Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Giải pháp phát triển kinh tế hộ cá thể trên địa bàn Quận Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.92 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU </b>


Kinh tế hộ cá thể là một bộ phận cấu thành của khu vực kinh tế tư nhân hiện
nay ở Việt Nam, tạo ra lượng sản phẩm không nhỏ trong tổng sản phẩm xã hội,
đóng góp vào ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng tương đối lớn, thu hút được một
lực lượng lớn lao động nhàn rỗi, góp phần nâng cao đời sống của các tầng lớp nhân
dân. Thực tế cho thấy khu vực này chưa thực sự được quan tâm tạo môi trường
thuận lợi cho sự phát triển bền vững của kinh tế hộ cá thể.


Quận Cầu Giấy hiện có khoảng 13271 hộ kinh doanh cá thể, đã và đang có
những đóng góp to lớn đối với sự phát triển kinh tếquận.Tuy nhiên trong quá trình
hoạt động, kinh tế hộ cá thể vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của quận,
mang tính tự phát, thiếu quy hoạch đồng bộ và gặp nhiều khó khăn cần được tháo
gỡ, khắc phục.Vì vậy, với mong muốn nghiên cứu rõ hơn những cơ sở lý luận và thực
tiễn về kinh tế hộ cá thể, trên cơ sở đó đề ra những định hướng, giải pháp phù hợp
<i><b>nhằm thúc đẩy kinh tế hộ cá thể phát triển,tác giả lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát </b></i>
<i><b>triển kinh tế hộ cá thể trên địa bàn quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội” làm luận </b></i>
văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế phát triển.


<b>CHƯƠNG 1 </b>


<b>CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ CÁ THỂ </b>
<b>TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM </b>
<b>1.1. Kinh tế hộ cá thể trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân nói chung, hộ kinh doanh nói riêng đã
góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và đang trở
thành một lực lượng kinh tế quan trọng thể hiện qua những vai trị chủ yếu sau: Góp
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định,
nâng cao đời sống người lao động góp phần xóa đói giảm nghèo; Huy động và sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực trong dân góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.


Cung cấp sản phẩm hàng hóa đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và
xuất khẩu.


1.2. Phát triển kinh tế hộ cá thể
1.2.1. Khái niệm


<i>Phát triển kinh tế hộ cá thể là q trình tăng tiến tồn diện về mọi mặt của </i>


<i>khu vực kinh tếhộ cá thể, đó là sự thay đổi cả về số lượng và chất lượng của khu </i>


<i>vực kinh tế hộ. Quá trình này được khái quát thành 4 nội dung: </i>


(1) Sự tăng lên về quy mô kinh tế hộ cá thể, thểhiện trên các mặt: (i) Sự gia
tăng về số lượnghộ kinh doanh cá thể. (ii) Sự gia tăng quy mô nguồn lực phát triển
của kinh tế hộ. (iii) Sự gia tăng về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khu
vực này.


(2) Sự thay đổi về cơ cấu ngành nghề kinh tế của khu vực kinh tế hộ cá thể:
tăng dần tỷ trọng của các ngành thương mại – dịch vụ, công nghiệp – xây dựng.


(3) Nâng cao hiệu quả kinh tế của khu vực kinh tế hộ cá thể, xác định qua:
(i)Hiệu quả sử dụng vốn; (ii) Hiệu quả sử dụng lao động; (iii) Gia tăng thu nhập
người lao động.


(4) Nâng cao mức đóng góp của kinh tế hộ cá thể đối với nền kinh tế: tăng
thu ngân sách, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo.


1.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế hộ cá thể


Phù hợp với nội hàm nghiên cứu phát triển kinh tế hộ cá thể, luận văn đề


xuất các tiêu chí đánh giá cụ thể như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Tốc độ tăng vốn đăng ký hoạt động của các hộ cá thể (K)
- Tốc độ tăng số lượng lao động trong các hộ cá thể (L)


- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của khu vực kinh tế hộ cá thể (GO)
- Tỷ trọng giá trị sản xuất và số lượng lao động của kinh tế hộ cá thể trong
tổng thể nền kinh tế


 Nhóm tiêu chí đánh giá về chuyển dịch cơ cấu ngành của kinh tế hộ cá thể
- Tỷ trọng giá trị sản xuất của từng ngành, lĩnh vực trong khu vực kinh tế hộ cá thể
- Tỷ trọng lao động từng ngành, lĩnh vực của khu vực kinh tế hộ cá thể
 Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế của kinh tế hộ cá thể


