Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Thành công khởi nguồn từ cách suy nghĩ (Phần 3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.76 KB, 10 trang )

Thành công khởi nguồn từ cách suy nghĩ
(Phần 3)

Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, khi được hỏi về cảm nhận của
mình liên quan đến việc ra đời liên tiếp của hàng triệu album cùng danh tiếng đang
nổi như cồn, nữ ca sĩ tài ba Celine Dion đã rất tự tin trả lời rằng cô không hề bất ngờ
vì từ khi mới lên năm tuổi, cô đã hình dung trước được sự thành công của mình. Cô đã
nhìn thấy trước con đường đi đến vinh quang, con đường mang cô đến với hạnh phúc
và sự nổi tiếng. Celine Dion đã không hề tỏ ra kiêu kỳ khi phát biểu như vậy vì tất cả
chúng ta đều biết, để có được vinh quang cùng sự nổi tiếng đó, ngoài tài năng, cô đã
phải nỗ lực không ngừng Cô biết nắm bắt sức mạnh của trí tưởng tượng, của ước mơ
và hình dung thật rõ những gì mà mình mong ước
BÀI 3: HÌNH DUNG CON ĐƯỜNG ĐẾN THÀNH CÔNG
Khi bạn định hình một cách rõ ràng mục tiêu
trong tâm trí, bạn mới có thể hoàn thành mục tiêu ấy.
- Alex Morrison
Một số vận động viên thể thao nổi tiếng thế giới cũng vận dụng sức mạnh của
trí tưởng tượng để hình dung ra chính xác những gì mà họ sẽ thể hiện khi thi đấu hay
biểu diễn.
Nhưng sức mạnh của trí tưởng tượng không phải chỉ dành riêng cho các ca sĩ,
vận động viên hay diễn viên mà dành cho tất cả mọi chúng ta. Nưng điều tạo nên sự
khác biệt chính là khả năng nắm bắt và vận dụng sức mạnh ấy.
Trí tưởng tượng của chúng ta chính là những hình ảnh của tinh thần hay nội
tâm. Tâm trí chúng ta lưu giữ những hình ảnh về các mối quan hệ xã hội, về các mức
độ thành công trong công việc mà chúng ta đạt được hay cụ thể hơn, về một khoản tiền
mà ta dành dụm, tích cóp được, vv và vv…Những hình ảnh này được hình thành và
lưu giữ trong tâm trí ngay từ khi chúng ta vừa chớm nhận biết được cuộc sống xung
quanh. Thuở thiếu thời, nếu chúng ta thường bị người lớn phê bình, mắng mỏ hay chỉ
trích hoặc nếu như ta tự coi thường bản thân mình, tư tưởng chúng ta sẽ ghi nhận một
cách vô thức những hình ảnh cùng cảm nhận của ta về các sự kiện đó.Vì vậy, mọi
hành động của chúng ta được coi là bản sao của những tư tưởng đó.


Trí tưởng tưởng quan trọng hơn tầm
hiểu biết.
- Albert Einstein
Có thể bạn vẫn còn chưa quên những lời chỉ trích, phê bình của giáo viên thời
tiểu học. Chắc hẳn lúc đó bạn cảm thấy hổ thẹn với các bạn cùng lớp. Và sau này, khi
phải thuyết trình trước đám đông hay phải trao đổi ý kiến với một số người cụ thể nào
đó, bạn hay tìm cách lảng tránh và im lặng…. Phản ứng tiêu cực này của bạn xảy ra,
chỉ vì lúc đó bạn nhớ lại một cách vô thức bạn đã đau khổ thế nào khi bị phê bình
trước lớp. Những hình ảnh đó vẫn còn lưu giữ trong tâm trí bạn và đã tác động đến
những hành động trong hiện tại của bạn.
Điều đáng nói là rất nhiều người trong chúng ta cứ ôm khư khư mãi những kỷ
niệm thời trẻ dại ấy và để nó chi phối mọi hành động, tạo nên những kết quả không tốt,
không tương xứng với khả năng thực sự của ta. Sau đây là một vài phương pháp giúp
chúng ta biết cách áp dụng sức mạnh của trí tưởng tượng để góp phần làm thay đổi
cuộc sống.

