Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

HÌNH THÀNH NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO TRẺ MẪU GIÁO QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.82 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>HÌNH THÀNH NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO TRẺ MẪU GIÁO </b>


<b>QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN</b>



<b>Hồ Thị Mai Phương* </b>


<i> Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên </i>


TÓM TẮT


Tổ chức hoạt động dạy trẻ làm quen với toán ở trường mầm non nhằm hướng tới hình thành cho
trẻ năng lực hợp tác là yêu cầu cần thiết trong đổi mới giáo dục hiện nay. Vì vậy hoạt động giáo
dục dạy trẻ làm quen với tốn cần phải chú trọng hình thành và nâng cao năng lực hợp tác cho trẻ,
góp phần hình thành ở trẻ khả năng hợp tác ngay từ nhỏ. Việc nghiên cứu về năng lực hợp tác, quy
trình dạy học hợp tác cho trẻ mẫu giáo nhằm đề ra những biện pháp thích hợp để hình thành năng
lực hợp tác cho trẻ mẫu giáo có ý nghĩa quyết định trong việc chuẩn bị cho trẻ những hành trang
cần thiết của cuộc sống; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho nhu cầu phát
triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay.


<i><b>Từ khóa: biện pháp hình thành năng lực hợp tác, dạy học nhóm, trẻ mẫu giáo, biểu tượng tốn</b></i>


ĐẶT VẤN ĐỀ*




Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ
bản trong cấu trúc nhân cách nói chung và là
yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của mỗi
con người. Chất lượng nguồn nhận lực, tri
thức của con người được hình thành và phát
triển thông qua giáo dục. Trong xu thế hội
nhập và phát triển, con người càng không thể


tồn tại và phát triển nếu khơng có sự giao tiếp
và hợp tác để cùng giải quyết nhiệm vụ
chung. Giáo dục theo cách tiếp cận hợp tác là
xu hướng giáo dục đã được nghiên cứu và
ứng dụng ở các bậc học khác nhau tại nhiều
nước trên thế giới.


Theo Fancis Parker, nếu quá trình học tập
được thực hiện trên tinh thần chia sẻ nhóm,
lớp với cả tình cảm và trí tuệ thì việc học sẽ
hạn chế bớt sự nhàm chán; niềm vui lớn nhất
của trẻ là cùng nhau chia sẻ trong tương tác
học tập với tinh thần giúp đỡ lẫn nhau.[6]
Những nghiên cứu của R.Slavin,
D.W.Johnson và R. T. Johnson đã cho thấy
những giá trị thực tiễn to lớn về kết quả kiến
thức, kĩ năng học tập cũng như những giá trị
nhân văn mà giáo dục theo phương pháp học
hợp tác mang lại và đã được chứng minh ngày
càng sâu sắc. Ph.Mayo cho rằng “Con đường
tốt nhất để sống cịn đó là học chung sống với
người khác, học nghe điều người khác
nói”.[6] Thực tế áp dụng ở nhiều nước trên



*<sub> Tel: 0919 154847, Email: </sub>


thế giới đã cho thấy hiệu quả nhiều mặt của
việc giáo dục theo cách tiếp cận này. Tổ chức
các hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động


làm quen với tốn nói riêng cho trẻ ở trường
mầm non nhằm hướng tới hình thành cho trẻ
năng lực hợp tác ngay từ sớm là hoàn toàn
phù hợp với sự đổi mới giáo dục một cách
căn bản và toàn diện và xu thế phát triển của
xã hội hiện nay.


HÌNH THÀNH NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO
TRẺ MẪU GIÁO QUA HOẠT ĐỘNG LÀM
QUEN VỚI TOÁN


<b>Năng lực hợp tác </b>


- Khái niệm hợp tác: Đối với trẻ mầm non,
hợp tác là sự chung sức trong đó các trẻ hỗ
trợ, giúp đỡ lẫn nhau nhằm đạt mục tiêu
chung. [1]


- Năng lực hợp tác: Năng lực hợp tác của trẻ
mầm non là một dạng năng lực, cho phép cá
nhân trẻ kết hợp một cách linh hoạt và có tổ
chức giữa những tri thức và kỹ năng cần thiết
cho sự hợp tác nhằm thực hiện hiệu quả yêu
cầu của hoạt động hợp tác trong những hoạt
động cụ thể. Trong đó mỗi trẻ thể hiện sự tích
cực, tự giác, sự tương tác và có trách nhiệm
nhằm giải quyết có hiệu quả hoạt động hợp
tác. [1]


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

của dạy và học hợp tác, hình thức điển hình là


tổ chức được các hoạt động giáo dục theo
nhóm hợp tác, trẻ được chơi, được làm việc
cùng nhau trong nhóm nhỏ để hoàn thành
nhiệm vụ.


