Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

KỸ NĂNG ĐIỀU TRA BÁO CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.86 KB, 28 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VIỆN ĐÀO TẠO BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THƠNG

~~~~~~*~~~~~~

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN HỌC : KỸ NĂNG VIẾT CHO BÁO IN

ĐỀ TÀI: KỸ NĂNG ĐIỀU TRA CHO BÁO CHÍ

Thực hiện

:

Nhóm Táo

Lớp

:

2020.1.Sáng thứ hai

Giảng viên

:

Thầy Đỗ Anh Đức

Hà Nội – 2021


1


MỤC LỤC
1. Khai thác đề tài trong quá trình điều tra ........................................................... 4
1.1. Yêu cầu với một tác phẩm điều tra ............................................................... 4
1.2. Các nguồn khai thác đề tài cho tác phẩm điều tra....................................... 4
2. Kỹ năng phân tích, tiếp nhận và xử lý nguồn tin trong quá trình điều tra ..... 6
2.1. Nguồn tin tài liệu ............................................................................................ 6
2.2. Nguồn tin hiện trường .................................................................................. 11
2.3. Nguồn tin con người ...................................................................................... 12
2.4. Đạo đức nhà báo trong tiếp cận và khai thác nguồn tin............................ 15
3. Kỹ năng điều tra, thu thập thơng tin trong q trình điều tra ....................... 16
3.1. Kỹ năng quan sát ........................................................................................... 16
3.2. Kỹ năng tiếp cận phỏng vấn ......................................................................... 18
3.3. Kỹ năng nhập vai .......................................................................................... 19
3.4. Kỹ năng tự bảo vệ trong quá trình tác nghiệp điều tra............................. 20
3.4.1.

Kỹ năng kiểm sốt tình hình ................................................................. 20

3.4.2.

Kỹ năng thốt hiểm ................................................................................ 21

3.4.3.

Kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ ........................................................ 21

3.5. Kỹ năng thẩm định, phân tích và xử lý thông tin ...................................... 22

4. Nguyên tắc tác nghiệp khi thực hiện báo chí điều tra ...................................... 25
4.1. Được sự đồng ý và luôn giữ mối quan hệ .................................................... 25
4.2. Nguyên tắc “chắc thắng” .............................................................................. 25
4.3. Nguyên tắc khách quan, tơn trọng sự thật.................................................. 26
4.4. Ngun tắc bí mật an tồn ............................................................................ 27
4.5. Ngun tắc suy đốn vơ tội ........................................................................... 27
5. Tổng kết ................................................................................................................ 28

2


BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN

STT

1

Họ và tên

MSSV

Công việc thực hiện

Đặng Thị Minh Diễm 17031761 - Phân cơng, thúc giục mọi
người trong nhóm hồn
thiện bài.
- Đi sự kiện viết bài.
- Quay và dựng video
phóng sự.
- Biên tập lại nội dung

phần lý thuyết “điều tra”

2

Đỗ Tuệ Quyên

15031580

3

Lê Thảo Phương

16031354

- Tham gia góp ý trong
cơng việc.
- Thực hiện hồn thành
phần nội dung phần lý
thuyết “điều tra”.
- Đi sự kiện hỗ trợ quay
video phóng sự,

100%

100%

70%
- Tham gia góp ý trong
cơng việc.
- Biên tập lại thơng tin.


3

Mức độ
hồn
thành


NỘI DUNG
1. Khai thác đề tài trong quá trình điều tra
1.1. Yêu cầu với một tác phẩm điều tra
Tác phẩm điều tra thường xuất hiện khi cần trả lời cho một câu hỏi nào đó.
Nhiệm vụ của bài điều tra là giải thích, làm sáng tỏ những vấn đề đang có nhiều ý
kiến tranh luận, nhiều quan điểm khác nhau, bám sả những mâu thuẫn tồn tại trong
cuộc sống, tái hiện lại, tìm ra bản chất, xu hướng vận động phát triển và đôi khi là
hướng giải quyết những mâu thuẫn đó.
Đặc biệt, cùng một đề tài, việc khai thác và đưa thơng tin gì cũng rất quan
trọng, tránh vơ tình cung cấp những thơng tin cho tội phạm. Đề tài điều tra phải
đúng, mang tính thời sự, độc quyền và phải khả thi. Khi chọn một đề tài để viết,
phóng viên cần chắc chắn có sự hậu thuẫn của tịa soạn có thể hỗ trợ tốt nhất khi
cần thiết, cũng như sẽ cung cấp kinh phí và chắc chắn sẽ đăng tác phẩm điều tra
sau khi hoàn thành. Phương pháp điều tra đúng đắn mới dẫn đến kết quả điều tra
đúng đắn, muốn có phương pháp đúng cần hiểu rõ địa bàn và các thông tin liên
quan.
Hiện nay, cách thức tiếp cận của bạn đọc đối với các tác phẩm báo chí điều tra
đã có sự thay đổi. Bên cạnh những tờ báo duy trì báo in theo cách truyền thống thì
một số có xu hướng cho bạn đọc tiếp cận các tác phẩm báo chí điều tra bằng hình
ảnh, clip,...Điều này địi hỏi nhà báo điều tra phải làm chủ các thiết bị công nghệ
số, đồng thời thể hiện tác phẩm điều tra trên báo in và thỏa mãn nhu cầu bạn đọc
trên báo điện tử bằng video clip, âm thanh,...

1.2.

Các nguồn khai thác đề tài cho tác phẩm điều tra

Đối với xã hội hiện đại ngày nay, khi mọi thứ không ngừng biến động, cái cũ
cái mới giao thoa, hàng loạt vấn đề nảy sinh… chúng ta có thể dễ dàng tìm được đề
4


tài cho tác phẩm của mình ở mọi nơi, mọi lúc, trong bất cứ lĩnh vực nào của cuộc
sống. Đề tài nảy sinh từ hiện thực cuộc sống, nó có thể diễn ra ngay trước mắt
chúng ta nhưng cũng có thể ẩn sâu, giấu kín mà chỉ những con mắt tinh tế mới
nhận ra được. Điều quan trọng nhất là bản lĩnh của người viết có thể dấn thân để
tìm hiểu, khai thác đề tài đó hay khơng.
