Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Kế hoach phát triển Trường THCS An Lâm giai đoạn 2010 - 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.9 KB, 5 trang )

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRƯỜNG
THCS AN LÂM - HUYỆN NAM SÁCH - TỈNH HẢI DƯƠNG
Tên chiến lược :
ĐÔI MỚI LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ - NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TOÀN DIỆN TRƯỜNG THCS AN LÂM 5 NĂM ( TỪ 2009 – 2014).
---------
Giới thiệu nhà trường.
Trường THCS An Lâm nằm giáp với trung tâm huyện lỵ Nam sách, cơ cấu kinh tế chủ yếu
sản xuất nông nghiệp; Trường nhiếu năm liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến; Đạt tiêu chuẩn
trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001 – 2010 (Đón băng công nhận tháng 12/2006 ) .
Phân tích môi trường :
A . Đặc điểm tình hình môi trường bên trong .
Trường THCS An Lâm có 12 lớp , ở bốn khối lớp 6,7,8,9 với 436 học sinh ; Đội ngũ thày
cô giáo, cán bộ nhân viên có 30 người tuổi đời bình quân 40 tuổi, trong đó trên chuẩn có 14 thày cô
đã tốt nghiệp Đại học, 4 thày cô đang theo học đại học , còn lại Trình độ chuẩn CĐSP . 40 % thày
cô giáo đạt danh hiệu Giáo viên giỏi cấp Cơ sở.
Cơ sở vật chất : Có đủ phòng học 1 buổi trên ngày, có đủ các phòng bộ môn Lý, Hoá, Sinh,
hát nhạc, Tin học ; Đủ các phòng chức năng như thư viện , các phòng làm việc; đủ bàn ghế phục
vụ cho dạy và học ;
Thiết bị dạy học : cơ bản có đầy đủ, và có các phương tiện nghe nhìn , trình chiếu. …
Tài chính : UBND Tỉnh phân bổ và trao quyền tự chủ cho nhà trường .
Cán bộ quản lý : Hiệu trưởng, hiệu phó có trình độ đại học, nhiệt tình , có kinh nghiệm, có
khả năng tập hợp xây dượng tập thể đoàn kết thân ái.
+ Mặt mạnh :
- Đội ngũ đoàn kết, thân ái.
- Có phong trào phấn đấu đạt danh hiệu giáo viên giỏi học sinh giỏi
- Có cơ sở vật chất khá tốt, trường học khang trang xanh - sạch - đẹp ( Trường chuẩn
Quốc gia giai đoạn 2001 – 2010 )
- Có các đoàn thể công đoàn, đoàn thanh niên vững mạnh
- Trường nhiều năm liên tục đạt danh hiệu trường Tiên tiến.
1


+ Mặt Yếu :
- Chất lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi cấp huyện trở lên, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào Phổ
thông trung học còn ít.
- Chất lượng đại trà chưa cao, chưa ổn định.
- Kinh phí bổ xung tu bổ cơ sở vật chất, phục vụ cho các hoạt động tập thể , động viên
phong trào thi đua còn ít.
b. Tình hình môi trường bên ngoài .
- Cơ chế chính sách : Giao quyền tự chủ cho Hiệu trưởng như tuyển chon biên chế giáo
viên, tự hạch toán chi tiêu tài chính…;
- Kinh tế địa phương : Nhân dân ngoài sản xuất nông nghiệp, còn có nghề sản xuất phụ ,
có số đông lao động tre làm công nhân cho các công ty đóng trên địa bàn huyện.
- Văn hoá chính trị ổn định, 10/12 làng trong xã đạt danh hiệu làng văn hoá, có nhiều phong
trào khơi dậy truyền thống dân tộc…
+ Cơ hội :
- Tuyển chọn, xây dựng đội ngũ tốt , có điều kiện tuyển chọn được giáo viên giỏi .
- Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục làm cơ sở thúc đẩy các hoạt trong nhà trường.
- Trường làm tốt công tác giáo dục toàn diện cho học sinh.
+ Thách thức :
- Không chọn được giáo viên giỏi.
- Vi phạm đường lối chính sách do không làm tốt công tác tuyên truyền khi thực hiện
công tác xã hội hoá giáo dục .
- Nhân dân địa phương thiếu tin tưởng vào chất lương giảng dạy của nhà trường nhà
trường .
- Nhân dân chưa có quan niệm đúng với việc dạy đủ các môn mà chỉ quan tâm đén môn
văn, toán, tỷ lệ nhiều học sinh thi đỗ vào phổ thông trung học.
Định hướng chiến lược :

*Sứ mạng ( Nhiệm vụ ) nhà trường :
“ Tạo dựng được môi trường học tập về nề nếp, kỷ cương, có chất lượng giáo dục toàn
diện, để mỗi học sinh có cơ hội phát triển năng lực của mình và là công dân tốt trong tương lai “.

