CHƯƠNG I
TỞNG QUAN
Trong các mơn khoa học tự nhiên ở trường THCS thì mơn Hố Học đến
chương trình lớp 8 học sinh mới được làm quen và nghiên cứu, môn học này so
với các môn khoa học khác khi nghiên cứu mơn học này học sinh gặp nhiều khó
khăn về phía chủ quan do chưa có phương pháp học phù hợp, chưa ham thích
học về phía khách quan là mơn khoa học mới, do phương pháp truyền đạt của
giáo viên chưa phù hợp …
Qua thực tiễn giảng dạy bộ môn hóa học cấp THCS, tơi nhận thấy hóa học
là bộ môn khoa học tự nhiên mà học sinh được tiếp cận muộn nhất, nhưng nó lại
có vai trị rất quan trọng trong nhà trường phổ thơng. Mơn hóa học cung cấp cho
học sinh hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học,
rèn cho học sinh óc tư duy sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy. Hình
thành cho các em những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ
mỉ và u thích khoa học
Việc giảng dạy bộ môn hoá học ở trường phổ
thông nhằm mục đích trang bị cho học sinh hệ thống
kiến thức hoá học cơ bản, góp phần quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông.
Trong môn hóa học để giải tốt một bài toán hóa
đòi hỏi học sinh phải biết viết được phương trình hóa
học và phải cân bằng chính xác thì mới giải một bài
toán đúng chính xác kết quả.
Hiện nay chất lượng học tập của học sinh càng có
phần đi xuống đối với tất cả các môn nói chung và
môn hóa học nói riêng, do nhiều nguyên nhân khác
nhau nhất là kỹ năng cân bằng phương trình phản ứng
hóa học của các em.
Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng
dạy môn hóa học THCS điều nhất thiết là mỗi giáo
viên cũng phải suy nghó làm sao cho học sinh mình yêu
thích bộ môn, chất lượng học tập bộ môn được nâng
dần lên và có hiệu quả cao. Chính vì vấn đề trên
1
nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Rèn kĩ năng cân bằng phương
trình hóa học ”
II. ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU:
- Học sinh lớp 8 Trường THCS Vĩnh Tiến
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Do thời gian có hạn, học sinh bắt đầu làm quen
với cân bằng phương trình phản ứng hóa học từ tiết
21, nên tôi chỉ nghiên cứu giúp học sinh lớp 8 làm sao
các em cân bằng được phương trình phản ứng hóa học
theo 4 phương pháp sau:
Phương pháp 1: Cân bằng theo phương pháp “Hệ số
phân số”
Phương pháp 2: Cân bằng các phương trình hoá học
theo phương pháp “Chẵn - Lẻ”
Phương Pháp 3: Cân bằng phản ứng theo phương
pháp “Đại số”
Phương pháp 4: Phân loại phương trình hóa học
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1) Đọc tài liệu:
Đọc tài liệu có liên quan đến đề tài: Lý luận dạy
học hoá học, Phương pháp giảng dạy hoá học trong nhà
trường phổ thông, một số tài liệu về đổi mới phương
pháp dạy học ở trường THCS, tài liệu bồi dưỡng giáo
viên dạy học sinh yếu kém môn hoá học THCS, tài liệu
bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS môn hoá
học, sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 8, 9, các
chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi, chuyên đề cân
bằng phương trình hóa học đã được truyền tải qua mạng
Internet. Hình thành kỹ năng giải bài tập hoá học
trường THCS để rút ra một số nội dung kiến thức cần
thiết.
2) Điều tra:
- Trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên dạy cùng
môn.
- Đàm thoại với học sinh để tìm ra những khó khăn
mà học sinh thường gặp trong khi cân bằng phương trình
phản ứng hóa học.
- Theo dõi kết quả qua các bài kiểm tra và phần
trình bày của học sinh trước lớp (bảng đen)
2
PHẦN B: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Theo lý luận dạy học, kiến thức được hiểu là kết
quả của quá trình nhận thức bao gồm một tập hợp
nhiều mặt về chất lượng và số lượng của các biểu
tượng và khái niệm lónh hội được, được giữ lại trong trí
nhớ và được tái tạo lại khi có những đòi hỏi tương
ứng.
