Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

So sánh năng suất và phẩm chất của 16 giống MLT (Miền Tây Lúa) triển vọng ngắn ngày chịu phèn tại Hòa An vụ Đông Xuân 2012 – 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 92 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ </b>


<b>VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG </b>


<b>NGUYỄN THỊ DIỆU TÂM </b>



<b>SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA 16 </b>


<b>GIỐNG MTL (MIỀN TÂY LÚA) TRIỂN VỌNG </b>



<b>NGẮN NGÀY CHỊU PHÈN TẠI HỊA AN </b>


<b> VỤ ĐƠNG XN 2012 - 2013 </b>



<b>LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC </b>
<b>Chuyên ngành: Phát triển Nơng thơn – Khóa 36 </b>


<b>Mã ngành: 52 62 01 01 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ </b>


<b>VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG </b>


<b>NGUYỄN THỊ DIỆU TÂM </b>



<b>SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA 16 </b>


<b>GIỐNG MTL (MIỀN TÂY LÚA) TRIỂN VỌNG </b>



<b>NGẮN NGÀY CHỊU PHÈN TẠI HÒA AN </b>


<b>VỤ ĐÔNG XUÂN 2012 - 2013 </b>



<b>LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC </b>
<b>Chuyên ngành: Phát triển Nông thôn – Khóa 36 </b>



<b>Mã ngành: 52 62 01 01 </b>
<b>MSSV: 4105401 </b>


<b>Cán bộ hướng dẫn </b>
<b>ThS. Trần Hữu Phúc </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

i


<b>LỜI CAM ĐOAN </b>


Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ tài liệu nào trước đây.


Cần Thơ, ngày 02 tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

ii


<b>TIỂU SỬ BẢN THÂN </b>
<b>1. LÝ LỊCH SƠ BỘ </b>


<b>Họ và tên: Nguyễn Thị Diệu Tâm </b> Giới tính: Nữ
Năm sinh: 16/02/1992 Dân tộc: Kinh
Quê quán: Long Mỹ - Hậu Giang


Nơi sinh: Long Mỹ - Cần Thơ


Ngành học: Phát triển nơng thơn Khóa 36



Lớp: CA1087A1 Điện thoại: 01666412281
Email: MSSV: 410541


Cha: Nguyễn Văn Đậm Mẹ: Lê Thị Lệ
Năm sinh: 1970 Năm sinh: 1968


Nghề nghiệp: Làm ruộng Nghề nghiệp: Buôn bán


<b>2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP </b>


Năm 1997-2003: Học tại Trường tiểu học Long Trị I, xã Long Trị, huyện Long
Mỹ, tỉnh Hậu Giang.


Năm 2003-2007: Học tại Trường THCS Long Trị II, xã Long Trị, huyện Long
Mỹ, tỉnh Hậu Giang.


Năm 2007-2010: Học tại Trường THPT Long Mỹ, thị trấn Long Mỹ, huyện
Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. .


Năm 2010 đến nay (2013): Học ngành Phát triển nơng thơn (Khóa 36) tại Trường
Đại học Cần Thơ, đường 3/2, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.


.


Cần Thơ, ngày 02 tháng 05 năm 2013
Người khai


Nguyễn Thị Diệu Tâm



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

iii


<b>NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN </b>


<b>Xác nhận của cán bộ hướng dẫn về đề tài: “So sánh năng suất và phẩm chất của 16 </b>


<b>giống MLT (Miền Tây Lúa) triển vọng ngắn ngày chịu phèn tại Hịa An vụ Đơng </b>
<b>Xn 2012 - 2013” do sinh viên Nguyễn Thị Diệu Tâm lớp Phát triển nơng thơn A1 </b>


khóa 36 (CA1087A1) VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG thực hiện từ tháng 12/2012 đến tháng 03/2013.


Ý kiến của cán bộ hướng dẫn


...
...
...
...
...
...
...
...
...


Cần Thơ, ngày...tháng....năm 2013
Cán bộ hướng dẫn


Ths. Trần Hữu Phúc


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

iv



<b>XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN TÀI NGUYÊN CÂY TRỒNG </b>


Xác nhận của Bộ môn Tài nguyên Cây trồng, Viện Nghiên cứu Phát triển đồng bằng
<b>sông Cửu Long về đề tài: “So sánh năng suất và phẩm chất của 16 giống MLT </b>


<b>(Miền Tây Lúa) triển vọng ngắn ngày chịu phèn tại Hịa An vụ Đơng Xn 2012 - </b>
<b>2013” do sinh viên Nguyễn Thị Diệu Tâm lớp Phát triển nông thôn A1 khóa 36 </b>


(CA1087A1) VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG thực hiện từ tháng 12/2012 đến tháng 03/2013.


Ý kiến của Bộ môn Tài nguyên Cây trồng


...
...
...
...
...
...
...
...
...


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

v


<b>VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG </b>
<b>NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG </b>


<b>Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chứng nhận báo cáo với đề tài: “So sánh </b>



<b>năng suất và phẩm chất của 16 giống MLT (Miền Tây Lúa) triển vọng ngắn ngày </b>
<b>chịu phèn tại Hịa An vụ Đơng Xn 2012 - 2013” do sinh viên Nguyễn Thị Diệu </b>


Tâm lớp Phát triển nơng thơn A1 khóa 36 (CA1087A1) VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT
TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG thực hiện từ tháng 12/2012 đến tháng
03/2013 và bảo vệ trước hội đồng.


Báo cáo luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá mức...
Ý kiến hội đồng: ...


...
...
...
...
...
...
...
...
...


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

vi


<b>LỜI CẢM TẠ </b>


Trước tiên tơi xin kính gởi đến đấng sinh thành lòng biết ơn sâu sắc nhất, cha mẹ đã
ban cho tơi hình hài, khối óc và khơng ngại những khó khăn, vất vả, tảo tần chăm lo,
dành những điều kiện tốt nhất để tơi có thể được ăn học đến ngày hôm nay.


Xin chân thành cảm tạ Thạc sĩ Ơng Huỳnh Nguyệt Ánh đã tận tình hướng dẫn, truyền


đạt những kiến thức và kinh nghiệm q báu, động viên và giúp đỡ tơi hồn thành luận
văn tốt nghiệp này, đặc biệt là những tình cảm, sự quan tâm của cô giành cho lớp, tận
tình dìu dắt chúng tơi bước qua giảng đường đại học.


Xin chân thành cảm tạ Thạc sĩ Trần Hữu Phúc đã nhiệt tình hỗ trợ, tạo điều kiện cho
tôi thực hiện đề tài này.


Xin chân thành cảm tạ quý thầy cô Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu
Long – Trường Đại học Cần Thơ và quý thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập tại Trường.


Xin chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng
sông Cửu Long – Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ trong suốt khóa học.
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn Nguyễn Thành Công, bạn Kim Thành Đô, bạn Đặng
Văn Bân, bạn Mai Hoàng Xuyên và bạn Phạm Văn Kết đã nhiệt tình giúp đở tơi trong
suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

vii
<b>TÓM TẮT </b>


<b>Đề tài “ So sánh năng suất và phẩm chất của 16 giống MLT (Miền Tây </b>


<b>Lúa) triển vọng ngắn ngày chịu phèn tại Hịa An vụ Đơng Xn 2012 – 2013” </b>


được thí nghiệm ngồi đồng được bố trí theo phương thức khối ngẫu nhiên với 3 lần
lặp lại. Mỗi lần lặp lại có 16 nghiệm thức tương ứng với 16 giống lúa, kích thước mỗi
nghiệm thức là 10m2. Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp làm mạ ướt, mật
độ cấy là 15 x 20 cm, cấy 1 tép/bụi, công thức phân bón theo cơng thức 80 – 60 –
30. Các chỉ tiêu theo dõi: đặc tính nơng học, các thành phần năng suất và năng suất,
một số đặc tính về phẩm chất hạt gạo, khả năng thích ứng với vùng đất phèn, tính


kháng và nhiễm với bệnh đạo ơn, sâu cuốn lá và bù lạch.


Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 giống lúa được lựa chọn là MTL826,
MTL749, MTL827, MTL822 ngồi việc thích nghi với vùng đất phèn cịn có những
đặc điểm nổi bật như sau:


 Giống MTL826 có thời gian sinh trưởng là 93 ngày, năng suất đạt 6,9 tấn/ha, có
phẩm chất gạo tốt, lúa thơm nhẹ và hàm lượng amylose trung bình, tỷ lệ bạc bụng cấp
9 là 8,3%, giống lúa này hơi kháng đạo ôn ở cấp 3.


 Giống MTL749 với thời gian sinh trưởng là 92 ngày, cho năng suất khá (6
tấn/ha), phẩm chất gạo tốt, lúa thơm, hàm lượng amylose thấp, tỷ lệ bạc bụng cấp 9
thấp (7%) và hơi kháng bệnh đạo ơn ở cấp 3.


 Giống MTL827 có thời gian sinh trưởng là 92 ngày, năng suất đạt 6,5 tấn/ha,
phẩm chất gạo tốt, hàm lượng amylose trung bình, tỷ lệ bạc bụng cấp 9 là 11,3%,
kháng bệnh đạo ôn ở cấp 2.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

viii


MỤC LỤC


Trang


LỜI CAM ĐOAN... i


TIỂU SỬ BẢN THÂN ... ii


XÁC NHẬN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ...iii



XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN ... iv


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG... v


LỜI CẢM TẠ... vi


TÓM TẮT ... vii


MỤC LỤC... viii


DANH SÁCH BẢNG... xiv


DANH SÁCH HÌNH ... xvi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT... xvii


<b>CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ... 1 </b>


1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU... 2


1.2.1 Mục tiêu tổng quát... 2


1.2.2 Mục tiêu cụ thể ... 2


<b>CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU... 3 </b>


2.1 TÌNH HÌNH CANH TÁC LÚA HIỆN NAY ... 3



2.1.1 Tình hình canh tác lúa trong nước... 3


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

ix


2.2 ĐẤT PHÈN ... 4


2.2.1 Sự hình thành đất phèn ... 4


2.2.2 Sự phân bố đất phèn ... 7


<i>2.2.2.1 Sự phân bố đất phèn trong nước ... 7 </i>


<i>2.2.2.2 Phân bố đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long... 7 </i>


<i>2.2.2.3 Những trở ngại khi canh tác lúa trên đất phèn ... 7 </i>


2.3 GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CÂY LÚA... 8


2.4 SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA... 9


2.4.1 Giai đoạn tăng trưởng ... 9


2.4.2 Giai đoạn sinh sản ... 9


2.4.3 Giai đoạn chín ... 9


2.5 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ HÌNH DẠNG CÂY LÚA CĨ
NĂNG SUẤT CAO ... 10


2.6 ĐẶC TÍNH NƠNG HỌC ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA ... 11



2.6.1 Thời gian sinh trưởng ... 11


2.6.2 Số chồi ... 11


2.6.3 Chiều cao cây ... 12


2.6.4 Chiều dài bông ... 12


2.7 NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT ... 12


2.7.1 Số bông /m2... 12


2.7.2 Số hạt chắc/bông ... 13


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

x


2.7.4 Năng suất thực tế ... 13


2.8 MỘT SỐ SÂU BỆNH CHÍNH TRÊN RUỘNG LÚA... 14


2.8.1 Bù lạch ... 14


2.8.2 Sâu cuốn lá ... 15


2.8.3 Bệnh cháy lá ... 16


2.9 PHẨM CHẤT HẠT GẠO ... 16


2.9.1 Tỷ lệ xay chà ... 16



2.9.2 Kích thước và hình dạng hạt ... 17


2.9.3 Độ bạc bụng ... 17


2.9.4 Độ trở hồ ... 18


2.9.5 Hàm lượng amylose... 18


2.9.6 Mùi thơm... 19


<b>CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 20 </b>


3.1 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ... 20


3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu... 20


3.1.2 Giống lúa... 20


3.1.3 Các dụng cụ và vật liệu thí nghiệm ... 21


3.1.4 Phương pháp canh tác... 22


3.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU... 23


3.2.1 Điểu tra khảo sát tình hình Đơng Xn (2011 – 2012) ... 23


3.2.2 Thời gian sinh trưởng ... 23


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

xi



3.2.4 Chiều cao cây ... 23


3.2.5 Chiều dài bông ... 24


3.2.6 Số lá ... 24


3.2.7 Độ pH... 24


3.3 KHẢO SÁT THIỆT HẠI TRÊN ĐỒNG RUỘNG ... 24


3.3.1 Sâu cuốn lá ... 24


3.3.2 Bù lạch ... 24


3.3.3 Bệnh đạo ơn... 24


3.4 PHƯƠNG PHÁP TÍNH CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT... 25


3.4.1 Thành phần năng suất ... 25


3.4.2 Năng suất... 26


3.5 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHẨM CHẤT HẠT GẠO... 26


3.5.1 Tỷ lệ xay chà ... 26


3.5.2 Kích thước và hình dạng hạt gạo... 28


3.5.3 Độ bạc bụng ... 28



3.5.4 Độ trở hồ ... 28


3.5.5 Hàm lượng amylose... 29


3.5.6 Mùi thơm... 30


3.6 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ... 30


<b>CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN... 31 </b>


4.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỤ ĐÔNG XUÂN (2011 – 2012) ... 31


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

xii


4.1.2 Tình hình sử dụng giống lúa của nông hộ ... 31


4.1.3 Cơ cấu giống lúa trong vùng điều tra ... 33


4.1.4 Những khó khăn trong sản xuất ... 34


4.2 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC... 34


4.2.1 Thời gian sinh trưởng ... 34


4.2.2 Độ pH... 36


4.2.3 Ghi nhận sâu bệnh ngoài đồng ... 37


4.2.4 Diễn biến số chồi ... 38



4.2.5 Chiều cao cây ... 40


4.2.6 Số lá ... 43


4.2.7 Chiều dài bông ... 45


4.3 NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT ... 45


4.3.1 Số bông/m2... 45


4.3.2 Hạt chắc/bông... 47


4.3.3 Trọng lượng 1000 hạt ... 47


4.3.4 Năng suất thực tế ... 48


4.4 ĐÁNG GIÁ PHẨM CHẤT GẠO ... 48


4.4.1 Tỷ lệ xay chà ... 48


4.4.2 Kích thước và hình dạng hạt gạo... 50


4.4.3 Độ bạc bụng ... 51


4.4.4 Độ trỏ hồ ... 53


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

xiii


4.4.6 Mùi thơm... 55



4.6 THẢO LUẬN CHUNG ... 56


4.6.1 Kết quả khảo sát tình hình vụ Đơng Xn (2012 – 2013) ... 56


4.6.2 Các giống lúa thí nghiệm ... 57


4.6.3 Các giống lúa triển vọng ... 57


<b>CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ... 59 </b>


5.1 KẾT LUẬN ... 59


5.2 KIẾN NGHỊ... 59


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

xiv


<b>DANH SÁCH BẢNG </b>


<b>Bảng </b> <b>Tên bảng </b> <b>Trang </b>


3.1 Danh sách 16 giống lúa MTL cao sản ngắn ngày chịu phèn tại Hịa
An vụ Đơng Xn 2012 – 2013 20
3.2 Các thời điểm bón phân và lượng phân bón sử dụng 23
3.3 Phân cấp thiệt hại do bệnh đạo ôn theo IRRI (1996) 25
3.4 Phân loại tỷ lệ gạo lức theo IRRI (1996) 27
3.5 Phân loại tỷ lệ gạo trắng theo IRRI (1996) 27
3.6 Phân loại tỷ lệ gạo nguyên IRRI (1996) 28
3.7 Phân loại kích thước, hình dạng hạt gạo theo tiêu chuẩn IRRI (1996) 28



3.8 Phân loại cấp bạc bụng theo theo phần trăm vết đục của hạt IRRI


(1998) 28


3.9 Thang điểm đánh giá độ trở hồ theo IRRI 1980 29
3.10 Thang đánh giá hàm lượng amylose theo IRRI (1980) 30
3.11 Thang đánh giá mùi thơm theo IRRI (1996) 30
4.1 Tiêu chuẩn chọn giống lúa của nông hộ 33


4.2 Thời gian sinh trưởng của 16 giống lúa sản xuất trên vùng đất phèn
Hịa An vụ Đơng Xn 2012 – 2013 35
4.3 Diễn biến độ pH qua các giai đoạn sinh trưởng 37


4.4 Đánh giá mức độ bệnh đạo ôn của 16 giống lúa sản xuất trên vùng
đất phèn Hịa An vụ Đơng Xn 2012 – 2013 37


4.5 Diễn biến số chồi của 16 giống lúa sản xuất trên vùng đất phèn Hịa
An vụ Đơng Xn 2012 – 2013 40


4.6 Diễn biến chiều cao cây của 16 giống lúa sản xuất trên vùng đất phèn
Hòa An vụ Đông Xuân 2012 – 2013 42


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

xv


4.8 Diễn biến chiều dài bông của 16 giống lúa sản xuất trên vùng đất
phèn Hịa An vụ Đơng Xn 2012 – 2013 45


4.9 Thành phần năng suất và năng suất thực tế của 16 giống lúa sản xuất
trên vùng đất phèn Hịa An vụ Đơng Xn 2012 – 2013 46



4.10


Tỷ lệ gạo lức (%), tỷ lệ gạo nguyên (%) và tỷ lệ gạo trắng (%) của 16
giống lúa sản xuất trên vùng đất phèn Hịa An vụ Đơng Xn 2012 –
2013


49


4.11


Chiều dài hạt gạo (mm), chiều rộng hạt gạo (mm) và hình dạng hạt
gạo của 16 giống lúa sản xuất trên vùng đất phèn Hịa An vụ Đơng
Xuân 2012 – 2013


50


4.12 Tỷ lệ bạc bụng (%) các cấp của 16 giống lúa sản xuất trên vùng đất
phèn Hịa An vụ Đơng Xn 2012 – 2013 52


4.13 Độ trở hồ của 16 giống lúa sản xuất trên vùng đất phèn Hòa An vụ
Đông Xuân 2012 – 2013 54


4.14 Hàm lượng amylose của 16 giống lúa sản xuất trên vùng đất phèn
Hịa An vụ Đơng Xuân 2012 – 2013 55


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

xvi


<b>DANH SÁCH HÌNH </b>


<b>Hình </b> <b>Tên hình </b> <b>Trang </b>



2.1 Bù lạch và vòng đời của chúng 14


2.2 Sâu cuốn lá nhỏ 15


2.3 Sâu cuốn lá lớn 15


2.4 Bệnh đạo ôn 16


3.1 Máy đếm 1000 hạt 21


3.2 Máy tách vỏ trấu 21


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

xvii


<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>


<b>Chữ viết tắt </b> <b>Diễn giải </b>


ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long


IRRI Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (International Rice
Research Institute)


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

1


<b>CHƯƠNG 1 </b>
<b>MỞ ĐẦU </b>
<b>1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ </b>



Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn nhất cả nước, với tiềm năng
đa dạng, phong phú và là vùng trọng điểm sản xuất lương thực. Sản lượng lúa chiếm
khoảng 52% tổng sản lượng lúa của cả nước, hàng năm đóng góp trên 90% sản lượng
gạo xuất khẩu, sản xuất lúa ở ĐBSCL có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc đảm
bảo an ninh lương thực quốc gia và góp phần tích cực trong xuất khẩu.


Tuy nhiên, việc sản xuất lúa hiện nay còn nhiều trở ngại do thời tiết diễn biến thất
thường tạo điều kiện cho nhiều sâu bệnh hại phát triển, đặc biệt là ảnh hưởng của đất
phèn, diện tích đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long khá lớn, chiếm tới hơn 88 % diện
tích đất phèn trong cả nước (2,1 triệu ha) và 40% tổng diện tích tự nhiên của tồn đồng
bằng (1,6 triệu ha). Hậu Giang là một tỉnh nghèo thuộc vùng ĐBSCL, đời sống người
dân của tỉnh chủ yếu là nghề nông, nhưng phần lớn diện tích đất ở đây là đất phèn
nặng chiếm 34% (tương đương với 5.073 ha) tổng diện tích đất của tỉnh nên việc canh
tác lúa cịn gặp nhiều khó khăn, chi phí đầu tư lớn, tốn nhiều công lao động dẫn đến
thu nhập của người dân còn thấp, chất lượng cuộc sống chưa được cải thiện. Do đó,
việc tìm ra những giống lúa thích hợp với vùng đất phèn và có năng suất cao ở
ĐBSCL nói chung và ở Hậu Giang nói riêng là rất quan trọng. Vì thế, việc chọn tạo ra
các giống lúa mới ngắn ngày có năng suất cao, phẩm chất tốt, thích nghi với vùng đất
phèn và chống chịu được sâu bệnh hại để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, góp phần an
ninh lương thực và xuất khẩu là vấn đề đặc biệt cần quan tâm trong thời điểm hiện
<b>nay. Nên đề tài “So sánh năng suất và phẩm chất của 16 giống MTL (Miền Tây </b>


<b>Lúa) triển vọng ngắn ngày chịu phèn tại Hòa An vụ Đông Xuân 2012 - 2013” </b>


được thực hiện nhằm tìm ra những giống lúa cao sản có năng suất cao và phẩm chất tốt
trong bộ giống lúa, qua đó giúp người nông dân dễ dàng hơn trong việc lựa chọn giống
thích hợp cho từng mùa vụ và gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.


<b>1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU </b>
<b>1.2.1 Mục tiêu tổng quát </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

2


<b>2.2 Mục tiêu cụ thể </b>


Đánh giá thực trạng tình hình canh tác ở địa phương để:


 Chọn ra được các giống có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu được sâu
bệnh, thích ứng với vùng đất phèn và cho năng suất cao.


