Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

MỘT số vấn đề NGHIÊN cứu NHÂN CÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.5 KB, 100 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
Đồng Chủ biên:
GS.VS. Phạm Minh Hạc
PGS.TS. Lê Đức Phúc

LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng
đến phát triển nguồn lực con người, coi đó là yếu tố cơ bản để phát triển xã
hội, tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Để tạo được nguồn nhân lực, đáp
ứng những địi hỏi ngày càng cao trong bối cảnh tồn cầu hoá kinh tế và chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp
hành Trung ương (khoá VIII) Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã nêu yêu cầu xây dựng năm đức tính của
con người Việt Nam trong giai đoạn mới. Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp
hành Trung ương (khoá IX) nhấn mạnh “Nâng cao chất lượng, hiệu quả
nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam theo năm đức tính được xác định
trong Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII)… Đẩy mạnh giáo dục về chủ nghĩa
xã hội, bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, tạo chuyển biến rõ
rệt về bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống năng lực, trí tuệ người Việt Nam…”
Nhằm cung cấp cho bạn đọc tài liệu nghiên cứu và tham khảo về vấn
đề nhân cách con người, góp phần quán triệt sau hơn Nghị quyết Trung ương
5 (khoá VIII) và Nghị quyết Trung ương 10 (khoá IX), Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia xuất bản cuốn sách “Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách” do GS.
VS. Phạm Minh Hạc và PGS. TS. Lê Đức Phúc chủ biên.
Cuốn sách gồm một số bài viết đi sâu phân tích vấn đề nhân cách dưới
góc độ tâm lý học, các khía cạnh lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu nhân
cách con người; cách tiếp cận và phương pháp luận nghiên cứu nhân cách;



các mặt chủ yếu trong cấu trúc nhân cách như: nhu cầu, động cơ, thái độ, ý
thức, v.v…, trên cơ sở đó xây dựng mơ hình nhân cách con người Việt Nam
thời kỳ mới, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước
Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc
Tháng 8 năm 2004
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

LỜI NÓI ĐẦU
Thế kỷ XXI đang mở ra những triển vọng to lớn đối với việc tiếp tục đổi
mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh.
Sự nghiệp đó địi hỏi phải “phát triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực
trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố”. Đây cũng là tên Chương trình
khoa học – cơng nghiệp cấp nhà nước 2001 – 2005, mã số KX05, trong đó có
đề tài KX05-07 với tiêu đề: “Xây dựng con người Việt Nam theo định hướng
xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc
tế”
Một trong những nhiệm vụ của đề tại này là nghiên cứu sự phát triển
nhân cách con người Việt Nam đáp ứng những yêu cầu thời đại.
Trong thời gian đầu, nhóm nghiên cứu đã xác định những cơ sở lý luận
và phương pháp luận, tạo sự định hướng thống nhất cho quá trình thực hiện.
Cuốn sách này bao gồm những bài viết của nhiều tác giả về nhân cách,
được bàn xét chủ yếu từ góc độ tâm lý học và chia thành ba phần cơ bản: Lý
luận, phương pháp luận và phương pháp. Mong rằng những nội dung đã trình
bày ở đây sẽ được độc giả quan tâm và góp ý với sự thơng cảm về những
thiếu sót của chúng tôi.
Hà nội, tháng 5 năm 2004
CÁC TÁC GIẢ



Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
A. NGHIÊN CỨU CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH CON NGƯỜI
GS.VS. PHẠM MINH HẠC
I. Về khái niệm con người, cá thể và cá nhân
Con người với tư cách là tột đỉnh tiến hoá của thế giới sinh vật, và tiếp
tục phát triển thành cá thể, cá nhân và nhân cách. Khi con người là đại diện
của loài ta gọi là cá thể. Với tư cách là thành viên xã hội ta gọi nó là cá nhân
như là một thực thể độc lập, và khi nó có đủ khả năng để trở thành chủ thể
của hoạt động học tập, lao động, vui chơi, con người trở thành nhân cách.
Nội hàm của bốn khái niệm này thật ra có phần đan xen lẫn nhau,
chồng lấn lên nhau. Cách phân biệt các nội hàm vừa trình bày ở đây là một
cách, tất nhiên là rất tương đối. Theo đó, nhiều khi người ta nói "cá thể người”
là thành phần của loài người đã bứt ra khỏi loài vật vừa chứa đựng thành tựu
tiến hoá của thế giới vật chất, nhất là của thế giới sinh vật, tức là vẫn chịu sự
chi phối của các thế giới đó, vừa thốt ra ngồi vịng cương tỏa của các thế
giới đó, tức là đứng ngoài sự chi phối của các thế giới đó: vừa chịu tác động
của các quy luật trong vũ trụ (luật "trường"...) vừa chịu tác động của các quy
luật sinh vật, vừa bắt đầu chịu tác động của các quy luật xã hội.
Tiến lên một bước nữa trong thang phát triển ta có "cá nhân người":
một thành viên của xã hội, kẻ mang tổng hòa các quan hệ xã hội, vừa chịu
ảnh hưởng của chúng, vừa góp phần tạo ra chúng. Từ đây sự tồn tại và phát
triển của con người sau khi cơ thể, nhất là não bộ đã định hình xong ở tuổi
thiếu niên (13-14 tuổi), và đến tuổi thanh niên (trên dưới 20 tuổi) chủ yếu diễn
ra ở ngoài cơ thể, theo quy luật xã hội, hay nói chính xác hơn, theo quy luật
xã hội - lịch sử hay lịch sử - văn hoá. Và bậc thang tiếp theo, cũng là bậc
thang cao nhất, là “nhân cách người" - chủ thể của hoạt động, đưa tính cá thể
lên trình độ khá hồn chỉnh, tính cá nhân (cá tính) lên trình độ mới với nét đặc


trưng là con người phân biệt được khách thể và chủ thể: phân biệt được tồn

tại ở ngoài tác động vào ta, tác động ở trong ta vào ta, phân biệt khi nào bản
thân ta là chủ thể, khi nào bản thân ta là khách thể. Mác và Ăngghen trong
Tuyên ngôn của Đảng cộng sản đã nhấn mạnh đến cá tính con người.
Anhstanh cũng đã khẳng định: "Đơi khi người ta coi nhà trường chỉ là công cụ
chuyển giao phần lớn kiến thức đến thế hệ trẻ. Nhưng sự thật khơng phải như
vậy. Tri thức thì khơ cằn, cịn nhà trường thì phải phục vụ cuộc sống sinh
động. Nhà trường phải phát triển ở cá thể các phẩm chất và năng lực có giá
trị cho cuộc sống xã hội. Nhưng nói như vậy khơng có nghĩa là phá hủy các
cá nhân hay các cá nhân trở thành các công cụ đơn thuần của cộng đồng,
như những bầy ong, đàn bứớm. Một cộng đồng toàn những cá thể đồng loạt
giống nhau, khơng có độc đáo cá nhân và mục đích cá nhân - thì sẽ là một
cộng đồng nghèo, khơng có khả năng phát triển. Ngược lại, nhà trường phải
có mục tiêu là đào tạo ra những cá thể suy nghĩ và hành động độc lập những người này coi việc phục vụ xã hội là có ý nghĩa sống cịn của mọi
người". Và, như đã trình bày ở trên khi nói về hoạt động, con người với tư
cách là "nhân cách người" đặt ra được mục đích của hoạt động, có động cơ
(động lực nội tại) và biết vận hành các điều kiện khách quan để tạo ra thao
tác, hành động và từng hoạt động cụ thể và cả dòng hoạt động (dịng đời) để
đạt từng mục đích cụ “thể" đến mục đích bộ phận và cuối cùng là mục đích
của cuộc đời (đường đời, cuộc sống, lý tưởng), thể hiện một lối sống, một
nhân sinh quan, một thế giới quan. Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã mong muốn mỗi cá nhân con người phải có tính
độc lập, có cá tính.
Khái niệm người, con người hết sức phức tạp, nhiều khi người ta gọi là
"tồn lại người” - một tồn tại mang các đặc điểm của con người, lồi người, xã
hội. Có khi người ta gọi con người là một hệ thống tích hợp mang cả đặc
điểm của vũ trụ, giới sinh học, xã hội, sinh lý, tâm lý, chứa đựng tất cả các
cấp độ (hình thức) phản ánh: cơ học, sinh học, xã hội, tâm lý. Đến đây ta tiếp
cận vấn đề cấu trúc người.



