Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi KSCL Ngữ Văn 11 lần 2 năm 2019 - 2020 trường THPT Yên Lạc 2 - Vĩnh Phúc - THI247.com

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.67 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC </b>
<b>TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 </b>


<b>--- </b>


<b>KỲ KSCL KHỐI 11 LẦN 2 NĂM HỌC 2019 - 2020 </b>
<b>ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN </b>


<i>Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề </i>
(Đề thi gồm 01 trang)


———————
<b>I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) </b>


<b>Đọc đoạn trích dưới đây: </b>


<i> Chưa bao giờ thói a dua của chúng ta lại rộ lên và trầm trọng như thời đại facebook và nhiễu </i>
<i>loạn truyền thông này. </i>


<i> A dua là thói hùa theo kẻ mạnh (tất nhiên, chỉ nhắm mắt chạy theo thì mới là hùa theo, và </i>
<i>hùa theo cái tiêu cực thì mới gọi là a dua). Cụ thể là hùa theo suy nghĩ, phát ngôn, hành động của </i>
<i>đám đông và những cá nhân có ảnh hưởng. Thói tật này có thể làm con người đánh mất mình </i>
<i>nhanh chóng và ngọt ngào nhất. Nghĩa là con người tức khắc đánh rơi mất cái đầu của mình cùng </i>
<i>lịng tự trọng, ý thức tự tôn. Và, mất mà cứ đinh ninh là mình đang được. </i>


<i> A dua, xét đến cùng là căn bệnh của kẻ yếu. Yếu về phẩm chất và năng lực. Vì thế mà thiếu tự </i>
<i>tin, thiếu bản lĩnh. Cho nên nó lệ thuộc vào kẻ mạnh, bị kẻ mạnh thao túng mà khơng tự biết, vì bao </i>
<i>giờ cũng xem kẻ mạnh là chân lí, là lẽ phải. Dần dần nó mất khả năng và nhu cầu suy xét, nhất nhất </i>
<i>hùa theo kẻ mạnh, bất luận đúng- sai, hay- dở. </i>


<i><b> (Chu Văn Sơn - Thói a dua, nguồn facebook, ngày 12.12.2018) </b></i>


<b>Thực hiện các yêu cầu: </b>


<i><b>Câu 1. Nêu khái niệm về thói a dua mà tác giả trình bày trong đoạn trích. </b></i>
<i><b>Câu 2. Chỉ ra tác hại của thói a dua được nêu trong đoạn trích. </b></i>


<i><b>Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng thói a dua khiến cho con người mất mà cứ đinh ninh là mình đang </b></i>
<i>được? </i>


<i><b>Câu 4. Anh/chị có cho rằng: A dua, xét đến cùng là căn bệnh của kẻ yếu hay khơng? Vì sao? </b></i>
<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm) </b>


<b>Câu 1 (2,0 điểm) </b>


<b> Từ ý nghĩa của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình </b>
<i>bày suy nghĩ về điều bản thân cần phải làm để tránh được thói a dua. </i>


<b>Câu 2 (5,0 điểm) </b>


<i><b> Cảm nhận về nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích hồi V vở </b></i>
<i><b>kịch Vũ Như Tô) của Nguyễn Huy Tưởng. Từ đó, anh/chị có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa </b></i>
người nghệ sĩ với con người, với cuộc đời mà nhà văn đề cập đến trong tác phẩm.


<b>---Hết--- </b>
<i>Thí sinh khơng sử dụng tài liệu. </i>
<i> Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

1


<b>Phần Câu </b> <b>Nội dung </b> <b>Điểm </b>



<b>I </b> <b>ĐỌC HIỂU </b> <b>3.0 </b>


<b>1 </b> - A dua là thói hùa theo kẻ mạnh. Cụ thể là hùa theo suy nghĩ, phát ngôn,


hành động của đám đơng và những cá nhân có ảnh hưởng. 0.5
<b>2 </b> - Tác hại của thói a dua: làm cho con người đánh mất mình một cách


nhanh chóng và ngọt ngào nhất. 0,5


<b>3 </b> - Thói a dua khiến cho con người “Mất mà cứ đinh ninh là mình đang
được” vì: người theo thói a dua thường khơng ý thức được hành động của
của mình, khơng có chính kiến riêng mà chỉ “bám” theo suy nghĩ và hành
động của người khác -> chiến thắng ảo.