<b>Hoạt động làm quen với toán </b>


Là hoạt động tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ tham
gia một cách tích cực. Các biểu tượng toán là
nội dung quan trọng có tính logic. Việc tiếp
cận hoạt động nhận biết các biểu tượng tốn
địi hỏi trẻ phải có sự chung sức hợp tác với
bạn học, với thầy cơ hoặc người khác để cùng
hồn thành nhiệm vụ nhận thức thông qua các
hoạt động học mà chơi chơi mà học. Các hoạt
động làm quen với tốn có thể xem là phương
tiện giúp trẻ hình thành năng lực hợp tác
trong giải quyết những tình huống của cuộc
sống hiện tại và trong tương lai. Trong quá
trình trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với
toán, trẻ thường xuyên phải phối hợp với bạn
để hoàn thành nhiệm vụ nhận thức chung.
Những tình huống đó tạo ra mơi trường để trẻ
có cơ hội hình thành và phát triển năng lực
hợp tác. Vì vậy, việc quan tâm và đặt vấn đề
hình thành năng lực hợp tác cho trẻ là một
nhiệm vụ giáo dục cần được tiến hành ở
trường mầm non.


<b>Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tổ </b>


<b>chức hoạt động làm quen với tốn nhằm </b>
<b>hình thành năng lực hợp tác cho trẻ mẫu </b>
<b>giáo ở trường mầm non </b>


<i><b>Năng lực của giáo viên </b></i>


Giáo viên có vai trị rất quan trọng trong việc
lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo
dục cho trẻ. Trong đó, hiểu biết của giáo viên
về cách tiếp cận hợp tác trong giáo dục mầm
non là điều kiện tiên quyết. Sự nhạy cảm
trong cảm nhận về mỗi đứa trẻ để có những
tác động phù hợp, sự hiểu biết về nội dung,
phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với
toán, cùng với sự tâm huyết trong công việc
của giáo viên sẽ giúp hoạt động giáo dục trẻ
<b>có khả năng thành công cao hơn. </b>


<i>Điều kiện về cơ sở vật chất </i>


Để đảm bảo cho trẻ hoạt động điều kiện cơ sở
vật chất là khâu căn bản giúp hoạt động học
tập của trẻ đạt kết quả.


- Môi trường vật chất:


+ Bố trí khơng gian đủ rộng để tổ chức cho
các nhóm hoạt động, các nhóm có vị trí đủ xa
để khơng làm ảnh hưởng đến nhau; Bàn ghế
phải phù hợp để nhóm ngồi quây vào với


nhau cùng làm việc.


+ Các điều kiện về ánh sáng, khơng khí, nhiệt
độ cần được đảm bảo để không ảnh hưởng tới
sức khỏe và chất lượng làm việc của trẻ.
- Các đồ dùng, đồ chơi dành cho trẻ:


+ Nội dung: các nguyên vật liệu dành cho trẻ
sử dụng phải là các hình ảnh minh họa, các
bảng kí hiệu hoặc băng hình, các nguyên vật
liệu đồ dùng trực quan vật thật vì trẻ chưa biết
đọc chữ. Những nguyên liệu này cần trình bày
bắt mắt và phù hợp với khả năng nhận thức
của trẻ; phù hợp với hoạt động đặc trưng
trong giáo dục biểu tượng toán cho trẻ.


+ Số lượng: Nên đa dạng về chủng loại để trẻ
có thể tham khảo, nhưng số lượng của mỗi
loại không nhất thiết phải đủ cho từng thành
viên trong nhóm để các cháu có thể chia sẻ
cho nhau.


