Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

(Đề tài thảo luận) phân tích hiệu quả tài chính, chính sách đầu tư và mô hình tài trợ của doanh nghiệp dầu khí PV drilling lập dự án đầu tư phù hợp với doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.25 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH

————

BÀI THẢO LUẬN
Đề tài:
Phân tích hiệu quả tài chính, chính sách đầu tư và mơ hình tài trợ của doanh
nghiệp dầu khí PV Drilling. Lập dự án đầu tư phù hợp với doanh nghiệp

Giáo viên hướng dẫn : Ngơ Thị Ngọc
Nhóm

: 05

Mơn

: Quản trị tài chính

Lớp học phần

: 2057FMGM0211

HÀ NỘI - 2020


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 05
STT

Họ Và Tên


41

Vũ Thị Thu Hoài

42

Nguyễn Thị Như Huệ

43

Trần Thanh Huệ

44

Lê Thu Hương

45

Nguyễn Thị Hương

46

Phạm Mai Hương

47

Trần Thu Hường

48


Trần Thị Hưởng

49

Đào Thị Thu Huyền

50

Nguyễn Thị Huyền

Mã SV

Điểm đánh giá


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH
VỤ KHOAN DẦU KHÍ ( PV DRILLING)................................................................2
1.1. Giới thiệu chung....................................................................................................2
1.2. Lịch sử phát triển:................................................................................................2
1.3. Một số thành tựu đạt được:..................................................................................5
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH, MƠ HÌNH ĐẦU TƯ VÀ
TÀI TRỢ. LẬP DỰ ÁN PHÙ HỢP CHO DOANH NGHIỆP..................................6
2.1. Phân tích hiệu quả tài chính trong 3 năm...........................................................6
2.1.1. Tổng quan cơ cấu tài sản....................................................................................6
2.1.2.. Tổng quan cơ cấu nguồn vốn............................................................................8
2.1.3. Các chỉ số tài chính...........................................................................................10
2.2 Phân tích chính sách đầu tư và mơ hình tài trợ của doanh nghiệp trong giai
đoạn 2017-2019........................................................................................................... 13

2.2.1. Chính sách đầu tư.............................................................................................13
2.2.2. Mơ hình tài trợ..................................................................................................21
2.3. Lập dự án đầu tư phù hợp với công ty: Dự án cung cấp giàn khoan TAD –
PV DRILLING V cho dự án khoan nước sâu của BSP tại Brunei của Công ty cổ
phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling)...........................................21
2.3.1. Thơng tin dự án................................................................................................21
2.3.2.Phân tích dự án..................................................................................................24
KẾT LUẬN................................................................................................................27


LỜI MỞ ĐẦU
Năng lượng là linh hồn của cuộc sống trong một xã hội công nghiệp. Công
nghiệp ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng nhiều và ngược
lại. Từ lâu, ngành công nghiệp năng lượng đã được coi trọng và luôn đi trước một
bước. Ngành công nghiệp nặng lượng gồm nhiều ngành năng lượng khác nhau như
than, điện, dầu khí. Đối với mỗi quốc gia, dầu khí đóng một vai trị quan trọng bởi nó
chi phối gần như toàn bộ nền kinh tế. Ở Việt Nam có rất nhiều cơng ty dầu khí nhưng
đặc biệt kể đến công ty cổ phần Khoan và dịch vụ Khoan Dầu khí ( gọi chung là PV
Drilling). Nhận thấy sự phát triển vượt bậc của công ty ngay từ những năm đầu tiên
mới thành lập, nhóm 5 đã quyết định lựa chọn cơng ty này để phân tích hiệu quả tài
chính, chính sách đầu tư và mơ hình tài trợ của công ty, và lập một dự án phù hợp với
cơng ty; đánh giá dự án đó.

1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH
VỤ KHOAN DẦU KHÍ ( PV DRILLING)
1.1. Giới thiệu chung
Ngày 26/11/2001, Bộ trưởng, chủ nhiệm văn phịng Chính phủ ban hành quyết