 Tìm ra những giống có phẩm chất tốt thơng qua những giống có tỷ lệ gạo
nguyên cao, độ bạc bụng thấp, hàm lượng amylose trung bình đến thấp và
có đặc tính gạo thơm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

3


<b>CHƯƠNG 2 </b>


<b>LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU </b>
<b>2.1 TÌNH HÌNH CANH TÁC LÚA HIỆN NAY </b>


<b>2.1.1 Tình hình canh tác lúa trong nước </b>


Việt Nam được coi là một trong những trung tâm trồng lúa lâu đời nhất ở Châu
Á. Lúa gạo là thức ăn chính của người Việt Nam. Năm 2004 diện tích trồng lúa cả
nước trên 7,4 triệu ha, năng suất bình quân 4,8 tấn/ha, sản lượng đạt 36 triệu tấn. Lúa
được trồng khắp nước, từ đồng bằng đến trung du và miền núi, trong đó tập trung ở
đồng bằng sơng Cửu Long 3,8 triệu ha và đồng bằng sông Hồng 1,2 triệu ha. Cả nước
có 5 hệ thống sinh thái trồng lúa chính là lúa tưới tiêu (65%), lúa ngập nước trời
(25%), lúa nước mặn và lúa nổi (5%), lúa cạn (5%). Lúa nổi hiện đang giảm sút nhiều


do tăng cường hệ thống tưới tiêu. Sản xuất lúa lai đang phát triển với gần 0,5 triệu ha,
đứng thứ 2 sau Trung Quốc. Lúa gạo còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của cả
nước. Năm 2005 cả nước xuất khẩu trên 4 triệu tấn gạo (đứng thứ 2 sau Thái Lan), nhà
nước ta đang có nhiều chính sách tích cực để tiếp phát triển sản xuất lúa gạo, đảm bảo
<i>an ninh lương thực và tăng nguồn xuất khẩu (Nguyễn Đăng Minh và ctv., 2009). </i>


<b>2.1.2 Tình hình canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long </b>


Đồng bằng sông Cửu Long từ sau 1975 đến nay, việc sản xuất lúa đã vươn lên
mạnh mẽ, cùng với sự phát triển của hệ thống thủy lợi và thủy nông nội đồng, cùng
những tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trên đồng ruộng, trở thành vùng trọng
điểm sản xuất lúa xứng đáng của cả nước. Từ vùng lúa nổi mênh mông An Giang,
Đồng Tháp, vùng trũng phèn Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên với chỉ một vụ
lúa mùa, năng suất thấp và bấp bênh… nay đã chuyển dần thành vùng lúa 2-3 vụ ngắn
ngày năng suất cao, ổn định, cộng với những hệ thống canh tác đa dạng, đã góp phần
đáng kể vào sản lượng lương thực và lương nông sản hàng hóa xuất khẩu hàng năm
của cả nước. Năng suất bình quân cả năm của toàn vùng đồng bằng đã gia tăng từ 2,28
tấn/ha (1980) đến 3,64 tấn/ha (2004), cá biệt có một số huyện có thể đạt năng suất bình
qn trên 6,5 tấn/ha/vụ và 12-17 tấn/ha/năm với 2-3 vụ lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).


Theo Tổng Cục Thống Kê (2009), đồng bằng sơng Cửu Long hiện có 1,9 triệu ha
diện tích canh tác lúa; 3,85 triệu ha diện tích gieo trồng; sản lượng hàng năm khoảng
21 triệu tấn lúa; năng lực xuất khẩu trên dưới 5 triệu tấn gạo/năm, tương đương 9-10
triệu tấn lúa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

4


với năm 2009 (do tăng diện tích sản xuất lúa Thu Đơng), năng suất bình qn 5,47
tấn/ha, tăng 0,128 tấn/ha so với năm 2009, sản lượng 21.557.936 tấn, tăng 1.064.957
tấn so với năm 2009 (Oanh Lê, 2010).



<b>2.2 ĐẤT PHÈN </b>


<b>2.2.1 Sự hình thành đất phèn </b>


Đất phèn là tên gọi loại đất sau khi cày trục, nước trong như được đánh phèn.
Nước có vị chua chát như phèn chua, độ pH dưới 4, đất phèn chứa nhiều muối tan mà
thành phần chủ yếu là các sulfat sắt (phèn nóng) hoặc sulfat nhơm (phèn lạnh). Đất
phèn có độ pH thấp nên sắt, nhơm, mangan hịa tan hoạt động rất mạnh gây ngộ độc
cho cây lúa, làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, thậm chí có thể làm cây lúa bị chết.


Sắt, nhơm di động cịn cố định chất lân hòa tan trong đất làm lân bị giữ chặt trong
đất (trở nên khó tiêu), cây lúa khơng hấp thu được nên thường bị thiếu lân. Đất phèn
cũng thường thiếu các nguyên tố vi lượng. Các loại khí như sulfur hydro, cacbonic tích
lũy trong đất phèn cũng có thể gây độc cho cây lúa. Tùy theo điều kiện hình thành mà
có nơi Fe chiếm ưu thế có nơi Al chiếm ưu thế, có nơi 2 thành phần này cùng chung
sống với nhau. Khi quan sát màu nước trong ruộng, biểu hiện rõ là ở các gốc ruộng
hoặc quanh bờ, mặt nước có váng màu đỏ thì có thể hiểu ngay ruộng đó do phèn sắt
gây ra là chủ yếu, có nơi gọi là phèn nóng. Cịn ở những ruộng mặt nước trong xanh,
đất quanh bờ có màu xám ít thấy cỏ mọc hoặc chỉ thấy có cỏ năn mọc lác đác từng
chịm thì ruộng đó nghiêng về phèn nhơm, có nơi gọi là phèn lạnh. Mức độ phèn nhiều
hay ít tùy thuộc vào độ nơng, sâu của tầng sinh phèn. Nếu tầng sinh phèn ở sâu, ví dụ,
nằm dưới mắt đất 1-2 m hoặc sâu hơn thì tỷ lệ Fe, Al ở trên bề mặt ruộng ít hơn. Cịn
những ruộng có tầng sinh phèn ở nơng, ví dụ chỉ cách lớp đất mặt dưới 1m (50-60 cm
chẳng hạn) thì người ta thường nói đó là đất phèn hoạt động, lượng Fe, Al trong ruộng
sẽ nhiều hơn và biện pháp cải tạo sẽ khó khăn hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

5


con nông dân thả nước tràn đồng, rồi ngâm đồng từ 7-10 ngày và tiến hành xới, trục


đất, tháo nước ra một lần, làm cho mặt ruộng phẳng là sạ ngay. Làm như vậy là chưa
tháo hết chua phèn và các độc chất ra khỏi ruộng. Có thể thấy, mặt ruộng còn một lớp
mỏng màu nâu, màu vàng rơm hoặc màu trắng trên mặt ruộng sau khi tháo nước ngâm
đồng chờ sạ.


Trong xây dựng cơng trình thủy lợi, giao thông: việc đào đất đắp nền đường giao
thông, đê bao xuyên qua vùng đất phèn thì những vật liệu phèn đã có trong đất và
những vật liệu sinh phèn sẽ bị oxy hóa khi được đào đưa lên trên trở thành các độc
chất gây ô nhiễm môi trường và chúng bị rữa trôi bởi nước mưa, nước lũ chảy ra đồng,
xuống dòng kinh, rạch. Việc nạo vét các kinh, rạch sẽ sinh ra nhiều axit hữu cơ làm
cho môi trường đất bị chua và các chất độc khác như sắt Fe2+, nhôm Al3+, magiê
Mg2+, sunfat SO4




sẽ làm ô nhiễm nguồn nước.
Các chất độc trong đất phèn:


<b> Nhơm ( Al3+</b>


<b>) </b>


Độc chất nhơm có hoá trị là +3 (Al3+). Trong dung dịch khi pH = 4,1 nhôm sẽ
lắng tụ (điểm đó được gọi là điểm trầm lắng của nhơm). Trong mơi trường axit H2SO4,


Al3+ có khả năng di động mạnh. Nhôm trong đất phèn, một phần là sản phẩm của sự
rửa trơi tích tụ, trong quá trình Feralit; phần chủ yếu do quá trình phèn hố : sau khi đã
có H2SO4 trong đất, H2SO4 liền tác dụng vào keo đất đã giải phóng ra Al3+ tự do, trong


điều kiện đó pH giảm xuống 2- 3,5 trong dung dịch, Al3+ có thể ở dạng Al3+ tự do,


cũng có thể liên kết với sắt, kali, và sunfat, tạo nên những sunfat sắt II và sunfat sắt III,
nhôm lơ lửng trong nước, khi gặp những hạt bụi sét, sẽ kéo các hạt bụi này lắng xuống
đáy ruộng đó cũng chính là ngun nhân làm cho nước ở các vùng đất phèn nhôm rất
trong. Trong các tầng đất phèn Al3+ thường rất cao và rất biến động. Có lúc từ vài chục
ppm, rồi tăng cao đột ngột 500 - 1000 - 1500 và có khi trên 2000ppm, khi pH giảm.
Al3+ có trong đất phèn với nồng độ 150 – 3000ppm. Đó là các cation độc nhất trong số
các chất độc. Al3+ làm kết tủa các keo sét và các chất lơ lửng trong nước nên nước
phèn càng trong, càng nhiều Al3+ thì càng độc. Nông dân gọi là “phèn lạnh”; tức là,
trong đó có rất nhiều nhôm sunfat (Al2(SO4)3). Trong dung dịch đất, ở thực địa Al3+ =


500ppm đã độc cho cây lúa, nhất là thời kì ba lá thực, đến 800ppm gây chết và
1000ppm gây chết nhanh chống và cây lúa chết như bị luộc nước sôi. Tuy nhiên, trong
dung dịch dinh dưỡng ngưỡng giới hạn độc này chỉ có 135ppm. Cây lúa ngộ độc Al3+
thì rễ khơng bị đên nhưng mất hết lông hút, rễ ngắn nhất là trọng lượng rễ bị ảnh
hưởng lớn. Trong đất Al3+ có thể ở dạng Al2(SO4)3 là những tinh thể khi khơ dịn, xốp


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

6


hiện mà cịn ở trong keo đất. Nhơm biến động rất phức tạp, tuy nhiên các nghiên cứu
lại cho thấy nó có quan hệ khá chặt chẽ với pH ở trong đất. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa
pH môi trường và Al3+ là một đường hyberbol, mà đường tiệm cận dưới pH = 2,95,
nghĩa là pH giảm từ 6 xuống 2,95 thì Al3+ tăng rất cao. Nhưng khi pH 4,1; Al3+ có khả
năng trầm lắng và pH ≥ 6; Al3+ → 0. Khi cây bị ngộ độc, trong cây tích lũy cao Al
trong các bộ phận cơ thể, nhất là ở rễ.


<b> Sắt (Fe</b>2+ và Fe3+)


Đây cũng là nguyên tố độc trong môi trường đất phèn Fe2+ xuất hiện trong đất
phèn trước Al3+. Trong đất yếm khí chúng có thể ở dạng FeSO4 không màu hay
Fe(OH)2. Trong dung dịch Fe



2+


là cation linh động có thể kết hợp H2S → FeS bám


dính vào rễ cây làm ngộ độc cây. Khi nồng độ Fe2+ ≥ 600ppm bắt đầu có ảnh hưởng,
trên 1000ppm gây chết cây lúa. Tuy nhiên, Fe2+ dễ bị oxy hóa thành Fe3+ có màu vàng
nâu đỏ, mà Fe3+ có độ hịa tan thấp nên ít độc. Đất phèn nhiều Fe nơng dân gọi là “đất
phèn nóng”. Tuy khơng độc bằng Al3+ nhưng Fe2+ gây độc cho cây con, bộ phận rễ bị
đen, chóp rễ bị vẹt, trong cây tích lũy cao Fe do Fe đã xâm nhập vào cây.


<b> Sunfat (SO</b>4


<b>2-) và Lưu huỳnh (S2-) </b>


Cùng với Fe thì SO42- là một trong hai nguyên tố đầu tiên tạo nên phèn. Dạng


gây độc chủ yếu là : H2S, SO42-, SO2 và SO32-. Lưu huỳnh là dinh dưỡng của cây trồng


nếu không vượt quá 2 – 5% và lượng SO42- cao trong đất phèn biến động với đặc tính


rửa trơi chậm nên gây độc cho cây trồng và cho sản xuất.
<b> Clo (Cl</b>-)


Trong đất phèn nhiều ( phèn hoạt tình) thì Clo ít ( <0,1%) nhưng đối với phèn
mặn và phèn tiềm tàng thì tỷ lệ rất cao. Tuy nhiên độ di động của nó rất lớn và rất dễ
bị rửa trơi.


<b> Độc chất axit hữu cơ </b>



Ngộ độc axit hữu cơ có thể xảy ra trong đất có hàm lượng chất hữu cơ cao. Các
axit hữu cơ được tạo ra từ quá trình phân giải chất hữu cơ , xác sinh vật trong điều kiện
ngập nước. Chúng có thể ngăn cản q trình vươn dài của rễ, hô hấp và hút chất dinh
dưỡng.


<b> Pyrit </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

7


nhiều chất hữu cơ, nhiều vi sinh vật yếm khí có khả năng phân huỷ các chất hữu cơ
làm cho các ion sunfat hoà tan trở thành sunfit, ion sắt III trở thành ion sắt II.


<b> Jarosit </b>


Là một hợp chất, là kết quả của q trình oxyhố sunfit và Pyrit (đã được trình
bày phần cấu tạo đất phèn). Trong đất khi đã xuất hiện Jarosit tức là pH trong đất thấp,
kéo theo việc tăng hàm lượng các độc tố gây hại cho cây. Trong thực tế không chỉ các
độc tố Al3+, Fe3+, Fe2+, SO4




2-, Cl-, H+ gây hại cho cây mà chính hợp chất. Jarosit được
hình thành cũng tham gia phá huỷ các bộ rễ của cây.


<b>2.2.2 Sự phân bố đất phèn </b>


<i>2.2.2.1 Sự phân bố đất phèn ở trong nước </i>


Đất phèn ở Việt Nam có khoảng 2 triệu ha, chiếm hơn 6,5% dất tự nhiên tồn


quốc, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ, trong các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Cần
Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, …, ở đồng bằng Bắc Bộ có một số ít diện tích ở
Hải Phịng, Thái Bình, …, ngồi ra còn gặp rải rác ở một số tỉnh miền Trung (Trần
Văn Chính, 2006).


<i>2.2.2.1 Phân bố đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long </i>


Đồng bằng sông Cửu Long có 1,68 triệu ha đất phèn (chiếm 44% diện tích
chung), tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên.


Ở vùng Đồng Tháp Mười, phần lớn đất phèn hình thành từ trầm tích sét nặng có
thấm cao, khi bị ơxy hóa dể dàng xuất hiện khoáng Jarosite. Ở Tứ giác Long Xuyên
đất phèn tương đối đồng đều về nguồn gốc và độc tố, ít có biến động lớn trong cùng
một khu vực. Đất phèn vùng bán đảo Cà Mau hình thành trên trầm tích sơng mỏng bên
trên, do đó lượng chất độc không cao, đất thường bị nhiễm mặn vào mùa khô bởi nước
biển tràn vào sông rạch.


Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) đất phèn trồng lúa ở ĐBSCL thường có 3 tầng
chính là tầng A, tầng B và tầng C.


Tầng A: hay tầng canh tác, có màu nâu đen, nhiều chất hữu cơ và các ống rễ chưa
phân hủy hết, đất tơi xốp.


Tầng B: gọi là tầng phèn, đất sét nặng, màu xám, rất dẽ chặt, có nhiều đốm rỉ
(Fe2O3) lẫn những ống phèn vàng tươi (Jarosite) dọc theo ống rễ hoặc đường nứt trong


đất. Tầng này tích tụ được nhiều chất rửa trơi từ tầng A nên gọi là tầng tích tụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

8



Ảnh hưởng của các độc chất với cây lúa là lảm hạn chế sự sinh trưởng của cây
lúa như: làm giảm số lá, chiều cao cây, độ dài rễ, tỷ lệ chết cao ở giai đoạn mạ và ảnh
hưởng đến năng suất (Nguyễn Thị Ngọc Tuyết và Trần Thị Ngọc Huân, 1984).


Ảnh hưởng của H+: Theo Lê Huy Bá (2000), H+ là một cation gây độc thông qua
môi trường pH thấp và làm cho độ hịa tan chuyển hóa dinh dưỡng kém. Nồng độ H+
trong đất phèn thấp, gây hại cho lúa một cách trực tiếp và gián tiếp. Khi pH từ 3,5 – 4
trong dung dịch đất thì lúa bị ngộ độc trực tiếp bởi H+, nhưng ở khoảng pH này ngộ
độc Al3+ thì quan trọng hơn. Trên đất phèn pH thấp làm cản trở q trình hydrat hóa,
sunfat hóa, amon hóa. Ành hưởng đến các yếu tố dinh dưỡng như lân, gây hại cho lân
khó tiêu hơn.


Ảnh hưởng của sắt: hàm lượng chất bình thường trong dung dịch đất là 2 – 5
ppm. Khi hàm lượng sắt cao sẽ làm giảm sự hấp phụ Lân và Kali do đó ảnh hưởng đến
cây lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Theo Lê Huy Bá (2000), thì cây lúa chứa 300ppm
sắt sẽ biểu hiện độc khi pH là 3,7 nhưng chịu chứng gây độc rỏ nhất ở hàm lượng
500ppm. Còn theo Yoshida (1981), thì sự ngộ độc sắt xảy ra khi cây lúa tích lũy sắt
trong lá, sự nhiễm độc do nồng độ cao của sắt nhị trong đất. Nồng độ sắt tới hạn trong
dung dịch thay đổi theo pH, khoảng 100ppm ở pH = 3,7 và 300ppm hoặc 500pmm ở
pH = 5,0.


<b>2.3 GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CÂY LÚA </b>


Trong lúa gạo có mặt đầy đủ các chất dinh dưỡng như các cây lương thực khác,
ngồi ra cịn có các vitamin đặc biệt là các loại vitamin B.


- Tinh bột: Là nguồn chủ yếu cung cấp calo. Giá trị nhiệt lượng của lúa là 3594
calo, so với lúa mì là 3610calo, độ đồng hóa đạt đến 95,9%. Hàm lượng amylose trong
hạt quyết định độ dẻo của hạt.



- Protein: Tỷ lệ chiếm khoảng 6 – 8%, thấp hơn so với lúa mì và các loại khác.
Các giống lúa Việt Nam có lượng protein thấp nhất là 5,25%, cao nhất là 12,84%,
phần lớn trong khoảng 7 – 8%, lúa nếp có lượng protein cao hơn lúa tẻ, lúa chiêm
cũng có lượng protein cao.


- Lipit: Vào loại trung bình phân bố chủ yếu ở lớp vỏ gạo. Nếu ở gạo xay là
2,02% thì ở gạo giả chỉ cịn 0,52%.


- Vitamin: Trong lúa gạo cịn có một số vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B như
B1, B2, B6,…lượng vitamin B1 là 0,45mg/100 hạt (trong đó phân bố ở phơi 47%, vỏ
cám 34,5% trong hạt chỉ có 3,8%).


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

9


thu hoạch kết hợp với việc chọn tạo giống có phẩm chất tốt, đầu tư các biện pháp kỹ
thuật trồng trọt.


<b>2.4 SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA </b>


Đời sống cây lúa bắt đầu từ lúc hạt nẩy mầm cho đến khi lúa chín. Có thể chia
làm 3 giai đoạn chính: giai đoạn tăng trưởng (sinh trưởng dinh dưỡng), giai đoạn sinh
sản (sinh dục) và giai đoạn chín (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).


<b>2.4.1 Giai đoạn tăng trưởng </b>


Giai đoạn tăng trưởng bắt đầu từ khi hạt nẩy mầm đến khi cây lúa bắt đầu phân
hóa địng. Giai đoạn này, cây phát triển về thân lá, chiều cao tăng dần và ra nhiều chồi
mới (nở bụi). Cây ra lá ngày càng nhiều và kích thước lá ngày càng lớn giúp cây lúa
nhận nhiều ánh sáng mặt trời để quang hợp, hấp thụ dinh dưỡng, gia tăng chiều cao, nở
bụi và chuẩn bị cho các giai đoạn sau. Trong điều kiện đầy đủ dinh dưỡng, ánh sáng và


thời tiết thuận lợi, cây lúa có thể bắt đầu nở bụi khi có lá thứ 5-6. Chồi ra sớm trong
nương mạ gọi là chồi ngạnh trê. Sau khi cấy, cây mạ mất một thời gian để hồi phục,
bén rễ rồi nở bụi rất nhanh, cùng với sự gia tăng chiều cao, kích thước lá đến khi đạt số
chồi tối đa thì khơng tăng nữa mà các chồi yếu bắt đầu rụi dần (chồi vơ hiệu hay cịn
gọi là chồi vơ ích), số chồi giảm xuống. Thời điểm có chồi tối đa có thể đạt được
trước, cùng lúc hay sau thời kỳ bắt đầu phân hóa địng tùy theo giống lúa.


<b>2.4.2 Giai đoạn sinh sản </b>


Giai đoạn sinh sản bắt đầu từ lúc phân hóa địng đến khi lúa trổ bông. Giai đoạn
này kéo dài khoảng 27 – 35 ngày, trung bình 30 ngày và giống lúa dài ngày hay ngắn
ngày thường không khác nhau nhiều. Lúc này, số chồi vô hiệu giảm nhanh, chiều cao
tăng lên rõ rệt do sự vươn dài của 5 lóng trên cùng. Địng lúa hình thành và phát triển
qua nhiều giai đoạn, cuối cùng thoát ra khỏi bẹ của lá cờ, lúa trổ bông. Trong suốt thời
gian này, nếu đầy đủ dinh dưỡng, mực nước thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu
bệnh và thời tiết thuận lợi thì bơng lúa sẽ hình thành nhiều hơn và vỏ trấu sẽ đạt được
kích thước lớn nhất của giống, tạo điều kiện gia tăng trọng lượng hạt sau này.


<b>2.4.3 Giai đoạn chín </b>


Giai đoạn chín bắt đầu từ lúc trổ bông đến lúc thu hoạch. Giai đoạn này trung
bình khoảng 30 ngày đối với hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt đới.Tuy nhiên, nếu đất
ruộng có nhiều nước, thiếu lân, thừa đạm, trời mưa ẩm, ít nắng trong thời gian nầy thì
giai đoạn chín sẽ kéo dài hơn và ngược lại. Giai đoạn nầy cây lúa trải qua các thời kỳ
sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

10


tình trạng sinh trưởng, phát triển của cây lúa và thời tiết từ giai đoạn lúa trổ
trở đi hết sức quan trọng đối với quá trình hình thành năng suất lúa . Kích


thước và trọng lượng hạt gạo tăng dần làm đầy vỏ trấu. Bông lúa nặng cong
xuống nên gọi là lúa “cong trái me”.Hạt gạo chứa một dịch lỏng màu trắng
đục như sữa, nên gọi là thời kỳ lúa ngậm sữa.