- Kỹ năng là khả năng của con người biết sử
dụng có mục đích và sáng tạo những kiến thức và kỹ
xảo của mình trong hoạt động lý thuyết cũng như thực
tiễn.
- Kỹ xảo là hành động mà những phần hợp
thành của nó do luyện tập mà trở thành tự động
hoá.
3
- Kiến thức là cơ sở, là nền tảng để hình thành
kỹ năng, nhưng ngược lại việc nắm vững kỹ năng, kỹ
xảo sẽ có tác dụng trở lại giúp kiến thức trở nên
sống động, linh hoạt hơn.
- Dạy hoá học không phải là quá trình truyền thụ
kiến thức, “rót” kiến thức vào học sinh mà chủ yếu
là quá trình giáo viên thiết kế, tổ chức, điều khiển
các hoạt động của học sinh theo các mục tiêu cụ thể.
- Hoá học không phải là quá trình tiếp nhận kiến
thức một cách thụ động những tri thức hoá học mà
chủ yếu là quá trình học sinh nhận thức tự khám phá,
tìm tòi tri thức khoa học một cách chủ động tích cực là
quá trình tự phát hiện và giải quyết các vấn đề.
Đổi mới phương pháp hoá học là:
* Đổi mới hoạt động của giáo viên theo hướng tích
cực.
* Đổi mới hoạt động học tập của học sinh theo
hướng chủ động tích cực.
* Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học: phải đa
dạng, phong phú hơn cho phù hợp với việc tìm tòi cá
nhân, hoạt động theo nhóm và toàn lớp.
* Sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy
học đặc thù của bộ môn hóa học với các kỹ thuật
thiết kế tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tích
cực.
* Một số kỹ thuật thiết kế tổ chức kết hợp với
hoạt động học tập của học sinh phát huy có hiệu quả
việc sử dụng đồ dùng dạy học của bộ môn.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Đối với giáo viên:
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kĩ năng cân bằng
phương trình phản ứng rất yếu.
- Phân loại nguyên nhân để chọn giải pháp thích
hợp.
- Thông qua bài giảng, giáo dục và hướng dẫn
cách tự học cho học sinh.
- Đánh giá điểm, tuyên dương khích lệ kịp thời.
4
- Phân loại đối tượng học sinh, cho học sinh kiểm tra
lẫn nhau.
- Thông qua việc kiểm tra.
Soạn giáo án theo phương hướng đổi mới phương
pháp giảng dạy:
- Tổ chức tiết học trên lớp đúng theo kế hoạch
của giáo án.
- Lưu ý khâu hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên
cứu ở nhà.
- Tiến hành thực hiện kiểm tra bằng đủ các loại
hình thức kiểm tra, tận dụng hình thức tổ trưởng kiểm
tra tổ viên, giáo viên có kế hoạch kiểm tra giám sát.
Đối với học sinh:
- Luôn chú ý nghe giảng.
- Chuẩn bị kỹ phần bài cũ và bài mới.
- Việc đổi mới phương pháp giảng dạy dựa trên cơ
sở phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh. Muốn
đạt được điều này giáo viên cần có những biện pháp
tích cực sáng tạo để đạt được mục đích, qua đó giúp cho
học sinh ham thích học tập bộ môn, góp phần nâng cao
chất lượng nhưng phải đảm bảo 45 phút trên lớp.
Vậy, những biện pháp nào cần phải đặt ra để
giải quyết tình trạng này, mang lại hiệu quả cũng như
nâng dần chất lượng bộ môn hoá học THCS đây là
vấn đề cần phải giải quyết.
III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ:
1/ Vấn đề đặt ra:
Để làm tốt các bài tập hoá học, việc cần thiết
trước hết là các em phải cân bằng nhanh và đúng
các phương trình phản ứng hoá học rồi mới làm các
bước tiếp theo. Có nhiều phương pháp để cân bằng
một phương trình hoá học trong đó có các phương pháp
“thăng bằng electron và ion- eclectron” thăng bằng nhanh
và chính xác. Tuy vậy với học sinh lớp 8 chưa thể cân
bằng được theo các phương pháp này,sách giáo khoa
lớp 8 mới chỉ dừng lại ở mức độ nêu ra 3 bước lập 1
phương trình hoá học là.
