Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Các nướ Đông Nam Á và Ấn Độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.55 KB, 3 trang )

Ngày soạn ……………..
Ngày giảng ……………
Tiết 5
BÀI 4 - CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ ( TIẾT 1 )
I- Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức: Nhằm giúp HS nắm được: Những nét chung về cuộc đấu tranh
giành độc lập của nhân dân Đông Nam Á; những mốc chính trong cuộc đấu tranh
chống đế quốc ở Lào, các giai đoạn lịch sử của Campuchia Cam Pu Chia CTTG thứ 2
đến 1993. Quá trình xây dựng đất nước ở Đông Nam Á: thành tựu, khó khăn, chiến
lược phát triển kinh tế trong giai đoạn.
2. Về tư tưởng tình cảm: Bồi dưỡng học sinh tình cảm gắn bó hữu nghị đặc biệt
VN- Lào- CPC. Nhận thức được những nét tương đồng và đa dạng trong sự phát triển
đất nước của các nước ĐNA.
3. Về kỹ năng: Vẽ bản đồ khu vực ĐNA, phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử
trong khu vực ĐNA
II- ĐDDH:
GV: Bản đồ ĐNA, Lào, Cam Pu Chia, hình ảnh chứng minh tội ác diệt chủng Pôn
pốt.
HS: Sưu tầm tư liệu về khu vực ĐNA.
III- Phương pháp: Phát vấn, trao đổi, động não, trực quan
IV- Cách thức tổ chức dạy học.
1.Khởi động:
- Mục tiêu: Kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức của học sinh về lịch sử TQ.
- TG: 5’
- Cách thức tiến hành:
GV Đặt câu hỏi : Phân tích sự biến đổi của các nước Đông Bắc Á sau CTTG 2?
Lập niên biểu những sự kiện chính trong lịch sử Trung Quốc từ 1949 – 2000?
HS: Trả lời, nhận xét, tự đánh giá.
GV: Nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài mới Đông Nam á là một khu vực hiện
nay đang có những chuyển mình mạnh mẽ. Vậy tình hình các nước này trước, trong và
sau chiến tranh thế giới thứ hai có những nét gì nổi bật? So sánh chiến lược phát triển


đất nước của các quốc gia trong khu vực Đông Nam á và so sánh với Việt Nam? Đoá
là những vấn đề cơ bản chúng ta cần giả quyết trong tiết học này.
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản
2. Hoạt động 1: Sự thành lập các
quốc gia độc lập sau chiến tranh thế
giới thứ 2
- Mục tiêu: Những nét chung về cuộc
đấu tranh giành độc lập của nhân dân
DNA, những mốc chính trong cuộc đấu
tranh chống đế quốc ở Lào, các giai đoạn
lịch sử của Campuchia từ sau CTTG thứ 2
đến 1993.
- TG: 20’
- ĐDDH: Bản đồ ĐNA sau CTTG2,
tranh ảnh.
- Cách thức tiến hành:
*Khái quát quá trình đấu tranh
giành độc lập
- Trước Chiến tranh thế giới 2, hầu hết
các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa
của chủ nghĩa thực dân. Ngay khi Nhật
đầu hàng Đồng minh, nhân dân các nước
Đông Nam Á, nổi dậy giành chính quyền,
tiêu biểu là In đô, Việt Nam, lào
- Thực dân phương Tây tiến hành
chiến tranh tái chiếm thuộc địa nhưng đã
thất bại và phải trao trả độc lập cho nhiều
nước Đông Nam Á.
1
* B1: Làm việc cả lớp:

- GV: S/d bản đồ ĐNA, yêu cầu HS
xác định vị trí của các QG ĐNA?
- HS: Quan sát lược đồ, trả lời câu
hỏi.
- GV: Nhận xét, khái quát về ĐNA.
* B2: Làm việc cả lớp:
- GV: Đặt câu hỏi Trình bày khái
quát tình hình các nước DNA trước và
sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- HS: trả lời, bổ sung
- GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận
khái quát về phong trào đấu tranh giành
độc lập ở ĐNA.
* B3: Làm việc cả lớp:
- GV: Nêu câu hỏi:
+ Những năm 45-46 cách mạng Lào
có sự kiện nào giống cách mạng Việt
Nam?
+ Những sự kiện nào nói lên sự phát
triển của cuộc k/c chống TD Pháp của
ND Lào? KQ của cuộc k/c đó?
+ Âm mưu của Mĩ đối với Lào?Biểu
hiện?
+ Thắng lợi chủ yếu của ND Lào
chống Mỹ qua từng giai đoạn?
- HS: Đọc SGK, lần lượt trả lời các
câu hỏi.
- GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
* B3: Làm việc cả lớp:
- GV: Nêu câu hỏi: Nội dung chính

