải đếm biển số nhà trên đường phố, đếm các cửa sổ,
đếm các bậc thang... Có khi phải lẩm nhẩm liên miên các bài tốn trong óc.


<i>+ Nhớ ám ảnh: luôn luôn phải nhớ tên, tuổi những người thân quen, nhớ </i>
những từ, những thuật ngữ khác nhau...


<i>+ Ý tưởng xúc phạm, ý tưởng bất hạnh: đó là những ý tưởng trái với tình cảm </i>
và mối quan hệ trong thực tế khiến người bệnh đau khổ. Thí dụ, con chiên đến
nhà thờ mà xuất hiện ý tưởng xấu là xúc phạm đến chúa. Bố mẹ có ý nghĩ là con
mình sẽ ốm hoặc tai nạn chết...


<i>+ Hoài nghi ám ảnh: người bệnh ln ln hồi nghi, phân vân về một sự </i>
việc đã xẩy ra, ví dụ như đã ra khỏi nhà, tự tay mình khố cửa nhưng bệnh nhân
vẫn phân vân là có thực mình đã khố cửa phịng hay không. Con chết đã chôn
mà cứ phân vân là chưa chết thật.


<i> Hoài nghi thường dẫn đến hành động kiểm tra lại như: quay về nhà xem </i>
khoá cửa chưa, đào mộ lên xem con có chết thật khơng,...



<b>3.2.2. Lo sợ ám ảnh (obsessional phobias - phobias): </b>


+ Bao gồm 367 loại ám ảnh sợ. Cũng như sự sợ hãi của con người trong cuộc
sống, nội dung ám ảnh sợ hết sức đa dạng: sợ khoảng rộng, sợ nơi cao, sợ nơi
đông người, sợ vật nhọn, sợ vật sắc, sợ bẩn, sợ bệnh...


+ Có thể có ám ảnh lo sợ tất cả (panphobias) và cũng khi lo sợ bị ám ảnh lo
sợ (phobophobias).


<i>+ Một loại riêng trong lo sợ ám ảnh là lo sợ thực hiện. Đó là trạng thái lo sợ </i>
không thực hiện được một số động tác, hoạt động nào đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(157)</span><div class='page_container' data-page=157>

vụng về một động tác bắt buộc trong hoàn cảnh cần thiết. Lo sợ khơng ngủ được.
Có khi lo sợ một thói quen nào đó như sợ đỏ mặt trước đám đông.


<b>3.2.3. Xu hướng hành vi ám ảnh: </b>


+ Xu hướng ám ảnh: là xu hướng muốn tiến hành những hành động vơ nghĩa,
thường là nguy hiểm.


Thí dụ: Xu hướng chửi người qua đường, muốn đánh vào mặt họ. Xu hướng
cầm dao đâm con... Người bệnh rất sợ sẽ thực hiện những điều đó.


+ Nghi thức ám ảnh: là những vận động và hành vi ám ảnh xuất hiện cùng
với ám ảnh sợ và hoài nghi ám ảnh. Đấy là phương thức đấu tranh tự vệ với các
loại ám ảnh trên.


Thí dụ: Người có ám ảnh sợ người thân chết, nên mỗi khi ra khỏi nhà phải
nhìn lại cửa sổ nhà mình ba lần mới yên tâm đi thẳng. Theo người bệnh động tác
này làm mất điều khơng may có thể xẩy ra.



+ Có những hành vi nghi thức liên quan tới những điều mê tín:


Thí dụ: Để mong gặp may mắn trong công việc, ra cửa nhà phải bước chân
phải hoặc cần người nam giới " đón ngõ "... Đó không thuộc biểu hiện của ám
ảnh, nhưng trong trạng thái bệnh lý có thể trở thành nội dung của ám ảnh.


+ Thói quen ám ảnh: là những động tác thực hiện trái với ý muốn, người
bệnh cố kìm nhưng khơng được.


+ Cần phân biệt thói quen với thói quen ám ảnh. Thói quen là những hành
động được lặp đi lặp lại thường xuyên, trở thành tự động hoá và đã trở thành nhu
cầu. Ví dụ: thói quen tập thể dục, thói quen đánh răng trước khi đi ngủ...


+ Hội chứng ám ảnh hay gặp nhất trong bệnh tâm căn (nevrose) như bệnh
tâm căn ám ảnh, tâm căn suy nhược và trong giai đoạn đầu của bệnh TTPL như
hội chứng suy nhược thần kinh,....


<i><b>3.3. Hoang tưởng (delire, delusion): </b></i>


<b>3.3.1.Một số vấn đề chung: </b>
+ Định nghĩa:


Hoang tưởng là những ý tưởng, phán đốn sai lầm, khơng phù hợp với thực
tế, do bệnh tâm thần sinh ra, nhưng người bệnh cho là hồn tồn chính xác,
khơng thể giải thích thuyết phục được.


+ Tính chất:


- Tính lập luận sai lầm: trong ý nghĩ hoang tưởng của mình, người bệnh có


lập luận, nhưng cơ sở logic đã bị rối loạn, những nguyên tắc đã được xác định sai
lầm, dẫn tới kết luận sai lầm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(158)</span><div class='page_container' data-page=158>

- Sự chi phối của hoang tưởng: hoang tưởng chiếm lĩnh hoàn toàn ý thức
người bệnh, chi phối mạnh mẽ hành vi của họ.


+ Quá trình hình thành hoang tưởng:


Hoang tưởng được hình thành và tiến triển qua các giai đoạn:


- Khí sắc hoang tưởng: người bệnh linh cảm, lo sợ, căng thẳng về một tai hoạ
đang đến, một mối nguy hiểm đang đe doạ tính mạng và cuộc đời họ, mà họ
khơng tự giải thích được.


- Tri giác hoang tưởng: người bệnh cảm nhận thấy con người và sự vật xung
quanh có một cái gì đặc biệt khác thường, có liên quan đến số phận họ.


- Suy đoán hoang tưởng: dần dần người bệnh tìm thấy trong cái đặc biệt khác
thường đó có ý nghĩa ngày càng rõ ràng và giải thích nó theo suy đốn của mình.


- Hoang tưởng kết tinh: hoang tưởng hình thành và ngày càng được củng cố
thành hệ thống vững chắc.


- Hoang tưởng tan biến: hoang tưởng bị tan biến tan rã do điều trị hoặc do trí
tuệ sa sút.


+ Phân loại hoang tưởng:


Có 2 cách phân loại chính: theo nguồn gốc phát sinh và theo phương thức
kết cấu.



- Theo nguồn gốc phát sinh:


. Hoang tưởng tiên phát: hoang tưởng phát sinh không liên quan tới rối loạn
tri giác. Trước kia gọi là "điên trí tuệ đơn chứng". Nội dung loại hoang tưởng này
rất đa dạng, thường là những hoang tưởng phát minh, hoang tưởng cải cách,
hoang tưởng ghen tuông, hoang tưởng kiện cáo, hoang tưởng bị theo dõi, hoang
tưởng nghi bệnh,...


. Hoang tưởng thứ phát: hoang tưởng xuất hiện trên cơ sở rối loạn tri giác, rối
loạn cảm xúc hay rối loạn ý thức.


Nổi bật là các khái niệm hình tượng, các tính chất bị động về trí tuệ vốn là
bản chất của những ước mơ. Đó là đặc trưng của loại hoang tưởng này.


- Theo phương thức kết cấu:


. Hoang tưởng suy đoán: rối loạn chủ yếu là quá trình nhận thức lý tính, tức là
rối loạn khả năng nhận thức các mối liên hệ bên trong của sự vật, hiện tượng,
trong khi đó nhận thức cảm tính khơng bị rối loạn.


Đặc điểm của hoang tưởng này là bền vững và tiến triển, nó phát triển thành
hệ thống và làm biến đổi nhân cách một cách sâu sắc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(159)</span><div class='page_container' data-page=159>

<b>3.3.2. Các loại hoang tưởng: </b>
+ Các loại hoang tưởng suy đốn:


<i>- Nhóm hoang tưởng bị truy hại, bị chi phối: </i>


. Hoang tưởng liên hệ: người bệnh cho rằng tất cả xung quanh đều có mối


liện hệ đặc biệt với họ, mọi người nhìn họ một cách đặc biệt hoặc bàn tán, cười
cợt, chế diễu họ. Người bệnh cũng "cho rằng" đài phát thanh cũng đang nói hoặc
ám chỉ về mình.


".... Lúc sáng bước chân ra cửa, đã hết sức cẩn thận, thế mà ông Triệu lại
nhìn mình bằng một con mắt quái gở, hình như sợ mình và cũng hình như muốn
hại mình. Cịn bảy tám người khác nữa chụm đầu thì thầm với nhau về mình, lại
sợ mình thấy. Những người gặp trên đường cũng đều như thế cả. Có người dữ
tợn nhất, há hốc miệng, nhìn mình, cười một cái, làm mình lạnh tốt từ đầu đến
chân. Cho biết họ đã sắp đặt đâu vào đó cả rồi. Nhưng mình khơng sợ, cứ đường
mình mình đi. Phía trước, một bầy trẻ cũng bàn tán gì về mình. Ánh mắt cũng y
hệt ánh mắt ông Triệu, mặt cũng tái mét. Nghĩ bụng không hiểu chúng có thù gì
<i>mình mà cũng lại như thế...". Trích "Nhật ký người điên" của Lỗ Tấn. </i>


. Hoang tưởng bị truy hại: người bệnh khẳng định có một người hay một
nhóm người theo dõi, ám hại mình bằng mọi hình thức: đầu độc, ám sát, bắt giữ
lấy của cải... cho rằng người thân nhất (bố mẹ, vợ hoặc chồng...) cũng hại mình.


"... Mình cứ ngồi im xem họ xử trí với mình ra làm sao. Biết chắc họ khơng
chịu bng tha mình đâu. Qủa nhiên, ông anh dẫn lão già nào vào, bước rất thư
thả. Lão ta có cặp mắt rất dữ, ... Kỳ thực, há mình lại khơng biết lão già này chỉ
là một tay giết người trá hình hay sao? Rõ ràng lấy cớ đến bắt mạch để xem béo
hay gầy. Với cái cơng đó, lão ta sẽ được chia một phần mà ăn... Lão già ra khỏi
cửa, bước được mấy bước, đã ghé tai nói thầm với ơng anh: Cho ăn ngay ! Ông
anh gật đầu, té ra có cả anh mình nữa hay sao! Điều đó vừa phát hiện, tuy giống
như bất ngờ, nhưng thật ra thì cũng biết rồi. Ông anh mình cũng cùng một bọn
<i>với những người ăn thịt mình...." Trích "Nhật ký người điên" của Lỗ Tấn. </i>


. Nếu người bệnh có hoang tưởng bị chi phối bằng phương tiện vật lý như
dịng điện, các sóng điện từ... gọi là hoang tưởng bị tác dụng vật lý. Hoang tưởng


này thường kèm theo ảo giác xúc giác hay ảo giác nội tạng.


. Hoang tưởng ghen tuông: người bệnh dựa vào những hiện tượng vô lý, bằng
chứng không chắc chắn để khẳng định người thân yêu (vợ, chồng) phản bội hay
có quan hệ bất chính.


- Nhóm hoang tưởng tự ti, tự phủ định:


. Hoang tưởng tự buộc tội: người bệnh tự cho mình là hèn kém, có phẩm chất
xấu xa hoặc có tội lớn không đáng sống. Hoang tưởng này thường đưa đến ý
tưởng và hành vi tự sát.