5
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng gồm công thức
hoá học của các chất phản ứng và sản phẩm.
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên
tố: Tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức.
Bước3: Viết phương trình hoá học.
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh rất lúng
túng ở bước 2 khi đi tìm hệ số thích hợp đặt trước các
công thức, do đó việc cân bằng hoá học là một nội
dung khó đối với học sinh.
Để góp phần làm đơn giản hóa các khó khăn
đó, tôi đã tìm hiểu và lựa chọn một số phương pháp
“giúp các em cân bằng nhanh và chính xác các phương
trình hoá học” phù hợp với trình độ nhận thức của
các em.
2/ Giải pháp:
Phương pháp 1: Cân bằng theo phương pháp
“Hệ số phân số”. Để cân bằng phản ứng theo
phương pháp này ta cần thực hiện các bước sau.
Bước 1: Đưa các hệ số là số nguyên hay phân
số vào trước các công thức hoá học sao cho số
nguyên tử hai vế bằng nhau.
Bước 2: Quy đồng mẫu số rồi khử mẫu để được
PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC hoàn chỉnh.
Ví dụ 1: Cân bằng phản ứng sau.
t0
P + O2
P2O5
Ở phương trình này ta thấy ở vế phải có hai
nguyên tử P và 5 nguyên tử O còn ở vế trái có một
nguyên tử P và 2 nguyên tử O.
Cách làm: Đưa hệ số 2 vào trước P hệ số
trước O2 để cân bằng số nguyên tử.
5 t
2P +
O2
2
0
P2O5
6
5
vào
2
Tiếp đó ta quy đồng mẫu số chung là 2 ta được:
2
P2O5
2
Khử mẫu ta được phương trình hoàn chỉnh:
0
5
4
P + O2 t
2
2
t0 � 2P2O5
4P + 5O2 ��
Ví dụ 2: Cân bằng phản ứng sau.
0
C2H2 + O2 t
CO2 + H2O
Ở phương trình này ta thấy ở vế phải có 1
nguyên tử C, ở bên trái có 2 nguyên tử C
Cách làm: Đặt hệ số 2 vào trước CO2
0
C2H2 + O2 t
2CO2 + H2 O
Lúc này ta thấy ở vế trái có 2 nguyên tử O còn
ở vế bên phải có 5 nguyên tử O vậy ta thêm hệ số
5
vào O2
2
t0
5
O2
2CO2 + H2O
2
Tương tự quy đồng rồi khử mẫu số ta được.
C2H2 +
t0� 4CO2 + 2H2O
2C2H2 + 5O2 ��
Criolit
Ví dụ 3: Al2O3
Al + O2
Điện phân nóng chảy
Tương tự ta đặt 2 vào trước Al và
3
vào trước O2
2
3
O2
2
Quy đồng mẫu số với 2 rồi khử mẫu ta được
Criolit
Al2iện
3
phân nóng chảy
2Al +
phương trình hoá học.
2Al2O3
Criolit
������
� 4Al + 3O2
�
ie�
n pha�
n no�
ng cha�
y
* Nhận xét: Phương pháp này áp dụng đặc biệt
có hiệu quả với các phương trình có một hoặc nhiều
chất là đơn chất, tổng số chất trong phản ứng từ 3
đến 4 (như các phản ứng giữa kim loại, phi kim với các
7
chất khác hay các phản ứng phân huỷ tạo ra đơn
chất).
Phương pháp 2: Cân bằng các phương trình
hoá học theo phương pháp “Chẵn - Lẻ”.
Để cân bằng theo phương pháp
này ta làm như
sau:
Xét các chất trước và sau phản ứng. Nếu số
nguyên tử của cùng một nguyên tố trong một số
công thức hoá học là số chẵn còn ở công thức
khác lại là số lẻ thì đặt hệ số 2 trước công thức có
số nguyên tử là lẻ, sau đó tìm các hệ số còn lại.
Ví dụ 1: Cân bằng phương trình hoá học sau.
