Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

“ một số biện pháp xây dựng thực đơn cho trẻ trong trường mầm non”,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 30 trang )

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:................................................................................................1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:....................................................................................1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:...........................................................................1
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:........................................................................2
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................2
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:.................................................................................3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:............................................................................................3
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:.......................................................................................4
1. Thuận lợi:..........................................................................................................4
2. Khó khăn:..........................................................................................................5
III. CÁC BIỆN PHÁP:..........................................................................................5
1. Biện pháp 1: Đảm bảo đủ lượng calo và cân đối tỷ lệ giữa các chất: P - L –
G; Ca, B1..............................................................................................................5
2.Biện pháp2: Thực đơn đa dạng phong phú, nhiều loại thực phẩm theo mùa
và đảm bảo an toàn:.............................................................................................9
3. Biện pháp 3: Đảm bảo chế độ tài chính và tăng cường ứng dụng CNTT...13
4. Biện pháp 4: Phối kết hợp với các lực lượng khác trong và ngoài nhà
trường:................................................................................................................15
5. Biện pháp 5: Tuyên truyền với cha mẹ học sinh:.........................................17
THỰC ĐƠN MÙA HÈ CHO TRẺ MẪU GIÁO.................................................21
THỰC ĐƠN MÙA ĐÔNG CHO TRẺ MẪU GIÁO..........................................23
THỰC ĐƠN MÙA HÈ LỨA TUỔI NHÀ TRẺ.................................................25
THỰC ĐƠN MÙA ĐÔNG LỨA TUỔI NHÀ TRẺ...........................................27
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................................29
1. Kết luận...........................................................................................................29
2. Hiệu quả SKKN...............................................................................................29
3. Bài học kinh nghiệm………………………………………………………….



A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố của nhân cách chuẩn bị trẻ vào
lớp 1. Để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện ấy thì việc kết hợp hài hịa giữa
ni dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục là điều tất yếu. Vì sức khỏe là vốn
quý nhất của mỗi con người là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình và tồn xã hội:
“Khơng thể có sự thơng minh trong cơ thể ốm yếu”.Chính vì vậy cơng tác chăm
sóc ni dưỡng trẻ mầm non có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp
giáo dục và đào tạo con người.Ăn uống theo đúng u cầu dinh dưỡng thì thể
lực và trí tuệ sẽ phát triển tốt, giúp cho nhiều gia đình đạt được ước mơ là con
cái khỏe mạnh thông minh học giỏi, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, giúp
bảo tồn sự tinh hoa của nòi giống và xã hội pháttriển. Khẩu phần ănlà sự cụ thể
hoá của tiêu chuẩn ăn của một người trong một ngày đêm bằng các loại thức ăn
sẵn có để đảm bảo nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng khác. Điều
quan trọng của khẩu phần ăn là phải cân đối về tỷ lệ các chất dinh dưỡng theo
nhu cầu cơ thể. Do đặc điểm cơ thể của trẻ mầm non còn rất non nớt, sức đề
kháng với những tác động từ mơi trường bên ngồi cịn hạn chế nên địi hỏi cơng
tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ ln được đặt lên vị trí hàng đầu trong hệ
thống các nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mầm non. Trẻ em dưới 6
tuổi có rất nhiều nguy cơ bị suy dinh dưỡng hoặc thừa cân. Ăn uống tốt giúp trẻ
lớn nhanh và khỏe mạnh, phát triển và hoạt động vui vẻ. Trẻ có vui vẻ, khỏe
mạnh thì mới tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi, tìm tịi
khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh. Trẻ có ăn ngon miệng thì mới hấp
thụ tốt chất dinh dưỡng và từ đó mới có một cơ thể khỏe mạnh. Là một kế toán
đã gần 20năm trong nghề, tôi thực sự trăn trở và suy nghĩ làm sao để xây dựng
được một thực đơn cho trẻ thật chuẩn vừa giúp trẻ ăn ngon miệng vừa đảm bảo
phù hợp tài chính và lượng calo theo yêu cầu. Trên thực tế hiện nay, nhiều
trường mầm non xây dựng thực đơn cho trẻ chưa đảm bảo qui định. Tỉ lệ calo
không cân đối, thực phẩm sử dụng chưa phong phú, các món ăn bị lặp lại hay

lượng thức ăn quá nhiều… khiến một số trẻ khó ăn sẽ chán và sợ giờ ăn.
Hiểu được tầm quan trọng và thực trạng như vậy, tơi đã chọn cho mình
đề tài: “ Một số biện pháp xây dựng thực đơn cho trẻ trong trường mầm
non”, với mục đích sẽ đưa ra được một thực đơn tương đối chuẩn, giúp trẻ ăn
ngon miệng và góp phần tích cực trong phát triển thể lực cho trẻ.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Trên cơ sở tình hình thực tế và yêu cầu của ngành, lựa chọn các biện pháp để
xây dựng thực đơn phù hợp lứa tuổi trẻ mầm non.