Cấu trúc người, cấu trúc nhân cách là vấn đề rất phức tạp, rất khó, phải
dày cơng nghiên cứu. Cấu trúc con người bao gồm cả cấu trúc nhân cách,
không chỉ ở trong con người mà cịn nằm ở ngồi con người. Điều này phù
hợp với quan niệm của Mác: "Trong tính hiện thực của nó, bản chất con
người là tổng hỏa các mối quan hệ xã hội". Đây là tinh thần cốt lõi của
phương pháp tiếp cận lịch sử - xã hại, hoạt động - nhân cách đối với việc
nghiên cứu con người. Chúng ta có thể tiếp thu các quan niệm trên, đặt toàn
bộ cấu trúc người trong mối quan hệ giữa bản thân với bản thân, và một loạt
quan hệ khác mình và người khác, bản thân với xã hội, với tự nhiên và với vũ
trụ, v.v.. Trước mắt, chúng ta tập trung vào vấn đề con người và xã hội.
Chẳng hạn như giải quyết như thế nào mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi
ích tập thể, lợi ích nhà nước phù hợp với cơ sở khoa học của nó để sử dụng
con người với tư cách là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội
Nghiên cứu cấu trúc người nói chung, cấu trúc tâm lý, cấu trúc nhân
cách nói riêng, phải đề cập một loạt cặp phạm trù sau đây
Đi theo các khái niệm này, các cặp phạm trù này là các quan niệm khác
nhau về cấu trúc của con người như thể xác – tâm hồn. Còn tâm linh là gì?
Có cái gọi là tâm linh khơng? Trong tiếng Việt ta bắt gặp “ba hồn, bảy vía”,
“hồn xiêu phách lạc”, v.v… Có phải đây là các đại lượng trong cấu trúc con
người khơng? Trong đó, khái niệm con người là khái niệm cơng cụ trung tâm
của chương trình nghiên cứu con người, vì vậy đề tài phương pháp luận và
các đề tài khác phải quan tâm thích đáng đến khái niệm này. Chắc chắn
chúng ta phải thảo luận nhiều lần, ở đây dừng lại nói thêm một cách khái
quán về khái niệm cực kỳ phong phú này. Từ xa xưa cho đến bây giờ vẫn còn
tồn tại một cách hiểu con người như là một tồn tại thần bí. Có lúc người ta lại
coi con người như là cây sậy biết nói. Hiểu như vậy thì chỉ thấy (hoặc nhấn
mạnh) khả năng nói dường như quyết định cuộc đời. Có khi lại thấy khơng
hiểu nổi chính mình, nên có giả định rằng hình như trong mỗi người trần mắt
thịt mà ta trơng thấy lại có một con người bé xíu - con người tâm linh, mắt ta
không thấy, con người "tí hon" này điều khiển con người thể xác kia. Theo



cách nhìn này, con người mà ta thấy được chỉ là một thân xác giống như
mn lồi trên trái đất. Cịn cái phần khó hiểu kia thuộc về con người "tí hon”
vơ hình đầy ma lực, và do đó đầy bí ẩn. Nhưng cứ quan sát kỹ, suy ngẫm
sâu, điểm qua các thành tựu triết học, tâm lý học. v.v. dần dần thấy ra chẳng
làm gì có con người "tí hon” trong con người thân xác, mọi thứ do con người
làm ra cũng từ con người thân xác này cả. Nhưng thân xác con người, nhìn
nột cách kinh nghiệm chủ nghĩa, đâu có khác gì mấy so với các loại động vật
bậc cao, cũng phải ăn, uống, sinh đẻ, sống chết. Thế là người ta đưa ra lý
thuyết "con người bản năng", con người là một tồn tại sinh vật, hoặc có người
cho con người từ lúc hình thành tế bào trứng đến lúc 2 tuổi là tồn tại sinh vật,
và theo đây mọi sự sống của con người, mọi thứ do con người làm ra đều bắt
nguồn từ bản năng. Đúng là con người có bản năng, nhưng bản năng ở
người khác nhiều, khác về chất so với bản năng của động vật. Quan sát hàng
ngày về cách ăn, cách ở, cách bảo tồn và phát triển loài, v v; cũng đủ giúp
chúng ta hiểu ra một chân lý triết học như Ph.Ăngghen đã chỉ ra, bản năng
của con người đã được ý thức hóa. Thật khó chó thể chấp nhận cái lý thuyết
"con người bản năng" được.
Trong thời đại văn minh cổ đại, ta đã thấy vai trò của công cụ lao động
quyết định sự tiến bộ của lồi người nên có lúc người ta đưa ra khái niệm
"con người kỹ thuật” để chỉ tồn tại sống có đặc trưng là biết sử dụng công cụ
lao động. Khi xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp, có thể chế xã hội, và
con người sống trong vịng cương toả của các thể chế xã hội thì xã hội nào
cũng có chính tri của nó, từ đó nảy sinh lý thuyết "con người chính trị", mọi
ứng xử của con người đều có tính chất chính trị. Lý thuyết này gần với lý
thuyết "con người xã hội" - con người là tồn tại xã hội.
Các lý thuyết trên: "con người bản năng”, "con người kỹ thuật", "con
người chính trị", "con người xã hội"... đều nói lên một tiêu chí cực kỳ quan
trọng của con người. Nói tổng quát hơn, bản chất con người khơng phải là cái

gì có sẵn, hay là cái gì nhất thành bất biến, mà bản chất con người là cái gì
đó được hình thành nên hay bộc lộ ra trong cuộc sống của nó. Trong cuộc


sống bằng hoạt động của bản thân, con người mới chịu tác động của các
quan hệ xã hội và nhờ đó con người hội nhập vào các quan hệ đó, góp phần
củng cố, phát triển các quan hệ đó. Tồn bộ tồn tại khách quan xung quanh
con người tác động vào con người thông qua các quan hệ xã hội (quan hệ
sản xuất, quan hệ chính trị, quan hệ giai cấp, quan hệ cộng đồng, quan hệ
nhóm. v.v.), hoặc dưới hình thức của các quan hệ xã hội mà tác động vào con
người. Ngược lại, con người có tác động trở lại vào tồn tại khách quan (môi
trường tự nhiên, mơi trường sinh sống, gia đình, các quan hệ, thể chế xã hội,
v.v.). Con người bao giờ cũng cùng với những người khác (nhóm, cộng đồng,
giai cấp, dân tộc, v.v.) lao động, học tập vui chơi, đấu tranh, xây dựng. Chính
trong q trình học tập, lao động... đó con người thiết lập nên các mối quan
hệ xã hội.
Có một số nhà nghiên cứu lo ngại quá nhấn mạnh tính xã hội trong con
người thì coi nhẹ phần thể xác. Hay nói như trong tiếng Việt: nặng về -phần
"Người", nhẹ về phần "Con". Họ đưa ra quan niệm coi con người là tồn tại
sinh vật - xã hội (có người coi đứa trẻ sơ sinh đến lúc 2 tuổi là tồn tại sinh vật,
và sau 2 tuổi là tồn tại xã hội). Thật ra, quan niệm này khơng khác gì lắm so
với quan niệm coi con người như là "Cây gậy biết nói". Mới nghe tưởng như
đó là một quan niệm phù hợp với thực tế khách quan: con người có thể xác
và có tâm hồn, có bản năng và có ý thức, có vật chất và có tinh thần... Nhưng
thử hỏi con người có "xác" mà khơng "hồn” thì đâu cịn là con người! ở con
người bình thường, cuộc sống bản năng cũng đã được ý thức hoá, ở con
người khơng bình trường, tức là con người bệnh hoạn, con người sa đọa, con
người của bộ máy phát xít, diệt chủng là những con người trở lại với thú tính,
đâu cịn cơ chế "ý thức hố".
Gần đây, có một số tác giả lại đưa ra quan niệm con người như là “cái

