THỰC PHẨM CÓ HẠI
Không nên uống sữa đậu nành cùng trứng gà
Một số người cho rằng sữa đậu nành uống cùng với trứng gà có
thể tăng thêm dinh dưỡng. Tuy nhiên đó là một sai lầm.
Sữa đậu nành được chế biến từ đậu tương, có chứa protein thực
vật tốt nhất trong các loại protein. Sữa đậu nành còn chứa nhiều chất như K,
S, vitamin B và vitamin E, các acid béo.
Uống sữa đậu nành thường xuyên có tác dụng giảm cholestrole,
phòng chống xơ cứng động mạch, giảm bệnh dị ứng, ung thư dạ dày... Tuy
nhiên, nếu uống sữa đậu nành không khoa học thì sẽ biến lợi thành hại. Sau
đây là một số lưu ý khi uống sữa đậu nành:
Không uống khi chưa đun sôi
Sữa đậu nành chưa sôi, chín có chứa chất có hại saponin và chất
dung môi protein chống dịch tụy. Nếu chúng ta uống vào sẽ gây ra trúng
độc, triệu chứng biểu hiện là buồn nôn, đi ngoài, tứ chi đau mỏi…
Vì vậy, khi hâm nóng sữa, nhiệt độ phải trên 90 độ C và đồng
thời mở vung cho khí độc bay ra, như thế mới có thể làm cho các chất có hại
như saponin biến chất và bị phá vỡ, khi uống sẽ không bị trúng độc.
Không uống cùng trứng gà
Sữa đậu nành pha với trứng gà mặc dù không sản sinh ra chất
độc mới nhưng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng. Lý do là chất protein có tính
kết dính trong trứng gà có thể kết hợp với chất xúc tác protein tuyến tụy, từ
đó gây ra những chất kết tủa, không có lợi cho tiêu hoá.
Không pha đường đỏ
Đường đỏ có tính axit, chứa chất creatine có thể kết hợp với
protein trong sữa, đồng thời cũng gây ra chất kết tủa biến chất, không những
làm cho đậu nành mất đi hương vị vốn có mà còn giảm thấp giá trị dinh
dưỡng và gây rối loạn tiêu hoá.
Không giữ trong bình ấm
Có nhiều người cho sữa đậu nành đã đun sôi vào bình giữ ấm,
khi nào muốn uống thì rót ra. Nhưng chất saponin trong sữa đậu nành có thể
làm cho chất cặn trong bình rơi ra, những chất đó sẽ hoà vào trong sữa đậu
nành. Điều này khiến bạn uống sữa đậu nành đồng thời cũng uống luôn cả
chất cặn độc.
Ngoài ra, sữa đậu nành để trong bình giữ nóng một thời gian dài
sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, khoảng mấy tiếng sau sữa đậu nành sẽ
biến chất. Nếu uống sữa đậu nành bị biến chất, bạn sẽ dễ bị đau bụng, đi
ngoài, tiêu hoá không tốt.
HẠT CÀ CHUA CÓ HẠI
Chị gái tôi bảo, ăn hạt cà chua không tốt. Vì thế, khi chế biến món
ăn chị tôi thường bỏ hạt cà chua. Làm thế có đúng không?
TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng trả lời
về vấn đề này như sau:
Bỏ hạt cà chua là đúng. Hạt cà chua cũng như hạt ổi, trong đường
ruột, thật ra nó không tiêu hoá được.
Trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, người ta sợ nó lọt
vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa.
Nhất là trẻ em thì không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có nhiều
hạt, đặc biệt là những hạt có kèm theo chất camen dễ gây táo bón, trẻ lại
nhiều giun thì dễ biến chứng thành thắt ruột do giun, không lợi cho sức
khoẻ.
Ăn gan nhiều có hại cho cơ thể
Mọi người nên hạn chế chỉ ăn gan mỗi tuần một lần và cẩn thận
với những nguồn thức ăn giàu vitamin A. Tiêu thụ lượng vitamin A quá
nhiều sẽ gây độc và gia tăng nguy cơ rạn xương, tổ chức tiêu chuẩn thực
phẩm tại Anh khuyến cáo.
Đặc biệt, những người có nguy cơ bị loãng xương cao như phụ
nữ sau mãn kinh và người cao tuổi không nên ăn quá 1,5 mg lượng gan mỗi
ngày. Lời khuyên cũng ủng hộ quan điểm rằng phụ nữ mang thai và những
cô gái muốn sinh con cần tránh những phụ gia giàu vitamin A và không nên
ăn gan hay các sản phẩm của gan, bởi nó sẽ có hại cho trẻ sơ sinh.
Vitamin A nguyên chất, retinol, chỉ có trong thức ăn từ động vật
và đặc biệt nhiều trong gan. Đồ ăn từ thực vật như carốt và rau bina chứa
những hợp chất chuyển thành vitamin A trong cơ thể, nhưng chưa đủ để gây
độc. Tại mức độ hợp lý, retinol tốt cho hệ miễn dịch và giúp sáng mắt.
"Kết quả sơ bộ cho thấy mặc dù chưa có đủ bằng chứng về mối
liên hệ giữa vitamin A và sức khoẻ xương, nhưng người tiêu dùng nên hạn
chế lượng tiêu thụ vitamin A", Peter Aggett tại Uỷ ban tư vấn dinh dưỡng
khoa học, nói.
Mọi người nên có đủ lượng vitamin A cần thiết bằng cách ăn các
chế độ ăn cân bằng và phong phú. Vitamin A có thể hoà tan trong mỡ, có
nghĩa là bạn không cần nó hằng ngày, bởi nó đã được lưu trữ cho tương lai.
Đề phòng ngộ độc mã tiền khi ăn thịt ếch nhái
Để câu được nhiều ếch nhái (một thực phẩm được tiêu thụ khá
mạnh ở ĐBSCL), người đi câu thường sử dụng mồi đã tẩm chất gây mùi
mạnh, trong đó có mã tiền (một đông dược độc). Chất này sẽ ngấm sâu
vào nội tạng và thịt ếch nhái, rất dễ gây ngộ độc cho người ăn.
Trong số ếch nhái câu được, nhiều con đã chết hoặc quá đờ đẫn do bị
ngộ độc nặng nhưng vẫn được lột da đem ra chợ bán cùng với những con
khác.
Để loại bỏ dư độc mã tiền trong cơ thể ếch nhái, trước khi xào nấu,
các bà nội trợ nên ngâm, rửa chúng nhiều lần trong nước sạch.
Món gỏi: Lợi và hại
Các món gỏi ngày càng trở nên phổ biến bởi hương vị và sự bổ
dưỡng đặc biệt của nó. Các món gỏi cá, sushi, nem cuốn... là những món ăn
được lựa chọn rất nhiều. Tuy nhiên, những món ăn chưa được nấu chín này