Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Giải pháp tăng lợi nhuận của Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.67 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN </b>


<b>------ </b>


<b>ĐINH MINH HẰNG </b>



<b>GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN </b>


<b>CỦA KHÁCH SẠN </b>



<b> SOFITEL PLAZA HÀ NỘI</b>



<b>Chuyên ngành: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG </b>


<b>Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ CHÍNH </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>



Trong những năm vừa qua, sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch với số
lượng khách du lịch trong và ngoài nước ngày càng đông, và sự phát triển, mở cửa
của nền kinh tế đưa đến Việt Nam một số lượng đáng kể các doanh nhân nước
ngồi đã khiến ngành cơng nghiệp lưu trú trở nên hấp dẫn và có sự cạnh tranh gay
gắt. Là một trong những khách sạn 5 sao trong khu vực Hà Nội, khách sạn Sofitel
Plaza Hà Nội cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt này trên thị trường.
và điều đó đã ảnh hưởng tới doanh thu thuần của khách sạn. Cùng với đó sự tăng
lên của chi phí đã khiến cho lợi nhuận mà Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội đạt được
trong những năm qua có diễn biến phức tạp và bất ổn.


Lợi nhuận là mục tiêu hướng tới của mọi doanh nghiệp. Vì vậy với tư cách là
một doanh nghiệp thì vấn đề lợi nhuận luôn được Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội
quan tâm và đặt lên hàng đầu. Vậy làm sao để mức tăng trưởng lợi nhuận khơng
những ổn định mà cịn gia tăng qua các năm là vấn đề luôn được đặt ra cho các nhà
<b>quản lý tại Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội. </b>



<b>CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN CỦA KHÁCH SẠN </b>


<b>1.1. Khái niệm khách sạn </b>


<i><b>1.1.1. Khái niệm Khách sạn: </b></i>


Khách sạn là cơng trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10
buồng ngủ trở lên đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục
vụ khách lưu trú.


Kinh doanh khách sạn là một trong những hoạt động kinh doanh các dịch vụ
lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ xung nhằm cung cấp cho khách hàng trong thời
gian lưu trú tại các địa điểm và đem lại lợi ích kinh tế cho bản thân doanh nghiệp.


<i><b>1.1.2. Đặc điểm của khách sạn </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thời gian. Khách sạn chỉ có thể tồn tại và phát triển tại thành phố, các trung tâm du
lịch, nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn. Thời gian hoạt động của khách sạn phụ
thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách.


<b>1.2. Lợi nhuận của khách sạn </b>


<i><b>1.2.1. Khái niệm và vai trò của lợi nhuận đối với Khách sạn </b></i>


<i>Lợi nhuận của khách sạn là số chênh lệch giữa tổng doanh thu thuần đạt được </i>
<i>và tổng chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu thuần đó trong một thời kỳ nhất định. </i>


Yếu tố cấu thành nên lợi nhuận trong kinh doanh khách sạn bao gồm chi phí,
doanh thu và các loại thuế. Chi phí gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi phí


<i>khấu hao, chi phí lãi vay. Doanh thu thuần của khách sạn bao gồm doanh thu từ các </i>
hoạt động kinh doanh khác nhau.


<i>Đối với khách sạn lợi nhuận là mục tiêu, động lực, là điều kiện tồn tại và phát </i>
triển của khách sạn và cũng là nguồn tích lũy cơ bản để tái sản xuất mở rộng. Đối
<i>với xã hội lợi nhuận là động lực là đòn bẩy kinh tế của xã hội, là nguồn thu quan </i>
trọng của ngân sách Nhà nước và là nguồn tích tũy quan trọng nhất để thực hiện tái
<i>sản xuất mở rộng xã hội và đáp ứng các nhu cầu phát triển của xã hội. </i>


<b>1.2.2. Phương pháp xác định lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận </b>


<i>Lợi nhuận gộp (GOI): là chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán. </i>


Giá vốn hàng bán đối với các khách sạn chính là tổng chi phí trực tiếp.


<i>Lợi nhuận trước thuế (LNST): là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần và chi </i>


phí bỏ ra để đạt được doanh thu thuần đó.


<i>Lợi nhuận sau thuế (Net return): là chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và </i>


thuế thu nhập doanh nghiệp.


