Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Luận văn - Phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ theo mô hình CAMEL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 74 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU...1</b>


1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...2


1.2.1. Mục tiêu chung...2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể...2


1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...2


1.3.1. Không gian...2


1.3.2. Thời gian ...2


1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ...3


1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU...3


<b>CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...5</b>


2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ...5


2.1.1. Phân tích hoạt động kinh doanh ...5


2.1.2. Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại theo mơ hình
CAMEL ...6


2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...11



2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ...11


2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ...11


<b>CHƯƠNG 3. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU</b>
<b>VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ...14</b>


3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN...14


3.2. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU...15


3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC ...16


3.3.1. Giám đốc ...17


3.3.2. Phó Giám đốc ...18


3.3.3. Phịng hành chính nhân sự...18


3.3.4. Phịng tín dụng...18


3.3.5. Phịng dịch vụ khách hàng...18


3.3.6. Phịng thanh tốn quốc tế ...19


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ</b>


<b>THEO MƠ HÌNH CAMEL ...21</b>


4.1. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP


XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2006
– 2008 ...21


4.1.1. Vốn – Capital (C) ...21


4.1.2. Chất lượng tài sản có – Asset quality (A) ...28


4.1.3. Năng lực quản lý – Management ability (M)...38


4.1.4. Khả năng sinh lời - Earning (E) ...42


4.1.5. Khả năng thanh khoản – Liquidity (L)...49


4.2. MỘT SỐ ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG ...50


4.2.1. Ưu điểm...50


4.2.2. Hạn chế...51


<b>CHƯƠNG 5. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH</b>
<b>DOANH CHO NGÂN HÀNG...54</b>


5.1. BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN...54


5.2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ...56


5.3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ ...58


5.4. BIỆN PHÁP TĂNG THU NHẬP...60



5.5. BIỆN PHÁP KIỂM SỐT CHI PHÍ...61


5.6. BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG THANH KHOẢN ...62


5.7. BIỆN PHÁP KHÁC...63


<b>CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...65</b>


6.1. KẾT LUẬN...65


6.2. KIẾN NGHỊ...66


6.2.1. Đối với ngân hàng nhà nước và các cơ quan pháp luật...66


6.2.2. Đối với Hội sở chính ngân hàng...66


6.2.3. Đối với EIBCT ...67


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn của EIBCT qua ba năm 2006-2008 ...21


Bảng 2: Tình hình vốn huy động của EIBCT qua ba năm 2006-2008...24


Bảng 3: Cơ cấu tài sản có của EIBCT qua ba năm 2006-2008 ...29


Bảng 4: Dư nợ cho vay của EIBCT qua ba năm 2006-2008...32


Bảng 5: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình cho vay của EIBCT qua ba năm
2006-2008 ...34



Bảng 6: Thị phần của một số NHTM trên địa bàn Cần Thơ ...39


Bảng 7: Lợi nhuận của một số NHTM trên địa bàn Cần Thơ qua ba năm
2006-2008 ...41


Bảng 8: Kết quả hoạt động kinh doanh của EIBCT qua ba năm 2006-2008 ...43


Bảng 9: Khả năng sinh lời của EIBCT qua ba năm 2006-2008 ...47


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Hình 1: Cơ cấu tổ chức của EIBCT...17


Hình 2: Cơ cấu tiền gửi thanh toán tại EIBCT qua ba năm 2006-2008 ...26


Hình 3: Tình hình tài sản có của EIBCT qua ba năm 2006-2008 ...30


Hình 4: Dư nợ trên vốn huy động của EIBCT qua ba năm 2006-2008...34


Hình 5: Nợ xấu trên tổng dư nợ của EIBCT qua ba năm 2006-2008...35


Hình 6: Hệ số thu nợ của EIBCT qua ba năm 2006-2008...36


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

chi nhánh Cần Thơ


GTCG Giấy tờ có giá


NHNN Ngân hàng nhà nước


NHTM Ngân hàng thương mại


NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn


PTN ĐBSCL Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long


TCKT Tổ chức kinh tế


TCTD Tổ chức tín dụng


TG Tiền gửi


TMCP Thương mại cổ phần


SCB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ theo mơ hình CAMEL” bao gồm
các nội dung chủ yếu sau:


Phương pháp luận sử dụng trong đề tài là phương pháp phân tích hoạt động
kinh doanh của ngân hàng theo năm tiêu chí đánh giá về vốn, chất lượng tài sản
có, năng lực quản lý, khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản.


Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp so sánh cả về số tuyệt đối
và số tương đối các số liệu về nguồn vốn, tài sản có, dư nợ tín dụng, thu nhập,
chi phí và lợi nhuận của năm sau so với năm trước.


Nội dung phân tích thực trạng tại ngân hàng tập trung vào việc phân tích
quy mơ vốn trong đó chú trọng vào nguồn vốn huy động; phân tích cơ cấu tài sản
sinh lời và tài sản không sinh lời trong tổng tài sản có, đặc biệt tìm hiểu sâu về
hoạt động tín dụng thơng qua các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng; phân tích
năng lực quản lý của ngân hàng thơng qua việc đánh giá về thị phần vốn huy
động, thị phần tín dụng và so sánh lợi nhuận của ngân hàng với các ngân hàng
khác trên địa bàn; phân tích sự tăng trưởng của thu nhập, chi phí, lợi nhuận và


các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời; phân tích khả năng thanh khoản thơng
qua hệ số thanh khoản của ngân hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>CHƯƠNG 1</b>


<b>GIỚI THIỆU</b>


<b>1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU</b>


Cũng giống như các doanh nghiệp khác, ngân hàng sử dụng các yếu tố sản
xuất mà cụ thể ở đây là nguồn vốn huy động dưới nhiều hình thức làm yếu tố đầu
vào để sản xuất ra những yếu tố đầu ra dưới hình thức dịch vụ tài chính theo yêu
cầu của khách hàng. Do đó các ngân hàng thương mại luôn phải đối đầu với
những thách thức của thị trường cạnh tranh và đầy biến động. Tuy nhiên ngân
hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ - một loại hình kinh doanh
đặc biệt, hoạt động của ngân hàng có liên quan đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực và
nhiều đối tượng khách hàng khác nhau và là hoạt động chứa nhiều rủi ro. Vì thế
rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể gây ảnh hưởng lớn cho nền
kinh tế hơn bất kỳ rủi ro của loại hình doanh nghiệp nào vì tính chất lây lan có
thể làm rung chuyển toàn bộ hệt thống kinh tế. Do vậy, trong quá trình hoạt động
các ngân hàng thương mại phải thường xuyên cảnh giác, nghiên cứu, phân tích,
đánh giá, dự báo và có những biện pháp phịng ngừa có hiệu quả. Chính vì thế
phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm tất yếu đối với từng ngân hàng
thương mại. Đây không chỉ là nhu cầu cấp thiết phục vụ cho hoạt động quản lý
của chính nhà quản trị ngân hàng mà cịn là địi hỏi mang tính bắt buộc của ngân
hàng nhà nước.


Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam là một trong những ngân
hàng được thành lập sớm nhất ở Việt Nam và là một trong mười ngân hàng được
giao dịch nhiều nhất theo kết quả bình chọn của người tiêu dùng năm 2007 và
quý 1 năm 2008 do nhóm chuyên gia tài chính ngân hàng thuộc báo Sài Gịn tiếp
thị khảo sát. Qua đó có thể thấy việc đảm bảo và không ngừng nâng cao hiệu quả


hoạt động của ngân hàng là rất quan trọng vì việc làm này khơng chỉ giúp ngân
hàng giữ chân khách hàng mà còn giúp ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh
của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Muốn vậy ngân hàng cần tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình
trong từng giai đoạn nhất định, xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh, phát hiện mặt mạnh, mặt yếu của đơn vị và kiến nghị những giải
pháp xử lý, làm cơ sở cho những quyết định kịp thời và đúng đắn. Tuy nhiên
hiện nay việc phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng chỉ tập trung vào
một số yếu tố như thu nhập, chi phí và lợi nhuận. Do đó phân tích theo mơ hình
CAMEL - hệ thống do Cục Quản lý các tổ hợp tín dụng Hoa Kỳ NCUA
(National Credit Union Administration) xây dựng - sẽ giúp cho ngân hàng đánh
giá được toàn diện các hoạt động dựa trên, từ đó có những chiến lược kinh doanh
phù hợp và hiệu quả.


<i><b>Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Phân tích hoạt động kinh doanh của</b></i>
<i><b>Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ theo mơ</b></i>
<i><b>hình CAMEL” cần thiết được nghiên cứu.</b></i>


<b>1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU</b>
<b>1.2.1. Mục tiêu chung</b>


Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ theo mơ hình CAMEL nhằm đưa ra một số
biện pháp giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh.


<b>1.2.2. Mục tiêu cụ thể</b>


- Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng dựa trên 5 tiêu
chí: vốn, chất lượng tài sản có, năng lực quản lý, khả năng sinh lời và khả năng


thanh khoản.


- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng.


- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của ngân hàng.


<b>1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU</b>
<b>1.3.1. Không gian</b>


Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam chi nhánh Cần Thơ.


<b>1.3.2. Thời gian</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu là số liệu từ năm 2006 đến năm 2008.
<b>1.3.3. Đối tượng nghiên cứu</b>


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kết quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng qua 3 năm 2006 - 2008.


<b>1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU</b>


<i>- Trương Đoàn Quốc Dũng (2008). “Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng</i>
<i>TMCP Sài Gòn – Thực trạng và các giải pháp cải thiện”, luận văn Thạc sĩ kinh</i>
tế trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài vận dụng phương pháp
phương pháp phân tích thống kê và phương pháp điều tra khảo sát để phân tích,
đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của SCB thông qua hệ thống chỉ tiêu
phản ánh về vốn, về hiệu quả kinh doanh, về các hoạt động dịch vụ ngân hàng,


về công nghệ, về nguồn nhân lực và hệ thống tổ chức mạng lưới. Đề tài đề cập
đến những thành tựu và những tồn tại, những nguyên nhân hạn chế năng lực cạnh
tranh của SCB, trong đó nổi bật là 3 vấn đề: hạn chế về vốn, hạn chế về chất
lượng hoạt động, hạn chế về trình độ quản lý, quản trị ngân hàng và nguồn nhân
lực. Từ thực trạng phân tích tác giả kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của SCB.


<i>- Trần Văn Minh (2008). “Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa</i>
<i>và nhỏ tại Eximbank Cần Thơ”, luận văn tốt nghiệp Cử nhân kinh tế trường Đại</i>
học Cần Thơ. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp so sánh để
đối chiếu các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ tín dụng, nợ
quá hạn qua các năm nhằm phân tích hoạt động cho vay đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời đề tài sử dụng một số chỉ tiêu tài chính để đánh giá
hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Qua đó tác giả đề xuất một số giải
pháp phát triển sản phẩm cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích như lợi nhuận, chỉ tiêu lợi nhuận
rịng trên tổng tài sản ROA. Từ đó, tiến hành xem xét, đánh giá, đưa ra giải pháp
hữu hiệu nhất nhằm phát huy nhân tố tác động tích cực tài, hạn chế những nhân
tố tác động tiêu cực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>CHƯƠNG 2</b>



<b>PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>


<b>2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN</b>


<b>2.1.1. Phân tích hoạt động kinh doanh</b>
<b>2.1.1.1. Khái niệm</b>


Phân tích hoạt động kinh doanh là q trình nghiên cứu để phân tích tồn


bộ q trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp nhằm làm rõ chất
lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ
sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh ở doanh nghiệp.


Phân tích là một hoạt động thực tiễn vì hoạt động kinh doanh ln đi trước
quyết định và là cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh. Phân tích hoạt động
kinh doanh là một ngành khoa học, nghiên cứu các phương pháp phân tích có hệ
thống và tìm ra những giải pháp áp dụng các phương pháp đó ở mỗi doanh
nghiệp.


Vậy “phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt
động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể và
với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quả kinh
doanh cao hơn.” [1, tr.9]


<b>2.1.1.2. Đối tượng phân tích</b>


Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin để điều hành
hoạt động kinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Các thông tin này
khơng có sẵn trong các báo cáo tài chính. Vì vậy để có những thơng tin này phải
thơng qua q trình phân tích.


“Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là đánh giá quá trình hướng
đến kết quả hoạt động kinh doanh với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng và
được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế.” [1, tr.10]


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>2.1.2. Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại theo mơ</b>
<b>hình CAMEL</b>



Phương pháp tiếp cận CAMEL nhấn mạnh những khía cạnh cơ bản khi
đánh giá tính ổn định của ngân hàng. Mặc dù có xu hướng cho rằng các chỉ tiêu
CAMEL là độc lập với nhau nhưng các chỉ tiêu này phải được đặt trong mối
quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong q trình phân tích hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Theo mơ hình CAMEL, nếu quản lý tốt các yếu tố được phân tích
trong mơ hình, bao gồm vốn, chất lượng tài sản Có, năng lực quản lý, khả năng
sinh lời và khả năng thanh khoản sẽ giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn cho hệ
thống ngân hàng.


<b>2.1.2.1. Vốn – Capital</b>


Vốn chủ sở hữu hay còn gọi là vốn tự có của ngân hàng là bao gồm giá trị
thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số nguồn vốn khác của ngân hàng
theo quy định của ngân hàng Nhà nước.


- Vốn điều lệ là số vốn ban đầu được ghi trong điều lệ hoạt động của ngân
hàng thương mại khi đi vào hoạt động. Vốn điều lệ của ngân hàng là do các chủ
sở hữu ngân hàng đóng góp và phụ thuộc vào hình thức sở hữu ngân hàng. Mặc
dù vốn điều lệ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân
hàng nhưng nó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc có hay khơng một ngân hàng
vì nó là căn cứ pháp lý để thành lập ngân hàng, là một chỉ tiêu phản ánh quy mô
hoạt động của ngân hàng thương mại và chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn của
một ngân hàng. [2, tr.8]


- Các quỹ dự trữ của ngân hàng được hình thành và tạo lập trong quá trình
hoạt động của ngân hàng nhằm sử dụng cho những mục đích nhất định.


Vốn tự có được sử dụng vào các mục đích sau:
- Mua sắm tài sản cố định, máy móc thiết bị.
- Bù đắp tổn thất khi khơng có nguồn trang trải.



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i><b>Các chỉ số phân tích:</b></i>


Chỉ số này tối thiểu là 8% để đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng.
Hệ số này càng cao cho thấy sức chịu đựng rủi ro của ngân hàng càng lớn.


Chỉ số này tối thiểu là 5%, tức là ngân hàng huy động vốn không được vượt
quá 20 lần so với vốn tự có.


<b>2.1.2.2. Chất lượng tài sản có – Asset Quality</b>


Tài sản có là phần sử dụng nguồn vốn đưa vào kinh doanh và duy trì khả
năng thanh tốn của ngân hàng. Chất lượng tài sản có là chỉ tiêu tổng hợp nói lên
khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời, năng lực quản lý và phần
lớn rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Trong tài sản có, chất lượng khoản
cho vay và đầu tư là yếu tố quyết định đến chất lượng tài sản của ngân hàng. Tổn
thất trong cho vay lớn sẽ dẫn đến thua lỗ, làm giảm vốn tự có, làm ảnh hưởng
đến khả năng chi trả và đây là biểu hiện của năng lực quản lý yếu kém. [4, tr.358]
Tài sản có bao gồm tài sản khơng sinh lời và tài sản có khả năng sinh lời,
trong đó tài sản sinh lời có vai trị quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Đánh giá chất lượng tài sản có trước hết phải xem xét tính hợp lý trong cơ
cấu tài sản có nhằm đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao mức lợi nhuận đồng thời đảm
bảo khả năng thanh toán đối với khách hàng. Tính hợp lý thể hiện qua chỉ số:


Chỉ số này cho thấy kết cấu các khoản mục đầu tư của ngân hàng. Qua đó
nhà quản trị có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng để có chiến
lược đầu tư trong từng thời kỳ nhất định.


Tỷ lệ an tồn vốn
tối thiểu =



Vốn tự có


Giá trị tài sản Có


rủi ro nội bảng + rủi ro ngoại bảngGiá trị tài sản Có


x 100%


Vốn tự có trên
vốn huy động =


Vốn tự có


Vốn huy động


x 100%


Tỷ trọng từng


khoản mục tài sản =


Số dư từng khoản mục
tài sản


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Sau khi xem xét tính hợp lý trong cơ cấu tài sản, nhà quản trị sẽ đánh giá
chất lượng tài sản có thơng qua chất lượng của các khoản cho vay.