1/29


III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu một số biện pháp xây dựng thực đơn cho trẻ tại trường mầm
non
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp trao đổi trực tiếp qua thực tiễn.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn đặc điểm, chủng loại thực phẩm sẵn có
tại địa phương
- Phương pháp tính khẩu phần ăn thơng qua phần mềm
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Tại nhà trường.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2016 đến tháng 8/2017

2/29


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Thực đơn nói chung là một danh sách các món ăn sẽ dùng cho một bữa ăn

cố định trong một thời gian hay là menu để mọi người có thể tự lựa chọn cho
bữa ăn hiện tại lúc đó. Người ta có thể xây dựng thực đơn hàng ngày hay theo
tuần. Đối với trẻ mầm non, việc xây dựng thực đơn phải tuân theo những
nguyên tắc nghiêm ngặt. Các thực đơn thường xây dựng theo mùa, có sự khác
nhau giữa tuần chẵn, tuần lẻ. Bởi lẽ khi xây dựng như vậy sẽ tận dụng được
nguồn thực phẩm sẵn có tại địa phương và đặc trưng của mùa đó. Thực phẩm sẽ
tươi ngon và giá thành hợp lý. Thực đơn phải thực sự phong phú, đủ dinh
dưỡng, đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ, chính vì vậy cần xây dựng thực
đơn vừa theo mùa và theo tuần chẵn, lẻ. Cụ thể cần theo các nguyên tắc sau:
1. Thức ăn phải có đủ 4 nhóm chất: bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ.
- Chất bột đường có trong thức ăn chế biến từ gạo như: bột, cháo, cơm,
mì... Chất này cung cấp năng lượng cho bé và giúp chuyển hóa chất trong cơ
thể.
- Chất đạm có trong thịt, cá, tơm, cua, các loại đậu ... giúp xây dựng cơ
bắp, tạo kháng thể.
- Chất béo có trong mỡ, dầu, bơ ... dự trữ, cung cấp cho bé năng lượng và
các vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K).
- Chất xơ: có trong các loại rau củ, trái cây, giúp cơ thể bé chuyển hóa
chất và tăng cường chất đề kháng, cung cấp vitamin.
2. Nước
Nhu cầu nước của trẻ chiếm từ 10 - 15% trọng lượng cơ thể. Một trẻ em
nặng 10kg, trung bình cần 1 - 1,5 lít nước/ngày. Mùa nóng trẻ cần lượng nước
nhiều hơn mùa lạnh. Trẻ em cần nhiều nước hơn người lớn để chuyển hóa và
đào thải chất bã, để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể... Do đó, cho trẻ ăn thức ăn q
đặc hoặc khơng cho trẻ uống đủ nước thì sự tiêu hóa và hấp thụ của trẻ sẽ
kém. Và khi cơ thể trẻ hấp thụ kém sẽ sinh ra rất nhiều nguy cơ: Thiếu chất dẫn
đến thiếu sức đề kháng, suy dinh dưỡng, còi xương và dễ mắc các bệnh truyền
nhiễm, thiếu vitamin có thể dẫn đến khơ mắt… Vì vậy trong xây dựng và chế
biến món ăn cho trẻ cần nhất thiết phải cung cấp đủ lượng nước cho trẻ.
3. Thực phẩm an toàn

Đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong quá trình lựa chọn và chế
biến thức ăn cho trẻ.
Thịt cá, hải sản, rau trái cây phải tươi sống, đảm bảo khơng có thuốc sâu
hay hóa chất. Thực phẩm đã chế biến sẵn như sữa chua, xúc xích... nên lựa chọn
những thương hiệu có uy tín về chất lượng và an toàn thực phẩm. Nhưng tốt
nhất nên hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn, sử dụng thực phẩm tự chế biến
sẽ đảm bảo chất lượng.
3/29


Thức ăn đã nấu chín, hay thực phẩm đã sơ chế (Thực phẩm chiều) nếu
chưa dùng thì phải đậy nắp kín và để trong tủ lạnh. Khi dùng cần nấu lại vì một
số vi khuẩn vẫn phát triển ở nhiệt độ 5 - 10 độ C.
Không nên cắt nhỏ và ngâm thịt, cá, rau, trái cây trong nước vì sẽ làm mất
đi một số vitamin (C, B, acid folic...). Đối với các loại củ nên rửa nhẹ nhàng sau
khi đã gọt sạch vỏ để giảm thiểu việc mất vitamin do các vitamin nằm ngay dưới
lớp vỏ.
Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người. Trẻ em cần dinh
dưỡng để phát triển thể lực và trí lực. Nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của trẻ
hết sức quan trọng nhưng trái lại trẻ không thể ăn một lượng thức ăn lớn .
Ngoài các nguyên tắc trên, khi xây dựng thực đơn cho trẻ cần chú ý đảm bảo
các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo đủ lượng calo
+ Cân đối các chất P (Protein) – L( Lipid) - G( Gluxid), Canxi, B1.
+ Thực đơn đa dạng, phong phú, dùng nhiều loại sản phẩm.
+ Thực đơn theo mùa, phù hợp với trẻ
+ Đảm bảo chế độ tài chính.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Xây dựng thực đơn cho trẻ là việc làm thường xuyên hàng năm của mỗi
nhà trường. Dựa vào điều kiện thực tế của địa phương, khẩu vị của trẻ và trình

độ chế biến của nhân viên bếp mà có thể lựa chọn vào thực đơn các món ăn khác
nhau. Thực đơn phải được thay đổi theo mùa và tuần chẵn, lẻ để phù hợp.
Nhưng dù dựa trên nguyên tắc nào thì cũng phải đòi hỏi các bữa ăn phải đủ chất
và chi hết số tiền ăn của trẻ. Phần lớn các trường mầm non đều thực hiện
nghiêm túc các nguyên tắc của cơng tác chăm sóc ni dưỡng, quyết tốn đúng
trong ngày. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có tình trạng một số cơ sở mầm non xây
dựng thực đơn chưa hợp lý, lượng calo quá nhiều hay quá ít đối với trẻ trong khi
tiền thu ăn của trẻ lại cao, quyết tốn chưa hết…nên đã gây ra bức xúc và khơng
n tâm cho một số phụ huynh khi gửi con tại trường.
Trong q trình thực hiện đề tài này, tơi đã gặp những thuận lợi khó khăn
như sau:
1. Thuận lợi:
- Nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT
quận Cầu Giấy, cũng như sự quan tâm nhiệt tình ủng hộ về cơ sở vật chất cũng
như tinh thần của các cấp, các ngành.
- Cơ sở vật chất của bếp ăn được quan tâm đầu tư đầy đủ: Hệ thống bếp
ga cơng nghiệp đảm bảo cơng tác phịng cháy nổ, tủ lạnh, tủ sấy bát..... được
trang bị và đã sử dụng liên tục cho đến nay.