<b>* Các tỷ suất lợi nhuận </b>


<i>Tỷ suất sinh lời của vốn: là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận đạt được với tổng số </i>


vốn của hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng một
đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.



<i>Tỷ suất lợi nhuận của tài sản (ROA): được xác định bằng cách lấy lợi nhuận sau </i>


thuế chia cho tổng tài sản. Tỷ số cho biết cho biết 1 đồng tài sản tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận.


<i>Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành: Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế so </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu thuần: biểu hiện quan hệ giữa tỷ lệ lợi nhuận </i>


sau thuế và doanh thu thuần. Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần
trăm trong doanh thu thuần.


<i>Tỷ suất lợi nhuận theo lao động: Là so sánh giữa tổng lợi nhuận sau thuế với số </i>


lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh hoặc với tổng chi phí về
tiền lương.


<i>Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này đo lường mức độ thu nhập </i>


của các khoản đầu tư của cổ đơng. Nó xác định bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế
chia cho vốn chủ sở hữu thường.


<b>1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận trong kinh doanh khách sạn </b>


<i><b>1.3.1. Nhân tố chủ quan: bao gồm nguồn khách của khách sạn, cơ sở vật chất </b></i>


<i>kỹ thuật, hệ thống tổ chức, các mối quan hệ (từ những mối quan hệ thân thiết với </i>
các nhà cung ứng đầu vào đến những mối quan hệ với khách hàng, với đối thủ cạnh
tranh, các cơ quan quản lý Nhà nước), khối lượng dịch vụ có khả năng cung ứng,
chất lượng dịch vụ, giá thành, giá cả dịch vụ, nhân tố con người trong khách sạn.



<i><b>1.3.2. Nhân tố khách quan: bao gồm các nhân tố như sự cạnh tranh và những </b></i>


biến động của thị trường, chính trị, luật pháp, thuế và các chính sách của chính phủ,
chủ trương đường lối của Nhà nước, cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc kinh doanh
khách sạn.


<b>1.4. Sự cần thiết phải tăng lợi nhuận trong kinh doanh khách sạn </b>


Với vai trò to lớn và quan trọng của lợi nhuận, cùng với sự cạnh tranh gay gắt
trên thị trường trong những năm gần đây, thì việc tăng lợi là hết sức cần thiết đối
với các khách sạn, bởi chỉ có tăng lợi nhuận các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn
mới có thể tồn tại, cạnh tranh được với các khách sạn khác, đồng thời cũng giúp cho
việc mở rộng quy mô khách sạn của mình.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA KHÁCH


SẠN SOFITEL PLAZA HÀ NỘI


<b>2.1. Tổng quan về khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội </b>


<i><b>2.1.1. Q trình hình thành và phát triển </b></i>


Cơng ty Quốc tế Hồ Tây được thành lập theo hợp đồng liên doanh giữa công ty
PID Investments Pte Ltd - Singapore và Công ty xây dựng 208 để xây dựng nên
một khách sạn tiêu chuẩn quốc tế 5 sao, tại số 3 Phó Đức Chính, Hà Nội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

đã trở thành công ty liên doanh giữa tập đoàn United Overseas Land (Singapore) và
Tổng công ty xây dựng Hà Nội số 1 (Việt Nam).



Ngày 23/8/2001, Công ty quốc tế Hồ Tây và Công ty AAPC (Thái lan) đã ký
hợp đồng quản lý khách sạn. Tập đoàn Accor trở thành đơn vị quản lý khách sạn.
Ngày 7/2/2002, khách sạn đổi tên thành Sofitel Plaza Hà Nội.


Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội có chức năng chính là kinh doanh phòng khách
sạn, ăn uống, cho thuê căn hộ, văn phòng và một số dịch vụ bổ sung khác, với
nhiệm vụ chính là kinh doanh mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư.


<i><b>2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội </b></i>


Hiện nay, khách sạn có 459 nhân viên, 6 chuyên gia nước ngoài, được phân bổ
vào các phòng ban trong 2 khối là khối Hành chính và khối phục vụ. Khối hành
chính gồm các bộ phận: bộ phận hành chính, kế tốn, nhân sự, kinh doanh, bộ phận
quản lý doanh thu. Khối phục vụ gồm bộ phận lễ tân, bộ phận buồng, bộ phận nhà
hàng, câu lạc bộ sức khỏe, bảo vệ, bảo trì.


