Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Luận văn - Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng Đông Á- chi nhánh Kiên Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 116 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỤC LỤC </b>


<b>Chương 1.MỞ ĐẦU...1 </b>


<b>1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu...1 </b>


<b>1.2. Mục tiêu nghiên cứu. ...2 </b>


<b>1.2.1.Mục tiêu chung. ...2 </b>


<b>1.2.2.Mục tiêu cụ thể. ...2 </b>


<b>1.3. Phạm vi nghiên cứu. ...3 </b>


<b> 1.3.1.Không gian. ...3 </b>


<b> 1.3.2.Thời gian...3 </b>


<b> 1.3.3.Đối tượng nghiên cứu ...3 </b>


<b>1.4. Lược khảo tài liệu. ...3 </b>


<b>CHƯƠNG 2.PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.4 </b>
<b>2.1. Phương pháp luận...4 </b>


<b>2.1.1. Một số vấn đề về tín dụng...4 </b>


<b>2.1.1.1.Một số khái niện cơ bản...4 </b>


<b>2.1.1.1.1 Doanh số cho vay...4 </b>



<b>2.1.1.1.2. Doanh số thu nợ ...4 </b>


<b>2.1.1.1.3. Dư nợ...4 </b>


<b>2.1.1.1.4. Nợ quá hạn...5 </b>


<b>2.1.1.2. Khái niệm về tín dụng và phân loại tín dụng. ...5 </b>


<b>2.1.1.2.1.Khái niệm về tín dụng...5 </b>


<b>2.1.1.2.2. Phân loại tín dụng. ...6 </b>


<b>2.1.1.2.2.1. Tín dụng ngắn hạn...6 </b>


<b>2.1.1.2.2.2 Cho vay trung hạn ...6 </b>


<b>2.1.1.2.2.3 Cho vay dài hạn ...6 </b>


<b>.2.1.1.3. Chức năng của tín dụng... 6 </b>


<b> 2.1.1.3.1. Tập trung, phân phối lại vốn tiền tệ trên cơ sở có hồn trả .6 </b>
<b> 2.1.1.3.2. Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thong ...6 </b>


<b> 2.1.1.3.3. Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế.... 7 </b>


<b>2.1.1.4. Mặt tiêu cực của tín dụng. ...8 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>2.1.1.6. Nguyên tắc tín dụng. ...9 </b>


<b>2.1.1.6.1 Vốn vay được đảm bảo bằng các nguồn vốn tương đương. ...9 </b>



<b>2.1.1.6.2 Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã cam kết. ....10 </b>


<b>2.1.1.6.3 Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi...10 </b>


<b>2.1.2. Rủi ro tín dụng...10 </b>


<b>2.1.2.1. Khái niệm ...10 </b>


<b>2.1.2.2. Hậu quả của rủi ro tín dụng...10 </b>


<b>2.1.3. Đảm bảo tín dụng ...11 </b>


<b>2.1.3.1. Khái niệm ...11 </b>


<b>2.1.3.2. Vai trò của đảm bảo tín dụng ...11 </b>


<i><b>2.1.3.3. Các hình thức bảo đảm tín dụng ...12 </b></i>


<b>2.1.4. Quan niệm về chất lượng tín dụng ...12 </b>


<b>2.1.5. Vai trị tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại </b>
<b>trong nền kinh tế thị trường ...14 </b>


<b> 2.1.5.1. Đối với các doanh nghiệp ...14 </b>


<b>2.1.5.2. Đối với nền kinh tế. ...15 </b>


<b>2.1.5.3. Đối với hoạt động của ngân hàng thương mại ...15 </b>



<b>2.2. Phương pháp nghiên cứu ...16 </b>


<b>2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ...16 </b>


<b>2.2.2. Phương pháp phân tích...16 </b>


<b>CHƯƠNG 3.KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN </b>
<b>ĐÔNG Á CHI NHÁNH KIÊN GIANG ...19 </b>


<b>3.1. Khái quát về ngân hàng Đông Á- chi nhánh Kiên Giang ...19 </b>


<b>3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển...19 </b>


<b>3.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hang ...20 </b>


<b>3.1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý ...20 </b>


<b>3.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ các phịng ban ...21 </b>


<b>3.1.3. Qui trình cho vay của ngân hàng...27 </b>


<b>3.1.4. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng...28 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Chương 4.PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VA DÀI HẠN </b>


<b>TẠI NGÂN HÀNG ĐƠNG Á- CHI NHÁNH KIÊN GIANG...36 </b>


<b>4.1 Phân tích tình hình sử dụng vốn và huy động vốn ...36 </b>


<b>4.1.1. phân tích nguồn vốn của ngân hàng ...36 </b>



<b>4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn...38 </b>


<b>4.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn của ngân hàng ...41 </b>


<b>4.2.1. Phân tích chung tình hình sử dụng vốn...41 </b>


<b>4.2.1.1. Doanh số cho vay ...43 </b>


<b>4.2.1.2. Doanh số thu nợ. ...48 </b>


<b>4.2.1.3. Dư nợ...52 </b>


<b>4.2.1.4. Nợ quá hạn...57 </b>


<b>4.1.1.5. Các chỉ tiêu hiệu quả tín dụng của ngân hàng ...60 </b>


<b>4.2.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn dài hạn theo mục đích vay ...63 </b>


<b>4.2.2.1. Phân tích doanh số cho vay dài hạn theo mục đích vay ...63 </b>


<b>4.2.2.2. Phân tích doanh số thu nợ dài hạn theo mục đích vay...65 </b>


<b>4.2.2.3. Phân tích dư nợ dài hạn theo mục đích vay ...68 </b>


<b>4.2.2.4. Phân tích nợ quá hạn dài hạn theo mục đích vay ...70 </b>


<b> 4.2.2.5. Các chỉ tiêu hiệu quả tín dụng dài hạn của ngân hàng...72 </b>


<b>4.2.3. Phân tích tình hình sử dụng vốn trung hạn theo mục đích vay...74 </b>



<b>4.2.3.1. Phân tích doanh số cho vay trung hạn theo mục đích vay....74 </b>


<b>4.2.3.2. Phân tích doanh số thu nợ trung hạn theo mục đích vay...76 </b>


<b>4.2.3.3. Phân tích dư nợ trung hạn theo mục đích vay ...78 </b>


<b>4.2.3.4. Phân tích nợ quá hạn trung hạn theo mục đích vay...80 </b>


<b> 4.2.3.5. Các chỉ tiêu hiệu quả tín dụng trung hạn của ngân hàng ....82 </b>


<b>4.2.4. Phân tích tình hình sử dụng vốn ngắn hạn theo mục đích vay ...84 </b>


<b>4.2.4.1. Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích vay...84 </b>


<b>4.2.4.2. Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn theo mục đích vay...87 </b>


<b>4.2.4.3. Phân tích dư nợ ngắn hạn theo mục đích vay ...89 </b>


<b>4.2.4.4. Phân tích nợ quá hạn ngắn hạn theo mục đích vay...92 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Chương 5.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP </b>
<b>NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI </b>


<b>NGÂN HÀNG ĐÔNG Á- CHI NHÁNH KIÊN GIANG...97 </b>


<b>5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng trung và dài hạn...97 </b>


<b>5.1.1. Các yếu tố thuộc môi trường tác nghiệp. ...97 </b>



<b>5.1.1.1. Tình hình kinh tế xã hội ...97 </b>


<b>5.1.1.2. Đối thủ cạnh tranh. ...98 </b>


<b> 5.1.1.3. Chính sách của chính phủ ... 99 </b>


<b>5.1.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong ngân hàng. ...100 </b>


<b>5.2. Một số giải pháp đối với hoạt động tín dụng chung và hoạt động tín </b>
<b>dụng trung và dài hạn của ngân hàng Đông Á- chi nhánh Kiên Giang ...101 </b>


<b>5.2.1. Giải pháp đối với hoạt động tín dụng chung. ...101 </b>


<b>5.2.2. Giải pháp đối với hoạt động tín dụng trung và dài hạn ...102 </b>


<b>Chương 6.KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN...105 </b>


<b>6.1. Kết luận...105 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b> </b>


<b>DANH MỤC HÌNH VÀ DANH MỤC BẢNG </b>


<b>Danh mục hình </b>


Hình 1: Bộ máy tổ chức của ngân hàng Đơng Á – chi nhánh Kiên Giang...20


Hình 2. Qui trình cho vay ...27


Hình 3. Kết quả kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm ( 2006 – 2008 ) ...30



Hình 4. Kết quả kinh doanh của ngân hàng qua 2 quý đầu năm 2008 – 2009. ...33


<b>Danh mục bảng. </b>
Bảng 01. Kết quả kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm ( 2006 – 2008 )...29


Bảng 02. Kết quả kinh doanh của ngân hàng qua quý I năm 2008 – 2009. ...33


Bảng 03. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng trong ba năm 2006-2008...36


Bảng 04. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng trong quý I năm 2008-2009 ...38


Bảng 05. Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm (2006- 2008) ...39


Bảng 06. Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua quý I năm 2008-2009...41


Bảng 07. Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng qua 3 năm (2006- 2008)...42


Bảng 08. Tình hình sử dụng nguồn vốn của ngân hàngqua quý I của năm
2008-2009. ...43


Bảng 09. Doanh số cho vay theo mục đích vay của ngân hàng trong ba năm
2006-2008. ...44


Bảng 10. Doanh số cho vay theo mục đích vay của ngân hàng trong quý I năm
2008-2009. ...47


Bảng 11. Doanh số thu nợ theo mục đích vay của ngân hàng từ năm
2006-2008. ...48



Bảng 12. Doanh số thu nợ theo mục đích vay của ngân hang trong quý I năm
2008-2009. ...51


Bảng 13. Dư nợ theo mục đích vay của ngân hàng từ 2006-2008. ...53


Bảng 14. Dư nợ theo mục đích vay của ngân hàng quý I năm 2008-2009. ...55


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

(2006-2008). ...61
Bảng 18. Các tỷ số trong hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng qua quý I của
năm 2008-2009. ...62
Bảng 19. Doanh số cho vay dài hạn theo mục đích cho vay của ngân hàng trong ba
năm (2006-2008)...64
Bảng 20. Doanh số cho vay dài hạn theo mục đích cho vay của ngân hàng trong quý
I năm (2008-2009) ...65
Bảng 21. Doanh số thu nợ dài hạn theo mục đích cho vay của ngân hàng trong ba
năm (2006-2008)...66
Bảng 22. Doanh số thu nợ dài hạn theo mục đích cho vay của ngân hàng trong quý I
năm (2008-2009)...67
Bảng 23. Dư nợ dài hạn theo mục đích cho vay của ngân hàng trong ba năm


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

(2006-2008). ...78
Bảng 34. Dư nợ trung hạn theo mục đích cho vay của ngân hàng trong quý I năm
(2008-2009) ...79
Bảng 35. Nợ quá hạn trung hạn theo mục đích cho vay của ngân hàng trong ba năm
(2006-2008). ...80
Bảng 36. Nợ quá hạn trung hạn theo mục đích cho vay của ngân hàng trong quý I
năm (2008-2009)...81
Bảng 37. Các tỷ số trong hiệu quả hoạt động tín dụng trung hạn của ngân hàng qua
ba năm (2006-2008)...82
Bảng 38. Các tỷ số trong hiệu quả hoạt động tín dụng trung hạn của ngân hàng qua


quý I của năm 2008-2009. ...83
Bảng 39. Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích cho vay của ngân hàng trong ba
năm (2006-2008)...84
Bảng 40. Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích cho vay của ngân hàng trong
quý I năm 2008-2009...86
Bảng 41. Doanh số thu nợ ngắn hạn theo mục đích cho vay của ngân hàng trong ba
năm (2006-2008)...87
Bảng 42. Doanh số thu nợ ngắn hạn theo mục đích cho vay của ngân hàng trong quý
I năm 2008-2009...88
Bảng 43. Dư nợ ngắn hạn theo mục đích cho vay của ngân hàng trong ba năm
(2006-2008). ...89
Bảng 44. Dư nợ ngắn hạn theo mục đích cho vay của ngân hàng trong


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>Chương 1 </b>
<b>MỞ ĐẦU </b>


<b>1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu </b>


Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là


“gia nhập WTO” nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, nhà nước
có nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trong nước và không ngừng
cải thiện môi trường đầu tư nên ngày càng nhiều doanh nghiệp được thành lập và
mở rộng kinh doanh, nhu cầu về vốn cho nền kinh tế tăng lên. Doanh nghiệp
muốn phát triển phải đầu tư công nghệ, tuy nhiên, hiện nay mức đầu tư này đang
bị chững lại bởi nhiều nguyên nhân khác nhau mà một trong những nguyên nhân
quan trọng nhất là vấn đề về vốn. Có thể nói vốn là tiền đề, là cơ sở đầu tiên để
các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh và đổi mới công nghệ, trong đó
doanh nghiệp thiếu vốn nhất là vốn trung và dài hạn để đầu tư vào việc tăng
cường cơ sở vật chất kỹ thuật và đổi mới cơng nghệ . Các doanh nghiệp có thể


tạo vốn bằng nhiều cách khác nhau: có thể tích luỹ từ sản xuất kinh doanh, huy
động vốn, liên doanh liên kết, vay mượn hay chiếm dụng vốn từ các doanh
nghiệp khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

hợp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh
tế và dân cư.


Hoạt động tín dụng nói chung của các NHTM là rất nhạy cảm đối với nền
kinh tế và có thể nói nó là một kênh chủ lực cung ứng vốn cho nền kinh tế của
mỗi quốc gia. Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm qua kinh tế
Kiên Giang có những chuyển biến rất tích cực, đời sống của người dân dần dần
được cải thiện, mức sống được nâng cao cả về chất lượng và tinh thần, cơ sở hạ
tầng từng bước được cải thiện, các khu công nghiệp và đô thị mới được hình
thành, các cơng ty ngày một đầu tư nhiều hơn. Để đạt được những thành cơng đó
phải kể đến vai trị của các NHTM nói chung và của Ngân hàng Đơng Á nói
riêng. Nhận định điều đó, cộng với những kiến thức có được trong q trình
nghiên cứu thực tập tại ngân hàng Đông Á- chi nhánh Kiên Giang em chon đề
tài “ Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng Đông Á- chi
nhánh Kiên Giang” để biết được những tồn tại của hoạt động tín dụng trung và
dài hạn của ngân hàng. Từ đó, đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng.


<b>1.2. Mục tiêu nghiên cứu </b>
<b>1.2.1. Mục tiêu chung </b>


Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn ở ngân hàng Đông Á- chi
nhánh Kiên Giang, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng.


<b>1.2.2. Mục tiêu cụ thể </b>



- Mục tiêu 1: Phân tích cơ cấu nguồn vốn tại ngân hàng qua ba năm 2006-2008
và quý I-2009.


- Mục tiêu 2: Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng bao gồm tình hình về
vốn huy động, sử dụng vốn …, từ đó có thể đánh giá sơ lược về hoạt động tín
dụng của ngân hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Mục tiêu 4: Đánh giá hiệu quả tín dụng trung và dài hạn thơng qua một số chỉ
tiêu như dư nợ bình qn, vịng quay vốn tín dụng, tỉ lệ nợ quá hạn, hệ số thu nợ.
Từ đó đề xuất một số giải pháp đối với hoạt động tín dụng nhằm nâng cao và mở
<b>rộng hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. </b>


<b>1.3. Phạm vi nghiên cứu </b>
<b>1.3.1. Không gian </b>


<b>Đề tài được thực hiện tại chi nhánh ngân hàng Đông Á tỉnh Kiên Giang </b>
<b>1.3.2. Thời gian </b>


Số liệu trong đề tài được sử dụng là số liệu trong ba năm 2006, 2007, 2008
và quý I-2009.


<b>1.3.3. Đối tượng nghiên cứu </b>


Đề tài nghiên cứu về thực trạng và hiệu quả trong hoạt động tín dụng trung
và dài hạn tại ngân hàng Đơng Á – chi nhánh Kiên Giang, từ đó đưa ra các kiến
nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn.


<b>1.4. Lược khảo tài liệu </b>



Một số nghiên cứu dưới đây liên quan đến đề tài gồm có:


+ Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng Phát triển Nhà
Đồng Bằng Sơng Cửu Long tại huyện Bình Minh – Vĩnh Long. Tác giả Phạm
Thị Ngọc Đăng, 2007: nội dung là tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến việc huy
động vốn tại ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như đáp ứng
được nhu cầu vốn vay cho nhân dân cụ thể sẽ đi vào phân tích tình hình huy động
vốn và cho vay vốn của Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sơng Cửu Long
tại huyện Bình Minh – Vĩnh Long, từ đó kiến nghị biện pháp để khắc phục
những vấn đề tồn động trọng việc huy động vốn và cho vay vốn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>CHƯƠNG 2 </b>


<b>PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>


<b>2.1. Phương pháp luận </b>


<b>2.1.1. Một số vấn đề về tín dụng </b>


<b>2.1.1.1. Một số khái niện cơ bản </b>
<b>2.1.1.1.1 Doanh số cho vay. </b>


Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức
tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng
trưởng của doanh số cho vay thể hiện qui mô tăng trưởng của cơng tác tín dụng.
Nếu Ngân hàng có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn nhiều
lần so với các Ngân hàng có nguồn vốn nhỏ. Do bản chất của hoạt động tín dụng
Ngân hàng là “Đi vay để cho vay”. Vì thế với nguồn vốn huy động được trong
mỗi năm Ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó
thật hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn.



<b>2.1.1.1.2. Doanh số thu nợ. </b>


Là tồn bộ các món nợ mà Ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của
Ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước. Doanh số cho vay chỉ phản ánh
số lượng và qui mơ tín dụng của Ngân hàng chứ chưa phản ảnh được hiệu quả sử
dụng vốn của Ngân hàng cũng như đơn vị vay vốn, vì hiệu quả sử dụng vốn được
thể hiện ở việc trả nợ vay của khách hàng. Nếu khách hàng luôn trả nợ đúng hạn
cho Ngân hàng thì chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng vốn vay của mình một cách
có hiệu quả, có thể luân chuyển được nguồn vốn một cách dễ dàng. Một trong
những nguyên tắc trong hoạt động tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả vốn
gốc và lãi theo đúng hạn định đã thỏa thuận. Như vậy doanh số thu nợ cũng là
một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cơng tác tín dụng trong từng thời kỳ.


<b>2.1.1.1.3. Dư nợ. </b>


Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó Ngân hàng hiện còn
cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản Ngân hàng cần phải thu về.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

thu hồi về. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về qui mô hoạt động
tín dụng trong từng thời kỳ. Đây là một chỉ tiêu khơng thể thiếu khi nói đến hoạt
động tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ quá
hạn sẽ cho phép ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng của
Ngân hàng. Nhìn chung, các Ngân hàng có mức dư nợ cao thường là các Ngân
hàng có qui mơ hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng.


<b>2.1.1.1.4. Nợ quá hạn. </b>


Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được
cho Ngân hàng, không có ngun nhân chính đáng thì Ngân hàng sẽ chuyển từ


tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ
tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng.


Nợ quá hạn là những khoản nợ đã đến kỳ hạn trả nhưng chưa được thanh toán
và Ngân hàng đã làm thủ tục chuyển sang nợ quá hạn. Một Ngân hàng có tỷ lệ nợ
quá hạn so với tổng dư nợ cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng qui
mơ tín dụng. Cùng với doanh số thu nợ, nợ quá hạn cũng phản ánh hiệu quả sử
dụng vốn và chất lượng tín dụng của Ngân hàng.


<b>2.1.1.2. Khái niệm về tín dụng và phân loại tín dụng </b>
<b>2.1.1.2.1.Khái niệm về tín dụng </b>


Tín dụng là sự vay mượn vì tín dụng là một sự chuyển nhượng kịp thời một
lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử
dụng, sau đó hồn trả với một lượng lớn hơn. Trong thực tế, hoạt động tín dụng
rất phong phú, đa dạng. Nhưng hoạt động được gọi là hoạt động tín dụng nếu nó
hội đủ ba yếu tố sau:


- Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang
người khác.


- Sự chuyển giao này chỉ mang tính tạm thời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>2.1.1.2.2. Phân loại tín dụng. </b>
<b>2.1.1.2.2.1. Tín dụng ngắn hạn </b>


Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được dùng để cho vay bổ
sung thiếu hụt tạm thời vốn huy động như: mua sắm nguyên vật liệu, vật tư hàng
hóa phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.



<b>2.1.1.2.2.2 Cho vay trung hạn </b>


Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, thường được vay để mua
sắm tài sản cố định, hiện đại hóa trang thiết bị.


<b>2.1.1.2.2.3 Cho vay dài hạn </b>


Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, thường được sử dụng để đáp ứng cho
nhu cầu cơ bản, các chương trình có quy mơ lớn.


<b>2.1.1.3. Chức năng của tín dụng </b>


<b> 2.1.1.3.1. Tập trung, phân phối lại vốn tiền tệ trên cơ sở có </b>
<b>hồn trả </b>


Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai quá trình thống nhất
trong sự vận hành của hệ thống tín dụng. Ở đây, sự có mặt của tín dụng được
xem như chiếc cầu nối giữa các nguồn cung - cầu về vốn tiền tệ.


Thơng qua chức năng này, tín dụng đã trực tiếp tham gia điều tiết các
nguồn vốn tạm thời thừa từ các cá nhân, các tổ chức kinh tế để bổ sung kịp thời
cho những doanh nghiệp, nhà nước hay các cá nhân đang gặp thiếu hụt về vốn.
Hay nói cách khác: Ở khâu tập trung, tín dụng là nơi tập hợp những nguồn vốn
tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, còn ở khâu phân phối lại vốn tiền tệ - tín dụng là
nơi đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, các cá nhân và cho cả ngân sách.


<b> 2.1.1.3.2. Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thơng </b>
Nhờ hoạt động tín dụng mà có thể phát huy chức năng tiết kiệm tiền
mặt và chi phí lưu thơng cho xã hội, điều này thể hiện qua các mặt sau:



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

như trước đây và tiền giấy như hiện nay) nhờ đó làm giảm bớt các chi phí có liên
quan như: in tiền, đúc tiền, vận chuyển và bảo quản tiền.


- Với sự hoạt động của tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngân hàng, đã mở
ra một khả năng lớn trong việc mở tài khoản và giao dịch thanh tốn thơng qua
ngân hàng dưới các hình thức chuyển khoản và bù trừ cho nhau. Cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của tín dụng thì hệ thống thanh tốn qua ngân hàng ngày
càng được mở rộng, cho phép giải quyết nhanh chóng các mối quan hệ kinh tế
vừa thúc đẩy quá trình ấy, tạo điều kiện cho nền kinh tế - xã hội phát triển.


- Nhờ hoạt động của tín dụng mà các nguồn vốn đang nằm trong xã hội
được huy động để sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và lưu thơng hàng hóa
sẽ có tác dụng tăng tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội.


<b> 2.1.1.3.3. Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động </b>
<b>kinh tế </b>


Chức năng này được phát huy tác dụng phụ thuộc vào sự phát triển của
hai chức năng trên. Thơng qua q trình tập trung và phân phối lại vốn, tín dụng
góp phần phản ánh được mức độ phát triển kinh tế về các mặt như: khối lượng
tiền tệ nhàn rỗi trong xã hội, nhu cầu vốn trong từng thời kỳ từ đó giúp chúng ta
có cái nhìn tổng qt về những quan hệ cân đối lớn trong nền kinh tế, đặc biệt là
quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Như vậy, với chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế
sẽ góp phần giải quyết tình trạng mất cân đối cục bộ của nền kinh tế với những
giải pháp khắc phụ kịp thời, từ đó phát huy vai trị quản lý và điều tiết vĩ mơ của
nền kinh tế. Điều này, cũng có nghĩa là tín dụng được vận dụng như một trong
những địn bẩy kích thích kinh tế khơng thể thiếu trong quá trình tổ chức quản lý
kinh tế- tài chính, kiểm sốt và thúc đẩy các hoạt động kinh tế quốc dân.



<b>2.1.1.4. Mặt tiêu cực của tín dụng. </b>


Nếu để tín dụng phát triển tràn lan, khơng kiểm sốt thì chẳng những khơng
làm cho nền kinh tế phát triển mà lạm phát có thể gia tăng ảnh hưởng đến toàn bộ
<b>đời sống kinh tế - xã hội. </b>


Tín dụng cung ứng vốn đầy đủ và kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, đồng thời góp phần đầu tư phát
triển kinh tế. Tín dụng là một trong những công cụ để tập trung vốn một cách
hữu hiệu và cịn là cơng cụ thúc đẩy tích tụ vốn cho các tổ chức kinh tế. Nó là
cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Có thể nói trong mọi nền kinh tế xã hội tín dụng
đều phát huy vai trị to lớn của nó, tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ mà khơng
một cơng cụ nào có thể thay thế được.


Tín dụng góp phần thúc đẩy q trình lưu thơng hàng hóa, phát triển sản xuất.
Thật vậy, trong thời kỳ đầu, tiền tệ lưu thơng hóa tệ, cho đến khi tín dụng phát
triển, các giấy nợ đã thay thế cho một bộ phận tiền trong lưu thông. Ngày nay,
Ngân hàng cung cấp tiền cho lưu thông chủ yếu thực hiện qua con đường tín
dụng. Đây là cơ sở đảm bảo lưu thông tiền tệ được ổn định, tạo ra nhiều cơ hội,
việc làm, thu hút nhiều lực lượng sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
ổn định xã hội.


Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá, làm giảm áp lực lạm phát.
Ngồi ra tín dụng cịn tạo điều kiện để phát triển kinh tế với các nước trong khu
vực và trên thế giới, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế.


<b>2.1.1.5. Bản chất tín dụng. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Để giải quyết vấn đề trên, Ngân hàng đã đứng ra làm trung gian giữa họ và thực


hiện việc điều hòa tạm thời nhu cầu về vốn trong xã hội.


Tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay, giữa họ
có mối quan hệ với nhau thơng qua q trình vận động giá trị vốn tín dụng được
biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hóa. Q trình vận động đó được thể
hiện qua các giai đoạn sau:


<i>- Thứ nhất: Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay. Ở giai đoạn này, </i>
vốn tiền tệ hay giá trị vật tư hàng hóa được chuyển từ người vay sang người đi


vay, đây là đặc điểm cơ bản khác với việc mua bán thông thường.


<i>- Thứ hai: Sử dụng vốn tín dụng trong q trình tái sản xuất. Sau khi nhận </i>
được vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng giá trị đó để thỏa mãn một
mục đích nhất định. Tuy nhiên, người đi vay khơng có quyền sở hữu về giá trị
đó, mà chỉ được tạm thời trong một thời gian nhất định.


<i>- Thứ ba: Sự hồn trả của tín dụng. Đây là giai đoạn kết thúc một vịng tuần </i>
hồn của tín dụng, sau khi vốn tín dụng đã hồn thành một chu kỳ sản xuất để trở
lại hình thái tiền tệ, thì người đi vay hồn lại cho người cho vay cả vốn gốc và lãi.