4/29


- Đồ dùng trong bếp được trang bị đồng bộ Inox hiện đại, đảm bảo chất
lượng phục vụ và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong
cơng việc được giao.
- Trường có nền nếp làm việc nghiêm túc và thường xuyên thực hiện nội
qui, qui chế của ngành đề ra.
- Phụ huynh quan tâm, tín nhiệm, thường xuyên theo dõi bảng thực đơn
của nhà trường để kịp điều chỉnh thực đơn cho trẻ ở gia đình,

- Mức đóng góp của phụ huynh tiền ăn hàng ngày cho trẻ 20.000đ/1 trẻ/1
ngày.
2. Khó khăn:
- Để đảm bảo định lượng calo, tỷ lệ các chất P:L:G, Ca, B1 theo chuẩn,
thì khi xây dựng thực đơn cũng cần rất nhiều thời gian và công sức trong việc
cân đối lựa chọn thực phẩm cho phù hợp.
- Giá cảthực phẩm lên xuống bấp bênh ảnh hưởng đến việc xây dựng thực
đơn.
III. CÁC BIỆN PHÁP:
Dựa trên các nguyên tắc và yêu cầu trên, tôi đã đưa ra các biện pháp cụ
thể như sau:
1. Biện pháp 1: Đảm bảo đủ lượng calo và cân đối tỷ lệ giữa các chất: P - L –
G; Ca, B1.
Năng lượng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ ở trường Mầm
non một ngày là từ :750 - 880 KCal/1470KCal chiếm 50% - 60% nhu cầu năng
lượng một ngày của trẻ.
Vậy nên ở trường Mầm non phải có chế độ ăn hợp lý, đủ dinh dưỡng cho
trẻ, khơng để trẻ đói và cũng khơng để trẻ ăn q thừa vì : Để trẻ đói -> Suy
dinh dưỡng, Ăn quá nhiều -> Gây béo phì.

5/29


Tháp dinh dưỡng cân đối
Năng lượng được cung cấp chủ yếu từ bột đường (G) và chất béo (L).
Glucid (G) có nhiều ở trong các loại ngũ cốc và đường. L có nhiều trong dầu mỡ
và các loại hạt có tinh dầu. Ngồi ra khi xây dựng thực đơn tơi đã chú ý kết hợp
giữa hai loại thực phẩm nhiều calo và thực phẩm ít calo với nhau để đảm bảo
lượng calo cần thiết cho trẻ một ngày.
Ví dụ:

Bữa chính
Bữa phụ
Thịt rim tôm
Phở gà
Canh bắp cải nấu thịt
Chuối tiêu
Sữa bột
Tôm lớp có tỷ lệ calo thấp nên kết hợp với thịt lợn, sữa bột các chất có tỷ lệ
calo cao.
Thịt cá sốt cà chua
Cháo chim bồ câu
Canh củ thập cẩm
Sữa chua
Sữa bột
Cá quả có tỷ lệ calo thấp nên kết hợp với thịt lợn, sữa chua…
6/29


Thịt lợn, thịt gà hầm hạt sen
Cháo tôm đậu xanh
Canh bí xanh nấu xương
Nước cam
Thịt gà có tỷ lệ calo thấp nên kết hợp với bữa chiều ăn cháo tôm cho tăng tỷ
lệ calo
Protein: Là vật liệu xây dựng nên các tế bào, cơ quan. Vai trị tạo hình
của protein đặc biệt quan trọng với trẻ em. Protein cung cấp các nguyên liệu cần
thiết cho sự tạo thành các dịch tiêu hóa, các nội tiết tố, các men và các vitamin.
Các chất này giữ vai trò quan trọng điều hòa các q trình chuyển hóa cũng như
hoạt động sinh lí của các chức phận trong cơ thể. Ngoài ra, protein cũng là
nguồn cung cấp năng lượng, nhưng vai trò quan trọng của protein là xây dựng tế

bào và các mô thì khơng một chất dinh dưỡng nào có thể thay thế được. Protein
có nhiều trong các loại thức ăn như thịt, cá, tôm, cua, trứng sữa, đậu đỗ,…
Lipit (chất béo): Là nguồn cung cấp năng lượng, 1g chất béo khi đốt
cháy cung cấp 9Kcalo, cao hơn 2 lần gluxit và protein. Vai trị quan trọng của
lipit là dung mơi hịa tan các vitamin tan trong dầu (mỡ): Vitamin A, D, E, K…
Khi ăn thiếu dầu mỡ sẽ không hấp thu được các loại vitamin này.
Chất béo có 2 loại:
- Chất béo động vật là các loại bơ, mỡ.
- Chất béo thực vật là các loại dầu như dầu đậu tương, dầu cọ, dầu oliu, dầu hạt
cải.
TP cung cấp chất
tinh bột-Gluxit