<i><b>2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội 2006 -2010 </b></i>
<i><b>- Doanh thu </b></i>


Doanh thu thuần tăng liên tục từ năm 2006 đến năm 2008, giảm mạnh trong
năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế từ cuối năm 2008, và tăng
trở lại trong năm 2010, tuy nhiên vẫn ở mức thấp hơn năm 2008.


Trong cơ cấu doanh thu thuần của Khách sạn, doanh thu thuần từ bộ phận kinh
doanh buồng phòng chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đó là hoạt động kinh doanh ăn
uống, doanh thu từ các hoạt động kinh doanh khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Doanh
thu thuần của từng lĩnh vực trong khách sạn cũng biến động từng năm, tuy nhiên
doanh thu thuần từ buồng phòng và dịch vụ ăn uống là biến động nhiều nhất theo xu
thế tăng giảm chung của tổng doanh thu thuần.



Từ năm 2006 đến 2008, sự tăng lên của số lượng khách và cả giá bán, đã khiến
cho doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh ăn uống tăng mạnh. Năm 2009, do
sự giảm mạnh của số lượng khách nên mặc dù giá cả có tiếp tục tăng lên nhưng
doanh thu thuần từ hoạt động này đã giảm xuống. Năm 2010, doanh thu thuần này
đã tăng trở lại khi nền kinh tế được phục hồi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

thuần từ buồng phịng có chiều hướng tăng lên. Năm 2009, do có sự giảm xuống cả
về giá bán phòng và số lượng phòng bán được nên doanh thu này giảm mạnh. Số
lượng phòng bán ra chỉ tăng trở lại trong năm 2010 khi nền kinh tế được phục hồi
trở lại nhưng do giá bán phòng tiếp tục giảm nên mặc dù doanh thu thuần có tăng
lên so với 2009 nhưng vẫn thấp hơn so với các năm trước đây. Trong số các khách
hàng của Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội thì đối tượng khách doanh nhân là đối
tượng khách chính với tỷ lệ số phòng thuê chiếm nhiều nhất cộng thêm giá bán
phòng là cao nhất nên đây là đối tượng mang lại doanh thu thuần từ hoạt động kinh
doanh buồng phòng lớn nhất. Đoàn nhân viên, đoàn du lịch, khách du lịch đơn lẻ
chiếm tỷ trọng thuê phòng và tỷ trọng doanh thu còn.


Doanh thu thuần từ cho thuê cửa hàng, văn phòng và doanh thu thuần từ các
dịch vụ khác thì khá ổn định, sự biến động chỉ là rất ít.


<i><b>- Chi phí </b></i>


Trong 5 năm trở lại đây, ngoại trừ năm 2009 gặp phải sự khủng hoảng kinh tế
khiến doanh thu thuần giảm, chi phí cũng giảm theo thì trong hầu hết các năm tổng
chi phí của Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội đang ngày càng tăng lên.


Trong tổng chi phí, chi phí trực tiếp ln chiếm tỷ trọng trên 30% và tỷ trọng
này đang dần tăng lên. Trong tổng chi phí trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ
trọng cao nhất, và chi phí này cũng đang tăng dần qua các năm. Chi phí tiền lương
trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng chi phí trực tiếp.



Từ 2006 đến 2008, chi phí gián tiếp có xu hướng tăng lên về cả giá trị và tỷ
trọng, đến năm 2008 thì đạt mức cao nhất trong 5 năm gần đây. Năm 2009, chi phí
gián tiếp giảm xuống cả về giá trị và tỷ trọng, tuy nhiên sang đến 2010 thì chi phí
này lại tăng trở lại. Trong chi phí gián tiếp, chi phí tiền lương chiếm tỷ trọng cao
nhất và đang dần tăng lên cả về giá trị và tỷ trọng. Chi phí nhiên liệu biến động
không đều trong 5 năm qua, chịu ảnh hưởng bởi số lượng khách. Phí quản lý, phí
hoa hồng, phí bảo hiểm, chi phí thay thế đồ dùng chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng chi
phí gián tiếp và gần như biến đổi rất ít. Các loại chi phí gián tiếp khác cũng chiếm
một tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí gián tiếp, biến động của loại chi phí này khá
phức tạp, nhưng nhìn chung đến năm 2010 thì chi phí này tăng so với 2006.