<i><b>Các chỉ số dùng để phân tích:</b></i>



Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động, giúp nhà
quản trị so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ
số này càng lớn cho thấy vốn tồn đọng càng ít nhưng rủi ro tín dụng càng lớn.


Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Chỉ số
thấp cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng cao. Chỉ số này phải thấp hơn
5% để đảm bảo chất lượng nghiệp vụ tín dụng.


Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ
của khách hàng, cho biết số tiền mà ngân hàng thu được trong một thời kỳ kinh
doanh nhất định từ một đồng doanh số cho. Hệ số thu hồi nợ càng lớn thì đánh
giá cơng tác thu hồi nợ của ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại.


Chỉ số này được gọi là vịng quay vốn tín dụng, nó đo lường tốc độ ln
chuyển vốn tín dụng, nó cịn cho các nhà quản trị ngân hàng thấy được thời gian
thu hồi nợ vay nhanh hay chậm.


<b>2.1.2.3. Năng lực quản lý – Management Ability</b>


Lý thuyết CAMEL cho rằng khả năng quản lý của ngân hàng là yếu tố năng
động nhất. Nếu năng lực quản lý tốt có thể làm cho ngân hàng yếu kém thành
ngân hàng hoạt động tốt hơn và ngược lại. Năng lực quản lý được đánh giá ngay


Dư nợ trên vốn
huy động =


Tổng dư nợ


Vốn huy động



Chất lượng tín dụng = Nợ xấu
Tổng dư nợ


Vịng quay
vốn tín dụng =


Doanh số thu nợ


Dư nợ bình quân
Hệ số thu hồi nợ =


Doanh số thu nợ


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

từ khi thành lập ngân hàng. Đây là một trong những tiêu chuẩn được quy thành
điều kiện ra đời của một ngân hàng. [4, tr.365]


Trong quá trình hoạt động, chất lượng quản lý của ban điều hành ngân hàng
thể hiện ở các tiêu chuẩn sau:


- Hiệu quả trong hoạt động kinh doanh: tiêu chuẩn này biểu hiện ở mức độ
và sự tăng trưởng của kết quả kinh doanh. Tiêu chuẩn này cũng được đánh giá
bằng việc giữ vững kết quả kinh doanh trong tình trạng có những biến động ảnh
hưởng của thị trường. Năng lực quản lý của ngân hàng còn thể hiện ở khả năng
hạn chế tổn thất khi có biến động ở nhiều phương diện.


- Sự tuân thủ pháp luật, các quy chế về hoạt động ngân hàng, tính lành
mạnh trong kinh doanh.


- Độ tín nhiệm của ngân hàng trong mơi trường hoạt động. Sự tín nhiệm
của khách hàng trong việc gửi tiền, mở tài khoản, thực hiện giao dịch.



<b>2.1.2.4. Khả năng sinh lời – Earning</b>


Khả năng sinh lời là kết quả cụ thể nhất trong kinh doanh. Mọi doanh
nghiệp kể cả ngân hàng trong cơ chế thị trường chỉ có thể tồn tại và phát triển khi
kinh doanh có lãi. Đánh giá thu nhập là khâu then chốt trong phân tích vì thu
nhập tạo ra tăng trưởng nội tại, tác động đến khả năng huy động vốn và tạo hình
ảnh tốt cho ngân hàng trong thị trường. [6, tr.641]


Để đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng, khi phân tích phải tập hợp
các khoản thu nhập và chi phí hợp lý.


<i><b>Các chỉ tiêu phân tích:</b></i>


Chỉ số này giúp nhà phân tích xác định được cơ cấu của thu nhập để từ đó
có biện pháp phù hợp để tăng lợi nhuận, đồng thời kiểm soát được rủi ro trong
kinh doanh.


Tỷ trọng từng khoản
mục thu nhập =


Số thu từng khoản mục


Tổng thu nhập


x 100%


Tỷ trọng từng khoản
mục chi phí =



Số thu từng khoản mục


Tổng chi phí


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Doanh thu


Tổng tài sản


Chỉ số này giúp nhà quản trị biết được kết cấu các khoản chi để có thể hạn
chế các khoản chi phí bất hợp lý, tăng cường các khoản chi có lợi cho hoạt động
kinh doanh nhằm thực hiện tốt chiến lược mà hội đồng quản trị đã đề ra.


Hệ số này thể hiện mức lợi nhuận mà ngân hàng có được trong tổng số
doanh thu.


Hệ số này cho biết 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh của ngân
hàng sẽ đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.


<b>2.1.2.5. Khả năng thanh khoản – Liquidity</b>


Khả năng thanh khoản là một chuẩn mực hoạt động quan trọng của ngân
hàng. Đây là yếu tố hết sức nhạy cảm đối với hoạt động ngân hàng. Thực tiễn
cho thấy có nhiều ngân hàng mặc dù có chất lượng tài sản có tốt nhưng khi có
một khoản tiền rút ra mà ngân hàng không đảm bảo khả năng chi trả dẫn đến mất
tín nhiệm với khách hàng và có thể đưa ngân hàng đến chỗ phá sản. Một ngân
hàng được xem là có khả năng thanh khoản nếu nó tiếp cận dễ dàng các nguồn
vốn khả dụng ở chi phí hợp lý một cách nhanh nhất khi cần thiết. [4, tr. 372]


<i><b>Các chỉ tiêu phân tích:</b></i>



<i>Trong đó:</i>


- Cung thanh khoản gồm: các khoản tiền gửi nhận được, các khoản tín dụng
thu về, thu nhập từ việc bán các tài sản, các khoản vay trên thị trường tiền tệ và
các khoản thu khác.


- Cầu thanh khoản gồm: các khoản chi trả tiền gửi, các khoản cấp tín dụng,
các khoản vay hoàn trả, các khoản chi nghiệp vụ, thuế và khoản chi trả cổ tức.


Thanh khoản ròng > 0: ngân hàng trong trạng thái thừa thanh khoản.
Thanh khoản ròng < 0: ngân hàng trong trạng thái thiếu thanh khoản.


Lợi nhuận ròng trên
doanh thu (ROS) =


Lợi nhuận ròng


Lợi nhuận ròng trên
tài sản (ROA) =


Lợi nhuận ròng


Thanh khoản


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Thanh khoản ròng = 0: ngân hàng trong trạng thái cân bằng thanh khoản.


Tài sản thanh khoản gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại ngân hàng nhà nước,
tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong và ngồi nước…


Vốn tiền gửi gồm tiền gửi huy động từ các tổ chức kinh tế, dân cư, tiền gửi


của các tổ chức tín dụng khác…


Hệ số thanh khoản chỉ sự so sánh giữa số tiền cần thiết để thanh toán cho
người gửi tiền rút ra và sự gia tăng cho vay với nguồn thực sự hoặc tiềm năng
trong thanh toán.


<b>2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>
<b>2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu</b>


Số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu là số liệu thứ cấp được thu thập từ
bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo tín
dụng của ngân hàng từ năm 2006 đến năm 2008, bao gồm: Vốn điều chuyển, các
khoản tiền gửi của khách hàng, các khoản mục trong tài sản có, thu nhập, chi phí,
lợi nhuận, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, nợ quá hạn.


<b>2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu</b>


Phương pháp được sử dụng chủ yếu trong đề tài nghiên cứu là phương pháp
so sánh. Đây là phương pháp xem xét chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với
một chỉ tiêu gốc nhằm xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu.
Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh tế.


Sử dụng phương pháp này cần nắm vững 3 nguyên tắc:
<i><b>Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh</b></i>


Tiêu chuẩn so sánh được chọn làm căn cứ so sánh gọi là so sánh gốc, các
gốc so sánh có thể là:


- Số liệu năm trước, kỳ trước nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các
chỉ tiêu.



Hệ số


thanh khoản =


Tài sản
thanh khoản


Vốn tiền gửi


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

∆y = y1 - y0


y1 - y0


y0 x 100%


∆y =


<b>- Các chỉ tiêu trung bình ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt hàng</b>
nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu thị
trường.


- Số liệu kế hoạch.
<i><b>Điều kiện so sánh:</b></i>


Cần quan tâm đến cả thời gian và không gian.


- Về thời gian: Các chỉ tiêu được tính trong cùng một thời gian hạch tốn,
phải thống nhất trên cả 3 mặt:



+ Cùng nội dung phản ánh.
+ Cùng một phương pháp tính.
+ Cùng đơn vị đo lường.


- Về không gian: Các chỉ tiêu này cần quy đổi về cùng quy mô và điều kiện
kinh doanh tương tự nhau.


<b>2.2.2.1. Phương pháp so sánh số tuyệt đối</b>


Là kết quả của phép trừ giữa trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ
tiêu kinh tế. Số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp nhằm phản ánh quy mơ, khối
lượng của sự kiện.


Cơng thức tính:
Trong đó:


y0 : là chỉ tiêu kỳ gốc
y1 : là chỉ tiêu kỳ phân tích


∆y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu kỳ phân tích với số liệu kỳ gốc
của các chỉ tiêu xem có biến động khơng và tìm ra ngun nhân biến động của
các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp xử lý.


<b>2.2.2.2. Phương pháp so sánh số tương đối</b>


Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các
chỉ tiêu kinh tế.


Cơng thức tính:



Trong đó:


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

y1 : là chỉ tiêu kỳ phân tích


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>CHƯƠNG 3</b>



<b>KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU</b>


<b>VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ</b>



<b>3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN</b>


Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam được thành
lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ
Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam
Export Import Bank), là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên
của Việt Nam.


Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày
06/04/1992, Thống Đốc Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số
11/NH-GP cho phép ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng
ký là 50 tỷ đồng Việt Nam tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân
Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import
Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank. Đến 30/09/2008
vốn điều lệ của Eximbank đạt 4.249 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷ đồng.
Eximbank hiện là một trong những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong
khối ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với trụ sở chính đặt tại
TP. Hồ Chí Minh và 77 chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà
Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Vinh, Hải Phịng, Quảng Ninh, Đồng


Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm
Đồng và TP.HCM. Ngân hàng đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 735 ngân hàng
tại 72 quốc gia trên thế giới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

thành phố Cần Thơ. Hiện chi nhánh Eximbank Cái Khế đã được nâng lên thành
chi nhánh cấp 2. Tính đến năm 2009, hệ thống Eximbank tại Cần Thơ có 2 chi
nhánh và 5 phòng giao dịch: Phòng giao dịch Cái Răng, Phòng giao dịch Tân An,
Phòng giao dịch An Phú, Phòng giao dịch Bình Thủy, Phịng giao dịch Thốt Nốt.
<b>3.2. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU</b>


EIBCT là ngân hàng chuyên kinh doanh tiền tệ, thực hiện đầy đủ các hoạt
động của một ngân hàng thương mại đạt chuẩn quốc tế. Các hoạt động chủ yếu
của ngân hàng:


 <i>Nhận các loại tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam</i>
<i>bằng ngoại tệ và vàng</i>


Ngân hàng thực hiện các hình thức huy động tiền tiết kiệm có kỳ hạn,
không kỳ hạn, tiết kiệm hỗn hợp với các kỳ hạn, phương thức trả lãi đa dạng và
lãi suất hấp dẫn. Khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh tốn tại ngân hàng có
thể đăng ký sử dụng thẻ ATM, thanh tốn tiền hàng hóa dịch vụ, phát hành Séc,
ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu ...


 <i>Cho vay ngắn, trung và dài hạn, cho vay đồng tài trợ, cho vay theo hạn</i>
<i>mức tín dụng</i>


Ngân hàng cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu
vay vốn của khách hàng phục vụ cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng,
đầu tư phát triển... với hình thức cho vay linh hoạt và thủ tục đơn giản.



 <i>Thực hiện các dịch vụ thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa và</i>
<i>dịch vụ chuyển tiền</i>


Eximbank Cần Thơ là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có
hoạt động dịch vụ thanh tốn đa dạng nhất và có thể đáp ứng đa số các yêu cầu
về thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ cho khách hàng kinh doanh nội địa
và xuất nhập khẩu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<i>Kinh doanh ngoại tệ</i>


Ngân hàng mua bán các loại ngoại tệ với các cá nhân và doanh nghiệp và
thực hiện các nghiệp vụ giao dịch hối đoái như nghiệp vụ giao ngay Spot, nghiệp
vụ hoán đổi tiền tệ Swap, nghiệp vụ kỳ hạn Forwards và nghiệp vụ quyền chọn
Options phục vụ nhu cầu thanh toán quốc tế cũng như cung cấp các cơng cụ giao
dịch ngoại hối giúp khách hàng phịng ngừa rủi ro biến động tỷ giá.


<i>Dịch vụ trọn gói hỗ trợ du học sinh</i>


Ngân hàng thực hiện các dịch vụ tư vấn du học sinh, làm thủ tục chứng
minh tài chính cho du học sinh, cho vay du học trọn gói với lãi suất ưu đãi, phát
hành thẻ tín dụng Master Card, Visa dưới dạng cho vay tín chấp hay ký quỹ.
Ngân hàng cịn phối hợp với các cơng ty tư vấn du học tổ chức nhiều cuộc hội
thảo giới thiệu các cơ hội du học tại các nước có nền giáo dục phát triển cho các
du học sinh.


<i>Phát hành và thanh toán các loại thẻ</i>


Ngân hàng phát hành và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán các loại thẻ
Master Card, thẻ Visa, thẻ nội địa và thẻ thanh toán, thẻ ATM. Ngân hàng cung
cấp dịch vụ thanh toán cho các đơn vị cung ứng hàng hóa, các đơn vị có nhu cầu


tiếp nhận thẻ tại Việt Nam.


<i>Cung cấp dịch vụ kiểm ngân, thu và chi hộ</i>


Ngân hàng thực hiện dịch vụ kiểm ngân tại chỗ theo yêu cầu của khách
hàng, thực hiện các dịch vụ chi trả lương hộ cho doanh nghiệp, dịch vụ chi trả
ngoại hối, bồi hoàn chi phiếu du lịch, thanh toàn tiền làm thủ tục xuất cảnh cho
các cá nhân xuất cảnh.


<i>Dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư</i>


Để giúp các nhà đầu tư có thêm thơng tin trong việc quyết định đầu tư hợp
lý và hiệu quả, ngân hàng thực hiện dịch vụ tư vấn miễn phí, cung cấp các thơng
tin có liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính.


<b>3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>Hình 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA EIBCT</b>


<b>3.3.1. Giám đốc</b>


Đại diện pháp nhân cho chi nhánh Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam tại Cần Thơ.


Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của chi nhánh và các chỉ tiêu về tài
chính, trích lập quỹ theo quy định của ngân hàng nhà nước, của Hội đồng quản
trị và của Tổng giám đốc hội sở.


Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ và kế hoạch
kinh doanh.



Chịu trách nhiệm toàn diện về tài sản, vốn, tổ chức và điều hành cán bộ của
chi nhánh.


Quyết định chương trình, kế hoạch hoạt động, công tác của chi nhánh.
Quyết định đầu tư cho vay, bão lãnh trong giới hạn được Tổng giám đốc ủy
quyền.


Ký kết các văn bản tín dụng, tiền tệ, thanh toán trong phạm vi hoạt động
của chi nhánh.


Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh.
GIÁM ĐỐC


Phó Giám Đốc
Phó Giám Đốc


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Tổ chức nghiên cứu, học tập và hướng dẫn thi hành các chế độ, thể lệ
nhiệm vụ của Việt Nam Eximbank.


<b>3.3.2. Phó Giám đốc</b>


Giúp Giám đốc chỉ đạo và điều hành một số lĩnh vực công tác của các
phòng như sơ đồ cơ cấu tổ chức.


Tham gia với Giám đốc trong việc chuẩn bị, xây dựng và quyết định về
chương trình cơng tác, kế hoạch kinh doanh và các phương hướng hoạt động.


Thay mặt Giám đốc giải quyết và ký các văn bản được phân công.



Điều hành công tác của chi nhánh theo ủy nhiệm chính thức của Giám đốc.
<b>3.3.3. Phịng hành chính nhân sự</b>


Thực hiện các cơng tác về hành chính của ngân hàng như quản lý lao động,
kế hoạch văn phòng phẩm.


Phụ trách lương, xét khen thưởng.


Phụ trách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho tồn thể cán bộ - cơng
nhân viên trong ngân hàng.