 Thời kỳ chín sáp: hạt mất nước, từ từ cô đặc lại, lúc bấy giờ vỏ trấu vẫn cịn
xanh.


 Thời kỳ chín vàng: hạt tiếp tục mất nước, gạo cứng dần, trấu chuyển sang
màu vàng đặc thù của giống lúa, bắt đầu từ những hạt cuối cùng ở chót bơng
lan dần xuống các hạt ở phần cổ bông nên gọi là “lúa đỏ đuôi”, lá già rụi
dần.


 Thời kỳ chín hồn tồn: Hạt gạo khơ cứng lại, ẩm độ hạt khoảng 20% hoặc
thấp hơn, tùy ẩm độ môi trường, lá xanh chuyển vàng và rụi dần. Thời điểm
thu hoạch tốt nhất là khi 80% hạt lúa ngã sang màu trấu đặc trưng của giống.


<b>2.5 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ HÌNH DẠNG CÂY LÚA NĂNG SUẤT CAO </b>


Theo Tsunoda (1964) các giống lúa đáp ứng với đạm thấp, có lá dài, rộng, mỏng,
cong rủ, màu xanh nhạt và cao cây, yếu rạ, khó có thể tăng năng suất do chúng rất dễ
bị ngã đổ. Các giống lúa đáp ứng với đạm cao có lá ngắn, hẹp, dày, thẳng đứng, màu
xanh đậm và thấp cây, cứng rạ, có thể trồng dầy và đầu tư phân bón cao để tăng năng
suất.


Theo Matsushima (1970) đề nghị kiểu hình cây lúa lý tưởng bao gồm 6 đặc điểm
sau đây:


 Thân thấp, bông ngắn và có nhiều bơng để tránh đổ ngã và gia tăng phần
trăm hạt chắc cây phải có đủ số hạt cần thiết trên đơn vị diện tích để đạt
được năng suất mong muốn.



 Ba lá trên cùng phải ngắn dầy và thẳng đứng để gia tăng hiệu quả sử dụng
ánh sáng và do đó gia tăng phần trăm hạt chắc. Có càng nhiều lá xanh trên
thân càng tốt (số lá xanh có thể xem như là chỉ số biểu hiện sức khỏe của
cây).


 Duy trì khả năng hấp thụ đạm, ngay cả thời kỳ sau khi trổ để gia tăng phần
trăm hạt chắc.


 Trổ lúc thời tiết thuận lợi để có thể nhận được nhiều nắng sau khi trổ, nhằm
gia tăng sản phẩm quang hợp ở thời kỳ chín.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

11


Cịn theo Yoshida (1981) cho rằng các đặc điểm hình thái cần được chú ý đặc
biệt là:


 Thân thấp, cứng chắc.


 Lá thẳng đứng: cách sắp xếp lá lý tưởng là trong tán lá các lá trên đứng và
rũ dần khi xuống đến các lá dưới.


 Nở bụi nhanh.


 Thời gian sinh trưởng trung bình khoảng 120 ngày, vì ơng cho rằng 120
ngày dường như tối hảo để lúa cho năng suất tối đa ở các mức đạm bón cao
trong vùng nhiệt đới.


<b>2.6 ĐẶC TÍNH NƠNG HỌC ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA </b>
<b>2.6.1 Thời gian sinh trưởng </b>



Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến khi chín
hồn tồn, thay đổi tuỳ theo giống và điều kiện ngoại cảnh. Thời gian sinh trưởng của
một giống chuyên biệt cao theo vùng và theo mùa vụ vì những tương tác giữa sự mẫn
cảm của quang kỳ và nhiệt độ của giống với điều kiện thời tiết. Các giống có thời gian
sinh trưởng quá ngắn có thể khơng cho năng suất cao vì sự sinh trưởng dinh dưỡng hạn
chế, và những giống có thời gian sinh trưởng q dài có thể khơng cho năng suất cao
vì sự sinh trưởng dinh dưỡng dư có thể gây đổ ngã (Yoshida, 1981). Theo Võ Tịng
Xn (1986) cho rằng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 110 – 135 ngày luôn
cho năng suất cao hơn các giống lúa chín sớm hơn và muộn hơn ở phần lớn điều kiện
canh tác.


Ở miền Bắc các giống lúa ngắn ngày có thời gian sinh trưởng 90 - 120 ngày,
giống lúa trung ngày là 140 - 160 ngày. Các giống lúa chiêm cũ, do thời vụ gieo cấy có
điều kiện nhiệt độ thấp nên thời gian sinh trưởng kéo dài 180 - 200 ngày. Ở ĐBSCL
các giống lúa địa phương có thời gian sinh trưởng 200 -240 ngày ở vụ mùa, cá biệt
những giống lúa nổi có thời gian sinh trưởng đến 270 ngày (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).


<b>2.6.2 Số chồi </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

12


<b>2.6.3 Chiều cao cây </b>


Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cây lúa nào có lóng ngắn, thành lóng dầy, bẹ lúa
ơm sát thân thì thân lúa sẽ cứng chắc, khó đỗ ngã và ngược lại. Nếu đồng ruộng có
nhiều nước, sạ cấy dầy, thiếu ánh sáng, bón nhiều đạm thì lóng có khuynh hướng thon
dài và mềm yếu làm cây lúa dễ đổ ngã. Lúa bị đổ ngã thì sự hút dinh dưỡng và quang
hợp bị trở ngại, sự vận chuyển các chất bị cản trở, hô hấp mạnh làm tiêu hao chất dự
trữ, đưa đến hạt lép nhiều làm giảm năng suất. Sự đổ ngã càng sớm, lúa bị thiệt hại


càng nhiều và năng suất càng giảm.


Chiều cao cây lúa thích hợp nhất dao động từ 80 – 100 cm vì nếu chiều cao quá
cao sẽ làm tăng sự đổ ngã và giảm tỷ lệ vào chắc (Khush, 2001; Nguyễn Ngọc Đệ,
2008).


<b>2.6.4 Chiều dài bơng </b>


Cây lúa có chiều dài bông thay đổi tùy theo giống, vùng đất và kỹ thuật canh tác.
Chiều dài bơng góp phần tăng năng suất. Chiều dài bông là một đặc điểm di truyền của
giống, nó được tính từ đốt cổ bơng đến đầu mút bơng. Giống có bơng dài, hạt xếp khít,
<i>tỷ lệ hạt lép thấp, khối lượng 1000 hạt cao sẽ cho năng suất cao (Vũ Văn Liết và ctv., </i>
2004). Cây lúa có chiều dài bơng thay đổi tùy theo giống, vùng đất và kỹ thuật canh
tác, chiều dài bơng góp phần tăng năng suất. Các giống lùa mùa có chiều dài bơng lúa
biến thiên từ 17 – 32 cm, tập trung nhiều ở khoảng 23 – 25 cm. Phần đơng các giống
lúa có cổ bơng hở độ thụ phấn tương đối cao (76 – 100%) đến trung bình (51 – 75%),
các giống bông dài nhiều hạt thường ít bông (Nguyễn Văn Sánh, 1981). Số hạt
chắc/bông, chiều dài bông là tính trạng chính trong việc đóng góp vào năng suất trên
những vùng đất nhiễm mặn. Tuy nhiên chiều dài bông chịu tác động rất ít bởi môi
trường (Đặng Nguyệt Quế, 2011).


<b>2.7 NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT </b>
<b>2.7.1 Số bông/m2</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

13


bông/m2 đối với lúa sạ hoặc 350 - 450 bông/m2 đối với lúa cấy, mới có thể có năng
suất cao (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Bên cạnh đó, số bơng/đơn vị diện tích cũng bị ảnh
hưởng bởi yếu tố mùa vụ, trong đó vụ Đơng Xn có số bơng/m2 cao hơn vụ Hè Thu
mưa nhiều làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp, do đó làm giảm khả năng nảy chồi


(Nguyễn Bích Hà Vũ, 2006).


<b>2.7.2 Số hạt chắc/bơng </b>


Đặc tính số hạt chắc/bơng chịu tác động rất lớn của điều kiện môi trường. Số hạt
chắc/bơng nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié hoa phân hóa và số gié hoa khơng phân
hóa. Số hoa/bông quá nhiều để dẫn đến tỉ lệ hạt chắc thấp (Trần Hữu Phúc, 2008).
Muốn năng suất cao, thì tỉ lệ hạt chắc phải trên 80% (Nguyễn Thị Lam Viên, 2010).


Nguyễn Ngọc Đệ (1998) cho rằng lúa sạ có trung bình từ 80 – 100 hạt/bơng và
100 – 120 hạt/bông đối với lúa cấy là tốt nhất trong điều kiện ở đồng bằng sông Cửu
Long. Trên cùng một cây lúa, những bơng chính thường có nhiều hạt, những bơng phụ
phát triển sau thường có ít hạt hơn.


Số hạt chắc/bông liên hệ mật thiết với số hạt/bơng và tỷ lệ hạt chắc. Để có sự vận
chuyển tổng hợp carbohydrate ở thân lá cũng như việc vận chuyển tổng hợp những
chất khơ vào hạt tốt hơn thì bộ lá có cấu tạo dày, xanh đậm hơn, tuổi thọ lá kéo dài là
một đặc tính rất quan trọng và cần thiết. Bộ lá thẳng đứng thì cây lúa sử dụng ánh sáng
hiệu quả hơn (Yoshida, 1976).


<b>2.7.3 Trọng lượng 1000 hạt </b>


Trọng lượng từng hạt thay đổi ở vài trường hợp nhưng giá trị trung bình khơng
đổi. Đặc tính khối lượng 1000 hạt rất ít chịu tác động của điều kiện mơi trường và có
<i>hệ số di truyền cao (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Theo Huỳnh Như Điền (2009), </i>
trọng lượng 1000 hạt tập trung nhiều nhất ở cỡ hạt 25 – 27g, và đối với các giống lúa
địa phương vùng đồng bằng sơng Cửu Long thì trọng lượng 1000 hạt có sự tương quan
nghịch với yếu tố số hạt/bông. Theo Lê Xuân Thái (2003) chọn giống có trọng lượng
1000 cao thì rất cần thiết trong việc gia tăng năng suất, nhưng không nên chọn các
giống có trọng lượng 1000 hạt q cao vì như thế sẽ kèm theo bạc bụng nhiều.



<b>2.7.4 Năng suất thực tế </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

14


với tiềm năng của nó. Trong đó, kiến thức và tập quán canh tác của nông dân là hết
sức quan trọng, chi phí và lợi nhuận cũng là yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quyết định
đầu tư của người dân và do đó ảnh hưởng đến năng suất lúa.


<b>2.8 MỘT SỐ SÂU BỆNH CHÍNH TRÊN RUỘNG LÚA </b>


Khí hậu nước ta thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng, phát triển và phát dục nhưng
cũng tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh và phát triển. Khi cây trồng bị mầm bệnh
tấn công, sẽ tạo ra cơ chế tự vệ chống đối lại với mầm bệnh, hạn chế sự tăng trưởng và
phát triển của mầm bệnh giúp cây không bị hại hoặc thiệt hại không đáng kể. việc
chọn tại giống lúa chống chịu ổn định với sâu bệnh của địa phương là một vấn đề quan
trọng. Ứng dụng tính kháng sâu bệnh ra đồng ruộng bằng cách sử dụng các nguồn gen
chống chịu bền vững đối với các sâu bệnh một cách hiệu quả (Phạm Văn Kim, 2000).
Các loại dịch hại thuộc kiểm soát của những yếu tố bên trong (di truyền) là bệnh cháy
<i>lá, rầy nâu và bệnh cháy bìa lá (Ông Huỳnh Nguyệt Ánh và ctv., 2005). Tính kháng </i>
hoặc nhiễm với mầm bệnh của cây trồng tùy thuộc vào đặc điểm di truyền. Những sâu
bệnh gây hại phổ biến trên ruộng lúa là bù lạch, sâu cuốn lá, bệnh cháy lá (đạo ôn).


<b>2.8.1 Bù lạch </b>


Bù lạch là một loại côn trùng rất nhỏ, màu đen chỉ to bằng sợi chỉ, dài khoảng
1,5mm. Chúng sống thành đàn, thường xuyên xuất hiện trên mạ hoặc lúa mới sạ hoặc
cấy từ một tháng tuối trở lại. Bù lạch có thể phát triển thành dịch khi ruộng khô do hạn


hán kéo dài nên thường lầm với lúa bị phèn. Triệu chứng ban đầu là chóp xanh bị cuốn


lại như héo, ngay cả lúa sáng sớm, có nhiều con bù lạch tập trung trong những chót lá
bị cuốn này để cắn phá làm chót lá vàng và khơ héo đi.


<b>Hình 2.1: Bù lạch và vịng đời của chúng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

15


Các loại thuốc trừ sâu thông thường đều có thể trị được bù lạch. Thiệt hại do bù
lạch gây ra ít nghiêm trọng nhưng cũng làm cho lúa mất sức rất nhiều. Sau khi xịt
thuốc cần bón thêm phân đạm và kali.


<b>2.8.2 Sâu cuốn lá </b>


Có 2 loại sâu cuốn lá hiện diện trên ruộng lúa ĐBSCL: sâu cuốn lá nhỏ và sâu
cuốn lá lớn.


<b> Sâu cuốn lá nhỏ </b>


Sâu nhỏ, màu xanh hơi vàng, khi gần hóa nhộng có màu hồng. Bướm nhỏ có
cánh màu trắng đục với 3 sọc ngang màu nâu đen. Bướm đẻ trứng rời rạc trên phiến lá.
Sâu thường cuốn lá lại ở bên trong ăn phá phần nhu mô, để lại những vệt trắng dài
nằm dọc theo chân lá. Khi còn nhỏ sâu chỉ ăn phần nhu mô mà không cuốn lá lại. Cây
lúa bị tấn cơng sẽ cằn cõi, diện tích lá để quang hợp giảm làm tỷ lệ lép cao, bơng ít hạt.
Sâu thường phá hại nặng ở những nơi rậm rạp thiếu ánh sáng. Có thể dùng bẩy đèn để
bắt bướm hoặc xịt thuốc trừ bướm khi thấy xuất hiện nhiều trên ruộng lúa để phòng
sâu phá hại. Khi có khoảng 20% số bụi bị tấn cơng thì nên xịt thuốc trừ ngay với các
loại thuốc trừ sâu. Một loại sâu hại khác với thành trùng (bướm) có hình dáng tương tự
nhưng kích thước to hơn, màu sáng hơn, đó là sâu xếp lá. Sâu cũng gây hại tương tự
như sâu cuốn lá nhỏ và có thể xếp phần trên chót lá lại để ẩn trong đó. Cách phịng trị
cũng tương tự như sâu cuốn lá nhỏ.



<b> Sâu cuốn lá lớn </b>


Thành trùng là loại bướm có râu hình chùy cánh xếp thẳng đứng khi đậu, rất
nhanh nhẹn và bay theo đường gãy khúc. Ấu trùng (sâu) ăn đứt từ bìa phiến lá vào
trong rồi ăn dọc theo gân lá, nhộng có tơ bám vào lá lúa cuốn lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

16


<i><b>2.8.3 Bệnh cháy lá (Đạo ôn: Rice blast) </b></i>


<i>Bệnh cháy lá do nấm Pyricularia oryzae gây ra, bệnh có thể gây hại rất sớm từ </i>
nương mạ nhưng thường bị nặng nhất là giai đoạn làm đòng đến sau trổ một thời gian.
Nấm có thể tấn cơng ở mọi bộ phận của cây lúa nhưng nhiều nhất là ở phiến lá. Trên
lá, vết bệnh lúc đầu nhỏ màu nâu, sau phát triển thành vết bệnh điển hình có dạng hình
mắt én, hai đầu hẹp, giữa phình ra có màu xám tro. Chung quanh vết bệnh có viền nâu
rõ rệt, ngồi viền nâu thường có một quầng vàng. Nhiều vết bệnh liên kết lại làm cả lá
lúa bị cháy khô. Bệnh cũng xuất hiện trên các đốt thân làm gãy ngang thân lúa hoặc
trên cổ bông (bệnh khô cổ bông) làm tắt nghẽn mạch dẫn nhựa nuôi hạt, bông lúa bị
gãy, hạt bị lép và lững.


<b>2.9 PHẨM CHẤT HẠT GẠO </b>


Phẩm chất hạt gạo có tính chất quan trọng quyết định đến tính hiệu quả kinh tế.
Trong xu hướng cạnh tranh của kinh tế thị trường, chất lượng gạo là một trong những
yếu tố quan trọng nâng cao sản lượng và giá trị xuất khẩu. Phẩm chất hạt gạo được
quyết định bởi nhiều yếu tố như: giống, môi trường sản xuất, hệ thống thu hoạch, sau
thu hoạch và chế biến. Phẩm chất gạo trên thị trường còn phụ thuộc nhiều vào thị hiếu
của từng vùng, từng quốc gia. Nhìn chung, hạt gạo thon dài, trong suốt có hàm lượng
amylose trung bình là thị hiếu chung của người tiêu dùng (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị


Lang, 2000).


<b>2.9.1 Tỷ lệ xay chà </b>


Độ xay xát đo lường phần trăm cám lấy đi từ gạo lức. Độ xay xát có ảnh hưởng
đến tỷ lệ xay xát và ảnh hưởng đến sự chấp nhận của người tiêu dùng. Bên cạnh số
lượng gạo trắng thu được, độ xay xát ảnh hưởng đến màu sắc và thói quen nấu nướng.
Gạo lức hấp thu nước rất chậm và thời gian nấu lâu hơn gạo trắng (Nguyễn Ngọc Đệ,


<b>Hình 2.4: Bệnh đạo ôn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

17


2008). Tỷ lệ xay chà gồm tỷ lệ gạo lức, gạo nguyên và gạo trắng, rất biến động và có
thể dao động từ 25 – 65% (Cruz và Khush, 2000), nó phụ thuộc vào phương tiện máy
móc, các phương pháp xay chà và phụ thuộc vào giống (Cruz và Khush, 2000; Nguyễn
Ngọc Đệ, 2008). Giá trị thương phẩm của hạt gạo tùy thuộc rất lớn vào tỷ lệ gạo
nguyên, nhưng tỷ lệ gạo nguyên lại phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính giống, yếu tố sản
xuất, thu hoạch, phơi sấy và tiến trình xay chà. Trong đó yếu tố quan trọng nhất là quá
trình thu hoạch, phơi sấy và xay chà (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) và một vài kỹ thuật
trước và sau thu hoạch (Bùi Chí Bửu, 2004). Tỷ lệ gạo ngun cũng có liên quan chặt
chẽ đến độ bạc bụng của hạt, hạt gạo thường gãy ở điểm có vết bạc bụng (Lê Xuân
<i>Thái và ctv., 2005). Phẩm chất xay chà trên vụ Đông – Xuân có tỷ lệ gạo ngun gấp </i>
đơi tỷ lệ gạo nguyên vụ Hè – Thu, nguyên nhân này cần chú ý đến lượng mưa kéo dài
<i>trong vụ Hè – Thu dẫn đến chất lượng kém (Nguyễn Thị Lang và ctv., 2004). </i>


<b>2.9.2 Kích thước và hình dạng hạt gạo </b>


Kích thước và hình dạng hạt (tỷ lệ dài/rộng) khác nhau tùy thuộc vào đặc tính
giống. Hạt thon dài thường gãy nứt hơn hạt tròn và do đó, tỷ lệ xay xát thấp hơn


(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Chiều dài hạt gạo là một trong những chỉ tiêu đánh giá
phẩm chất hạt gạo và nó bị chi phối mạnh bởi yếu tố di truyền và ít bị chi phối bởi yếu
tố mơi trường (Trần Thanh Hồng, 2005). Hình dạng hạt gạo được dựa trên tỷ lệ chiều
dài/chiều rộng của hạt gạo nguyên đã được chà trắng. Tuy tỷ lệ xay chà là những hình
dạng hạt và kích thước hạt là tiêu chí đầu tiên của các nhà chọn giống trong việc chọn
và phổ triển các giống lúa mới (Cruz và Khush, 2000). Cịn hình dạng hạt gạo là yếu tố
có tương quan chặc trẻ với tỷ lệ gạo nguyên (Nguyễn Phước Tuyên, 1997). Trong
nhiều trường hợp tương quan giữa chiều dài, chiều rộng và độ dày của hạt gạo không
chặt chẽ thì chiều dài hạt được xem là tính trạng chính để phân tích về tính di truyền
của kích thước hạt (Nguyễn Thành Phước, 2003).


<b>2.9.3 Độ bạc bụng </b>


Bạc bụng là phần đục của hạt gạo. Khi nấu thì bạc bụng sẽ biến mất và khơng ảnh
hưởng đến mùi vị của cơm. Tuy nhiên, nó làm giảm cấp của gạo và giảm tỷ lệ xay xát.
Bạc bụng là do sự trục trặc trong quá trình tạo hạt và phơi sấy. Bạc bụng chủ yếu là do
sự sắp xếp không chặt chẽ của những hạt tinh bột trong nội nhũ, tạo ra nhiều khoảng
trống làm cho hạt gạo bị đục (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).


Độ bạc trắng của nội nhũ 1 mặt do yếu tố di truyền mặt khác các điều kiện môi
<i>trường cũng ảnh hưởng đến tính trạng này (Jenning et al., 1979). Tuy nhiên tỷ lệ bạc </i>
bụng không bị ảnh hưởng bởi thời gian bảo quản (Nguyễn Phước Tuyên, 1997).


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

18


Thời gian thu hoạch tốt nhất là 25 ngày sau khi trổ 50%. Thu hoạch càng muộn (32 –
<i>40 ngày sau khi trổ 50%) thì tỷ lệ bạc bụng càng cao (Lê Xuân Thái và ctv., 2005). </i>


<b>2.9.4 Độ trở hồ </b>



Độ trở hồ, một đặc tính dung để xác định phẩm chất hạt lúc nấu, là nhiệt độ cần
thiết để khi nấu nước hấp thu và hạt tinh bột phồng lên trên hoàn nguyên lại được
(Jenning et al., 1979). Độ trở hồ trung bình là tiêu chuẩn tối hảo cho phẩm chất gạo tốt
(Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000).


