Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề khảo sát học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 10 trường THPT Lê Lợi năm học 2019 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.46 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

- Chia sẻ tài liệu, đề thi miễn phí.



1


SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ


<b>TRƯỜNG THPT LÊ LỢI </b>


(Đề thi gồm 02 trang)


<b>ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II </b>
<b>NĂM HỌC 2019 – 2020 </b>


<b>Môn:NGỮ VĂN-LỚP 10 </b>


(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể giao đề)


<b>I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) </b>


<b>Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: </b>


“Các em, các em rồi đây lớn lên, sẽ quen dần với sắt, thép và xi măng cốt sắt. Nhưng, nứa,
tre sẽ còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia bùi sẻ ngọt của những ngày mai
tươi hát, còn mãi nhiều với chúng ta, vui hạnh phúc, hồ bình.


Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể hơn tre, nứa. Nhưng, trên đường trường ta dấn
bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng
chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi.
Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre
mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.”
<i><b> (Trích: Cây tre Việt Nam-Thép Mới, Ngữ văn 6, tập 2 , NXB Giáo dục Việt Nam) </b></i>
<b>Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? </b>



<b>Câu 2: Theo tác giả, trong tương lai, cây tre vẫn giữ vai trị gì với các em? </b>


<b>Câu 3: Xác định phép tu từ chủ yếu và tác dụng của phép tu từ ấy trong những câu sau: </b>


<i> “ Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng, trên đường trường </i>
<i>ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi </i>
<i>những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao </i>
<i>vút mãi.” </i>


<i><b>Câu 4: Tác giả cho rằng: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý </b></i>
<i><b>của dân tộc Việt Nam” . Anh/chị có đồng ý với nhận định đó khơng? Vì sao? </b></i>


<b>II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm) </b>


Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau:
<i> Chiếc vành với bức tờ mây, </i>


<i> Duyên này thì giữ vật này của chung. </i>
<i> Dù em nên vợ nên chồng, </i>


<i> Xót người mệnh bạc ắt lịng chẳng qn. </i>
<i> Mất người còn chút của tin, </i>


<i> Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa. </i>
<i> Mai sau dù có bao giờ, </i>


<i> Đốt lò hương ấy so tơ phím này. </i>
<i> Trông ra ngọn cỏ lá cây, </i>
<i> Thấy hiu hiu gió thì hay chị về. </i>


<i> Hồn còn mang nặng lời thề, </i>
<i> Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Chia sẻ tài liệu, đề thi miễn phí.



2


<i> Dạ đài cách mặt khuất lời, </i>


<i> Rưới xin giọt nước cho người thác oan. </i>


<i><b>(Trích: Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ Văn 10, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) </b></i>


<i> --- Hết --- </i>


<i> Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị khơng được giải thích gì thêm. </i>






</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Chia sẻ tài liệu, đề thi miễn phí.



3




SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ


<b>TRƯỜNG THPT LÊ LỢI </b>


<b> ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM </b>


<b>ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II </b>


<i><b> Năm học: 2019 - 2020 </b></i>
<b> Môn : NGỮ VĂN 10 </b>


<b>Phần </b> <b>Câu </b> <b>Nội dung </b> <b>Điểm </b>


Đọc hiểu 1 - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
<i>- Các phương án khác: 0 điểm </i>


0,5


2 <i> - Theo tác giả vai trò của cây tre với tuổi trẻ trong tương lai là: tre </i>
sẽ còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia bùi sẻ
ngọt của những ngày mai tươi hát, còn mãi với chúng ta, vui hạnh
phúc, hồ bình.


