Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

de thi hsg cap tinh mon sinh 9 cuc chuan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.59 KB, 4 trang )

Phòng GD –ĐT Chiêm Hoá §Ò thi häc sinh giái cÊp tØnh
Trường THCS Hoà An Môn: sinh học 9
Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gian giao đề)
I. Mục Tiêu :
1. Ki ến th ức:
- Kiểm tra đánh giá quá trình nhận thức của học sinh,năng khiếu về bộ môn sinh học
nhằm khắc sâu kiến thức, vận dụng kiến thức vào giải bài tập sinh học.
2. Kiến thức:
- Rèn kỹ năng tích hợp kiến thức trong học tập bộ môn sinh học cơ sở.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác học tập bộ môn.
II. Thiết lập ma trận.
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
thấp
Vận dụng cao
Tổng
TNKQ TNTL TNKQ TNTL TNKQ TNTL TNKQ TNTL
1. Nhiễm sắc
thể
C1a
2
C1b
0,5
2

2,5
2. ADN và
gen
C5


2
1

2
3. Biến dị C2
1,5
C4a
0,5
C4b,c
2
3

4
4. Di truyền
học người
C3a
0,5
C3b

1
2
1,5
Tổng 2

2
2

3
2


1
2

4
8

10
III. Nội dung câu hỏi
Câu1:( 2,5 đi)
a.Giải thích cơ chế sinh con trai hay con gái ở người, vẽ sơ đồ minh hoạ? Vì sao ở người tỉ
lệ nam: nữ trong cấu trúc dân số với qui mô lớn luôn sấp xỉ 1:1
b. Quan niệm cho rằng người mẹ sinh con trai hay con gái là đúng hay sai?
Câu2:(1,5 điểm)
Trình bày khái niệm của dạng đột biến NST? Nguyên nhân gây đột biến NST? Nêu tính
chất biểu hiện của đột biến NST?
Câu 3:(1,5)
a.Biểu hiện của bệnh bạch tạng?
b.So sánh bệnh bạch tạng với bệnh Đao?
Câu4: ( 2,5 điểm)
Giả thiết có một NST mang các gen dài bằng nhau. Do bị chiếu xạ AND trong nhiễm sắc thể
đó bị đứt một đoạn tương ứng với 20m ARN làm mất đi 5% tổng số gen của NST. Khi
AND đột biến này tự nhân đôi đã lấy từ môi trường nội bào 38000 nuclêôtít tự do.
a. Đột biến trên thuộc loại gì?
b. Xác định số gen trên nhiễm sắc thể đó.
c. xác định chiều dài trung bình các gen trên NST
Câu5: (2 điểm)
Một gen dài 2550A
0
nhân đôi một số lần liên tiếp và đã lấy của môi trường 22500 nuclêotit
tự do; trong đó có 6750 xitozin.

Hăy tính:
a. Số lượng từng loại nuclêotit môi trường cung cấp.
b. Số liên kết hiđrô bị phá vỡ, liên kết hóa trị và liên kết hiđrô được hình thành trong qua
́

trình nhân đôi của gen.

IV. Đáp án- biểu điểm.
Câu1:( 2,5 điểm)
a.Giải thích và vẽ sơ đồ cơ chế sinh con trai hay con gái ở người.
* Sơ đồ minh hoạ:( 0,5 điểm)
P: Mẹ 44A + XX x Bố 44A + XY

GP: 22A + X 22A + X; 22A + Y
F
1
:
Đực
Cái
22A + X 22A + Y
22A + X 44A + XX
Con gái
44A + XY
Con trai
* Giải thích: ( 1 điểm)
Cơ chế xác định giới tính do sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao
tử và sự tổ hợp của cặp NST giới tính trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử.
- Trong phát sinh giao tử:
. Mẹ mang cặp NST giới tính XX tạo ra một loại trứng duy nhất đều mang NST giới tính X
( đồng giao tử)

. Bố mang cặp NST giới tính XY tạo ra hai loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau: một loại
mang X và một loại mang Y( dị giao tử)
- Trong thụ tinh:
. Trứng X kết hợp với tinh trùng X tạo hợp tử XX ( 44A + XX) phát triển thành con gái.
. Trứng X kết hợp với tinh trùng Y tạo hợp tử XX ( 44A + XY) phát triển thành con trai.
*. Tỉ lệ nam: nữ luôn xấp xỉ 1:1( 0,5 điểm)
Do trong giảm phân tạo giao tử, giới nữ luôn tạo ra một loại trứng mang X, còn giới nam
tạo ra hai loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau là X và Y nên trong cấu trúc với qui mô lớn, tỉ
lệ nam: nữ luôn xấp xỉ 1:1.
b.( 0,5 điểm)
Quan niệm cho rằng người mẹ sinh con trai hay con gái là sai: vì ở đây chỉ có Bố mới cho
tinh trùng mang NST là Y. Khi tinh trùng mang NST Y này kết hợp với trứng mang NST X
tạo hợp tử XX ( 44A + XY) phát triển thành con trai.
Mà người mẹ mang cặp NST giới tính XX tạo ra một loại trứng duy nhất đều mang NST
giới tính X
Câu2:( 1,5 điểm)
a.Đột biến nhiễm sắc thể: Là những biến đổi xảy ra bên trong cấu trúc nhiễm sắc thể hoặc
làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể. (0,5đ )
- Có 2 dạng đột biến nhiễm sắc thể:
+ Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
+ Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
- Đột biến số lượng nhiễm sắc thể có 2 dạng:
+ Đột biến thể dị bội.
+ Đột biến thể đa bội.(bao gồm thể đa bội chẵn và thể đa bội lẻ)
b.Nguyên nhân gây đột biến nhiễm sắc thể: ( 0,5 điểm)
- Môi trường bên trong:Là những rối loạn trong quỏ trình TĐC bên trong tể bào dẫn đến
làm thay đổi các cơ chế sinh lý và sinh húa trong tế bào.
- Môi trường bên ngoài: Do các tác nhân vật lý hóa học của ngoại cảnh
+ Tác nhân vật lý:Nhiệt độ , phóng xạ , bức xạ, âm thanh.
+ Tác nhân hóa học: Bao gồm các loại hóa chất như: Cônxixin, EMS (Êtyl mêtal