TP cung cấp chất
Vitamin&muối
khoáng

TP cung cấp chất
đạm-Protit

TP cung cấp chất
béo-Lipit

7/29


Gluxit (chất bột đường): Có nhiều trong các loại ngũ cốc, đường, mật,
bánh kẹo, trái cây,… với vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động
Canxi: có vai trò đặc biệt quan trọng đối với xương khớp, đặc biệt là với
sự phát triển của trẻ em. Khi bị thiếu canxi, trẻ em sẽ chậm lớn, hạn chế chiều

cao, cịi xương hoặc xương bị biến dạng, răng khơng đều hoặc bị dị hình, chất
lượng răng kém, dễ bị sâu răng chính vì vậy chúng ta cần bổ sung canxi đầy đủ
và hợp lý cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Vitamin B1 hay còn gọi là thiamin. Vitamin B1 lại rất dễ bị hao hụt trong
quá trình nấu nướng, cho nên nguy cơ thiếu B1 rất dễ xảy ra, nhất là đối với trẻ
em.Vitamin B1 cần thiết cho việc tạo ra một loại men (enzyme) quan trọng tham
gia vào quá trình chuyển hóa đường và q trình phát triển của cơ thể. Ngồi ra,
vitamin B1 kích thích sự tạo thành một loại men tham gia vào q trình tiêu hóa
thức ăn, kích thích cảm giác thèm ăn. Khi thiếu vitamin B1, trẻ thường biếng ăn,
mệt mỏi, nhất là những trẻ lười ăn chất bột đường như: bột, cháo, cơm… thì việc
bổ sung vitamin B1 là cần thiết.

Thực phẩm cung cấp nhiều Vitamin&khống chất
Vì vậy trong bữa ăn của trẻ hàng ngày ta cần phải đảm bảo đầy đủ các
loại thực phẩm. Qua đó ta cần phải tính tốn làm sao để cân đối giữa các chất
theo tỷ lệ thích hợp của trẻ là: P:14 -16% ; L: 24-26% , G: 60- 62%; Nhu cầu Ca
đối với trẻ 1-3 tuổi : 350mg/ngày/trẻ; MG 4-6 tuổi: 420mg/ngày/trẻ; Nhu cầu B1
đối với trẻ 1-3 tuổi : 0,41 mg/ngày/trẻ; MG 4-6 tuổi : 0,52 mg/ngày/trẻ. Muốn
cân đối được tỷ lệ các chất ta cần phải chú ý đến những đặc điểm sau đây: Đạm
có nguồn gốc từ động vật rất nhiều nhưng giá thành lại đắt, ngược lại đạm có
8/29


nguồn gốc từ thực vật lại rất rẻ. Tiền ăn của các cháu đóng hàng ngày thì hạn
chế, vì vậy phải biết kết hợp giữa đạm cung cấp từ thịt, cá, trứng với đạm cung
cấp từ đậu, lạc, vừng. Qua đó kết hợp với các loại canh rau có độ đạm tương đối
cao như rau ngót, rau muống, rau dền... Muốn đảm bảo được lượng Lipid trong
mỗi bữa ăn của trẻ có thể kết hợp với thịt lợn trong món mặn và món canh. Để
đảm bảo được lượng Glucid cho trẻ và cân đối giữa hai bữa chính và bữa phụ
trong ngày, bữa chính sáng trẻ ăn cơm, bữa phụ chiều có thể chế biến một số

món ăn từ gạo nếp, bún, phở, cháo các loại. Canxi có nhiều trong sữa, đậu phụ,
rau cải, rau dền…Vitamin B1 có nhiều trong vỏ của các hạt ngũ cốc như : vỏ
cám của gạo, lúa mì… nếu ăn gạo xay xát quá kỹ dễ có nguy cơ bị thiếu vitamin
B1. VitaminB1 cịn có nhiều trong đậu đỗ thịt, cá.
Ví dụ : Thực đơn nhà trẻ :
Bữa sáng : Đậu thịt sốt cà chua. Canh cải xanh nấu cá. Sữa bột
Bữa chiều : Trứng kho thịt. Canh cải cúc nấu thịt. Sữa bột
2.Biện pháp2: Thực đơn đa dạng phong phú, nhiều loại thực phẩm theo mùa
và đảm bảo an toàn:
Tất cả các chất dinh dưỡng đều hết sức cần thiết cho cơ thể trẻ ở lứa tuổi
mầm non vì thế trong mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ ta phải kết hợp nhiều loại
thực phẩm. Mỗi loại thực phẩm lại cung cấp một số chất nhất định, cách tốt nhất
để trẻ ăn đủ chất là phải đan xen thêm nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn, có
như vậy thực đơn mới phong phú đa dạng.

Sử dụng nhiều loại rau củ trong bữa ăn của trẻ

9/29


Sử dụng nhiều loại TP cung cấp chất đạm trong bữa ăn của trẻ
Ví dụ: Thực đơn bữa chính sáng: Thịt lợn, thịt gà om nấm. Canh củ thập
cẩm nấu xương. Thực phầm từ cua đồng ngoài nấu canh riêu cua có thể kết hợp
rau mùng tơi, rau đay, mướp, rau dền, rau rút, rau muống, khoai sọ … chất nọ bổ
sung cho chất kia làm cho giátrị dinh dưỡng của ba chất tăng lên rất nhiều. Để
tăng thêm phần hấp dẫn của món ăn trên cùng một loại thực phẩm ta có thể kết
hợp với một số gia vị khác tạo ra nhiều món ăn khác nhau, nên tránh các loại
gia vị cay, nóng.
Ví dụ: Thực đơn gồm : thịt lợn, thịt gà, nấm hương, bí xanh, tơm đồng,
sữa bột, hoa quả …

Ở lứa tuổi mầm non đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cũng vô
cùng quan trọng, vì thế khi chế biến các món ăn cũng phải đặc biệt quan tâm về
khẩu vị và trạng thái của thức ăn . Như mùa hè nóng bức nhu cầu về các món có
nhều nước tăng lên và những món canh chua, canh cua,… trẻ rất thích ăn. Cịn
về mùa đơng thời tiết lạnh ta có thể sử dụng các món hầm, om nhừ ăn nhiều
hơn . Cịn về thực phẩm các loại rau quả ta nên dùng mùa nào thức đó khơng
cần thiết phải sử dụng thực phẩm trái mùa.
Ví dụ:Mùa đơng : ăn rau cải bắp, cải xanh, khoai tây, su hào…
Mùa hè : ăn rau muống, rau ngót, mồng tơi, mướp …Canh chua,
cua riêu …

