Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Quản lý thuế lý thuyết chung - ôn thi công chức thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.55 KB, 30 trang )

QUẢN LÝ THUẾ

1/ PHẠM VI VỀ QUẢN LÝ THUẾ
Quy định cách thức người nộp thuế (NNT) thực hiện các thủ tục hành
chính để chuyển giao nguồn lực tài chính vào quỹ NSNN; cách cơ quan thuế xử
lý - chế tài trường hợp không chấp hành nghĩa vụ thuế. Trách nhiệm quyền hạn
của cơ quan - tổ chức – cá nhân trong quá trình chấp hành nghĩa vụ thuế.
2/ ĐỊNH NGHĨA QUẢN LÝ THUẾ
Là hoạt động tổ chức - điều hành – giám sát của cơ quan thuế nhằm đảm
bảo cho người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo quy định
của pháp luật.
3/ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ THUẾ
Là đảm bảo cho chính sách thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong thực tế
đời sống kinh tế - xã hội, quyết định sự thành cơng của chính sách thuế.
4/ MỤC TIÊU QUẢN LÝ THUẾ:
 Nâng cao hiệu lực - hiệu quả công tác quản lý thuế, để NNT nộp đúng
- đủ - kịp thời, cơ quan thuế thu đúng - đủ - kịp thời tiền thuế vào NSN.
 Quy định rõ quyền – nghĩa vụ - trách nhiệm - quyền hạn của các chủ
thể tham gia quản lý thuế.
 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng đơn giản - rõ
ràng - minh bạch - dễ thực hiện và tăng cường vai trò kiểm tra – giám sát của
nhà nước, của cộng đồng xã hội trong lĩnh vực quản lý thuế.
 Là cơ sở pháp lý chính thức để cơ quan thuế tổ chức lại bộ máy quản
lý, chuyển đổi cơ bản sang mơ hình quản lý thuế theo chức năng gồm 4 chức
năng chính:
- Tuyên truyền - hỗ trợ
- Kê khai - kế toán thuế
- Kiểm tra – thanh tra thuế
- Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
 Thực hiện cơ chế người nộp thuế tự tính - tự kê khai - tự nộp thuế - tự
chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nghĩa vụ thuế.



1


5. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ THUẾ
1/ Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Nộp thuế theo quy định pháp luật là
nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức – cá nhân. Tất cả cơ quan - tổ chức - cá nhân
trong xã hội đều có trách nhiệm tham gia quản lý thuế.
2/ Quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các
quy định khác của pháp luật có liên quan.
3/ Quản lý thuế phải đảm bảo cơng khai, minh bạch, bình đẳng; đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của NNT.
4/ Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế:
a. Việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế bao gồm: thu thập
thông tin, dữ liệu liên quan đến NNT, xây dựng các bộ tiêu chí quản lý thuế, đánh
giá việc tuân thủ pháp luật của NNT, đề xuất áp dụng các biện pháp quản lý thuế.
b. Cơ quan thuế quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để đánh giá
rủi ro về thuế, mức độ tuân thủ pháp luật của NNT, lựa chọn đối tượng kiểm tra,
thanh tra về thuế và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.
6. NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ
1/ Các thủ tục hành chính thuế: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định
thuế, hồn thuế, miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt.
2/ Giám sát tính tuân thủ pháp luật của cơ quan thuế đối với người nộp thuế:
quản lý thông tin NNT, kiểm tra thuế - thanh tra thuế.
3/ Chế tài, cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính thuế, xử lý vi phạm
về thuế, giải quyết khiếu nại - tố cáo về thuế.
7. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG QUẢN LÝ THUẾ
1/ Người nộp thuế
2/ Cơ quan quản lý thuế, gồm cơ quan thuế và cơ quan hải quan
3/ Công chức quản lý thuế, gồm công chức thuế và công chức hải quan

4/ Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện
pháp luật về thuế.

2


QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
A/ QUYỀN
1/ Được hướng dẫn, cung cấp thông tin tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền
lợi về thuế.
2/ Được yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích việc tính thuế, ấn định thuế.
3/ Được giữ bí mật thơng tin.
4/ Được hưởng ưu đãi về thuế, hoàn thuế.
5/ Được ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
(đại lý thuế)
6/ Được nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan
quản lý thuế, yêu cầu giải thích nội dung kết luận, bảo lưu ý kiến trong biên bản
kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
7/ Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý
thuế gây ra.
8/ Được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ
nộp thuế của mình.
9/ Được khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính
liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
10/ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ
chức cá nhân khác.
B/ NGHĨA VỤ
1/ Phải đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế.
2/ Phải kê khai thuế chính xác, trung thực đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng
thời hạn, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác trung thực đầy đủ

của hồ sơ thuế.
Tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin, phải thực hiện khai
thuế, nộp thuế, giao dịch với cơ quan thuế qua phương tiện điện tử
3/ Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.
4/ Chấp hành chế độ kế toán thống kê và quản lý sử dụng hóa đơn chứng
từ theo quy định.
5/ Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ hoạt động phát sinh nghĩa vụ
thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.
6/ Lập và giao hóa đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng,
chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng, cung cấp dịch vụ.
3


7/ Cung cấp chính xác, đầy đủ kịp thời thơng tin, tài liệu liên quan đến
việc xác định nghĩa vụ thuế, nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân hàng
thương mại, tổ chức tín dụng, giải thích việc tính thuế, kê khai thuế theo yêu cầu
của cơ quan quản lý thuế
8/ Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế,
công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
9/ Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế nếu người đại diện theo pháp
luật hoặc đại diện theo ủy quyền thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.

TRÁCH NHIỆM - QUYỀN HẠN CƠ QUAN QUẢN LÝ THUẾ
A/ TRÁCH NHIỆM: Thực hiện theo quy định của pháp luật gồm:
1/ Tổ chức thực hiện thu thuế.
2/ Tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn pháp luật thuế, cơng khai các thủ tục
về thuế.
3/ Giải thích cung cấp thông tin liên quan tới việc xác định nghĩa vụ thuế
của người nộp thuế.
4/ Giữ bí mật thơng tin của người nộp thuế.