định số 647/QĐVPCP về việc thành lập Cơng ty Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu
khí(PV Drilling), đơn vị thành viên của Tổng Cơng ty dầu khí Việt Nam.Công ty bắt
đầu niêm yết với mã PVD ngày 05/12/2006 trên sàn giao dịch chứng khốn TP Hồ Chí
Minh.
PV Drilling hoạt động trong lĩnh vực cung cấp giàn khoan, dịch vụ kỹ thuật về
khoan và giếng khoan, dịch vụ cung ứng nhân lực trong lĩnh vực khoan và giếng
khoan dầu khí (ngồi khơi lẫn trên đất liền). Với lịch sử hơn 18 năm xây dựng và phát
triển, PV Drilling đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những
Tổng cơng ty hàng đầu trong Tập đồn Dầu khí Việt Nam, một nhà thầu khoan và
cung cấp dịch vụ giếng khoan uy tín trên thị trường trong nước và khu vực.
PV Drilling sở hữu 6 giàn khoan hiện đại, 14 đơn vị thành viên, với 1645 cán bộ
nhân viên và đứng đầu là Chủ tịch HĐQT ông Phạm Tiến Dũng cùng với số tài sản là
21.000 tỷ đồng. PV Drilling xác định tầm nhìn “Trở thành nhà thầu khoan, cung cấp
dịch vụ kỹ thuật khoan dầu khí tin cậy và có uy tín trên thế giới.” với Sứ mệnh: “Cung
cấp dịch vụ khoan và kỹ thuật khoan dầu khí hàng đầu trong khu vực, tạo ra những giá
trị gia tăng cho khách hàng bằng những dịch vụ chất lượng cao và giá cả cạnh tranh.”
1.2. Lịch sử phát triển:
- Năm 2001: PV Drilling được thành lập trên cơ sở tiếp nhận nguồn nhân lực từ
Xí nghiệp Dịch vụ kĩ thuật Dầu khí biển(PTSC Offshore). Ngay sau đó, PV Drilling đã
triển khai thành lập 3 đơn vị trực thuộc Xí nghiệp Khoan dầu khí, xí nghiệp Dịch vụ
Giếng khoan Dầu khí và Xí nghiệp ứng cứu sự cố tràn dầu.
- Năm 2002: Triển khai hoạch định chiến lược phát triển cho “Nhà thầu khoan
dầu khí Việt Nam” với sự tư vấn chiến lược của Công ty PricewaterhouseCoopers Việt
Nam(PwC)
- Năm 2003: Hồn thành xây dựng và áp dụng thành cơng hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 vào ngày 21/01/2003 do tổ chức chứng
nhận DNV cấp chứng chỉ. Việc xây dựng hệ thống Quản lý Chất lượng(QMS) được

2



thực hiện nhằm đảm bảo các dịch vụ PV Drilling cung cấp tuân thủ đầy đủ các quy
trình, tiêu chuẩn quốc tế và cam kết chất lượng với khách hàng.
- Năm 2004: Thành lập Xí nghiệp Địa vật lý giếng khoan và thử vỉa (PVD
Logging) với mục tiêu đa dạng hóa các dich vụ PV Drilling cung cấp và phát triển các
dịch vụ kỹ thuật cao.
- Năm 2005: Ký hợp đồng đóng mới giàn khoan biển tự nâng đầu tiên, PV
Drilling I. đồng thời Tổng Cơng ty chính thức chuyển đổi hình thức hoạt động thành
Cơng ty cổ phần; Mở ra cơ hội mới cho đơn vị trong việc tiếp cận các nguồn tài chính
trên thị trường để thực hiện việc đầu tư và phát triển sản xuất.
- Năm 2006: Cổ phiếu PV Drilling chính thức được niêm yết trên sàn chứng
khoán Việt Nam với mã chứng khoán “PVD”; thành lập Xí nghiệp Thương mại &
Dịch vụ Kỹ thuật Cơng nghiệp nay là PVD Tech; Thành lập liên doanh BJ – PV
Drilling.
- Năm 2007: Khánh thành giàn khoan khoan biển tự nâng đa năng đầu tiên – PV
DRILLING I do người Việt Nam sở hữu 100% vốn và giàn khoan đất liền PV
DRILLING11: Thành lập các đơn vị thành viên PVD Drilling Division, PVD Well
Services, PVD Offshore và PVD Training.
- Năm 2008: Sáp nhập Công ty cổ phần Đầu tư Khoan Dầu khí Việt Nam (PVD
Invest) vào PV Drilling, nâng tổng tài sản của Tổng Công ty lên đến trên 12.000 tỷ
đồng và vốn điều lệ của Tổng Công ty lên đến 2.105 tỷ đồng; Thành lập PVD - Expro
và PVD Tubulars Management, thực thi chiến lược liên doanh với các đối tác nước
ngoài để tăng cường sức mạnh cạnh tranh và phát triển dịch vụ.
- Năm 2009: Hoàn thành đầu tư đóng mới và tiếp nhận cùng lúc hai giàn khoan
biển tự nâng đa năng PV DRILLING II & PV DRILLING III;
- Năm 2010: PV Drilling đã khẳng định được vị thế là một nhà thầu khoan
chuyên nghiệp khi thành công trong việc điều hành hiệu quả 3 giàn khoan biển tự nâng
và 1 giàn khoan đất liền; Thành lập PVD Baker Hughes, PVD Invest và PVD
Deepwater.
- Năm 2011:Tiếp nhận và đưa vào hoạt động giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa

chìm cơng nghệ cao đầu tiên tại Việt Nam - PV DRILLING V.