+ Hình thức, kích thước: Các đồ dùng cho trẻ
phải đẹp mắt; chất liệu và cấu tạo, tính năng
sử dụng phải đảm bảo an toàn cho trẻ, kích
thước phù hợp với khả năng thao tác của trẻ;
các đồ dùng đồ chơi phải chứa đựng những
đặc điểm riêng trong hoạt động dạy trẻ làm
quen với toán.



- Các nguyên vật liệu của giáo viên: Tùy loại
hoạt động định tổ chức cho trẻ, giáo viên có
sự chuẩn bị các nguyên vật liệu cho mình:
+ Đồ dùng trực quan để hỗ trợ thêm cho việc
giảng giải, truyền thông tin cho trẻ phải chú ý
về kích thước, tính chân thực, tính thẩm mĩ, tính
an tồn, tính giáo dục, vị trí đặt để trẻ tri giác.


Tất cả các điều kiện về môi trường vật chất
cần được chuẩn bị sẵn sàng trước khi cho trẻ
vào hoạt động.


<i>Điều kiện về mơi trường tâm lí: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

lớp. Mơi trường tâm lí là yếu tố rất quan
trọng, nó chi phối và ảnh hưởng tới các hoạt
động của con người đặc biệt là với trẻ nhỏ, sự
tin tưởng, thoải mái, an toàn là những điều
kiện giúp trẻ vui vẻ và tích cực tham gia các
hoạt động.


MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ HÌNH THÀNH
NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO TRẺ MẪU
GIÁO QUA DẠY TRẺ BIỂU TƯỢNG
TOÁN HỌC SƠ ĐẲNG


Năng lực của trẻ mẫu giáo được hình thành
trên cơ sở kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm
của trẻ, vì vậy để hình thành năng lực hợp tác
cho trẻ mẫu giáo trong dạy học biểu tượng


tốn cho trẻ theo chúng tơi cần tiến hành một
số biện pháp sau:


<b>Rèn cho trẻ kỹ năng hoạt động cá nhân và </b>
<b>hợp tác trong quá trình hoạt động, hỗ trợ </b>
<b>lẫn nhau giữa các trẻ trong nhóm cùng </b>
<b>thực hiện nhiệm vụ chung </b>


* Mục đích: Trẻ học cách chơi và làm việc
cùng nhau, hiểu bạn và biết phối hợp với bạn
trong vui chơi trong hoạt động học tập.
* Cách tiến hành: Với vai trò của mình, trong
quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ làm
quen với toán, giáo viên phải là người tổ
chức, tạo khơng khí nhẹ nhàng, gần gũi, an
toàn cho trẻ chơi và làm việc cùng nhau; cho
trẻ được hoạt động trong nhóm bạn, hướng
dẫn trẻ cùng trao đổi, bàn bạc để cùng nhau
thực hiện nhiệm vụ chung; qua đó giúp trẻ rèn
luyện các kỹ năng cần thiết để hình thành và
phát triển năng lực hợp tác.


* Điều kiện thực hiện: Tạo ra các nhiệm vụ,
các trò chơi toán học để trẻ được chơi và
được hoạt động trong nhóm nhỏ, giáo viên
cần nhận xét kịp thời để nâng cao ở trẻ tinh
thần trách nhiệm cũng như thái độ làm việc
nhóm của trẻ.


<b>Tạo ra các hoạt động cụ thể để trẻ có cơ </b>


<b>hội hoạt động hợp tác. </b>


* Mục đích: Tạo động cơ tự nhiên để thúc đẩy
trẻ trao đổi hợp tác với nhau; hình thành và
rèn luyện các kỹ năng hợp tác cần thiết cho
trẻ như: cùng nhau thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ
bạn trong hoạt động, phối hợp cùng làm
<i>việc,... </i>