0
FeS2 + O2t
Fe2O3 + SO2
Ta thấy số nguyên tử oxi trong O2 và SO2 là chẵn
còn trong Fe2O3 là lẻ vậy cần đặt hệ số 2 trước công
thức Fe2O3
Cách làm:
FeS2 +
0
O2t
2Fe2O3
+
SO2
Tiếp theo ta lần lượt cân bằng sắt và lưu huỳnh.
0
4FeS2 + O2t
2Fe2O3 + SO2 (đặt hệ số 4 trước
0
t
FeS2)
4FeS2
+ O2
2Fe2O3 +
8SO2 (đặt thêm hệ số
8 trước SO2)
Cuối cùng ta cân bằng oxi ta thấy ở vế phải có
tổng cộng 22 oxi vậy phải thêm hệ số 11 vào trước
công thức O2 ta được phương trình hoá học.
t0� 2Fe2O3 + 8SO2
4FeS2 + 11 O2 ��
Ví dụ 2: Cân bằng phương trình hoá học sau:
Al
+ CuCl2
AlCl3 + Cu
Ta thấy clo trong công thức CuCl2 là chẵn còn trong
AlCl3 lẻ.
Cách làm: Thêm 2 trước công thức AlCl3
8
Al + CuCl2
2AlCl3 + Cu
Tiếp theo ta cân bằng clo và nhôm. Đặt hệ số 3
trước CuCl2, đặt hệ số 2 trước AlCl3
2Al
+ 3 CuCl2
2AlCl3 + Cu
Cuối cùng ta cân bằng đồng, ta được phương trình
hoá học
2Al + 3CuCl2 ��
� 2AlCl3 + 3Cu
Ví dụ 3: Cân bằng phương trình hóa học của phản
ứng
Fe2O3 + HCl
FeCl3 +H2O
Ta thấy số nguyên tử Fe trong Fe2O3 là chẵn còn
trong FeCl3 là lẻ ta đặt hệ số 2 trước FeCl3
Fe2O3 + HCl
2FeCl3 +H2O
Ta tiếp tục cân bằng clo (đặt hệ số 6 trước HCl)
Fe2O3 + 6HCl
2FeCl3 +H2O
Cuối cùng ta cân bằng Hiđro (Đặt hệ số 2 trước
H2O) ta được phương trình hóa học hoàn chỉnh
Fe2O3 + 6HCl
��
� 2FeCl3 +3H2O
* Nhận xét : Trong các trường hợp cụ thể có thể
các phương trình hóa học có nhiều nguyên tố mà ở
một số là chẵn ở một số bên là lẻ, do đó ta nên
0
chọn nguyên tố tcó
số lẻ cao hơn để cân bằng.
Ví dụ : Al + O2
Al2O3
Cả nguyên tử nhôm và nguyên tử oxi trong 1
công thức là chẵn, 1 công thức là lẻ nhưng oxi có số
lẻ cao hơn nên cân bằng oxi trước.
0
Al + O2 t
Al
2Al2O3 (Đặt hệ số 2 trước Al2O3)
0
+ 3O2 t
2Al 2O3 (Cân bằng oxi, đặt hệ số 3
trước O2)
4Al + 3O2
t0 �
��
2Al2O3 (Cân bằng Al, đặt hệ số 4
trước Al)
9
Nếu cân bằng nhôm trước, hệ số tiếp theo
0
t
thường lẻ phải quy
đồng và khử mẫu: 2Al
+
O2
Al2O3
t0
3
O2
Al2O3
2
Nhân các hệ số với 2 rồi khử mẫu
2Al +
t0 � 2Al2O3
4Al + 3O2 ��
* Lưu ý: Với phương trình hóa học có tất cả 3
chất, trong đó có 2 chất là đơn chất thì sau khi chọn
được nguyên tố thích hợp để cân bằng ta có thể tìm
bội số chung nhỏ nhất của các chỉ số nguyên tố đó
trong công thức hoá học để tìm 2 hệ số cùng lúc:
t0
Ví dụ 1: Al + Cl2
AlCl3
Cách làm ta chọn nguyên tố clo để cân bằng. Bội
số chung nhỏ nhất của hai chỉ số 2 và 3 là 6. Ta lấy
6 : 3 = 2 điền 2 trước AlCl 3. Lấy 6 : 2 = 3 điền 3 trước Cl 2
ta được.
t0
Al + 3Cl2
2AlCl3
Cân bằng nhôm: đặt hệ số 2 trước Al ta được
phương trình hóa học hoàn chỉnh
2Al + 3Cl2
Ví dụ 2:
t0� 2AlCl3
��
0
P +t O2
P2O5
Ta chọn oxi để cân bằng. Bội số chung nhỏ nhất
của 2 và 5 là 10. lấy bội số chung trên chia cho chỉ
số của nguyên tố oxi trong từng công thức hoá học
để tìm hệ số.