Nhiệt trở hồ sau cùng để hóa hồ biến thiên từ 55 -790C.
 Nhiệt trở hồ thấp: 55 – 690C.


 Nhiệt trở hồ trung bình: 70 – 740


C.
 Nhiệt trở hồ cao: 75 – 790C.


Độ trở hồ xác định thời gian cần thiết để nấu gạo thành cơm. Điều kiện môi
trường như nhiệt độ trong giai đoạn chín có ảnh hưởng đến độ trở hồ. Nhiệt độ cao
trong giai đoạn tạo hạt sẽ làm cho tinh bột có độ trở hồ cao. Ở nhiều quốc gia trồng
lúa, người ta ưa thích gạo có độ trở hồ trung bình (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).


Độ trở hồ có liên quan một phần đến hàm lượng amylose của tinh bột. Giống có
độ trở hồ cao thì có hàm lượng amylose thấp, độ trở hồ trung bình có hàm lượng
amylose cao hoặc là trung bình nhưng độ trở hồ thấp không liên hệ với hàm lượng
amylose thấp, trung bình hay cao (Jenning et al., 1979).


<b>2.9.5 Hàm lượng amylose </b>


Tinh bột - chất trùng hợp của glucose – là cấu tử chính của gạo, chiếm khoảng
90% trọng lượng khô. Nó hiện diện dưới dạng những hạt đa diện phức hợp, có kích
thước 3-9 μm. Tinh bột bao gồm thành phần mạch nhánh (amylopectin) là chủ yếu và
loại mạch thẳng (amylose). Dựa trên cơ sở hàm lượng amylose, gạo được phân làm
loại nếp (1-2% amylose), hoặc gạo tẻ (>2% amylose). Gạo tẻ có hàm lượng amylose


rất thấp (2-9% amylose), thấp (9-20% amylose), trung bình (20-25% amylose) và cao
(25-33% amylose). Trong gạo hàm lượng amylose phổ biến từ 15 tới 35%. Gạo có
hàm lượng amylose cao cơm sẽ nở nhiều và dễ tróc, nhưng khô cơm và cứng khi
nguội. Ngược lại, gạo có hàm lượng amylose thấp khi nấu ít nở, cơm mềm và dẻo
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

19


<b>2.9.6 Mùi thơm </b>


Gạo có mùi thơm là một đặc tính phẩm chất có giá trị thứ yếu nhưng được người
dân ở vùng Châu Á ưa chuộng và sẳn lòng trả giá cao (Jennings et al., 1979). Mùi
thơm của gạo do 2 – acetyl – 1 – pymoline, được tìm thấy trong thành phần dầu của
gạo nấu gây ra do một loại hóa chất có khả năng khuếch tán trong khơng khí, đó là aste
– aceton – aldehyde, nó là chỉ số quan trong có ảnh hưởng rất lớn đến khẩu vị và dễ bị
<i>biến đổi trong q trình bảo quản (Lê Dỗn Biên, 1990). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

20


<b>CHƯƠNG 3 </b>


<b>PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>
<b>3.1 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU </b>


<b>3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm </b>


Thí nghiệm được thực hiện vụ Đông Xuân từ 12/2012 – 03/2013 tại khoa Phát
triển Nông thôn – Đại học Cần Thơ – khu Hòa An, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp,
tỉnh Hậu Giang, ngày gieo là 04/12/2012, ngày cấy là 22/12/2012.



<b>3.1.2 Giống lúa </b>


Các giống lúa thí nghiệm thuộc bộ giống cao sản ngắn ngày do Bộ môn Tài
nguyên cây trồng – Viện Nghiên cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu Long, Trường
Đại học Cần Thơ chọn tạo gồm 16 giống lúa được trình bày ở Bảng 3.1.


<b>Bảng 3.1: Danh sách 16 giống lúa cao sản ngắn ngày chịu phèn tại Hòa An vụ Đông </b>
<b>Xuân 2012 – 2013. </b>


<b>STT </b> <b>Tên giống </b>


1 MTL749


2 MTL750


3 MTL771


4 MTL775


5 MTL783


6 MTL789


7 MTL820


8 MTL821


9 MTL822


10 MTL823



11 MTL824


12 MTL825


13 MTL826


14 MTL827


15 OMCS2000 (đ/c)
16 IR50404 (đ/c)


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

21


<b>3.1.3 Các dụng cụ và vật liệu thí nghiệm </b>


Giấy, viết, thước và các thanh tre để đo đạt và ghi nhận các chỉ tiêu ngoài đồng
như chiều cao cây, số chồi, mức độ thiệt hại do sâu bệnh. Ngồi ra cịn có giấy quỳ để
đo độ pH.


Máy móc trong phịng thí nghiệm: Máy tách chắc lép, máy đếm 1000 hạt, máy đo
độ ẩm, cân điện tử, máy tách vỏ trấu, máy đánh bóng,…


Thí nghiệm ngồi đồng được bố trí theo phương thức khối ngẫu nhiên với 3 lần
lặp lại. Mỗi lần lặp lại có 16 nghiệm thức tương ứng với 16 giống lúa, kích thước mỗi
nghiệm thức là 10 m2. Trong cùng một dãy, các lơ thí nghiệm được xếp liền nhau với
khoảng cách 40 cm và khoảng cách giữa các dãy với nhau là 40 cm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

22



<b>TRẠM BƠM </b>


<b>REP 1 </b> <b>REP 2 </b> <b>REP 3 </b>


3 1 2


12 8 8


4 7 5


14 4 9


15 9 16


6 11 3


1 15 15


13 13 1


9 14 12


11 3 7


16 6 10


8 5 11


10 10 13



2 12 14


5 16 4


<b>MƯƠNG TI</b>


<b>ÊU</b>


7 2 6


<b>MƯƠNG CẤP </b>


<b>Hình 3.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm của 16 giống lúa vụ Đông Xuân 2012 - 2013 </b>
<b>3.1.4 Phương pháp canh tác </b>


<i> Làm mạ </i>


Áp dụng phương pháp làm mạ ướt, ngâm giống 24 giờ và ủ giống 36 giờ.
<i> Chuẩn bị đất cấy </i>


Đất được dọn sạch cỏ sau đó san bằng mặt ruộng, diệt ốc bươu vàng, rải thuốc
diệt chuột xung quanh bờ đê.


<i> Cấy mạ </i>


Mạ được cấy ở tuổi 18 ngày sau khi gieo, khoảng cách cấy 15 x 20 cm, cấy 1
tép/bụi và cấy cạn từ 2 đến 3 cm nhằm đảm bảo độ nhảy chồi tốt.


<i> Chăm sóc </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

23
<i> Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật </i>


Sử dụng phân Ure (46% N), DAP (16% N – 48% P2O5) và KCL (60% KCL) bón
theo cơng thức 80 – 60 – 30 với 3 lần bón, tương đương khoảng 8,4kg Ure – 7,5kg
DAP – 3kg KCL.


<b>Bảng 3.2: Các thời điểm bón phân và lượng phân bón sử dụng </b>


<b>Thời điểm </b> <b>Ure </b> <b>DAP </b> <b>KCL </b>


Bón lần 1


(Ngay sau khi cấy) 1/4 (2,1kg) 1/4 (1,9kg) 1/4 (0.75kg)
Bón lần 2


(cách lần 1 15 ngày) 1/2(4,2kg) 1/2(3,8kg) 1/2 (1.5kg)
Bón lần 3


(cách lần 2 13 ngày) 1/4(2,1kg) 1/4(1,9kg) 1/4 (0.75kg)


<b>3.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU </b>


<b>3.2.1 Điều tra khảo sát tình hình vụ Đơng Xn (2011 – 2012) </b>


Điều tra khảo khát 30 hộ nông dân canh tác lúa tại ấp Hòa Đức, xã Hòa An,
huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang thuộc nơi thực hiện thí nghiệm. Nhờ cán bộ xã và
cán bộ ấp tại địa phương điều tra, dẫn đến 30 hộ ngẫu nhiên có canh tác lúa để khảo
sát về cơ cấu giống lúa và mô hình canh tác hiện tại trong vùng và để biết được giống
lúa nào thích hợp với đất và điều kiện canh tác ở địa phương này nhất, người dân vùng


này thích những giống lúa có đặc tính ra sau, đồng thời cũng giúp ta biết được những
vấn đề khó khăn mà nơng dân gặp phải cũng như những sâu bệnh hại lúa phổ biến
trong quá trình canh tác ở địa phương.


<b>3.2.2 Thời gian sinh trưởng </b>


Được tính từ lúc gieo mạ đến khi thu hoạch (lúc 80 – 85% số hạt trên bơng chín).


<b>3.2.3 Đếm số chồi </b>


Chọn 3 điểm cho mỗi lơ theo hình tam giác hoặc theo đường thẳng và khơng tính
hàng ngồi bìa, tại mỗi điểm chọn 4 bụi nằm kế nhau theo hình vng (cố định).


Số chồi = Tổng số chồi của 12 bụi/3 điểm đã chọn.


<i><b>3.2.4 Chiều cao cây (cm) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

24


Chiều cao cây = Cây cao nhất trong 12 bụi.


<b>3.2.5 Chiềi dài bông (cm) </b>


Ghi nhận vào thời điểm thu hoạch lúa, chiều dài bơng được tính từ đốt cổ bơng
đến đầu mút bông.


<b>3.2.6 Số lá </b>


Ghi nhận cùng thời điểm với số chồi và chiều cao cây.
<i>Số lá = Lá của chồi to nhất trong 4 bụi. </i>



<b>3.2.7 Độ pH </b>


Ghi nhận cùng thời điểm với số chồi, chiều cao cây và số lá. Chọn 3 điểm theo
đường chéo trên ruộng thí nghiệm và đo 3 lần trên 3 điểm đã chọn, lần 1 đo điểm trên
cùng tên đường chéo, lần 2 đo diểm ở giữa đường chéo, lần 3 đo diểm cuối trên đường
chéo. Lấy mỗi điểm một mẫu đất, dùng giấy quỳ tím nhúng vào mẫu đất và đem so với
thang màu.


<b>3.3 KHẢO SÁT THIỆT HẠI TRÊN ĐỒNG RUỘNG </b>
<b>3.3.1 Sâu cuốn lá </b>


Ghi nhận trực tiếp ngoài đồng từ giai đoạn mạ đến đâm chồi tích cực.


<b>3.3.2 Bù lạch </b>


Chỉ tiêu bù lạch được theo dõi và ghi nhận trực tiếp ngoài đồng, trong suốt thời
gian sinh trưởng, phát triển của cây lúa.


<b>3.3.3 Bệnh đạo ôn (rice blast) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

25


<b>Bảng 3.3: Phân cấp thiệt hại do bệnh đạo ôn theo IRRI (1996) </b>
<b>Cấp Đánh giá </b> <b>Mô tả </b>


0 Rất kháng Không có vét bệnh trên lá


1 Kháng Có những đốm nâu nhỏ bằng đầu kim gút hay lớn hơn
và chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử



2 Kháng Vết nhỏ gần tròn tới những vết thon dài nhạt, vết cháy
xám có đường kính khoảng 1 – 2 mm với viền xung
quanh rõ rang


3 Hơi kháng Mức độ tổn thương giống như cấp 2, nhưng xuất hiện
nhiều hơn ở mặt trên lá lúa


4 Hơi kháng Vết bệnh khoảng 3 mm hay lớn hơn, mức độ thiệt hại
nhỏ hơn 4% diện tích lá


5 Hơi nhiễm Bệnh gây hại trong khoảng 4 – 10% diện tích lá
6 Nhiễm Bệnh gây hại trong khoảng 11 – 25% diện tích lá
7 Nhiễm Bệnh gây hại trong khoảng 26 – 50% diện tích lá
8 Rất nhiễm Bệnh gây hại trong khoảng 51 – 75% diện tích lá
9 Rất nhiễm Mức độ gây hại trên 75% diện tích lá, giống cháy rụi
<b>3.4 PHƯƠNG PHÁP TÍNH CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT </b>
<b>3.4.1 Thành phần năng suất </b>


Lấy mẫu ngoài đồng bằng cách chọn 3 điểm ngẫu nhiên cho mỗi nghiệm thức,
mỗi điểm gặt 4 bụi để lấy chỉ tiêu, tổng cộng là 12 bụi cho mỗi nghiệm thức.


Thực hiện theo thứ tự các bước sau:
 Đếm tổng số bông của 12 bụi (P).


 Tuốt hết hạt chắc, hạt lép cho vào bao giấy hoặc bao lưới và đem đi sấy khô.
 Tách hạt chắc và cân trọng lượng hạt chắc (W), đơn vị gam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

26



 Đo ẩm độ. Tất cả trọng lượng đều quy về ẩm độ 14% theo công thức sau:


P P
Số bông/m2 = =


12x(0,15x0,2) 0,36
P


Số bông/bụi = (P: Trọng lượng của 12 bụi)


12


1000 x W14%


Số hạt chắc/bông =


W14% x P


<b>3.4.2 Năng suất </b>


 Năng suất lý thuyết (NSLT)
Năng suất lý thuyết (tấn/ha), tính theo công thức sau:


NSLT = [(Số bông/m2) x (Số hạt chắc/bông) x (Khối lượng 1.000 hạt)]/100.000
 Năng suất thực tế (NSTT)


Gặt 5m2 lúa ở mỗi lô, làm sạch, phơi khô, cân trọng lượng hạt chắc và đo độ ẩm lúc
cân, quy về ẩm độ chuẩn 14%.


Năng suất thực tế (tấn/ha), tính theo cơng thức:



Trọng lượng hạt 5m2 x 2 x (100 – H0)


Năng suất thực tế =


86


<b>3.5 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHẨM CHẤT HẠT GẠO </b>
<b>3.5.1 Tỷ lệ xay chà </b>


Thực hiện theo phương pháp của IRRI (1996)
 Đo ẩm độ: Từ 12% - 14%.




86
100 0
0


%
14


<i>H</i>
<i>W</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

27


 Cân trọng lượng 200g lúa cho mỗi lần lập lại (3 lần lập lại), xay mẫu, cân trọng
lượng gạo lức (g).



 Lau bóng gạo lức trong khoảng 3 phút, cân trọng lượng gạo trắng (g).
 Phân loại gạo nguyên và gạo bể, cân trọng lượng gạo nguyên (g)
Các tỷ lệ xay chà được tính với công thức như sau:


Trọng lượng gạo lức (g)x100
Tỷ lệ gạo lức (%) =
200


<b>Bảng 3.4: Phân loại tỷ lệ gạo lức theo IRRI (1996) </b>


<b>Mức độ </b> <b>Loại </b> <b>Tỷ lệ gạo lức (%) </b>


Tốt 1 > 79


Trung bình 2 75 – 79


Kém 3 < 75


Trọng lượng gạo trắng (g)x100
Tỷ lệ gạo trắng (%) =
<b> 200 </b>


<b>Bảng 3.5: Phân loại tỷ lệ gạo trắng theo IRRI (1996) </b>


<b>Mức độ </b> <b>Loại </b> <b>Tỷ lệ gạo trắng (%) </b>


Rất tốt 1 > 70,1


Tốt 2 65,1 – 70



Trung bình 3 60,1 – 65


Kém 4 < 65


Trọng lượng gạo nguyên (g)x100
Tỷ lệ gạo nguyên (%) =
<b> 200 </b>


<b>Bảng 3.6: Phân loại tỷ lệ gạo nguyên IRRI (1996)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

28


Rất tốt 1 >57


Tốt 2 48 – 56,9


Trung bình 3 39 – 47,9


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

29


<b>3.5.2 Kích thước và hình dạng hạt gạo </b>


Thực hiện bằng cách đo chiều dài và chiều rộng của 10 hạt gạo trắng và sau đó
tính trung bình chiều dài, chiều rộng của 1 hạt, đơn vị tính bằng mm và tính tỷ lệ
dài/rộng. Sau đó phân loại hạt theo tiêu chuẩn của IRRI (1996).


<b>Bảng 3.7: Phân loại kích thước, hình dạng hạt gạo theo tiêu chuẩn IRRI (1996) </b>
<b>Cấp độ Loại Hạt </b> <b>Chiều dài gạo trắng Dạng hạt </b> <b>Tỷ lệ dài/rộng </b>


1 Rất dài ≥ 7,00 Thon > 3,0



3 Dài 6,00 – 6,99 Trung bình 2,1 – 3,0


5 Trung bình 5,00 – 5,99 Mập 1,1 – 2,0


9 Ngắn < 5,00 Tròn < 1,1


<b>3.5.3 Độ bạc bụng </b>


Độ bạc bụng là phần trăm diện tích bị bạc bụng của hạt gạo chà trắng.


Tỷ lệ bạc bụng được thực hiện bằng cách điếm 100 hạt cho mỗi mẫu cho mỗi lần
lặp lai 93 lần lặp lại), sau đó điếm tổng số bạc bụng, tỷ lệ bạc bụng của từng giống bao
gồm tổng phần trăm bạc bụng, phần trăm bạc bụng cấp 1, cấp 5 và cấp 9.


<b>Bảng 3.8: Phân loại cấp bạc bụng theo phần trăm vết đục của hạt IRRI (1998) </b>
<b>Cấp </b> <b>Mức độ bạc bụng </b>


0 Không bạc bụng


1 Vùng bạc bụng ít hơn 10% diện tích hạt


5 Vùng bạc bụng trung bình 10 – 20% diện tích hạt
9 Vùng bạc bụng hơn 20% diện tích hạt


<b>3.5.4 Độ trở hồ </b>


Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) độ trở hồ dùng để xác định thời gian cần thiết để
nấu gạo thành cơm,… Độ trở hồ được ước lượng bằng chỉ số trải rộng dưới dung dịch
kiềm.



</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

30


<b>Bảng 3.9: Thang điểm đánh giá độ trở hồ theo IRRI 1980 </b>


<b>Cấp </b> <b>Mô tả </b> <b>Độ trở hồ </b>


1 Hạt không bị ảnh hưởng Cao


2 Hạt phồng lên Cao


3 Hạ phồng lên, rìa hẹp và khơng rõ Cao-trung bình


4 Hạt phồng lên, rìa rộng và rõ Trung bình


5 Hạt bị tách rời, rìa rộng và rõ Trung bình


6 Hạt tan và hạt lẫn với rìa ngồi Thấp


7 Tất cả các hạt tan hoàn toàn và hòa lẫn vào nhau Thấp
<b>3.5.5 Hàm lượng amylose </b>


<i>Hàm lượng amylose (%) = (lượng amylose có trong mẫu đem đo x 100)/2. Được </i>
đánh giá theo tiêu chuẩn IRRI (1980).


Các bước đánh giá hàm lượng amylose:
 Xay gạo thành bột và cân 1 gam.


 Cho vào 1 ml dung dịch Ethanol 95% và 9 ml dung dịch NaOH 1M
 Để vào nồi chưng cất 10 phút, sau đó lấy ra và lắc đều.



 Chuyển qua bình định mức 100 ml.
 Để qua đêm ở nhiệt độ phòng.


 Chuyển 5 ml qua bình định mức khác.
 Rút 1 ml axit axetic và 2 ml iot và lắc đều.
 Thêm nước cất đến vạch định mức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

31


<b>Bảng 3.10: Thang đánh giá hàm lượng amylose theo IRRI (1980) </b>
<b>STT </b> <b>Đánh giá </b> <b>Hàm lượng amylose(%) </b>


1 Nếp 0 – 2


2 Rất thấp 3 – 10


3 Thấp 11 – 19


4 Trung bình 20 – 25


5 Cao > 25


<b>3.5.6 Mùi thơm </b>


Các bước đánh giá mùi thơm:
 Chuẩn bị mẫu: cân 2g gạo.


 Cho vào ống nghiệm 5ml dung dịch KOH 1,7%.
 Đẩy ống nghiệm bằng giấy bạc hoặc bằng nút cao su.


 Cho vào máy sấy ở nhiệt độ 600C trong 20 phút.
 Ghi nhận mùi: đánh giá mùi thơm bằng cách ngửi.


<b>Bảng 3.11: Thang đánh giá mùi thơm theo IRRI (1996). </b>
<b>Cấp </b> <b>Đặc tính ghi nhận </b>


0 Khơng thơm


1 Thơm nhẹ


2 Thơm


<b>3.6 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU </b>


Sử dụng cơng cụ Excel, Word để xử lý số liệu thô và phần mềm SPSS để phân
tích thống kê số liệu thí nghiệm.


Dùng thống kê tả (các số đo trung bình, các số đo biến động) để mơ tả và trình
bày số liệu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

32


<b>CHƯƠNG 4 </b>


<b>KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN </b>


<b>4.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VỤ ĐÔNG XN (2011 – 2012) </b>
<b>4.1.1 Thơng tin về diện tích canh tác của nơng hộ </b>


Kết quả phân tích cho thấy diện tích canh tác trung bình của nơng hộ tại ấp Hòa


Đức, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang là 0,9962 ha, diện tích nhỏ nhất
là 0,09 ha, diện tích lớn nhất là 3,4 ha. Trong ấp có 7% số hộ có diện tích từ 1,0001 –
1,5 ha và có 20% số hộ có diện tích đất lớn hơn 1,5 ha, nơng hộ có diện tích từ 0,5 – 1
ha chiếm 23%, phần lớn diện tích đất cịn lại tập trung chủ yếu ở các nơng hộ có diện
tích canh tác nhỏ hơn 0,5 ha (chiếm 50%), nhìn chung diện tích canh tác của nơng hộ
cịn nhỏ lẻ, manh mún (diện tích canh tác dưới 1 ha chiếm 73%) gây khó khăn trong
việc cơ giới hóa trong sản xuất lúa.