Thực hiện các chức năng như kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ
Nhà nước.


<b>3.3.4. Phịng tín dụng</b>


Nghiên cứu thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, cho vay theo đúng quy định
của ngân hàng và thể lệ của ngân hàng nhà nước.


Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong việc xây dựng tín dụng cho từng đối
tượng cụ thể.


Trực tiếp theo dõi các khoản nợ của khách hàng trong suốt thời gian vay, kể
từ khi phát vay cho đến khi thu hồi nợ vay.


Theo dõi, đôn đốc việc trả nợ và bảo lãnh khi có nhu cầu, kinh doanh ngoại
tệ, tư vấn tài chính và đầu tư.


<i><b>Tổ thẩm định giá</b></i>



Thực hiện việc định giá bất động sản và động sản của khách hàng làm cơ sở
pháp lý cho ngân hàng xem xét hồ sơ vay vốn của khách hàng.


<b>3.3.5. Phòng dịch vụ khách hàng</b>
<i><b>Bộ phận kế toán</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Hạch toán kế toán, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thuế phải nộp theo
chế độ, chuẩn mực do ngân hàng nhà nước quy định.


Hướng dẫn khách hàng, các đơn vị nội bộ sử dụng chứng từ, biểu mẫu đứng
theo quy định của ngân hàng.


Thực hiện các bút toán có liên quan đến q trình thanh tốn như ủy nhiệm
thu, ủy nhiệm chi, kế toán các khoản thu chi trong ngày, mở tài khoản mới cho
khách hàng, bút toán chuyển khoản giữa ngân hàng với khách hàng và với các
ngân hàng khác.


Báo cáo quyết toán, phân bổ lãi lỗ trong từng kỳ hoạt động của ngân hàng.
Tổng hợp chi tiết lên cân đối hoạt động của ngân hàng.


Báo cáo quyết toán hằng năm lên Hội sở.
<i><b>Bộ phận thẻ</b></i>


Phát hành, thanh toán các loại thẻ quốc tế, thẻ nội địa, mở thẻ thanh toán
cho các đơn chấp nhận thẻ.


Tổ chức việc khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ và duy trì mối quan hệ
với khách hàng.


Tổ chức xét duyệt đơn xin cấp thẻ của các khách hàng.



Thường xuyên kiểm tra tín dụng, kiểm sốt và thu hồi nợ, tổ chức theo dõi
cách thức thanh toán và chi tiêu của chủ thẻ, cách thức và mức độ giao dịch của
các đại lý nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng và tránh tổn thất cho ngân hàng.


<b>3.3.6. Phịng thanh tốn quốc tế</b>


Bảo lãnh hàng hoá trả chậm, trả ngay.


Thực hiện các hoạt động có liên quan đến q trình thanh tốn xuất nhập
khẩu giữa khách hàng và các đơn vị nước ngoài. Thanh toán tiền hàng bằng các
phương thức thanh toán quốc tế như L/C, chuyển tiền, nhờ thu…được thực hiện
nhanh chóng, bảo mật và tiết kiệm được chi phí lớn nhờ vào mối quan hệ đại lý
mật thiết với các ngân hàng trên thế giới.


<b>3.3.7. Phòng ngân quỹ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Về chi: trả tiền cho khách hàng, thanh toán SEC du lịch, ngân phiếu theo
chứng từ đã được phòng nghiệp vụ kiểm tra và Giám đốc duyệt.


<b>3.3.8. Phòng kinh doanh tổng hợp</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>CHƯƠNG 4</b>



<b>PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG</b>


<b>TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ</b>



<b>THEO MƠ HÌNH CAMEL</b>



<b>4.1. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP</b>


<b>XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN</b>
<b>2006 - 2008</b>


<b>4.1.1. Vốn – Capital (C)</b>


<b>4.1.1.1. Phân tích tổng quát nguồn vốn</b>


Vốn vừa là phương tiện, vừa là mục đích kinh doanh đồng thời cũng là đối
tượng kinh doanh của ngân hàng. Thông qua việc phân tích quy mơ và cơ cấu
của các nguồn vốn trong tổng vốn sẽ có cái nhìn tổng qt về tình hình nguồn
vốn của EIBCT.


<b>Bảng 1: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA EIBCT QUA BA NĂM 2006-2008</b>
ĐVT: Triệu đồng


<b>Năm 2006</b> <b>Năm 2007</b> <b>Năm 2008</b> <b>2007/2006</b> <b>2008/2007</b>
<b>Khoản</b>


<b>mục Giá trị</b> <b>trọngTỷ</b>


<b>(%)</b> <b>Giá trị</b>


<b>Tỷ</b>
<b>trọng</b>


<b>(%)</b> <b>Giá trị</b>


<b>Tỷ</b>
<b>trọng</b>



<b>(%)</b> <b>Giá trị Tỷ lệ(%)</b> <b>Giá trị</b>


<b>Tỷ lệ</b>
<b>(%)</b>


Vốn
điều


chuyển 142.397 27,62 142.441 12,79 0 0,00 44 0,03 -142.441 -100,00
Vốn


huy


động 358.629 69,56 930.406 83,54 1.217.750 95,21 571.777 159,43 287.344 30,88
Vốn


khác 14.536 2,82 40.862 3,67 61.297 4,79 26.326 181,11 20.435 50,01


<b>Tổng</b>
<b>nguồn</b>


<b>vốn</b> <b>515.562 100,00 1.113.709 100,00 1.279.047 100,00 598.147 116,02 165.338 14,85</b>


<i>Nguồn: Bảng cân đối kế toán của EIBCT</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

tăng chỉ là 14,85% so với năm 2007. Tuy nhiên kết quả tăng vốn của EIBCT cho
thấy rất tốt trong đó có sự thúc đẩy từ tốc độ phát triển chung của toàn hệ thống
cùng với sự quan tâm của Hội sở đã làm đòn bẩy cho sự tăng trưởng của chi
nhánh ngân hàng. Bên cạnh đó nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế trên địa
bàn ngày càng tăng cao nên ngân hàng luôn đặt kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn,


đáp ứng kịp thời nhu cầu cho nền kinh tế. Đây chính là nỗ lực khơng ngừng của
ngân hàng trong việc tăng quy mô vốn phục vụ cho các hoạt động kinh doanh.


Bảng số liệu cho thấy chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng trưởng mạnh là vốn
huy động với 358.629 triệu đồng năm 2006 chiếm 69,56% trong tổng vốn, tăng
lên 930.406 triệu đồng năm 2007 chiếm 83,54% tổng vốn, tốc độ tăng rất nhanh
đạt 159,43% so với năm 2007. Vốn huy động tăng lên cho thấy ngân hàng làm
tốt công tác huy động vốn đặc biệt là công tác chăm sóc khách hàng, có chính
sách lãi suất phù hợp, ln tạo được niềm tin từ phía khách hàng nên thu hút
được nhiều vốn nhàn rỗi trong xã hội. Sang năm 2008 vốn huy động cũng tăng
nhưng không cao bằng giai đoạn trước, chỉ bằng 30,88% tương ứng với 287.344
triệu đồng so với năm 2007, do trong năm này ngân hàng phải đối mặt với cuộc
chạy đua lãi suất cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn Cần Thơ trong việc
thu hút vốn tiền gởi của các tổ chức kinh tế và dân cư nhằm đảm bảo lợi nhuận
của ngân hàng trước chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng nguồn vốn khác vẫn
đóng góp khơng ít vào sự tăng trưởng của nguồn vốn ngân hàng. Nguồn vốn
khác ở đây bao gồm nguồn vốn hình thành trong thanh tốn, các khoản nợ phải
trả và quỹ khen thưởng phúc lợi. Nguồn vốn khác qua ba năm cũng tăng dần, từ
14.536 triệu đồng năm 2006 tăng lên 40.862 triệu đồng năm 2007 và sang năm
2008 nguồn vốn này đạt được 61.297 triệu đồng. Nguồn vốn này tăng lên cho
thấy ngân hàng hoạt động ngày càng nhiều, quy mơ lớn hơn nên các khoản vốn
hình thành trong thanh tốn và nợ chi trả bên ngồi ngân hàng cũng như chi trả
cho nội bộ ngân hàng cũng tăng lên.


Như vậy, cơ cấu về nguồn vốn của ngân hàng trong thời gian qua nhìn
chung là tương đối hợp lý, tốc độ tăng lên của vốn huy động luôn đảm bảo, vốn
điều chuyển được giảm xuống và được quản lý tốt. Tuy có sự biến động từ năm
2007 sang năm 2008 nhưng quy mô tổng nguồn vốn của ngân hàng vẫn đảm bảo


tăng trưởng chứng tỏ được uy tín và sự phát triển của ngân hàng.


<b>4.1.1.2. Phân tích tình hình vốn huy động</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>Bảng 2: TÌNH HÌNH VỐN HUY ĐỘNG CỦA EIBCT QUA BA NĂM 2006-2008</b>


ĐVT: Triệu đồng


<b>Năm 2006</b> <b>Năm 2007</b> <b>Năm 2008</b> <b>2007/2006</b> <b>2008/2007</b>


<b>Khoản mục</b>


<b>Giá trị</b> <b>trọngTỷ</b>


<b>(%)</b> <b>Giá trị</b>


<b>Tỷ</b>
<b>trọng</b>


<b>(%)</b> <b>Giá trị</b>


<b>Tỷ</b>
<b>trọng</b>


<b>(%)</b> <b>Giá trị</b>


<b>Tỷ lệ</b>


<b>(%)</b> <b>Giá trị</b> <b>Tỷ lệ(%)</b>



Tiền gửi của các


TCTD 3.600 1,00 130 0,01 104 0,01 -3.470 -96,39 -26 -20,00


Tiền gửi thanh


toán 131.135 36,57 343.164 36,88 358.407 29,43 212.029 161,69 15.243 4,44
- Không kỳ hạn 101.283 28,24 325.724 35,01 313.991 25,78 224.441 221,60 -11.733 -3,60
- Có kỳ hạn 29.852 8,32 17.441 1,87 44.416 3,65 -12.411 -41,58 26.975 154,66
Tiền gửi tiết kiệm 211.222 58,90 586.347 63,02 758.337 62,27 375.125 177,60 171.990 29,33


- Không kỳ hạn 1.184 0,33 4.544 0,49 788 0,06 3.360 283,78 -3.756 -82,66


- Có kỳ hạn 210.038 58,57 581.803 62,53 757.549 62,21 371.765 177,00 175.746 30,21
Phát hành GTCG 12.672 3,53 765 0,08 100.902 8,29 -11.907 -93,96 100.137 13.089,80
<b>Tổng cộng</b> <b>358.629 100,00 930.406 100,00 1.217.750 100,00 571.777 159,43 287.344</b> <b>30,88</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng qua ba năm đều tăng nhưng tăng
trưởng mạnh nhất là giai đoạn 2006 – 2007, cụ thể:


<i><b>Tiền gửi của các tổ chức tín dụng: Đối với tiền gửi của các tổ chức tín</b></i>
dụng, mặc dù chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động chỉ khoảng
1,00% nhưng loại tiền gửi này giúp cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng
thêm đa dạng. Năm 2006 tiền gửi của các tổ chức tín dụng là 3.600 triệu đồng
nhưng sang năm 2007 chỉ còn là 130 triệu đồng, giảm 3.470 triệu đồng tức
khoảng 96,39% so với năm 2006. Năm 2008, loại vốn này cũng giảm xuống
nhưng không đáng kể, chỉ giảm 26 triệu đồng tương ứng với 20% so với năm
2007. Do nhu cầu gửi tiền của các tổ chức tín dụng giảm xuống. Thêm vào đó
các ngân hàng có Hội sở chính ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh… đã mở rộng thêm nhiều chi nhánh trên địa bàn thành phố Cần Thơ,


điều này đã tạo nên một sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong việc thu hút tiền
gửi của các tổ chức tín dụng.


<i><b>Tiền gửi thanh tốn: Chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng nguồn vốn huy</b></i>
động, tiền gửi thanh toán trong 3 năm qua cũng biến động mạnh. Năm 2006, tiền
gửi đạt 131.135 triệu đồng và tăng mạnh sang năm 2007 với số tiền là 343.164
triệu đồng, tốc độ tăng đạt 161,69%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do một
số doanh nghiệp trên địa bàn Cần Thơ ngày càng phát triển, kinh doanh hiệu quả
nên có xu hướng thanh tốn qua ngân hàng. Thêm vào đó, EIBCT cịn mở rộng
mạng lưới thanh tốn chuyển tiền điện tử nhanh, chi trả kịp thời phục vụ nhu cầu
thanh toán tiền mua hàng nên thu hút nhiều doanh nghiệp đến mở tài khoản. Đến
năm 2008, loại tiền gửi này đạt 358.407 triệu đồng, chỉ tăng 4,44% so với năm
2007. Do cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đã đẩy nhiều doanh nghiệp sản
xuất xuất khẩu trong nước vào khó khăn, đây lại là khách hàng chủ yếu của
EIBCT nên làm hạn chế tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

Năm 2007


5,08%


94,92%


TG khơng kỳ hạn TG có kỳ hạn
Năm 2006


77,24%
22,76%


<b>Hình 2: CƠ CẤU TIỀN GỬI THANH TỐN TẠI EIBCT</b>
<b>QUA BA NĂM 2006-2008</b>



Năm 2006 tiền gửi không kỳ hạn là 101.283 triệu đồng, với tốc độ tăng
221,60% loại tiền gửi này đạt 325.724 triệu đồng ở năm 2007, nâng mức tỷ trọng
từ 77,24% lên thành 94,92% trong tổng tiền gửi thanh toán. Tuy chỉ đạt 87,61%
so với tổng tiền gửi thanh toán trong năm 2008 nhưng tiền gửi khơng kỳ hạn vẫn
cao hơn so với loại có kỳ hạn. Do tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp gởi
vào nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu thanh tốn trong kinh doanh và khơng
vì mục đích sinh lời nên đa số doanh nghiệp chọn loại không kỳ hạn.


<i><b>Tiền gửi tiết kiệm: Đứng vị trí thứ nhất trong tổng vốn huy động là tiền gửi</b></i>
tiết kiệm với tỷ trọng lần lượt qua các năm là 58,90%; 63,02% và 62,27%. So với
năm 2006, tiền gửi tiết kiệm năm 2007 tăng 375.125 triệu đồng tương ứng với
177,60%. Trong năm 2006 EIBCT điều chỉnh lãi suất huy động tiền VNĐ với
mức tăng từ 0,01% đến 0,03%/tháng so với biểu lãi suất cũ và để đáp ứng được
nhu cầu của đông đảo khách hàng, mang lại cho khách hàng những tiện ích thiết
thực nhất, EIBCT đã đa dạng hóa các loại kỳ hạn gởi, cụ thể là kỳ hạn 1 tuần
0,3%, 2 tuần 0,4%, và 3 tuần 0,45% do đó thu hút được lượng lớn khách hàng.
Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ EIBCT cũng điều chỉnh tăng lãi suất từ
0,25% đến 0,6% cho từng kỳ hạn so với lãi suất huy động trước đó. Thêm vào đó
EIBCT cịn triển khai nhiều chương trình khuyến mại như: “Vui World Cup đoạt
cúp vàng cùng Eximbank” áp dụng cho tiền gửi tiết kiệm VNĐ và USD, chương
trình “Gửi tiết kiệm và du xuân cùng Eximbank” được triển khai từ ngày
26/12/2005 đến hết ngày 14/2/2006. Đây là sự nỗ lực của ngân hàng trong việc
gia tăng tiền gửi tiết kiệm của cá nhân. Trong năm 2007, EIBCT tăng lãi suất huy


Năm 2008


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

động USD với biên độ tăng từ 0,02% - 0,1% so với biểu lãi suất cũ. Cụ thể, lãi
suất huy động USD sau khi tăng đối với loại kỳ hạn 1 tháng là 4,40%/năm; 3
tháng là 5%/năm; 6 tháng là 5,15%/năm; 9 tháng là 5,18%/năm; 10 tháng là


5,19%/năm. Với mức lãi suất này, EIBCT là một trong những ngân hàng có lãi
suất huy động ngoại tệ cao nhất năm 2007, hấp dẫn các cá nhân có nhiều ngoại tệ
gửi vào ngân hàng. Nhưng tốc độ tăng này khơng được duy trì đến năm sau, do
đó năm 2008 tiền gửi tiết kiệm chỉ tăng 171.990 triệu đồng, về số tương đối là
29,33% so với năm 2007. Trong năm này EIBCT cũng tiếp tục đưa ra nhiều sản
phẩm, chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng: chương trình gửi tiết
kiệm vàng hưởng lãi suất bậc thang theo số dư; chương trình tiết kiệm dự thưởng
“Vui hè nhộn nhịp, du lịch rộn ràng” từ ngày 05/05/2008 đến hết 02/08/2008; sản
phẩm “Tiết kiệm qua đêm 24h” áp dụng từ 14/05/2008; sản phẩm Tiền gửi
“Call” 48 giờ áp dụng từ 23/05/2008; “Tiền gửi lãi suất theo thời gian thực gửi”
áp dụng cho tiền gửi tiết kiệm VNĐ 12 tháng từ ngày 01/07/2008; chương trình
khuyến mãi “Tặng Thẻ V-TOP với giá trị mua sắm lên đến 40 triệu đồng cho
khách hàng gửi VNĐ” áp dụng từ ngày 10/11/2008; chương trình khuyến mãi
“Gửi USD - nhận ngay quà tặng” áp dụng từ 20/11/2008. Bên cạnh các ngân
hàng khác trong và ngồi nước, thị trường chứng khốn ngày càng trở thành đối
thủ cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng về mặt huy động vốn trong dân cư nên
công tác huy động vốn của ngân hàng gặp khơng ít trở ngại.