• Đề tài báo chí điều tra có thể đến từ nhiều nguồn:
+ Nguồn đề tài từ đường dây nóng, đơn thư bạn đọc và mạng xã hội.
+ Nguồn đề tài xuất phát từ quan sát của các bạn phóng viên.
+ Phát hiện đề tài qua các nguồn tài liệu từ các cuộc họp, hội nghị, sách báo và tài
liệu trên Internet.
+ Tìm kiếm đề tài từ những mối quan hệ của bản thân.
Một nguyên tắc đặt ra cho các nhà báo điều tra là tuyệt đối không đăng tải các
thông tin chưa rõ nguồn. Bởi cả cơ quan báo chí và nhà nước đều phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về nội dung thơng tin do mình cung cấp.
Các học giả ở Trường Đại học Stony Brook (Mỹ) cũng đề ra một công thức thẩm
định thông tin, được gọi là công thứ I’M VAIN. I’M VAIN là một câu được ghép
từ các ký tự đầu của những chữ:
- INDEPENDENT: Nguồn tin có khách quan, độc lập với nội dung thông tin
được nêu khơng?
- VERIFY: Thơng tin được nêu ra có sự xác nhận, có bằng chứng, có thẩm định
chưa?

- MULTIPLE: Thơng tin có đa chiều khơng?
- AUTHORITATIVE: Nguồn cung cấp thơng tin ấy có thẩm quyền khơng?
- IMFORMED: Thơng tin ấy người ta có được bằng cách nào?
5


- NAMED: Nguồn tin có tên tuổi cụ thể hay nguồn ẩn danh?
Công thức khái quát và dễ nhớ này cần được các nhà báo hôm nay vận dụng trong
tác nghiệp báo chí nói chung và sử dụng mạng xã hội trong tác nghiệp nói riêng.
Ở Việt Nam hiện nay, chưa có bộ quy chuẩn chung về thẩm định nguồn tin, mà chủ
yếu dựa vào kinh nghiệm của các nhà báo và quy định tịa soạn.
2. Kỹ năng phân tích, tiếp nhận và xử lý nguồn tin trong quá trình điều tra
2.1.

Nguồn tin tài liệu

Nhà báo cần có các nguồn tin tin cậy để phân tích, tìm kiếm những tin thật và
tin giả, để có thể cơng bố những thơng tin xác thực nhất. Việc sử dụng đúng các
nguồn tin địi hỏi nhà báo cần phải có kỹ năng phân tích, tiếp nhận và xử lý nguồn
tin.
Trước khi ra hiện trường, thâm nhập thực tế để sáng tạo tác phẩm, nhà báo có
kinh nghiệm thường cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu trước về đề tài nhằm tạo ra
những tiền đề cần thiết cần thiết để thẩm định đúng đắn, đánh giá chính xác về đối
tượng, những vấn đề về sự kiện.
Nguồn tin tài liệu bao gồm các loại sách, hồ sơ, báo cáo của các tổ chức, các
văn bản quy phạm pháp luật… Tư liệu của tòa soạn, tin từ các hang thông tấn
khác, thông tin trên mạng Internet tất cả đều rất phong phú. Vấn đề còn lại chỉ là tư
duy tìm kiếm và thanh lọc sao chi hiệu quả của nhà báo.
VÍ DỤ: Các nhà báo điều tra về đề tài động vật hoang dã cần tiếp cận những tài
liệu văn bản pháp luật, các sách báo viết về động vật hoang dã, các báo cáo của

công an và cơ quan quản lý các cấp về tình trạng buôn bán trái pháp luật, hồ sơ các
vụ án buôn bán hay các mẩu tin quảng cáo buôn bán động vật hoang dã.

6


Những nguồn thơng tin tài liệu này có thể coi được là thơng tin cơ bản của
một nhà báo. Nó có khả năng cung cấp cho nhà báo thơng tin nhanh gọn, độ chính
xác cao, đồng thời cũng xây dựng cho nhà báo kiến thức nền khá vững chắc về
những đề tài điều tra mình thực hiện, phục vụ cho cả q trình tác nghiệp lâu dài.
Nhà báo có thể lưu trữ thông tin trên, tuy nhiên nhược điểm của loại thơng tin này
thường khơng mới.
Từ khi có sự xuất hiện Internet và các cơng cụ tìm kiếm như Google, việc tìm
kiếm thơng tin của nhà báo trở nên dễ dàng hơn nhiều. Các nhà báo điều tra có thể
tìm kiếm trên mạng các thông tin như: Các văn bản quy phạm pháp luật, nghị định,
công ước quốc tế về vấn đề liên quan cũng như tìm kiếm những thơng tin đã từng
được các bạn đồng nghiệp tìm được về vấn hoặc lần theo những đầu mối tìm được
trên các diễn đàn, trang fanpage Facebook, nhóm chat Zalo,… Một chút kỹ năng
tìm kiếm tốt, nhà báo có thể dễ dàng có được đầu mối thơng tin đầu tiên. Tuy vậy,
vấn đề lớn nhất với việc tìm được thơng tin trên mạng là kỹ năng thẩm định nguồn
tin.
Hiện nay, mạng Internet là một nguồn tin dồi dào với các nhà báo. Tuy nhiên
hiện tượng khai thác, nhặt nhạnh thông tin từ mạng xã hội rồi xào xáo, thậm chí sử
dụng nguyên xi để biến thành tin tức, bài vở đưa lên trang báo đang trở thành một
xu hướng "tác nghiệp" được một số người làm báo theo đuổi. Và từ sự tùy tiện này,
họ khơng chỉ bỏ qua vai trị xã hội nghề nghiệp, mà còn vi phạm đạo đức nghề
nghiệp, trực tiếp làm suy giảm niềm tin trong người đọc...
Vậy nên, đối với nguồn tin là văn bản của các cơ quan pháp lý, nhà báo có thể
tiếp cận bằng danh nghĩa chính thức, theo con đường cơng khai như: gặp gỡ trao
đổi trực tiếp, gọi điện hoặc gửi email trình bày vấn đề và xin tài liệu. Các nhà báo

điều tra thường đã xây dựng được mối quan hệ với các cơ quan chức năng từ trước,
nên việc xin tài liệu này thường khơng q khó khăn.