Chi phí lãi vay hiện đang giảm dần hàng năm do khơng phát sinh thêm khoản
vay mới. Chi phí khấu hao ln chiếm trên 21% tổng chi phí, sự biến động của nó
phụ thuộc sự biến động của tài sản cố định và có sự diễn biến khơng đều.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Trong khi cơng suất phịng của Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội lại đang có xu
hướng giảm xuống, bình quân số nhân viên trên mỗi phòng có xu hướng tăng lên
thể hiện những dấu hiệu xấu trong việc quản lý, điều hành, kinh doanh thì sự tăng
lên của các tỷ lệ doanh thu thuần trên mỗi phịng hiện có của khách sạn, giá phịng
trung bình, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh ăn uống trung bình trên mỗi
khách, tỷ lệ chi phí trực tiếp so với doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh ăn
uống, tiền lương trung bình của Khách sạn, tỷ lệ tiền lương so với doanh thu thuần
lại là những dấu hiệu khá tốt cần tiếp tục phát huy.


<i><b>- Tình hình tài chính của Khách sạn </b></i>


Tình hình tài chính của Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội trong 5 năm gần đây là
khá tốt khi Khách sạn luôn đảm bảo khả năng thanh toán kể cả thanh toán nhanh,
hay khả năng thanh toán hiện tại. Hệ số nợ tuy có lớn tuy nhiên đã và đang được


giảm dần qua từng năm, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu ngày càng giảm dần.


<b>2.2. Thực trạng về tình hình lợi nhuận của Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội </b>
<b>từ năm 2006 đến 2010 </b>


<i><b>2.2.1. Lợi nhuận gộp </b></i>


Từ năm 2006 đến 2008, GOI liên tục tăng. 2008 – 2009, sự biến động về kinh tế
đã khiến doanh thu thuần, phí dịch vụ giảm, trong khi chi phí trực tiếp giảm rất ít
kéo theo sự giảm mạnh của GOI năm 2009 so với năm 2008, GOI trong năm 2009
quay trở về con số thấp hơn năm 2007. Giai đoạn thứ 3, đánh dấu sự tăng trở lại của
GOI trong năm 2010 so với 2009. Trong các yếu tố tác động đến GOI thì yếu tố
doanh thu thuần là có tác động lớn nhất, tiếp đó là tác động của chi phí trực tiếp,
trong 5 năm gần đây thì yếu tố này đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng của mình tới
sự biến động của GOI điều này dễ thấy khi tỷ lệ tạo lợi nhuận gộp của chi phí trực
tiếp đang có xu hướng giảm xuống, cịn phí dịch vụ chỉ tác động một phần rất nhỏ.


GOI từ kinh doanh buồng phòng và GOI từ kinh doanh ăn uống chiếm tỷ trọng lớn
thứ nhất và thứ nhì trong tổng GOI. Xu hướng biến động của GOI hai hoạt động kinh
doanh này tương tự xu thế GOI của khách sạn và cũng chịu tác động lớn nhất của doanh
thu thuần, tuy nhiên chi phí trực tiếp cũng có tác động khá mạnh, và có xu hướng gia
tăng ảnh hưởng liên tục. Trong đó yếu tố chi phí trực tiếp tác động mạnh nhất lên GOI
buồng phịng là chi phí khác, cịn đối với GOI ăn uống là chi phí nguyên vật liệu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

thuần và chi phí trực tiếp khác. Trong khi đó, đối với hoạt động cho th văn phịng,
cửa hàng, doanh thu thuần là yếu tố ảnh hưởng chủ yếu, cịn chi phí ngun vật liệu
ảnh hưởng khơng đáng kể. Đối với các hoạt động kinh doanh khác, nhân tố chủ yếu
ảnh hưởng tới GOI là doanh thu thuần, cịn chi phí khác đang tăng dần ảnh hưởng,
trong khi chi phí nguyên vật liệu lại giảm dần ảnh hưởng của mình.



<i><b>2.2.2. Lợi nhuận sau thuế(LNST) của Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội </b></i>


Từ 2006 đến 2008, LNST của Khách sạn có xu hướng tăng lên khá mạnh, năm
2008 đã đạt mức cao nhất trong 5 năm gần đây. Năm 2009 do tác động của thị
trường nên LNST của Khách sạn đã giảm mạnh. Sự phục hồi kinh tế trong năm
2010 đã giúp LNST của khách sạn phục hồi lại tuy nhiên vẫn ở mức thấp.