1.0


<b>4 </b> - HS nêu quan điểm: đồng tình; khơng đồng tình…


- Kiến giải hợp lí, thuyết phục về quan điểm của mình 1.0


<b>II </b> <b>LÀM VĂN </b> <b>7.0 </b>


<b>1 </b> <b>Từ ý nghĩa của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn </b>
<b>(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần phải làm để </b>
<i><b>tránh được thói a dua. </b></i>


<b>2.0 </b>


<i>a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn </i>
<b>văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song </b>


<i>hành. </i>


0.25


<i>b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Điều bản thân cần làm để tránh thói a </i>


<i>dua. </i> 0.25


<i>c. Triển khai vấn đề nghị luận: Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích ở </i>
phần Đọc hiểu, HS có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách nhưng phải
<i>hợp lí, có sức thuyết phục. Có thể theo hướng sau: </i>


<i><b>* Giải thích khái niệm: thói a dua; tác hại của căn bệnh này… </b></i>
<b>* Bằng cách nào để tránh được thói a dua: </b>


– Bằng nỗ lực cá nhân thể hiện ở việc học tập, rèn luyện.


– Bằng cách suy nghĩ thấu đáo, đa diện trước một vấn đề của cuộc sống.
– Tạo ra những sản phẩm vật chất mang dấu ấn cá tính.


– Bằng bản lĩnh, sự tự tin, dám chấp nhận đánh giá của người khác, đi
ngược lại với quan điểm số đông.


– Dám đấu tranh để bảo vệ cơng lí.


<b>* Phản biện: Khơng nên hiểu theo quan điểm và hành động theo số đông </b>
là a dua, mà chỉ hùa theo cái tiêu cực thì mới là a dua. Trong quá trình
đánh giá xem xét sự việc cần lắng nghe, tham khảo tư duy số đông.


<b>* Liên hệ: Trong xã hội hiện nay vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ giới trẻ </b>


ln chạy theo tư duy đám đông, a dua, dễ dãi đánh mất mình….


(Đánh giá cao những bài viết có phản biện và liên hệ thực tế)


1.0


<i>d. Chính tả, ngữ pháp </i>


Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25


<i>e. Sáng tạo </i> 0.25


<b>SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC </b>
<b>TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 </b>


<b>--- </b>


<b>KỲ KSCL KHỐI 11 LẦN 2 NĂM HỌC 2019 - 2020 </b>
<b>HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

2


<b>Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. </b>
<b>2 </b> <i><b> Cảm nhận về nhân vật Vũ Như Tơ trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu </b></i>


<i><b>Trùng Đài (trích hồi V vở kịch Vũ Như Tơ) của Nguyễn Huy Tưởng. </b></i>
<b>Từ đó anh/chị có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với </b>
<i><b>con người, với cuộc đời mà nhà văn đề cập đến trong tác phẩm. </b></i>


<b>5.0 </b>



<i>a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận </i>


<i>Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái </i>


quát được vấn đề. 0.25


<i>b. Xác định đúng vấn đề nghị luận </i>


<i>- Cảm nhận về nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu </i>
<i>Trùng Đài” (trích hồi V vở kịch “Vũ Như Tơ”) của Nguyễn Huy Tưởng. </i>
- Suy nghĩ về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với con người, với cuộc đời
mà nhà văn đề cập đến trong tác phẩm.


0.5


<i>c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm </i>


Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các
yêu cầu sau:


<b>* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, yêu cầu của đề </b>


- Giới thiệu vở kịch “Vũ Như Tơ” và đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng
Đài” của Nguyễn Huy Tưởng.


- Giới thiệu khái quát nhân vật Vũ Như Tô, mối quan hệ giữa người nghệ
sĩ với con người, với cuộc đời.



0.5


<i><b>* Cảm nhận về nhân vật Vũ Như Tô </b></i>
<b>- Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài </b>


+ Ông là một kiến trúc sư “ngàn năm chưa dễ có một”.