7


Mặt khác, Điều 7 Luật Báo chí năm 2016 quy định nguồn tin có “nghĩa vụ
cung cấp thơng tin cho báo chí, giúp cho báo chí thơng tin chính xác, kịp thời và
chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin.” Nhưng trên thực tế, trong
nhiều trường hợp, nhà báo gặp khó khăn do cơ quan từ chối cung cấp tài liệu cho
báo chí với lý do “bảo vệ quốc gia”
VÍ DỤ: Nếu một đơn vị kiểm lâm từ chối cung cấp thông tin số cá thể voi trong
khu vực đơn vị này phụ trách với lý do “bảo vệ bí mật quốc gia” thì điều này là hết
sức phi lý. Trong trường hợp đơn vị từ chối cung cấp tài liệu do có chứa thơng tin
mật, thì nhà báo có thể thương lượng để được chép những số liệu công khai. Nhà
báo cần lưu ý là “những tài liệu liên quan đến những vụ án đang trong quá trình xử
lý tài liệu trinh sát, báo cáo án, báo cáo thanh tra chưa phải kết luận cuối cùng của
Thủ tướng thì khơng được phép cơng khai trên báo chí hoặc khơng được xử dụng
làm bằng chứng hay trích dẫn trong bài điều tra.”
• Những lưu ý khi tìm kiếm thơng tin trên Internet
+ Tìm kiếm an tồn: ln dùng một kết nối ngụy trang.
+ Đảm bảo trang thiết bị khơng một dấu vết: máy tính khơng chứa các văn bản
chính thức, khơng chứa thơng tin cá nhân, khơng đăng ký dưới tên thật, không sử
dụng cho công việc hoặc tài liệu cá nhân.
+ Đảm bảo kết nối Internet khơng dấu vết.
+ Liên lạc an tồn qua email: lập một tài khoản email nặc danh.
+ Sử dụng các kỹ thuật tìm kiếm
+ Tìm kiếm trên các diễn đàn, group cộng đồng, trang blog thậm chí cả các phịng
chat...

8



+ Tìm kiếm những trang web cơng khai có thơng tin liên quan đến KEYS WORD
của đề tài, tìm kiếm cả từ lóng của KEYS WORD.
+ Sử dụng các cú pháp tìm kiếm (dấu ngoặc kép, dấu trừ,..) để lọc kết quả hiệu
quả.
+ Lập hồ sơ thơng tin tìm kiếm được – lưu và in các thông tin bằng email.
+ Khi tìm kiếm được một thơng tin tài liệu, nhà báo cần cẩn trọng xử lý thông tin:
+ Cần xác định nguồn gốc, tác giả văn bản, đây có phải nguồn đáng tin cậy hay
không. Những thông tin đáng tin cậy như những con số được lấy ra từ báo cáo của
cơ quan thực thi pháp luật: Cục Hải quan, Chi cục Kiểm lâm,…hay những thông
tin khoa học được đăng tải trên tạp chí chuyên ngành….
+ Cần kiểm tra giá trị pháp lý và thời gian ra đời của văn bản.
+ Cần xác định văn bản đó là bản chính quy hay bản sao.
+ Cố gắng phát hiện ra các con số, chi tiết quan trọng và có thái độ nghi ngờ trong
khai thác tư liệu văn bản.
+ So sánh thông tin trong văn bản với các nguồn tin khác.
+ Cần thẩm định thông tin kỹ càng khi khai thác nguồn tin trên Internet.
• Kiểm chứng thơng tin từ mạng xã hội
a. Tự kiểm soát
+ Kiểm chứng giữa các trang thơng tin với nhau.
+ Tìm hiểu các xu thế, xu hướng thông tin. Những trang như Google Trend hay
Trendsmap cho phép phóng viên nắm được luồng thơng tin thịnh hành ở các khu
vực khác nhau vào những khoảng thời điểm khác nhau.

9


+ Xây dựng mạng lưới nguồn tin: những địa chỉ, những tài khoản, những cá nhân
có thương hiệu trên mạng. Từ đó có thể nhanh chóng nắm bắt và kiểm chứng thơng

tin qua những nguồn tin đó, bởi nguồn tin đó đã được đảm bảo từ trước.
b. Kiểm chứng
+ Ln cảnh giác với thông tin trên mạng. Nguồn tin đến từ trang nào? Có người
cụ thể cung cấp thơng tin đó khơng? Nó có nguồn gốc để tìm hiểu khơng?
+ Kiểm chứng thông tin 1 – gọi điện cho nguồn tin: Nói chuyện trực tiếp được với
người cung cấp thơng tin (kể cả gọi điện) luôn là “tiêu chuẩn vàng” trong việc
kiểm chứng thông tin trên mạng Internet.
+ Kiểm chứng thông tin 2 – Kiểm tra tài khoản, lịch sử tham gia các điễn đàn, cộng
đồng của nguồn tin, từ đó phóng viên hiểu rõ hơn lịch sử của nguồn tin có đáng tin
cậy hay khơng?
+ Sử dụng các cơng cụ để kiểm tra danh tính của nguồn tin. Trên Internet, ln có
cơng cụ Whois để kiểm tra nguồn gốc của nguồn tin. Cơng cụ này góp phần cung
cấp phần nào những thông tin cơ bản của trang web lưu trữ thơng tin đó như là địa
chỉ, số điện thoại, tên người/công ty chủ quản,…
+ Sử dụng các công cụ để kiểm tra độ chính xác của bức ảnh: đã từng được sử
dụng ở trang nào trước đó hay chưa, thậm chí, cho phép phóng viên biết được
người nắm giữ bản quyền thực sự của bức ảnh đó là ai,…
+ Tùy thuộc vào mức độ cần kiểm chứng nguồn tin, phóng viên có thể có những
bước tiếp theo (nói chuyện với các phóng viên, mạng lưới phóng viên khác về vấn
đề, về nguồn tin).
c. Khi đưa tin

10


+Ln đảm bảo tin được phóng viên sử dụng từ mạng Internet có được bản quyền
từ nguồn tin.
+ Trong bài viết ln làm rõ cách thức phóng viên đã kiểm chứng được thơng tin,
nguồn tin đó trên mạng Internet như thế nào.
2.2.


Nguồn tin hiện trường

Nhà báo điều tra không được chỉ ngồi ở nhà tìm kiếm thơng tin trên sách báo,
Internet để viết bài mà bắt buộc phải ra hiện trường, sử dụng nhiều phương pháp để
thu thập các thông tin, chứng cứ. Nguồn tin hiện trường cung cấp cho bài báo sự
sinh động, nóng hổi, trực tiếp, có tính thuyết phục cao.