Ngược lại với cơ cấu của tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ
hạn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng tiền gửi tiết kiệm. Đối với loại tiền gửi có
kỳ hạn, qua ba năm cũng tăng dần với giá trị là 210.038 triệu đồng năm 2006,
581.803 triệu đồng năm 2007 và 757.549 triệu đồng năm 2008. Do đây là loại
tiền gửi tiết kiệm của cá nhân gửi vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lợi nên đa
số khách hàng chọn loại có kỳ hạn để hưởng lãi suất cao hơn so với loại tiền gửi
khơng kỳ hạn. Về phía ngân hàng tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn ổn định nên có
thể tận dụng tối đa để phục vụ cho hoạt động kinh doanh tạo lợi nhuận, do đó
ngân hàng đưa ra nhiều chương trình, sản phẩm tiện ích thu hút nhiều khách
hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

tương ứng với 0,08% và 100.902 triệu đồng chiếm 8,29% năm 2008. Do tính


chất của các loại giấy tờ có giá là thường có lãi suất cao nhưng kỳ hạn dài và chỉ
được rút tiền khi đáo hạn nên người dân ít đầu tư mà thay vào đó họ gửi tiền tiết
kiệm với kỳ hạn ngắn hơn vừa an toàn vừa thu được lợi nhuận nhanh hơn so với
giấy tờ có giá.


Tóm lại, cơng tác huy động vốn của ngân hàng trong ba năm qua là tương
đối tốt, nguồn vốn huy động tập trung chủ yếu vào tiền gửi tiết kiệm. Đây cũng là
một lợi thế cho ngân hàng trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay, tuy nhiên vấn đề
đặt ra là ngân hàng cần có kế hoạch sử dụng nguồn vốn đó phù hợp để vừa đem
lại lợi nhuận cao cho ngân hàng vừa có khả năng hồn trả đúng hạn cho khách
hàng khi đến hạn thanh tốn.


<b>4.1.2. Chất lượng tài sản có – Asset quality (A)</b>


<b>4.1.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b>Bảng 3: CƠ CẤU TÀI SẢN CÓ CỦA EIBCT QUA BA NĂM 2006-2008</b>


ĐVT: Triệu đồng


<b>Năm 2006</b> <b>Năm 2007</b> <b>Năm 2008</b> <b>2007/2006</b> <b>2008/2007</b>


<b>Khoản mục</b>


<b>Giá trị</b> <b>trọngTỷ</b>


<b>(%)</b> <b>Giá trị</b>


<b>Tỷ</b>
<b>trọng</b>



<b>(%)</b> <b>Giá trị</b>


<b>Tỷ</b>
<b>trọng</b>


<b>(%)</b> <b>Giá trị</b>


<b>Tỷ lệ</b>


<b>(%)</b> <b>Giá trị</b> <b>Tỷ lệ(%)</b>


Tiền và kim loại quý 9.890 1,92 82.953 7,45 35.465 2,77 73.063 738,76 -47.488 -57,25


Tiền gửi tại NHNN 1.540 0,30 10.385 0,93 1.194 0,09 8.845 574,35 -9.191 -88,50


Tiền gửi và cho vay


TCTD khác 7.275 1,41 2.605 0,23 764 0,06 -4.670 -64,19 -1.841 -70,67


Các công cụ tài


chính phái sinh 0 0,00 17 0,00 2.264 0,18 17 - 2.247 13.217,65


Cho vay khách hàng 489.585 94,96 984.103 88,36 1.079.832 84,42 494.518 101,01 95.729 9,73


Tài sản cố định 3.634 0,70 5.891 0,53 23.506 1,84 2.257 62,11 17.615 299,02


Tài sản có khác 3.638 0,71 27.755 2,49 136.022 10,63 24.117 662,92 108.267 390,08
<b>Tổng tài sản</b> <b>515.562 100,00 1.113.709</b> <b>100,00 1.279.047</b> <b>100,00 598.147 116,02 165.338</b> <b>14,85</b>


- Tài sản sinh lời 496.860 96,37 986.725 88,60 1.082.860 84,66 489.865 98,59 96.135 9,74
- Tài sản không sinh


lời 18.702 3,63 126.984 11,40 196.187 15,34 108.282 578,99 69.203 54,50


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
1400000


<b>Tr</b>


<b>iệ</b>


<b>u </b>


<b>đồ</b>


<b>ng</b>


Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008


TS khơng sinh lời TS sinh lời Tổng tài sản


<b>Hình 3: TÌNH HÌNH TÀI SẢN CĨ CỦA EIBCT QUA BA NĂM 2006-2008</b>



Nhìn vào biểu đồ có thể thấy rất rõ tổng tài sản của EIBCT ngày càng tăng.
Ở năm 2006 tổng tài sản đạt 515.562 triệu đồng và với tốc độ tăng hơn 2 lần tài
sản của ngân hàng đạt 1.113.709 triệu đồng năm 2007 và đến năm 2008 đạt
1.279.047 triệu đồng. Cùng với sự tăng lên của nguồn vốn huy động của ngân
hàng thì tổng tài sản cũng tăng lên tương ứng. So với năm 2006 thì tổng tài sản
năm 2007 tăng lên 598.147 triệu đồng tức tăng 116,02%, năm 2008 cũng tăng lên
165.338 triệu đồng hay về mặt tỷ lệ là 14,85%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

sản sinh lời vẫn chiếm đa số trong tổng tài sản Có. Qua đây có thể thấy phần vốn
ngân hàng đem đầu tư kinh doanh là khá lớn do đó việc phịng ngừa rủi ro là rất
cần thiết để đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng.


Phần giảm bớt đầu tư vào nhóm tài sản sinh lời đã được chuyển sang nhóm
tài sản cịn lại là nhóm khơng sinh lời. Nhóm tài sản không sinh lời bao gồm tiền
mặt, tiền gửi tại ngân hàng nhà nước và các tài sản cố định được sử dụng nhằm
đảm bảo khả năng thanh tốn, phịng tránh rủi ro. Với 18.702 triệu đồng năm
2006 tài sản không sinh lời đã tăng 108.282 triệu đồng tức 578,99% và đạt được
trị giá là 126.984 triệu đồng vào năm 2007. Tiếp tục đà tăng trưởng này tài sản
không sinh lời năm 2008 đạt 196.187 triệu đồng tăng 69.203 triệu đồng hay
54,50% so với năm 2007. Sự tăng trưởng về tỷ trọng của tài sản không sinh lời
làm giảm thu nhập của EIBCT nhưng có thể phịng tránh rủi ro về thanh khoản
cho ngân hàng. Đây là một sự đánh đổi giữa lợi nhuận và thanh khoản trong kinh
doanh ngân hàng. Tuy nhiên có thể thấy hoạt động của ngân hàng biến động theo
hướng chưa tốt vì sự giảm sút của tài sản sinh lời làm ảnh hưởng đến nguồn thu
nhập của ngân hàng, hơn nữa đây có thể là biểu hiện của những khó khăn mà
ngân hàng đang gặp phải trong kinh doanh do phải chịu áp lực lớn về thanh
khoản hoặc ngân hàng không có đủ khả năng tìm kiếm những khách hàng có uy
tín và những cơ hội tốt.


<b>4.1.2.2. Phân tích tình hình tín dụng</b>



Khi đánh giá chất lượng tài sản Có chủ yếu tập trung vào đánh giá về tài
sản sinh lời bởi đây là nhóm tài sản mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng và
đây cũng là loại tài sản chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Trong nhóm tài sản sinh lời
cho vay và đầu tư là hai khoản mục chủ yếu. Đối với EIBCT đầu tư vào chứng
khoán hay các hính thức khác hầu như là khơng có nên phân tích tài sản sinh lời
lúc này là phân tích khoản mục cho vay. Chất lượng tín dụng của những khoản
cho vay này sẽ quyết định phần lớn chất lượng của tài sản Có của ngân hàng.


<b>Tình hình dư nợ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

Qua ba năm tình hình dư nợ tín dụng của EIBCT có nhũng biến đổi nhất
định được thể hiện qua bảng sau:


<b>Bảng 4: DƯ NỢ CHO VAY CỦA EIBCT QUA BA NĂM 2006-2008</b>
ĐVT: Triệu đồng
<b>Năm 2006</b> <b>Năm 2007</b> <b>Năm 2008</b> <b>2007/2006</b> <b>2008/2007</b>
<b>Khoản</b>


<b>mục Giá trị</b> <b>trọngTỷ</b>


<b>(%)</b> <b>Giá trị</b>
<b>Tỷ</b>
<b>trọng</b>


<b>(%)</b> <b>Giá trị</b>


<b>Tỷ</b>
<b>trọng</b>



<b>(%)</b> <b>Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị</b>


<b>Tỷ lệ</b>
<b>(%)</b>


Ngắn


hạn 410.853 83,27 859.922 86,74 964.263 88,01 449.069 109,30 104.341 12,13
Trung


dài


hạn 82.532 16,73 131.498 13,26 131.376 11,99 48.966 59,33 -122 -0,09
<b>Tổng</b>


<b>dư nợ 493.385 100,00 991.420 100,00 1.095.639 100,00 498.035 100,94 104.219 10,51</b>
<i>Nguồn: Phịng tín dụng EIBCT</i>


Năm 2006 tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng đạt 493.385 triệu đồng, sang
năm 2007 dư nợ tăng 100,94% so với năm 2006 và đạt 991.420 triệu đồng. Có
được kết quả này là do ngân hàng đã khơng ngừng đa dạng hóa các hình thức cho
vay đáp ứng phần lớn nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp cũng như cá nhân. Bên
cạnh đó tháng 10/2006 ngân hàng EIB đã kết thúc giai đoạn chấn chỉnh củng cố
theo Quyết định số 1562/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đây là một mốc
quan trọng đối với ngân hàng mở ra giai đoạn tăng tốc phát triển. Vì vậy khơng
chỉ vốn huy động tăng mà dư nợ tín dụng cũng tăng trưởng mạnh. Thêm vào đó
ngân hàng còn đẩy mạnh cho vay đối với các ngành kinh tế năng động và có
nhiều tiềm năng như ngành công nghiệp sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, chế
biến lương thực, thương mại du lịch. Đến năm 2008 tốc độ tăng tổng dư nợ giảm
xuống chỉ tăng 10,51% so với năm 2007 đạt 1.095.639 triệu đồng. Do trong năm


này hoạt động các doanh nghiệp gặp khơng ít khó khăn làm giảm nhu cầu vay
vốn. Như vậy, nhìn chung thì hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn được nâng
cao qua các năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

nợ. Dư nợ ngắn hạn năm 2006 đạt 410.853 triệu đồng chiếm 83,27%, dư nợ
trung và dài hạn đạt 82.532 triệu đồng chiếm 16,73% tổng dư nợ. Tương tự ở các
năm sau dư nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng nhiều hơn và ngày càng tăng với
86,74% năm 2007 và 88,01% năm 2008. Tương ứng với tỷ trọng ngày càng tăng
của dư nợ ngắn hạn là sự giảm dần của dư nợ trung và dài hạn. Nguyên nhân là
do ở Cần Thơ đa số các doanh nghiệp vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu
động tạm thời thiếu hụt phục vụ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc
trang trải các khoản phải thu của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Trong
khi đó các nhu cầu vốn trung và dài hạn đáp ứng cho nhu cầu mua sắm tài sản cố
định hay đầu tư vào dự án kinh doanh thì khơng nhiều. Hơn nữa ngân hàng vẫn
ưu tiên cho vay ngắn hạn để có thể thu hồi vốn nhanh, do đó doanh số cho vay
ngắn hạn của ngân hàng lớn làm cho dư nợ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng cao
hơn trung và dài hạn. Tuy nhiên dư nợ trung và dài hạn vẫn tăng 59,33% tương
đương 48.966 triệu đồng trong năm 2007. Do trong năm này ngân hàng tiếp nhận
được nhiều hồ sơ vay vốn của các khách hàng lớn như tiệm vàng Minh Phát,
doanh nghiệp tư nhân Tiến Liên, công ty cổ phần CAWACO… Năm 2008 dư nợ
trung và dài hạn giảm 0,09% so với năm 2007. Nguyên nhân là do chính sách
thắt chặt tiền tệ kiềm chế lạm phát của ngân hàng nhà nước buộc các ngân hàng
tăng lãi suất huy động, theo đó lãi suất cho vay cũng tăng lên khiến càng ít doanh
nghiệp vay vốn, làm cản trở đến việc kinh doanh của ngân hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

vòng vốn nhanh hơn. Còn đối với các doanh nghiệp vay vốn thì khó có thể mở
rộng sản xuất kinh doanh nếu như chỉ vay vốn ngắn hạn.


<i><b>Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng</b></i>



<b>Bảng 5: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA EIBCT</b>
<b>QUA BA NĂM 2006-2008</b>


ĐVT: Triệu đồng
<b>Khoản mục</b> <b>Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008</b>
Doanh số cho vay 1.594.740 6.626.405 7.918.451
Doanh số thu nợ 1.527.679 6.128.370 7.814.232


Dư nợ 493.385 991.420 1.095.639


Nợ xấu 16.847 17.989 34.142


Dư nợ bình quân 459.855 742.403 1.043.530


Dư nợ/Vốn huy động (lần) 1,38 1,07 0,90


Nợ xấu/Dư nợ (%) 3,41 1,81 3,12


Hệ số thu nợ (%) 95,79 92,48 98,68


Vòng quay vốn tín dụng (vịng) 3,32 8,25 7,49


<i>Nguồn: Phịng tín dụng EIBCT</i>


<i><b>Tổng dư nợ trên vốn huy động</b></i>


<b>1,38</b>


<b>1,07</b>



<b>0,90</b>


0.00
0.20
0.40
0.60
0.80
1.00
1.20
1.40
1.60


Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Dư nợ/Vốn huy động


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

Chỉ tiêu này cho biết khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Tốc
độ tăng trưởng không giống nhau giữa dư nợ và nguồn vốn huy động làm cho chỉ
số này thay đổi thường xuyên. Nhìn chung, trong hai năm 2006 và 2007 ngân
hàng khai thác khá tốt nguồn vốn huy động trong cho vay, cụ thể chỉ tiêu này
trong năm 2006 là 1,38 lần và năm 2007 là 1,07 lần và trong cả hai năm đều lớn
hơn 1. Tuy nhiên chỉ tiêu này ngày càng giảm xuống và đến năm 2008 chỉ còn là
0,90 lần. Nguyên nhân là do cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn
làm cho thị phần cho vay của ngân hàng giảm xuống, mặt khác do ngân hàng
theo đuổi chính sách tín dụng an tồn nên hạn chế cho vay những món vay có độ
rủi ro cao, điều này cũng hạn chế sự tăng trưởng dư nợ ngân hàng. Đặc biệt trong
năm 2008 ngân hàng huy động vốn với lãi suất cao làm lãi suất cho vay cũng
tăng theo ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của khách hàng. Do vậy với số vốn
huy động lớn mà việc sử dụng vốn lại chưa hiệu quả sẽ làm cho vốn bị ứ đọng,
làm tăng chi phí cho ngân hàng.