</div>
<span class='text_page_counter'>(160)</span><div class='page_container' data-page=160>

nhìn bộ điệu bọn đàn ơng đàn bà ngồi phố hơm nọ và hành vi ơng anh mấy hơm
nay, có thể rõ được tám chín phần. Tốt nhất là mình cởi dây lưng ra, cột lên xà
<i>nhà, rồi treo cổ cho chết đi..." Trích "Nhật ký người điên" của Lỗ Tấn. </i>


. Hoang tưởng nghi bệnh: người bệnh cho mình bị bệnh nặng, khó chữa.
- Nhóm hoang tưởng khuếch đại:


. Hoang tưởng tự cao: người bệnh cho rằng mình rất thơng minh, tài giỏi, có
sức lực mạnh mẽ, việc gì cũng làm được.


Có người cho rằng mình có địa vị cao, quyền lực lớn, có họ hàng với các bậc
vĩ nhân. Có người lại cho rằng mình giàu có nhất đời, vàng bạc nhiều vơ kể.


. Hoang tưởng phát minh: người bệnh khẳng định rằng họ có phát minh độc
đáo, kỳ lạ về khoa học, triết học, cải cách xã hội... Họ luôn trình bầy và tìm cách
thuyết phục mọi người cơng nhận.


. Hoang tưởng được yêu: người bệnh cho rằng có người hoặc nhiều người


yêu mình, tìm cách biểu lộ tình yêu với mình một cách tượng trưng nhưng người
bệnh không yêu lại.


+ Các loại hoang tưởng cảm thụ:


- Hoang tưởng nhận nhầm: nhận người lạ là người thân hoặc người thân là
người lạ. Người bệnh cho rằng người mình đang thấy là người mình đang giả
dạng, đóng giả vai trò hiện tại.


- Hoang tưởng gán ý: người bệnh gán cho sự vật, hiện tượng tự nhiên một ý
nghĩa riêng: báo hiệu cho tương lai, số phận của mình.


- Hoang tưởng đóng kịch: người bệnh thấy xung quanh như những cảnh trên
sân khấu, màn ảnh... Những người xung quanh là những nhân vật luôn thay đổi
vai.


- Hoang tưởng biến hình bản thân: người bệnh thấy mình bị biến hình thành
các loại mng thú: chim, vượn...


- Hoang tưởng kỳ quái: nội dung rất đa dạng:


. Nội dung khuếch đại với tính chất hưng cảm: lên cung tiên sống trong thế
giới giàu sang; lãnh đạo quân đội toàn thế giới; làm trọng tài cho các cuộc chiến
tranh thế giới...


<b>. Nội dung phủ định với tính chất trầm cảm: hội chứng Cotard biểu hiện nỗi </b>
đau khổ vô biên, tất cả người thân đều chết, nhà cửa tan nát, người bệnh đau khổ
triền miên.


. Phủ định với ngoại cảnh: thế giới bị huỷ diệt, bị ngập lụt, các thành phố bị


sụp đổ, tan hoang.


. Phủ định với bản thân: nội tạng người bệnh bị hư hỏng, thối rữa...


</div>
<span class='text_page_counter'>(161)</span><div class='page_container' data-page=161>

+ Hoang tưởng di chứng:


. Là hoang tưởng cịn sót lại sau những trạng thái loạn tâm thần cấp, trong khi
các triệu chứng loạn tâm thần khác đã mất.


. Thường gặp sau các trạng thái rối loạn ý thức, mê sảng, mê mộng, lú lẫn.


<b>4. Các hội chứng rối loạn tư duy. </b>
<i><b>4.1. Hội chứng paranoia: </b></i>


Hội chứng này gồm:


+ Hoang tưởng nguyên phát, suy đốn: hoang tưởng có tính chất hệ thống
hố, tập trung sâu sắc vào một vấn đề và kéo dài rất lâu.


+ Kèm theo rối loạn cảm xúc phù hợp với hoang tưởng.
+ Khơng có rối loạn tri giác và hiện tượng tâm thần tự động.


Hội chứng này thường gặp trong bệnh TTPL, bệnh động kinh, nhân cách
bệnh, rối loạn stress.


<i><b>4.2. Hội chứng ảo giác - paranoid: </b></i>


Hội chứng này bao gồm:


+ Hoang tưởng các loại, cả suy đốn và cảm thụ.



+ Có ảo giác, có thể là ảo giác thật nhưng điển hình là ảo giác giả.


+ Các hiện tượng tâm thần tự động, còn gọi là hội chứng Kandinsky-
Clerambault.


+ Ý tưởng tự động: ý nghĩ của mình bị bộc lộ, bị đánh cắp hoặc do người
khác làm sẵn đặt vào (tư duy bị áp đặt).


Bệnh nhân Hồ Xuân S. 23 tuổi, sinh viên trường đai học Bách khoa kể bệnh:
"cách đây hơn một năm cháu cảm thấy chán học tập, ngại tiếp xúc với người
xung quanh, ngại làm mọi việc và có những biểu hiện làm cho cháu khó chịu.
Khơng hiểu tại sao mọi ý nghĩ của cháu cứ vọng lên thành tiếng trong đầu?...".


+ Cảm giác tự động: một siêu lực nào đó gây cho người bệnh các loại cảm
giác: nóng, lạnh, đau, đói khát...


+ Vận động tự động: người bệnh cho rằng bên ngồi điều khiển vận động của
mình. Dùng tay chân mình cử động, dùng miệng mình để nói...


</div>
<span class='text_page_counter'>(162)</span><div class='page_container' data-page=162>

Thường gặp hội chứng này trong bệnh tâm thần phân liệt, có thể trong bệnh
<i>động kinh tâm thần, loạn thần triệu chứng, rối loạn stress,... </i>


<i><b>4.3. Hội chứng paraphrenia: </b></i>


+ Là hội chứng dựa trên cơ sở paranoid với nội dung kỳ quái.


+ Thường gặp trong bệnh TTPL, rối loạn tâm thần tuổi già và liệt toàn thể
tiến triển,...



<i><b>4.4. Hội chứng nghi bệnh: </b></i>


+ Là trạng thái quá lo lắng sợ hãi, quá chú ý vào sức khoẻ của mình đến mức
trở thành như hoang tưởng nghi bệnh.


+ Hội chứng nghi bệnh có thể xuất hiện trên cơ sở như một bệnh có thật được
phóng đại quá mức (định kiến về bệnh tật). Nó có thể xuất hiện như một hoang
tưởng, khơng có căn cứ thực tế. Cũng có thể lo lắng kéo dài sau khi bệnh đã khỏi.
+ Trong bệnh TTPL, rối loạn tâm thần tuổi già,...hội chứng nghi bệnh có thể
trở thành hoang tưởng nghi bệnh.


RỐI LOẠN CẢM XÚC-TÌNH CẢM



<i><b>Nguyễn Văn Ngân </b></i>


<b>1. Khái niệm tâm lý học về cảm xúc-tình cảm. </b>
<i><b>1.1. Khái niệm chung: </b></i>


<b>1.1.1. Định nghĩa về cảm xúc-tình cảm: </b>


Cảm xúc-tình cảm là sự phản ánh thế giới khách quan thể hiện ở thái độ của
chủ thể đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan đến sự thoả mãn nhu cầu
về vật chất hoặc tinh thần của chủ thể đó.


Cũng là sự phản ánh hiện thực khách quan, song các quá trình nhận thức
(cảm giác, tri giác, tư duy) phản ánh bản thân đối tượng, còn cảm xúc tình cảm
phản ánh mối quan hệ của chủ thể đối vối đối tượng có liên quan đến việc thoả
mãn nhu cầu của chủ thể.


<b>1.1.2. Mối quan hệ giữa cảm xúc và tình cảm: </b>



+ Cảm xúc là biểu hiện của tình cảm trong hồn cảnh cụ thể.


+ Cảm xúc diễn ra trong một thời gian ngắn và luôn đi kèm với những biến
đổi về sinh lý như thay đổi nội tiết, nhịp tim, nhịp thở...


+ Tình cảm phản ánh thái độ khái quát của cá nhân, nó là sự khái quát những
cảm xúc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(163)</span><div class='page_container' data-page=163>

+ Tình cảm được thể hiện bằng cảm xúc trong những trường hợp cụ thể.
<b>1.1.3. Vai trị của cảm xúc, tình cảm đối với hoạt động của con người: </b>


Tình cảm nói lên bản chất của con người, được thể hiện qua hành động và
thái độ của con người đối với sự vật hiện tượng của thế giới khách quan.


Cảm xúc tình cảm cũng ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của con người.
Hoạt động của các chức năng tâm thần (tri giác, tư duy, trí nhớ, hoạt động có ý
chí) đều chịu ảnh hưởng của cảm xúc tình cảm.


<b>1.1.4. Cơ sở sinh lý của cảm xúc- tình cảm: </b>


Cơ sở sinh lí của cảm xúc - tình cảm chính là sự hoạt động phối hợp của vỏ
não và các cấu trúc dưới vỏ. Hệ Limbic có mối quan hệ chặt chẽ nhất đối với sự
hình thành xúc cảm.


Bằng thực nghiệm trên động vật, người ta đã chứng minh rằng: sự kích thích
và phá hủy một số cấu trúc giải phẫu nào đó của hệ Limbic gây lên những biến
đổi có quy luật về phản ứng xúc cảm và phản ứng vận động.


Cảm xúc liên quan nhiều đến hoạt động của các trung khu dưới vỏ, cịn tình


cảm gắn liền với hoạt động vỏ não.


<i><b>1.2. Phân loại cảm xúc và tình cảm: </b></i>


<b>1.2.1. Theo tính chất, tác dụng của cảm xúc với hoạt động con người: </b>


+ Cảm xúc - tình cảm tích cực: làm tăng thêm nghị lực, lạc quan, tin tưởng,
củng cố ý chí, thơi thúc hành động. Cảm xúc - tình cảm tích cực cịn gọi là cảm
xúc dương tính.


+ Cảm xúc - tình cảm tiêu cực: làm hạn chế, cản trở mọi hoạt động, làm con
người trở lên yếu đuối, bi quan, chán nản, mất tin tưởng, thiếu sáng suốt. Cảm
xúc - tình cảm tiêu cực cịn gọi là cảm xúc âm tính.


<b>1.2.2. Theo hình thức biểu hiện: </b>
+ Tâm trạng:


- Tâm trạng là trạng thái tình cảm tương đối kéo dài, tạo ra một sắc thái nhất
định cho những rung động khác của con người.


- Tâm trạng mang tính chất tản mạn và xâm chiếm toàn bộ đời sống tâm lý
con người.


- Nó có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu đối với hoạt động cá nhân, tâm trạng vui
vẻ phấn chấn hoặc tâm trạng lo âu, chán nản...


- Trong lâm sàng quan sát tâm trạng qua nét mặt gọi là khí sắc.
+ Xúc động:


- Xúc động là cơn bùng nổ cảm xúc, diễn ra trong một thời gian ngắn.


- Xúc động làm con người dễ mất khả năng tự chủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(164)</span><div class='page_container' data-page=164>

+ Ham mê:


- Ham mê là một tình cảm sâu sắc và bền vững, bao trùm lên đời sống tâm lý
con người, chi phối xu hướng cơ bản của những ý nghĩ và hành động của con
người.


- Những ham mê tốt được coi là say mê như: say mê học tập, nghiên cứu
khoa học, hăng say công tác.