5/ Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ thuế, xóa nợ tiền phạt,
hồn thuế.
6/ Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề
nghị.
7/ Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về
thuế.
8/ Giao kết luận, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho đối tượng
kiểm tra thuế, thanh tra thuế và giải thích khi có u cầu.
9/ Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế.
10/ Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu
cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

4


B/ QUYỀN HẠN
1/ Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan việc xác
định nghĩa vụ thuế.
2/ Yêu cầu tổ chức, cá nhân khác có liên quan cung cấp thông tin tài liệu
liên quan việc xác định nghĩa vụ thuế.
3/ Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
4/ Ấn định thuế.
5/ Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
6/ Xử phạt vi phạm pháp luật về thuế, công khai trên phương tiện thông
tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.
7/ Áp dụng biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử lý vi phạm pháp luật
về thuế.
8/ Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế vào ngân
sách Nhà nước.
9/Áp dụng cơ chế thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính

thuế đối với NNT, với cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký
hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, và ngăn chặn việc trốn lậu thuế đối với thuế
thu nhập.
10/ Thu thập, trao đổi xử lý thơng tin trong nước, ngồi nước, thơng tin
chính thức từ các cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền ở nước
ngồi....liên quan đến lĩnh vực thuế, hải quan để sử dụng trong công tác quản lý
thuế

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHÁC
- Kiểm tra việc thực hiện pháp luật thuế.
- Phối hợp cơ quan quản lý thuế tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu NSNN
trên địa bàn.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế.
- Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh tội phạm vi phạm
pháp luật về thuế.
- Nêu gương tổ chức, cá nhân thực hiện tốt pháp luật về thuế.
5


- Phát hiện, phê phán, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật thuế.
- Cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo đề
nghị của cơ quan thuế.
- Yêu cầu người bán hàng hóa, dịch vụ phải giao hóa đơn chứng từ đúng số
lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ.
TỔ CHỨC KINH DOANH DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC VỀ THUẾ (đại lý thuế)

(Thông Tư 117/2012/TT-BTC ngày 19/7/2012 của Bộ Tài chính)
- Là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có điều kiện.
- Thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

- Thực hiện các thủ tục về thuế theo thỏa thuận đối với người nộp thuế.
* Điều kiện làm đại lý thuế:
- Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Có ngành, nghề, dịch vụ làm thủ tục về thuế ghi trong giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh.
- Có ít nhất hai (02) nhân viên được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm
thủ tục về thuế
* Đăng ký đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế đối với
đại lý thuế
- Trước khi hoạt động, đại lý thuế phải lập một (01) bộ hồ sơ đề nghị cấp
giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế gửi Cục thuế
nơi Đại lý đóng trụ sở.
- Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,
Cục thuế phải xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế cho
đại lý thuế.
- Cục thuế gửi giấy xác nhận đủ điều kiện cho Tổng Cục thuế qua mạng
giao dịch điện tử nội bộ ngành thuế trong thời hạn một (01) ngày làm việc kể từ
ngày Cục thuế ký giấy xác nhận đủ điều kiện cho đại lý thuế.
- Tổng cục thuế đăng tải danh sách đại lý thuế có đủ điều kiện trên trang
thông tin điện tử của Tổng cục thuế trong thời hạn một (01) ngày làm việc kể từ
ngày nhận được giấy xác nhận do Cục thuế gửi

6


* Quyền của đại lý thuế.
a/ Được thực hiện các thủ tục về thuế theo hợp đồng với người nộp thuế.
b/ Được thực hiện các quyền của người nộp thuế theo Luật quản lý thuế và
hợp đồng với người nộp thuế.
c/ Yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp thuế cung cấp đầy đủ, chính xác các

chứng từ, hồ sơ, tài liệu và các thông tin cần thiết liên quan tới việc làm thủ tục
về thuế theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên.
*Trách nhiệm của đại lý thuế.
a/ Đại lý thuế đã được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện và có tên trong danh
sách đại lý thuế được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Tổng
Cục thuế mới được ký hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế
b/ Đại lý thuế phải lập hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, cá nhân nộp
thuế về phạm vi công việc, thời hạn được uỷ quyền, trách nhiệm của các bên và
nội dung khác không trái với quy định pháp luật.
c/ Thông báo với cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế về
hợp đồng dịch vụ làm thủ tục thuế (chậm nhất 5 ngày làm việc trước khi thực
hiện lần đầu cơng việc).
d/ Khai, ký tên và đóng dấu trên tờ khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế,
lập hồ sơ thuế đề nghị số tiền thuế được miễn, được giảm, được hoàn.
đ/ Cung cấp cho cơ quan quản lý thuế các tài liệu, chứng từ để chứng minh
tính chính xác việc kê khai nộp thuế, quyết tóan thuế, số thuế đề nghị miễn,
giảm, hoàn.
e/ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chịu trách nhiệm với người nộp
thuế theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ.
f/ Không được thông đồng, móc nối với cơng chức quản lý thuế, người nộp
thuế để trốn thuế, gian lận thuế.
g/ Giữ bí mật thơng tin cho tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ của đại lý
thuế
* Đại lý thuế phải báo cáo với cơ quan thuế:
- Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế và
các thông tin cần thiết khác phục vụ cho hoạt động quản lý khi cơ quan thuế yêu
cầu bằng văn bản
- Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày thay đổi danh sách
nhân viên đại lý thuế
7