<i><b>Nợ xấu trên tổng dư nợ</b></i>


<b>3,12</b>


<b>1,81</b>
<b>3,41</b>


1.50
2.00
2.50
3.00
3.50
4.00


Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
%


Nợ xấu/Dư nợ


<b>Hình 5: NỢ XẤU TRÊN TỔNG DƯ NỢ CỦA EIBCT</b>
<b>QUA BA NĂM 2006-2008</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

xuống còn 1,81%. Qua hai năm tỷ lệ này vẫn đảm bảo thấp hơn 5%. Cùng với
việc tăng dư nợ tín dụng ngân hàng cũng nổ lực trong cơng tác thu nợ nhằm hạn
chế tối đa các khoản nợ xấu phát sinh gây tổn thất cho ngân hàng. Tại EIBCT hồ
sơ vay vốn của khách hàng được xem xét và thẩm định kỹ trước khi ký quyết
định cho vay, trong q trình cho vay cán bộ tín dụng ln theo dõi sát sao tình
hình sử dụng vốn của khách hàng nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng
mục đích. Qua đó, các món vay được thu hồi đúng hạn và tránh phát sinh thêm
nợ quá hạn mới. Đây chính là sự nỗ lực không ngừng của cán bộ trong ngân hàng


đặc biệt là các cán bộ tín dụng đã tích cực trong việc giám sát nợ vay. Hơn nữa
trong quá trình thẩm định, EIBCT đã và đang sử dụng thêm dịch vụ đánh giá và
xếp hạng doanh nghiệp được cung cấp bởi Trung tâm thơng tin tín dụng thuộc
ngân hàng nhà nước (CIC). Khai thác tối đa những tiện ích và thông tin hữu ích
do CIC cung cấp đã giúp EIBCT có thêm được nhiều kênh thơng tin để hỗ trợ
q trình ra quyết định tín dụng và phịng ngừa rủi ro tín dụng một cách hiệu quả.
Năm 2008 tỷ lệ này tăng đến 3,12% do trong năm các doanh nghiệp vay vốn
kinh doanh khó khăn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu
nên khó có thể hồn trả nợ đúng thời hạn cho ngân hàng.


<b></b> <i><b>Hệ số thu nợ</b></i>


<b>98,68</b>


<b>92,48</b>
<b>95,79</b>


88
90
92
94
96
98
100


Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008


<b>%</b>


Hệ số thu nợ



<b>Hình 6: HỆ SỐ THU NỢ CỦA EIBCT QUA BA NĂM 2006-2008</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

qua các năm có sự tăng giảm khơng ổn định, cụ thể năm 2006 hệ số thu nợ của
ngân hàng đạt 95,79% và giảm dần xuống 92,48% năm 2007 và lại tăng lên
98,68% năm 2008. Nguyên nhân là do năm 2007 ngân hàng đẩy mạnh cho vay
làm cho doanh số cho vay tăng mạnh với tốc độ tăng là 315,52% so với năm
2006, cao hơn so với sự tăng trưởng của doanh số thu nợ với mức 301,16% so
với năm 2006. Năm 2008 doanh số thu nợ cũng tăng trưởng với tốc độ khá cao
27,51% so với năm 2007, lớn hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay là 19,50% so
với năm 2007.


Nhìn chung, khả năng thu hồi nợ của ngân hàng ở mức tốt, trong 100 đồng
doanh số cho vay ngân hàng thu được trên 92 đồng. Tuy nhiên để hoạt động tín
dụng được duy trì và phát triển địi hỏi ngân hàng phải nỗ lực hơn nữa, có sự kết
hợp chặt chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay đi đôi với tăng cường công tác thu
nợ nhằm giúp cho đồng vốn của ngân hàng được đảm bảo an toàn và hiệu quả.


<i><b>Vịng quay vốn tín dụng</b></i>


<b>3,32</b>


<b>7,49</b>
<b>8,25</b>


0.00
2.00
4.00
6.00
8.00


10.00


Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Vịng


Vịng quay vốn tín dụng


<b>Hình 7: VỊNG QUAY VỐN TÍN DỤNG CỦA EIBCT</b>
<b>QUA BA NĂM 2006-2008</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

hữu hiệu đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn như gọi điện nhắc nhở khách hàng
về khoản nợ gần đáo hạn hay đến thời hạn thanh tốn theo hợp đồng, ngồi ra
việc thẩm định hồ sơ vay vốn khách hàng một cách chặt chẽ, đảm bảo khách
hàng sử dụng vốn đúng mục đích và có khả năng trả nợ đúng hạn cũng là một
nhân tố giúp gia tăng doanh số thu nợ của ngân hàng, qua đó đẩy nhanh tốc độ
vịng quay vốn tín dụng.


Tóm lại, qua phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng cho thấy xu hướng
hoạt động kinh doanh cũng như chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng
chuyển biến theo hướng tích cực. Nhìn chung doanh số cho vay, doanh số thu nợ,
dư nợ qua các năm đều tăng trong đó các khoản cho vay, thu nợ, dư nợ ngắn hạn
ln chiếm tỷ trọng cao. Qua đó cho thấy ngân hàng đã làm tốt công tác thẩm
định, mạnh dạn cho vay đối với các đơn vị làm ăn hiệu quả, có phương án vay
vốn và nguồn trả nợ có tính khả thi cao, tránh phát sinh thêm nợ quá hạn, duy trì
tỷ lệ nợ quá hạn phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước.


<b>4.1.3. Năng lực quản lý – Management ability (M)</b>


Năng lực quản lý của ban điều hành ngân hàng được thể hiện ở hiệu quả
trong kinh doanh, uy tín của ngân hàng trong môi trường kinh doanh, sự tuân thủ


pháp luật và quy chế hoạt động. Hiện nay, EIBCT hoạt động theo mô hình quản
lý dọc và chịu sự quản lý của hội sở chính. Với mơ hình này, sự quản lý của ban
lãnh đạo là rất chặt chẽ từ Hội sở chính cho đến các chi nhánh các cấp. Bên cạnh
đó, năng lực quản lý kinh doanh của ban Giám đốc EIBCT có thể được đánh giá
là khá tốt. Tại EIBCT ban lãnh đạo bao gồm một Giám đốc và hai Phó Giám đốc
giám sát các hoạt động của các phòng ban, đây là những người có nhiều năm
kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

thành tốt mục tiêu được giao ngân hàng ln có những chính sách động viên tinh
thần nhân viên kịp thời để có họ có thể làm việc tốt hơn như khen thưởng, tổ
chức các chuyến đi du lịch cho nhân viên nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm.


Năng lực quản lý của ngân hàng được thể hiện rõ qua thị phần và lợi nhuận
ngày càng tăng lên trong số các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Cần Thơ.


<b>Bảng 6: THỊ PHẦN CỦA MỘT SỐ NHTM TRÊN ĐỊA BÀN CẦN THƠ</b>
ĐVT: %


<b>Khoản mục</b> <b>Năm 2006</b> <b>Năm 2007</b>


1. Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ 11,67 9,11


2. Ngân hàng NN & PTNT Cần Thơ 25,48 16,33


3. Ngân hàng NN & PTNT Ninh Kiều 5,13 4,07


4. Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Cần Thơ 7,83 4,37


5. Ngân hàng PTN ĐBSCL Cần Thơ 3,71 3,47



6. Ngân hàng TMCP Á Châu 4,07 4,42


7. Ngân hàng TMCP Đông Á 2,12 2,78


8. Ngân hàng TMCP XNK Cần Thơ 4,13 8,00


9. Ngân hàng TMCP XNK Cái Khế 1,26 2,47


10. Các NHTM khác 34,6 44,98


<b>Tổng thị phần tín dụng</b> <b>100,00</b> <b>100,00</b>


1. Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ 20,68 10,99


2. Ngân hàng NN & PTNT Cần Thơ 15,47 8,96


3. Ngân hàng NN & PTNT Ninh Kiều 2,07 1,98


4. Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Cần Thơ 7,32 4,94


5. Ngân hàng PTN ĐBSCL Cần Thơ 5,51 4,34


6. Ngân hàng TMCP Á Châu 1,60 2,76


7. Ngân hàng TMCP Đông Á 2,55 5,95


8. Ngân hàng TMCP XNK Cần Thơ 3,72 3,35


9. Ngân hàng TMCP XNK Cái Khế 2,08 1,89



10. Các NHTM khác 39,00 45,16


<b>Tổng thị phần tín dụng</b> <b>100,00</b> <b>100,00</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

Thành phố Cần Thơ là trung tâm tài chính - tiền tệ lớn và sôi động của khu
vực đồng bằng sông Cửu Long, là nơi tập trung phần lớn các ngân hàng thương
mại do đó cạnh tranh giữa các ngân hàng là điều khơng thể tránh khỏi. Qua bảng
số liệu trên có thể thấy ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ và
ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Cần Thơ là
hai ngân hàng thay nhau giữ vị trí đầu bảng về thị phần vốn huy động và thị phần
tín dụng. Riêng EIBCT trong năm 2006 cũng có bước đột phá vượt bậc, từ vị trí
thứ 5 trong tổng số 9 ngân hàng về thị phần vốn huy động ngân hàng đã vươn lên
vị trí thứ 3 trong năm 2007 và chỉ đứng sau ngân hàng Nơng nghiệp Cần Thơ và
ngân hàng Ngoại thương. Có thể thấy công tác huy động vốn của ngân hàng đã
thực hiện rất tốt, ngồi những sản phẩm tiện ích cho khách hàng, ngân hàng còn
điều chỉnh mức lãi suất phù hợp và thu hút được nhiều khách hàng. Tuy nhiên về
thị phần tín dụng thì ngân hàng có sự sụt giảm vị trí thứ hạng. Từ vị trí thứ 5 năm
2006 ngân hàng tụt xuống ở vị trí thứ 6 năm 2007. Mặc dù công tác huy động
vốn ngân hàng thực hiện khá tốt nhưng việc sử dụng vốn chưa được khai thác
triệt để, chưa phát huy được hiệu quả của đồng vốn. Điều này có thể thấy rất rõ ở
biểu đồ 5 về tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động ngày càng giảm qua các năm. Dưới
sức ép cạnh tranh với sự xuất hiện ngày càng nhiều của ngân hàng và chi nhánh
ngân hàng trên địa bàn Cần Thơ, hoạt động của ngân hàng gặp khơng ít khó
khăn. Đặc biệt là trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập như hiện nay, không
chỉ cạnh tranh với các ngân hàng trong nước EIBCT còn phải đối mặt với nhiều
chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Do đó việc nỗ lực khơng ngừng nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của ngân hàng là vấn đề rất cần thiết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<b>Bảng 7: LỢI NHUẬN CỦA MỘT SỐ NHTM TRÊN ĐỊA BÀN CẦN THƠ</b>
<b>QUA BA NĂM 2006-2008</b>



ĐVT: Triệu đồng
<b>Khoản mục</b> <b>Năm 2006</b> <b>Năm 2007</b> <b>Năm 2008</b>


1. Ngân hàng Miền Tây 20.281 40.966 138.059


2. Ngân hàng XNK Cần Thơ 7.903 19.331 30.257


3. Ngân hàng Quốc Tế Việt


Nam 2.985 9.550 16.203


4. Ngân hàng Á Châu 6.767 9.425 13.383


5. Ngân hàng Đầu tư và Phát


triển Việt Nam 21.249 15.121 13.093


6. Ngân hàng NN & PTNT


Ninh Kiều 7.164 8.059 12.746


7. Ngân hàng Công thương Việt


Nam 8.103 27.789 12.154


8. Ngân hàng Phương Nam 5.158 7.646 9.265


<i>Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các ngân hàng</i>



Hoạt động kinh doanh của EIBCT khá tốt do kết quả kinh doanh qua các
năm đều có lợi nhuận và lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2006
lợi nhuận của EIBCT đứng vị trí thứ tư với 7.903 triệu đồng đã vượt lên vị trí thứ
ba trên 8 ngân hàng thương mại được đề cập trên bảng 7 và đạt 18.824 triệu
đồng. Tiếp tục phát huy thế mạnh của mình EIBCT đã vươn lên vị trí thứ hai vào
năm 2008, có được điều này phải kể đến sự cố gắng làm việc của đội ngũ cán bộ
công nhân viên ngân hàng trong đó đội ngũ quản lý đóng một vai trị hết sức
quan trọng. Khả năng quản lý của họ đã giúp EIBCT có những chính sách và
hướng đi phù hợp trong điều kiện kinh doanh cạnh tranh gay gắt như hiện nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

2006”. Điều này cho thấy nghiệp vụ thanh toán quốc tế của đội ngũ nhân viên
chuyên trách của ngân hàng rất tốt, đạt tiêu chuẩn ngang tầm với các ngân hàng
quốc tế. Thêm vào đó tháng 7/2006 ngân hàng còn được Ngân hàng Nhà nước
cho phép thực hiện thí điểm mua bán ngoại tệ tiền mặt theo tỷ giá thoả thuận.
Tiếp tục đà tăng trưởng năm 2007 ngân hàng nhận được giải “Thương hiệu mạnh
2007” do báo Kinh Tế Việt Nam và Bộ Thương Mại phối hợp tổ chức bình chọn.
tháng 02/2008 ngân hàng vinh dự nhận giải “Doanh nghiệp có dịch vụ được hài
lịng nhất trong năm 2008” do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức lấy ý kiến từ hàng
ngàn người tiêu dùng trên cả nước. Những thành tựu đạt được trở thành động lực
cho các chi nhánh ngân hàng EIB nói riêng và cả hệ thống EIB nói chung phấn
đấu khơng ngừng và ngày càng phát triển.


Sự tuân thủ pháp luật và quy định của ngân hàng cũng được thể hiện rõ qua
việc EIBCT thực hiện tốt những quy định của pháp luật như đóng thuế thu nhập
doanh nghiệp đầy đủ và đúng hạn, ngoài ra ngân hàng còn thực hiện tốt việc
đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho nhân viên nhằm đảm bảo những quyền
lợi thiết thực cho nhân viên để họ có thể yên tâm làm việc tại ngân hàng. Bên
cạnh đó, ngân hàng cịn nghiêm chỉnh thực hiện tốt việc trích lập dự trữ bắt buộc,
dự trữ thanh tốn, dự phịng rủi ro tín dụng theo quy định của ngân hàng Nhà
nước. Đặc biệt đối với những quy định từ Hội sở, ngân hàng luôn chấp hành tốt.


Khi thực hiện nghiệp vụ cho vay, cán bộ tín dụng của ngân hàng dựa vào quy chế
cho vay, lãi suất do Hội sở ban hành. Đối với những món vay lớn ngân hàng
trình lên Hội sở xem xét trước khi quyết định cho vay. Việc tuân thủ quy chế
trong hoạt động đã giúp cho EIBCT hạn chế rủi ro và gia tăng hiệu quả trong
hoạt động kinh doanh.