<b>2.1.1.6. Nguyên tắc tín dụng. </b>


<b>2.1.1.6.1 Vốn vay luôn được đảm bảo bằng các nguồn vốn </b>
<b>tương đương. </b>


Nguyên tắc này xuất phát từ sự yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ nhằm
làm cho sự vận động của tiền tệ gắn liền với sự vận động của vật tư hàng hóa giữ
vững sức mua của tiền.



Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi ngay từ khi nhận tiền vay và trong suốt quá
trình sử dụng vốn vay đơn vị phải có một số hàng hóa vật tư tương đương làm
đảm bảo cho khoản vay đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>2.1.1.6.2 Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã cam </b>
<b>kết. </b>


Hộ sản xuất vay vốn phải có trách nhiệm sử dụng vốn vay đúng mục đích đã
cam kết trong q trình kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của hộ sản xuất nếu
Ngân hàng phát hiện hộ sản xuất sử dụng vốn vay sai mục đích thì Ngân hàng
tiến hành thu hồi vốn trước thời hạn.


<b>2.1.1.6.3 Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi. </b>
Đây là nguyên tắc khơng thể thiếu của tín dụng. Nó được đặt trên các cơ sở sau:
- Xuất phát từ đặc điểm tạm thời nhàn rỗi của tín dụng và tổ chức tín dụng chỉ là
trung gian huy động vốn đó để cho vay. Cho nên, khi sử dụng vốn một thời gian
nhất định đơn vị hoàn trả lại cho tổ chức tín dụng, hồn trả lại cho người sở hữu nó.


- Trong nền kinh tế thị trường tín dụng hoạt động dựa trên cơ sở kinh doanh,
cho nên ngoài việc hoàn trả vốn vay đơn vị vay phải hoàn trả một số tiền ứng với
lãi suất vay.


Tuy nhiên, trên thực tế đó tác động của nhiều nguyên nhân khiến cho đơn vị
vay vốn không trả được nợ vay. Để đảo bảo nguyên tắc này, tổ chức tín dụng buộc
đơn vị phải thế chấp tài sản và tiến hành phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi vốn
trong trường hợp đơn vị vay không trả được nợ vay. Đối với các Ngân hàng nông
nghiệp tài sản thế chấp thường là quyền sử dụng đất mà hộ sản xuất đang canh tác.


<b>2.1.2. Rủi ro tín dụng </b>
<b>2.1.2.1. Khái niệm </b>



Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện những biến cố không lường trước
được do nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà khách hàng không trả được
nợ cho ngân hàng một cách đầy đủ khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động
của ngân hàng và có thể làm cho ngân hàng phá sản.


<b>2.1.2.2. Hậu quả của rủi ro tín dụng </b>
™ Về phía ngân hàng


Một khi rủi ro xảy ra thì những thiệt hại về mặt uy tín và vật chất của
ngân hàng là khó tránh khỏi vì ngân hàng là người đi vay và cho vay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

hàng kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động. Khi rủi ro xảy ra tức ngân
hàng không thu được nợ gốc và lãi trong cho vay đúng hạn thì việc thanh tốn
của ngân hàng không thể đảm bảo được.


Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc
thanh toán, dần làm cho ngân hàng lỗ lã và có nguy cơ phá sản.


™ Về phía hoạt động kinh tế xã hội


Kinh doanh ngân hàng có liên quan đến hoạt động của tồn bộ nền
kinh tế và xã hội, đến tất cả các doanh nghiệp và đến toàn bộ các tầng lớp dân cư.
Chính vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một ngân hàng, rồi lây
lan ra nhiều ngân hàng, chắc chắn khi đó sẽ tác động đến tâm lý của dân chúng.
Lúc đó, nhiều người sẽ đua nhau đến ngân hàng để rút tiền trước thời hạn. Khi
đó, rủi ro tín dụng sẽ tác động đến tồn bộ hoạt động kinh tế xã hội, làm cho các
doanh nghiệp gặp khó khăn, gây ra tình trạng thất nghiệp.


Do đó rủi ro tín dụng là một vấn đề rất nghiêm trọng và cần được


quan tâm đặc biệt hơn từ chính phủ, từ ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung
ương cần phải có những chính sách khuyến cáo thường xuyên thông qua công tác
thanh tra, kiểm soát hoạt động của các ngân hàng thương mại, và cần thiết có sự
hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại khi có biến cố rủi ro xảy ra.


<b>2.1.3. Đảm bảo tín dụng </b>
<b>2.1.3.1. Khái niệm </b>


Bảo đảm tín dụng là phương tiện tạo cho chủ ngân hàng có sự bảo
đảm rằng có một nguồn vốn khác để hồn trả hoặc bảo chi nếu cơng việc cho vay
bị phá sản.


<b>2.1.3.2. Vai trò của đảm bảo tín dụng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

- Đảm bảo tín dụng sẽ làm nản lòng những người đi vay nhưng có ý
định giật nợ. Đối với những người đi vay có ý định lừa đảo nếu ngân hàng cho
vay tín chấp thì điều đó đối với họ sẽ dễ thực hiện hơn. Một khi ngân hàng đặt
yêu cầu người đi vay phải có tài sản làm đảm bảo thì làm cho ý định lừa đảo
khơng cịn vì có được những lợi ích đối với tài sản làm đảm bảo.


- Đảm bảo tín dụng là tuyến phòng thủ của ngân hàng: Thực hiện ký
kết hợp đồng thế chấp và cầm cố, hay hợp đồng bảo lãnh là thiết lập cơ sở pháp lí
của các khoản tín dụng đã cấp với những tài sản của người vay hay của người thứ
ba để khi khơng thu được nợ sẽ có thể dựa vào việc bán tài sản đó để thu hồi nợ.
Người đi vay phải có trách nhiệm chủ động thực hiện nghĩa vụ trả nợ bằng dòng
tiền thu về được khi đầu tư sản xuất kinh doanh.


<i><b>2.1.3.3. Các hình thức bảo đảm tín dụng: </b></i>


- Thế chấp tài sản: Là việc bên đi vay dùng tài sản là bất động sản thuộc sở


hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ đối với bên cho vay.


- Cầm cố tài sản: Là việc bên đi vay giao tài sản là động sản thuộc sở hữu
của mình cho bên vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ, nếu tài sản cầm cố
có đăng ký quyền sở hữu thì các bên có thể thõa thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản
cầm cố hoặc giao cho bên thứ ba giữ.


- Bảo lãnh: Là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay (người nhận bảo
lành) sẽ thực hiện nghĩa vụ cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến
thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ
<b>nghĩa vụ. </b>


<b>2.1.4. Quan niệm về chất lượng tín dụng </b>


Chất lượng tín dụng là việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng ( người gửi
tiền và người vay tiền) phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn
tại, phát triển của ngân hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

cầu của khách hàng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh
doanh có hiệu quả.


+ Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: tín dụng phục vụ sản xuất và lưu
thơng hàng hóa, góp phần giải quyết việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong
nền kinh tế, thúc đẩy q trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt các
mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế.


+ Đối với ngân hàng thương mại: Phạm vi mức độ giới hạn tín dụng phải
phù hợp với thực lực của bản thân ngân hàng, đảm bảo được ngun tắc hồn trả
đúng kỳ hạn và có lãi của tín dụng, hạn chế thấp nhất mức rủi ro trong quá trình


hoạt động và cạnh tranh trên thương trường, mang lại lợi nhuận và đảm bảo
thanh tốn cho ngân hàng.


Có thể nói chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ
thích nghi của ngân hàng với sự thay đổi của mơi trường bên ngồi, thể hiện sức
mạnh của ngân hàng thương mại trong quá trình cạnh tranh và tồn tại.


Chất lượng tín dụng được xác định qua nhiều yếu tố: như thu hút được
nhiều khách hàng tốt, thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn vốn tín
dụng… Chất lượng tín dụng khơng tự nhiên sinh ra, đây là một quá trình kết hợp
hoạt động giữa các con người trong tổ chức, giữa những tổ chức với nhau trong
một ngân hàng, vì điều đó khơng chỉ đảm bảo cho chất lượng tín dụng mà cịn cải
tiến tính hiệu quả và linh hoạt của toàn bộ cơ sở kinh doanh, nhằm thỏa mãn
ngày càng đầy đủ những yêu cầu của khách hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>2.1.5. Vai trị tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại </b>
<b>trong nền kinh tế thị trường </b>


<b> 2.1.5.1. Đối với các doanh nghiệp </b>


Tín dụng trung và dài hạn là nguồn vốn tài trợ giúp các doanh nghiệp có
điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường. Bất kỳ một doanh
nghiệp nào cũng muốn mở rộng thị trường hoạt động của mình và nếu muốn vậy
thì phải mở rộng sản xuất. Nhưng việc này diễn ra lâu dài và cần nguồn vốn dài
hạn mà không phải doanh nghiệp nào cũng đủ vốn để tiến hành mở rộng sản xuất
kinh doanh. Do đó, nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp là cần thiết. Với những lợi thế đặc thù tín dụng trung và dài hạn của ngân
hang được các doanh nghiệp ưa thích hơn so với các loại hình huy động vốn khác
như phát hành cổ phiếu.



Tín dụng trung và dài hạn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới công
nghệ, thay đổi cơ cấu sản xuất. Về dài hạn, các doanh nghiệp luôn chú trọng đến
việc mở rộng sản xuất, xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới
cơng nghệ để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm chi
phí đến mức tối thiểu.


Đặc biệt, đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nhu cầu vốn xây dựng cơ
bản là rất lớn, trong lúc các doanh nghiệp chưa tích lũy được nhiều vốn, tâm lý
đầu tư trực tiếp của cơng chúng vào các doanh nghiệp cịn hạn chế. Do đó, việc
vay vốn trung và dài hạn ở ngân hàng thương mại sẽ cho các doanh nghiệp có thể
tự chủvà độc lập kiểm sốt cơng ty của mình mà khơng phải chia quyền kiểm
sốt với các cổ đông nếu huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>2.1.5.2. Đối với nền kinh tế. </b>


Tín dụng trung và dài hạn thúc đẩy q tình tích tụ và tập trung vốn, điều
hịa lượng cung cầu về vốn trong nền kinh tế. Với chức năng là trung gian tài
chính, các ngân hang tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và cho
vay với các đối tượng có nhu cầu. Điều đó, thể hiện rõ trong tín dụng trung và dài
hạn, nó giúp các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung hoạt động một
cách liền mạch không ngắt quãng và là một kênh dẫn vốn có hiệu quả. Thơng qua
tín dụng trung và dài hạn mà xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới cơng nghệ, góp
phần đẩy nhanh q trình tái sản xuất mở rộng, đầu tư phát triển nền kinh tế.
Hoạt động tín dụng thúc đẩy lưu thơng hàng hóa, đẩy nhanh chu chuyển tiền tệ,
thúc đẩy tái sản xuất mở rộng.


Tín dụng trung và dài hạn cũng có vai trị quan trọng trong q trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, tăng tỷ trọng các
ngành sản xuất vật chất là nền tảng cho phát triển kinh tế đất nước, đáp ứng nhu
cầu trước mắt cũng như dài lâu. Đầu tư cho vay trung và dài hạn trực tiếp hay


gián tiếp góp phần phát triển khoa học công nghệ, tạo công ăn việc làm, ổn định
lạm phát, nâng cao đời sống của dân cư, phát triển lực lượng lao động, giúp nền
kinh tế tăng trưởng ổn định.


Tín dụng trung và dài hạn tào điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế đối
ngoại. Trong điều kiện hiện nay sự phát triển của mỗi quốc gia luôn gắn liền với
thị trường thế giới, nền kinh tế đóng trước đây đã phải nhường bước cho nền
kinh tế mở phát triển. Tín dụng trung và dài hạn đã trở thành một trong những
phương tiện nối liền nền kinh tế các nước với nhau dưới hình thức tín dụng xuất
nhập khẩu, tín dụng hỗ trợ phát triển, cho vay viện trợ,…


<b>2.1.5.3. Đối với hoạt động của ngân hàng thương mại </b>


Tín dụng trung và dài hạn mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, đồng thời
nâng cao khả nâng cạnh tranh của ngân hàng vì nó là hoạt động mang tín chiến
lược của ngân hàng thương mại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

mình trong nền kinh tế. Khi ngân hàng khơng đa dạng hóa hoạt động cho vay, đa
dạng hóa khách hàng, thời hạn vay thì ngân hang không thể đứng vững trong thị
trường với sự cạnh tranh gây gắt giữa các ngân hàng như hiện nay. Mặt khác, tín
dụng trung va dài hạn cịn là công cụ cạnh tranh hiệu quả của ngân hàng thu hút
khách hàng về phía mình. Khi có mối quan hệ tốt với khách hàng, ngân hàng có
thể lơi kéo khách hàng sử dụng các dịch vụ khác của mình.


Mặt khác, tín dụng trung và dài hạn cịn là cách thức khả thi để giải quyết
nguồn vốn huy động còn dư thừa tại mỗi ngân hàng thương mại. Vì vậy, cần phải
nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn để giải quyết vấn đề huy động và
sử dụng vốn có hiệu quả, thu được lợi nhuận qua đó phát triển tăng khả năng
cạnh tranh với các ngân hàng khác.



<b>2.2. Phương pháp nghiên cứu </b>


<b>2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu </b>


Thu thập số liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo tài chính của ngân hàng Đơng
Á-chi nhánh Kiên Giang như: Bảng Cân đối kế toán, bảng thu nhập lãi lỗ, các tạp
chí, báo…và các tài liệu khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu.


<b>2.2.2. Phương pháp phân tích </b>


Đối với mục tiêu 1: Phân tích cơ cấu nguồn vốn tại ngân hàng, mục tiêu 2:
Phân tích hoạt động tín dụng chung của ngân hàng bao gồm tình hình về nguồn
vốn huy động, sử dụng vốn, mục tiêu 3: Phân tích tình hình cho vay trung và dài
hạn bao gồm doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, nợ quá hạn sử
dụng phương pháp so sánh để thấy được sự biến động về hoạt động kinh doanh,
nguồn vốn, hoạt động tín dụng của ngân hàng. Phương pháp so sánh có hai loại:
so sánh bằng số tương đối và so sánh bằng số tuyệt đối.


<b>So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân </b>
tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng
qui mô của các hiện tượng kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>So sánh bằng số tương đối: Là kết quả, là phép chia giữa chỉ số của kỳ </b>
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết
cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế.


Đồng thời sử dụng phương pháp này cũng cần chú ý một số nguyên tắc sau
<i><b>Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh </b></i>


Tiêu chuẩn để so sánh là chỉ tiêu của kỳ được chọn làm căn cứ so sánh gọi


là gốc so sánh, các gốc so sánh có thể là:


- Tài liệu năm trước nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.
<i><b>Điều kiện so sánh </b></i>


- Về thời gian: các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch
toán, phải thống nhất trên 3 mặt: cùng phản ánh một nội dung kinh tế, cùng
phương pháp tính tốn và cùng đơn vị đo lường.


- Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần được quy đổi về cùng qui mô và điều
kiện kinh doanh tương tự nhau.


¾ Đối với mục tiêu 4 đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng sẽ sử
dụng các chỉ tiêu hiệu quả để đánh giá như


<b>™ Chỉ tiêu 1. Tỉ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn </b>



<b>Vốn huy động </b>


=


<b>Tổng nguồn vốn </b>


<b>*100 % </b>
<b> Tỉ lệ vốn huy động </b>


<b>trên tổng nguồn vốn </b>


Chỉ tiêu này cho biết được cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, giúp ngân


hàng đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược
huy động tốt nhất cho từng thời kỳ nhất định.


<b>™ Chỉ tiêu 2. Dư nợ trên vốn huy động </b>


<b>Dư nợ trên vốn huy động = </b>


<b>Vốn huy động</b>
<b>Số dư nợ</b>


<b>* 100 % </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>™Chỉ tiêu 3. Tỉ lệ nợ quá hạn </b>


<b>Nợ quá </b>


<b>Tổng dư nợ * 100 % </b>
<b>Tỉ lệ nợ quá hạn = </b>


Chỉ tiêu này nói lên mức rủi ro của ngân hàng và phản ánh rõ nét kết quả
hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thì mức độ hoạt động
của ngân hàng càng rủi ro.


<b> ™ Chỉ tiêu 4. Hệ số thu nợ </b>


<b>Doanh số thu nợ </b>


<b>Hệ số thu nợ = </b> <b>* 100 % </b>


<b> </b> <b>Doanh số cho vay </b>



Hệ số thu nợ đánh giá khả năng thu hồi nợ từ đồng vốn ngân hàng cho vay
ra. Nếu hệ số thu nợ này cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của ngân hàng tốt, rủi
ro tín dụng thấp. Nếu hệ số này thấp cho thấy việc đầu tư tín dụng có khả năng
gặp rủi ro.


<b>™ Chỉ tiêu 5. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng </b>


<b>Doanh số thu nợ </b>
<b>Vịng quay vốn tín dụng = </b>


<b>Dư nợ bình quân </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>CHƯƠNG 3 </b>


<b>KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á </b>
<b>CHI NHÁNH KIÊN GIANG </b>


<b>3.1. Khái quát về ngân hàng Đông Á- chi nhánh Kiên Giang </b>
<b>3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển </b>


Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) được thành lập vào ngày 01/07/1992, với số


vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Qua hơn 16 năm hoạt động, DongA Bank đã


khẳng định là một trong những ngân hàng cổ phần phát triển hàng đầu của Việt


Nam, đặc biệt là ngân hàng đi đầu trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng


hiện đại, đáp ứng nhu cầu thiết thực cho cuộc sống hàng ngày.


<b> Vốn điều lệ (tính đến tháng 12/2008) là 2.880 tỷ đồng </b>
<b> Mạng lưới hoạt động </b>


• 1 Hội sở, 1 Sở giao dịch, 150 chi nhánh và phịng giao dịch
• 900 máy giao dịch tự động - ATM


• 1500 điểm chấp nhận thanh toán bằng Thẻ - POS


<b> * NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á- CHI NHÁNH KIÊN GIANG </b>


Ngân hàng Đơng Á đã có mặt tại Kiên Giang được gần 15 năm, nhưng trước
đây chỉ là một điểm giao dịch nhỏ. Ngày 27/7/2004, ngân hàng Đơng Á- chi
nhánh Kiên Giang chính thức được thành lập trên cơ sở sáp nhập ngân hàng cổ
phần Nông Thôn Tân Hiệp vào ngân hàng Đơng Á. Trụ sở chính được đặt tại
240-242 Trần Phú, Phường Vĩnh Thanh Vân, Thành Phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên
Giang. Hiện nay mạng lưới hoạt động của chi nhánh có 5 phịng giao dịch: gồm
phòng giao dịch (PGD) Rạch Sỏi, PGD Phú Quốc, PGD Giồng Riềng, PGD Tân
Hiệp và PGD Kinh B, với tổng số nhân sự trên 75 người. Hoạt động của chi
nhánh chủ yếu là kinh doanh tín dụng, chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ, tiết kiệm,
thanh toán quốc tế, bảo lãnh và một số dịch vụ khác…


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27></div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>3.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban </b>
<b>1. Ban giám đốc </b>


Ban giám đốc ngân hàng Đông Á- chi nhánh kiên Giang gồm giám đốc, phó
giám đốc, kế tốn trưởng.


a. Giám đốc


- Quản lý điều hành hoạt động hằng ngày của chi nhánh và chịu trách nhiệm


trước tổng giám đốc về sự phát triển của chi nhánh.


- Kí duyệt các giấy tờ phát sinh hằng ngày tại chi nhánh.


- Xây dựng chỉ tiêu và kế hoạch hằng năm cho chi nhánh và chịu trách nhiệm
triển khai thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đã duyệt.


- Báo cáo ban tổng giám đốc tình hình hoạt động của chi nhánh theo các quy
định hiện hành của ngân hàng.


- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của ban giám đốc.
b. Phó giám đốc


- Thực hiện các công việc theo uỷ quyền của tổng giám đốc.


- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của giám đốc chi nhánh.
- Điều hành hoạt động chi nhánh trong thời gian giám đốc chi nhánh đi vắng.
c. Kế tốn trưởng


- Thực hiện cơng tác quản trị tài chính tại chi nhánh.


- Tổ chức thưck hiện cơng tác kế tốn, thống kê, báo cáo theo quy định của pháp
luật.


<b>2. Phòng khách hàng cá nhân. </b>
a. Chức năng


- Cung cấp các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân (KHCN) bao
gồm các sản phẩm tín dụng, huy động vốn, thẻ và các dịch vụ chuyển tiền,
chuyển khoản, thanh toán tự động, chi trả kiều hối…



</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

- Tham mưu cho giám đốc chi nhánh về những vấn đề liên quan đến hoạt động
kinh doanh sản phẩm dịch vụ dành cho KHCN.


b. Nhiệm vụ


- Tổ chức và triển khai các sản phẩm dịch vụ dành cho KHCN qua các kênh giao
dịch của khách hàng.


- Quản lý và lưu trữ các hồ sơ, các chứng từ có liên quan đến cơ sở dữ liệu của
KHCN, hoạt động tín dụng, huy động vốn và kinh doanh dịch vụ dành cho
KHCN.


- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo, thống kê kế tốn, các qui định về tín
dụng, quản lý ngoại hối và các quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ có liên quan của
nhà nước và của ngân hàng Đông Á.


- Thực hiện báo cáo thống kê cho trưởng phòng KHCN và các cơ quan nhà nước
về hoạt động tín dụng, huy động vốn, kinh doanh dịch vụ dành cho KHCN, hoạt
động chăm sóc và phát triển quan hệ KHCN của chi nhánh.


- Phối hợp với phòng khách hàng doanh nghiệp (KHDN) về xây dựng bộ sản
phẩm trọn gói dành cho KHCN và KHDN tiềm năng đối tượng khách hàng của
chi nhánh.


- Phối hợp với phòng nhân sự- đào tạo (hội sở) trong việc đào tạo nghiệp vụ cho
cán bộ- nhân viên chi nhánh về sản phẩm dành cho KHCN.


- Sử dụng mọi biện pháp cần thiết và hợp lý để hạn chế rủi ro và tiết kiệm chi phí
nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng, phát triển quan hệ và chăm


sóc khách hàng.


- Thực hiện các cơng tác khác có liên quan đến việc phát triển và chăm sóc
KHCN, hoạt động tín dụng huy động vốn và kinh doanh các dịch vụ dành cho
KHCN do giám đốc chi nhánh và ban tổng giám đốc yêu cầu.


<b>3. Phòng khác hàng doanh nghiệp (KHDN) </b>
a. Chức năng


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

- Chăm sóc KHDN, tiếp nhận và giải đáp các ý kiến, thắc mắc và phản hồi của
KHDN về sản phẩm dịch vụ quản lý và phát triển quan hệ với KHDN.


- Hỗ trợ nghiệp vụ cho các phòng giao dịch trực thuộc.


- Tham mưu cho giám đốc chi nhánh về những vấn đề liên quan đến hoạt động
kinh doanh sản phẩm dịch vụ dành cho KHDN và tình hình phát triển quan hệ và
chăm sóc KHDN tại chi nhánh.


b. Nhiệm vụ


- Tổ chức và triển khai các sản phẩm dịch vụ dành cho KHDN


- Quản lý và lưu trữ các hồ sơ, các chứng từ có liên quan đến hoạt động tín dụng
doanh nghiệp, thanh tốn quốc tế, quản lý tài khoản và thông tin KHDN.


- Chấp hành nghiêm chỉnh các báo cáo, quy định về tín dụng, thanh tốn quốc tế
và các quy trình hướng dẫn nghiệp vụ có liên quan của nhà nước và của ngân
hàng Đông Á.


- Thực hiện báo cáo thống kê về hoạt động tín dụng, thanh tốn quốc tế, kinh


doanh dành cho KHDN và hoạt động chăm sóc và phát triển quan hệ KHDN của
chi nhánh cho trưởng phòng KHDN và các cơ quan nhà nước.


- Phối hợp với phòng khách hàng cá nhân (KHCN) về xây dựng bộ sản phẩm
trọn gói dành cho KHCN và KHDN tiềm năng đối tượng khách hàng của chi
nhánh.


- Thực hiện các công tác khác có liên quan đến việc phát triển và chăm sóc
KHDN, hoạt động tín dụng huy động vốn và kinh doanh các dịch vụ dành cho
KHDN do giám đốc chi nhánh và ban tổng giám đốc yêu cầu.


<b>4. Phịng kế tốn </b>
a. Chức năng


- Thực hiện các nghiệp vụ hoạch toán kế toán nội bộ, hoạch toán cho các giao
dịch trên trung tâm giao dịch từ động ABC, ATM, POS và tổng hợp số liệu kế
toán của chi nhánh.


- Hỗ trợ nghiệp vụ cho các phòng giao dịch trực thuộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

- Theo dõi và hoạch toán kịp thời, đầy đủ, nhánh chóng và chính xác các khoản
tạm ứng, phải thu tạm trích, chi phí chờ phân bổ, các khoản phải trả, thu nhập,
chi phí.


- Hoạch tốn các phát sinh về xuất- nhập số liệu, công cụ lao động tài sản cố
định, thực hiện việc trích khấu hao tài sản hàng tháng, kiểm kê công cụ lao động,
tài sản cố định theo định kỳ.


- Thanh toán và lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các khảon thuế phải
nộp hàng tháng, định kỳ và thực hiện nộp ngân sách nhà nước.



- Thực hiện và gửi các báo cáo cho các cơ quan chức năng ngân hang nhà nước,
bảo hiểm tiền gửi, thuế…


- Tổng hợp, đối chiếu và kiểm tra các số phát sinh trong nghiệp vụ kế toán hàng
ngày giữa chi nhánh và các đơn vị khác trong cùng hệ thống của ngân hàng.
- Đối chiếu tồn quỹ cuối ngày với bộ phận ngân quỹ.


- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo, thống kê, kế tốn của nhà nước và
ngân hàng Đơng Á


- Lưu trữ và quản lý chứng từ tại bộ phận theo quy định của tổng giám đốc trước
khi bàn giao qua kho lưu trữ.


- Hạn chế rủi ro và tiết kiệm chi phí cho ngân hàng trong q trình thực hiện
cơng việc của phịng kế tốn.


- Phối hợp với phòng nhân sự- đào tạo (hội sở) trong việc đào tạo nhân viên kế
toán mới cho chi nhánh.


- Tổng hợp các báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động kinh doanh chi nhánh cho
giám đốc chi nhánh.


- Thực hiện các công việc khác cho giám đốc chi nhánh và ban giám đốc yêu cầu.
<b>5. Phòng ngân quỹ </b>


a. Chức năng


- Quản lý và theo dõi toàn bộ tiền mặt bằng đông Việt Nam, ngoại tệ, vàng, kỳ
phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá tại chi nhánh.