<b>4.1.2 Tình hình sử dụng giống lúa của nơng hộ </b>
Hình 4.1: Diện tích đất của nông hộ


<i>(Nguồn: kết quả khảo sát vụ Đông Xuân 2012 - 2013) </i>


Hình 4.2: Mơ hình canh tác lúa ở địa phương


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

33


Kết quả điều tra khảo sát (Hình 4.2) cho thì hầu hết hộ nông dân sản xuất 2 vụ
lúa/năm (chiếm 93,3%), các hộ còn lại thì sản xuất 3 lụ lúa/năm (6,7%). Vụ Đơng
Xn có 43,3% nông hộ sản xuất giống lúa thơm và 56,7% hộ nông dân sản xuất lúa
thường; ở vụ Hè Thu tỷ lệ giống lúa thơm được người dân sử dụng đã giảm xuống còn
26,6%, tỷ lệ lúa thơm giảm đã chuyển sang sử dụng giống lúa thường, làm cho tỷ lệ
lúa thường vụ Hè Thu tăng lên 16,6% so với vụ Đơng Xn; cịn ở vụ Thu Đơng thì
khơng có hộ nơng dân nào sản xuất lúa thơm và chỉ có 6,7% trong tổng hộ khảo sát là
sử dụng giống lúa thường. Giống lúa thơm được sản xuất vụ Đơng xn có tỷ lệ cao
hơn vụ Hè Thu và Thu Đông là do thời tiết thuận lợi cho canh tác, sâu bệnh ít xuất
hiện, chi phí đầu tư thấp, năng suất được ổn định và lợi nhuận cao; Vụ Hè Thu thời
tiến diễn biến thất thường mưa nhiều tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển, năng suất
thấp và chi phí cao nên vào vụ này tỷ lệ người dân sản xuất lúa thơm bị giảm xuống;
Vụ Thu Đơng vùng khảo sát thì vào mùa mưa, nước ngập nhiều, bên cạnh nếu đất sử


dụng sản xuất liên tục thì tạo điều kiện cho nhiều mầm mống sâu bệnh vào vụ sau nên
người dân vùng khảo sát ít sạ vào vụ này, đặc biệt là lúa thơm là không sạ, chỉ sạ
giống lúa thường với tỷ lệ rất thấp. Kết quả điều tra khảo sát thấy được giống OM6976
là giống lúa chủ lực, có năng suất cao, hạt dài, mềm cơm thích ứng với vùng đất phèn
Hòa An.


Kết quả điều tra (Bảng 4.1) ta thấy đa số các hộ điều tra lựa chọn giống lúa sản
xuất dựa vào các tiêu chuẩn là giống sử dụng dễ canh tác (chiếm 86,7%), giống lúa
kháng sâu bệnh tốt (60%), giống có năng suất cao (53,3%), giống thích hợp với vùng
đất canh tác ở địa phương, giống lúa bán được giá cao (13,3%). Như vậy, theo tiêu
chuẩn này thì chúng ta có thể lai tạo những giống lúa thích hợp cho vùng này thông
qua các cơ sở, trung tâm sản xuất lúa giống cũng như những thí nghiệm so sánh năng


Hình 4.3: Tình hình sử dụng giống lúa của nông hộ


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

34


suất và phẩm chất của các giống đã được lai tạo để đáp ứng được nhu cầu sử dụng
giống của người dân vùng này.


<b>Bảng 4.1: Tiêu chuẩn chọn giống lúa của nông hộ </b>


<b>Tiêu chuẩn </b> <b>Số hộ </b> <b>Tỷ lệ (%) </b> <b>Đánh giá </b>


Kháng sâu bệnh 18 60,0 2


Dễ canh tác 26 86,7 1


Bán được giá 4 13,3 5



Năng suất cao 16 53,3 3


Thích hợp ĐKTN địa


phương 6 20,0 4


Khác 2 6,7 6


<b>4.1.3 Cơ cấu giống lúa trong vùng điều tra </b>


Giống là một trong những yếu tố quyết định đến sinh trưởng, phát triển và năng suất.
<i>Theo Lương Minh Châu và ctv., (1998) cho biết hạt giống sạch khỏe là điểm khởi đầu </i>
của sản lượng cao vì hạt giống bị nhiễm bệnh có khả năng làm cho thất thoát 3 – 10%
năng suất. Hạt giống bị lẫn tạp chất cũng là nguyên nhân góp phần cho thiệt hại về
năng suất. Tuy nhiên mỗi loại giống có đặc điểm riêng, có giống chịu hạn tốt, có giống
kháng bệnh và kháng sâu tốt, có giống chịu phèn tốt, … . Những đặc tính này nếu
được khai thác phù hợp với từng loại đất và khí hậu nó sẻ mang lại năng suất và phẩm
chất tốt. Kết quả điều tra (Hình 4.4) cho thấy, đa số nơng dân tại địa bàn nghiên cứu sử
dụng giống OM6976 vào sản xuất (chiếm 62%) và giống OM4900 (chiếm 24%), giống
IR50404 đượv người dân sản xuất với tỷ lệ thấp (5%), còn lại các giống khác
(OM5451, OM6162, OM4218) chiếm tỷ lệ là 9%. Nhìn chung, OM6976 là thế mạnh
của vùng nghiên cứu.


<b>Hình 4.4: Cơ cấu giống lúa trong vùng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

35


<b>4.1.4 Những khó khăn trong sản xuất </b>


Trong vùng điều tra khảo sát có các sâu bệnh gây hại phổ biến là rầy nâu, bệnh đạo ôn,


sâu cuốn lá, sâu đục thân và bệnh đạo ôn. Sâu cuốn lá gây hại phổ biến nhất (chiếm
44%), kế đến là bệnh đạo ôn (30%), rầy nâu gây hại cũng khá phổ biến chiếm 13%,
<b>sâu đục thân và các loại sâu bệnh hại khác thì gây hại ở mức thấp (7%). </b>


Sâu cuốn lá, đạo ôn, rầy nâu hiện nay đang gây hại ở mức cao trong vùng đây cũng là
một trong những khó khăn mà người dân đang gặp; khó khăn hàng đầu của người dân
trong vùng là giá bán lúa thấp và giá vật tư nơng nghiệp cao do đó thu nhập của các
<b>nông hộ thấp làm cho đời sống của họ gặp nhiều khó khăn. </b>


<b>4.2 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC </b>
<b>4.2.1 Thời gian sinh trưởng </b>


Thời gian sinh trưởng là một đặc tính của giống nhưng chịu ảnh hưởng phần nào
của thời tiết, mùa vụ, chế độ nước, liều lượng phân bón và độ phì của đất. Những cây
lúa có thời gian sinh trưởng quá ngắn sẽ khơng đủ thời gian để tích lũy chất khơ cho
q trình sinh trưởng nên khơng thể cho năng suất cao.


Thời gian sinh trưởng của các giống lúa kéo dài hay ngắn khác nhau chủ yếu là
do giai đoạn tăng trưởng dài hay ngắn (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Đối với bộ giống thí
nghiệm, trung bình thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm là 91 ngày.
Trong đó giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là giống lúa MTL820 và
MTL821 (88 ngày), giống lúa có thời gian sinh trưởng dài nhất là giống đối chứng
OMCS2000 (95 ngày).


Hình 4.5:Tình hình sâu bệnh gây hại


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

36


<b>Bảng 4.2: Thời gian sinh trưởng của 16 giống lúa sản xuất trên vùng đất phèn Hịa </b>
<b>An vụ Đơng Xn 2012 - 2013 </b>



Nhìn chung các giống có thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống đối chứng
OMCS2000, và thời gian sinh trưởng dao động từ (88 – 93 ngày). Đối với giống đối
chứng IR50404, các giống MTL820 và giống MTL821 có thời gian sinh trưởng ngắn
hơn. Các giống MTL749, MTL750, MTL775, MTL789, MTL822, MTL823, MTL825,
MTL826, MTL827, OMCS2000 có thời gian sinh trưởng dài hơn thời gian sinh trưởng
giống đối chứng IR50404 với số ngày dao động từ 91 – 93 ngày. Các giống MTL771,
MTL783, MTL824 có thời gian sinh trưởng bằng với thời gian sinh trưởng của giống
đối chứng IR50404. Tóm lại thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm đều
ngắn ngày nên rất thích hợp cho việc tăng vụ, tăng năng suất trong năm.


<b>STT </b> <b>Tên giống </b> <b>Thời gian sinh </b>


<b>trưởng (ngày) </b>


1 MTL749 92


2 MTL750 91


3 MTL771 90


4 MTL775 91


5 MTL783 90


6 MTL789 91


7 MTL820 88


8 MTL821 88



9 MTL822 92


10 MTL823 92


11 MTL824 90


12 MTL825 92


13 MTL826 93


14 MTL827 92


15 OMCS2000 (đ/c) 95


16 IR50404 (đ/c) 90


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

37


<b>4.2.2 Độ pH </b>


<i>Theo Nguyễn Thế Đặng và ctv., (1999), cây lúa nước có thề sinh trưởng trong </i>
môi trường pH biến động từ 4 – 9, sinh trưởng bình thường ở pH từ 5 – 8, nhưng sinh
trưởng thích hợp nhất ở pH từ 6 – 7. Đất có pH từ 6 – 7 là tốt nhất vì ở mức pH này có
<i>sự hữu dụng tối đa của các chất dinh dưỡng (Ngô Ngọc Hưng và ctv., 2004). </i>


Kết quả cho thấy, các giống lúa thí nghiệm qua các giai đoạn đều sinh trưởng và
phát triển rất tốt trên vùng đất thí nghiệm, độ pH trong đất tương đối thích hợp với các
giống lúa thí nghiệm, chỉ có giai đoạn 15 NSKC và giai đoạn 25 NSKC vào lần đo thứ
2 có độ pH là 5 là do ở lần đo này năm ở giữa đường chéo nên đất ở đây bị trũng,


lượng phèn ở phía trên và phía dưới đổ về nên pH ở đây thấp hơn, tuy nhiên các giống
lúa trồng ở khu vực này thì sinh trưởng và phát triển bình thường, khơng bị ảnh hưởng
do phèn. Đất thí nghiệm có độ pH thích hợp cho lúa là do ở vụ Đông Xuân đã áp dụng
kỷ thuật canh tác ém phèn giữ nước nên, nước từ mương cấp đưa vào nên trên mặt
nước được rửa phèn nên pH không xuống dưới 5. Tuy nhiên, theo kết quả phân tích
đất tỉnh Hậu Giang năm 2010 thì pH của H2O (1;2,5) là 2,8, Fe trao đổi % Fe2O3 là


0,8, Al trao đổi meq/100g là 15 có khả năng gây ảnh hưởng đến lúa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

38


<b>Bảng 4.3: Diễn biến độ pH qua các giai đoạn sinh trưởng </b>
<b>Các giai đoạn sinh trưởng </b>
<b>Các lần </b>


<b>đo </b> <b><sub>15 NSKC 25 NSKC </sub></b> <b><sub>35 NSKC </sub></b> <b><sub>45 NSKC </sub></b> <b><sub>55 NSKC </sub></b>


Lần 1 6 6 6 6 6


Lần 2 5 5 6 6 6


Lần 3 6 6 6 7 7


<b>4.2.3 Ghi nhận sâu bệnh ngoài đồng </b>


Do thí nghiệm được thực hiện vào vụ Đông Xuân nên ngoài việc đất được rửa
phèn còn do thời tiết thuận lợi nên hạn chế được rầy, sâu cuốn lá và bù lạch có xuất
hiện nhưng với mật độ rất thấp, chỉ có bệnh đạo ôn là gây hại ở các cấp bệnh được
đánh giá qua Bảng 4.4 kết quả đánh giá bệnh đạo ôn tại khu II, Đại học Cần Thơ.



<b>Bảng 4.4: Đánh giá mức độ đạo ôn của 16 giống lúa sản xuất trên vùng đất phèn Hòa An </b>
<b>vụ Đông Xuân 2012 - 2013 </b>


<i> Nguồn: Viện Nghiên Cứu và Phát Triển ĐBSCL </i>


<b>TT </b> <b>Tên Giống </b> <b>Cấp bệnh </b> <b>Đánh giá </b>


1 MTL749 3 Hơi kháng


2 MTL750 4 Hơi kháng


3 MTL771 1 Kháng


4 MTL775 0 Rất kháng


5 MTL783 3 Hơi kháng


6 MTL789 8 Rất nhiễm


7 MTL820 7 Nhiễm


8 MTL821 9 Rất nhiễm


9 MTL822 4 Hơi kháng


10 MTL823 4 Hơi kháng


11 MTL824 4 Hơi kháng


12 MTL825 3 Hơi kháng



13 MTL826 3 Hơi kháng


14 MTL827 2 Kháng


15 OMCS2000(đ/c) 1 Kháng


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

39


<i>Bệnh cháy lá lúa do nấm Pyricularia oryzae gây ra. Đầu tiên lá lúa xuất hiện </i>
những vết màu nâu nhỏ như đầu mũi kim, sau lan dần tạo thành những vết bệnh có
hình con mắt, phần giữa vết bệnh có màu xám trắng, rìa có màu nâu. Nhiều vết bệnh
tạo thành làm cho lá lúa bị cháy khô. Bệnh nặng có thể làm chết cả bụi lúa. Theo Lê
Xuân Thái (2008), thì các giống lúa chịu phèn canh tác trong vùng khó khăn thì yếu tố
bệnh đạo ơn là dịch bệnh quan trọng cần quan tâm. Kết quả ở bảng cho thấy, trong vụ
Đông Xuân 2012 – 2013 tất cả các giống có mức độ nhiễm bệnh đạo ôn biến thiên từ
cấp 0 đến cấp 9.


Nhìn chung, Các giống lúa thí nghiệm có mức độ nhiễm bệnh đạo ôn được đánh
giá ở mức từ rất nhiễm (cấp 9) đến rất kháng (cấp 0). Giống có khả năng rất kháng với
bệnh đạo ơn là giống MTL775 được đánh giá ở cấp 0; ở mức độ rất nhiễm bệnh đạo ơn
có các giống MTL789 (cấp 8), MTL821 (cấp 9); giống đối chứng IR50404 được đánh
giá là nhiễm bệnh đạo ôn cấp 6; các giống MTL771 (cấp 1), MTL827 (cấp 2) và giống
đối chứng OMCS2000 (cấp 1) là kháng bệnh đạo ôn, những giống cịn lại thì hơi
kháng bệnh đạo ôn (cấp 3 và cấp 4).


<b>4.2.4 Diễn biến số chồi </b>


Trong điều kiện thuận lợi, đầy đủ dinh dưỡng và ánh sáng cây lúa thường bắt
đầu mọc chồi đầu tiên ở mắc thứ hai, đồng thời với lá thứ năm trên thân chính. Sau đó


cứ ra thêm một lá mới thì các chồi tương ứng xuất hiện.


Theo Nguyễn Thành Phước (2003), ở lúa cấy thì khoảng 10 – 30 chồi có thể được
sinh ra trong điều kiện hợp lý, nhưng chỉ có 2 – 5 chồi được hình thành trong lúa sạ
thẳng. Những giống nào đẻ nhánh nhiều thường tỷ lệ chồi hữu hiệu thấp (Vũ Văn Liết,
2004). Qua Bảng 4.5 cho thấy, giai đoạn 15 NSKC, số chồi của các giống lúa biến
thiên từ 147 – 256 chồi, số chồi trung bình là 205 chồi, giống MTL826 có số chồi cao
nhất và thấp nhất là giống MTL750. Các giống khơng có sự khác biệt về mặt ý nghĩa
thống kê, giai đoạn này cây lúa đang phục hồi và phát triển chồi tăng nhanh từ 10 – 20
NSKC và chậm lại sau 30 ngày.


Ở giai đoạn 25 NSKC, số chồi của các giống lúa có sự khác biệt, các giống có số
chồi dao động từ 179 – 356 chồi, số chồi trung bình là 280 chồi, giống có số chồi cao
nhất là giống MTL822 và thấp nhất là giống MTL775. Giống MTL775 thấp hơn giống
đối chứng OMCS2000 (293 chồi), các giống cịn lại khơng khác biệt về mặt ý nghĩa so
với giống đối chứng OMCS2000. Đối với giống đối chứng IR50404, các giống
MTL771, MTL789, MTL822, MTL823, MTL826, MTL827 có số chồi cao hơn so với
giống đối chứng khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, các giống cịn lại thì khác biệt không ý
nghĩa so với giống đối chứng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

40


mức ý nghĩa 5%. Các giống thí nghiệm đều có số chồi khác biệt khơng ý nghĩa về mặt
thống kê so với giống đối chứng OMCS2000 và giống đối chứng IR50404.


Ở giai đoạn 45 NSKC, các giống lúa có số chồi dao động từ 316 – 587 chồi, số
chồi trung bình là 466 chồi, giống có số chồi cao nhất là giống MTL826 và thấp nhất
là giống MTL775, ở giai đoạn này số chồi của các giống không khác biệt về mặt ý
nghĩa thống kê.



</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

41


<b>Bảng 4.5: Diễn biến số chồi của 16 giống lúa sản xuất trên vùng đất phèn Hịa An vụ Đơng </b>
<b>Xn 2012 - 2013 </b>


<i> Chú thích: </i>


<i> *: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5% </i>
<i> ns: Khơng có sự khác biệt </i>


<i> Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì khơng khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê </i>


<b>4.2.5 Diễn biến chiều cao cây </b>


Chiều cao cây là một đặc tính di truyền của cây lúa nhưng cũng chịu tác động rất
nhiều vào kỹ thuật canh tác và điều kiện môi trường. Nếu kỹ thuật canh tác tốt và mơi
trường thuận lợi thì chiều cao tăng hơn mức bình thường. Ngược lại, nếu kỹ thuật canh
tác kém, điều kiện môi trường khơng tốt thì sẽ làm cho chiều cao của cây lúa bị rút
ngắn lại so với chiều cao bình thường.


<b>Các giai đoạn sinh trưởng </b>
<b>STT </b> <b>Tên giống </b>


<b>15 NSKC </b> <b>25 NSKC </b> <b>35 NSKC </b> <b>45 NSKC </b> <b>55 NSKC </b>


1 MTL749 172 277 a-d 567 a 482 460


2 MTL750 147 200 bcd 363 cd 467 377


3 MTL771 256 322 a 508 abc 433 392



4 MTL775 165 179d 316 d 316 302


5 MTL783 187 289 a-d 501 abc 449 378


6 MTL789 217 317 a 525 abc 507 407


7 MTL820 209 278 a-d 377 bcd 538 345


8 MTL821 187 257 a-d 400 a-d 411 384


9 MTL822 251 356 a 581 a 531 468


10 MTL823 226 310 ab 535 abc 530 441


11 MTL824 180 257 a-d 440 a-d 459 408


12 MTL825 191 274 a-d 432 a-d 456 378


13 MTL826 256 338 a 555 ab 587 500


14 MTL827 214 334 a 478 a-d 453 426


15 OMCS2000(đ/c) 212 293 abc 444 a-d 435 369


16 IR50404(đ/c) 208 192 cd 436 a-d 397 396


<b>Trung bình </b> 205 280 466 466 402


<b>F </b> ns * * ns ns



</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

42


Chiều cao cây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến đỗ ngã của cây, chiều cao cây
cao tỷ lệ với sự đổ ngã, nhưng thuận lợi trong việc cạnh tranh ánh sáng, quá trình
quang hợp được thực hiện tốt hơn. Trồng ở nước cạn (10 – 20 cm) chiều cao của các
giống lúa biến thiên từ 50 cm đến trên 190 cm, tập trung nhiều ở khoảng 110 – 130 cm
thuộc nhóm mùa lỡ và mùa muộn (Trần Hữu Phúc, 2008).


Yêu cầu tốt nhất cho giống lúa năng suất cao ở đồng ruộng Việt Nam là thân lúa
phải có chiều cao trung bình 80 – 110cm Võ Tịng Xn (1997). Theo Khush (1979)
và Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì chiều cao cây do đặc tính giống quy định và để có khả
năng cho năng suất cao các giống lúa cần có chiều cao dao động từ 80 – 100 cm.


Kết quả trong cho thấy, chiều cao cây lúa tăng dần từ giai đoạn cây mạ cho đến
lúc cây lúa thu hoạch. Trong giai đoạn mạ, chiều cao cây của các giống biến động từ
20,2 – 29,1 cm, chiều cao cây trung bình là 24,4 cm, giống MTL749 có chiều cao cây
thấp nhất và cao nhất là giống đối chứng OMCS2000. Các giống MTL825, MTL826,
MTL827 có chiều cao cây khác biệt không ý nghĩa so với hai giống đối chứng
OMCS2000 và IR50404, các giống cịn lại có chiều cao cây thấp hơn so với hai giống
đối chứng ở mức ý nghĩa 1%.


Ở giai đoạn 15 NSKC chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm dao động từ
40,2 – 47,3 cm, chiều cao cây trung bình là 43,8 cm. Trong đó giống đối chứng
OMCS2000 có chiều cao cây là 44 cm và IR50404 là 41 cm, giống có chiều cao cây
cao nhất là giống MTL750 và chiều cao cây thấp nhất là giống MTL824. Các giống
khơng có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê. Thời điểm này cây lúa đang phục hồi
bộ rễ nên q trình phát triển cịn chậm.


Ở giai đoạn 25 NSKC, các giống lúa có chiều cao cây biến thiên từ 60,7 – 73 cm,


chiều cao cây trung bình là 62,5 cm, giống có chiều cao cây cao nhất là giống
MTL775 và thấp nhất là giống MTL827. Các giống MTL749, MTL750, MTL771,
MTL775, MTL783, MTL789, MTL820, MTL721 có chiều cao cây cao hơn giống đối
chứng OMCS2000 (63,3 cm) và IR50504 (62,3 cm) và chiều cao cây từ 64,3 – 73 cm,
các giống còn lại có chiều cao thấp hơn giống đối chứng ( 60,7 – 62,8 cm) và các
giống thí nghiệm đều khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Do giai đoạn này cây lúa còn đang
trong thời kỳ phục hồi bộ rễ và tích lũy chất dinh dưỡng để nhảy chồi và phát triển
thân lá.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

43


<b>Bảng 4.6: Diễn biến chiều cao cây của 16 giống lúa sản xuất trên vùng đất phèn Hịa An </b>
<b>vụ Đơng Xn 2012 - 2013 </b>


<i>Chú thích: </i>


<i>ĐC1: giống đối chứng OMCS2000 </i>
<i>ĐC2: giống đối chứng IR50404 </i>
<i> *: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5% </i>
<i> **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% </i>
<i> ns: Khơng có sự khác biệt </i>


<i> Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì khơng khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê </i>


MTL820 khác biệt ở mức ý nghĩa 5%và có chiều cao cây khơng khác biệt với các
giống còn lại. Giai đoạn này cây lúa tập trung dinh dưỡng cho sự phát triển số chồi.


