Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Kế hoạc Y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.98 KB, 6 trang )

UBND HUYỆN GÒ CÔNG TÂY
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 429 /KH-PGD & ĐT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Gò Công Tây, ngày 4 tháng 10 năm 2010
KẾ HOẠCH
Hoạt động Y tế trường học năm học 2010 - 2011
Căn cứ thông tư số 14/2007/TT-BTC ngày 8 tháng 3 năm 2007 về
việc hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện công tác y tế trong các trường
học.
Căn cứ nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm
y tế.
Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Gò Công Tây xây dựng kế hoạch
thực hiện hoạt động y tế trường học với những nội dung như sau:
I. NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Tiếp tục triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” theo chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT và kế koạch
số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008.
2. Tăng cường công tác y tế trường học theo tinh thần chỉ thị số
23/2006/CT-TTg;
Triển khai thực hiện quy định về hoạt động tế trong các trường
theo Quyết định số 73/2007/QĐ-BGDĐT;
Triển khai thực hiện quy định về xây dựng trường học an toàn,
phòng chống tai nạn thương tích trong trường phổ thông.theo quyết định
số 4458/QĐ-BGDĐT
3. Chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế
trường học, tăng cường cơ sở vật chất và các trang thiết bị y tế.
II. NHỮNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ
A. Kiện toàn tổ chức :


- Củng cố tổ chức, bố trí nhân lực phụ trách Y tế trường học, củng
cố các Ban chỉ đạo Y tế trường học, Ban chỉ đạo xanh hóa trường học,
Ban chấp hành Hội chữ thập đỏ.
- Có kế hoạch thực hiện công tác YTTH : Kế hoạch năm, tháng, tuần
và được Ban chỉ đạo phê duyệt, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện.
- -
- Hàng tháng quí có biên bản họp của Ban chỉ đạo, có sơ kết việc thực
hiện và giải pháp cần đạt cho những công việc sắp tới.
- Đảm bảo các loại hồ sơ sổ sách : Quyết định, Kế hoạch năm, tháng,
tuần, Hồ sơ lưu trữ công văn đi đến, Sổ theo dõi sức khỏe, Hồ sơ cấp phát
thuốc, các loại báo cáo bản tin y tế panô, áp phích...và các loại tranh phục vụ
công tác nha học đường.
- Tăng cường quan hệ phối hợp với Y tế địa phương và các ban ngành,
đoàn thể, các bộ phận trong nhà trường. Nội dung thực hiện phải tập trung
vào những công tác trọng tâm nhằm chăm sóc và giáo dục sức khỏe cho giáo
viên và học sinh.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ chế độ hội họp, thông tin báo cáo.
B. Hoạt động chuyên môn :
1. Y tế trường học :
- Tiếp tục triển khai, thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả qui định
về trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong các trường
học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định tại Quyết định số
4458/2003/QĐ-BGD-ĐT ngày 22/8/2007.
- Thực hiện tốt 7 giải pháp phòng chống HIV/AIDS đã được Bộ
Giáo dục và Đào tạo qui định tại Chỉ thị số 10 ngày 30/6/1995, kết hợp
công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn
xã hội một cách đa dạng thiết thực và có hiệu quả cao.
- Tiếp tục tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá, chú trọng
xây dựng mô hình “Trường học không thuốc lá”.
- Ngoài việc tuyên truyền phòng chống các bệnh học đường còn tổ