10/29


Thực phẩm tươi trước khi sơ chế

Quá trình sơ chế thực phẩm

11/29


Quá trình chế biến thực phẩm

12/29


Thành phẩm sau khi chế biến
3. Biện pháp 3: Đảm bảo chế độ tài chính – tăng cường ứng dụng CNTT
trong việc xây dựng thực đơn cho trẻ.
Với mức tiền thu 20.000đ/ ngày/trẻ, để xây dựng được thực đơn đầy đủ

năng lượng và dinh dưỡng lại đảm bảo lượng calo và đạt tỷ lệ các chất địi hỏi
người kế tốn phải tính tốn theo khả năng tài chính hiện có. Để đảm bảo bữa ăn
được phong phú đa dạng thực đơn ngày nào cũng phải có thịt, cá, trứng, canh
rau, hoa quả ta phải biết phối hợp thực phẩm đắt với thực phẩm rẻ; mùa nàothức nấy, mua thực phẩm chính vụ sẽ rẻ hơn. Nguyên tắc này rất quan trọng mà
số tiền chi lại có hạn nhờ có nó mà trong mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ, trẻ vẫn
được ăn đầy đủ các loại thực phẩm rẻ đến các loại thực phẩm đắt và trong bữa
ăn vẫn có cả hoa quả đảm bảo các chất dinh dưỡng.
Với mức ăn 20.000đ/ ngày chia ra cho bữa sáng : 11.500đ bao gồm : cơm,
thức ăn mặn, canh, hoa quả tráng miệng; Bữa chiều 7.500đ bao gồm: bữa phụ :
bún, phở, cháo, sữa chua, sữa bột…Tiền gas: 1.000đ.

13/29


Bảng quyết tốn tiền ăn hàng ngày

Hàng ngày, chúng tơi duy trì cập nhật bảng tài chính cơng khai để phụ
huynh cùng theo dõi. Các khoản chi minh bạch, thực đơn và các khoản thu chi,
quyết tốn rõ ràng. Vì vậy, phụ huynh rất yên tâm với các bữa ăn của trẻ tại
trường. Hơn thế nữa, trưởng ban phụ huynh cũng là thành phần trong chỉ đạo
công tác bán trú, thường xuyên có sự phối hợp kiểm tra cùng nhà trường nên
phụ huynh hồn tồn tin tưởng vào cơng tác quản lý bán trú trong đó có xây
dựng thực đơn hợp lý của nhà trường.
Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên, Ban giám hiệu nhà trường, và để
tăng hiệu quả ứng dụng CNTT trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ, tơi đã sử
dụng phần mềm tính calo cho trẻ mầm non để hỗ trợ công tác xây dựng thực
đơn. Để có số lượng tỉ lệ calo sao cho cân đối, tơi đã sử dụng các tính năng của
phần mềm để tính chính xác tỉ lệ calo mẫu giáo, nhà trẻ, tỉ lệ calo sáng chiều. Từ
đó cơng tác xây dựng thực đơn hiệu quả hơn, nhanh hơn và chính xác các tỉ lệ
calo. Trước đây, khi chưa có ứng dụng phần mềm, việc xây dựng thực đơn

thường mất nhiều thời gian hơn. Mọi kỹ năng tính tốn đều thủ công. Khi muốn
thay đổi loại thực phẩm trong thực đơn, mọi thao tác lại phải cân đối từ đầu, rất
lâu để cân bằng lượng calo được. Chính vì vậy, khi được ứng dụng phần mềm,
công tác xây dựng trở nên linh hoạt hơn. Tơi có thể lựa chọn được rất nhiều loại
thực phẩm có lượng calo phù hợp trong thời gian rất nhanh. Vì vậy việc cân đối,
điều chỉnh theo nhu cầu của trẻ cũng dễ dàng hơn.
14/29


4. Biện pháp 4: Phối kết hợp với các lực lượng khác trong và ngoài nhà
trường:
* Phối hợp với các lực lượng trong nhà trường:
Thực đơn là xây dựng cho trẻ, phục vụ cho hoạt động và nhu cầu ăn uống
của trẻ. Vì thế, ngồi các u cầu theo qui định, tơi đã tham khảo ý kiến của các
đồng chí giáo viên, những người chăm sóc cho trẻ trực tiếp trong các bữa ăn,
xem loại thức ăn nào trẻ thích ăn, dễ ăn, món ăn nào trẻ cịn e ngại, cịn sợ… Từ
đó có sự điều chỉnh trong thực đơn của mình. Khơng những thế, những nhân
viên bếp là những người trực tiếp chế biến món ăn cho trẻ, có nhiều kinh nghiệm
trong việc chế biến, nên tôi cũng trao đổi cụ thể ý tưởng với đồng chí bếp trưởng
cùng thống nhất các món ăn trẻ u thích, đủ dinh dưỡng và thuận lợi cho việc
chế biến. Tiếp theo đó, tôi đã xin ý kiến, trao đổi với Ban giám hiệu và cùng
đồng chí hiệu phó phụ trách cơng tác nuôi dưỡng cùng nghiên cứu và đưa ra dự
kiến được một thực đơn chuẩn cho trẻ.
* Phối hợp với các lực lượng ngồi nhà trường:
Cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ chỉ hiệu quả trọn vẹn khi có sự phối kết
hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Hiểu được ngun lý đó, với cơng tác
xây dựng thực đơn, khơng những tơi có sự kết hợp với các lực lượng trong nhà
trường mà với các lực lượng ngoài nhà trường tôi cũng hết sức chú trọng. Đối
với các nhà cung ứng, tơi cùng các đồng chí trong Ban giám hiệu đã có những
qui ước rất chặt chẽ về chất lượng thực phẩm. Nhưng hàng ngày, khi giao nhận

