ĐIỀU LỆ TRƯỜNG PHỔ THÔNG.
Điều 31. Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học
1. Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục; soạn bài; dạy thực hành thí nghiệm, kiểm tra,
đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ, lên lớp đúng giờ, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo
dục do nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn;
b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;
c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả
giảng dạy và giáo dục;
d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng và
các cấp quản lý giáo dục;
đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu, tôn trọng học sinh,
đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;
e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh.
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những nhiệm vụ sau
đây:
a) Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm
thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp;
b) Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng
dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;
c) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh,
đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè,
phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;
d) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
3. Giáo viên thỉnh giảng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là giáo viên THPT được bồi dưỡng về công
tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động của Đoàn ở nhà trường và tham gia
các hoạt động với địa phương.
5. Giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là giáo viên THCS được bồi dưỡng
về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động của Đội ở nhà trường và
phối hợp hoạt động với địa phương.
Điều 35. Các hành vi giáo viên không được làm
Giáo viên không được có các hành vi sau đây:
1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh, đồng nghiệp, người khác.
2. Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
3. Xuyên tạc nội dung giáo dục.
4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
5. Hút thuốc; uống rượu, bia; nghe, trả lời bằng điện thoại di động khi đang dạy học, khi đang tham gia các hoạt
động giáo dục ở nhà trường.
HỎI ĐÁP
VỀ PHONG TRÀO THI ĐUA
“XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
Câu hỏi 1.
Mục tiêu, yêu cầu và nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là gì?
Trả lời
Lần đầu tiên ở nước ta Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiên, học
sinh tích cực" trong các trường phổ thông, mầm non trên phạm vi toàn quốc với mục tiêu, yêu cầu và nội dung như
sau:
1. Mục tiêu
a) Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài trường học để xây dựng môi trường giáo dục an
toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.
b) Phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và
tại cộng đồng.
2. Yêu cầu
a) Giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến
trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ.
b) Học sinh tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng một cách hứng thú, với thái độ tự
giác, chủ động và ý thức sáng tạo.
c) Thầy giáo, cô giáo chủ động, sáng tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập
quốc tế.
d) Các tổ chức, cá nhân góp phần giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh.
đ) Phong trào thi đua đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, sát với điều
kiện ở cơ sở.
3. Nội dung
a) Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
b) Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong
học tập.
c) Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
d) Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.
đ) Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.
Tiêu đề: NỘI DUNG XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC GIAI ĐOẠN
2008 -
NỘI DUNG XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC GIAI ĐOẠN 2008 -
2013
Vừa qua, Bộ Giáo dục - Đào tạo có Công văn số: 307/KH–BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008
về "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học
2008 – 2009 và giai đoạn 2008-2013. Nội dung xây dựng tập trung chủ yếu vào những vấn
đề sau:
1. Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn
Xây dựng mô hình trường học an òoàn, xanh, sạch, đẹp, lớp học có đủ ánh sáng theo tiêu
chuẩn quy định, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh. Hàng năm vào dịp đầu xuân tổ chức
cho học sinh trồng cây và có kế hoạch chăm sóc cây thường xuyên. Tổ chức cho học sinh
tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, tham gia lao động làm sạch đẹp các công trình vệ
sinh công cộng, vệ sinh trường lớp và vệ sinh cá nhấn.
2. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương,
giúp các em tự tin trong hoc tập
Động viên thầy cô giáo đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng nhằm khuyến
khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự
học của học sinh. Khuyến khích học sinh được đề xuất sáng kiến và cùng thầy, cô giáo thực
hiện giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao
3. Rèn lỹ năng sống cho học sinh
Thông qua hoạt động dạy và học, giờ sinh hoạt lớp, các tổ chức Đoàn, Đội, các hoạt động tập
thể, chú trọng rèn luyện kĩ nang ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen
và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ
năng phòng chống tai nạn giao thông và các tai nạn gây thương tích khác. Rèn luyện kỹ năng
ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội
4. Phát triển trò chơi dân gian, tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh trong nhà
trường
Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ
độngm tích cực của học sinh. Lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui
chơi giải trí phù hợp với truyền thống địa phương và độ tuổi của học sinh trong từng cấp học.
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài trường tại các khu di tích, danh lam thắng
cảnh một cách hợp lý. Phát động và hướng dẫn thiếu nhi làm đồ chơi, nhất là đồ chơi dân
gian
5. Chỉ đạo chăm sóc tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng của
quốc gia và ở địa phương
Chăm sóc bảo vệ dịch tích gồm các ỏoạt động: tìm hiểu, tuyên truyền, giới thiệu, xây dựng
mới các công trình bổ trợ, tu bổ, chăm sóc, vệ sinh công trình, tổ chức các hoạt động giáo
dục tại khu vực di tích. Xác định, giới thiệu các di tích lịch sử, văn hóa tại mỗi quận, huyệnm
thành pôố trực thuộc, tạo điều kiện để học sinh từ tiểu học đến THPT tham gia tìm hiểu,
chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa ở mỗi địa phương. Mỗi trường nhận
chăm sóc 1 di tích lịch sưe hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích
ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn
3. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
Tăng cường rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động. Giúp các em có những kỹ năng
giao tiếp, ứng xử có văn hóa, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
Tổ chức thực hiện:
- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu và trao đổi trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. GVCN phối hợp tốt với cha mẹ
học sinh để tăng cường giáo dục lễ giáo cho các em. Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động tập thể giúp các em có
dịp tham gia để phát huy tính tích cực, chủ đông và rèn luyện kỹ năng sống.
- Tổ chức các buổi tham quan học tập ngoại khóa theo các môn học, tham quan các trường nghề, làng nghề vào tháng
9,10/2009 và 01, 02/2010.
- Duy trì tốt hoạt động của các CLB môn học, phụ trách tình nguyện, các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa tại địa
phương…