- Năng suất lao động
- Hiệu suất sử dụng vốn


- Mức thu nhập bình qn người lao động


 Nhómtiêu chí đánh giá mức độ đóng góp của kinh tế hộ đối với nền kinh tế
- Tỷ trọng đóng góp vào thu ngân sách của khu vực kinh tế hộ trong tổng thu
ngân sách hàng năm


- Tỷ trọng đóng góp vào việc làm giải quyết hàng năm của kinh tế hộ cá thể.
Nhìn chung, trong quá trình phát triển khu vực kinh tế hộ cá thể các tiêu chí
đánh giá trên đều có xu hướng tăng lên, gần tiệm cận với mặt bằng chung của toàn
khu vực kinh tế tư nhân nói chung và khu vực doanh nghiệp nói riêng.


1.3. Các nhân tố tác động đến phát triển kinh tế hộ cá thể của một địa phương
1.3.1 Nhân tố thuộc về đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa phương



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

1.3.2. Nhân tố thuộc về thể chế pháp lý và chính sách phát triển kinh tế hộ củaĐảng
và Nhà nước


Một hệ thống pháp lý thống nhất, mơi trường kinh doanh bảo đảm bình đẳng,
mở rộng các quyền về tự do kinh doanh cho tất cả các thành phần kinh tế, sẽ tạo niềm
tin cho các hộ cá thể mạnh dạn đầu tư phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.
1.3.3. Nhân tố thuộc về chính sách phát triển khu vực kinh tế hộ cá thể của địa phương


Bất kỳ một chính sách nào của chính quyền địa phương ban hành đều có ảnh
hưởng trực tiếp, tạo điều kiện thuận lợi hoặc hạn chế đối với sự phát triển của các
hộ kinh doanh. Muốn tạo động lực cho phát triển kinh tế hộ cá thể tất yếu cần có
những chính sách hỗ trợ, cải thiện tốt nhất mơi trường sản xuất kinh doanh. Đó có
thể là các chính sách liên quan hỗ trợ pháp lý, chính sách hỗ trợ tài chính, chính
sách hỗ trợ về kỹ thuật cho các hộ kinh doanh.


1.3.4. Nhân tố thuộc về năng lực của các hộ gia đình


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>CHƯƠNG 2 </b>


<b>THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ CÁ THỂ </b>
<b>TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY – THÀNH PHỐ HÀ NỘI </b>


<b>2.1. Các nhân tố tác động đến phát triển kinh tế hộ cá thể trên địa bàn quận </b>
<b>Cầu Giấy </b>


Điều kiện tự nhiên đã mang lại cho Cầu Giấy những thuận lợi và khó khăn
nhất định trong phát triển khu vực kinh tế hộ cá thể: là một trong những quận nội
thành nên có nhiều thuận lợi trong liên kết, giao thương hàng hoá, công nghệ, lao
động kỹ thuật... song cũng tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều phía. Mạng lưới


giao thông đã và đang được đầu tư hiện đại gắn kết với các quận huyện lân cận cũng
như với các tỉnh thành khác tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế trên
địa bàn quận phát triển trong đó có kinh tế hộ cá thể.


Mơi trường kinh doanh thuận lợi tạo tiền đề cho phát triển kinh tế hộ cá thể.
Quy mô dân số đông, mật độ dân cư cao tạo thị trường tiêu thụ lớn với nhu cầu đa
dạng, phong phú cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ cá thể. Lực lượng
lao động dồi dào trên địa bàn quận là nhân tố thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế
quận nói chung và khu vực kinh tế cá thể nói riêng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>2.2. Đánh giá phát triển kinh tế hộ cá thể trên địa bàn quận Cầu Giấy thời gian qua </b>
<i><b>2.2.1. Những mặt đạt được </b></i>


Khu vực kinh tế cá thể quận Cầu Giấy những năm qua đã có những bước
phát triển khá vững chắc, đạt được nhiều kết quả khả quan.


Về quy mô kinh tế hộ cá thể có xu hướng gia tăng: Giai đoạn 2010 – 2014,
kinh tế hộ cá thể đã tăng trưởng không ngừng cả về số lượng và nguồn lực phát
triển của các hộ kinh doanh cá thể. Hiện nay, trên địa bàn quận có khoảng 13271 hộ
kinh doanh, thu hút 16686 lao động tham gia hoạt động, số vốn huy động đưa vào
sản xuất kinh doanh lên đến 1145 tỷ đồng.