thực phẩm nếu phát hiện thực phẩm có biểu hiện kém chất lượng, kể cả do vận
chuyển, chúng tôi đều yêu cầu đổi lại để mục đích cuối cùng chúng tơi phải có
thực phẩm đảm bảo nhất để chế biến cho trẻ. Bên cạnh đó, tơi thường xun trao
đổi với bên cung ứng để họ tư vấn về các loại thực phẩm phổ biến, an toàn,
lượng chất phù hợp, giá cả hợp lý… theo yêu cầu tôi đưa ra để tôi đưa vào thực
đơn. Một lực lượng không thể thiếu mà chúng tơi thường phối hợp đó là Ban
phụ huynh trường. Từ đầu năm, trường tơi đã có quyết định về ban chỉ đạo cơng
tác bán trú trong đó đồng chí trưởng ban phụ huynh là một thành viên trong ban
chỉ đạo. Trường tơi ln nhận được quan tâm, nhiệt tình của phụ huynh. Đồng
chí trưởng ban ln có sự quan, tư vấn cho bữa ăn của các conở trường. Khi xây
dựng thực đơn tơi cũng có sự trao đổi để đồng chí trong BPH nắm được, từ đó
có sự góp ý kịp thời.
Theo tơi nghĩ, cơng việc nào cũng cần có sự hợp tác, đồn kết, hỗ trợ mới
thành cơng nên chính vì thế, với qui trình đầy đủ như trên, tơi đã nhận được sự
đồng tình của các lực lượng trong và ngoài nhà trường khi đưa ra thực đơn và
đặc biệt quan trọng nhất là trẻ ăn ngon miệng, hết xuất. Mỗi thực đơn mới đưa ra
khi đã thống nhất với các lực lượng trong trường rồi, tôi vẫn thường xuống các
lớp, thăm giờ ăn thực tế để năm bắt được tình hình ăn uống của trẻ để tiếp tục
hoàn thiện cho phù hợp hơn.

15/29


Giờ ăn chiều tại lớp

Giờ ăn sáng tại lớp

16/29



5. Biện pháp 5: Tuyên truyền với cha mẹ học sinh:
* Thơng qua bảng tun truyền:
Để có sự phối hợp hiệu quả với cha mẹ học sinh trong việc chăm sóc ni
dưỡng trẻ, khơng chỉ cơng khai bảng tài chính, mà cùng với giáo viên tại lớp, tôi
cũng đề xuất với Ban giám hiệu bổ xung các biểu bảng có nội dung tuyên truyền
dinh dưỡng để từ đó phụ huynh sẽ có sự kết hợp tốt hơn: Theo dõi biểu bảng
cùng với sự giải thích, trao đổi của giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ sẽ khiến phụ
huynh dễ dàng hơn trong việc cung cấp dinh dưỡng cho trẻ các bữa ăn ở nhà, sẽ
không trùng lặp và bổ xung được lượng calo còn lại đủ cho nhu cầu của trẻ.

Một số bảng tuyên truyền với phụ huynh

17/29


* Thông qua hội thảo dinh dưỡng:
Trong công tác tuyên truyền chăm sóc giáo dục trẻ, trường MN chúng tơi
thường xuyên duy trì phối hợp với các TT Dinh dưỡng để cung cấp, trao đổi về
kiến thức CSND cho cha mẹ trẻ. Trong những buổi như vậy, tôi đã phối hợp với
TTDD để lồng ghép tuyên truyền nội dung, cách xây dựng thực đơn và lợi ích
của việc cho trẻ ăn uống theo thực đơn cho các bậc phụ huynh để cùng phối hợp
với nhà trường trong việc chăm sóc sức khỏe cho con.

Tuyên truyền
kiến thức CS nuôi dưỡng trẻ thông qua các buổi hội thảo

18/29


* Thông qua các buổi họp phụ huynh:

Với các buổi họp phụ huynh cũng vậy, là điều kiện thích hợp để có thể tun
truyền được đến với đơng đảo phụ huynh nhất. Chính vì vậy, tơi đã trao đổi với
giáo viên các lớp, cung cấp tờ rơi để tuyên truyền với phụ huynh về cơng tác
này. Tơi cịn nhờ các cô giáo trưng cầu ý kiến phụ huynh về các món ăn trẻ ưa
thích để từ đó có cơ sở nghiên cứu các món ăn đưa vào thực đơn của trẻ tại
trường.
Nhờ các biện pháp tuyên truyền như trên mà các phụ huynh cũng như tập
thể CBGVNV luôn nắm được các kiến thức cơ bản trong cơng tác chăm sóc giáo
dục trẻ nói chung và cơng tác xây dựng thực đơn cho trẻ nói riêng để từ đó có sự
phối hợp nhiệt tình trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trường.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1.Kết luận:
Đất nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển, địi hỏi nguồn
nhân lực phải có sức khỏe, thể lực, trí tuệ tốt. Chính vì vậy, việc chăm sóc ni
dưỡng trẻ là trách nhiệm của cả gia đình và nhà trường. Với ý thức nghiêm túc
và sự tận tụy trong nghề nghiệp, tôi đã nghiên cứu để tài này để với mục đích có
một chế độ chăm sóc về dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ trong trường mầm non, góp
phần vào mục tiêu chung của xã hội là nâng cao thể trạng cho trẻ em tuổi mầm
non. Việc xây dựng thực đơn thành công, phù hợp yêu cầu, nguyên tắc và trẻ ăn
ngon miệng đã góp phần tích cực, quan trọng trong việc phát triển thể chất cho
trẻ, làm cho cơng tác chăm sóc ni dưỡng trẻ trong nhà trường đạt hiệu quả
cao, phụ huynh hoàn toàn yên tâm, tin tưởng vào cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ
tại trường.
2. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:
Qua quá trình sử dụng các biện pháp trên để xây dựng thực đơn, tơi đã
hồn thành được hệ thống thực đơn cho trẻ nhà trẻ và mẫu giáo theo mùa, có sự
khác nhau giữa tuần chẵn, lẻ. Khi đưa ra sử dụng trong toàn trường đạt hiệu quả
cao: Trẻ ăn ngon miệng, đảm bảo dinh dưỡng và cân đối lượng calo.
Hơn nữa, thông qua cả quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, cùng với
sự giúp đỡ của BGH nhà trường tôi đã đạt được những kết quả khác đáng ghi