- Thực hiện dịch vụ thu – chi hộ, kiểm đếm, quản lý hộ tài sản và các dịch vụ
khác về ngân quỹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

- Tham mưu cho giám đốc chi nhánh về hoạt động ngân quỹ.
b. Nhiệm vụ


- Quản lý và cập nhật lượng tiền mặt (Việt Nam đồng/ ngoại tệ) và vàng của đơn
vị giám đốc cho chi nhánh.


- Nạp tiền và kết toán kịp thời theo đúng quy định, hướng dẫn nghiệp vụ cho
trung tâm giao dịch tự động ABC, máy ATM, POS do chi nhánh được giao quản
lý.


- Thực hiện các giao dịch thu hộ, kiểm đếm hộ bằng tiền mặt tại chi nhánh hoặc
tại nơi khác theo yêu cầu của khách hàng.


- Phối hợp với nhân viên của phòng KHCN và KHDN để thực hiện nghiệp vụ
thu– chi tiền mặt, vàng , ngoại tệ và các giấy tờ có giá ở chi nhánh.


- Thực hiện việc giao nhận tiền mặt, vàng ngoại tệ đối với ngân hàng nhà nước
và các tổ chức tín dụng khác và với trung tâm giao dịch tự động ABC, ATM…
- Thực hiện quản lý tài sản cầm cố của khách hàng gồm vàng, ngoại tệ.


- Hạn chế rủi ro và tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả trong việc triển khai
hoạt động ngân quỹ.


- Quản lý lưu tữ các chứng từ, sổ sách về hoạt động ngân quỹ theo quy định của
tổng giám đốc.



- Báo cáo tình hình hoạt động ngân quỹ cho giám đốc chi nhánh theo qui định
của ngân hàng.


- Thực hiện các công việc khác cho giám đốc chi nhánh và ban giám đốc yêu cầu.
<b>6. Phịng hành chính- nhân sự </b>


a. Chức năng


- Phụ trách về vấn đề hành chính văn thư và quản lý nhân sự, cơng đồn, đồn
thanh niên của chi nhánh.


- Hỗ trợ nghiệp vụ cho các phòng giao dịch trực thuộc.


- Tham mưu cho giám đốc chi nhánh về hoạt động hành chính, nhân sự và đồn
thể tại chi nhánh.


b. Nhiệm vụ


¾ Bộ phận hành chính


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

- Quản lý con dấu, giấy giới thiệu của chi nhánh.


- Mua, phân phối,bảo trì, điều động và quản lý theo dõi việc sử dụng các
tài sản cố định, cơng cụ lao động, văn phịng phẩm, điện nước, điện
thoại của chi nhánh.


- Quản lý kho lưu trữ văn bản, chứng từ, tài liệu của chi nhánh.


- Phân công lịch trực cơ quan cho cán bộ- nhân viên vào các ngày lễ tết.
- Chụi trách nhiệm tổ chức các cuộc hợp, làm việc theo sự chỉ đạo của ban



lãnh đạo chi nhánh.
¾ Bộ phận nhân sự


- Phối hợp với phòng nhân sự- đào tạo (hội sở) để tuyển dụng và đào tạo cán
bộ nhân viên cho chi nhánh.


- Theo dõi, quản lý và cập nhật cho phòng nhân sự - đào tạo (hội sở) về tình
hình biến động nhân sự, hợp đồng lao động và hồ sơ cán bộ - nhân viên, chấm
cơng, bình bầu thi đua khen thưởng, thực hiện tính và chi trả lương, phụ cấp
bán hàng cho cán bộ - nhân viên chi nhánh.


- Theo dõi và phối hợp với phòng nhân sự đào tạo hội sở để thực hiện các chế
độ phụ cấp, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ - nhân viên chi
nhánh theo quy định của ngân hàng.


- Hướng dẫn và hỗ trợ nhân viên hội nhập với môi trường của chi nhánh.
- Thực hiện các công việc khác cho giám đốc chi nhánh và ban giám đốc u
cầu.


<b>7. Phịng cơng nghệ thơng tin </b>
a. Chức năng


- Quản lý và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) của chi nhánh và
trung tâm giao dịch tự động ABC, ATM, POS mà chi nhánh quản lý.


- Tham mưu cho giám đốc chi nhánh về hoạt động tín dụng CNTT tại chi
nhánh.


b. Nhiệm vụ



</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

- Làm việc với các đối tác viễn thong và phối hợp với các phòng, bộ phận
khách hàng của hội sở, trung tâm điện toán để chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho việc
lắp đặt, vận hành và quản lý trung tâm giao dịch ABC, ATM, POS mà chi
nhánh được giao.


- Hỗ trợ các phòng thuộc chi nhánh của mình để sử dụng hiệu quả hạ tầng
CNTT và POS,ATM…


- Đề xuất các trang thiết bị, công nghệ tin học cho chi nhánh.


- Lập báo cáo định kỳ về tình hình sử dụng cơng nghệ thơng tin của chi nhánh
gửi cho giám đốc chi nhánh.


- Thực hiện các công việc khác cho giám đốc chi nhánh và ban giám đốc yêu
cầu.


<b>3.1.3. Qui trình cho vay của ngân hàng </b>


Ðể vừa đảm bảo tính pháp lý, vừa an toàn vốn, khi xét duyệt cho vay vốn NHTM
CP Đông Á Kiên Giang thực hiện qui trình như sau:


<b>Khách hàng </b>
<b>(1)</b>
<b>(2)</b>


<b>(6)</b>


<b>(5)</b>



<b>Bộ phận ngân quỹ </b>


<b>Cán bộ tín dụng </b>


<b>T.P tín dụng </b>


<b>(4b)</b>


<b>(4a)</b>
<b>(3)</b>


<b>Giám dốc </b>


<b>Hình 2. Qui trình cho vay </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

(2)- Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn xem xét tính khả thi của dự án và các giấy
tờ có liên quan. Sau khi thẩm tra thấy dự án có tính khả thi và các giấy tờ đều
hợp lệ theo qui định thì phát hồ sơ và hướng dẫn khách hàng ghi nội dung vào bộ
hồ sơ vay vốn. Sau khi khách hàng đã hoàn tất những nội dung cần thiết của bộ
hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng hồn chỉnh hồ sơ, ký tên vào hồ sơ và chuyển cho
Trưởng phịng tín dụng.


(3)- Trưởng phịng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính
hợp pháp hợp lệ của hồ sơ do cán bộ tín dụng trình lên, tiến hành xem xét, tái
thẩm định (nếu cần thiết), ghi ý kiến và tiến hành phê duyệt nếu hồ sơ đủ điều
kiện.


(4a)- Hồ sơ được trình lãnh đạo phê duyệt trên cơ sở thẩm định của cán bộ tín
dụng, ý kiến của Trưởng phịng tín dụng và khả năng nguồn vốn của ngân hàng.
(4b)- Sau đó hồ sơ được chuyển cho cán bộ tín dụng phụ trách.



(5)- Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ được duyệt cho Phòng Ngân quỹ.


(6)- Phòng ngân quỹ căn cứ hồ sơ chi tiền do cán bộ tín dụng chuyển qua, tiến
hành giải ngân cho khách hàng.


Ðể đảm bảo vay vốn đúng mục đích, sau khi phát tiền vay cho khách hàng, ngân
hàng cử cán bộ tín dụng đi kiểm tra sử dụng vốn vay để giám sát việc sử dụng
vốn có mục đích mà khách hàng đã cam kết hay khơng.


Trong quá trình cho vay, ngân hàng thường xuyên kiểm tra theo định kỳ hoặc đột
xuất để đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả.


<b>3.1.4. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng </b>


<b>1. Huy động vốn: Khai thác nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trong và </b>
ngoài nước của mọi đối tượng.


2. Cho vay:


- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
- Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu.


- Cho vay nông thôn.
- cho vay trả góp.
-Các loại cho vay khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

4. Dịch vụ thanh toán quốc tế.


5. Dịch vụ thanh tốn khơng dung tiền mặt( chuyển khoản, séc, thẻ…).


6. Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá.


7. Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước.
8. Dịch vụ chi trả kiều hối và chuyển tiền nhanh.


9. Các dịch vụ ngân quỹ ( Thu chi hộ, kiểm đếm hộ…).


10. Thực hiện các nghiệp vụ phát hành, thanh toán và các giao dịch khác của
thẻ ngân hàng.


11. Kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định luật khi được hội đồng quản
trị ngân hàng Đông Á cho phép.


<b>3.1.5. Khái quát về kết quả kinh doanh trong ba năm(2006-2008) của </b>
<b>ngân hàng. </b>


Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng được cũng cố,
mở rộng quy mô và tăng cường hơn đối tượng cho vay. Do đó ngân hàng đã thu
được một số kết quả khá tốt, đây cũng là tiền đề cho sự phát triển trong thời gian
sắp tới. Cụ thể đơn vị đạt được kết quả thể hiện qua bảng 01.


<b>Bảng 01. Kết quả kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm ( 2006 – 2008 ) </b>
ĐVT: Triệu đồng


(Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang)


2007/2006 2008/2007


Chỉ tiêu Năm



2006


Năm
2007


Năm


2008 Số tiền % Số tiền %


<b>1. Thu nhập 11.184 23.741</b> <b>28.648</b> <b>12.557</b> <b>113 4.907</b> <b>21</b>


Thu từ HĐTD 10.668 23.037 27.774 12.369 116 4.737 21


Thu khác 516 704 874 188 36 170 24


<b>2. Chi phí </b> <b>9.711 21.332</b> <b>27.230</b> <b>11.621</b> <b>120 </b> <b>5.898</b> <b>28</b>


Chi từ HĐTD 7.150 17.480 21.727 10.330 145 4.247 24


Chi khác 2.561 3.852 5.503 1.291 50 1.651 43


<b>3. LN trước </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

0
5000
10000
15000
20000
25000
30000


35000


Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008


1. Thu nhập 2. Chi phí 3. LN trước thuế


<b>Hình 3. Kết quả kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm ( 2006 – 2008 ) </b>
Qua ba năm, nhìn chung thu nhập, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng Đơng
Á- chi nhánh Kiên Giang có sự tăng trưởng đạt một số kết quả nhất định. Chi tiết
<b>về các khoản thu, chi, lợi nhuận như sau: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

Ta thấy tuy tỷ trọng của thu nhập khác nhỏ hơn rất nhiều so với thu nhập từ
hoạt động tín dụng nhưng tốc độ tăng thu nhập của thu nhập khác của ngân hàng
năm 2008 cao hơn tốc độ tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng. Cụ thể, thu nhập
khác năm 2006 đạt 516 triệu đồng đến năm 2007 tăng 1.291 triệu đồng tăng 50%
và đạt 3.852 triệu đồng. Và tiếp tục tăng trong năm 2008 đạt 5.503 triệu đồng
tăng 1.651 triệu tăng 43% so với năm 2007. Nguyên nhân là do hoạt động chủ
yếu của ngân hàng là tín dụng còn các dịch vụ khác chỉ là hỗ trợ cho hoạt động
tín dụng giúp khách hàng giao dịch thuận tiện hơn nên nó chiếm tỷ trọng nhỏ
trong tổng thu nhập. Và thu nhập này cũng tăng đều qua các năm chứng tỏ ngân
hàng hoạt động có hiệu quả ca về tín dụng và các họat động khác.


<b>Về chi phí: Bên cạnh các khoản thu từ hoạt động tín dụng thì ngân hàng </b>
cũng phải chi trả một khoản chi phí đáng kể từ hoạt động tín dụng, khoản chi phí
này chủ yếu là chi phí trả lãi tiền gửi của khách hàng. Bên cạnh đó ngân hàng
cịn chịu các khoản chi như: chi phí vận chuyển bốc xếp tiền, chi nộp phí, lệ phí,
chi khấu hao tài sản cố định, chi lương cán bộ công nhân viên, mua sắm trang
thiết bị, chi mua bảo hiểm…


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

năm 2006. Và năm 2008 đạt 27.774 triệu đồng tăng 4.737 triệu đồng tăng 21% so


với năm 2007.


Ta thấy tuy tỷ trọng của chi phí khác nhỏ hơn rất nhiều so với thu nhập từ hoạt
động tín dụng nhưng tốc độ tăng chi phí khác của ngân hàng năm 2008 cao hơn
tốc độ tăng chi phí từ hoạt động tín dụng. Cụ thể, chi phí khác năm 2006 đạt
2.561 triệu đồng và đến năm 2007 đạt 3.852 triệu đồng tăng 1.291 triệu đồng
tăng 50% so với năm 2006. Đến năm 2008, chi phí này lại tiếp tục tăng đạt 5.503
triệu đồng tăng 1.651 triệu tăng 43% so với năm 2007. Nhưng nhìn chung thì chi
phí khác của ngân hàng hàng năm đều lớn hơn thu nhập khác của ngân hàng.
Nguyên nhân của việc này là do ngân hàng đặt thêm các máy ATM qua các năm
nên làm chi phí của ngân hàng tăng lên.


<b>Về lợi nhuận: Nhìn chung lợi nhuận của ngân hàng không ổn định qua ba </b>
năm, tuy nhiên ngân hàng vẫn đạt được lợi nhuận tương đối lớn. Cụ thể, lợi
nhuận trong năm 2006 chỉ đạt 1.473 triệu đồng, nhưng đến năm 2007 nó đã tăng
lên đạt 2.409 triệu đồng tăng 936 triệu đồng tăng 64% so với năm 2006. Nhưng
đến năm 2008 thì lợi nhuận của ngân hàng chỉ đạt 1.418 triệu đồng giảm 991
triệu đồng giảm 41% so với năm 2007. Ngồi những khoản chi phí khác, các chi
phí từ hoạt động tín dụng cũng tăng nhiều trong năm 2008 là do tình trạng lạm
phát và khủng hoảng tài chính đã đưa đến tình trạng cạnh tranh nhau về lãi suất
huy động giữa các tổ chức tín dụng làm cho ngân hàng cũng phải tăng lãi suất
huy động để có thể tồn tại và cạnh tranh. Vì vậy, lợi nhuận của ngân hàng năm
2008 giảm đáng kể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>Bảng 02. Kết quả kinh doanh của ngân hàng qua 2 quý đầu năm 2008 – 2009 </b>


ĐVT: Triệu đồng


<b>I-2009/I-2008 </b>
Chỉ tiêu <b>Quý I- 2008 </b> <b>Quý I- 2009</b>



Số tiền %


<b>1. Thu nhập 5.453</b> <b>6.773</b> <b>1.320 24</b>


Thu từ HĐTD 5.246 6.584 1.338 26


Thu khác 207 189 -18 -9


<b>2. Chi phí </b> <b>5.373</b> <b>6.555</b> <b>782 </b> <b>15</b>


Chi từ HĐTD 3.919 4.348 429 11


Chi khác 1.454 2.207 753 52


<b>3. LN trước thuế 80</b> <b>218</b> <b>138 173</b>


Nguồn: phòng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000


Quý I- 2008 Quý I- 2009



1. Thu nhập 2. Chi phí 3. LN trước thuế


<b>Hình 4. Kết quả kinh doanh của ngân hàng qua 2 quý đầu năm 2008 – 2009 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

triệu đồng tăng 1.320 triệu đồng tăng 24% so với quý I-2008. Trong đó, thu nhập
từ hoạt động tín dụng q I-2008 đạt 5.246 triệu đồng chiếm 78% tổng thu nhập
của quý và khoản này trong quý I-2009 tăng hơn so với quý I-2008 là 1.338 triệu
đồng tăng 26% đạt 6.584 triệu đồng chiếm 97% tổng thu nhập của quý . Nguyên
nhân là do những tháng đầu năm 2009 tình hình kinh tế xã hội bắt đầu phát triển
trở lại nên hoạt động của ngân hàng cũng bắt đầu tăng trở lại.


Bên cạnh đó, thu nhập khác của ngân hàng quý I-2008 đạt được 207 triệu đồng.
Nhưng đến q I-2009 thì nó giảm cịn 189 triệu đồng giảm 18 triệu giảm 9% so
với quý I-2008. Tuy thu nhập quý I-2009 có giảm nhưng giảm không nhiều
nguyên nhân của sự giảm này là do tuy năm 2009 đã có dấu hiệu phục hồi kinh tế
nhưng nền kinh tế vẫn cịn khó khăn do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh
tế thế giới năm 2008 nên làm cho thu nhập của ngân hàng về các dịch vụ giảm.


<b>Về chi phí : Nhìn chung tất cả các loại chi phí của ngân hàng trong quý </b>
I-2009 đều tăng so với quý I-2008. Cụ thể, tổng chi phí của ngân hàng quý I-2008
đạt 5.373 triệu đồng và tăng lên trong quý I-2009 đạt 6.555 triệu đồng tăng 782
triệu đồng tăng 15% so với q I-2008. Trong đó, chi phí hoạt động tín dụng của
ngân hàng quý I-2008 đạt 3.919 triệu đồng và tăng lên 429 triệu đồng tăng 11%
và đạt 4.344 triệu đồng trong quý I-2009. Nguyên nhân là do hoạt động của ngân
hàng bắt đầu tăng trưởng trở lại thì chi phí của ngân hàng cũng tăng theo.


Bên cạnh đó, thì chi phí khác của ngân hàng tăng cao hơn chi phí từ hoạt động tín
dụng, cụ thể chi phí khác của ngân hàng trong quý I-2008 đạt 1.454 triệu đồng và
đến quý I-2009 đạt 2.207 triệu đồng tăng 753 triệu đồng tăng 52% so với quý


I-2008. Nguyên nhân là do để cạnh tranh ngân hàng đã trang bị thêm máy móc
thiết bị để hiện đại hóa các hoạt động của mình như trang bị thêm máy tính cho
nhân viên, đặt thêm các máy ATM…


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

hàng đã phát triển trở lại và thu được lợi nhuận cao. Điều đó cho thấy dấu hiệu
khả quan trong hoạt động của ngân hàng trong năm 2009.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<b>PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VA DÀI HẠN TẠI </b>
<b>NGÂN HÀNG ĐÔNG Á- CHI NHÁNH KIÊN GIANG </b>


<b>4.1 Phân tích tình hình nguồn vốn và huy động vốn của ngân hàng </b>
<b>4.1.1. Phân tích nguồn vốn của ngân hàng </b>


Ngân hàng thương mại xét về mặt bản chất thì ngân hàng cũng giống như
một doanh nghiệp bình thường, ngân hàng cũng kinh doanh vì mục đích lợi
nhuận. Ngân hàng thương mại khơng trực tiếp tham gia sản xuất và lưu thơng
hàng hóa, nhưng ngân hàng góp phần phát triển nền kinh tế xã hội thơng qua việc
cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế. Do đó ngân hàng ln xem vốn là yếu tố
đặc biệt quan trọng, vì nguồn vốn sẽ quyết định sự hình thành, tồn tại và phát
triển của tổ chức.


Nguồn vốn của ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang được hình thành
từ hai nguồn chính là: vốn huy động và vốn điều chuyển. Trong cơ cấu tổng
nguồn vốn của ngân hàng thì vốn huy động thường chiếm tỷ trọng cao. Điều này
thể hiện vốn huy động đóng vai trị rất to lớn, nó quyết định sự chủ động trong
việc đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Do đó để hiểu rõ hơn
về tình hình nguồn vốn của ngân hàng, ta tham khảo bảng số liệu sau:


<b>Bảng 03. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng trong ba năm 2006-2008 </b>



ĐVT: triệu đồng


<b>2007/2006 2008/2006 </b>


Chỉ tiêu <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>
<b>2007 </b>


<b>Năm </b>
<b>2008 </b>


Số tiền % Số tiền %
Vốn huy động 65.056 112.173 220.605 47.117 72,43 108.432 96,67
Vốn điều


chuyển


43.221 31.493 - -11.728 -27,13 -


<b>-Tổng nguồn </b>
<b>vốn </b>


<b>108.277 143.666 220.605</b> <b>35.389</b> <b>32,68 76.939</b> <b>53,55</b>


Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đông Á- chi nhánh Kiên Giang


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

triệu đồng tương đương với 32,68 %. Đến năm 2008 tổng nguồn vốn của ngân


hàng tăng rất đáng kể lên đến 220.605 triệu đồng, tăng 76.939 triệu đồng tức
53,55%. Do tình trạng lạm phát nên để tránh tình trạng khách hàng ồ ạt rút tiền
khỏi tài khoản nên ngân hàng đã tăng mức lãi suất huy động vốn lên cao làm cho
nguồn vốn của ngân hàng trong năm 2008 tăng nhanh.


Năm 2006 tổng nguồn vốn của ngân hàng là 108.277 triệu đồng, trong đó
vốn huy động là 65.056 triệu đồng chiếm 60% trong tổng nguồn vốn. Đây là một
điều kiện thuận lợi để ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động vào việc cho vay,
bên cạnh đó ngân hàng sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn khi sử dụng vốn huy
động này, vì vốn huy động thường có chi phí thấp hơn sử dụng vốn điều chuyển
.Tuy nhiên ngân hàng cũng còn thiếu vốn do nhu cầu vay của khách hàng khá
cao nên ngân hàng cũng cần sử dụng vốn điều chuyển, vốn điều chuyển là 43.221
triệu đồng chiếm 40% tổng nguồn vốn. Vốn điều chuyển chiếm tỷ lệ cũng tương
đối cao, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của ngân
hàng.


Năm 2007 tổng nguồn vốn của ngân hàng là 143.666 triệu đồng, trong đó
vốn huy động là 112.173 triệu đồng chiếm 78% trong tổng nguồn vốn và vốn
điều chuyển trong năm 2007 giảm so với năm 2006 chỉ cịn 31.493 triệu đồng.
Điều đó thể hiện tình hình huy động vốn của ngân hàng là rất tốt. Đặc biệt đến
năm 2008 thì ngân hàng khơng cần vốn điều chuyển đến vì vốn huy động của
ngân hàng trong năm đã đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng, cụ thể tổng
nguồn vốn đồng thời cũng là vốn huy động của ngân hàng đạt 220.605 triệu đồng
tăng 76.939 triệu đồng tăng 53,55% so với năm 2007. Nguyên nhân là do năm
2008 lãi suất huy động vốn tăng nên vốn huy động đạt được rất cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<b>Bảng 04. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng trong quý I năm 2008-2009 </b>


ĐVT: triệu đồng



<b>I-2009/I-2008 </b>
Chỉ tiêu <b>Quý I- 2008</b> <b>Quý I- 2009 </b>


Số tiền %


Vốn huy động 145.546 298.200 152.654 104,88


Vốn điều chuyển 38.669 -


<b>-Tổng nguồn vốn 184.215</b> <b>298.200 113.985 61,88</b>
Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>4.1.2. Phân tích huy động vốn của ngân hàng </b>


Huy động vốn là một nghiệp vụ quan trọng không thể thiếu ở tất cả các
ngân hàng thương mại cũng như mọi tổ chức khác, để thực hiện đúng chức năng
kinh doanh tiền tệ của mình, ngân hàng ln thực hiện phương châm “đi vay để
cho vay”. Do đó cơng tác huy động vốn đóng vai trị quan trọng trong cơ cấu
nguồn vốn của ngân hàng. Vốn huy động là một trong những yếu tố quyết định
khả năng đáp ứng vốn cho khách hàng, nếu chỉ số huy động vốn càng lớn thì khả
năng tài trợ cho khách hàng càng cao. Tuy nhiên, khả năng huy động vốn của
ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào ý muốn của ngân hàng mà còn phụ thuộc vào
các yếu tố như: lãi suất huy động, uy tín ngân hàng mà nhất là tình hình kinh tế
xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương ảnh hưởng đến thu nhập của
dân cư.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

hàng được phép sử dụng những phương pháp và công cụ mà pháp luật cho phép
để huy động số tiền nhàn rỗi trong xã hội tạo ra nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu
của nền kinh tế.



Do đó ngân hàng ln xem trọng và đa dạng hóa các hình thức huy động
vốn để có nguồn vốn đáp ứng yêu cầu vay vốn của ngư ời dân giúp ổn định đời
sống cho nhân dân địa phương cũng như phát triển kinh tế xã hội. Để tìm hiểu
sâu về vốn huy động của ngân hàng ta phân tích các số liệu bảng 03 trang sau:


<b>Bảng 05. Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm (2006- 2008) </b>



ĐVT: triệu đồng


<b>2007/2006 2008/2006 </b>
Chỉ tiêu <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>
<b>2007 </b>


<b>Năm </b>


<b>2008 </b> Số


tiền % Số tiền %


Tiền gửi
không kỳ
hạn


6.506 33.652 40.091 27.146 417,25 6.439 19,13



Tiền gửi
tiết kiệm


58.550 78.521 180.514 19.971 34,11 101.993 129,89


<b> Vốn huy </b>
<b>động </b>


<b>65.056 112.173</b> <b>220.605 47.117</b> <b>72,43 108.432</b> <b>96,67</b>


Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

Trong đó, vốn huy động của ngân hàng được chia thành hai loại chính đó là
tiền gửi khơng kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm. Hai loại này trong ba năm cúng tăng
liên tục cụ thể:


<b>Tiền gửi không kỳ hạn: năm 2006 chỉ tiêu này đạt 6.506 triệu đồng và đến </b>
năm 2007 đạt 33.652 triệu đồng tăng 27.146 triệu đồng tăng 417,25% so với năm
2006. Và đến năm 2008 chỉ số này đạt 40.091 triệu đồng tăng 6.439 triệu đồng
tăng 19,13% so với năm 2007. Ta nhận thấy tốc độ tăng tiền gửi không kỳ hạn
của ngân hang năm 2008 thấp hơn năm 2007.


<b>Tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng năm 2006 là 58.550 </b>
triệu đồng, đến năm 2007 đạt 78.521 triệu đồng tăng 19.971 triệu đồng tăng
34,11% so với năm 2006. Và đến năm 2008 thì chỉ số này tăng cao đạt 180.514
triệu đồng tăng 101.993 triệu đồng tăng 129,89% so với năm 2007. Ta nhận thấy
tốc độ tăng của tiền gửi tiết kiệm năm 2008 tăng rất cao so với năm 2007.


Nguyên nhân làm cho vốn huy động của ngân hàng tăng đều qua các năm là do
NHTM CP Đông Á Kiên Giang luôn quan tâm đặc biệt tới công tác huy động


vốn, thực hiện và triển khai bằng nhiều biện pháp có hiệu quả, ngồi việc đưa ra
nhiều hình thức huy động vốn với nhiều loại kỳ hạn và lãi suất khác nhau, phù
hợp với tính chất nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, NHTM CP Đông Á- chi
nhánh Kiên Giang còn mở rộng mạng lưới hoạt động tới các khu dân cư tập
trung, các cụm kinh tế ở nông thôn tạo điều kiện cho quan hệ gởi và rút tiền của
nhân dân, doanh nghiệp. Xử lý lãi suất huy động linh hoạt thích ứng khả năng
cạnh tranh trên địa bàn, thực hiện thưởng lãi suất, giảm phí thanh tốn đối với
khách hàng có số dư tiền gởi cao; Thường xuyên rút ngắn thời gian xử lý chứng
từ, mở rộng các tiện ích ngân hàng cùng các dịch vụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<b>Bảng 06. Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua quý I năm 2008-2009. </b>
ĐVT: triệu đồng


<b> Ngu</b>ồn: phòng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>I-2009/I-2008 </b>
Chỉ tiêu <b>Quý I- 2008 </b> <b>Quý I- 2009</b>


Số tiền %
Tiền gửi không kỳ


hạn


21.832 35.784 13.952 63,91


Tiền gửi tiết kiệm 123.714 262.416 138.702 112,12


<b> Vốn huy động 145.546</b> <b>298.200 152.654 104,88 </b>


<b>Tiền gửi không kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn quý I-2008 đạt 21.832 triệu </b>


đồng và đến quý I-2009 đạt 35.784 triệu đồng tăng 13.952 triệu đồng tăng
63,91%.


