Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh lớp 8 đầy đủ chi tiết | Sinh học, Lớp 8 - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.31 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

1
<b>Trƣờng THCS Tân Bình </b>


<b>Họ tên: ………Lớp:……… </b>


<b>NỘI DUNG ÔN TẬP HK1 MÔN SINH 8 </b>


<b>NĂM HỌC 2018 – 2019 </b>



<b>Bài 6: PHẢN XẠ </b>



<b>1. Chức năng của nơron: Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. </b>


<b>2. Khái niệm phản xạ:là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của mơi trường thơng qua hệ </b>
thần kinh.


<b>3. Khái niệm cung phản xạ: Là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da..) </b>
qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến ..)


<b>Hình 6.2: Cung phản xạ </b>


<b>5 thành phần cuả 1 cung phản xạ: </b>
- Cơ quan thụ cảm


- Nơron hướng tâm


- Trung ương thần kinh (nơron trung gian)
- Nơron li tâm


- Cơ quan phản ứng.


<i><b>Chú thích hình 6.2 </b></i>



<b>4. Đƣờng đi của xung thần kinh trong cung phản xạ: Xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ </b>
cảm  nơron hướng tâm  trung ương thần kinh nơron li tâm  cơ quan phản ứng.


<b>Bài 8: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƢƠNG </b>


<b>Các </b>
<b>phần </b>
<b>xƣơng </b>


<b>dài </b>


<b>Cấu tạo </b> <b>Chức năng </b>


Đầu
xương


Sụn bọc đầu
xương


Giảm ma sát trong
khớp xương


Mô xương
xốp gồm các
nan xương


- Phân tán lực tác
động



- Tạo các ô chứa tủy
đỏ xương


Thân
xương


Màng xương Giúp xương phát
triển to về bề ngang
Mô xương


cứng


Chịu lực, đảm bảo
vững chắc


Khoang
xương


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2


<b>Bài 12: THỰC HÀNH: </b>



<b>TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƢỜI GÃY XƢƠNG </b>



<b>1. Nguyên nhân dẫn tới gãy xƣơng: do va đập mạnh khi ngã, do tai nạn giao thông hoặc do ẩu </b>
đả


<b>2. Gãy xƣơng liên quan tới lứa tuổi: tuổi càng cao, nguy cơ gãy xương càng tăng do tỉ lệ chất </b>
cốt giao (đảm bảo tính đàn hồi) và chất vơ cơ ( đảm bảo tính cứng rắn) thay đổi theo hướng tăng
dần chất vơ cơ. Tuy vậy trẻ em vẫn có thể bị gãy xương nhất là ở các xương dài như xương tay,


xương chân, xương sườn.


<b>3. Để bảo vệ xƣơng, khi tham gia giao thông cần lƣu ý thực hiện đúng luật giao thông. </b>
<b>4. Gặp ngƣời tai nạn gãy xƣơng, chúng ta không nên nắn lại chỗ xƣơng gãy vì có thể làm </b>
<b>đầu xƣơng gãy đụng chạm vào mạch máu và dây thần kinh và có thể làm rách cơ và da. </b>
<b>5. Gặp ngƣời tai nạn gãy xƣơng cần thực hiện ngay các thao tác sau: </b>


- Đặt nạn nhân nằm yên


- Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau vết thương.


- Tiến hành sơ cứu và băng bó tạm thời rồi chuyển ngay nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
<b>a. Phƣơng pháp sơ cứu: </b>


- Đặt hai nẹp gỗ hay tre vào hai bên chỗ xương gãy, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải
sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương. Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹo và 2 bên chỗ xương gãy.


- Trường hợp chỗ gãy là xương cẳng tay thì chỉ dùng 1 nẹp đỡ lấy cẳng tay
<b>b. Băng bó cố định: </b>


- Sau khi buộc định vị, dùng băng y tế hoặc băng vải băng cho người bị thương. Băng cần quấn
chặt.