nhận và đóng góp hiệu quả cho cơng tác chăm sóc ni dưỡng nói chung của
nhà trường như: Phối hợp với tổ ni đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm cho
100% các bữa ăn của trẻ. Thực hiện dây chuyền chế biến bữa ăn cho trẻ một
cách nghiêm túc, đúng qui trình. Đảm bảo trong năm học, nhà trường khơng có
trường hợp ngộ độc hay dịch bệnh xảy ra. Ban giám hiệu thường xuyên sâu sát,
thực hiện tốt công tác quản lý, đổi mới trong chỉ đạo các hoạt động nói chung và
cơng tác chăm sóc ni dưỡng nói riêng. Vì thế, năm học 2016 – 2017, số trẻ
suy dinh dưỡng giảm 3% so với đầu năm. Kiểm tra công tác y tế học đường xếp
loại xuất sắc. Kết quả khảo sát số trẻ đạt yêu cầu ở tất cả các lĩnh vực đều đạt
97% trở lên. Tất cả những kết quả trên đã tạo lòng tin và gây ấn tượng cho các
19/29


bậc phụ huynh. Tơi cùng các đồng chí tổ ni…ln được các đồng chí Ban
giám hiệu nhà trường động viên và bản thân cũng tin tưởng rằng: Dù cơng việc
có đôi chút vất vả nhưng niềm vui lớn nhất là khi các con được ăn những món
ăn ngon, hợp khẩu vị và đủ dinh dưỡng. Các con khỏe mạnh và lớn lên mỗi
ngày là niềm hạnh phúc không chỉ riêng cha mẹ trẻ mà cịn là của mỗi cơ ni
hay cô giáo chúng tôi.
Qua thử nghiệm trong thực tế, tôi thấy những biện pháp mà tơi đã làm có
thể áp dụng trong phạm vi rộng rãi hơn trong các bếp ăn của trường mầm non
khác. Tôi hy vọng rằng, những kinh nghiệm nhỏ bé của tơi sẽ đóng góp một
phần trong việc nâng cao chất lượng cơng tác chăm sóc ni dưỡng ngành mầm
non nói chung. Vậy tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các cấp
lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để sáng kiên của tơi được hồn thiện hơn.
Sau đây là thực đơn mùa hè, thực đơn mùa đông mà tôi đã xây dựng,
được sử dụng thường xuyên cho trẻ tại trường mầm non nơi tôi công tác :
THỰC ĐƠN MÙA HÈ CHO TRẺ MẪU GIÁO
Thực đơn mùa hè tuần I+III
Thứ


2

3

4

5

Bữa ăn

Món ăn

Kalo

Bữa chính Cơm
sáng
Thịt lợn, thịt bò om cốt
dừa
Canh cải xanh nấu cá
Chuối tiêu
Bữa phụ Phở gà
chiều
Sữa bột Vita
Bữa chính Cơm
sáng
Trứng, thịt đảo bơng
Canh rau ngót nấu thịt
Sữa bột Vita
Bữa phụ Cháo tơm đậu xanh

chiều
Sữa chua
Bữa chính Cơm
sáng
Thịt lợn, thịt gà om nấm
Canh bầu nấu tôm
Chuối tiêu
Bữa phụ Bún riêu cua
chiều
Sữa bột Vita
Bữa chính Cơm
sáng
Thịt rim tơm
Canh rau muống nấu thịt
Sữa bột Vita
20/29

Tỷ lệ
P:L:G

Canxi

B1

17:22:61

250

0,8


17:21:62

250

0,5

16:20:64

430

0,8

15:23:62

250

0,3

475

275
490

340
470

250
500



Bữa phụ
chiều
Bữa chính
sáng
6

Cháo bị cà rốt
325
Sữa chua
Cơm
560
Thịt, đậu sốt cà chua
Canh mồng tơi, mướp nấu
cua
Dưa hấu
Bữa phụ Bánh sandwich kẹp ruốc
340
chiều
Sữa bột Vita

15:23:62

350

0,5

Tỷ lệ
P:L:G

Canxi


B1

Thực đơn mùa hè tuần II+IV
Thứ

2

3

4

5

Bữa ăn

Món ăn

Kalo

Bữa chính Cơm
sáng
Bầu xào tơm thịt
Canh rau ngót nấu thịt
Chuối tiêu
Bữa phụ Bún bị
chiều
Sữa bột Vita
Bữa chính Cơm
sáng

