Toán học Khoa học tự nhiên
Ý tưởng
mới
Công nghệ
mới
Sản phẩm hoặc quá
trình mới
Nhà khoa học
thuần túy
Kỹ sư
thuần túy
Vùng khoa học
Vùng kỹ thuật
Hình 1.1. Kinh nghiệm làm việc của Nhà khoa học và Nhà kỹ thuật
Đề 1
Câu 1: (2.5điểm) Kỹ thuật là gì? Hãy trình bày nội dung cơ bản của các chức năng của kỹ thuật.
Trả lời: 1.1. Để trả lời ý đầu cần trình bày được một trong các gạch đầu dòng sau:
– ” Kỹ thuật là sự ứng dụng của các nguyên tắc toán và khoa học khác vào thực tế để thiết kế, chế tạo và
vận hành các cấu trúc, máy móc, quá trình, hệ thống một cách kinh tế và hiệu quả”.
- ”Kỹ thuật là lĩnh vực ở đó kiến thức về khoa học tự nhiên và toán học – có được thông qua học tập,
nghiên cứu, thí nghiệm và thực hành - được quyết định để phát triển cáccách thức khai thác một cách
kinh tế các vật liệu và năng lực thiên nhiên vì lợi ích của con người”.
-” Kỹ thuật la sự ứng dụng của khoa học đẻ phục vụ các nhu cầu của cuộc sống”.
- ”Kỹ thuật là nghệ thuật hoặc khoa học của việc ra quyết định thực tế”.
- “Kỹ thuật không phải là khoa học… Khoa học là khám phá tự nhiên. Kỹ thuật là sản phẩm nhân tạo”.
1.2. Trình bày nội dung cơ bản của các chức năng của kỹ thuật:
1.2.1. Kỹ thuật với chức năng khoa học ứng dụng:
- Các nhà khoa học quan tâm đến việc khám phá các tri thức mới.
- Các kỹ sư quan tâm đến việc chuyển đổi khoa học cơ bản vào công nghệ, và từ đó, từ công nghệ sang
sản phẩm hữu dụng cho xã hội.
Các nhà khoa học thực tiễn và các kỹ sư đèu đóng góp rất lớn vào quá trình biến những thành tựu khoa
học thành thực tiễn.
Vẽ biểu đồ sau:
1.2.2. Kỹ thuật với chức năng sang tạo và giải quyết vấn đề:
- Thứ nhất: Các nhà kỹ thuật thường giải quyết các vấn đề của mọi lĩnh vực của cuộc sống. Họ phải
có khả năng nghe và hiểu được các yêu cầu đặt ra, vạch ra các hướng giải quyết có thể.
- Thứ hai: Nhà kỹ thuật vừa phải sáng tạo khi giải quyết vấn đề, vừa phải tuân thủ các chuẩn mực
đặt ra trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Các sản phẩm kỹ thuật luôn là những sản phẩm chưa hề có
trước đó – do vậy người làm kỹ thuật luôn phải là những người làm việc có sáng tạo.
1.2.3. Kỹ thuật với chức năng tối ưu hoá:
Nhà kỹ thụât luôn phải đối diện với các ràng buộc/giới hạn khi giải quyết vấn đề.
-Khi thực hiện công việc các nhà kỹ thuật phải để ý tới xác xuất xảy ra hỏng hóc. Ngoài ra các nhà kỹ
thuật còn cần chú ý tới tính khả thi: Là khả năng của một đề án thỏa mãn các rang buộc xác định. Có một
số khía cạnh của tính khả thi bao gồm:
- Khả thi kỹ thuật: đánh giá đề án được các tiêu chuẩn kỹ thuật đã đặt ra hay không.
- Kinh tế: đánh giá đề án có mang lại giá trị lớn hơn chi phí cho nó hay không.
- Tài chính: đánh giá liệu đề án có thu hút được đủ nguồn vốn để triển khai thực hiện.