Chịu trách nhiệm về những hình ảnh tinh thần của mình
Không phải tất cả những hình ảnh tinh thần của chúng ta đều được hình thành
từ thời thơ ấu. Bạn vẫn không ngừng tạo ra những hình ảnh như vậy dựa vào các sự
kiện xảy ra trong cuộc đời của bạn. Điều quan trọng mà tôi muốn các bạn ghi nhận là
chỉ có bạn mới có thể kiểm soát được những hình ảnh tinh thần trong tâm trí bạn.
Hãy thử làm một thí nghiệm đơn giản bằng cách nghĩ đến một thùng đầy các
loại kem mà bạn ưa thích. Hình ảnh thùng kem đã có trong tâm trí của bạn chưa? Tôi
tin chắc là có.
Tiếp theo hãy nghĩ đến một con voi. Bạn nghĩ rằng con voi đó có màu hồng.
Trong một tích tắc thôi, bạn đã thấy ngay con voi màu hồng rồi đúng không? Rồi bạn
thử nhớ lại hình ảnh của thùng kem trước đó. Rất dễ phải không? Và bạn có hình dung
ra được hình ảnh của con voi không? Đương nhiên là có.
Bạn đã hiểu được điều mà tôi muốn nói chưa? Bạn kiểm soát được những hình
ảnh mà bạn tạo thành trong tâm trí. Do đó, nếu bạn quyết định một cách ý thức rằng

mình phải nhớ đến một hình ảnh nào, tâm trí của bạn sẽ lục tìm trong ký ức để lấy ra
những hình ảnh cũ đã từng được lưu giữ.
Thay đổi ý nghĩa của những hình ảnh cũ
Những điều phân tích ở trên không có nghĩa rằng bạn phải chối bỏ những gì đã
xảy ra trong quá khứ, cho dù những điều đó có đau buồn hay đáng hổ thẹn đến thế nào.
Cũng giống như bạn không thể thay đổi thực tế rằng bạn đã bị các thầy cô chỉ trích
thời đi học. Tuy vậy, bạn hoàn toàn có thể thay đổi cách suy nghĩ , cách diễn giải về
các sự kiện này.
Nếu như bạn bị ai đó phê bình, thay vì cứ khăng khăng nghĩ rằng “tôi không
thể làm được việc này”, “thật là tồi tệ”, “tôi đúng là đứa vô tích sự”, … tại sao bạn lại
không thử suy nghĩ khác đi, chẳng hạn như: “tôi chỉ phạm sai lầm lần này thôi”,
“không ai hoàn thiện cả”, “ai cũng sẽ có một đôi lần sai lầm như vậy”…Những ý nghĩ
tiêu cực diễn ra trong một thời khắc nào đó thuở thiếu thời đã đeo bám bạn một cách
vô thức cho đến khi bạn trưởng thành khôn lớn. Một ông giáo có thể phê bình chỉ trích
bạn, nhưng điều đó không có nghĩa rằng trí thông minh hay giá trị con người bạn đang
bị hạ thấp đi. Mỗi người đều có những nhận xét riêng của mình và có thể vào thời
điểm đó nhận xét của họ là đúng đắn, nhưng nó không thể là đại diện để khái quát toàn
bộ giá trị con người bạn.