0,5


3 <i> - Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: phép điệp Hiệu </i>
quả:


+Tạo nhịp điệu, âm hưởng cho đoạn văn (0,25)


+ Nhấn mạnh sự gắn bó và vai trò quan trọng của tre với người
<i>Việt Nam, dân tộc Việt Nam (0,25) </i>


0,5


0,5




4 <sub>- Học sinh trình bày suy nghĩ của mình về nhận định trên: </sub>
+Đồng ý, hoặc khơng


+Giải thích: (học sinh đồng ý)


*Thanh cao, giản dị, đẹp đẽ, giàu sức sống


*Tre gắn bó đồn kết, giúp đỡ con người


*Tre giống con người: ngay thẳng, nhũn nhặn, thủy chung, can
đảm


<i>(Nếu học sinh không đồng ý mà có cách giải thích thể hiện suy </i>
<i>nghĩ tích cực thì giáo viên có thể linh hoạt cho điểm) </i>


<b> 2,0 </b>


0,5


1,5


Làm văn <i>a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận văn học: </i>
<i>- Mở bài: giới thiệu được vấn đề nghị luận </i>


- Thân bài: triển khai được các luận điểm làm rõ được đặc điểm
giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.


- Kết bài: khái quát giá trị nổi bật của đoạn trích.



<b>0,5 </b>


<i>b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tình yêu cao đẹp của Thúy </i>
Kiều và tâm trạng đau đớn của Kiều khi trao kỉ vật tình yêu.


<b>0,5 </b>


<i>c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm, kết cấu hợp lí, thể </i> <i><b>4,0 </b></i>
<i> hiện sự cảm nhận sâu sắc, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết </i>


<i>hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Chia sẻ tài liệu, đề thi miễn phí.



4



<i><b>* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận </b></i> <i><b>0,5 </b></i>


<i><b>* Cảm nhận về đoạn trích </b></i>
- Nêu bối cảnh đoạn trích:


+ Tình u của Kim -Kiều đang mặn nồng thì gia đình Kiều gặp
tai biến, Kiều quyết định bán mình chuộc cha.


+ Sau khi thuyết phục em nhận lời trao duyên, Thúy Kiều trao kỉ vật
tình yêu cho em


<i><b>2,5 </b></i>



0,25


- Kiều trao kỉ vật tình yêu:


+ Những kỉ vật: Chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn... Là những kỉ
vật thiêng liêng gắn kết tình yêu giữa Kim và Kiều. (0,25 điểm)
+ Cách Thúy Kiều trao kỉ vật tình yêu (vật này của chung…) Thể
hiện tâm trạng của Kiều đầy mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm: Sự
giằng xé giữa từ bỏ và níu kéo càng làm rõ hơn nỗi đau khi mất
tình yêu. (1,0 điểm)


- Sau khi trao kỉ vật tình yêu, Kiều tưởng tượng ra một tương lai
xót xa: đó là cái chết, là một oan hồn, cầu xin người thân hãy hóa
giải linh hồn đau khổ...→ Tình yêu Thúy Kiều dành cho Kim
Trọng mãnh liệt, đắm say, khi tình u khơng cịn thì cũng coi như
mình đã chết.


1,25


1,0


<i>* Nghệ thuật: Thể thơ lục bát được sử dụng đặc sắc. Nghệ thuật </i>
phân tích tâm lý tinh tế, kết hợp giữa độc thoại và đối thoại làm
nổi bật tâm trạng của Thúy Kiều khi tình yêu tan vỡ và những
<i><b>phẩm chất đáng quý của Thúy Kiều trong tình yêu. </b></i>


<i><b>0,5 </b></i>


<i>* Đánh giá chung: Đánh giá những thành công về nội dung và nghệ </i>
thuật của đoạn trích.



- Tài năng xuất sắc của tác giả trong việc khám phá và thể hiện thế
giới nội tâm của nhân vật.


- Đoạn trích cho thấy sức cảm thơng lạ lùng của Nguyễn Du dành
cho Thúy Kiều.


-Đoạn trích đã đặt nhân vật Kiều trong mối quan hệ giữa tình cảm
và lí trí, thân phận và nhân cách để khắc sâu bi kịch tình yêu và vẻ
đẹp tâm hồn của Thúy Kiều.


<i><b>0,5 </b></i>


<i>d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề </i>
nghị luận (so sánh, tích hợp với các văn bản khác).


<b>0,5 </b>


<i>e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, </i>


<i>ngữ nghĩa tiếng Việt </i> <b>0,5 </b>


<b>TỔNG ĐIỂM </b> <b>10,00 </b>


</div>

<!--links-->

×