1.2.4. Kỹ thuật với chức năng ra quyết định.
Các kỹ sư đưa ra các lời khuyên bằng cách lựa chọn những phương án khả dĩ nhất trong danh sách các
lưa chọn. Dựa vào các phương pháp đã được công nhận kết hợp với khả năng sáng tạo mới của mình, họ
phải lập ra một danh sách các lựa chọn khả dĩ – bao gồm khả dĩ cả về kỹ thuật, kinh tế, tài chính, xã hội,
chính trị và môi trường.
Việc lựa chọn phương án khả dĩ thể hiện sự khác biệt giữa kỹ sư với những chuyên gia, cán bộ chuyên
nghiệp khác.
1.2.5. Kỹ thuật với chức năng giúp đỡ người khác.
Các đề án kỹ thuật nào được thực thi cũng phải hoàn toàn đáp án được các yêu cầu của cộng đồng, với
mục đích làm cho cuộc sống con người khoe mạnh và tiên nghi, đầy đủ hơn.
1.2.6. Kỹ thuật với chức năng nghề nghiệp.
Kỹ thuật là một nghề. Các kỹ sư được trả lương cho công việc của mình. Điều đó cũng có nghĩa, để trở
thành kỹ sư, bạn phải đáp ứng các đòi hỏi nhất định của người trả lương cho bạn.
Câu 2: (2.5điểm) Muốn có một buổi thảo luận tập thể để tạo ra các ý tưởng mới hiệu quả
cần phải làm thế nào?
Trả lời
Để thảo luận tập thể tốt cần phải có kinh nghiệm. Việc huy động sức mạnh tập thể có thể tiến hành hiệu
quả theo hướng dẫn sau:
Về kết cấu:
1. Nhóm nhỏ: Một nhóm thảo luận tập thể nên gồm năm đến mười người để đảm bảo có nhiều ý
tưởng mới.
2. Nhóm tổng hợp: nhóm này gồm các thành viên có kiến thức cơ bản khác nhau trong đó có cả
những người ít kinh nghiệm về bài toán thiết kế.
Về tổ chức:
1. Họp ngắn: tổ chức các cuộc họp ngắn hơn một giờ.
2. Ghi lại nội dung họp: Các ý tưởng sáng tạo phải được ghi lại để đánh giá trong cuộc họp sau.
Cử ra một người chuyên làm nhiệm vụ đó. Các nội dung ghi chép được phổ biến đến tất cả thành viên
của nhóm qua mạng hoặc thông báo bằng bảng.
Họp tập thể:
1. Không cần nghi lễ; các thành viên trong cuộc họp phải bình đẳng nhau.
2. Không đánh giá mà chấp nhận tất cả các ý tưởng nêu ra trong cuộc họp. Tránh sử dụng các
bình luận như “Ý tưởng kém quá”, “Thế mà cũng gọi là làm”, “Chẳng có ai làm như thế bao giờ” vv…
3. Số lượng hơn chất lượng: mục tiêu là thu thập được càng nhiều ý tưởng càng tốt.
4. Xây dựng ý tưởng: tạo nên các ý tưởng bằng cách kết hợp các ý tưởng đã có hoặc xây dựng ý
tưởng mới từ ý tưởng đã có.
Câu 3: (2.5điểm) Trình bày khái niệm về độ chính xác và độ chụm? Hãy cho biết trong các
đo lường sau đây, phép đo nào liên quan nhiều hơn đến độ chính xác và độ chụm:
a) Khoảng phân bố điểm kiểm tra giữa kỳ?
b) Tỉ lệ phần trăm khoảng cách xa điểm gốc khi ta ném một vật tự do?
c) Giá trị dung sai khe hở của các buzi xe ôtô?
d) Chiều dài của một viên thuốc con nhộng?
Trả lời
12.1. Độ chính xác và độ chụm.
12.1.1. Độ chính xác.