+ Tài năng của ông được thể hiện: “chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện lên
trên mảnh lụa thần tình, biến hóa như cảnh hóa cơng ”; “sai khiến gạch đá
như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây
mà khơng hề tính sai một viên gạch nhỏ”…


+ Tài năng ấy một lần nữa được thể hiện qua lời Đan Thiềm trong đoạn
<i>trích: “Ơng mà có mệnh hệ nào thì nước ta khơng cịn ai tơ điểm nữa” và </i>
bà khun Vũ Như Tơ hãy trốn đi để khơng phí “tài trời” ban cho ông.
⇒ Vũ Như Tô là hiện thân cho niềm say mê và sáng tạo cái đẹp. Tài năng
của ông là sự trác tuyệt, siêu phàm, được người đời trọng vọng, ngưỡng
mộ, tôn vinh.


<b>- Vũ Như Tơ là người nghệ sĩ có nhân cách lớn, hồi bão lớn, có lí </b>
<b>tưởng nghệ thuật cao cả </b>


+ Mong muốn và hồi bão của ơng chính là xây dựng cho đất nước một
tòa lâu đài vĩ đại, “bền như trăng sao” để “dân ta nghìn thu cịn hãnh
diện”. Đó là khát vọng đem tài năng của mình cống hiến cho đất nước.
+ Là người có nhân cách cao đẹp, người nghệ sĩ chân chính khơng màng
danh lợi, khơng sợ cường quyền, có tinh thần dân tộc.


<b> . Ban đầu, dù vua Lê Tương Dực doạ giết, Vũ Như Tô vẫn kiên quyết </b>
từ chối xây Cửu Trùng Đài.



. Nhưng sau những lời khuyên của cung nữ Đan Thiềm, Vũ Như Tô
<b>chấp nhận xây Cửu Trùng Đài bởi ông muốn tô điểm cho đất nước, bởi </b>
ơng là một nghệ sĩ sống chết vì cái đẹp.


<b> . Khi đã xây Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô dồn hết tâm sức: “để ta xây </b>


0.5


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

3


một Cửu Trùng Đài, dựng một kì công muôn thuở, vài năm nữa Cửu
Trùng Đài hoàn thành, cao cả huy hồng”. Lí tưởng nghệ thuật của Vũ
Như Tơ cao cả đến mức, bản thân ơng cịn tự thấy đời ông “không quý
bằng Cửu Trùng Đài”.


<b> . Vũ Như Tô là người không hám lợi (mọi thứ vua ban thưởng ông đem </b>
chia hết cho thợ).


<b> . Nhân cách cao đẹp của ơng cịn thể hiện trong câu nói khẳng khái: </b>
“người qn tử khơng bao giờ sợ chết”. Ơng ngẩng cao đầu đón nhận cái
chết vì cho rằng việc mình làm là “chính đại, quang minh”.


<b>- Vũ Như Tô là con người bi kịch </b>


<b>+ Vũ Như Tô là một kiến trúc sư tài năng, là người nghệ sĩ có khát vọng, </b>
hoài bão và nhân cách cao đẹp. Nhưng khát vọng của Vũ Như Tô đối lập
với thực tế phũ phàng, ngang trái của xã hội:


<b> . Mục đích và bản chất của tầng lớp vua quan: Lê Tương Dực cũng </b>


khao khát xây Cửu Trùng Đài song không phải là để tạo cho đất nước một
cơng trình nghệ thuật mà đơn giản là để làm nơi vui chơi, hưởng lạc. Đài
Cửu Trùng trong mục đích của Lê Tương Dực chính là hiện thân của cuộc
sống xa hoa đầy lạc thú. Nó sẽ tiêu tốn tiền cơng khố, bịn rút mồ hơi
xương máu của nhân dân.


<b> . Cuộc sống của nhân dân khi Cửu Trùng Đài được xây dựng: vơ cùng </b>
lầm than khổ cực. Tình cảnh khốn khổ ấy tất sẽ sinh biến loạn: khi quân
phản nghịch nổi lên, thợ xây Cửu Trùng Đài quá nửa theo về quân địch.
+ Bi kịch của Vũ Như Tô:


<b> . Bi kịch bị hiểu lầm và kết tội: Vì mượn tay Lê Tương Dực để thực </b>
hiện khát vọng nghệ thuật của mình nên Vũ Như Tơ bị đánh đồng với kẻ
xa hoa tàn ác, với tên hôn quân bạo chúa, bị coi là kẻ gây tội ác: “Ai cũng
cho ơng là thủ phạm…”. Trong hồn cảnh ấy, cả Vũ Như Tô và Cửu
Trùng Đài đã trở thành mục tiêu của sự oán giận, trở thành đối tượng để
nhân dân và quân phiến loạn tàn phá, hủy hoại.