VÍ DỤ: Khi đưa tin về nhóm băng đảng Loan “cá” thu tiền bảo kê của hàng trăm
người bán hàng rong và tiểu thương quanh khu vực xã Thanh Phú, huyện Vĩnh
Cửu và phường Hóa An, Biên Hịa, Đồng Nai, các nhóm phóng viên VTV đưa ra
hình ảnh thu tiền bảo kê, video băng nhóm này đánh tiểu thương khi khơng chịu
nộp tiền cho bọn chúng, hay hình ảnh về những phân ơ ngồi vỉa hè bọn chúng tự
vẽ lên rồi bắt người bán hàng ở đây phải thuê để bán,...
Tuy vậy, nguồn tin hiện trường cũng có những hạn chế. Khơng phải hiện
trường nào cũng có thể tiếp cận. Thông tin hiện trường đôi khi chỉ là những biểu
hiện bên ngồi của sự việc, khơng đúng với bản chất, gây hiểu nhầm cho nhà báo,
dẫn đến đưa tin sai lệch, việc tiếp cận và thẩm định nguồn tin hiện trường đơi lúc
đặt nhà báo vào những tình thế nguy hiểm, đòi hỏi nhà báo những kỹ năng xử lý
nhạy bén...
Tuy nhiên, nhà báo cần xác định hiện trường nào có thể tiếp cận, hiện trường
nào khơng được phép, vì lý do pháp lý hoặc an tồn cá nhân. Nhà báo Đỗ Dỗn
Hồng đã chia sẻ: “Giáo trình báo chí có câu nói rất hay: muốn viết về cháy rừng
thì cần sờ hoặc ngửi thấy tro than, cảm thấy được sức nóng của cháy rừng. Tuy
11


nhiên, không phải cứ nhất thiết là viết về miếng tóp mỡ là phải nhảy vào chảo mỡ
đang sơi”. Để có được thơng tin quan trọng, nhà báo khơng thể ngồi một chỗ mà
quan sát toàn bộ hoạt động của đối tượng, vấn đề mà nhà báo cần lăn xả, lần theo
các đầu mối và dấu vể ở nhiều thời điểm, ở nhiều địa điểm khác nhau. Tuy nhiên

nhà báo cần lên kế hoạch cẩn thận trước khi tiến hành tiếp cận với nguồn tin hiện
trường để giảm thiểu những rủi ro và tiết kiệm thời gian, đồng thời cần trang bị đầy
đủ thiết bị kỹ thuật, các kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp huy hiểm và chuẩn bị
ứng phó với những tình huống bất ngờ.
• Lưu ý khi tiếp cận nguồn tin hiện trường
Khi xử lý nguồn tin hiện trường, nhà báo không chỉ đơn thuần quan sát và mơ tả lại
những gì nhìn thấy mà phải dùng óc suy luận, phán đốn đồng thời so sánh với các
hiện trường khác hoặc so sánh với chính hiện trường này ở thời điểm khác để tìm
ra bản chất. Phải huy động mọi giác quan khi tiếp cận hiện trường để nhanh chóng
phát hiện điểm bất thường, kết nối những phán đốn.
VÍ DỤ: Khi điều tra về bn bán trái phép động vật hoang dã, động vật hoang dã
thường được các tên bn vận chuyển ẩn dưới hình ảnh vận chuyển động vật nuôi.
Tuy nhiên, động vật nuôi và động vật hoang dã ăn những thức ăn khác nhau (động
vật nuôi thường là thức ăn công nghiệp) nên mùi chất thải của chúng cũng khác
nhau.
Tuy nhiên, nhà báo cần kết hợp nguồn tin hiện trường với các nguồn tin khác để
đảm bảo độ tin cậy và cơ sở pháp lý.
2.3.

Nguồn tin con người

Đây là loại nguồn tin quan trọng trong q trình tác nghiệp của nhà báo nói
chung và của nhà báo điều tra nói riêng. Nguồn tin này có các dạng:
• Nguồn tin chính thống
12


+ Là tất cả những nguồn tin do các cơ quan cơng quyền nắm giữ: Chính phủ, Bộ và
các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, Bộ và các Sở Tài nguyên
Môi trường các tỉnh, các cấp chính quyền, Chi cục kiểm lâm các tỉnh, các cơ quan

thực thi pháp luật, Tòa án và Viện kiểm sát...
+ Các nguồn tin này thường cung cấp những tin tức chính thức, đảm bảo tính xác
thực cao.
• Các nguồn tin trung gian
+ Là tất cả những nguồn tin do các tổ chức xã hội hợp pháp nắm giữ như: Các hiệp
hội, các tổ chức chuyên ngành, các tổ chức chính trị, cơng đồn...
VÍ DỤ: Tìm hiểu về bn bán động vật hoang dã sẽ có: Tổ chức WCS, Tổ chức
bảo vệ động vật Châu Á (Animal Asia), Trung tâm cứu hộ Gấu, Trạm cứu hộ linh
trưởng nguy cấp, Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (EVN)...
• Các nguồn tin cá nhân
+ Đây là nguồn tin riêng của nhà báo, thậm chí là bí mật. Nhờ vào uy tín, năng lực,
quan hệ cá nhân, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp của mình, nhà báo tự xây
dựng cho mình danh sách nguồn tin, đôi khi là độc quyền.
+ Dạng này rất phong phú, có thể bao gồm: cộng tác viên của các báo, cán bộ hoạt
động trong cơ quan thực thi luật pháp, các bên nhân tố liên quan (người bị hại,
người được lợi, gian thương, tiểu thương,...), các nguồn tin ngẫu nhiên (các nhân
chứng có mặt tại hiện trường..) , người dân địa phương hoặc thậm chí những người
nằm trong sự việc điều tra,...
+ Nguồn tin này đôi khi cần nhà báo phải sử dụng phương pháp nhập vai để tiếp
cận, khai thác.
• Các biện pháp tác động tới tâm lý nguồn tin trong quá trình điều tra
13


+ Thử thuyết phục “nguồn tin” về tầm quan trọng của cơng bố thơng tin này, lợi
ích của nó đối với tất cả mọi người, trong đó có cả chính nguồn tin.
+ Nêu ra những đạo luật không được ngăn cản nhà báo thu nhận thông tin.
+ Phàn nàn điều đó với người lãnh đạo của “nguồn” thơng tin hoặc cấp cao hơn.