máy có suy nghĩ", “cái máy biết lựa chọn", "cái máy biết yêu đương", các
rôbốt. Đúng là trong hoạt đồng thần kinh của con người cũng như trong cuộc
sống của con người có cơ chế tự điều chỉnh, tự thích nghi, sáng tạo... hết sức
hồn thiện mà khơng có một máy nào sánh kịp, tuy có khoa học phỏng sinh


dựa vào cơ thể một số động vật và người lập mơ hình sáng tạo ra máy móc.
Người ta sáng chế ra máy tính, vi xử lý, máy đánh cờ, máy làm thơ... Có thể
một số thao tác hay cơng việc nào đó trong cuộc sống hàng ngày được
chương trình hóa đến khi rất hợp lý thì thành thói quen tốt, làm cho cuộc sống
thoải mái, nhẹ nhàng, ít tốn năng lượng mà hiệu quả lại cao. Nhưng con
người vẫn là con người, không phải là cái máy.
Theo quan niệm của chúng tôi, con người, kể cả trẻ em, là chủ thể của
hoạt động. Con người có muốn nhớ thì mới nhớ, con người suy nghĩ, con
người tiếp thu... Mỗi người là chủ thể của hoạt động, hoạt động lao động,
hoạt động vui chơi, hoạt động học tập...và khi ấy con người có nhân cách. Ví
dụ, khi trẻ chơi thì rõ: đúng là trẻ miệt mài, say sưa, có thể nói dường như
quên hết mọi thứ, tức là nó là chủ thể của hoạt động vui chơi, cốt được chơi.
Người lao động cũng vậy, bình thường họ làm một cách nghiêm túc, có trách
nhiệm, có lương tâm và nhắm tới sản phẩm mà lao động phải đạt tới theo quy
trình sản xuất, được xã hội chấp nhận, trân trọng, đánh giá cao, nói tóm lại,
theo thang giá trị của nhóm người, cộng đồng hay xã hội. Như vậy, mỗi người
phải tự (có thể có sự giúp đỡ của người khác! Chẳng hạn như thầy giáo,
người cùng nhóm trong một quy trình sản xuất, v v) tiến hành hoạt động trong
các mối quan hệ xã hội, theo các thể chế xã hội, luật pháp nhà nước, từ nhà
trường, gia đình đến quy định của nơi sản xuất, vui chơi.. Nói con người là
chủ thể của hoạt động là khẳng định các cấp độ, con người thể xác, con
người tâm hồn, tâm lý, tâm linh, con người ý thức, con người sinh vật xã hội văn hóa... Đồng thời tồn bộ sự tồn tại người ở các cấp độ ấy cũng vận động
trong sự phát triển nhân cách.
II. Khái niệm nhân cách

Tâm lý học nhân cách giữ vị trí trung tâm của cả hệ thống khoa học về
con người, vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn. Đối với mọi lĩnh
vực liên quan đến yếu tố người, từ cơng tác chính trị, kinh tế, quản lý, tổ
chức, đến giáo dục, y tế...


Hơn nửa thế kỷ qua, nhờ vận dụng sáng tạo lý luận duy vật biện chứng
về hoạt động của con người vào nghiên cứu thế giới tâm lý, cùng với các
khoa học khác, như triết học, xã hội học, đạo đức học, tâm lý học đã góp
phần làm sáng tỏ một số vấn đề xung quanh nhân cách, như vấn đề bản chất
tâm lý của nhân cách, cấu trúc nhân cách, các con đường hình thành nhân
cách.
Chúng ta khẳng định nhân cách có bản chất xã hội - lịch sử, nghĩa là
nội dung của nhân cách từng con người là nội dung của những điều kiện lịch
sử cụ thể trong xã hội cụ thể chuyển vào thành đặc điểm nhân cách của từng
người. Ví dụ, các cơng trình nghiên cứu tâm lý học sinh phổ thông ở Việt Nam
cho thấy, do sớm tham gia lao động, có đóng góp thật sự vào cuộc sống gia
đình mà trẻ em ta sớm biết lo toan cơng việc hàng ngày của gia đình, tinh
thần trách nhiệm trong nhân cách hình thành. Đồng thời cũng cho thấy phong
thái "sản xuất nhỏ” trọng học sinh chúng ta, vì các em sống và lớn lên trong
các quan hệ của nền sản xuất nhỏ. Nhân cách được hình thành và phát triển
bằng và trong hoạt động của con người: hoạt động là bản thể của nhân cách.
Thế giới tâm lý bao gồm các qua trình nhận thức và tình cảm, ghi nhớ
và chú ý, tính khí và tâm trạng, lời nói và việc làm. Nhưng chừng nào những
hiện tượng tâm lý ấy có thái độ riêng trở thành thuộc tính của chủ thể, chừng
đó mới có thể nói tới nhân cách của chủ thể ấy. Chẳng hạn, nhìn màu sắc đến
mức tinh nhạy, ở đâu có màu sắc là có sự thích thú nhận xét, và cao hơn
nữa, biết "chơi" màu, sáng tạo màu, như vậy là từ tri giác đến hình thành các
thuộc tính nhân cách trong hoạt động nghệ thuật tạo hình. Các thái độ riêng
trở thành thuộc tính riêng – những nét độc đáo này hợp lại thành bộ mặt tâm

lý, thành nhân cách của từng người. Tóm lại, nhân cách là tổ hợp các thái độ,
thuộc tính riêng trong quan hệ hành động của từng người với thế giới tự
nhiên, thế giới đồ vật do loài người sáng tạo, với xã hội và với bản thân. Các
thái độ và thuộc tính ấy chứa đựng ý nghĩa xã hội của nhân cách. Theo cách
tiếp cận hoạt động – giá trị, nhân cách tạo nên giá trị xã hội của hoạt động.
Giá trị ấy được đánh giá (đo đạc) bằng độ trùng hợp (hay độ xa cách) giữa