10 : 2 = 5 điền 5 vào trước O 2; 10 : 5 = 2 điền 2 vào
0
trước P2O5 ta tđược:
P + 5O2
2P2O5
Sau đó cân bằng phốt pho bằng cách thêm 4 vào
trước P ta được phương trình hóa học hoàn chỉnh.
4P + 5O2
t0 �
��
2P2O5
t0
10
Ví dụ 3:
N 2 + H2
NH3
Ta chọn Hidrô. Bội số chung gần nhất của hai chỉ
số của nguyên tố Hiđrô là 6 . Ta lấy bội số chung vừa
tìm được lần lượt chia cho chỉ số của các chỉ số trong
từng công thức, ta tìm được các hệ số tương ứng là 2
và 3 đặt vào phương trình phản ứng
N2 + 3H2
t0 � 2NH3
��
Phương Pháp 3: Cân bằng phản ứng theo
phương pháp “Đại số”. Để cân bằng phương trình
hoá học theo phương pháp này ta cần thực hiện
các bước sau:
Bước 1: Đưa các hệ số a, b , c, d, e… lần lượt vào
trước công thức hoá học ở 2 vế của phương trình hóa
học.
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử ở 2 vế của
phương trình bằng 1 hệ phương trình đại số bậc nhất
chứa các ẩn a, b, c, d, e … (lưu ý để lập được các
phương trình cần nắm vững tổng số nguyên tử của 1
nguyên tố ở vế trái luôn bằng tổng số nguyên tử,
nguyên tố đó ở vế phải. Như vậy với 1 phương trình
hóa học bất kì nếu có tổng số chất là n thì ta luôn
lập được (n – 1) phương trình).
Bước 3: Giải hệ phương trình vừa lập để tìm các
hệ số a, b, c, d, e … (lưu ý vì hệ phương trình có n ẩn
nhưng chỉ có (n-1) phương trình hóa học nên ta chọn 1
giá trị bất kì cho 1 ẩn số nào đó sao cho dễ tìm được
các hệ số còn lại theo giá trị đó, giải phương trình tìm
các hệ số còn lại).
Bước 4: Đưa các giá trị (a, b, c, d, e…) vừa tìm được
vào phương trình hóa học (nếu hệ số tìm được là phân
số ta quy đồng rồi khử mẫu)
Ví dụ 1: Lập phương trình hoá học.
11
Cu + HNO3 đặc
Cu(NO3)2 + NO2 � + H2O
Bước 1: Đặt các hệ số hợp thức vào phương trình
hóa học.
aCu + bHNO3 đặc
cCu(NO3)2 + dNO2 �+ eH2O
Bước 2: Thiết lập hệ phương trình dựa vào mối
liên hệ tổng số nguyên tử của 1 nguyên tố phải
bằng tổng số nguyên tử của nguyên tố đó ở bên
phải: Ta lập được các phương trình hóa học (5 chất nên
lập được 4 phương trình đại số).