Thịt cá sốt cà chua
Canh bí xanh nấu
xương
Sữa bột Vita
Bữa phụ Cháo chim bồ câu
chiều
Sữa chua
Bữa chính Cơm
sáng
Thịt lợn, thịt bị hầm hạt
sen
Canh rau dền nấu tôm
Chuối tiêu
Bữa phụ Phở gà
chiều
Sữa bột Vita
Bữa chính Cơm
sáng
Lươn thịt om nấm
Canh cải xanh nấu thịt
Sữa bột Vita
Bữa phụ Cháo gà hành mùi
chiều
Sữa chua
Bữa chính Cơm
sáng
Trứng đúc thịt nấm
21/29

470

15:23:62 250

0,5

16:21:63 250

0,5

16:22:62 410

0,8

14:22:64 250

0,5

280
461

320
454

299
470

350
460


6


Canh mồng tơi, mướp
nấu cua
Dưa hấu
Bữa phụ Bánh sandwich kẹp 335
chiều
ruốc
Sữa bột Vita

15:21:64 250

0,5

THỰC ĐƠN MÙA ĐÔNG CHO TRẺ MẪU GIÁO
Thực đơn tuần I + III
Thứ Bữa ăn

2

3

4

5

Bữa
chính
sáng
Bữa
phụ

chiều
Bữa
chính
sáng
Bữa
phụ
chiều
Bữa
chính
sáng
Bữa
phụ
chiều
Bữa
chính
sáng
Bữa
phụ
chiều

Món ăn

Kalo

Cơm
Thịt rim tôm
Canh cải bắp nấu thịt
Sữa bột Vita
Phở gà
Chuối tiêu


500

Cơm
Trứng đúc thịt nấm
Canh cải cúc nấu thịt
Sữa bột Vita
Xôi gấc
Sữa chua

500

Tỷ lệ
P:L:G

Canxi B1

15:21:64

250

0,
7

15:21:64

280

0,
8


Cơm
520
Thịt lợn, thịt gà om nấm
Canh củ thập cẩm nấu
xương
Sữa bột Vita
Cháo lươn hành răm
240
Nước cam

17:23:60

250

0,
8

Cơm
455
Thịt lợn, thịt bò om cốt
dừa
Canh bí nấu tơm
Sữa bột Vita
Cháo gà hành mùi
350
Sữa chua

16:22:62


370

0,
7

22/29

250

400


6

Bữa
chính
sáng
Bữa
phụ
chiều

Cơm
Thịt, đậu sốt cà chua
Canh cải xanh nấu cá
Sữa bột Vita
Bánh sandwich kẹp ruốc
Sữa bột Vita

640
15:22:63


430

320

0,
4

Thực đơn tuần II + IV
Thứ

Bữa ăn

Món ăn

2

Bữa
chính
sáng

Cơm
Súp lơ xào tơm thịt
Canh cải cúc nấu thịt
Sữa bột Vita
Bún bò
Chuối tiêu
Cơm
Thịt cá sốt cà chua
Canh củ thập cẩm nấu

xương
Sữa bột Vita
Cháo chim bồ câu
Sữa chua
Cơm
Thịt lợn, thịt bị hầm hạt
sen
Canh bí xanh nấu xương
Sữa bột Vita
Cháo tôm đậu xanh
Nước cam
Cơm
Thịt, lươn om nấm
Canh cải bắp nấu thịt
Sữa bột Vita
Xôi thịt kho tàu
Sữa chua
Cơm
Trứng thịt đảo bông
Canh cải bó xơi nấu thịt
Sữa bột Vita
Bánh sandwich kẹp ruốc
Sữa bột Vita

3

4

5


6

Bữa phụ
chiều
Bữa
chính
sáng
Bữa phụ
chiều
Bữa
chính
sáng
Bữa phụ
chiều
Bữa
chính
sáng
Bữa phụ
chiều
Bữa
chính
sáng
Bữa phụ
chiều

23/29

Kalo Tỷ lệ
P:L:G
500


Canxi B1

15:22:63

250

0,
6

15:21:64

250

0,
5

15:22:63

250

0,
5

14:21:65

250

0,
5


14:22:64

305

0,
5

250
480

320
480

250
500

400
500

320


THỰC ĐƠN MÙA HÈ LỨA TUỔI NHÀ TRẺ
Thực đơn mùa hè tuần I + III
Thứ
Bữa ăn
Món ăn
Kalo
Tỷ lệ

Canxi
P:L:G
Bữa chính Cơm
460
sáng
Thịt lợn, thịt bò om cốt
2
dừa
16:21:63 340
Canh cải xanh nấu cá
Chuối tiêu
Bữa chính Cơm
400
chiều
Thịt, đậu sốt cà chua

B1

0,6

Canh bí xanh nấu xương
Sữa bột Vita
3

4

5

6


Bữa chính Cơm
sáng
Trứng, thịt đảo bơng
Canh rau ngót nấu thịt
Sữa bột Vita
Bữa chính Cháo tơm đậu xanh
chiều
Sữa chua
Bữa chính Cơm
sáng
Thịt lợn, thịt gà om nấm
Canh bầu nấu tơm
Chuối tiêu
Bữa chính Bún riêu cua
chiều
Sữa bột Vita
Bữa chính Cơm
sáng
Thịt rim tơm
Canh rau muống nấu
thịt
Sữa bột Vita
Bữa chính Cháo bị cà rốt
chiều
Sữa chua
Bữa chính Cơm
sáng
Thịt, đậu sốt cà chua
Canh mồng tơi, mướp
nấu cua

Dưa hấu
Bữa chính Cơm
chiều
Thịt kho trứng
Canh bầu nấu thịt

24/29

490
17:22:62

250

0,5

16:21:63

390

0,8

15:23:62

250

0,3

16:22:62

380


0,6

330
480

210
500

330
530

340


×