Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Âm nhạc - Văn hóa soi đường chúng ta đi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.78 KB, 3 trang )

Âm nhạc - Văn hóa soi đường chúng ta đi
Trong các Nghị quyết của Đảng về văn hóa đã khẳng định “Văn hóa là động lực
phát triển kinh tế xã hội… và khẳng định ra sức xây dựng nền văn hóa Việt Nam
mang tính đậm đà bản sắc dân tộc…”.
Trên 40 năm trước, trong tập “Nhật ký trong tù” Bác Hồ chúng ta đã phân tích như
sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương pháp sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của
mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” (Hồ Chí Minh
toàn tập, trang 431).
Những nhận định bao quát của Bác từ hơn 40 năm, mà ngày hôm nay chúng ta nhìn
lại âm nhạc là chuyện thời sự cho mảng văn hóa nghệ thuật. Âm nhạc là sự sáng tạo
của nhân loại nhưng đồng thời cũng phải hiểu rõ âm nhạc của từng văn tộc không
hề bất biến mà có sự hòa quyện cùng nhau và cũng là sự tiếp thu có chọn lọc trong
quá trình giao lưu âm nhạc giữa các dân tộc trên thế giới. Trên trang báo Cứu Quốc
năm 1946, Bác viết “Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt ta học lấy để tạo ra
nền văn hóa Việt Nam, có tinh thần thuần tuý Việt Nam …” Trên tinh thần đó,
trong nhiều thập niên qua, nền âm nhạc Việt Nam đã tiếp thu, chọn lọc và phát triển
qua các thời kỳ sinh tồn của dân tộc. Trong triều đại phong kiến, với điều kiện ít
giao lưu với thế giới bên ngoài chủ yếu chỉ với phương Bắc là Trung Quốc, âm
nhạc là nét văn hóa đã chịu ít nhiều ảnh hưởng, loại hình ca hát như Hồ Quảng chịu
ảnh hưởng Trung Quốc nhưng âm nhạc vẫn có loại hình riêng mang bản sắc văn
hóa đã hiện diện trong sinh hoạt triều đình mà ngày nay còn lưu lại như nhã nhạc
cung đình Huế. Và trong dân gian những loại hình ca hát đã phát triển từ các điệu
hò trong mỗi sinh hoạt văn hóa của từng địa phương như hát quan họ….
Nền âm nhạc mới (tân nhạc) Việt Nam chủ yếu chỉ hiện diện và phát triển khoảng
hơn 60 năm qua. Trong quá trình phát triển giao lưu với các nền văn hóa dân tộc
khác. Ngày nay chúng ta đã lãnh hội hầu hết các nền văn hóa nói chung và âm nhạc
nói riêng của thế giới, từ loại hình âm nhạc hàn lâm như opera đến hip hop đường