chức giáo dục truyền thông phòng chống một số bệnh dịch như: sốt xuất
huyết, các rối loạn do thiếu iod, dịch cúm gia cầm ...
- Tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho 100% cháu Mẫu giáo, Nhà
trẻ, trên 80% học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở. Tổng hợp phân loại
bệnh chuyên khoa và có kế hoạch phối hợp phụ huynh học sinh đưa con
em đến cơ sở y tế điều trị.
- Tổ chức thực hiện tốt hoạt động giáo dục môi trường thường
xuyên với nhiều hình thức, phấn đấu đạt từ 5 đến 6 tiêu chí chuẩn xây
dựng trường “Xanh - Sạch - Đẹp”
- Đưa nội dung xây dựng cơ sở vật chất - trang thiết bị chăm sóc
bảo vệ sức khỏe cho học sinh vào chương trình kiên cố hóa, chương trình
xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Củng cố và hoàn thiện phòng sức
2
2
- -
khỏe đảm bảo có 2 giường cho giáo viên và học sinh nằm, diện tích từ 12
m
2
20 m
2
và các trang bị cần thiết.
- Tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ chuyên
trách và giáo viên kiêm nhiệm làm công tác Y tế học đường.
- Kết hợp tốt với các tổ chức từ thiện, các mạnh thường quân, Hội
phụ huynh học sinh đẩy mạnh việc xã hội hóa giáo dục về hoạt động Y tế
- Nha học đường - Chữ thập đỏ.
2. Công tác Nha học đường :
- Kết hợp chặt chẽ với quản lý chuyên môn trong nhà trường để đưa
chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng vào dạy chính khóa bằng các
hình thức phù hợp với đặc điểm từng bậc học.

- Tổ chức tuyên truyền những kiến thức cơ bản về cách chăm sóc
răng miệng cho đối tượng là phụ huynh học sinh để có sự phối hợp tốt
trong giáo dục vệ sinh răng miệng cho học sinh có hiệu quả nhằm giảm tỉ
lệ sâu răng, nha chu ở học đường.
- Tiếp tục chỉ đạo các trường Tiểu học tổ chức cho học sinh súc
miệng với dung dịch Natri Fluor 0,2% hàng tuần và đồng loạt như đã qui
định. Nhà trường chú ý trang bị và bảo quản đầy đủ ly cho mỗi học sinh,
chai, sô cho mỗi lớp. Chú ý cách bảo quản thuốc và pha thuốc theo hướng
dẫn của ngành chức năng.
- Đưa chương trình chải răng vào trường Mẫu giáo, Tiểu học có bán
trú . Các trường phải duy trì cho hết bậc học và vận động cha mẹ học sinh
trang bị giá cắm bàn chải, ly, sô, kem cho học sinh (lưu ý không sử dụng
kem đánh răng của người lớn).
3. Công tác chữ thập đỏ :
- Tiếp tục củng cố và phát triển tổ chức chi hội Chữ thập Đỏ trong
trường học. Phối hợp với Chi hội khuyến học nhằm vào việc hỗ trợ, giúp
đỡ cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào bị thiên
tai.
- Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động nhân đạo, tham gia
hiến máu nhân đạo .v.v...
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức Y học cho Đội thanh thiếu niên Chữ
thập Đỏ xung kích để các em có thể tham gia làm công tác chăm sóc sức
khỏe ban đầu và thực hiện tốt kỹ năng sơ cấp cứu giúp đỡ người bị tai nạn
trong và ngoài nhà trường.
4. Công tác Bảo hiểm học sinh :
3
3
- -
- Tiếp tục chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác Bảo hiểm học
sinh. tổ chức tuyên truyền vận động để học sinh tự nguyện tham gia đạt tỷ