* Cách tiến hành: Giáo viên tận dụng cơ hội
trong tổ chức các trò chơi để tạo ra các nhiệm
vụ có nội dung trẻ phải cùng chơi, cùng làm
cho từng nhóm trẻ, đó là mơi trường, là điều
kiện tốt nhất để trẻ hình thành năng lực hợp
tác trong quá trình học tập. Giáo viên xác
định nội dung và xác định nhiệm vụ cụ thể,
chi tiết cho từng hoạt động và lập kế hoạch
thực hiện nó. Trong từng hoạt động học tốn
ln chứa đựng cơ hội cho trẻ được hợp tác.
* Điều kiện thực hiện: Quá trình tham gia các
hoạt động mỗi trẻ ngoài thực hiện nhiệm vụ
cụ thể được giao, còn phải cùng nhau trao đổi,
cùng phối hợp nhằm thực hiện nhiệm vụ
chung của cả đội, cả nhóm. Do đó để thực
hiện tốt nhiệm vụ chung, mỗi trẻ không chỉ
thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, mà còn
phải quan tâm, giúp đỡ chia sẻ với các bạn
trong đội, trong nhóm, tức là phải hợp tác
chặt chẽ với các thành viên khác trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ học tập. Vì vậy, giáo


viên đặt ra các nhiệm vụ cho trẻ một cách hợp
lý, có ý nghĩa đối với trẻ; cần nghiên cứu kỹ
về biểu tượng toán để xây dựng, lựa chọn nội
dung, tình huống, nhiệm vụ cho trẻ hợp tác.


<b>Hướng dẫn trẻ biết cách hợp tác qua hoạt </b>
<b>động nhóm. </b>


* Mục đích: Dạy cho trẻ biết hợp tác thông
qua hoạt động một cách tích cực và hứng thú;
qua trao đổi, và giải quyết nhiệm vụ.


* Cách tiến hành: Trong sự hợp tác địi hỏi
mỗi trẻ phải hoạt động tích cực và nhóm hoạt
động hợp tác là mơi trường để rèn luyện năng
lực hợp tác cho trẻ. Việc hướng dẫn trực tiếp
cho trẻ hợp tác phải xác định được những kỹ
năng hợp tác nào cần hình thành ở trẻ để có
thể định hướng vào mục đích, nhiệm vụ cần
thực hiện. Giáo viên cần tạo vấn đề để dạy trẻ
hợp tác với nhau; dạy trẻ biết lắng nghe mọi
người, cùng trẻ đưa ra các biện pháp và lựa
chọn biện pháp hữu hiệu nhất. Đi đôi với việc
hướng dẫn cho trẻ giáo viên cũng cần tận
dụng cơ hội để làm mẫu về sự hợp tác nhằm
giúp trẻ hiểu và làm theo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

đó trẻ được cùng nhau trải nghiệm. Trong đó
giáo viên cần thành lập nhóm và giao nhiệm
vụ học tập cho các nhóm giải quyết; nhóm


học tập là nơi diễn ra các quan hệ trao đổi,
hợp tác, tranh luận giữa cô giáo với trẻ; giữa
trẻ với trẻ, vì vậy nó là cơ hội để hình thành
năng lực hợp tác cho trẻ.


* Điều kiện thực hiện: Phải xác định được các
yếu tố hợp tác cần hình thành ở trẻ. Giáo viên
dẫn dắt trẻ thực hiện các hoạt động, phân tích
để đi đến sự phối hợp cùng bạn trong giải
quyết nhiệm vụ nhận thức.


QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY TRẺ LÀM
QUEN VỚI TỐN NHẰM HÌNH THÀNH
NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO TRẺ MẪU GIÁO


<b>Chuẩn bị của giáo viên: </b>


Lựa chọn nội dung bài học tổ chức theo mơ
hình cho trẻ học hợp tác.


- Xác định quy mơ của nhóm hợp tác:


Với trẻ mầm non, để trẻ hợp tác tốt trong nhóm
của mình thì số lượng thành viên trong nhóm
khơng nên q nhiều, chỉ từ 3 - 5 trẻ, thành viên
của nhóm nên có khả năng đồng đều.


- Xác định mục tiêu của hoạt động nhóm:
Giáo viên cần phải xác định những mục tiêu
mà hoạt động cần đạt được như: mỗi nhóm


phải đạt được kết quả gì; mỗi thành viên trong
nhóm phải thu được gì về mặt kiến thức, kĩ
năng, tinh thần, thái độ với việc hoạt động
theo nhóm của trẻ.