<b>4.1.4. Khả năng sinh lời - Earning (E)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<b>Bảng 8: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA EIBCT QUA BA NĂM 2006-2008</b>


ĐVT: Triệu đồng


<b>Năm 2006</b> <b>Năm 2007</b> <b>Năm 2008</b> <b>2007/2006</b> <b>2008/2007</b>


<b>Khoản mục</b>


<b>Giá trị</b> <b>trọngTỷ</b>


<b>(%)</b> <b>Giá trị</b>


<b>Tỷ</b>
<b>trọng</b>


<b>(%)</b> <b>Giá trị</b>


<b>Tỷ</b>
<b>trọng</b>


<b>(%)</b>



<b>Giá</b>


<b>trị</b> <b>Tỷ lệ(%)</b> <b>Giá trị</b> <b>Tỷ lệ(%)</b>


Thu nhập từ lãi 55.269 92,81 120.526 89,79 249.801 78,84 65.257 118,07 129.275 107,26
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1.495 2,51 2.104 1,57 4.014 1,27 609 40,74 1.910 90,78
Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối 1.783 2,99 5.709 4,25 60.133 18,98 3.926 220,19 54.424 953,30


Thu nhập khác 1.001 1,68 5.893 4,39 2.895 0,91 4.892 488,71 -2.998 -50,87


<b>Tổng thu nhập</b> <b>59.548 100,00 134.232 100,00 316.843 100,00 74.684</b> <b>125,42 182.611</b> <b>136,04</b>


Chi phí lãi 39.848 77,16 93.677 81,53 202.127 70,53 53.829 135,09 108.450 115,77


Chi phí hoạt động dịch vụ 630 1,22 761 0,66 1.505 0,53 131 20,79 744 97,77


Chi phí kinh doanh ngoại hối 1.049 2,03 4.091 3,56 53.381 18,63 3.042 289,99 49.290 1204,84


Chi phí khác 10.118 19,59 20.463 17,81 29.573 10,32 10.345 102,24 9.110 44,52


<b>Tổng chi phí</b> <b>51.645 100,00 114.901 100,00 286.586 100,00 63.256</b> <b>122,48 171.685</b> <b>149,42</b>


<b>Lợi nhuận</b> <b>7.903</b> <b>19.331</b> <b>30.257</b> <b>11.428</b> <b>144,60</b> <b>10.926</b> <b>56,52</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<b>4.1.4.1. Phân tích thu nhập</b>


Nhìn chung tổng thu nhập của ngân hàng đều tăng qua các năm. Năm 2006
thu nhập đạt được 59.548 triệu đồng, tăng lên 125,42% ở năm 2007 và tăng
136,04% trong năm 2008. Có được kết quả này là do thu nhập từ các hoạt động
của ngân hàng ngày càng tăng lên, cụ thể:



<i><b>Thu nhập từ lãi: đây là khoản thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu</b></i>
nhập và ngày càng tăng qua các năm. Năm 2007, thu về lãi đạt 120.526 triệu
đồng, tăng 118,07% so với năm 2006 hay về số tuyệt đối là 65.257 triệu đồng.
Khoản thu này đạt 249.801 triệu đồng năm 2008 và tăng 107,26% so với năm
2007 do dư nợ tín dụng của ngân hàng ngày càng tăng và lãi suất cho vay được
điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường. Bên cạnh đó ngân hàng cho
vay chủ yếu là ngắn hạn nên việc thu hồi vốn nhanh giúp ngân hàng tăng thu
nhập từ cho vay và việc thu lãi điều chuyển vốn cho EIB Cái Khế tăng cũng góp
phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng.


<i><b>Thu nhập từ dịch vụ: khoản thu nhập này cũng tăng dần qua ba năm từ</b></i>
1.495 triệu đồng năm 2006 tăng lên 2.104 triệu đồng năm 2007 và 4.014 triệu
đồng năm 2008. Trong những năm qua ngân hàng đã không ngừng đẩy mạnh
công tác phát triển dịch vụ, áp dụng công nghệ hiện đại và đưa ra nhiều dịch vụ
hiện đại như thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền nước ngồi, chi trả kiều
hối… do đó thu nhập từ dịch vụ ngày càng tăng lên. Đặc biệt ngân hàng còn triển
khai áp dụng “Dịch vụ mở tài khoản và thẻ qua mạng tại Eximbank” vào ngày
14/06/2008 nhằm tiết kiệm thời gian, tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc mở
tài khoản và mở thẻ bởi khách hàng chỉ cần truy cập vào website của ngân hàng,
điền các thông tin đăng ký mở tài khoản hoặc mở thẻ, sau đó đến ngân hàng ký
tên vào giấy đăng ký để hoàn tất thủ tục để nhận thẻ. Bên cạnh đó ngày
15/10/2008 ngân hàng cịn đưa ra sản phẩm thẻ doanh nhân Visa Business, đây là
thẻ tín dụng quốc tế dành cho doanh nhân, thành viên của doanh nghiệp với hạn
mức tín dụng được cấp dựa vào uy tín của doanh nghiệp. Với nhiều dịch vụ tiện
ích và đa dạng, EIBCT thu hút nhiều khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng làm
cho thu nhập từ các hoạt động dịch vụ ngày càng tăng lên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

đã tăng lên 953,30% ở năm 2008 so với năm 2007. Có thể thấy ngân hàng đã
khơng ngừng phấn đấu và phát huy thế mạnh là ngân hàng thương mại hàng đầu


về lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, các sản phẩm, nghiệp vụ của EIBCT có thể đáp
ứng nhu cầu ngoại tệ đa dạng của khách hàng. Bên cạnh đó ngân hàng cịn được
thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mặt theo tỷ giá thỏa thuận nên doanh số
mua bán ngoại tệ khơng ngừng tăng cao. Ngồi ra ngân hàng có quan hệ thanh
tốn xuất nhập khẩu với một số doanh nghiệp có doanh số cao như công ty
Cataco, công ty thủy sản Mekong, công ty thuốc sát trùng Cần Thơ, công ty
Cafatex… Đây là những công ty có kim ngạch xuất khẩu lớn, nguồn ngoại tệ dồi
dào và thường quan hệ thanh toán, chuyển tiền qua ngân hàng nên hoạt động
kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng ngày càng tăng trưởng.


<i><b>Thu nhập khác: khoản thu nhập này tăng giảm không ổn định qua các</b></i>
năm. Năm 2007 thu khác tăng 488,71% so với năm 2006. Do trong năm ngân
hàng đã thu về các khoản nợ đã được xử lý 5.789 triệu đồng và thu được 10 triệu
đồng từ việc bán một số tài sản thanh lý. Năm 2008 thu khác giảm 50,87% so với
năm 2007 là do các khoản thu về nợ đã được xử lý, thu từ việc bán các công cụ
tài sản thanh lý và các khoản thu bất thường khác giảm dần.


<b>4.1.4.2. Phân tích chi phí</b>


Cùng với sự tăng lên của thu nhập, chi phí của ngân hàng cũng tăng dần
qua ba năm. Tổng chi phí năm 2007 tăng 63.256 triệu đồng tức 122,48% so với
năm 2006. Với tốc độ tăng nhanh hơn năm 2008 đã tăng 171.685 triệu đồng tức
149,42% so với năm 2007. Cụ thể các khoản chi phí tăng lên như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<i><b>Chi phí hoạt động dịch vụ: từ 630 triệu đồng năm 2006, chi phí cho các</b></i>
hoạt động dịch vụ tăng lên 761 triệu đồng năm 2007 và đạt được 1.505 triệu
đồng năm 2008. Do ngân hàng không ngừng mở rộng hoạt động dịch vụ phục vụ
cho nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng nên chi phí ngày càng tăng lên,
ngồi các chi phí phải trả về dịch vụ thanh tốn trong nước và ngồi nước, dịch
vụ tư vấn, ngân quỹ… ngân hàng còn phải chi trả cước phí bưu điện về mạng


viễn thơng. Đây là khoản chi phí lớn nhất trong chi phí hoạt động dịch vụ, khoản
chi này trong năm 2006 là 174 triệu đồng đã tăng lên 306 triệu đồng năm 2007
và 387 triệu đồng năm 2008.


<i><b>Chi phí kinh doanh ngoại hối: Kinh doanh ngoại tệ và vàng là một trong</b></i>
những hoạt động mạnh của ngân hàng nên chi phí cho hoạt động này ngày càng
tăng mạnh. 289,99% là tốc độ tăng của chi phí kinh doanh ngoại hối năm 2007 so
với năm 2006 và tốc độ này tăng mạnh với 1.204,84% năm 2008 so với năm
2007. Do năm 2008 tỷ giá USD/VND tăng nên nhiều khách hàng đến ngân hàng
bán ngoại tệ làm cho chi phí cho hoạt động này ngày càng tăng lên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<b>4.1.4.3. Phân tích lợi nhuận</b>


Lợi nhuận là thành quả cuối cùng của toàn bộ q trình hoạt động và là mục
tiêu khơng chỉ ngân hàng mà bất kỳ tổ chức kinh doanh nào cũng hướng tới. Lợi
nhuận qua ba năm có sự tăng trưởng đáng kể, năm 2006 lợi nhuận ngân hàng đạt
được là 7.903 triệu đồng, năm 2007 tốc độ tăng thu nhập cao hơn so với chi phí
nên lợi nhuận đạt 19.331 triệu đồng, tăng 144,60% so với năm 2006. Năm 2008
lợi nhuận cũng tăng nhưng không cao bằng năm trước với tốc độ là 56,52% so
với năm 2007. Tuy nhiên sự tăng lên của lợi nhuận ngân hàng cho thấy kết quả
hoạt động của ngân hàng khá tốt. Đạt được kết quả như vậy là nhờ có sự phối
hợp của toàn thể nhân viên ngân hàng cùng với sự lãnh đạo của ban giám đốc
giúp nâng cao uy tín và tăng sức cạnh tranh cho ngân hàng trên thị trường.


<b>4.1.4.4. Các chỉ số đánh giá khả năng sinh lời</b>


Khả năng sinh lời là mục tiêu được các ngân hàng quan tâm hơn cả vì thu
nhập cao sẽ giúp các ngân hàng có thể bảo tồn vốn, tăng khả năng mở rộng thị
phần, thu hút vốn đầu tư.



<b>Bảng 9: KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA EIBCT QUA BA NĂM 2006-2008</b>
ĐVT: Triệu đồng
<b>Khoản mục</b> <b>Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008</b>


Lợi nhuận 7.903 19.331 30.257


Tổng thu nhập 59.548 134.232 316.843


Tổng tài sản 515.562 1.113.709 1.279.047


ROS (%) 13,27 14,40 9,55


ROA (%) 1,53 1,74 2,37


<i>Nguồn: Báo cáo tài chính của EIBCT</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

9,55% tức trong 100 đồng thu nhập ngân hàng chỉ nhận được 9,55 đồng lợi
nhuận. Điều này thể hiện quy mô phát triển của ngân hàng cũng như khả năng
kiểm sốt chi phí hoạt động của ngân hàng khơng ổn định. Chi phí của các nguồn
vốn khác nhau là khác nhau như vốn huy động có chi phí thấp nhưng với tình
hình cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, cũng như cạnh tranh giữa thị trường
tiền tệ và thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản như hiện nay thì tăng
nguồn vốn huy động là rất khó khăn vì để tăng vốn huy động mà chi phí lên q
cao thì việc tăng nguồn vốn này lên khơng cịn hiệu quả, vốn điều chuyển có chi
phí cao nhất nhưng bù lại đây là nguồn vốn có thể nhanh chóng tiếp nhận thơng
qua việc điều chuyển vốn từ Hội sở đáp ứng ngay nhu cầu cân đối vốn cho ngân
hàng. Theo bảng kết quả hoạt động kinh doanh thì chi phí hoạt động của ngân
hàng từ năm 2007 chuyển sang 2008 tăng khá nhanh, lên đến 149,42% do đó làm
cho lợi nhuận của ngân hàng năm này chỉ tăng lên 56,52% trong khi thu nhập
tăng 136,04% do vậy ROS cũng giảm xuống. Có thể thấy hoạt động kinh doanh


của EIBCT nói riêng và hoạt động ngành ngân hàng trên địa bàn nói chung
khơng cịn dễ dàng như trước do sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ không chỉ
dừng lại ở lĩnh vực cho vay và huy động vốn mà cịn có sự cạnh tranh về các hoạt
động dịch vụ và chất lượng phục vụ với các ngân hàng nước ngoài và nhiều thị
trường khác như thị trường chứng khoán, thị trường kinh doanh bất động sản và
các hình thức kinh doanh khác.


<i><b>Lợi nhuận rịng trên tổng tài sản (ROA): Do đặc thù hoạt động của ngành</b></i>
nên khối lượng tài sản của một ngân hàng bao giờ cũng rất lớn, khiến chỉ số
ROA thường thấp hơn khá nhiều so với các doanh nghiệp phi tài chính khác.
Thơng thường tại Việt Nam chỉ số ROA của các ngân hàng thường chỉ xoay
quanh mức 1 – 2%. Kết quả tính tốn cho thấy chỉ số ROA của EIBCT tăng dần
qua ba năm với các giá trị lần lượt là 1,53%, 1,74% và 2,37%. Điều này chứng tỏ
được hiệu quả quản lý tài sản có của ngân hàng là khá tốt. Đó là kết quả của
chiến lược kinh doanh mạnh mẽ nhưng vững chắc, vừa gia tăng tài sản vừa đảm
bảo tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

trưởng mạnh, đây là nỗ lực làm việc không ngừng của Ban giám đốc ngân hàng
và tồn bộ cán bộ cơng nhân viên. Đặc biệt cơ cấu thu nhập có sự thay đổi giảm
dần tỷ trọng của thu nhập từ lãi và tăng dần thu nhập ngoài lãi qua các năm, đây
là mục tiêu hướng đến một ngân hàng hiện đại mà không chỉ riêng EIBCT mà
cịn nhiều ngân hàng khác vươn tới để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước
ngoài. Tuy nhiên thu từ dịch vụ của ngân hàng chưa thật sự đóng góp vào tốc độ
tăng của thu nhập do đó ngân hàng cần nâng cao hơn nữa tăng hoạt động dịch vụ.
Chi phí cũng tăng theo tốc độ tăng của thu nhập nhưng tốc độ tăng của chi phí
lớn hơn do đó việc cân đối lại các khoản chi phí là rất cần thiết góp phần nâng
cao lợi nhuận cho ngân hàng.


<b>4.1.5. Khả năng thanh khoản – Liquidity (L)</b>



Ngân hàng kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác nên việc kinh
doanh luôn gắn liền với một rủi ro mà ngân hàng buộc phải chấp nhận với một
mức độ mạo hiểm nhất định. Hằng ngày ngân hàng phải đối mặt với những yêu
cầu rút vốn từ các khoản tiền gửi vãng lai, các khoản tiền gửi đến hạn, yêu cầu
rút vốn vay đáo hạn, các khoản bảo lãnh, các khoản ký quỹ và các nghĩa vụ thanh
toán bằng tiền cho các cơng cụ tài chính phái sinh. Do đó để đáp ứng các nhu cầu
này một cách nhanh chóng ngân hàng cần đảm bảo về khả năng thanh khoản.


<b>Bảng 10: HỆ SỐ THANH KHOẢN CỦA EIBCT QUA BA NĂM 2006-2008</b>
ĐVT: Triệu đồng
<b>Khoản mục</b> <b>Năm 2006</b> <b>Năm 2007</b> <b>Năm 2008</b>


Tài sản thanh khoản 18.705 95.943 37.423


- Tiền mặt tại quỹ 9.890 82.953 35.465


- Tiền gửi tại ngân


hàng nhà nước 1.540 10.385 1.194


- Tiền gửi tại các cổ


chức tín dụng 7.275 2.605 764


Vốn tiền gửi 345.957 929.641 1.116.848


Hệ số thanh khoản (%) 5,41 10,32 3,35


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

Hệ số thanh khoản chỉ sự so sánh giữa số tiền cần thiết để thanh toán cho
người gởi tiền và sự gia tăng cho vay với nguồn lực thực sự hoặc tiềm tàng trong


thanh toán. Hệ số thanh khoản cao cho thấy ngân hàng có rủi ro về thanh khoản
thấp nhưng đổi lại lợi nhuận sẽ giảm, ngược lại khi hệ số thanh khoản thấp thì
khả năng gặp phải rủi ro thanh khoản tăng cao tuy nhiên ngân hàng sẽ có lợi
nhuận cao. Hệ số này tại ngân hàng tăng từ 5,41% trong năm 2006 lên 10,32% là
do trong năm 2007 ngân hàng phải tăng tiền gửi tại ngân hàng nhà nước theo
quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc số 1141/QĐ-NHNN của ngân hàng nhà
nước từ 5% lên 10%, do đó làm cho tài sản thanh khoản của ngân hàng vào năm
này tăng lên và tương ứng với nó là vốn tiền gửi cũng tăng lên không kém, kết
quả là hệ số thanh khoản tăng lên gần gấp đơi so với năm trước đó. Tuy nhiên hệ
số thanh khoản trong năm 2008 giảm xuống đến 3,35% do tài sản thanh khoản
giảm xuống trong khi vốn tiền gửi vẫn tiếp tục tăng lên. Nguyên nhân làm cho tài
sản thanh khoản giảm là do năm 2008 mặc dù ngân hàng nhà nước có quyết định
tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên thêm 1% theo Quyết định số 187/2008/QĐ-NHNN
nhưng trong khoảng thời gian sau đó ngân hàng nhà nước đã liên tiếp giảm tỷ lệ
dự trữ bắt buộc xuống 1% đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam và giảm 2% đối
với tiền gửi bằng ngoại tệ theo Quyết định số 2560/QĐ-NHNN ngày 03/11/2008.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam tiếp tục giảm xuống
2% trong hai quyết định 2811 và 2951 của Ngân hàng Nhà nước. Và đến cuối
năm 2008 tỷ lệ dự trữ đối với tiền gửi VND chỉ cịn 5% đối với tiền gửi khơng kỳ
hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, 1% đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở
lên. Chính vì vậy hệ số thanh khoản của ngân hàng xuống thấp, cho thấy khả
năng ngân hàng gặp phải rủi ro thanh khoản là khá cao do đó ngân hàng cần có
các biện pháp phù hợp để phịng ngừa rủi ro thanh khoản duy trì tốt mối quan hệ
với khách hàng và nâng cao uy tín trong điều kiện cạnh tranh gay gắt.