Cơ cấu ngành nghề chuyển dịch tích cực theo hướng gia tăng mạnh mẽ tỷ
trọng ngành thương mại - dịch vụ: Giá trị sản xuất ngành Dịch vụ - Thương mại có
tốc độ tăng bình quân 14,7%/năm, tỷ trọng bình quân chiếm 91,8% trong cơ cấu
khu vực kinh tế hộ cá thể của quận.


Thu nhập người lao động từng bước được tăng lên: Cùng với việc thu hút, sử
dụng một số lượng lớn lao động, kinh tế hộ cá thể cịn góp phần nâng cao thu nhập
cho một bộ phận lớn dân cư ở quận, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.



Đóng góp ngày càng tích cực cho nền kinh tế quận: Các hộ cá thể là nhân tố
tích cực, là động lực kích thích sự phát triển kinh tế, góp phần đáng kể vào tăng tổng
sản phẩm xã hội, tăng thu ngân sách Nhà nước. Năm 2014, các hộ đã đóng góp vào
ngân sách 32,118 tỷ đồng tăng 11,328 tỷ đồng so với năm 2010 ứng với tốc độ tăng
đạt 54,5%. Mức thuế nộp qua các năm của kinh tế hộ có xu hướng tăng lên, tốc độ
tăng trung bình đạt 11,5% cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của khu vực này
khá phát triển, doanh thu đạt được đang trên đà tăng trưởng.


<i><b>2.2.2. Những mặt hạn chế tồn tại </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Cơ cấu nội ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ chuyển dịch chậm: Tỷ
trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp có hàm lượng cơng nghệ kỹ thuật cao cịn
thấp. Chất lượng tăng trưởng giá trị sản xuất, năng suất lao động thấp, khả năng
cạnh tranh khơng cao, trình độ cơng nghệ của các ngành cơng nghiệp phần lớn là
trung bình và lạc hậu.


Tốc độ tăng năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn thấp: Kinh tế hộ cá
thể ở quận Cầu Giấy những năm qua mới chỉ phát triển chủ yếu theo chiều rộng mà
chưa theo chiều sâu, hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn còn khá thấp, sức cạnh tranh
hàng hóa, dịch vụ yếu.


Hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực hộ cá thể mang tính tự phát,thiếu
sự liên kết hợp tác giữa các hộ cá thể với nhau và với các thành phần kinh tế khác.
<i><b>2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế </b></i>


Thể chế pháp lý của Nhà nước về kinh tế hộ cá thể chưa thực sự hoàn chỉnh:
Nhiều văn bản quy định của nhà nước chưa đầy đủ, chưa rõ ràng. Việc xây dựng
các văn bản quy định, chính sách đối với phát triển kinh tế cá thể cịn chậm.



Chính sách hỗ trợ phát triển của chính quyền địa phương còn hạn chế:
Quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế cá thể chưa chặt chẽ và không rõ ràng.
Cơng tác cải cách hành chính, mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng trên thực tế vẫn cịn
tồn tại nhiều hạn chế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>CHƯƠNG 3 </b>


<b>ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ CÁ THỂ </b>
<b>TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY – THÀNH PHỐ HÀ NỘI </b>


<b>TRONG THỜI GIAN TỚI </b>


<b>3.1. Định hướng phát triển kinh tế hộ cá thể trên địa bàn quận Cầu Giấy giai </b>
<b>đoạn 2016 - 2020 </b>


<i><b>3.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế hộ cá thể ở quận Cầu Giấy </b></i>


Khẳng định kinh tế cá thể là một bộ phận đóng vai trị là động lực quan trọng
trong phát triển kinh tế quận


Phát triển kinh tế cá thể không thể thiếu sự hỗ trợ, chỉ đạo thống nhất của
chính quyền quận.


Phát triển kinh tế cá thể cần phải đặt trong mối quan hệ với các thành phần
kinh tế khác trên địa bàn quận


Phát triển kinh tế cá thể phải mang lại lợi ích tổng hợp trong dài hạn cho quận
Tăng cường vai trò và sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền các
cấp của quận và các hội, đoàn thể với sự phát triển của kinh tế hộ cá thể.