<b>Tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng quý I-2008 đạt </b>
123.714 triệu đồng đến quý I-2009 thì đạt 262.416 triệu đồng tăng 138.702 triệu
đồng tăng 112,12% so với quý I-2008. Ta nhận thấy tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm
tỷ trọng cao so với tiền gửi không kỳ hạn và quý I-2009 tốc độ tăng của nó cũng
cao hơn tiền gửi khơng kỳ hạn trong quý I-2008.


Nguyên nhân của sự tăng trưởng vốn huy động cao trong quý I-2009 là do tình
hình kinh tế bắt đầu khơi phục, đời sống của người dân đã dần đi vào ổn định và
đã có dư giả nên vốn huy động của ngân hàng tăng cao.


<b>4.2. </b> <b>Phân tích tình hình sử dụng vốn của ngân hàng </b>
<b>4.2.1. Phân tích chung tình hình sử dụng vốn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

động kinh doanh của ngân hàng nói chung và chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói
riêng. Hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm qua diễn ra khá tốt,
sau đây là những kết quả mà ngân hàng đạt được trong thời gian qua như sau :


<b>Bảng 07. Tình hình sử dụng nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm </b>
<b> (2006- 2008). </b>


<b> ĐVT: triệu đồng </b>


Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>2007/2006 2008/2006 </b>


Chỉ tiêu <b>Năm </b>



<b>2006 </b>


<b>Năm </b>
<b>2007 </b>


<b>Năm </b>
<b>2008 </b>


Số tiền (%) Số tiền (%)
<b>1. Doanh số </b>


<b>cho vay </b> <b>169.584</b> <b>267.768</b> <b>281.221</b> <b>98.184 58 13.453</b> <b>5</b>


Ngắn hạn 138.871 219.637 268.383 80.766 58 48.746 22


Trung và dài


hạn 30.713 48.131 12.838 17.418 57 -35.293 -73


<b>2. Doanh số </b>


<b>thu nợ </b> <b>146.865</b> <b>237.571</b> <b>305.701</b> <b>90.706 62 68.130</b> <b>29</b>


Ngắn hạn 124.838 203.970 281.400 78.430 63 78.135 38


Trung và dài


hạn 22.027 33.601 24.301 11.574 53 -10.005 -29



<b>3. Dư nợ 101.107</b> <b>131.304</b> <b>106.824</b> <b>30.197 30 -24.480 -19</b>


Ngắn hạn 52.792 68.459 55.442 15.667 30 -13.017 -19


Trung và dài


hạn 48.315 62.845 51.382 14.530 30 -11.463 -18


<b>4. Nợ quá hạn 1.355</b> <b>1.075</b> <b>848</b> <b>-280 21 -270 -21</b>


Ngắn hạn 949 667 509 -282 -30 -158 -24


Trung và dài


hạn 406 408 339 2 1 -69 -17


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

ĐVT: Triệu đồng


Nguồn: phòng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>I-2009/I-2008 </b>
Chỉ tiêu <b>Quý I- 2008</b> <b>Quý I- 2009</b>


Số tiền %
<b>1. Doanh số cho vay </b> <b>87.048</b> <b>117.652</b> <b>30.604 35,16</b>


Ngắn hạn 82.811 95.383 12.572 15,18


Trung và dài hạn 4.237 22.269 18.032 425,58



<b>2. Doanh số thu nợ 52.097</b> <b>104.279</b> <b>52.182 100,16</b>


Ngắn hạn 46.881 89.728 42.847 91,40


Trung và dài hạn 5.216 14.551 9.335 178,97


<b>3. Dư nợ 166.255</b> <b>120.197 -46.058 -27,70</b>


Ngắn hạn 104.389 61.097 -43.292 -41,47


Trung và dài hạn 61.866 59.100 -2.766 -4,47


<b>4. Nợ quá hạn 1.179</b> <b>513</b> <b>-666 -56,49</b>


Ngắn hạn 825 349 -476 -57,70


Trung và dài hạn 354 164 -190 53,67


<b>4.2.1.1. Doanh số cho vay. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

Điều này đem lại sự hấp dẫn trong đầu tư và khuyến khích thu hút được nhiều
đối tượng vay vốn làm tăng trưởng tín dụng. Đồng thời trên cơ sở đầu tư vốn
bám sát vào các chương trình dự án phát triển kinh tế của địa phương, phối hợp
với các tổ chức đồn thể thực hiện các nghị quyết liên tịch…để có hướng đầu tư
đúng đạt hiệu quả cao và tăng trưởng tín dụng.


<b>Bảng 09. Doanh số cho vay theo mục đích vay của ngân hàng trong </b>
<b>ba năm 2006-2008 </b>


ĐVT: Triệu đồng



<b>2007/2006 2008/2006 </b>


Chỉ tiêu <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>
<b>2007 </b>


<b>Năm </b>
<b>2008 </b>


Số tiền (%) Số tiền (%)
Mua nhà, sửa


nhà 10.939 26.572 5.791 15.633 142,91 -20.781 78,21


Đầu tư máy


móc, thiết bị 3.515 2.798 93 -717 20,40 -2.705 -96.68


Tài trợ xây


dựng 1.554 6.428 5.287 4.874 313,64 -1.141 -17,75


Bổ sung vốn


lưu động 78.433 173.299 141.285 94.866 120,95 -32.014 -18,47
Phục vụ nông



nghiệp nông
thôn


18.298 3.535 1.406 -14.763 -80,68 -2.129 -60,23


Khác 56.845 55.136 127.359 -1.709 3,01 72.223 131,00


<b>Tổng 169.584 267.768 281.221</b> <b>98.184</b> <b>58 13.453</b> <b>5</b>


Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đông Á- chi nhánh Kiên Giang


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<b>Mua nhà, sửa nhà: Nhìn chung doanh số cho vay mua nhà sửa nhà của </b>
ngân hàng không ổn định qua ba năm, cụ thể năm 2006 là 10.939 triệu đồng, năm
2007 là 26.572 triệu đồng tăng 15.633 triệu đồng tăng 142,91% nhưng đến năm
2008 thì chỉ còn 5.791 triệu đồng giảm rất nhiều so với năm 2007. Nguyên nhân
là do năm 2007 ở Kiên Giang tình hình kinh tế ổn định, nhu cầu mua nhà, sửa
nhà của tỉnh là rất cao do có khu lấn biển mới xây dựng đáp ứng nhu cầu mua
đất, mua nhà trong tỉnh. Cịn đến năm 2008 thì tình hình kinh tế khơng ổn định,
đời sống người dân cũng chịu ảnh hưởng nên nhu cầu mua nhà, sửa nhà cũng
giảm mạnh nên doanh số cho vay khoản này giảm mạnh trong năm 2008.


<b>Đầu tư máy móc thiết bị: Nhìn chung doanh số cho vay này giảm đều </b>
qua ba năm, cụ thể năm 2006 là 3.515 triệu đồng, năm 2007 là 2.798 triệu đồng,
năm 2008 là 93 triệu đồng giảm mạnh so với các năm trước đó. Nguyên nhân là
do đầu tư máy móc thiết bị chủ yếu cho vay trong ngành đánh bắt hải sản xa bờ
nhưng lĩnh vực này mỗi năm ngày càng giảm do nó phụ thuộc nhiều vào giá cả
xăng dầu mà giá xăng dầu qua các năm đều tăng lên nên số lượng tàu đánh bắt
cũng giảm dần nên nhu cầu vay vốn cũng giảm.



<b>Tài trợ xây dựng: Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay tài trợ </b>
xây dựng không ổn định qua các năm, cụ thể năm 2006 là 1.554 triệu đồng, năm
2007 là 6.428 triệu đồng và đến năm 2008 giảm chỉ còn 5.287 triệu đồng.
Nguyên nhân của sự không ổn định doanh số cho vay của tài trợ xây dựng là do
năm 2007 nhu cầu xây dựng của tỉnh tăng cao do đời sống người dân ổn định và
có các dự án xây dựng lớn như hoa biển nên doanh số cho vay cao và đến năm
2008 thì có giảm nhưng không nhiều do tài trợ theo dự án nên do tình hình kinh
tế khơng tốt và giá cả vật liệu xây dựng cũng tăng cao nhưng vẫn phải thực hiện
các dự án.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

phát triển và tăng sản lượng xuất khẩu nên nhu cầu vốn lưu động của các doanh
nghiệp trong tỉnh tăng nhưng đến năm 2008 kinh tế thế giới bị khủng hoảng các
doanh nghiệp xuất khẩu cũng chịu ảnh hưởng mạnh nên nhu cầu vốn lưu động
của các doanh nghiệp giảm do giảm lượng xuất khẩu.


<b>Phục vụ nông nghiệp nơng thơn: Nhìn chung doanh số cho vay khoản </b>
này giảm qua ba năm, cụ thể năm 2006 là 18.298 triệu đồng, năm 2007 là 3.535
triệu đồng, năm 2008 là 1.406 triệu đồng. Ta thấy doanh số cho vay khoản này
qua các năm giảm mạnh. Nguyên nhân là do từ năm 2007 chính sách của chi
nhánh tập trung cho vay các lĩnh vực khác không chú trọng cho vay nông nghiệp
và một lý do khơng kém phần quan trọng nữa là vị trí đặt các phòng giao dịch
cũng như chi nhánh của ngân hàng không thuận tiện cho các hoạt động cho vay
nơng nghiệp vì nó chủ yếu nằm ở các trung tâm của tỉnh và huyện.


<b>Cho vay khác: Nhìn chung doanh số cho vay khác của ngân hàng tăng </b>
qua các năm, cụ thể năm 2006 là 56.845 triệu đồng, năm 2007 là 55.136 triệu
đồng, năm 2008 tăng vọt đạt 127.359 triệu đồng. Cho vay khác ở đây chủ yếu là
cho vay ngắn hạn mà trong năm 2008 thì lãi suất biến động liên tục cho vay ngắn
hạn nhiều sẽ có lợi cho ngân hàng vì có lúc lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất
trung và dài hạn nên cho vay ngắn hạn nhiều sẽ giảm lỗ cho ngân hàng.



Bên cạnh sự thay đổi doanh số cho vay được thể hiện theo năm như trên
còn doanh số cho vay theo quý đặc biệt là quý I-2009 so với quý I-2008 thì cũng
có sự thay đổi tương tự như theo năm nhưng có khả quan hơn, cụ thể doanh số
cho vay quý I-2008 đạt 87.048 triệu đồng và quý I-2009 là 117.652 triệu đồng
<b>tăng 30.604 triệu đồng tăng 35,16% so với quý I-2008. </b>


Trong đó, doanh số cho vay của ngân hàng phân theo mục đích chia
thành các loại như sau:


<b>Mua nhà, sửa nhà: Khoản này quý I-2009 giảm so với quý I-2008, cụ </b>
thể quý I-2008 là 1.568 triệu đồng, quý I-2009 là 7.794 triệu đồng tăng so với
quý I-2008, nguyên nhân là do trong những tháng đầu năm 2009 thì tình hình
<b>kinh tế đã ổn định trở lại nên nhu cầu mua nhà, sửa nhà của người dân tăng lên. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

ĐVT: triệu đồng


Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đông Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>I- 2009/ I-2008 </b>
Chỉ tiêu <b>Quý I-2008 Quý I- 2009 </b>


Số tiền (%)


Mua nhà, sửa nhà 1.568 7.794 6.226 397,07


Đầu tư máy móc, thiết bị 320 - -


-Tài trợ xây dựng 1.757 11.357 9.600 546,39



Bổ sung vốn lưu động 40.042 54.120 14.078 35,16


Phục vụ nông nghiệp


nông thôn 9.575 12.942 3.367 35,16


Khác 33.786 31.439 -2.347 -6,95


<b>Tổng 87.048</b> <b>117.652 30.604 35,16</b>


<b>Đầu tư máy móc thiết bị: Do trong q I năm 2009 khơng có cho vay dài </b>
hạn mà cho vay đầu tư máy móc thiết bị chỉ cho vay dài hạn nên không thể thấy
được sự thay đổi của doanh số cho vay của đầu tư máy móc thiết bị trong quý I
được.


<b>Tài trợ xây dựng: Nhìn chung trong quý I-2009 tăng so với quý I-2008, cụ </b>
thể quý I-2008 là 1.757 triệu đồng, quý I-2009 là 11.357 triệu đồng tăng rất nhiều
so với quý I-2008, nguyên nhân là do tình hình kinh tế mấy tháng đầu năm 2009
tăng trưởng trở lại nên việc xây dựng trong tỉnh cũng tăng trở lại.


<b>Bổ sung vốn lưu động: Nhìn chung trong quý 2009 tăng so với quý </b>
I-2008, cụ thể quý I-2008 là 40.042 triệu đồng, quý I-2009 là 54.120 triệu đồng
tăng rất nhiều so với quý I-2008, nguyên nhân là do tình hình kinh tế mấy tháng
đầu năm 2009 tăng trưởng trở lại nên các doanh nghiệp cũng tăng nhu cầu bổ
sung vốn lưu động để mở rộng lại sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu tiêu dung
của người dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

đồng tăng so với quý I-2008, nguyên nhân là do tình hình kinh tế mấy tháng đầu
năm 2009 tăng trưởng trở lại nên nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp
cúng tăng trở lại.



<b>Cho vay khác: : Nhìn chung trong quý I-2009 giảm so với quý I-2008 </b>
nhưng giảm không nhiều, cụ thể quý I-2008 là 33.786 triệu đồng, quý I-2009 là
31.439 triệu đồng.


<b>4.2.1.2. Doanh số thu nợ. </b>


<b>Bảng 11. Doanh số thu nợ theo mục đích vay của ngân hàng </b>
<b>từ năm 2006-2008 </b>


ĐVT: triệu đồng


Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đông Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>2007/2006 2008/2006 </b>


Chỉ tiêu <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>
<b>2007 </b>


<b>Năm </b>
<b>2008 </b>


Số tiền (%) Số tiền (%)
Mua nhà, sửa nhà 7.850 13.865 10.894 6.015 76,63 -2.971 -21,43
Đầu tư máy móc,



thiết bị 2.521 1.994 175 -527 -20,91 -1.819 -91,22


Tài trợ xây dựng 3.792 4.582 2.941 790 20,83 -1.641 -35,81


Bổ sung vốn lưu


động 67.558 154.421 155.908 86.863 128,58 1.487 0,96


Phục vụ nông


nghiệp nông thôn 16.155 4.751 5.624 -11.404 -70,59 873 18,38


Khác 48.989 57.958 130.159 8.969 18,31 72.201 124,57


<b>Tổng 146.865 237.571 305.701</b> <b>90.706</b> <b>62 68.130</b> <b>29</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<b>tăng 29% so với năm 2007. Nhìn chung doanh số thu nợ của ngân hàng luôn tăng </b>
lên là do sự tăng nhanh của doanh số cho vay đồng thời tùy thuộc vào quá trình
thu nợ, thời gian thu nợ của ngân hàng, phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh
doanh và kỳ hạn trả nợ mà ngân hàng đã quy định. Do đó tỷ lệ thu nợ xắp xỉ với
doanh số cho vay. Điều này cho thấy người dân làm ăn đạt hiệu quả nên chất
lượng tín dụng cũng được nâng cao.


Trong đó, doanh số thu nợ của ngân hàng phân theo mục đích chia thành
các loại như sau:


<b>Mua nhà, sửa nhà: Nhìn chung doanh số thu nợ mua nhà sửa nhà của </b>
ngân hàng không ổn định qua ba năm, cụ thể năm 2006 là 7.850 triệu đồng, năm
2007 là 13.865 triệu đồng tăng 6.015 triệu đồng tăng 76,63% nhưng đến năm
2008 thì chỉ cịn 10.894 triệu đồng giảm so với năm 2007. Nguyên nhân là do


năm 2007 ở Kiên Giang tình hình kinh tế ổn định, nên việc thu nợ của ngân hàng
thực hiện tốt. Còn đến năm 2008 thì tình hình kinh tế khơng ổn định, đời sống
người dân cũng chịu ảnh hưởng nên việc thu nợ của ngân hàng giảm.


<b>Đầu tư máy móc thiết bị: Nhìn chung doanh số thu nợ khoản này giảm </b>
đều qua ba năm, cụ thể năm 2006 là 2.521 triệu đồng, năm 2007 là 1.994 triệu
đồng, năm 2008 là 175 triệu đồng giảm mạnh so với các năm trước đó. Nguyên
nhân là do đầu tư máy móc thiết bị chủ yếu cho vay trong ngành đánh bắt hải sản
xa bờ nhưng lĩnh vực này mỗi năm ngày càng giảm do nó phụ thuộc nhiều vào
giá cả xăng dầu mà giá xăng dầu qua các năm đều tăng nên khả năng trả nợ của
khách hang hạn chế nhiều.


<b>Tài trợ xây dựng: Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số thu nợ tài trợ </b>
xây dựng không ổn định qua các năm, cụ thể năm 2006 là 3.792 triệu đồng, năm
2007 là 4.582 triệu đồng và đến năm 2008 giảm chỉ cịn 2.941 triệu đồng.
Ngun nhân của sự khơng ổn định doanh số thu nợ của tài trợ xây dựng là do
năm 2008 tình hình kinh tế khó khăn nên khả năng trả nợ của các khách hàng
cũng giảm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

này tăng đều trong ba năm là do khoản này chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn
nên ngân hang ln có xu hướng để thu hồi nợ nhanh để sử dụng vốn cho việc
đầu tư tiếp vào các khoản khác để tăng lợi nhuận. Mặt khác các doanh nghiệp
cũng muốn trả để có thể tái việc vay vốn lại ở ngân hàng.


<b>Phục vụ nơng nghiệp nơng thơn: Nhìn chung doanh số thu nợ khoản </b>
này giảm qua ba năm, cụ thể năm 2006 là 16.155 triệu đồng, năm 2007 là 4.751
triệu đồng, năm 2008 là 5.624 triệu đồng. Ta thấy doanh số thu nợ khoản này qua
các năm giảm mạnh. Nguyên nhân là do giá cả các yếu tố đầu vào của nông
nghiệp đều tăng lên nên các hộ nơng dân gặp khó khăn trong sản xuất nên khả
năng trả nợ cho ngân hàng giảm.



<b>Cho vay khác: Nhìn chung doanh số thu nợ khác của ngân hàng tăng </b>
qua các năm, cụ thể năm 2006 là 48.989 triệu đồng, năm 2007 là 57.958 triệu
đồng, năm 2008 tăng vọt đạt 130.159 triệu đồng. Cho vay khác ở đây chủ yếu là
cho vay ngắn hạn mà trong năm 2008 thì lãi suất biến động liên tục cho vay ngắn
hạn tăng liên tục nên ngân hàng phải nhanh chống thu nợ lại để giảm lỗ do lãi
suất tăng về sau nên doanh số thu nợ tăng.


Bên cạnh sự thay đổi doanh số cho vay được thể hiện theo năm như trên
còn doanh số cho vay theo quý đặc biệt là q I-2009 so với q I-2008 thì cũng
có sự thay đổi tương tự như theo năm nhưng có khả quan hơn, cụ thể doanh số
cho vay quý I-2008 đạt 52.097 triệu đồng và quý I-2009 là 104.279 triệu đồng
<b>tăng 52.182 triệu đồng so với quý I-2008. </b>


Trong đó, doanh số thu nợ của ngân hàng phân theo mục đích chia thành
các loại như sau:


<b>Mua nhà, sửa nhà: Khoản này quý I-2009 tăng so với quý I-2008, cụ </b>
thể quý I-2008 là 2.295 triệu đồng, quý I-2009 là 7.520 triệu đồng tăng so với
quý I-2008, nguyên nhân là do trong những tháng đầu năm 2009 thì tình hình
kinh tế đã ổn định trở lại nên khả năng trả nợ của khách hàng cao hơn nên việc
thu nợ của ngân hàng tăng trở lại .


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

vay đầu tư máy móc thiết bị và các tháng đầu năm thường các khách hàng không
trả nợ vào các tháng này mà là thường vào các tháng cuối năm. Bên cạnh đó, tuy
tình hình kinh tế các tháng đầu năm 2009 có khả quan nhưng các khách hàng đi
vay để đầu tư máy móc thiết bị khơng trả mà để tiếp tục đầu tư để tăng sản xuất
kinh doanh.


<b>Bảng 12. Doanh số thu nợ theo mục đích vay của ngân hàng </b>


<b>Trong quý I năm 2008-2009 </b>


ĐVT: triệu đồng


Nguồn: phòng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>I- 2009/ I-2008 </b>
Chỉ tiêu <b>Quý I-2008 Quý I- 2009 </b>


Số tiền (%)


Mua nhà, sửa nhà 2.295 7.520 5.225 227,67


Đầu tư máy móc, thiết bị 531 158 -373 -70,24


Tài trợ xây dựng 1.619 4.730 3.111 192,16


Bổ sung vốn lưu động 23.965 47.968 24.003 100,16


Phục vụ nông nghiệp


nông thôn 5.731 11.471 5.740 100,16


Khác 17.956 32.432 14.476 80,62


<b>Tổng 52.097</b> <b>104.279 52.182 100,16</b>


<b>Tài trợ xây dựng: Nhìn chung trong quý I-2009 tăng so với quý I-2008, cụ </b>
thể quý I-2008 là 1.619 triệu đồng, quý I-2009 là 4.730 triệu đồng tăng so với
quý I-2008, nguyên nhân là do tình hình kinh tế mấy tháng đầu năm 2009 tăng


trưởng trở lại nên việc thu nợ cũng tăng trở lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

doanh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân nên họ có khả năng trả nợ cho
ngân hàng nên doanh số thu nợ tăng.


<b>Phục vụ nông nghiệp nông thơn: Nhìn chung trong q I-2009 tăng so với </b>
q I-2008, cụ thể quý I-2008 là 5.731 triệu đồng, quý I-2009 là 11.471 triệu
đồng tăng so với quý I-2008, nguyên nhân là do tình hình kinh tế mấy tháng đầu
năm 2009 tăng trưởng trở lại nên sản xuất nông nghiệp tăng trở lại nên việc thu
nợ cũng tăng.


<b>Cho vay khác: : Nhìn chung trong quý I-2009 tăng so với quý I-2008 </b>
nhưng giảm không nhiều, cụ thể quý I-2008 là 17.956 triệu đồng, quý I-2009 là
32.432 triệu đồng, nguyên nhân là do tình hình kinh tế mấy tháng đầu năm 2009
tăng trưởng trở lại nên việc thu nợ cũng tăng.


<b>4.2.1.3. Dư nợ. </b>


Kết quả dư nợ của ngân hàng thể hiện được nhu cầu tín dụng của khách
hàng. Điều này giúp ngân hàng có thể dự báo được nhu cầu thanh khoản trong
năm tiếp theo. Nhìn chung dư nợ của ngân hàng không ổn định qua ba năm, cụ
thể tổng dư nợ năm 2006 đạt 101.107 triệu đồng, năm 2007 là 131.304 triệu
<b>đồng, và đến năm 2008 giảm chỉ còn 106.824 triệu đồng giảm 24.48 triệu đồng </b>
giảm 19% so với năm 2007.


Trong đó, dư nợ của ngân hàng phân theo mục đích chia thành các loại
như sau:


<b>Mua nhà, sửa nhà: Nhìn chung dư nợ mua nhà sửa nhà của ngân hàng </b>
không ổn định qua ba năm, cụ thể năm 2006 là 19.573 triệu đồng, năm 2007 là


32.280 triệu đồng nhưng đến năm 2008 thì chỉ cịn 27.177 triệu đồng giảm so với
năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2007 ở Kiên Giang tình hình kinh tế ổn định,
nhu cầu mua nhà, sửa nhà của tỉnh là rất cao do có khu lấn biển mới xây dựng
đáp ứng nhu cầu mua đất, mua nhà trong tỉnh nên dư nợ tăng nhanh so với năm
2006. Cịn đến năm 2008 thì tình hình kinh tế khơng ổn định, đời sống người dân
cũng chịu ảnh hưởng nên nhu cầu mua nhà, sửa nhà cũng giảm mạnh nên dư nợ
khoản này giảm mạnh trong năm 2008.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

5.016 triệu đồng. Nguyên nhân là do đầu tư máy móc thiết bị chủ yếu cho vay
trong ngành đánh bắt hải sản xa bờ mà chủ yếu lại là vay dài hạn nên qua các
năm thì dư nợ của nó tăng lên.


<b>Bảng 13. Dư nợ theo mục đích vay của ngân hàng từ 2006-2008 </b>


ĐVT: triệu đồng


Nguồn: phòng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>2007/2006 2008/2006 </b>


Chỉ tiêu <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>
<b>2007 </b>


<b>Năm </b>
<b>2008 </b>



Số tiền (%) Số tiền (%)
Mua nhà, sửa


nhà 19.573 32.280 27.177 12.707 64,92 -5.103 -15,81


Đầu tư máy


móc, thiết bị 4.294 5.098 5.016 804 18,72 -82 -1,61


Tài trợ xây


dựng 9.554 11.400 13.746 1.846 19,32 2.346 20,58


Bổ sung vốn


lưu động 29.208 48.086 33.463 18.878 64,63 -14.623 -30,41


Phục vụ nông
nghiệp nông
thôn


11.122 9.906 5.688 -1.216 -10,93 -4.218 -42,58


Khác 27.356 24.534 21.734 -2.822 -10,32 -2.800 -11,41


<b>Tổng </b> <b>101.107 131.304 106.824</b> <b>30.197</b> <b>30 -24.480</b> <b>-19</b>


<b>Tài trợ xây dựng: Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ tài trợ xây dựng </b>
tăng qua các năm, cụ thể năm 2006 là 9.554 triệu đồng, năm 2007 là 11.400 triệu
đồng và đến năm 2008 là 13.746 triệu đồng. Nguyên nhân dư nợ của tài trợ xây


dựng tăng liên tục qua ba năm là do sự tích cực của nhân viên ngân hang trong
việc đi thu hồi nợ cho ngân hàng. Đồng thời các khách hàng này cũng trả nợ cho
ngân hàng để vay trở lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

năm 2008 là 33.463 triệu đồng. Ta thấy năm 2007 tăng trưởng rất nhanh nhưng
đến năm 2008 thì có giảm nhưng khơng nhiều do năm 2007 Việt Nam chính thức
trở thành thành viên của WTO mà các doanh nghiệp ở Kiên Giang đều có liên
quan đến xuất nhập khẩu đây là cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển và tăng
sản lượng xuất khẩu nên họ trả nợ nhanh và để có thể tái vay vốn phục vụ sản
xuất nhưng đến năm 2008 kinh tế thế giới bị khủng hoảng các doanh nghiệp xuất
khẩu cũng chịu ảnh hưởng mạnh nên các doanh nghiệp giảm do giảm lượng xuất
khẩu nên việc trả nợ cho ngân hàng cũng giảm.


