Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Công chức nhập ngũ có bị mất việc làm không?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.7 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Cơng chức nhập ngũ có bị mất việc làm khơng?</b>


<b>Để góp phần thực hiện cơng bằng xã hội và nâng cao chất lượng xây dựng Quân đội, Theo Luật</b>
<b>nghĩa vụ quân sự năm 2015 đã có quy định tuyển chọn, gọi nhập ngũ các cán bộ, cơng chức, viên</b>
chức. Vậy cơng chức nhập ngũ có bị mất việc làm khơng? Sau khi xuất ngũ thì cơng việc của công
chức ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.


Theo Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 và các văn bản có liên quan, người đang đi làm mà trúng tuyển
nghĩa vụ quân sự, nếu không thuộc trường hợp được miễn hoặc tạm hỗn thì phải thực hiện nghĩa vụ
quân sự. Công dân sau khi xuất ngũ sẽ được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp
luật, cụ thể:


<b>Về công việc sau khi xuất ngũ: Khoản 3 Điều 50 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về chế</b>
độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ như sau:


“Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ:


a) Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ;


b) Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục
nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó;


c) Được trợ cấp tạo việc làm;


d) Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu
nhập khơng thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ
chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp;


đ) Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế, khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm
tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền


lương, tiền cơng trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc
phá sản, việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối
với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật…”.


<b>Về trợ cấp khi xuất ngũ: Hiện tại các quy định về quyền lợi của hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được</b>
hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị định 122/2006/NĐ-CP ngày 26/10/2006. Cụ thể hạ sĩ quan, binh sĩ khi
xuất ngũ được hưởng các quyền lợi như sau:


“1. Trợ cấp tạo việc làm: hạ sĩ quan, binh sĩ có thời gian phục vụ tại ngũ đủ 18 tháng trở lên khi xuất
ngũ được hưởng 6 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công
chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang tại thời điểm xuất ngũ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

tượng thuộc lực lượng vũ trang tại thời điểm xuất ngũ.


<i>Nếu có tháng lẻ:</i>


a) Dưới một tháng khơng được hưởng trợ cấp xuất ngũ;


b) Từ một tháng đến dưới 6 tháng được hưởng trợ cấp bằng một tháng tiền lương theo mức lương tối
thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang
tại thời điểm xuất ngũ.


c) Từ 6 tháng đến dưới 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu
chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang tại thời
điểm xuất ngũ.


3. Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đã làm việc và đóng bảo hiểm xã hội ở các cơ
quan nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế thì được hưởng như sau:


a) Khi xuất ngũ về địa phương: hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ là cán bộ, công chức, viên chức


nhà nước, là lao động theo hợp đồng lao động đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì được tính hưởng
trợ cấp thôi việc như cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hợp đồng khi thôi việc. Việc chi
trả trợ cấp thôi việc cho hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ về địa phương do cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ
sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế mà hạ sĩ quan, binh sĩ đã làm việc trước khi nhập ngũ thanh
toán theo quy định hiện hành.


Trường hợp các tổ chức, cơ sở kinh tế đã giải thể, cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương nơi tổ chức, cơ
sở kinh tế nói trên đóng Bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm thanh toán.


b) Khi xuất ngũ chuyển sang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành
phần kinh tế thì thời gian phục vụ tại ngũ được tính hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật
Bảo hiểm xã hội.


4. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn 24 tháng khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 2 tháng phụ
cấp quân hàm hiện hưởng.


Nếu xuất ngũ trước thời hạn 24 tháng, thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 19 đến dưới 24 tháng
được trợ cấp thêm 1 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.


5. Được đơn vị trực tiếp quản lý hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ tổ chức đưa họ về nơi cư trú bằng tàu, xe
hoặc thanh toán tiền tàu, xe, phụ cấp đi đường theo quy định.


</div>

<!--links-->

×