Cu: a = c
(1)
H: b = 2e
(2)
N: b = 2c + d
(3)
O: 3b = 3.2.c + 2d + e 3b = 6c + 2d + e
(4)
Ta coù hệ phương trình:
a=c
b = 2e
(1)
(2)
b = 2c + d
(3)
3b = 6c + 2d + e
(4)
Bước 3: Giải hệ phương trình đại số trên bằng
cách: chọn hệ số c = 1(có thể chọn 1 hệ số khác và
1 giá trị khác tuy vậy việc tính có thể gặp khó khăn
hơn) từ (1) a = c = 1 (*)
b
(**)
2
Thay caùc giaù trị (*); (**) vào (3) và (4) ta được hệ
Mặt khác từ (2) ta có: b = 2e e =
phương trình:
b=2+d
b=2+d
b
5b = 12 + 4d
2
Giải hệ phương trình trên ta được: d = 2; b = 4
3b = 6 + 2d +
12
thay b = 4 vào phương trình (2) ta được:
4 = 2. e e = 2
Bước 4: Đưa các hệ số vừa tìm được vào phương
trình hóa học ta được phương trình hoàn chỉnh:
Cu + 4HNO3 đặc ��
� Cu(NO3)2 + 2NO2 �+ 2H2O
Ví dụ 2: Lập phương trình hóa học của phản ứng:
Cu + H2SO4 đặct0
CuSO4 + SO2 � + H2O
Bước 1: Đưa hệ số hợp thức vào phương trình hóa
t0
học:
aCu + bH2SO4 đặc
cCuSO4 + dSO2 �+ eH2O
Bước 2: Cân bằng số nguyên ở hai vế của phản
ứng:
Cu : a = c
(1)
S :b=c+d
(2)
H : 2b = 2e
(3)
O : 4b = 4c + 2d + e
(4)
Ta có hệ phương trình:
a=c
(1)
b=c+d
(2)
2b = 2e
(3)
4b = 4c + 2d + e
(4)
Bước 3: Giải hệ phương trình trên bằng cách từ
phương trình (3) chọn
e = 1 b = 1. Tiếp tục giải bằng cách thế giá trị b và
e vào phương trình 3, 4 sau đó giải hệ ta được c = d =
1
1
vào phương trình (1) ta được a = .
2
2
Bước 4. Thay vào phương trình hóa học ta được
Thay c =
0
1
Cu + H2SO4 đặct
2
1
1
CuSO4 + SO2 �+ H2O
2
2
13
1
.
2
Quy đồng mẫu số với 2 rồi khử mẫu ta được
phương trình hóa học:
Cu + 2H2SO4 đặc
t0 � CuSO4 + SO2 �+ 2H2O
��
* Nhận xét: Ưu điểm của phương pháp là với
bất kì phương trình hoá học nào, đặc biệt là với các
phương trình khó nếu áp dụng đúng ta luôn tìm được
các hệ số thích hợp. Nhược điểm phương pháp này dài,
giải có thể ra nghiệm là phân số việc tính toán dễ
nhầm lẫn do đó mất thời gian. Nếu chỉ áp dụng
phương pháp này thì khi cân bằng các phương trình khó
và không giới hạn về thời gian.
Phương pháp 4: Phân loại phương trình hóa học
Đây không phải là một phương pháp dễ cân
bằng phương trình hóa học mà chỉ là lưu ý cho các em
học sinh cân bằng. Đó là trong khi lập nhiều phương
trình hoá học có rất nhiều các phương trình tương tự
nhau xong các em vẫn cân bằng từng phương trình một.
Điều đó rất mất thời gian ảnh hưởng đến kết quả
làm bài. Do đó khi cân bằng nên phân loại phương trình
hóa học tương tự nhau. Sau đó cân bằng chính xác một
phương trình hóa học rồi lấy các hệ số đó điền vào
các phương trình hóa học tương tự.
Ví dụ: Cân bằng các phương trình hóa học sau:
0
a. Fe + Cl2 t
FeCl3
b. Fe2O3 + H2SO4
0
c. Al + Cl2 t
d. Al2O3 + H2SO4
Fe2(SO4)3 + H2O
AlCl3
Al2(SO4)3 + H2O
Ta thấy phương trình (a) giống với phương trình (c) và
phương trình (b) giống với phương trình (d). Vậy ta cân
bằng phương trình (a) và (b) rồi lấy kết quả điền vào
các phương trình giống nhau:
14
t0� 2FeCl3
a. 2Fe + 3Cl2 ��
Suy ra: phương trình hóa học của (c) là:
t0 � 2AlCl3
c. 2Al + 3Cl2 ��
Tương tự ta cân bằng phương trình (b)
b. Fe2O3 + 3H2SO4
��
� Fe2(SO4)3 + 3H2O
Suy ra PT (d) laø:
d. Al2O3 + 3H2SO4 ��
� Al2(SO4)3 + 3H2O
Cũng qua các ví dụ trên ta thấy 1 phương trình hóa
học có thể có nhiều cách cân bằng khác nhau. Cuối
cùng muốn cân bằng nhanh và chính xác đòi hỏi các
em phải tự giác vận dụng thường xuyên và linh hoạt
các phương pháp cân bằng vào các phương trình hóa
học cụ thể để thuần thục hoàn chỉnh kỹ năng cân
bằng của mình.