Mối quan hệ giữa giá trị đo và giá trị đúng được gọi là độ chính xác. Một kết quả đo được cho là chính
xác nếu nó nằm gần giá trị đúng.
12.1.2. Độ chụm.
Mối quan hệ giữa giá trị đo được lặp lại nhiều lần so với nhau được gọi là độ chụm. Một tập hợp kết quả
đo được cho là chụm nếu các kết quả đo được tương tự nhau về số.
12.2. a. Không liên quan nhiều tới độ chính xác và độ chụm: Khoảng cách này không được chính xác
do điểm kiểm tra giữa kỳ không đều nhau.
b. Không liên quan tới độ chính xác và độ chụm: Vì tỷ lệ phần trăm gần nhau là rất thấp.
c. Có liên quan tới độ chính xác và độ chụm: Vì giá trị dung sai khe hở này được chế tạo khá chính xác.
d. Có liên quan tới độ chính xác và độ chụm: Vì tỷ lệ chiều dài của các viên thuốc con nhộng khác nhau
là rất thấp.
Câu 4: (2.5điểm) Nêu cách viết một câu văn và một đoạn văn trong một văn bản báo cáo
kỹ thuật (có ví dụ minh họa)?
Trả lời
21.1. Cách viết một câu văn trong một văn bản báo các kỹ thuật.
Câu là một cấu trúc ngữ pháp bao gồm chủ ngữ và động từ làm vị ngữ. Mỗi câu chỉ nên thể hiên một ý
tưởng. Có hai lỗi về câu trong văn bản kỹ thuật là: Câu quá dài (nhiều hơn một ý tưởng), và câu quá ngắn
(thiếu chủ ngữ hoặc động từ). Cần tránh sử dụng các liên từ (ví dụ: và, nhưng, hoặc…) để nối các ý
tưởng riêng rẽ thành một câu.
VD: (Các thầy cô chấm cần linh hoạt ý này vì sinh viên có thể lấy các vi dụ khác nhau)
Các thông số thiết kế được tính toán theo các trình tự tiêu chuẩn và tất cả các kết quả được làm tròn đến
3 chữ số có nghĩa.
Đây là một câu có hai ý, nhưng nên tách chúng ra thành hai câu như sau:
Thông số thiết kế được tính toán theo các trinh tự tiêu chuẩn. Tất cả các kết quả đều được làm
tròn đến 3 chữ số có nghĩa.
Câu có thể quá ngắn nếu chúng không bao gồm chủ ngữ và động từ. Một câu không hoàn chỉnh
được gọi là câu cụt (“sentence fragment”). Câu không hoàn chỉnh trong văn viết kỹ thuật thường xuất
hiện khi nhận định một hiện tượng. Ví dụ, “nhiệt độ càng cao, thời gian tôi càng giảm”.
Tại sao ví dụ trên lại không phải là một câu hoàn chỉnh? Bởi vì câu này không có động từ, do đó
nó không phải là một câu. Vì thế nên tránh những kiểu cấu trúc như thế trong văn viết kỹ thuật, thay vào
đó nên viết là: “Thời gian tôi giảm khi nhiệt độ tăng”.
21.2. Cách viết một đoạn văn trong một văn bản kỹ thuật.
Bên cạnh cách tổ chức chung của một văn bản, mỗi đoạn cũng nên được cấu trúc rõ rang. Ý của mỗi
đoạn phải truyền đạt được một công việc hoàn chỉnh và được tạo nên bởi các câu. Mỗi đoạn thường bắt
đầu với một câu chủ đề nêu lên được mục đích của đoạn đó. Mỗi câu sau đó trong đoạn sẽ bổ sung ý cho
câu chủ đề. Kết thúc một đoạn bằng câu kết luận, câu này tổng kết ý chính của cả đoạn. Do đó, mỗi câu
trong đoạn văn đều có những mục đích cụ thể.
VD: Không cố định – chấm theo VD cụ thể của sinh viên.