3


- Năm 2012: Hoàn tất việc đầu tư để nắm giữ 51% vốn điều lệ của Liên doanh
Vietubes – nhà máy tiện ren ống dầu khí (OCTG) cơng nghệ cao duy nhất tại Việt
Nam; đưa Liên doanh PVD Tech – OSI đi vào hoạt động;
- Năm 2013: Đánh dấu sự trưởng thành về quy mô và hiệu quả hoạt động thơng
qua việc vinh dự đón nhận các giải thưởng “Doanh nghiệp được ngưỡng mộ nhất trong
khối Asean” về thành tích Doanh nghiệp quy mơ lớn có sự tăng trưởng vượt bậc; Giải
thưởng “Nhà thầu khoan dầu khí tốt nhất khu vực Châu Á năm 2013” do World
Finance trao tặng.
- Năm 2014: PV Drilling lập thành tích vượt trội với tổng tài sản chính thức vượt
qua con số 1 tỷ USD. Các chỉ số tài chính đều tăng trưởng vượt trội với doanh thu đạt
20.884 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ đô la Mỹ), lợi nhuận sau thuế đạt 2.419 tỷ đồng,
tương ứng tăng 40% và 28% so với năm 2013, và là kết quả kinh doanh ấn tượng nhất
trong 5 năm vừa qua.
- Năm 2015: Hoàn thành và nhận bàn giao Giàn khoan PV DRILLING VI với
thiết kế và tính năng kỹ thuật hiện đại nhất trong thế hệ giàn khoan tự nâng.
- Năm 2016: Khai trương hoạt động chi nhánh PVD Myanmar, đánh dấu bước
phát triển của PV Drilling trong chiến lược ”vươn ra thế giới” thông qua việc tham gia
vào chiến dịch khoan tại đây của Công ty Total Myanmar
- Năm 2017: Chuyển đổi VPĐD tại Malaysia thành Chi nhánh Malaysia, Thành
lập mới chi nhánh Thái Lan, mở ra nhiều cơ hội cho PV Drilling thâm nhập và cung
ứng các dịch vụ khoan và kỹ thuật khoan tại các thị trường khoan rộng lớn trong khu
vực.
- Năm 2018: Phát triển mạnh mẽ dịch vụ tại thị trường nước ngồi, năm 2018 PV
Drilling có 4/6 giàn khoan hoạt động tại nước ngồi, trong đó giàn khoan PV
DRILLING I hoạt động tại Thái Lan cho Kris Energy tại Vịnh Thái Lan, giàn khoan

PV DRILLING III phục vụ chiến dịch khoan cho Repsol tại mỏ Bunga Kewa – BKC
WHP – PM3 CAA – Malaysia, PV DRILLING VI khoan cho IPC tại mỏ Bertam –
Malaysia và giàn đất liền PV DRILLING 11 phục vụ cho Cepsa BMS tại Algeria.
- Năm 2019: PV Drilling ký kết thành cơng hợp đồng khoan có thời hạn dài nhất
kể từ khi thành lập đến nay, cung cấp giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm PV
DRILLING V cho chiến dịch khoan của Brunei Shell Petroleum (BSP) tại Brunei.
Hợp đồng này không những chứng minh được năng lực của PV Drilling trong việc

4


quản lý và điều hành các giàn khoan nước sâu và còn là cơ hội để PV Drilling thâm
nhập sâu rộng vào thị trường Brunei cũng như tiến xa hơn vào các thị trường ở các
nước khác để phát triển dịch vụ khoan và các dịch vụ kỹ thuật khác liên quan đến
khoan ở nước ngoài. Ngoài ra, với tổng số 5/6 giàn khoan hoạt động tại các thị trường
nước ngoài, năm 2019 được xem là cột mốc đánh dấu thành công nổi bật của PV
Drilling trong việc thực hiện chiến lược mở rộng thị trường ra nước ngoài.
1.3. Một số thành tựu đạt được:
- Top 100 doanh nghiệp phát triển bền vững việt nam (vbcsd) năm 2016
- Top 10 đơn vị đóng góp cho sự phát triển của hose năm 2016
- Huân chương lao động hạng nhất năm 2011
- Thương hiệu hàng đầu – top brands năm 2016
- Top 10 doanh nghiệp cổ phần hoá tiêu biểu năm 2014
- Doanh nghiệp được ngưỡng mộ nhất trong khối asean năm 2013
- Top 50 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất việt nam năm 2014, 2015, 2016
- Top 50 công ty niêm yết tốt nhất việt nam năm 2013, 2014, 2015
- Nhà thầu khoan dầu khí tốt nhất Châu Á năm 2012, 2013, 2015
- Giải vàng chất lượng quốc gia cho hạng mục doanh nghiệp dịch vụ lớn năm
2015


5


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH, MƠ HÌNH ĐẦU TƯ VÀ
TÀI TRỢ. LẬP DỰ ÁN PHÙ HỢP CHO DOANH NGHIỆP
2.1. Phân tích hiệu quả tài chính trong 3 năm.
2.1.1. Tổng quan cơ cấu tài sản
Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling) có 2 xí
nghiệp trực thuộc và ba chi nhánh hoạt động tại nước ngồi bao gồm: Xí nghiệp Điều
hành Khoan quản lý và vận hành 03 giàn khoan đó là PV Drilling I, II và III ;Xí
nghiệp Dich vụ Đầu tư Khoan Dầu khí ( gọi tắt là ‘PVD Invest’ ) ; Chi nhánh Algeria
thuộc sự quản lý và điều hành trực tiếp của Xí nghiệp Điều hành Khoan, quản lý và
vận hành giàn khoan PV Drilling 11; 2 chi nhánh Myanmar lần lượt được đặt tại
Yangon và KualaLumpur của Myanmar. Hoạt động chính của Tổng Cơng ty bao gồm
cung cấp các loại hình dịch vụ khoan, dịch vụ giếng khoan, dịch vụ đo địa vật lý giếng
khoan, dịch vụ ứng cứu sự cố dầu tràn, cung ứng giàn khoan,vật tư thiết bị khoan,
cung ứng lao động cho các dịch vụ khác liên quan đến ngành cơng nghiệp dầu khí.
Tổng quan tình hình tài sản của PV Drilling giai đoạn 2017-2019
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu

Tài sản
ngắn hạn
Tài sản
dài hạn
Tổng tài
sản

Chênh lệch


2017

2018

2019

6.284.084

5.674.124

15.533.377

21.817.461

2017-2018

2018-2019

Giá trị

%

Giá trị

%

5.704.833

-609.960


-9,71

30.709

0,54

15.329.689

15.186.894

-203.688

-1,31

-142.795 -0,93

21.003.813

20.891.727

-813.648

-3,73

-112.086 -0,53

(Nguồn: Báo cáo tài chính của PV Drilling qua các năm)
Qua bảng trên, ta thấy quy mơ tổng tài sản của PV Drilling có xu hướng giảm
trong giai đoạn 2017-2019. Cụ thể, năm 2018, tổng tài sản giảm 813.468 triệu đồng

(tương ứng giảm 9,71%) so với năm 2017. Sang năm 2019, tổng tài sản giảm 112.086
triệu đồng (tương ứng giảm 0,53%) so với năm 2018, xuống mức là 20.891.727 triệu
đồng.

6


Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn trong giai đoạn này có xu hướng giảm nhanh
từ năm 2017 sang 2018. Năm 2018, tài sản ngắn hạn của PV Drilling giảm 609.960
triệu đồng (tương ứng giảm 9,71%) so với năm 2017. Sang năm 2019, tài sản ngắn hạn
có dấu hiệu tăng thêm nhưng không nhiều 30.709 triệu đồng (tương ứng tăng 0,54%)
so với năm 2018. Bên cạnh đó, tài sản dài hạn cũng có mức giảm nhẹ qua các năm dao
động trong khoảng 200.000 triệu đồng ( tương đương giảm khoảng 1% qua mỗi năm)

Biểu đồ tổng quan cơ cấu tài sản của PV Drilling giai đoạn 2017-2019 (theo %)
Dựa vào biểu đồ trên, ta thấy tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng thấp và có xu hướng
tăng trong khi đó tỉ trọng của tài sản dài hạn cao và có xu hướng giảm trong tổng tài
sản của doanh nghiệp trong giai đoạn 2017-2019. Cụ thể, năm 2017, tỷ trọng tài sản
ngắn hạn chiếm 21,80% tổng tài sản. Năm 2018, con số này tăng lên 27,01% và tiếp
tục tăng đến năm 2019 đạt 27,31%. Tỷ trọng tài sản dài hạn cao, tài sản ngắn hạn thấp
là đặc trưng ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất bởi phải đầu tư nhà xưởng,
máy móc..., mà cụ thể ở Tổng cơng ty PV Drilling là ngành khai thác Dầu khí. Tuy
nhiên doanh nghiệp đang có xu hướng tăng quy mơ tài sản ngắn hạn thông qua doanh
thu và lợi nhuận từ các dịch vụ đi kèm như dịch vụ kỹ thuật giếng khoan, cung cấp
nhân lực, cung cấp vật tư thiết bị…. ngoài việc chỉ cho các dàn khoan làm việc liên
tục. PV Drilling cũng từng bước tham gia đấu thầu nước ngoài cho các dịch vụ mudlogging, kéo thả ống chống…

7



2.1.2.. Tổng quan cơ cấu nguồn vốn
Tổng quan tình hình nguồn vốn của PV Drilling giai đoạn 2017-2019
Năm

Chỉ
tiêu

Chênh lệch

2017

2018

2019

8.344.527

7.153.637

3.905.420

4.439.107

2017-2018

2018-2019

Giá trị

%


Giá trị

%

6.923.266

-1.190.890

-14,27

-230.371

-3,22

2.799.682

2.862.283

-1.105.738

-28,31

62.556

2,24

4.353.955

4.061.003


-85.152

-1,92

-292.952

-6,73

13.850.176

13.968.462

377.272

2,80

118.286

0,85

21.003.813

20.891.727

-813.648

-3,73

-112.086


-0,53

1. Nợ
phải
trả
+ Nợ
ngắn
hạn
+ Nợ
dài hạn
2. Vốn
chủ sở
hữu
Tổng
nguồn
vốn

13.472.90
4

21.817.46
1

(Nguồn: Báo cáo tài chính của PV Drilling qua các năm)
Qua bảng trên, ta thấy rằng quy mô nguồn vốn của PV Drilling trong giai đoạn
2017-2019 giảm qua các năm. Cụ thể, quy mô vốn giảm từ 21.817.461 triệu đồng
(năm 2017) xuống mức 21.003813 (năm 2018) và 20.891.727 triệu đồng (năm 2019).
Trong đó, nơ phải trả giảm mạnh trong giai đoạn 2017-2018. Năm 2018, nợ phải trả
của PV Drilling giảm 1.190.890 triệu đồng (tương ứng giảm 14,27%) so với năm