VĂN BẢN GIAO DỊCH VỚI CƠ QUAN THUẾ
1/ Văn bản giao dịch với cơ quan thuế bao gồm tài liệu kèm theo hồ sơ
thuế, công văn, đơn từ và các tài liệu khác do người nộp thuế, tổ chức được ủy
nhiệm thu thuế và các tổ chức, cá nhân khác gửi đến cơ quan thuế.
2/ Văn bản giao dịch với cơ quan thuế phải được soạn thảo, ký, ban hành
đúng thẩm quyền; thể thức văn bản, chữ ký, con dấu trên văn bản phải thực hiện
theo quy định của pháp luật về công tác văn thư.
3/ Văn bản giao dịch với cơ quan thuế được thực hiện thông qua giao dịch
điện tử thì phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
4/ Trường hợp phát hiện văn bản giao dịch với cơ quan thuế khơng đáp
ứng được các u cầu nêu trên thì cơ quan thuế yêu cầu người có văn bản giao
dịch khắc phục sai sót và nộp bản thay thế. Thời điểm cơ quan thuế nhận được
bản thay thế được coi là thời điểm nộp văn bản giao dịch.
5/ Ngôn ngữ được sử dụng trong các tài liệu trong hồ sơ thuế là tiếng Việt.
Tài liệu bằng tiếng nước ngồi thì phải được dịch ra tiếng Việt. Người nộp thuế
ký tên, đóng dấu trên bản dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung
bản dịch.
Việc hợp pháp hóa lãnh sự đối với các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm
quyền nước ngồi cấp chỉ bắt buộc trong trường hợp cụ thể hướng dẫn tại Thông
tư này.
6/ Người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh trực tiếp ký hoặc
giao cho cấp phó của mình ký thay trên các văn bản, hồ sơ giao dịch với cơ
quan thuế (việc giao ký thay phải được quy định bằng văn bản và lưu tại đơn
vị); hoặc ủy quyền cho cán bộ dưới mình một cấp ký thừa ủy quyền. (Văn bản
ủy quyền phải được gửi đến cơ quan thuế cùng văn bản, hồ sơ giao dịch.)
7/ Người đại diện theo pháp luật của đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế
được ký tên trên các văn bản, hồ sơ giao dịch với cơ quan thuế trong phạm vi
công việc, thủ tục về thuế nêu trong hợp đồng dịch vụ ký với cơ sở kinh doanh.


8


CÁCH TÍNH THỜI HẠN ĐỂ THỰC HIỆN
CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUẾ
1/ Trường hợp thời hạn được tính bằng “ngày” thì tính liên tục theo dương
lịch, kể cả ngày nghỉ.
2/ Trường hợp thời hạn được tính bằng “ngày làm việc” thì tính theo ngày
làm việc của cơ quan hành chính nhà nước, trừ ngày nghỉ theo quy định
3/ Trường hợp thời hạn là một ngày cụ thể thì ngày bắt đầu tính thời hạn là
ngày tiếp theo của ngày cụ thể đó.
4/ Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn giải quyết thủ tục hành chính
trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn
được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.
Ngày đã nộp hồ sơ thuế để tính thời hạn giải quyết cơng việc hành chính
thuế là ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ hợp lệ, đầy đủ giấy tờ, văn bản đúng
theo quy định.

CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ
ĐĂNG KÝ THUẾ
(Thông tư 80/2012 ngày 22/5/2012 của Bộ Tài chính)
1. Nhà thầu nước ngồi đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ kê
khai, hoặc phương pháp hỗn hợp đăng ký thuế tại Cục thuế để được cấp mã số
thuế theo từng hợp đồng.
2. Bên Việt Nam nộp thay thuế nhà thầu nước ngoài theo phương pháp ấn
định tỷ lệ đăng ký thuế với cơ quan thuế để được thông báo mã số thuế sử dụng
riêng cho việc kê khai thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài.
3. Chủ doanh nghiệp tư nhân có phát sinh thu nhập chịu thuế TNCN đăng
ký sử dụng mã số thuế cá nhân để kê khai nộp thuế TNCN (không sử dụng mã

số thuế của DN tư nhân)
4. Cá nhân kinh doanh chỉ được cấp 1 MST 10 số
5. Cá nhân đã có mã số thuế cá nhân để nộp thuế TNCN từ tiền lương, có
phát sinh hoạt động kinh doanh phải đăng ký để sử dụng MST cá nhân cho hoạt
động kinh doanh, hoặc ngược lại.

9


6. Khi có sự thay đổi, bổ sung thơng tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp,
NNT phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 (mười)
ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi, bổ sung thông tin.
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thuế đã
cấp và cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế mới cho NNT
7. Thay đổi trụ sở của NNT dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực
tiếp ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác, NNT có trách nhiệm nộp đủ
số thuế đã khai hoặc đề nghị hoàn số thuế nộp thừa (trừ thuế TNCN) trước khi
thay đổi trụ sở và khơng phải quyết tốn với cơ quan thuế, trừ trường hợp thời
điểm thay đổi trụ sở trùng với thời điểm quyết toán thuế năm.
Đối với số thuế TNCN nộp thừa, NNT được bù trừ với số thuế phải nộp
tại cơ quan thuế nơi chuyển đến
8. Tạm ngừng kinh doanh: thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế
chậm nhất năm (05) ngày trước khi tạm ngưng kinh doanh, thời gian tạm ngưng
kinh doanh không quá một (01) năm. Nếu vẫn tiếp tục ngưng kinh doanh thì gửi
thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan thuế chậm nhất năm
(05) ngày trước ngày tạm ngưng tiếp theo, tổng thời gian tạm ngưng kinh doanh
liên tiếp không quá hai (02) năm. Trước khi ngưng kinh doanh phải hồn thành
các nghĩa vụ thuế cịn nợ NSNN.
KHAI THUẾ - TÍNH THUẾ - NỘP THUẾ
A. NGUYÊN TẮC LẬP TỜ KHAI THUẾ

1. Người nộp thuế phải tự tính số tiền thuế phải nộp vào NSNN
2. Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung
trong tờ khai thuế với cơ quan thuế theo mẫu do BTC quy định và nộp đầy đủ
các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế.
3. Nếu trong kỳ tính thuế khơng phát sinh nghĩa vụ thuế thì người nộp thuế
vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định, trừ
trường hợp:
- Đã chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế
- Tạm ngưng kinh doanh đã thực hiện đúng thủ tục thông báo với cơ
quan thuế.
- Trong kỳ khai thuế TNCN (tháng hoặc quý) đơn vị trả thu nhập không
phát sinh khấu trừ thuế TNCN.