- Những ham mê xấu được gọi là đam mê như: đam mê tình ái, cờ bạc, rượu
chè...


<b>1.2.3. Theo nội dung: </b>


+ Cảm xúc cấp thấp: là cảm xúc liên quan đến những nhu cầu mang tính chất
sinh vật như tồn tại và phát triển.


+ Cảm xúc cấp cao và tình cảm: liên quan đến những nhu cầu của con người
mang tính xã hội như đạo đức, thẩm mỹ.


+ Tình cảm bao gồm 3 nhóm chính:


- Tình cảm chính trị - đạo đức: thể hiện ở tình yêu quê hương đất nước, yêu
xã hội và u con người.


- Tình cảm trí tuệ: thể hiện ở thái độ của con người đối với sự vật hiện tượng
đang được con người tìm hiểu, xem xét. Tình cảm trí tuệ nẩy sinh trong q trình
hoạt động nhận thức.



- Tình cảm thẩm mỹ: thể hiện ở thái độ của con người đối với cái đẹp của thiên
nhiên, của xã hội trong tất cả các lĩnh vực khác nhau. Tình cảm thẩm mỹ hình
thành từ những rung động trước cái đẹp về hình thức bề ngồi và phát triển dần
dần đi sâu vào cái đẹp bên trong về nội dung bản chất. Có được tình cảm thẩm mỹ
đúng đắn là phải biết nhìn nhận cái đẹp bản chất, cái đẹp nội dung là cơ bản.


<b>2. Rối loạn cảm xúc − tình cảm. </b>
<i><b>2.1. Các triệu chứng riêng lẻ: </b></i>


<b>2.1.1. Các triệu chứng giảm và mất cảm xúc: </b>


+ Giảm khí sắc (hypothymia): nét mặt buồn rầu, ủ rũ, đau khổ, đây là triệu
chứng chủ yếu trong hội chứng trầm cảm.


+ Vô cảm - cảm xúc bàng quan (apathy): người bệnh không biểu hiện cảm
xúc qua nét mặt, hoàn toàn thờ ơ dửng dưng với xung quanh và ngay cả bản thân
mình. Người bệnh mất phản ứng cảm xúc kèm theo mất hưng phấn ý chí.
Thường gặp trong bệnh TTPL.


+ Mất cảm giác tâm thần (psychic analgesia): biểu hiện mất mọi phản ứng
cảm xúc, nhưng nếu kiên trì kích thích vẫn có thể tiếp xúc được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(165)</span><div class='page_container' data-page=165>

Các triệu chứng này có thể gặp trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực, bệnh
TTPL.


<b>2.1.2. Các triệu chứng tăng và dao động cảm xúc: </b>


+ Tăng khí sắc (hyperthymia): nét mặt vui vẻ, người bệnh thấy vui sướng
cùng với sự say mê mãnh liệt, thấy sức khoẻ dẻo dai, cường tráng, cuộc sống dễ


chịu thoải mái. Gặp trong hội chứng hưng cảm.


+ Khoái cảm (euphoria): là trạng thái vui vẻ, vô tư lự một cách vơ nghĩa,
khơng thích ứng với hoàn cảnh và lứa tuổi. Đồng thời có kết hợp với những yếu
tố kích thích vận động, đùa tếu (gọi là moria).


- Khối cảm có thể có ở người lành mạnh về tâm thần khi uống một chút
rượu, trong lúc bị gây tiền mê và dùng một số thuốc kích thích.


- Có thể gặp trong nhiễm độc mạn tính (ví dụ, nhiễm độc lao).


- Cũng có thể là dấu hiệu bệnh trầm trọng như u não vùng trán, giang mai
não, tổn thương mạch máu não...


+ Cảm xúc say đắm - ngẩn ngơ (extasia): là trạng thái tăng cảm xúc cao độ,
xuất hiện đột ngột và có tính chất nhất thời trước một kích thích, một hồn cảnh
nào đó.


- Người bệnh ở tư thế say đắm, không nói, khơng cử động, mồm há hốc, nhìn
về xa xăm...


+ Cảm xúc không ổn định (emotional lability): người bệnh dễ chuyển từ cảm
xúc này sang cảm xúc khác trái ngược nhau, cười đấy nhưng lại khóc đấy, vừa
lạc quan đã lại bi quan... Sự biến đổi khí sắc như vậy có thể xẩy ra với một lý do
bên ngồi khơng đáng kể.


- Cảm xúc không ổn định thường gặp trong những trạng thái suy nhược. Có
thể gặp trong tổn thương thực thể não, bệnh mạch máu não (xơ vữa động mạch,
cao huyết áp).



<b>2.1.3. Các cảm xúc dị thường: </b>


+ Cảm xúc hai chiều (ambivalence): ở người bệnh xuất hiện hai loại cảm xúc
trái ngược nhau trước một đối tượng như: vừa yêu vừa ghét, vừa thích vừa khơng
thích,... Thường gặp trong bệnh TTPL.


+ Cảm xúc trái ngược (paradoxial sentiment): cảm xúc khơng thích hợp hay
hoàn toàn trái ngược với sự kiện, hoàn cảnh xảy ra. Ví dụ: trong đám tang, mọi
người đang buồn thì bệnh nhân lại vui cười hớn hở. Thường gặp trong bệnh TTPL.


<i><b>2.2. Các hội chứng cảm xúc: </b></i>


<b>2.2.1. Hội chứng trầm cảm (depressive syndrome): </b>


Biểu hiện của sự ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần. Hội chứng này bao gồm
các triệu chứng sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(166)</span><div class='page_container' data-page=166>

+ Tư duy bị ức chế: suy nghĩ chậm chạp, liên tưởng khó khăn, có ý nghĩ tự
cho mình là hèn kém.


- Có thể có hoang tưởng bị tội hoặc tự buộc tội và đưa đến ý tưởng, hành vi
<i>tự sát. </i>


+ Vận động bị ức chế: người bệnh ăn uống kém, ít nói, ít hoạt động, thường
nằm hoặc ngồi lâu một tư thế, đầu cúi gập, vai thõng...


Trạng thái trầm cảm thường nặng hơn vào buổi sáng, đặc biệt là sau khi ngủ
dậy. Chính vào thời điểm này, người bệnh hay tự sát.


Ba triệu chứng trên được gọi là tam chứng trầm cảm cổ điển. Ngoài các triệu


chứng chính trên, người bệnh cịn có những triệu chứng thần kinh thực vật:


+ Da mặt xám, kém căng, mắt lờ đờ.
+ Tim nhịp nhanh, huyết áp tăng.
+ Lưỡi khô, bự trắng hay nâu.
+ Táo bón.


Hội chứng trầm cảm có thể gặp trong rối loạn khí sắc chu kỳ hay loạn cảm
xúc lưỡng cực, bệnh TTPL, các rối loạn stress,...


<b>2.2.2. Hội chứng hưng cảm (mania syndrome): </b>


Biểu hiện sự hưng phấn toàn bộ hoạt động tâm thần. Hội chứng bao gồm các
triệu chứng sau:


+ Cảm xúc hưng phấn: khí sắc tăng vui vẻ, khoan khối dễ chịu, nhìn cảnh
vật thấy tươi sáng, cuộc sống đầy lạc quan.


+ Tư duy hưng phấn: liên tưởng nhanh, tư duy phi tán, tự đánh giá khả năng
cao, có nhiều chương trình, nhiều sáng kiến, có thể có ý tưởng tự cao hoặc hoang
tưởng tự cao.


+ Vận động hưng phấn: người bệnh rất tích cực hoạt động, làm mọi công việc
không biết mệt mỏi. Tuy nhiên do khó tập trung chú ý nên cơng việc thường bỏ
dở, kém hiệu quả.


Ba triệu chứng trên được gọi là tam chứng hưng cảm cổ điển.
Những triệu chứng thần kinh thực vật kèm theo:


+ Da đỏ (xung huyết), mắt long lanh.


+ Nhịp tim nhanh.


+ Rối loạn giấc ngủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(167)</span><div class='page_container' data-page=167>

Trong lâm sàng cũng như trong đời sống, có thể gặp một hội chứng hưng
cảm nhẹ (hypomania) với các biểu hiện tam chứng hưng cảm ở mức độ rất nhẹ,
<i><b>gần giống như trạng thái khoái cảm (euphoria). </b></i>


<b>2.2.3. Hội chứng loạn cảm (dysphoria syndrome): </b>
Hội chứng này bao gồm:


+ Khí sắc u sầu, hằn học, bất mãn.
+ Tăng cảm giác, dễ bị kích thích.


+ Dễ bùng nổ những cơn giận dữ, khuynh hướng bạo động, tấn công những
người xung quanh.


Hội chứng này hay gặp trong bệnh động kinh, trong các bệnh thực thể não,
trong nhân cách bệnh.


RỐI LOẠN HOẠT ĐỘNG



<i><b>Nguyễn Văn ngân </b></i>
<b>1. Khái niệm tâm lý học. </b>


<i><b>1.1. Khái niệm tâm lý học về hoạt động có ý chí và hoạt động bản năng: </b></i>


<b>1.1.1. Hoạt động có ý chí: </b>


+ Là q trình hoạt động tâm lý có mục đích, phương hướng rõ ràng và đòi


hỏi những nỗ lực nhất định để khắc phục khó khăn, trở ngại nhằm đạt được mục
đích. Hoạt động có ý chí chỉ xuất hiện ở người.


+ Hoạt động này nhằm thoả mãn không chỉ những nhu cầu sinh vật mà còn
những nhu cầu xã hội (nhu cầu về đạo đức, luân lý xã hội, về trí tuệ và thẩm mỹ).


+ Với hoạt động có ý chí, con người khơng chỉ thích nghi với điều kiện thực
tại mà cịn có khả năng biến đổi thực tại phù hợp với xã hội lồi người.


+ Có thể nói bản chất của hoạt động có ý chí là ở chỗ con người trên cơ sở
nhận thức được quy luật tự nhiên, xã hội, tích cực chủ động biến đổi hiện thực
nhằm đáp ứng nhu cầu của mình và của xã hội. Do đó con người phải suy nghĩ và
quyết định hành vi của mình.


<b>1.1.2. Hoạt động bản năng: </b>


+ Là hoạt động không có ý thức, xuất hiện như những phản xạ không điều
kiện, bẩm sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(168)</span><div class='page_container' data-page=168>

+ Hoạt động bản năng chiếm vị trí khơng đáng kể trong đời sống và hoạt
động của con người.


<b>1.1.3. Mối quan hệ giữa hoạt động có ý chí và hoạt động bản năng ở người: </b>


+ Hoạt động bản năng đôi khi rất mạnh, có thể chi phối cả hành vi tác phong
con người, nhất là ở trẻ con. Nhưng ở người trưởng thành hoạt động bản năng
ln ln chịu sự kiềm chế của hoạt động có ý chí.


+ Chỉ khi con người bị bệnh, vỏ não bị suy yếu, hoạt động có ý chí giảm sút,
vùng dưới vỏ được giải toả thì hoạt động bản năng mới nổi lên một cách hỗn


loạn.


+ Do đó trong lâm sàng, người bệnh có biểu hiện rối loạn hoạt động có ý chí,
đồng thời sẽ có rối loạn hoạt động bản năng.