+ Thơng báo về tình huống xảy ra cho lãnh đạo tịa soạn mình.
+ Cơng khai việc “bưng bít” thơng tin.

+ Cảnh báo “nguồn” về việc tịa soạn sẽ tiếp tục viết về hoạt động của cơ quan từ
chối cung cấp thơng tin.
• Kiểm chứng thơng tin trong quá trình điều tra
+ Các nguồn mà nhà báo nghi ngờ có thể bị “nói khác đi” thì cần kiểm chứng kỹ.
VÍ DỤ: rừng và mng thú bị tàn sát, theo cách hiểu thơng thường thì cơ quan
chức năng địa phương phải liên đới trách nhiệm hoặc chịu trách nhiệm chính. Khi
thiên nhiên bị tàn sát thì thơn chịu trách nhiệm trước xã, xã chịu trước huyện,
huyện chịu trước tỉnh, tỉnh chịu trước Chính phủ. Đơi khi, cán bộ cơ sở muốn giấu
chuyện hoang thú bị giết, rừng và môi trường bị tàn phá. Nhà báo cần điều tra độc
lập hoặc hỏi các nguồn tin giữ thái độ khách quan nhất. Lúc đối thoiaj cơ quan
chức năng, cần tăng cường chất vấn. Nếu có sự bao che hoặc dối trá, cần tố cáo cả
các suy nghĩ hành động tiêu cực đó.
+ Đối với nguồn tin là con người, việc thẩm định, kiểm chứng nguồn tin phụ thuộc
bào kỹ năng phỏng vấn và kiến thức nền của phóng viên.
+ Nên xem xét nguồn tin có được thơng tin trong điều kiện như thế nào để kiểm
chứng độ xác thực của thông tin: nguồn tin trực tiếp chứng kiến vụ việc, tiếp nhận
trực tiếp hay nghe kể lại. Thường thì độ chính xác không cao dù cho là người đáng
tin cậy.
14


+ Nhà báo ln phải đặt mình trong trạng thái “kiểm tra chéo thông tin”, đối chứng
thông tin với nhiều nguồn khác nhau.
+ Nhà báo cần quan sát cử chỉ, thái độ của nguồn tin để phán đốn họ có đang nói
dối hay khơng. Trong giao tiếp với nguồn tin, nhà báo cần chú ý nét mặt, ánh mắt,
cử chỉ, bàn tay… để phán đoán về độ tin cậy của thơng tin họ cung cấp. Mắt nhìn
xuống, hoặc khơng nhìn thẳng nhà báo khi giao tiếp, 2 bàn tay xoa vào nhau… là
rất có thể nguồn tin đang che giấu 1 sự thật nào đó.
+ Cần nghiêm túc xem xét động cơ của nguồn tin khi cung cấp thông tin là gì tránh
làm nhiễu hướng điều tra và dứt dây động rừng, nguy hiểm cho bản thân và đưa ra

những phán đoán sai lệch về sau.
+ Đặc biệt, cần thu thập song song cả bằng chứng vô tội và bằng chứng có tội. Sử
dụng linh hoạt phương pháp suy đốn vơ tội để đảm bảo tính khách quan của thơng
tin.
2.4.

Đạo đức nhà báo trong tiếp cận và khai thác nguồn tin

Nói đến đạo đức nhà báo trong quan hệ với nguồn tin là nói đến quan hệ của
nhà báo với loại nguồn tin thứ ba – nguồn tin con người. Mà cụ thể đạo đức nhà
báo trong mối quan hệ này thể hiện chủ yếu qua cách nhà báo bảo vệ nguồn tin của
mình. Bảo vệ bí mật nguồn tin là quyền và nghĩa vụ của nhà báo trong khi tác
nghiệp, cũng là điều quan trọng để người dân tin tưởng khi cung cấp thơng tin cho
báo chí.
Đơi khi tiết lộ nguồn tin có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống, cơng việc thậm
chí ảnh hưởng đến sự an tồn, sức khỏe và tín mạng của nguồn tin.
Nguồn tin có thể bị lộ theo nhiều cách khác nhau, không chỉ đơn giản là công
bố thông tin cá nhân trên mặt báo. Nhà báo dễ dàng để lộ thông tin nguồn tin qua

15


những trích dẫn thiếu khơn ngoan hoặc qua các báo cáo về đề tài qua tuần, tháng
của nhà báo điều tra,…
Nhưng vậy, việc xóa và ẩn tồn bộ nguồn tin đơi khi khiến các tác phẩm báo
chí trở nên thiếu sức thuyết phục. Nhà báo có thể viết tắt, đổi tên, thay danh tính
nhân vật vì lý do nhân đạo nhưng vẫn giữ được bản chất sự thật.
Trong trường hợp nguồn tin đồng ý cơng khai danh tính, nhà báo vẫn cần nên
cân nhắc kỹ lưỡng. Nguồn tin đồng ý có thể do họ chưa lường trước được hết
những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra với bản thân. Nhà báo, bằng nghiệp vụ, bằng

sự nhạy bén và kinh nghiệm nghề nghiệp, cần lường trước được các tình huống có
thể xảy ra với nguồn tin của mình, cần giải thích cho nguồn tin hiểu về các nguy cơ
đó.
3. Kỹ năng điều tra, thu thập thơng tin trong q trình điều tra
3.1.

Kỹ năng quan sát

Sử dụng phương pháp quan sát trong điều tra nói riêng và trong tác nghiệp
báo chí nói chung, tức là nhà báo cần sử dụng tri giác của mình để trực tiếp nhìn
nhận một đối tượng nào đó. Phương pháp này dựa trên nhận thức của cá nhân về
thực tế bằng tri giác. Khác hẳn với quan sát thơng thường mang tính chất ngẫu
nhiên, quan sát của nhà báo là có mục đích.
Hoạt động quan sát của con người thường có nhiều cấp độ. Phương pháp quan
sát nằm trong cấp độ cao nhất là quan sát lý tính. Nó kết hợp hàng loạt những
phương pháp nhận thức khác như lựa chọn, phân tích, tổng hợp, phán đốn, suy
luận logic… Quan sát ở đây khơng chỉ cịn riêng ý nghĩa là “nhìn” mà là sự phối
hợp đồng bộ của các giác quan và các phương pháp nhận thức khác.