<b>4.2. MỘT SỐ ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH</b>
<b>DOANH CỦA NGÂN HÀNG</b>


<b>4.2.1. Ưu điểm</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

giảm dần và hầu như khơng có vào năm 2008, đây là một bước tiến của ngân
hàng trong việc cân đối nguồn vốn và dần trở thành một chi nhánh hoạt động tự
chủ về mặt nguồn vốn, không phải phụ thuộc nhiều vào Hội sở.


Vốn huy động chiếm tỷ trọng đa số trong tổng nguồn vốn trong đó nhiều
nhất là vốn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, nguồn vốn này tương đối ổn định và có
chi phí thấp hơn so với các loại nguồn vốn khác nên giúp ngân hàng có thể chủ
động trong việc hoạch định nguồn vốn, tính tốn chi phí trả lãi đồng thời đề ra kế
hoạch và thực hiện việc sử dụng vốn có hiệu quả.


Ngân hàng không vay vốn ngân hàng nhà nước hay vay các tổ chức tín
dụng khác. Đây là một trong những cách mà ngân hàng kiểm soát nguồn vốn của
mình và tránh vay nợ tràn lan bởi nguồn vốn này có chi phí khá cao nhất là khi
vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác.


Dư nợ cho vay của ngân hàng tập trung chủ yếu là cho vay ngắn hạn nên
việc thu hồi vốn nhanh hơn giúp ngân hàng có thể tái đầu tư vào nhiều đối tượng
và nhiều lĩnh vực khác. Hệ số thu nợ tăng mạnh qua các năm cho thấy công tác
đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng khá tốt.


Về năng lực quản lý, đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chun mơn cao
và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, chấp hành tốt
nội quy cũng như thực hiện tốt công tác và nhiệm vụ được giao. Đây là nhân tố
quan trọng trong quyết định sự thành công của một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt
là lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Bên cạnh đó ngân hàng còn được sự quan tâm và
chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Quận Ninh Kiều – Thành phố Cần Thơ cùng với
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ kết hợp cùng Hội sở ngân hàng đã tạo
điều kiện thuận lợi cho ngân hàng hoàn thành nhiệm vụ được giao và hoạt động
kinh doanh có hiệu quả.



</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b>4.2.2. Hạn chế</b>


Trong cơ cấu vốn huy động thì tiền gửi thanh tốn tăng giảm khơng ổn
định, tiền gửi của các tổ chức tín dụng liên tục giảm qua ba năm làm ảnh hưởng
đến tốc độ tăng trưởng của vốn huy động. Là ngân hàng thương mại cổ phần xuất
nhập khẩu, EIBCT cần nỗ lực hơn nữa trong việc thu hút các doanh nghiệp thanh
toán qua ngân hàng nhất là các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu có khối lượng
giao dịch lớn với nước ngồi.


Về hoạt động tín dụng, ngân hàng có nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng
qua 3 năm đều thấp hơn so với tỷ lệ an toàn do ngân hàng nhà nước quy định là
dưới 5%. Tuy nhiên nợ xấu trên tổng dư nợ giảm vào năm 2007 nhưng lại tiếp
tục tăng mạnh làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Do đó
tiềm ẩn về rủi ro tín dụng là điều ln song hành với hoạt động cho vay của ngân
hàng. Hơn nữa việc ngân hàng chỉ tập trung vốn cho vay doanh nghiệp hay nói
cách khác là ngân hàng tập trung vào hoạt động tín dụng bán bn là một điểm
hạn chế tiềm năng phát triển nói chung và tăng trưởng lợi nhuận nói riêng vì nếu
ngân hàng có chiến lược phù hợp và năng động hơn, huy động vốn với chi phí rẻ
hơn thì khơng những có thể giữ được thị phần cho vay bán bn mà cịn phát
triển được thị phần cho vay bán lẻ đang khá sôi động trên địa bàn. Mặc dù tập
trung vốn cho vay ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro về lãi suất, rủi ro thị trường là
hướng đi đúng của ngân hàng nhưng chỉ phù hợp trong giai đoạn hiện nay, vì khi
nền kinh tế đạt được tính bền vững trong thời gian tới cùng với sự xuất hiện ngày
càng nhiều các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ thì ngân
hàng nên tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ để vừa thu được lợi
nhuận cao hơn đối với ngân hàng và vừa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của
nhiều doanh nghiệp và nhiều tổ chức khác. Hệ số dư nợ trên vốn huy động giảm
dần qua ba năm cho thấy ngân hàng chưa sư dụng vốn huy động một cách hiệu
quả, huy động vốn đầu vào nhiều nhưng cho vay khơng cao sẽ làm tăng chi phí
cho ngân hàng ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động.



</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

lợi từ yếu tố thị trường cũng như sự chia sẻ thị phần với các ngân hàng khác trên
địa bàn. Hơn nữa, ngân hàng theo đuổi chiến lược cho vay bán buôn nên các yếu
tố về rủi ro thị phần, rủi ro trên một khách hàng là rất lớn.


Về thu nhập từ dịch vụ, tỷ trọng của loại thu nhập này ngày càng giảm cho
thấy đây là mảng kinh doanh chưa được phát huy tối đa, bị các chi nhánh ngân
hàng khác chiếm lĩnh về quy mô, doanh số cũng như lợi nhuận trong lĩnh vực
này.


Về chi phí, tương ứng với sự tăng lên của thu nhập thì chi phí cũng phải
tăng lên nhưng tốc độ tăng của chi phí khá cao nên đã làm ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng của lợi nhuận ngân hàng và làm cho ROS của ngân hàng tăng giảm khơng
ổn định. Do đó ngân hàng cần có biện pháp kiểm sốt để cân đối lại chi phí một
cách hợp lý nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

<b>CHƯƠNG 5</b>



<b>MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CHO</b>


<b>NGÂN HÀNG</b>



Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới, xuất phát từ
thực trạng phân tích kết hợp với điều kiện hiện có tại ngân hàng cũng như tình
hình thực tế về thị trường ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung, ngân
hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ cần tiến
hành một số biện pháp sau:


<b>5.1. BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN</b>


Trong hoạt động của ngân hàng, giữa huy động vốn và sử dụng vốn có mối


quan hệ chặt chẽ với nhau. Tạo vốn là nghiệp vụ hàng đầu để ngân hàng phát
triển và đảm bảo kinh doanh. Vì vậy cần có chính sách tạo vốn phù hợp nhằm
khai thác mọi tiềm năng về vốn để có được nguồn vốn đủ mạnh đáp ứng nhu cầu
vay vốn của khách hàng cũng như phục vụ cho các hoạt động kinh doanh khác
của ngân hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

hàng trong trường hợp khách hàng công tác ở nhiều nơi khác nhau. Đối với loại
tiền gửi của các tổ chức tín dụng, ngân hàng cần điều chỉnh mức lãi suất phù hợp
hơn để gia tăng số dư của loại tiền gửi này, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa vốn
huy động của ngân hàng.


Song song với việc đưa ra nhiều sản phẩm tiện ích, ngân hàng cần tăng
cường công tác tiếp thị, quảng cáo thông qua các phương tiện thơng tin đại chúng
để khách hàng có thể nắm bắt được thông tin về các sản phẩm dịch vụ của ngân
hàng. Việc quảng cáo trên kênh truyền hình tốn nhiều chi phí nên ngân hàng có
thể thực hiện việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình thông qua việc tham
gia các hoạt động của cộng đồng nhằm nâng cao uy tín của ngân hàng đối với
người dân. Cụ thể ngân hàng có thể tham gia tài trợ cho các chương trình
gameshows, chương trình ca nhạc, các cuộc hội chợ triển lãm…đây là những
chương trình rất được người dân quan tâm. Đặc biệt ngân hàng cần xây dựng
chiến lược tiếp cận trực tiếp các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có thu
nhập cao để có thể huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi này.


Phong cách và chất lượng phục vụ cũng không kém phần quan trọng trong
cơng tác huy động vốn, do đó đội ngũ nhân viên giao dịch phải năng động, sáng
tạo, thân thiện tạo ấn tượng tốt, cảm giác an toàn, thoải mái cho khách hàng.
Đồng thời ngân hàng cũng cần xây dựng đội ngũ nhân viên có kỹ năng giao tiếp
tốt và nắm vững nghiệp vụ chịu trách nhiệm tư vấn và cung cấp các thông tin về
lãi suất cũng như quy trình thủ tục cho khách hàng khi khách hàng tìm đến ngân
hàng hoặc trao đổi qua kênh điện thoại theo yêu cầu của khách hàng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

<b>5.2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG</b>


Đối với khách hàng truyền thống, có uy tín, ngân hàng cần tiếp tục duy trì
mối quan hệ tín dụng bằng cách tăng cường cơng tác chăm sóc khách hàng thơng
qua các chính sách ưu đãi như cho vay với lãi suất ưu đãi đối với hợp đồng tín
dụng mới nhưng đồng thời ngân hàng cũng tiến hành kiểm tra tín dụng đối với
các hợp đồng tín dụng cũ để nâng cao chất lượng tín dụng và nâng cao hiệu quả
thu hồi nợ. Đối với những khách hàng trả nợ chậm, ngân hàng cần tìm hiểu
nguyên nhân và hỗ trợ, giúp đỡ để khách hàng có thể kịp thời thu hồi vốn và
hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất
xuất khẩu – khách hàng chủ lực tại ngân hàng – cần được quan tâm nhiều hơn
nhất là trong giai đoạn nền kinh tế thị trường đang gặp khó khăn trong việc tìm
đầu ra ở thị trường nước ngoài, ngân hàng cần có mức lãi suất phù hợp và
khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, vượt qua
khó khăn và nâng cao lợi nhuận. Đồng thời ngân hàng cần tư vấn cũng như cung
cấp thông tin về các nghiệp vụ phái sinh để doanh nghiệp xuất khẩu hiểu được và
sử dụng các nghiệp vụ một cách có hiệu quả.


Bên cạnh đó ngân hàng cần mở rộng thị phần tín dụng bán lẻ và tín dụng
tiêu dùng bởi đây là nguồn tín dụng chủ yếu trên địa bàn. Chú trọng hơn là ngân
hàng cần đẩy mạnh hoạt động tín dụng trung và dài hạn để hạn chế bớt tín dụng
ngắn hạn bằng cách đầu tư vào các dự án trung và dài hạn. Theo nguồn thông tin
từ báo điện tử Cần Thơ thì trong giai đoạn 2008 – 2010, có khoảng 29 dự án kêu
gọi đầu tư thuộc các lĩnh vực công nghiệp; lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng; lĩnh
vực văn hoá - thể thao, giáo dục, thương mại - dịch vụ; lĩnh vực khu dân cư - nhà
ở và lĩnh vực y tế. Nhu cầu vốn cho các dự án này rất lớn nên ngân hàng có thể
tư vấn và cho vay đối với các chủ dự án đầu tư này. Trường hợp dự án đầu tư có
nhu cầu vốn lớn vượt khỏi khả năng cung ứng vốn của ngân hàng thì ngân hàng
có thể tiến hành cho vay hợp vốn, phối hợp cùng các ngân hàng khác để vừa đáp


ứng được nhu cầu vốn của khách hàng vừa phân tán rủi ro cho ngân hàng nhưng
đồng thời cũng thường xuyên giám sát nợ vay để tránh tổn thất lớn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

đề để thực hiện các giai đoạn tiếp theo, ảnh hưởng đến chất lượng công việc của
các giai đoạn sau. Do đó cán bộ tín dụng cần hoàn thành tốt nhiệm vụ trong từng
giai đoạn của quy trình tín dụng và khơng được xem nhẹ hay bỏ qua một giai
đoạn nào. Đặc biệt thông tin tín dụng khơng chỉ được xem xét lúc thẩm định hồ
sơ vay vốn mà cần phải cập nhật thường xuyên từ lúc tiếp nhận hồ sơ cho đến
giai đoạn giải ngân và thu hồi nợ. Việc làm này giúp ngân hàng phát hiện ra
những món nợ có rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo thu hồi
được vốn và trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn thì ngân hàng có thể kịp
thời giúp đỡ khách hàng.


Trong cho vay đầu tư dự án nhất là các dự án có thời hạn dài, ngân hàng
cần định kỳ thẩm định lại dự án để đảm bảo xác định giá trị thực của dự án và
điều chỉnh lại hợp đồng tín dụng nếu cần thiết. Cơng tác thẩm định thật sự khó
khăn trong trường hợp đối tượng vay là các doanh nghiệp tư nhân hay các doanh
nghiệp nhỏ bởi vì đa số các đối tượng này kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm, uy tín, sự tin tưởng lẫn nhau giữa các bạn hàng, điều này dẫn đến trình
độ điều hành doanh nghiệp cũng như quản lý tài chính chưa phù hợp với điều
kiện kinh tế thị trường. Do đó cơng tác cho vay đối với đối tượng khách hàng này
cần được tiến hành cẩn thận và thường xuyên kiểm tra cũng như đồng hành cùng
khách hàng trong suốt thời hạn hợp đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

dụng để có thể thu hồi nợ đúng hạn, điều này sẽ có hiệu quả hơn là việc phát mãi
tài sản.


Ngân hàng phải giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin
cần thiết để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của khách hàng do đó mỗi cán bộ
tín dụng nên cố gắng trở thành người tư vấn tốt nhất cho doanh nghiệp trong các


vấn đề về tài chính và thị trường. Mặt khác, cán bộ tín dụng cũng là người nắm
vững tình hình tài chính của doanh nghiệp để báo cáo, đề xuất biện pháp với cấp
trên về những diễn biến xấu trong kinh doanh cũng như tài chính của khách
hàng. Vì vậy việc nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng là rất cần
thiết. Ngân hàng cần định kỳ tập huấn và kiểm tra thường xuyên khả năng thẩm
định, khả năng quản lý khách hàng để nâng cao trình độ cán bộ tín dụng hơn nữa
theo hướng cho vay trên cơ sở hiểu biết khách hàng không đơn thuần chỉ cho vay
trên tài sản thế chấp. Ngồi ra cán bộ tín dụng cũng cần khơng ngừng nâng cao
trình độ cho bản thân, không chỉ nắm bắt kiến thức chuyên môn mà cần phải
thường xun cập nhật thơng tin để có thể am hiểu nhiều trên nhiều lĩnh vực làm
cơ sở cho việc phân tích, thẩm định tín dụng tốt hơn.


<b>5.3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

đào tạo và nghiên cứu sâu hơn phục vụ cho việc điều hành cũng như ra quyết
định của các lãnh đạo ngân hàng.


Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác điều hành hoạt động
thường xuyên của ngân hàng, EIBCT cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống thông tin
quản lý để đảm bảo sự thông suốt của các luồng thông tin nội bộ cũng như các
nguồn thơng tin bên ngồi từ Hội sở đến các chi nhánh và phịng giao dịch. Bên
cạnh đó ngân hàng cũng cần hoàn thiện việc thiết kế và sử dụng các mẫu báo cáo
phù hợp nhằm đảm bảo việc cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời về tình hình
hoạt động của ngân hàng cũng như các biến động của thị trường để báo cáo về
Hội sở.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

Trên cơ sở kế hoạch và chiến lược kinh doanh, ngân hàng cần cân đối, xem
xét nhu cầu tuyển dụng và yêu cầu tuyển dụng cụ thể đối với từng vị trí cơng việc
để thiết kế quy trình tuyển dụng cũng như hình thức thi và nội dung thi phù hợp.
Bên cạnh quy trình truyền thống đang được áp dụng, ngân hàng có thể bổ sung


thêm phần thảo luận theo nhóm để thấy được khả năng xử lý tình huống cũng
như năng lực làm việc theo nhóm của các ứng viên. Ngồi các kênh thơng tin
truyền thống như đăng thông tin tuyển dụng trên báo, trên website, ngân hàng
cũng có thể tổ chức các buổi hội thảo, hội việc làm tại các trường đại học để tìm
kiếm những sinh viên có năng lực hoặc tuyển dụng từ những sinh viên đã từng
thực tập tại ngân hàng bởi đây là lực lượng đã có một thời gian tiếp xúc và tìm
hiểu thực tế về ngân hàng.