<i><b>1.2. Các khâu của hoạt động có ý chí và hoạt động bản năng: </b></i>


<b>1.2.1. Hoạt động bản năng: </b>


Chỉ có hai khâu: xung động bản năng và hành động. Thí dụ: đói thì thèm ăn
(xung động) và đi tìm kiếm (hành động) thức ăn.


<b>1.2.2. Hoạt động có ý chí: </b>


Bao gồm có nhiều khâu, diễn ra kế tiếp nhau và có quan hệ chặt chẽ với
nhau.


+ Xuất hiện mục đích và nguyện vọng:


- Để đạt đến một mục đích nhất định, trong giai đoạn này con người phải suy
nghĩ, cân nhắc, xác định rõ mục đích hành động của mình.


- Quá trình này diễn ra đặc biệt căng thẳng trong trường hợp có sự va chạm
giữa các luận cứ của lý trí với tình cảm.


+ Lựa chọn phương pháp để đạt mục đích:


Giai đoạn này con người phải nhận thức được những khả năng có thể đạt mục
đích, những phương tiện, những điều kiện cụ thể...



<i>+ Đấu tranh giữa các động cơ và quyết định hành động: </i>


- Sau khi đã xác định được những khả năng, có thể đạt mục đích thì sẽ xuất
hiện động cơ để thúc đẩy hành động.


- Động cơ là sức mạnh bên trong để thúc đẩy hành động, chứa đựng ở ham
thích, thói quen và tình cảm của con người...


- Trong công việc thực tế, sẽ xuất hiện nhiều động cơ mà con người phải
phân tích, lựa chọn phương thức hành động thích hợp.


- Đó là q trình đấu tranh giữa các động cơ.


- Tình huống càng phức tạp, càng tạo nên mâu thuẫn lớn về động cơ và quá
trình đấu tranh càng mãnh liệt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(169)</span><div class='page_container' data-page=169>

+ Thực hiện quyết định:


Con người hành động tích cực để đạt mục đích.
<b>1.2.3. Phân loại hoạt động có ý chí: </b>


+ Mỗi hoạt động có ý chí của con người đều có 3 đặc tính sau:
- Có mục đích đề ra từ trước một cách có ý thức.


- Có sự lựa chọn phương tiện, biện pháp để thực hiện mục đích.


- Có sự theo dõi, kiểm tra, điều khiển và điều chỉnh sự nỗ lực để khắc phục
khó khăn, trở ngại từ bên ngoài và bên trong, trong q trình thực hiện mục đích.


+ Người ta dựa vào 3 đặc tính trên để phân loại hoạt động có ý chí:



- Hoạt động có ý chí phức tạp: là hoạt động có ý chí điển hình, trong đó cả 3
đặc tính trên được thể hiện một cách đầy đủ, rõ ràng.


- Hoạt động có ý chí đơn giản: là những hoạt động có mục đích rõ ràng,
nhưng hai đặc tính sau khơng thể hiện đầy đủ hoặc khơng có. Đây cịn được gọi
là hành động có chủ định hay hành động tự ý. Thí dụ: nghe tiếng còi hiệu lệnh
tập hợp, bộ đội về vị trí tập luyện.


- Hoạt động có ý chí cấp bách: đó là những hành động xẩy ra trong một thời
gian ngắn , đòi hỏi phải có sự quyết định và thực hiện quyết định trong chớp
nhoáng. Ở đây, cả ba đặc tính như hồ nhập vào nhau, không phân biệt rõ ràng.
<b>Thí dụ: cấp cứu bệnh nhân trong tình trạng khẩn cấp. </b>


<b>2. Rối loạn hoạt động có ý chí. </b>
<i><b>2.1. Rối loạn vận động: </b></i>


+ Giảm vận động, giảm động tác (hypokinésia): gặp trong trạng thái lú lẫn.
+ Mất vận động, mất động tác (akinésia): gặp trong các trạng thái bất động
của rối loạn phân ly, bệnh TTPL, rối loạn stress,...


+ Tăng vận động, tăng động tác (hyperkinesia): những động tác thừa, tự
động như rung cơ, co giật cơ (nháy mắt, nháy môi).


Gặp trong các rối loạn tâm căn phân ly, bệnh TTPL,...


+ Vận động dị thường (parakinesia): những động tác không cần thiết, không
có ý nghĩa và có tính chất định hình như rung đùi, lắc người nhịp nhàng, trợn mắt
nhìn trừng trừng, vung vẩy tay, xoa xoa vào tai,...



</div>
<span class='text_page_counter'>(170)</span><div class='page_container' data-page=170>

<i><b>2.2. Rối loạn hoạt động có ý chí: </b></i>


+ Giảm hoạt động (hypoactivity): gặp trong trạng thái rối loạn trầm cảm,
trạng thái suy nhược.


+ Tăng hoạt động (hyperactivity): gặp trong trạng thái rối loạn hưng cảm,
nghiện thuốc,...


+ Mất hoạt động (non-activity): thường kết hợp với mất cảm xúc, trong bệnh
<i>TTPL, rối loạn stress. </i>


<b>3. Rối loạn hoạt động bản năng. </b>
<i><b>3.1. Những hành vi xung động: </b></i>


Là những hành vi xuất hiện đột ngột, mãnh liệt, không duyên cớ, không được
người bệnh cân nhắc suy nghĩ và khơng có sự đấu tranh để tự kiềm chế.


+ Xung động phân liệt: hay gặp trong thể kích động căng trương lực, đột
nhiên la hét, đập phá, xé quần áo, đánh người,...


Người bệnh khơng có rối loạn ý thức, vẫn nhận biết hành vi xung động của
mình vừa xảy ra, song tự người bệnh không hiểu vì sao lại hành động như vậy.


+ Xung động động kinh: đột nhiên người bệnh rơi vào trạng thái rối loạn ý
thức (hoàng hơn), chỉ chạy thẳng về phía trước, đập phá, tấn công tất cả dù là vật
vô tri vô giác hay sinh vật sống, bằng bất kỳ cái gì có trong tay, một cách tàn
bạo, sau đó có người bệnh khơng nhớ gì về sự việc đã xảy ra.


<b>+ Xung động trầm cảm: đột nhiên tự sát hay giết người thân rồi tự sát. </b>



<i><b>3.2. Những xung động bản năng: </b></i>


+ Xung động bản năng xuất hiện theo trình tự:
- Bản năng nổi lên mãnh liệt.


- Bệnh nhân tự đấu tranh chống lại sự thúc dục của bản năng.


- Dần dần bản năng vẫn vượt lên, chiếm ưu thế trong ý thức người bệnh.
- Người bệnh phải nhượng bộ và thực hiện yêu cầu của bản năng.
+ Một số xung động bản năng:


- Các rối loạn bản năng ăn uống:


. Không ăn: trong trạng thái trầm cảm, trong bệnh tâm thần phân liệt.


. Chán ăn: thường gặp chán ăn do tâm lý (mental anorexia). Bệnh thường ở
nữ giới tuổi dậy thì.


<i>. Thèm ăn (boulimia): người bệnh có cơn đói ghê gớm, ăn khơng biết no. Có </i>
thể biểu hiện ở trạng thái "cuồng ăn", xô đến cướp, vơ thức ăn nhồi nhét vào
miệng mình. Người bệnh có thể tử vong do dãn dạ dầy cấp hoặc chèn ép nghẽn
tắc đường hô hấp trên (chết nghẹn).


</div>
<span class='text_page_counter'>(171)</span><div class='page_container' data-page=171>

. Ăn vật bẩn: người bệnh ăn một cách ngon lành nhựa đọng ở thân cây, ăn
tóc, ăn phân gà, ăn thạch thùng...


+ Cơn bỏ nhà đi lang thang (fugue):


Theo chu kỳ, người bệnh xuất hiện cơn bỏ nhà, bỏ cơ quan, bỏ việc đi một
nơi xa. Người bệnh đi khơng có mục đích và chỉ đi được mới thấy thoải mái.



- Cơn trộm cắp (kleptomania):


. Cũng xuất hiện theo chu kỳ, người bệnh lấy cắp có khi không để sử dụng
mà lại vứt đi hoặc cho người khác.


. Người bệnh thường lục tủ, lục đầu giường các bệnh nhân khác trong khoa,
và người bệnh cũng thường là nạn nhân của các cuộc trừng phạt của mọi người
xung quanh.


- Cơn đốt nhà (pyromania):


Có người bệnh đã đốt nhà mình và lửa càng bốc cháy to càng lấy làm thích
thú, reo hị.


- Cơn giết người:


Giết người không duyên cớ, trong bệnh viện người bệnh có thể bóp cổ hoặc
dìm người bệnh khác xuống bể nước.


- Rối loạn bản năng tình dục:


. Có thể biểu hiện bằng các cơn giải toả bản năng tình dục như cởi bỏ quần
áo, tìm mọi cách đến gần với người khác giới.


. Có thể có những cơn loạn dục (sexual perversion) biểu hiện ở nhiều hình
thức khác nhau như thủ dâm (masturbation), loạn dâm đồng giới
(homosexuality), loạn dục với trẻ con (pedophilia), loạn dục với súc vật
(zoophilia),...



. Thường phát sinh do bệnh tâm thần như tâm thần phân liệt, nhân cách
bệnh,... Có những trường hợp do thiếu giáo dục thích hợp và chịu ảnh hưởng xấu
của mơi trường.


<b>4. Hội chứng căng trương lực (catatonic syndrome). </b>


Hội chứng gồm hai trạng thái đối lập nhau, kích động căng trương lực và
bất động căng trương lực. Hai trạng thái này xuất hiện kế tiếp nhau và thay đổi
cho nhau.


<i><b>4.1. Các trạng thái căng trương lực: </b></i>


<i> Hội chứng kích động căng trương lực: </i>


Thường xuất hiện đột ngột, từng đợt xen kẽ với trạng thái bất động.


Trạng thái kích động mang nhiều hình thái khác nhau, thường có những trạng
thái kế tiếp nhau như sau:


+ Kích động với tính chất bàng hồng, kịch tính:


</div>
<span class='text_page_counter'>(172)</span><div class='page_container' data-page=172>

- Cùng với trạng thái bối rối là sự phấn khởi một cách quá đáng, thiếu tự
nhiên, hay cười vơ dun cớ, nét mặt có những nét đối lập: miệng cười trong khi
mắt đầy nước mắt (paranimia).


- Tư duy: người bệnh nói nhiều nhưng có tính chất khoa trương, khó hiểu.
Khó hiểu bởi ngơn ngữ người bệnh biểu hiện như kết cấu phân liệt, tư duy ngắt
quãng, ứ đọng và tư duy tượng trưng.


- Vận động: cũng biểu hiện thiếu tự nhiên, kiểu cách.



- Thường có những động tác dị thường, vơ nghĩa, mang tính chất định hình,
đơn điệu, rung đùi, lắc người nhịp nhàng, trợn mắt nhìn trừng trừng, vỗ vỗ tay,
đập đập vào tai...


- Hay thấy biểu hiện tính phủ định (negativism): người bệnh hành động
ngược lại hoặc chống đối một cách vô nghĩa, không duyên cớ.


Có hai loại phủ định:


. Phủ định chủ động: người bệnh làm ngược lại lời người thầy thuốc.Thí dụ:
Bảo há miệng lại mím chặt mơi, chống đối không cho mở miệng. Khi cho ăn lại
quay đi, khi mang thức ăn đi người bệnh lại vơ lấy một cách tham lam...