thang giá trị và thước đo giá trị của chủ thể và của xã hội (nhóm, cộng
đồng…). Từ các cơng trình nghiên cứu con người (1991-1995), chúng tơi đi
đến định nghĩa nhân cách như sau: Nhân cách của con người là hệ thống các
thái độ của mỗi người thể hiện ở mức độ phù hợp giữa thang giá trị và thước
đo giá trị của người ấy với thang giá trị và thước đo giá trị của cộng đồng và
xã hội; độ phù hợp càng cao nhân cách càng lớn.
Nhân cách các danh nhân như nhân cách Nguyễn Trãi, nhân cách Hồ
Chí Minh, … là mẫu hình nhân cách lý tưởng của thời đại; khi độ phù hợp đó
phát triển theo chiều âm (-), tức là ngược chiều với thang giá trị và thước đo
giá trị của cộng đồng và xã hội, thì khi ấy là tình trạng suy thối nhân cách. Độ
phù hợp đó nói lên mối quan hệ giữa con người và cộng đồng, xã hội. Lucien
Seve, nhà triết học Pháp, đã định nghĩa: “Nhân cách là hệ thống hoàn chỉnh
các quan hệ xã hội giữa các hành vi ứng xử”
Định nghĩa của chúng tôi rút ra từ các cơng trình nghiên cứu nhân học,
tâm lý học, giáo dục học tiến hành trong thập kỷ vừa qua, và mặt khác, định
nghĩa này đã và đang có tác dụng chỉ đạo một số cơng trình nghiên cứu nhân
cách người ở nước ta.
Cấu trúc nhân cách
Nói cấu trúc nhân cách là nói tới các thành tố của nhân cách tạo thành
một hệ thống có một cấu tạo trung tâm (cịn gọi là hạt nhân của nhân cách) và
hệ thống quan hệ giữa các thành tố. Các thành tố của nhân cách được xây
dựng nên từ tổ hợp các tính chất của kiểu loại thần kinh, các quá trình nhận

thức, các thái độ xúc cảm, tình cảm và hành động… Ví dụ, khả năng nhận
định nhạy bén, sâu sắc khi giải quyết vấn đề của cuộc sống hay khi tư duy lý
luận, hứng thú nghề nghiệp, tính linh hoạt trong cách đi, cách nói, cách nghĩ,
cách làm, lối sống và quan niệm về thế giới, tinh thần sẵn sàng đem năng lực
của mình góp phần cải tiến, biến đổi, cải tạo xây dựng xã hội... tạo nên một
nhân cách có độ phù hợp cao trong thang giá trị và thước đo giá trị của người
mang nhân cách đó và của xã hội, cộng đồng.


Tất cả các thái độ riêng ấy đều gắn bó với động cơ chung của cả cuộc
sống, cũng như với động cơ cụ thể trong từng hoạt động ở mỗi người. Động
cơ là hạt nhân của nhân cách. Động cơ có thể là sự thích thú, ham mê, ước
mơ, sự khích lệ, điều kiện bảo đảm cuộc sống, phần thưởng, lợi ích, sự đánh
giá, v.v.. Trong đó, động cơ cao nhất là lý tưởng của cuộc đời như: một hình
ảnh đẹp, một chân lý khoa học, một chuẩn đạo đức, một sự nghiệp. Bằng
hoạt động, những điều đó trở thành nhu cầu của cuộc sống ở từng người.
Một động cơ có thể có nhiều mức. Lấy động cơ học tập của học sinh
làm ví dụ. Đi học có thể vì: 1 - Theo bạn mà đi; 2 - Sợ bi Phạt; 3 - Học để có
tri thức, để tìm chân lý; v.v.. tương tự như vậy, cuộc sống là một chuỗi hoạt
động theo nhiều động cơ nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau. Có các
động cơ nhằm thoả mãn các nhu cầu tinh thần, như nhu cầu nhận thức, nhu
cầu tình cảm, nhu cầu giao lưu, v.v. là đặc trưng nổi bật của con người, tạo
nên một nhân cách đẹp, tích cực.
Có thể có nhiều cách để tìm hiểu xem một người có hệ thống động cơ
nào, động cơ nào là động cơ chính. Nhân cách là mối quan hệ giữa các hệ
thống động cơ quy định sự phù hợp trong thang giá trị thước đo giá trị và định
hướng giá trị của người mang nhân cách đó với cộng đồng và xã hội. So sánh
học sinh ngoan và học sinh chậm tiến, như các cơng trình nghiên cứu ở Việt
Nam cho biết, thấy rõ một bên, trẻ vươn tới những gì thuộc xu thế tiến bộ của
xã hội, cịn bên kia, trong q trình suy thối nhân cách ngày càng lao vào

chỗ trở thành nô lệ các nhu cầu bản năng.
Hình thành và phát triển nhân cách
Cùng với nhân học, tâm lý học khẳng định rằng, từ khi có lồi người, sự
phát triển tâm lý, trí tuệ, nhân cách chủ yếu tuân theo quy luật, lĩnh hội đi sản
văn hóa vật chất và tinh thần, do các thế hệ trước để lại trong cơng cụ lao
động, cơng trình kiến trúc, tác phẩm văn học; khoa học, v.v. Tất nhiều, mỗi
người phải có thân thể mới có tâm hồn; tâm lý từng người phải có cơ sở vật
chất là hoạt động thần kinh trung ương. Nhưng nếu người sinh ra khơng ở với
lồi người mà ở với sói - như trường hợp xảy ra với hai em bé Ấn Độ, chỉ đi


bằng hai chân, hai tay, khơng biết nói, khơng biết cười, khơng biết ăn theo
kiểu người, khơng có thói quen và nhu cầu mặc quần áo... thì khơng có một
nét nào của nhân cách con người.
Như vậy, con người vốn sinh ra chưa có nhân cách. Nhân cách là cấu
tạo mới do từng người tự hình thành nên và phát triển trong quá trình sống giao tiếp, học tập lao động, vui chơi, v.v.. Nhân cách khơng có sẵn bằng cách
bộc lộ dần dần các xung đột bản năng nguyên thuy mà một lúc nào đó đã bị
kiềm chế, chèn ép. Bằng các hoạt động xã hội, con người ngay từ khi còn nhỏ
đã dần dần lĩnh hội nội dung loài người chứa đựng trong các mối quan hệ xã
hội có liên quan tới các hoạt động của trẻ. Phương pháp giáo dục có hiệu quả
là tổ chức cho trẻ hoạt động lĩnh hội các nội dung đó mà hình thành nhân
cách, chứ không phải là tạo ra các biện pháp cho phù hợp với mức độ trưởng
thành của trẻ.
Nói theo Lênin, cùng với dòng sữa mẹ, con người hấp thụ tâm lý, đạo
đức của xã hội mà nó là thành viên. Nhân cách của con người hình thành và
phát triển theo con đường từ bên ngoài vào nội tâm, từ các quan hệ với thế
giới tự nhiên, với thế giới do vật do các thế hệ trước và bản thân tạo ra, các
quan hệ xã hội mà nó gắn bó.
Tồn bộ cơng tác giáo dục của chúng ta nhằm xây dựng toàn diện nhân
cách của con người Việt Nam sống và làm việc trong thời đại đổi mới. Đó là

nhân cách của người lao động sáng tạo, năng động, có tay nghề, có tâm
hồn... chứ khơng phải con người sống cốt cân bằng với ngoại giới hay chỉ
thích nghi với xã hội. Nhân cách hình thành và phát triển bằng các hoạt động,
trong đó có một hoạt động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành
và phát triển nhân cách là hoạt động giao tiếp, vì tất cả các mối quan hệ có ở
con người, quan hệ người – vật, quan hệ người - máy... đều gắn bó bằng
cách này hay cách khác với quan hệ người - người. Nhất là trong thời đại
thông tin, kinh tế tri thức, các quan hệ giao tiếp người - người càng trở nên có
ý nghĩa hơn bao giờ hết. Có tổ chức được các mối quan hệ giao lưu tốt mới
hy vọng có được nhân cách tốt. Điều đặc biệt quan trọng ở đây là người được


