Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

DI CƯ QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.74 KB, 2 trang )

Di cư quốc tế: con số và sự kiện
Khoảng một phần ba số người di cư từ các nước đang phát triển đến các nước đang
phát triển khác, và một phần ba đến các nước phát triển. Như vậy là số người di cư
“Nam-Nam” cũng tương đương số người di cư “Nam-Bắc”.
Năm 2005, châu Âu đón nhận 34 % số người di cư; Bắc Mỹ 23% và châu á 28%.
Chỉ có 9% đến từ châu Phi; 3% từ Mỹ la-tinh và Caribê và 3% từ châu Đại Dương.
Cứ 10 người di cư quốc tế (tổng số 112 triệu) thì có gần 6 người sống ở các nước
được coi là có “thu nhập cao”. Các nước thu nhập cao này bao gồm cả 22 nước
đang phát triển, như Ba-ranh, Bru-nây, Cô-oét, Qua-ta, Hàn Quốc, ả-rập Xê-út,
Xinh-ga-po và Các tiểu vương quốc ả-rập thống nhất.
Gần một nửa số người di cư trên thế giới là phụ nữ. ở các nước phát triển họ đông
hơn số người di cư nam.
ở 72 nước, số người di cư giảm đi trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2005. Mười
bảy nước chiếm 75% số người di cư tăng trong khoảng thời gian đó – Hoa Kỳ
nhận 15 triệu người di cư, Đức và Tây Ban Nha mỗi nước hơn 4 triệu.
Từ 1990 đến 2005, ít nhất có 35 chương trình ở các nước phát triển và đang phát
triển đưa vị thế người di cư trong tình trạng bất thường vào phù hợp với các quy
định quốc gia.
Những người lành nghề di cư
Năm 2000, có khoảng 20 triệu người di cư có trình độ học vấn cấp ba và tuổi từ 25
trở lên sống ở các nước thuộc Tổ chức Phát triển và Hợp tác kinh tế (OECD), so
với con số của năm 1990 là 12 triệu.
Số người có trình độ học vấn cấp ba chiếm gần một nửa số người di cư 25 tuổi trở
lên tăng thêm ở các nước OECD trong những năm 1990.
Cứ 10 người di cư có trình độ học vấn cao thì có gần 6 người từ các nước đang
phát triển đến các nước OECD năm 2000.
Khoảng 33% đến 55% những người có trình độ học vấn cao của ăng-gô-la, Bu-
run-đi, Ga-na, Kê-ni-a, Mô-ri-xơ, Mô-dăm-bích, Si-ê-ra Lê-ôn, U-gan-đa và Cộng
hoà thống nhất Tan-da-ni-a đến sống ở các nước OECD. Tỷ lệ này còn cao hơn
(khoảng 60%) đối với các nước Guy-a-na, Ha-i-ti, Phi-di, Gia-mai-ca và Tri-ni-đát
và Tô-ba-gô.


Tiền gửi về
Tiền gửi về của những người di cư trên thế giới tăng từ 102 tỷ đô-la Mỹ năm 1995
lên 232 tỷ đô-la Mỹ năm 2005.
Khoản tiền gửi về các nước đang phát triển cũng đã tăng từ 57% năm 1995 (58 tỷ
đô-la Mỹ) lên 72% năm 2005 (167 tỷ đô-la Mỹ).
Năm 2004, 20 nước đứng đầu chiếm 66% tổng số tiền gửi về trên thế giới. Trong
đó chỉ có 8 nước phát triển. Một phần ba số tiền gửi về trên toàn cầu tập trung vào
4 nước: ấn Độ, Trung Quốc, Mê-hi-cô và Pháp.
Tiền gửi về chiếm phần lớn GDP của 2 nước nhận chủ yếu: Phi-líp-pin và Séc-bi-a
và Mông-tê-nê-grô. Trong số 20 nước có tiền gửi về chiếm ít nhất 1/10 GDP đa số
là các nền kinh tế nhỏ đang phát triển.
Theo UNFPA

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×