phố. Đặc biệt miền Nam phát triển loại âm nhạc vọng cổ, ca nhạc tài tử, cải lương,
tiêu biểu cho loại hình âm nhạc dân tộc. Trước 1945, chúng ta có một nền âm nhạc
trong quá trình tiếp thu văn hóa phương Tây mà ngày nay trong kho tàng âm nhạc
còn giữ lại mà chúng ta thường gọi nhạc tiền chiến, thời điểm này, chúng ta đón
nhận âm nhạc và văn hóa phương Tây rất có chọn lọc mà vẫn giữ gìn bản sắc văn
hóa Việt. Từ những nốt nhạc của phương Tây, những bậc thầy âm nhạc thời ấy đã
chuyển quá thành những tác phẩm mà ngày nay thường lưu truyền cho là những tình
khúc bất tử… với hàng loạt tác giả điển hình như nhạc sĩ Văn Cao, Đỗ Nhuận, Lê
1
Thương,… âm nhạc thời đó đã phản ánh một xã hội lúc bình yên, lúc bất ổn trong
cuộc kháng chiến chống Pháp, âm nhạc hướng về tình yêu con người... Đến thời kỳ
toàn quốc chống Mỹ, âm nhạc với những sáng tác của các nhạc sĩ, nhiều ca khúc
Tiếng hát át tiếng bom đã động viên toàn xã hội sản xuất và chiến đấu góp phần vào
chiến thắng chung của dân tộc. Ở miền Nam trong thời bị tạm chiếm, Hát cho đồng
bào tôi nghe cũng là những âm hưởng của âm nhạc phản ánh một thời kỳ của đất
nước.
Qua gần 20 năm đổi mới, văn hóa Việt Nam nói chung và âm nhạc nói riêng đã bật
dậy sức sống trong trào lưu đổi mới, bên cạnh tiếp thu những tinh hoa của thế giới,
chúng ta đã có lúc đánh mất định hướng, mâu thuẫn… Văn hóa văn nghệ trong thời
điểm hiện nay có thể nói đã đuối sức, lạc lõng. Qua các phương tiện truyền thông,
chúng ta biết hàng loạt nhà hát cả nước được đầu tư rất hiện đại nhưng tỷ lệ sáng
đèn sinh hoạt thì rất thấp. Mới đây, TP Hồ Chí Minh đã đầu tư trên 47 tỷ đồng để
trang bị dàn âm thanh hiện đại nhất cả nước cho Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch
trong khi vẫn chưa có Nhà hát thính phòng. Trong khi đó bộ môn âm nhạc truyền
thống là cải lương đã dần đi vào cáo chung vì không được quan tâm đầu tư. Trước
đây, có những giai đoạn nhiều Nhà hát cải lương như Hưng Đạo, Quốc Thanh…
hoạt động luôn hết công xuất. Ngày nay bộ môn này chỉ còn nhà hát Hưng Đạo
(đang xuống cấp trầm trọng), tại Chợ Lớn nhiều nhà hát Hồ Quảng đã cáo chung từ
lâu.
Trong khi đó, phần tân nhạc với sự phát triển vượt bậc được thuận lợi với nhiều ca

khúc sáng tác cho giới trẻ mà theo thống kê hiện nay chiếm trên 60% dân số cả
nước. Song sự phát triển này vẫn còn đó nhiều hạt sạn như nạn đạo nhạc, hàng loạt
ca khúc vô hồn phần nhạc, nghèo nàn ca từ nếu không nói là nhảm nhí đã tràn ngập
các trang web, sân khấu tuổi teen. Ngành âm nhạc đã cố gắng với nhiều chương
trình nhằm vực dậy như Bài Hát Việt … mà thành công vẫn còn phía trước. Quan
trọng nhất là có không ít nhạc sĩ, ca sĩ, nhà quản lý đã đánh mất định hướng nghệ
thuật âm nhạc trong văn hóa dân tộc như những show ca nhạc chủ yếu để tìm doanh
thu, những live show chỉ nhằm khẳng định đẳng cấp và đánh bóng tên tuổi… những
bài hát viết theo đặt hàng để thỏa mãn giới tuổi teen mất định hướng… Và tính
phục vụ công chúng, phục vụ xã hội đã bị quên lãng.
Thực tế, những hiện tượng đó không chỉ chúng ta mới gặp mà rất nhiều quốc gia
đang trong quá trình phát triển chịu vấp phải. Sự “vật lộn” đó chính là quá trình
thẩm thấu để mỗi quốc gia vừa có cơ hội giữ gìn và tìm ra bản sắc văn hóa dân tộc
riêng mà vẫn đứng ngang tầm thời đại. Điều này, Bác Hồ chúng ta đã dạy “Phải làm
sao cho văn hóa đi sâu vào tâm lý quốc dân…” Văn hóa đó là gì ? Đó chính là xây
dựng cho được những tình cảm về lòng yêu quê hương đất nước, yêu thương con
2
người, yêu sự thẳng thắn, trung thực, ghét và xóa dần những thói hư, tật xấu như cá
nhân chủ nghĩa sinh ra tệ nạn ngôi sao, . . .
Cuối cùng mong rằng, tất cả những người hoạt động văn hóa nói chung và âm nhạc
nói riêng cùng mang danh cao quí là giới nghệ sĩ, ngoài tài năng hãy có cùng tâm
nguyện – đưa những giá trị âm nhạc đích thực đến với công chúng nhằm góp phần
xây dựng một cuộc sống tươi đẹp, hài hòa và có ý nghĩa văn hóa.
Trần Khoan Dũng ANVN3 (20/09/09)
3

×