giáo dục có hồ nhập với các mối quan hệ đó hay khơng. Mơi trường giáo dục
nhải được hiểu như là hệ thống các mối quan hệ giao lưu và sự hồ nhập
này. Theo ý nghĩa đó, có gia đình tốt chưa chắc đã có mơi trường giáo dục
tốt. Sống trong gia đình, đi học ở nhà trường, sinh hoạt trong đoàn thể và kể
cả trong trường hợp ba tổ chức này có kết hợp với nhau, chưa chắc đã có
mơi trường giáo dục tốt.. Vấn đề là ở chỗ từng tổ chức này, cũng như sự kết
hợp của ba tổ chức này có thật sự thu hút được các em vào “luồng” giáo duc
mà chúng ta mong muốn không. Nghiên cứu trẻ em chậm tiến vốn sinh ra và
lớn lên trong gia đình nền nếp, tiến bộ, có nhiều điều kiện cho con cái ăn học,
có các quan hệ xã hội phong phú, tốt đẹp đã cho chúng tôi thấy rõ như vậy.
III. Giáo dục nhân cách theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhân cách là một vấn đề hết sức lớn đối với giáo dục, giáo dục nhân
cách là vấn đề trung tâm. Xét đến cùng, tồn bộ cơng việc của giáo dục là
góp phần phát triển con người, hình thành nhân cách, phát triển nhân cách.
Giáo dục tạo điều kiện cho mỗi em học sinh được phát triển tối ưu nhân
cách của mình mang đậm tính dân tộc, tính xã hội, tính cộng đồng, gắn bó với
gia đình, nhưng lại là một nhân cách riêng. Đó là mục tiêu của nền giáo dục.
Trong lịch sử, nhân cách con người đã nhiều lần bị hoà tan vào cộng

đồng, thậm chí trong xã hội tư bản chủ nghĩa thì nhân cách đã bị tha hóa.
Nhân cách chính là bộ mặt tâm lý của mỗi con người cụ thể. Nhân cách là hệ
thống các thái độ của con người. Mỗi người phải có một bộ mặt tâm lý riêng,
bao gồm các thái độ riêng của từng người. Tâm lý của mỗi người đương
nhiên là phản ánh các đặc điểm tự nhiên, đặc điểm xã hội... Trong xã hội
chúng ta, diện mạo tâm lý riêng của một người phải nổi bật lên một nhân cách
cơng dân.
Nói cách khác, chúng ta xây dựng nhân cách của con người vừa có
đạo lý, vừa có nhân lý, vừa có cơng lý – một cơng dân có đặc điểm nhân cách
riêng của mình là mục tiêu của các nhà giáo dục. Cho nên, người ta nêu rõ
rằng, giáo dục tương lai là làm cho mỗi người đúng là một con người ở trong
xã hội, vấn đề cá tính rất quan trọng.


Trong công táo giáo dục, nhiều khi chúng ta đã làm cho học sinh mất cá
tính. Ai có nét gì khác người là thành vấn đề. Con người phải có cá tính,
nhưng cá tính đó khơng thể thốt ly khỏi xã hội. Do đó phải tập trung làm nổi
lên con người cơng dân. Khó có hy vọng xây dựng được một mẫu chung cho
tất cả mọi người. Mỗi người là một mẫu của chính mình, nhưng phải tn
theo định hướng chung của xã hội, của cộng đồng, có những nét cá tính rất rõ
rệt, có bộ mặt tâm lý rất riêng biệt; có hệ thống thái độ đúng đắn với mình và
với xung quanh; đồng thời phải hết sức nhấn mạnh tính tích cực xã hội, đóng
góp cho xã hội.
Suy nghĩ về các tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh và về cuộc đời
hoạt động của Người, chúng ta thấy Bác là một tấm gương vĩ đại, sống và
chiến đấu để trở thành người và làm người, trở thành một nhân cách lớn. Bác
đã nêu cao tư tưởng: Nhiệm vụ của giáo dục trước hết là dạy học sinh, thế hệ
trẻ, các chiến sĩ, các sĩ quan thành người và làm người. Hệ tư tưởng Hồ Chí
Minh cũng như tồn bộ đời hoạt động của Người đều có xuất phát điểm đầu
tiên là từ lòng thương yêu con người, đặc biệt thương yêu người nghèo khổ,

lầm than, nô lệ, gắn liền với sự tủi nhục trước cảnh "nước mất, nhà tan", với
lòng yêu nước nồng nàn. Hệ tư tưởng Hồ Chí Minh thấm đượm lịng nhân ái,
chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn. Và cả cuộc đời Người, từ hành vi đối xử
thường ngày với người xung quanh đến công việt lãnh đạo nhà nước, hoạt
động quốc tế, ở mọi nơi, mọi lúc đều toát lên tinh thần nhân văn, nhân tạo,
nhân ái vô cùng sâu xa và hết sức bình dị, gần gũi với mọi người, cảm hố
được mọi người, mang lại một tác dụng to lớn cho cách mạng, cho dân tộc và
cho cả lồi người. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh được thế giới tơn vinh là anh
hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa, người chiến sĩ và nhà lãnh đạo
lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân. Tên tuổi Hồ Chí
Minh gắn liền với sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng dân tộc, giải
phóng giải cấp.
Nhân cách Hồ Chí Minh là nhân cách Việt Nam tiêu biểu, được hun đúc
trong hệ thống giá trị truyền thống của mấy nghìn năm lịch sử hùng tráng,


quật cường, bất khuất, hy sinh và chịu đựng của dân tộc Việt Nam và xu thế
tự giải phóng của lồi người. Nhân cách ấy đã có ảnh hưởng to lớn đến sự
hình thành và phát triển nhân cách ngày nay ở nước ta. Tinh thần Hồ Chí
Minh, nhân cách Hồ Chí Minh tạo ra sức mạnh tâm lý kỳ diệu. Hồ Chí Minh đã
và đang góp phần tạo ra diện mạo tâm lý hoàn toàn mới mẻ của cả mấy thế
hệ, suy rộng hơn, của cả một dân tộc, một thời đại. Chính đó là sức mạnh
giúp chúng ta giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và biết bao thành
tích kỳ vĩ khác.
Diện mạo tâm lý ấy chính là nhân cách với các hệ thống thái độ mang
một chất lượng mới, khác hẳn trước đó:
Thái độ với đất nước: "Tận trung với nước, tận hiếu với dân".
Thái độ đối với giá trị con người: "Ai giữ được đạo đức đều là người
cao thượng".
Thái độ đối với lao động: "Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn

sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta".
Thái độ với bản thân: ln ln có tinh thần phê bình và tự phê bình;
"ham học, ham làm, ham tiến bộ"...
Nói về tư cách người cách mạng, trong tác phẩm Đường Kách mệnh,
Người viết:
Tự mình phải
Cần kiệm
Hồa mà khơng tư,
Qủa quyết sửa lỗi mình
Cẩn thận mà khơng nhút nhát
Hay hỏi
Nhẫn nại (chịu khó)
Hay nghiên cứu, xem xét.


Vị cơng vong tư.
Khơng hiếu danh, khơng kiêu ngạo
Nói thì phải làm
Giữ chữ nghĩa cho vững
Hy sinh.
Ít lịng ham muốn về vật chất..
Bí mật
Đối người phải:
Với từng người thì khoan thứ.
Với đồn thể thì nghiêm.
Có lịng bày vẽ cho người.
Trực mà không táo bạo.
Hay xem xét người.
Làm việc phải:
Xem xét hồn cảnh kỹ càng.