- Chuẩn bị các nguyên vật liệu, đồ dùng dạy
học: Những đồ dùng gì, số lượng bao nhiêu,
đặt ở đâu. Cần cung cấp đồ dùng đa dạng cho
mỗi nhóm để trẻ có thể lựa chọn. Với trẻ nhỏ,
nên chia nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi về
nhóm cho trẻ.


- Tiến trình triển khai: Thể hiện rõ cách dẫn
dắt lôi cuốn sự tập trung chú ý của trẻ; nội
dung hoạt động của nhóm; những việc giáo
viên phải làm để giúp trẻ nắm được nhiệm vụ,
hỗ trợ trẻ phân chia cơng việc trong nhóm,
giám sát quá trình thực hiện của các nhóm,
lường trước những tình huống có thể xảy ra;
chú ý tới việc rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ.


<b>Các bước tiến hành: </b>


<i>Làm việc chung với cả lớp </i>


Giáo viên nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ
nhận thức; thành lập nhóm, giao nhiệm vụ và
hướng dẫn trẻ hoạt động theo nhóm.


+ Khi trình bày mục tiêu học tập phải làm cho


trẻ hiểu đó là mục tiêu của cả nhóm, khơng
hướng vào một cá nhân nào.


+ Kiểm tra lại để đảm bảo các thành viên
trong nhóm nắm được mục tiêu, để trẻ nêu lên
những thắc mắc hoặc mong muốn về việc sẽ
thực hiện.


<i>Làm việc theo nhóm </i>


Cử một trẻ làm nhóm trưởng và phân công
nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm và điều
khiển các thành viên của nhóm thực hiện
nhiệm vụ được giao.


- Phân cơng trong nhóm, từng cá nhân làm
việc độc lập.


- Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm.
- Cử đại diện hoặc phân cơng cá nhân chịu trách
nhiệm trình bày kết quả làm việc của nhóm.


<i>Giáo viên theo dõi sự phân cơng trong nhóm </i>


để đảm bảo cơng bằng và chính xác. Giáo
viên phải gợi ý cho trẻ biết để đạt đến mục
tiêu cần phải xác định đúng và thực hiện
những nhiệm vụ thành phần, sau khi xác định
được trẻ mới phân chia các nhiệm vụ thành
phần này cho từng người trong nhóm.



Tổ chức cho trẻ cùng hoạt động để hoàn thành
nhiệm vụ chung của cả nhóm. Giáo viên quan
sát theo dõi các nhóm trẻ hoạt động và giúp đỡ
khi nhóm gặp khó khăn, nhằm giúp các nhóm
hoàn thành nhiệm vụ được giao.


<b>Thảo luận tổng kết trước toàn lớp </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

động của nhóm mình (đạt hay chưa đạt, vì
sao, cần phát huy cái gì và khắc phục cái gì).
Cơ giáo phải là người kết lại và khen ngợi
động viên tất cả các cháu. Đánh giá hoạt động
của nhóm về tinh thần, thái độ tham gia, các
kĩ năng xã hội; Khen ngợi nhóm dựa trên sự
tiến bộ và thành tựu của nhóm. Sau khi kết
thúc hoạt động các sản phẩm chung của nhóm
là hiện vật nên được trưng bày ở những vị trí
dễ thấy trong lớp và thỉnh thoảng giáo viên
vẫn nhắc đến các thành quả này để trẻ thấy tự
hào và vui sướng. Giáo viên khen ngợi trẻ với
phụ huynh về việc trẻ đã biết hợp tác tốt với
các bạn trong nhóm để hồn thành nhiệm vụ
như thế nào, đây chính là cách tạo hứng thú
cho trẻ trong những lần hoạt động tiếp theo.
Việc khen trẻ của giáo viên cũng là sự gợi ý
để phụ huynh quan tâm tới vấn đề này và giáo
viên có thể thể cung cấp cho phụ huynh một
số cách rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ tại nhà.
Chẳng hạn khi tổ chức cho các nhóm trẻ chơi


“bé làm kiến trúc sư” các đội phải thi đua
nhau chọn các hình, các khối để xếp thành
những ngôi nhà; sau thời gian chơi đội nào
xếp được nhiều ngơi nhà hơn thì đội đó dành
thắng lợi. Như vậy để thực hiện nhiệm vụ
chơi giáo viên lập kế hoạch cụ thể cho các
nhóm trẻ, các trẻ trong nhóm phải phân cơng
và thi đua cùng nhau để hồn thành nhiệm vụ
của cả nhóm.