2017. Sang năm 2019, nợ phải trả giảm ít hơn là 230.371 triệu đồng (tương ứng giảm
3,22%) so với năm 2018, xuống mức 6.923.266 triệu đồng. Nguồn vốn chủ sở hữu của
PV Drilling có dấu hiệu tăng qua các giai đoạn nhưng tăng trưởng giai đoạn 20172018 không nhiều (tăng 2,8%), giai đoạn 2018-2019 vốn chủ sở hữu cũng tăng nhưng
không đáng kể là 118.286 triệu đồng (tương ứng 0,85%)

8


Nguyên nhân là do các nguồn nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của PV Drilling có xu
hướng giảm qua các năm. Nợ ngắn hạn đã giảm mạnh từ 3.905.420 triệu đồng (năm
2017) xuống mức 2.799.682 triệu đồng (năm 2018), giai đoạn 2018-2019 có dấu hiệu
tăng trưởng từ 2.799.682 triệu đồng lên 2.862.283 triệu đồng (tương ứng 2,24%) tuy
nhiên so với giai đoạn 2017-2018 sự tăng trưởng này cũng chưa thể bù lại được nhiều
so với sự giảm sút trước đó. Bên cạnh đó, nợ dài hạn giai đoạn 2018-2019 giảm nhiều
hơn so với giai đoạn 2017-2018, từ 4.439.107 triệu đồng (năm 2017) giảm 85.125 triệu
đồng còn 4.353.955 triệu đồng (năm 2018) và tiếp tục giảm 292.952 triệu đồng đến
năm 2019 nợ dài hạn giảm chỉ còn 4.061.003 triệu đồng. Cùng với đó, nguồn vốn chủ
sở hữu tăng khơng đáng kể như đã phân tích ở trên. Tổng cộng trong giai đoạn từ
2017-2019 chỉ tăng 495.558 triệu đồng.

Biểu đồ tổng quan cơ cấu nguồn vốn của PV Drilling giai đoạn 2017-2019 ( theo%)
Qua biểu đồ ta thấy, trong tổng nguồn vốn, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng
cao nhất và có xu hướng tăng. Cụ thể, tỷ trọng vốn chủ sở hữu năm 2017 là 61,75%,
tăng lên 65,94% năm 2018 và 66,86% năm 2019. Các khoản nợ ngắn hạn của PV
Drilling giảm mạnh từ 17,90% (năm 2017) xuống 13,33% (năm 2018) nhưng giai đoạn
2018-2019 lại có dấu hiệu tăng nhẹ từ 13,33% lên 13,70%, cùng với đó tỷ trong nợ dài
hạn cũng tăng nhẹ từ 20,35% lên 20,73% giai đoạn 2017-2018 tuy nhiên lại giảm ngay
sau đó xuống cịn 19,44% năm 2019. Như vậy, ta thấy đươc rằng nguồn vốn chủ sở
hữu của đang có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do trong giai đoạn 2017-2019, PV


9


Drilling đã ưu tiên tăng số vốn đầu tư của doanh nghiệp để mở rộng quy mô sản xuất,
kinh doanh. Ngoài ra, ta cũng thấy được rằng PV Drilling đang có xu hướng ưu tiên sử
dụng các nguồn tài trợ dài hạn hơn ngắn hạn trong tương lai thông qua việc tăng tỷ
trọng nợ ngắn hạn và giảm tỷ trọng nợ dài hạn giai đoạn 2018-2019.
2.1.3. Các chỉ số tài chính.


Sử dụng tài sản và sử dụng nợ

Chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán
Các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế tốn của PV Drilling cuối năm 2019 khơng có
nhiều biến động so với cuối năm 2018. Trong đó chỉ tiêu tài sản ngắn hạn vượt nợ
ngắn hạn 2 lần, đảm bảo sức khỏe tài chính lành mạnh cho PV Drilling trong những
giai đoạn khó khăn nhất. Khoản nợ dài hạn trên Báo cáo tài chính của PV Drilling chủ
yếu liên quan đến Nợ vay đầu tư giàn khoan PV DRILLING V và PV DRILLING VI;
trong đó 145 triệu USD là khoản vay giàn PV DRILLING VI đã được tái cấu trúc với
thời hạn trả hết nợ đến 2030. Khoản vay giàn PV DRILLING V cũng sẽ được PV
Drilling tiếp tục làm việc với các ngân hàng tài trợ vốn để điều chỉnh lịch trả nợ sau
khi đã ký kết hợp đồng khoan với Brunei Shell Petroleum Company Sendirian Berhad.