Quyết đốn.
Dũng cảm
Phục tùng đồn thể".
Trước đây, trong chương trình các mơn học có cấu tạo chung là tri
thức, kỹ năng và thái độ. Ngày nay, các nhà nghiên cứu giáo dục trên thế giới
đề nghị xếp sắp lại cấu tạo đó theo trình tự ưu tiên: thái độ, tri thức, kỹ năng.
Vấn đề đang đặt ra hiện nay là, trong cơ chế thị trường có sự quản lý
của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khi quy luật giá trị tác động
rõ rệt ở khắp mọi nơi, thang giá trị đang có biến đổi mạnh, kéo theo những
biến động mạnh trong nhân cách, trong hệ thống thái độ, chúng ta phải tiến
hành tác động vào định hướng giá trị của xã hội, giáo dục giá trị và định


hướng giá trị cho học sinh, cho thế hệ trẻ. Vấn đề là phải tạo ra một thang giá
trị lành mạnh, thước đo giá trị hợp lý, phát huy tính tích cực có lợi cho xã hội
và từng cá thể, tính năng động của cả cộng đồng và xã hội, giải phóng mọi
sức sáng tạo, mọi lực lượng sản xuất, tạo ra năng suất lao động cao ở mọi
lĩnh vực của đời sống, nâng cao hiệu quả của tất cả các hoạt động của mọi
người.
Giáo dục nhân cách là cốt lõi của công việc giáo dục cho thế hệ trẻ và
toàn xã hội cũng như giáo dục của từng cá thể. Giáo đục nhân cách là cốt lõi
của sự hình thành và phát triển con người: giáo dục là dạy và học làm người.
Con người, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có cấu trúc nhân cách là đức và tài,
trong đó đức là nền tảng. Thành tố tài có tiểu cấu trúc là các năng lực. Thành
tố đức có các tiểu cấu trúc cơ bản là cần, kiệm, liêm, chính.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta hãy cùng nhau
một lần nữa làm cho nhân cách Hồ Chí Minh - nhân cách tiêu biểu Việt Nam
và tư tưởng tâm lý học nhân cách và giáo dục nhận cách của Người trở thành
hạt nhân trong thang giá trị của xã hội ta, định hướng giá trị cho mọi người,
phát huy các giá trị truyền thống dân tộc, tạo thành một sức mạnh mới, ý chí

mới.
Chúng ta hãy hết lòng, hết sức giáo dục con em thành người và làm
người với những đức tính:
- Có tinh thần u nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thốt khỏi nghèo nàn,
lạc hậu, đồn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hồ bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Có tinh thần tích cực đóng góp cho xã hội, đồn kết, phấn đấu vì lợi
ích chung. “...”
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống, văn minh, cần kiệm, trung thực,
nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước cộng đồng; có ý thức
bảo vệ và cải thiện môi trưởng sinh thái.


- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo,
năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chun mơn, trình
độ thẩm mỹ và thể lực.

B. VỀ NHÂN CÁCH VÀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
PGS. TS. LÊ ĐỨC PHÚC
Từ trước tới nay, nhân cách với tư cách là hiện tượng tâm lý và xã hội
đã được nhiều người nghiên cứu trên những lĩnh vực khác nhau. Giới tâm lý
học ở Việt Nam cũng thường bàn về vấn đề này, ví dụ như: Nguyễn Ngọc
Bích, Phạm Hồng Gia, Phạm Minh Hạc, Trần Hiệp, Hoàng Xuân Hinh, Đặng
Xuân Hoài, Bùi Văn Huệ, Đỗ Long, Nguyễn Đức Minh, Trần Trọng Thuỷ,
Nguyễn Quang Uẩn... Bên cạnh những bước tiến đáng ghi nhận, chúng ta có
thể thấy vẫn cịn nhiều điều cần được tiếp tục làm sáng tỏ, nhất là khi nghiên
cứu theo yêu cầu và trong những điều kiện mới ở nước ta. Tuy nhiên, do đây
là một đề tài lớn, đang có nhiều nhóm chuyên gia khác nhau cùng thực hiện,

nên chúng tơi chỉ trình bày quan niệm về lý luận và phương pháp, góp phần
tạo ra sự định hướng hành động cụ thể, thống nhất.
1. Lý luận về nhân cách
Trước hết, hai câu hỏi cần được giải đáp là "Lý luận là gì?" và "Nên lựa
chọn lý luận như thế nào?".
Trong tiếng Việt, giới ngôn ngữ học định nghĩa “lý luận” là: “Hệ thống
những tư tưởng được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, có tác dụng chỉ đạo
thực tiễn”. Cịn theo M.H. Marxn, đó là những ý kiến nói về những mối quan
hệ giữa các quy luật, được gắn kết lôgic với nhau theo các quy tắc diễn dịch
nhất định và trật tự nào đó. Tơi lựa chọn hai trong nhiều định nghĩa khác nhau
đó để muốn chứng minh rằng: a) Lý luận cịn được hiểu khơng giống nhau; và
b) Nếu không xuất phát từ nhận thức luận (là chủ yếu) thì khó phát hiện được


cái đúng hoặc cái sai, cái chưa tường minh trong từng định nghĩa. Cụ thể,
trong định nghĩa thứ nhất, hệ thống những tư tưởng phải phản ánh được các
quy luật và kinh nghiệm thực tiễn, bao hàm cả kết quả thực nghiêm khoa học.
Trong khi đó, định nghĩa thứ hai vừa không phù hợp với tâm lý học như tác
gỉa khẳng định trong ấn phẩm đã dẫn, vừa bỏ qua mối quan hệ với thực tiễn.
Vì thế, chúng ta có thể cho rằng lý luận là một hệ thống những tư tưởng phản
ánh các quy luật và những mối quan hệ giữa các quy luật, được khái quát từ
kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu khoa học, có tác dụng chỉ đạo thực tiễn.
Việc đánh giá và lựa chọn lý luận diễn ra theo quan niệm và hình thức
khác nhau mà nhiều nhà nghiên cứu đã tổng kết như: theo trực giác, dựa vào
uy tín hoặc đa số, so sánh với những lý luận khác, v.v.. Tuy nhiên, rốt cuộc và
trên bình diện khoa học, người ta cũng đã đưa ra một số tiêu chí sau đây:
1. Tính nhất quán bên trong (internal consistency);
2. Tính nhất qn bên ngồi (external consistency);
3. Khả năng kiểm nghiệm (testability); và
4. Khả năng giải thích (explanatory power).

Trước khi xem xét vấn đề nghiên cứu hiện nay, chúng ta hãy điểm qua
một số quan điểm lý luận và thực tiễn khác nhau.
2. Khát quát lịch sử nghiên cứu nhân cách
Trong cuốn “Chủ nghĩa Mác và lý luận về nhân cách", ngay trong
những câu mở đầu chương IV, Lucien Seve có dẫn một câu của P.Janet như
sau: "Liệu con người đến một ngày nào đó có tạo rạ được những tiến bộ
tương tự trong thời gian như đã tạo ra được trong không gian hay không?.
Câu hỏi ấy thiết tưởng cũng có thể được nêu lại sau nhiều thập niên khi xem
xét tinh hình nghiên cứu, phát triển tâm lý học nhân cách ở nước ngoài. Song,
tự bản thân nó, việc giải quyết nhiệm vụ này là vơ cùng phức tạp, khó khăn.
Theo nhận thức luận, vấn đề đầu tiên liên quan đến sự tồn tại (hay
không) của một khoa học bất kỳ là đối tượng hay phạm vi đối tượng của nó.