Ở giai đoạn 45 NSKC: lúc cây lúa vươn lóng mạnh nhất, chiều cao của các giống
lúa thí nghiệm dao động từ 80,7 – 98,2 cm và các giống lúa thí nghiệm khác biệt rất ý
nghĩa; chiều cao trung bình là 88,9 cm, giống MTL775 có chiều cao cây cao nhất,


giống MTL823 có chiều cao cây thấp nhất và cũng là giống thấp hơn giống đối chứng
OMCS2000 (92,3 cm) với khác biệt ý nghĩa ở mức 5% và các giống còn lại khác biệt


<b>Ngày sau khi cấy </b>
<b>ST</b>


<b>T </b>


<b>Tên </b>


<b>giống </b> <b>Mạ </b> <b><sub>15 </sub></b> <b><sub>25 </sub></b> <b><sub>35 </sub></b> <b><sub>45 </sub></b> <b><sub>55 </sub></b>


<b>Thu </b>
<b>hoạch </b>
1 MTL749 20,2d 43,8 64,3 b-f 74,7 bcd 91,2 a-d 98,8 b-f 101,0 b-g
2 MTL750 20,4 cd 47,3 68,5 a-e 80,2 a-d 92,0 a-d 102,3 a-d 106,2 a-e
3 MTL771 23,1 bcd 44,3 70,8 ab 83,0 abc 95,7 abc 108,5 a 109,3 a
4 MTL775 23,2 bcd 45,8 73,0 a 84,5 ab 98,2 a 105,3 ab 106,7 a-d
5 MTL783 23,5 bcd 43,7 68,7 a-d 78,8 a-d 87,8 cde 96,3 def 97,7 fg
6 MTL789 23,7 bcd 44,7 64,3 b-f 73,3 cd 84,8 de 92,7 ef 96,3 g
7 MTL820 23,9 bcd 45 70,2 abc 86,7 a 97,5 ab 105,7 ab 108,0 ab
8 MTL821 24,0 bcd 44,3 68,0 a-f 76,8 a-d 88,7 b-e 98,7 b-f 100,0 d-g
9 MTL822 24,0 bcd 40,4 60,8 f 69,3 d 83,5 de 94,8 def 99,3 efg
10 MTL823 24,0 bcd 42 61,8 def 69,8 d 80,7 e 91,3 f 96,0 g
11 MTL824 24,2 bc 40,2 62,3 def 73,8 bcd 88,0 cde 99,8 b-e 103,8 a-f
12 MTL825 25,7 ab 46,7 62,8 c-f 75,7 bcd 86,8 cde 96,5 def 101,7 b-g
13 MTL826 26,8 ab 45 61,0 ef 74,0 bcd 86,0 cde 97,2 c-f 100,7 c-g
14 MTL827 26,8 ab 43,2 60,7 f 71,0 d 83,0 de 93,0 ef 96,2 g
15 ĐC 1 28,5 a 44 63,3 c-f 75,0 bcd 92,3 a-d 104,7 abc 107,3 abc
16 ĐC 2 29,1 a 41 63,2 c-f 72,0 d 87,0 cde 94,0 ef 97,8 fg



<b>Trung bình </b> 24,4 43,8 62,5 76,2 88,9 98,7 101,8


<b>F </b> ** ns * * ** ** **


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

44


không ý nghĩa so với giống đối chứng. Hai giống MTL775 và giống MTL820 (97,5
cm) cao hơn giống đối chứng IR50404 (87 cm) với khác biệt ý nghĩa ở mức 5%.


Ở giai đoạn 55 NSKC: lúc này lúa thí nghiệm chiều cao vẩn tăng nhưng do bước
vào giai đoạn trổ bông nên chiều cao tăng chậm. Chiều cao của các giống lúa biến
thiên từ 91,3 – 108,5 cm, trung bình là 98,7 cm và các giống lúa thí nghiệm khác biệt
rất ý nghĩa; giống có chiều cao cây cao nhất là MTL771, thấp nhất là giống MTL823.
Có 6 giống lúa gồm MTL783, MTL789, MTL822, MTL823, MTL835, MTL827 có
chiều cao cây thấp hơn giống đối chứng OMCS2000 (104,7 cm), đồng thời giống
IR50404 cũng thấp hơn giống đối chứng OMCS2000 với khác biệt ý nghĩa ở mức 5%
và các giống còn lại khác biệt không ý nghĩa so với giống đối chứng. Các giống
MTL750, MTL771, MTL775, MTL820 và giống OMCS2000 có chiều cao cây cao
hơn giống đối chứng IR50404 (94 cm) với mức ý nghĩa 5%, các giống cịn lại có chiều
cao cây khác biệt không ý nghĩa với giống đối chứng.


Các giống lúa thí nghiệm vào giai đoạn thu hoạch đã đạt đến chiều cao tối đa.
Các giống lúa có chiều cao biến thiên từ 96 – 109,3 cm và các giống lúa có sự khác
biệt rất ý nghĩa, chiều cao cây trung bình là 101,8 cm. Giống MTL771 có chiều cao
cây cao nhất, giống MTL823. Các giống MTL783, MTL789, MTL821, MTL822,
MTL823, MTL837 và giống đối chứng IR50404 có chiều cao cây thấp hơn giống đối
chứng OMCS2000 (107,3 cm) ở mức ý nghĩa 5%, các giống cịn lại thì khác biệt
khơng ý nghĩa với giống đối chứng. Chiều cao cây của các giống MTL750, MTL771,
MTL775, MTL820 cao hơn giống đối chứng IR50404 khác biệt ý nghĩa 5%, đồng thời


giống đối chứng OMCS2000 cũng có chiều cao cây cao hơn giống đối chứng
IR50404; các giống còn lại có chiều cao cây khác biệt khơng ý nghĩa so với giống đối
chứng.


<b>4.2.6 Số lá </b>


Theo Nguyễn Ngọc Đệ (1998) từ các nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 80 – 90%
chất khô trong cây được tạo thành là do quang hợp, phần còn lại là chất khoáng lấy từ
đất. Theo Mastushima (1976) đặc điểm cây lúa năng suất cao là giữ càng nhiều lá xanh
trên bông càng tốt. Trong giai đoạn từ khi trổ bơng đên lúc lúa chín, lá xanh tươi biểu
hiện tình trạng khỏe mạnh của bộ rễ cũng như của tồn cây lúa (trích bởi Nguyễn Đức
Mận, 1991).


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

45


đoạn này tăng tối đa và ổn định lại, biến thiên từ 4 – 5 lá. Ở giai đoạn 55 NSKC, số lá
của các giống từ 3 – 4 lá, các giống MTL771, MTL821, MTL822, MTL824, MTL826,
MTL827 và giống đối chứng OMCS2000 vẩn duy trì được số lá trên cây, các giống
cịn lại thì có số lá giảm nhưng vẩn giữ được 3 lá trở lên. Nhìn chung giống lúa thí
nghiệm đều có số lá trên cây nhiều chứng tỏ vật chất hữu cơ được tích lũy nhiều trong
cây. Do đó, những giống duy trì được số lá/bơng càng lâu càng có lợi cho việc nâng
cao năng suất.


<b>Bảng 4.7: Diễn biến số lá của 16 giống lúa sản xuất trên vùng đất phèn Hòa An vụ </b>
<b>Đông Xuân 2012 – 2013 </b>


<b>Các giai đoạn sinh trưởng </b>


<b>STT </b> <b>Tên giống </b> <b><sub>15 NSKC </sub></b> <b><sub>25 NSKC </sub></b> <b><sub>35 NSKC </sub></b> <b><sub>45 NSKC </sub></b> <b><sub>55 NSKC </sub></b>



1 MTL 749 4 4 4 4 3


2 MTL750 4 4 4 4 3


3 MTL 771 4 4 4 4 4


4 MTL 775 4 4 4 4 3


5 MTL 783 3 4 5 5 4


6 MTL789 3 4 4 4 3


7 MTL 820 3 4 5 5 3


8 MTL821 4 4 4 4 4


9 MTL 822 4 4 4 4 4


10 MTL 823 3 4 4 5 4


11 MTL 824 3 4 4 4 4


12 MTL 825 4 4 4 4 4


13 MTL826 3 4 4 4 4


14 MTL 827 4 4 4 4 4


15



OMCS2000


(đ/c) 4 4 4 4 4


16


IR50404


(đ/c) 3 4 4 5 4


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

46


<b>4.2.7 Chiều dài bông </b>


<b>Bảng 4.8: Diễn biến chiều dài bông của 16 giống lúa sản xuất trên vùng đất phèn Hịa </b>
<b>An vụ Đơng Xn 2012 - 2013 </b>


<b>STT </b> <b>Tên giống </b> <b>Dài bông </b>


1 MTL749 21,2
2 MTL750 20,9
3 MTL771 23,6
4 MTL775 23,6
5 MTL783 22,6
6 MTL789 20,9
7 MTL820 20,4
8 MTL821 21,8
9 MTL822 21,5
10 MTL823 21,1
11 MTL824 22,0


12 MTL825 21,9
13 MTL826 25,8
14 MTL827 21,6
15 OMCS2000(đ/c) 22,3
16 IR50404 (đ/c) 28,2


<b>ruTrung bình </b> 22,5


<b>F </b> ns


<b>CV(%) </b> 18,1


<i>Chú thích: </i>


<i>ns: Khơng có sự khác biệt </i>


<i>Theo Vũ Văn Liết và ctv., (2004), chiều dài bông thay đổi tùy theo giống và góp </i>
phần gia tăng năng suất. Giống có bơng dài, hạt xếp khít, tỷ lệ hạt lép thấp, trọng
lượng ngàn hạt cao sẽ cho năng suất cao.


Kết quả thí nghiệm trong Bảng 4.8 cho thấy, chiều dài bông của các giống lúa
dao động từ 20,4 – 28,2 cm, chiều dài bơng trung bình là 22,5 cm. Chiều dài bông dài
nhất là giống đối chứng IR50404 và ngắn nhất là giống MTL820, chiều dài bông của
các giống khơng có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê.


<b>4.3 NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT </b>
<b>4.3.1 Số bông/m2</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

47



<b>Bảng 4.9: Thành phần năng suất và năng suất thực tế của 16 giống lúa sản xuất trên </b>
<b>vùng đất phèn Hịa An vụ Đơng Xn 2012 – 2013 </b>


<b>STT </b> <b>Tên Giống </b> <b>Số bông/m2 </b> <b>Số hạt </b>
<b>chắc/bông </b>


<b>Trọng lượng 1000 </b>
<b>hạt (gam) </b>


<b>Năng suất </b>
<b>(tấn/ha) </b>


1 MTL749 378 81 21,8 cb 6,0


2 MTL750 283 78 27,5 ab 6,1


3 MTL771 349 67 27,7 ab 5,8


4 MTL775 287 78 29,4 a 6,3


5 MTL783 369 66 28,5 a 6,8


6 MTL789 379 67 25,7 abc 6,3


7 MTL820 314 96 22,3 cb 6,0


8 MTL821 314 69 24,5 abc 5,3


9 MTL822 389 67 26,9 ab 7,3



10 MTL823 <b>347 </b> 62 26,0 ab 5,8


11 MTL824 364 63 24,9 abc 5,5


12 MTL825 307 80 25,9 ab 6,3


13 MTL826 381 78 26,5 ab 6,9


14 MTL827 359 76 24,4 abc 6,5


15 OMCS2000 356 71 24,7 abc 6,0


16 IR50404 334 128 20,0 c 5,1


<b>Trung bình </b> 344 77 25,4 6,1


<b> F </b> ns ns * ns


<b> CV(%) </b> 19,9% 35% 12% 19,1%


<i>Chú thích: </i>


<i>*: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5% </i>
<i>ns: Khơng có sự khác biệt </i>


<i>Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì khơng khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

48


bông/m2 thấp hơn giống đối chứng OMCS2000 từ 283 – 349 bông và khơng có sự


khác biệt về mặt thống kê. Đối với giống đối chứng IR50404, các giống MTL750,
MTL775, MTL820, MTL821, MTL825 có số bơng/m2 thấp hơn từ 283 – 314 bơng.
Các giống cịn lại có số bơng/m2 cao hơn giống đối chứng IR50404 (334 bông) điều
này cũng không khác biệt về mặt thống kê.


Nhìn chung, số bơng/m2 của các giống lúa thí nghiệm chưa cao do được trồng
trong điều kiện đất phèn, tỷ lệ đẻ nhánh của cây chưa cao. Bên cạnh đó mật độ cấy
cũng ảnh hưởng đến khả năng nở bụi của lúa, làm giảm số bông/m2.


<b>4.3.2 Hạt chắc/bông </b>


Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), số hạt chắc/bơng là một đặc tính di truyền nhưng
chịu ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác và điều kiện môi trường. Hạt chắc/bông là yếu tố
quan trọng quyết định năng suất lúa. Đối với lúa cấy từ 100 – 120 hạt trong điều kiện
đất phù sa của ĐBSCL. Số hạt chắc/bơng đóng góp vào năng suất lúa khoảng 75%, do
đó nó là yếu tố quan trọng trong gia tăng năng suất lúa (Nguyễn Thị Mỹ Phương và


<i>ctv., 2005). </i>


Kết quả cho thấy số hạt chắc/bông của các giống dao động từ 62 – 128 hạt, trung
bình là 77 hạt. Giống đối chứng IR50404 có số hạt chắc cao nhất, thấp nhất là giống
MTL823 và khơng có sự khác biệt về mặt thống kê. Số hạt chắc/bông của các giống
lúa thí nghiệm tương đối thấp có thể do đất sản xuất lúa là vùng đất phèn và cũng có
thể do điều kiện canh tác lúa.


<b>4.3.3 Trọng lượng 1000 hạt </b>


Ở phần lớn các giống lúa trọng lượng 1000 hạt thường dao động từ 20-30 g
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Theo Nguyễn Văn Sánh (1981) các giống lúa mùa có trọng
lượng 1000 hạt biến thiên từ dưới 23 g đến trên 29 g; tập trung nhiều nhất ở cỡ hạt


25-27 g. Có sự tương quan giữa số hạt/bông và trọng lượng 1000 hạt của các giống lúa
mùa vùng ĐBSCL. Tuy nhiên không nên chọn giống có hạt quá to, vì hạt to sẽ kéo
<i>theo bạc bụng nhiều và giá trị xuất khẩu thấp (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

49


quả thí nghiệm ta thấy trọng lượng 1000 hạt của các giống lúa tương đối thích hợp,
góp phần gia tăng năng suất và đảm bảo giá trị xuất khẩu.


<b>4.3.4 Năng suất thực tế (tấn/ha) </b>


Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), năng suất lúa trong điều kiện sản xuất thường
thấp hơn năng suất lúa trong điều kiện thí nghiệm do có sự khác biệt về điều kiện mơi
trường, ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu và đặc biệt là kỹ thuật canh tác. Để tăng năng
suất lúa phải chú trọng các thành phần năng suất như số bông/m2, số hạt chắc/bông,
trọng lượng 1000 hạt.


Từ kết quả phân tích cho thấy năng suất thực tế của các giống lúa thí nghiệm dao
động từ 5,1 – 7,3 tấn/ha, trung bình đạt 6,1 tấn/ha. Giống MTL822 có năng suất thực
tế cao nhất và giống đối chứng IR50404 có năng suất thấp nhất. Các giống lúa khơng
có sự khác ý nghĩa về mặt thống kê, giống đối chứng IR50404 ở vụ này có năng suất
thấp nhất là do giống lúa này bị nhiễm đạo ôn ở cấp 6 (kết quả từ bảng 4.4).


<b>4.4 ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT GẠO </b>
<b>4.4.1 Tỷ lệ xay chà </b>


<i>Theo Lê Xuân Thái và ctv., (2011) thì tỷ lệ gạo lức (hay trọng lượng hạt) chiếm </i>
80%. Tỷ lệ gạo trắng thường chiếm khoảng 70% và gạo nguyên là 50%.


Kết quả cho thấy, tỷ lệ gạo lức của các giống thí nghiệm dao động từ 79,6 –


82,1%, tỷ lệ gạo lức trung bình là 81,1%, giống MTL822 có tỷ lệ gạo lức cao nhất và
giống đối chứng IR50404 có tỷ lệ gạo lức thấp nhất. Giống MTL783 và giống
IR50404 có tỷ lệ gạo lức thấp hơn giống đối chứng OMCS2000 (81,6%) và khác biệt
với mức ý nghĩa 5%, các giống cịn lại có tỷ lệ gạo lức khác biệt khơng có ý nghĩa so
với giống đối chứng. Đối với giống đối chứng IR50404 có tỷ lệ gạo lức thấp hơn so
với hầu hết các giống lúa thí nghiệm ở mức ý nghĩa 5% trừ giống MTL783 là có tỷ lệ
gạo lức khác biệt khơng có ý nghĩa so với giống đối chứng. Tỷ lệ gạo lức cho biết hạt
lúa có vỏ trấu dày hay mỏng. Đồng thời tỷ lệ gạo lức lớn thể hiện khả năng vận chuyển
chất khô của cây lúa vào hạt ở giai đoạn vảo chắc đầy đủ (Lê Xuân Thái, 2003). Nhìn
chung, tỷ lệ gạo lức của các giống lúa là ở mức độ tốt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

50


<b>Bảng 4.10: Tỷ lệ gạo lức (%), tỷ lệ gạo nguyên (%) và tỷ lệ gạo trắng (%) của 16 giống </b>
<b>lúa sản xuất trên vùng đất phèn Hịa An vụ Đơng Xn 2012 - 2013 </b>


<b>STT Tên giống </b> <b>Gạo lức </b> <b>Gạo trắng </b> <b>Gạo nguyên </b>


1 MTL749 81,4 abc 69,7 a-d 62,5 ab


2 MTL750 81,4 abc 68,0 bcd 49,4 cd


3 MTL771 80,8 bc 67,0 de 42,4 d


4 MTL775 80,6 bc 67,2 cde 45,4 d


5 MTL783 80,4 cd 65,0 e 44,8 d


6 MTL789 81,1 abc 69,3 a-d 59,7 ab



7 MTL820 81,6 ab 69,1 a-d 60,4 ab


8 MTL821 81,6 ab 70,2 abc 64,3 a


9 MTL822 82,1 a 71,8 a 62,2 ab


10 MTL823 81,2 abc 70,1 abc 61,1 ab


11 MTL824 81,1 abc 68,5 bcd 52,4 bcd
12 MTL825 81,1 abc 68,7 bcd 55,7 abc


13 MTL826 81,2 abc 70,8 ab 64,8 a


14 MTL827 81,3 abc 70,2 abc 63,5 a


15 OMCS2000 (đ/c) 81,6 ab 70,4 ab 57,5 abc
16 IR50404 (đ/c) 79,6 d 69,2 a-d 62,7 ab


<b>Trung bình </b> 81,1 69,1 56,8


<b>F </b> * * **


<b>CV (%) </b> 0,7% 2,2% 9,6%


<i>Chú thích: </i>


<i>*: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5% </i>
<i>**:Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% </i>
<i>ns: Khơng có sự khác biệt </i>



<i>Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì khơng khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

51


<b>4.4.2 Kích thước và hình dạng hạt gạo </b>


<b>Bảng 4.11: Chiều dài hạt gạo (mm), chiều rộng hạt gạo (mm) và hình dạng hạt gạo của </b>
<b>16 giống lúa sản xuất trên vùng đất phèn Hịa An vụ Đơng Xuân 2012 - 2013 </b>
<b>STT </b> <b>Tên Giống </b> <b>Chiều dài </b> <b>Chiều rộng </b> <b>Tỷ lệ </b>


<b>dài/rộng </b>


<b>Hình dạng </b>
<b>hạt gạo </b>


1 MTL749 6,0 c 2,0 3,0 Trung bình


2 MTL750 6,4 bc 2,1 3,1 Thon, dài


3 MTL771 6,3 bc 2,1 3,0 Trung bình


4 MTL775 6,6 ab 2,0 3,3 Thon, dài


5 MTL783 6,9 a 2,1 3,4 Thon, dài


6 MTL789 6,7 ab 2,0 3,3 Thon, dài


7 MTL820 6,4 bc 2,0 3,3 Thon, dài


8 MTL821 6,2 bc 2,0 3,1 Thon, dài



9 MTL822 6,6 ab 2,1 3,2 Thon, dài


10 MTL823 6,4 bc 2,0 3,2 Thon, dài


11 MTL824 6,4 bc 2,0 3,1 Thon, dài


12 MTL825 6,2 bc 2,0 3,1 Thon, dài


13 MTL826 6,2 bc 2,0 3,1 Thon, dài


14 MTL827 6,3 bc 2,0 3,2 Thon, dài


15 OMCS2000 (đ/c) 6,3 bc 2,0 3,2 Thon, dài


16 IR50404 (đ/c) 6,7 ab 2,1 3,2 Thon, dài


<b>Trung bình </b> 6,4 2,0 3,2


<b>F </b> * ns ns


<b>CV (%) </b> 12,7% 14% 6,3%


<i>Chú thích: </i>


<i>*: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%; ns: Khơng có sự khác biệt </i>


<i>Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì khơng khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê </i>


Chiều dài hạt gạo là một trong những chỉ tiêu đánh giá phẩm chất hạt gạo và nó


bị chi phối mạnh bởi yếu tố di truyền và ít bị chi phối bởi yếu tố môi trường (Trần
Thanh Hồng, 2005). Hình dạng hạt gạo được dựa trên tỷ lệ chiều dài/chiều rộng của
hạt gạo nguyên đã được chà trắng. Tuy tỷ lệ xay chà là những hình dạng hạt và kích
thước hạt là tiêu chí đầu tiên của các nhà chọn giống trong việc chọn và phổ triển các
giống lúa mới (Cruz và Khush, 2000).


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

52


dài/rộng cao nhất là MTL783 và thấp nhất là giống MTL749 và MTL771. Hai giống
đối chứng OMCS2000 và IR50404 có tỷ lệ dài/rộng bằng nhau là 3,2 mm. Những
giống có tỷ lệ dài/ rộng cao hơn hai giống đối chứng là MTL775, MTL783, MTL789,
MTL820 và thấp hơn là MTL749, MTL750, MTL771, MTL821, MTL824, MTL825,
MTL826. Những giống cịn lại có tỷ lệ dài/rộng bằng với hai giống đối chứng. Nhìn
chung tỷ lệ dài/rộng của các giống thí nghiệm khơng có sự khác biệt ý nghĩa về mặt
thống kê.