10


● Khả năng sinh lời

Cũng như giai đoạn 2016-2018, các chỉ tiêu sinh lời 2019 không cao so với giai
đoạn trước suy thối của thị trường dầu khí. Tuy nhiên điểm sáng là các chỉ tiêu này

vẫn là con số dương. Mặc dù đơn giá cho thuê giàn khoan và các dịch vụ liên quan đến
khoan thấp nhưng PV Drilling vẫn thực hiện dịch vụ cho khách hàng với cam kết cao
nhất về chất lượng và thời gian nhưng vẫn duy trì hiệu suất hoạt động cao và đảm bảo
an toàn. Hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng của PV Drilling cải thiện dần qua các
năm, từ mức 45,2% năm 2016 đã tăng dần lên 90,0% năm 2019.
● Tính thanh khoản
Khả năng thanh toán

ĐVT

2017

2018

2019

% tăng/
giảm

Hệ số thanh toán ngắn

Lần

1,6

2,0

2,0

-1,7%


Lần

1,4

1,8

1,7

-3,1%

TSLĐ - Hàng tồn kho

Tỷ đồng

5,530

4,914

4,869

-0,9%

Nợ ngắn hạn

Tỷ đồng

3,905

2,800


2,862

2,2%

hạn ( hiện hành)
Hệ số thanh toán nhanh

(Khả năng thanh toán của PV Drilling qua các năm)
Có thể thấy rằng trong những năm thử thách của thị trường dầu khí vừa qua, PV
Drilling vẫn duy trì được tình hình tài chính an tồn; khả năng thanh toán ngắn hạn
vẫn ở mức khá cao, vượt xa mức an toàn là 1 lần; cơ cấu vốn hợp lý, an toàn và hiệu

11


quả thể hiện qua chỉ số Nợ/Vốn chủ sở hữu và Nợ/Tổng tài sản lần lượt là 0,50 lần và
0,33 lần . Đạt được điều này chủ yếu nhờ vào các nguồn lực tài chính từ những năm
hoạt động hiệu quả trước đây mà PV Drilling đã dự phòng cho mục tiêu phát triển bền
vững.

Năng lực hoạt động

ĐVT

2017

2018

2019


% tăng/ giảm

Lần

5,0

7,3

5,5

-24,6%

Tỷ đồng

775

757

798

5,4%

Lần

0,2

0,3

0,2


-18,8%

Vịng quay hàng
tồn kho
Hàng tồn kho bình
qn
Doanh thu thuần/
tổng tài sản

Năng lực hoạt động của PV Drilling 2017- 2019
PV Drilling tăng cường quản lý và duy trì sử dụng hiệu quả vật tư, thiết bị tồn
kho. Các công tác bảo trì bảo dưỡng giàn khoan, máy móc thiết bị dịch vụ kỹ thuật
giếng khoan được tối ưu hóa thơng qua quy trình mua sắm hàng hóa, ưu tiên sử dụng
vật tư luân chuyển nội bộ giữa các giàn khoan, giữa các đơn vị để giảm thiểu chi phí
tồn kho, chi phí SXKD.
Có thể nhận xét rằng việc kinh doanh của công ty PV Drilling là khá tốt. Riêng
giai đoạn từ năm 2017-2018 doanh thu và lợi nhuận sau thuế có một bước tiến lớn,
tăng trưởng vơ cùng mạnh. Điều đó đã thể hiện được sự thành công trong các chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2019, khi nền kinh tế có nhiều biến động, khó
khăn dồn dập thì doanh thu có giảm đi một chút, đó cũng được coi là thành công lớn
trong bối cảnh hiện nay. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh doanh, công ti nên có các
chiến lược để thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận
2.2 Phân tích chính sách đầu tư và mơ hình tài trợ của doanh nghiệp trong
giai đoạn 2017-2019.
2.2.1. Chính sách đầu tư
Đầu tư là hoạt động chủ yếu, quyết định sự phát triển và khả năng tăng trưởng
của doanh nghiệp. Trong hoạt động đầu tư, doanh nghiệp bỏ vốn dài hạn nhằm hình