10


B. HỒ SƠ KHAI THUẾ
1. Tờ khai thuế phải lập đúng mẫu quy định, ghi đầy đủ các thông tin định
danh theo đăng ký với cơ quan thuế, mã số thuế, có người đại diện theo pháp
luật của cơ sở kinh doanh, ký tên, đóng dấu. Trường hợp người nộp thuế ký hợp
đồng dịch vụ với đại lý thuế để khai thuế thì tờ khai thuế phải ghi chính xác tên
địa chỉ, mã số thuế đại lý thuế theo hợp đồng dịch vụ; người đại diện theo pháp
luật của đại lý thuế phải ký tên đóng dấu vào phần đại diện hợp pháp của người
nộp thuế trên hồ sơ khai thuế, đồng thời ghi đầy đủ họ tên và số chứng chỉ hành
nghề của nhân viên đại lý thuế.
Tờ khai thuế phải có các nội dung chính sau đây:
a. Tên, loại, mã hiệu tờ khai thuế
b. Kỳ tính thuế hoặc thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế
c. Thông tin về người nộp thuế: Tên, mã số thuế, địa chỉ giao dịch
d. Các thơng tin về căn cứ để tính số thuế phải nộp

e. Chữ ký của người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp
thuế
2. Người nộp thuế không được thay đổi khuôn dạng, thêm, bớt, hoặc thay
đổi vị trí của bất kỳ chỉ tiêu nào trong tờ khai thuế
3. Số liệu ghi trên tờ khai phải chính xác, rõ ràng, khơng được tẩy xố
4. Các chỉ tiêu khơng có số liệu phát sinh trong kỳ tính thuế thì bỏ trống
khơng ghi.
5. Số tiền ghi trên tờ khai làm tròn đến đơn vị là đồng Việt Nam, không ghi
số thập phân
C. THỜI HẠN NỘP HỒ SƠ KÊ KHAI THUẾ (quy định chung)
1/ Loại thuế khai và nộp theo tháng:
Chậm nhất ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ
thuế.
Người nộp thuế có tổng doanh thu bán hàng hoá dịch vụ của năm trước
liền kề từ 20 tỷ đồng trở xuống khai thuế GTGT hàng quý, được ổn định trọn
năm dương lịch và ổn định theo chu kỳ 03 năm. Riêng chu kỳ ổn định đầu tiên
từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 31/12/2016.
Người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, việc khai thuế
GTGT được thực hiện theo tháng. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì
từ năm dương lịch tiếp theo căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá dịch vụ
của năm trước để thực hiện khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý
11


2/ Loại thuế khai theo quý, tạm tính và nộp theo quý
Chậm nhất ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
3/ Loại thuế khai và nộp theo năm
Chậm nhất ngày thứ 30 của tháng đầu tiên của năm duơng lịch hoặc
năm tài chính.
4/Loại quyết tốn thuế năm (các loại thuế phải quyết toán).

Chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm
tài chính. (Riêng thuế TNCN: quyết tốn thuế theo năm dương lịch).
5/ Loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế
Chậm nhất ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
6/ Khi chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở
hữu doanh nghiệp.
Chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp
đồng, hay tổ chức lại doanh nghiệp.
7/ Khai lệ phí trước bạ: khi người nộp thuế đăng ký quyền sở hữu, quyền
sử dụng tài sản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
8/ Khai tiền thuê đất nộp một lần cho cả thời gian thuê, tiền sử dụng
đất: chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, giao đất.
9/ Các khoản thu thuộc NSNN về đất đai:
- Khai lần đầu: 30 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ
- Khai bổ sung: 30 ngày kể từ ngày phát sinh sự thay đổi
- Khai tổng hợp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: ngày 31/3 của năm
dương lịch tiếp theo
D. ĐỊA ĐIỂM NỘP HỒ SƠ KHAI THUẾ
1. Tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp, trừ các trường hợp sau:
2. Tại Chi cục thuế địa phương nơi phát sinh các loại thuế: Thuế sử dụng
đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nơng nghiệp, lệ phí trước bạ, thuế GTGT
hoạt động kinh doanh vãng lai ngoại tỉnh và thuế khoán
3. Tại cơ quan thuế nơi phát sinh hoạt động khai thác tài nguyên (khai thuế
tài nguyên), chuyển nhượng BĐS (thuế TNDN đối với chuyển nhượng bất động
sản)
12


4. Tại cơ quan thuế nơi có cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB (khai
thuế TTĐB)

E. THỜI HẠN NỘP THUẾ
1/ Trường hợp người nộp thuế tính thuế: chậm nhất là ngày cuối cùng của
thời hạn nộp tờ khai thuế.
2/ Trường hợp cơ quan thuế tính hoặc ấn định thuế: là thời hạn ghi trên
thông báo, quyết định của cơ quan thuế.
F. ĐỊA ĐIỂM NỘP THUẾ
1/ Tại kho bạc nhà nước
2/ Tại cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế.
3/ Thông qua các tổ chức được cơ quan thu ủy nhiệm thu thuế.
4/ Tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ
theo quy định của pháp luật
G. XÁC ĐỊNH NGÀY ĐÃ NỘP THUẾ
- Là ngày cơ quan, tổ chức thu tiền xác nhận trên chứng từ NNT đã nộp
thuế (bằng tiền mặt, chuyển khoản)
- Là ngày được hệ thống thanh toán của ngân hàng phục vụ NNT (Core
Bank) xác nhận giao dịch nộp thuế đã thành cơng (nộp thuế qua hình thức giao
dịch điện tử)

GIA HẠN NỘP TỜ KHAI THUẾ
- Lý do: thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ.
- Thời gian gia hạn kể từ ngày hết thời hạn nộp tờ khai thuế
+ Không quá 30 ngày: khai thuế tháng, quý, năm, khai thuế tạm tính, khai
từng lần phát sinh.
+ Khơng q 60 ngày: khai quyết tốn thuế.
- Thủ tục: gửi văn bản đề nghị gia hạn đến cơ quan thuế trước khi hết hạn
nộp hồ sơ khai thuế, nêu rõ lý do, xác nhận của UBND phường xã hoặc công an
phường xã nơi phát sinh thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ.
* Cơ quan thuế trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản đề nghị,
trả lời bằng văn bản việc chấp thuận hay không chấp thuận gia hạn.
- Nếu được gia hạn thì:

13


+ Không bị ấn định thuế.
+ Không bị phạt vi phạm hành chính về hành vi nộp chậm hay khơng khai
thuế.
KHAI BỔ SUNG HỒ SƠ KHAI THUẾ ĐÃ NỘP
Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai
sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ
khai thuế. Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày
làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp
theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền thanh tra,cơng
bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp,
hoặc giảm số tiền thuế đã hoàn người nộp thuế nộp số tiền thuế tăng thêm, đồng
thời tự xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số
ngày chậm nộp và mức xử phạt theo quy định. Trường hợp người nộp thuế
không tự xác định hoặc xác định khơng đúng số tiền phạt chậm nộp thì cơ quan
thuế xác định số tiền phạt chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết để
thực hiện.
Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số thuế phải nộp của
kỳ khai bổ sung điều chỉnh thì số thuế điều chỉnh giảm được bù trừ vào số thuế
phải nộp của lần tiếp theo hoặc làm thủ tục hoàn thuế.
Hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế gồm:
Tờ khai thuế và các tài liệu khác có liên quan hồ sơ khai thuế của kỳ khai
bổ sung, điều chỉnh, bản giải trình bổ sung, điều chỉnh số 01/KHBS.

ẤN ĐỊNH THUẾ
A/ NGƯỜI NỘP THUẾ THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI BỊ ẤN
ĐỊNH THUẾ TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP SAU:

1/ Không đăng ký thuế.
2/ Không nộp hồ sơ khai thuế, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết hạn
hoặc hết thời hạn được gia hạn.
3/ Không khai bổ sung hồ sơ khai thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế,
hoặc đã khai nhưng khơng chính xác, trung thực, đầy đủ về căn cứ tính thuế.
4/ Hạch tốn kế tốn khơng đúng quy định hoặc phản ảnh khơng đầy đủ,
trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán.
14


5/ Khơng xuất trình sổ kế tốn, hóa đơn, chứng từ tài liệu liên quan đến
việc xác định số thuế phải nộp.
6/ Đã nộp hồ sơ khai thuế nhưng không tính được số thuế phải nộp.
7/ Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ
thuế.
B/ CĂN CỨ ẤN ĐỊNH THUẾ
1/ Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế.
2/ Thông tin về mặt hàng, ngành nghề, quy mô kinh doanh hoặc số thuế
phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề quy mô kinh doanh
tại địa phương hoặc tại địa phương khác.
3/ Tài liệu và kết quả thanh tra, kiểm tra còn hiệu lực.
C/ PHƯƠNG PHÁP ẤN ĐỊNH THUẾ:
+ Ấn định số thuế phải nộp.
+ Ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp.
D/ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN THUẾ TRONG VIỆC ẤN
ĐỊNH THUẾ
Gởi quyết định về ấn định thuế cho người nộp thuế, nêu rõ lý do, căn cứ,
số thuế ấn định, thời hạn nộp.
Nếu số thuế ấn định lớn hơn số thuế phải nộp thì cơ quan quản lý thuế
phải hồn trả lại số tiền thuế nộp thừa và bồi thường thiệt hại trong thời

hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của tòa án.
Bồi thường thiệt hại: là tiền lãi tính trên số thuế nộp thừa, tính từ
ngày người nộp thuế nộp tiền đến ngày cơ quan quản lý thuế ra quyết định
hoàn trả tiền thuế.
Lãi suất để tính tiền lãi là lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước cơng
bố có hiệu lực tại thời điểm cơ quan quản lý thuế ra quyết định hoàn trả
tiền thuế.
E/ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
- Phải nộp số thuế ấn định theo quyết định ấn định thuế của cơ quan thuế,
kể cả trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện của NNT về số thuế do cơ
quan thuế tính hoặc ấn định.
- Thời hạn nộp số thuế bị ấn định là 10 ngày kể từ ngày cơ quan thuế ra
quyết định ấn định thuế. Trường hợp số thuế ấn định từ 500 triệu đồng trở lên,
15


thời hạn nộp thuế tối đa là 30 ngày, kể từ ngày cơ quan thuế ra quyết định ấn
định thuế..
- Có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích hoặc khiếu nại, khởi
kiện việc ấn định thuế.
Nếu có số thuế phải nộp theo quyết định giải quyết khiếu nại cao hơn số
thuế phải nộp theo quyết định hành chính bị khiếu nại thì người nộp thuế phải
nộp số thuế còn thiếu trong hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải
quyết khiếu nại.
THỨ TỰ THANH TOÁN TIỀN THUẾ, TIỀN CHẬM NỘP, TIỀN PHẠT
Theo thứ tự:
1/ Tiền nợ thuế.
2/ Tiền thuế truy thu.
3/ Tiền chậm nộp

4/ Tiền thuế phát sinh.
5/ Tiền phạt.
XỬ LÝ SỐ TIỀN THUẾ, TIỀN CHẬM NỘP,
TIỀN PHẠT ĐÃ NỘP THỪA
1/ Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được coi là nộp thừa khi người nộp
thuế:
a/ Có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế,
tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế trong thời hạn 10 năm
kể từ ngày nộp tiền vào NSNN.
b/ Có số tiền thuế được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế GTGT,
thuế TTĐB, Thuế BVMT, Thuế Nhập khẩu, Thuế Xuất khẩu, thuế TNCN.
2/ Người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải quyết theo
các cách như sau:
a/ Hoàn trả kiêm bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với
số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ, kể cả việc bù trừ giữa các loại thuế
với nhau.
Tổ chức chi trả thu nhập tiền lương, tiền công được cá nhân ủy quyền
quyết tốn thuế TNCN có trách nhiệm bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu, khấu
trừ số thuế còn phải nộp, hoàn thuế cho cá nhân nộp thừa khi quyết toán thuế.
16


b/ Trừ vào số tiền thuế phải nộp của lần nộp tiếp theo (trừ các loại thuế quy
định tại điểm 1.b nêu trên)
c/ Hồn trả khi người nộp thuế khơng còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền
phạt
d/ Người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự được cơ
quan thuế quản lý trực tiếp giải quyết số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp
thừa theo quy định.