Kết quả phân tích cho thấy, chiều dài hạt của các giống biến động từ 6,0 – 6,9
mm, trung bình là 6,4 mm, giống có chiều dài hạt dài nhất là MTL783 và ngắn nhất là
MTL749. Hầu hết các giống có chiều dài hạt không khác biệt với giống đối chứng
OMCS2000 (6,3 mm), trừ giống MTL783 là có chiều dài dài hơn khác biệt ở mức ý
nghĩa 5%. Đối với giống đối chứng IR50404 thì chỉ có giống MTL749 có chiều dài hạt
ngắn hơn với mức ý nghĩa 5%, các giống cịn lại thì khơng có sự khác biệt so với
giống đối chứng. Chiều rộng của các giống thí nghiệm khơng có sự khác biệt về mặt ý
nghĩa thống kê. Chiều rộng của các giống biến động từ 2,0 - 2,1 mm, trung bình là 2,0
mm, chiều rộng của các giống thí nghiệm khơng có sự khác biệt về mạt ý nghĩa thống
kê.


<b>4.4.3 Độ bạc bụng </b>


Trong q trình tích lũy chất khơ của hạt, giai đoạn vào chắc nếu gặp điều kiện


thuận lợi hạt no trịn mẫy thì độ nén của hạt tinh bột bên trong sẽ chặt chẽ, giảm được
tỷ lệ bạc bụng. Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa ngày và đêm, sự giảm ẩm đột ngột
sẽ làm tăng tỷ lệ bạc bụng ở hạt gạo (Trần Hữu Phúc, 2008). Theo Nguyễn Ngọc Đệ
(2008), tỷ lệ bạc bụng nhiều ảnh hưởng đến tỷ lệ gạo nguyên, làm giảm giá trị nông
phẩm. Tỷ lệ bạc bụng ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu dung (thích gạo trong) và
phẩm chất xay chà. Gạo thường gãy ở vết bạc bụng, ảnh hưởng đến gía trị xuất khẩu
<i>(Lê Thu Thủy và ctv., 2002). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

53


<b>Bảng 4.12: Tỷ lệ bạc bụng (%) của các cấp của 16 giống lúa sản xuất trên vùng đất phèn </b>
<b>Hịa An vụ Đơng Xuân 2012 - 2013 </b>


<b>STT </b> <b>Tên giống </b> <b>Cấp 1 </b> <b>Cấp 5 </b> <b>Cấp 9 </b>


1 MTL749 7,0 e 5,3 d 7,0 ef
2 MTL750 29,7 a 23,7 a 19,0 bcd
3 MTL771 24,3 ab 18,0 ab 35,3 a
4 MTL775 8,7 de 7,0 d 13,7 c-f
5 MTL783 22,7 abc 17,0 b 21,0 bc
6 MTL789 20,7 a-d 14,0 bc 20,7 bc
7 MTL820 9,7 de 10,3 cd 10,7 c-f
8 MTL821 12,0 cde 8,7 cd 8,7 def
9 MTL822 15,3 b-e 14,0 bc 18,7 b-e
10 MTL823 10,0 de 10,3 cd 26,0 ab
11 MTL824 14,7 b-e 18,3 ab 20,7 bc
12 MTL825 13,3 b-e 5,7 d 14,7 b-f
13 MTL826 11,0 cde 8,7 cd 8,3 def
14 MTL827 9,0 de 7,3 d 11,3 c-f
15 OMCS2000 (đ/c) 4,0 e 6,0 d 6,3 f


16 IR50404 (đ/c) 5,3 e 4,0 d 8,7 def


<b>Trung bình </b> 13,6 11,1 15,7


<b>F </b> ** ** **


<b>CV (%) </b> 46,5% 29,9% 39%


<i>Chú thích: </i>


<i>**:Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% </i>


<i>Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì khơng khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê </i>


Tỷ lệ bạc bụng cấp 5 của các giống thí nghiệm biến thiên từ 4,0 – 23,7%, trung
bình là 11,1%, giống có tỷ lệ bạc bụng cấp 5 thấp nhất là giống đối chứng IR50404 và
cao nhất là MTL750. Các giống MTL750, MTL771, MTL783, MTL789, MTL822,
MTL824 có tỷ lệ bạc bụng cấp 5 cao hơn hai giống đối chứng OMCS2000 và IR50404
với mức ý nghĩa thống kê 1%, các giống cịn lại có tỷ lệ bạc bụng cấp 5 khơng có sự
khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê so với hai giống đối chứng. Do tỷ lệ bạc bụng cấp 5
chiếm khoảng 10% đến dưới 20% diện tích hạt gạo nên nó ảnh hưởng khơng lớn đến
phẩm chất hạt gạo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

54


MTL783, MTL789, MTL822, MTL823, MTL824 cao hơn giống đối chứng
OMCS2000 (18,7 – 35%) với khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, các giống cịn lại thì khơng
khác biệt với giống đối chứng. Đối với giống đối chứng IR50404 có tỷ lệ bạc bụng cấp
9 là 8,7% thấp hơn các giống MTL771, MTL783, MTL789, MTL823, MTL824 (20,7
– 35,3%) ở mức ý nghĩa 1% các giống cịn lại thì khơng có sự khác biệt so với giống


đối chứng. Các giống có tỷ lệ bạc bụng cấp 9 dao động từ 6,3 – 35,5%, trung bình là
15,7%, giống đối chứng OMCS2000 có tỷ lệ cấp 9 thấp nhất và cao nhất là giống
MTL771.


<b>4.4.4 Độ trở hồ </b>


Độ trở hồ có liên quan một phần với hàm lượng amylose của tinh bột, nhiệt độ
trở hồ thấp không liên hệ chặt với lượng amylose cao, thấp hay trung bình (Đặng
Nguyệt Quế, 2011). Điều đó có nghĩa việc ước tính hàm lượng amylose dựa vào độ trở
hồ chỉ có thể sử dụng được cho giống lúa có hàm lượng amylose thấp vì nó có liên hệ
rõ rệt với nhiệt độ trở hồ cao, còn việc giống lúa có hàm lượng amylose trung bình và
cao đòi hỏi các nhà chọn giống phải phân tích hàm lượng amylose (Trần Hữu Phúc,
2008). Gạo có nhiệt độ trở hồ cao có phẩm chất nấu kém vì cho cơm cứng sau khi để
nguội. Đa số người tiêu thụ thích gạo nấu có cơm mềm (độ trở hồ thấp đến trung bình)
(Đặng Nguyệt Quế, 2011). Ở nhiều quốc gia trồng lúa, người ta ưa thích gạo có độ trở
hồ trung bình (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

55


<b>Bảng 4.13: Độ trở hồ của 16 giống lúa sản xuất trên vùng đất phèn Hòa An vụ Đông </b>
<b>Xuân 2012 - 2013 </b>


<b>STT </b> <b>Tên giống </b> <b>Cấp </b> <b>Phân nhóm </b>


1 MTL749 <sub>1 </sub> <sub>Cao </sub>


2 MTL750 <sub>1 </sub> <sub>Cao </sub>


3 MTL771



2 Cao


4 MTL775


2 Cao


5 MTL783 <sub>2 </sub> <sub>Cao </sub>


6 MTL789 <sub>3 </sub> <sub>Cao – trung bình </sub>


7 MTL820 <sub>2 </sub> <sub>Cao </sub>


8 MTL821


3 Cao – trung bình


9 MTL822


4 Trung bình


10 MTL823 <sub>3 </sub> <sub>Cao – trung bình </sub>


11 MTL824 <sub>2 </sub> <sub>Cao </sub>


12 MTL825 <sub>2 </sub> <sub>Cao </sub>


13 MTL826 <sub>3 </sub> <sub>Cao – trung bình </sub>


14 MTL827



3 Cao – trung bình


15 OMCS2000 (đ/c)


2 Cao


16 IR50404 (đ/c) <sub>2 </sub> <sub>Cao </sub>


<b>4.4.5 Hàm lượng amylose </b>


Hàm lượng amylose được xem là hợp phần quan trọng trong phẩm chất cơm vì
nó quyết định tính chất của hạt như: dẻo, mềm hay cứng. Các giống lúa có hàm lượng
amylose thấp thường có cơm ướt, dẻo và bóng láng khi nấu chín, gạo có hàm lượng
amylose cao khi nấu chín thường khơ và xốp nhưng trở nên cứng khi nguội lại, gạo có
hàm lượng amylose trung bình khi nấu chín cơm xốp, cịn gạo có hàm lượng amylose
thấp thì cơm vẫn cịn mềm khi nguội (Trần Hữu Phúc, 2008).


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

56


trừ giống MTL821, MTL824, MTL825, MTL826 không khác biệt so với giống lúa đối
chứng.


Các giống lúa MTL750, MTL771, MTL783, MTL789, MTL823, MTL824 và
giống đối chứng IR50404 có hàm lượng amylose cao nên cùng thuộc nhóm gạo cứng
cơm. Các giống cịn lại có hàm lượng amylose trung bình và thuộc nhóm gạo mềm
cơm, trừ giống MTL749 có hàm lượng amylose thấp nên thuộc nhóm gạo dẻo.


<b>Bảng 4.14 Hàm lượng amylose của 16 giống lúa sản xuất trên vùng đất phèn Hịa An vụ </b>
<b>Đơng Xuân 2012 - 2013 </b>



<b>STT </b> <b>Tên giống </b> <b>Amylose </b>


<b>(%) </b> <b>Đánh giá </b>


<b>Phân nhóm </b>
<b>gạo </b>


1 MTL749 18,5 j Thấp Gạo dẻo
2 MTL750 29,2 a Cao Cứng cơm
3 MTL771 27,1 b Cao Cứng cơm
4 MTL775 21,6 i Trung bình Mềm cơm
5 MTL783 25,5 d Cao Cứng cơm
6 MTL789 26,4 c Cao Cứng cơm
7 MTL820 22,4 h Trung bình Mềm cơm
8 MTL821 24,5 ef Trung bình Mềm cơm
9 MTL822 23,3 g Trung bình Mềm cơm
10 MTL823 25,2 d Cao Cứng cơm
11 MTL824 25,1 de Cao Cứng cơm
12 MTL825 25,0 de Trung bình Mềm cơm
13 MTL826 24,3 f Trung bình Mềm cơm
14 MTL827 22,8 gh Trung bình Mềm cơm
15 OMCS2000 (đ/c) 24,6 ef Trung bình Mềm cơm
16 IR50404 (đ/c) 28,9 a Cao Cứng cơm


<b>TB </b> 24,6


<b>F </b> **


<b>CV (%) </b> 1,4%



<i>Chú thích: </i>


<i>**:Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% </i>


<i>Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì khơng khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê </i>


<b>4.4.6 Mùi thơm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

57


trường gạo thơm là thị trường gạo cao cấp với giá trị thương mại rất cao. Mùi thơm là
một tính trạng rất phức tạp trong thể hiện kiểu hình bởi vì nó lệ thuộc vào mơi trường
bên ngồi (Nguyễn Thị Lang và Bùi Chí Bửu, 2005).


<b>Bảng 4.15: Mùi thơm của 16 giống lúa sản xuất trên vùng đất phèn Hòa An vụ Đông </b>
<b>Xuân 2012 - 2013 </b>


<b>STT </b> <b>Tên giống </b> <b>Cấp </b> <b>Đặc tính </b>


1 MTL749


2 Thơm


2 MTL750


0 Không thơm


3 MTL771


1 Thơm nhẹ



4 MTL775 <sub>2 </sub> <sub>Thơm </sub>


5 MTL783 <sub>2 </sub> <sub>Thơm </sub>


6 MTL789 <sub>0 </sub> <sub>Không thơm </sub>


7 MTL820


0 Không thơm


8 MTL821


2 Thơm


9 MTL822 <sub>2 </sub> <sub>Thơm </sub>


10 MTL823 <sub>1 </sub> <sub>Thơm nhẹ </sub>


11 MTL824


0 Không thơm


12 MTL825


2 Thơm


13 MTL826


1 Thơm nhẹ



14 MTL827 <sub>2 </sub> <sub>Thơm </sub>


15 OMCS2000 (đ/c) <sub>0 </sub> <sub>Không thơm </sub>


16 IR50404 (đ/c) <sub>0 </sub> <sub>Không thơm </sub>


Kết quả trên ta thấy được mùi thơm của các giống thí nghiệm có đặc tính từ
khơng thơm đến thơm. Các giống MTL749. MTL771, MTL783, MTL821, MTL822,
MTL825, MTL827 thuộc đặc tính thơm, giống MTL771,MTL823, MTL826 thì có đặc
tính là thơm nhẹ, giống đối chứng OMCS2000 và giống đối chứng IR50404 cùng với
các giống cịn lại thì khơng thơm.


<b>4.6 T HẢO LUẬN CHUNG </b>


<b>4.6.1 Kết quả khảo sát tình hình vụ Đơng Xn (2011 – 2012) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

58


nên còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng cơ chế hóa trong sản xuất. Hầu hết các hộ
nông dân trong vùng khảo sát sản xuất 2 vụ lúa/năm; tỷ lệ lúa thơm được sản xuất vụ
Đông Xuân là cao nhất và giảm xuống qua vụ Hè Thu và Thu Đông. Trong vùng khảo
sát, đa số nông hộ sử dụng giống OM6976 (62%), giống OM5451(24%), giống
IR50404 (5%) ; sâu cuốn lá, đạo ôn và rầy nâu là ba loại sâu bệnh phổ biến trong vùng
thêm vào đó giá vật tư nơng nghiệp tăng và giá lúa thấp đã làm cho nhiều hộ sản xuất
lúa trong vùng phải mất ăn mất ngủ. Qua đó đã nói lên được phần nào nhu cầu giống
lúa cũng như tiêu chuẩn chọn giống của người dân trong vùng khảo sát là giống lúa
sản xuất phải kháng được sâu bệnh, dễ canh tác, năng suất cao và bán được giá.


<b>4.6.2 Các giống lúa thí nghiệm </b>



Qua các số liệu đã ghi nhận và phân tích từ phịng thí nghiệm về năng suất,
phẩm chất hạt, tính chống chịu phèn và các loại sâu bệnh phổ biến hiện nay của các
giống lúa thí nghiệm trong vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Hòa An, chúng tơi có
những nhận xét sau:


Thời gian sinh trưởng của tất cả các giống lúa thí nghiệm đều có thời gian sinh
trưởng phù hợp với điều kiện canh tác của khu vực đồng bằng sông Cửu Long đồng
thời cũng cho năng suất cao trên vùng đất phèn. Năng suất của các giống thí nghiệm
đều trên 5 tấn/ha đáp ứng được yêu cầu của người dân sử dụng.


Về phẩm chất hạt gạo của các giống thì hầu hết các giống đều có tỷ lệ gạo
nguyên trên 50%, nhưng tỷ lệ bạc bụng cấp 9 khá cao, chỉ có các giống MTL749,
MTL775, MTL822, MTL825, MTL826, MTL827 là có phẩm chất gạo như mong
muốn của các nhà chọn giống hiện nay.


Đa số các giống lúa thí nghiệm trong vụ Đơng Xn 2012 – 2013 đều tỏ ra thích
ứng với vùng đất phèn Hịa An, hầu hết các giống lúa thí nghiệm đều kháng đạo ôn,
chỉ trừ giống MTL789, MTL820, MTL821 nhiễm bệnh đạo ôn.


<b>4.6.3 Các giống lúa triển vọng </b>


Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 6 giống lúa đáp ứng được yêu cầu thích nghi
trên vùng đất phèn, chống chịu được một số sâu bệnh phổ biến, thời gian sinh trưởng
ngắn và phẩm chất hạt tốt là các giống MTL749, MTL775, MTL822, MTL825,
MTL826, MTL827. Đặc điểm của từng giống được trình bày cụ thể như sau:


<b> MTL826 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

59


<b> MTL749 </b>


Thời gian sinh trưởng: 92 ngày; chiều cao cây 101 cm, đẻ nhánh trung bình;
Trọng lượng 1000 hạt thấp ( 21,8 g), năng suất đạt 6 tấn/ha. Khả năng chống chịu: hơi
kháng bệnh đạo ôn (cấp 3); lúa thơm, hạt gạo dài và hình dạng hạt trung bình, tỷ lệ gạo
nguyên cao (62,5%), tỷ lệ bạc bụng cấp 9 thấp là 7% và có hàm lượng amylose thấp.


<b> MTL827 </b>


Thời gian sinh trưởng: 92 ngày; chiều cao cây 96,2 cm, đẻ nhánh trung bình;
trọng lượng 1000 hạt tương đối 24,4 g, năng suất đạt 6,5 tấn/ha. Khả năng chống chịu:
kháng bệnh đạo ôn ở cấp 2, lúa khơng thơm, hạt gạo dài và hình dạng hạt thon, tỷ lệ
gạo nguyên cao (63,5%), tỷ lệ bạc bụng cấp 9 là 11,3% và có hàm lượng amylose
trung bình.


<b> MTL822 </b>


Thời gian sinh trưởng: 92 ngày, chiều cao cây 99,3 cm, đẻ nhánh trung bình;
trọng lượng 1000 hạt tương đối cao 26,9 g, năng suất đạt khá cao 7,3 tấn/ha. Khả năng
chống chịu: hơi kháng bệnh đạo ôn, lúa thơm, hạt gạo dài và hình dạng hạt thon, tỷ lệ
gạo nguyên cao (62,2%), có hàm lượng amylose trung bình, tuy nhiên thì tỷ lệ bạc
bụng cấp 9 cao chiếm 18,7% .


<b> MTL825 </b>


Thời gian sinh trưởng: 92 ngày; chiều cao cây 101,7 cm, đẻ nhánh trung bình,
trọng lượng 1000 hạt 25,9 g, năng suất tương đối 5,3 tấn/ha. Khả năng chống chịu: hơi
kháng bệnh đạo ôn (cấp 3). Lúa thơm, hạt gạo dài và hình dạng hạt thon, tỷ lệ gạo
nguyên đạt 55,7%, tỷ lệ bạc bụng cấp 9 cao chiếm 14,7% và có hàm lượng amylose
trung bình.



<b> MTL775 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

60


<b>CHƯƠNG 5 </b>


<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ </b>
<b>5.1 KẾT LUẬN </b>


Dựa vào kết quả khảo sát nhu cầu giống lúa, tình hình sản xuất của nơng hộ tại
ấp Hòa Đức, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang và kết quả thí nghiệm tại
Khoa Phát Triển Nơng Thơn, khu Hịa An - Đại học Cần Thơ. Chúng tôi đã chọn ra
các giống lúa đáp ứng được mục tiêu của đề tài là:


Giống MTL826 có thời gian sinh trưởng là 93 ngày, năng suất đạt 6,9 tấn/ha, có
phẩm chất gạo tốt, lúa thơm nhẹ, hạt gạo dài và hình dạng hạt thon, tỷ lệ gạo nguyên
cao (64,8%) và hàm lượng amylose trung bình, tỷ lệ bạc bụng cấp 9 là 8,3%, giống lúa
này hơi kháng đạo ôn ở cấp 3.


Giống MTL749 với thời gian sinh trưởng là 92 ngày, cho năng suất khá (6
tấn/ha), phẩm chất gạo tốt, lúa thơm, hạt gạo dài và hình dạng hạt trung bình, tỷ lệ gạo
nguyên là 62,5%; hàm lượng amylose thấp, tỷ lệ bạc bụng cấp 9 thấp (7%) và hơi
kháng bệnh đạo ôn ở cấp 3.


Giống MTL827 có thời gian sinh trưởng là 92 ngày, năng suất đạt 6,5 tấn/ha,
phẩm chất gạo tốt, hạt gạo thon dài, tỷ lệ gạo nguyên đạt 63,5%; hàm lượng amylose
trung bình, tỷ lệ bạc bụng cấp 9 là 11,3%, kháng bệnh đạo ôn ở cấp 2.


Thời gian sinh trưởng của giống MTL822 là 92 ngày cho năng suất khá cao (7,3


tấn/ha), phẩm chất gạo tốt, tỷ lệ gạo nguyên là 62,2%, hạt gạo thon dài và thuộc loại
lúa thơm, tỷ lệ bạc bụng cấp 9 là 18,7%, hàm lượng amylose trung bình và chống chịu
được đạo ơn ở cấp 4.


<b>5.2 KIẾN NGHỊ </b>


Thử nghiệm giống năng suất cao, phẩm chất tốt như MTL826, MTL749,
MTL827, MTL822 tại nhiều địa điểm khác nhau để đưa vào sản xuất và nhân rộng
thay thế các giống năng suất thấp tại địa phương.


Tiếp tục đánh giá mức độ nhiễm rầy của các giống lúa thí nghiệm trên ở các cơng
trình sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>
<b>Tiếng việt </b>


<i>Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000. Một số vấn đề cần thiết về gạo xuất khẩu. </i>
Nhà xuất bản Nơng nghiệp TP. HCM.


<i>Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2005. Giống lúa và sản xuất hạt giống lúa tốt. </i>
NXB Nơng Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.


<i>Bùi Chí Bửu. 2004. Cải tiến giống lúa đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp đến </i>


<i>2010. Hội nghị quốc gia về chọn tạo giống lúa. </i>


<i>Đặng Nguyệt Quế. 2011. Thanh lọc giống lúa mùa Một bụi đỏ theo hướng phẩm chất </i>


<i>tốt cho vùng lúa tôm huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu. Luận văn thạc sĩ khoa học </i>



Nông nghiệp, trường Đại học Cần Thơ.


<i>Đỗ Khắc Thịnh và ctv. 1994. Một số kết quả nghiên cứu di truyền tính thơm và các </i>


<i>giống lúa thơm. Tạp chí KHKTNN & QLKT387, trang 5. </i>


<i>Huỳnh Như Điền, 2009. Chọn giống lúa nanh chồn và nếp than tại tỉnh Trà Vinh và </i>


<i>xác định dấu phân tử AND. Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp. Trường </i>


Đại học Cần Thơ.


<i>Lê Doãn Diên. 1990. Vấn đề về chất lượng lúa gạo. Tạp chí khoa học, kỹ thuật và </i>
quản lý kinh tế - nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, số 332.


<i>Lê Huy Bá, 2000. Sinh thái môi trường đất. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành </i>
phố Hồ Chí Minh.