12



thành và bổ sung những tài sản cần thiết để thực hiện những mục tiêu kinh doanh.
Hoạt động này được thực hiện tập trung thông qua việc thực hiện các dự án đầu tư. Dự
án đầu tư là một tập hợp các hoạt động kinh tế đặc thù với các mục tiêu, phương pháp
và phương tiện cụ thể để đạt tới một trạng thái mong muốn. Nội dung của dự án đầu tư
được thể hiện trong luận chứng kinh tế – kỹ thuật, là văn bản phản ánh trung thực,
chính xác về kết quả nghiên cứu thị trường, môi trường kinh tế – kỹ thuật và môi
trường pháp lý, về tình hình tài chính… Để đáp ứng mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản
của chủ sở hữu, doanh nghiệp cần có chiến lược trong việc tìm kiếm và lựa chọn các
dự án đầu tư. Nếu khơng có những ý tưởng mới và dự án đầu tư mới, doanh nghiệp sẽ
không thể tồn tại và phát triển được, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt
hiện nay. Các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường đòi hỏi phải nghiên cứu
kỹ thị trường và có những hoạt động đầu tư thích hợp nhằm gia tăng khả năng cạnh
tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp.
2.2.1.1.Các chính sách đầu tư
- Đầu tư vào công ty con
Khi nhà đầu tư nắm giữ trên 50 % vốn chủ sở hữu (nắm giữ trên 50% quyền biểu
quyết) và có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp
nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động của doanh nghiệp đó. Khi doanh
nghiệp đầu tư khơng cịn quyền kiểm sốt doanh nghiệp con thì ghi giảm khoản đầu tư
vào công ty con. Công ty cổ phần khoan và dịch vụ Khoan Dầu khí PV Drilling đầu tư
cho các công ty con sau: Công ty TNHH MTV Địa Vật lý Giếng khoan Dầu khí (PVD
Logging), Cơng ty TNHH MTV Dịch vụ Giếng khoan Dầu khí (PVD Well Services),
Cơng ty TNHH MTV Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Biển (PVD Offshore), CTCP Thương
mại Dịch vụ Kỹ thuật Khoan Dầu khí PVD (PVD Tech), Cơng ty TNHH MTV Khoan
Dầu khí nước sâu (PVD Deepwater) đều có tỷ lệ vốn chủ sở hữu là 100%; Công ty
Liên doanh PV Drilling Overseas có tỷ lệ vốn chủ sở hữu là 55%; CTCP Đào tạo Kỹ
thuật PVD (PVD Training) có tỷ lệ vốn chủ sở hữu là 52%.
- Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết

Sự phối hợp cùng góp vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư, tỷ lệ
góp vốn của mỗi bên sẽ quyết định tới mức độ tham gia quản lý doanh nghiệp, tỷ lệ lợi
nhuận được hưởng cũng như rủi ro mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu. Công
ty TNHH PV Drilling Expro International (PVD Expro), Công ty TNHH Liên doanh

13


Kỹ thuật giếng khoan PV Drilling và Baker Hughes (PV Drilling - Baker Hughes),
Công ty TNHH Cần ống khoan dầu khí Việt Nam (PVD Tubulars Management), Cơng
ty TNHH Vietubes, Cơng ty TNHH Liên doanh PVD Tech - Oil States Industries
(PVD-OSI), Công ty TNHH Liên doanh-Dịch vụ BJ-PV Drilling.
- Đầu tư vào các giàn khoan thế hệ mới và các máy móc thiết bị cơng nghệ hiện
đại.
2.2.1.2.Tình hình đầu tư giai đoạn 2017-2019

Dựa vào biểu đồ trên ta thấy tình hình đầu tư tăng từ 36,3 tỷ đồng (năm 2017) lên
42,9 tỷ đồng (năm 2018), tuy nhiên từ năm 2018 đến năm 2019 giảm xuống còn 13,13
tỷ đồng tương đương giảm 69,4%, cụ thể như sau:
- Tình hình đầu tư 2017: Đối mặt với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh sụt
giảm do các khó khăn của thị trường dầu khí, cơng tác đầu tư tại PV Drilling được Ban
lãnh đạo xem xét, cân nhắc cẩn trọng nhằm mục đích tối ưu hóa hiệu quả của dự án và
phù hợp với tình thị trường dầu khí. PV Drilling đã tăng cường việc kiểm sốt, nâng
cao cơng tác nghiên cứu thị trường, lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu
khả thi, tạm dừng/giãn các dự án chưa thực sự cần thiết của Công ty mẹ và các Công
ty con trong giai đoạn khó khăn của ngành Dầu khí. Đặc biệt, PV Drilling khuyến
khích và thúc đẩy cán bộ cơng nhân viên thực hiện nghiên cứu khoa học công nghệ,
đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại thơng qua việc sử dụng quỹ phát triển Khoa học
Công nghệ nhằm tiết giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh doanh và sẵn sang
đáp ứng nhu cầu phát triển khi thị trường hồi phục trở lại. Trong năm 2017, tổng số


14


tiền đầu tư cho các dự án là khoảng 36 tỷ đồng, trong đó các tài sản hình thành từ quỹ
phát triển khoa học công nghệ là 27 tỷ đồng cho các máy móc thiết bị sau: máy tiện tự
động CNC, bộ thiết bị trạm bề mặt (E-line)... Các hạng mục đầu tư năm 2017 cụ thể
như sau:
ST
T

Các hạng mục đầu tư năm 2017

Số kế

Số thực

% so với

hoạch

hiện

kế

(tỷ đồng)

(tỷ đồng)

hoạch


A

Các khoản đầu tư chuyển tiếp

82

35

43%

I

Đầu tư của công ty mẹ

17

0

1%

1

Đầu tư trang thiết bị

17

0

1%


1.1

Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro doanh

2

0,2

10%

nghiệp
1.2

ERP Giai đoạn III

6

-

0%

1.3

Ứng dụng Công nghệ 3D VR – Elearning

9

-


0%

vào công tác đào tạo
II

Đầu tư của các đơn vị thành viên

66

35

53%

1

Thiết bị xưởng cơ khí

40

13

32,5%

2

Tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất

1

0,1


13%

1

1

100%

21

19

88%

3

2

82%

lượng theo tiêu chuẩn API Q2
3

Thiết kế xây dựng phần mềm trạm đo
karota khí (Mudlogging software)