. Phủ định thụ động: người bệnh không làm theo lời thầy thuốc.
+ Kích động với tính chất si dại, lố bịch:


- Cảm xúc: từ hưng phấn cảm xúc say đắm, bối rối chuyển thành vô nghĩa
đùa tếu (moria).


Thí dụ: Người bệnh nhăn nhó một cách vô nghĩa, cười không duyên cớ, pha
trò nhạt nhẽo...


- Tư duy, hưng phấn, nói nhiều theo hưng phấn cảm xúc.


- Vận động, hưng phấn theo cảm xúc, đùa tếu, nhào lộn, vồ vào những người
xung quanh, ném vứt đồ đạc, xé quần áo và có những hành động phủ định.


+ Kích động mang tính chất xung động:



- Vận động: bỗng nhiên nhẩy khỏi giường nằm, chạy như quay chong chóng
tại chỗ, nhẩy nhót, hét to, văng tục, cởi xé bỏ quần áo, phá phách mọi thứ gặp
dưới tay, khạc nhổ, bôi phân lên người. Ở mức độ nặng hơn: kích động hỗn loạn,
liên tục, điên dại người bệnh ném lung tung, cào cấu tự gây thương tích cho
mình, tàn bạo với tất cả sự chống đối, giữ người bệnh lại.


- Cảm xúc: khi tìm cách giữ người bệnh để cho ăn, uống thuốc,... người bệnh
chống đối một cách vô lý. Họ biểu hiện giận dữ một cách vô nghĩa gọi là phản
ứng xúc cảm giả (pseudo-affective reaction).


- Tư duy: ngôn ngữ rối loạn nặng, có các biểu hiện như nói lặp lại (pallilalia),
đáp lặp lại (verbigeration). Có thể có triệu chứng nhại lời (echolalia), nhại động
tác của những người xung quanh (echokinesia).


</div>
<span class='text_page_counter'>(173)</span><div class='page_container' data-page=173>

Giai đoạn này vận động đổi khác mang tính chất nhịp điệu, nhịp nhàng giống
như múa vờn, múa giật. Trong kích động này người bệnh khơng nói, thầm lặng
(gọi là kích động im lặng hoặc kích động câm).


<i> Hội chứng bất động căng trương lực: </i>


Có thể gặp bất động khơng hồn tồn và bất động hồn tồn.
+ Bất động khơng hoàn toàn (bán bất động):


- Người bệnh ngày càng ít nói đến khơng nói, ngồi lâu một tư thế.


- Có hiện tượng định hình, lặp lại một cách định hình một động tác nào đó.
- Có hiện tượng bánh xe răng cưa, rồi xuất hiện triệu chứng giữ nguyên dáng
(catalepsia) hay uốn sáp, người bệnh giữ nguyên một tư thế đặt sẵn, đờ ra trong
những tư thế không thuận lợi, kỳ lạ của đầu, tay và chân (như các hình được nặn
bằng sáp).



- Triệu chứng uốn sáp đầu tiên xuất hiện ở cơ cổ sau đến tay và chân.


- Đồng thời người bệnh có triệu chứng Pavlov, đó là trạng thái giai đoạn
nghịch thường (paradoxial phase).


- Nói bằng giọng bình thường người bệnh khơng đáp ứng, nói thầm lại đáp
ứng.


- Có khi khơng trả lời bằng lời nói nhưng lại viết vào giấy.


- Người bệnh ban ngày thì bất động, im lặng, nhưng đến đêm yên tĩnh hoàn
tồn thì lại bắt đầu vận động, ăn uống, có khi lại nói.


+ Bất động hồn tồn (bất động phủ định):


- Người bệnh nằm trong tư thế bào thai (tư thế các cơ gấp).
- Trương lực cơ tăng, tất cả các cơ căng cứng, hai hàm cắn chặt.


- Không trả lời câu hỏi, không phản ứng đối với xung quanh cũng không
phản ứng cả với tư thế của bản thân. Khơng có gì xung quanh có thể tác động tới
trạng thái đờ đẫn, bất động hoặc làm thay đổi nét mặt như tượng của bệnh nhân.


- Sờ vào người, châm kim, kích thích nhiệt khơng gây phản ứng ở người
bệnh. Người bệnh ít chớp mắt, nhưng còn chớp mắt phản xạ. Có triệu chứng
Bumke như kích thích đau và kích thích xúc cảm, đồng tử không giãn.


- Trong trạng thái bất động hoàn toàn, người bệnh biểu hiện rõ tính phủ định,
mỗi sự can thiệp làm thay đổi tư thế người bệnh đều gây hành động chống đối và
trương lực cơ tăng mạnh lên.



<i>+ Tóm lại: Hội chứng bất động căng trương lực mang tính chất thầm lặng, </i>
phủ định và tăng trương lực cơ. Nó xuất hiện sau kích động căng trương lực hoặc
sau khi bệnh mới phát sinh. Hội chứng có thể kéo dài hàng tuần hàng tháng.


<i><b>4.2. Các thể lâm sàng của căng trương lực: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(174)</span><div class='page_container' data-page=174>

+ Căng trương lực tỉnh táo:


- Trong thời gian căng trương lực, ý thức người bệnh vẫn tỉnh táo, sáng sủa.
Người bệnh tri giác được đầy đủ và chi tiết các sự kiện xung quanh, nhớ chi tiết
và chính xác các sự kiện đó.


- Trong thời kỳ kích động căng trương lực thì thể kích động xung động chiếm
ưu thế. Trong thời kỳ bất động thì trạng thái bất động hoàn toàn (bất động phủ
định) chiếm ưu thế.


+ Căng trương lực mê mộng:


- Có trạng thái mù mờ ý thức (mê mộng). Người bệnh có nhiều rối loạn tri
giác. Tri giác về xung quanh bị biến đổi. Sau trạng thái căng trương lực mê
mộng, người bệnh không nhớ sự kiện thực tại hoặc nhớ một lần, song lại nhớ khá
chi tiết cảnh mộng (nội dung ảo giác của người bệnh).


- Đặc trưng của căng trương lực mê mộng ở thời kỳ kích động là kích động
bàng hồng bối rối, còn thời kỳ bất động là trạng thái bán bất động (bất động
<b>khơng hồn tồn) với hiện tượng giữ nguyên dáng chiếm ưu thế. </b>


<b>5. Một số hội chứng rối loạn hoạt động khác. </b>
<i><b>5.1. Các hội chứng hưng phấn tâm lý - vận động: </b></i>



+ Hội chứng kích động thanh xuân:


- Gặp trong bệnh TTPL, ở những người trẻ tuổi.


- Kích động mang tính chất dữ dội, mãnh liệt với những tác động si dại, lố
bịch, vô nghĩa, thiếu tự nhiên như cười hô hố, đùa cợt thơ lỗ, nhăn nhó mặt mày,
làm ngáo ộp, nhẩy nhót gào thét đập phá, nằm hoặc ngồi theo những tư thế kỳ dị...


- Tác phong thiếu lịch sự, bừa bãi, mất vệ sinh, ăn bốc, tiểu tiện ra nhà...
+ Hội chứng kích động hưng cảm:


- Gặp trong hội chứng rối loạn hưng cảm khi cơ thể kiệt sức hoặc kèm theo
bệnh cơ thể, nhiễm khuẩn.


- Trên cơ sở rối loạn hưng phấn vận động sẵn có, hoạt động của người bệnh
tăng quá mức, đột ngột...


<i>+ Hội chứng kích động - động kinh: </i>


- Xuất hiện đột ngột trong trạng thái rối loạn ý thức (hồng hơn) và loạn cảm.
- Cơn có thể từ vài giờ đến vài ngày.


- Hành vi người bệnh mang tính chất vừa tự vệ vừa tấn công (thường do ảo
giác ghê rợn và hoang tưởng bị truy hại chi phối) nên có xu hướng phá hoại,
nguy hiểm cho xã hội.


- Sau cơn người bệnh quên hết sự việc xảy ra.
<i>+ Hội chứng kích động kiểu hysteria: </i>



- Xuất hiện sau sang chấn tâm thần hoặc sau cảm xúc mạnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(175)</span><div class='page_container' data-page=175>

- Hành vi mang tính chất phơ trương, biểu diễn.


- Nét mặt nhăn nhó, đau khổ, thể hiện nội dung sang chấn.
+ Hội chứng kích động nhân cách bệnh:


- Xuất hiện do nguyên nhân không đáng kể bên ngồi và kích động có
phương hướng nhất định,


- Người bệnh tự nhiên căng thẳng, dữ tợn, đập phá, văng tục, đấm đá những
ai đến can thiệp.


- Trong cơn khơng có rối loạn ý thức.


<i><b>5.2. Các hội chứng ức chế tâm lý - vận động: </b></i>


+ Hội chứng bất động trầm cảm:


- Hội chứng hình thành một cách từ từ.


- Người bệnh suốt ngày ngồi im một tư thế, mặt đau khổ, nước mắt lưng
trịng, khơng ăn, khơng tiếp xúc.


- Khơng có vận động dị thường và khơng có rối loạn ý thức.
+ Hội chứng bất động ảo giác:


- Xuất hiện do tác động của ảo giác, tri giác nhầm, ảo ảnh kì lạ.
- Đấy là trạng thái ức chế vận động tạm thời.



- Tư thế người bệnh tương ứng với hình thức và tính chất của ảo giác cũng
như nội dung phản ứng cảm xúc.


- Khơng có rối loạn ý thức.


+ Hội chứng bất động - động kinh:


- Xuất hiện đột ngột, trong trạng thái rối loạn ý thức.


- Người bệnh trong tư thế say mê, ngơ ngẩn, mắt lờ đờ, nét mặt nghèo nàn
hoặc biểu hiện nội dung rối loạn tri giác, không phản ứng với kích thích ngoại
cảnh.


- Trạng thái kéo dài vài giờ đến vài ngày.
<i>+ Hội chứng bất động sau cảm xúc mạnh: </i>
- Xuất hiện sau cảm xúc quá mạnh và bất ngờ.


- Người bệnh hoàn toàn bất động và giữ nguyên tư thế sẵn có.


- Người bệnh khơng nói được, xuất hiện rối loạn thực vật: ra mồ hôi, mạch
nhanh, mặt tái, ỉa lỏng...


- Hội chứng không kèm theo rối loạn ý thức.
- Kéo dài vài giờ đến vài ngày và đột nhiên mất đi.
<i>+ Hội chứng bất động hysteria: </i>


- Xuất hiện do sang chấn tâm thần, nhiều khi sang chấn không mạnh lắm.
- Người bệnh từ từ ngã xuống và hoàn toàn bất động với tính chất trẻ con, sa
sút giả, tư thế kỳ dị.



</div>
<span class='text_page_counter'>(176)</span><div class='page_container' data-page=176>

- Người bệnh không rối loạn ý thức, khơng có hoạt động dị thường.
- Trạng thái này mất đi khi hoàn cảnh gây sang chấn mất đi.


RỐI LOẠN SỰ CHÚ Ý



<i><b>Nguyễn Văn Ngân </b></i>


<b>1. Khái niệm tâm lý học về chú ý. </b>
<i><b>1.1. Định nghĩa: </b></i>


+ Chú ý là năng lực tập trung hoạt động tâm thần vào một hay một số đối
tượng xác định để đối tượng đó được phản ánh rõ nét nhất và tồn vẹn nhất vào ý
thức.


+ Chú ý không phải là một quá trình tâm lý mà chỉ là một trạng thái tổ chức
và định hướng các chức năng tâm thần khác.


