Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Nước, vấn đề cần suy nghĩ cho việc nuôi cá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.37 KB, 3 trang )

Nước, vấn đề cần suy nghĩ cho việc nuôi cá

Chất lượng nước đối với cá quan trọng như không khí đối với mọi sinh vật cũng
như loài người chúng ta. Vậy chúng ta thảo luận về vấn đề này nhé.
Có rất nhiều người nuôi cá lại quá quan tâm đến vấn đề cho ăn mà bỏ qua việc
nâng cao và xử lý chất lượng nước trong hồ nuôi, tui nghĩ chất lượng nước tốt mới
là yêu cầu tối quan trọng của cá cảnh.
Theo tui hiểu thì để nuôi cá cảnh đẹp thì cần ít nhất là những yếu tố sau: Nhiệt độ của
nước, oxy khuyếch tán, độ PH, độ cứng mềm của nước.
Nhiệt độ
Phần lớn các loài cá cảnh chúng ta đang nuôi là cá vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Nước ta lại nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa nên cũng không khó khăn lắm về nhiệt
độ. Quan trọng là chúng ta ổn định được nhiệt độ trong bể nuôi, không tạo ra những cú
“sốc” về việc thay đổi nóng lạnh. Ngày nay thiết bị sưởi cũng nhiều loại và giá thành
hạ nên ta dùng thoải mái, chỉ khoai những lúc có phiếu thu tiền điện thôi. Tôi có một
cách sau để giữ nhiệt độ nước . Các bác có thấy cái phích đựng đá bằng xốp không?
đấy, tôi dán kín bể bằng các tấm xốp mỏng, chỉ chừa mặt trước để dòm cá thôi. Bằng
cách này tôi thấy mùa đông thì nước đỡ bị mất nhiệt qua các mặt kính, mùa hè thì
nước vẫn mát hơn một tẹo .
Hàm lượng oxy trong nước rất quan trọng. Bình thường trong thiên nhiên thì oxy
khuyếch tán vào nước từ hai con đường. Thứ nhất là do cây cối, rong, tảo thủy sinh
quang hợp. Thứ hai là tiếp xúc qua mặt thoáng của nước. Vì chúng ta dùng bể nuôi cá
thì oxy khuyếch tán trong nước chủ yếu là do mặt thoáng, máy lọc và bơm xục khí.
Trong một số tài liệu tham khảo thì hàm lượng oxy cần đối với với cá nhiệt đới là
7mg/lít. Hiện tượng thiếu oxy ở cá thể hiện qua việc bơi nổi, ngáp nước liên tục, mang
chuyển động vội vã (nếu như ở cá rồng thì việc thiếu oxy sẽ dẫn đến việc kênh và
xoăn nắp mang), sức đề kháng của cá yếu đi, những bệnh tật nhẹ sẽ thành nặng và làm
hỏng chất lượng cá. Để khắc phục tình trạng này thì ta nên chăm thay nước với liều
lượng hợp lý. Những hôm trời nồm hay mất điện thì nên hút bớt nước ra để tỷ lệ giữa
mặt thoáng và nước tăng lên. Nếu nuôi cá quá đắt tiền thì nên xài luôn một bình oxy
(có van điều khiển) để xử dụng những lúc cấp bách .