Đã có một thời, như L. Canestrelli thốt lên: “Nhân cách là một cấu tạo tinh
thần của chúng ta”, nhiều người cho rằng những vấn đề định nghĩa của tâm lý
học nhân cách dường như không chỉ là chưa được giải quyết mà cịn là
khơng thể giải quyết nổi. Như thế, sự quan tâm đến nhân cách trước hết là ở
chỗ này.
Theo dòng lịch sử và loại trừ tâm lý học tư biện, người ta phải coi năm
1879, khi W.Wundt thành lập phòng thực nghiệm tâm lý học đầu tiên trên thế
giới, là cái mốc của sự phát triển tâm lý học hướng theo tinh thần khoa học.
Tuy nhiên, về nhân cách, W.Wundt và các học trị của ơng đã đi theo cách
thức của thực nghiệm khoa học tự nhiên. Nhân cách mất đi sự thống nhất và
bị chia thành những bộ phận riêng lẻ thoát ly khỏi những điều kiện, hồn cảnh
sống cụ thể, đa dạng của nó.
Khoảng hai thập niên đầu tiên của thế kỷ XX, nhiều nhà tâm lý học, trên
cơ sở những tiến bộ mới trong tâm lý học, đã phê phán tâm lý học thực
nghiệm truyền thống và xác định những phương hướng mới. Thoạt tiên, đó là
sự khẳng định vấn đề nhân cách con người phải là trọng tâm của tâm lý học

và nhấn mạnh tính tồn vẹn, mối quan hệ đa dạng của nhân cách. Tuy nhiên,
đó mới chỉ là tun ngơn, cịn trong thực tế, tâm lý học vẫn chưa có khả năng
bước hẳn qua được nhịp cầu trở ngại đó mà điển hình nhất là tâm lý học sai
biệt.
Những quan niệm của tâm lý học sai biệt khi nghiên cứu các quá trình
tâm lý chịu ảnh hưởng của tâm lý học thực nghiệm đại cương và đại diện của
nó là F.Galton với tác phẩm "Về những năng lực của người (1883) cũng như
W.Stern với cơng trình "Tâm lý học sai biệt và những cơ sở phương pháp của
nó" (1921). H.D.Schmidt đã tóm tắt nội dung tinh thần của xu hướng này như
sau:
- Tâm lý học sai biệt không phải là tâm lý học thực sự về cá tính mà chỉ
nghiên cứu những sự khác nhau chủ yếu của các chức năng và thuộc tính
tâm lý, do đó là cầu nối giữa tâm lý học đại cương với việc tìm hiểu các cá
tính về tâm lý học;


- Những sự khác biệt trong mỗi chức năng được quy về những hình
thức cơ bản. những “kiểu” nào đó hoặc được xem xét theo một thang bậc
lượng hoá chúng;
- Các đặc điểm của những chức năng riêng rẽ được nghiên cứu trong
“tương quan" tạo nên nguyên tắc tổng hợp chủ yếu nhất của tâm lý học sai
biệt;
- Tâm lý học sai biệt đã phát triển những phương pháp mà W.Stern giải
thích bằng sơ đồ cơ bản sau:
Theo W. Stern, tâm lý học phải được xây dựng trên cơ sở của thuyết
nhân cách coi đối tượng của nó là cá nhân, một chính thể sống động, cá thể,
độc đáo. Nhân cách chỉ là "cá tính tồn vẹn” ("Totale Individualitaet").
Tâm lý học sai biệt góp phần đáng kể vào sự phát triển phương pháp
luận và phương pháp trong việc so sánh đặc điểm, tương quan (ví dụ, trí
thơng minh và điểm học ở nhà trường) của (hoặc giữa) cá nhân, nhóm được

nghiên cứu. Ảnh hưởng của nó cịn lan rộng cho đến ngày nay. Tuy nhiên,
tâm lý học không coi đối tượng chủ yếu của mình là sự khác biệt tâm lý mà là
chính bản thân cái tâm lý. Mặt khác, so sánh chỉ là bước đi sau những quá
trình khác trong nghiên cứu. Và cuối cùng, không thể chỉ dùng loại chuẩn
trung bình thu được từ một tập hợp (population- dù manh tính đại diện) mà
khơng tính đến u cầu hoạt động thực tế.
Song, trong một thời gian dài, nhân cách lại được hiểu như là toàn bộ
các mặt bẩm sinh quy định hành vi diễn ra theo một phương thức nhất định
nào đó. Trước hết cần điểm lại những xu hướng sinh vật hoá, chú ý nhiều đến
đặc điểm hình thể, thể tạng hay giải phẫu - sinh lý, kiểu loại thần kinh,v.v.. Có
lẽ cũng vì thế, Ernst Kretschmer đã chia các nhà khoa học thành hai nhóm:
phần lớn các nhà triết học, thần học, luật học thuộc loại gày gị, mảnh khảnh,
trong khi đó, đa số bác sĩ, các nhà thực nhiệm khoa học tự nhiên lại thuộc loại
béo. W.H.Scheldon cũng quan niệm rằng giữa đặc điểm cấu tạo cơ thể
(tương đối khơng phụ thuộc vào giới tính) và những đặc điểm trong phạm vi
thuộc tính tâm lý có mối quan hệ với nhau. Ví dụ:


Các thành phần cấu tạo cơ

Các thành phần tâm lý

thể
Kretschmer

Nhạy cảm, hướng nội, căng thẳng giữa cái

Leptosom (mảnh mai, dáng

tôi – mơi trường, tự kỷ, kỷ luật, kín đáo…


mảnh khảnh)

Hồ hởi, hướng ngoại, sẵn sàng, vị tha, vui

Pycinc (béo, mập mạp)

tính, hào phóng, thích kết bạn, thích nghi với

Athletisch (lực lưỡng)

hiện thực…
Chậm chạp, tập trung, chung thuỷ, dễ nổi
giận, ít nói, cứng nhắc…

Scheldon

Nhạy cảm, rụt rè, kín đáo hướng nội, tò mò,

Ectomorphic (dong dỏng cao,

ham hiểu biết dễ gợi dục tình…

mảnh dẻ)

Dễ chịu, hướng ngoại, khoan dung, cởi mở,

Endomorphic (to béo)

thích kết bạn…


Mesomorphic (vạm vỡ, thể

Tích cực, hung hăng, ít nhạy cảm, cứng

tạng trung bình)

nhắc, chung thuỷ, thiếu thận trong…

C.Lombroo, người đại diện cho cái gọi là trường phái Italia, thường giải
thích các hiện tượng xã hội bằng các yếu tố sinh học cũng đã từng bị G.Tarde
phê phán vì lẽ đó.
Theo xu hướng này và chịu ảnh hưởng của thuyết phản xạ có điều kiện
(Bechteren, Paplov), chủ nghĩa hành vi nổi lên như một trường phái tâm lý có
ảnh hưởng nhất vào đầu thế kỷ XX với Watson, người sáng lập và các đại
diện của nó là G.M.Mead, E.L.Thorndiker, E.C.Tolman, C.L. Hull, K.S.Lashley,
E.R.Guthrie. Có thể coi tuyên bố “tâm lý học là khoa học về hành vi” của
Wastson là cương lĩnh của phái này. Hành vi được hiểu như những cả động
đáp lại của cơ thể đối với kích thích của mơi trường. Như X.L.Rubinstein phê
phán, đây quả là một thứ “tâm lý học phi tâm lý”.
Vấn đề chủ yếu ở đây còn là trong tâm lý học hành vi, người ta đã hoặc
phủ nhận ý thức với tư cách là đối tượng của sự nhận thức khoa lọc


(Watson), hoặc quy ý thức vào các quá trình sinh lý (Lashley). Sở dĩ như vậy
vì, như Watson tự giải thích, tâm lý học hành vi ra đời trực tiếp từ những cơng
trình nghiên cứu về hành vi của động vật. X.L. Rubinstein nhận xét rất đúng
là: "Việc quy các hình thức cao cấp của hoạt động con người vào một tổng số
máy móc hay một tập hợp các phản ứng cơ bản, những phản xạ dẫn đến chỗ
làm mất đi tính độc đáo về chất của nó".