+ Khi người ta chú ý đến cái gì thì các quá trình tri giác, tư duy... về nó sẽ
được nhận thức rõ hơn, sâu hơn, còn tất cả các cái khác không được đặt trong sự
chú ý sẽ bị đẩy xuống hàng thứ yếu hoặc hoàn toàn không được nhận thức.


<i><b>1.2. Các loại chú ý: </b></i>


+ Chú ý không chủ định:


- Phát sinh do một kích thích lạ nào đó đối với con người.


- Nhiều trường hợp, chú ý không chủ định đóng vai trị tích cực trong cơng
tác, sinh hoạt.



- Nhờ nó, con người có khả năng phát hiện kịp thời sự xuất hiện của một số
sự vật, hiện tượng, từ đó nhanh chóng quyết định biện pháp hành động cần thiết.


+ Chú ý có chủ định:


- Đây là sự hướng vào đối tượng do ảnh hưởng của ý định và mục đích đã đặt
ra. Nó được hình thành trong q trình cơng tác, học tập, lao động, chiến đấu...


- Đặc điểm của chú ý có chủ định là bao giờ cũng kéo theo sự căng thẳng ý
chí.


<i>+ Chú ý sau chủ định: </i>


- Trong khi làm việc, nếu hứng thú nẩy sinh và phát triển, nhu cầu chiếm lĩnh
đối tượng được nâng lên, sự nỗ lực ý chí để duy trì chú ý khơng cần phải huy
động nhiều như lúc đầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(177)</span><div class='page_container' data-page=177>

<i><b>1.3. Các thuộc tính của chú ý: </b></i>


<i>+ Tập trung chú ý: </i>


- Sự phản ánh qui vào phạm vi hẹp nhằm phản ánh đối tượng được tốt nhất.
Phạm vi càng hẹp, sự tập trung chú ý càng cao.


- Cường độ chú ý càng cao, sự tiêu hao năng lượng thần kinh càng lớn, chóng
gây mệt mỏi.


- Vì vậy, tập trung chú ý thường diễn ra trong thời gian ngắn.
+ Phân phối chú ý:



- Là khả năng cùng một lúc chú ý đầy đủ đến nhiều đối tượng hoặc hành
động khác nhau. (Thí dụ: người lái xe)


- Khi phân phối chú ý, từng đối tượng được chi phối với cường độ chú ý nhỏ
hơn so với tập trung chú ý vào một đối tượng. Tuy nhiên tổng tiêu hao năng
lượng thần kinh lớn hơn nhiều so với tập trung chú ý.


- Sự phân phối chú ý không phải dàn đều, mà có sự tập trung nhiều hơn ở
những hoạt động chủ yếu.


- Những hoạt động phụ càng trở thành kỹ năng, kỹ sảo, thói quen thì chỉ cần
sự chú ý tối thiểu cũng đủ.


<i>+ Khối lượng chú ý: </i>


- Là số lượng mục tiêu được cảm thụ trong một thời gian ngắn với mức độ
sáng tỏ, rõ ràng như nhau.


- Thơng thường một người có thể đồng thời chú ý từ 5 đến 7 đối tượng một
lúc.


- Khối lượng chú ý của mỗi người khác nhau tùy thuộc trình độ, kinh nghiệm,
khả năng tri giác và trí nhớ của họ.


<i>+ Tính bền vững của chú ý: </i>


- Là khả năng chú ý lâu dài vào một đối tượng hoặc một hoạt động.
- Tính bền vững chú ý phụ thuộc vào:


. Khách quan (đối tượng): tính chất, đặc điểm của vật kích thích. Vật kích


thích cố định, đơn điệu thì sự chú ý kém bền vững.


. Chủ quan của từng người: tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, trình độ năng
lực, sức khoẻ...


<i>+ Di chuyển chú ý: </i>


- Là sự di chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(178)</span><div class='page_container' data-page=178>

<b>2. Rối loạn chú ý. </b>


<i><b>2.1. Chú ý quá chuyển động: </b></i>


+ Do chú ý có chủ định suy yếu, chú ý khơng chủ định chiếm ưu thế.


+ Người bệnh không thể hướng chú ý vào đối tượng cần thiết, thường dễ bị
lơi cuốn vào những kích thích mới lạ.


+ Gặp trong trạng thái rối loạn hưng cảm.


<i><b>2.2. Chú ý trì trệ: </b></i>


+ Khả năng di chuyển chú ý kém, khó chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác.
+ Gặp trong bệnh động kinh, trạng thái rối loạn trầm cảm, bệnh TTPL.


<i><b>2.3. Chú ý suy yếu: </b></i>


+ Tính bền vững của chú ý kém.


+ Không tập trung chú ý lâu dài vào một đối tượng được.



+ Gặp trong trạng thái suy nhược, bệnh tổn thương thực thể não.


<i><b>2.4. Đãng trí: </b></i>


+ Khả năng tập trung chú ý kém làm cho quá trình ghi nhớ bị hạn chế.
+ Gặp trong suy nhược thần kinh.


+ Nói chung các rối loạn chú ý thể hiện ở các thuộc tính chú ý của người
bệnh giảm so với người bình thường. Các rối loạn này được khảo sát rõ ràng, đầy
đủ hơn qua các test tâm lý.


RỐI LOẠN Ý THỨC



<i><b>Ngô Ngọc Tản </b></i>


<b>1. Khái niệm về ý thức. </b>
<i><b>1.1. Theo quan điểm triết học: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(179)</span><div class='page_container' data-page=179>

- Các tiền đề sinh vật: trong q trình tiến hố của vật chất, gần nhất là sự
tiến hố sinh vật đã hình thành bộ não - vật chất có tổ chức cao nhất. Đó là tiền
đề sinh vật, là cơ sở vật chất cho sự xuất hiện ý thức.


- Các nhân tố xã hội - lịch sử: điều kiện quyết định nảy sinh ý thức con người
là lao động. Lao động là nhân tố đầu tiên và nhân tố cơ bản nhất hình thành nên
con người và làm nảy sinh ra ý thức. Lao động làm biến đổi cấu trúc hình thái và
sinh lý cơ thể người, tạo ra đặc điểm của bộ não, làm nảy sinh ra ngôn ngữ và
hình thành ý thức.


+ Ý thức có những đặc điểm cơ bản như sau:



- Ý thức con người bao gồm tất cả những kiến thức về thế giới xung quanh.
Đó là do hoạt động tổng hợp của các quá trình tâm thần (từ các quá trình cảm
giác, tri giác đến tư duy ...) mà con người có thể phản ánh ở mức cao nhất, tồn
diện và chính xác nhất hiện thực khách quan.


- Ý thức giúp con người phân biệt được chủ thể với khách thể. Chỉ có con
người mới có khả năng tự hiểu mình, tự đánh giá được hành vi của mình.


- Ý thức bảo đảm cho hoạt động của con người có mục đích. Trong q trình
hoạt động đó, con người phải lựa chọn các động cơ, thực hiện các hành động ý
chí, dự đốn kết quả hoạt động và có những điều chỉnh kịp thời.


- Ý thức không chỉ biểu hiện ở sự hiểu biết hiện thực khách quan mà còn thể
hiện thái độ đối với nó. Đó chính là tình cảm con người, trong đó phản ánh các
mối quan hệ phức tạp, trước hết là các mối quan hệ xã hội.


+ Do đó, theo quan điểm triết học, có thể định nghĩa ý thức như sau: ý thức là
sự phản ánh đúng đắn, thích hợp về thực tiễn xung quanh và khả năng tác động
lên thực tiễn đó một cách có mục đích.


<i><b>1.2. Theo quan niệm lâm sàng tâm thần học: </b></i>


Nếu theo quan điểm triết học thì tất cả những rối loạn tâm thần làm sai lệch
sự phản ánh đúng đắn về thực tiễn là có rối loạn ý thức và như vậy bất kỳ bệnh
tâm thần nào cũng có rối loạn ý thức.


Song trong lâm sàng tâm thần học, ý thức được hiểu theo nghĩa hẹp hơn. Ở
đây chủ yếu là mức độ sáng sủa, tỉnh táo của tâm thần, mức độ nhận thức của
người bệnh về bản thân mình và mối liên hệ giữa bản thân mình với mơi trường


xung quanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(180)</span><div class='page_container' data-page=180>

<i>+ Định hướng môi trường: </i>


- Không gian: người bệnh biết mình đang ở đâu, các địa điểm, địa phương
lân cận ...


- Thời gian: người bệnh biết ngày tháng năm hiện tại.


- Định hướng về những người xung quanh, biết về nhân viên và những người
bệnh cùng buồng.


<i>+ Định hướng về bản thân: </i>


- Người bệnh nắm được lý lịch về bản thân, định hướng về trạng thái bệnh
của mình.


- Ngồi ra cần khảo sát các chức năng tâm thần khác có liên quan đến ý thức,
tri giác, tư duy, phản ứng cảm xúc, trí nhớ, ...


<b>2. Các hội chứng rối loạn ý thức. </b>
<i><b>2.1. Các hội chứng ý thức bị loại trừ: </b></i>


Đây là những hội chứng rối loạn ý thức không kèm theo rối loạn tâm thần
bệnh lý. Nó là sự giảm sút ý thức về lượng.


<i>* Tiêu chuẩn đánh giá mức độ rối loạn ý thức dựa vào: </i>
+ Năng lực định hướng.


+ Những rối loạn phản xạ.



+ Rối loạn thực vật - nội tạng (tim mạch, hô hấp ...).


<i> Mức độ rối loạn ý thức: </i>


Từ mức độ nhẹ đến nặng, biểu hiện bằng các hội chứng:
+ Hội chứng u ám (obnubilation).


+ Hội chứng ngủ gà (somnolence).
+ Hội chứng bán hôn mê (subcoma).
+ Hội chứng hôn mê (coma).


<i> Cách phân loại khác: </i>


+ Trạng thái hôn mê (praecoma).
+ Hôn mê thực sự gồm có 3 mức độ:


- Hơn mê nông (bán hôn mê, hôn mê độ 1).
- Hôn mê vừa (hôn mê rõ, hôn mê độ 2).
- Hôn mê sâu (hôn mê nặng, hôn mê độ 3).


<i> Đánh giá mức độ rối loạn ý thức: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(181)</span><div class='page_container' data-page=181>

- Mở mắt tự nhiên (4 điểm).
- Mở mắt khi gọi (3 điểm).


- Mở mắt khi kích thích đau (2 điểm).


<b>- Khơng mở mắt khi kích thích đau (1 điểm). </b>
+ Đáp ứng lời nói:



- Trả lời đúng câu hỏi (5 điểm).


- Trả lời chậm chạp mất định hướng (4 điểm).
- Trả lời không phù hợp với câu hỏi (3 điểm).
- Lời nói vơ nghĩa (2 điểm).


- Khơng cịn đáp ứng lời nói (1 điểm).
+ Đáp ứng vận động:


- Thực hiện vận động đúng theo yêu cầu (6 điểm).


- Đáp ứng vận động phù hợp khi kích thích đau (5 điểm).


- Đáp ứng vận động không phù hợp khi kích thích đau (4 điểm).
- Co cứng kiểu mất vỏ não (3 điểm).


- Duỗi cứng kiểu mất não (2 điểm).


- Khơng đáp ứng khi kích thích đau (1 điểm).
<i>Tổng số là 15 điểm. </i>


<i><b>2.2. Các hội chứng ý thức bị mù mờ: </b></i>


Đó là những hội chứng rối loạn ý thức có rối loạn tâm thần kèm theo.