Đối tượng quan sát có thể là con người (một hoặc nhiều người với đầy đủ biểu
hiện về thái độ, hành vi) hoặc một sự vật, một sự việc,… Phương pháp này xuất
16


hiện xuyên suốt quá trình điều tra của mỗi nhà báo, mang lại dữ liệu giúp nhà báo
lượng định, đánh giá tình hình, đồng thời cịn có thể giúp lưu lại bằng chứng cứ
quan trọng (khi quan sát bằng các thiết bị như máy ảnh, máy quay) giúp nhà báo
đạt được hiểu quả cao trong điều tra.
Chính vì vậy, ở những thời điểm quan trọng, việc quan sát còn mang lại hiệu
quả có tính quyết định. Ngồi ra, hiệu quả quan sát còn phụ thuộc vào phẩm chất
cá nhân, kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp của nhà báo.

Trong hoạt động báo chí, quan sát có thể được tiến hành qua các bước kết hợp
như: Quan sát từ bộ phận đến toàn thể; Quan sát từ gần đến xa; Quan sát trong sự
vận động; Quan sát trong sự so sánh v.v…Ưu thế lớn nhất của phương pháp quan
sát là sự tin cậy, xác thực của những điều đã trực tiếp nhìn thấy.
• Những lưu ý khi quan sát
+ Phóng viên muốn quan sát tốt nhất cần có sự tập trung cao độ và cố gắng phân
tích, so sánh đối tượng với một đối tượng tham chiếu đã biết, để tạo sự liên tưởng,
khiến việc ghi nhớ thông tin được tốt hơn, Ví dụ: khi tiếp xúc gần với đối tượng
cần quan sát, nên thầm đưa ra những nhận xét: màu tóc, chiều cao so với mình,
trang phục, cách giao tiếp đối với những người xung quanh, hành vi,….
+ Nhìn nhận sự việc trong tổng thể và tuyệt đối không được bỏ qua chi tiết nhỏ nào
ngay cả chi tiết tầm thường, nhỏ nhoi. Điều tra cần kết hợp việc quan sát với sự
phân tích logic, kỹ lưỡng với lịng kiên trì.
+ Nhà báo phải tuyệt đối cẩn trọng và khéo léo để tránh mình có thể đối mặt với
những nguy hiểm.

17


3.2.

Kỹ năng tiếp cận phỏng vấn

Trước khi sử dụng kỹ năng phỏng vấn, nhà báo điều tra cần thực hiện thành
cơng kỹ năng tiếp cận, giao tiếp thậm chí là thuyết phục những đối tượng mình
muốn phỏng vấn. Nhà báo phải biết mình đặt các câu hỏi gì, sử dụng cách tiếp cận
tâm lý nào tốt hơn cả để chiếm đc cảm tình của người được phỏng vấn.
Phỏng vấn là một cách khai thác và thu thập thông tin dưới hình thức hỏi
chuyện người khác. Mục đích của nó là để thu thập những thông tin cần thiết, giúp
người viết nắm được những khía cạnh có liên quan đến con người, sự kiện, sự việc,

vấn đề… để có thể phản ánh chúng một cách chính xác, kịp thời trong các tác
phẩm báo chí của mình .
• Những lưu ý khi phỏng vấn
+ Tùy vào từng đối tượng mà nhà báo sẽ có cách phỏng vấn và tiếp cận riêng.
Nhưng một khi đã tiếp cận, phỏng vấn để lấy thông tin phục vụ cho tác phẩm điều
tra thì nhà báo cần cố gắng ghi âm và giữ gìn bằng chứng cuộc trị chuyện để đề
phịng mọi trường hợp xấu có thể xảy ra cho bản thân, cho tác phẩm và cơ quan
báo chí của mình. HÃY LN GHI ÂM – điều đó giúp bạn theo dõi được tâm tư
của người đối thoại và tránh được những trục trặc tiếp theo, nếu như nhân chứng từ
chối nói.
+ Khơng như phỏng vấn thơng thường, phỏng vấn điều tra sẽ không sử dụng những
câu hỏi văn bản mà nó sẽ sử dụng những câu hỏi nằm trong đầu nhà báo thực hiện,
dựa vào từng đối tượng cụ thể mà nhà báo linh hoạt trong việc hỏi chuyện, ở cả
khía cạnh nội dung và cách thức.
+ Nếu may mắn ghi được hình hay ghi âm được cuộc phỏng vấn, việc đầu tiên cần
làm là sao chép tư liệu phỏng vấn phòng khi dữ liệu bị thất lạc hoặc hỏng. Khi lưu
cần tổng hợp tất cả những tư liệu; video, audio, tư liệu chép tay, hình ảnh của cùng
18


một đối tượng, sự việc lại để tiện cho việc tìm kiếm. Các tư liệu cần lưu thành 2
bản, tránh bị virus hoặc thất lạc ổ nhớ.
+ Đương nhiên nhà báo cần xem lại tư liệu nhiều lần phần trả lời của đối tượng để
đảm bảo hiểu rõ nội dung của cuộc trị chuyện đồng thời có thể tìm xem có chi tiết,
manh mối nào mới giúp cho việc điều tra tiến xa hơn không?
3.3.

Kỹ năng nhập vai

Trong nhiều trường hợp, nghiệp vụ nhập vai không được tán thành, nhưng

trong nhiều vụ điều tra của báo chí nếu thiếu nghiệp vụ này, bí mật sẽ khơng được
phanh phui, cơng lý khơng được thực thi. Chính vì vậy, điều quan trọng đối với
nhà báo là phải suy nghĩ một cách thông suốt và có tính tốn chiến lược để gia tăng
nhiều nhất thành công và hạn chế tối đa những rủi ro khi tiến hành nhập vai.
• Yêu cầu khi lựa chọn phương pháp nhập vai
+ Đề tài phải mang tính lợi ích cơng lớn.
+ Có chứng cứ cho thấy đúng là có hành động vi phạm.
+ Việc nhập vai chỉ nên sử dụng trong trường hợp chống lại tội phạm hoặc có hành
vi sai trái nghiêm trọng.
+ Khơng bao giờ được đặt bẫy đối tượng điều tra.
+ Cuối cùng, nhà báo phải đảm bảo bài viết được cơng bằng nhất.ư
• Nguyên tắc khi nhà báo nhập vai
+ Chỉ nhập vai khi đó là cách tốt nhất để thu thập thơng tin, phải đảm bảo có sự
chuẩn bị ở mức tốt nhất. Cẩn trọng trong từng bước đi, chừng nào không chắc
thắng thì khơng đánh.