4

Mua mới hai bộ thiết bị trạm bề mặt (E-line

Unit) cho dịch vụ đo karota khai thác

5

Thiết bị đào tạo

B

Các khoản đầu tư năm 2017

521

1,3

0%

1

Dự án nâng cấp hệ thống máy chủ

20

-

0%

2

Mua sắm trang thiết bị phục vụ CNTT


9

-

0%

3

Cụm thiết bị khoan (DES) cho giàn PV

447

-

0%

2

0,1

3%

Drilling V
4

Thiết bị khoan và kỹ thuật giếng khoan

15



5

Thiết bị xưởng cơ khí

12

-

0%

6

Mua sàn văn phịng làm việc tại lầu 6 Tòa

19

-

0%

nhà Potroland Tower, Q7-TP.HCM
7

Thiết bị đào tạo

8

-

0%


8

Mua sắm khác

4

1

30%

603

36,3

6%

Tổng cộng

=>Nhận xét: hầu hết việc thực hiện các khoản đầu tư đều giảm so với kế hoạch.
- Tình hình đầu tư 2018: PV Drilling thực hiện các dự án đầu tư theo đúng kế
hoạch được duyệt, khuyến khích sử dụng thiết bị sản xuất trong nước thay thế thiết bị
ngoại nhập đối với các dự án đầu tư. Đẩy mạnh tiến độ các dự án quan trọng và tăng
cường cơng tác kiểm tra, giám sát để tránh tình trạng đầu tư dàn trải, chậm tiến độ,
khơng có hiệu quả, ứ đọng tiền vốn gây lãng phí. PV Drilling thực hiện dụng, giãn các
dự án đầu tư chưa cần thiết trong giai đoạn khó khăn, đảm bảo hiệu quả đầu tư. Bên
cạnh đó, PV Drilling ln khuyến khích cơng tác nghiên cứu khoa học công nghệ, đầu
tư các máy móc thiết bị hiện đại thơng qua việc sử dụng quỹ phát triển Khoa học Công
nghệ nhằm tiết giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh doanh và sẵn sàng đáp ứng
nhu cầu phát triển khi thị trường hồi phục trở lại. Trong năm 2018, tổng số tiền đầu tư

cho các dự án là 42,90 tỷ đồng. Chi tiết như sau:2.5 Công tác đầu tư: HĐQT đã chỉ
đạo dừng, giãn tất cả các dự án đầu tư, thực hiện chủ trương chỉ thực hiện dự án đầu tư
cần thiết, cấp bách và đem lại hiệu quả ngay cho PV Drilling. Năm 2018 PV Drilling
chỉ thực hiện tiếp các dự án đầu tư chuyển tiếp như Dự án ERP giai đoạn 3, Xây dựng
hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp và Bổ sung hệ thống Maximo.

ST
T

Các hạng mục đầu tư năm 2018

Số kế

Số thực

% so với

hoạch

hiện

kế

(tỷ đồng) (tỷ đồng)
A

Các khoản đầu tư chuyển tiếp

97,98


16

40,57

hoạch
41%


I
1.1
1.2

Đầu tư của công ty mẹ
Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro doanh
nghiệp
ERP giai đoạn III

9,03

4,34

48%

0,46

2,24

486%

8,57


0,90

11%

0,00

1,20

41%

41%

Bổ sung đơn vị mua sắm và điều phối vật
1.3

tư cho các giàn khoan trên hệ thống
MAXIMO cho PV Drilling

II

Đầu tư của các đơn vị thành viên

88,95

36,23

1

Thiết bị xưởng cơ khí


0,00

2,44

5,00

0,00

0%

10,00

0,00

0%

0,00

0,44

2
3
4

Xây dựng văn phịng PV Drilling tại Tp.
Vũng Tàu
Sửa chữa, cải tạo cảng cơ khí
Tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn API Q2


5

Thiết bị kéo để chống công nghệ cao CRTI

62,10

16,63

27%

6

Thiết bị khoan và kỹ thuật giếng khoan

9,29

0,00

0%

0,00

14,95

7

Mua mới hai bộ thiết bị trang bảo mật (Eline Unit) cho dịch vụ do karota

8


Thiết bị đào tạo

2,65

1,77

67%

B

Các khoản đầu tư năm 2018

11,00

2,33

21%

1

Thiết bị đào tạo

7,00

1,03

15%

2


Mua sắm khác

4,00

1,30

33%

108,98

42,90

39%

Tổng cộng

- Tình hình hoạt động đầu tư 2019: Ngay từ đầu giai đoạn thị trường dầu khí gặp
nhiều khó khăn, PV Drilling đã tạm dừng/giãn các dự án đầu tư chưa thực sự cần thiết
để tránh lãng phí về nguồn lực, đồng thời tăng cường việc kiểm sốt, nâng cao cơng
tác nghiên cứu thị trường, lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi
theo đúng các quy định hiện hành. Vì vậy, trong năm 2019, PV Drilling khơng đầu tư

17



×