<i> Hội chứng mê sảng (delirium syndrome): </i>
Là trạng thái rối loạn ý thức phát triển cấp tính.


Đặc điểm của rối loạn định hướng và rối loạn các chức năng tâm thần khác


thể hiện như sau:


+ Rối loạn về định hướng:


- Rối loạn định hướng về môi trường xung quanh, về thời gian và không gian.
- Định hướng về bản thân còn duy trì.


+ Rối loạn về tri giác:


- Người bệnh có rất nhiều rối loạn tri giác như ảo ảnh kỳ lạ và ảo giác, đặc
biệt là ảo thị.


- Người bệnh thường thấy những côn trùng, những động vật nhỏ rất di động.
- Cũng có thể là những cảnh tượng, những hình ảnh rực rỡ, sinh động, mang
tính chất rùng rợn, ghê sợ nhằm chống lại người bệnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(182)</span><div class='page_container' data-page=182>

+ Rối loạn về tư duy:


- Người bệnh có thể có hoang tưởng cảm thụ.


- Hoang tưởng mang tính chất rời rạc, gắn liền với ảo giác, dễ biến đổi.
+ Rối loạn về cảm xúc:


Những rối loạn tri giác gây cho người bệnh cảm xúc căng thẳng, kinh sợ,
hốt hoảng.


+ Rối loạn về hành vi tác phong:


- Người bệnh phản ứng rất tích cực với hình ảnh của ảo giác và hoang tưởng
như bắt những con vật, chống lại những con quái vật ghê sợ đang tấn cơng mình.


- Với mục đích tự vệ, họ chạy ra sân, chui vào gầm giường, ném vào kẻ địch
tưởng tượng...


- Người bệnh có những hành vi mang tính chất kích động, nguy hiểm.
+ Rối loạn về trí nhớ:


- Sau mê sảng người bệnh nhớ rời rạc, từng mảng cảnh mê và cảnh thực.
- Nói chung hội chứng mê sảng thường tăng lên về tối và đêm.


- Thỉnh thoảng có xen vào khoảng thời gian ngắn ý thức tỉnh táo, sáng sủa
trở lại.


- Người bệnh nhận thức được môi trường xung quanh, trả lời đúng câu hỏi,
đánh giá đúng trạng thái bệnh lý của mình.


- Hội chứng mê sảng có thể kéo dài 2 - 3 ngày, có khi 7 - 8 ngày, đây là hội
chứng đặc trưng cho những bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc.


<i>* Hội chứng mê mộng (oniric syndrome): </i>
+ Đặc điểm của hội chứng mê mộng:


- Đây là trạng thái rối loạn ý thức mà người bệnh giống như vừa sống trong
cảnh chiêm bao, vừa sống trong cảnh thực.


- Sự phản ánh của người bệnh thể hiện sự pha trộn kỳ dị giữa hình ảnh của
thế giới thực tại với hình ảnh kì quái hoang đường nổi lên trong ý thức.


- Có thể nói hội chứng mê mộng dường như là hoang tưởng kỳ quái trông
thấy được.



- Người bệnh nhìn thấy hoang tưởng.
<i>* Sự rối loạn các chức năng tâm thần: </i>
- Rối loạn về định hướng:


Định hướng về môi trường xung quanh và bản thân đều rối loạn nặng hơn mê
sảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(183)</span><div class='page_container' data-page=183>

. Về thế giới thực tại khách quan hầu như ngừng lại trừ những điều có liên
quan đến hình ảnh mê mộng.


. Người bệnh có nhiều ảo giác mang tính chất ảo giác giả.
. Những hình ảnh như biểu tượng, hiện ra như trong giấc mơ.
- Rối loạn về tư duy:


. Hoang tưởng cảm thụ (nhận nhầm).


. Nói chung nội dung của ảo giác, hoang tưởng mang tính chất kỳ quái,
hoang đường.


. Người bệnh như sống trong cảnh thần tiên, đang sống trong thế giới âm phủ,
du lịch trên các hành tinh hoặc sống giữa đám dân chúng thành La Mã cổ đại...


. Nội dung hoang tưởng, ảo giác cũng có thể mang tính chất trầm cảm mở rộng.
. Người bệnh sống và đang chứng kiến các tai hoạ, thảm hoạ trên thế giới:
động đất, núi lửa tàn phá thành phố, chiến tranh thế giới hủy diệt, điêu tàn,...


- Rối loạn về cảm xúc:


Nét mặt người bệnh thường đơn điệu, đờ đẫn, thờ ơ, hờ hững, không lo âu,
căng thẳng như trong mê sảng.



<i>- Rối loạn về hành vi tác phong: </i>


. Hành vi không tương xứng với nội dung của ảo giác và hoang tưởng.


. Đặc trưng của hội chứng này là sự phân ly giữa thái độ, hành vi của người
bệnh với những sự kiện kỳ dị phát sinh trong ý thức:


Bên trong: người bệnh sống say mê, hoạt động cùng ảo giác, hoang tưởng.
Bên ngoài: người bệnh ít hoạt động hoặc bất động cũng có thể có kích động,
nhưng kích động đơn điệu, vơ nghĩa.


- Rối loạn về trí nhớ:


. Sau mê mộng, người bệnh rất nhớ chi tiết cảnh mộng.


. Những cảnh thực xen kẽ, người bệnh nhớ rất ít hoặc khơng nhớ.


. Có thể nhận xét, so sánh giữa hội chứng mê mộng và hội chứng mê sảng
qua vai trò của người bệnh với ảo giác và hoang tưởng.


. Trong mê sảng, người bệnh vừa là khán giả vừa là diễn viên, như một người
trong cuộc tham gia hoạt động cùng ảo giác.


. Những người xung quanh (nhân viên, người bệnh khác...) cũng được tri giác
một cách phù hợp với nội dung mê mộng. Họ cũng là những nhân vật tham gia
hoạt động trong cảnh mộng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(184)</span><div class='page_container' data-page=184>

. Hội chứng mê mộng hay gặp nhất trong bệnh TTPL (thể căng trương
lực-mê mộng).



<i> Hội chứng lú lẫn (confusion syndrome): </i>


Đây là hội chứng rối loạn ý thức nặng. Điểm đặc trưng của hội chứng này là
trạng thái bàng hoàng, ngơ ngác, tư duy rời rạc, không thể tiếp xúc được.


+ Rối loạn về định hướng: định hướng về môi trường xung quanh và bản thân
bị rối loạn trầm trọng.


<i>+ Rối loạn về tri giác: </i>


- Người bệnh chỉ tri giác những đối tượng lẻ tẻ bên ngồi, khơng thể tổng hợp
lại được.


- Đưa cho người bệnh những đồ vật thường dùng, người bệnh cũng không thể
xác định được những vật đó dùng làm gì.


- Đơi khi có ảo thanh thô sơ.
+ Rối loạn về tư duy:


- Tư duy rời rạc, thể hiện ở lời nói của người bệnh là tập hợp từng tiếng, từng
vần rời rạc với nhau.


- Thường thấy hiện tượng nói lặp đi, lặp lại.
+ Rối loạn về cảm xúc:


- Cảm xúc hết sức không ổn định.


- Khi cười, khi khóc, khi thờ ơ, khi trầm cảm.
- Thường biểu hiện sự bàng hoàng, ngơ ngác.


+ Rối loạn về hành vi tác phong:


- Người bệnh hoàn toàn bất lực trước mọi vấn đề.


- Sự vật vã hay kích động cũng khá đơn điệu, chỉ hạn chế trong phạm vi
giường nằm.


- Những động tác của người bệnh cũng rời rạc, vô nghĩa.
- Ném lung tung, rùng mình, uốn éo, vặn vẹo, tay dang rộng ...
+ Rối loạn về trí nhớ:


- Sau lú lẫn, người bệnh quên hết cả.


- Khi hội chứng lú lẫn nặng, có thể chuyển sang trạng thái giống căng
trương lực.


- Khi trạng thái lú lẫn bớt đi, người bệnh trở lại yên tĩnh hơn, bớt nói nhiều,
nhưng ý thức không trở lại sáng sủa như trong hội chứng mê sảng.


- Người bệnh thể hiện rõ trạng thái suy kiệt và ức chế hoạt động tâm thần.
- Trạng thái lú lẫn kéo dài hơn trạng thái mê sảng 3-4 tuần lễ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(185)</span><div class='page_container' data-page=185>

- Hội chứng lú lẫn thường gặp nhất trong các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc
và các bệnh thực thể não.


<i> Hội chứng hồng hơn (crepusculair syndrome): </i>


Hội chứng hồng hôn là trạng thái ý thức bị thu hẹp, nửa tối, nửa sáng. Hội
chứng này xuất hiện đột ngột, duy trì một thời gian ngắn rồi kết thúc cũng đột ngột.



<i>+ Các rối loạn chức năng tâm thần: </i>


- Rối loạn về định hướng: người bệnh đột ngột rơi vào trạng thái mất định
hướng nặng.


- Rối loạn về tri giác: cũng có trường hợp khơng có ảo giác, nhưng thường là
những ảo giác ghê rợn, nhìn thấy máu chảy, xác chết, thấy người ta giết người,
hoặc có người dữ tợn đang tấn cơng mình. Có thể kèm theo ảo thanh ra lệnh.


- Rối loạn về tư duy: có thể có hoang tưởng cảm thụ cấp.


- Rối loạn về cảm xúc: thường biểu hiện sự loạn cảm, cảm xúc căng thẳng,
buồn rầu, bất bình.


- Rối loạn về hành vi:


. Những động tác, hành vi thường có tính kế tục ăn khớp nhau nên nhìn bề
ngồi hồn tồn chỉnh tề.


. Những động tác, hành vi đó thường do ảo giác, hoang tưởng và loạn cảm
chi phối khiến hành vi của người bệnh hết sức nguy hiểm: hạ sát, đánh què một
cách dã man người thân thích hay hàng loạt người mà họ cho là kẻ thù.


. Trong cơn, người bệnh phá phách một cách vô nghĩa tất cả những gì ngăn
cản trước mắt.


. Người bệnh tấn công vào con người (sinh vật sống) cũng như đồ vật (vật vô
tri vô giác) một cách tàn ác như nhau (do mất định hướng).


- Rối loạn về trí nhớ:



. Thường cơn rối loạn ý thức hồng hơn kết thúc đột ngột kèm theo sau là
giấc ngủ say.


. Người bệnh hồn tồn khơng nhớ gì về sự việc xảy ra trong cơn.


. Đối với hành động tội lỗi có khi rất nghiêm trọng của mình, người bệnh có
thái độ như là đối với hành động của người khác chứ không phải của mình.


+ Các dạng khác của hội chứng hồng hơn:


Trong lâm sàng có loại rối loạn ý thức hồng hơn tiến triển khơng có ảo giác,
hoang tưởng và rối loạn cảm xúc. Hội chứng thể hiện ở một số trạng thái sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(186)</span><div class='page_container' data-page=186>

- Trạng thái miên hành hay nguyệt hành: thường xuất hiện về đêm, trong giấc
ngủ người bệnh trở dậy, đi lại, thực hiện một số động tác tự động, sau đó lại lên
giường ngủ. Nếu cản trở người bệnh trong trạng thái này, có thể gây nên hành
động tấn công mãnh liệt. Lúc tỉnh dậy, người bệnh khơng nhớ gì về hành động
của mình xảy ra trong cơn.