<i><b>3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế hộ cá thể ở quận Cầu Giấy </b></i>


Một là, huy động tối đa mọi tiềm năng và nguồn lực còn tiềm ẩn vào phát
triển kinh tế hộ.


Hai là, phát triển kinh tế hộ cá thể gắn với tăng chất lượng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của khu vực kinh tế hộ cá thể


Ba là, phát triển kinh tế hộ gắn với nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất
của khu vực kinh tế hộ.


Bốn là, gắn phát triển kinh tế hộ trong mối liên kết chặt chẽ giữa các hộ cá
thể với nhau và với khu vực kinh tế khác trên địa bàn quân.


<b>3.2. Giải pháp phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn quận Cầu Giấy </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Tập trung mọi nguồn lực, chỉ đạo đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, nâng
cấp mạng lưới giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hoá, giao dịch
thương mại của kinh tế hộ cá thể


Hỗ trợ thông tin và xúc tiến thương mại: Chính quyền quận hỗ trợ thơng tin, đẩy
mạnh hoạt động xúc tiến thương mại đối với kinh tế hộ cả trong và ngoài địa bàn quận.
<i><b>3.2.2. Tăng cường chính sách hỗ trợ tài chính cho phát triển kinh tế hộ </b></i>


Chính quyền quận: Hồn thiện hệ thống chính sách tạo mơi trường bình đẳng
cho mọi thành phần kinh tế trong tiếp cận các nguồn vốn, công bằng về lãi suất.
Triển khai rộng rãicác hình thức hợp tác tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân.


Tổ chức tín dụng: Mở rộng, cung cấp các gói sản phẩm tín dụng,xây dựng quy
định cho vay mềm dẻo, lãi suất ưu đãi, nâng cao chất lượng tư vấn, cung cấp thơng tin.



Bản thân hộ kinh doanh:cần có chiến lược tài chính lâu dài, có kỹ năng xây
dựngdựán sản xuất kinh doanh mang tính khả thi làm cơ sở vay vốn của ngân hàng,
thực hiện tốt hoạt động kiểm sốt nội bộ tài chính.


<i><b>3.2.3. Tăng cường chính sách hỗ trợ kỹ thuật cho phát triển kinh tế hộ </b></i>


Tậptrung nâng cao trình độ quản lý của chủ hộ kinh doanh thơng qua khuyến
khích các chủ hộ tham gia vào các lớp tập huấn kiến thức miễn phí.Lãnh đạo quận
mở rộng và phát triển thêm hệ thống các trường đào tạo nghề, hướng nghiệp.
Phòng Lao động Thương binh Xã hội quận Cầu Giấy liên kết với các trung tâm dạy
nghề trên địa bàn mở các khóa đào tạo nghề ngắn và trung hạn, hỗ trợ người lao
động trong các hộ tham gia.


<i><b>3.2.4. Tăng cường các hình thức liên kết giữa các hộ kinh tế cá thể với nhau và </b></i>


<i><b>với các thành phần kinh tế khác </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước về phát triển kinh tế hộ cá thể </b>
Cải tiến việc thực hiện các chính sách thuế một cách chi tiết rõ ràng hơn.


Ban hành và áp dụng thống nhất một hệ thống luật pháp đối với tất cả các
loại hình kinh tế, khơng phân biệt Nhà nước với tư nhân, không phân biệt cá thể với
doanh nghiệp. Tiến hành rà soát lại hệ thống văn bản pháp quy, hủy bỏ những văn
bản lạc hậu, trùng lặp. Ban hành quy chế đơn giản hóa thủ tục hành chính, xóa bỏ
những thủ tục rườm rà khơng cần thiết.


<b>KẾT LUẬN </b>


Qua q trình nghiên cứu, luận văn đã hệ thống hoá được một số lý luận cơ


bản về kinh tế hộ cá thể, phân tích khái niệm, đặc điểm, vai trị và xu hướng vận
động của nó trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta.


Từ việc phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ chế chính sách
của quận Cầu Giấy ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hộ cá thể, luận văn đã đưa
ra những đánh giá về thực trạng phát triển khu vực kinh tế này thông qua nhiều mặt.
Tuy nhiên, so với tiềm năng vốn có của địa bàn thì kinh tế hộ cá thể phát triển còn
chưa đồng bộ, quy mô nhỏ và thiếu về kỹ thuật công nghệ hiện đại, chưa thực sự
đáp ứng được hết yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11></div>

<!--links-->

×