lệ cao góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác chăm sóc sức
khoẻ ban đầu trong trường học.
- Sử dụng có hiệu quả tỉ lệ % nguồn thu phí Bảo hiểm y tế ( huê
hồng bảo hiểm y tế ) để lại trường quản lý và sử dụng vào các mục sau :
* Mua sắm trang bị phòng y tế, tủ thuốc, các phương tiện sơ cấp
cứu, khám sức khỏe định kỳ.
* Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
* Sơ tổng kết và khen thưởng phong trào
5. Hoạt động giáo dục môi trường :
- Tiếp tục tuyên truyền tạo sự chuyển biến tạo nhận thức về môi
trường trong nhà trường. Tất cả các đơn vị trường học( MG, TH, THCS )
đều xây dựng kế hoạch thực hiện các tiêu chí trường “Xanh - Sạch - Đep”
(kể cả trường đã đạt các tiêu chí trước đây).
- Lồng ghép giáo dục môi trường theo các Môdun mẫu vào các môn
học.
- Trồng cây xanh tạo bóng mát, hoa cảnh, cây thuốc nam để làm
tăng vẻ đẹp và màu sắc cho nhà trường.
- Quản lý, xử lý tốt rác thải nhất là ở các điểm lớp lẽ. Giáo dục ý
thức giữ gìn môi trường nhà trường sạch đẹp, học sinh không xả rác bừa
bãi.
- Xây dựng hệ thống cấp thoát nước đầy đủ, khu vệ sinh thuận tiện
cho giáo viên, học sinh.
- Nhà trường phải có cổng rào, luôn giữ sạch đẹp ở cổng trường,
không xanh hóa các phòng học bằng cách trồng cây với nước tích lăng
quăng.
- Tổ chức các hoạt động thi đua về môi trường.
- Hiệu trưởng có hồ sơ theo dõi sự thay đổi môi trường của nhà
trường. Hình thức ghi chép, chụp ảnh đối chiếu để thấy rõ sự thay đổi môi
trường của nhà trường qua từng năm.
6. Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm :

- Tổ chức tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
và tuần lễ nước sạch, vệ sinh môi trường hàng năm.
4
4
- -
- Có kế hoạch kiểm tra hàng quán, căn-tin trong nhà trường đảm bảo
6 biện pháp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức tốt tháng
hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (15/4/2011 đến
15/5/2011) hưởng ứng tuần lễ nước sạch vệ sinh môi trường (9/2010) và
Ngày môi trường Thế giới (5/6/2011).
- Đảm bảo 100% trường lớp đạt tiêu chuẩn vệ sinh, tuyệt đối an toàn
cho sức khỏe và tính mạng học sinh. Có đủ nước uống, nước sinh hoạt và
công trình vệ sinh hợp vệ sinh, giữ vững môi trường trường học xanh –
sạch – đẹp.
II. MỘT SỐ NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TIÊU CHÍ THI ĐUA VỀ Y
TẾ HỌC ĐƯỜNG :
- Trường tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa về chăm sóc, bảo vệ
sức khỏe cho học sinh trong nhà trường.
- Trường có cán bộ y tế chuyên trách hoặc kiêm nhiệm hoạt động
có kế hoạch cụ thể, công tác tham mưu, phối hợp đạt hiệu quả cao.
- Bổ sung đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ về Y tế trường học
(theo yêu cầu tối thiểu và phù hợp với hoàn cảnh, tính chất hoạt động của
bậc học).
- Theo dõi và khám sức khỏe định kỳ và hồ sơ theo dõi sức khỏe
cho 100% học sinh, bảo đảm an toàn cho học sinh, bảo đảm chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức tốt tháng hành động “Vệ sinh an toàn
thực phẩm”, tuần lễ “Nước sạch - vệ sinh môi trường”, phòng chống sốt
xuất huyết, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng theo qui định.
- Tăng tỉ lệ chuẩn trường “Xanh - Sạch - Đep” và an toàn. Chú
trọng bảo đảm đủ nước uống, các công trình vệ sinh trường học.

- Chỉ đạo hoạt động tốt : Hoạt động Y tế - Nha học đường - Chữ
thập đỏ, công tác phòng chống AIDS, phòng chống ma túy, phòng chống
tai nạn thương tích trong trường học... Đảm bảo thỏa đáng và vận dụng có
hiệu quả phần kinh phí dành cho công tác y tế trường học.
- Chấp hành quy định chế độ hội họp, tập huấn, báo cáo.
III. TỔ CHỨC KIỂM TRA – THANH TRA :
- Trường có kế hoạch kiểm tra nội bộ, đánh giá kết quả hoạt động Y
tế học đường ở học kỳ 1 và cuối năm học.
- Phòng Giáo dục – Đào tạo tổ chức kiểm tra theo kế hoạch của
ngành (kế hoạch thanh tra năm học 2010 - 2011).
- Chế độ hội họp, báo cáo:
5
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×