<b>Phục vụ nông nghiệp nơng thơn: Nhìn chung dư nợ khoản này giảm </b>
qua ba năm, cụ thể năm 2006 là 11.122 triệu đồng, năm 2007 là 9.906 triệu đồng,
năm 2008 là 5.688 triệu đồng. Ta thấy dư nợ khoản này qua các năm giảm mạnh.
Nguyên nhân là do từ năm 2007 chính sách của chi nhánh tập trung cho vay các
lĩnh vực khác không chú trọng cho vay nông nghiệp và một lý do không kém
phần quan trọng nữa là vị trí đặt các phịng giao dịch cũng như chi nhánh của
ngân hàng không thuận tiện cho các hoạt động cho vay nơng nghiệp vì nó chủ
yếu nằm ở các trung tâm của tỉnh và huyện nên dư nợ giảm qua các năm.


<b>Cho vay khác: Nhìn chung dư nợ khác của ngân hàng giảm qua các </b>
năm, cụ thể năm 2006 là 27.356 triệu đồng, năm 2007 là 24.534 triệu đồng, năm
2008 tăng vọt đạt 21.734 triệu đồng. Cho vay khác ở đây chủ yếu là cho vay
ngắn hạn mà trong năm 2008 thì lãi suất biến động liên tục cho vay ngắn hạn
nhiều sẽ có lợi cho ngân hàng vì có lúc lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất trung và
dài hạn nên việc thu nợ của khoản này cao để giảm lỗ cho ngân hàng nên dư nợ
giảm .



Bên cạnh sự thay đổi dư nợ được thể hiện theo năm như trên còn dư nợ
theo quý đặc biệt là q I-2009 so với q I-2008 thì cũng có sự thay đổi tương
tự như theo năm nhưng có khả quan hơn, cụ thể dư nợ quý I-2008 đạt 166.255
triệu đồng và quý I-2009 là 120.197 triệu đồng giảm 46.058 triệu đồng giảm
27,7% so với quý I-2008.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

<b>Mua nhà, sửa nhà: Khoản này quý I-2009 giảm so với quý I-2008, cụ </b>
thể quý I-2008 là 31.553 triệu đồng, quý I-2009 là 27.451 triệu đồng, nguyên
nhân là do trong những tháng đầu năm 2009 thì tình hình kinh tế đã ổn định trở
nhưng do bị ảnh hưởng của tình hình cho vay các tháng cuối năm 2008 giảm nên
<b>dư nợ quý I-2009 giảm. </b>


<b>Bảng 14. Dư nợ theo mục đích vay của ngân hàng trong quý I </b>
<b>năm 2008-2009 </b>


ĐVT: triệu đồng


Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đông Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>I- 2009/ I-2008 </b>
Chỉ tiêu <b>Quý I-2008 Quý I- 2009 </b>


Số tiền (%)


Mua nhà, sửa nhà 31.553 27.451 -4.102 -13,00


Đầu tư máy móc,


thiết bị 4.887 4.858 -29 -0,59



Tài trợ xây dựng 11.538 20.373 8.835 76,57


Bổ sung vốn lưu


động 64.163 39.615 -24.548 -38,26


Phục vụ nông


nghiệp nông thôn 13.750 7.159 -6.591 -47,93


Khác 40.364 20.741 -19.623 -48,62


<b>Tổng 166.255</b> <b>120.197</b> <b>-46.058 27,70</b>


<b>Đầu tư máy móc thiết bị: Nhìn chung trong q I-2009 khơng thay đổi </b>
nhiều so với quý I-2008, cụ thể quý I-2008 là 4.887 triệu đồng, quý I-2009 là
<b>4.858 triệu đồng giảm không nhiều so với quý I-2008. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

2009 tăng trưởng trở lại nên việc xây dựng trong tỉnh cũng tăng trở lại nên dư nợ
tăng.


<b>Bổ sung vốn lưu động: Nhìn chung trong quý 2009 giảm so với quý </b>
I-2008, cụ thể quý I-2008 là 64.163 triệu đồng, quý I-2009 là 39.615 triệu đồng
giảm rất nhiều so với quý I-2008, nguyên nhân là do tình hình kinh tế mấy tháng
đầu năm 2009 tăng trưởng trở lại nên các doanh nghiệp cũng tăng nhu cầu bổ
sung vốn lưu động để mở rộng lại sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu tiêu dung
của người dân tuy nhiên các doanh nghiệp cũng tăng cường trả nợ cho ngân hàng
để vay được nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ 4% nên dư nợ giảm.


<b>Phục vụ nơng nghiệp nơng thơn: Nhìn chung trong quý I-2009 giảm so </b>


với quý I-2008, cụ thể quý I-2008 là 13.750 triệu đồng, quý I-2009 là 7.159 triệu
đồng giảm so với quý I-2008, nguyên nhân là các tháng đầu năm 2009 tình hình
kinh tế tăng trưởng trở lại, khách hàng của ngân hàng trả bớt các khoản nợ để vay
đầu tư phục vụ sản xuất đáp ứng nhu cầu trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế các
tháng đầu năm 2009 nên dư nợ giảm.


<b>Cho vay khác: : Nhìn chung trong quý I-2009 giảm so với quý I-2008, cụ </b>
thể quý I-2008 là 40.364 triệu đồng, quý I-2009 là 20.741 triệu đồng, nguyên
nhân là các tháng đầu năm 2009 tình hình kinh tế tăng trưởng trở lại, khách hàng
của ngân hàng trả bớt các khoản nợ để vay đầu tư phục vụ sản xuất đáp ứng nhu
cầu trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế các tháng đầu năm 2009 nên dư nợ giảm.


Qua phân tích trên ta thấy tình hình dư nợ của ngân hàng trong hai năm
đầu tăng. Lý do dẫn đến dư nợ qua các năm tăng là do ngân hàng đã mở rộng, đa
dạng hóa đối tượng vay vốn nên khách hàng tìm đến xin vay vốn ngày càng
nhiều và nhu cầu vốn đầu tư được nâng lên. Doanh số dư nợ ngắn hạn chiếm vị
trí quan trọng là do đa số người dân ở Kiên Giang đều sống bằng nông nghiệp,
với chu kỳ sản xuất ngắn và thường xuyên thiếu hụt vốn đầu tư nên nhu cầu vay
<b>vốn ngắn hạn là phổ biến nhất ở chi nhánh. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

trước kia thấp hơn rất nhiều so với lãi suất trong năm 2008. Do đó, dư nợ của
ngân hàng giảm.


<b>4.2.1.4. Nợ quá hạn. </b>


<b>Bảng 15. Nợ quá hạn theo mục đích vay của ngân hàng từ 2006-2008 </b>


ĐVT: triệu đồng


Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang



<b>2007/2006 2008/2006 </b>


Chỉ tiêu <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>
<b>2007 </b>


<b>Năm </b>
<b>2008 </b>


Số tiền (%) Số tiền (%)


Mua nhà, sửa


nhà 167 173 151 6 3,59 -22 -12,72


Đầu tư máy


móc, thiết bị 41 48 51 7 17,07 3 6,25


Tài trợ xây


dựng 76 69 48 -7 -9,21 -21 -30,43


Bổ sung vốn


lưu động 623 495 390 -128 -20,55 -105 -21,21



Phục vụ nông
nghiệp nông
thôn


149 118 93 -31 -20,81 -25 -21,19


Khác 299 172 115 -127 -42,48 -57 -33,14


<b>Tổng 1.355 1.075</b> <b>848</b> <b>-280</b> <b>21 -270</b> <b>-21</b>


Nợ quá hạn là vấn đề quan tâm của tất cả các ngân hàng nhưng trong
hoạt động tín dụng ln tiềm ẩn rủi ro nên nợ quá hạn là điều không thể tránh
khỏi. Cụ thể, nợ quá hạn năm 2006 là 1.355 triệu đồng , năm 2007 là 1.075 triệu
đồng giảm 280 triệu đồng giảm 21%, năm 2008 là 848 triệu đồng giảm 270 triệu
đồng giảm 21%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

<b>Mua nhà, sửa nhà: Nhìn chung nợ quá hạn mua nhà sửa nhà của ngân </b>
hàng không ổn định qua ba năm, cụ thể năm 2006 là 167 triệu đồng, năm 2007 là
173 triệu đồng nhưng đến năm 2008 thì chỉ cịn 151 triệu đồng giảm so với năm
2007. Ta thấy sự thay đổi nợ quá hạn của ngân hàng qua các năm khơng nhiều,
để có được thành quả này là do sự cố gắng tích cực làm việc của toàn thể nhân
viên của ngân hàng trong công tác thu hồi nợ.


<b>Đầu tư máy móc thiết bị: Nhìn chung nợ q hạn khoản này tăng đều </b>
qua ba năm, cụ thể năm 2006 là 41 triệu đồng, năm 2007 là 48 triệu đồng, năm
2008 là 51 triệu đồng. Nguyên nhân là do đầu tư máy móc thiết bị chủ yếu cho
vay trong ngành đánh bắt hải sản xa bờ nhưng lĩnh vực này mỗi năm ngày càng
giảm do nó phụ thuộc nhiều vào giá cả xăng dầu mà giá xăng dầu qua các năm
đều tăng lên nên số lượng tàu đánh bắt cũng giảm dần nên nợ quá hạn qua các


năm tăng.


<b>Tài trợ xây dựng: Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn tài trợ xây </b>
dựng giảm đều qua các năm, cụ thể năm 2006 là 76 triệu đồng, năm 2007 là 69
triệu đồng và đến năm 2008 giảm chỉ còn 48 triệu đồng. Nguyên nhân là do sự cố
gắng tích cực làm việc của toàn thể nhân viên của ngân hàng trong công tác thu
hồi nợ


<b>Bổ sung vốn lưu động: Nhìn chung nợ quá hạn khoản này giảm qua ba </b>
năm, cụ thể năm 2006 là 623 triệu đồng, năm 2007 là 495 triệu đồng, năm 2008
là 390 triệu đồng. Nguyên nhân là do sự cố gắng tích cực làm việc của toàn thể
nhân viên của ngân hàng trong công tác thu hồi nợ


<b>Phục vụ nông nghiệp nơng thơn: Nhìn chung nợ q hạn khoản này </b>
giảm qua ba năm, cụ thể năm 2006 là 149 triệu đồng, năm 2007 là 118 triệu
đồng, năm 2008 là 93 triệu đồng. Ta thấy doanh số cho vay khoản này qua các
năm giảm mạnh. Nguyên nhân là do sự cố gắng tích cực làm việc của tồn thể
nhân viên của ngân hàng trong cơng tác thu hồi nợ


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<b>Bảng 16. Nợ quá hạn theo mục đích vay của ngân hàng trong quý I </b>
<b>năm 2008-2009 </b>


ĐVT: triệu đồng


Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>I- 2009/ I-2008 </b>


Chỉ tiêu <b>Quý I-2008 </b> <b>Quý I- 2009 </b>



Số tiền (%)


Mua nhà, sửa nhà 151 72 -79 -52,32


Đầu tư máy móc, thiết


bị 43 23 -20 -46,51


Tài trợ xây dựng 59 24 -35 -59,32


Bổ sung vốn lưu động 542 236 -306 -56,46


Phục vụ nông nghiệp


nông thôn 130 57 -73 -56,15


Khác 254 101 -153 -60,24


<b>Tổng 1.179</b> <b>513 -666 -56,49</b>


Bên cạnh sự thay đổi nợ quá hạn được thể hiện theo năm như trên còn
nợ quá hạn theo quý đặc biệt là quý I-2009 so với q I-2008 thì cũng có sự thay
đổi tương tự, cụ thể nợ quá hạn quý I-2008 đạt 1.179 triệu đồng và quý I-2009 là
<b>513 triệu đồng. </b>


Trong đó, nợ quá hạn của ngân hàng phân theo mục đích chia thành các
loại như sau:


<b>Mua nhà, sửa nhà: Khoản này quý I-2009 giảm so với quý I-2008, cụ </b>
thể quý 2008 là 151 triệu đồng, quý 2009 là 72 triệu đồng giảm so với quý


I-2008, nguyên nhân là do sự cố gắng tích cực làm việc của tồn thể nhân viên của
<b>ngân hàng trong cơng tác thu hồi nợ. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

quý I-2008, nguyên nhân là do sự cố gắng tích cực làm việc của toàn thể nhân
<b>viên của ngân hàng trong công tác thu hồi nợ. </b>


<b>Tài trợ xây dựng: Nhìn chung trong quý I-2009 giảm so với quý I-2008, cụ </b>
thể quý 2008 là 59 triệu đồng, quý 2009 là 24 triệu đồng giảm so với quý
I-2008, nguyên nhân là do sự cố gắng tích cực làm việc của tồn thể nhân viên của
ngân hàng trong cơng tác thu hồi nợ.


<b>Bổ sung vốn lưu động: Nhìn chung trong quý 2009 giảm so với quý </b>
I-2008, cụ thể quý I-2008 là 542 triệu đồng, quý I-2009 là 236 triệu đồng giảm so
với quý I-2008, nguyên nhân là do sự cố gắng tích cực làm việc của toàn thể
<b>nhân viên của ngân hàng trong công tác thu hồi nợ. </b>


<b>Phục vụ nông nghiệp nông thơn: Nhìn chung trong q I-2009 giảm so </b>
với q I-2008, cụ thể quý I-2008 là 130 triệu đồng, quý I-2009 là 57 triệu đồng
giảm so với quý I-2008, nguyên nhân là do sự cố gắng tích cực làm việc của toàn
<b>thể nhân viên của ngân hàng trong cơng tác thu hồi nợ. </b>


<b>Cho vay khác: : Nhìn chung trong quý I-2009 giảm so với quý I-2008, cụ </b>
thể quý I-2008 là 254 triệu đồng, quý I-2009 là 101 triệu đồng. Nguyên nhân của
sự giảm trong nợ quá hạn là sự nỗ lực vượt bậc và hết sức phấn đấu của tất cả cán
bộ công nhân viên của ngân hàng trong việc thực hiện thu hồi nợ, làm cho tình
hình thu nợ quá hạn giảm xuống một cách nhanh chóng.


<b>4.2.1.5. Các chỉ tiêu hiệu quả tín dụng của ngân hàng </b>
<b>4.2.1.5.1. Dư nợ trên vốn huy động </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

Còn dư nợ trên vốn huy động theo quý thì cũng giảm tương tự, cụ thể quý
I-2008 là 1,14 lần, quý I-2009 là 0,40 lần. Nguyên nhân là do năm I-2008 dư nợ cuối
năm thấp nên kéo theo quý I-2009 dư nợ cũng thấp mà năm 2009 thì ngân hàng
tăng cường huy động vốn để cho vay do dự đốn tình hình kinh tế tăng trưởng trở
lại.


<b>Bảng 17. Các tỷ số trong hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng qua ba </b>
<b>năm (2006-2008) </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008</b>


<b>Doanh số cho vay </b> Triệu đồng 169.584 267.768 281.221
<b>Doanh số thu nợ </b> Triệu đồng 146.865 237.571 305.701


<b>Dư nợ </b> Triệu đồng 101.107 131.304 106.824


<b>Dư nợ bình quân </b> Triệu đồng 103.619 116.206 119.064


<b>Nợ quá hạn </b> Triệu đồng 1.355 1.075 848


<b>Vốn huy động </b> Triệu đồng 65.056 112.173 220.605


<b>Nguồn vốn </b> Triệu đồng 108.277 143.666 220.605


<b>Dư nợ trên vốn huy động Lần 1,55</b> 1,17 0,48


<b>Hệ số thu nợ </b> % 86,60 88,72 108,70


<b>Tỷ lệ nợ quá hạn </b> % 1,34 0,82 0,79



<b>Vịng quay vốn tín dụng </b> Vịng 1,42 2,04 2,57


<b>Vốn huy động/ nguồn vốn % 60,08</b> 78,08 100,00


Nguồn: phòng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


<b> 4.2.1.5.2. Hệ số thu nợ </b>


Nhìn chung hệ số thu nợ tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2006 là 86,6%,
năm 2007 là 88,72%, năm 2008 là 108,7%. Còn đối với quý thì hệ số thu nợ cũng
<b>tăng, cụ thể quý I-2008 là 59,85%, quý I-2009 là 88,63%. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

kiếm được nhiều khách hàng có uy tín, làm ăn có hiệu quả, nâng cao được hiệu
quả đầu tư của đồng vốn cũng như dấu hiệu tốt để đánh dấu bước phát triển của
ngân hàng.


<b>Bảng 18. Các tỷ số trong hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân </b>
<b>hàng qua quý I của năm 2008-2009. </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>ĐVT I/2008 I/2009 </b>


<b>Doanh số cho vay </b> Triệu đồng 87.048 117.652
<b>Doanh số thu nợ </b> Triệu đồng 52.097 104.279


<b>Dư nợ </b> Triệu đồng 166.255 120.197


<b>Dư nợ bình quân </b> Triệu đồng 116.346 113.511


<b>Nợ quá hạn </b> Triệu đồng 1.179 513



<b>Vốn huy động </b> Triệu đồng 145.546 298.200
<b>Nguồn vốn </b> Triệu đồng 184.215 298.200


<b>Dư nợ trên vốn huy động Lần 1,14 </b>0,40


<b>Hệ số thu nợ </b> % 59,85 88,63


<b>Tỷ lệ nợ quá hạn </b> % 0,71 0,41


<b>Vịng quay vốn tín dụng </b> Vịng 0,45 0,88


<b>Vốn huy động/ nguồn vốn % 79 </b>100


Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


<b> 4.2.1.5.3. Tỷ lệ nợ quá hạn </b>


Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng giảm dần, cụ thể năm 2006 là
1,34%, năm 2007 là 0,82%, năm 2008 là 0,79%. Còn đối với chỉ số này được
tính theo q thì nó đều nhỏ hơn 1% và giảm đều qua các quý, cụ thể quý I-2008
là 0,71%, quý I-2009 là 0,41%


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<b> 4.2.1.5.4. Vịng quay vốn tín dụng </b>


Việc sử dụng đồng vốn của một ngân hàng có hiêu quả hay khơng thì
khơng thể chỉ nhìn vào các chỉ tiêu như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tỷ lệ
nợ quá hạn… mà còn phải căn cứ vào vịng quay vốn tín dụng. Nếu vịng quay
vốn tín dụng càng cao thì chứng tỏ ngân hàng đa dạng hóa hình thức cho vay và
thu hồi nợ tốt, góp phần giảm tỷ lệ nợ quá hạn đồng thời làm cho đồng vốn huy
<b>động của Ngân hàng khỏi bị ứ đọng và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. </b>


Nhìn chung vịng quay vốn tín dụng tăng đều qua các năm, cụ thể vòng quay vốn
tín dụng năm 2006 là 1,42 vịng, năm 2007 là 2,04 lần và năm 2008 là 2,57 lần
Điều này chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của ngân hàng là cao, có được như vậy là
do ngân hàng có một đội ngủ cán bộ tín dụng có năng lực và chun mơn nghiệp
vụ cao.


Cịn đối với vịng quay vốn tín dụng theo q cũng tăng nhưng thấp hơn năm, cụ
thể là quý I-2008 là 0,45 vòng, quý I-2009 là 0,88 lần. Nguyên nhân vòng quay
vốn tín dụng của ngân hàng theo quý thấp như vậy là do các khoản doanh số thu
nợ thì tập trung vào các thàng cuối năm.


<b>4.2.1.5.5. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn </b>


Nhìn chung chỉ số này tăng dều qua ba năm, cụ thể năm 2006 là 60%, năm
2007 là 78% và năm 2008 là 100%. Điều đó thể hiện việc huy động vốn của ngân
hàng qua các năm rất tốt. Còn đối với quý cũng đạt kết quả tốt như vậy, cụ thể
quý I-2008 là 79%, quý I-2009 là 100%.


<b>4.2.2.Phân tích tình hình sử dụng vốn dài hạn </b>


<b>4.2.2.1. Phân tích doanh số cho vay dài hạn theo mục đích vay </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<b>Bảng 19. Doanh số cho vay dài hạn theo mục đích cho vay của ngân </b>
<b>hàng trong ba năm (2006-2008) </b>


ĐVT: triệu đồng


Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>2007/2006 2008/2006 </b>



Chỉ tiêu <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>
<b>2007 </b>


<b>Năm </b>
<b>2008 </b>


Số tiền (%) Số tiền (%)
<b>Mua nhà, sửa nhà </b> 2.238 18.672 2.186 16.434 734,32 -16.486 -88,29
Đầu tư máy móc


thiết bị 3.515 2.798 93 -717 -20,40 -2.705 -96,68


Khác 296 4.090 110 3.794 128,18 -3.980 -97,31


<b>Tổng 6.049 25.560 2.389</b> <b>19.511 322,55 -23.171 -90,65</b>


<b>Mua nhà, sửa nhà: năm 2006 là 2.238 triệu đồng, năm 2007 là 18.672 triệu </b>
đồng tăng 16.434 triệu đồng tăng 734,32% so với năm 2006, kinh tế ngày càng
phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao nhu cầu xây dựng
nhà cửa, sửa chữa nhà cũng ngày càng cao, năm 2008 là 2.186 triệu đồng giảm
16.486 triệu đồng giảm 88,29%. Do tình hình kinh tế chung của cả nước bị lạm
phát cao nên ảnh hưởng đến đời sống người dân nên nhu cầu xây dựng nhà cửa,
sửa chữa nhà cũng giảm.


<b>Đầu tư máy móc thiết bị: Nhìn chung giảm điều qua các năm, cụ thể năm </b>


2006 là 3.515 triệu đồng, năm 2007 là 2.798 triệu đồng giảm 717 triệu đồng giảm
20,4%, và đến năm 2008 thì nó giảm mạnh chỉ cịn 93 triệu đồng giảm 2.705
triệu đồng giảm 96,68%. Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp không đủ điều
kiện để vay vốn như tài sản thế chấp cịn q ít, hoạt động kinh doanh kém hiệu
quả, nợ nhiều, đa phần số nợ vay của doanh nghiệp hiện đang lớn hơn nhiều so
với vốn điều lệ. Đối với cho vay tiếp tục trong điều kiện phát triển kinh tế, khi
mà lãi suất cho vay giảm thấp đến mức tương đối có lợi cho nhà sản xuất thì việc
gia tăng nguồn vốn vay từ ngân hàng là một áp lực lớn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

triệu đồng tăng 128,18%, và đến năm 2008 thì nó lại giảm mạnh cịn 110 triệu
đồng giảm 3.980 triệu đồng giảm 97,31%. Qua phân tích ta thấy doanh số cho
vay năm 2008 của cho vay dài hạn khác giảm là do tình hình kinh tế xã hội bị
khủng hoảng nên các hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, đời sống của
người dân gặp nhiều khó khăn nên các doanh nghiệp, cá nhân khơng có nhu cầu
vay vốn nhiều.


Còn đối với doanh số cho vay theo q thì chỉ có q I-2008 là có cho vay
dài hạn cịn q I-2009 thì khơng có cho vay dài hạn nên không thể so sánh giữa
quý I-2009 và quý I-2008.


<b>Bảng 20. Doanh số cho vay dài hạn theo mục đích cho vay của ngân </b>
<b>hàng trong quý I năm (2008-2009) </b>


ĐVT: triệu đồng


Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đông Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>I-2009/I-2008</b>
Chỉ tiêu <b>Quý I- 2008</b> <b>Quý I- 2009 </b>



Số tiền %


<b>Mua nhà, sửa nhà </b> 362 <b>- - </b>


-Đầu tư máy móc thiết bị 320 - -


-Khác 109 - -


<b>-Tổng 791</b> - <b> </b>


<b>-4.2.2.2. Phân tích doanh số thu nợ dài hạn theo mục đích vay </b>
Nhìn chung doanh số thu nợ qua ba năm của ngân hàng không ổn định, cụ
thể năm 2006 là 5.431 triệu đồng, năm 2007 là 7.668 triệu đồng tăng 2.237 triệu
đồng tăng 41,19%, năm 2008 thì giảm xuống chỉ còn 5.257 triệu đồng giảm 207
triệu đồng giảm 4,66% so với năm 2007.Đối với doanh số thu nợ theo quý thì
tăng , cụ thể quý I-2008 là 2.041 triệu đồng, quý I-2009 là 5.277 triệu đồng tăng
3.236 triệu đồng tăng 158,55% so với quý I-2008. Trong đó


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

cho vay trung hạn cũng giảm trong năm 2008 là do tình hình kinh tế xã hội năm
2008 gặp khó khăn nên nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân giảm.


Trong quý I-2008, nó đạt 1.184 triệu đồng, quý I-2009 đạt 4.274 triệu đồng tăng
3.090 triệu đồng tăng 260,98% so với quý I-2008.<b> </b>Nguyên nhân là các tháng đầu
năm 2009 tình hình kinh tế tăng trưởng trở lại, sản xuất kinh doanh của người
dân có khả quan nên thu nợ cao hơn quý I-2008.


<b>Bảng 21. Doanh số thu nợ dài hạn theo mục đích cho vay của ngân </b>
<b>hàng trong ba năm (2006-2008) </b>


ĐVT: triệu đồng



Nguồn: phòng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>2007/2006 2008/2006 </b>


Chỉ tiêu <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>
<b>2007 </b>


<b>Năm </b>
<b>2008 </b>


Số tiền (%) Số tiền (%)


<b>Mua nhà, sửa nhà </b> 2.041 4.447 4.240 2.406 117,88 -207 -4,66


Đầu tư máy móc thiết bị 2.521 1.994 175 -527 -20,90 -1.819 -91,22


Khác 869 1.227 841 358 41,20 -386 -31,46


<b>Tổng 5.431</b> <b>7.668</b> <b>5.257</b> <b>2.237</b> <b>41,19 -2.411 -31,44</b>


<b>Đầu tư máy móc thiết bị: Nhìn chung doanh số thu nợ của mục này giảm </b>
đều qua các năm, cụ thể năm 2006 là 2.521 triệu đồng, năm 2007 là 1.994 triệu
đồng giảm 527 triệu đồng giảm 20,9%, năm 2008 là 175 triệu đồng giảm 1.819
triệu đồng giảm 91,22% so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong q trình cho
vay, ngân hàng đều rất khó đánh giá chính xác về tình hình hoạt động, năng lực


tài chính, năng lực quản lý vốn… của khách hàng vay vốn. Bởi vì số liệu trong
bảng báo cáo thường khơng chính xác với thực tế nó chỉ là giấy tờ hợp lệ để vay
vốn, nên khó tránh khỏi rủi ro cho ngân hàng đặc biệt khi tình hình kinh tế khó
khăn trong năm 2008.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

định nên thu nợ của ngân hàng cũng tốt hơn cịn năm 2008 tình hình kinh tế khó
khăn nên việc thu nợ của ngân hàng cũng giảm.