Các yếu tố doanh thu thuần, phí dịch vụ tác động cùng chiều tới lợi LNST, cịn
các yếu tố chi phí lại tác động ngược chiều. LNST của khách sạn trong những năm
qua chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi doanh thu thuần. Tuy nhiên sự biến đổi các loại chi
phí lại đang có xu hướng gia tăng ảnh hưởng của mình tới sự biến đổi của LNST.
Trong hầu hết các năm, yếu tố chi phí ảnh hưởng lớn nhất tới lợi nhuận sau thuế là
chi phí trực tiếp, trong đó sự biến động của chi phí ngun vật liệu và chi phí trực
tiếp khác là những yếu tố tác động mạnh nhất.


Sự biến đổi của chi phí gián tiếp cũng là yếu tố tác động mạnh tới sự biến đổi
của LNST. Sự gia tăng liên tục của chi phí tiền lương gián tiếp cũng khiến cho chi
phí này liên tục tác động giảm tới LNST, tuy nhiên ảnh hưởng này có xu hưởng
giảm dần. Ảnh hưởng của sự biến đổi chi phí quản lý và chi phí hoa hồng, chi phí
thay thế đồ dùng tới LNST đang giảm dần do tốc độ tăng của các chi phí này giảm
dần. Ảnh hưởng của sự biến động của phí bảo hiểm tới LNST gần như khơng đáng
kể do chi phí này khá ổn định, ít thay đổi và chiếm tỷ trọng nhỏ. Ảnh hưởng giảm
của chi phí nhiên liệu tới LNST từ năm 2006 đến 2009 có xu hướng giảm, tuy nhiên
lại tăng mạnh trong năm 2010. Chi phí gián tiếp khác có diễn biến phức tạp, do vậy
ảnh hưởng của nó tới LNST trong những năm gần đây cũng khá phức tạp khi sự
tăng lên của chi phí này trong năm 2007 và 2010 đã gây ảnh hưởng giảm tới LNST
và nó cịn là chi phí gián tiếp có ảnh hưởng lớn nhất trong 2 năm này còn trong năm
2008 và 2009, sự giảm xuống liên tục của yếu tố này lại tác động tăng LNST.


Phí dịch vụ, do có giá trị thấp, đồng thời sự biến động khá nhỏ nên chỉ tác động


tới lợi nhuận sau thuế với 1 tỷ lệ nhỏ và theo xu thế tác động của doanh thu thuần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Ngoại trừ sự gia tăng tài sản cuối năm 2008, làm chi phí khấu hao năm 2009
tăng, trong hầu hết các năm chi phí khấu hao đều có xu hướng giảm, gây tác động
tăng tới LNST. Tác động của sự biến đổi của yếu tố này tới LNST là không đều.


Từ năm 2008, LNST bắt đầu chịu ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ảnh hưởng của yếu tố này tới LNST trong năm 2008 là khá cao và là nhân tố tác
động giảm tới LNST, tuy nhiên do lợi nhuận trước thuế năm 2009 giảm, nên thuế
thu nhập doanh nghiệp cũng giảm theo, do đó nó có tác động tăng tới LNST. Sự
tăng trở lại của lợi nhuận trước thuế 2010 kéo theo sự tăng lên của thuế thu nhập
doanh nghiệp và nó lại tác động giảm tới LNST tuy nhiên chỉ với một tỷ lệ thấp.


<b>* Tỷ suất lợi nhuận: </b>


Tất cả các tỷ suất lợi nhuận như Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu thuần bao
gồm phí dịch vụ, Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi
phí, Tỷ suất lợi nhuận theo lao động, Tỷ suất sinh lời của vốn, Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu trong 5 năm qua đều có một xu thế không ổn định chung là
tăng dần từ năm 2006 đến 2008, giảm mạnh trong năm 2009 do ảnh hưởng từ cuộc
khủng hoảng kinh tế và tăng trở lại với mức tăng thấp trong năm 2010.


