Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Chỉ số P/E: Chuyện nhiều nhà đầu tư Mỹ chưa biết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.66 KB, 12 trang )

Chỉ số P/E: Chuyện nhiều
nhà đầu tư Mỹ chưa biết
Một trong những ý tưởng lớn về cách thức phân tích giá
chứng khoán gần như đã bị lãng quên hoàn toàn
Hơn 70 năm trước đây, hai giáo sư của Đại học Columbia là
Benjamin Graham và David Dodd đã nghĩ ra một ý tưởng đầu
tư đơn giản mà cho đến ngày nay, có lẽ, vẫn còn có sức ảnh
hưởng lớn hơn bất kỳ một ý tưởng nào khác.

Sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929, hai giáo
sư này kêu gọi các nhà đầu tư nên tập trung vào những thực tế
rõ ràng như thu nhập trong quá khứ của một công ty và giá trị tài
sản của công ty đó, thay vì cố gắng dự đoán xem điều gì sẽ xảy
ra trong tương lai. Theo Graham và Dodd, một công ty với mức
lợi nhuận cao và giá cổ phiếu rẻ tương đối cũng có thể bị đánh
giá thấp.

Cuốn sách giáo khoa kinh điển của hai giáo sư này xuất bản năm
1934 mang tựa đề “Phân tích chứng khoán” đã trở thành cuốn
kinh thánh cho trường phái đầu tư mà ngày nay, người ta gọi là
đầu tư giá trị. Warren Buffett, người hiện giờ là một trong những
tỷ phú giàu nhất thế giới, đã tham gia vào khóa học của Graham
tại Trường Kinh doanh Columbia vào thập niên 1950. Sau một
thời gian ngắn làm việc trong công ty đầu tư của Graham, Buffet
đã mở công ty riêng của ông để đạt được những thành công
trong việc áp dụng lý thuyết vào thực tế.

Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, một trong những ý tưởng lớn của
họ về cách thức phân tích giá chứng khoán gần như đã bị lãng
quên hoàn toàn. Ý tưởng đó nhấn mạnh việc các nhà đầu tư nên
tập trung vào những xu hướng dài hạn và không nên bị cuốn vào


những gì đang diễn ra trong thời gian ngắn.

Dĩ nhiên, trong những ngày đen tối của thị trường chứng khoán
Mỹ vừa qua, các nhà phân tích phố Wall đều nói rằng, không có
điều gì phải lo lắng, ít nhất không phải ở trên một thị trường
chứng khoán rộng lớn hơn. Trong nỗ lực để làm các nhà đầu tư
bình tĩnh, giới phân tích đã lập luận rằng, giá cổ phiếu lúc này
không phải là đắt. Cơ sở cho lập luận này chính là thước đo tiêu
chuẩn của thị trường: Chỉ số P/E (giá/thu nhập).

Có vẻ như đây chính là điều mà Graham và Dodd yêu thích. Theo
cách hiểu thông thường, chỉ số P/E bằng với giá của cổ phiếu
một công ty chia cho thu nhập tính trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong
vòng 12 tháng qua. Các bạn có thể bỏ qua việc tính toán và ghi
nhớ đơn giản rằng, chỉ số PE cho bạn biết, mối tương quan giữa
giá cổ phiếu và mức độ hiệu quả hoạt động của công ty đó. Chỉ
số này càng cao, giá cổ phiếu càng đắt, và càng làm mạnh thêm
lập luận rằng những gì diễn ra phía trước sẽ không mấy tốt đẹp.

Hiện nay, các cổ phiếu của chỉ số Standard & Poor’s 500 đã có
mức P/E trung bình vào khoảng 16,8, mức bình thường so với
tiêu chuẩn lịch sử. Từ Chiến tranh Thế giới II, chỉ số P/E trung
bình trên thị trường chứng khoán Mỹ là 16,1. Trong những giai
đoạn phát triển bong bóng của thị trường chứng khoán Mỹ vào
thập niên 11920 và 1990, chỉ số P/E là 30.

Phần cốt lõi trong thông điệp trấn an các nhà đầu tư của Wall
Street là thậm chí trong trường hợp tình trạng hiện nay của thị
trường thế chấp Mỹ dẫn tới một cuộc khủng hoảng tín dụng toàn
diện, sức tàn phá của cuộc khủng hoảng đó sẽ không kéo dài vì

giá chứng khoán sẽ không có một biên độ rộng để giảm. Graham
và Dodd tin tưởng nhiều vào chỉ số P/E, tuy nhiên, có lẽ, họ sẽ
không đồng ý với cách mà các nhà đầu tư hiện nay sử dụng chỉ
số này.

Bên cạnh việc khuyên các nhà đầu tư nên tập trung vào những gì

×