Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đừng xem thường bệnh đau vai gáy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.65 KB, 5 trang )

Đừng xem thường bệnh đau vai gáy


Bệnh đau vai gáy xuất hiện một cách thất thường, nhiều trường hợp bỗng
dưng sau khi ngồi dậy, sau một đêm ngủ dậy thấy đau nhức khắp mình, đặc biệt là
đau vùng vai, gáy nhiều khi đau lan xuống bả vai, làm tê mỏi các cánh tay, cẳng
tay và ngón tay rất khó chịu. Triệu chứng đau nhức vai, gáy kéo dài trong nhiều
ngày thậm chí trong nhiều tháng, cá biệt có trường hợp đau lan xuống hông, sườn
hoặc thiếu máu cơ tim do chèn ép các mạch máu rất nguy hiểm.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên đau vai, gáy như thoái hoá, thoát vị đĩa
đệm các đốt sống cổ với nhiều lý do khác nhau; do vẹo cổ bởi gối đầu cao, nằm sai
tư thế hoặc vẹo cổ bẩm sinh; do dị tật; do viêm, chấn thương hoặc do các tác nhân
cơ học như ngồi lâu, cúi lâu (đánh máy vi tính, công tác văn phòng, một số nhà
khoa học, nhà văn, nhà thơ, bình luận, bàn luận văn học... chuyên đọc sách, tham
khảo tài liệu với nhiều thời gian phải cúi xuống...) hoặc do mang vác nặng sai tư
thế, nhất là công nhân đội than, cát từ tàu thuyền lên bến. Ngoài ra người ta cũng
nhận thấy có một số yếu tố thuận lợi gây thiếu máu cục bộ vùng vai, gáy như thói
quen ngồi lâu trước quạt, trước máy điều hoà nhiệt đô (máy lạnh), ra ngoài trời
không đội mũ, nón để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào vùng gáy...
Phát hiện bệnh sớm nhất có thể
Biểu hiện rõ nét nhất của hiện tượng tổn thương đốt sống cổ hoặc bị chèn
ép dây thần kinh hoặc bị thiếu máu cục bộ đều có thể gây nên triệu chứng đau vai
gáy. Đau vai gáy thường xuất hiện vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy hoặc ngồi làm
việc ở bàn giấy nhiều thời gian như đánh máy,cúi xuống đọc văn bản hoặc sửa
chữa văn bản, soạn giáo án (các thầy cô giáo) trong một thời gian dài trong một
buổi hoặc trong một ngày và có thể kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng...
Nhiều trường hợp ngoài đau vai gáy còn gây mỏi ở tay, tê tay, nặng tay cho nên
khi làm các động tác dùng một hoặc hai tay nâng đỡ hoặc khi lái xe (xe máy, xe ô
tô) phải làm động tác đổi tay cầm lái vì tay kia bị mỏi, nặng rất khó chịu. Cũng có
tác giả cho rằng có một tỷ lệ nhất định nào đó do đau vai gáy có thể gây nên liệt
nửa người thậm chí gây nhồi máu cơ tim do mạch máu nuôi dưỡng tim bị chèn ép.


Nói chung bệnh đau vai gáy là một loại bệnh gặp tỷ lệ khá cao, chủ yếu ở người
trưởng thành hoặc gặp ở những đối tượng mang tính chất nghề nghiệp và nhất là
người cao tuổi.
Một số trường hợp có thể tự chẩn đoán cho mình bị đau vai gáy với nguyên
nhân gì, ví dụ nằm ngủ gối đầu cao sáng dậy bị vẹo cổ, đau vai, mỏi tay hoặc do
nằm sai tư thế kéo dài nhiều giờ như nằm co quắp, gối đầu cao hoặc tư thế nằm
nghiêng sang một bên. Đa số các trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc có nhiều
nguyên nhân làm lẫn lộn không biết nguyên nhân nào là nguyên nhân chính gây
nên đau vai, gáy thì cần đi khám bệnh. Tại cơ sở y tế có điều kiện, ngoài thăm
khám người ta có thể hỏi bệnh, chụp Xquang đốt sống cổ, chụp cộng hưởng từ
(MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT) và cũng có thể đo điện não đồ, đo mật độ xương,
xét nghiệm sinh hoá máu nếu có bệnh về
bệnh liên quan đến tim mạch...
Phòng đau vai gáy như thế
nào?
Các nhà chuyên môn khuyên
nhiều người nên bỏ dần thói quen
ngồi trước máy điều hoà nhiệt độ
(máy lạnh) nhiều giờ; khi ra khỏi
nhà cần đội mũ, nón để che nắng
mỗi khi có ánh nắng mặt trời. Nên
bỏ thuốc lá, thuốc lào ở những
Cách “đối phó” với chứng đau vai
gáy
Cần khắc phục nguyên nhân gây ra
đau vai gáy mà chính bản thân người bệnh
biết được lý do gây ra đau vai gáy là điều
quan trọng, ví dụ như không đọc sách, văn
bản, soạn giáo án, giáo trình, đọc truyện kéo
dài nhiều thời gian trong một buổi, trong

một ngày; không nằm kê đầu bằng gối cao cả tư thế nằm ngửa, cả tư thế nằm
nghiêng. Một số nghề nghiệp không thể không ngồi lâu trong một thời gian dài
như đánh máy, lái xe đường dài, công tác văn phòng thì cố gắng nghỉ giải lao giữa
giờ làm việc và tập cúi xuống, đứng lên hoặc quay đầu, xoay cổ nhẹ nhàng trong
vòng 10-15 phút sau vài giờ đã làm việc liên tục. Tuy nhiên trong những trường
hợp đã được bác sĩ khám và xác định thoái hoá đốt sống cổ gây xơ cứng đốt sống
cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thì không nên xoay cổ, vặn cổ hoặc xoay lưng
mạnh, nếu làm như vậy thì sẽ "lợi bất cập hại". Xoa bóp, bấm huyệt đúng cách,
đúng chuyên môn và thực hiện đều đặn hàng ngày cũng có thể đem lại hiệu quả
nhất định kết hợp với điều trị thuốc. Điều trị thuốc gì cần có ý kiến của bác sĩ
khám bệnh cho mình, không nên tự mua thuốc điều trị và cũng không nên điều trị
ở những cơ sở không đáng tin cậy. Hiện nay khoa học ngày càng phát triển cho
nên về Tây y có những loại thuốc dùng điều trị về bệnh khớp nói chung và bệnh
người nghiện thuốc lá, thuốc lào vì
chất độc trong thuốc lào, thuốc lá
cũng đóng góp đáng kể trong bệnh
gây thoái hoá khớp. Muốn không để
xảy ra bệnh đau vai gáy nên tập thể
dục nhẹ nhàng, đều đặn, đúng bài,
sinh hoạt điều độ và luôn coi sức
khoẻ là vốn quý giá nhất.
thoái hoá khớp nói riêng khá hiệu nghiệm. Thuốc vừa điều trị giảm đau vừa điều
trị phục hồi dần các tổn thương của khớp mà ít ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng
xấu đến đường tiêu hoá của người bệnh.
PGS.TS.BS. Bùi Khắc Hậu

×