GIA HẠN NỘP THUẾ
1/ Lý do: bị thiệt hại vật chất, ảnh hưởng trực tiếp đến SXKD do gặp thiên
tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ.
Thời gian gia hạn: không quá 2 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế
theo quy định
+ Tài sản thiệt hại đến 50% thì gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền
phạt tương ứng với tỷ lệ thiệt hại trong thời hạn 1 năm.
+ Tài sản thiệt hại trên 50% thì gia hạn toàn bộ trong thời hạn 2 năm.
+ Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được gia hạn không vượt quá trị giá
vật chất bị thiệt hại (trừ phần được bồi thường).
Trong thời gian gia hạn không bị phạt nộp chậm.
2/ Lý do: Di chuyển địa điểm kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền nên phải ngưng hoạt động hoặc giảm làm ảnh hưởng đến
kết quả sản xuất kinh doanh.
- Do chính sách Nhà nước thay đổi làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
sản xuất kinh doanh.
- Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản có số tiền thuế nợ do nguyên
nhân chưa được thanh toán vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước.
Thời gian gia hạn: không quá 1 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế
theo quy định.
Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được gia hạn nộp là số tiền thuế, tiền
chậm nộp, tiền phạt phát sinh do các nguyên nhân đó gây ra.
Trong thời gian gia hạn khơng bị tính tiền chậm nộp.
Thẩm quyền: Thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải ra văn bản
chấp thuận hoặc không chấp thuận việc gia hạn nộp thuế, về số thuế được gia
hạn nộp, thời gian gia hạn nộp thuế.
17


Thời hạn ra văn bản gia hạn là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ gia hạn nộp thuế chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm
việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho NNT.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận thơng báo của cơ quan
thuế, NNT phải hồn chỉnh hồ sơ. Nếu NNT khơng hồn chỉnh hồ sơ thì không
được gia hạn nộp thuế.
Quyết định gia hạn nộp thuế được đăng công khai trên trang thông tin điện tử
của cơ quan thuế.
Các trường hợp gia hạn nộp thuế khác (phải đảm bảo khơng điều chỉnh dự
tốn thu ngân sách nhà nước đã được Quốc Hội quyết định):
- Chính Phủ quyết định gia hạn nộp thuế đối với trường hợp hỗ trợ thị
trường, tháo gỡ khó khăn chung cho SXKD
- Thủ tướng Chính Phủ quyết định gia hạn nộp thuế đối với từng trường hợp
khó khăn đặc biệt khác theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính

TRÁCH NHIỆM HỒN THÀNH NGHĨA VỤ THUẾ
1/ Đối với cá nhân Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người
Việt Nam định cư ở nước ngồi, người nước ngồi phải có xác nhận của cơ quan
quản lý thuế về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi xuất cảnh. Cơ quan
quản lý thuế có trách nhiệm xác nhận hồn thành nghĩa vụ thuế bằng văn bản
khi người nộp thuế có yêu cầu.
Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiện dừng việc xuất cảnh của cá
nhân khi có thơng báo bằng văn bản hoặc thông tin điện tử từ cơ quan quản lý
thuế về việc người dự kiến xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy
định của pháp luật trước khi xuất cảnh.
2/ Đối với doanh nghiệp giải thể theo quy định, trình tự, thủ tục của Luật
Doanh nghiệp.
* Chủ doanh nghiệp tư nhân, hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty
TNHH, hội đồng quản trị công ty cổ phần hoặc tổ chức thanh lý doanh nghiệp,
hội đồng giải thể Hợp tác xã chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp
thuế của doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp giải thể.

3/ Đối với doanh nghiệp phá sản theo quy định, trình tự, thủ tục của Luật
Phá sản.
18


* Tổ quản lý, thanh lý tài sản chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ
nộp thuế của doanh nghiệp trong trường hợp phá sản.
4/ Đối với doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, thì phần nợ thuế cịn lại do
chủ sở hữu doanh nghiệp chịu trách nhiệm nộp.
* Chủ sở hữu doanh nghiệp: Là chủ DNTN, chủ tịch hội đồng thành viên
hoặc chủ sở hữu công ty TNHH, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cổ
phần , trưởng ban quản trị của hợp tác xã.
5/ Đối với doanh nghiệp bị chia, hợp nhất, sáp nhập chuyển đổi sở hữu, thì
phần nợ thuế cịn lại do doanh nghiệp mới thành lập chịu trách nhiệm nộp.
6/ Đối với hộ gia đình cá nhân chấm dứt hoạt động thì phần nợ thuế cịn
lại do chủ hộ gia đình cá nhân chịu trách nhiệm nộp.
7/ Nếu người phải hoàn thành nghĩa vụ thuế được pháp luật coi là đã chết
thì người được thừa kế trong phần tài sản người chết để lại chịu trách nhiệm
nộp.
* Trường hợp di sản chưa được chia thì do người quản lý di sản chịu trách
nhiệm.
* Trường hợp nhà nước, cơ quan , tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì
thực hiện như người thừa kế là cá nhân.
* Trường hợp di sản không thừa kế hoặc thừa kế từ chối nhận di sản thì
thực hiện theo pháp luật dân sự.
8/ Nếu người phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế mất tích hoặc mất năng
lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật thì người quản lý tài sản của họ
chịu trách nhiệm nộp trong phần tài sản của người đó.
9/ Số tiền thuế nợ đã xóa sẽ được phục hồi nếu cơ quan nhà nước có thẩm
quyền hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết, mất tích hoặc mất năng

lực hành vi dân sự. Nhưng không bị phạt chậm nộp.
10/ Cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế theo văn bản đề
nghị của người nộp thuế trong thời hạn năm (05) ngày làm việc. Nếu cần kiểm
tra thêm phải gửi thông báo nêu rõ lý do.