<b> . Bị vỡ mộng: Cho đến phút cuối cùng, Vũ Như Tô cũng không thể </b>
hiểu và khơng thể tin rằng việc mình làm là trái với quyền lợi của nhân
dân, vẫn một mực khẳng định mình khơng có tội và khơng thể hiểu vì sao
dân chúng lại nổi lên phá Cửu Trùng Đài, khơng hiểu vì sao xây Cửu
Trùng Đài lại là việc làm hại nước, hại dân. Khi Cửu Trùng Đài bị đốt
cháy cũng là lúc Vũ Như Tô vỡ mộng, bừng tỉnh, đau đớn đến tuyệt vọng:
“Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? Ơi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu
Trùng Đài”.


<b>+ Nguyên nhân bi kịch: </b>


<b> . Mâu thuẫn giữa khát vọng cao cả của người nghệ sĩ với cách thực </b>


hiện khát vọng ấy: Mục đích của Vũ Như Tơ là chân chính nhưng con
đường thực hiện lại sai lầm khi ông lợi dụng quyền lực của bạo chúa để
thực hiện khát vọng nghệ thuật.


<b> . Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu thuần tuý của muôn </b>
đời với lợi ích thiết thực, trực tiếp của quần chúng nhân dân: Niềm khát
vọng sáng tạo của người nghệ sĩ đắm chìm trong mơ mộng đã đẩy Vũ Như
Tô đến vị thế đối nghịch với nhân dân. Hoàn cảnh xã hội chưa cho phép
người nghệ sĩ thực hiện khát khao sáng tạo cái đẹp của mình. Trong hồn


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

4


cảnh khơng thích hợp, cái đẹp thành ra phù phiếm, cao siêu.
<b>- Nghệ thuật khắc họa nhân vật Vũ Như Tơ: </b>


+ Tình huống kịch căng thẳng khi xung đột được đẩy đến đỉnh điểm, cao
trào.


+ Tính cách của Vũ Như Tô được thể hiện rõ qua hành động, cử chỉ và
ngơn ngữ của nhân vật.


+ Đoạn trích có tiết tấu nhanh, nhịp điệu bão tố, tính hành động, biểu cảm
cao.


+ Lời chỉ dẫn sân khấu cũng góp phần khơng nhỏ tạo dựng khơng khí,
khắc sâu tính cách và bi kịch của nhân vật.


0.5


<b>* Mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với con người, với cuộc đời mà nhà </b>


<b>văn đề cập đến trong tác phẩm. </b>


- Nguyễn Huy Tưởng giúp người đọc nhận ra một chân lí trong sáng tạo
nghệ thuật: Nghệ thuật phải gắn bó chặt chẽ với lợi ích của nhân dân và
vận mệnh dân tộc. Nghệ thuật mà xa rời tực tế sẽ bị yểu mệnh, người nghệ
sĩ mà quay lưng với quần chúng nhân dân thì sẽ rơi vào bi kịch đau


thương.


- Thương cảm người nghệ sĩ có tài, có tâm, đam mê nghệ thuật, khao khát
sáng tạo, sẵn sàng hi sinh tất cả cho cái đẹp, nhưng xa rời thực tế mà phải
trả giá bằng sinh mệnh và cả công trình nghệ thuật của đời mình.


<i>- Cái đẹp khơng thể tách rời cái chân cái thiện, người nghệ sĩ phải có hồi </i>
bão lớn, có khát vọng sáng tạo những cơng trình vĩ đại nhưng đó khơng
phải là thứ nghệ thuật cao siêu mà phải có mục đích rõ ràng dựa trên lợi
ích chung của cộng đồng, phải phục vụ nhân dân.


- Xã hội phải biết tạo điều kiện sáng tạo cho các tài năng, vun đắp tài
năng, quý trọng, nâng niu những sản phẩm nghệ thuật đích thực.


0.75


<i>d. Chính tả, ngữ pháp </i>


Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25
<i>e. Sáng tạo </i>


Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0.5



<b>TỔNG ĐIỂM </b> <b>10.0 </b>


</div>

<!--links-->

×