Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bệnh cầu trùng thỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.5 KB, 2 trang )

Bệnh cầu trùng thỏ
Bệnh cầu trùng thỏ thường tồn tại ở hai thể: Cầu trùng gan và cầu trùng ruột non.
A. Cầu trùng gan:
1. Nguyên nhân gây bệnh: Do một loài cầu ký trùng có tên là Eimeria stiedae gây ra.
2. Sự truyền bệnh: Thỏ bị nhiễm bệnh chủ yếu là do ăn phẩi bào tử gây nhiễm, tỷ lệ nhiễm
bệnh tương đối cao (vừa phải đến cao) Eimeria stiedae sống ký sinh trong tá tràng, từ đó
chúng xâm nhiễm vào gan qua máu hoặc qua tế bào Lympho xâm nhập vào các tế bào biểu
mô của mạch máu và bắt đầu sinh sản bằng cách phân chia liên tục.
3. Triệu chứng lâm sàng: Triệu chứng thường biểu hiện rõ ở thỏ con bao gồm biếng ăn, suy
nhược cơ thể, phần bụng thường to và thỏng xuống (bụng sệ). Khi chúng ta sờ nắn vào
vùng bụng sẽ thấy gan bị sưng to do các khối ung thư của gan. Tỷ lệ chết thướng thấp
ngoại trừ thỏ con).
4. Bệnh lý: Gan của thỏ bệnh thường sưng to lên gấp nhiều lần, bề mặt gan nhẵn bóng, có
nhiều hạt màu trắng xám có chứa mủ màu vàng bên trong)
B. Cầu trùng ruột non:
1. Nguyên nhân gây bệnh: Thường do nhiều loại cầu ký trùng gây nên như: Eimeria
magna, Eimeria irresidua, Eimeria perforans và Eimeria media gây ra. Tất cả chúng đều
xâm nhiễm qua đường tiêu hoá, chúng có khả năng bám dính vào các tế bào biểu mô ruột
non và nhân lên ở đó.
2. Cách lây lan và truyền bệnh: Thỏ bị nhiễm bệnh chủ yếu là do ăn phải bào tử gây nhiễm,
tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ chết tương đối cao.
3. Triêu chứng lâm sàng: Triệu chứng có thể thay đổi khác nhau và thể hiện rõ ở thỏ con.
Bao gồm: thỏ còi cọc chậm lớn (giảm cân). Con vật thường bị ỉa chảy, tuỳ theo mức độ
nặng hay nhẹ mà trong phân có lẫn dịch nhầy hoặc máu tươi. Thỉnh thoảng Thỏ non
thường chết cấp tính. Thỏ lớn thường đào thải noãn nang ra ngoài môi trườn mà không thể
hiện triệu chứng lâm sàng.
4. Giải phẩu bệnh lý: Ta có thể tìm thấy vật ký sinh trong ruột non hoặc ta có thể tìm thấy
trong các ổ áp xe của ruột non.
C. Chẩn đoán bệnh: Đối với cầu trùng gan và cầu trùng ruột non, việc chẩn đoán sớm có
thể căn cứ vào việc kiểm tra phân trực tiếp trên kính hiển vi hoặc bằng phương phương
pháp xa lắng để tìm noãn nang cầu trùng, Tuy nhiên, chúng ta cũng khó có thể tìm thấy


noãn nang trong phân... Bằng phương pháp mổ khám thỏ bệnh, ta có thể thấy gan sưng và
đây là bằng chứng giúp ta chẩn đoán bệnh. Chúng ta cũng có thể chẩn đoán vi thể (nhà
nghiên cứu mô) bằng cách lấy sinh thiết tổ chức gan để tìm cầu trùng.
D. Điều trị bệnh: Thuốc được công nhận để điều trị có hiệu quả bệnh cầu trùng gồm
Sulfamerazine (0,02%), Sulfaquinoxaline (0,05% trong nước hoặc 0,03% trong thức ăn);
sulfamethoxine (75mg/kg trọng lượng thức ăn). Tuy nhiên, bệnh cầu trùng gan là tương đối
khó nếu điều trị bằng các loại thuốc thông thường. Và Lasalocid là loại thuốc điều trị hiệu
quả nhất hiện nay.
E. Phòng bệnh: Cánh tốt nhất để phòng bệnh cầu trung là khi thiết kế chuồng nuôi, đáy
lồng chuồng nên làm bằng lưới sắt có khe hở để tiện cho việc lau chùi quét dọn phân và
chất thải hàng ngày. Chúng ta cũng có thể dùng các thuốc sát trùng để tẩy uế, phun tiêu độc
sát trùng chuồng trại. Cai sữa sớm thỏ con để tránh lây nhiễm bệnh từ thỏ lớn. Cung cấp
cho thỏ các loại thức ăn như rau sạch hoặc cỏ khô sẽ phòng và loại trừ được các chất chứa
ô uế từ thỏ nhiễm bệnh).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×