Hội chứng hồng hơn hay xảy ra trong bệnh động kinh, chấn thương sọ não
hoặc các bệnh thực thể nặng ở não.


RỐI LOẠN TRÍ TUỆ



<i><b>Nguyễn Văn Ngân </b></i>


<b>1. Khái niệm tâm lý học về trí tuệ. </b>


Trí tuệ là hiện tượng tâm lý rất phức tạp.



Trí tuệ được coi như là hoạt động nhận thức của con người, bao gồm cả kinh
nghiệm (kiến thức) đã thu nhập được, cả năng lực tiếp thu kinh nghiệm mới và
áp dụng nó vào thực tiễn.


<i><b>1.1. Sự khái quát tất cả quá trình nhận thức: </b></i>


Trí tuệ khơng là một chức năng độc lập và không tách bạch với các hiện
tượng tâm lý khác.


Trí tuệ có liên quan với tất cả các hiện tượng tâm lý, nhưng liên quan chặt
chẽ nhất với tư duy, đặc biệt với các q trình suy luận, phán đốn, lĩnh hội.


<i><b>1.2. Khối lượng kinh nghiệm và kiến thức của con người: </b></i>


Để tạo nên khối lượng kinh nghiệm và kiến thức đó, cần đề cập tới các yếu tố
sau:


+ Năng lực là đặc tính cá nhân của một người, giúp cho người đó nhanh chóng
và dễ dàng nắm được kiến thức, có được kĩ năng và biết làm một việc gì đó. Ở đây
cần nhấn mạnh khả năng nhận thức và áp dụng nhận thức đó vào thực tiễn.


+ Năng lực phát triển trên cơ sở những đặc tính bẩm sinh và phụ thuộc vào
điều kiện sống, giáo dục, huấn luyện.


+ Người ta chia năng lực thành ba mức độ:


- Năng lực: danh từ chung nhất, chỉ mức độ thấp nhất của năng lực để hoàn
thành một hoạt động nào đó.



- Tài năng: mức độ cao của năng lực.


- Thiên tài: mức độ cao nhất của năng lực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(187)</span><div class='page_container' data-page=187>

tài năng đều có khả năng làm việc lớn. Khả năng làm việc cũng phải được phát
triển trong quá trình sống và làm việc của con người.


Như vậy, năng lực, tài năng và khả năng lao động trí óc là những yếu tố quan
trọng tạo nên khối lượng kiến thức và kinh nghiệm của con người.


Trình độ phát triển của nó liên quan đến đặc tính bẩm sinh của bộ não, q
trình rèn luyện có hệ thống trong lao động (trí óc và chân tay), quá trình tiếp xúc
với thực tại và đặc biệt là với xã hội lồi người.


Có vốn kiến thức lớn, uyên bác là đặc tính quan trọng nhất của trí tuệ, là điều
kiện rất cần thiết để phát triển trí tuệ. Kiến thức càng rộng, càng sâu thì trí tuệ
càng cao. Nhưng đánh giá trình độ trí tuệ khơng phải chỉ căn cứ vào khối lượng
kiến thức, còn cần phải xem xét khả năng suy luận, phán đoán, khả năng áp dụng
khối kiến thức, kinh nghiệm của người đó vào thực tế cuộc sống có cao khơng.
Những khả năng đó được biểu hiện dưới dạng những thành quả lao động xuất
<b>sắc. </b>


<b>2. Các hội chứng rối loạn trí tuệ. </b>


<i><b>2.1. Các hội chứng chậm phát triển tâm thần: </b></i>


Chậm phát triển tâm thần là một trạng thái phát triển bị ngừng trệ hay phát
triển khơng đầy đủ của trí tuệ. Nó được đặc trưng chủ yếu bằng kỹ năng trong
thời kỳ phát triển, tham gia vào mức độ thông minh nói chung như khả năng
nhận thức, ngôn ngữ, vận động và các năng lực xã hội.



Chậm phát triển tâm thần có thể kèm theo một rối loạn cơ thể hoặc một rối
loạn tâm thần khác. Những bệnh nhân chậm phát triển tâm thần có thể bị tất cả
các rối loạn tâm thần và tỷ lệ này tăng gấp 3 - 4 lần trong nhân dân nói chung.


Bệnh nhân chậm phát triển tâm thần có nguy cơ cao bị bóc lột về cơ thể (như
sức lao động) và tình dục. Tác phong thích ứng của bệnh nhân chậm phát triển
tâm thần thường bị suy giảm, nhưng trong các môi trường xã hội được bảo vệ và
nâng đỡ tốt thì chứng chậm phát triển tâm thần nhẹ có thể khơng rõ rệt.


Chậm phát triển tâm thần thường có tính chất bẩm sinh hoặc xuất hiện ngay
từ những năm đầu sau đẻ, khi trí tuệ chưa hình thành .


Các trạng thái chậm phát triển tâm thần khơng có tính chất tuần tiến (không
nặng thêm) nhưng khó có thể chữa khỏi được. Trong các trường hợp nhẹ, bằng
huấn luyện và lao động có thể cải thiện được phần nào.


Có 3 mức độ chậm phát triển tâm thần:
+ Chậm phát triển tâm thần nhẹ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(188)</span><div class='page_container' data-page=188>

Người bệnh có khả năng sử dụng ngôn ngữ cho các mục đích hàng ngày, nắm
được những câu chuyện giao tiếp và thực hiện được các cuộc trị chuyện khi khám
bệnh.


Có thể học được những năm đầu ở trường phổ thông, làm được một số nghề
thủ công đơn giản, tích lũy được một số kiến thức. Trí nhớ máy móc khá phát
triển. Khơng thể xử lý thích hợp các tình huống khó khăn, dễ bị ám thị, tính tình
nhút nhát.


Hầu hết các bệnh nhân này tự chăm sóc được bản thân như: ăn uống, tắm rửa,


mặc quần áo và đại tiểu tiện. Bệnh nhân có những khó khăn trong học tập và
những rối loạn về đọc và viết.


Chậm phát triển tâm thần nhẹ vẫn cần có sự giúp đỡ rất nhiều về giáo dục
nhằm phát triển các kỹ năng và bù lại các thiếu sót trong hoạt động tâm thần. Đa
số bệnh nhân chậm phát triển tâm thần nhẹ có thể làm được các việc địi hỏi kỹ
năng thực hành như lao động giản đơn, lao động chân tay không lành nghề hoặc
bán lành nghề. Trong một môi trường văn hố xã hội nhất định, ít địi hỏi kết quả
học tập, bệnh nhân không gây ra phiền hà gì lớn.


Tuy nhiên, nếu trưởng thành không được vững chắc thì khó có khả năng tự
chủ về hôn nhân hoặc khơng chăm sóc được con cái hoặc khó thích ứng với các
truyền thống của những nền văn hoá khác nhau. Các lệch lạc về hành vi, cảm xúc
và xã hội của chậm phát triển tâm thần nhẹ ít khi phải điều trị. Bệnh nhân có thể
lập gia đình được, làm ăn, sinh sống hồ hợp với xung quanh.


Hiểu và sử dụng ngôn ngữ chậm ở các mức độ khác nhau, những khó khăn về
sử dụng ngơn ngữ có thể kéo dài đến thời kỳ trưởng thành. Có thể có một số bệnh
lý kết hợp như tự kỷ, động kinh, rối loạn hành vi nhẹ.


<i>IQ của bệnh nhân chậm phát triển tâm thần nhẹ ở mức độ khoảng 50 - 69. </i>
<i>+ Chậm phát triển tâm thần mức độ vừa: </i>


Chậm phát triển tâm thần mức độ vừa là mức độ trung bình của chậm phát
triển tâm thần. Họ có phản ứng với xung quanh khá linh hoạt, thường biểu hiện
những cảm xúc sơ đẳng, thơ bạo, khối cảm, giận dữ,...


Một số bệnh nhân sử dụng được ngơn ngữ đơn giản, tự chăm sóc bản thân và
vận động chậm nên cần có người khác chăm sóc giúp đỡ suốt đời.. Những người
chậm phát triển tâm thần vừa có thể làm được các lao động giản đơn và phải có


người giám sát. Thực hành giao tiếp xã hội giản đơn và ít khi kể bệnh được rõ
ràng, thường rất ngại tiếp xúc với người lạ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(189)</span><div class='page_container' data-page=189>

Các chương trình giáo dục đạt hiệu quả kém, chỉ đạt được một số kỹ năng cơ
bản và phải học rất lâu. Một số người có thể tập đếm, đọc và viết được.


Chậm phát triển tâm thần mức độ vừa thường kèm theo nhiều rối loạn nặng
như: tự kỷ, rối loạn tâm thần thực tổn, rối loạn lo âu đặc biệt là ám ảnh sợ, sợ
khoảng trống khơng có cơn hoảng sợ, động kinh, các thiếu sót về cơ thể và hệ
thống thần kinh trung ương.


<i>IQ : 35-49. </i>


<i>+ Chậm phát triển tâm thần mức độ nặng: </i>


Chậm phát triển tâm thần nặng thường có thiếu sót về thần kinh và cơ thể rất
rõ rệt hoặc lệch lạc của hệ thống thần kinh trung ương nặng.


<i>IQ : 20-34. </i>


<i>+ Chậm phát triển tâm thần mức độ trầm trọng: </i>


Bệnh nhân có thể phát âm được những từ riêng lẻ hay những cụm từ. Phản
ứng cảm xúc thể hiện các nhu cầu bản năng, nhu cầu sinh vật như thích la hét
lớn, cười thô lỗ, hay giận dữ và đập phá. Hoạt động của bệnh nhân chỉ đơn điệu,
ngồi im, lắc lư, đi lại lờ đờ, động tác định hình, khơng làm được động tác phức
tạp, không tự phục vụ được và phải có người giúp đỡ như: cho ăn, mặc quần áo,
đại tiểu tiện.


Bệnh nhân hiểu và sử dụng ngôn ngữ rất hạn chế, chỉ hiểu biết rất sơ đẳng và


nói những câu đơn giản rất khó hiểu. Họ có thể học được các chức năng thị
giác-khơng gian đơn giản và sơ đẳng với sự giám sát chặt chẽ.


Những bệnh nhân nhẹ hơn cũng có thể tham gia được một phần các cơng việc
thực hành đơn giản trong gia đình. Các căn nguyên thực tổn nặng nề ở hầu hết
các trường hợp và có các thiếu sót trầm trọng về cơ thể và hệ thống thần kinh
trung ương. Họ có nhiều thiếu sót về nghe-nhìn, rối loạn sự phát triển trầm trọng,
tự kỷ điển hình, rối loạn vận động và động kinh.


<i>IQ < 20. </i>


<i><b>2.2. Hội chứng sa sút trí tuệ: </b></i>


Hội chứng sa sút trí tuệ thường là trạng thái cuối cùng của nhiều bệnh tâm
thần khác nhau và có hai loại:


<i>+ Sa sút trí tuệ tồn bộ: </i>


Các rối loạn về nhân cách, trí nhớ, khả năng phán đoán, cảm xúc đều trầm
trọng.


<i><b>Thường gặp trong bệnh liệt toàn thể tiến triển và các bệnh thực thể não nặng. </b></i>
<i>+ Sa sút trí tuệ từng phần: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(190)</span><div class='page_container' data-page=190></div>
<span class='text_page_counter'>(191)</span><div class='page_container' data-page=191></div>

<!--links-->

×