3/ Kết quả:
Qua các tiết dạy có cân bằng phương trình phản
ứng tôi nhận thấy rằng: Học sinh rất thích cân bằng
phương trình, có chuyển biến cụ thể. Và đây cũng là
bước đầu giúp học sinh vững vàng trong việc cân
bằng phương trình, học sinh tự tin hơn, mạnh dạn xung
phong lên bảng để cân bằng phương trình phản ứng,
qua các bài kiểm tra các em cân bằng phương trình
phản ứng hóa học cũng đạt hiệu quả cao hơn.
PHẦN C: KẾT LUẬN
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Việc hình thành kĩ năng cân bằng phương trình phản
ứng hóa học cho học sinh là một trong những phương
pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học
tập, giúp học sinh tự hình thành và tự lónh hội kiến
thức, giúp học sinh nắm vững chắc và sâu sắc kiến
thức. Qua đó rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa
học, rút ra được phương pháp cân bằng cho mình một
cách chính xác. Học sinh nắm vững được kiến thức thì
việc vận dụng kiến thức vào bài tập là không khó.
Việc sử dụng nhiều phương pháp dạy học thích hợp,
nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn ngày
15
càng đi lên. Giáo viên cần có những kinh nghiệm tốt
trong giảng dạy để phát huy tính tích cực của học sinh.
Qua một thời gian nghiên cứu, với sự tận tình giúp
đỡ của Tổ chuyên môn, Ban Giám hiệu nhà trường,
sự tích cực nỗ lực học tập của học sinh, sự nhiệt tình
giảng dạy của giáo viên đồng thời kết hợp với kinh
nghiệm “Rèn kĩ năng cân bằng phương trình hóa học” ở
Trường THCS Vĩnh Tiến, hiện nay đã đạt được kết quả rất
khả quan.
II. HƯỚNG PHỔ BIẾN VÀ ÁP DỤNG CHUN ĐỀ:
Giải pháp cân bằng phương trình phản ứng hoá
học được áp dụng trên các lớp 8A 1; 8A2; 8A3 Trường THCS
Vĩnh Tiến và được trao đổi với giáo viên cùng Tổ chuyên
môn, cùng bộ môn hoá học có thể áp dụng cho hoá
học 8, 9, dùng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.
Đây là các giải pháp mà tôi đã áp dụng trong
năm học 2018 – 2019 đã mang lại hiệu quả thiết thực
cho công tác giảng dạy bộ môn. Tôi hy vọng rằng các
bạn đồng nghiệp cùng bộ môn quan tâm nghiên cứu
để đề tài của tôi được áp dụng rộng rãi hơn các
trường trong huyện.
Trên đây là một số phương pháp giúp học
sinh cân bằng nhanh, chính xác và phù hợp với
trình độ nhận thức chung của các em lớp 8 mà
tôi đã áp dụng vào giảng dạy cho các em và
đã thu được kết quả nhất định. Mặt khác trong
sách giáo khoa không đề cập đến vấn đề này
hoặc chưa tổng hợp thành hệ thống và các
sách tham khảo. Mỗi phương pháp tôi cố gắng
nêu lên những phản ứng đơn giản và hay gặp
16
nhất mà học sinh lớp 8 gặp phải trong khi thực
hiện cân bằng. Các biện pháp đưa ra chắc chắn
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong sự đóng góp ý kiến từ đồng nghiệp để
tôi có thể sửa chữa bổ sung nhằm nâng cao
hiệu quả dạy học.
Vĩnh Tiến, ngày 19 tháng 09 năm 2019
Ngươ
øi thực hiện
Bùi
Anh Hồn
17