<b>5.4. BIỆN PHÁP TĂNG THU NHẬP</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

Các quyết định về đầu tư và hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin khơng chỉ địi
hỏi một nguồn lực tài chính lớn mà cịn địi hởi một sự đầu tư lớn về chất xám
nhằm đảm bảo cơng nghệ được lựa chọn là phù hợp và có khả năng nâng cấp,
phát triển để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin.
Ngân hàng cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cơng nghệ và nghiệp vụ,
giúp nhân viên có thể giao dịch thành thạo, rút ngắn thời gian phục vụ xuống
mức tối ưu nhất trong khả năng có thể và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng
tại chỗ, tránh tình trạng khách hàng phải di chuyển sang nhiều bộ phận khác nhau
để thực hiện giao dịch. Như vậy ngân hàng sẽ tạo ra hình ảnh tốt về tác phong
phục vụ và chất lượng phục vụ cho khách hàng, từ đó duy trì được mối quan hệ
tốt với khách hàng và thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng mới.


Cùng với việc nâng cao công nghệ, ngân hàng cần đa dạng hóa các dịch vụ
cung ứng cho khách hàng. Ngân hàng cần chú trọng công tác nghiên cứu các sản
phẩm, dịch vụ đang được các ngân hàng đối thủ kể cả ngân hàng nước ngoài
triển khai, song song đó cần phải nghiên cứu cụ thể về nhu cầu trong nước để
thiết kế những sản phẩm dịch vụ phù hợp. Trên cơ sở đó, từng bước xây dựng
chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ với những bước đi cụ thể, có định hướng
nhằm tránh việc đầu tư không hiệu quả.



Việc nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ mới cần được tiến hành đồng bộ với kế
hoạch marketing nhằm quảng bá sản phẩm dịch vụ rộng rãi, đồng thời đo lường
được phản ứng của khách hàng để có những điều chỉnh và quyết định đầu tư
đúng đắn. Tìm hiểu các sản phẩm được các ngân hàng khác cung ứng là bước đi
ban đầu giúp EIBCT theo kịp với các ngân hàng đối thủ, nhưng việc nâng cao
năng lực để tự nghiên cứu để cung ứng những sản phẩm mang tiện ích cao và
chưa từng có là vấn đề có ý nghĩa then chốt.


Đối với các dịch vụ về thẻ ATM ngân hàng cũng cần phát triển số lượng
máy ATM và gia tăng các tiện ích kèm theo thẻ ATM. Bên cạnh đó cần liên kết
với các đơn vị doanh nghiệp nhằm phát triển hệ thống thanh toán, đặc biệt là ở
các hệ thống siêu thị, cửa hàng và doanh nghiệp có khối lượng khách hàng lớn.
<b>5.5. BIỆN PHÁP KIỂM SỐT CHI PHÍ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

nguồn vốn tại chỗ, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn để có thể hạn chế được
nguồn vốn vay từ Hội sở cũng như cân đối được giữa vòng quay nguồn vốn và
sử dụng vốn một cách hợp lý. Để làm được điều này đòi hỏi ngân hàng phải tính
tốn, phân tích cẩn thận trong việc hoạch định nguồn vốn và sử dụng vốn dựa
trên số liệu và kinh nghiệm hoạt động của những năm trước, kế hoạch cấp trên
giao cũng như diễn biến thực tế tại kỳ kinh doanh. Bên cạnh đó ngân hàng theo
dõi sát diễn biến thị trường trên địa bàn cũng như trên cả nước về các ngành
nghề, lĩnh vực kinh doanh có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp đến doanh nghiệp có
quan hệ tín dụng với ngân hàng, cũng như diễn biến trên thị trường tiền tệ để có
những dự báo kịp thời, đúng đắn về hoạt động kinh doanh của mình, từ đó đưa ra
chiến lược kinh doanh, giải pháp đúng đắn, kịp thời trong từng thời kỳ.


Về chi phí ngồi lãi, ngân hàng nên giảm các khoản chi khơng cần thiết và
ít hiệu quả như hạn chế các khoản chi không cần thiết trong các hoạt động hằng
ngày. Việc kiểm soát chặt chẽ các chi phí có thể bắt đầu từ việc kiểm sốt chi phí
nhân sự. Ngân hàng cần có những đánh giá đầy đủ về hiệu suất và mức độ hợp lý


trong số lượng nhân sự cho từng phòng ban nhằm điều tiết chi phí tiền lương,
nâng cao năng suất làm việc trên đầu người. Các nhóm chi phí khác cũng cần
được tăng cường kiểm soát và tiết kiệm như chi phí in ấn, chi phí điện, điện
thoại, chi phí thuê mặt bằng, trụ sở làm điểm giao dịch…


Khi đưa ra một sản phẩm dịch vụ mới, ngân hàng cần tính tốn, cân nhắc
kỹ lưỡng giữa giá trị mà nó mang lại với chi phí bỏ ra có hợp lý chưa, xem nó có
mang lại lợi nhuận lâu dài cho ngân hàng không hay chỉ tức thời trong thời gian
ngắn. Điều này khơng chỉ gây hao phí về vật lực, mà cịn về nhân lực.


Đối với chi phí tác nghiệp, mỗi cán bộ nhân viên phải nâng cao ý thức bảo
quản tài sản công, sử dụng hợp lý, tránh lãng phí làm tăng chi phí quản lý cho
ngân hàng.


<b>5.6. BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG THANH KHOẢN</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

thường ảnh hưởng khơng tốt đến tình trạng thanh khoản của ngân hàng. Cụ thể là
bộ phận quản trị thanh khoản cần thường xuyên bám sát và điều phối hoạt động
của các bộ phận nguồn vốn và sử dụng vốn, đồng thời cần phải đánh giá được
khách hàng có khả năng gửi tiền và vay vốn từ ngân hàng để hoạch định chiến
lược thanh khoản cho ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng cịn cần tập trung xây
dựng một hệ thống thu thập và phân tích số liệu về tình hình kinh tế vĩ mơ cũng
như trạng thái thanh khoản chung của hệ thống vì trạng thái thanh khoản của một
ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào tình hình ổn định của nền kinh tế cũng như
tình hình thanh khoản của các ngân hàng cùng hệ thống. Sự đỗ vỡ của một ngân
hàng có thể gây hiệu ứng đỗ vỡ dây chuyền và đẩy các ngân hàng khác vào tình
trạng khó khăn.


Quản trị thanh khoản từ bên ngồi ngân hàng cũng rất quan trọng, do đó
ngân hàng cần phải quản lý chặt chẽ việc cung cấp thông tin ra công chúng nhằm


tránh tình trạng bị rút tiền hàng loạt gây rủi ro thanh khoản. Giải pháp cho vấn đề
này là ngân hàng cần từng bước thực hiện tốt công tác cơng khai hóa thơng tin
đặc biệt là những thơng tin liên quan đến năng lực quản lý thanh khoản của ngân
hàng nhằm tạo niềm tin lâu dài cho người gửi tiền, song song với việc thực hiện
những biện pháp đo lường phản ứng của người dân trước những luồng thông tin
được cung cấp để có giải pháp kịp thời trong việc trấn an dư luận trước những tin
đồn xấu.


<b>5.7. BIỆN PHÁP KHÁC</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

quan hệ gắn bó giữa ngân hàng và khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó cần thể
hiện sự quan tâm của ngân hàng đối với khách hàng như tặng thiệp chúc mừng
vào các ngày kỷ niệm, tặng quà vào những dịp lễ tết, sinh nhật đối với những
khách hàng có quan hệ lâu năm, có mức lãi suất ưu đãi đối với khách hàng thân
thiết.


Để đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ và tín dụng tiêu dùng thì vấn đề
chính yếu là phải có khách hàng và thu hút được khách hàng. Do đó bộ phận này
sẽ tiến hành nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội nói chung, mức sống của người
dân nói riêng tại thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận, đồng thời đi sâu vào các
xí nghiệp, cơng ty, khu chế xuất, thu thập các thơng tin chính xác và hữu ích về
các cá nhân thuộc tầng lớp có thu nhập cao và ổn định để nắm bắt được nhu cầu
và khả năng tài chính cũng như nhu cầu mua sắm phục vụ sản xuất hoặc tiêu
dùng. Từ đó, ngân hàng tiến hành liên kết với các cơng ty kinh doanh bất động
sản, đại lý cung ứng phương tiện vận tải trên địa bàn để cấp tín dụng cho khách
hàng thực sự đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn tiêu dùng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<b>CHƯƠNG 6</b>



<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ</b>



<b>6.1. KẾT LUẬN</b>


Với mục tiêu nghiên cứu đã được xác định, đề tài đã nêu tổng quan lý luận
về phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo năm tiêu chí đánh giá của
mơ hình CAMEL. Trên cơ sở đó đề tài tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng
hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi
nhánh Cần Thơ, tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng, tác động đến hiệu quả hoạt
động và đề xuất các biện pháp giúp ngân hàng hoạt động tốt hơn và nâng cao khả
năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Các nội dung chính mà đề tài đã đạt
được bao gồm:


Hệ thống phương pháp luận được sử dụng trong đề tài là phương pháp phân
tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo các tiêu chí về vốn, chất lượng tài
sản có, năng lực quản lý, khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản. Tương ứng
với mỗi tiêu chí đánh giá đều có các chỉ số đo lường để thể hiện rõ chất lượng
của việc đánh giá.


Trên cơ sở phương pháp luận đó, đề tài tiến hành phân tích thực tế tại ngân
hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu chi nhánh Cần Thơ. Về vốn, ngân hàng có quy mơ
vốn ngày càng tăng trong đó vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn, vốn điều chuyển
từ Hội sở ngân hàng được hạn chế dần. Về chất lượng tài sản có, tỷ trọng của tài
sản sinh lời vẫn chiếm phần lớn trong tổng tài sản có, trong đó nguồn tín dụng
chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn. Về năng lực quản lý, đội ngũ cán bộ
nhân viên ngân hàng có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm đã giúp nâng cao vị
thế của ngân hàng trên thị trường tiền tệ ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần
Thơ. Về khả năng sinh lời, ngân hàng vẫn đảm bảo lợi nhuận tăng dần qua các
năm trong đó thu nhập từ lãi vẫn là nguồn thu chính, thu từ dịch vụ vẫn chưa
được chú trọng nhiều song khoản thu từ kinh doanh ngoại tệ đã có bước tăng
trưởng mạnh. Về khả năng thanh khoản, hệ số thanh khoản của ngân hàng tăng
giảm không ổn định ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

cao năng lực quản lý, biện pháp tăng thu nhập, biện pháp kiểm soát chi phí, biện
pháp nâng cao khả năng thanh khoản và một số biện pháp khác để giúp ngân
hàng nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.


<b>6.2. KIẾN NGHỊ</b>


<b>6.2.1. Đối với ngân hàng nhà nước và các cơ quan pháp luật</b>


Ngân hàng nhà nước cần xây dựng các chính sách tiền tệ, lãi suất ổn định
tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nhất là trong thời kỳ nền kinh
tế có nhiều biến động. Đặc biệt ngân hàng nhà nước cần rà soát lại các văn bản
chồng chéo, thiếu đồng bộ khơng cịn phù hợp với điều kiện và mơi trường kinh
doanh của các tổ chức tín dụng nói riêng và của nền kinh tế nói chung để từ đó
tạo môi trường hoạt động kinh doanh của ngân hàng được thuận lợi và hiệu quả.
Thêm vào đó ngân hàng nhà nước cần tăng cường chất lượng hoạt động của
trung tâm thơng tin tín dụng như cải thiện tốc độ đường truyền, thường xuyên
cập nhật thông tin khách hàng khơng chỉ thơng tin về hiện tại mà cịn thu thập
thông tin về lịch sử hoạt động và phương hướng hoạt động trong tương lai nhằm
hỗ trợ tích cực cho ngân hàng trong việc tìm hiểu thơng tin về khách hàng một
cách chính xác và nhanh chóng.


Bên cạnh đó hệ thống pháp luật cần được hoàn thiện hơn và điều chỉnh phù
hợp với sự thay đổi của nền kinh tế để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân
hàng theo chuẩn quốc tế. Đối với các cơ quan pháp luật trên địa bàn cần sớm ban
hành các quy chế mới trong việc tinh gọn các thủ tục công chứng, các giấy tờ về
nhà đất nhằm giải quyết tình trạng vướng mắc hiện nay như thời gian đăng kí
chậm, nhiều thủ tục rườm rà. Qua đó tạo mơi trường thơng thống hơn cho khách
hàng khi vay vốn, khơng để người dân mất cơ hội kinh doanh vì các thủ tục. Đặc
biệt đối với các thủ tục hành chính về xử lý tài sản theo theo yêu cầu phát mãi tài


sản của ngân hàng cần được hoàn chỉnh hơn để không mất thời gian làm ảnh
hưởng đến giá trị tài sản và giảm bớt chi phí cho ngân hàng.


<b>6.2.2. Đối với Hội sở chính ngân hàng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

Hội sở chính cần có các chính sách khuyến khích các chi nhánh ngân hàng
tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho công tác huy động vốn cũng như
cơng tác tín dụng và khen thưởng cho chi nhánh có sản phẩm dịch vụ mang lại
hiệu quả.


Hội sở cần tạo điều kiện để chi nhánh chủ động, linh hoạt hơn trong các
phán quyết cấp tín dụng cho các đối tượng khách hàng; tiếp nhận các ý kiến, đề
xuất của các chi nhánh ngân hàng qua đó tạo điều kiện cho chi nhánh hoạt động
tốt hơn.


<b>6.2.3. Đối với EIBCT</b>


EIBCT cần quan tâm và tăng cường đầu tư cho hoạt động marketing để giữ
vững được thị phần hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình với các
ngân hàng khác. Chiến lược quản trị thanh khoản cũng cần được quan tâm nhiều
hơn để công tác dự báo thanh khoản cho ngân hàng thật sự phát huy được hiệu
quả. Bên cạnh đó ngân hàng cũng chú trọng đến công tác quản trị nguồn vốn,
quản trị rủi ro lãi suất, quản trị rủi ro tín dụng để có biện pháp phòng ngừa hiệu
quả, tránh gây tổn thất cho ngân hàng.


Ngân hàng cần hỗ trợ tài chính, đầu tư vào cơng tác đào tạo nguồn nhân lực
có trình độ chuyên môn cao nhiều hơn nữa đáp ứng nhu cầu hoạt động trong môi
trường kinh doanh hiện đại.


Việc đảm bảo tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các quy định, quy trình và


các chỉ tiêu do Hội sở đề ra cũng cần được chi nhánh ngân hàng thực hiện tốt để
hoàn thành nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó chi nhánh ngân hàng cũng cần
mạnh dạn đề xuất các ý kiến, đóng góp lên Hội sở chính để hồn thiện chất lượng
hoạt động của chi nhánh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

TÀI LIỆU THAM KHẢO



<i>1. PGS.TS. Phạm Văn Dược (2008). Phân tích hoạt động kinh doanh, nhà</i>
xuất bản Thống kê.


<i>2. ThS. Thái Văn Đại (2007). Bài giảng Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng</i>
<i>thương mại, tủ sách trường Đại học Cần Thơ.</i>


<i>3. ThS. Thái Văn Đại, Th.S. Nguyễn Thanh Nguyệt (2008). Quản trị ngân</i>
<i>hàng thương mại, tủ sách trường Đại học Cần Thơ.</i>


<i>4. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2006). Quản trị ngân hàng thương mại, nhà</i>
xuất bản Tài chính.


<i>5. Trương Hồng Phương (2008). Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân</i>
<i>hàng Phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long thành phố Cần Thơ trong thời kỳ</i>
<i>hội nhập và phát triển, luận văn thạc sĩ kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.</i>


<i>6. GS.TS. Lê Văn Tư (2005). Quản trị ngân hàng thương mại, nhà xuất bản</i>
Tài Chính.


</div>

<!--links-->
<a href=''>www.eximbank.com.vn</a>
<a href=''>www.cantho.gov.vn</a>

×