KẾT LUẬN


Hình thành năng lực hợp tác cho trẻ mẫu giáo
qua hình thành biểu tượng tốn sơ đẳng được
xem là nhiệm vụ quan trọng trong việc chuẩn
bị cho những công dân tương lai của xã hội
những kỹ năng cần thiết trong xu hướng hội
nhập và toàn cầu hóa hiện nay. Bởi vậy, việc
tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm
non đặc biệt là giáo dục biểu tượng toán theo


cách tiếp cận hợp tác mang đến những giá trị
về nhiều mặt, nó giúp trẻ mau chóng trưởng
thành và hịa nhập tốt hơn với môi trường
xung quanh. Hiện nay, nhiều giáo viên mầm
non còn chưa biết cách tổ chức các hoạt động
giáo dục theo cách tiếp cận này, nhưng hi
vọng rằng bài viết này sẽ là những gợi ý bước
đầu để tạo ra những thay đổi nhất định trong
giáo dục biểu tượng toán cho trẻ hướng tới


hình thành ở trẻ khả năng hợp tác. Bởi có
năng lực hợp tác sẽ giúp mỗi người tự điều
chỉnh được hành vi của bản thân, sẵn sàng
hợp tác với người khác để thực hiện các
nhiệm vụ trong công việc và trong cuộc sống
hàng ngày. Vì vậy trong hoạt động giáo dục
trẻ mẫu giáo nói chung, giáo dục trẻ làm quen
với tốn nói riêng cần phải chú trọng hình
thành và nâng cao năng lực hợp tác cho trẻ,
góp phần hình thành ở trẻ khả năng hợp tác
ngay từ nhỏ, nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển của
đất nước trong giai đoạn hiện nay.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Hữu Châu (2005), “Dạy học hợp tác”,
<i>Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 114. </i>


<i>2. Đỗ Thị Minh Liên (2012), Phương pháp hình </i>
<i>thành biểu tượng tốn sơ đẳng cho trẻ mầm non, </i>
Nxb Đại học sư phạm.


<i>3. Nguyễn Thị Hòa (2015), Giáo dục học mầm </i>
<i>non, Nxb Đại học sư phạm. </i>


4. Lê Xuân Hồng, Lê Thị Khang, Hồ Lai Châu,
<i>Hoàng Mai (2000), Phát triển những kĩ năng cần </i>
<i>thiết cho trẻ mầm non, Nxb Giáo dục. </i>



5. Nguyễn Thành Kỉnh (2009), “Từ phương pháp
dạy học truyền thống đến phương pháp sư phạm
<i>tương tác”, Tạp chí Giáo dục, 206/2009. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

SUMMARY


<b>FORMING THE CAPACITY OF COOPERATION FOR PRESCHOOL </b>
<b>CHILDREN THROUGH FAMILIAR ACTIVITIES WITH MATHS </b>


<b>Ho Thi Mai Phuong*</b>


<i>University of Education - TNU </i>


Teaching the children to become familiar with mathematics in kindergartens in order to develop
the children's capacity for cooperation is a necessary requirement in the current educational
reform. Therefore, the educational activities of teaching children to become familiar with
mathematics need to focus on developing and enhancing cooperation capacity for children, thus
contributing to the formation of children's ability to cooperate right from the young. The research
on collaborative capacity, co-teaching process for preschool children, to devise appropriate
measures to develop co-operation capacity for preschool children is critical in preparing children
for the necessity of life; It contributes to improve the quality of human resources training for the
country's development needs in the present period.


<i><b>Keywords: Measures to form cooperative capacity, group teaching, kindergarten, math symbol </b></i>


<i><b>Ngày nhận bài: 17/8/2018; Ngày phản biện: 14/9/2018; Ngày duyệt đăng: 12/10/2018 </b></i>



*



</div>

<!--links-->

×