<b>2.3. Đánh giá thực trạng lợi nhuận của Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội từ </b>
<b>năm 2006 đến năm 2010 </b>


<i><b>2.3.1. Kết quả đạt được: </b></i>


Khách sạn đã vượt qua được khủng hoảng kinh tế, giữ được chỗ đứng là 1 trong
những khách sạn 5 sao hàng đầu của Hà Nội. Tổng doanh thu thuần, lợi nhuận gộp
của từng hoạt động kinh doanh cũng như của khách sạn và lợi nhuận trước thuế, sau


thuế tuy có diễn biến khơng ổn định nhưng nhìn chung có xu hướng tăng trong 5
năm gần đây. Các tỷ suất lợi nhuận tuy diễn biến tăng giảm không đều nhưng vẫn
vẫn giữ được mức cao.


<i><b>2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân </b></i>


Doanh thu thuần và lợi nhuận của khách sạn giảm mạnh trong năm 2009, làm
ngắt đà tăng trưởng, làm chậm tốc độ tăng trưởng, biểu hiện sự mất ổn định trong
kinh doanh. Lợi nhuận không đạt được mức kế hoạch đạt ra. Hầu hết các loại chi
phí đều có xu hướng tăng lên. Ảnh hưởng của chi phí gián tiếp lên lợi nhuận lợi
nhuận ngày càng tăng. Tình trạng kinh doanh lỗ vẫn xảy ra đối với 1 số hoạt động
kinh doanh nhỏ. Tỷ lệ tạo lợi nhuận của chi phí trực tiếp có xu hướng giảm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

khách sạn mới hoạt động. Nguyên nhân chủ quan gồm khả năng phán đốn, phân
tích thị trường, trình độ của các nhà quản lý có giới hạn; cơng tác quản lý còn nhiều
hạn chế, đặc biệt là trong vấn đề quản lý chi phí; sự gia tăng số lượng nhân viên
khơng hợp lý; số lượng các chun gia nước ngồi với mức lương cao gây tốn kém
cho chi phí tiền lương; cơ sở vật chất của Khách sạn đã cũ và lạc hậu.


<b>CHƯƠNG 3 – GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN CỦA KHÁCH SẠN </b>
<b>SOFITEL PLAZA HÀ NỘI </b>


<b>3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Khách </b>
<b>sạn Sofitel Plaza Hà Nội </b>


<i><b>3.1.1. Thuận lợi: được hưởng nhiều ưu đãi từ Chính phủ, hoạt động trong bối cảnh </b></i>


nền kinh tế được mở cửa, ngành du lịch được khuyến khích phát triển. Khách sạn Sofitel
Plaza Hà Nội được xây dựng và vận hành theo các chuẩn mực tối ưu, có mạng lưới kênh
phân phối rộng khắp thế giới. Khách sạn tọa lạc trên một vị trí đẹp nhất Hà Nội, được


quản lý, vận hành bởi những chuyên gia nước ngồi có trình độ cao và có kinh nghiệm,
cùng với nhiều nhân viên có trình độ tay nghề cao, khả năng ngoại ngữ tốt.


<i><b>3.1.2. Khó khăn: sự cạnh tranh gay gắt của cả các đối thủ cũ và mới mà mỗi </b></i>


đối thủ có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Sự hình thành của nhiều khách sạn
mới trong thành phố còn làm mất đi của Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội một số
lượng nhân viên có kinh nghiệm và tay nghề cao. Hầu hết các trang thiết bị, phòng
cho thuê đã cũ và lạc hậu. Do phải tuân theo những tiêu chuẩn nhất định của tập
đoàn nên mức giá của khách sạn Sofitel Plaza Hà nội khơng có tính linh hoạt. Giá
cả hàng hóa thị trường đầu vào đang tăng lên nhanh do ảnh hưởng của lạm phát.


<b>3.2. Phương hướng hoạt động của Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội </b>


Trong thời gian tới Khách sạn phấn đấu tiếp tục giữ vững vị trí là một trong
những khách sạn 5 sao hàng đầu của Hà Nội. Tiến hành cải tạo, nâng cấp khách sạn
trong năm 2011. Năm 2012 khách sạn dự kiến sẽ bán được tối thiểu 91.000 phịng
mỗi năm, nâng cơng suất phịng lên tối thiểu là 80%. Tổng số khách của nhà hàng
đạt trên 400.000 lượt khách. Từ đó nâng tổng doanh thu thuần lên trên 21 triệu
USD, tổng chi phí dự kiến ở mức 15 triệu USD, LNST trên 5 triệu USD. Các năm
tiếp sau đó phấn đấu đạt chỉ tiêu LNST mỗi năm tăng từ 10% trở lên.