<b>Bảng 22. Doanh số thu nợ dài hạn theo mục đích cho vay của ngân </b>
<b>hàng trong quý I năm (2008-2009) </b>


ĐVT: triệu đồng


Nguồn: phòng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>I-2009/I-2008 </b>


Chỉ tiêu <b>Quý I- 2008 </b> <b>Quý I- 2009 </b>


Số tiền %


<b>Mua nhà, sửa nhà </b> 1.184 4.274 3.090 260,98


Đầu tư máy móc thiết bị 531 158 -373 -70,25


Khác 326 845 519 159,20


<b>Tổng 2.041</b> <b>5.277 3.236 158,55</b>


Còn doanh số thu nợ của mục này qua các quý như sau: quý I-2008 là 531


triệu đồng, quý I-2009 là 158 triệu đồng giảm 373 triệu đồng giảm 70,25% so
với quý I-2008. Nguyên nhân của là do ngành đánh bắt thuỷ hải sản ở Kiên
Giang đang gặp nhiều khó khăn, hiện giá xăng dầu tăng cao hơn nhiều so với các
năm trước, sản lượng khai thác ngày thấp đi nên ảnh hưởng đến việc đánh bắt
của người dân, làm cho lợi nhuận giảm đi nhiều, điều đó phần nào ảnh hưởng
đến tình hình thu nợ của ngân hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

Còn doanh số thu nợ của mục này qua các quý như sau: quý I-2008 là 326
triệu đồng, quý I-2009 là 845 triệu đồng tăng 519 triệu đồng tăng 158,55% so với
quý I-2008. Nguyên nhân là các tháng đầu năm 2009 tình hình kinh tế tăng
trưởng trở lại, sản xuất kinh doanh của người dân có khả quan nên thu nợ cao
hơn quý I-2008.


<b>4.2.2.3 Phân tích dư nợ dài hạn theo mục đích vay </b>


<b>Bảng 23. Dư nợ dài hạn theo mục đích cho vay của ngân hàng trong ba </b>
<b>năm (2006-2008) </b>


ĐVT: triệu đồng


Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đông Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>2007/2006 2008/2006 </b>


Chỉ tiêu <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>
<b>2007 </b>



<b>Năm </b>
<b>2008 </b>


Số tiền (%) Số tiền (%)


<b>Mua nhà, sửa nhà </b> 7.631 21.856 19.802 14.225 186,41 -2.054 -9,40


Đầu tư máy móc thiết bị 4.294 5.098 5.016 804 18,72 -82 -1,61


Khác 2.270 5.133 4.402 2.863 126,12 -731 -14,24


<b>Tổng 14.195</b> <b>32.087 29.220 17.892</b> <b>126,04 -2.867</b> <b>-8,94</b>


Nhìn chung dư nợ dài hạn của ngân hàng không ổn định trong ba năm, cụ
thể năm 2006 là 14.195 triệu đồng, năm 2007 là 32.087 triệu đồng tăng 17.892
triệu đồng tăng 126,04% so với năm 2006, năm 2008 là 29.220 triệu đồng giảm
2.867 triệu đồng giảm 8,94%. Trong đó, mua nhà sửa nhà luôn chiếm tỷ trọng
cao, cụ thể năm 2006 khoản mục này là 7.631 triệu đồng, đến năm 2007 là
21.856 triệu đồng tăng 14.225 triệu đồng tăng 186,41% so với năm 2006, và sau
đó giảm trong năm 2008 cịn 19.802 triệu đồng giảm 2.054 triệu đồng giảm
9,40% so với năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2008 tình hình kinh tế chung
của cả nước gặp khó khăn nên việc cho vay của ngân hàng về mua nhà sửa nhà
không nhiều dẫn đến dư nợ năm 2008 giảm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

2007 là 5.098 triệu đồng, và đến năm 2008 là 5.016 triệu đồng.Ta thấy dư nợ của
khoản này không thay đổi nhiều.


Cuối cùng là dư nợ của cho vay khác cũng không ổn định qua ba năm, cụ
thể dư nợ cho vay khác năm 2006 là 2.270 triệu đồng, năm 2007 là 5.133 triệu


đồng, năm 2008 là 4.402 triệu đồng. Ta thấy dư nợ cho vay khác tuy không ổn
định, nguyên nhân dư nợ dài hạn khác của ngân hàng cao như vậy là do đây là tín
dụng dài hạn nên thời gian trả nợ dài, mặt khác do ý thức của người mượn nợ
muốn kéo dài món nợ càng lâu càng tốt nên dư nợ vay khác của ngân hàng cao.


<b>Bảng 24. Dư nợ dài hạn theo mục đích cho vay của ngân hàng trong </b>
<b>quý I năm (2008-2009) </b>


ĐVT: triệu đồng


Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>I-2009/I-2008 </b>


Chỉ tiêu <b>Quý I- 2008 </b> <b>Quý I- 2009 </b>


Số tiền %


<b>Mua nhà, sửa nhà </b> 21.034 15.528 -5.506 -26,18


Đầu tư máy móc thiết bị 4.887 27.451 22.564 461,71


Khác 4.916 3.557 -1.359 -27,64


<b>Tổng 30.837</b> <b>46.536 15.699 50,91</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

hàng nên các doanh nghiệp đã trả nợ nhanh để có thể được vay ưu đãi . Cịn dư
nợ đầu tư máy móc thiết bị tăng là do đây là cho vay dài hạn đặc biệt là khoản
vay này có thời gian vay kéo dài nên dư nợ dồn qua các năm làm tăng dư nợ so
với các khaỏn khác.



<b>4.2.2.4 Phân tích tình hình nợ quá hạn dài hạn theo mục đích vay </b>


<b>Bảng 25. Nợ quá hạn dài hạn theo mục đích cho vay của ngân hàng </b>
<b>trong ba năm (2006-2008) </b>


ĐVT: triệu đồng


Nguồn: phòng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>2007/2006 2008/2006 </b>


Chỉ tiêu <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>
<b>2007 </b>


<b>Năm </b>
<b>2008</b>


Số tiền (%) Số tiền (%)


<b>Mua nhà, sửa nhà </b> 72 87 91 15 20,83 4 4,60


Đầu tư máy móc thiết bị 41 48 51 7 17,07 3 6,25


Khác 22 26 27 4 18,18 1 3,85



<b>Tổng 135</b> <b>161</b> <b>169</b> <b>26 19,26 8 4,97</b>


Nhìn chung nợ quá hạn của ngân hàng qua các năm đều tăng, cụ thể năm
2006 là 135 triệu đồng, năm 2007 là 161 triệu đồng tăng 26 triệu đồng tăng
19,26% so với năm 2006, năm 2008 là 169 triệu đồng tăng 8 triệu đồng tăng
4,97% so với năm 2007. Trong đó, nợ quá hạn dài hạn từ mua nhà, sửa nhà
chiếm tỷ lệ cao trên 50% tổng nợ quá hạn dài hạn và tăng đều qua các năm, cụ
thể năm 2006 là 72 triệu đồng, năm 2007 là 87 triệu đồng tăng 15 triệu đồng tăng
20,83% so với năm 2006, năm 2008 là 91 triệu đồng tăng 4 triệu đồng tăng 4,6%
so với năm 2007.


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

Tiếp theo là nợ quá hạn dài hạn của cho vay khác cũng tăng qua ba năm,
năm 2006 là 22 triệu đồng, năm 2007 là 26 triệu đồng, năm 2008 là 27 triệu
đồng.


Qua phân tích ta thấy nợ qua hạn dài hạn của ngân hàng có xu hướng giảm
theo quý, nguyên nhân là do hoạt động thu nợ của nhân viên ngân hàng tốt bên
cạnh đó nguyên nhân nữ là do các tháng đầu năm 2009 các doanh nghiệp đua
nhau trả nợ để vay được với lãi suất vay ưu đãi giảm 4% theo chính sách của
chính phủ thực hiện bắt đầu từ 01/02/2009.


<b>Bảng 26. Nợ quá hạn dài hạn theo mục đích cho vay của ngân hàng </b>
<b>trong quý I năm (2008-2009) </b>


ĐVT: triệu đồng


Nguồn: phòng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>I-2009/I-2008 </b>



Chỉ tiêu <b>Quý I- 2008 </b> <b>Quý I- 2009 </b>


Số tiền %


<b>Mua nhà, sửa nhà </b> 77 42 -35 -45,45


Đầu tư máy móc thiết bị 43 23 -20 -46,51


Khác 22 12 -10 -45,45


<b>Tổng 142</b> <b>77 -65 -45,78</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

<b> 4.2.2.5. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tín dụng dài hạn </b>


<b>Bảng 27. Các tỷ số trong hiệu quả hoạt động tín dụng dài hạn của ngân </b>
<b>hàng qua ba năm (2006-2008) </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008</b>


<b>Doanh số cho vay </b> Triệu đồng 6.049 25.560 2.389
<b>Doanh số thu nợ </b> Triệu đồng 5.431 7.668 5.257


<b>Dư nợ </b> Triệu đồng 14.195 32.087 29.220


<b>Dư nợ bình quân </b> Triệu đồng 11.812 23.141 30.654


<b>Nợ quá hạn </b> Triệu đồng 135 161 169


<b>Vốn huy động </b> Triệu đồng 2.602 10.656 5.103



<b>Dư nợ trên vốn huy động Lần 5,46</b> 3,01 5,73


<b>Hệ số thu nợ </b> % 89,78 30,00 220,05


<b>Tỷ lệ nợ quá hạn </b> % 0,95 0,50 0,58


<b>Vòng quay vốn tín dụng Vịng 0,46</b> 0,33 0,17


Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>¾ Dư nợ trên vốn huy động: Ta thấy chỉ số dư nợ trên vốn huy động của </b>
ngân hàng trong dài hạn đều đạt hiệu quả vì nó điều lớn hơn 1 lần. Cụ thể, năm
2006 là 5,46 lần, năm 2007 là 3,01 lần và đến năm 2008 lại tăng trở lại đạt 5,73
lần. Chỉ số này trong quý cũng đạt hiệu quả, cụ thể quý I-2008 là 10,59 lần, quý
I-2009 là 7,8 lần. Điều đó, chứng tỏ ngân hàng huy động vốn dài hạn có hiệu
quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<b>Bảng 28. Các tỷ số trong hiệu quả hoạt động tín dụng dài hạn của </b>
<b>ngân hàng qua quý I của năm 2008-2009. </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>ĐVT I/2008 I/2009 </b>


<b>Doanh số cho vay </b> Triệu đồng 791 -


<b>Doanh số thu nợ </b> Triệu đồng 2.041 5.277


<b>Dư nợ </b> Triệu đồng 30.837 46.536


<b>Dư nợ bình quân </b> Triệu đồng 31.462 37.878



<b>Nợ quá hạn </b> Triệu đồng 142 77


<b>Vốn huy động </b> Triệu đồng 2.911 5.964


<b>Dư nợ trên vốn huy động Lần 10,59 </b>7,80


<b>Hệ số thu nợ </b> % 105,59 -


<b>Tỷ lệ nợ quá hạn </b> % 0,46 0,17


<b>Vòng quay vốn tín dụng Vịng 0,07 </b>0,14
Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>¾ Tỷ lệ nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng trong dài hạn điều đạt </b>
hiệu quả bằng chứng là chúng đều nhỏ hơn 1%, cụ thể năm 2006 là 0,95% , năm
2007 là 0,5%, năm 2008 là 0,58%. Chỉ số này qua các năm đều nhỏ hơn 1 điều
đó thể hiện hiệu quả của ngân hàng là tốt trong công tác quản lý nợ qú hạn.Chỉ số
này phân theo quý cũng đạt hiệu quả, cụ thể quý I-2008 là 0,46%, quý I-2009 là
0,17%. Điều đó chứng tỏ ngân hàng có đội ngũ nhân viên chun nghiệp nên
cơng tác thu hồi nợ của ngân hàng là rất tốt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

<b>4.2.3. Phân tích tình hình sử dụng vốn trung hạn </b>


<b>4.2.3.1. Phân tích doanh số cho vay trung hạn theo mục đích vay </b>


<b>Bảng 29. Doanh số cho vay trung hạn theo mục đích cho vay của ngân </b>
<b>hàng trong ba năm (2006-2008) </b>


ĐVT: triệu đồng



Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đông Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>2007/2006 2008/2006 </b>


Chỉ tiêu <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>
<b>2007 </b>


<b>Năm </b>
<b>2008 </b>


Số tiền (%) Số tiền (%)
<b>Mua nhà, sửa nhà </b> 8.701 7.900 3.605 -801 -9,21 -4.295 -54,37
Tài trợ xây dựng 1.554 6.428 5.287 4.874 313,64 -1.141 -17,75


Khác 14.409 8.243 1.557 -6.166 -42,79 -6.686 -81,11


<b>Tổng 24.664 22.571</b> <b>10.449</b> <b>-2.093</b> <b>-8,49 -12.122 -53,71</b>


Nhìn chung doanh số cho vay trung hạn của ngân hàng giảm dần qua ba
năm, cụ thể doanh số cho vay trung hạn năm 2006 là 24.664 triệu đồng, năm
2007 là 22.571 triệu đồng giảm 801 triệu đồng giảm 9,21% so với năm 2006, và
đến năm 2008 nó giảm rất mạnh chỉ còn 10.449 triệu đồng giảm 4.295 triệu đồng
giảm 54,37% so với năm 2007.


Trong đó, doanh số cho vay dài hạn được chia thành ba loại là cho vay mua
nhà, sửa nhà; cho vay tài trợ xây dựng; cho vay khác



Doanh số cho vay trung hạn của mua nhà, sửa nhà giảm dần qua ba năm, cụ
thể năm 2006 là 8.701 triệu đồng, năm 2007 là 7.900 triệu đồng giảm 801 triệu
đồng giảm 9,21% so với năm 2006, Và năm 2008 là 3.605 triệu đồng giảm 4.295
triệu đồng giảm 54,37% so với năm 2007. Nguyên nhân là do tình hình giá vật tư
xây dựng năm 2007, 2008 tăng nhanh nên nhu cầu vay vốn trung hạn để mua
nhà, sửa nhà của người dân trong tỉnh ngày càng giảm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

người dân tăng cao, đặc biệt là ở 2 dự án lớn của Thành Phố Rạch Giá: khu lấn
biển và khu 16 hecta ( Hoa Biển ). Và năm 2008 là 5.287 triệu đồng giảm 1.141
triệu đồng giảm 17,75% so với năm 2007. Nguyên nhân là do tình hình năm
<b>2008 kinh tế khơng tốt nên nhu cầu vay vốn trung hạn tài trợ xây dựng giảm. </b>


Doanh số cho vay trung hạn của cho vay khác thì giảm đều qua các năm, cụ
thể năm 2006 là 14.409 triệu đồng, năm 2007 là 8.243 triệu đồng giảm 6.166
triệu đồng giảm 42,79% so với năm 2006, năm 2008 là 1.557 triệu đồng giảm
6.686 triệu đồng giảm 81,11% so với năm 2007. Nguyên nhân là do ngân hàng
tập trung vốn vào cho vay các khoản vay trung hạn khác có nhiều đảm bảo hơn
như mua nhà sửa nhà đảm bảo bằng giấy tờ nhà. Đồng thời, năm 2008 thì tình
hình kinh tế suy giảm nên việc cho vay với các khoản có ít đảm bảo như cho vay
nông nghiệp được giảm.


<b>Bảng 30. Doanh số cho vay trung hạn theo mục đích cho vay của ngân </b>
<b>hàng trong quý I năm (2008-2009) </b>


ĐVT: triệu đồng


Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đông Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>I-2009/I-2008 </b>



Chỉ tiêu <b>Quý I- 2008 </b> <b>Quý I- 2009 </b>


Số tiền %


<b>Mua nhà, sửa nhà </b> 1.206 7.794 6.588 546,27


Tài trợ xây dựng 1.757 11.357 9.600 546,39


Khác 483 3.118 2.635 545,55


<b>Tổng 3.446</b> <b>22.269 18.823 546,23</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

Doanh số cho vay trung hạn của tài trợ xây dựng tăng, cụ thể quý I-2008 là
1.757 triệu đồng, quý I-2009 là 11.357 triệu đồng tăng 9.600 triệu đồng tăng
<b>546,39% so với quý I-2008. </b>


Doanh số cho vay trung hạn của cho vay khác cũng tăng, cụ thể quý I-2008
là 483 triệu đồng, quý I-2009 là 3.118 triệu đồng tăng 2.635 triệu đồng tăng
<b>545,55% so với quý I-2008. </b>


Nguyên nhân doanh số cho vay trung hạn trong quý I-2009 tăng là do các
tháng đầu năm tình hình kinh tế đã trở lại ổn định nên các doanh nghiệp và cá
nhân vay vốn để tiếp tục các dự án còn dở dang trong năm 2008 không làm do
giá cả các mặt hàng đầu vào khơng ổn định.


<b>4.2.3.2. Phân tích doanh số thu nợ trung hạn theo mục đích vay </b>


<b>Bảng 31. Doanh số thu nợ trung hạn theo mục đích cho vay của ngân </b>
<b>hàng trong ba năm (2006-2008) </b>



ĐVT: triệu đồng


Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đông Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>2007/2006 2008/2006 </b>


Chỉ tiêu <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>
<b>2007 </b>


<b>Năm </b>
<b>2008 </b>


Số tiền (%) Số tiền (%)
<b>Mua nhà, sửa nhà </b> 5.809 9.418 6.654 3.609 62,13 -2.764 -29,35
Tài trợ xây dựng 3.792 4.582 2.941 790 20,83 -1.641 -35,81


Khác 6.995 11.933 9.449 4.938 70,59 -2.484 -20,82


<b>Tổng 16.596 25.933</b> <b>19.044</b> <b>9.337 56,26 -6.889 -28,51</b>


Nhìn chung doanh số thu nợ trung hạn của ngân hàng không ổn định qua ba
năm, cụ thể doanh số thu nợ trung hạn năm 2006 là 16.596 triệu đồng, năm 2007
là 25.933 triệu đồng tăng 9.337 triệu đồng tăng 56,26% so với năm 2006, và đến
năm 2008 là 19.044 triệu đồng giảm 6.889 triệu đồng giảm 28,51% so với năm
<b>2007. Trong đó, </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

Doanh số thu nợ trung hạn của tài trợ xây dựng thì khơng ổn định qua ba
năm, cụ thể năm 2006 là 3.792 triệu đồng, năm 2007 là 4.582 triệu đồng tăng 790
triệu đồng tăng 20,83% so với năm 2006, năm 2008 là 2.941 triệu đồng giảm
<b>1.641 triệu đồng giảm 35,81% so với năm 2007. Nguyên nhân là do </b>


Doanh số cho vay trung hạn của cho vay khác thì cũng khơng ổn định qua
ba, cụ thể năm 2006 là 6.995 triệu đồng, năm 2007 là 11.933 triệu đồng tăng
4.938 triệu đồng tăng 70,59% so với năm 2006, năm 2008 là 9.449 triệu đồng
giảm 2.484 triệu đồng giảm 20,82% so với năm 2007.


Qua phân tích, ta thấy doanh số thu nợ của ngân hàng trong năm 2007 tăng,
nguyên nhân là do năm 2007 tình hình kinh tế ổn định, đồng thời sự tích cực của
cán bộ cơng nhân viên trong công tác thu hồi nợ nên doanh số thu nợ năm 2007
tăng so với năm 2006. Còn đến năm 2008 doanh số thu nợ giảm là do tình hình
kinh tế chung của cả nước khơng ổn định chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu nên đời sống kinh tế của người dân khó khăn nên cơng tác thu
hồi nợ của ngân hàng giảm làm doanh số thu nợ giảm.


<b>Bảng 32. Doanh số thu nợ trung hạn theo mục đích cho vay của ngân </b>
<b>hàng trong quý I năm (2008-2009) </b>


ĐVT: triệu đồng


Nguồn: phòng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>I-2009/I-2008 </b>


Chỉ tiêu <b>Quý I- 2008 </b> <b>Quý I- 2009 </b>



Số tiền %


<b>Mua nhà, sửa nhà </b> 1.111 3.246 2.135 192,17


Tài trợ xây dựng 1.619 4.730 3.111 192,16


Khác 445 1.298 853 191,69


<b>Tổng 3.175</b> <b>9.274 6.099 192,09</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

I-2008 là 1.111 triệu đồng, quý I-2009 là 3.246 triệu đồng tăng 2.135 triệu đồng
tăng 192,17% so với quý I-2008.


Doanh số thu nợ trung hạn của tài trợ xây dựng tăng, cụ thể quý I-2008 là
1.619 triệu đồng, quý I-2009 là 4.730 triệu đồng tăng 3.111 triệu đồng tăng
<b>192,16% so với quý I-2008. </b>


Doanh số thu nợ trung hạn của cho vay khác cũng tăng, cụ thể quý I-2008 là
445 triệu đồng, quý I-2009 là 1.298 triệu đồng tăng 853 triệu đồng tăng 191,69%
<b>so với quý I-2008. </b>


Ta thấy doanh số thu nợ của ngân hàng trong quý I-2009 tăng là do các
tháng đầu năm 2009 tình hình kinh tế chung trở lại ổn định và các doanh nghiệp
vừa và nhỏ cũng thi nhau trả các khoản nợ của ngân hàng để có thể vay vốn ưu
đãi của ngân hàng theo chính sách của chính phủ hỗ trợ 4% lãi suất nên làm cho
doanh số thu nợ trung hạn của ngân hàng tăng trong quý I-2009.


<b>4.2.3.3. Phân tích dư nợ trung hạn theo mục đích vay </b>


<b>Bảng 33. Dư nợ trung hạn theo mục đích cho vay của ngân hàng trong </b>


<b>ba năm (2006-2008) </b>


ĐVT: triệu đồng


Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đông Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>2007/2006 2008/2007 </b>


Chỉ tiêu <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>
<b>2007 </b>


<b>Năm </b>
<b>2008 </b>


Số tiền (%) Số tiền (%)
<b>Mua nhà, sửa nhà 11.942 10.424</b> 8.175 -1.518 -12,71 -2.249 -21,58
Tài trợ xây dựng 9.554 11.400 13.746 1.846 19,32 2.346 20,58


Khác 12.624 8.934 242 -3.690 -29,23 -8.692 -97,29


<b>Tổng 34.120 30.758 22.163 -3.362</b> <b>-9,85 -8.595 -27,94</b>


Nhìn chung dư nợ trung hạn của ngân hàng giảm qua ba năm, cụ thể dư nợ
trung hạn năm 2006 là 34.120 triệu đồng, năm 2007 là 30.758 triệu đồng giảm
3.362 triệu đồng giảm 9,85% so với năm 2006, và đến năm 2008 là 22.163 triệu
<b>đồng giảm 8.595 triệu đồng giảm 27,94% so với năm 2007. Trong đó, </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

đồng giảm 12,71% so với năm 2006, Và năm 2008 chỉ số này là 8.175 triệu đồng
giảm 2.249 triệu đồng giảm 21,58% so với năm 2007. Nguyên nhân là do sự tích
cực làm việc của công nhân viên ngân hàng trong công tác thu hồi nợ nên dư nợ
giảm.


Dư nợ trung hạn của tài trợ xây dựng thì tăng qua ba năm, cụ thể năm 2006
là 9.554 triệu đồng, năm 2007 là 10.400 triệu đồng tăng 1.846 triệu đồng tăng
19,32% so với năm 2006, nguyên nhân là do ban quản lý dự án xây dựng chưa
thu tiền được từ các dự án do đó việc hồn trả nợ cho ngân hàng cịn chậm làm
cho dư nợ trong năm tăng. Và năm 2008 là 13.746 triệu đồng tăng 2.346 triệu
đồng tăng 20,58% so với năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2008 kinh tế khó
<b>khăn nên việc thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn nên dư nợ tăng. </b>


Dư nợ trung hạn của cho vay khác thì giảm qua ba, cụ thể năm 2006 là
12.624 triệu đồng, năm 2007 là 8.934 triệu đồng giảm 3.690 triệu đồng giảm
29,23% so với năm 2006, và năm 2008 khoản mục này là 242 triệu đồng giảm
8.692 triệu đồng giảm 97,29 % so với năm 2007. Nguyên nhân là do sự tích cực
làm việc của cơng nhân viên ngân hàng trong công tác thu hồi nợ nên dư nợ
giảm.


<b>Bảng 34. Dư nợ trung hạn theo mục đích cho vay của ngân hàng trong </b>
<b>quý I năm (2008-2009) </b>


ĐVT: triệu đồng


Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đông Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>I-2009/I-2008 </b>



Chỉ tiêu <b>Quý I- 2008 </b> <b>Quý I- 2009 </b>


Số tiền %


<b>Mua nhà, sửa nhà </b> 10.519 12.723 2.204 20,95


Tài trợ xây dựng 11.538 20.373 8.835 76,57


Khác 8.972 2.062 -6.910 -77,02


<b>Tổng 31.029</b> <b>35.158 4.129 13,31</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

I-10.519 triệu đồng, quý I-2009 là 12.723 triệu đồng tăng 2.204 triệu đồng tăng
20,95% so với quý I-2008. Nguyên nhân là do các tháng đầu năm 2009 nền kinh
<b>tế trở lại ổn định nên doanh số cho vay của ngân hàng tăng kéo theo dư nợ tăng. </b>


Dư nợ trung hạn của tài trợ xây dựng tăng, cụ thể quý I-2008 là 11.538 triệu
đồng, quý I-2009 là 20.373 triệu đồng tăng 8.835 triệu đồng tăng 76,57% so với
quý I-2008. Nguyên nhân là do các tháng đầu năm 2009 nền kinh tế trở lại ổn
<b>định nên doanh số cho vay của ngân hàng tăng kéo theo dư nợ tăng. </b>


Dư nợ trung hạn của cho vay khác giảm, cụ thể quý I-2008 là 8.972 triệu
đồng, quý I-2009 là 2.062 triệu đồng giảm 6.910 triệu đồng giảm 77,02% so với
quý I-2008. Nguyên nhân là do năm 2008 dư nợ của ngân hàng đã thấp nên cũng
kéo theo dư nợ quý I-2009 thấp theo mặt dù doanh số cho vay trung hạn của ngân
hàng q I-2009 có tăng nhưng khơng nhiều .


<b>4.2.3.4. Phân tích tình hình nợ q hạn trung hạn theo mục đích vay </b>


<b>Bảng 35. Nợ quá hạn trung hạn theo mục đích cho vay của ngân hàng </b>


<b>trong ba năm (2006-2008) </b>


ĐVT: triệu đồng


<b>2007/2006 2008/2006 </b>


Chỉ tiêu <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>
<b>2007</b>


<b>Năm </b>
<b>2008 </b>


Số tiền (%) Số tiền (%)


<b>Mua nhà, sửa nhà </b> 95 86 60 -9 -9,47 -26 -30,23


Tài trợ xây dựng 76 69 48 -7 -9,21 -21 -30,43


Khác 100 92 62 -8 -8 -30 -32,61


<b>Tổng 271 247</b> <b>170</b> <b>-24 -8,86</b> <b>-77 -31,17</b>


Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

Nợ quá hạn trung hạn của mua nhà, sửa nhà giảm dần qua ba năm, cụ thể
năm 2006 là 95 triệu đồng, năm 2007 là 86 triệu đồng giảm 9 triệu đồng giảm


9,47% so với năm 2006, năm 2008 là 60 triệu đồng giảm 26 triệu đồng giảm
30,23% so với năm 2007.