19


+ Phải diễn tròn vai khi nhập vai. Nhà báo cần “học thuộc kịch bản” đặt ra từ đầu,
có kiến thức về vai mình đang nhập.
+ Mặc dù đang đóng vai cụ thể, nhưng nhà báo phải luôn tỉnh táo để giữ được tâm
thế bình tĩnh, giữ “một cái đầu lạnh”. Phải kiểm sốt được tình hình, mọi việc, đảm
bảo sự việc diễn ra theo tự nhiên đúng bản chất vốn có của nó, tránh làm sai lệch
sự việc.
+ Và cuối cùng, LN BẢO ĐẢM AN TỒN ở mức cao nhất. An tồn ở đây
khơng chỉ là đối với nhà báo mà cịn là đối với cơ quan báo chí, đảm bảo ngun
tắc chiến thắng mà khơng có tổn thất.
3.4.


Kỹ năng tự bảo vệ trong quá trình tác nghiệp điều tra

Các vấn đề thường khó và nhạy cảm. Vì vậy, phịng viên thực hiện phải chịu
nhiều áp lực về tính mạng (bản thân, gia đình), cấp trên (khi đưa ra ý tưởng đề tài
và khi bị giục bài) ; đồng nghiệp (làm được nhiều bài và tốt hơn), dễ dính vào
những vụ kiện cáo (nhẹ thì bị kiện rồi đính chính thơng tin; nặng thì bị xử phạt
hành chính, nặng hơn thì bị thu hồi thẻ nhà báo và có thể đi tù chỉ vì lời nói của
mình diễn đạt khác ý của người ta)…Mỗi khi phóng viên xảy ra lỗi gì mà phải nộp
phạt thì phóng viên sẽ phải chịu phạt 50% cịn lại tồ soạn sẽ trả
Tự bảo vệ có thể hiểu là cá nhân đó cần có kiến thức, cách ứng xử phù hợp nhất
trong hoàn cảnh nhất định để tự che chở mình, chống lại sự xâm hại của kẻ khác.
3.4.1. Kỹ năng kiểm sốt tình hình
Để cuộc điều tra đạt độ an tồn cao, nhà báo cần có sự chuẩn bị tốt trước khi nhập
cuộc bằng những kiến thức về địa bản, đối tượng điều tra cũng như các trang thiết
bị cần thiết.
- Thứ nhất là tìm hiểu về địa bàn thực hiện điều tra.
- Thứ hai cần kết nối với người địa phương.
20


- Thứ ba là phải hạn chế thực hiện điều tra một mình.
- Thứ tư, chuẩn bị kỹ về thiết bị tác nghiệp bí mật hoặc địa hình hiểm trở.
- Thứ năm, giữ bí mật về cuộc điều tra.
- Thứ sáu, cần xây dựng phương thức điều tra theo nhóm.
- Cuối cùng, cần giữ bí mật về thơng tin khi tác nghiệp.
3.4.2. Kỹ năng thốt hiểm
Nếu khơng hình thành cho bản thân kỹ năng thốt hiểm thì phóng viên điều
tra sẽ khó có thể tự xoay xở được như khi đối chọi với những nguy hiểm ảnh
hưởng đến an toàn tính mạng.
Phóng viên cần tính tốn cho vai diễn để nhập vai tốt. Trong trường hợp

không may đối tượng vẫn nghi ngờ thậm chí phát hiện được thiết bị của phóng
viên, khi cảm thất khơng cịn đường thốt thì phóng viên nên cơng khai danh tính
thật, nếu khơng gặp bất lợi lắm thì nên hơ lớn lên mình là nhà báo. Nếu sau đó, bị
đánh thì tạm coi có cơ sở để sau đó kiến nghị khởi tố thủ phạm với tội danh chống
người thi hảnh công vụ. Ngay sau đó, đi tố cáo mọi chuyện với cơ quan hữu trách.
Trong trường hợp, nhà báo bị đối tượng phát hiện thân phận và bị “bắt giữ”
khi khơng có vịng ngồi hỗ trợ thì phải tìm mọi cách để thơng tin về cơ quan báo
chí. Đối với nhà báo, trước khi đi cơng tác, nhất thiết phải báo các chính xác nơi
tác nghiệp, tình hình cụ thể của mình với cơ quan. Đồng thời, nhà báo cũng cần tạo
phím tắt trong điện thoại để trong trường hợp khẩn cấp gọi điện về báo cho lãnh
đạo cơ quan của mình. Điều này sẽ giúp cho lãnh đạo cơ quan sẽ biết cách để xử lý
tình huống, tìm cách giải cứu.
3.4.3. Kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ
Thứ nhất nguy cơ “đổ” đề tài

21


Thông thường khi làm điều tra, nên các định cho bản thân sau 2 ngày phải có
được thơng tin, manh mối cơ bản ban đâú để có thể triển khai đề tài. Nếu chưa có
gì trong tay, có thể cân nhắc đến việc dừng lại để tài đó.
Thứ hai, nguồn tin bị mua chuộc, bất hợp tác với phóng viên
Nhà báo cần chuẩn bị mọi tình huống có thể xảy ra, thậm chí tình trạng có thể
ngược lại với những gì nhà báo cảm nhận, nghe tin, nhận đơn tố cáo trước đó. Có
thể vì nhiều lý do, người tố cáo quay ngoắt, không hợp tác với nhà báo nữa, có thể
bên bị tố cáo đã dung nhiều tiền hoặc những cách thức khác để mua chuộc nguồn
tin để nguồn tin dừng việc phối hợp với phóng viên… Khi đó, nhà báo cần thuyết
phục để nguồn tin tình nguyện nói chuyện, cung cấp thơng tin cho mình.
Thứ ba, trước khi cơ quan chức năng kiểm tra, bắt giữ, có thể thơng tin đã bị lộ,
hiện trường đã khơng cịn

Khi gặp phải trường hợp như thế này, phóng viên vẫn phải tiếp tục phản ánh
thực trạng những hành vi sai trái. Trong thực tế cho thấy, khi phối hợp với đoàn
kiểm tra hay các cơ quan chức năng phóng viên khơng thu được kết quả gì hoặc
khơng thể hiện được tồn bộ sự thật do nhiều cơ quan chức năng không muốn phát
hiện bất cứ vụ việc trái pháp luật nào xảy ra trên địa bàn của mình. Lúc này, phóng
viên có thể liên hệ, làm việc với các cơ quan chức năng có trách nhiệm cao hơn để
kiểm sốt thơng tin. Nếu không được nữa, nếu đủ chứng cứ và bản lĩnh, phóng
viên có thể cung cấp kết quả điều tra độc lập của mình.