<b>3.3. Giải pháp tăng lợi nhuận của Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội </b>


<i><b>3.3.1. Các giải pháp tác động làm tăng doanh thu thuần </b></i>


<i><b>+ Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ: Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

hình kinh doanh và xa hơn nữa là tăng doanh thu thuần và LNST cho khách sạn thì
chất lượng sản phẩm dịch vụ là nhân tố hàng đầu. Nâng cao chất lượng phục vụ vừa


cuốn hút nhóm khách hàng hiện có vừa thu hút được những khách hàng mới.


<i>+ Hạ giá bán sản phẩm dịch vụ: so với nhiều khách sạn thì mức giá hiện nay </i>


cịn khá cao. Trong thời gian tới Khách sạn cần tiếp tục nghiên cứu kỹ thị trường để
<i>điều chỉnh giá bán các sản phẩm dịch vụ thấp hơ, tăng khả năng cạnh tranh. </i>


<i>+ Thực hiện việc bán chéo sản phẩm với các khách sạn khác trong cùng tập </i>
<i>đoàn ở các địa phương trong cả nước: Việc này sẽ giúp khách sạn có được nguồn </i>


khách hàng thân thiết, dồi dào từ các khách sạn khác trên khắp các địa phương,
đồng thời tiết kiệm được thời gian, công sức trong vận hành, quảng bá khách sạn.


<i>+ Thực hiện chương trình khách hàng thân thiết: Việc thực hiện chương trình </i>
khách hàng thân thiết này sẽ thu hút được nhiều khách hàng, khuyến khích khách
hàng quay trở lại trong thời gian tiếp theo để sử dụng dịch vụ.


<i>+ Thực hiện chương trình chăm sóc khách hàng, đặc biệt là đối với những </i>
<i>khách hàng thân thiết: điều này sẽ giúp cho các khách hàng cảm thấy được quan </i>


tâm, được đánh giá cao, cảm nhận được sự thân thiện, và muốn gắn bó với khách
sạn lâu hơn nữa. Từ đó sẽ mang lại doanh thu thuần nhiều hơn cho khách sạn.


<i>+ Tạo ra nhiều sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng: tạo ra </i>
những gói dịch vụ phịng, với những đặc điểm riêng, tạo ra những thực đơn, món ăn
mới nhằm tạo nên sự mới mẻ, khác biệt.


<i>+ Tăng cường công tác markerting, quảng cáo và quan hệ công chúng: việc </i>
quảng cáo cần được đẩy mạnh trên cả phương tiện thông tin đại chúng, nhằm vào
các đối tượng khách Việt sẵn sàng trả tiền cho những dịch vụ cao cấp.



<i>+ Tăng cường hợp tác với các cơng ty du lịch, lữ hành trong và ngồi nước: . </i>
mở rộng quan hệ hợp tác, kí kết hợp đồng với nhiều công ty du lịch lớn, khách sạn
cung cấp phịng cho cơng ty du lịch với giá ưu đãi hoặc trích tỷ lệ phần trăm hoa hồng.


<i>+ Đẩy mạnh hợp tác với các bộ, ban, ngành, các cơ quan của Chính phủ và các </i>
<i>cơng ty liên doanh nước ngồi hoặc các văn phịng đại diện của nước ngoài tại Việt </i>
<i>nam: Đây sẽ là nguồn cung cấp một lượng lớn, ổn định và thường xuyên các khách </i>


doanh nhân. Bên cạnh đó, đây cũng là nguồn cung cấp khách hội thảo, tiệc chiêu đãi
lớn, mang lại doanh thu thuần lớn cho khách sạn.


<i><b>3.3.2. Các giải pháp tác động làm giảm chi phí </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

khách sạn có thể tìm kiếm các loại ngun, nhiên, vật liệu mới thay thế rẻ hơn. Đối
với những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày khách sạn cần kí hợp đồng trực tiếp với
nhà sản xuất, nhà bán bn lớn nhằm mua được hàng hóa rẻ, chất lượng đảm bảo.


<i>+ Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra quá trình sử dụng, tiêu dùng các </i>
<i>nguyên, nhiên, vật liệu: Công tác kiểm tra, giám sát cần được tiến hành từ khâu </i>


nhận hàng, nhập kho, lưu kho, xuất kho, đến khâu chế biến, tiêu dùng nguyên,
nhiên, vật liệu, nhằm đảm bảo chúng được sử dụng hợp lý, đúng định mức.