Nợ quá hạn trung hạn của tài trợ xây dựng thì giảm dần qua ba năm, cụ thể
năm 2006 là 76 triệu đồng, năm 2007 là 69 triệu đồng giảm 7 triệu đồng giảm
9,21% so với năm 2006, năm 2008 là 48 triệu đồng giảm 21 triệu đồng giảm
<b>30,43% so với năm 2007. </b>


Nợ quá hạn trung hạn của cho vay khác thì cũng giảm dần qua ba, cụ thể
năm 2006 là 100 triệu đồng, năm 2007 là 92 triệu đồng giảm 8 triệu đồng giảm
8% so với năm 2006, năm 2008 là 62 triệu đồng giảm 30 triệu đồng giảm 32,61
% so với năm 2007.


<b>Bảng 36. Nợ quá hạn trung hạn theo mục đích cho vay của ngân hàng </b>
<b>trong quý I năm (2008-2009) </b>


ĐVT: triệu đồng


Nguồn: phòng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>I-2009/I-2008 </b>


Chỉ tiêu <b>Quý I- 2008 </b> <b>Quý I- 2009 </b>


Số tiền %


<b>Mua nhà, sửa nhà </b> 74 30 -44 -59,46


Tài trợ xây dựng 59 24 -35 -59,32



Khác 79 33 -46 -58,23


<b>Tổng 212</b> <b>87 -125 -58,96</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

Nợ quá hạn trung hạn của tài trợ xây dựng tăng, cụ thể quý I-2008 là 59
triệu đồng, quý I-2009 là 24 triệu đồng giảm 35 triệu đồng giảm 59,22% so với
<b>quý I-2008. </b>


Nợ quá hạn trung hạn của cho vay khác cũng tăng, cụ thể quý I-2008 là 79
triệu đồng, quý I-2009 là 33 triệu đồng giảm 46 triệu đồng giảm 58,23% so với
quý I-2008.


Qua phân tích ta thấy hầu hết nợ quá hạn của ngân hàng đều giảm qua các
thời kỳ, điều đó chứng tỏ năng lực của cán bộ ngân hàng trong quản lý các khoản
<b>nợ quá hạn là rất tốt. </b>


<b>4.2.3.5. Phân tích các chỉ số hiệu quả tín dụng trung hạncủa ngân hàng </b>


<b>Bảng 37. Các tỷ số trong hiệu quả hoạt động tín dụng trung hạn của ngân </b>
<b>hàng qua ba năm (2006-2008) </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008</b>


<b>Doanh số cho vay </b> Triệu đồng 24.664 22.571 10.449
<b>Doanh số thu nợ </b> Triệu đồng 16.596 25.933 19.044


<b>Dư nợ </b> Triệu đồng 34.120 30.758 22.163


<b>Dư nợ bình quân </b> Triệu đồng 31.280 32.439 26.461



<b>Nợ quá hạn </b> Triệu đồng 271 247 170


<b>Vốn huy động </b> Triệu đồng 9.108 9.535 9.927


<b>Dư nợ trên vốn huy động Lần 3,75</b> 3,23 2,23


<b>Hệ số thu nợ </b> % 67,29 114,90 182,26


<b>Tỷ lệ nợ quá hạn </b> % 0,79 0,80 0,77


<b>Vịng quay vốn tín dụng Vịng 0,53</b> 0,80 0,72


Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

quý cũng đạt hiệu quả trong trung hạn, cụ thể quý 2008 là 5,33 lần và quý
I-2009 là 6,17 lần. Điều đó chứng tỏ công tác huy động vốn trung hạn của ngân
hàng là rất tốt. Để đạt được điều này là do sự nổ lực của toàn thể nhân viên trong
ngân hàng .


<b>Bảng 38. Các tỷ số trong hiệu quả hoạt động tín dụng trung hạn của </b>
<b>ngân hàng qua quý I của năm 2008-2009. </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>ĐVT I/2008 I/2009 </b>


<b>Doanh số cho vay </b> Triệu đồng 3.446 22.269
<b>Doanh số thu nợ </b> Triệu đồng 3.175 9.274


<b>Dư nợ </b> Triệu đồng 31.029 35.158


<b>Dư nợ bình quân </b> Triệu đồng 30.894 28.661



<b>Nợ quá hạn </b> Triệu đồng 212 87


<b>Vốn huy động </b> Triệu đồng 5.822 5.694


<b>Dư nợ trên vốn huy động Lần 5,33 </b>6,17


<b>Hệ số thu nợ </b> % 92,14 41,65


<b>Tỷ lệ nợ quá hạn </b> % 0,68 0,25


<b>Vịng quay vốn tín dụng Vịng 0,10 </b>0,32
Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>¾ Hệ số thu nợ: chỉ số này tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2006 là </b>
67,29%, năm 2007 là 114,9%, năm 2008 là 182,26%. Hệ số thu nợ của ngân
hàng là khá tốt. Điều đó chứng tỏ ngân hàng hoạt động tín dụng trung hạn có
<b>hiệu quả. </b>


Chỉ số này phân theo quý cũng đạt hiệu quả, cụ thể quý I-2008 là 92,14%,
quý I-2009 là 41,65%. Chỉ số này quý I-2009 giảm mạnh, nguyên nhân là do đầu
năm 2009 tình hình kinh tế bắt đầu tăng trưởng trở lại nên ngân hàng tăng doanh
số cho vay nhưng công tác thu nợ chỉ cao ở những tháng cuối năm nên chỉ số này
giảm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

xuống nhỏ hơn 1%, cụ thể năm 2006 là 0,79% , năm 2007 là 0,8%, năm 2008 là
0,77%. Chỉ số này phân theo quý cũng đạt hiệu quả, cụ thể quý I-2008 là 0,68%,
quý I-2009 là 0,25%. Điều đó chứng tỏ ngân hàng hoạt động tín dụng trung hạn
có hiệu quả



¾ <b>Vịng quay vốn tín dụng: vịng quay vốn tín dụng trung hạn của ngân </b>
hàng khơng ổn định qua các năm, cụ thể năm 2006 là 0,53 vòng, năm 2007 là 0,8
vòng và năm 2008 giảm chỉ cịn 0,77 vịng. Điều đó chứng tỏ tỷ lệ thu nợ dài hạn
của ngân hàng giảm sút. Nguyên nhân là do năm 2008 tình hình kinh tế khó khăn
nên công tác thu nợ của ngân hàng cũng gặp khó khăn do các tổ chức kinh tê và
cá nhân đều bị ảnh hưởng của lạm phát năm 2008 nên khả năng trả nợ giảm.


Chỉ số này phân theo quý thì lại tăng, cụ thể quý 2008 là 0,1vòng, quý
I-2009 là 0,32 vòng. Nguyên nhân là do các tháng đầu năm I-2009 tình hình kinh tế
của cả nước tăng trưởng trở lại nên công tác thu nợ của ngân hàng dễ dàng hơn.


Ta thấy chỉ số này trong trung hạn rất thấp do đó ngân hàng nên chú ý nhiều
hơn trong công tác thu nợ trong trung hạn để đạt hiệu quả cao hơn.


<b>4.2.4. Phân tích tình hình sử dụng vốn ngắn hạn </b>


<b>4.2.4.1. Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích vay </b>
<b>Bảng 39. Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích cho vay của ngân </b>


<b>hàng trong ba năm (2006-2008) </b>


ĐVT: triệu đồng


Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đông Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>2007/2006 2008/2006 </b>


Chỉ tiêu <b>Năm </b>


<b>2006 </b>



<b>Năm </b>
<b>2007 </b>


<b>Năm </b>
<b>2008 </b>


Số tiền (%) Số tiền (%)
Bổ sung vốn


lưu động 78.433 173.299 141.285 94.866 120,95 -32.014 -18,47
Phục vụ nông


nghiệp nông
thôn


18.298 3.535 1.406 -14.763 -80,68 -2.129 -60,23


Khác 41.125 42.803 125.692 1.678 4,08 82.889 193,65


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

Nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng tăng đều qua ba năm,
cụ thể doanh số cho vay ngắn hạn năm 2006 là 124.838 triệu đồng , đến năm
2007 chỉ số này đạt 219.637 triệu đồng tăng 94.799 triệu đồng tăng 79,94% so
với năm 2006. Và đến năm 2008, chỉ tiêu này lại tiếp tục tăng lên đạt 268.383
triệu đồng tăng 48.746 triệu đồng tăng 22% so với năm 2007. Trong đó,


<b>Bổ sung vốn lưu động: Nhìn chung doanh số cho vay khoản này không </b>
ổn định qua ba năm, cụ thể năm 2006 là 78.433 triệu đồng, năm 2007 là 173.299
triệu đồng, năm 2008 là 141.285 triệu đồng. Ta thấy năm 2007 tăng trưởng rất
nhanh nhưng đến năm 2008 thì có giảm nhưng khơng nhiều do năm 2007 Việt


Nam chính thức trở thành thành viên của WTO mà các doanh nghiệp ở Kiên
Giang đều có liên quan đến xuất nhập khẩu đây là cơ hội cho các doanh nghiệp
phát triển và tăng sản lượng xuất khẩu nên nhu cầu vốn lưu động của các doanh
nghiệp trong tỉnh tăng nhưng đến năm 2008 kinh tế thế giới bị khủng hoảng các
doanh nghiệp xuất khẩu cũng chịu ảnh hưởng mạnh nên nhu cầu vốn lưu động
của các doanh nghiệp giảm do giảm lượng xuất khẩu.


<b>Phục vụ nông nghiệp nơng thơn: Nhìn chung doanh số cho vay khoản </b>
này giảm qua ba năm, cụ thể năm 2006 là 18.298 triệu đồng, năm 2007 là 3.535
triệu đồng, năm 2008 là 1.406 triệu đồng. Ta thấy doanh số cho vay khoản này
qua các năm giảm mạnh. Nguyên nhân là do từ năm 2007 chính sách của chi
nhánh tập trung cho vay các lĩnh vực khác không chú trọng cho vay nông nghiệp
và một lý do không kém phần quan trọng nữa là vị trí đặt các phòng giao dịch
cũng như chi nhánh của ngân hàng không thuận tiện cho các hoạt động cho vay
nông nghiệp vì nó chủ yếu nằm ở các trung tâm của tỉnh và huyện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

<b>Bảng 40. Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích cho vay của ngân </b>
<b>hàng trong quý I năm 2008-2009 </b>


<b>ĐVT: triệu đồng </b>


Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đông Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>I-2009/I-2008 </b>


Chỉ tiêu <b>Quý I-2008 </b> <b>Quý I-2009 </b>


Số tiền (%)


Bổ sung vốn lưu động 40.042 54.120 14.078 35,16



Phục vụ nông nghiệp


nông thôn 9.575 12.942 3.367 35,16


Khác 33.194 28.321 -4.873 -14,68


<b>Tổng 82.811</b> <b>95.383 12.572 15,18</b>


Bên cạnh sự thay đổi doanh số cho vay được thể hiện theo năm như trên
còn doanh số cho vay theo quý đặc biệt là quý I-2009 so với quý I-2008 thì cũng
có sự thay đổi tương tự như theo năm nhưng có khả quan hơn, cụ thể doanh số
cho vay quý I-2008 đạt 82.811 triệu đồng và quý I-2009 là 95.383 triệu đồng
<b>tăng 12.572 triệu đồng tăng 15,18% so với quý I-2008. </b>


Trong đó, doanh số cho vay của ngân hàng phân theo mục đích chia
thành các loại như sau:


<b>Bổ sung vốn lưu động: Nhìn chung trong quý 2009 tăng so với quý </b>
I-2008, cụ thể quý I-2008 là 40.042 triệu đồng, quý I-2009 là 54.120 triệu đồng
tăng rất nhiều so với quý I-2008, nguyên nhân là do tình hình kinh tế mấy tháng
đầu năm 2009 tăng trưởng trở lại nên các doanh nghiệp cũng tăng nhu cầu bổ
sung vốn lưu động để mở rộng lại sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu tiêu dung
của người dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

<b>Cho vay khác: : Nhìn chung trong quý I-2009 giảm so với quý I-2008 </b>
nhưng giảm không nhiều, cụ thể quý I-2008 là 33.194 triệu đồng, quý I-2009 là
28.321 triệu đồng. Tuy nhiên sự giảm sút này là không nhiều.


<b>4.2.4.2. Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn theo mục đích vay </b>



<b>Bảng 41. Doanh số thu nợ ngắn hạn theo mục đích cho vay của ngân </b>
<b>hàng trong ba năm (2006-2008) </b>


<b> ĐVT: triệu đồng </b>


Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đông Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>2007/2006 2008/2006 </b>


Chỉ tiêu <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>
<b>2007 </b>


<b>Năm </b>
<b>2008 </b>


Số tiền (%) Số tiền (%)
Bổ sung vốn lưu


động 67.558 154.421 155.908 86.863 128,58 1.487 0,96


Phục vụ nông


nghiệp nông thôn 16.155 4.751 5.624 -11.404 -70,59 873 18,38


Khác 41.125 43.998 119.868 2.873 6,99 75.870 172,44



<b>Tổng 124.838 203.170 281.400</b> <b>78.332</b> <b>62,75 78.230</b> <b>38,51</b>


Nhìn chung doanh số thu nợ của ngân hàng tăng đều qua ba năm, cụ thể
năm 2006 là 124.838 triệu đồng, năm 2007 là 203.170 triệu đồng tăng 78.332
triệu đồng tăng 62,75% so với năm 2006. Và năm 2008 là 281.400 triệu đồng
tăng 78.230 triệu đồng tăng 38,51%. Trong đó:


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

<b>Phục vụ nơng nghiệp nơng thơn: Nhìn chung doanh số thu nợ khoản </b>
này giảm qua ba năm, cụ thể năm 2006 là 16.155 triệu đồng, năm 2007 là 4.751
triệu đồng, năm 2008 là 5.624 triệu đồng. Ta thấy doanh số thu nợ khoản này qua
các năm giảm mạnh. Nguyên nhân là do giá cả các yếu tố đầu vào của nông
nghiệp đều tăng lên nên các hộ nơng dân gặp khó khăn trong sản xuất nên khả
năng trả nợ cho ngân hang giảm.


<b>Cho vay khác: Nhìn chung doanh số thu nợ khác của ngân hàng tăng qua </b>
các năm, cụ thể năm 2006 là 41.125 triệu đồng, năm 2007 là 44.798 triệu đồng,
năm 2008 tăng vọt đạt 119.868 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2008 tình
hình kinh tế lạm phát, lãi suất tăng cao nên ngân hàng phải thu hồi nợ nhanh để
tránh giảm lỗ do lãi suất huy động hiện tại cao hơn lãi suất cho vay lúc trước khi
lãi suất tăng để giảm lỗ cho ngân hàng.


<b>Bảng 42. Doanh số thu nợ ngắn hạn theo mục đích cho vay của ngân </b>
<b>hàng trong quý I năm 2008-2009 </b>


ĐVT: triệu đồng


Nguồn: phòng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>I-2009/I-2008 </b>



Chỉ tiêu <b>Quý I-2008 </b> <b>Quý I-2009 </b>


Số tiền (%)


Bổ sung vốn lưu động 23.965 47.968 24.003 100,16


Phục vụ nông nghiệp


nông thôn 5.731 11.471 5.740 100,16


Khác 17.185 30.289 13.104 76,25


<b>Tổng 46.881</b> <b>89.728 42.847 91,40</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

<b>Bổ sung vốn lưu động: Nhìn chung trong quý 2009 tăng so với quý </b>
I-2008, cụ thể quý I-2008 là 23.965 triệu đồng, quý I-2009 là 47.968 triệu đồng
tăng rất nhiều so với quý I-2008, nguyên nhân là do tình hình kinh tế mấy tháng
đầu năm 2009 tăng trưởng trở lại nên các doanh nghiệp cũng tăng sản xuất kinh
doanh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân nên họ có khả năng trả nợ cho
ngân hàng nên doanh số thu nợ tăng.


<b>Phục vụ nơng nghiệp nơng thơn: Nhìn chung trong q I-2009 tăng so với </b>
quý I-2008, cụ thể quý I-2008 là 5.731 triệu đồng, quý I-2009 là 11.471 triệu
đồng tăng so với quý I-2008, nguyên nhân là do tình hình kinh tế mấy tháng đầu
năm 2009 tăng trưởng trở lại nên sản xuất nông nghiệp tăng trở lại nên việc thu
nợ cũng tăng.


<b>Cho vay khác: : Nhìn chung trong quý I-2009 tăng so với quý I-2008 </b>
nhưng giảm không nhiều, cụ thể quý I-2008 là 17.185 triệu đồng, quý I-2009 là


30.289 triệu đồng, nguyên nhân là do tình hình kinh tế mấy tháng đầu năm 2009
<b>tăng trưởng trở lại nên việc thu nợ cũng tăng. </b>


<b>4.2.4.3. Phân tích dư nợ ngắn hạn theo mục đích vay </b>


<b>Bảng 43. Dư nợ ngắn hạn theo mục đích cho vay của ngân hàng trong </b>
<b>ba năm (2006-2008) </b>


ĐVT: triệu đồng


Nguồn: phòng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>2007/2006 2008/2006 </b>


Chỉ tiêu <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>
<b>2007 </b>


<b>Năm </b>
<b>2008 </b>


Số tiền (%) Số tiền (%)
Bổ sung vốn lưu


động 29.208 48.086 33.463 18.878 64,63 -14.623 -30,41


Phục vụ nông



nghiệp nông thôn 11.122 9.906 5.688 -1.216 -10,93 -4.218 -42,58


Khác 12.462 10.467 16.291 -1.995 -16,01 5.824 55,64


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

Nhìn chung dư nợ ngắn hạn của ngân hàng khơng ổn định qua ba năm,
cụ thể dư nợ năm 2006 là 52.792 triệu đồng, năm 2007 là 68.459 triệu đồng tăng
15.442 triệu đồng tăng 29,68% so với năm 2006. Đến năm 2008 thì giảm cịn
55.442 triệu đồng giảm 13.017 triệu đồng giảm 19,01% so với năm 2008. Trong
đó:


<b>Bổ sung vốn lưu động: Nhìn chung dư nợ khoản này không ổn định qua </b>
ba năm, cụ thể năm 2006 là 29.208 triệu đồng, năm 2007 là 48.086 triệu đồng,
năm 2008 là 33.463 triệu đồng. Ta thấy năm 2007 tăng trưởng rất nhanh nhưng
đến năm 2008 thì có giảm nhưng khơng nhiều do năm 2007 Việt Nam chính thức
trở thành thành viên của WTO mà các doanh nghiệp ở Kiên Giang đều có liên
quan đến xuất nhập khẩu đây là cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển và tăng
sản lượng xuất khẩu nên họ trả nợ nhanh và để có thể tái vay vốn phục vụ sản
xuất nhưng đến năm 2008 kinh tế thế giới bị khủng hoảng các doanh nghiệp xuất
khẩu cũng chịu ảnh hưởng mạnh nên các doanh nghiệp giảm do giảm lượng xuất
khẩu nên việc trả nợ cho ngân hàng cũng giảm.


<b>Phục vụ nơng nghiệp nơng thơn: Nhìn chung dư nợ khoản này giảm </b>
qua ba năm, cụ thể năm 2006 là 11.122 triệu đồng, năm 2007 là 9.906 triệu đồng,
năm 2008 là 5.688 triệu đồng. Ta thấy dư nợ khoản này qua các năm giảm mạnh.
Nguyên nhân là do từ năm 2007 chính sách của chi nhánh tập trung cho vay các
lĩnh vực khác không chú trọng cho vay nông nghiệp và một lý do không kém
phần quan trọng nữa là vị trí đặt các phịng giao dịch cũng như chi nhánh của
ngân hàng không thuận tiện cho các hoạt động cho vay nơng nghiệp vì nó chủ
yếu nằm ở các trung tâm của tỉnh và huyện nên dư nợ giảm qua các năm.



<b>Cho vay khác: Nhìn chung dư nợ khác của ngân hàng giảm qua các năm, cụ thể </b>
năm 2006 là 27.356 triệu đồng, năm 2007 là 24.534 triệu đồng, năm 2008 tăng
vọt đạt 21.734 triệu đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

<b>Bảng 44. Dư nợ ngắn hạn theo mục đích cho vay của ngân hàng trong </b>
<b> quý I năm 2008-2009 </b>


ĐVT: triệu đồng


Nguồn: phòng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>I-2009/I-2008 </b>


Chỉ tiêu <b>Quý I-2008 </b> <b>Quý I-2009 </b>


Số tiền (%)


Bổ sung vốn lưu động 64.163 39.615 -24.548 -38,26


Phục vụ nông nghiệp


nông thôn 13.750 7.159 -6.591 -47,93


Khác 26.476 14.323 -12.153 -45,90


<b>Tổng 104.389</b> <b>61.097 -43.292 -41,47</b>


<b>Bổ sung vốn lưu động: Nhìn chung trong quý 2009 giảm so với quý </b>
I-2008, cụ thể quý I-2008 là 64.163 triệu đồng, quý I-2009 là 39.615 triệu đồng


giảm rất nhiều so với quý I-2008, nguyên nhân là do tình hình kinh tế mấy tháng
đầu năm 2009 tăng trưởng trở lại nên các doanh nghiệp cũng tăng nhu cầu bổ
sung vốn lưu động để mở rộng lại sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu tiêu dung
của người dân tuy nhiên các doanh nghiệp cũng tăng cường trả nợ cho ngân hàng
để vay được nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ 4% nên dư nợ giảm.


<b>Phục vụ nông nghiệp nơng thơn: Nhìn chung trong q I-2009 giảm so </b>
với quý I-2008, cụ thể quý I-2008 là 13.750 triệu đồng, quý I-2009 là 7.159 triệu
đồng giảm so với quý I-2008, nguyên nhân là các tháng đầu năm 2009 tình hình
kinh tế tăng trưởng trở lại, khách hàng của ngân hàng trả bớt các khoản nợ để vay
đầu tư phục vụ sản xuất đáp ứng nhu cầu trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế các
tháng đầu năm 2009 nên dư nợ giảm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

<b>4.2.4.4. Phân tích nợ quá hạn ngắn hạn theo mục đích vay </b>


<b>Bảng 45. Nợ quá hạn vay ngắn hạn theo mục đích cho vay của ngân </b>
<b>hàng trong ba năm (2006-2008) </b>


ĐVT: triệu đồng


Nguồn: phòng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>2007/2006 2008/2006 </b>


Chỉ tiêu <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>
<b>2007 </b>



<b>Năm </b>
<b>2008 </b>


Số tiền (%) Số tiền (%)
Bổ sung vốn lưu


động 623 495 390 -128 -20,55 -105 -21,21


Phục vụ nông


nghiệp nông thôn 149 118 93 -31 -20,81 -25 -21,19


Khác 177 54 26 -123 -69,49 -28 -51,85


<b>Tổng 949 667</b> <b>509</b> <b>-282</b> <b>-29,72 -158 -23,69</b>


Nhìn chung nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng giảm đều qua các năm,
cụ thể năm 2006 là 949 triệu đồng, năm 2007 là 667 triệu đồng, năm 2008 là 509
triệu đồng, điều đó chứng tỏ hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong cơng tác
quản lý nợ q hạn. Trong đó:


<b>Bổ sung vốn lưu động: Nhìn chung nợ quá hạn ngắn hạn khoản này </b>
giảm qua ba năm, cụ thể năm 2006 là 623 triệu đồng, năm 2007 là 495 triệu
đồng, năm 2008 là 390 triệu đồng. Nguyên nhân là do sự cố gắng tích cực làm
việc của toàn thể nhân viên của ngân hàng trong công tác thu hồi nợ


<b>Phục vụ nông nghiệp nơng thơn: Nhìn chung nợ q hạn ngắn hạn </b>
khoản này giảm qua ba năm, cụ thể năm 2006 là 149 triệu đồng, năm 2007 là 118
triệu đồng, năm 2008 là 93 triệu đồng. Ta thấy doanh số cho vay khoản này qua


các năm giảm mạnh. Nguyên nhân là do sự cố gắng tích cực làm việc của tồn
thể nhân viên của ngân hàng trong cơng tác thu hồi nợ


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

đồng, năm 2008 giảm đạt 26 triệu đồng. Nguyên nhân là do sự cố gắng tích cực
làm việc của tồn thể nhân viên của ngân hàng trong công tác thu hồi nợ và quản
lý nợ quá hạn.


<b>Bảng 46. Nợ quá hạn vay ngắn hạn theo mục đích cho vay của ngân </b>
<b>hàng quý I năm 2008-2009 </b>


ĐVT: triệu đồng


<b>I-2009/I-2008 </b>
Chỉ tiêu <b>Quý I-2008 </b> <b>Quý I-2009 </b>


Số tiền (%)


Bổ sung vốn lưu động 542 236 -306 -56,46


Phục vụ nông nghiệp


nông thôn 130 57 -73 -56,15


Khác 153 56 -97 -63,40


<b>Tổng 825</b> <b>349</b> <b>-476 -57,70</b>


Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


Nhìn chung nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng trong quý I-2009 giảm so


với quý I-2008, cụ thể quý I-2008 là 825 triệu đồng, quý I-2009 là 349 triệu đồng
giảm 476 triệu đồng giảm 57,7% so với quý I-2008. Trong đó,


<b>Bổ sung vốn lưu động: Nhìn chung trong quý 2009 giảm so với quý </b>
I-2008, cụ thể quý I-2008 là 542 triệu đồng, quý I-2009 là 236 triệu đồng giảm so
với quý I-2008, nguyên nhân là do sự cố gắng tích cực làm việc của tồn thể
<b>nhân viên của ngân hàng trong cơng tác thu hồi nợ. </b>


<b>Phục vụ nơng nghiệp nơng thơn: Nhìn chung trong quý I-2009 giảm so </b>
với quý I-2008, cụ thể quý I-2008 là 130 triệu đồng, quý I-2009 là 57 triệu đồng
giảm so với quý I-2008, nguyên nhân là do sự cố gắng tích cực làm việc của tồn
<b>thể nhân viên của ngân hàng trong cơng tác thu hồi nợ. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

bộ công nhân viên của ngân hàng trong việc thực hiện thu hồi nợ, làm cho tình
hình thu nợ quá hạn giảm xuống một cách nhanh chóng.