3.5.

Kỹ năng thẩm định, phân tích và xử lý thông tin

Mọi thông tin nhận được khi điều tra cần phải được thẩm định tính chính danh
và đó phải là nguồn tin mới, chưa nơi nào khai thác. Phóng viên thực hiện cần phải
có khả năng tiếp cận, xác minh và xử lý thông tin. Không nên phơi bày tất cả
những gì mình biết lên báo, hãy giữ lại 1 phần để đảm bảo an toàn (biết 10 viết 6)
22


• Các bước thẩm định, phân tích và xử lý thơng tin

Thu thập
thơng tin
Xử lý
thơng
tin

Đánh
giá


Đối
chiếu

Phân
tích

+ Thu thập thơng tin là q trình xác định nhu cầu thơng tin, tìm nguồn thông tin,
thực hiện tập hợp thông tin theo yêu cầu nhằm đáp ứng mục tiêu đã được định
trước.
+ Đánh giá là sự kiểm nghiệm về tính chính xác và các mối liên quan của thơng tin
đó.
+ Phân tích là q trình kiểm tra và quyết định liệu thơng tin đó có giá trị và phù
hợp với nội dung tác phẩm không. Thông thường, nhà báo được cung cấp thông tin
qua các kênh sau: người dân địa phương, mạng lưới cộng tác viên, các đầu mối
buôn bán, các cơ quan thực thi pháp luật…
23


+ Đối chiếu là quá trình so sánh hai hay nhiều sự việc, chi tiết, số liệu, dữ kiện,
nguồn tin để tìm kiếm sự tương đồng, khác biệt, tính hệ thống trong những thông
tin mà nhà báo thu nhận được.
+ Xử lý thông tin là khâu cuối cùng của quy trình nhắm xác định thơng tin nào sẽ
đưa vào tác phẩm, thông tin nào không, thông tin quan trọng và thông tin bổ trợ,
thông tin nào để dành cho các số tiếp theo hoặc cất giữ trong hồ sở lưu trự để làm
“vũ khí tự vệ”
Đơi khi, do một số lý do khiến quá trình tìm ra sự thật của phóng viên thất bại.
Có thể do phóng viên vội vã muốn trở thành người đầu tiên công bố tin tức hay do
phóng viên cơng bố thơng tin khi nó chưa hồn chỉnh, cịn sai sót. Thậm chí, do
nguồn cung cấp thơng tin khơng chính xác hoặc giả dối. Do q trình xác minh
phức tạp, ngay cả khi nguồn tin nhiệt tình giúp đỡ hay do nhiều bằng chứng trái

chiều gây khó khăn trong việc thẩm định thơng tin,…
• Một vài kinh nghiệm khi xử lý thông tin:
+ Nên sử dụng sơ đồ tư duy – cơng cụ giúp hình thành ý tưởng một cách mạch lạc
và phát triển ý tưởng ban đầu thành một đề tài hoàn chỉnh.
+ Tiếp theo nên đưa câu chuyện về gần với công chúng. Theo quy luật tự nhiên,
cơng chúng có xu hướng thích những thứ gần gũi và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc
sống của họ.
+ Nên chia các thông tin theo luận cứ và luận chứng để chứng minh cho luận điểm.
Khi những thông tin dẫn chứng, luận cứ, luận điểm đầy đủ mới đưa ra được những
luận chứng xác đáng, kết luận chính xác.
+ Loại bỏ những yếu tố bình luận trong thông tin hay phần dư hạt nhân của thông
tin như dư luận xã hội, nhận xét của người đưa tin,…
24


4. Nguyên tắc tác nghiệp khi thực hiện báo chí điều tra
4.1.

Được sự đồng ý và luôn giữ mối quan hệ trong suốt quá trình điều tra

Nhà báo khi điều tra trong trường hợp nào cũng cần phải có sự đồng ý của tòa
soạn. Khi tòa soạn cảm thấy sự vật, sự việc vấn đề “đủ nóng”, có ý nghĩa xã hội,
xứng tầm thì mới tiến hành điều tra. Cùng với đó, mọi đường đi, nước bước phải
được ban biên tập thơng qua. Điều này giúp tịa soạn vừa nắm rõ được tổng thể
hoạt động, cơng việc của phóng viên vừa có thể hỗ trợ kịp thời phóng viên trong
quá trình tác nghiệp.
Nhiều cơ quan báo chí đã ban hành bộ quy tắc tác nghiệp, trong đó có quy
định cụ thể về việc phóng viên khi thực hiện điều tra phải báo cáo với tòa soạn.
Đơn cử như báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, báo này quy định rõ, nhà báo
điều tra, đặc biệt là điều tra nhập vai phải ln báo cáo cho tịa soạn từ khâu lên kế

hoạch, chuẩn bị đi tác nghiệp, liên tục cập nhật thông tin , diễn biến vụ việc cho
những người chịu trách nhiệm.
Khi sự việc có diễn biến bất ngờ, nằm ngồi dự liệu, phóng viên cần phải liên
lạc trở lại với toàn soạn để xin ý kiên, tránh hành động tự phát, xốc nổi. Mối liên
hệ tích cực hai chiều giữa phóng viên với tịa soạn sẽ tạo nên sức mạnh tập thể,
giúp phóng viên khơng đơn độc khi tác nghiệp, đồng thời cũng thể hiện được trách
nhiệm, tính chuyên nghiệp và vị thế của chính cơ quan báo chí đó.
4.2.

Ngun tắc “chắc thắng”

Bản thân nhà báo khi bắt tay vào điều tra, phải tự đánh giá, ước lượng được
những vấn đề mà mình phải đối mặt, các tình huống mà mình có thể sẽ gặp, những
câu chuyện phát sinh. Nhà báo phải liên tục tự đặt các câu hỏi và tự mình tìm câu
trả lời, giải quyết ngay ở giai đoạn “tiền điều tra”. Nếu cảm thấy có cơ sở, có kết
quả, có thể chắc thắng thì mới tiến hành đi thực địa. Nếu khơng có những điều này,

25


×