+ Với xương cẳng tay băng từ trong ra cổ tay, sau đó làm dây đeo cẳng tay vào cổ


+ Với xương chân thì băng từ cổ chân vào. Nếu chỗ gãy là xương đùi thì phải dùng nẹp dài bằng
chiều dài từ sườn đến gót chân và buộc cố định ở phần thân để đảm bảo cho chân bị gãy cố định
không cử động.


<b>Bài 14: BẠCH CẦU </b>




<b> Bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng 3 cơ chế:(hs quan sát hình và nhận biết, trình bày hoạt động </b>
<b>của các cơ chế đó.) </b>


<b>1. Thực bào:Bạch cầu trung tính, đại </b>
thực bào chui ra khỏi mạch máu tới ổ
viêm hình thành chân giả bắt và nuốt
vi khuẩn  tiêu hóa chúng.


<b>2. Tiết kháng thể để vơ hiệu hóa kháng ngun: Tế bào limpho B tiết ra kháng thể để vơ hiệu </b>
hóa các kháng nguyên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

3


<b>Bài 15: ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU </b>
<b>Các nguyên tắc truyền máu: </b>


<b>1. Các nhóm máu ở ngƣời: </b>


- Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B


- Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là: α (gây kết dính A) và β (gây kết dính B)
<b>- Có 4 nhóm máu: O, A, B, AB </b>


+ Nhóm máu O: hồng cầu khơng có kháng nguyên A và B, huyết tương có kháng thể α và β
+ nhóm máu A: hồng cầu chỉ có kháng nguyên A, huyết tương chỉ có kháng thể β


+ nhóm máu B:hồng cầu chỉ có kháng nguyên B, huyết tương chỉ có kháng thể α


+ nhóm máu AB: hồng cầu có kháng nguyên A và B, huyết tương khơng có kháng thể α và β


<b>Hoàn thành sơ đồ truyền máu: </b>


<b>2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu: </b>


- Máu có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được khơng? Vì sao?
………
………
………
- Máu khơng có kháng ngun A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được khơng? Vì
sao?


………
………
………
- Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, HIV,…) có thể đem truyền cho người
khác khơng? Vì sao?


………
………
→ Cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến (hồng cầu
người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch) và tránh bị nhận máu nhiễm
các tác nhân gây bệnh.


<b>Bài 17: TIM VÀ MẠCH MÁU </b>
<b>Chu kì co dãn của tim: </b>


1. Tim hoạt động theo chu kì, mỗi chu
kì kéo dài 0,8s gồm 3 pha:


- Pha nhĩ co: 0,1s nghỉ 0.7s


- Pha thất co: 0,3s nghỉ 0.5s
- Pha dãn chung: 0,4s


2. Với chu kì tim kéo dài 0,8s thì số
chu kì co dãn tim (nhịp tim) trong 1 phút
là: 60: 0,8=75 (chu kì)


<b>A </b>


<b>A </b>


<b>O</b> <b>O </b>


<b>B </b>


<b>B </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

4


<b>Bài 18: VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH, VỆ SINH TIM MẠCH. </b>
<b>1. Cần bảo vệ hệ tim mạch tránh các tác nhân có hại: </b>


Một số bệnh tim mạch: cao huyết áp, suy tim, xơ vữa động mạch, hở (hẹp) van tim, nhồi máu cơ
<b>tim,… </b>


<i><b>Biện pháp bảo vệ hệ tim mạch tránh các tác nhân có hại: </b></i>


- Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp khơng mong muốn
- Tiêm phịng các bệnh có hại cho tim mạch (như cúm, thương hàn, …)



- Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch (như mỡ động vật, rượu, thuốc lá, hêrôin …)
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm.


<b>2. Cần rèn luyện hệ tim mạch: Cần rèn luyện hệ tim mạch thường xuyên, đều đặn, vừa sức </b>
bằng các hình thức thể dục, thể thao, xoa bóp.


