Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

MÔ HÌNH SOLOW – Phần 3 : TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ VÀ TRẠNG THÁI DỪNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.09 KB, 6 trang )

Nhoùm 2 Moâ Hình Solow
MÔ HÌNH SOLOW – Phần 1

CÂU 4
: TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ VÀ TRẠNG THÁI DỪNG:

Hàm sản xuất: Y = F(K,L x E) với K là tổng tư bản và L là lao động và
E là hiệu quả lao động.
Đầu tư
(δ + n + g) k
sf(k)
K
K*

Lực lượng lao động tăng với tỉ lệ n và hiệu quả của mỗi đơn vị lao động E
tăng với tỉ lệ g thì số đơn vị hiệu quả L x E tăng n+g.
Ký hiệu k = K/(LxE), y = Y/(LxE) ta có thể viết y = f(k).
Phương trình chỉ ra tự tiến triển của tư bản theo thời gian :
∆k = sf(k) – (δ + n + g) k.
Nếu g cao, số lượng đơn vị hiệu quả tăng nhanh và khối lượng tư bản cho
mỗi đơn vị bị giảm xuống.
1
Nhoùm 2 Moâ Hình Solow
Việc bổ sung tiến bộ công nghệ vào mô hình không làm thay đổi đáng kể
phân tích của chúng ta về trạng thái dừng. Có một mức k* mà tại đó khối lượng
tư bản và sản lượng tính trên mỗi đơn vị hiệu quả không thay đổi. Đây là trạng
thái cân bằng dài hạn của nền kinh tế.
Khi nền kinh tế đã ở trạng thái dừng, tỉ lệ tăng trưởng của sản lượng mỗi
công nhân chỉ phụ thuộc vào tiến bộ công nghệ. Mô hình solow chỉ ra rằng chỉ
có tiến bộ công nghệ mới giải thích sự gia tăng không ngừng của mức sống.
c* = f(k*) - (δ + n + g) k*


Đạt mức tối đa khi MPK = δ + n + g.

CÂU 5: NGHịCH LÝ CủA MÔ HÌNH SOLOW VÀ THUYẾT TĂNG
TRƯỞNG NỘI SINH.

1. Nghịch lý tăng trưởng kinh tế:

Theo như lý thuyết tăng trưởng của mô hình Solow: Kinh tế sẽ tiến đến
một trạng thái tăng trưởng cân bằng ổn định dài hạn mà theo đó tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế sẽ bằng tốc độ của tiến bộ kỹ thuật cộng với tốc độ tăng
trưởng của lao động. Nghĩa là nếu tính tốc độ theo sản lượng trên đầu người thì
tốc độ tăng trưởng theo đầu người sẽ bằng tốc độ tăng trưởng của tiến bộ kỹ
thuật. Tuy nhiên trong thực tế mô hình solow chưa giải thích được hiện tượng:
Chênh lệch về mức sống giữa các quốc gia giàu và nghèo trong hiện tại.
Các nước nghèo sẽ làm sao để rút ngắn khoảng cách cách biệt này trong thời
gian bao lâu? cách nào để thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu? Theo số liệu lịch
sử của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) trong năm 1960 đã chứng
tỏ quan điểm của mô hình tăng trưởng tân cổ điển: GDP đầu người của các nước
giàu như Anh, Mỹ cao nhưng tỷ lệ tăng trưởng thấp. Trong khi đó các nước đang
2
Nhoùm 2 Moâ Hình Solow
phát triển như Nhật, Mã Lai, Singapore, Trung Quốc ….. GDP đầu người của
các nước này thấp nhưng tỷ lệ tăng trưởng lại cao. Điều này đã chứng tỏ khuynh
hướng hội tụ tương quan nghịch đảo giữa sản lượng đầu người và tỷ lệ tăng
trưởng của sản lượng đầu người qua các nước: tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng
đầu người tương đối thấp ở những nước có sản lượng đầu người cao. Nếu xem
đồ thị GDP đầu người trong năm 1960 và tỷ lệ tăng trưởng của GDP đầu người
trung bình trong thời kỳ 1960 – 1990 của tất cả các nước thành viên của Ngân
hàng Thế Giới thì chúng ta có một hình ảnh khác: Không có liên hệ tương quan
rõ rệt giữa GDP đầu người và tỷ lệ tăng trưởng của GDP đầu người. Điều trên