các giai đoạn lịch sử cách mạng CPC
trong những năm 1945 - 1993?
- HS: trả lời câu hỏi.
- GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
GV giải thích: Đường lối hoà bình trung
lập.
* B4: Làm việc cả lớp:
- GV: Nêu câu hỏi: Nêu chính sách
đối nội, đối ngoại của bọn Pôn Pốt??
- HS: trả lời câu hỏi.
- GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
- 7/1954, cuộc kháng chiến chống
Pháp của nhân dân Đông Dương giành
thắng lợi, Pháp phải kí Hiệp định
Giơnevơ.
* Lào ( 1945 – 1975 )
- 10/1945, nhân dân Thủ đô Viêng
Chăn khởi nghĩa thắng lợi, tuyên bố thành
lập Chính phủ mới.
- 3/1946, Pháp quay lại xâm lược Lào.
Nhân dân Lào anh dũng kháng chiến
chống Pháp. Sau thắng lợi Điện Biên Phủ
ở Việt Nam, Pháp phải kí Hiệp định
Giơnevơ công nhận độc lập chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của Lào.
- Mĩ thay chân Pháp, tiến hành xâm
lược Lào, nhân dân Lào tiếp tục kháng
chiến chống Mĩ (1954 – 1975). 2/1973,
Hiệp định Viêng Chăm về lập lại hoà bình
và hoà hợp dân tộc ở Lào được kí kết.

- 12/1975, nước Cộng hoà Dân chủ
nhân dân Lào được thành lập, mở ra kỉ
nguyên xây dựng và phát triển đất nước.
*. Cam Pu Chia ( 1945 – 1993 )
- Từ cuối 1945 đến 1954, nhân dân
Campuchia tiến hành kháng chiến chống
Pháp. 9/11/1953, Pháp kí Hiệp định trao
trả độc lập cho Campuchia nhưng phải sau
Hiệp định Giơnevơ Campuchia mới thoát
khỏi Pháp.
- Từ 1954 đến đầu năm 1970,
Campuchia thi hành đường lối hoà bình
trung lập, không tham gia cac liên minh
quân sự.
- 3/1970, Mĩ cho đảo chính lật đổ
Xihanuc. Nhân dân Cam puchia phải
chống Mĩ. 17/4/1975, Phnômpênh được
giải phóng, kết thúc tháng lợi kháng chiến
chống Mĩ
- Tập đoàn Khơme đỏ do pônpốt cầm
đầu thi hành chính sách diệt chủng tàn
bạo, giết hại hàng triệu đồng bào vô tội
(1975 - 1979). 7/1/1979, Phnômpênh được
giải phóng nước Cộng hoà Nhân dân
Campuchia ra đời.
- Từ 1979 đến 1991, diễn ra cuộc nội
chiến kéo dài, kết thúc với sự thất bại của
Khơme đỏ. 10/1991, Hiệp định hoà bình
được kí. Cuộc Tổng tuyển cử 1993,
2

3. Hoạt động 2: Quá trình xây dựng
và phát triển của các nước Đông Nam
Á.
- Mục tiêu: Quá trình xây dựng đất
nước ở Đông Nam Á: thành tựu, khó
khăn, chiến lược phát triển kinh tế trong
giai đoạn.
- TG: 15’
- Cách thức tiến hành:
* B1: Làm việc cả lớp:
- GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi?
+ Chiến lược phát triển kinh tế của
nhóm 5 nước sáng lập ASEAN? Nêu nội
dung, thành tựu và hạn chế của chiến
lược đó?
+ Đối với các nước Đông dương và
các nước khác thì KT phát triển như thế
nào?
- HS: trả lời câu hỏi.
- GV: Nhận xét, giải thích rõ sự khác
nhau giữa chiến lược kinh tế hướng nội và
chiến lược kinh tế hướng ngoại.
Hướng dẫn HS đọc SGK mục b, c
(SGK )
Campuchia chuyển sang chế độ Vương
quốc và bước vào thời kì xây dựng đât
nước.
Quá trình xây dựng và phát triển
của các nước Đông Nam Á.
- Nhóm các nước sáng lập ASEAN:

+ Sau khi giành độc lập, nhóm 5 nước
In – Ma – Phi – Thái – Sin đều tiến hành
đường lối công nghiệp hoá thay thế nhập
khẩu với mục tiêu xây dựng nền kinh tế tự
chủ và đã đạt được một số thành tựu. Tuy
nhiên, chiến lược dần bộc lộ những hạn
chế nhất về nguồn vốn, nguyên liệu và
công nghệ,...
+ Từ những năm 60 – 70/XX các nước
này chuyển sang chiến lược công nghiệp
hoá hướng về xuất khẩu – “mở cửa“ nền
kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật
nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá,
phát triển ngoại thương. Nhờ đó, tốc độ
tăng trưởng kinh tế của 5 nước khá cao.
1980, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 130tỉ
USD.
- Nhóm các nước Đông Dương:
+ Vào những năm 80 – 90/XX, các
nước Đông Dương chuyển từ nền kinh tế
tập trung sang nền kinh tế thị trường và
đạt một số thành tích đáng kể.
- Nhóm nước khác: Brum nây,
Mianma đã giành độc lập và đạt nhiều
thành tựu.
4. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà: 5’
*Củng cố: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 1-2 SGK trang 32.
*Câu hỏi chuẩn bị bài sau:
- Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN?
- Thành tựu chính mà nhân dân Ấn Độ đạt được trong quá trình xây dựng đất

nước?
3

×