<b>Bài 21: HOẠT ĐỘNG HƠ HẤP </b>
<b>1. Thơng khí ở phổi: </b>


- Sự thơng khí ở phổi: Nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực mà ta
thực hiện được hít vào, thở ra, giúp cho khơng khí trong phổi thường xuyên được đổi mới


+ Khi hít vào: cơ liên sườn co, xương ức, xương sườn chuyển động lên trên, cơ hồnh co→ tăng
thể tích lồng ngực


+ Khi thở ra: cơ liên sườn ngoài và cơ hồnh dãn→ giảm thể tích lồng ngực
+ Khi hít thở gắng sức cịn có sự tham gia của một số cơ khác


- 1 cử động hô hấp :1 lần hít vào, 1 lần thở ra
- Nhịp hô hấp là số cử động hô hấp trong 1 phút


- Dung tích phổi phụ thuộc: tầm vóc, giới tính, tình trạng sức khỏe, sự luyện tập…
<b>2. Trao đổi khí ở phổi và tế bào </b>


- Theo cơ chế khuếch tán khí từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp


+ Trao đổi khí ở phổi: sự khuếch tán của oxi từ khơng khí ở phế nang vào mạch máu, và của CO2
từ máu vào khơng khí phế nang


+ Trao đổi khí ở tế bào: sự khuếch tán của oxi từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu.



<b>Bài 22: VỆ SINH HÔ HẤP </b>
<b>1. Bảo vệ hệ hô hấp khỏi tác nhân có hại: </b>


<i><b>- Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp: Bụi, nitơ oxit, lưu huỳnh oxit, cacbon oxit, các chất độc </b></i>
hại (nicôtin, nitrôzamin...), các vi sinh vật gây bệnh.


<i><b>- Biện pháp bảo vệ hệ hơ hấp:Trồng nhiều cây xanh, đeo khẩu trang chống khói bụi, không hút </b></i>
thuốc lá, không xả rác bừa bãi, nơi ở và làm việc cần thống khí, đủ nắng…


<b>2. Cần luyện tập để có một hệ hơ hấp khỏe mạnh: </b>


- Dung tích sống: là thể tích khơng khí lớn nhất mà một cơ thể có thể hít vào và thở ra.
- Dung tích sống phụ thuộc vào: tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn.


- Dung tích sống lý tưởng khi tổng dung tích phổi là tối đa và lượng khí cặn là tối thiểu.


- Cần tích cực rèn luyện để có 1 hệ hơ hấp khỏe mạnh bằng luyện tập thể dục thể thao phối
hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên, từ bé để có dung tích sống lý tưởng.


<b>Bài 30: VỆ SINH TIÊU HÓA </b>
<b>I. </b> <b>Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa </b>


<i><b>-Vi khuẩn: gây viêm loét dạ dày, tá tràng, làm hỏng lớp men răng, ngà răng… </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

5


<i><b>- Ăn uống không đúng cách (ăn vội, nhai không kĩ, ăn không đúng giờ, tinh thần lúc ăn không </b></i>


vui vẻ, sau khi ăn làm việc ngay…): gây viêm cơ quan tiêu hóa, gây đau dạ dày → làm giảm hiệu


quả tiêu hóa và hấp thụ.


<i><b>- Khẩu phần ăn uống khơng hợp lí (quá nhiều tinh bột, protein, ít chất xơ..): Dạ dày và ruột bị </b></i>


mệt mỏi, xơ gan → gây rối loạn hoặc làm giảm hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ, gây táo bón.


