Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Hãy lãnh đạo mình trước khi lãnh đạo người khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.82 KB, 3 trang )

Hãy lãnh đạo mình
trước khi lãnh đạo người khác

Bạn có phải là một nhà lãnh đạo thành công? Theo Jagdish Parikh, một
chuyên gia về lãnh đạo của Trường Kinh doanh Harvard, những nhà lãnh
đạo hiệu quả nhất nhận ra rằng trước tiên họ cần phải học kỹ năng lãnh đạo
chính bản thân mình.
Theo ông, lãnh đạo chính là sự chia sẻ và làm cho mọi việc trở nên dễ dàng,
là một cách sống và tồn tại, là biết cách chấp nhận stress và tự tạo cảm giác
vui vẻ cho mình để vạch ra những mục tiêu và đạt được các mục tiêu đó.
Có hàng trăm cuốn sách và những câu chuyện về các “nhân vật điển hình”
được viết ra để dạy chúng ta làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo. Tuy
nhiên, trên thực tế, khi được yêu cầu nêu tên một nhà lãnh đạo mà mình yêu
mến, nhiều người thường lúng túng và chỉ nêu được một vài cái tên mà thôi.
Theo Jagdish Parikh, khoảng cách giữa những gì học được từ nghệ thuật
lãnh đạo và kinh nghiệm thực tế mà một người có được ở vai trò lãnh đạo đã
tạo khó khăn cho việc xây dựng mẫu hình một nhà lãnh đạo lý tưởng. Những
phẩm chất mà các nhà lãnh đạo điển hình có được và những yếu tố làm cho
họ trở nên nổi bật không phải do bẩm sinh mà có. Thay vào đó, theo Parikh,
đó là những kỹ năng mà các nhà lãnh đạo có thể và nên tự trau dồi cho chính
mình như tự khám phá, hiểu rõ và làm chủ bản thân. Những kỹ năng này có
thể được phát triển từ thực tế.
Parikh nói: “Nếu một người không thể là người lãnh đạo cho chính bản thân
mình nhưng lại lãnh đạo người khác thì đó là một việc làm quá táo bạo. Nếu
anh không biết cách lãnh đạo chính mình, người khác sẽ làm điều đó”.
Trong cuốn sách mang tên Managing Your Self (tạm dịch: Tự làm chủ bản
thân) của mình, Parikh cho rằng một người có thể đạt được khả năng tiềm
tàng của mình, vươn đến vai trò của một nhà lãnh đạo bằng cách thực hiện
nguyên tắc “liên quan độc lập”. Theo đó, anh ta có thể đạt được một mục
tiêu lớn bằng những việc làm đơn giản. Theo Parikh, phương pháp này là
một sự tổng hợp của những ý tưởng Đông và Tây, hiện đại và cổ điển.


Theo Parikh điều quan trọng là con người phải hiểu rõ những khả năng tiềm
ẩn bên trong bản thân để đạt được thành tích tốt nhất. Khi các giám đốc làm
việc căng thẳng, họ có thể đạt được thành tích rất cao nhưng điều này không
kéo dài được lâu. Parikh kết luận: “Nếu một người không cảm thấy vui vẻ,
thoải mái với chính bản thân mình thì họ khó mà tạo ra cho mình động cơ
làm việc được”.
Với Parikh, tạo ra cảm giác vui vẻ, thoải mái cũng là một kỹ năng như
bất kỳ một kỹ năng nào khác trong kinh doanh. Các giám đốc cũng giống
như bất kỳ một người bình thường nào khác và đôi khi họ cũng tự hỏi: “Tôi
là ai? Tôi thật sự muốn làm điều gì?". Có thể điều họ muốn làm và điều họ
phải làm có thể không giống nhau và có thể họ cũng gặp những xung đột
trong cuộc sống cá nhân, xã hội và trong nghề nghiệp. Vì vậy, Parikh cho
rằng, lãnh đạo có nghĩa là chia sẻ và làm cho mọi việc trở nên dễ dàng. Ở
đây là sự chia sẻ thông tin, ý tưởng... Khả năng lãnh đạo không phải là một
phẩm chất, một chiến lược hay chiến thuật. Theo quan niệm của tôi, đó là
một cách sống và tồn tại.
Mỗi ngày, các giám đốc thường phải nỗ lực rất nhiều để tích lũy thêm kiến
thức nhưng thực tế họ chỉ sử dụng phần nhỏ lượng kiến thức mà mình có
được. Bản thân kiến thức không phải là quyền lực hoặc sự khôn ngoan.
Parikh cho biết: “Trong nền giáo dục chính thức, chúng ta chẳng được dạy gì
về cảm xúc nhưng chúng ta luôn tồn tại ở mức độ cảm xúc nào đó. Chúng ta
không thể thay đổi chỉ bằng cách mơ ước. Chúng ta phải khám phá bản thân
mình. Cuộc sống là sự tổng hợp của những trải nghiệm, trí óc và xúc cảm.
Cảm xúc đến rồi đi nhưng với tư cách là những cá nhân, chúng ta không hề
thay đổi”.
Theo Doanh Nhân Sài Gòn Cuối Tuần

×