19


THỦ TỤC HOÀN THUẾ
- Cơ quan quản lý thuế thực hiện hoàn thuế.
+ Thuế GTGT.
+ Thuế thu nhập cá nhân.
+ Thuế TTĐB.
+ Các loại thuế khác đã nộp thừa.
- Trách nhiệm giải quyết của cơ quan quản lý thuế
1/ Hoàn trước kiểm tra sau đối với hồ sơ của người nộp thuế có q trình
chấp hành tốt pháp luật thuế và các giao dịch được thanh toán qua ngân hàng
thương mại hoặc tổ chức tín dụng.
Thời gian ra quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu NSNN: 06 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hồn thuế.
Khơng tính trong thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế khoảng thời gian kể
từ ngày cơ quan thuế phát hành thông báo đề nghị giải trình bổ sung đến ngày
cơ quan thuế nhận được văn bản giải trình bổ sung của người nộp thuế.
- 4 trường hợp cơ quan thuế phải kiểm tra trong thời hạn 1 năm kể từ khi
có quyết định hoàn thuế:
1/ Khai lỗ 02 năm liên tục hoặc có số lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu
2/ Được hoàn thuế từ hoạt động kinh doanh bất động sản, kinh doanh
thương mại, dịch vụ.
3/ Thay đổi trụ sở từ 02 lần trở lên trong vòng 12 tháng kể từ ngày có
quyết định hồn thuế trở về trước.

4/ Có sự thay đổi bất thường giữa doanh thu tính thuế và số thuế được
hoàn trong giai đoạn 12 tháng kể từ ngày có quyết định hồn thuế trở về trước.
Các trường hợp cịn lại, việc kiểm tra sau hồn thuế thực hiện theo nguyên
tắc quản lý rủi ro trong thời gian 10 năm kể từ ngày có quyết định hồn thuế.
2/ Kiểm tra trước, hoàn sau:
- Theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu, trừ hồn thuế TNCN.
- Người nộp thuế đã có hành vi trốn thuế, gian lận về thuế trong thời hạn 2
năm tính từ thời điểm đề nghị hồn thuế trở về trước. Nếu trong lần đề nghị
hồn thuế đầu tiên tính từ sau thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận
20


thuế, cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ hoàn thuế khơng có hành vi khai sai hoặc trốn
thuế, gian lận thuế, thì lần đề nghị hồn thuế tiếp theo khơng thuộc diện kiểm tra
trước khi hoàn thuế.
- Người nộp thuế khơng thực hiện giao dịch thanh tốn qua ngân hàng theo
quy định.
- Doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi
hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp
Nhà nước.
- Hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế nhưng người nộp
thuế khơng giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế theo yêu cầu, quy định này
khơng áp dụng đối với phần hàng hóa, dịch vụ đủ điều kiện và thủ thục hoàn
thuế.
Thời gian ra quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu NSNN: 40 ngày kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế.
+ Nếu số thuế đề nghị hoàn lớn hơn số thuế đủ điều kiện hồn thì được
hồn bằng số thuế đủ điều kiện hoàn.
+ Nếu số thuế đề nghị hoàn nhỏ hơn số thuế đủ điều kiện hồn thì được

hồn bằng số thuế đề nghị hoàn.
+ Nếu người nộp thuế được hoàn thuế và phải nộp bù trừ các khoản thuế
khác: cơ quan thuế gửi quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu NSNN cho kho bạc
nhà nước.
+ Nếu cơ quan thuế xác định số thuế đủ điều kiện hồn thì giải quyết tạm
hồn số thuế đủ điều kiện hồn, khơng cần chờ kiểm tra xác minh toàn bộ hồ sơ
mới thực hiện hồn thuế.
Số thuế chưa hồn cịn lại, sau khi kiểm tra xác minh có đủ căn cứ thì xử lý
hồn thuế.
3/ Quá thời hạn quy định trên, nếu việc chậm ra quyết định hoàn thuế
do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì ngồi số tiền thuế phải hồn, cơ quan
quản lý thuế còn phải trả tiền lãi theo quy định của Chính phủ.
Tiền lãi được tính trên số thuế bị hoàn chậm và thời gian chậm hoàn thuế.
Lãi suất để tính là lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước cơng bố và có
hiệu lực tại thời điểm cơ quan thuế ra quyết định hoàn thuế.
Nguồn trả tiền lãi được lấy từ quỹ hoàn thuế.

21


THỦ TỤC MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ
1/ Trường hợp người nộp thuế tự xác định.
Hồ sơ gồm:
- Tờ khai thuế.
- Tài liệu liên quan đến việc xác định số thuế được miễn, được giảm nộp
đồng thời với việc khai nộp hồ sơ khai thuế.
2/ Trường hợp cơ quan quản lý thuế quyết định
a/ Thuế TTĐB, thuế tài nguyên, thuế TNCN cho người nộp thuế bị thiên
tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ khơng có khả năng nộp thuế theo quy định của
pháp luật, Thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp, Thuế Sử dụng đất nông nghiệp,

tiền thuê đất – thuê mặt nước, lệ phí trước bạ cho người nộp thuế theo quy định
của pháp luật
b/ Miễn Thuế Tài nguyên đối với sản phẩm rừng tự nhiên do dân cư trên
địa bàn xã có rừng được phép khai thác theo quy định của pháp luật Thuế Tài
nguyên
c/ Miễn thuế cho hộ gia đình – cá nhân kinh doanh nộp thuế khốn theo
quy định của pháp luật thuế.
Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị nêu lý do số thuế được miễn, giảm.
- Tài liệu liên quan đến việc xác định số thuế được miễn, giảm.
3/ Thời gian cơ quan quản lý thuế giải quyết: 30 ngày, trường hợp cần
kiểm tra 60 ngày.
XÓA NỢ TIỀN THUẾ, TIỀN CHẬM NỘP, TIỀN PHẠT
1/ Trường hợp xóa nợ
- Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế,
tiền chậm nộp, tiền phạt. (Không áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty
hợp danh)
- Cá nhân được pháp luật coi như đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi
dân sự mà khơng cịn tài sản để nộp.
- Các khoản nợ mà cơ quan thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng
chế thi hành quyết định hành chính thuế, và các khoản nợ này đã quá 10 năm kể
từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nhưng khơng có khả năng thu hồi thì được xét
xố nợ.
22


Được xố nợ đối với nợ khơng có khả năng thu hồi phát sinh trước
ngày 01/7/2007 của:
- Hộ gia đình, cá nhân cịn nợ tiền thuế, tiền phạt gặp khó khăn, khơng
thanh tốn được số tiền thuế nợ, đã ngừng kinh doanh.