<b>II. </b> <b>Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa đạt </b>
<b>hiệu quả </b>


<i><b>1. Vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ bằng bàn chải </b></i>


mềm và kem đánh răng có chứa canxi và flo; chải răng đúng cách  Làm răng miệng sạch, bảo


<i><b>vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng. </b></i>


<b>2. Ăn uống hợp vệ sinh: Ăn chín, uống sơi; Ăn thức ăn đã được chế biến sạch sẽ; Không ăn </b>
thức ăn ôi thiu, hư hỏng, quá hạn sử dụng;Không để ruồi nhặng đậu vào thức ăn….<i><b>Tránh các </b></i>
<i><b>tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa (gây ngộ độc thực phẩm) </b></i>


<b>3. Ăn uống đúng cách sẽ giúp cho sự tiêu hóa đạt hiệu quả vì: </b>


- Ăn chậm, nhai kĩ  Giúp thức ăn được nghiền nhỏ, dễ thấm dịch tiêu hóa


- Ăn đúng giờ, đúng bữa  giúp sự tiết dịch tiêu hóa thuận lợi, số lượngvà chất lượng dịch


<i><b>tiêu hóa nhiều hơn. </b></i>


- Ăn thức ăn hợp khẩu vị, trong khơng khí vui vẻ và thoải mái  Giúp sự tiết dịch tiêu hóa tốt


<i><b>hơn </b></i>



- Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí  Giúp cho hoạt động tiết dịch tiêu hóa và


<i><b>hoạt động co bóp của dạ dày, ruột được tập trung hơn. </b></i>


<b>CÂU HỎI LIÊN HỆ THỰC TIỄN </b>



<b>1. Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ khi ta chạm tay vào có phải là phản xạ khơng? Vì sao em </b>
biết? Hiện tượng đó có gì khác với phản xạ " rụt tay khi chạm vào vật nóng"?


<b>2. Cấu tạo hình ống, nan xương đầu xương xếp vịng cung có ý nghĩa gì với chức năng nâng đỡ </b>
của xương?


<b>3. Vì sao nói gãy xương liên quan đến lứa tuổi? </b>


<b>4. Gặp người tai nạn gãy xương chúng ta có nên nắn lại chỗ xương gãy khơng? Vì sao? </b>


<b>5. Anh Nam tham gia lao động và không may đã gặp tai nạn và mất rất nhiều máu. Đến bệnh </b>
viện các bác sĩ đã xét nghiệm anh Nam thuộc nhóm máu B. Hiện tại người này cần truyền máu
gấp nhưng ngân hàng máu hết nhóm máu cùng loại.


a. Theo em có thể truyền máu thuộc nhóm máu nào cho anh Nam? Giải thích.


b. Nếu lấy máu thuộc nhóm máu AB truyền cho anh Nam được hay khơng? Giải thích


<b>6. Trong một chuyến đi phượt cùng đồn, khơng may anh H bị ngã xe, H bị thương và mất rất </b>
nhiều máu. H được chuyển đến bệnh viện và cần được truyền máu gấp. Biết H nhóm máu A.
Thấy vậy 3 người bạn của H quyết định làm xét nghiệm máu để cứu H. Kết quả xét nghiệm: Chị
K nhóm máu AB, đủ điều kiện cho máu; anh T nhóm máu A và trong máu phát hiện nhiễm virut
viêm gan B; anh N nhóm máu O, đủ điều kiện cho máu;



a. Theo em trong 3 người bạn trên, người nào nên cho máu để cứu H? Tại sao người đó có thể
cho được?


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

6


<b>7.Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được </b>
7560 lít máu. Thời gian pha dãn chung bằng ½ chu kì tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 pha
co tâm thất. Hỏi:


a) Số nhịp đập trong một phút?


b) Thời gian hoạt động của một chu kì tim?


c) Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn


<b>8. Vì sao luyện tập thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng? </b>
<b>9. Vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hơ hấp? </b>


<b>10. Trồng cây xanh có lợi ích gì trong việc làm sạch bầu khơng khí quanh ta? </b>


<b>11. Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hơ </b>
hấp của cơ thể có thể biến đổi thế nào để đáp ứng nhu cầu đó?


<b>12. Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hơ hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi, bảo vệ </b>
phổi mà khi lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi?


</div>

<!--links-->

×