sunfonat)…tác dụng với liều lượng và thời gian thích hợp.
c. Tính chất biểu hiện: ( 0,5 điểm)
Đột biến phát sinh một cách đột ngột, ngẫu nhiên,cá biệt và không định hướng. Phần lớn có
hại cho cơ thể, một số ít có lợi hoặc trung tính.
Câu 3:( 1,5 điểm)
* Biểu hiện của bệng bạch tạng: ( 0,5 điểm)
Người bị bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn gây ra làm tế bào mất khả năng tổng hợp sắc tố
dẫn đến da và tóc trắng, mắt thiếu sắc tố đen nên nhìn thấy có màu hồng( do lộ các mạch
máu).
* So sánh bệnh bạch tạng với bệnh Đao:
+ Giống nhau: . ( 0,5điểm)
- Đều là bệnh sẩy ra đột biến và đều được di truyền cho các thế hệ sau.
- Đều tạo ra do sự thay đổi trong biểu hiện kiểu hình.
+ Khác nhau: ( 0,5điểm)
Bệnh bạch tạng Bệnh đao
- Là đột biến gen lặn( gen trội bị đột
biến thành gen lặn)
- Là thể dị bội do đột biến số lượng
NST tạo ra.
- Số lượng NST trong tế bào sinh
dưỡng không đổi, ở người bị bệnh
bạch tạng thì trong tế bào vẫn có 2n =
46
- Số lượng NST trong tế bào sinh
dưỡng tăng 1 NST số 21, người bị
bệnh Đao thì trong tế bào có 2n + 1 =
47
- Chỉ mất sắc tố ở da, tóc, mắt... nhưng
nói chung là không ảnh hưởng tới sức
sống và hoạt động sinh lí cơ thể bình

thường.
- Cơ thể dị dạng, bị giảm sức sống, si
đần, không có con và có thể bị chết
sớm.
Câu4:( 2,5 điểm)
a. Đột biến làm mất 1 đoạn gồm 5% tổng số gen của nhiễm sắc thể nên đột biến thuộc
dạng đột biến cấu trúc NST và thuộc dạng mất đoạn. ( 0,5 điểm)
2.- Xác định số gen trên nhiễm sắc thể:
- theo giả thiết đột biến làm mất 5% tổng số gen tương ứng với 20m ARN => số gen bị
mất đi là 20 gen. (0,5 điểm)
- Số gen trên nhiễm sắc thể đó là:
(20 x 100) : 5 = 400 gen. (0,5 điểm)
3. Chiều dài trung bình các gen: ( 1 điểm)
- Số gen của nhiễm sắc thể bị đột biến là: 400 – 20 = 380 gen.
- Số nuclêotit trung bình của mỗi gen là: 38000 : 380 = 100 nuclêotit
- Chiều dài trung bình mỗi gen: (100 : 2 ) x 3,4 = 170 A
0
Câu5:( 2 điểm)
a.Số lượng từng loại Nu môi trường cung cấp: ( 1điểm)
Tổng số N của gen:
N = (2550/3,4) x 2= 1500(nu)
Trong số 22500 Nmt cung cấp cú 6750X.
Vậy tỉ lệ %Xmt= %Xgen
 (6750 x 100): 22500 = 30%
- Số N từng loại trên gen B là
G= X= 30% x 1500= 450 (nu)
A= T= 50%- 30%= 20%x1500=300(nu)
- Số lượng từng loại N môi trường cung cấp:
Gọi k là số lần nhân đôi của gen, ta có: (2k- 1) x 1500= 22500
 2k= 16 = 24 k = 4 lần

Vậy số lượng N từng loại Mt cung cấp cho gen nhân đôi 4 lần là:
A= T = (24 - 1) x 300= 4500 (nu)
G= X = (24- 1) x 450 = 6750 (nu)
b. Số liên kết H bị phá vỡ:
- Số liên kết H của gen:
H= 2A+3G= 2 x 300+ 3 x 450 = 1950 (lk) ( 0,25 điểm)
*Số LK H bị phá vỡ khi gen nhân đôi 4 lần
H phá vỡ= (24-1) x 1950 = 29250 (lk) ( 0,25 điểm)
* Số lk H được hình thành:
Hh.thành= 24 x 1950 = 31200 (lk) ( 0,25 điểm)
* Số liên kết hóa trị được hình thành:
HTh. Thành= (24 -1) (1500-2)= 22470 (lk) ( 0,25 điểm)

KÝ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN RA ĐỀ
Bùi Thị Phương Nhung

×