Tạo nên những hình ảnh mới
Bạn hoàn toàn có thể tạo ra những hình ảnh tinh thần mới một khi bạn thật sự
muốn vậy. Chính tư tưởng và suy nghĩ của bạn sẽ giới hạn hoặc phát triển hành động
của bạn.
Như bạn đã biết, phần đông chúng ta thường hay cảm thấy lo lắng, bối rối khi
phải phát biểu hay thuyết trình trước đám đông. Một vài khảo sát đã cho thấy, đối với
nhiều người, đó chính là nỗi lo lớn nhất. Khi được hỏi điều gì khiến họ lo ngại đến thế
khi phải thuyết trình trước đám đông, đa số câu trả lời mà tôi nhận được là bởi do họ
luôn hình dung trong đầu rằng mỗi lần như thế họ sẽ mất bình tĩnh, xuống tinh thần và
có thể quên mất những gì định nói. Họ e ngại mọi người sẽ không hưởng ứng bài diễn

thuyết của họ. Nói chung, họ hình dung mọi rủi ro có thể xảy đến đồng thời phức tạp
hóa mọi chuyện một cách không cần thiết. Và nếu như vẫn cứ tiếp tục lưu giữ hình
ảnh tinh thần tiêu cực này trong tâm trí, chắc chắn sẽ chẳng bao giờ họ có thể trở
thành những thuyết trình gia cừ khôi cả.
Thay vì vậy, hãy thử tưởng tượng ra trong đầu bạn một hình ảnh nào đó, ví dụ
như hình ảnh bạn đang đứng trên khán đài và phát biểu một cách hào hứng, tự tin .
Phía dưới khán đài, các thính giả đang say sưa chăm chú theo dõi như muốn nuốt từng
lời của bạn. Phong thái của bạn lịch sự, đàng hoàng, giọng nói của bạn truyền cảm, ấm
áp. Bạn kể một câu chuyện vui và mọi người đều thích thú cười. Khi bạn kết thúc buổi
thuyết trình, những tràng pháo tay vang lên và kéo dài không dứt. Người ta xô nhau
đến chúc mừng và tặng hoa cho bạn. Những lời ngợi khen, ca tụng có cánh của đám
đông cùng với men say của hào hứng làm bạn ngất ngây…Cứ thử tưởng tượng như
vậy đi và thử hỏi mình xem có phải là bạn trong giấc mơ tưởng tượng của mình
không? Và nếu đúng thì tại sao bạn lại không dám nghĩ rằng sẽ có ngày mình được
người khác ngưỡng mộ, chúc mừng như vậy? Tôi cho rằng, hình ảnh tưởng tượng này
sẽ giúp bạn tự tin và có động lực để hoàn thành tốt vai trò của một diễn giả.
Tuy nhiên, những hình ảnh tinh thần đó không thể trở thành hiện thực chỉ sau
một cái vươn vai. Bạn phải kiên trì và không ngừng cố gắng để hướng mọi hoạt động
của mình tới những hình ảnh mà bạn đã hình dung để rồi từ đó bạn tìm được cho mình
cách thực hiện nó.

Hình dung sự thành công trong kinh doanh
Nếu bạn đang kinh doanh môt sản phẩm hay dịch vụ nào đó, điều làm bạn cảm
thấy mình thành công là khi giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ đến với khách hàng, bạn
được họ hết lòng ủng hộ . Nhưng nếu mọi chuyện diễn ra không suôn sẻ như mong
muốn, bạn sẽ cảm thấy thất vọng về chính mình và tự đổ lỗi cho bản thân rằng mình
không phải là một người bán hàng chuyên nghiệp. Chính cảm giác này sẽ làm giảm
năng suất cũng như hiệu quả làm việc của bạn. Bạn bị những tư tưởng tiêu cực như
vậy chi phối mọi hoạt động và sẽ trượt dài từ thất bại này sang thất bại khác.
Vậy thì, mỗi khi chuẩn bị gặp khách hàng bạn hãy thử tiên lượng trước những

gì sẽ xảy ra trong buổi gặp mặt đó. Bạn muốn buổi gặp mặt sẽ diễn ra như thế nào?
Bạn sẽ trình bày và giới thiệu điều gì cho khách hàng? Bạn có đưa ra những lợi nhuận
hay tiện ích mà khách hàng được hưởng khi sử dụng dịch vụ và sản phẩm của bạn? Tỉ
lệ thành công sẽ là bao nhiêu?
Bạn có khả năng kiểm soát những hình ảnh
đang chiếm hữu tâm trí bạn.

×