<i>+ Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ các loại máy móc sử dụng trong </i>


<i>Khách sạn: Các loại máy móc này cũng 1 phần ảnh hưởng đến định mức tiêu thụ </i>


nguyên, nhiên liệu của Khách sạn. Việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị,
máy móc sẽ đảm bảo tiêu hao đúng định mức nguyên, nhiên liệu.



<i>+ Việc đầu tư tài sản cố định mới cần được xem xét kỹ lưỡng: Việc mua tài sản </i>
cố định cần phải xem xét trên nhu cầu thực tế, tài sản mua sắm phải đảm bảo tham
gia vào quá trình hoạt động kinh doanh của Khách sạn. Khách sạn cần lựa chọn các
chủng loại phù hợp với điều kiện, khả năng và nhu cầu sử dụng.


<i><b>3.3.3. Một số giải pháp khác </b></i>


<i>+ Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý Khách sạn: duy trì một cơ chế quản lý </i>
hiệu quả, đảm bảo sự nhịp nhàng, đồng bộ trong các hoạt động, phát huy cao độ
tính chủ động và tài năng sáng tạo của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận trong công việc.
Áp dụng hình thức thưởng phạt thích đáng nhằm kích thích và nâng cao tinh thần
trách nhiệm trước công việc chung của tập thể. Củng cố công tác tổ chức cán bộ và
mạng lưới kinh doanh, dịch vụ, bố trí các cán bộ có năng lực và phẩm chất đạo đức
tốt ở các vị trí then chốt. Nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ quản lý. Cơ cấu lại
số lượng nhân viên cho hợp lý.


<i>+ Xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh cho từng giai đoạn và điều chỉnh </i>


<i>cho phù hợp với tình hình thực tế: Chiến lược, kế hoạch đặt ra phải được xây dựng </i>


trên cơ sở tình hình thực tế và khả năng của khách sạn, tình hình nền kinh tế trong
và ngoài nước trong từng giai đoạn. Cần bám sát chiến lược, kế hoạch đặt ra, kịp
thời xem xét, đánh giá lại những kết quả đạt được và chưa đạt được, tìm ra nguyên
nhân để khắc phục, điều chỉnh kế hoạch khi thực sự cần thiết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

môn nghiệp vụ, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhân viên, và các cuộc thảo luận
nhằm lắng nghe ý kiến, mong muốn, nguyện vọng của nhân viên.


<i>+ Tiến hành phân tích thường xuyên hoạt động kinh doanh: việc này sẽ giúp </i>


cho Khách sạn có những chính sách đúng đắn, hợp lý nâng cao hiệu quả trong kinh
doanh và tăng lợi nhuận.


<i><b>3.4. Kiến nghị đối với Nhà nước và Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch </b></i>


Nhà nước cần quản lý tốt sự phát triển của ngành du lịch, đồng phải tạo điều
kiện để các ngành nghề này phát triển hơn nữa và phát triển đúng hướng. Tạo điều
kiện thuận lợi, phát triển hạ tầng, bảo tồn nâng cấp di tích, danh lam thắng cảnh,
truyền thống văn hóa để phát triển ngành du lịch nói chung và khách sạn nói riêng.
Thực hiện các giải pháp thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Nhà nước cần
phải thống nhất và đồng bộ hệ thống các văn bản pháp quy. Tiếp tục hoàn thiện hệ
thống pháp luật chuyên ngành du lịch; tổ chức tốt việc thực hiện Pháp lệnh Du lịch,
đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng Luật Du lịch. Kết hợp có
hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và các nguồn lực từ các thành
phần kinh tế vào đầu tư phát triển du lịch. Kết hợp linh hoạt các hình thức tuyên
truyền. Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đẩy
mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển du lịch.


<b>KẾT LUẬN </b>



Lợi nhuận đối với các doanh nghiệp nói chung cũng như đối với các khách sạn
nói riêng là bộ phận cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường thì vai trị của nó càng trở nên quan
trọng. Chỉ có doanh nghiệp nào kinh doanh thu được nhiều lợi nhuận thì doanh
nghiệp đó mới tồn tại và đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Do đó, phấn đấu tăng lợi
nhuận khơng những là mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn là đòn bẩy
kinh tế, là động lực thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.


</div>

<!--links-->

×