Độ cứng và mềm của nước: Một số loài cá có những đặc tính riêng về độ cứng và
mềm của nước. Theo tui một cách thiển cận thì những con cá xuất thân ở môi trường
suối, hốc đá thì ưa nước cứng. Cá ở hồ, đầm, nước mặt sông thì ưa nước mềm. Độ
cứng và mềm của nước được tính dựa vào chỉ số các ion kim loại chứa trong nước như
ion Magiê, can xi, sắt... và chúng tồn tại dưới dạng carbonat. Khi hàm lượng carbonat
trên 65mg/lít nước thì gọi là nước cứng, ngược lại thì là nước mềm. Phần lớn cá cảnh
đều ưa nước mềm và trung tính, vì vậy khi nuôi cá ta nên kiểm tra nước trước khi
quyết định nuôi cá đẹp. Cách kiểm tra đơn giản nhất là ta kiểm tra chính cái ấm đun
nước nhà ta, nếu thấy có đóng cáu mầu trắng thì chứng tỏ nguồn nước của ta là cứng,
ngược lại thì là mềm. Để khắc phục nước cứng thì ta có thể dùng lọc nước bằng than
hoạt tính hoặc than củi sạch. Hiện tại ở một số hàng cá bán rất nhiều dùng dịch để làm
mềm nước, ví dụ là black water của hãng tetra hoặc Dalch (germani). Nhưng nếu ta
nuôi cá ưa nước cứng mà nguồn nước lại mềm thì ta có thể làm cứng bằng cách cho
san hô, đá vôi vào bể.
Độ PH: PH là chỉ số thể hiện tính acid và tính kiềm của nước. Nếu PH mà > 7 thì
nguồn nước có tính kiềm, nếu < 7 thì nước có tính acid. = 7 là trung tính. Phần lớn cá
cảnh nhiệt đới thông dụng đều ưa PH trung tính, một số cá ưa kiềm yếu (khoảng 7,5-
8,5), một số cá lại ưa tính acid yếu (khoảng 5,5 – 6,5). Nếu ta dùng nước máy thì phần
lớn là trung tính, cá biệt một số nơi thì lại mang tính kiềm yếu. Tính acid và tính kiềm
trong bể cá đều không mang tính bền vững, nó có thể thay đổi rất nhanh qua nhiệt độ,
mật độ cá, thay đổi oxy… Để đo PH trong bể thì hiện nay có rất nhiều thiết bị đo như
dạng dung dịch, giấy thử, test kit… Tuy từng loại cá mà ta điều tiết độ PH thích hợp.
Nếu cá ưa tính kiềm mà nguồn nước lại là acid thì ta có thể bổ xung một lượng natri
bicarbonat thì nước trong bể sẽ chuyển thành tính kiềm. Nếu cá ta nuôi ưa tính axit yếu
mà nguồn nước lại mang tính kiềm thì ta có thể bổ sung một lượng dấm gạo hay natri
biphosphat. Nhưng khi xử lý ta nên phải xử lý nước ở ngoài rùi cho dần vào bể để
trách sốc vì độ PH chênh nhau 1 đơn vị thì tính axit và tính kiềm chênh nhau gấp 10
lần. Ta nên liên tục kiểm tra để lấy mức ổn định cho phép.
Ngoài những yếu tố trên thì việc để lượng amoniac bùng phát trong bể rất nguy hiểm
cho cá. Vì lượng amoniac trong bể quá mức thì toàn bộ cấu trúc oxy, cứng mềm, PH

đều thay đổi một cách nhanh chóng. Vốn dĩ bể cá của chúng ta là một không gian kín,
bể vừa là môi trường sống vừa là khu vệ sinh của cá mà. Amoniac phát triển chủ yếu
dựa vào lượng thức ăn dư thừa bị thối rữa và những gì mà cá thải ra . Không có
cách nào khử amoniac tốt hơn là cách thay nước thường xuyên một cách hợp lý.
Chúng ta cùng bàn về vấn đề thay nước. Có một số người chờ cho đến khi bể đục
ngầu, rêu trắng đầy thành bể thì mới nghĩ đến chuyện thay nước. Họ còn hút gần như
100% lượng nước trong bể (cho sạch sẽ luôn) sau đó bơm thẳng nước từ nguồn nước
chính vào (cho nó trong veo) thì có chết không cơ chứ. Sau đó lại thắc mắc là tại sao
con mấy con cá nằm im không bơi, sao tự niên vài con lăn . NhữngΛquay ra chết… bó
tay đối tượng kiểu này thì tui gặp rất nhiều. Tui cũng có góp ý nhưng họ bảo rằng làm
gì có thời gian mà thay nước thường xuyên, mà nếu thay kiểu hút 1/3 lượng nước .
Theo tôi thì ta chỉ nên thay mỗi lần 1/4 đến 1/3Λthôi thì lấy đâu ra sạch… bó tay lần
nữa lượng nước đang có trong bể là cùng thôi, trách hiện tượng sốc nước ở mọi loài.
Ta nên có một bể nước riêng, trong đó ta xử lý nước cho phù hợp với cá mình nuôi rùi
mới bơm dần vào bể.

×