<i>Lê Xuân Thái (2008). Chọn giống lúa chịu phèn dựa trên cơ chế chống chịu sắt cho </i>


<i>cây lúa ở đồng bằng sông Cửu Long . Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. </i>


Trường Đại học Cần Thơ.


<i>Lê Xuân Thái và Lê Thu Thủy, 2005. Ảnh hưởng của điều kiện canh tác, mùa vụ và </i>


<i>công nghệ sau thu hoạch lên phẩm chất gạo của một số giống lúa ở đông </i>


<i>Lê Xuân Thái, 2003. So sánh và đánh giá tính ổn định năng suất và phẩm chất gạo </i>



<i>của 8 giống lúa cao sản ở ĐBSCL. Luận văn Thạc Sĩ Nông học. Trường Đại </i>


học Cần Thơ.


Lê Xuân Thái, Ông Huỳnh Nguyệt Ánh, Phạm Thị Phấn, Lê Thu Thủy, Trần Hữu
<i>Phúc, Nguyễn Hoàng Khải, Nguyễn Thành Trực, 2011. Kết quả chọn giống lúa </i>


<i>ngắn ngày cho vùng ĐBSCL năm 2008 – 2009. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. </i>


<i>Ngô Ngọc Hưng, Võ Thị Gương, Nguyễn Mỹ Phương, 2004. Phân hữu cơ.Giáo trình </i>


<i>phì nhiêu đất. Khoa Nông Nghiệp – sinh học ứng dụng. Trường Đại học Cần </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

<i>Nguyễn Bích Hà Vũ. 2006. Tuyển chọn 4 giống lúa quốc gia MTL250, MTL241, </i>


<i>MTL233, ST3 dựa trên hai tính trạng năng suất và mùi thơm thông qua kỹ thuật </i>
<i>điện di protein SDS-PAGE và DNA. Luận văn thạc sĩ trồng trọt, trường Đại học </i>


Cần Thơ.


<i>Nguyễn Đăng Minh, Nguyễn Mạnh Chinh, 2009. Bác sĩ cây trồng. Quyển 35. Trồng - </i>


<i>chăm sóc và phịng trừ sâu bệnh cây lúa. NXB Nơng nghiệp. Thành phố Hồ Chí </i>


Minh.


Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Hun, Nguyễn Hữu Tế và Hà Cơng Phượng,
<i>1997. Giáo trình cây lúa. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. </i>


<i>Nguyễn Đức Mẫn, 1991.Trắc nghiệm năng suất hậu kỳ 35 giống/dòng lúa cải tiến </i>



<i>ngắn ngày thí nghiệm tại Bình Đức An Giang vụ Đông Xuân 1990-1991. Luận </i>


văn tốt nghiệp kỹ sư trồng trọt.


<i>Nguyễn Ngọc Đệ, 1998. Giáo Trình Cây Lúa. Trung Tâm Nghiên Cứu Và Phát Triển </i>
Hệ Thống Canh Tác. Trường Đại Học Cần Thơ.


<i>Nguyễn Ngọc Đệ, 2008. Giáo trình cây lúa. Đại học Cần Thơ. </i>


<i>Nguyễn Ngọc Đệ, 2009. Giáo Trình Cây Lúa. Khoa Nơng nghiệp và Sinh học Ứng </i>
dụng. Trường Đại học Cần Thơ.


<i>Nguyễn Ngọc Tuyết và Trần Thị Ngọc Huân, 1984. Ảnh hưởng của nồng độ Fe, Al ở </i>


<i>các thời kì sinh trưởng của lúa MTL30 trên một số đặc điểm sinh lý và biến đổi </i>
<i>hóa học trong đất phù sa. </i>


<i>Nguyễn Nhật Nam. 2010. So sánh năng suất và phẩm chất của 15 giống/dịng lúa </i>


<i>thơm vụ Đơng – Xuân năm 2009 – 2010 tại xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, tỉnh </i>
<i>Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp ngành Trồng Trọt. Đại Học Cần Thơ. </i>


<i>Nguyễn Phước Tuyên. 1997. Tính ổn định của phẩm chất gạo trong điều kiện canh tác </i>


<i>và thu hoạch khác nhau tại Đồng Tháp (1995-1996). Luận văn Thạc sĩ </i>


<i>Nguyễn Thanh Hối, 2011. Bài giảng cây lúa. Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng </i>
dụng. Đại học Cần Thơ.



<i>Nguyễn Thành Phước. 2003. Đánh giá năng suất và phẩm chất của giống/dịng lúa </i>


<i>Tép hành đột biến tại tỉnh Sóc Trăng. Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, trường </i>


Đại học Cần Thơ.


<i>Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng, 1999. Giáo trình Đất. Nhà xuất bản Hà Nội. </i>
<i>Nguyễn Thị Đoan Trang. 2007. Tuyển chọn dịng thuần từ chín dịng/giống nàng thơm </i>


<i>chợ Đào bằng kỹ thuật điện di protein SDS – PAGE. Luận văn tốt nghiệp ngành </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

Nguyễn Thị Lang, Nguyễn Thị Tâm, Trịnh Thị Lũy, Đặng Minh Tâm và Bùi Chí Bửu.
<i>2004. Nghiên cứu lúa phẩm chất cao phục vụ đồng bằng sông Cửu Long. Báo </i>
cáo khoa học hội nghị quốc gia chọn tạo giống, Cần Thơ, tháng 7/2004.


<i>Nguyễn Văn Sánh. 1981. Chỉnh lý và sơ kết tập đoàn giống lúa mùa địa phương vùng </i>


<i>đồng bằng sông Cửu Long. Trường Đại học Cần Thơ. Nơng học, trường Đại </i>


học Cần Thơ.


<i>Ơng Huỳnh Nguyệt Ánh và ctv., 2005. Lai tạo và chọn lọc giống lúa mới giai đoạn </i>


<i>2002 - 2004. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ. </i>


<i>Phạm Văn Kim, 2000. Bài giảng các nguyên lý về bệnh hại cây trồng. Trường Đại học </i>
Cần Thơ, Khoa Nông Nghiệp.


<i>Phan Thị Bé Sáu. 2010. So sánh năng suất và phẩm chất của 12 giống/dòng lúa vụ </i>



<i>Xuân Hè năm 2010 tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt </i>


nghiệp ngành Trồng Trọt. Đại Học Cần Thơ.


<i>Tổng cục Thống kê, 2009. Niên giám thống kê. Nhà xuất bản Thống Kê. </i>


<i>Trần Hữu Phúc. 2008. Tuyển chọn hai giống lúa mùa một bụi đỏ và tép hành có chất </i>


<i>lượng, năng suất và chống chịu sâu bệnh tại tỉnh Cà Mau. Luận án Thạc sĩ </i>


Trồng trọt, trường Đại học Cần Thơ.


<i>Trần Thanh Hoàng, 2005. Năng suất và phẩm chất các giống/dòng lúa OM1490 và </i>


<i>IR64 tuyển chọn bằng kỹ thuật điện di protein SDS- PAGE trồng tại tỉnh Cà </i>
<i>Mau vụ Hè Thu 2004. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Cần Thơ. </i>


<i>Trần Văn Chính, 2006. Giáo trình thổ nhưỡng học. Trường Đại học Nông Nghiệp I. </i>
Nhà xuất bản nông nghiệp.Trường Đại học Cần Thơ.


<i>Võ Tòng Xuân , 1979. Cải tiến giống lúa. Viện Nghiên Cứu Lúa Gạo Quốc Tế, Los </i>
Banos, Lagunas, Philppines và Trường Đại học Cần Thơ.


<i>Võ Tòng Xuân, 1986. Trồng lúa năng suất cao. NXB. Thành Phố Hồ Chí Minh. </i>
<i>Vũ Văn Liết, 2004. Thu nhập và đánh giá nguồn vật liệu giống lúa địa phương phục </i>


<i>vụ chọn tạo giống cho vùng canh tác nhờ nước trời Tây bắc Việt Nam. Nhà xuất </i>


bản Nông nghiệp TP. HCM.



<i>Vũ Văn Liết, Đồng Huy Giới, Vũ Thị Bích Hà và Vũ Thị Bích Hạnh, 2004. Thu thập </i>


<i>và đánh giá nguồn vật liệu giống lúa địa phương phục vụ chọn giống cho vùng </i>
<i>canh tác nhờ nước trời vùng Tây Bắc Việt Nam. Hội Nghị quốc gia chọn tạo </i>
<i>giống lúa. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện lúa ĐBSCL. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

<b>Tiếng anh </b>


<i>Cruz N.D. and G.S. Khush. 2000. Rice grain quality evaluation procedures. Aromatic </i>
rice, Oxford IBH Publishing Co, Pvt, Ltd, New Delhi.


<i>International Rice Research Institute, 1986. Standard evaluation system. Los Banos, </i>
Laguna, Philippines.


<i>International Rice Research Institute, 1988. Standard evaluation system. Los Banos, </i>
Laguna, Philippines.


<i>International Rice Research Institute, 1996. Standard evaluation system. Los Banos, </i>
Laguna, Philippines.


<i>IRRI, 1980. Descripors for rice Cryza sativa L. P. Box, Manila, Philippines. </i>


<i>Khush, G.S and C.M.N.M de la Cuz Paule, 1979. Rice grain quality evaluation and </i>


<i>improvement at IRRI. Proc of the workshop on chemical aspects of rice grain </i>
<i>quality. IRRI, Los Banos, Philippines. pp 21 – 31. </i>


<i>Matsashima, 1970. Crop Science in Rice – Thebry of yied determination and Its </i>


<i>application. Fuji publishing Co, Lid, Tokyo, Japan. </i>



<i>P.R. Jennings, W.R. Coffman, H.E. Kauffman, 1979. Cải tiến giống lúa. Võ Tòng </i>
Xuân dịch, IRRI. Los Banos, Laguna, Philippines.


<i>Yoshida, 1981. Fundamenttels of Rice Crop Science. The International Rice </i>
Rearseach Institute, Cos Banos, Laguna, Philippines.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

<b>PHỤ LỤC </b>


<b>1. ĐẶC TÍNH CHIỀU CAO CÂY </b>
<b>Chiều cao mạ </b>


Bảng phân tích phương sai


Nguồn Độ tự do Tổng bình
phương


Trung bình


bình phương F tính P


Giống 15 273,883 18,259 4,400 ** 0,000


Lặp Lại 2 31,383 15,691 3,781 * 0,034


Sai số 30 124,490 4,150


Tổng 47 429,757


<i>CV = 8,3% </i>



<i>*: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5% </i>
<i>**: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%</i>


<b>Chiều cao 15 NSKC </b>


Bảng phân tích phương sai


Nguồn Độ tự do Tổng bình
phương


Trung bình


bình phương F tính P


Giống 15 195,261 13,017 1,660 ns 0,116


Lặp Lại 2 39,527 19,763 2,520 ns 0,097


Sai số 30 235,267 7,842


Tổng 47 470,055


<i>CV = 6,4% </i>


<i>ns: Khơng có sự khác biệt </i>
<i>*: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5% </i>


<b>Chiều cao 25 NSKC </b>



Bảng phân tích phương sai


Nguồn Độ tự do Tổng bình
phương


Trung bình


bình phương F tính P


Giống 15 718,495 47,900 3,177 * 0,003


Lặp Lại 2 19,760 9,880 0,655 ns 0,527


Sai số 30 452,240 15,075


Tổng 47 1190,495


<i>CV = 6% </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

<b>Chiều cao 35 NSKC </b>


Bảng phân tích phương sai


Nguồn Độ tự do Tổng bình
phương


Trung bình


bình phương F tính P



Giống 15 1208,500 80,567 2,649 * 0,011


Lặp Lại 2 5,198 2,599 0,085 ns 0,918


Sai số 30 912,469 30,416


Tổng 47 2126,167


<i>CV = 7,2% </i>


<i>ns: Khơng có sự khác biệt </i>
<i>*: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5% </i>


<b>Chiều cao 45 NSKC </b>


Bảng phân tích phương sai


Nguồn Độ tự do Tổng bình
phương


Trung bình


bình phương F tính P


Giống 15 1196,120 79,741 3,227 ** 0,003


Lặp Lại 2 24,698 12,349 0,500 ns 0,612


Sai số 30 741,302 24,710



Tổng 47 1962,120


<i>CV = 5,6% </i>


<i>ns: Khơng có sự khác biệt </i>
<i>**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% </i>


<b>Chiều cao 55 NSKC </b>


Bảng phân tích phương sai


Nguồn Độ tự do Tổng bình
phương


Trung bình


bình phương F tính P


Giống 15 1234,979 82,332 4,980 ** 0,000


Lặp Lại 2 7,073 3,536 0,214 ns 0,809


Sai số 30 495,927 16,531


Tổng 47 1737,979


<i>CV = 4,1% </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

<b>Chiều cao thu hoạch </b>



Bảng phân tích phương sai


Nguồn Độ tự do Tổng bình
phương


Trung bình


bình phương F tính P


Giống 15 936,000 62,400 4,421 ** 0,000


Lặp Lại 2 7,531 3,766 0,267 ns 0,768


Sai số 30 423,469 14,116


Tổng 47 1367,000


<i>CV = 3,7% </i>


<i>ns: Khơng có sự khác biệt </i>
<i>**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% </i>


<b>2. ĐẶC TÍNH SỐ CHỒI/M2 </b>
<b>Số chồi 15 NSKC </b>


Bảng phân tích phương sai


Nguồn Độ tự do


Tổng bình


phương


Trung bình


bình phương F tính P


Giống 15 46700,103 3113,340 1,280 ns 0,273


Lặp Lại 2 35659,722 17829,861 7,330 ** 0,003


Sai số 30 72971,965 2432,399


Tổng 47 155331,790


<i>CV = 24,1% </i>


<i>ns: Không có sự khác biệt </i>
<i>**: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%</i>


<b>Số chồi 25 NSKC </b>


Bảng phân tích phương sai


Nguồn Độ tự do Tổng bình
phương


Trung bình


bình phương F tính P



Giống 15 125687,082 8379,139 2,482 * 0,017


Lặp Lại 2 59087,050 29543,525 8,751 ** 0,001


Sai số 30 101283,115 3376,104


Tổng 47 286057,247


<i>CV = 20,8% </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

<b>Số chồi 35 NSKC </b>


Bảng phân tích phương sai


Nguồn Độ tự do Tổng bình
phương


Trung bình


bình phương F tính P
Giống 15 274238,522 18282,568 2,069 * 0,044
Lặp Lại 2 34435,764 17217,882 1,949 ns 0,160


Sai số 30 265054,977 8835,166


Tổng 47 573729,263


<i>CV = 20,2% </i>


<i>*: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5% </i>


<i>ns: khơng có sự khác biệt </i>


<b>Số chồi 45 NSKC </b>


Bảng phân tích phương sai


Nguồn Độ tự do Tổng bình
phương


Trung bình
bình
phương


F tính P


Giống 15 189305,556 12620,370 1,568 ns 0,143


Lặp Lại 2 38246,849 19123,425 2,376 ns 0,110


Sai số 30 241418,789 8047,293


Tổng 47 468971,193


<i>CV = 19,3% </i>


<i>ns: không có sự khác biệt</i>


<b>Số chồi 55 NSKC </b>


Bảng phân tích phương sai



Nguồn Độ tự do Tổng bình
phương


Trung bình
bình
phương


F tính P


Giống 15 107972,608 7198,174 1,497 ns 0,169


Lặp Lại 2 18935,507 9467,753 1,969 ns 0,157


Sai số 30 144279,514 4809,317


Tổng 47 271187,629


<i>CV = 17,3% </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

<b>3. PHÂN TÍCH CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT THỰC TẾ </b>
<b>Chiều dài bơng </b>


Bảng phân tích phương sai


Nguồn Độ tự do Tổng giá trị
bình phương


Trung bình
bình


phương


F tính P


Lặp lại 2 19,209 9,604 0,58 ns 0,565


Giống 15 183,535 12,236 0,742 ns 0,725


Sai số 30 494,524 16,484


Tổng 47 572,697


<i>CV = 18,1% </i>


<i>ns: Không có sự khác biệt</i>


<b>Bơng/m2 </b>


Bảng phân tích phương sai


Nguồn Độ tự do Tổng giá trị
bình phương


Trung bình
bình
phương


F tính P


Lặp lại 2 5391,911 2695,956 0,574 ns 0,569



Giống 15 51936,568 3462,438 0,738 ns 0,729


Sai số 30 140842,657 4694,755


Tổng 47 198171,136


<i>CV = 19,9% </i>


<i>ns: Khơng có sự khác biệt </i>


<b>Số hạt chắc/bơng </b>


Bảng phân tích phương sai


Nguồn Độ tự do Tổng giá trị
bình phương


Trung bình
bình
phương


F tính P


Lặp lại 2 2099,489 1049,745 1,447 ns 0,251


Giống 15 11768,928 784,595 1,081 ns 0,412


Sai số 30 21769,569 725,652



Tổng 47 35637,986


<i>CV = 35% </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

<b>Trọng lượng 1000 hạt </b>


Bảng phân tích phương sai


Nguồn Độ tự do Tổng giá trị
bình phương


Trung bình
bình
phương


F tính P


Lặp lại 2 11,717 5,858 2,040 ns 0,538


Giống 15 283,255 18,884 0,633 * 0,047


Sai số 30 277,725 9,258


Tổng 47 572,697


<i>CV = 12% </i>


<i>*: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5% </i>


<b>Năng suất thực tế </b>



Bảng phân tích phương sai


Nguồn Độ tự do Tổng giá trị
bình phương


Trung bình
bình
phương


F tính P


Lặp lại 2 4,831 2,415 1,783 ns 0,185


Giống 15 15,582 1,039 0,767 ns 0,71


Sai số 30 40,636 1,355


Tổng 47 61,049


<i>CV = 19,1% </i>


<i>ns: Khơng có sự khác biệt</i>


<b>4. PHÂN TÍCH PHẨM CHẤT HẠT GẠO </b>
<b>Tỷ lệ gạo lức </b>


Bảng phân tích phương sai


Nguồn Độ tự do Tổng bình


phương


Trung bình
bình
phương


F tính P


Giống 15


15,044 1,003 3,499 * 0,002


Lặp Lại 2 0,411 0,205 0,716 ns 0,497


Sai số 30 8,599 0,205


Tổng 47 24,054


<i>CV = 0,7% </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

<b>Tỷ lệ gạo trắng </b>


Bảng phân tích phương sai


Nguồn Độ tự do Tổng bình
phương


Trung bình
bình
phương



F tính P


Giống 15 126,357 8,424 3,501 * 0,002


Lặp Lại 2 4,360 2,180 0,906 0,415


Sai số 30 72,174 2,406


Tổng 47 202,891


<i>CV = 2,2% </i>


<i>ns: Khơng có sự khác biệt </i>


<b>Tỷ lệ gạo nguyên </b>


Bảng phân tích phương sai


Nguồn Độ tự do Tổng bình
phương


Trung bình


bình phương F tính P


Giống 15 2572,423 171,495 5,809 ** 0,000


Lặp Lại 2 304,590 152,295 5,159 * 0,012



Sai số 30 885,660 29,522


Tổng 47 3762,673


<i>CV = 9,6% </i>


<i>*: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5% </i>
<i>**: Khác biệt ở ý nghĩa 1% </i>


<b>Tỷ lệ bạc bụng cấp 1 </b>


Bảng phân tích phương sai


Nguồn Độ tự do Tổng bình
phương


Trung bình
bình
phương


F tính P


Giống 15 2391,000 159,400 3,983 ** 0,001


Lặp Lại 2 62,167 31,083 0,777 ns 0,469


Sai số 30 1200,500 40,017


Tổng 47 3653,667



<i>CV = 46,5% </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

<b>Tỷ lệ bạc bụng cấp 5 </b>


Bảng phân tích phương sai


Nguồn Độ tự do Tổng bình
phương


Trung bình
bình
phương


F tính P


Giống 15 1477,979 98,532 8,881 ** 0,000


Lặp Lại 2 51,167 25,583 2,306 ns 0,117


Sai số 30 332,833 11,094


Tổng 47 1861,979


<i>CV = 29,9% </i>


<i>ns: Khơng có sự khác biệt </i>
<i>**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% </i>


<b>Tỷ lệ bạc bụng cấp 9 </b>



Bảng phân tích phương sai


Nguồn Độ tự do Tổng bình
phương


Trung bình
bình
phương


F tính P


Giống 15 2864,667 190,978 5,103 ** 0,000


Lặp Lại 2


123,167 61,583 1,645 ns 0,210


Sai số 30 1122,833 37,428


Tổng 47 4110,667


<i>CV= 39% </i>


<i>ns: Khơng có sự khác biệt </i>
<i>**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% </i>


<b>Chiều dài hạt gạo </b>


Bảng phân tích phương sai



Nguồn Độ tự do Tổng bình
phương


Trung bình
bình
phương


F tính P


Giống 15 2,573 0,172 2,610 * 0,012


Lặp Lại 2 0,062 0,031 0,469 ns 0,630


Sai số 30 1,972 0,066


Tổng 47 4,607


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

<b>Chiều rộng hạt gạo </b>


Bảng phân tích phương sai


Nguồn Độ tự do Tổng bình
phương


Trung bình
bình
phương


F tính P



Giống 15 0,088 0,006 0,738 ns 0,729


Lặp Lại 2 0,008 0,004 0,497 ns 0,613


Sai số 30 0,239 0,008


Tổng 47 0,335


<i>CV = 14% </i>


<i>ns: Khơng có sự khác biệt </i>


<b>Tỷ lệ dài/rộng của hạt gạo </b>


Bảng phân tích phương sai


Nguồn Độ tự do Tổng bình
phương


Trung bình
bình
phương


F tính P


Giống 15 0,518 0,035 0,867 ns 0,604


Lặp Lại 2 0,052 0,026 0,657 ns 0,526


Sai số 30 1,195 0,040



Tổng 47 1,766


<i>CV = 6,3% </i>


<i>ns: Khơng có sự khác biệt </i>


<b>Hàm lượng amylose </b>


Bảng phân tích phương sai


Nguồn Độ tự do Tổng bình
phương


Trung bình


bình phương F tính P


Giống 15 320,891 21,393 167,928 ** 0,000


Lặp Lại 2 0,539 0,269 2,114 ns 0,138


Sai số 30 3,822 0,127


Tổng 47 325,251


<i>CV = 1,4% </i>


</div>

<!--links-->

×