- Doanh nghiệp nhà nước đã có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm
quyền cịn nợ tiền thuế, tiền phạt.
- Doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hoá, được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh thành lập pháp nhân mới, còn nợ tiền thuế, tiền phạt
mà các khoản tiền thuế, tiền phạt này chưa được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xử lý giảm vốn nhà nước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hố
hoặc khi chuyển thành cơng ty cổ phần
- Doanh nghiệp nhà nước thực hiện giao, bán và đã được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh còn nợ tiền thuế tiền phạt mà các khoản tiền thuế tiền
phạt này khơng được tính vào giá trị doanh nghiệp để giao, bán
2/ Hồ sơ
- Văn bản đề nghị xóa nợ.
- Quyết định tuyên bố phá sản.
- Các tài liệu liên quan đến việc xóa nợ.
3/ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: cơ quan quản lý thuế trực tiếp, để chuyển
đến cơ quan thuế cấp trên.
4/ Thẩm quyền:
- Chủ tịch UBND tỉnh: doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, cá nhân chết,
mất tích, mất năng lực hành vi dân sự
Các trường hợp khác
- Thủ tướng Chính Phủ: nợ từ 10 tỷ đồng trở lên
- Bộ trưởng Bộ Tài chính: từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ
- Tổng Cục trưởng Tổng Cục thuế: dưới 05 tỷ
Chính Phủ báo cáo xố nợ trước Quốc Hội khi trình Quốc Hội phê chuẩn
thu ngân sách hằng năm.

23


NỘP DẦN TIỀN THUẾ NỢ

Người nộp thuế thuộc trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính thuế, nhưng khơng có khả năng nộp đủ số thuế nợ trong một lần thì được
nộp dần tiền thuế nợ trong thời hạn tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày bắt
đầu của thời hạn cưỡng chế nếu có bảo lãnh của tổ chức tín dụng theo quy định
của pháp luật về số tiền thuế nợ đề nghị nộp dần và cam kết tiến độ thực hiện
nộp dần tiền thuế nợ, tiền chậm nộp vào NSNN. Người nộp thuế phải cam kết
chia đều số tiền nợ để nộp dần tiền thuế theo tháng.
Trong thời gian nộp dần tiền thuế nợ, người nộp thuế vẫn phải nộp tiền
chậm nộp theo mức 0,05% trên ngày trên số tiền thuế chậm nộp
Trường hợp người nộp thuế vi phạm cam kết thì tổ chức bảo lãnh có trách
nhiệm nộp thay cho người nộp thuế bao gồm tiền thuế nợ, tiền chậm nộp theo
mức 0,05% trên ngày được nộp dần và tiền chậm nộp theo mức 0,07% trên ngày
tính trên số tiền chậm nộp kể từ thời điểm vi phạm cam kết về tiến độ nộp dần
tiền thuế nợ.

KIỂM TRA THUẾ - THANH TRA THUẾ
1/ KIỂM TRA THUẾ TẠI TRỤ SỞ CƠ QUAN THUẾ
- Kiểm tra nội dung kê khai trong hồ sơ thuế, đối chiếu các cơ sở dữ liệu,
phân tích, đánh giá tính tuân thủ hoặc phát hiện các trường hợp khai chưa đầy
đủ để thơng báo người nộp thuế biết – hồn chỉnh hồ sơ.
- Kiểm tra để làm rõ nội dung cần bổ sung trong hồ sơ thuế do kê khai
chưa đúng, chưa chính xác hoặc cần xác minh liên quan đến số tiền thuế phải
nộp, được miễn, được hoàn. Cơ quan thuế ra thông báo bằng văn bản đề nghị
người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thơng tin.
Thời gian người nộp thuế phải giải trình, bổ sung khơng q 10 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được thông báo. Giải trình bằng văn bản hoặc giải trình
trực tiếp tại cơ quan thuế (có lập biên bản).
Kết quả giải trình:
a/ Đúng: hồ sơ thuế được chấp nhận.
b/ Chưa đúng: Cơ quan thuế yêu cầu khai bổ sung trong 10 ngày làm việc

kể từ ngày được yêu cầu.

24


c/ Nếu quá hạn theo thông báo mà không giải trình, khơng khai bổ sung thì
cơ quan thuế:
- Ấn định số thuế phải nộp.
- Hoặc ra quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
2/ THỦ TỤC TRÌNH TỰ KIỂM TRA TẠI TRỤ SỞ NGƯỜI NỘP
THUẾ
Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế:
- Nếu quá hạn theo thông báo mà Người nộp thuế không giải trình, khơng
khai bổ sung
- Theo tiêu thức đánh giá rủi ro, theo chuyên đề, theo kế hoạch hằng năm
do thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên duyệt
- Việc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế không quá 01 lần trong năm.
- Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế do thủ trưởng cơ quan
thuế ban hành, chậm nhất là 3 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định, quyết
định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế phải được gửi đến người nộp thuế.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định kiểm tra
thuế hoặc trước thời điểm tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, mà người
nộp thuế chứng minh được với cơ quan thuế số thuế đã khai là đúng hoặc nộp
đủ số tiền thuế, tiền phạt phải nộp theo tính tốn của cơ quan thuế thì thủ trưởng
cơ quan thuế ra quyết định bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế.
- Việc kiểm tra thuế phải tiến hành chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ
ngày ban hành quyết định, công bố quyết định kiểm tra khi tiến hành kiểm tra,
lập biên bản công bố quyết định kiểm tra.
- Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế tốn, báo cáo tài
chính, tình trạng thực tế trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra thuế.

- Thời hạn kiểm tra không quá 5 ngày làm việc thực tế kể từ ngày công bố
bắt đầu tiến hành kiểm tra.
- Được gia hạn 1 lần, thời gian gia hạn không quá 5 ngày làm việc thực tế.
- Kể từ ngày kết thúc kiểm tra, trong 5 ngày làm việc phải lập và ký biên
bản kiểm tra thuế. Nếu người nộp thuế khơng ký biên bản kiểm tra thì chậm
nhất trong năm ngày 05 ngày làm việc kể từ ngày công bố công khai biên bản
kiểm tra, người ban hành quyết định kiểm tra phải ban hành thông báo yêu cầu
người nộp thuế ký biên bản kiểm tra

25


×