Khi đề cập những vấn đề cơ sở nhận thức luận của tâm lý học tri giác,
N.Bischof chia chủ nghĩa hành vi thành ba nhóm:
a) Chủ nghĩa hành vi dung tục (vulgar) coi hành vi là đối tượng nhận
thức, phủ nhận cái tâm lý. Do đó, việc nghiên cứu nhân cách theo Watson chỉ
là nghiên cứu hệ thống các thói quen tạo thành nhân cách;
b) Chủ nghĩa hành vi phương pháp luận (methodological) cũng xuất
phát từ hành vi, coi đó là đối tượng nhận thức. Chủ nghĩa này, không loại trừ
sự tồn tại của các hiện tượng tâm lý nhưng lại cho rằng không thể nào hiểu
biết chúng một cách khoa học. Với cơng thức R-f (S), trong đó R là hành vi và
S là kích thích nhân cách, đối với Skinner, chỉ là một thực thể hoàn toàn được
điều chỉnh từ bên ngồi;
c) Chủ nghĩa hành vi lơgic, hiện là một trường phái nổi bật, cũng quan
niệm hành vi là đối tượng khởi đầu nhưng khơng nhìn nhận các hiện tượng
quan sát thấy và đo được là biểu hiện của tâm lý dù tồn tại thực tế, khách
quan.
K.Holzkamp, một đại diện của tâm lý học phê phán, cũng như A.
Kossakowski đều phê phán bệnh quy rút về hai mặt đó. Nếu con người chẳng
khác gì cơ thể động vật thì cái xã hội đã bị quy thành cái sinh học. F.Klix nhận
xét cả chủ nghĩa hành vi mới cũng chỉ là một sự mở rộng chủ nghĩa hành vi
ban đầu, chưa khắc phục được phương hướng sai lầm về phương pháp luận
khi giải thích các hiện tượng và quy luật tâm lý.
Các nhóm khác nhau của chủ nghĩa hành vi nói trên có ảnh hưởng
khơng ít đối với cả những nhà tâm lý học có tên tuổi. Eysenok thể hiện rõ màu


sắc của chủ nghĩa hành vi lôgic với công thức "S - O – R”: Cattell, Guilford
đều coi hành vi là tâm điểm của tâm lý học nhân cách, thậm chí Cattell cịn
gọi tâm lý học của ơng là "tâm lý học hành vi” và các khái niệm có liên quan
tới ý thức như "hứng thú” hay “tức giận” đều phải được định nghĩa bởi biểu
hiện của chúng trong hành vi hay sinh lý.

Chủ nghĩa nhân cách (Personalism) gắn liền với tên tuổi của W.Stern
(1871 - 1938), người muốn tạo ra sự tổng hợp giữa những thành tựu thực
nghiệm và khoa học tinh thần trong tâm lý học, đã coi nhân cách là hội điểm
của yếu từ bên trong (di quyền) và yếu tố bên ngồi (mơi trường). Do đó, chủ
nghĩa nhân cách còn được gọi là thuyết hội tụ (Konvergenztheorie), được
minh họa trong một mơ hình cơ học, máy móc
Theo tinh thần của nó, mơi trường chỉ có ý nghĩa bổ sung và là sự tiếp
tục của cái di truyền. Màu sắc nội sinh (endogenese) cũng không mấth khi về
sau, nó được thay thế, cải tiến bằng một cơng thức khác: di truyền x môi
trường.
Trong tâm lý học theo chủ nghĩa nhân cách, “cá nhân” trở thành một
khái niệm trừu tượng, siêu hình, tách khỏi nhân cách mang tính lịch sử, cụ thể
của con người. Cá nhân không chỉ được xem như con người xã hội mà còn là
cơ thể, tế bào, các vật thể vô cơ và thậm chí là nhân dân, thế giới, chúa trời.
Tuy nhiên, cũng phải thấy rõ những đóng góp của W.Stern khi chủ
nghĩa nhân cách muốn khắc phục mặt yếu kém của chủ nghĩa hành vi, một
thứ tâm lý học phi linh hồn để tạo nên “một khoa học về cá nhân trải nghiệm
và có khả năng trải nghiệm”
Nhân học văn hố (Culturanthropology), một xu hướng nghiên cứu phát
triển chủ yếu ở Mỹ. Xu hướng này được nhắc tới ở đây vì những quan niệm
đề cao khái niệm “văn hoá” của R.Benedict, B.Malinowski, nhất là của M.
Mead. Ngay từ những năm 1940, R.Linton đã phê phán sự xa rời bản chất và
vai trò của con người. Và sau này, ngay cả G.Allport, nhất là A.N.Leonchiev
trong cuốn Hoạt dộng – Ý thức – Nhân cách còn chỉ rõ các nhà tâm lý học
nghiên cứu cá thể với tư cách là nhân cách, trong khi đó, văn hố chỉ là đối


tượng của sử học và xã hội học. C.N. Cornilov và cả L.Seve cũng thường
được coi là những người đại diện cho trường phái xã hội hoá này. Trong tác
phẩm đã dẫn, L.Seve coi "nhân cách là hệ thống sinh động của những quan

hệ xã hội giữa các phương thức hành vi, nhấn mạnh đó là "cơ sở chung, đầy
đủ nhất để xem xét những mặt cơ bản khác nhau của đời sống cá nhân".
Dựa theo những số liệu của dân tộc học, nhân học văn hoá đã đi đến
một kết luận phản tâm lý, sai lầm rằng các đặc điểm tâm lý cơ bản được quy
định bởi văn hoá chứ không phải bởi bản chất con người (A.N.Lêonchiev).
Mối quan hệ giữa "văn hố" và "cá nhân đã có lúc được trình bày đơn giản
như sau: Sự phát triển cá nhân được quy định bởi những thói quen chăm sóc
thời thơ ấu của cha mẹ. Những thói quen đó được xem như “những thiết chế
cơ sở", được điều chỉnh bởi những chuẩn mực nhất định phản ánh cả những
điều kiện kinh tế. Nhưng những điều kiện kinh tế chỉ là những khả năng có thể
tác động tới những thói quen như vậy. Và có những yếu tố quyết định của
giáo dục cũng trở nên mờ nhạt trong vai trò “chuẩn bị" cho sự phát triển của
"nhân cách cơ sở” (Basic personality).
Trong những năm gần đây, sự so sánh giữa các nền văn hoá được
tăng cường do bản thân tầm quan trọng của vấn đề, nhưng mặt khác còn do
sự mở cửa của các quốc gia, sự xuất hiện khơng ít những vấn đề mang tính
tồn cầu. Chẳng hạn, nhiều người trong Câu lạc bộ Mensa, một tổ chức quốc
tế hiện có trên 100.000 người ở trên 100 nước, khi nghiên cứu về trí thơng
minh đã kết luận: trí thơng minh do văn hoá quy định. Ở nước này, đặc điểm
nổi trội có thể là tư duy phaant ích, ở nước khác lại là tư duy liên tưởng, v.v..
Song, như J.Mathes viết: "Sai lầm tư duy gây nên tình trạng tiến thoái
lưỡng nan là do quan niệm cho các nền văn hố là những thực thể có những
đặc điểm độc đáo và con người khơng phải là cái gì khác hơn là những người
mang những đặc điểm văn hố đó”.
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, tâm lý học nhân cách ở
các nước phương Tây cố gắng vượt qua những sai lầm, hạn chế trong quan
điểm lý luận – phương pháp luận và cách làm của mình. Tuy nhiên, chỉ căn



×