2
• Giá trị của nhà trường .
- Thái độ của cán bộ, giáo viên, học sinh : Đoàn kết - Tự trọng – Sáng tạo.
- Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp : Lòng nhân ái – Tính trung thực.
- Các chính sách tạo cơ hội công bằng : sự hợp tác. – thân thiện.
- chất lượng dịch vụ : Năng động – có ý chí vươn lên – có kỹ năng sống
• Tầm nhìn :
Trường chuẩn Quốc gia được học sinh và phụ huynh luôn luôn tin tưởng về chất lượng và môi
trường giáo dục thân thiện ; Học sinh được định hướng nghề nghiệp và có kiến thức cơ bản về
công nghệ thông tin
Mục tiêu chiến lược :
• Muc tiêu chung :
- Đảm bảo giữ vững và hoàn hiện hơn chất lượng các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia đến
năm 2011 và những năm tiếp theo . Trường đạt danh hiệu Tiên tiến liên tục đến 2014.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, chất lượng học sinh giỏi, học sinh thi
đỗ vào PTTH hàng năm xếp thứ hạng tốp giữa trong huyện . Mọi học sinh đều biết sử dụng
máy vi tính..
* Mục tiêu cụ thể : Từ năm học 2009-2014
Từng năm học phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể sau : ( Theo hướng năm sau cao hơn năm
trước)
A. Tập thể : - Trường : Tiên tiến.
- Tổ Tiên tiến : Tổ KH Xã hội - Tổ KH Tự nhiên.
- Công Đoàn : Vững Mạnh.
- Đoàn đội : Vững mạnh.
B. Cá nhân :
* Mũi nhọn :
Thày :
- Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, Giáo viên dạy giỏi cấp huyện : 2 đến 4 người.
Trò :
3

- Học snh giỏi cấp huyện : 10 đến 20 em ( Thuộc các môn văn hó và thể dục) xếp thứ từ 8 đến
10 trong huyện.
- Hàng năm đỗ vào PTTH : Từ 20 đến 35 em ( Trường công lập ) còn lại vào trường ban
công, dân lập, học nghề.
• Đại trà :
Học lực : Giỏi 7% ; Khá : 35 % ;Trung bình : > 53% ; Yếu, kém : < 5% .
Hạnh kiểm : Tốt : 42 % ; Khá : 53% ; Trung bình : 5%..
• Tỷ lệ lên lớp hàng năm từ 95 đến 98 %.
• Cơ sở vật chất : Bằng nguồn ngân sách kết hợp với công tác xã hội hoá :
- Mua sắm , sửa chữa đảm bảo đủ bàn ghế , đèn , quat điện các lớp trong các năm học.
- Bổ xung thiết bị Dạy học, sách thư viện đủ phục vụ cho thày giáo.
6. Các giải pháp chiến lược :
6.1 Nhóm giải pháp phát triển đội ngũ :
- Chủ động trong việc tuyển dụng , lựa chọn và duy trì đội ngũ cán bộ có chất lượng, những
người chia sẻ tầm nhìn của nhà trường và phấn đấu vì mục tiêu nhà trường.
- Giám sát đánh giá can bộ.
- Thúc đẩy và chỉ đạo phát triển chuyên môn theo định hướng kết quả phải chú trọng vào
việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực của mình : học sinh, cha mẹ học sinh và đội ngũ cán
bộ .
6.2 Nhóm giải pháp về đổi mới phương pháp dạy học.
- Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ , giáo viên, nhân viên về giáo dục toàn diện đó là
đổi mới phương pháp day học với quan điểm lấy học sinh là trung tâm, phát huy tính tích cực chủ
động sáng tạo của học sinh.
- Chỉ ra cách thức tiến hành đổi mới phương pháp cách quản lý và tổ chức thực hiện khi
tiến hành đổi mới phương pháp, vai trò của các lực lượng trong đổi mới phương pháp.
- Trong đổi mới PPGD phải tập trung vào đổi mới cách dạy của thày, cách học của trò sao
cho trong quá trình hoc, rèn luyện học sinh được làm việc nhiều, nói nhiều, nghĩ nhiều, được hợp
tác, bày tỏ các ý kiến mà không bị phản đối hay đánh giá không tốt khi có ý kiến trái ngược.
6.3. Tăng cường CSVC, thiết bị , công nghệ : Quyết định năng xuất lao động và hiệu quả
của các hoạt động trường phổ thông.

4
6.4.Tăng cường nguồn lực tài chính và quản lý nguồn ngân sách.
6.5. Hệ thống thông tin trong nhà trường.
6.6. Quan hệ với cộng đồng và thực hiên xã hội hoá giáo dục.
6.7 . Đổi mới quản lý và tăng cường sự lãnh đạo trong nhà trường.
7. Tổ chức thực hiện :
* Cơ cấu tổ chức : Phân công phân nhiệm cụ thể tới từng cá nhân , tổ chuyên môn, các đoàn thể
( phù hợp từng năm )
* Chỉ đạo thực hiện.: được thể chế hoá từng tháng ,tuần, học kỳ, năm.
*Tiêu chí đánh giá : Được bàn bạc công khai đầu mỗi năm học cho phù hợp
* Hệ thống thông tin phản hồi.: Để điều chỉnh sự điều hành..
* Phương thức đánh giá tiến bộ bằng hiệu quả công việc, trên cơ sở đã xác định tầm nhìn, giá
trị của nhà trường.
5

×