<b>4.2.4.5. Phân tích các chỉ số hiệu quả tín dụng ngắn hạncủa ngân hàng </b>
<b>Bảng 47. Các tỷ số trong hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân </b>


<b>hàng qua ba năm (2006-2008) </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008</b>


<b>Doanh số cho vay </b> Triệu đồng 138.871 219.637 268.383
<b>Doanh số thu nợ </b> Triệu đồng 124.838 203.970 281.400


<b>Dư nợ </b> Triệu đồng 52.792 68.459 55.442


<b>Dư nợ bình quân </b> Triệu đồng 60.527 60.626 61.951



<b>Nợ quá hạn </b> Triệu đồng 949 667 509


<b>Vốn huy động </b> Triệu đồng 53.346 91.982 205.575


<b>Dư nợ trên vốn huy động Lần 0,99</b> 0,74 0,27


<b>Hệ số thu nợ </b> % 89,89 92,87 104,85


<b>Tỷ lệ nợ quá hạn </b> % 1,79 0,97 0,92


<b>Vịng quay vốn tín dụng Vịng 2,06</b> 3,36 4,54


Nguồn: phịng kinh doanh- tín dụng ngân hàng Đông Á- chi nhánh Kiên Giang


<b>Bảng 48. Các tỷ số trong hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của </b>
<b>ngân hàng qua quý I của năm 2008-2009. </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>ĐVT I/2008 I/2009 </b>


<b>Doanh số cho vay </b> Triệu đồng 82.811 95.383
<b>Doanh số thu nợ </b> Triệu đồng 46.881 89.728


<b>Dư nợ </b> Triệu đồng 104.389 61.097


<b>Dư nợ bình quân </b> Triệu đồng 86.424 58.270


<b>Nợ quá hạn </b> Triệu đồng 825 349


<b>Vốn huy động </b> Triệu đồng 136.813 286.542



<b>Dư nợ trên vốn huy động Lần 0,76 </b>0,21


<b>Hệ số thu nợ </b> % 56,61 94,07


<b>Tỷ lệ nợ quá hạn </b> % 0,79 0,57


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

<b>¾ Dư nợ trên vốn huy động: Nhìn chung chỉ số dư nợ trên vốn huy động </b>
của ngân hàng trong ngắn hạn đều đạt hiệu quả vì đều nhỏ hơn 1 lần cụ thể năm
2006 là 0,99 lần, năm 2007 là 0,74 lần, năm 2008 là 0,27 lần. Hệ số này giảm
qua các năm điều đó thể hiện ngân hàng trong năm 2008 huy động vốn quá nhiều
vượt quá nhu cầu sử dụng vốn tại ngân hang. Ngân hàng nên cân đối lại nguồn
vốn của mình để hoạt động có hiệu quả hơn. Cịn chỉ số này theo quý cũng không
đạt hiệu quả trong ngắn hạn, cụ thể quý I-2008 là 0,76 lần và q I-2009 là 0,24
lần. Điều đó chứng tỏ cơng tác huy động vốn ngắn hạn của ngân hàng là rất tốt.
Để đạt được điều này là do sự nổ lực của toàn thể nhân viên trong ngân hàng.
Đồng thời, ngân hang cũng nên mở rộng thêm việc đầu tư cho vay của mình để
phù hợp với lượng vốn huy động được như hiện nay.


<b>¾ Hệ số thu nợ: chỉ số này tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2006 là </b>
89,89%, năm 2007 là 92,87%, năm 2008 là 104,85%. Hệ số thu nợ của ngân
hàng là khá tốt. Điều đó chứng tỏ ngân hàng hoạt động tín dụng ngắn hạn có
<b>hiệu quả. </b>


Chỉ số này phân theo quý cũng đạt hiệu quả, cụ thể quý I-2008 là 56,61%,
quý I-2009 là 94,07%. Chỉ số này quý I-2009 tăng mạnh, nguyên nhân là do đầu
năm 2009 tình hình kinh tế bắt đầu tăng trưởng trở lại nên ngân hàng tăng doanh
số thu nợ.


<b>¾ Tỷ lệ nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng trong trung hạn điều </b>
đạt hiệu quả bằng chứng là chúng giảm đều qua các năm và có xu hướng giảm


xuống nhỏ hơn 1%, cụ thể năm 2006 là 1,79% , năm 2007 là 0,97%, năm 2008 là
0,92%. Tuy chỉ số này qua các năm có giảm nhưng vẫn cao nên ngân hang nên
chú trọng theo dõi nợ quá hạn ngắn hạn để đạt hiệu quả trong hoạt động tín dụng
tốt hơn.


Chỉ số này phân theo quý cũng đạt hiệu quả, cụ thể quý I-2008 là 0,79%,
quý I-2009 là 0,57%. Điều đó chứng tỏ ngân hàng hoạt động tín dụng ngắn hạn
có hiệu quả trong các quý đầu năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

3,36 vòng và năm 2008 là 4,54 vịng. Điều đó chứng tỏ việc thu nợ ngắn hạn của
ngân hàng là rất tốt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

<b>Chương 5 </b>


<b>CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG </b>
<b>CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN </b>


<b>HÀNG ĐÔNG Á- CHI NHÁNH KIÊN GIANG </b>


<b>5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng trung và dài hạn. </b>
<b>5.1.1. Các yếu tố thuộc mơi trường tác nghiệp. </b>


<b>5.1.1.1. Tình hình kinh tế xã hội </b>


Kiên Giang Là một trong những tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL), là tỉnh duy nhất có sự độc đáo về điều kiện tự nhiên: vừa có
đồng bằng, vừa có biển, đảo, lại vừa có rừng núi. Kiên Giang cịn là một Tỉnh
vừa có biên giới đất liền, lại vừa có biên giới biển đảo. Nằm trong vùng vịnh
Thái Lan, Kiên Giang gần các nước Đông Nam Á, rất thuận lợi để mở rộng giao
lưu kinh tế với các nước trong khu vực và là cầu nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ


với bên ngoài. Kiên Giang có cửa khẩu quốc tế Hà Tiên có vị trí quan trọng trong
giao thương kinh tế và văn hóa với Campuchia và các nước trong khu vực.


Với vị thế địa kinh tế đặc sắc như vậy, đã tạo cho Kiên Giang nhiều thế
mạnh về nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch...Cơ sở
hạ tầng những năm gần đây phát triển khá, giao thông nội ô các thị trấn, thị xã
được nâng cấp, các tuyến giao thông liên huyện, liên ấp, liên xã đã được lưu
thông cả bằng đường bộ, đường thủy, những tuyến đường này đã đóng vai trị
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

<b>¾ Cơ hội: </b>


<b>-Sự hình thành và phát triển nhiều khu công nghiệp, trung tâm thương mại, </b>
khu du lịch…, chính sách kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước đã tạo nên một
<b>số lượng khách hàng tiềm năng cho ngân hàng. </b>


-Nhiều dự án đầu tư lớn như: dự án đầu tư xây dựng khu lấn biển Thành
phố Rạch Giá, trung tâm thương mại Đông Hồ tại thị xã Hà Tiên và dự án
chuyển nguyên liệu từ dầu sang than của nhà máy xi măng Hà Tiên II… sẽ thu
hút vốn đầu tư của ngân hàng, từ đó sẽ tạo ra nhiều triển vọng cho sự phát triển
hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.


<b>¾ Thách thức : </b>


- Số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn ít, quy mô hoạt động không lớn,
việc quy hoạch sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý
đang tiến hành, các vùng kinh tế có quy hoạch nhưng việc triển khai thực hiện
cịn chậm.


- Điều khó khăn đối với hoạt động của ngân hàng hiện nay là nhiều doanh


nghiệp không đủ điều kiện để vay vốn như tài sản thế chấp cịn q ít, hoạt động
kinh doanh kém hiệu quả, nợ nhiều, đa phần số nợ vay của doanh nghiệp hiện
đang lớn hơn nhiều so với vốn điều lệ. Đối với cho vay tiếp tục trong điều kiện
phát triển kinh tế, khi mà lãi suất cho vay giảm thấp đến mức tương đối có lợi
cho nhà sản xuất thì việc gia tăng nguồn vốn vay từ ngân hàng là một áp lực lớn.


- Trong quá trình cho vay, ngân hàng rất khó đánh giá chính xác về tình
hình hoạt động, năng lực tài chính, năng lực quản lý vốn… của khách hàng vay
vốn. Bởi vì số liệu trong bảng báo cáo thường khơng chính xác với thực tế nó chỉ
là giấy tờ hợp lệ để vay vốn, nên khó tránh khỏi rủi ro cho ngân hàng.


- Ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao, dẫn đến việc xử lý
các món nợ q hạn của ngân hàng cịn hạn chế.


<b>5.1.1.2. Đối thủ cạnh tranh. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

<b>¾ Cơ hội: Do phải cạnh tranh gây gắt với các tổ chức tín dụng khác trên </b>
địa bàng nên ngân hàng phải cạnh tranh với các tổ chức khác thông qua thời gian
làm thủ tục cho vay, thái độ của nhân viên đối với khách hàng, tính hiện đại của
cơng nghệ thong tin của ngân hàng…Từ đó, ngân hàng ngày càng nâng cao năng
lực của nhân viên, công nghệ thông tin của ngân hàng ngày càng hiện đại hóa
<b>đáp ứng nhu cầu của người dân. </b>


<b>¾ Thách thức: Tính chất căng thẳng không chỉ thể hiện ở mức độ cạnh </b>
tranh giữa các ngân hàng khi lãi suất liên tục được đẩy lên và các chiêu khuyến
mãi hút khách liên tục đưa ra. Sự căng thẳng còn ở trong chính mỗi ngân hàng
khi lãi suất tăng lên và áp lực kinh doanh có lãi ngày càng lớn.


Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng cá nhân với lãi
suất cao nhất lên tới 16,5%/năm, cũng như kinh doanh vốn trên các thị trường


khác để kiếm lãi bù vào thì rủi ro cao.


<b> 5.1.1.3. Chính sách của chính phủ </b>


Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, đây là một
ngành nghề rất nhạy cảm, tất cả các chính sách của nhà nước đều có tác động đến
ngân hàng gián tiếp hoặc trực tiếp như:


Sự thay đổi luật pháp luôn ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh
doanh cho các pháp nhân kinh tế, do vậy sự thay đổi này ảnh hưởng mạnh đến
hoạt động của ngân hàng. Hợp đồng tín dụng là hợp đồng có thời hạn và được ký
kết trước hoặc sau khi có văn bản pháp luật ban hành và có hiệu lực, do vậy nếu
nội dung một hợp đồng tín dụng ký kết trước khi văn bản pháp luật ban hành mà
trái với nội dung của văn bản pháp luật đó thì rất dễ dàng nhận lấy rủi ro. Đối với
doanh nghiệp nếu bị một văn bản pháp luật chi phối các hành vi hợp đồng mà họ
đã ký kết thì nhất định việc kinh doanh của họ sẽ gặp nhiều khó khăn và những
khó khăn này sẽ dẫn đến việc họ sẽ khơng trả được nợ cho ngân hàng, từ đó ảnh
hưởng đến hoạt động của ngân hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

ngân hàng nhà nước tăng lãi suất lên thì các ngân hang sẽ khó cho vay và bị ứ
đọng vốn.


Một số chính sách của nhà nước hiện nay ảnh hưởng đến ngân hàng tạo ra
cơ hội cũng như thách thức cho ngân hàng như sau:


<b>¾ Cơ hội: </b>


Nhà nước có chính sách hỗ trợ lãi xuất 4% cho các doanh nghiệp, thì các
Ngân hàng thương mại ở tỉnh Kiên Giang ước miễn lãi suất cho khách hàng với
số tiền trên 200 tỷ đồng. Số tiền này, sẽ góp phần tích cực trong việc duy trì sản


xuất-kinh doanh; tạo việc làm; giảm giá thành sản phẩm hàng hóa và ngăn chặn
suy giảm kinh tế. Đây là các khoản vay khá an tồn vì doanh nghiệp chỉ phải trả
lãi suất thấp và ngân hàng được nhận một phần lãi từ ngân sách cấp bù... Tuy lợi
<b>nhuận ít, nhưng an tồn cao và số lượng lớn. </b>


<b>¾ Thách thức: </b>


Theo quy định hiện hành, lãi suất cho vay VND không được vượt quá 150%
lãi suất cơ bản mà lãi suất cơ bản hiện nay là 7%,. Như vậy, mức lãi suất ngân
hàng cho vay có thể áp dụng tối đa là 10,5%. Tuy nhiên, trong những ngày qua,
các ngân hàng thương mại như đã tăng khá mạnh lãi suất huy động lên trên 9%


Có thể thấy, chênh lệch giữa 2 mức đi vay và cho vay đã xích lại khá gần
nhau. Con số chênh lệch khoảng 1% là tương đối nguy hiểm đối với các ngân
hàng thương mại


Với việc kinh doanh như trên của các ngân hàng thương mại rất khó có thể
kiếm lãi. Nên các ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay tiêu dùng cá nhân với lãi suất
cao, cũng như kinh doanh vốn trên các thị trường khác để kiếm lãi bù vào nhưng
đối với các khoản đầu tư này thì ngân hàng phải chịu rủi ro cao.


<b>5.1.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong ngân hàng. </b>
<b>¾ Điểm mạnh </b>


- Ngân hàng có một đội ngũ nhân viên nhiệt tình, phục vụ vui vẻ, tận tình đối với
khách, đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa các phịng ban và đồn kết trong nội bộ
cơ quan cũng là một thuận lợi lớn của ngân hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

- Phương hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng dựa trên những thành
tựu đạt được và những kinh nghiệm thực tế kết hợp với quy mô hoạt động của


ngân hàng nên đạt được hiệu quả đáng kể.


- Các thủ tục hành chính đã được đơn giản hoá nên khách hàng dễ hiểu và
thuận lợi trong giao dịch với ngân hàng.


- Chi nhánh, các phòng giao dịch đều đặt tại trung tâm là đầu mối giao lưu kinh
tế xã hội, nơi trực tiếp và tạo mối quan hệ tín dụng.


- Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng ngày càng thêm gắn bó, tạo được
lịng tin đối với khách hàng.


<b>¾ Điểm yếu </b>


- Tình trạng q tải cơng việc đối với cán bộ tín dụng trong khi địa bàn hoạt
động rộng lớn. Vì vậy việc qn xuyến món vay khơng được chặt chẽ cho lắm.


- Tỷ trọng cho vay trung dài hạn cịn thấp, trong khi đó thu nhập lãi từ cho
vay trung và dài hạn thường cao do lãi suất cho vay trung dài thường cao hơn lãi
<b>suất cho vay ngắn hạn. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân </b>
hàng.


- Số phịng giao dịch cịn ít so với nhu cầu đi vay của khách hàng cũng như
nhu cầu gửi tiền của người dân trên địa bàn


<b>5.2. Một số giải pháp đối với hoạt động tín dụng chung và hoạt động tín </b>
<b>dụng trung và dài hạn của ngân hàng Đông Á- chi nhánh Kiên Giang </b>


<b>5.2.1. Giải pháp đối với hoạt động tín dụng chung. </b>
<b>¾ Biện pháp tăng trưởng nguồn vốn huy động: </b>



- Tăng cường quan hệ với các đơn vị trong tỉnh có nguồn thu - chi lớn mở
tài khoản tại ngân hàng.


- Làm tốt dịch vụ chuyển tiền cho khách hàng, để thu hút lượng khách hàng
ngày càng đông.


- Phong cách phục vụ phải luôn làm vừa lịng khách hàng.
- Có chính sách lãi huy động vốn hợp lý để tăng cạnh tranh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

- Giao khoán chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ tín dụng và cán bộ tín dụng
phải thực sự chịu khó đi sâu sát hộ dân, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh
từng hộ để chọn lựa đầu tư một cách có hiệu quả.


- Chỉ đạo cán bộ tín dụng phải bám sát địa bàn, cung cấp danh sách chi tiết
những hộ có nợ quá hạn đến tổ, ấp, xã, huyện để cùng phối hợp đôn đốc xử lý thu
hồi.


<b>¾ Biện pháp phân tán rủi ro: </b>


Biện pháp phân tán rủi ro được thực hiện theo phương pháp chia sẻ rủi ro
giữa các nhà đầu tư với nhau. Không tập trung vốn vay vào một khách hàng hay
một lĩnh vực đầu tư, ngân hàng phải ln đa dạng hố các loại hình cho vay và
đa dạng hố đầu tư. Đặc biệt, ngân hàng cần có biện pháp khắc phục tỷ trọng vốn
ngân hàng tham gia quá nhiều vào quá trình sản xuất kinh doanh của các cơng ty
như hiện nay.


Bên cạnh đó, ngân hàng có thể thực hiện cho vay đồng tài trợ trên cùng một
dự án lớn, vì khi nền kinh tế phát triển thì việc hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các
ngân hàng là điều tất yếu nhằm hạn chế rủi ro và cùng nhau tồn tại, phát triển.
Đây vừa là yêu cầu quan trọng của mỗi ngân hàng vừa là xu thế của sự hội nhập


<i><b>và hợp tác trong thị trường tài chính hiện nay. </b></i>


<b>5.2.2. Giải pháp đối với hoạt động tín dụng trung và dài hạn </b>


¾ <b>Cải tiến, đa dạng hóa cơ cấu, các loại hình cho vay trung và dài </b>
<b>hạn. </b>


Muốn phát triển và thu hút được khách hàng, ngân hàng phải có nhiều sản
phẩm để thỏa mãn nhu cầu của nhiều loại khách hàng khác nhau. Đồng thời đa
dạng hóa khách hàng cũng làm giảm rủi ro cho hoạt động của ngân hàng. Vì vậy,
trong thời gian tới chiến lược của ngân hàng cần hướng tới các nội dung sau:


- Luôn cải thiện và đổi mới các hình thức cho vay, đầu tư cho phù hợp với
quá trình biến đổi nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người vay cũng như nền
kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

- Đổi mới quan điểm chính sách và cơ cấu cho vay phù hợp với nền kinh tế.
Chuyển đổi cơ cấu đầu tư cho vay phù hợp với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xã
hội của tỉnh và chính phủ. Để thực hiện điều này trong thời gian tới ngân hàng
cần cho vay theo hướng tăng tỷ trọng các ngành sản xuất mũi nhọn chủ lực của
nền kinh tế tỉnh.


- Đa dạng hóa các lọai tiền cho vay để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh
của nền kinh tế mở, các doanh nghiệp xuất khẩu trong tỉnh có nhu cầu ngoại tệ
rất lớn để nhập máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất để đáp ứng yêu cầu nhập
khẩu của các nước. Do vậy, ngân hàng cần đáp ứng nhu cầu này để doanh nghiệp
tiến hành sản xuất kinh doanh thuận lợi như ngồi cho vay bằng USD thì nên cho
vay bằng EURO, JPY…


<b>¾ Nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng </b>


<b>thẩm định dự án đầu tư. </b>


Nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ quá hạn phát sinh mới bằng các
biện pháp như hạn chế việc đầu tư vào các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả
trên đại bàn tỉnh trên cơ sở thẩm định chắc chắn các khoản vay phát sinh, thường
xuyên kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau giải ngân. Món vay phải được kiểm
sốt nhiều lần để nắm được tình hình biến động tiền hàng và có xu hướng thu nợ
kịp thời khi có chiều hướng xấu.


Muốn hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, thì ngân hàng phải thực
hiện đúng và đầy đủ các quy định và quy trình cho vay theo đúng chế độ tín dụng
của ngành cũng như hướng dẫn của ngân hàng hội sở và các quy định của ngân
hàng nhà nước Việt Nam về phòng ngừa rủi ro. Bên cạnh đó, ngân hàng cần làm
tốt cơng tác thẩm định cho mới dự án, để làm được điều này ngân hàng cần thực
hiện tốt các nội dung sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

chuyên thu thập thông tin để sử lý thông tin được cập nhật hằng ngày theo từng
lĩnh vực. Sau đó tiến hành phân loại lưu trữ khi cần thì có thể sử dụng.


- Nâng cao chất lượng thẩm định cho cán bộ tín dụng bằng cách thường
xuyên mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ tín dụng, mở các lớp để phổ biến các
văn bản pháp luật mới được ban hành của ngành cũng như lĩnh vực tín dụng. Đặc
biệt các văn bản về hoạch tốn trong doanh nghiệp để có cái nhìn chính xác hơn
về tình hình của doanh nghiệp.


<b>¾ Ngăn ngừa và xử lý các khoản nợ quá hạn. </b>


Trong hoạt động ngân hàng rủi ro tín dụng là điều khơng thể tránh khỏi
nhưng quan trọng là làm cách nào để giảm rủi ro, đồng thời khơng đẩy khách
hàng của mình đến chỗ phá sản. Đặc biệt hiện nay, một khoản vay của khách


hàng khơng trả được thì cả vốn và lãi đều được chuyển thành nợ quá hạn. Vì vậy,
cùng với hoạt động cho vay ngân hàng cần có những biện pháp khai thác để giảm
thấp thiệt hại cho ngân hàng và khách hàng như:


- Cơ cấu lại các khoản nợ, phân tích thực trạng các món nợ quá hạn, nợ
tiềm ẩn rủi ro và nợ đã được xử lý rủi ro để từ đó đánh giá được khả năng thu hồi
thong qua phân tích nợ có đảm bảo, khơng có đảm bảo, thực trạng tài sản thế
chấp có thể xử lý thu hồi nợ, phương án xử lý và vận dụng các giải pháp, chính
sách của các ban ngành có liên quan trong việc xử lý nợ tồn đọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

<b>Chương 6 </b>


<b>KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN </b>


<b>6.1. Kết luận </b>


Là một chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn Kiên Giang,
có vai trị chủ đạo huy động vốn để cho vay, đầu tư cho các thành phần kinh tế
phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Trong 3 năm qua, mặc dù nền kinh tế tỉnh
nhà gặp nhiều khó khăn nhưng chi nhánh đã nỗ lực phấn đấu không ngừng và đã
đạt được những thành tựu đáng kể. Sự tăng trưởng cao của hoạt động tín dụng
ngân hàng thơng qua kết quả của việc tăng nguồn vốn huy động, doanh số cho
vay, thu nợ, dư nợ trong 3 năm cho thấy chi nhánh có những bước tiến rất khả
quan về tín dụng. Tuy nhiên, trong 3 năm qua, chi nhánh cũng gặp khơng ít khó
khăn do số lượng nhân viên ít khơng đủ đáp ứng nhu cầu. Vì vậy, trong q trình
hoạt động ngân hàng khơng tránh được nhứng thiếu sót về việc kiểm tra giám sát
các khoản nợ của ngân hàng. Do đó, chi nhánh cần có những chính sách phù hợp
để quản lý tín dụng đồng thời tránh được những rủi ro tiềm ẩn phát sinh trong
hoạt động tín dụng tại ngân hàng.



<b> Tóm lại, qua phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh </b>
Ngân hàng Đông Á- chi nhánh Kiên Giang đã cho tơi nhiều kiến thức bổ ích về
hoạt động tín dụng của ngân hàng, giúp tơi thấy được vai trị quan trọng của tín
dụng đối với nền kinh tế nước nhà. Đồng thời, thơng qua việc phân tích cịn giúp
cho tơi thấy được những khó khăn trong hoạt động tín dụng và những vận hội
trong nền kinh tế thời mở cửa. Thông qua đề tài này, tôi mong rằng những giải
pháp nâng cao hoạt động tín dụng được đề xuất có thể đóng góp cho các nhà
quản trị của chi nhánh trong quá trình điều hành đạt được kết quả tốt hơn, góp
phần vào sự phát triển chung của ngành và khơng ngừng đóng góp vào sự phát
triển của nền kinh tế.


<b>6.2. Kiến nghị </b>


¾ Đối với ngân hàng nhà nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

mới tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại trong quá trình làm
thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản, cho vay và xử lý tài sản đảm bảo
để thu hồi nợ. Tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động
tín dụng có hiệu quả, tiết kiệm chi phí.


Tuy nhiên, một số qui định trong các văn bản pháp luật về đảm bảo tiền
vay và quy chế cho vay chưa sát với tình hình thực tế. Ngân hàng nhà nước cần
nghiên cứu, sửa đổi bổ sung và hồn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến
hoạt động tín dụng trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất cũng như pháp lý
để tạo điều kiện cho cơng tác tín dụng tại các ngân hàng thương mại được an
toàn hiệu quả hơn.


Bên cạnh đó, các văn bản liên quan đến cơ chế tín dụng cịn q nhiều,
ngoài cơ chế cho vay của ngân hàng nhà nước cịn nhiều cơng văn, quyết định,
thơng tư, chỉ thị của các cấp, các ngành có liên quan chỉ đạo cho từng ngành nghề


như nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, nông nghiệp…Mỗi ngành nghề được thêm
bớt một số điều kiện nên khi thực hiện cho vay phải tham chiếu nhiều văn bản
pháp luật để đáp ứng hoạt động tín dụng được thực hiện một cách khoa học,
nhanh chống, an tồn.


¾ Đối với chính phủ và các ban ngành có liên quan


Muốn phát triển cơng tác tín dụng trung và daì hạn thì một yêu cầu đặt ra
trong thời gian tới là phải tạo lập được môi trường kinh tế và pháp lý đầy đủ và
đồng bộ để hổ trợ hoạt động kinh doanh tiền tệ theo hướng:


- Tăng cường khả năng tài chính của các doanh nghiệp trong tất cả các
thành phần kinh tế bằng cách bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp nhất là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ.


- Chấn chỉnh việc chấp hành chế độ kế tốn và quản lý tài chính ở các
doanh nghiệp đặc biệt là các hợp tác xã. Tổ chức kiểm tra buộc các doanh
nghiệp tiến hành đúng theo pháp lệnh về hoạch toán và thống kê, đảm bảo số liệu
chính xác, trung thực, kịp thời. Nhằm giúp các ngân hàng có được những thơng
tin tài chính chính xác cho cơng tác phân tích tín dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114></div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. ThS. Thái Văn Đại, 2003, giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, tủ sách
Trường Đại Học Cần Thơ.


2. TS. Hồ Diệu,2001,Tín Dụng ngân hàng, nhà xuất bản thống kê.
3. Phạm Văn Dờn, 2003, Nghiệp vụ ngân hàng ,nhà xuất bản thống kê.


4. Ngân hàng TMCP Đông Á- chi nhánh Kiên Giang. Báo cáo kết quả hoạt động


kinh doanh qua ba năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng Đơng Á- chi nhánh Kiên Giang


Phòng
giao dịch
trực thu ộc


BP cơng nghệ
thơng tin
Phịng cơng nghệ


BP nhân sự
BP hành chính
Phịng hành chính
Phịng KHDN


BP thanh toán quốc tế
BP kiểm soát nội bộ
BP quan hệ KHDN
BP dịch vụ KHDN
BP tín dụng KHDN


Phịng kế tốn
Phịng KHCN


BP kiểm sốt nội bộ
BP quan hệ KHCN
BP dịch vụ KHCN
BP tín dụng KHCN



Phịng ngân quỹ


Ban giám đốc chi nhánh


Nguồn: phịng hành chính – nhân sự ngân hàng Đông Á- chi nhánh Kiên Giang


</div>

<!--links-->

×