đúng hay sai? Nghiên cứu thực nghiệm của những nhà kinh tế như Barro, Sala-i-
Martin (1991, 1992), Jones (1995), Mankiw, Romer và Weil (1992) dung hòa
mâu thuẫn trên. Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế này gợi ý quá trình hội
tụ không phải là hội tụ khái quát mà là hội tụ có điều kiện nghĩa là hội tụ chỉ xảy
ra trong những nước có nhân tố tác động tăng trưởng tương tự nhau hay nói cách
khác là cùng lộ tăng trưởng cân bằng như:
+ Vốn nhân lực
: sức khỏe của người lao động có ảnh hưởng đến năng
suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực trong xã hội thể hiện thông qua chất
lượng giáo dục được đo lường bằng chất lượng giảng dạy, chất lượng của quá
trình học tập chứ không phải đo lường một cách chung chung như là số năm học,
tỷ lệ biết chữ, xóa mù chữ …..đòi hỏi người lao động có khả năng tiếp thu các
thành tựu tri thức của toàn cầu, có sự tinh lọc đáp ứng các nguồn vốn đầu tư
nước ngoài =>sẽ làm cho kinh tế tăng trưởng không ngừng. Thời gian làm việc
chân tay của người lao động sẽ trở thành không. Họ sẽ chuyển sang chăm lo về
lao động chất xám. Thời gian lao động chân tay giảm nhưng hiệu suất tăng cao
hơn sự giảm sút của thời gian làm việc cho nên kinh tế vẫn tăng tr
ưởng.
+ Vốn xã hội: các chính sách kinh tế vi mô và vĩ mô cần có sự điều tiết
của nhà nước:
* Thị trường là một công cụ để thực hiện tăng trưởng kinh tế nhưng để thị
trường tự thân vận động sẽ không đạt như mong muốn toàn xã hội. Bởi vì tất cả
các nhà kinh doanh khi đầu tư đều hy vọng kiếm được lợi nhuận cao cho dù phải
3
Nhoùm 2 Moâ Hình Solow
sử dụng nhiều thủ đoạn để loại bỏ các đối thủ (cạnh tranh không lành mạnh, lạm
dụng chiếm lĩnh thị trường). Nếu như không có nhà nước để đầu tư vào những
ngành, những lĩnh vực mà đòi hỏi vốn lớn hay đầu tư không có hiệu quả về mặt
kinh tế, chỉ có hiệu quả về mặt xã hội tư nhân sẽ không đầu tư. Có thể nói con số
các doanh nghiệp bị thiệt hại nhỏ nhưng về mặt tổng thể xã hội sẽ được lợi. VD:

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng xây dựng cây cầu bắc qua sông, thì những người dân
sống ở khu vực đó sẽ phản đối vì họ mất công ăn việc làm tại các bến phà nhưng
ngược lại giao thương thuận lợi khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước ->
tăng thu nhập.
* Hệ thống các văn bản dưới luật, văn bản luật (Luật sở hữu trí tuệ để
chống lại các hiện tượng ăn cắp bản quyền, bí quyết kinh doanh….), các nghị
định hướng dẫn thực thi, các chính sách khuyến khích đầu tư tăng trưởng kinh tế
đối với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, bảo vệ người lao động, ổn
định tăng trưởng kinh tế đi đôi với ổn định về chính trị, xã hội giảm khoảng cách
giàu nghèo trong xã hội… để có được mức tăng trưởng ổn định trong từng thời
kỳ.
2. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh.
Vào giữa những năm 1980s, một số nhà kinh tế bắt đầu phát triển các lý
thuyết về tăng trưởng nội sinh do họ nhận thấy sự bế tắc trong cách giải thích
tăng trưởng của trường phái tân cổ điển. Kết luận của trường phái tân cổ điển
rằng tăng trưởng kinh tế dài hạn chỉ phụ thuộc vào tiến bộ kỹ thuật và đây là
biến ngoại sinh, làm lu mờ vai trò của chính sách kinh tế đối với tăng trưởng và
làm các nhà kinh tế bối rối bởi vì không biết làm cách nào thúc đẩy tăng trưởng
bằng chính sách kinh tế. Mô hình tăng trưởng nội sinh từ bỏ giả định về lợi tức
biên giảm dần theo tích luỹ vốn của mô hình tân cổ điển, do đó cho phép quá
trình tích luỹ vốn và tăng trưởng được duy trì ngay cả trong trường hợp không
có tiến bộ kỹ thuật. Có một số loại mô hình tăng trưởng nội sinh chủ yếu sau:
a/ Mô hình AK:
4
Nhoùm 2 Moâ Hình Solow
Theo các tác giả Barro và Sala-i-martin (1995), mô hình AK có
dạng sau:
Y = A.K
Với Y là sản lượng, A là yếu tố kỹ thuật, K là vốn.
Trong mô hình trên, vốn có lợi tức biên không đổi, chứ không theo

lợi tức biên giảm dần như mô hình tân cổ điển. Yếu tố K được hiểu theo
nghĩa rộng, bao hàm cả vốn con người. Vốn con người được hiểu là kiến
thức và kỹ năng của lao động. Do đó, với một lực lượng lao động cố định,
khả năng học hỏi để thu nhận thêm kiến thức và thu được nhiều kỹ năng
hơn là luôn luôn có thể. Sự gia tăng về vốn con người sẽ làm cho lợi tức
biên của vốn vật chất (physical capital) không giảm xuống như giả định
của mô hình tân cổ điển. Cho dù tiến bộ kỹ thuật là bằng không đi nữa thì
với vốn con người, tích lũy vốn vật chất sẽ tăng lên và duy trì được tốc độ
tăng trưởng. Tóm lại, vốn con người đóng một vai trò quan trọng trong
mô hình này.
b. Mô hình ngoại tác :
Dạng thứ hai của tăng trưởng nội sinh là xuất phát từ ngoại tác.
Trong mô hình này, vốn có thể bị lợi tức biên giảm dần ở quy mô cá
nhân, nhưng không bị lợi tức biên giảm dần trên quy mô tổng thể bởi vì
một dự án đầu tư có thể không chỉ đem lợi cho bản thân nó mà còn đem
lại lợi ích cho các dự án của các nhà đầu tư khác. Những ảnh hưởng
không tính được này đối với các nhà đầu tư riêng lẻ được gọi là ngoại tác
(externality). Yếu tố ngoại tác này làm cho toàn bộ nền kinh tế không bị
lợi tức biên giảm dần khi tích lũy vốn, do đó duy trình được quá trình tích
lũy vốn và tăng trưởng dài hạn ngay cả khi không có tiến bộ kỹ thuật.
Romer (1986) nhấn mạnh đến ngoại tác đầu tư vào tri thức và Lucas
(1988) nhấn mạnh đến ngoại tác trong việc đầu tư phát triển vốn con
người.
5

×